Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Tiết 38

LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP


CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 25 phút)


* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu I. Tìm hiểu ngữ liệu
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, - Tuyên ngôn Độc lập:
thời gian 7 phút. Nội dung: xác định các + Tự sự:
phương thức biểu đạt có trong các văn Ngày 9 tháng 3 năm nay...
bản. Trước ngày 9 tháng 3...giết nốt số đông tù chính trị ở
+ Nhóm 1: Văn bản Tuyên ngôn độc lập. Yên Bái và Cao Bằng.
+ Biểu cảm:
Hỡi đồng bào cả nước!
+ Nhóm 2: Văn bản Nguyễn Đình chiểu Một dân tộc đã gan góc...phải được độc lập!
– ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân + Miêu tả: Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương
tộc. tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn thiếu thốn, nước ta xơ
xác, tiêu điều …
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng...
+ Thuyết minh:
Nguyễn Đình Chiểu vốn là một nhà nho, nhưng sinh
trưởng ở đất Đồng Nai hào phóng...và ghi lại lịch sử
+ Nhóm 3: Văn bản Đô - xtooi - ép - xki của một thời khổ nhục hưng vĩ đại.
+ Biểu cảm:
Nhân kỷ niệm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, trong
lòng chúng ta, chúng ta hãy đốt một nén hương để
tưởng nhớ người con quang vinh của dân tộc!
+ Nhóm 4: Văn bản Thông điệp nhân Đô - xtôi - ép - xki
ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS + Tự sự : Đô - xtôi - ép - xki qua đời ngày 10 tháng 2
1/12/2003 năm 1881
+ Biểu cảm: một phút đau đớn, một làn sóng ...
HS thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ + Miêu tả: Phố Thợ Rèn nơi quản linh cữu ông
sung. đen nghịt người ; run rẩy, im lặng đám đông leo các
GV chuẩn xác bậc thang của ngôi nhà công nhân và chen chúc quanh
quan tài ông. Sau vài giờ, cái giường đầy hoa nơi
người ta đặt thi hài ông đã biến mất ; như những di vật
quý báu, các bông hoa đã bị lấy đi….
- Thông điệp nhân ngày thế giới...
+ Thuyết minh:
Đến thời điểm này, ngân sách dành cho phòng chống
HIV đã được tăng lên một cách đáng kể...để cùng nhau
ứng phó với dịch bệnh này.
+ Biểu cảm:
Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng...
Hãy cùng tôi đánh đổ các thành luỹ của sự im lặng...
Hãy sát cánh cùng tôi...
2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1, 2 3 II. Kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn
nghị luận
- Từ các ví dụ trên hãy nêu tác dụng của - Trong một bài văn hoặc đoạn văn nghị luận, cần vận
việc vận dụng kết hợp các phương thức dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và
biểu đạt trong bài văn nghị luận? biểu cảm, thuyết minh để văn bản thêm cụ thể, chính
- Khi vận dụng kết hợp các phương thức xác, sinh động, tránh được sự khô khan, đơn điệu.
biểu đạt trong bài văn nghị luận cần chú - Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt có tác
ý điều gì? dụng nâng cao hiệu quả nghị luận, cần chú ý:
HS lần lượt trình bày. + Xác định vai trò chủ đạo của phương thức biểu đạt
GV nhận xét, chốt ý nghị luận.
+ Sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khác một
cách hợp lý, khéo léo, xuất phát từ yêu cầu và mục đích
nghị luận.
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 10 phút )
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS THẢO LUẬN NHÓM THEO BÀN
THỜI GIAN 5P
Trong số các văn bản dưới đây, văn bản nào là một bài (đoạn trích) văn nghị luận có vận dụng
kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau ?
a) An-tôn Páp-lô-vích rất kính mến
Cách đây ít hôm tôi có đi xem “Cậu Va-ni-a”. Xem kịch, tôi đã khóc như một mụ đàn bà, tuy tôi
tuyệt nhiên không phải là người quá đa cảm. Về đến nhà, người choáng váng hẳn đi vì vở kịch của
ông, tôi đã viết cho ông một bức thư dài, viết xong lại xé đi. Không sao nói được cho đúng, cho rõ
những cảm xúc mà vở kịch này đã gieo vào lòng tôi, nhưng khi nhìn các nhân vật, tôi cảm thấy như
có ai lấy một cái cưa xẻ tôi ra. [...] Đối với tôi, "Cậu Va-ni-a" thật đáng sợ : đó là một thể loại hoàn
toàn mới của nghệ thuật sân khấu, một cái búa mà ông dùng để nện lên những cái sọ rỗng tuếch của
công chúng.
[...] Ở màn cuối vở “Cậu Va-ni-a", khi người bác sĩ, sau một lát im lặng kéo dài trên sân khấu, nói
về khí hậu nồng nực ở châu Phi, tôi đã run lên vì khâm phục tài ông và vì sợ hãi cho con người, cho
cái cuộc sống nhạt nhẽo, nghèo nàn của chúng ta. Ông đã đánh vào tâm hồn một vố nên thân, và
đánh đúng làm sao! Tài năng của ông thật là vĩ đại. Nhưng An-tôn Páp-lô-vích ạ, ông muốn đạt đến
cái gì với những vố như thế, làm như thế con người có hồi sinh được không ? Chúng ta là những
con người thảm hại, đúng như thế[...]. Ấy thế, nhưng con người vẫn đáng thường.
(M. Go-rơ-ki, Gửi A. p. Sê-khốp, trong Go-rơ-ki bàn về văn học, tập II, NXB Văn học, Hà Nội,
1965)
a) Trong văn bản này, M. Go-rơ-ki có sử dụng phương thức biểu đạt tự sự để kể về việc ông
đi xem vở Cậu Va-ni-a của A.P. Sê-khốp và ý định viết thư cho tác giả M. Go-rơ-ki cũng
không quên đánh giá và bàn luận cùng Sê-khốp về vở kịch, về tài năng vĩ đại của tác giả cũng
như về việc nên có quan niệm và thái độ như thế nào đối với con người. Những khi ấy,
phương thức biểu đạt được ông vận dụng là nghị luận. Nhưng không vì thế mà chúng ta có
thể coi bức thư của M. Go-rơ-ki là một văn bản tự sự hay nghị luận. Vì các phương thức tự
sự và nghị luận, ở đây, chỉ phục vụ cho việc biếu lộ những ý nghĩ và cảm xúc còn đang nóng
hối, đang bột phát mãnh liệt, không thể nào kìm nén, mà ông muốn gửi trọn cho một nhà văn
được ông kính phục và yêu mến thực lòng. Như vậy, phương thức biểu đạt chính ở văn bản
này không phải là nghị luận.
b) [...] Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền, hắn hiểu những nỗi khổ đau của một kẻ đàn ông
khi thấy vợ con mình đói rách. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những
bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách, hay một
đoạn văn kí tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò nát sách mà mắng mình như
một thằng khốn nạn... [..] Bởi vì hắn chính là một thằng khốn nạn ! Hắn chính là một kẻ bất lương!
Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng-sự cẩu thả trong văn chương
thì thật là đê tiện. [...] Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một
kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài
kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những
nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có. Hắn nghĩ thế và buồn lắm. [...J Và hắn nghĩ
đến câu nói hùng hồn của nhà triết học kia . “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ".
Nhưng hắn lại nghĩ thêm rằng: hắn có thể hi sinh [...] thứ tình yêu vị kỉ đi; nhưng hắn không thể bỏ
lòng thương , có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người
[...]. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ
giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.
(Nam Cao, Đời thừa, trong Nam Cao, Truyện ngắn chọn lọc, NXB Văn học, Hà Nội, 1986)
b) Trường hợp của văn bản này cũng như văn bản (a). Tác giả đã vận dụng các phương thức
biểu đạt nghị luận và biểu cảm. Nhưng sự vận dụng các phương thức ấy, xét ra, cũng chỉ
nhằm giúp Nam Cao khắc hoạ rõ thêm tính cách của một nhân vật trong một câu chuyện cụ
thể. Mục đích chính của văn bản vẫn là kể chuyện. Và phương thức biểu đạt chính của nó, vì
thế, cũng không phải là nghị luận mà là tự sự.

c) Hơn một năm qua, một tiến sĩ người Anh đã ghi lại những khoảnh khắc mà ông cho là “đáng
lưu tâm” ở Việt Nam, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Những hình ảnh
lọt vào ống kính của ông (vừa được giới thiệu tại hội thảo “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”
ngày 6-6) được xem là "hàng độc”: anh thợ hàn lấy giấy các-tông cắt thành cái hộp bao quanh mặt
làm dụng cụ... bảo hộ lao động; cô cộng nhân tóc dài đang lúi cúi bên chiếc máy dệt cũ kĩ với đôi
tai được nhét bông, mà không hề biết rằng mình đang bị điếc...
Những hình ảnh ấy chuyển tải một thông điệp lớn : Việt Nam đang trả một giá khá đắt cho phát
triển kinh tế, mà tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đang gây ra những tổn thất tương đương 4%
tổng giá trị sản phẩm quốc gia.
Năm 2006, Việt Nam có hơn 5 880 tai nạn nghiêm trọng liên quan đến lao động, trong đó có 536
công nhân tử vong, và 23 000 trường hợp mắc bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Song đây chỉ là
phần nổi trong tảng băng chìm, vì đa số công nhân bị tai nạn thường được dàn xếp bồi thường để
về quê và tất nhiên không đưa vào báo cáo.
Vấn đề bảo hộ lao động không được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm, bởi khi bên ngoài nhà máy
luôn có hàng trăm người thất nghiệp sẵn sàng nhận bất cứ công việc nào và chấp nhận bất kì điều
kiện lao động nào thì việc chết một, hai người không phải là chuyện đáng làm ầm ĩ ! Với họ, chi
phí cải thiện môi trường làm việc có thể là không cần thiết, bởi tại sao phải tốn tiền vào việc này
khi mức thặng dư vốn đã eo hẹp, sự cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt, hệ thống
luật pháp quốc gia còn nhiều yếu kém và khi chính người lao động cũng không hiểu biết bao nhiêu
về an toàn lao động ?
Tuy nhiên, những công ti thành công trên thế giới từ lâu đã nhận ra rằng, gia công hàng hoá ở nơi
công nhân làm việc rất nặng nhọc trong môi trường lao động khắc nghiệt sẽ dẫn đến nguy cơ người
tiêu dùng quay lưng và doanh số sút giảm. Còn các nhà máy trong nước thì buộc phải lựa chọn giữa
việc tuân theo các tiêu chuẩn cơ bản hoặc mất hợp đồng.
Cần xem việc giải bài toán khó khăn này như một phần quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế
của Chính phủ. Theo ông Tổng Giám đốc điều hành Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cung cấp cho
người dân một công việc tử tế, trong điều kiện có tự do, bình đẳng, an ninh và tôn trọng nhân
phẩm, sẽ là chính sách cơ bản giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển nền kinh tế của
quốc gia nói riêng và của toàn thế giới nói chung.
(Theo Công việc tử tế, báo điện tử Tuoitreonline, ngày 8 - 6 – 2007)
c) Đây là một văn bản nghị luận có kết hợp vận dụng các phương thức biểu đạt khác như tự
sự (kể về một ông tiến sĩ người Anh đã ghi vào ống kính những hình ảnh “đáng lưu tâm” ở
Việt Nam), miêu tả (tả lại một vài hình ảnh đáng được coi là “hàng độc"), hay thuyết minh
(những số liệu về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp). Bởi mục đích chính của người viết là
bàn về sự cần thiết phải chú trọng đến vấn đề tạo một “công việc tử tế”, với những điều kiện
làm việc tốt cho người lao động, nếu muốn phát triển kinh tế. Những câu chuyện, hình ảnh,
số liệu kể trên có tác dụng rất lớn trong việc làm cho bài viết cụ thể, sinh động và lí thú,
nhưng vai trò của chúng, chung quy lại, cũng chỉ để làm cho những luận- điểm trong bài càng
có sức thuyết phục hơn.

d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )


* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận
dụng và mở rộng kiến thức
nhịp điệu, ngôn từ của bài thơ.
- Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
1. HS làm ở nhà bài tập 3 trang 159
2. VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN BÀN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI MÀ EM
QUAN TÂM TRONG ĐÓ CÓ SỬ DỤNG KẾT HỢP ÍT NHẤT MỘT PHƯƠNG THỨC BIỂU
ĐẠT.

3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút )


- Xem lại kiến thức về phương thức biểu đạt, chuẩn bị bài theo yêu cầu trong SGK
- Viết bài văn nghị luận ngắn về chủ đề: "Nhà văn mà tôi hâm
Lớp 12C2: Tổng số: Vắng:

Tiết 39
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP
CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I. Mục tiêu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Yêu cầu và tầm quan trọng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn
nghị luận
- Cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt
trong một số văn bản
- Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng
đạo lí, về một hiện tượng đời sống, về một tác phẩm văn học và một ý kiến bàn về văn học (với
độ dài ít nhất 700 chữ trong thời gian 90p)
3. Thái độ:
- Hình thành thói quen: sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
- Hình thành tính cách: tự tin khi lĩnh hội và tạo lập văn bản thông qua kết hợp các phương thức
biểu đạt
- Hình thành nhân cách: có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan các phương thức biểu đạt
- Năng lực đọc – hiểu các văn bản để phát hiện các phương thức biểu đạt .
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân có sử dụng các phương thức biểu đạt.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận những vấn đề trong cuộc sống
- Năng lực phân tích, so sánh các phương thức biểu đạt.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 12 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn
12; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Xem lại kiến thức về phương thức biểu đạt, chuẩn bị bài theo yêu cầu trong SGK
- Viết bài văn nghị luận ngắn về chủ đề: "Nhà văn mà tôi hâm mộ"

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC


1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động)
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, trình bày một phút, động não
* Hình thức tổ chức:
1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Trong một văn bản nghị luận, chỉ cần vận dụng một thao tác nghị luận?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 2: Tất cả các thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản nghị luận đều có vai trònhư nhau?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 3: Việc lựa chọn vận dụng các thao tác lập luận phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Mục đích giao tiếp.
B. Yêu cầu, mục đích khách quan của việc trình bày đề tài.
C. Yêu cầu, mục đích khách quan của việc trình bày đề tài và cả mục đích chủ quan của người tạo
lập văn bản.
D. Mục đích tổ chức, sắp xếp hệ thống lập luận trong văn bản.
Câu 4: Có thể phối hợp thao tác nào để trình bày vấn đề?
A. Chứng minh, bình luận
B. Giải thích, chứng minh, bình luận
C. Phân tích, so sánh, bác bỏ
D. Cả B và C
2. Học sinh điền đúng tên phương thức biểu đạt vào trong phiếu học tập
PHÂN BIỆT CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

Các PT biểu
đạt
Khái niệm Là dùng ngôn dùng ngôn dùng ngôn là cung cấp, Là phương
ngữ để kể ngữ làm cho ngữ để bộc lộ giới thiệu, thức chủ yếu
một chuỗi sự người nghe, tình cảm, giảng giải,,… được dùng để
việc, sự việc người đọc có cảm xúc của những tri bàn bạc phải
này dẫn đến thể hình dung mình về thế thức về một trái, đúng sai
sự việc kia, được cụ thể giới xung sự vật, hiện nhằm bộc lộ
cuối cùng tạo sự vật, sự quanh. tượng nào đó rõ chủ kiến,
thành một kết việc như cho những thái độ của
thúc.; khắc đang hiện ra người cần người nói,
hoạ tính cách trước mắt biết nhưng người viết rồi
nhân vật hoặc nhận còn chưa dẫn dắt,
biết được thế biết.. thuyết phục
giới nội tâm người khác
của con đồng tình với
người. ý kiến của
mình.
Dấu hiệu có cốt truyện, Có các câu có các câu có những câu Có vấn đề
nhận biết có nhân vật, văn, câu thơ văn, câu thơ văn chỉ ra đặc bàn luận, có
có diễn biến tái hiện lại miêu tả điểm riêng, quan điểm
sự việc, có hình dáng, cảm xúc, thái nổi bật của của người
những câu diện mạo, độ của người đối tượng, viết. Nghị
văn trần màu sắc,… viết hoặc của người ta cung luận thường
thuật. thường của người và nhân vật trữ cấp kiến thức đi liền với
được sử dụng sự vật ( tả tình. (cảm về đối thao tác phân
trong truyện, người, tả xúc của tượng, nhằm tích, giải
tiểu thuyết, cảnh, tả tình, người viết, mục đích làm thích, chứng
văn xuôi nói ….) chứ không người minh, bình
chung, đôi hẳn là cảm đọc hiểu luận
khi còn được xúc của nhân rõ về đối
dùng trong vật trong tp ) tượng nào đó
thơ( khi
muốn kể sự
việc )

c. Hoạt động 2: Thực hành. ( 35 phút )


* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt để viết đoạn văn nghị luận
nhịp điệu, ngôn từ của bài thơ.
- Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, trình bày một phút, động não, thảo luận nhóm, vấn đáp.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
1. Hướng dẫn HS làm bài tập 3. trang I. Tìm hiểu ngữ liệu
159 - Viết một bài văn nghị luận ngắn để phát
Tổ chức cho lớp luyện tập – yêu cầu Hs biểu ý kiến trong buổi trao đổi về chủ
làm việc cá nhân, trình bày trước lớp, tập đề” Nhà văn mà tôi hâm mộ” do CLB
thể nhận xét, rút kinh nghiệm Văn học của nhà trường tổ chức
Gợi ý:
HS thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. - Lựa chọn nhà văn mà em hâm mộ - ai?
GV chuẩn xác. - Em biết gì về họ, cuộc đời con người và các
hoạt động XH và sáng tác của người đó?
- Vì sao mà em hâm mộ nhà văn đó?-
+ Cống hiến?
+ Sáng tác nào đó?
+ Nét phong cách nghệ thuật
- Ước muốn, nguyện vọng của anh chị đối với
nhà văn mà mình ngưỡng mộ
+ Lưu ý bài văn phải vận dụng những phương
thức biểu đạt mà mình thấy cần thiết
=> Có thể viết về một nhà thơ hoặc nhà văn đã
học trong chương trình hoặc thường xuyên đọc
và nắm vững. Đưa ra những ý kiến nhận định,
đánh giá và thuyết phục người đọc qua việc vận
dụng kết hợp các phương thức biểu đạt.
Trường hợp sử dụng các PT biểu cảm, tự
sự, miêu tả, thuyết minh trong bài văn nghị
luận?

2. Lập bảng tổng hợp về các phương thức biểu đạt:


GV giao nhiệm vụ:
Hoạt động nhóm
STT Kiểu văn bản Phương thức biểu đạt Ví dụ về hình thức
văn bản cụ thể
N. 1 Văn bản tự sự
N. 2 Văn bản miêu tả
N. 3 Văn bản biểu cảm
N. 4 Văn bản thuyết minh
N. 5 Văn bản nghị luân
N. 6 Văn bản điều hành (hành
chính - công vụ)

- HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:


Kiểu văn bản Phương thức biểu đạt Ví dụ về hình thức văn bản cụ
thể
Văn bản tự sự Trinh bày các sự việc (sự kiên) có quan Bản tin báo chí
hê nhân quả dẫn đến két cục, biểu lô ý Bản tường thuật, tường trinh
nghĩa Tác phẩm lịch sử
Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật Tác phẩm văn học nghệ thuật:
đời sống, bày tỏ tinh cảm, thái đô truyện, tiểu thuyết, kí sự...
Văn bản miêu Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật
tả hiện tượng làm cho chúng hiển hiện Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm
Mục đích: Giúp con người cảm nhận và tự
hiểu được chúng sự
Văn bản biểu Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tinh cảm, Điện mừng, lời thăm hỏi, chia
cảm cảm xúc của con người đối với con buồn. văn tế, điếu văn.
người, thiên nhiên, xã hội, sự vật. Thư từ biểu hiện tinh cảm giữa
Mục đích: Bày tỏ tinh cảm và khơi gợi sự người với người.
đồng cảm. Tác phẩm văn học; thơ trữ tinh,
tuỳ bút, bút kí...
Văn bản Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên Bản thuyết minh sản phẩm hàng
thuyết minh nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của
hoá.
sự vât, hiên tượng. Lời giới thiêu di tích, thắng cảnh,
Mục đích: Giúp người đọc có tri thức nhân vât.
khách quan và có thái độ đúng đắn đối Văn bản trinh bày tri thức và
với chúng. phương pháp trong khoa học tự
nhiên và xã hội.
Văn bản nghị Trinh bày tư tưởng, quan điểm đối với tự Cáo, hịch, chiếu, biểu.
luân nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn Xã luân, binh luân, lời kêu gọi.
học bằng các luân điểm, luân cứ và cách Sách lí luân.
lâp luân. Lời phát biểu trong hội thảo về
Mục đích: Thuyết phục mọi người tin khoa học xã hội.
theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái Tranh luân về một vấ'n đề chính
xấ'u. trị, xã hội, văn học.

Văn bản điều Trình bày theo mẫu chung và chịu trách Đơn từ, Báo cáo, Đề nghị, Biên
hành (hành nhiêm pháp lí về các ý kiến, nguyên vọng bản, Tường trinh, Thông báo, Hợp
chính - công của cá nhân, tâp thể đối với cơ quan quản đồng, Quảng cáo, Bản tin...
vụ) lí; hay ngược lại, bày tỏ yêu cầu, quyết
định của người có thẩm quyền đối với
người có trách nhiêm thực thi, hoặc thoả
thuận giữa công dân với nhau về lợi ích
và nghĩa vụ.
Mục đích: Đảm bảo các quan hê binh
thường giữa người và người theo quy
c. Hoạt động 3: Vận dụng, mở rộng ( 4 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế
nhịp điệu, ngôn từ của bài thơ.
- Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
Viết đoạn văn ngắn bày tỏ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng của Xuân
Quỳnh ( có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt)

3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút )


- Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu
+ Xác định kết cấu văn bản?
+ Cảm nhận của em về các bpnt được tác giả sử dụng trong bài thơ?
(ý nghĩa của các bpnt đó?)

You might also like