Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2023-2024

I. ESTE - LIPIT
Câu 1 : Hợp chất nào sau đây là este?
A. CH3COOH. B. CH3CHO. C. CH3COOCH3. D. CH3COCH3.
Câu 2. Chất nào dưới đây không phải là este ?
A. CH3COOCH3 B. HCOOCH3. C. HCOOC6H5. D. CH3COOH.
Câu 3: Số este có cùng công thức phân tử C3H6O2 là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 4: Đun nóng mỡ lợn với dung dịch NaOH luôn thu được
A. C3H5(OH)3. B. C17H33COONa. C. C17H31COOH. D. C17H35COOH.
Câu 5: Đun nóng dầu dừa với dung dịch NaOH luôn thu được
A. Stearic. B. Stearin. C. Glixerol. D. Panmitic.
Câu 6: Este A phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra CH3COONa và C2H5OH. A có công thức là
A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOCH3.
Câu 7: Cho CH3COOCH3 vào dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm là
A. CH3COONa và CH3COOH. B. CH3COONa và CH3OH.
C. CH3COOH và CH3ONa. D. CH3OH và CH3COOH.
Câu 8: Stearin là chất béo no, ở trạng thái rắn. Công thức hóa học của stearin là
A. (C17H33COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C17H31COO)3C3H5.
Câu 9: Trilinolein là chất béo không no, ở trạng thái lỏng. Công thức hóa học của trilinolein là
A. (C17H33COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C17H31COO)3C3H5.
Câu 10: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E chứa hai triglixerit X và Y trong dung dịch NaOH (đun nóng, vừa đủ), thu được
3 muối C15H31COONa, C17H33COONa, C17H35COONa với tỉ lệ mol tương ứng 2,5 : 1,75 : 1 và 6,44 gam glixerol. Mặt
khác đốt cháy hoàn toàn 47,488 gam E cần vừa đủ a mol khí O2. Giá trị của a là
A. 4,254. B. 4,296. C. 4,100. D. 5,370.

II. CACBOHIDRAT
Câu 1: Glucozơ có tính oxi hóa khi phản ứng với
A. dung dịch Br2. B. H2 (Ni, to). C. Dung dịch AgNO3/NH3. D. Cu(OH)2.
Câu 2: Glucozơ (C6H12O6) phản ứng được với chất nào tạo thành dung dịch có màu xanh thẫm?
A. Cu(OH)2. B. AgNO3/NH3 (to). C. O2 (to). D. H2 (to, Ni).
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ ( M= 342) trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ
dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 4,32 gam. B. 21,60 gam. C. 43,20 gam. D. 2,16 gam.
Câu 4: Chất nào sau đây có nhiều trong bông nõn?
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ.
Câu 5: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
A. [C6H7O3(OH)3]n. B. [C6H5O2(OH)3]n. C. [C6H8O2(OH)3]n. D. [C6H7O2(OH)3]n.
Câu 6: Y là một polisaccarit có trong thành phần của tinh bột và có cấu trúc mạch phân nhánh. Gạo nếp sở dĩ dẻo hơn và
dính hơn gạo tẻ vì thành phần chứa nhiều Y hơn. Tên gọi của Y là
A. Amilozơ. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Amilopectin.
Câu 7: Chất X ở dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị và không tan trong nước. Thủy phân hoàn toàn chất X, thu được
chất Y. Chất Y có nhiều trong quả nho chín nên được gọi là đường nho. Tên gọi của X và Y lần lượt là
A. Tinh bột và glucozơ. B. Xenlulozơ và glucozơ. C. Saccarozơ và fructozơ. D. Xenlulozơ và fructozơ.
Câu 8: Chất X là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ nhỏ và người ốm. Trong công nghiệp,
X được điều chế bằng cách thủy phân chất Y. Chất Y là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. Tên gọi của X,
Y lần lượt là
A. Glucozơ và xenlulozơ. B. Saccarozơ và tinh bột. C. Glucozơ và saccarozơ. D. Fructozơ và glucozơ.

III. AMIN – AMINOAXIT – PROTEIN


Câu 1: Ety lamin có công thức cấu tạo thu gọn là
A. CH3NH2 B. CH3CH2NH2 C. CH3NHCH3 D. CH3NHCH2CH3
Câu 2: Đi metyl amin có công thức cấu tạo thu gọn là
A. CH3NH2 B. CH3CH2NH2 C. CH3NHCH3 D. CH3NHCH2CH3
Câu 3: Amino axit là quỳ tím chuyển sau màu xanh là
A. Gly B. Ala C. Val D. Lys
Câu 4: Amino axit là quỳ tím chuyển sang màu hồng là
A. Gly B. Ala C. Val D. Glu
Câu 5: X là một α–amino axit no chỉ chứa 1 nhóm –NH 2 và 1 nhóm –COOH. Cho 15,1 gam X tác dụng với HCl dư thu
được 18,75 gam muối. Công thức cấu tạo của X là
A. H2N-CH2-COOH. B. CH3-CH(NH2)-COOH.
C. C6H5-CH(NH2)-COOH. D. C3H7-CH(NH2)-COOH.
Câu 6: Chất nào dưới đây tạo phức màu tím với Cu(OH)2?
A. Metylamin. B. Anilin. C. Ala-Gly-Val. D. Gly-Val.
Câu 7: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. dung dịch NaCl. B. dung dịch HCl.
C. Cu(OH)2 D. dung dịch NaOH.
Câu 8: Số công thức cấu tạo của đipeptit X là đồng phân của nhau, mạch hở tạo từ 1 gốc Ala và 1 gốc Gly là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 9 : Số công thức cấu tạo của đipeptit X tối đa, mạch hở tạo bởi Ala và Gly là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 10: Câu nào sau đây không đúng:
A. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
B. Phân tử các protein gồm các mạch dài polipeptit tạo nên.
C. Protein rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng.
D. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím xanh.
Câu 11: Khi nấu bún riêu hoặc canh cua đồng rau đay, ta nhìn thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do
A. Protein không tan trong nước.
B. Phản ứng thủy phân tạo các amino axit không tan trong nước.
C. Phản ứng thủy phân tạo các lipit không tan.
D. Khi đun nóng, protein đông tụ và tách ra khỏi dung dịch.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Protein là cơ sở tạo nên sự sống.
B. Protein đơn giản là những chất có tối đa 10 liên kết peptit.
C. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim.
D. Protein có phản ứng màu biure.

III. POLIME – VẬT LIỆU POLIME


Câu 1. Chất nào sau đây trùng hợp tạo PVC?
A. CH2=CHCl. B. CH2=CH2. C. CHCl=CHCl. D. CH≡CH.
Câu 2. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ capron. B. Tơ nitron. C. Tơ tằm. D. Tơ visco.
Câu 3: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. B. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.
C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. D. H2N-(CH2)5-COOH.
Câu 4: Tơ lapsan ( poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. B. HOOC-C6H4-COOH và HO-(CH2)2-OH.
C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. D. H2N-(CH2)5-COOH.
Câu 5. Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2 =CHCOOCH3. C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2.
Câu 6. Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?
A. Trùng hợp metyl metacrylat.
B. Trùng hợp vinyl xianua.
C. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.
D. Trùng ngưng axit ε-aminocaproic.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.
B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
D. Tơ nilon–6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
Câu 8. Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH  X1 + X2 + H2O (b) X1 + H2SO4  X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4  nilon-6,6 + 2nH2O (d) 2X2 + X3  X5 + 2H2O
Phân tử khối của X5 là
A. 202. B. 174. C. 198. D. 216.
Câu 9. Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH 
 X1 + 2X2 (b) X1 + H2SO4 
 X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4  nilon-6,6 + 2nH2O (d) X2 + X3 
 X5 + H2O
Phân tử khối của X5 là
A. 174. B. 160. C. 202. D. 198.
Câu 10. Clo hoá PVC thu được một polime chứa 66,77% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt
xích trong mạch PVC. Giá trị của k là:
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

IV. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

Câu 1. Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?
A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn và có ánh kim.
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.
D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.
Câu 2: Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử vì
A. Nguyên tử kim loại có bán kính tương đối lớn, điện tích hạt nhân lớn, số e hóa trị ít
B. Nguyên tử kim loại có bán kính tương đối lớn, điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với phi kim, số e hóa trị ít
C. Kim loại có tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.
D. Lực hút giữa hạt nhân với các electron hóa trị lớn
Câu 3: Các tính chất vật lí chung của kim loại gây ra do
A. các electron tự do trong mạng tinh thể. B. các ion kim loại.
C. các electron hóa trị. D. Các kim loại đều là chất rắn.
Câu 4. Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất ?
A. Cu. B. Ag. C. Au. D. Al.
Câu 5. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ?
A. Cr. B. Ag. C. W. D. Fe.
Câu 6. Nguyên tố Al có Z = 13, vị trí của Al trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 2, nhóm VIB B. Chu kì 3, nhóm IIIA
C. Chu kì 2, nhóm IIA D. Chu kì 3, nhóm IIB
Câu 7. Nguyên tố Al có Z = 19, vị trí của K trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 4, nhóm IVB B. Chu kì 3, nhóm IIIA
C. Chu kì 2, nhóm IIA D. Chu kì 4, nhóm IA
Câu 8. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là
A. Na, Fe, K. B. Na, Cr, K. C. Na, Ba, K. D. Be, Na, Ca.
Câu 9. Dãy gồm các kim loại đều không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là
A. Na, Fe, K. B. Na, Cr, K. C. Na, Ba, K. D. Be, Mg, Fe.
Câu 10. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro là
A. Na, Fe, Al. B. Au, Cr, Fe. C. Na, Ba, Cu. D. Ag, Na, Ca.
Câu 11. Dãy gồm các kim loại đều không phản ứng với HNO3 đặc nguội là
A. Cr, Fe, Al. B. Au, Cr, Fe. C. Na, Ba, Fe. D. Ag, Cr, Ca.
Câu 12. Dãy gồm các kim loại đều không phản ứng với H2SO4 đặc nguội là
A. Cr, Fe, Al. B. Au, Cr, Fe. C. Na, Ba, Fe. D. Ag, Cr, Ca.
Câu 13. Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Cu?
A. HCl. B. HNO3 loãng. C. H2SO4 loãng. D. KOH.
Câu 14: Kim loại nào không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Zn. B. Fe. C. Al. D. Ag.
Câu 15: Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl?
A. Al. B. Ag. C. Zn. D. Mg.
Câu 16. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A. 2Fe + 3H2SO4(loãng) → Fe2(SO4)3 + 3H2. B. Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2.
C. 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe. D. 4Cr + 3O2 2Cr2O3
Câu 17. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A. Fe + H2SO4(loãng) → Fe2SO4 + H2. B. Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2.
C. 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe. D. 2Fe + 3S Fe2S3
Câu 18. Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl. B. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3.
C. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. D. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.
Câu 19. Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho kim loại K vào dung dịch CuCl2. B. Cho kim loại Mg vào H2O
C. Cho kim loại Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. D. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.
Câu 20: Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là?
A. N2. B. N2O. C. NO. D. NO2.
Câu 21: Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thu được khí X không màu hóa nâu trong không khí. Khí X là?
A. N2. B. N2O. C. NO. D. NO2.
Câu 22: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau
để khử độc thủy ngân?
A. Bột sắt. B. Bột lưu huỳnh. C. Bột than. D. Nước.
Câu 23: Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4 cFe2(SO4)3 + dSO2 ↑ + eH2O . Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 3. B. 1 : 2. C. 2 : 3. D. 2 : 9.
Câu 24: Cho phản ứng a Al + bHNO3 → c Al(NO3)3 + dNO + eH2O
Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a+b) bằng
A. 5. B. 4. C. 7. D. 6.
Câu 25: Dẫn khí CO dư đi qua hỗn hợp bột MgO, CuO, Al 2O3, Fe2O3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn hỗn hợp rắn thu
được là
A. Mg, Cu, Al, Fe B. MgO, Cu, Al2O3, Fe C. MgO, Cu, Al, Fe D. Mg, Cu, Al2O3, Fe
Câu 26: Dẫn khí H2 dư đi qua hỗn hợp bột CaO, CuO, Al2O3, Fe2O3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn hỗn hợp rắn thu
được là
A. Ca, Cu, Al, Fe B. CaO, Cu, Al2O3, Fe C. CaO, Cu, Al, Fe D. Ca, Cu, Al2O3, Fe
Câu 27. Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch
A. HCl. B. AlCl3. C. AgNO3. D. CuSO4.
Câu 28. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc,
nguội là
A. Cu, Pb, Ag. B. Cu, Fe, Al. C. Fe, Mg, Al. D. Fe, Al, Cr.
Câu 29. Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Ba2+. B. Fe3+. C. Cu2+. D. Pb2+.
Câu 30. Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Ba2+. B. Fe3+. C. Cu2+. D. Pb2+.
Câu 31. Trong các kim loại sau đây, kim loại nào có tính khử mạnh nhất?
A. Ba. B. Fe. C. Cu. D. Pb.
Câu 32. Trong các kim loại sau đây, kim loại nào có tính khử yếu nhất?
A. Ba. B. Fe. C. Cu. D. Pb.
Câu 33. Mệnh đề không đúng là:
A. Fe2+ oxi hoá được Cu.
B. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.
C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.
D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.
Câu 34. Mệnh đề không đúng là:
A. Fe3+ oxi hoá được Cu.
B. Fe khử được Fe3+ trong dung dịch.
C. Fe dư khử được Ag+ về Fe2+
D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Fe3+.
Câu 35. Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl 3 là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 36. Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy khử được với dung dịch FeCl 3 tạo Fe
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 37. Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:
A. Fe(NO3)2, AgNO3. B. Fe(NO3)3, AgNO3. C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.
Câu 38. Cho hỗn hợp gồm Al và Zn vào dung dịch AgNO 3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ
chứa một muối và phần không tan Y gồm hai kim loại. Hai kim loại trong Y và muối trong X là
A. Zn, Ag và Zn(NO3)2. B. Al, Ag và Al(NO3)3. C. Al, Ag và Zn(NO3)2. D. Zn, Ag và Al(NO3)3.
Câu 39. Cho các kim loại sau: K, Ba, Cu và Ag. Số kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch (điện
cực trơ) là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 40. Cho các kim loại sau: K, Ba, Cu và Ag. Số kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy (điện
cực trơ) là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 41. Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 1,12. C. 4,48. D. 3,36.
Câu 42. Cho 11,9 gam hỗn hợp Zn và Al phản ứng vừa đủ với dung dịch dịch H 2SO4 loãng, thu được m gam muối trung
hòa và 8,96 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 42,6. B. 70,8. C. 50,3. D. 51,1.
Câu 43. Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá
trị của V là
A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 6,72.
Câu 44. Cho m gam Al tác dụng với lượng dư dung dịch HNO 3, sau phản ứng thu được dung dịch X (không chứa muối
amoni) và 0,896 lít hỗn hợp khí N2 và N2O có tỉ khối so với hiđro bằng 18. Giá trị của m là
A. 3,24. B. 2,7. C. 5,4. D. 8,1.
Câu 45. Cho bột nhôm dư vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Cu.
Giá trị của m là
A. 0,64. B. 1,28. C. 1,92. D. 0,32.
Câu 46. Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO 3 1M. Sau khi các
phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 31,22. B. 34,10. C. 33,70. D. 34,32.
Câu 47. Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe 2(SO4)3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 12,80. B. 12,00. C. 6,40. D. 16,53.
Câu 48. Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO 3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau
một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết
vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là
A. 1,40 gam. B. 2,16 gam. C. 0,84 gam. D. 1,72 gam.
Câu 49. Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO 3 loãng, thu được dung dịch X và
3,136 lít (ở đktc) hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của Y là
5,18 gam. Cho dung dịch NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al
trong hỗn hợp ban đầu là
A. 19,53%. B. 12,80%. C. 10,52%. D. 15,25%.
Câu 50: Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm CuSO 4 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng 1: 3) với cường
độ dòng điện 2,68A. Sau thời gian t giờ, thu được dung dịch Y (chứa hai chất tan) có khối lượng giảm 20,75 gam so với
dung dịch ban đầu. Cho bột Al dư vào Y, thu được 3,36 lít khí H 2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất điện
phân 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của t là
A. 6. B. 4. C. 7. D. 5.
Câu 51. Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 2,24. B. 1,12. C. 2,80. D. 0,56.
Câu 52. Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu
được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là
A. 75,68%. B. 24,32%. C. 51,35%. D. 48,65%.
Câu 53. Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO 3 1,5M, thu được dung dịch
chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
A. 98,20. B. 97,20. C. 98,75. D. 91,00.
Câu 54. Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 loãng, thu
được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,52. B. 10,27. C. 8,98. D. 7,25.
Câu 55. Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu trong O 2 dư thu được 16,2 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Hòa
tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 1M và H 2SO4 0,5M, thu được dung dịch chứa 43,2 gam hỗn hợp muối
trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 9,8. B. 9,4. C. 13,0. D. 10,3.
Câu 56. Đốt hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong O 2, thu được m gam hỗn hợp Y gồm Fe, Cu, Fe 3O4 và CuO. Cho Y vào dung
dịch chứa 0,2 mol HCl, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối, 0,05 mol H 2 và 9,2 gam chất rắn T. Cho T tác dụng với
dung dịch HCl có khí thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 14,8. B. 16,4. C. 16,0. D. 15,6.
Câu 57. Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp Na và Al2O3 (tỷ lệ mol tương ứng 1 : 2) tan hết trong nước dư.
(b) Hỗn hợp Cu, Fe3O4 (tỉ lệ mol tương ứng 1:2) tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư.
(c) Cho Mg dư khử được dung dịch Fe(NO3)3 tạo thành Fe
(d) Kim loại Cu oxi hóa được Ag+ trong dung dịch.
(e) Na khử được Cu(NO3)2 trong dung dịch tạo thành Cu
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 58: Cho các phát biểu sau:
(1) Hỗn hợp Na và Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 2:3) tan hết trong nước dư.
(2) Cho Na vào dung dịch CuSO4 thu được kết tủa và khí
(3) Al không phản ứng với HNO3 đặc nguội
(4) Dùng bột lưu huỳnh để thu gom Hg rơi vãi trong phòng thí nghiệm
(5) Fe phản ứng với dung dịch HCl thu được muối Fe(II)
Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 59. Cho hơi nước đi qua than nung đỏ, thu được 0,735 mol hỗn hợp khí X (gồm CO, CO 2 và H2). Cho toàn bộ X tác
dụng hết với CuO (dư, nung nóng) thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y bằng dung dịch H 2SO4 (đặc, nóng,
dư) thu được 0,57 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm thể tích của khí CO trong X là
A. 61,22%. B. 22,45%. C. 20,41%. D. 16,33%.
Câu 60. Cho 19,5 gam hỗn hợp Al và kim loại M tác dụng với dung dịch HNO 3 dư, thu được dung dịch X (không chứa
muối amoni) và 0,6 mol hỗn hợp B (gồm NO và NO2) có tỉ khối so với H2 bằng 19. Cô cạn X thu được m gam hỗn hợp
muối Y. Nung Y đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z và hỗn hợp E gồm khí và hơi. Cho toàn bộ E vào 300
gam nước, không có khí thoát ra và dung dịch thu được chỉ chứa một chất tan, có nồng độ 17,598%. Giá trị của m gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 95,1. B. 159,9. C. 158,7. D. 103,5.

You might also like