Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 322

GS.

TS ĐỖ HUY

LÔÌ SÒNG DÂN TỘC' HIỆNĐẠI


MẤT V Ẳ \ đ ể ự U ẶS
& THực tk ể k

NHÀ XUẤT BẢN VÃN HÓA - THÔNG TIN


& VIỆN VĂN HÓA
Với sự tham gia của

PGS.TS VŨ TRỌNG DUNG


CHƯƠNG MỞ ĐÁU

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

Việt Nam xây dựng lối sống


dân tộc
■ - hiện
■ đại

trong quá trình toàn cầu hoá

Trung tuần tháng 11 năm 2000, cựu Tổng thống Mỹ Bill


Clinton sang thăm Việt Nam, ông đã đến Văn Miếu - Quốc Tử
Giám, nhìn tận mắt nền đại học đầu tiên của Việt Nam; ông
đã gặp gỡ các sinh viên của trường đại học Quốc gia Hà Nội
V'à ăn các món ăn Việt Nam, tiếp xúc với nhiều giá trị Việt
Nam hôm qua và hôm nay. Khi nhận xét về các giá trị ấy, ông
niói ràng Việt Nam và Mỹ có hai nen vãn hoá khác nhau. Tuy
mhiên, “Cả Việt Nam và Mỹ ngày nay đều cùng phải đối mặt
với một thế giới có nhiều thay đổi; nhân dân hai nước cũng có
những khát vọng cơ bản giống nhau và cả băn khoăn giống
nhau là: làm sao có thể nắm lấy cơ hội của nền kinh tế toàn
cầu mà vẫn tránh được những xáo động của nó? Làm thế nào
đê trong khi mờ cửa đón những ý tưởng mới, chúng ta vẫn bảo
LỐI SỐNG d a n Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUÂN VÀ THỰC TIỄN

vệ được truyền thống của chúng ta, nền văn hoá của chúng ta,
lối sống của chúng ta?” (Diễn vãn chúc mừng của Tổng Ithống
Bill Clinton tại bữa tiệc chiêu cfãi quốc gia do Chủ tịch Trần
Đức Lương tổ chức ngày 17-11-2000).
Cho dù lời của Bill Clinton là chân thành thì sự thật
những băn khoăn của người Mỹ và người Việt Nam về lối
sống trong quá trình toàn cầu hoá không phải hoàn toàn giống
nhau. Những băn khoăn của người Mỹ phải chăng là hiện
đang có một quá trình phương Đông hóa, Trung Quốc hoá,
Việt Nam hoá lối sống Mỹ?! Ngài Bill Clinton đã bàn lchoăn
là làm sao toàn cầu hoá để các nhà thời trang Mỹ Armani và
Calvin Kléin có thể sáng tạo thêm những bộ sưu tập bắt nguồn
từ chiếc áo dài truyển thống Việt Nam. Làm sao trên mạng
Internet người Mỹ có thể đọc những tin tức mới nhất về tài
chính ở Việt Nam, công nghệ vi tính có thể đưa thơ Hồ Xuân
Hương, phim Mùi đu đủ xanh đến sớm nhất với nước Mỹ!
Toàn cầu hoá làm cho trong các trang trại ở Virginia có thêm
các lá sả, tỏi, mướp đắng Việt Nam để người Mỹ cùng
thưởng thức.
Băn khoăn của người Việt Nam trong quá trình toàn cầu
hoá hiện nay trước hết là làm sao cơ chế thị trường, khoa học
hiện đại, cõng nghệ thông tin, các thị hiếu lạ lẫm không làm
xáo trộn hệ thống giá trị đã được cân bằng trong cơ cấu nền
vãn hoá Việt Nam cả ngàn năm trước. Bân khoãn của người
Việt Nam là làm sao trong quá trình phương Tây hóa mạnh

4
CHƯƠNG MỞ ĐẨU

nnẽ như hiện nay, người Việt Nam sẽ tiếp thu được nhiều hơn
tánh hoa của nước ngoài cho chính mình mà không bị đồng
rahấl các hệ thống giá trị, không bị phương Tây hoá về
l«ô'i sống.
Người Mỹ sẽ không bao giờ băn khoăn ràng âm nhạc
mhịp mạnh, các thước phim bạo lực và tình dục, lối sống thực
dụng, chủ nghĩa cá nhân, quần Jean, áo Pun có thể làm xáo
ttrộn các giá trị Mỹ, bởi đó chính là hệ thống giá trị Mỹ. Người
Mỹ không thể tin rằng sẽ có một quá trình “Kinh kịch hoá”,
“‘Chèo hoá”, “cộng đồng hoá” văn hoá Mỹ và lối sống Mỹ
mtiãc dlù họ mở cửa đón các ý tưỏng mới! Các giá trị cốt lõi Mỹ
về chi nghĩa cá nhân, về sự thành đạt tích cực, về cuộc sống
ữhực lại đã gắn liền với bản chất toàn cầu hoá kinh tế. Nếu
mgười Mỹ có mở cửa đón nhận một sô' thành tựu phương Đông
Uà để suy tư thêm về lối sống thực dụng, tìm kiếm các ý nghĩa
(Cộng đồng và tham khảo các tín ngưỡng tôn giáo trong quá
ttrình tham gia hội nhập. Lối sống Mỹ đã đơợc tôi luyộn và
Ithấm vào máu cơ chế thị trưcmg hiện đại, nền thông tin hiện
đại. Chính nó là con đẻ của thị trường chứng khoán, thị trường
đầu tư xuyên quốc gia và các mạng thông tin toàn cầu.
Còn người Việt Nam bãn khoăn thực sự về một quá trình
mang lối sống phương Tây áp đặt vào Việt Nam. Người Viột
Nam không sợ rượu Hennessy thay thế cho rượu quốc lủi,
cũng không sợ cách ăn bằng thìa, bằng đĩa thay thê cho cách
ãn bầig đũa, không sợ uống Côca thay cho nước chè xanh.

5
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẨY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

Người Việt sợ nhất là sự áp dặt các lối sống lạ lẫm, sự đáo lộn
hệ giá trị, đồng nhất hoá lối sống.
Với chiến lược 14 điểm của ngài Vundro Willson theo
chủ thuyết “Cứu thế tự do” nhằm quốc tế hoá lối sống Mỹ
suốt nửa đầu thế kỷ XX đã làm cho người Việt Nam cảnh giác
hơn nhiều với quá trình toàn cầu hoá. Sau cái triết thuyết vể
một nền đạo đức quốc tế theo kiểu Mỹ ấy của ngài V undro
Willson, Việt Nam lại tiếp xúc với các triết lý của ngài
Roosevelt về một nền luật pháp quốc tế và đặc biệt là tiếp xúc
với lối sống Mỹ ở miền Nam Việt Nam và học thuyết về “một
trật tự thế giới mới ” của ngài George Bush. Các tiếp xúc này
càng làm cho người Viột Nam suy tư nhiều hơn về cái được,
cái mất của quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra sôi động trên
hành tinh.
Nhân dân Việt Nam nhận thức sâu sắc rằng, toàn cầu
hoá là cơ hội lớn để Việt Nam học hỏi và phát huy các giá trị
trong việc xây dựng lối sống dân tộc hiện đại của mình. Song
người Việt Nam cũng lo toan khôn xiết trước các thách thức to
lớn của toàn cầu hoá đối với việc gia tăng lối sống thực dụng
ở Việt Nam. Lôgíc tổn tại của nền văn hoá dân tộc hiện nay
đang diễn ra trong hai quá trình: Quá trình đẩy nhanh sự hợp
tác trao đổi và quá trình tăng trưởng, bản sắc hoá các giá trị
dân tộc. Hai quá trình này thống nhất biện chứng trong quá
trình toàn cầu hoá. Việt Nam nhất thiết phải mừ cửa. phái hội
nhập để đón nhận những giá trị mới của nhân loại. Đó là lõ

6
CHƯƠNG MỞ ĐẤU

Sống còn của cả dân tộc. Nhưng mở cửa hội nhập để phát
ttriển, chứ không phải trở thành chiếc bóng mờ của nền vãn
lhoá khác. Mở cửa phải giữ được độc lập dân tộc, giữ được cơ
cấu sinh thành nội tại của các giá trị. Đó cũng lại là một lẽ
sòng còn khác của cả dân tộc.
Hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế thế giới thông qua
íàn sóng xuất khẩu có khả năng làm năng động hoá lối sống
ở Việỉ Nam xưa nay vẫn xem nặng về nghĩa và nhẹ về lợi,
có khả năng tạo nên nét mới trong lối sống . Lối sống
truyền thống của người Việt không trọng thị sự buôn bán,
cho nèn chưa xác lập được các quan hê cạnh tranh về thị
írường hiộn đại. Khi tham gia hội nhập trong nển kinh tế
toàn cầu, nó có thể được các quyền lực toàn cầu dậy cho các
bài hoc mới, và cũng có thể bị các quyền lực thị trường ấy
ẫấn lướt lối sống tình nghĩa mà cả ngàn năm nhân dân ta
mới tio dựng được.
Làn sóng xuất khẩu trong quá trình toàn cầu hoá tạo ra
các va chạm rất mạnh về lối sống. Nó có thể rèn tạo lối sống
Việt Nam trở nên mạnh mẽ và cứng cáp hơn khi đối mặt với
vô vàn sự biến hoá của thương trường. Dù sao thì thị trường
vẩn 1È một cơ chế lợi nhuận lạnh lùng. Lôi sống truyền thống
cùa người Việi có sự phát triển Mi tiên ve các mặt đạo đức.
Tính chất phi nhân và vô cảm của các quan hộ thị trường lợi
nhuậr có khả nãng phá vỡ lối sống tình nghĩa của nền vãn hoá
làng >ã Việt Nam đã tồn tại hàng ngàn nãm.

7
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Chúng ta nhận thức rằng toàn cầu hoá các quan hệ kinh
tế sẽ mang lại sự hưởng thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần
của nhân loại với một giá rẻ hom, một tiện nghi phong phú
hon. Song sự tràn ngập của hàng hoá rất có khả năng làm tha
hoá các nhân cách, làm phá sản các quan hệ lao động và rối
loạn lối sống trong xã hội. Làn sóng xuất khẩu dồn dập đã tạo
ra các tệ nạn làm hàng giả, làm dối, làm ẩu mà lối sống đạo
đức truyền thống ngăn cấm.
Có thể nói rằng, nếu làn sóng xuất khẩu dồn dập, lối
sống năng về đạo đức của nền văn hoá truyền thống chưa
chuẩn bị kịp cho những thay đổi quá nhanh, quá xa lạ sẽ xảy
ra tình trạng không ít các giá trị truyền thống tốt đẹp bị phá
vỡ, bị vượt bỏ thì nhiều. Nguy cơ lối sống thực dụng gia tăng
là không tránh khỏi.
Trong vài thập kỷ gần đây, làn sóng đầu tư đã lan rộng
đến Viột Nam. Các quá trình quốc tế hoá và xuyên quốc gia
đã đưa nền kinh tế Việt Nam vào mạng lưới sản xuất công
nghiệp, tri thức và công nghệ của khu vực và thế giới. Các khu
công nghiệp được hình thành khắp nơi trên đất nước. Các nhà
cao tầng, các trung tâm ngân hàng địa ốc, các giao dịch
khoáng sản, sự khai thác lâm sản... trở nên vô cùng sôi động.
Cùng với chúng là các quá trình đô thị hoá, các cơn sốt đất
đai, sự biến động trong hệ thống tài chính, sự lừa đảo trong
lĩnh vực ngân hàng, các hiện tượng tham nhũng gia tăng với
một nhịp độ không giám sút. Chỉ trong vài chục năm trớ lại

8
CHƯƠNG MỞ ĐÂU

đây, làn sóng đầu tư đã tạo ra công nghệ du lịch, công nghệ
dăch vụ và sự tăng GDP từ các công nghệ ấy lên rất đáng kể.
Song làn sóng đầu tư ấy đã va đập rất mạnh vào chiến lược
gln giữ bản sắc dân tộc của vãn hoá Việt Nam. Lối sống tình
nghĩa đã xuống cấp rất nghiêm trọng từ làn sóng này. Mặc
dầu cơ sở của các giá trị dân tộc còn rất mạnh trong tuyệt đại
âSa sô nhân dân. Họ tin tưởng và gìn giữ lối sống tiết kiệm, vị
tỉtna, trung thực, giản dị. Song đồng dolla quá mạnh, nó đã đi
sâu vào làng quê, hải đảo, các vùng rừng rậm, tạo nên nhịp
sống của các cách tiêu xài mới trong các nhà hàng, khách sạn,
các quán Karaoke, các chủ tiệm tiêm chích.
Làn sóng đầu tư đã làm thức dậy khát vọng tiền tài trong
bọn lâm tặc, nó phá vỡ sự cân bằng của môi trường truyền
tlhống, nó thương mại hoá không ít các lễ hội. Làn sóng đầu tư
đi đến đâu đánh thức làng quê theo nhịp sống của nó, nó
chuyển đổi cây trổng. Nó mang đến việc làm nhưng cũng
nnaig đến cả sự ồn ào, ầm ĩ, bụi bặm và ô nhiễm. Nó mang
vào lối sống dịch vụ, công nghiệp nhưng cũng nhập cảng
mhiều tộ nạn.
Hệ giá trị làng xã Việt Nam với một cơ cấu cộng đồnạ
bê'7 chặt đang phải thử thách mạnh mẽ trước làn sóng đầu tư
tircng quá trình toàn cầu hoá. Các lãnh tụ tinh thần làng xã,
mhững tín ngưỡng tâm linh làng xã, mối quan hệ giữa nhà -
liàig - nước trong hệ giá trị làng xã hiện đang thay đổi rất sâu
t:rcng làn sóng đẩu tư. Các quan hệ gia đình lỏng lẻo dần.

9
LỐI SỐNG DẨN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẦN ĐÉ LÝ LUẬN VẢ THỰC TIẾ N

Khát vọng làm giầu của các thế hệ, đặc biệt là của thế hệ
thanh niên đang gia tăng trước thời cơ và vận hội này. Sự tích
luỹ ban đầu này làm rung chuyển rất mạnh cơ cấu giá irị của
nền kinh tế sinh nhai để chuyển sang kinh tế thị trường cùng
với nó là sự thay đổi mạnh mẽ lối sống.
Hệ thống giá trị làng xã không chấp nhân các mun mẹo
thị trường, những chiến lược thương trường. Hệ thống giá trị
làng xã bảo vệ các tín ngưỡng, bảo vệ môi trường sinh thái
theo tinh thần yêu nước truyền thống. Làm thế nào mà vừa
tăng trưởng được hiệu quả đầu tư vừa gìn giữ được một hệ
thống các giá trị vốn tạo ra bản sắc văn hoá dân tộc ? Làm
thế nào mà các vùng nông thôn và đô thị ở Việt Nam tiếp
cận được công nghệ mới, nâng cao mức sống mà diện mạo
tinh thần của lối sống giản dị tình nghĩa, vị tha vẫn được
duy trì?
Hiện nay trước làn sóng đầu tư theo ý tưởng phương Tây,
rượu quốc lủi, canh cua, bún ốc, rau muống, quả cà, thậm chí
cả thịt chó cũng có thể biến mất nếu sự biến đổi gien đi sâu
vào cơ cấu cây trồng, các hoá chất làm tuyệt diệt nhũng sinh
vật trong hệ sinh thái truyền thống ớ Việt Nam và công nghệ
trồng nho, nấu rượu sâm banh, rán bít tết, nhập khẩu
Hennessy lan tràn khắp đất nước. Các thử thách này có thể
làm cho các quá trình hội nhập kinh tế cùa Việt Nam hoặc
chậm lại hoặc có nguy cơ các giá trị văn hoá truyền tnống hị
lấn lướt.

10
CHƯƠNG MỞ ĐÁU

Việt Nam đã chuẩn bị đối mặt với toàn cầu hoá bằng sự
tăng tiường nội lực và các bưóe quá độ. Việt Nam đã tham gia
Hiệp bội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tham gia Diên đàn
hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) để liên kết
các giá trị khu vực, từng bước làm quen và giảm đà toàn cầu
Baoá, đổng thời đã có một chiến lược gìn giữ bản sắc văn hoá
dân tộc đ ể tiếp biến cái phổ biến tạo cho lối sống Việt Nam
mạnh mẽ hơn, năng động hơn, tích cực hơn.
Yiệt Nam nhận thức rằng thách thức của toàn cầu hoá
đòi vói lối sống truyền thống ở Việt Nam được tập trung vào
vấn dè bản sắc văn hoá. Chủ nghĩa dân tộc thật sự là một
thách thức với toàn cầu hoá. Và toàn cầu hoá cũng là một
Ithách thức của chủ nghĩa dân tộc. Việc gìn giữ các bản sắc
văn hoá dân tộc đã đặt ra các vấn đề thống nhất và đa dạng
của quá trình toàn cầu hoá và ngược lại quá trình toàn cầu
hoá không thê loại trừ tình hình là nó vẫn duy trì và được bám
]rê mạnh mẽ vào tính chất dân tộc. Tuy nhiên ở đây, trong vận
hội nảy, tính hiện đại của lối sống gắn với tính dân tộc phải
được iề cao. Chúng ta phải từ vận hội này mà tạo dựng lối
'Sống dân tộc hiện đại đối mặt với mọi thay đổi của thòi cuộc.
Nhu mọi người đều biết, sự phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình
toàn cầu hoá khôna những không loại trừ lối sống mà ngược
lại trên lĩnh vực lối sống cũng diễn ra rất sôi động. Trong cái
'Cỏns nghệ thống tin mới, mỗi dân tộc đểu chi là một cái làng

cùa hanh tinh. Một Tét Tơcnơ có thê trút đổ xuống ba phần tư

11
LỐI SỐNG DÂN TỘC, HIỆN ĐẠI- MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

trái đất một lượng hình ảnh, một lượng thông tin mà nó không
quan tâm đến bất kỳ điều cấm kỵ trong lối sống của bất cứ
một dân tộc nào. Nền văn hoá Việt Nam đang nằm trong
mạng lưới thông tin toàn cầu này. Sau hơn 20 năm đối mới và
mở cửa, lối sống Việt Nam đã được mò rộng và giao lưu rộng
rãi với rất nhiều lối sống khác trên thế giới: sự trao đổi về thể
thao, sự giao tiếp các sản phẩm âm nhạc, điện ảnh, đặc biệt là
các công nghệ học mới về thông tin, về hệ thống truyền thông
đại chúng. Thể thao Việt Nam đã khởi sắc. Văn nghệ Việt
Nam đã chiếm được cảm tình với bè bạn thế giới, rối nước
Việt Nam đã được dư luân thế giới hoan nghênh. Điện ảnh
Việt Nam đã được nhân dân trong khu vực và loài người chú
ý. Việt Nam đã tiếp nhận nhiều dòng nhạc cổ điển, thính
phòng, Rock, Ráp trên thế giới. Các nhịp mạnh, các cách tiêu
dùng của thế giới đã xâm nhập vào nhiều lĩnh vực của văn hoá
Việt Nam trong quá trình sáng tạo công nghệ tin học được
phổ biến khắp hành tinh. Rõ ràng lối sống dân tộc Việt Nam
đang tiếp thu các lối sống khác trên thế giới.
Cùng với các thành tựu đó, lối sống truyền thống ở Việt
Nam đang đứng trước rất nhiều thử thách. Một bộ phận không
nhò lớp trẻ rất ưa chuộng phong cách phương Tây, họ thích
hát những bài hát nhịp mạnh và ưa mặc áo Pun, quần Jean,
không thích nghe, thích hát, thích xem các bản nhạc, các vớ
kịch truyền thống. Họ thích uống rượu ngoại và nhay Disco.
Hàng ngày, trên môi trường vãn hoá, các mạng thông tin toàn

12
CHƯƠNG MỞ ĐÂU

Cẩu lièn tục truyền các hình ảnh, tin tức, ấn phẩm không phù
Ihợp với truyền thống văn hoá dân tộc. Lối sống bạo lực, thực
dụng, sự tiêu xài trác táng, sự hưởng thụ tình dục theo kiểu
phương Tày tạo ra nhiều phản văn hoá trên hệ thống giá trị.
Vấn đầ “làng xã toàn cầu” trong lĩnh vực văn hoá chưa có các
hiệp uớc kiểm soát thông tin là một thách thức rất lớn đối với
việc gìn giữ các bản sắc văn hoá ở Việt Nam.
Trước tình hình đó, Việt Nam đã xây dựng một chiến
Bựợc gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống và tiếp biến các
giá trị tinh hoa của nhân loại.
Sau khi đã cân nhắc cái được và cái mất, những thuận lợi
và khó khăn; cơ hội và thách thức... chúng ta đã tự nguyện và
có quyết tâm rất cao bước vào sân chơi của tổ chức thương
mại thế giới nhằm phát triển mạnh mẽ hơn nữa nền kinh tế
nước nhà. Phát triển kinh tế trong hội nhập cùng với các làn
sóng xuất khẩu, đầu tư, tin học sẽ làm thay đổi lối sống vốn ra
đời vè hỗ trợ cho một nền kinh tế chưa phát triển. Phát triển
kinh lế bằng giải pháp xuất khẩu, đầu tư, công nghiệp hóa,
hiện cại hóa sẽ làm thay đổi nhanh chóng các phong tục, tập
quán, nếp sống, những chuẩn mực văn hóa của một nền kinh
ttế chua tham gia hội nhập. Để cho vãn hóa có khả nâng giúp
kinh tế phát triển mạnh mẽ và để cho khi kinh tế phát triển
VƯỢ1 bậc không có những tác động quá tiêu cực đến lối sống,
chúng ta cần thiết phải hoạch định một chính sách phát triển
vãn hoa toàn diện dủ sức hỗ trợ cho sự phát triển mạnh mẽ của
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐÉ LỶ LUẬN VÀ THỰC TIỀN

kinh tế, bởi vì cả văn hoá và kinh tế đều là những nhân tô' quy
định lối sống của chúng ta.
Như mọi người đều biết, phát triển văn hóa và phát triển
kinh tế có mối liên hệ bản chất nhưng chúng không phải là
đồng nhất. Đời sống văn hóa có sự phút triển độc lập tương
đối. Thay đổi kinh tế làm thay đổi vãn hóa, tuy nhiên văn hóa
cũng có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển kinh
tế. Tuy nhiên, lối sống của chúng ta chịu sự tác động của cả
kinh tế lẫn văn hoá. Một nền văn hoá chưa có cơ chế hỗ trợ
mạnh mẽ cho thương mại, tiềm ẩn rất nhiều thành kiến và lối
sống tiểu nông... chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sự
phát triển kinh tế thị trường, đến tính năng động của lối sống.
Ngược lại, nếu một nền văn hóa đã xác lập được những hệ
chuẩn luật pháp minh bạch, có cơ chế gìn giữ nội lực, duy trì
được những nguồn nhân lực, tài lực, trí lực... sẽ có tác động rất
tích cực đến sự phát triển kinh tế và làm xuất hiện những nét
mới trong lối sống xã hội.
Để cho lối sống dân tộc — hiện đại được hình thành tốt
đẹp, chúng ta phải phát triển cả kinh tế lẫn văn hoá. Song phát
triển vãn hóa không có nghĩa là thay đổi vãn hóa theo kinh tế,
mặc dầu kinh tế là cơ sở và văn hóa là một bộ phận của kiến
trúc thượng tầng. Phát triển vãn hóa đầu liên có thể là duy trì
nliữníỊ giá trị văn hóa còn nhiều sức sống dang có nguy cơ nhít
di. Hội nhập, kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, đô thị hóa làm thay đổi kỹ năng lao độnc. xóa bó các giá

14
CHƯƠNG MỞ ĐÁU

trị truyền thống, làm biến dạng và biến mất nhiều tập quán
vản hóa tốt đẹp vốn tạo nên thuần phong mỹ tục của lối sống
dân tộc. Vì thế, chính sách vãn hoá của chúng ta cần duy trì
ruhững tài năng, sự thành thạo, những di sản quý hiếm, đó là
nnột hình thức điều chỉnh sự phát triển đặc biệt tạo ra sự phát
triển lành mạnh của lối sống.
Ý nghĩa thông thường của phát triển văn hóa là xóa bỏ
những trở ngại trong các quá trình vãn hóa. Những điều kiện
kinh tê mới đòi hỏi những giá trị vãn hóa cao, tạo những điều
lciộn vất chất và tinh thần mới cho các hoạt động sống. Việc
nâng cao những trình độ thấp, việc giáo dục những phương
thức hoạt động vãn hóa mới, tăng cường tri thức cho văn hóa
làm cho cả kinh tế cũng phát triển và văn hóa cũng phát triển,
cỉó là một trong những mục tiêu xây dựng lối sống dân tộc —
hiện đại trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Chính sách văn hóa và chính sách kinh tế có liên hệ bản
chất tá việc xây dựng lối sống bởi vì, không ít sản phẩm văn
hóa Ìrcng điều kiện kinh tế thị trường đã trở thành hàng hóa.
Hàng hóa văn hóa có giá trị rất cao. Nó sẽ làm tăng mức sống,
chất lưọfng sống cho nhiều bộ phận dân cư trong xã hội.
Chính sách phát triển văn hóa gắn liền với các mục tiêu
kinh tê, đồng thời gắn liên với các dinh hướiiiỊ chính trị là linh
bồn của sự nghiệp xây dựng lối sống dân tộc — hiện đại ở
mước ta hiện nay. Việc bồi dưỡng và phát triển các tài năng;
viộc hiy độne dône đao nhân dán tham gia các hoạt động văn

15
LỐI SỐNG DAN TỘC, HIỆN Đ ẠI-M Ẩ Y VẤN ĐÉ LỸ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

hóa, việc gìn giữ các giá trị truyền thống, việc tiếp biến các
giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân loại là chính trị của chúng ta.
Nền văn hóa mới của chúng ta vận động trong cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản lãnh
đạo và dưới ánh sáng của hệ tư tưởng Mác - Lênin, tư tướng
Hồ Chí Minh. Chính sách vãn hóa hướng tới mục tiêu dàn
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Chính
sách đó trước hết cổ vũ cho lối sống yêu lao động sáng tạo,
yêu nước quốc tế, gắn các lợi ích cá nhân với các lợi ích của
tập thể, tôn trọng lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, thấm sâu
một chủ nghĩa nhân văn cao quý. Các chính sách văn hóa gắn
các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại, các giá trị của
dân tộc với các giá trị quốc tế hướng tới lối sống tốt đẹp
mang giá trị của con người trả lại cho con người.
Chúng ta vào sân chơi chung về kinh tế và buộc phải
tuân thủ những luật chơi có tính bình đẳng. Tuy vậy, kỹ năng
tiến hành các hoạt động kinh tế không tách khỏi tính dân tộc
của lối sống. Người Mỹ, người Anh, người Pháp và tất cả các
thành viên trong tổ chức thương mại thế giới hoạt động kinh tế
dưới ảnh hưởng của văn hóa chính trị của họ. Chúng ta có vãn
hóa chính trị của chúng ta trong hoạt động kinh tế. Khi cổ vũ
cho quyền bình đẳng vãn hóa giữa các dân tộc, chấp nhận sự
đối thoại mọi giá trị văn hóa và chống lại mọi độc quyền văn
hóa là thể hiện bản lĩnh sống của chúng ta. Chúng ta cho rằng
không có một văn hóa nào được áp đặt lên một vãn hóa khác.

16
CHƯƠNG MỞ 0ẮU

Giống như ngôn ngừ, không có một văn hóa nào có thể được
nói trong ý nghĩa tuyệt đối của nó là tốt hcm vãn hóa khác. Sự
khác biệt ván hóa chính là cội nguồn của sự phát triển lôi
sống ohong phú có bản sắc dân tộc.
Chính sách phát triển văn hóa của chúng ta hiện nay là
tâng irưởng nguồn lực con người bởi vì con người là trung tâm
của rnọi quan hệ văn hóa. Chính sách văn hoá khi có liên hộ
bản chất vói chính sách xã hội, sẽ tạo cho lối sống của toàn xã
hội phát triển thống nhất.
Phát triển văn hóa có liên quan đến phát triển nhân cách,
đến chỉ số thông minh, đến tri thức, đến sức khoẻ, đến tầm
vóc con người, đến thể dục, thể thao, nói chung là đến nhiều
mặt của lối sống. Một chính sách công cộng về học vấn nâng
cao rình độ dân trí là phương thức quan trọng để phát triển
văn hóa. Một nền y tế mạnh có khả nãng chống mọi bệnh tật
dù là bệnh tật hiểm nghèo, tăng cường sức khoẻ con người
chính là cơ sở quan trọng của phát triển lối Sống. Một chính
sách xóa đói, giảm nghèo, quan tâm sâu sắc đến những người
tàn tất gắn liền với các định hướng nhân văn cao cả trong lối
sống của chúng ta.
Tăng trưởng nguổn lực con người không chỉ bao gồm
các nục tiêu nâng cao thè chất, bồi dưỡng năng lực tinh thần
đồng đều mà nó còn phai gắn liền với giới tính, với các tầng
lớp \ã hội, với các khu vực dân cư, các hoạt động nghề
nghicp. Vãn hóa giới, vãn hóa neười cao tuổi, văn hóa các bậc

17
LỐI SỐNG DAN T ộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN

trung niên, nhân cách văn hóa thanh thiếu niẻn, văn hóa nông
nghiệp, văn hóa công nghiệp, văn hóa thương nghiệp, vãn hóa
công sở... đều gắn với quá trình xây dựng lối sống trong thời
kỳ hội nhập ở nước ta hiện nay. Các hoạt động hướng vào việc
tãng trưởng, làm giàu đời sống vật chất và đời sống tinh thần
của mọi thành viên trong xã hội; tìm kiếm, nuôi dưỡng các tài
năng xuất sắc, phát triển văn hóa đỉnh cao đều gắn bó hữu cơ
với quá trình xây dựng lối sống dân tộc — hiện đại trong thời
kỳ hội nhập hiện nay.
Để tăng trưởng nguồn lực con người, chúng ta cần phát
triển khoa học. Tuy nhiên văn hóa rộng hơn khoa học. Văn
hóa gắn với lịch sử và cả tiền sử nữa. Thần thoại, anh hùng ca,
những lý tưởng và mơ ước, những khát vọng và đời sống tâm
linh, các tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo đều là sinh hoạt vãn
hóa của con người. Nhân loại bước vào thiên niên kỷ thứ ba,
nhiều dân tộc vãn minh vẫn còn thiết lập chế độ quân chú.
Niềm tin tôn giáo, niềm tin về một đất nước có thiên hoàng
vẫn tồn tại ở khắp nơi. Vì thế các chính sách phát triển văn
hóa của chúng ta khi hướng vào việc xây dựng lối sống dân
tộc- hiện đại trong quá trình toàn cầu hoá không thê không
định hướng các niềm tin, tín ngưỡng và đời sống tâm linh của
con người. Các trò chơi, những biểu tượng, tập quán đạo đức
và nhiều hoạt động tinh thần khác của con người phát triển
song hành cùng khoa học; nhiều hoạt động vãn hóa không thế
giải thích cận kẽ dược bằng khoa học.

18
CHƯƠNG MỞ ĐÁU

Các hoạt động vãn hóa của con người không chỉ gắn với
xã hội mà nó còn ạán với tự nhiên, gắn với sự phát triển của
chính bán thân con nẹưìri. Điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa
lý là cấu trúc sâu của mọi lối sống. Diện mạo của lối sống có
thể nhận diện ở văn hóa vùng, vãn hóa miền, văn hóa đồng
bằng, văn hóa biển và ven biển, văn hóa vùng cao. Một lối
sống di cư, một loại hình lối sống thuyền bè cũng mang trong
nó địa chi địa lý khới nguyên.
Con người là một bản thể tự nhiên - xã hội. Việc phát
triển chính bản thân con người, thông qua lao động của con
người cũng gắn với điều kiện tự nhiên của nó. Viộc gẳn con
mgưòri với tự nhiên không phải là quan điểm lý luận đơn thuần
mà nó có tính chất thực tiễn, tính thời đại sâu sắc, khi khoa
học — công nghệ — kinh tế phát triển tới mức hủy hoại môi
trường sống của con người. Phát triển văn hóa quan tâm tới
mối quan hệ giữa con người và hệ sinh thái không những tạo
điều kiện cho sự phát triển văn hóa du lịch, mà còn gắn lối
sông với sự phát triển bền vững.
Sárm tạo nghệ thuật là một hoạt động văn hóa mang tính
người sâu sắc ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng lối sống
dãn tộc — hiện đại. Hoạt động nghệ thuật không chỉ là niềm
đam mê, khát vọng và sự tự nhận thức của con người; Nó còn
là một lĩnh vực cua văn hóa phản ánh, vãn hóa giáo dục, tự
giáo dục và giáo dục lại. Sáng tạo nghệ thuật ớ nước ta hiện
nay đang đật ra rất nhiều vấn đề có liên quan đến lối sống. Vì

19
LÓI SỐNG DAN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐÉ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN.

sao chúng ta chưa có những tác phẩm đỉnh cao? Vì sao những
tài nâng âm nhạc của ta còn chưa nớ rộ? Vì sao trong lĩnh vực
biểu diễn của chúng ta còn nhiều vân đề cần phái bàn đến như
vậy? Vì sao trong lĩnh vực hội họa, điêu khắc, kiến trúc vẫn
còn những luồng ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập với
nhau?... Những vấn đề của thưởng thức nghệ thuật, đánh giá
nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật, lưu giữ nghệ thuật... hơn lúc
nào hết phản ánh tính sôi động của lối sống, đặc biệt là lối
sống của tuổi trẻ. Đường lối phát triển nghệ thuật của Đảng ta
đã từng được cụ thể hóa trong nhiều chính sách phát triển
nhân tài, xã hội hóa các hoạt động nghệ thuật. Tuy nhiên các
chính sách ấy khi đi vào đời sống hình như vẫn chưa có được
tác động mạnh mẽ để duy trì nghệ thuật truyền thống, phát
triển mạnh mẽ nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật điện ảnh, lỏi
cuốn thêm nhiều công chúng mới. Những người hoạt động
nghệ thuật rất chờ đợi một chính sách đột phá nâng cao mọi
mặt đời sống và hoạt động nghề nghiệp của họ. Chính sách
phát triển văn hóa của chúng ta hiện nay cần quan tâm hơn
đến tình hình thực tế của hoạt động nghệ thuật. Cần phải có
một chính sách phát triển nghệ thuật toàn diện đủ mạnh để
nâng cao hơn nữa chất lượng nghệ thuật trong thời điểm đặc
biệt của giao lưu văn hóa hiện nay nhằm tạo ra những sân chưi
lành mạnh cho thế hệ trẻ.
Trong đời sống của mọi hình thái xã hội các ihiêt cliế
văn hóa tự nhiên và các thiết chế do mỗi chế độ xã hội 1(1 >

20
CHƯƠNG MỞ ĐÁU

dựìĩị đều là cơ sở quan trọng của lối sống Các thiết chê văn
Ihóanày vừa có lịch sử hình thành lâu đời vừa có tính thời đại
do những yêu cầu phát triển của mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi
imục tiêu phát triển lối sống đòi hỏi. Các thiết chế văn hóa của
các quá trình xã hội hóa lao động, của sinh hoạt tín ngưỡng,
ttâm linh, tôn giáo, các thiết chế gia đình đều là những thiết
chế văn hóa tự nhiên. Còn các thiết chế nhà văn hóa, thư viện,
tthông tin, màn hình, nhà xuất bản... đều do nhu cầu phát triển
vản hóa của mỗi giai đoạn lịch sử tạo nên. Chúng ta coi lao
đổng là nguồn gốc của mọi giá trị, là nghĩa vụ thiêng liêng, là
Itrách nhiệm xã hội; các thiết chế văn hoá này hướng tới lối
sống dân tộc — hiện đại xã hội chủ nghĩa.
Trong sô' các thiết chế văn hóa tự nhiên, ở thời điểm hiộn
nay, thiết chế gia đình vẫn mang một ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong xây dựng lối sống. Vấn đề gia đình hiện nay
không chỉ liên quan tới các quan hệ lao động, quan hệ kinh tế,
sự hòa hợp giới tính, mà nó còn liên quan đến thế hệ trẻ, đến
đạo đức, sự thủy chung, nhân cách và sự ổn định từ lòng sâu
cúa xă hội khi các rung chuyển về kinh tế diễn ra hàng ngày
mạnh mẽ.
Trước đây, trong đường lối và trong các chính sách văn
hóa, chúng ta đã quan tâm xây dựng các gia đình văn hóa. Các
chính sách dó đã có tác dụng gìn giữ một số mặt tốt đẹp trong
lôi sông. Tuy nhiên, hiện nay các làn sóng tin học diễn ra rất
mạnh mẽ, các làn sóng đầu tư ập tới các vùng nông thôn rộng

21
LỐI SỐNG DẢNTỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

lớn, làn sóng xuất khẩu lao động nóng lên từng ngày làm chio
các quan hệ nhân tính trong gia đình lỏng lẻo dần và nguy Ctơ
mâu thuẫn thế hệ đang gia tăng mạnh mẽ.
Cần phải nói rằng, chúng ta đã từng có đường lôi v/à
chính sách định hướng, điều chỉnh các loại hình thiết chế văin
hóa đúng đán trong quá trình xây dựng lối sống mới. Tiry
nhiên trong số nhiều chính sách phát triển các thiết chế văin
hóa, chúng ta vẫn chưa có một cơ chế đê vận hành thật hiệiu
quả trong thực tế. Quan hệ văn hóa, ngoài các hệ thống giá tirị
Ổn định nó còn là những hoạt động thực tiễn. Các phương thứrc
hoạt động văn hóa, các quan hệ văn hóa có bản chất động. Nió
tạo nên các ứng xử thường nhật và luôn có những biến dạng.
Các chính sách phát triển văn hóa của chúng ta trong giai
đoạn hiện nay phái tliích ứng với những vấn đề mà lối sốn.g
đặt ra và những cách giải quyết có thể được vé những vâìn
đề ấy.
Vãn hóa của chúng ta Ị>ắn liền với sự phát triển nh(ủ
nước ta. Nhà nước của chúng ta là nhà nước của dân, do dâm
và vì dân. Nó là một hệ thống kinh tế — chính trị đồ sộ vậm
hành vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh. Khác với một số các kiêu nhà nước khác từng
hoạch định chính sách văn hóa tạo ra những chuẩn mực từ trên
xuống đối trọng với các chuẩn mực từ dưới lên của nhán dân
lao động; nhà nước ta vì mục tiêu sáng tạo và hướng thu vãn
hóa của tuyệt đại đa số nhân dân.
CHƯƠNG MỞ ĐẢU

Tuy nhiên do hiểu lầm mục tiêu này và duy nhất hóa nó
mà trong hoạt động thực tế nhiều địa phương đã không chú ý
đến sự phát triển đa dạng văn hóa. Nhân danh chính sách
phát triển văn hóa của nhà nước không ít cơ quan tiến hành
chỉ đạo văn hóa đã chính trị hóa, đồng phục hóa, duy nhất
hóa các quan hệ văn hóa nào đó. Nền văn hóa của chúng ta là
mội nền văn hóa thống nhất trong đa dạng; chính sách văn
hóa của nhà nước không chỉ đảm bảo cho văn hóa của các
tộc người được gìn giữ bản sắc; văn hóa của các nhóm nhỏ
được duy trì; các tín ngưỡng, tôn giáo được tự do mà cả liên
vấn hóa và quyền con người cũng tuyệt đối được tôn trọng.
Mọi sự sáng tạo và hưởng thụ vãn hóa đều được thừa nhận
trong khuôn khổ luật pháp. Những nhận thức về sự khác biệt
vãn hóa được duy trì. Chúng ta đã thiết lập những cơ chế dân
chủ \à đang hoàn thiện thiết chế dân chủ. Dân chủ hoá đời
sống văn hóa là bản chất, là mục tiêu của quá trình xây dựng
lối sóng dân tộc - hiện đại trong quá trình toàn cầu hoá ở
nước ta hiện nay.
Nhà nước của chúng ta hoạt động nhân danh văn hóa là
một nhà nước chấp nhận mọi sự phản biện xã hội lành mạnh,
nó không chí đề ra các chính sách phát triển sáng tạo và
hướm thụ vãn hóa mà còn có những chính sách răn đe, phỏnọ
nẹừa các phán vãn hóa, phi văn hóa, vô văn hóa, văn hóa
thấp.. xuất hiện trong các quan hệ xã hội. Hơn bao giờ hết, ớ
thời diểm nhạy cảm hiện nay, có những luồng văn hóa độc hại

23
LỐI SỐNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

không phù hợp với bản chất của chế độ ta đang lợi dụng cáic
làn sóng thông tin, tự do, nhân quyền làm phá hỏng những giá
trị văn hóa tốt đẹp, những định hướng văn hóa đúng đắn củ;a
chúng ta. Để phát triển được nền văn hóa tiên tiến, đậm đ;à
bản sắc dân tộc, để cho văn hóa trớ thành nền tảng tinh thầm
của xã hội trong thời kỳ hội nhập hiện nay, để xây dựng lỗ>i
sống lành mạnh nhất thiết trong các chính sách phát triển vãm
hóa mới phải có hệ chính sách ngãn chặn các phản vãn hóa.
Nhiệt độ văn hóa trong xã hội ta hiện nay đang tăng lêm
từng ngày bởi các phản văn hóa. Các chính sách phát triển vãm
hóa của chúng ta chưa đủ mạnh để kiểm soát được các làm
sóng tin học lạ lẫm; chưa củng cố được các gia đình ấm no>,
hòa thuận, hạnh phúc; chưa ngăn chặn được nạn trộm cắp, mại
dâm, nghiện hút, cờ bạc, cướp giật, tham nhũng, đề đóm, rượui
chè be bét... Trong điều kiện hiện nay chính sách xây và
chống trong phát triển văn hóa phải tạo ra mối liên hệ biện
chứng. Xây để chống, chống để xây và vì chúng ta xây tích
cực nên chúng ta phải chống tiêu cực mạnh.
Mục tiêu hướng tới việc xây dựng lối sống dân tộc —
hiện đại trong quá trình toàn cầu hoá ở nước ta hiện nay là gắn
lòng yêu nước với ý chí tự lập, tự cường, phát huy cao độ tinh
thần sáng tạo để đưa nước ta tiến lên sánh vai cùng với các
cường quốc khác. Lối sổng dân tộc — hiện đại của chứng ta
hiện nay phải gắn với tinh thần sáng tạo, đức tính cần cù, lòng
bao dung, nhân ái, tiết kiệm và giản dị.

24
CHƯƠNG MỞ ĐÁU

Miận thức rằng trung tâm cíia mối quan hệ giữa toàn cầu
hoá vì lối sống ớ Việt Nam là vân dề con người, Việt Nam
quyét lâm xây dựng con Iigưừi, những nhân cách có sự phát
triển rội sinh về khoa học kỹ thuật, có tinh thần yêu nước
nồng làn, có ý chí phấn đấu vươn lên đưa đất nước thoát khỏi
ngheonàn lạc hậu, có sự phát triển toàn diện phong phú cả về
mặt tiih thần và mặt thể chất.
7rước thứ thách của quá trình toàn cầu hoá, Việt Nam
đang lãng trướng hệ thống giá trị bằng biện pháp thúc đẩy sự
phát tiiển khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật có chọn lọc
để khíng làm ô nhiễm môi trường, phá hoại sự phát triển nhân
cách. Khoa học kỹ thuật nhờ hệ thống kỹ thuật đi sâu vào hộ
thống giá trị làm tăng trưởng nhiều cái đúng, cái tốt trong hệ
thống giá trị. Cùng với chiến lược tăng trưởng khoa học kỹ
thuật nột cách chọn lọc, văn hoá Việt Nam ra sức gìn giữ lối
sống ành mạnh, các giá trị đạo đức tốt đẹp, đặc biệt là lòng
yêu nrớc, tinh thần tự hào dân tộc. Chiến lược gìn giữ bản sắc
văn hi)á dân tộc trong quá trình toàn cầu hoá ở Việt Nam còn
là mộ chiến lược nâng cao tinh thần sáng tạo, xây dựng các
tình cìm trong sáng về các mối quan hệ sâu rộng giữa con
người với con người, giữa dân tộc và quốc tế.
"hiến lược gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền các
giá tr đạo đức với tinh thán pháp luật mới. Sòng và làm việc
theo <ạo đức và pháp luật là uìn giữ và phát triển các giá trị
truyềi thống theo lôi sônsí có lý. có tình của nền văn hoá ngàn
xưa ỎViệt Nam.
LỐI SỐNG DÂN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẦY VẤN ĐÉ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Trước thử thách của quá trình toàn cầu hoá, hệ thống giá
trị ở Việt Nam đang có sự gia tăng dân trí đáng kể, đang có sự
thiết lập mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và cộng đồng, dân
tộc và tộc người, dân tộc và quốc tế, kiến tạo năng lượng dân
chủ mới, ý thức pháp luật mới, lấy chủ nghĩa yêu nước làm
nền tảng, các nhân cách phát triển nội sinh về khoa học và đạo
đức làm trung tâm, huy động nhân dân tham gia đông đảo vào
việc sáng tạo những giá trị văn hoá mới làm động lực, coi tư
tưởng Hồ Chí Minh làm định hướng và lấy phương pháp “dĩ
bất biến ứng vạn biến” làm hệ ứng xử.
Việt Nam coi toàn cầu hoá vừa là cơ hội để xây dựng lôi
sống dân tộc và tiếp biến nhiều hcm cho giá trị hiện đại, vừa là
một thách thức để hoàn thiện và mở rộng hệ giá trị của mình.
Với truyền thống tự lực, tự cường,hiếu học, khoan dung và
lòng yêu nước vô bờ bến, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ trở
thành một hiộn tượng của thế kỷ XXI trong việc gìn giữ bản
sắc văn hoá dân tộc khi hướng đến một lối sống dân tộc —
hiện đại xã hội chủ nghĩa.

26
CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LỸ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

CHƯƠNG MỘT

Cơ sở lý luận của lối sống


1. Lối sông và các phạm trù giáp ranh
Mỗi một x ã hội, mỗi nhóm xã hội, mỗi con người đều tồn
tại và phát triển trong mối quan hệ với tự nhiên, với người này
và người khác trong một cộng đồng lịch sử nhất định. Do phải
sống, tồn tại và phát triển, con người đã sản xuất ra của cải vật
chất để nuôi sống mình và phát triển xã hội. Cùng với việc sản
xuất la cùa cải vật chất, con người đã sản xuất ra của cải tinh
thần, ra dân tộc, ra chế độ chính trị và những thiết chế nền
tảng £Ủa văn hóa như lao động, gia đính, tôn giáo, văn học
nghệ thuật... để duy trì sự ổn định và phát triển của mình.
Tronj quá trình ấy, mỗi cộng đồng xã hội đã tạo nên cách
sô'ng. phương thức sống và các hình thức sống riêng biệt.
Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật về lịch sử thì các
cách sống, các phương thức sống, các hình thức hoạt động
sinh iô'ng của con người từ lao động, giao tiếp, gia đình và
nhân cách trong một môi trường tự nhiên và xã hội nhất định
được gọi là lối SỐIÌ1Ị. Có lối sống của một xã hội, lối sống của

27
LỐI SỐNG DAN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤYVẤN ĐỀ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIẾM

một nhóm xã hội, lối sống của một cá nhân trong cộng đổng
lịch sử nhất định.
Lối sống là một khái niệm rộng. Phạm vi biểu hiện của
nó trong toàn bộ các quan hệ của con Iigười. Tiếng Anh, lối
sống là: Way of life. Tiếng Nga là: Oopaz muzhn, tiếng
Pháp là: Mode de vie, và tiếng Đức là: Lebensvveise. Lối
sống là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học như: xã
hội học, chính trị học, vãn hóa học, đạo đức học... và triết
học. Trong quan niệm của triết học Mác — Lênin, lối sống
là những hoạt động sống của con người trong những điều
kiện tự nhiên và xã hội nhất định. C.Mác và Ph.Ảngghen đã
viết: Lối sỐngMà gì nếu không phải là những hoạt động sống,
những “hoạt động thực sự có tính người của những cá nhân,
thành viên tích cực của xã hội, biết đau khổ, cảm giác, suy
nghĩ và hành động như những con người1. Trong Hệ tư rường
Đức, C.Mác và Ph.Ảngghen còn gắn lối sống với phương
thức sản xuất.
Trong các tác phẩm của C.Mác và Ph.Ảngghen, hoạt
động sống của con người bao gồm một tổng thể nhiều quan hệ.
Một là, hoạt động lao dộng, hoạt động sản xiúíl mà
trung tâm của nó là cách thức lao động. Vì thế khi bàn đến
chế độ kinh tế trong mỗi cộng đồng lịch sử làm cơ sở cho
một kiểu sống nhất định, C.Mác và Ph.Ángghen không
quan tâm đến tư liệu lao động hay chỉ liêng các quan hệ sản

1 C.M ác và Ph.Ángglien. Toàn tập, t.2. Nxb G iínlì trị ụ IKK. gia. 1995. U.2.VI

28
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LỸ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

xuất mà các ông quan tâm tới mối quan hệ biện chứng giữa
lực lượnq sản xuất và quan hệ sàn xuất. Đó là quan hộ của
nội dung lao động với các hình thức của hoạt động lao
động. Các hình thức hoạt động lao động thể hiện năng suất
lao động, chất lượng, sô lượng, thời gian lao động. Lao
động lất yếu và lao động tự do ià những thành tố cơ bản
tham gia vào trong cơ cấu lối sống của một phương thức sản
xuất nhất định.
Theo C.Mác và Ph.Ảngghen thì phương thức sản xuất là
giới hạn của mọi hoạt động sống của con người trong việc cải
tạo tự nhiên, phát Iriển xã hội, hình thành nhân cách theo một
cách thức, một kiểu dạng gắn với toàn bộ lao động và đời sống
xã hội của con người. Phương thức sản xuất không chỉ tái tạo
ra tồn tại thể xác của con người mà còn quy định mọi hoạt
động sống, hoạt động giao tiếp của một cộng đồng, một nhóm
xã hội hay một cá nhân.
Hai là, mỗi lối sống ngoài các quan hệ trong sản xuất
ra của cải vật chất của xã hội còn có các quan hệ tinh thần:
văn hoa, chính trị, chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ... Trong
quan niệm đã dẫn trên của C.Mác và Ph.Ảngghen thì hoạt
động >ông, hoạt động thực sự có tính người bao gồm cả
những hoạt động văn hóa, tinh thần, tình cảm và tâm linh.
Sản xiất tinh thần tuy là phán ánh và là hệ quả của sản xuất
vật chít nhưng nó có tính độc lập tương đối tạo nên kiểu lịch
sử nhát định của hoạt động sống, lối sống. Các hoạt động đạo

29
LỐI SỐNG DẢN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

đức, chính trị, văn hóa nghệ thuật đều có liên quan bản chất
đến hệ thống sáng tạo, phân phối, trao đổi và tiêu dùng trong
đời sống tinh thần của xã hội. Chúng xác định những đặc
điểm, những hình thức giao tiếp, những định hướng giá trị,
những năng lực thực tế, những nhu cầu cần thiết trong hoạt
động sống của con người.
Mỗi xã hội có những tiềm năng, trình độ phát triển tinh
thần nhất định. Vãn hóa tinh thần của xã hội tạo nên cội
nguồn sức sống lâu bền của lối sống.
Ba là. Hoạt động sống của con người gắn liền với các
thiết chế tự nhiên của mỗi xã hội. Các thiết chế này ảnh
hưởng rất sâu sắc đến lối sống của cá nhân và xã hội. Thiết
chế lao động, thiết chế gia đình, thiết chế tôn giáo là cơ cấu
chiều sâu của lối sống. Lao động cho cộng đồng, cho cá
nhân; thời gian lao động tất yếu và lao động tự do; cơ cấu tín
ngưỡng niềm tin, tâm linh, tôn giáo; hệ thống các tôn giáo;
các quan hệ huyết tộc trong gia đình, các kiểu gia đìruh có
ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống và tiến trình phát triểru của
lối sống.
Kết cấu tự nhiên của lao động, của tín ngưỡng, của gia
đình tham gia vào cả hệ thống sản xuất vật chất và hệ thông
sản xuất tinh thần. Những xã hội Hồi giáo, những xã hội Đạo
ciáo, Phật giáo, những gia đình kiểu huyết tộc, kiểu mẫu hệ,
những gia đình gia trướng, tứ đại đồng đường sẽ có ảnh hiướng
to lớn đến lối sống của xã hội.

30
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LỶ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

Bốn là. Lôi sống của mỗi xã hội, hoạt động sống của cơ
thể xã hội không chỉ là sự vận hành cùa hệ thống kinh tế —
chính trị đồ sộ mà nó còn do kỹ nâng sông vù bản chất dân
tộc tạo nên diện mạo sống. Kỹ nãng lao động, bản chất dân
tộc có tính kế thừa từ đời này qua đời khác. Các thê hệ tạo
nên kỹ nãng và tham gia xác lạp truyền thống không còn
nữa, nhưng các chương trình mà nó tạo ra vẫn tiếp tục ảnh
hưởng sâu sắc tới lối sống. Vì thế người ta thường nói đến lối
sống anh liùng, bất khuất, tự lập tự cường Việt Nam; lối sống
thực tê của người Anh; lối sống thực dụng của người Mỹ; lối
sống đầy tư duy triết liọc của người Đức. Theo quan niệm
của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trên nhiều mặt, lối sống có
tính độc lập tương đối so với sự phát triển của hạ tầng xã hội.
Có những phương thức sản xuất đã qua đi, nhưng nhiều yếu
tố của lối sống trước đó vẫn được giữ lại trong phương thức
sản xuất mới.
Năm là. Xã hội có giai cấp không có một lôi sông duy
nhất. Phương thức sản xuất là một phạm trù đặc trưng cho một
hê thống sản xuất xã hội nhất định nào đó trong lịch sử.
Nhưng trong mỗi phương thức sản xuất, ít nhất có ba lối sống.
Lối sống của hai giai cấp chính và lối sống ngoài hai giai
cấp đó. Trong xã hội nô lệ có lối sống của chủ nô, người nô lệ
và người tự do. Trone xã hội phong kiến ít nhất có lối sống
của giai cấp địa chỏ, người nông dân và thợ thủ công hoặc là
lối sống cứa tầng lớp khác. Trong xã hội tư bản cũng thế, ít

31
LÓI SỐNG DẢNTỘC, HIÊN ĐẠI - MẤY VẨN ĐẼ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

nhất có lối sống của giai cấp tư sản, người công nhân và lôi
sống của tầng lớp trung gian.
Thứ sáu. Theo chỉ dẫn của C.Mác thì hoạt động thực sự
có tính người của những cá nhân thành viên tích cực của xã
hội không chỉ duy nhất do phương thức hoạt động của nó phù
hợp với các mối liên hệ sản xuất thống trị trong xã hợi quy
định mà còn có sự lựa chọn, sự thích ứng của cá nhân trong
phương thức sản xuất ấy. Và mỗi phương thức sản xuất có thể
dung nạp sự đa dạng của các hoạt động sống của cá nhãn. Vì
thế lối sống còn là quan hệ của cá nhân với xã hội.
Lối sống có liên hệ bản chất với tồn tại xã hội và ý thức
xã hội, nhưng nó không đồng nhất với tồn tại xã hội và ý thức
xã hội. Tồn tại xã hội là toàn bộ những điều kiộn sinh hoạt vật
chất của xã hội, ý thức xã hội là phản ánh sự vận động của các
điều kiện sinh hoạt vật chất ấy. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
đều gắn liền với một phương thức sản xuất nhất địnhi. Lối
sống trong phương thức sản xuất ấy, cũng như lối sống trong
điều kiện tồn tại xã hội ấy, trong điều kiện ý thức xã hội ấy có
liên hệ bản chất với nhau nhưng chúng không đồng nhất. Lối
sống không thể là tồn tại xã hội hay ý thức xã hội, hay phương
thức sản xuất xã hội. Lối sống là lối sống trong phương thức
sản xuất, trong tồn tại xã hội, phản ánh ý thức xã hội- Còn
trong tồn tại xã hội, trong ý thức xã hội, trong phương thức
sản xuất xã hội có nhiều kiểu hoạt động sông khác nhau. Lối
sống chỉ là tổng thể những hình thức hoạt dộnạ sôhíỊ củict con

32
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

người trong sự thống nhất với tốn tụi xã hội, ý thức xã hội,
phương thức sản xuất của xã hội. Lối sống là một loại hình
lioạt dộng lịch sử cụ thể nhất định của các cá nhàn, là tổng
thê những đặc điểm cơ bản nhất cứa tồn tại vật chất và tinh
thần của xã hội. Lối sống được hình thành trên cơ sở phương
thức sản xuất đang tồn tại, trên cơ sở những lực lượng và
những quan hộ sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định.
Do đó có lối sống của xã hội nô lệ và lối sống trong xã hội nô
lệ; lối sống của xã hội tư bản và lối sống trong xã hội tư bản;
và lối sống của xã hội xã hội chủ nghĩa và lối sống trong xã
hội xã hội chủ nghĩa.
Trong bản chất của lối sống thường có sự thống nhất giữa
cái riêng xà cái chung, cái đặc thù và cái phổ biến. Nếu lối sống
ìà tổng hỏa những dụng hoạt động sống điển hình của con người
trong sự tliôhg nhất với các điều kiện tự nhiên, xã hội lịch sử cụ
thể, là sự tổng hòa những đặc điểm cơ bản nhất của mối quan hệ
giữa vật chất và tinh thần, cá nhân và xã hội, truyền thông và
hiện tại, dân tộc và quốc tế trên cơ sở một phương thức sản xuất
nhất định thì lối sống có liên quan toàn bộ đến hoạt động vật
chất và hoạt động tinh thần của con người.
Khái niệm khoa học về lối sống bao chứa các lớp đối
tượng về quan hệ tích cực của con người với tự nhiên và xã
hội, các hoạt động sống cùa con người trong các điều kiện lịch
sử dưới ảnh hướng của một phương thức sản xuất. Các mặt vật
chất và tinh thấn. cá nhân và xã hội. truyền thống và hiện đại,

33
LÓI SỐNG DAN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VẢ THỰCTIẾN

dân tộc và quốc tế của lối sống gắn bó chặt chẽ, biểu hiện
phép biện chứng của cái đơn nhất, đặc thù và phổ biến trong
các hình thức hoạt động sống của con người.
Do tính chỉnh thể, bao quát nhiều lĩnh vực của cuộc sống
cho nên trong các khoa học xã hội và khoa học nhân văn đã có
những cách tiếp cận khác nhau trên lĩnh vực lôi sống. Phổ
biến nhất là người ta thường đồng nhất lối sống với nếp sông.
Trong các hình thức hoạt động sống của con người diễn
ra dưới ảnh hưởng của phương thức sản xuất, điều kiện tự
nhiên và các hệ thống giá trị, có những hoạt động sống được
lặp đi lặp lại một cách ổn định, có những hoạt động sống quá
độ, trung tính và không ổn định. Nếp sống được coi là những
hoạt động sống trở thành nếp, thường xuyên, nhắc đi, nhắc lại.
Đối với nhiều nhóm xã hội nó đã trở thành tập quán lao động,
giao tiếp, sinh hoạt trong gia đình và định hướng nhân cách.
Theo giáo sư Vũ Khiêu “Nếp sống là toàn bộ những thói quen
được hình thành trong cuộc sông hàng ngày, những thói quen
đã trỏ thành nếp trong sản xuất, chiến đấu, trong mọi quan hệ
xã hội và trong sinh hoạt riêng tư của mỗi con người. Những
thói quen ấy còn được gọi là tập quán"2.
Nếp sống chính là những biểu hiện của lối sống được
một cộng đồng lịch sử chấp nhận, thực hiện và tồn tại trong
một thời gian dài của hoạt động sống, gần như in vào tâm thức

• Vũ Khiêu. Liio dóng nguồn góc võ tận cua mọI ẹ/íí In . N xb Thanh men, 1975,
135.
Ir.

34
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

và đượ thực hiện như một bán năng. Nếp sống là sự tiếp tục
kinh n;hiệm, sự duy trì các thói quen làm cho lịch sử không
phải t0 lại bước đi đầu tiên của nó. Nếp sống vừa JÀ-hiện
tượng ;ã hội, vừa là tâm lý cá nhân.
Mp sống là một khái niệm đạo đức học gắn chật với các
giá trị vãn hóa đạo đức. Biểu hiện đầu tiên của nếp sống là
tập qu.n, bao gồm một hệ chuẩn mực đạo đức điều chỉnh các
thói qien không bắt buộc cho mỗi cá nhân. Tập quán “ăn
trông lồi ngồi trông hướng”, tập quán gieo mạ, bón ruộng,
tập quin chào hỏi mọi người quen... gắn liền với các kinh
nghiện sản xuất và giao tiếp. Vi phạm các tâp quán này có
thể bị xã hội chè trách và dư luận đánh giá về mật đạo đức
của nỉân cách hoặc xã hội sẽ cho là con người kỳ quặc,
không bình thường về lối sống.
Mp sống biểu hiện thành phong tục có một ý nghĩa xã
hội mạih mẽ và rông rãi hơn. Mỗi vùng văn hóa, mỗi tầng lớp
và giai cấp xã hội, mỗi dân tộc đều có nhiều phong tục quy
định ctc hành vi ứng xử của cá nhân. Việc chấp nhận hay vi
phậm phong tục gây ra một ý nghĩa tuân thủ hay vi phạm nếp
sống cia cộng đồng về mặt tinh thần. Phong tục nhớ ơn những
người :ó công giáo dục và giáo dưỡng, phong tục thờ cúng
cha nií nhàn ngày giỗ tết được cả cộng đồng coi là nếp sống
tốt đẹp Chấp nhận hay vi phạm phong tục này gây ra một sự
cổ vũ lay sự phản ứng mạnh mẽ của cư dân trong cộng đồng.
Nếu VI phạm vào những lệ làng, vào tục thờ thành hoàng thì

35
LỐI SỐNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ ư LUẬN VÀ THỰC TIỄN

cộng đồng có một thái độ tẩy chay rõ rệt. Trong một sô hưcmg
ước, hoặc một sô “lệ làng” phong lục đã được thể chê hóa bới
một số quy tác hành chính bắt buộc các thành viên trong xã
hội phải bảo vệ. Các phong tục này được xã hội gìn giữ và
củng cô bằng dư luận và mỗi thành viên của cộng đổrug phái
chấp hành một cách tự nguyện như sự thôi thúc của lương
tâm, như một nghĩa vụ đạo đức và có khi như là mộit niềm
hạnh phúc của cuộc sống.
Bản chất xã hội của nếp sống được đặc trưng bởi tính dân
tộc, tính giai cấp và tính thời đại của nó. Nếp sống tuy là mặt ổn
định của lối sống nhưng nó cũng thay đổi theo những đièu kiện
xã hội nhất định. Những nếp lao động, nếp sinh hoạt, giao tiếp
có khác nhau ở các dân tộc, giai cấp và thời đại. Nhiều nấp sống
trong ma chay, giỗ chạp, cưới hỏi xưa kia của dân tộc ta đã thay
đổi. Kỹ thuật làm ruộng, làm vườn mới đã làm cho nhiều yếu tố
trong nếp lao động cơ bắp và kinh nghiệm thiếu cơ sở khoa học
trước kia đổi mới. Quy luật hình thành nếp sống mới cũng liên
quan bản chất đến quy luật hình thành lối sống và nó luô>n luôn
tạo ra sự ổn định tương đối cho lôi sống.
Các nếp sống đều gắn với các lợi ích xã hội. Nó tạo ra
sự ổn định xã hội từ trong chiều sâu tự giác của các quan hệ
giữa cá nhân và cộng đổng. Trong quản lý nhà nước trước
kia, giai cấp thông trị thường cúng cò các nếp sống có lợi
cho giai cấp thông trị và xóa bó các nếp sông tổn hại đến sự
thống trị cứa giai cấp cầm quyền. Trong nhiều triều dại vua

36
CHƯƠNG 1: C ơ S ở LÝ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

chúa trước đây ớ Việt Nam, giai cấp phong kiến luôn luôn
muốn duy trì một nếp sống theo trật tự đẳng cấp vua, quan,
dân từ nhà ớ, giao tiếp đến cách may mặc, mầu sắc quần áo.
Các tập quán, phong tục trọng nam, khinh nữ được duy trì.
Nhiều nếp sống gọi là “thuần phong mỹ tục”, nhiều danh
hiệu gọi là “tiết hạnh khả phong” vẫn mang đậm yếu tố tiêu
cực, thiếu nhân đạo.
Xây dựng lối sống mới, cần thiết phải xây dựng một nếp
sống theo những định chuẩn xã hội định hướng những mặt ổn
định lâu dài của lối sống mới.
Cùng vói khái niệm về nếp sống, khái niệm lẽ sống cũng
thể hiện một khía cạnh tinh thần quan trọng của lối sống. Trên
bình diện nhân cách, người ta có thể nhìn lối sống là sự tác
đông qua lại giữa lĩnh vực riêng và lĩnh vực công dân của các
hoạt động sống của con người; là mối quan hệ biện chứng
giữa các khuynh hướng khách quan và sự lựa chọn của cá
nhân về các khuynh hướng đó. Thực chất lối sống xác định sự
lựa chọn của cá nhân giữa các khuynh hướng hành vi khác
nhau của xã hội để tìm ra một lẽ sống thích hợp.
Lẽ sóng là một phạm trù triết học - đạo đức — tâm lý.
Nó biểu hiện trình độ, tâm lý, lý tưởng sống của con người lựa
chọn, bảo vệ và phát triển một lối sống nhất định. Lẽ sống với
tư cách là một phạm trù triết học, nó cắn với một thế giới quan
nhất định. Một thế giới quan vị ký thông thường hướng về lẽ
sống chật hẹp của chủ nghĩa cá nhân, lý tướng sống chi phối lẽ
LỐI SỔNG DẦN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẨY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄIN

sống ấy là các quyền lợi cá nhân ích ký. Quá trình tự quyết
định giá trị bên trong của cá nhân luôn luôn gắn với những lợi
ích mà nó tìm tòi. Và những khuynh hướng bên ngoài lạii càng
củng cố các đặc điểm bên trong của mỗi cá nhân.
Trên bình diện đạo đức — tâm lý, lẽ sống biểu hiện tập
trung thái độ ứng xử của cá nhân với cộng đổng. Trong mỗi
chế độ xã hội đều có nhiều hình thức sinh sống khác nhau,
biểu hiện như tính khách quan của cuộc sống. Mỗi cá nhiân có
quyền lựa chọn một trong các khuynh hướng ấy căn cứ vào
những giá trị mà nó có. Lẽ sống của xã hội được biểui hiện
thông qua những khuynh hướng khách quan đó như sự tổn tại
của các lý tưởng đạo đức. Sự lựa chọn lẽ sống nào là (do sự
giáo dục, các kinh nghiệm sống và các quan niệm về lẹri ích
củạ các cá nhân ấy quy định. Tùy thuộc vào độ trưởng Ithành
và tình cảm đạo đức của cá nhân, các cá nhân hình thành lẽ
sống phù hợp với các ý nghĩa của cuộc sống mà mình mong
đợi. Khả năng lựa chọn một phương hướng hành vi cho phép
cá nhân hình thành một lẽ sống nhất định.
Thực tiễn của mỗi dân tộc, một nhóm xã hội hay rraột cá
nhân cho thấy, một lẽ sống tốt đẹp thông thường gắn với các
giá trị nhân đạo của cuộc sống, biết khoan dung và vị tha, có
một trách nhiệm đạo đức với cộng đồng và cộng đổng luón
luôn làm hoàn thiện cá nhân. Lẽ sống là một giá trị tinhi thán
nếu nó gắn các quá trình hướng thụ, đánh giá và sáng tạio với
các nguyên tắc đạo đức mới.

38
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

Li sông chính là linh hồn cúa lối sống, là sự tổng hợp


hòa quện của cả lý trí và tình cảm, của kiến thức về các quy
tắc đạc đức, các lý tường, khát vọng và niềm tin được hình
thành lới chế độ giáo dục, những điều kiện và các hoạt động
sống trê hiện trong mọi lĩnh vực lao động, giao tiếp, gia đình
và nhâi cách. Lẽ sống là kết quả logic từ việc con người lĩnh
hội và nhận thức các quan hệ cơ bản của cuộc sống chung
quanh íhạm trù cái đúng, cái tốt và cái đẹp, nó biến thành tình
cảm cc tính bền vững được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các
tình hiống khác nhau bằng các hành vi khẳng định hay
phù địih.
Tên cùng một lối sống, một nếp sống, một lẽ sống
người a thấy có nhiều phong cách sống (Style de vie) khác
nhau, "rên bình diện tàm lý học xã hội, phong cách sống chỉ
rõ thủi độ và cách thức sốnạ, cách thức lao động, cách thức
quàn 1' sản xuất và xã hội. Phong cách sống gắn nhiều với
một kitu hành động nhất định. Trong mỗi lối sống có các mặt
lchách juan và chủ quan, phong cách sống chí rõ tính chất chủ
quan cia việc thực hiện các hoạt động sống.
Là một phạm trù tâm lý xã hội, phong cách sông nhằm
đánh uá hành vi, lối suy nghĩ và các định hướng giá trị của
con người. Phong cách sông không phụ thuộc hoàn toàn vào
mức síng hay chất lượng sống. Có những cộng đồng lịch
sử. các nhóm xã hội, các cá nhân có mức sống và chất lượng
sốnc ihư nhau nhưng phoníỉ cách sống lại khác nhau.
LÓI SỐNGDAN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẨN ĐẾ LÝ LUẬN VẢ THỰC TIẺIN

Người ta hay nói tới tính kỷ luật Đức, tính phớt lờ cùa Tigười
Anh, đôi tai âm nhạc của người Ý, đôi mắt đánh giá cái đẹp
hình thức của người Hy Lạp, phong cách ung dung tự tại
của các hiền sĩ phương Đông,... sự dũng cảm của người
lính, tính chất khôn khéo của thương nhân và tính bay bổng
của nghệ sĩ.
Nhiều nhà xã hội học tư sản thường đồng nhất lối sống
với mức sống (Niveau de vie) bởi vì lối sống thường gán với
các thành quả sản xuất, với lực lượng sản xuất, với các phúc
lợi xã hội bảo đảm về các phương tiện đi lại, phương tiện
thông tin, nhà ở và dịch vụ... Tuy nhiên, xem xét lối sống về
mặt mức sống là quan tâm chủ yếu khía cạnh kinh tế của nó.
Trên bình diện kinh tế, khái niệm mức sống của lối sống chỉ
các lớp đối tượng: mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh
thần được đo lường bằng số lượng, như mức lương, mức thu
nhập bình quân tính theo đầu người, mức tiêu dùng thực
phẩm, công nghiệp, bảo vệ sức khoẻ và giáo dục, những điều
kiện ãn ở và sinh hoạt vãn hóa, các quỹ tiêu dùng. Rõ ràng là
mức sống rất quan trọng khi xác định những điều kiện và
hoạt động sống của con người. Song lối sống không rnhững
không chỉ lược quy vào bình quân thu nhập của xã hôi mà
còn không thể nói những xã hội có thu nhập cao là những xã
hội có lối sống đẹp. Người ta biết rất rõ lối sống Mỹ có mức
sống cao, nhưng ớ đó nạn phân biệt chủng tộc, những căn
bệnh của thế ký và nhất là sự phân tầng xã hội rất sâu sắc.
Chính ông Paul Samuelson, một nhà kinh tế học nổi tiếnu

40
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

Mỹ đã viết: “Không nên nghĩ rằng của cải dồi dào ở Mỹ


được phán phối cho sô đông người. Nếu lập một tháp gồm
những khôi hết sức nhỏ bé, mỗi khối tượng trưng cho thu
nhập tinh theo ngàn đô la thì tháp sẽ cao hơn tháp Effel rất
nhiều, song hầu như tất cả chúng ta chỉ cách mặt đất chừng
một mít”3.
Khác với mức sống, chất lượng sống (Qualité de vie)
phản ánh mứe thỏa mãn những nhu cầu có tính phức tạp hơn
không trực tiếp được đo bằng số lượng. Chất lượng sống là
khái nệm phản ánh các chỉ tiêu có nội dung phong phú của
lao dộig và giải trí, các điều kiện lao động và sinh hoạt chất
lượng ĩn, mặc, ờ, đi lại, eác hoạt động hường thụ, đánh giá và
sáng ụo vãn hóa, tính chất yên ổn của xã hội. Theo nhà
nghiêr cứu lối sống người Mỹ, VVilliam Bell, chất lượng của
cuộc ống được đặc trưng bởi: 1) Sự an toàn thể chất cá nhân
đối vá bạo lực, bệnh tật và các trường hợp rủi ro, 2) Sự sung
túc về kinh tế và tính đa dạng của hàng tiêu dùng, đặc biệt là
về thực phẩm, 3) Công bằng trong khuôn khổ pháp luật, 4) An
ninh cịiốc gia đối với kẻ thù bên ngoài và bên trong, 5) Bảo
hiểm tìc già yếu và ốm đau, 6) Hạnh phúc tinh thần của cá
nhân tao gồm khả năng tự thể hiện, các quan hệ phong phú
trong íia đinh và bè bạn, 7) Sự tham gia của đời sống cá nhân
vào đri sống xã hội, tham gia quản lý, khá năng quyết định
tương lai của mình trong khuôn khổ đời sống kinh tế xã hội

' N hiùi tíc ui.i- Nhún Ciií i, VIĨII hoá trong bang giá I!Ị ...

41
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

hiện đại, 8) Bình đảng về giáo dục, nhà ở và nghi ngoi, 9)


Chất lượng đời sổng vãn hóa, 10) Quyền tự do công dân, 1 1)
Chất lượng môi trường kỹ thuật, 12) Chất lượng mỏi trường
sống và khả năng chống ồ nhiễm4.
Đó là những chỉ tiêu mà một nhà xã hội học tư sản đã
nêu, nhưng thực chất chất lượng sống của Mỹ không có khả
năng đạt được các chỉ tiêu này.
Chính nhà xã hội học Mỹ W.Rostow đã cho rằng: tìm
kiếm chất lượng sống như thế là ảo tưởng trong xã hội tư bản
chủ nghĩa bởi vì dân sô' tãng nhanh nhất định chất lượng cuộc
sống phải giảm, công nghệ phát triển mạnh, môi trường không
thể không ô nhiễm, các nguồn tài nguyên không thể không
cạn kiệt.
Thực tế chất lượng sống vừa gắn chặt chẽ với số ltượng
vừa gắn liền với bản chất của một chế độ. Chất lượng sống
không bao chứa toàn bộ lối sống bởi vì lối sống được phản
ánh các điều kiện xã hội trong hoạt động sống của cá nhân.
Trong các phạm trù giáp ranh với lối sống, có phạm trù
phương thức sống. Khái niệm phương thức rất gần với lối
sống. Trong tiếng Nga, phương thức là Mogyc, tiếng Anh
Modus, tiếng Pháp Mode, tiếng Đức Weise. Trong triết học,
phương thức chi trạng thái vốn cỏ để phân biệt với trạng thái
phải có.

4 Nhièu tác giả. Sdd . ti . 306-307.

42
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA LỐI SỔNG

Phương thức sống là phạm trù kinh tế - xã hội xác định


nền tảng kinh tế - xã hội - tinh thần của lối sống. Phạm trù
này bao chứa những chỉ tiêu vé: tính chất của tư liệu sản xuất,
giá trị nền văn hóa, bản chất tinh thần của chế độ xã hội, điều
kiện an sinh xã hội, chất lượng dân số, cơ cấu nhân khẩu,
nghề nghiệp đối với các hoạt động sống. Khái niệm phương
thức sống gần như là chế độ sống (Regime de vie).
Như vậy, với tư cách là đối tượng nghiên cứu tổng hợp
của triết học, là một cơ cấu tổng thể bao chứa cả nếp sống, lẽ
sống, mức sống, chất lượng sống, phong cách sông và phương
thức sống gắn liền với tồn tại, ý thức xã hội và phương thức
sản xuất của xã hội; trong cơ cấu của lối sống có các chỉ sô'
thuộc vê đời sống vật chất của xã hội, có những chỉ số thuộc
vé đời sống tinh tliần của xã hội. Đến nay trong các nghiên
cứu triết học - xã hội học, người ta hình dung lối sống dưới
dạng hình thức một tổng thể cơ cấu của 14 khối chỉ số. Hệ
thống các chỉ số rất phức tạp và đồ sộ. Nhiều khối chỉ số về
tinh thần khó lượng hóa, a) Lao động và thời gian lao động; b)
Phúc lợi vật chất, sự bảo trợ và an sinh xã hội gắn với các
phúc lợi ấy; c) Bảo đảm chỗ ở, giao thông và đi lại giao tiếp;
d) Ọuan hệ đối với môi trường tự nhiên; e) Thời gian rỗi và
dịch vụ sinh hoạt; g) Hôn nhân — gia đình; h) Giáo dục nhân
dân; i) Sinh hoạt và các quan hệ văn hóa; k) Các quan hộ
chính trị; 1) Quan hệ dân tộc, tộc người, quan hệ quốc tế; m)
Các phản hiện xã hội; n) Tín ngưỡng, niểm tin, tôn giáo; o)

43
LÓI SÓNG DAN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

Các hiện tượng phản xã hội; và cuối cùng; p) Những định


hướng giá trị dân cư.
Trong 14 khối chỉ số gắn với cơ cấu của bất kỳ một lối
sống nào thì khối chỉ sô' về lao động và thời gian lao động là
cơ bản và rất quan trọng. Triết học và xã hội học Mác —
Lênin khác với các triết học ngoài mác xít đã khẳng định lao
động và thời gian lao động quyết định số lượng và chất lượng
lối sống. Tính chất của lao động để lại dấu ấn rất sâu trong
toàn bộ hoạt động sống của con người, nó tham gia vào hình
thành các phẩm hạnh đạo đức và định hướng hành vi, xác định
giá trị nhân cách.
Các chỉ số về mức-sống, về phúc lợi vật chất, về bảo
hiểm xã hội cũng gắn liền với năng suất lao động, những
thành quả lao động. Chỉ sô' thu nhập trong lao động và sự kết
cấu giữa thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động tự do
có thể ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch, nghỉ ngơi.
Trong khối các chỉ số về lối sống có 2 khối chỉ số quan
trọng và lớn nhất. Đó là khối chỉ số về lao động và thời gian
lao động; Và khối chỉ số về sinh hoạt và thời gian ngoài lao
động. Các khối chỉ số về văn hóa và giáo dục nhân dân chi
phối trình độ và tính dộc dáo của văn hóa lối sống. Các khối
chỉ số về các quan hệ chính trị, quản lý xã hội xác định trình
độ giác ngộ xã hội của hoạt động sống. Các chỉ số về các
hiện tượng phản xã hội là một trong những biêu hiện lệch
chuẩn trong các hoạt động sống. Các chỉ sô về định hướng

44
CHƯƠNG 1: CO SỞ LỸ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

các giì trị quyết định sự lựa chọn phong cách sống của cá
nhân tong xã hội.
Trong các khối chỉ số về cơ cấu của lối sống bao gồm
trong iản thân nó các chỉ sô' vừa ở cấp độ chất lượng vừa ở
cấp đ< số lượng. Các chỉ sô' về cấp độ chất lượng xác định
những điều kiện xã hội, bản chất kinh tế — chính trị - xã hội
của lố; sống. Những chỉ số số lượng xác định đặc điểm của lối
sống t ong một giai đoạn phát triển nhất định của một chế độ
xã hội Các chỉ sô' chất lượng và sô' lượng của lối sống luôn
luỏn cá mối quan hệ biện chứng. Các chỉ số về chất lượng xác
định tnh chất của lối sống trong một phương thức sản xuất
nhất dnh. Các chỉ số về số lượng xác định sự khác biệt có thể
có giũa giai đoạn phát triển này với giai đoạn phát triển khác
của lố sống.
Cụ thể hóa các chỉ số về chất lượng của lối sống gắn với
chế đí sở hữu về tư liệu sản xuất, tính chất các quan hệ sản
Xuất, các hoạt động vãn hóa, hệ tư tưởng chính thống, các đặc
điểm ;ủa thượng tầng kiến trúc, các quan hệ chính trị, đạo
đúc, tlẩm mỹ, cơ cấu giai cấp xã hội, các định hướng giá trị.
Cụ thể hóa các chỉ số sổ lượng của lối sổng gắn với năng
suất ho động, trang bị các điều kiện lao động, trình độ phát
triển (ủa lao động, khoa học, kỹ thuật, thu nhập bình quân,
dièn tch nhà ở tính theo đầu người; chất lượng thực phẩm,
giio tiông vận tải; tuổi thọ trung bình, cơ cấu thời gian lao
đfng ất yếu và thời gian tự do, cơ cấu dân số, chất lượng giáo

45
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

dục nhân dân, trình độ dân trí, chất lượng nền dân chù, vãn
hóa đọc, văn hóa nghe nhìn, điện thoại, bưu chính...
Có thể nói lối sống là một khái niệm chỉ các hoạt động
sống của con người có liên hệ bản chất với các điều kiện vật
chất và tinh thần của một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
Xem xét lối sống từ góc độ triết học gắn với xã hội học cụ thê
cho phép ta nhận diện được những đặc điểm cụ thể của lối sống
trong một phương thức sản xuất nhất định. Mỗi quan hệ giữa
hoạt động sống của cá nhân trong một phương thức sản xuất
nhất định chính là bản chất xã hội của một lối sống nhất định.
2. Bản chát xã hội của lối sống
Mỗi lối sống đều gắn với một phương thức sản xuấlt nhất
định. Phương thức sản xuất ấy lại gắn với một dân tộc, những
giai cấp và trong một thời đại nhất định. Vì thế, lối sống nào
cũng in dấu ấn của xã hội tạo thành nó.
Lối sống mang tính xã hội nhưng được thực hiện thông
qua các cá nhân, vì thế người ta thường xem xét bản chiất xã
hội của lối sống thông qua hoạt động sống của cá nhân, rhỏMỊ
qua địa vị của cá nhân trong hệ thống phân công lao động xã
hội. Lối sống, trước hết xác định con người là chủ thể xã hội.
Bản chất xã hội của lối sống gắn với các hình thức, những đặc
điểm hoạt động quan trọng của chủ thê người với tư cách là
nhân tố tích cực, chủ động sáng tạo trong các hình thái kinh tế
xã hội. Mỗi người, mỗi cá nhân đều có lối sống đưực quy định
bời các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội cơ bản. Các dicu

46
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

kiện síng của cá nhân, những năng lực và thiên hướng cá


nhân hôn luôn mang bản chất xã hội. Tuy có những cá nhân
ngoại lệ có thể thoát ra khỏi lối sống của một nhóm xã hội
nào đc, nhưng về bản chất nó không thể thoát khỏi điều kiện
xã hội này hay điều kiện xã hội khác. Đại bộ phận các hoạt
động íống của các cá nhân được quy định bởi các điều kiộn
kinh té xã hội.
Bản chất xã hội của lối sống trước hết thể hiện trong mối
quan tệ qua lại giữa cái cá nhản và cái xã hội. Trong các hoạt
động tống của con người, con người chiếm lĩnh những điều
kiện xã hội, hòa nhâp vào lối sống chung của một xã hội nhất
định. Trong quá trình chiếm lĩnh những điều kiộn xã hội con
người tự nâng cao và định hướng giá trị của mình- theo các
chuẩn mực xã hội.
Bản chất xã hội của lối sống phản ánh những quá trình
mà nhờ đó con người hình thành những đặc điểm và những
đạc tính của mình với tư cách một con người của xã hội ấy.
Lối Sống xác định những khả năng khách quan hiện diộn
trong xã hội. Những khả nãng ấy được thực hiện, được biểu
hiện tiông qua những cá nhân riêng lẻ. Lối sống là sự thống
nhất pữa điều kiện khách quan của xã hội với các quá trình
hoạt <íộng chủ quan của cá nhân. Đó là sự thống nhất giữa
nhữn£ mệnh lệnh bên ngoài của xã hội với những lĩnh vực bên
trang của tâm lý, tình cảm, tư tưởng cá nhân. Vì thế bản chất
xí hộ của lối sống không phái chỉ là các điều kiện kinh tế -

47
LỐI SỐNG DẨN T ộ c , h iệ n đ ạ i -MẤY v ẩ n đ ể l ý l u ậ n v á t h ự c t iễ n

xã hội - chính trị - yăn hóa khách quan và cũng không phải
chỉ là quá trình hoạt động chủ quan của cá nhân. Bản chất xã
hội của lối sống xác định mức lựa chọn của cá nhân giữa
những đường hướng hoạt động, hành vi khác nhau do xã hội
đem lại một cách khách quan. Bản chất xã hội của lối sống
biểu thị trước tiên khả năng con người biết sử dụng thế giới sự
vật đa dạng, biết ứng xử phù hợp với hoạt động sống trong
những điều kiện xã hội nhất định.
Sự tác động qua lại giữa cái cá nhân và cái xã hội biểu
thị trong lối sống được vận hành như một quá trình con người
hoàn thiện mình trong việc hoàn thiện những hoàn cảnh khách
quan. Con người không thụ động trước hoàn cảnh khách quan.
Tính tích cực chủ quan của con người làm cho lối sống tiềm
ẩn những năng lực sống đa diộn. Trong các điều kiện xã hội
khó khãn, một mặt con người chịu sự quy định của hoàn cảnh;
mặt khác vươn lên vượt khó khăn.
Có thể nói bản chất xã hội của lối sống được thể hiện
thông qua những cá nhân. Mỗi cá nhân tùy hoàn cảnh xã hội
mà điều chỉnh, hoàn thiện lối sống của mình thông qua cơ chế
tự điều chỉnh của cá nhân. Những cơ chế riêng để điều chinh
lối sống cá nhân là tập hợp những thành tố: a) Yêu cầu của xã
hội và hệ chuẩn mực xã hội mà cá nhân hoạt động sống; b)
Trình độ giáo dục, tự giáo dục và giáo dục lại của cá nhân; c)
Những thói quen và sự tích lũy kinh nghiệm sống của cá nhân;
d) Các nhu cầu, thị hiếu và lý tường sống của cá nhân. Đó

48
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

chính & cơ chê' điều chỉnh lối sông của cá nhân trong quan hệ
biện chíng với lối sống của xã hội.
Trong quan hệ biện chứng giữa lối sống cá nhân và lối
sống cia xã hội thì lối sống của xã hội là hoạt động sống cơ
bản. N5 chi phối các hoạt động sống của cá nhân. Các lợi ích
của cá nhân phải thực hiện thông qua các lợi ích của xã hội bởi
lợi ích xã hội là tổng hợp những lợi ích của cá nhân. Trình độ tự
giác cia cá nhân là nhân tố quan trọng để hòa nhập và làm
phong phú cả lối sống của cá nhân lẫn lối sống của xã hội.
Ttong những xã hội có đối kháng giai cấp giữa ỉối sống
cùí xã hội và lối sống của cá nhân không thống nhất. Có lối
sống cảa một bộ phận cá nhân này hay cá nhân khác phù hợp
với lối sống của xã hội ấy; cũng có lối sống của một bộ phận
cá nhài khác lại mâu thuẫn với lối sống chủ đạo của xã hội
ấy. Vấa đề bản ehất xã hội của lối sống nêu lên sự cải tạo các
lối sống trong các hệ thống xã hội khác nhau. Sự phong phú
và đa dạng các lối sống trong một phương thức sản xuất cho
phép iiiận diện bản chất xã hội của lối sống của một phương
th ít san xuất nhất định. Nói bản chất xã hội của một lối sống
củi mót phương thức sản xuất thường nói đến lối sống chủ
đạo củi giai cấp thống trị trong phương thức sản xuất ấy. Còn
nói bản chất xã hội của lối sống ironẹ một phương thức sản
xuít là nói tới nhiều lối sống trong phương thức sản xuất ấy.
Bin chất xã hội của lối sống không chí thể hiện ớ tính
đặc thi về phương thức sản xuất mà nó còn thể hiện ở ngay

49
LÓI SÓNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

chính bản thân những mâu thuẫn trong một phương thức sán
xuất. Trong phương thức sản xuất dưới chế dộ phong kiến có
lói sống của địa chủ và nông dân. Trong phương thức sản xuất
của chế độ tư bản có lối sống của tư bản và công nhân. Nhìn
đụi cục trong các xã hội có áp bức bóc lột giai cấp, có lỏi sống
của người bị bóc lột và lôi sống cùa kẻ đi áp bức bóc lột. Có
thể nói, cái dễ nhìn thấy nhất bản chất xã hội của lối sông là
tính giai cấp của nó. Vị trí của các giai cấp trong nền sản xuất
xã hội, trong lao động xã hội quy định bản chất xã hội trong
lối sống của họ. Trong xã hội phong kiến có nhiều hình thức
lao động xã hội khác nhau, có nhiều giai cấp khác nhau do đó
có nhiều lối sông không giống nhau.
Bản chất xã hội của mỗi lối sống không chỉ phản ánh
các quan hệ giai cấp xã hội mà nó phụ thuộc; các lối sống
còn có mối liên hệ với lịch sử, với truyền thống, với một
quốc gia nhất định. Vì thế, bản chất xã hội của lối sông còn
được quy định bởi tính dân tộc của nó. Các quan hệ giai cấp,
các hộ thống chính trị đều được hình thành một cách lịch sử
trên một truyền thống văn hóa dân tộc. Mỗi dân tộc đi vào
một hình thái kinh tê xã hội nào đó, vào một giai đoạn phát
triển lịch sử nào đó như: chế độ nô lệ, chế độ phong kiến,
chế độ tư bản, hay chê độ xã hội chủ nghĩa có những lôi sống
không giống nhau. Lôi sống trong chê độ phong kiến ớ châu
Âu khác khá xa với lỏi sống trong chế độ phong kiến ờ
phương Đông. Ncay lôi sông trong cùng một chế độ phong

50
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

kiến ớ phương Đông thì lối sống của giai cấp phong kiến
Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên và một số dân
tộc khác cũng khác nhau.
Bản chất xã hội của lối sống không chỉ gắn liền với
phương thức sản xuất, với địa vị của người lao động, người
quản lý trong phương thức đó, mà còn gắn với đặc điểm tâm lý,
VỚI truyền thống văn hóa, với khí chất của dân tộc. Nhiều lối
sông trong cùng một chế độ phong kiến, nhưng có những kết
cấu tôn giáo khác nhau mà có phong cách sống không giống
nhau. Những cư dân theo đạo Hồi có những biểu hiộn của lối
sống khác với cư dân theo đạo Phật hay Thiên chúa giáo.
Nói đến bản chất xã hội của lối sống, khi xem xét các
thành phần nhân khẩu, mật độ dân số, truyền thống văn hóa, cơ
cấu tôn giáo của mỗi dân tộc, người ta thường nêu lên hoàn
cảnh địa lý, khí hậu, hoàn cảnh tự nhiên của dân tộc đó. Những
đặc điểm về địa lý, khí hậu ở mỗi vùng, mỗi miền sinh thái gắn
với các quốc gia dân tộc là một hệ thống tác động nhiều chiểu
đến lối sống trong một phương thức sản xuất nhất định. Những
đấi nước có khí hậu bãng giá đã sáng tạo ra những phương thức
lac động khác với những nước có chế độ khí hậu nhiệt đới gió
mìa. Những nước gắn liền với sông, với biển có những tập
quín lao động khác với những nước không có biển. Các điều
kién lự nhiên, hoàn cảnh địa lý ở những nước có nhiều núi cao,
rừrg thẳm tạo ra những phong cách lao động khác với các dân
tộc ớ những bình nguyên, các đồng bằng.
LỐI SỐNG DẨN T ộ c , h iệ n đ ạ i - MẦY VẤN ĐÉ LÝ LUẬN VẨ THỰC TIẾN

Tính đặc thù dân tộc tạo ra không chi sự khác biệt trong
lĩnh vực tinh thần mà cả trong lĩnh vực vật chất của lối sống.
Bản chất xã hội của lối sông nhìn từ tính dân tộc của nó có thể
thấy các khác biệt trong cơ cấu tổ hợp kinh tế, trong cường độ,
nội dung và các khuynh hướng của các quan hệ ngoài kinh tế,
trong tổ chức chính trị, phân công lao động, trong các đặc thù
tạo nên những phong tục, tập quán riêng biệt.
Tính bền vững của lối sống là do tính dân tộc của nó tạo
thành. Tính dân tộc kết tinh các kinh nghiệm sống trong lịch
sử, hòa nhập vào các phương thức sản xuất mới tạo ra những
chương trình hoạt động sống phản ánh nhiều giá trị của nền
văn hóa truyền thống mà vẫn mang tính hiện đại. Vấn đề bản
sắc dân tộc của lối sống vì thế không chỉ là tiếp tục những
hoạt động sống đã có mà còn phát triển những thành tố mới.
Lối sống đương đại của nhiều dân tộc sở dĩ không phá vỡ
mạnh mẽ những cơ cấu xã hội khi có sự bùng nổ của quá trình
tăng trưởng kinh tế bới vì các chương trình trong các hoạt
động sống truyền thống không những không bị phá bỏ mà nó
còn tự đổi mới dần dầri do sự ổn định của tính dân tộc tạo nên.
Có thể nói bản chất xã hội của lối sống gắn với mỗi dân
tộc, mỗi quốc gia có môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
đặc thù. Hàng loạt những nét đặc thù của lối sông con người
phụ thuộc vào các điều kiện dân tộc ấy. Thứ nhất, các điéu
kiện ấy quyết định cư cấu tổng thể lao động, của toàn thế tir
dân, toàn thể dân tộc, nó quyết định tính độc đáo trong thời
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

gian laỉ động. Thứ hai, các điều kiện ấy quyết định những đặc
điểm rhu cầu của con người trong toàn bộ hoạt động sống của
họ. Moi sinh hoạt, mọi quan hệ sông, mọi quan hệ ngoài lao
động <£u diễn ra trong các môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội ấy. Nói về điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu của một
dân tội nào đó gắn với nguồn I. iên liệu phong phú của tự
nhiên, chúng sẽ ảnh hưởng toàn bộ đến mức sống, thu nhập
quốc cân, hướng lao động và việc làm, đến cơ cấu sản xuất,
tính chất của các ngành sản xuất, đến cơ cấu công — nông
nghiệp Những điều kiện thiên nhiên thuận tiện cho phát triển
nông nghiệp, trong lối sống, trong hoạt động sống, trong mức
sống sé phản ánh rõ rệt tính chất đặc thù này. Thứ ba, tính độc
đáo dâi tộc của vãn hóa in rất đậm lên kỹ năng lao động, hệ tư
tưởng và nhiều giá trị tinh thần của lối sống.
Bản chất xã hội của lối sống không chỉ thể hiện ở những
nét đặc thù, mà còn thể hiện ở những nét phổ biến. Như đã
phân téh, mỗi lối sống đều được hình thành từ các quan hệ lao
động t;ong một phương thức sản xuất nhất định, trong một hệ
tư tưởrg và ở những vùng sinh thái nhất định. Như vậy, lối
sống ỏ bất kỳ đâu cũng mang bản chất của một số thành tô' cơ
bản chang. Những đặc điểm này có thể cảm thấy hết sức rõ rệt
đối vớ từng thành viên của cộng đồng dân tộc nhất định.
Chúng gắn với đặc trưng của đời sông, sinh hoạt, với truyền
thông văn hóa, những tập quán bền vững nhìn từ kết cấu chung
của lố! sốni’. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là một quá
trình q iốc tế hóa đời sống xã hội. Ngay từ trong chủ nghĩa tư
LỐI SỐNG DAN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẨY VẤN ĐỀ LỸ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

bản, sự lớn mạnh của lực lượng sản xuất đã tạo tiền đề cho
những nét phổ biến sau này của lối sống được phát triển.
Trong quá trình lực lượng sản xuất phát triển, nhiều lối
sống trong cùng một phương thức sản xuất cũng như các
phương thức sản xuất khác nhau đã có ảnh hưởng qua lại.
Điều đó tạo nên những giao lưu về lối sống. Vì thế trong bản
chất xã hội của các lối sống không phải là thuần túy khép kín.
Lối sống là một phạm trù mở. Nó có cả tính bển vững và
những cơ chế tiếp biến. Xem xét bản chất xã hội của mọi lối
sống cần thiết phải tìm hiểu mối quan hệ giữa cái dân tộc và
cái quốc tế của nó.
Cái quốc tế của mỗi lối sống không phải là một quá trình
nhập cảng. Mỗi lối sống trong một phương thức sản xuất nhất
định ở một dân tộc nhất định, vừa mang tính dân tộc vừa
mang tính quốc tế. Tính quốc tế trong lối sống không chỉ là
những thành tố phổ biến hợp thành lối sống. Tính quốc tế
trong lối sống còn biểu hiện ở chỗ, khi lối sống phát triển ưu
việt nó sẽ được quốc tế hóa trở thành một lối sống ưu việt mà
nhiều dân tộc mong muốn tiếp nhận, noi theo.
Có thể nói, đứng về bản chất xã hội, người ta có thể nhận
diện một số lối sống cơ bản theo những tiêu chí dưới đáy:
1) Theo tiêu chí giai cấp, lối sống được nhận diện t
quan điểm về hình thái kinh tê - xã hội. Qua đó có các lối
sống chủ nô và nô lệ; địa chủ và phong kiến; tư sản và công
nhân; lối sống trong chú nghĩa xã hội.

54
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

2) Theo tiêu chí hệ tư tưởng, từ đây có thể nhận diện


thêm cả lôi sống của các nhân cách trong một phương thức
sản xuất. Lối sông của các bậc quân tứ, của các nho sĩ, đạo sĩ,
tăng ni, phật tử, công nhân, nhà tư bản, người mác xít.
3) Theo tiêu chí sinh thái, từ đây có thể thấy thêm lối
sống thuộc các vùng, các miền smh thái: lối sống người vùng
cao, lối sống người vùng biển, lối sống người vùng đồng bằng,
lối sống ờ đô thị, lối sống nông thôn.
4) Theo tiêu chí lao động nghề nghiệp, từ đây có thể
nhận thức thêm các lối sống thuộc các lĩnh vực lao động cụ
thể: lối sống của những người làm nghề nông, lối sống của
những người làm nghề máy móc, lối sống của trí thức, thương
nhản và vô số các ngành nghề khác nhau như nghề y học,
nghề kiến trúc...
Có thể nói, lối sống là một lĩnh vực rất rộng. Nó là thành
tố hợp thành của một nền văn hóa. Nó có mối liên hệ với lao
động, sinh hoạt và toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội từ
truyển thống đến hiện đại, từ dân tộc đến tộc người, từ cá
nhản đến xã hội, từ dân tộc đến quốc tế.
3. Sự vận động lịch sử của lôi sống trong các xã hội trước
chủ nghĩa xã hội
Cãn cứ vào bản chất của chế độ kinh tế - xã hội, người ta
có thế chia lối sống thành những kiểu lịch sử cơ bản theo íiéu
chi vê cúc phương thức sản xuất vờ chê độ xã hội. Căn cứ vào
tiêu chí he tư tưíhiạ, neười ta lai nhận diện thỏm lối sống có
LỐI SỐNG DAN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẨN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

những kiểu nhân cách khác nhau trong những thời điểm lịch
sử khác nhau. Căn cứ vào tiêu chí sinh thái hay tiêu chí hoạt
động lao động cụ thể người ta cũng nhận diện được các hình
thức khác nhau nữa cùa lối sống. Vậy những nguyên nhân chủ
yếu nào dẫn tới sự vận dộng đa dạng của các kiểu sống, các
cách thức sống?
Tác nhân quan trọng đầu tiên và bao trùm làm thay đổi
kiểu lịch sử cơ bản của lối sống là phương thức sản xuất, theo
đó là các chế độ xã hội và sự thay đổi hệ tư tưởng. Tác nhân
này đã làm hình thành các kiểu lịch sử của lối sông theo
phương thức sản xuất của cộng đồng nguyên thủy; phương
thức sản xuất của chế độ nô lệ; phương thức sản xuất của chế
độ phong kiến; phương thức sản xuất của chế độ tư bản và
phương thức sản xuất của chủ nghĩa xã hội. Trong các phương
thức sản xuất trước chủ nghĩa xã hội có sự vận động phức tạp
của nhiều lối sống khác nhau bởi vì quan hệ của các giai cấp
với tư liệu sản xuất và vị trí của mỗi giai cấp trong hệ thống
sản xuất xã hội khác nhau. Trong quá trình tồn tại và phát
triển của mỗi phương thức sản xuất ấy, do có cuộc đấu tranh
giai cấp mà có sự chuyển biến không ngừng về lối sống cùa
nhiều giai tầng khác nhau.
Trong mỗi phương thức sản xuất trước chủ nghĩa xã hội,
lôi sống của giai cấp thống trị thường chi phối diện mạo kiểu
lịch sử cơ bản của lối sống. Vì thế lối sống của mẩi phương
thức sản xuất thường vận động theo sự vận động của lối sống

56
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

cua giai cấp thống trị. Các lối sống trong các phương thức sản
xuát trước chủ nghĩa xã hội dù có đối lập quyết liệt nhưng
vẫn trong khuôn khổ điều kiện kinh tế - xã hội có giai cấp.
Chế độ nô lệ, chế độ phong kiến và chủ nghĩa tư bản đều dựa
trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Từ phương thức
sản xuất này chuyển sang phương thức sản xuất khác, tuy các
lội sống bị thay đổi kiểu lịch sử, song nó vần duy trì những
điều kiện cơ bản đê tái sinh, lập lại các lối sống trước đó. Ở
một mức độ nào đó địa vị kinh tế - xã hội của các giai cấp
thống trị vẫn giữ nguyên. Vì vậy các tác nhân làm thay đổi
kiểu lịch sử của lối sống trưóe chủ nghĩa xã hội thực ra chưa
triệl để bởi nó còn duy trì những quan hệ người áp bức bóc lột
người; do đó có lôi sông của kẻ thống trị và lối sống của
người bị trị.
Tác lìhân thứ hai làm thay đổi lối sống trên một diện
rộng trong mỗi một phương thức sản xuất đó là sự thay đổi
cơ cấu lao động, sự chuyển biến sâu sắc về lực lượng sản
xuất. Các phát minh khoa học, những sáng chế, các cuộc
cách mạng công nghệ, các quá trình công nghệ hóa, hiện đại
hóa đã làm đảo lộn tận gốc rễ các kỹ năng lao động, các
phong tục. các tập quán tạo nên sự vận động rất sâu sắc của
lối sống. Những lối sống của các xã hội làm ruộng, làm
vườn, chăn nuôi nhỏ lé của nền kinh tế sinh nhai đã tham dự
vào những quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùa
nhữnc cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng nông

57
LỐI SỐNG DAN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

nghiệp, cách mạng thương nghiệp, cách mạng tư tưởng vãn


hóa làm hình thành nhiều lối sống mới và đồng thời cũng
xóa bỏ nhiều lối sống cũ.
Cuộc cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học
kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hóa, ba cuộc cách mạng đó
đều tạo nên những rung chuyển, những chấn động sâu rộng
làm thay đổi rất nhiều các hoạt động sống trong mỗi phương
thức sản xuất. Cuộc cách mạng nào cũng ảnh hưởng sâu rộng
đến lối sống của xã hội, làm thay đổi cả số lượng, chất lượng,
thời gian lao động và các quá trình hưởng thụ, sáng tạo văn
hóa của nhiều tầng lớp xã hội.
Cùng với các cuộc cách mạng thay đổi cơ cấu thời gian
và chất lượng lao động xã hội, có thể nói các cuộc chiến
tranh, các cuộc cải tạo xã hội là tác nhân lớn thứ ba thay
đổi lối sống trong xã hội. Chiến tranh, các cuộc cải tạo xã
hội là những cú sốc lớn thay đổi hoạt động sống. Từ thời
bình chuyển vào thời chiến, từ thời chiến chuyển vào thời
bình, các cuộc cải tạo xã hội đã biến đổi nhanh chóng, cấp
tập từ lòng sâu của các quan hộ sinh tồn, quan hệ giao tiếp
và ảnh hưởng trực tiếp đến các quan hệ sản xuất, quan hệ
nhân sinh. Sự bảo tồn cuộc sống, sự đảo lộn các thang bậc
giá trị, sự xáo trộn sinh hoạt mạnh mẽ đã đảo lộn trật tự của
lối sống. Các chính sách thời chiến, các mục tiêu cài tạo xã
hội đã làm thay đổi lối sông của hàng chục triệu người trong
xã hội.

58
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LỸ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

Tức nhân thứ tư đó là sự thay dối chế độ nhân khẩu rộng


lớn cũng làm thay đổi lối sống của một bộ phận lớn dân cư
trong xã hội. Các cuộc di dân, các làn sóng nhập cư, các quá
trình xuất nhập khẩu lao động lớn, các cuộc chuyển đổi dân
cư từ thành phố về nông thôn, từ nông thôn ra thành phố làm
thay đổi văn hóa sinh tồn và văn hóa giao tiếp. Mức sống,
phong cách sống, nếp sống, nhịp sống thay đổi trong quá trình
này đã dẫn đến thay đổi trong lối sống.
Có thể nói, có rất nhiều tác nhân làm thay đổi lối sống
xã hội, song tác nhân làm thay đổi kiểu lịch sử cơ bản của lối
sống thì chỉ có tác nhân thay đổi phương thức sản xuất là tác
nhân quan trọng nhất. Tác nhân này bao trùm và chi phối
nhiều tác nhân khác. Trong các tác nhân thay đổi kiểu lịch sử
cơ bản của lối sống thì chỉ có sự chuyển biến từ xã hội có giai
cấp sang xã hội không giai cấp; từ phương thức sản xuất có áp
bức bóc lột sang phương thức sản xuất không có áp bức bóc
lột là tạo ra sự íhay đổi căn bán, mạnh mẽ, quyết liệt nhất
trong lĩnh vực lối sống.
Lối sống của các xã hội sau các xã hội có áp bức bóc
lột giai cấp là lối sống khác với lối sống trong các xã hội tư
bản và tiền tư bản. Đây là một bước ngoặt thực sự vể lối
sống. Trong lối sống của xã hội sau chủ nghĩa tư bản. những
biên đổi vé chất diễn ra trên mọi lĩnh vực của hoạt động sông
của con người. Lối sống sau lối sống của chủ nghĩa tư bản là
một cuộc cách mạng toàn diện trong lĩnh vực cuộc sống của
cor ne ười.
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI • MẤY VẤN ĐẼ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Trong mỗi kiểu lịch sử cơ bản của lối sống hay là trong
mỗi lối sống lịch sử của phương thức sản xuất nhấl định đã
từng diễn ra nhiều các tác nhân làm thay đổi lối sổng cục bộ
và cơ cấu cục bộ của lối sống trong phương thức ấy. Những
cuộc cải cách, những cuộc khởi nghĩa, những cuộc cách mạng
trong nội bộ của một phương thức sản xuất không làm thay
đổi kiểu lịch sử của lối sống. Chỉ có cuộc cách mạng, cuộc
chiến tranh, cuộc đổi mới nào thay đổi phương thức sản xuất
thì mới thay đổi kiểu lịch sử cơ bản của lối sống. Tuy nhiên,
những thay đổi về các mô hình sản xuất, về lực lượng sản xuất
trong mỗi phương thức sản xuất cũng có tác động không nhỏ
đến sự thay đổi kỹ năng lao động, lối tư duy, các quan hệ xã
hội. Điều đó luôn tác động đến mặt này hay mặt khác của cơ
cấu lối sống và cả bản thân lối sống xã hội.
Trong quá trình hình thành những kiểu lịch sử cơ bản
của lối sống, con người đã trải qua thời đại gắn với việc chiếm
hữu những sản phẩm của tự nhiên, đó là thời kỳ con ngiời còn
trực tiếp phụ thuộc vào lực lượng tự nhiên. Sự tồn tạí của con
người trong những điều kiện xã hội ấy, một mặt phụ thuộc vào
công cụ sản xuất còn thô sơ, và mặt khác phụ thuộc vào các
tập thể được hình thành một cách tự nhiên. Ớ giai đoạn đó các
lực lượng tự nhiên hết sức hùng mạnh, lối sống của con người
thường dựa vào tự nhiên.
Từ xã hội hái lượm, con người đã tiến lên sán xu.ít 110 112
nghiệp. Trong các xã hội có sự thống trị của quyềm sớ hữj

60
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LỸ LUẬN CÙA LỐI SỐNG

ruống đất, nhưng lối sống của con người vẫn gắn chặt với tự
nhtên và phạm vi hoạt động cúa lôi sông bị hạn chế bới các
điéu kiện tự nhiên và mang tính cục bộ địa phương, gắn với
gia tộc, với bộ tộc, tính lặp lại còn phổ biến, chưa tái sản xuất
mở rộng. Lối sống trong các xã hội tiền tư bản chưa có bản
nguyên cá tính, các cá nhân chưa tách khỏi cộng đồng, công
xã là lực lượng sản xuất hùng mạnh nhất. Hạn chế lịch sử của
các lối sống trong các xã hội tiền tư bản là gắn chặt với cộng
đồng, chưa có sự phát triển đầy đủ của tự do cá nhân.
Trong các xã hội tiền tư bản lao động thủ công khá phát
triẻn, đạo đức được duy trì. Trong các xã hôi như vậy cơ sở
kinh tế của lối sống không quan trọng bằng các quan hệ văn
hóa, đạo đức. Do sự phân công lao động không sâu, mỗi người
phải làm nhiều việc, có khi phải làm tất cả mọi việc mà lối
sống thường gắn với sự khéo léo, sự trung thành, sự hy sinh,
daih dự và niềm tin. Trong các xã hội tiền tư bản, nhân cách,
lối sống có một sự pháĩ triển tự do nhất định. Rất nhiều lối
sống tốt đẹp gắn với các khát vọng và lý tường sống cao đẹp
xuất hiện.
Trong sự vận động của các kiểu lối sống cơ bản trên tiến
trình lịch sử, lao động trong chủ nghĩa tư bản với việc phát
triển sản xuất bằng công nghiệp, đã tạo tiền đề cho việc hình
thành một kiểu mới của lối sống nhản loại. Sản xuất tư bản
chi nghĩa đã khắc phục nhiều hạn chế của các lối sống trong
cá: xã hội tiền tư bản. Lần đầu tiên con người trong xã hội tư

61
LỐI SỐNG DẨN T ộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẨN ĐÉ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

bản có khả năng làm chủ tự nhiên bằng các công cụ hiện đại
do mình sản xuất ra. Bằng năng suất lao động cao hơn, con
người khắc phục được tính hạn hẹp của lao động thủ công.
Việc phát triển toàn diện sản xuất bàng công nghiệp, sản xuất
tư bản chủ nghĩa tạo ra xu hướng mục tiêu làm toàn diện hóa
tồn tại xã hội của con người. Trong điều kiện của nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa lần đầu tiên đã sản sinh ra cơ sở xã hội,
những tiền đề cần thiết cho một lối sống tốt đẹp hơn ra đời.
Sản xuất tư bản chủ nghĩa khắc phục tính hạn chế và các thành
kiến dân tộc trong lối sống của xã hội phong kiến. Có thể nói
sản xuất tư bản chủ nghĩa mang những tiền đề to lớn giải
phóng nhân cách, tăng cường tri thức, cải tạo lối sống. Giai
cấp tư sản lúc đang lên khi chống lại lối sống một chiểu của
giai cấp phong kiến, nó đã tạo nên một cuộc đảo lộn rất lớn về
lối sống. Ph.Ảngghen viết rằng: “Đó là một cuộc đảo lộn tiến
bộ lớn nhất mà từ xưa tới nay nhân loại đã trải qua, đó là một
thời đại cần có những con người khổng lồ và đã sinh ra những
con người khổng lổ: khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt
tình và tính cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và về
mặt học thức sâu rộng”5. Những con người này đã đặt cơ sở
cho lối sống của giai cấp tư sản.
Trong tiến trình phát triển lịch sử của giai cấp tư sản,
nhiều cuộc cải cách lớn trong xã hội đã diễn ra, nhân cách và

' C.M úc và Ph.À ngghen. Toàn tập, 1.20. N xb O iíiứ i trị Quỏc gia, Hà N ộ . 19% . ir.
459-460

62
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

lối sốrg đa dạng hơn, con người cá nhân được củng cố. Tuy
nhiên ìản xuất tư bản chủ nghĩa thường chuyên môn hóa rất
cao làn cho con người trở nên như một chiếc máy. Sản xuất
tư bản chủ nghĩa đã liên kết người công nhân sông với máy
móc ciết thành những người bạn đồng hành đã làm phiến
diện hSa lôi sống và nhân cách. Sự phát triển những hình
thức plân công lao động xã hội trong vòng quay dữ dội của
các qrnn hộ tiền — hàng tư sản đã tạo ra lối sống thực dụng
và biếi con người trở thành những nô lộ ngoan ngoãn của
đổng tên.
Sin xuất tư bản chủ nghĩa đã tiến một bước quan trọng
trong <uá trình phát triển lực lượng sản xuất xã hội, nhưng
trong chủ nghĩa tư bản, sản xuất hiện ra như mục đích của
con ngrời còn của cải lại hiện ra như mục đích của sản xuất.
Nguồn lực con người được khai thác triệt để và bị vắt đến cạn
kiệt. Sin xuất tư bản chủ nghĩa đã tước bỏ nội dung tinh thần
của lac động và biến tất cả phẩm giá người thành hàng hóa.
Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, những khả năng và những
quan hệ thực tế của cá nhân bị xuyên tạc sâu sắc. Các phẩm
chất nịười không còn là mục đích tự thân mà là phương tiện
lợi ích xã hội, trong điểu kiện ấy, các giá trị tinh thần của lôi
sống b hạ nhục rất thảm hại. Mác nói rằng, hình thức tư sản
của lao động phát triển càng thuần khiết và càng thích ứng
thì lao động càng bị tha hóa. Người công nhân lao động càng
nhiều, thì họ càng nghèo. Họ càng tạo ra nhiều tòa lâu đài
lộng lly thì họ càng bị ớ dưới các túp lều lụp xụp. Mác viết:

63
LỐI SỐNG DAN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LỸ LUẬN VẤ THỰC TIẾN

“Theo những quy luật mà kinh tế chính trị học đề ra thì sự


tha hóa của công nhân trong vật phẩm của mình biểu hiện
như sau: Công nhân càng sản xuất nhiều thì anh ta có thể tiêu
dùng càng ít; anh ta tạo ra càng nhiều giá trị thì bản thân anh
ta càng bị mất giá trị, càng bị mất phẩm cách; sản phẩm của
anh ta tạo dáng càng đẹp thì anh ta càng què quặt; vật do anh
ta tạo ra càng văn minh thì bản thân anh ta càng giống với
người dã man; lao động càng hùng mạnh thì người công nhân
càng ốm yếu; công việc anh ta làm càng phức tạp thì bản
thân anh ta càng trống rỗng về trí tuệ”6. Mác đã xem trong
chủ nghĩa tư bản, lao động có một mâu thuẫn to lớn cội
nguồn của những mâu thuẫn cả về mặt vật chất lẫn mật tinh
thần của lối sống.
Sự tách rời hoàn toàn giữa lao động với quyền sở hữu
trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã dẫn đến tình trạng
người làm thuê càng làm ra nhiều của cải cho xã hội thì họ
càng nghèo khó cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần
diễn ra hàng ngày trong nền sản xuất tư bản... Những quá
trình bóc lột giá trị thặng dư tinh vi, những lợi nhuận thị
trường đã tác động liên tục vào chiều sâu của các hoạt động
sống trong xã hội tư sản. Nhân cách con người trớ nên thực
dụng và ích kỷ hơn. Lôi sống cá lớn nuốt cá bé lăn vào các
vòng quay bạo liệt của thị trường tư bản.

h C .M ác và Ph.Àngghen. Toàn lập. 1.42. N xb C hính trị Q uốc gia. Hà Nội, 2 0 X).
II 131

64
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LỶ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

Trong chủ nghĩa tư bản có sự đối lập khốc liệt giữa lao
động trí óc và lao động chân tay. Khoa học càng phát triển thì
khoảng cách giữa lao động trí óc và lao động chân lay càng
cách biệt. Khi quốc tê hóa sự bóc lột giá trị thặng dư dưới
chièu bài khai hóa, giai cấp tư sản đã tạo ra mâu thuẫn toàn
diện trong lĩnh vực quốc tế hóa lối sông tư sản. Giai cấp tư sản
đã áp đặt lối sống của nó lên những dân tộc mà nó xâm lược.
Kết quả của sự áp đặt lối sống này đã tạo ra các phong trào
giải phóng dân tộc rộng lớn chống lại lối sống tư sản trong
suốt cả thế kỷ XX. Với cách thức quốc tế hóa lối sống bằng
các cuộc chiến tranh xâm lược, hệ thống thuộc địa của chủ
nghĩa tư bản đã bị phá vỡ, các phong trào độc lập dân tộc, tiến
lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng một lối sống tốt đẹp hơn đã
xuất hiện đặc biệt trong nửa sau của thế kỷ XX khi một loạt
nước xã hội chủ nghĩa ra đời.
Sau khi thất bại ở khắp mọi nơi trên hành tinh này trong
chiến lược quốc tế hóa lối sống tư bản chủ nghĩa bằng cách
xâin lược các dân tộc có chủ quyền quốc gia; chủ nghĩa tư bản
quay lại tự nhìn mình và tìm cách hoàn thiện mình. Sau đại
chiến thế giới thứ II, nhất là sau những năm 60, đặc biệt là sau
những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, với sự phá sản
hoài toàn của chù nghĩa thực dân kiểu mới ớ Việt Nam, chủ
nghĩa tư bản đã cai tổ lại nến sản xuất. Chiên lược xã hội hóa
sdr xuất, cô phần hóa rộniỊ rãi đã tạo ra một lôi sông mới
troig các nước tư bản. Ni>uxén tắc thỏa hiệp trong mọi quan
hệ !ỉr sán xuất, lưu thông, phân phối đến ticu dùng đã làm cho

65
LỐI SỐNG DAN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẨY VẤN ĐẼ LÝ LUẬN VÀTHỰC TIẾN

lực lượng sản xuất trong các nước tư bản tăng lên nhanh
chóng. Nguyên tắc thỏa hiệp đã khắc phục được nhiều yếu tô
khác biệt trong lối sống, tạo ra những hoạt động sống có
tương tác, đồng thuận.
Từ lao động công nghiệp, giai cấp tư sản đã chuyển vào
lao động tự động hóa và trí thức hóa. Sự chuyển từ lao động
chân tay sang lao động trí óc, lối sống trong các nước tư bản
chủ nghĩa có sự biến đổi rất cơ bản trong cơ cấu lao động xã
hội. Sự biến đổi chủ yếu sang lao động trí thức làm đảo lộn
mọi hình thái của lao động và do đó cũng đảo lộn nhiều
quan hệ sinh tồn và giao tiếp trong lối sống của xã hội tư
bản trong gần ba thập kỷ vừa qua. Từ năm 1980 đến năm
1998, quá trình chuyển sản xuất công nghiệp đơn thuần sang
công nghiệp có hàm lượng trí tuệ cao, công nghiệp có công
nghệ sạch ở Mỹ làm giảm 44 triệu việc làm cũ nhưng tăng
73 triệu việc làm mới gắn với tin học. Sự chuyển biến rất
mạnh mẽ trong cơ cấu lao động ở Mỹ do sự chuyển đổi tính
chất trí thức của lao động. Đội ngũ công nhân có trí thức
ngày càng tăng và tăng rất nhanh. Trong xã hội những người
có lượng kiến thức nhiều và sự hiểu biết tin học tốt nhận
được việc làm dễ hơn rất nhiều so với những người lao động
chân tay.
Kinh tế trí thức tại các nước tư bản phát triển thúc đẩy sự
thay đổi kiểu lịch sử cùa lối sống tư bán. Nhiều cônc nhân đã
được trí thức hóa và sự đối lập giữa các lôi sống trong xã hội

66
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

CÓ nhữig diện mạo mới. Đó là sự phân tầng xã hội giữa giàu


và ngheo, là việc những người lao động bị sa thải mỗi khi có
những công nghệ mới và công nghệ cao ra đời.
Tiực tế trong các nước tư bản chủ nghĩa những dấu hiệu
dấn thỗn, cam kết với cộng đồng đã xuất hiện ngày càng nhiều
trong các thành tố đạo đức của lối sống. Tuy nhiên, trong chủ
nghĩa Ư bản hiên đại, chủ nghĩa cá nhân vẫn phát triển sâu
sắc; sự phân tẩng xã hội ngày càng sâu; nạn phân biệt chủng
tộc diễi ra thường xuyên. Trong chủ nghĩa tư bản lối sống bạo
lực vẫn chưa có điều kiện khắc phục.
CỐ thể nói, trong những năm gần đây, dơ lực lượng sản
xuất trong các nước tư bản phát triển mạnh làm thay đổi nhiều
yếu tố của quan hệ sản xuất tạo ra nhiều thay đổi trong lối
sống cia nó. Tuy nhiên, về bản chất xã hội tư bản là xã hội
tiêu dừig, xã hội cá lớn nuốt cá bé, xã hội có phân tầng xã hội
rất sâu chủ nghĩa cá nhân phát triển cao, lối sống thực dụng
rất phc biến. Vể bản chất kiểu lịch sử của lối sổng đại biểu
cho phiơng thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không thay đổi mà
chỉ có sự thay đổi một số lối sống của các tầng lớp, giai cấp
trong >ã hội tư bản.
Hiện nay, bằng các làn sóng tin học, làn sóng xuất
khẩu, àn sóng đầu tư, giai cấp tư sản, đặc biệt là Mỹ vẫn
muốn 411ÔC tê hóa lối sống tiêu dùng của nó. Bằng sự can
thiệp rhân đạo vào một số nước khác, bằng việc truyền bá
ngòn rgữ, học thuật, tư tưởng, giai cấp tư sản mong muốn

67
LỐI SỐNG DẨN Tộc, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

xác lập lối sống của chủ nghĩa đế quốc theo con đường tự
nguyện. Sự vận động lịch sử này của kiểu lối sống tư b;ản
chủ nghĩa nhân danh đế quốc vãn hóa đang hướng vào giiới
trẻ ở các nước chậm và đang phát triển bằng tin học, điện
ảnh và những làn sóng khác. Trưóc thực trạng lối sống
phương Tây, lối sống Mỹ đang khát khao quốc tế hóa các
giá trị của nó, việc xây dựng kiểu lịch sử của lối sống dân
tộc — hiện đại xã hội chủ nghĩa đã trở nên cấp bách hom bao
giờ hết ở nước ta hiện nay.

68
(HƯƠNG 2: BẢN CHẤT CÙA LỐI SỐNG DẢN TỘC - HIỆN ĐẠI XHCN

CHƯƠNG HAI

Bản chất của lối sống dân tộc -


hiện
■ đại
■ xã hội
■ chủ nghĩa
w

1. Các điều kiện khách quan hình thành lối sống dân tộc -
hỉệi đại xã hội chủ nghĩa
Theo quy luật về tính khách quan của sự phù hợp giữa
quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của sản xuất; tính
chất cich mạng và sự vận động không ngừng của lực lượng
sản xuất thi trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đến
cuối tiế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một cuộc
cách nạ nạ vế khoa học, kỹ thuật và công nghệ nhằm phá vỡ
những bế tắc trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, đẩy nhanh
nhịp đ) cùa sản xuất. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuậl đã
làm cho lực lượng sản xuất trong các nước tư bản chủ nghĩa
tăng len nhanh chóng, đã đẩy mạnh quá trình phát triển xã
hội, tío nên những nhàn tô mới trong lối sống mà các kiểu
sống lích sừ trước kia chưa có. Tiến bộ khoa học kỹ thuật
làm tăng trướng các ý đồ sáng tạo và nhịp sống côna nghiệp

69
LÓI SỐNG DẢN T ộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

cũng gia tăng. Cách mạng khoa học kỹ thuật cung cấp một
tài sản vật chất to lớn, một kỹ năng lao động mới làm cho
mặt vật chất của lối sống xã hội ngày càng thêm phong phú.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật không chi làm thay đổi
rất nhiều thành tố của lối sống tư sản, nó còn làm thay đối
nhiều hệ thống giá trị, những chuẩn mực sống ở nhiều dân
tộc trên hành tinh này.
Ở những dân tộc đã trải qua cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật, đói nghèo được đẩy lùi. Cách mạng khoa học kỹ
thuật đã làm xuất hiện cơ chế quản lý, phân phối và sản xuất
mới, do đó nhịp sống nhanh hơn, mạnh hơn và sòi đòng hẳn
lên. Ở một số quốc gia, mặt tinh thần của lối sống thaỵ đổi rõ
rệt, nhiều giá trị truyển thống được đánh giá lại, một số phong
tục, tập quán được cải tạo theo hướng hiện đại hóa; CƯ chế tâm
lý, tập tính tình cảm, chế độ giáo dục thạy đổi nhanh chóng
cho phù hợp với tiến trình của sản xuất.
Cách mạng khoa học kỹ thuật cũng tạo ra sự phát triến
không đều trong lối sống của mỗi dân tộc hoặc từng iân tộc
khác nhau. Đã xảy ra hiện tượng ở mỗi bộ phận dân tộc hay ở
một số dân tộc, con người theo đuổi các thành quả khoa học -
kỹ thuật một cách thái quá làm cho các mật khác nhau trong
lối sống thiếu sự phát triển đồng đều, đi đến cứng nhắc. Đó
cũng chính là một trong những nguồn gốc làm cho lòii sốnu
dưới ảnh hưởng của cách mạng khoa học kỷ thuật cí nhữiiii
chiều hướng phát triển khác nhau. Nhiều giá trị mới cược cề

70
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN T ộ c - HIỆN ĐẠI XHCN

cao quá mức, nhiều giá trị còn tốt đẹp bị đẩy lại phía sau và bị
lãng quên nhanh chóng, tạo nên sự mất cân bằng trong lới
sống xã hội.
Một hiện tượng khác cũng đã từng xảy ra trong lối sống
nhiéu dân tộc do không mặn mà với cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật mà một bộ phận lớn các hoạt động sống của dân cư
xã hội ấy vẫn giữ nhịp độ sống cổ xưa, và một bộ phận nhỏ
dân cư dù có thay đổi lối sống hay có khát vọng thay đổi lối
sống cũng vẫn không có điều kiện thực tế để thực hiện.
Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị do cuộc cách mạng
khoa học - kỹ thuật đầu thế kỷ XX tạo ra có tính chất hai mặt
rõ rệt. Một mặt, nó thúc đẩy nhanh quá trình thay đổi lối
sống theo cơ cấu lao động mới; mặt khác nó cũng làm nảy
sinh rất nhiều những rối loạn trong lối sống. Những phát
minh khoa học, những hàng hóa, những thị trường, những
động cơ, những lợi ích làm sôi động nhịp sống của con
người, đồng thời nó cũng tàn phá tới tận gốc rễ các chuẩn
mực giá trị đạo đức truyền thống, đề xuất cách xác lập các
giá trị mới. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã từng kích
thích các giá trị và làm xuất hiện thêm những phản giá trị
trong lối sống. Nhịp sống công nghiệp, khát vọng làm giàu
và lợi nhuận một mặt làm thay đổi cơ cấu giá trị của các nền
kinh tế đòi hỏi cái đúng, cái hợp quy luật phải được xác lập;
mật khác nó cũng củng cố cho nhiều thói xấu đã từng tồn tại
trong chế độ tư bán.

71
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐÉ LỸ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

CÓ thể nói cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật kỳ diệu đã


mang đến cho môi trường sống của nhân loại biết bao nhiêu
niềm vui và hạnh phúc. Với những thành tựu khoa học kỹ
thuật tuyệt vời, loài người đã không chỉ bước một bước thang
mới trong cải tạo lại tự nhiên mà còn với tay tới các hành tinh
xa xôi, chinh phục cả vũ trụ, thực hiện ước mơ ngàn đời của
nhân loại. Bằng các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, ở thế
kỷ XX con người đã tăng trưởng đời sống vật chất lên nhanh
chóng. Tuy nhiên, do quá lạm dụng những thành quả công
nghệ, con người đã khai thác tự nhiên một cách ồ ạt. Khát
vọng làm giàu với cuộc thập tự chinh lớn nhất trong lịch sử
nhân loại tiến vào phá vỡ sự cân bằng sinh thái, cách mạng
khoa học kỹ thuật đã phá vỡ lối sống hòa hợp với tự nhièn của
con người. Thiên nhiên đã được con người dùng khoa học - kỹ
thuật mới khai thác hối hả, và kết quả là con người đã tự phá
hoại môi trường sống của chính mình.
Cách mạng khoa học kỹ thuật ở thế kỷ XX thực tê đã đặt
ra rất nhiều vấn đề trong việc thay đổi lối sống của con người
trong chế độ tư bản. Nó trở thành tiền đề khách quan tạo dựng
một lối sống mói sau chủ nghĩa tư bản.
Nhờ các thành tựu khoa học và công nghệ mới, giai cấp
tư sản đã quốc tế hỏa sự bóc lột giá trị thận ạ dư bằng các
cuộc chiến tranh xâm lược. Trong quá trình nô dịch và không
ngừng cướp bóc tài sản của nhân dân các nước thuộc địa,
dưới chiêu bài khai hóa, giai cấp tư sản đã quốc tè' hứa loi

72
CHƯƠNG 2: BẦN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN TỘC - HIỆN ĐẠI XHCN

Sống tư sản, áp đặt các kiểu sống của mình lên các dân tộc bị
áp bức bóc lột. Kết quả là phong trào giải phóng dân tộc
dâng lèn cuồn cuộn ớ khấp mọi nơi nhằm chống lại lối sống
tư sản, đòi quyền độc lập dân tộc, gìn giữ bản sắc vãn hóa và
lối sống dân tộc.
Chủ nghĩa tư bản, trong thời kỳ phát triển đi lên của nó
đã từng đóng vai trò người giải phóng lối sống dân tộc khỏi
lối sống của chế độ quân chủ phong kiến. Đến thời kỳ đế quốc
chủ nghĩa, với quá trình quốc tế hóa sự bóc lột giá trị thặng dư
và áp đặt lối sống tư sản vào các dân tộc đã tạo nên sự đụng
độ văn hóa rất lớn. Nhiều dàn tộc ở các nước châu Á, châu Mỹ
la tinh, châu Phi đã chống lại quá trình áp đặt văn hóa này.
Phong trào giải phóng dân tộc thắng lợi làm nảy sinh rất nhiều
khuynh hướng khác nhau trong việc xây dựng lối sống mới.
Có dân tộc, do giai cấp tư sản nắm chính quyền vẫn duy trì lối
sống tư sản; có dân tộc theo chủ nghĩa dân tộc khi đánh bại
chủ nghĩa đế quốc đã khôi phục lại nhiều thành tố quan trọng
của lối sống thời kỳ trước chủ nghĩa tư bản; có dân tộc sau khi
ngãn chặn được sự độc quyền của lối sống tư sản, đã hấp thu
có chọn lọc lối sống đó và xây dựng lối sống mới trong quá
trình sắp đặt lại hệ giá trị.
M ột cuộc đảo lộn to lớn về mặt lối sống đã diễn ra
cùng với phong trào giải phóng dân tộc. Trong thời kỳ này
có sự khủng hoảng về lôi sống trong nhiều dân tộc. Có dân
tộc đã lụra chọn con đường xây dựng lối sống phù hợp với

73
LÓI SÓNG DAN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰCTIẾN

truyền thống dân tộc và phát triển tất yếu của thời đại; có
dân tộc đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ của các quan hệ chính trị
quốc tế không gìn giữ được bản sắc vãn hóa dân lộc, sa đà
vào nhập cảng những lôi sống không phù hợp vói truyền
thống lâu đời; có dân tộc đã nắm được tinh thần của thời đại,
sự phát triển nội tại của dân tộc, kết hợp được cái riêng với
cái chung, do đó khi xây dựng lối sống mới đã tránh được
những khó khăn.
Có thể nói phong trào giải phóng dân tộc tạo một tiền đề
khách quan nữa cho quá trinh xây dựng lối sống sau lối sống
tư sản.
Cùng với hai tiền đề: cách mạng khoa học - kỹ thuật và
phong trào giải phóng dân tộc; tiền đê' thứ ba có ý nghĩa quan
trọng trong việc xây dựng lối sống sau chủ nghĩa tư bản; đó là
phong trào dân chủ từ cuối thế kỷ XIX và suốt cả thế kỷ XX.
Ở cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX cuộc đấu tranh của
giai cấp tư sản và giai cấp công nhân (The class of vvorker =
giai cấp người lao động = Die Arbciterklasse) đã làm sụp đổ
hệ thống phong kiến, xác lập nhiều giá trị cơ bản về quyền
con người. Cùng với phong trào dân tộc, phong trào dàn chù,
khi tấn công vào chế độ phong kiến, xóa bỏ lối bóc lột nửa
thực dân, nửa phong kiến đã tạo những tiền đề tinh thán quan
trọng cho giai cấp nông dân tự nhận thức về mình, giảm thiêu
những thành kiến giai cấp, xóa bỏ dần tư hữu tiến lên con
đường dân chù xã hội chủ nghĩa.

74
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN TỘC - HIỆN DẠI XHCN

Piong trào dân chủ mà nội dung cơ bản của nó là chống


áp bức bóc lột dưới mọi hình thức, đẩy mạnh những hoạt động
bảo vệ quvền con người, chống quan liêu, chống độc quyền
chân lj, xác lập quyền công dân, nâng cao dân trí, chấn hưng
dân khí đã mở đầu cho việc thay đổi lối sống cổ hủ, tư tưởng
tiến lên theo lối sống văn minh, hiện đại.
Phorm trào dân chủ đã làm nảy sinh từ lòng sâu của các
xã hội phong kiến, thuộc địa, nửa thuộc địa những giá trị rất
mới. Những giá trị này tạo nên chất men làm sinh sôi, nảy nở
một lố sống văn minh hơn và tiến bộ hơn. Phong trào dân
chù huớng về mục tiêu giác ngộ quyền và nghía vụ cho con
người. Quyền được phê phán, quyền được thông tin, quyền
công dân, chống áp bức, bóc lột về kinh tế, về chính trị
hướng tới xã hội vãn minh và no đủ, là những mục tiêu quan
trọng n à phong trào dân chủ đem lại cho những xã hội đang
vươn lèn thức dậy.
Miiều dân tộc đã được phong trào dân chủ cổ vũ phát
huy CcC giá trị truyền thống, kết hợp với những giá trị của
thời đii đứng lên xây dựng cuộc sống mới theo con đường
của chủ nghĩa xã hội. Không ít các dân tộc mà cơn bão của
phong trào dân chủ tràn qua đã không biết vận dụng một
cách tíúng đắn, phủ dinh sạch trơn truyền thống, xác lập
những hệ chuẩn mới của văn hóa, xây dựng lối sống trên
mảnh Jât irống không của truyền thống. Kết quả chân không
đứng lất, cột không có ánh sáng mặt trời. Lối sống mới

75
LỐI SỐNG DAN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẨY VẤN ĐẼ LÝ LUẬN VÃ THỰC TIỄNI

không có nguồn nuôi dưỡng, thiếu sức sống. Những lý' tưíờnc
tốt đẹp không được xác lập.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, phong trào> giải
phóng dân tộc, phòng trào dân chủ cùng với cuộc chiếm ữrranh
đ ế quốc chia lại thị trường đã trở thành một tổ hợp nihiững
nguyên nhân khách quan làm xuất hiện lối sống dân tộc Hiiện
đại xã hội chủ nghĩa.
Việc xuất cảng văn minh, quốc tế hóa các quá trìrnlh bóc
lột giá trị thặng dư của giai cấp tư sản trên thị trường qỊinỄtíc tế
đã đụng độ nhau dẫn đến mâu thuẫn không thể điều hòa. Wiệc
tranh chấp thị trưòng ấy đã dẫn đến các cuộc chạy tđuiaa vũ
trang rộng lớn tạo ra quá trình quân sự hóa kinh tế tư b)ảm I chủ
nghĩa. Ngay thập niên thứ hai của đầu thế kỷ XX đa irmổ ra
cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên trong lịch sử nhân lo»ạii.. Sau
cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, lực lượrriỊgT sản
xuất trong các nước tư bản càng phát triển mạnh, viiệic tìm
kiếm thị trường để tiêu thụ hàng hóa ngày càng trở niêm 1 cấp
bách. Cuộc đụng độ trong nội bộ chủ nghĩa tư bản để chũàa lại
thị trường đã xảy ra quyết liệt dẫn đến đại chiến thứ hai.. (CPhiến
tranh đế quốc là một tạc nhân to lớn làm bần cùng hió»a ì đời
sống của hàng trăm triệu người lao động. Nạn thất nghiiệip -) kéo
dài sự di chuyển cư dân trong và sau chiến tranh đã làimi t thay
đổi đột ngột lối sống của nhiều-dân tộc trên hành tinh nìày. .
Sự chán ghét lối sống tư bản, sự thù địch với chủi mịighĩíi
đê' quốc đã dẫn một số dân tộc tìm kiếm lối sống mới s;aìu I chú
nghĩa tư bản.

76
CHƯƠNG 2: BÁN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN TỘC - HIỆN ĐẠI XHCN

Có thể nói tác nhân quan trọng nhất trong sô các tác
nhân dẫn đến tính tất yếu khách quan hình thành lối sống
dân tộc hiện đại xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Sự chín muồi của những điều kiện vật chất của
cách mạng xã hội chủ nghĩa gắn với sự chuyển biến của chủ
nghĩa tư bản sang giai đoạn phát triển mới của nó - giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản
xuất và hình thức chiếm hữu tư bản tư nhân tư bản chủ nghĩa
đã đẻ ra một chuỗi các mâu thuẫn khác trong lối sống xã hội.
Chiều hướng của tích lũy tư bản chủ nghĩa đã phân tầng xã
hội rất sâu; một bên thi của cải ngày càng tâp trung; bên kia
thì ngày càng nghèo đói. Sự phân tầng ấy biểu hiện rõ rệt
trong lối sống dưới thời kỳ đế quốc chủ nghĩa đã tích tụ
những mâu thuẫn lớn tạo nên phong trào xã hội chủ nghĩa -
động lực cơ bản và bao trùm của lối sống dân tộc hiện đại xã
hội chủ nghĩa, mở đầu bàng cuộc cách mạng tháng Mười
Nga năm 1917.
Cách mạng tháng Mười đã mở ra một thời đại mới, thời
đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời
mờ ra một thời kỳ xây dựng kiểu só'm> lịch sử xã hội chủ nghĩa
trên hành tinh này. Phong trào xã hội chủ nghĩa đã lôi kéo
hàng trăm triệu người trên hành tinh này tiến lên xây dựng
mộl lối sống mới - lôi sông hoàn toàn khác với tất cả các xã
hội trước. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con người đã
lìm thấy con đường thoái khỏi lối sống tủi nhục, đầy đọa. áp

77
LỐI SỐNG DAN T ộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐẼ LỸ LUẬN VÀ THỰC TIẺN

bức, bóc lột bằng tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Phong trào xã hội chủ nghĩa đã làm hình thành một kiểu tổ
chức lối sống do chính giai cấp bị áp bức, bị bóc lột, tức giai
cấp vô sản đề xướng.
Giai cấp vô sản có sứ mệnh lịch sử lật đổ lối sống tư bản
chủ nghĩa đã lỗi thời và xây dựng một lối sống dân tộc - hiện
đại xã hội chủ nghĩa phù hợp với phương thức sản xuất mới.
Sứ mệnh của cách mạng xã hội chú nghĩa không chỉ
xóa bỏ lối sống áp bức bóc lột giai cấp trước kia mà hơn thế,
nó phải sáng tạo ra lối sống mới, tổ chức lại hoạt động sống
cho hàng trăm triộu người lao động. Đó là một sự kiện vô
cùng vĩ đại.
" Có thể nói, với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, với
ba phong trào lớn của thế kỷ XX: phong trào giải phóng dân
tộc, phong trào dân chủ và phong trào xã hội chủ nghĩa là điều
kiện, là những tác nhân chủ yếu và tất yếu dẫn đến việc thay
đổi kiểu sống lịch sử của lối sống tư bản chủ nghĩa thành kiểu
sốiig lịch sử của lối sống dân tộc - hiện đại - xã hội chủ nghĩa.
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, các phong trào giải
phóng dân tộc, phong trào dân chủ, phong trào xã hội chủ
nghĩa đã tạo những tiền đề quan trọng đê các dân tộc quá độ
bước vào lối sống dân tộc - hiện đại - xã hội chủ nghĩa. Trong
nửa đầu thế kỷ XX đã có hàng loạt dân tộc đứng trước ngưỡng
cửa của lối sông ấy; có hàng nghìn triệu người ớ không ít các
dàn tộc đã bắt tay thật sự vào xây dựng lỏi sống ấy. Lối sốnti

78
ChưONG 2: BẢN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN TỘC - HIỆN ĐẠI XHCN

ấy đã rrung lại một diện mạo thật mới mẻ cho các hoạt động
sống trén hành tinh chúng ta. Lối sống ấy trước hết là một
thành tại vĩ đại của nhân loại.

2. Bản (hất lôi sông dân tộc - hiện đại - xã hội chủ nghĩa
Cữig như tất cả các lối sống khác, lối sống dân tộc hiện
đại chủ nghĩa xã hội là kiểu lịch sử của lối sống thể hiện
phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Lối sống dân tộc -
hiện đại xã hội chủ nghĩa xuất hiện theo đúng quy luật của sự
phái triín của các hình thái kinh tế. Nó là một hình thức sinh
sống rrứi của nền văn minh nhân loại ở đầu thế kỷ XX.
Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi các
hoại động sống ở mọi nơi mà nó xuất hiện. Đây là lối sống
mà từ liu C.Mác và Ph.Ảngghen đã từng dự đoán. Đó là lối
sống cỉa giai đoạn phát triển sau lối sống tư bản chủ nghĩa.
Đâ) là giai đoạn đầu của quá trình đem các giá trị của con
người tiả lại cho con người một cách có ý thức. Lối sống dân
tộc - hien đại xã hội chú nghĩa do gắn bó chặt chẽ với phương
thức sải xuất xã hội chủ nghĩa nên nó giữ lại toàn bộ những
ỳ á trị nà con người đã sáng tạo trong hoạt động sống trước
đó; nátv, lên một tầm cao mới những di sản của quá khứ; mà
ra nhữ/ạ lioạt động sấn ạ mới phù hợp với phương thức sản
xuất míi xã hội chù nghĩa. Có thể nói lối SÔIÌÍỊ ílàn tộc - hiện
đại xã lội cliủ m>hĩư ìà một hình thức sinh sân ÍỊ íịắn quá khứ
với hiệi lại, dàn tộc \'(ri quốc tế, cá nhân với xã hội; dân tộc
với (ộcĩìịưởì. ĐÓ lủ lìình thức vận động của cuộc sốniỊ troniỊ

79
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

những điểu kiện vật chất và tinli thần min mẻ của tiến trìnlì
phái triển lịch sử. Lôi sổng dán tộc - hiện dại xã hội chủ
nghĩa là sản phẩm tất yếu của phương thức sán .xuất xữ hội
chủ nghĩa.
C.Mác và Ph.Ảngghen đã vạch ra bản chất cua lối sông
dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa là sự thay thế những quan
hệ sống đã đánh mất tính người bằnẹ nhữn ẹ quan hệ nhàn
đạo cao cả dựa trên tài sản của tất cả mọi cá nhân liên kết lại
thành một tập thể. Và tập thể này lại là điều kiện mới đế phát
triển cá nhân. Như vậy lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ
nghía không phải là kết quả của sự phủ nhàn toàn bộ các hoại
động sống lịch sử trước đó. Lối sống dân tộc - hiện đại xã hội
chủ nghĩa là kết quả hợp quy luật. Lối sống này không những
giữ lại trong bản thân nó cái dân tộc, cái truyền thống có giá
trị đã được lịch sử trước đó tạo nên mà còn phát triển những
giá trị ấy, tạo thành một diện mạo mới hiện diện cho lời giải
đáp, cho câu đố của lịch sử.
Lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa, làm hình
thành con người mới như là chủ thể chân chính của lịch sứ đại
diện cho phương thức sản xuất mới xã hội chủ nghĩa. Đó là
những con người đã rũ bỏ được những tha hóa, những cô đơn,
riêng lẻ, bần cùng, đại diện cho những nhu cầu phong phú,
biết chiếm lĩnh toàn bộ của cải vật chất và tinh thán cùa xã
hội, biến những cúa cải ấy thành vãn hóa trong hoạt độim
sống mới của chính minh.

80
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN TỘC - HIỆN DẠI XHCN

Theo quan niệm cua C.Mác và Ph.Ảngghen, lối sống dân


tộc - hiện đại xã hội chu nghĩa là lối sống đã vượt ra khỏi
những hạn chế của sự áp bức bóc lột giai cấp, những hạn chế
về mâu thuẫn dàn tộc trong chế độ tư bản. Lối sống dân tộc -
hiện đại xã hội chù nghĩa là giai đoạn phát triển tất yếu về
mặt lịch sử của tiến trình phát triển vân hóa nhân loại. Lối
sống này chứa đựng trong bản thân nó không chỉ văn hóa các
dân tộc rnà còn văn hóa có tính quốc tế.
Lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa trước hết là
lôi sống ạắn liền với lao dộng kiểu mới. Khác với các lối sống
trước đó, lối sống của những người áp bức, bóc lột, cướp đoạt
lao động của người khác; lối sống dân tộc - hiện đại xã hội
chủ nghĩa khi gắn bó với phương thức sản xuất xã hội chủ
nghĩa thì đồng thời nó gấn với phương thức lao động tạo ra
diện mạo mới của lối sống. Lao động xây dựng lối sống dân
tộc - hiện đại không chỉ thuần túy để kiếm sống mà nó còn là
biểu hiện của bản thân cuộc sống, là sự biểu hiện bản chất xã
hội thực sự của con người. Lao động xây dựng lối sống dân
tộc - hiện đại xã hội chù nghĩa là một quá trình chuyên lao
động từ tính tất yếu bèn ngoài thành tất yếu bên trong. Lao
động vì lỏi sống dân tộc hiện đại xã hội chủ nghĩa mang một
năng lượng giải phóng và một giá trị cao quý. Lao động xây
dựng lôi sống dân lộc - hiện đại xã hội chứ nghĩa tạo những
điều kiện cần thiết đê nâng cao giá trị con người và phái triển
cọn người phong phú, toàn diện. Trong điều kiện của chủ

81
LỐI SỐNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẺ LỸ LUẬN VÁ THỰC TIỄN

nghĩa xã hội, các hình thức lao động và tính chất lao động có
sự chuyển biến. Đó là quá trình giảm nhẹ lao động nặng nhọc,
trí thức hóa lao động, xóa dần khoảng cách giữa [ao động
nông nghiệp và lao động công nghiệp, giữa thời gian lao động
tất yếu và thời gian lao động tự do. Có thể nói lao động kiểu
mới đồng hành với tính chất mới mẻ của lối sống dân tộc -
hiện đại xã hội chủ nghĩa.
Trước hết người ta thấy rằng lao động trong chủ nghĩa xã
hội không phải là lao động áp bức, bóc lột. Lao động trong
chủ nghĩa xã hội cũng là lao động cá nhân, nhưng mỗi cá
nhân đều lao động cho mình và gắn với mục tiêu của tập thể.
Các cuộc cải tạo xã hội, khấc phục các hạn chế của các xã hội
cũ đã làm thay đổi tính chất của bản thân lao động trong chủ
nghĩa xã hội. Các cuộc giải phóng giai cấp, giải phóng dân
tộc, giải phóng xã hội đã làm thay đổi những tương quan chủ
yếu giữa lao động giản đơn và lao động phức tạp, giữa thời
gian tất yếu và thời gian tự do, giữa lao động và nhu cầu, giữa
người sở hữu công cụ lao động và thành quả lao động.
Mục tiêu văn hóa của chủ nghĩa xã hội là thỏhíỊ nhất lao
động với cá lĩhủn, cấp cho lao động tính sáng tạo. Sáng tạo là
đặc trưng quan trọng của sự thích thú lao động của cá nhân.
Sáng tạo là nhu cầu lao động nội tại của cá nhân. Lối scng dân
tộc - hiện đại xã hội chủ nghla khuyến khích các hoat độnc
sáng tạo trên nền tảng của các quan hệ sản xuất xã hội chủ
nehĩa. Đỏ là các sáng tạo cho mình và cho tập thê. Đt là các

82
CHƯƠNG 2: BẨN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DÀN TỘC - HIỆN ĐẠI XHCN

sáng tạo không có động cơ áp bức, bóc lột người khác. Các
sáng tạo này vừa phát triển năng lực cá nhân, vừa nâng cao
các giá trị xã hội.
Chung quanh vấn đề sáng tạo trong chủ nghĩa xã hội có
rất nhiều ý kiến khác nhau. Có những ý kiến cho rằng các
sáng tạo trong chủ nghĩa xã hội có thể phục hồi lối sống của
các xã hội tiền tư bản, bởi vì lao động thủ công trong các xã
hội tiền tư bản vẫn có khả năng thực tế phát triển các cá tính,
các tài năng cá nhân. Có ý kiến lại cho rằng, về bản chất, chủ
nghĩa xã hội tạo điểu kiện để các cá nhân hoạt động sáng tạo
phải gắn với trình độ mới của lực lượng sản xuất. Nếu cá nhân
hoạt động sáng tạo có tính cục bộ, bó hẹp trong những điều
kiện kỹ thuật thấp thì ít có khả năng phát triển toàn diện. Hơn
nữa chủ nghĩa xã hội là cái nôi nâng niu các cá nhân có năng
lực hoạt động sáng tạo được phát triển mọi tài năng. Lối sống
dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa dựa trên nguyên tắc: một
người vì mọi người, mọi người vì một người. Chủ thể sáng tạo
trong chủ nghĩa xã hội phải diễn ra trong quá trình xã hội hóa
phù hợp với quy mô của các cuộc giải phóng giai cấp, giai cấp
dân tộc và giải phóng xã hội; có nghĩa là hoạt động sáng tạo
cùa con người là việc sáng tạo ra chính bủn thân mình troniị
xã hội của mình. Tức là con người sản sinh ra văn hóa của
mình trong tồn tại vãn hóa chung của xã hội.
Lôgíc phát triển nội tại của lao động trong chủ nchĩa xã
hội đòi hỏi tronc các lĩnh vực lối sống phải hình thành cúc
LỐI SỐNG DAN Tộ c , hiện đ ạ i - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

chuẩn mực giá trị mới. Lần đầu tiên trong lối sông cúa xã hội
loài người, chủ nghĩa xã hội đã dùng thước đo các giá trị từ
lao động xã hội một cách khoa học và nghiêm túc. Trong học
thuyết giá trị của C.Mác, C.Mác đã chuẩn bị tích cực nhất cho
thước đo lối sống của xã hội là lao động trừu tượng. Và ở đó
Mác không chỉ đo hàng hóa mà chủ yếu để đo chính lối sống
của bản thân con người. Lao động trừu tượng là những giá trị
gốc của năng suất lao động xã hội, là lao động được xã hội
hóa. Và chính lao động đã được xã hội hóa đã tạo ra các nấc
thang vận động của hệ chuẩn mực trong các thành tố văn hóa
của lối sống.
Xuất phát từ tính chất và trình độ của lao động, các hệ
chuẩn mực mới trong lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ
nghĩa được thiết lập. Hệ chuẩn mực mới này chi phối từ
chiều sâu các đánh giá xã hội đối với lối sống. Nó tạo nguồn
định hướng rất sâu cho các mục tiêu hoạt động sống của chủ
nghĩa xã hội. Các chuẩn mực nén làm hay khỏniị nên làm,
được làm hay không được làm ở tất cả các lĩnh vực của cuộc
sống trong chủ nghĩa xã hội đều tìm thấy nguồn gốc từ trong
thước đo lao động.
Lối sống dân lộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa kliỏniỊ tách
rời sứ mệnh lịch sử của giai cấp côn ạ nhân, vai trò lãnh đạo
của giai cấp ấy trong thực tế. Trong mọi hoạt động sông, giai
cấp công nhân khi thành chủ thể của sự vận động lịch sử đã
tạo nên những giá trị văn hóa mới. Nhũn" giá trị vãn hóa này

84
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN TỘC - HIỆN ĐẠI XHCN

vừa biểu hiện sự trướng thành trong lối sống cúa giai cấp công
nhân vừa phát triển lối sống mới của tất cả mọi thành viên
trong xã hội. Khi giai cấp công nhân làm cách mạng vô sản
thủ tiêu chế độ tư hữu và biến những tư liệu sản xuất chủ yếu
thành tài sản chung của nhân dân là sự khởi đầu xây dựng
những nội dung rất mới trong lối sống dân tộc - hiện đại xã
hội chủ nghĩa.
Giai cấp công nhân làm cách mạng vô sản biến đổi
những điều kiện sản xuất và giao tiếp cũ, tạo dựng những hoạt
động sống mới đều từ chủ nghĩa nhân văn cao cả. Giai cấp
công nhân trước hết là muốn mình có lối sống mới từ lao động
của mình chứ không áp đặt lối sống của mình lên các giai cấp
khác. Chính từ hoạt động lao động và sở hữu xã hội đối với tư
liệu sản xuất do giai cấp công nhân xác lập mà trở thành điều
kiện thiết yếu xoay đổi lại toàn bộ các hình thức sinh sống
trong xã hội mới. Chế độ sở hữu xã hội do giai cấp công nhân
xác lập làm biến đổi cơ bản hình thái sản xuất xã hội và cả
tính chất các của cải do con người tạo nên. Tính chất này
chính là gốc rễ tạo ra những con người đang hoạt động sống
trong xã hội ấy. C hế độ sở hữu xã hội gắn liền với giai cấp
công nhân lủ gốc rể của việc hình thành■lối sôhí’ dân tộc -
hiện dại xã hội chủ nạlũd.
Vì sao chế độ sớ hữu xã hội gắn liền với giai cấp công
nhân lại là điều kiện cơ bản, là tiền đề chú yếu của lối sống
dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa? Như mọi người đều biết
LỐI SỐNG DẨN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐỀ LỸ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

trong chế độ tư hữu, hệ thống sản xuất, lưu thông, phân phối
đều coi con người là phif(fnỊị tiện chứ khônẹ là mục đích.
Trong chế độ tư hữu phát triển rộng rãi nhất, người sản xuất,
tư liệu sản xuất và sản phẩm sản xuất đều tách biệt nhau và
tạo ra mâu thuẫn rất sâu sắc giữa sự phát triển của của cải và
sự phát triển của con người. Trong chế độ sớ hữu xã hội thì
hình thức trong đó sự sản xuất vật chất và tinh thần trực tiếp
trùng hợp với sự sản xuất ra bản thân con người. Chế độ sờ
hữu xã hội là cơ sở kinh tế cần thiết để con người tồn tại và
phát triển không phải như là lực lượng lao động giản đơn mà
là một cá nhân có khả năng lao động và giao tiếp tự phát
triển mọi mặt. Con người toàn vẹn với tất cả các hoạt động
sống của nó chỉ có thể hình thành trong chế độ sở hữu xã
hội. Chính vì vậy chế độ sở hữu xã hội là chìa khóa quyết
định việc hình thành lối sống kiểu lịch sử dân tộc - hiện đại
xã hội chủ nghĩa. Chỉ có chế độ sở hữu xã hội, mới tăng
cường được những lợi ích vật chất và tinh thần, phát triển số
lượng và chất lượng của lối sống dân tộc - hiện đại xã hội
chủ nghĩa.
Chế độ sở hữu xã hội là hình thức xã hội tạo điều kiện
cho sự tự phát triển về mặt xã hội của đông đảo các cá nhân
trong xã hội. Trong điều kiện chế độ sở hữu xã hội, việc sản
xuất những lợi ích vật chất và tinh thần không phải Irờ thành
mục đích tự thân, không phải là phương tiện để thiếu số làm
giàu trẽn lưng những người khác mà là phương tiện để phái
triển lành mạnh lối sống không có áp bức, bóc lột. Việc thiết

86
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN TỘC - HIỆN ĐẠI XHCN

lập chẽ độ sớ hữu xã hội sẽ tạo hoàn cảnh, trong đó tất cả


những vấn đề kinh tế và chính trị gắn chặt với vấn đề bản chất
của lôi sống.
Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về người lãnh
đạo xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa đó
là giai cấp công nhân; vì giai cấp công nhân là giai cấp duy
nhất có thể thực hiện được quá trình xã hội hóa nền sản xuất
một cách trực tiếp, kiên quyết và đến nơi; bởi vì quyền lợi,
lối sống của giai cấp công nhân phù hợp với phương thức sản
xuất mới; đại diện cho lối sống tiến bộ, hợp quy luật sau kiểu
lịch sừ của lối sống tư bản chủ nghĩa. Giai cấp công nhân có
thê đại diện và đứng ra tổ chức lối sống mới - lối sống dân
tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa cho những giai cấp lao động
khác. Tổ chức những giai cấp lao động “dưới đáy”, nâng hoạt
động sống của họ lên thành lối sống dân tộc - hiện đại xã hội
chủ nghĩa không thể bằng bạo lực chính trị hay cưỡng bức
kinh tê mà là tổ chức lao động để đạt năng suất cao. Theo
Lênin, trình độ phát triển của lối sống dân tộc - hiện đại xã
hội chù nghĩa phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phát triển
sản xuất, giác ngộ ý thức chính trị của hàng triệu quần chúng
lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lối sống dân tộc - hiện
đại xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của tính tích cực xã hội của
quán chúne nhân dân, là biểu hiện trực tiếp của những hoạt
động sáng tạo lịch sử cúa những người lao động vừa thoát
khoi áp hức bóc lột của chú nghĩa tư bản. Lối sống dân tộc -

87
LỐI SỐNG DÂNTỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

hiện đại xã hội chủ nghTa là sản phẩm tất yếu của các phong
irào cách mạng của quần chúng lao động thống nhất với các
mục tiêu kinh tế xã hội của chủ nghía xã hội do giai cấp
công nhân lãnh đạo.
Có thể nói, lôi sỏhiỊ dân tộc hiện đại xã hội chủ nghĩa là
toàn bộ các hoạt độn ạ sônẹ cơ bán của cơn người trong điều
kiện kinh tê - clúnh tri của chủ nghĩa xã hội. Đó là lối sống
ỊỊắn liền với chế độ sở hữu xã hội và sự giác ngộ chính trị của
tuyệt đại đa số nhân dán tham gia .xây dựng cuộc sống mới
dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Đó là lối sống gắn
liền quá khứ với hiện tại, dán tộc với tộc người, cá nhân với xã
hội theo hệ tư tưởng vô sản.
Lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa tuy là sản
phẩm tất yếu của kiểu sống lịch sử sau'lối sống kiểu tư bản
chủ nghĩa nhưng nó không hình thành một cách dễ dàng. Theo
Lênin, để hình thành một lối sống mới như vậy, buộc phải trải
qua những trải nghiệm phức tạp, khó khăn. Cuộc trải nghiệm
này đòi hỏi sự hoạt động tích cực mang ý nghĩa lịch sử khổng
lồ của tất cả những người lao động. Nó đòi hỏi phải thực hiện
bước chuyên biến vĩ đại trong mọi hoạt động sống đã thành
thâm căn cỏ đế của người lao động. Cần phải tu sửa lại tất cả
nền móng cũ của các hoạt động lao động, sinh hoạt, ý thức và
tâm lý của hàng trăm triệu con người. Cần phải khắc phục lể
lối làm ăn cũ, xây dựng tác phong lao động mới. Phải xóa hò
lối lao động vô tổ chức vô kỷ luật, lao động nhỏ lẻ, manh

88
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN T ộ c - HIỆN ĐẠI XHCN

mún, tản mạn, phân tán. Phải xây dựng tác phong, ý thức lao
động thông nhất các lợi ích: lợi ích cá nhân - lợi ích tập thể.
Phải gắn chủ nghía tập thể trong lao động với cơ sở xã hội hóa
tư liệu sản xuất.
Trong lối sông dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa thì
chủ nghĩa tập th ể là quan trọng nhất. Nó biểu hiện sự khác
biệt căn bản với kiểu sống tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tập thể
là thước đo mức độ phúc lợi của con người. Chủ nghĩa tập thể
phản ánh quyền lợi và thu nhập của cá nhân, nhịp độ phát
triển ngày càng tăng của mọi thành viên xã hội chủ nghĩa tập
thể phản ánh nãng suất của cá nhân và xã hội, mức độ hường
thụ văn hóa, giáo dục, y tế của toàn xã hội. Có thể nói chủ
nghĩa tập thể, lợi ích của cộng đổng là linh hồn sống của lối
sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa.
Lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh
đạo của giai cấp công nhân là một lối sống thống nhất trong
đa dạng. Khác với các xã hội trước chủ nghĩa xã hội có đối
kháns giai cấp nên lối sống trong các xã hội ấy cũng mâu
thuản với nhau gay gắt; lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ
nghĩa có nhiều hình thức khác nhau nhưng chúng không đôi
lập nhau. Có lối sống của công nhân, lối sông của nông dân,
lối sống của trí thức, thậm chí có lối sống của thành thị, lối
sống nông thôn... nhưng chúng đều cùng một phươnc thức sản
xuất, cùng một hệ tư tướng và cùng coi lao động và chế độ sứ
hữu xã hội là gốc rẻ cơ hán cùa các hoạt độnc sông. Lối sống

89
LỐI SỐNG DAN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa dần (lần xóa bỏ những
khác biệt trong lối sống cùa các tầng lớp xã hội khác nhau
song không những không làm đồng nhất hóa tất cả các đặc
điếm cá nhân, mà còn làm đa dạng hóa, phong phú hóa các
đặc điểm đó.
Sự thống nhất trong đa dạng của lối sống dân tộc - hiện
đại xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong các quan hộ dưới
đây: 1) Sự thống nhất giữa các đặc điểm chung tạo thành lối
sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa với các hoạt động
sống mang bản sắc dân tộc; 2) Sự thống nhất giữa bản sắc dân
tộc xã hội chủ nghĩa trong hoạt động sống với các tộc người
trong dân tộc người của dân tộc ấy; 3) Sự thống nhất giữa các
hoạt động sống của cả dân tộc, của tộc người với các nhóm xã
hội khác nhau theo các hình thức hoạt động lao động cơ bản
khác nhau; 4) Sự thống nhất giữa các hình thức sinh sống của
các nhóm xã hội với các cá nhân thuộc những nhóm đó. Có
thể nói, trong lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa có
sự thống nhất trong đa dạng giữa cái phổ biến và cái đặc thù
theo nhiều cấp độ khác nhau.
Những đặc điểm cơ bản tạo thành ban chất xã hội của lối
sống dân tộc - hiện đại xã hội chù nghĩa có một ý nghĩa
chung. Những đặc điểm ấy được quy định bởi các nhân tố
kinh tế - chính trị - xã hội, bới hình thức xã hội hóa tư liệu sán
xuất, bới việc thủ tiêu các quan hệ áp bức bóc lột. bởi những
quy luật thỏa mãn nhu cáu ngày càng tăng về vật chất và tinh

90
CHƯƠNG 2: BẨN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN TỘC - HIỆN ĐẠI XHCN

thần trong các hoạt động sống của xã hội. Tuy nhiên toàn bộ
các hoạt động sống được chi phối bới các quy luật chung đó
đều diễn ra từ những dân tộc, tộc người, những nhóm xã hội
và các cá nhân nhất định.
Bản chất xã hội chung nhất của lối sống dân tộc - hiện
đại xã hội chủ nghĩa là thành quả của sự thắng lợi của cuộc
cách mang xã hội chủ nghĩa. Chế độ xã hội mới thay thế các
hình thưc xã hội trước chủ nghĩa xã hội bằng con đường cách
mạng là bản chất xã hội chung tạo nên bước ngoật căn bản
tiến tới xác lập lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa ở
tất cả các dân tộc và tộc người. Đây là đặc điểm quan trọng
làm thaỵ đổi về chất trong bản chất xã hội chung của mọi hình
thức hoit động sống tạo nên cấu trúc mới của lối sống dân tộc
- hiộn dại xã hội chủ nghĩa.
Lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa không phải
là nhữrg hoạt động sống bên ngoài dân tộc, giai cấp và thời
đại sản sinh ra nó. Trong hành tinh của chúng ta, các hoạt
độn? scng đều diễn ra ở các quốc gia dân tộc, ở các vùng lãnh
thổ, những điều kiện địa lý khác nhau. Lối sống dân tộc hiện
đại xã lội chủ nghĩa có những hình thức biểu hiện đặc thù
(lân tộc của IÌÓ. Tính đặc thù dân tộc trong lối sống dân tộc -
hiện đạ xã hội chủ nghĩa dược quy định bởi những điều kiện
lịch sử :ụ thể, những truyền thống văn hóa, những phong tục
tập quái trong hoạt động sống của mỗi dân tộc, tính đặc thù
ấy khôrc chi thế hiện tronc lĩnh vực hoạt động tinh thần mà ớ

91
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẼ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẺN

trong kỹ năng lao động và hoạt động chính trị xã hội. Chính
những khác biệt trong cơ cấu của tổ hợp kinh tế quốc dân,
trong cường độ nội dung và khuynh hướng của các quan hệ
trong và ngoài kinh tế đã ảnh hưởng đến tính chấl phân công
lao động, đến các hoạt động sống của mỗi dân tộc khác nhau,
mặc dù có chung những điều kiện về sở hữu xã hội trong quan
hệ sản xuất.
Sự thống nhất và đa dạng biểu hiện trong quan hệ giữa
cái chung và cái riêng của lối sống dân tộc - hiện đại xã hội
chủ nghĩa không chỉ thể hiện sự khác nhau trong hoạt động
sống của mỗi dân tộc, mà còn biểu hiện cả sự khác nhau ở
mỗi tộc người. Lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa ở
bất kỳ nơi nào cũng có bản chất quốc tế thống nhất, đồng thời
có cả đặc điểm dân tộc và tộc người. Những đặc điểm này do
các kỹ năng hoạt động lao động, do truyền thống văn hóa,
điều kiện địa lý khí hậu tạo nên. Các đặc điểm chung tạo nên
lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa như chế độ kinh
tế, mục tiêu chống áp bức bóc lột, chế độ sở hữu tập thể, cơ sở
vật chất phát triển về mặt công nghiệp, hệ tư tưởng mới... được
tiếp biến ở mọi hoạt động sống của các tộc người theo bản sắc
và trình độ khác nhau. Các đặc điểm chung này chi phối rất rõ
các hoạt động sống của các tộc người, nhưng kết quả tạo ra
các quan hệ giữa người với người trong sản xuất, trong sinh
hoạt lại có sác thái khác nhau. Lối sông dân tộc - hiện đại xã
hội chủ nghĩa ớ nhiều tộc người trong mỗi dân tộc là không

02
CHƯƠNG 2: BÁN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN TỘC - HIỆN ĐẠI XHCN

thể giống nhau. Không kê lối sống dân tộc - hiện đại xã hội
chủ nghĩa ớ Việt Nam, ớ Trung Quốc, ở Triều Tiên, ớ Cu Ba
c ó những CỈỊ biệt m à ngay các tộc người trong m ỗi dân tộc ấy
cũng thế hiện lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa rất
đa dạng.
Chúng ta có thể cảm thấy tính thống nhất và đa dạng
trong lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa qua cả
những nhóm xã hội, thành viên của mỗi nhóm xã hội ấy trong
các hoạt động sống của họ. Các nhóm xã hội, các thành viên
của các nhóm xã hội tuy tuân thủ các chuẩn mực chung của
lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghía nhưng do các tập
quán sinh hoạt, truyền thống gia đình, các mối liên hệ bền
vữns về huyết tộc đã tạo ra những sắc thái khác nhau trong
hoạt động sống. Vì vậy mới có kiểu sống lịch sử chung của lối
sơn? dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa và những hình thức
riêne của lôi sống ấy trong chủ nghĩơ xã hội.
Lối sông dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa là một kiểu
sống lịch sử tốt đẹp. Tuy nhiên nhiều hình thức biểu hiện
trong lối sống ấy còn chưa tốt đẹp, thậm chí còn rất xấu.
Nhiều hình thức hoạt động sống troni> lối sống dân tộc - hiện
đại'xã hội chủ nghĩa còn trái với các lợi ích xã hội chung, đối
lập với các chuẩn mực tốt đẹp. Đó là những hành vi trộm
cắp. đấu cơ, trục lợi, lỏi sống cơ hội, thực dụng. Nhiều hoạt
độn2 sống trone lỏi sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nchĩa
gấn với các thói xấu cùa tàn dư những xã hội cũ để lại. Chính

93
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THựCTIẾN

những mặt phán diện trong lôi sông dân tộc - hiện đại xã hội
chủ nghĩa là một trong những nguy cơ to lớn làm sụp đổ lối
sống đó ớ không ít các dân tộc đã xây dựng nó hàng nhiều
thập kỷ.

3. Nội dung cơ bản của lối sóng dân tộc - hiện đại xà hội
chủ nghĩa

Lần đầu tiên trong sự phát triển lịch sử của xã hội của
loài người, chủ nghĩa tư bản đã tạo được những tiên đề vật
chất quan trọng để xây dựng được những hình thức sinh sống
mới của con người bằng cách hướng đến mục tiêu giải phóng
con người. Nhưng để thực hiện mục tiêu giải phóng con
người, giai cấp tư sản đã lựa chọn hình thức bóc lột các giá trị
thặng dư, quốc tế hóa sự bóc lột đó bằng các cuộc chiến tranh,
thiết lập chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. Kết quả là mâu
thuẫn giữa công nhân và giai cấp tư sản ở trong nước và trên
toàn thế giói ngày càng gia tăng, mâu thuẫn giữa những người
đi áp bức bóc lột các dân tộc với các dân tộc bản địa bị áp bức
bóc lột vô cùng gay gắt; mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp tư
sản trong cạnh tranh kinh tế, cạnh tranh chính trị, cạnh tranh
thị trường rất quyết liệt. Hội chứng này làm cho lối sõng tư
bản chú nghĩa thường xuyên tạo ra tình trạng con người đối xử
với con người thiếu nhân tính, vô nhân đạo.
Sự mâu thuẫn gay gắl và toàn diện trong thè giới con
người theo cách thức phát triển của phương thức sản xuất tư

94
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN TỘC - HIỆN ĐẠI XHCN

bản chủ nghĩa còn tạo ra hội chứng trầm trọng hơn trong mọi
hoạt đậig sống khi các quan hệ tư bản chủ nghĩa làm bần
cùng hca nhiều tầng lớp xã hội khác trong chủ nghĩa tư bản.
Trong dhủ nghĩa tư bản, nhiều lĩnh vực tinh thần của lối sống
bị làm nghèo nàn trông thấy. Có thể mâu thuẫn toàn diộn
trong thè giới con người dưới chủ nghĩa tư bản đã tạo tiền đề
đ ể con igười xây dựtig lối sống mới từ phương thức sản xuất
xã hội (hủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
Đc giải phóng con người khỏi những hạn chế tư sản, để
thiết lập lối sống mới trong thế giới con người, suốt cả thế kỷ
XX. nhìn loại đã tiến hành những phong trào rộng lớn giải
phóng jiai cấp, giải phóng dần tộc, giải phóng xã hội. Các
phong rào ấy bao chứa các giải pháp văn hóa của mục tiêu
xóa bỏ :ác hạn c h ế clia lối sống kiểu tư sản đ ể thiết lập một
nấc thaig mới trong hành trình xây dựng lối sống kiểu mới.
Mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng
xã hội tó nội dung xuyên suốt là giải phóng con người. Giải
phóng ạr áp bức giai cấp để giải phóng các hạn chế tư sản
trong piương thức tiến hành tổ chức lao động bằng cách
người nìy đi áp bức bóc lột người khác. Giải phóng dân tộc,
thủ tiêu chế độ thực dân đê giải phóng con người ở các dân
tộc mà siai cấp tư sản đã ngang nhiên dưới chiêu bài khai
hóa để Jè nén, áp bức bóc lột làm ngu dân hóa hàng tỷ con
người trần hành tinh này. Giải phónẸ xã hội là nấc thang giải
phóng con người cao nhất, là nấc thang khắc phục toàn diện

95
LỐI SỐNG DÃN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

các hạn chế của con người, phát triển con người mọi mặt,
mang các giá trị thật của con người đẽ trả lại cho con người.
Ba cuộc giải phóng đó là ba cuộc giải phóng vĩ đại cũng là
ba mục tiêu văn hóa trong sự phát triển xã hội. Ba cuộc giải
phóng đó gắn bó chặt chẽ với nhau trong thời kỳ quá độ từ
chú nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ba cuộc giải phóng đó
gắn chặt với mục tiêu xây dựng một kiểu sống mới sau xã
hội tư bản.
Cuộc giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội trong thời đại ta có nội dung cơ bản là giải
phónẹ và phát triển toàn diện con người. Ba cuộc giải phóng
đó gắn chặt với mục tiêu xây dựng lối sống dân tộc - hiộn đại
xã hội chủ nghĩa. Chỉ có lối sống dân tộc - hiện đại xã hội
chủ nghĩa mới có thể khắc phục được các hạn chế tư sản
trong mọi hoạt động sống. Chỉ có lối sống dân tộc - hiện đại
xã hội chủ nghĩa và sau đó là lối sống kiểu cộng sản chủ
nghĩa mới có điều kiện phát huy toàn diộn năng lực bản chất
của con người, tự do, nhu cầu khát vọng năng khiếu của con
người. Mác nói rằng trong chủ nghĩa xã hội sẽ xuất hiện một
lối sống kiểu mới “một liên hiệp, trong đó sự phát triển tự do
của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả
mọi người”1.

1 C .M ác và P h.Ả ngghen. Toàn tập. tập 4 N xh C hính trị Q u ố c gia H à N ội, 1995,
lr.62X

96
• CiươNG 2: BẢN CHẤT CỬA LỐI SỔNG DẨN T ộ c - HIỆN OẠI XHCN

Lói sống dân tộc - hiện đại xã hội chu nghía không xây
dựng trcn mảnh đất trống không của quá khứ. Nó phải ké thừa
những tiành tựu cúa các lỏi sống trước và khắc phục những
hạn chécúa các xã hội đó. Lối sống dân tộc - hiện đại xã hội
chú ngHa là hình thái vận động lịch sử cao hơn kiểu sống tư
bản chi nghĩa, ờ đó vãn hóa lần đầu tiên trong sự phát triển
cùa xã hội loài người sẽ đật ra vấn đề mang giá trị của con
ngưín tìá lại cho con người, ơ đó lần đầu tiên xã hội và văn
hóa có iền đề hiện thực phát triển tương hợp, toàn diện, đồng
đểu với bản thân con người như chủ nhân của xã hội văn hóa
cao. Thìo các nhà lý luân kinh điển của chủ nghĩa Mác thì lối
sống đái tộc - hiện đại kiểu xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ
nghĩa li các lối sống lần đầu tiên trong lịch sử phát triển nhân
loại, COI người tiếp nhận hình thức tồn tại xã hội phù hợp với
nội durg khách quan của nó như các cá nhân phát triển toàn
diện. Nhiều lần C.Mác và Ph.Angghen nói rầng trong chủ
nghĩa cộng sản thì sạ chiếm lĩnh thực sự bản chất con người
bài COI người và fho con người sẽ được thực hiện. Bạng lối
sống dái tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa thì mục tiêu văn hóa
hoàn lạ đầy đủ con người cho chính bản thân con người tronií
một xã hội đầy tình người với sự phát triển cá tính phong phú
có đièukiện thực hiện dược.
CMác và Ph.Ảngehen trong lý thuvết về chủ nghĩa xã
hội dã giai thích một cách khoa học mục tiêu vãn hóa cúa
chủ níĩiTa xã hói là tao riêu dê hiên thực đế phát triển lôi

97
LỐI SỐNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

sông hài hòa và phong phú. Các ông đã nhìn nhận lịch sử
phát triển xã hội trong các mục tiêu văn hóa của nó. Các ông
đã thấy đãng sau những lối sống không có tính người phát
triển đầy đủ thay thê nhau trong lịch sử trước chủ nghĩa xã
hội vẫn hiện lèn các vấn đề văn hóa, đòi hỏ) một xã'hội thực
sự có lôi sống văn hóa. Xã hội thực sự có lôi sông văn hóa là
kết quả hợp quy luật của lịch sử vừa kế thừa, vừa phát huy,
vừa khắc phục những hạn chế, phiến diện của các xã hội
trước. Vì thế nội dung lịch sử đầu tiên của lối sông x ã hội
chủ nghĩa là khắc phục các hạn ch ế của các lối sống trước
kia. Kế thừa những giá trị của chúng và xác lập những điều
kiện cơ bản để tạo ra những hoạt động sống mới mang giá trị
văn hóa cao.
Các lối sống trong các xã hội cũ dựa trên cơ sở bất bình
đẳng giai cấp và quyền thống trị của thiểu số đối với đa số đã
tạo nên sự bất bình đẳng về văn hóa rất sâu. Số đông nhân dân
không được hưởng thụ văn hóa, mặc dầu họ đã tham gia sáng
tạo nên lịch sử vãn hóa. Việc đem văn hóa trả lại cho đông
đảo nhân dân, huy động nhân dân tham gia sáng tạo văn hóa
ỉù nội du nạ lịch sử liếp theo và là mục tiêu quan trọng cùa
việc xây dựng lối s á n d â n tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa. Xã
hội cũ đã để lại rất nhiều dấu vết tiêu cực trong các hoạt độne
sông của con người, đặc biệt là trong quần chúng lao động.
Xây dưng lối sông dân tộc hiện đại xã hội chủ nghĩa là đưa
dông đảo nhàn dân lao độnii tham gia vào đời sống chínlh trị

98
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN TỘC - HIỆN ĐẠI XHCN

xã hội. Đê thực hiện được nội dung đó, cần phải nàng cao
trình độ vãn hóa cho nhân dàn. Mục tiêu nâng cao trình độ
văn hóa chung của chủ nghĩa xã hôi là phát triển quần chúng
lao động như là Iìhững người sáng tạo lịch sử chân chính
chính là nội dung xác lập kiểu sống dân tộc hiện đại có trình
độ văn hóa cao.
Lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa mang nội
dung nhân văn sâu sắc. Để hình thành lối sống dân tộc - hiện
đại xã hội chủ nghĩa có nội dung nhân vãn cao cả phải mở
rộng, tiếp tục hoàn thành ba cuộc giải phóng đã được tiến
hành và phát động từ đầu của cuộc cách mạng xã hôi chủ
nghĩa. Việc cải tạo lại các quan hệ xã hội cũ nhằm thay đổi
triệt để những quan hệ phi nhân tính trong lối sống. Việc nâng
cao trình độ văn hóa của hàng chục triệu nhân dân lao động
nghèo khổ thất học hầu như sống trong tình trạng cổ xưa đó là
một hoạt động nhân đạo cao cả và là một sự nghiệp giải phóng
giai cấp bị áp bức, bị bóc lột lâu ngày đứng lên làm chủ vận
mệnh của mình. Cuộc giải phóng này là cuộc giải phóng năng
lượng sáng tạo của những con người xây dựng lối sống mới.
Đây là một mục tiêu rất vĩ đại trong nội dung xây dựng lối
sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa.
Tính nhân vãn cao cả trong lối sông dân tộc - hiện đại xã
hội chú nghĩa gắn liền với các cuộc giải phóng giai cấp. Cùng
với mục tiêu giải phóng nâng lượng sáng tạo của tuyệt đại đa
số nhân dân lao dộng, cuộc giải phóng giai cấp trong chủ

99
LỐI SỎNGDAN Tộ c , HtệN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VA THƯC TIẾN

nghĩa xã hội có mục tiêu tạo tiền dé xóa bo giai cáp. VI lẽ dó


việc cài tạo mang tính người chân chính trá về cho con người
trong chú nghĩa xã hội bao gồm cả một quá trình biên đổi sâu
sãc các giai'cấp xã hội hướng về mục tiêu nhân đạo hóa, người
hóa một cách toàn diện xã hội.
Mục tiêu giải phóng giai cáp trong chủ nghĩa xã hội bao
gồm các mục tiêu giải phóng nãng lượng sáng tạo của toàn xã
hội, thống nhất các giá trị nhân đạo của con người, làm cho lối
sống của chủ nghĩa xã hội không những phát triển đa dạng,
phong phú mà còn biểu hiện một tình người cao quý. Cuộc
giải phóng giai cấp trong chủ nghĩa xã hội mang mục tiêu
nhân đạo sâu sắc là ở chỗ nó người hóa tính íỊÌai cáp x ã hội,
nó xóa bở mọi thắtìh kiếtí giai cấp,' mọi ngừời sống trong bình
đẳng, tợ do vấ thường yêu nhau. Đó chính là cơ sở quan trọng
tạo thành nội dung nhân đạo của lối sống dân tộc - hiện đại xã
hội chủ nghĩa.
Nội dung nhân đạo sâu sắc của lôi sông dân tộc - hiện
đại xã hội chủ nghĩa còn thể hiện ở việc các dân tộc ttrong
chủ nghĩa xã hội đều bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Tronc
chủ nghĩa xã hội, việc tiếp tục mục tiêu giải phóng giai cấp
vun liên hệ trực tiếp với í>iái phóng dán lộc. Các giau cấp
thông trị trước kia đã tạo ra rất nhiều thành kiến eiữa dân tộc
đa sô và dân tộc thiểu số, khép kín các quan hệ dàn tộc, tạo
ra chủ nghĩa địa phương, chu nghía dân tộc hạn hẹp trontg lõi
sông. Trong lòi sông dán tộc - hiện đai \ã hội chu nghía có

100
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DÁN TỘC - HIỆN ĐẠI XHCN

sự đoàr kết dàn tộc. Các giá trị vàn hóa của các dân tộc đều
bình đãng ngang nhau, khổng có giá trị nào chèn ép giá trị
nào. Chủ nghĩa nhân đạo cao cả trong lối sông dân tộc - hiện
đại xã hội chú nghĩa còn thế hiện ớ quan hệ của dânítộc này
với dân tộc khác. Trong lối sống dân tộCi- hiện đại xã hội
chủ nghĩa có nội dung rộng lớn: các dần tộc đều hiểu biết
lẫn nhaj.
Tiong lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa, lần
đầu tiên trong lịch sử nhân loại khẩu hiệu “tất cả cho con
người, vì hạnh phúc của con người, con nguời là vômquý nhất”
đã'được tôn vinh, đề cao và được thục hiện trongthực tế.
Tarớc lối sống dàn tộc - hiện đai Ẳã Hồi òhũ hghĩà đã có
nhỉểu rhà triết học. nhiổu mô hình xã hội lý tưởng về chủ
nghĩa rhân đao. Các học thuyết và mô hình xã hội của Ôoen,
S.Ximcn, Fơbách đã tìm cách giải phóng con người khỏi áp
bức bổo lột mang lại hạnh phúc cho con người. Tuy nhiêrĩ chỉ
có chủ rtghĩa xã hội mới tạo ra được nhũng điều kiện dầni thiết
để giảiphóng thực sự con người. Việc nhân đạo hóa con người
bằng cíc hoạt động lao động xã hội, lao động tập Ithể, việc
giúp đỡ những nsười bất hạnh, việc làm cho thê giới này gần
gũi lần nhau, việc làm .cho các dân tộc hiểu biết lẫn nhau
chính 1.1 sán phám cua chu neỉíìa xã hội.
L É Éẩni tronp chủ nghĩa xã hôi có nội dune nhân đao
rất CÍH cà. Trước hết các quan hộ dồng chí, anh em đã tạo
liên lì t i I.:h — M y ê u kliòn<z h i ê n e i ớ i . là c ơ s ớ c h o m ọ i s ư
LỐI SỐNG d a n Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

hợp tác giữa quyền lợi cá nhân và các quyền lợi xã hộii. Chứ
nghĩa nhân đạo cao cả trong lối sống dân tộc - hiện đại xã
hội chủ nghĩa thể hiện một trình độ phát triển mới về văn
hóa trong các quan hệ con người với con người. Trong lối
sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa, dân tộc - giai cấp -
nhân loại được hòa chung vào tình người. Đây chính là lối
sống tốt đẹp nhất thay thế cho lối sống “người là chó sói
giữa con người”.
Trong lôi sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa, một
chủ nghĩa yêu nước kiểu mới của con người được hình (thành.
Đó là chủ nghĩa yêu nước gắn với tinh thần quốc tê* Chủ
nghĩa yêu nước này là nội dung quan trọng của lối sốạg dân
tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa.
Trong xã hội cũ, chủ nghĩa địa phương còn cản trở nhiệt
tình yêu nước của người lao động. Nhân dân lao động không
có điều kiện để quan hệ quốc tế sâu rộng.
Trong các xã hội cũ, nạn phàn biệt chủng tộc, giai cấp
còn khá phổ biến. Lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa
thấm nhuần tinh thần quốc tế sâu sắc. Trong mọi hoạt động
sông của chủ nghĩa xã hội không chỉ có sự bình đẳng ve mặt
pháp lý mà còn bình đẳng thực sự giữa các dân tộc. Chủ nghĩa
yêu nước quốc tế chính là lỏi sống văn minh do lý tưỏnng xã
hội chủ nghĩa tạo thành. Lý tướng xã hội chú nghĩa không chì
ciai phóng dàn tộc mà còn giải phóng giai cấp và giải phónu
nhân loai. V ì thế tinh thần quốc tê là nội dung quan trọng xác

102
CHƯƠNG 2: BĂN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN t ộ c - HIỆN ĐẠI XHCN

lập tính xã hội chủ nghĩa của lôi sống dân tộc - hiện đại trong
thời dạ; cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa yêu nước quốc tê xác lập một trong những
nội dung cơ bản của lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ
nghĩa vừa gắn với thực tiễn của sự phát triển sản xuất của
chủ nghĩa xã hội, vừa gắn với lý tưởng về chủ nghĩa cộng
sản trên phạm vi toàn thế giới. Sự phát triển của lực lượng
sản xuất trong chủ nghĩa xã hội mở rộng không ngừng các
quan hệ quốc tế. Trước hết sự phát triển của lực lượng sản
xuất âV đi kèm theo sự dẫn đường của hệ tư tưởng xã hội
chù nghía, làm cho chủ nghía yêu nước thấm nhuần tinh
thần quốc tế xã hội chủ nghĩa. Thứ đến do phương thức sản
xuất xã hội chủ nghĩa thắng lợi ở một dân tộc đã đoàn kết
nhân cân lao động và những người vô sản chống áp bức bóc
lột lại với nhau thắm tình hữu nghị anh em trở thành tinh
thần yêu nước quốc tế vô sản. Thứ ba là sự mở rộng các
quan hệ quốc tế đến với loài người làm cho lối sống dân tộc
- hiện đại gắn với các quá trình giải phóng con người trên
toàn thế giới.
Có thể nói nội dung yêu nước quốc tế đã khắc phục tính
dân tộc hạn hẹp, chú nghĩa dân tộc vị quốc hay chủ nghĩa
phân biệt chúng tộc. Chú nghía yẻu nước quốc tế là nội dung
không thế thiếu của lỏi sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ
nghĩa. Chủ nchĩa yêu nước quốc tế là linh hổn Sống cua lối
sống cân tộc - hiện dai xã hội chủ nghĩa.

103
LỐI SÓNG DẢN TỘC, mỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN

Một nội dung quan trọng nữa trong các thành tỏ cua lõi
sông dán tộc - hiện đại xã hội chú nghĩa là tinh thản dùn chu.
Tinh thần dãn chu là động lực thực sự của lối sống dân tộc -
hiện đại xã hội chủ nghĩa. Không có tinh thần dân chu, lất cả
những hoạt động quản lý kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa sẽ
bị thu hẹp và không thể phát huy sáng kiến của đông đảo nhân
dân tham gia xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Sự phát triển,nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một tronc
những nhân tô quan trọng nhất thúc đẩy hình thành tính nãng
động lịch sử của nhân dân lao động tham gia xây dựng xã hội
mới. Tinh thần dàn chủ tạo điều kiện để nâng cao trình độ
giác ngộ xã hội chủ nghĩa của hàng triệu người lao động. Tinh
thần dân chủ huy động một khối lượng người to lớn tham gia
tích cực vào các hoạt động xã hội. Tinh thần dân chủ làm cho
người lao động trở thành chú nhàn chân chính cùa mọi hoạt
động kinh tế văn hóa chính trị. Chí có mở rộng nền dân chú xã
hội chú nghía trong tất cá các lính vực cúa đời sông thì nhà
nước xã hội chú nghĩa mới có thê phát triển mạnh mẽ.
Nội dung dân chủ trong lối sông dán tộc - hiện đai xã
hội chú nghía tạo cho các hoạt động lao động có ý thức ttrách
nhiệm cao, lạo cho các quan hệ chính trị ngày rr>ột vững
manh, Bồn hành chính ngày càng trong sạch. C ó thể nój nội
dung dân chú tạo điêu kiện đè phát triển tính nãng động chínl)
trị - xã hội cua 11ÍI ười lao don", thu hút họ vào xây diriiii CU(V
sónsi m ớ i.

104
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DÂN TỘC - HIỆN ĐẠI XHCN

Tính nâng động chính trị - xã hội trong các hoạt động
sống của con người được quy định bởi nhiều nguyên nhân. Nó
bắt nguồn đầu tiên từ việc thấu hiểu mục đích của mọi hoạt
động lao động, sau đó hiểu rõ được quyền và nghĩa vụ công
dân. Những điều này tác động mạnh mẽ đến lối sống, cho
phép mỗi một người lao động thỏa mãn những nhu cầu của
mình và góp phần vào phát triển những năng lực của xã hội.
Nội dung dân chủ trong lối sống dãn tộc - hiện đại xã
hội chủ nghĩa có liên quan mật thiết đến sự phát triển và củng
cố chủ nghĩa yêu nước quốc tế. Trong nội dung dân chủ của
lòi sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa có yếu tố quyền
bình đẳng dân tộc và tộc người. Khẳng định nội dung dân chủ
trong lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa là khẳng
định tình hữu nghị, sự giúp đỡ chí tình giữa các dân tộc trong
các hoạt động sống.
Lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa luôn luôn
tồn trọng tính đa dạng vãn hóa chính là do tirih thần dân chủ
chi phối. Tinh thần dân chủ cung cấp cho mỗi người nhận thức
việc hợp lý của các nền, các quan hệ văn hóa khác nhau, từ đó
tôn trọng mọi giá trị vãn hóa. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa có
nhiều nền văn hóa khác nhau, có những tín ngưỡng, tôn giáo
khác nhau. Độc quyền chân lý là vi phạm những nội dung dân
chủ trong lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa.
Dân chủ làm cho dư luận xã hội được phát triển tự do.
Dân chủ là trao cho xã hội quyền được công khai đánh giá các

105
CHƯƠNG 2: BẢN CHÁT CỦA LÒI SỐNG DẨN t ộ c - HIỆN ĐẠI XHCN

quyền bảo lưu cũng diễn ra rất phức tạp. Xu hướng của nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa là cùng một lúc phải cúng cô' cả hai
quan hệ: phát triển nguyên tắc tập trung và phát triển cả tính
chủ động địa phương.
Trong tư tưởng về chủ nghĩa xã hội của tất cả những nhà
sáng lập chủ nghĩa Mác và những người mác xít thì xã hội chủ
nghĩa là một xã hội có lực lượng sản xuất hùng mạnh, có sự
phát triển cao về khoa học kỹ thuật. Vì thế lối sống dản tộc -
hiện đại xã hội chủ nghĩa phải có nội dung phát triển nội sinh
về khoa học kỹ thuật trong mồi con người mà biểu hiện phổ
biến của nó là phát triển dân trí cao. Trong quá trình xây
dựng lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa, vấn đề tạo
điều kiện để các nhân cách tự phát triển về khoa học kỹ thuật
nâng cao dân trí là một trong những nội dung quan trọng của
chủ nghĩa xã hội.
Thành tố văn hóa phổ biến nhất của lối sống tất cả mọi
xã hội là tri thức. Nâng cao tri thức cho tuyệt đại đa số nhân
dân lao động đó là mục tiêu văn hóa rất cấp thiết để phát triển
lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa. Vấn đề nâng cao
dán trí là bản chất của mục tiêu vãn hóa trong chủ nghĩa xã
hội. Một trong những thành tố hợp thành tổng thể lối sống
trong chủ nghĩa xã hội đó là tri thức. Tri thức kinh nghiệm, tri
thức kỹ thuật, tri thức công nghệ, tri thức khoa học đều là nội
dung hàng đầu của sự phát triển dân trí. Không phát triển dân
trí, không thể có lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa.

107
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẨN ĐẺ LỸ LUẬN VẢ THỰC TIẾN

Chủ nghĩa xã hội trở thành một xã hội văn hóa cao chính là
các thành phần tri thức phong phú của nó thúc đẩy toàn diện
hoạt động sống xã hội của con người.
Để nấng cao dân trí, việc pliát triển giáo dục và tự giáo
dục là mục tiêu văn hóa quan trọng của lối sống dân tộc -
hiện đại xã hội chủ nghĩa. Trong tiến trình hoàn thành sự
nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã
hội, nền giáo dục mới không chỉ có mục tiêu truyền đạt các
tri thức để nâng cao nguồn lực con người, mà hơn thế, sự
nghiệp giáo dục phải trở thành một phương tiện, một động lực
làm nhân đạo hóa con người trong quá trình hình thành và
hoàn thiện lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa. Ngay
từ thế kỷ XVIII, những nhà khai sáng đã nhận thấy sự dốt nát
của con người là mẹ đẻ của mọi thói xấu, là nguyên nhân
chính của tội ác. Theo quan điểm của các nhà khai sáng, điều
kiộn cho sự hòa hợp phổ biến giữa người là trình độ học vấn.
Cả Rousseau và Kant đều quan tâm sâu sắc đến thành tố giáo
dục trong mỗi nền văn hóa. Khi đề xuất mục tiêu xây dựng
lối sống mới của chủ nghĩa xã hội, các nhà kinh điển của chú
nghĩa Mác đã tiếp thu ý kiến của các nhà khai sáng. Năm
1866 trong tác phẩm “Những chỉ thị cho các đại biểu của hội
đổng Trung ương lâm thời về một số vấn đề", Mác đã chỉ ra
nội dunẹ lối sốm> của một ch ế (lộ xã hội hợp lý. Ông viết:
“Trong một ch ế độ xã hội hợp lý mới, mỗi trẻ em từ chín tuổi
trở lên đều phai trớ thành người lao động sản xuất, cũng như

108
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN TỘC - HIỆN ĐẠI XHCN

mỗi người lớn tuổi có khá năng lao động đều phải tuân theo
luật chung của tự nhiên, cụ thể là: muốn ăn thì phải lao động
và không chỉ lao động bằng trí óc mà còn phải lao động bằng
chân tay... có thể là nên bắt đầu từ nền giáo dục tiểu học
trước 9 tuổi. Các bậc cha mẹ và các chủ xí nghiệp hoàn toàn
không được phép sử dụng lao động của trẻ em và của thiếu
niên nếu không kết hợp với giáo dục.
Chúng tôi hiểu giáo dục gồm 3 điều:
Thứ nhất: giáo dục trí lực
Thứ hai: giáo dục thể lực như đang được thực hành trong
các trường thể dục thể thao và bằng tập luyện quân sự.
Thứ ba: giáo dục kỹ thuật giới thiệu những nguyên tắc cơ
bản của tất cả các quá trình sản xuất và đồng thời tập cho trẻ
em hoặc thiếu niên quen sử dụng những công cụ đơn giản
nhất cho tất cả các ngành sản xuất. Việc phân chia trẻ em và
công nhân còn là thiếu niên theo từng nhóm tuổi phải phù họp
với khóa trình, ngày càng dần dẩn phức tạp hơn vê' giáo dục,
trí lực, thể lực và giáo dục kỹ thuật ”2.
Khi dự thảo kế hoạch xây dựng lối sống mới xã hội chủ
nghĩa ở Nga, Lênin đã lập chương trình giáo dục rộng rãi mọi
tầng lớp nhân dân trong xã hội. Theo ông, lối sống mới trước
hết phải hình thành trèn những điều kiện thực tế thuận lợi nhất

3 C .M ác và P h.Ã ngghcn. T n à II lậ p . 1.16. N x h C hính trị Q u ố c gia. H à Nội, 1494,


tr.26!

109
LỐI SỐNG DẨN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VẨTHỤC TIẾN

giúp cho quần chúng có được giáo dục, học vấn, tri thức inột
cách dễ dàng nhất. Tổ chức các trường học nhân dân, xây
dựng hệ thống giáo dục nhân dân tạo nên thông tin đa dạng
với quần chúng.
Xây dựng hệ thống giáo dục nhân dân, nâng cao trình độ
dân trí, tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ khoa học kỹ thuật đó
là điều kiện để phát triển và hoàn thiện lối sống dân tộc - hiện
đại xã hội chủ nghĩa.
Các hoạt động sống trong chủ nghĩa xã hội không chỉ
diễn ra dưới tác động của những điều kiện kinh tế, chính trị xã
hội trong quá trình phát triển xã hội nâng cao dân trí mà còn
được phát triển củng cô' bởi các giá trị tinh thần, trong đó các
quan hệ đạo đức chiếm một vị trí quan trọng. Trong lĩnh vực
lao động, sinh hoạt, giao tiếp, nghỉ ngơi, trong các quan hệ gia
đình, đạo đức phản ánh các giá trị nhân văn cao quý. Sự quan
tâm lẫn nhau, sự giúp đỡ vô tư, sự tích cực tham gia vào các
lợi ích của cộng đồng sẽ làm cho lối sống ngày càng trở nên
có văn hóa cao.
Đạo đức với tư cách là một thành tố quan trọng của ý
thức xã hội, một cơ chế điều chính hành vi của con người, là
phương thức xác lập mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa
lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân, chúng trở thành mối dây liên
hệ khăng khít giữa con người với con người trong hoạt động
sống mới cùa chú nghĩa xã hội. Tùy thuộc vào mức độ trướiiu
thành đạo đức của cá nhân: lỏi sóng của các cá nhân sẽ gắn bó

11 0
CHƯƠNG 2: BÁN CHẤT CỦA LỎI SỐNG DAN t ộ c - HIỆN ĐẠI XHCN

vói cái thiện hay cái ác nhiều hoặc ít. Tinh thần hướng thiện
lối sống cúa mình vừa phù hợp với mục đích và lý tưởng của
chủ nghĩa xã hội.
Đạo đức trone chủ nghĩa xã hội thường phản ánh những
lợi ích cơ bản của tuyệt đại bộ phận nhân dân lao động. Hiệu
quả tác động của nhân tố đạo đức mới đến lối sống dân tộc -
hiện đại xã hội chủ nghĩa, làm cho chủ nghĩa tập thể, chủ
nghĩa nhân đạo ngày càng thấm .sâu vào mọi quan hệ xã hội.
Đạo đức trong chủ nghĩa xã hội làm cho mỗi người tăng thêm
phẩm giá, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức rõ
ràng, tôn trọng kỷ luật trong lao động và sinh hoạt. Tình cảm
đạo đức tự nhiên làm cho sự thống nhất giữa con người với'
con người hướng tới lý tưởng chung.
Hiệu lực của những nhân tố đạo đức trong việc khẳng
định lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa được quyết
định bới nội dung đạo đức tôn trọng con người của chủ nghĩa
xã hội. Đạo đức trong chủ nghĩa xã hội đặt cho mình nhiệm
vụ biến con người thành chù thể sáng tạo lịch sử. Đạo đức xã
hội chủ nghĩa khi hướng về mục tiêu mang giá trị của con
người trá lại cho con người đồng thời góp phần phát triển toàn
diện, kích thích phát triển những phẩm chất ưu tú của cá nhân.
Đạo đức trona chú nghĩa xã hội đã kế thừa những giá trị
đạo đức truyền thông, phát triển những ẹiá trị ấy, khẳng định
tinh thần yêu nước quốc tố. Đạo đức ấy tạo nên diện mạo rất
mói mẻ cùa lối sốim (lân tộc - hiện đại xã hội chủ Iicliĩa.
LÓI SỐNG DÂN Tộ c , h iệ n o ại - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

Lôi sống dân tộc - hiện đại xã hội chú nghĩa đòi hỏi tuân
thủ các chuẩn mực, các nguyên tắc đạo đức của chủ nghĩa xã
hội. Sự lành mạnh về đạo đức làm cho mọi hoạt động sống
trong chủ nghĩa xã hội trở nên cao thượng và tốt đẹp.
Đạo đức ở bất cứ lối sống nào cũng là yếu tô cấu thành
bản chất của nó. Chính lôi sống với những nguyên tắc chủ
đạo của nó cùng với truyền thống dân tộc lại góp phần tạo
nên phẩm chất đạo đức nào đó của con người trong xã hội.
Theo C.Mác và Ph.Ảngghen, lối sống của mỗi con người
trong xã hội bao giờ cũng gắn các quan niệm đạo đức của
mình với hiện thực. “Tự giác hay không tự giác, rút cuộc
đều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ những
quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của
mình, tức là những quan hệ kinh tế, trong đó người ta sản
xuất và trao đổi”3.
Nếu xem xét đạo đức chủ yếu trên bình diện lịch sử thì
ta thấy kiểu lối sống nào có các quan hệ đạo đức ấy. Chế độ
chiếm hữu nô lệ đã đẻ ra đạo đức chủ nô, coi nô lệ là những
công cụ biết nói.
Chế độ phong kiến dựa trẽn lợi ích kinh tế của giai cấp
địa chủ đã thiết chế một quan hệ đạo đức bảo vệ trật tự xã hội:
vua - quan - dân trên nguyên tấc của sự bất bình đẳng và lòng
trung thành. Mục tiêu đạo đức mà xã hội cần gìn giữ là tôn ti

' C . M á c và Ph.Ả ngghen. Toàn lập. 1.20. Nxb C hính trị Q uốc gia. Hà Nội. 1994,
11.136

112
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN t ộ c - HIỆN ĐẠI XHCN

trật tự và sự bất bình đẳng thế hệ, bất bình đẳng giai cấp, bất
bình đảng dân tộc và bất bình đẳng giới tính. Trung với vua,
hiếu với cha mẹ, thủy chung của vợ chồng là hệ giá trị đạo
đức cơ bản của trật tự phong kiến ở phương Đông.
Lối sống kiểu tư bản với phương thức sản xuất mới, nó
phá bỏ nền đạo đức ngàn năm của giai cấp phong kiến và
thay vào môi trường văn hóa tư sản một cơ chế đạo đức có
tính chất lợi ích lạnh lùng quay chung quanh phạm trù lợi
nhuận. Dưới chế độ tư bản nhân phẩm người lao động không
được tôn trọng, lao động bị bóc lột tàn khốc. Mác viết rằng
chế độ tư hữu tư bản chủ nghTa “làm cho chúng ta ngu xuẩn
và phiến diện đến nỗi một đối tượng nào đó là của chúng ta
khi nào chúng ta chiếm hữu nó, nghĩa là khi nó tồn tại đối
với chúng ta như tư bản hoặc khi chúng ta trực tiếp chiếm
hữu nó... tóm lại khi ta tiêu dùng nó... cho nên thay thế tất cả
những cảm giác nhục thể và tinh thần là sự tha hóa đơn giản
tất cả những cảm giác ấy - là cảm giác chiếm hữu”4. Lối
sống tư bản tạo ra rất nhiều quan hệ đạo đức có tính chất
thực dụng và thị trường làm cho con người trở nên vị kỷ. Nền
đạo đức tư sản làm tha hóa sâu thẳm bản chất nhân đạo của
con người. Với tự do cạnh tranh khốc liệt, lối sống cá nhân tư
sản mang tính phi nhân rất điển hình. Lợi ích cá nhân là
động cơ cơ bán tạo thành nhiều quan hệ đạo đức giả trong

4 C.M ãc. Bàn llìào kin li tế - Ir ic i liọc năm 1844. Nxb Sự thật Hà Nội 1962.
t r 1 .1 4 -1 3 5 .

113
LỐI SỐNG DAN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

nền văn hóa của chủ nghĩa tư bản. C.Mác và Ph.Ảngghen đã


viết rằng: “Giai cấp tư sản thảng tay phá vỡ không để lại giữa
người một mối quan hệ nào, ngoài lợi ích trần trụi và “tiền
trao cháo múc” không tình nghĩa. Giai cấp tư sản đã dìm
những xúc động thiêng liêng của lòng sùng đạo, cùa nhiệt
tình hiệp sĩ, của tính đa cảm tiểu tư sản xuống dòng nước giá
lạnh của tính toán vị kỷ. Nó đã biến phẩm giá của con người
thành giá trị trao đổi”5.
Trái với nguyên tắc đạo đức chủ yếu của ý thức đạo đức
tư sản, lối sống của chủ nghĩa xã hội gắn với một chủ nghĩa
nhân đạo sâu rộng. Nhiều lần Mác - Ăngghen, Lênin đã nói
rằng nguyên tắc đạo đức cơ bản trong chủ nghla xã hội phải
thống nhất các lợi ích của cá nhân với lợi ích của cộng đổng.
Trong chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại ba nhóm lợi ích: 1) Lợi ích
tập thể; 2) Lợi ích cá nhân; 3) Sự hội nhập giữa lợi ích tập thể
và lợi ích cá nhân. Trong chủ nghĩa xã hội, lợi ích tập thể, lợi
ích của xã hội là thước đo đạo đức của cá nhân. Và nhất định
lợi ích tập thể phải đặt trên lợi ích cá nhân. Lợi ích của xã hội
là tính thứ nhất trong các quan hệ đạo đức, bởi vì trong chủ
nghĩa xã hội chúnc là phương tiện thỏa mãn nhu cầu và phát
triển tài năng của các cá nhân. Vì thế mục tiêu vãn hóa của
chú nghĩa xã hội lấy thước đo đạo đức tập thể làm chuẩn mực
của sự tiến bộ đạo đức.

' C .M ác và P h.Ả ngnhen. Toàn tập. 1.4. Nxh Chính trị Q u ố c ciu. Hâ Nói, 1995.
||.6<K).

1 14
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN t ộ c - HIỆN ĐẠI XHCN

Lợi ích của xã hội là một tồn tại khách quan có cơ sở từ


nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Nó đảm bảo thỏa mãn
các nhu cầu khác. Việc xem lợi ích cộng đồng là lợi ích chung
của toàn xã hội sẽ đảm bảo cơ chế vận hành của một mục tiêu
lý tưởng nhất quán về một xã hội nhân đạo hiện thực mà chủ
nghía xã hội theo đuổi. Tuy nhiên bên ngoài lợi ích xã hội,
trong chủ nghĩa xã hội cũng còn tồn tại lợi ích cá nhân. Lợi ích
cá nhân đảm bảo cho đời sống đạo đức được vận hành đa dạng
và phong phú. Không có lợi ĩch cá nhân, quan hệ đạo đức
trong chủ nghĩa xã hội sẽ thiếu sức sống. Song lợi ích cá nhân
không phải là mục tiêu văn hóa của sự phát triển xã hội chủ
nghĩa, mà là sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích
xã hội mới là mục tiêu văn hóa của nó. Bởi vì chỉ quan tâm tới
lợi ích cá nhân, các quan hệ đạo đức trong chủ nghĩa xã hội sẽ
lại tiếp lục theo vết xe đạo đức vị kỷ của chủ nghĩa tư bản. Lợi
ích cá nhàn trong chủ nghĩa xã hội khác rất xa với chủ nghĩa
cá nhân tư sản. Trong lý tưởng đạo đức của chủ nghĩa xã hội,
chủ nchĩa cá nhân là một hiện tượng phản văn hóa. Tâm lý của
chủ nghĩa cá nhân lấy sự cá nhân hóa, nâng lợi ích riêng thành
lợi ích vị ký và đối 1'ập với chủ nghĩa xã hội. Trong chủ nghĩa
xã hội không chấp nhận con người phá hoại nhau, xâm phạm
tự do cùa nhau. Lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa
hướng tới mục tiêu tạo nên sự cộng đồng các lợi ích.
Nhu vậy giữa đạo đức xã hội chủ nghĩa và lối sống dân
tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa không chỉ có mối liên hệ chặt
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

chẽ mà còn có sự đổng nhấi sâu sắc. Đạo dức xã hội chủ nghĩa
là điều kiện để mỗi cá nhân nhận thức đâu là lợi ích cơ bản,
đâu là lợi ích phụ thuộc làm cho trong mọi hoạt động sống
con người tự giác điều chỉnh các hành vi của mình.
Trong chủ nghĩa xã hội nhiều lệch lạc trong lối sống bắt
nguồn từ sự thiếu tu dưỡng về đạo đức. Chủ nghĩa thực dụng,
nạn quan liêu, hối lộ, ăn cắp tài sản công, ma túy, mãi dâm,
tội phạm, lười lao động, thiếu lương tâm trong mọi quan hệ...
là những nguy cơ to lớn làm băng hoại lối sống dân tộc - hiện
đại xã hội chủ nghĩa. Vấn đề giáo dục đạo đức xã hội chủ
nghĩa trở thành nội dung quan trọng gạt bỏ các cản trở để cho
lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa ngày càng góp
phần tích cực mang lại phẩm giá cho mọi người.
Trên cơ sở những cái đúng của tri thức khoa học trong
việc nâng cao dân trí; cái tốt của sự phát triển hài hòa các lợi
ích, lòng khoan dung; tất yếu lối sống dân tộc - hiện đại xã
hội chủ nghĩa phải gắn với cái đẹp. Bởi cái đúng, cái tốt với
cái đẹp là những chị em sinh ba, nên cái đúng có ảnh hưởng
đến cái tốt và cái đẹp, ngược lại cái đẹp cũng ảnh hưởng sâu
sắc đến cái đúng và cái tốt. Vì thế nhân tố thẩm mỹ cũng trở
thành nội dung quan trọng của lối sông dân tộc - hiện đại xã
hội chủ nghĩa.
Như chúng tôi đã trình bày, nguồn gốc chân chính của
mọi cái đúng và cái tốt trong lối sống dân tộc - hiện dại xã hội
chú nghĩa đều phải giải quyết trên cơ sở nội dung và tính chất

116
CHƯƠNG 2: BẦN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN TỘC - HIỆN ĐẠI XHCN

của lao động trong chủ nghĩa xã hội. Do các quan hệ lao động
trong chủ nghĩa xã hội không có tính chất áp bức, bóc lột, con
người được tự do sáng tạo mà cả cái đúng, cái tốt lẫn cái đẹp
đều có điều kiện phát triển.
Lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa gắn với
những tiền đề cơ bản, chấm dứt tình trạng tha hóa trong lao
động và tạo cơ sở để con người có thể phát triển tất cả những
năng lực bản chất của mình, trong đó có năng lực phát triển
mỹ cảm và các hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Khi bàn về lối
sống trong chủ nghĩa xã hội, Mác đã xem xét những ưu việt
lịch sừ nhất định về mặt thẩm mỹ và sáng tạo nghệ thuật của
các hình thái sản xuất tiền tư bản. Tuy nhiên ông đã nhiều lần
nhấn mạnh những hạn chế giai cấp, dân tộc, xã hội và lịch sử
của các lý tưởng thẩm mỹ trong hình thức cổ điển của nền sản
xuất tiểu nông và thợ thủ công.
Bằng lao động năng suất cao trong một xã hội mà tính
chất áp bức bóc lột bị lên án, chủ nghĩa xã hội đã tạo cơ sở
bền vững và đúng đắn cho các hoạt động sáng tạo tự do có
điều kiện mang lại mỹ cảm cho người lao động hon hẳn các
hình thái xã hội tiền tư bản. Chủ nghĩa xã hội, về lý thuyết
mà nói, nổ phải thủ tiêu những gốc rễ sâu xa của sự thù địch
với các khoái cảm thẩm mỹ. Các năng khiếu thẩm mỹ lành
mạnh phải được phát triển trong quá trình lao động. Chú
nghĩa xã hội tạo tiền đề quan trọng để lao động có nguồn vui
từ bên trong. Lènin tin tướnc chắc chắn rằng chú nghĩa xã

1 17
LÓI SÓNG d a n Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

hội làm phục hưng những giá trị thẩm mỹ đã bị chủ nghĩa tư
bản vò nát, đè nén, bóp nghẹt và tạo điều kiện để hàng chục
triệu con người phát triển hết tài nãng của mình. Ông thấy
ngày thứ bấy cộng sàn đã xuất hiện mầm mống mới của
những mỹ cảm con người khi tham gia vào các phong trào
lao động công ích.
Lao động tự do cho mình và cho xã hội trong điều kiện
xã hội chủ nghĩa là nguồn gốc tạo nên những tình cảm tự
hào, khát vọng sáng tạo nghệ thuật. Quy luật phát triển thực
sự của cái đẹp là lao động tự do, bởi vì nó là hoạt động
thích thú, tự giác, vô tư thoát khòi những động cơ vật chất
tầm thường.
Nói đến lao động, theo Kant thì lao động nào cũng cực
nhọc. Mà đã cực nhọc thì sẽ hạn chế mỹ cảm. Sự thật thì lao
động sáng tạo thẩm mỹ và sáng tạo nghệ thuật cũng là những
lao động nặng nhọc. Tuy nhiên sự nặng nhọc ấy lại là nhu
cầu tự do và nội tàm. Sự nặng nhọc ấy như một niềm vui,
niềm tin và niềm tự hào. Cái niềm vui, niềm tin, niềm tự hào
của lao động tự do trong chủ nghĩa xã hội được cổ vũ bởi các
quan hệ đạo đức, chính trị tốt đẹp giữa con người với con
người. Vì lý do đó các nhân tô thẩm mỹ lạc quan, tích cực
xuất hiện khắp nơi trong mọi hoạt động sống dưới chủ nghĩa
xã hội.
Đương nhiên Iihir chúng ta thấy, những thành tựu kinh
tế và kỹ thuật, cơ sớ hạ tầng của chu nghĩa xã hội cũng như

118
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẢN TÔC - HIÊN ĐAI XHCN
------------------------------------------------------------ ------------------- :--------- :------------------- 1— -----

năng suất lao động ớ tuyệt đại đa số các xã hội ruộng đất xây
dựng chủ nghĩa xã hội còn rất nhiều hạn chế, lực lượng sản
xuất non yếu kéo theo sự lao động cực nhọc là không tránh
khỏi. Song mục tiêu văn hóa của chú nghĩa xã hội luôn luôn
hướng tới giảm nhẹ lao động bằng công nghiệp, bằng hoạt
động say mê và trong điều kiện như hiện nay, bằng cả tin
học nữa. Vì lẽ đó nhân tố thẩm mỹ trong lối sống dân tộc -
hiện đại xã hội chủ nghĩa sẽ tăng lên dần dần. Chính điều đó
các nhân tố thẩm mỹ trong lao động của chủ nghĩa xã hội sẽ
thúc đẩy các giá trị văn hóa phát triển mỗi ngày một rộng
hơn, một sâu hơn.
LÝ tưởng thẩm mỹ của chủ nghĩa xã hội thúc đẩy quá
trình hoàn thiện lao động và mở rộng khả nãng đưa cái đẹp
từ những hình thức đơn giản nhất sẽ trở thành phổ biến. Lý
tưởng thẩm mỹ của chủ nghĩa xã hội khắc phục những hạn
chế giai cấp, hạn chế dân tộc, phát triển những sáng tạo
mang tầm quốc tế. Lý tưởng thẩm mỹ của chủ nghĩa xã hội
khi khắc phục tính hạn chế cửa việc tiêu dùng các đồ vật thái
quá đã nêu lên vấn đề phát triển hài hòa giữa thê giới vật chất
và thế giới tinh thần. Trên hết tất cả các mục tiêu về vãn hóa
trong chủ nghĩa xã hội là làm cho cả cái đúng, cái tốt, cái
đẹp gặp gỡ nhau và thâm nhập vào nhau. Sự gặp gỡ nhau
thâm nhập vào nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển, làm
cho lôi sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa phát triển
hoàn mỹ.

1 19
LỐI SỐNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰCTẺN

Cái đẹp trong chú nghĩa xã hội phải bắt nguồn từ cái
thật, cái tốt; và cái thật, cái tốt trong chủ nghía xã hội phải
đẹp. Trên lý tưởng này nhà văn hiện thực xã hội chj nghĩa
M.Goocky đã viết rằng: Mỹ học là đạo đức học tương lai.
Quan hệ đạo đức trong tương lai hòa nhập vào với (,uan hệ
thẩm mỹ. Và tính xúc cảm, tính phong phú, tính toàn /ẹn của
các quan hệ thẩm mỹ sẽ làm cho các quan hệ đạo đức trở nên
sinh động hơn bao giờ.
Trong các thành tố hợp thành phương diện thẩm mỹ của
lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa, các biểu hiện tập
trung nhất của quan hệ thẩm mỹ là nghệ thuật. Nghệ thuật
trong chủ nghĩa xã hội có chức năng thúc đẩy cái điing, cái
đẹp, cái tốt không ngừng hoàn thiện. Nghệ thuật trcng chủ
nghĩa xã hội khi nó phản ánh trung thực cuộc sống xíy dựng
xã hội mới của nhân dân, nó thỏa mãn những nhu cầu thưởng
thức và sáng tạo của rất nhiều tầng lớp xã hội kháỉ nhau.
Thành tố vãn hóa với tư cách là nghệ thuật trong chủ nghĩa xã
hội có chức năng nhân đạo hóa đời sống xã hội sâu sắc. Vì thế
sáng tạo nghệ thuật trong chủ nghĩa xã hội là một biẩu hiện
thẩm mỹ quan trọng của lối sống.
Bản chất lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nchĩa đã
thể hiện những giá trị thẩm mỹ của nó. Trong sự phát triển
lịch sử của các kiểu sống, rõ ràng lối sống dân tộc-hiệỉ đại xã
hội chủ nghĩa đã quyến rũ con người bằng cái đẹp ;ủa nó.
Hàng mấy tý người trên hành tinh chúng ta đều hướrụ về lôi
sống đó.

120
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỬA LỐI SỐNG DÃN T ộc - HIỆN ĐẠI XHCN

Cũng cần phải nói rằng, thực tế lịch sử xây dựng lôi sông
dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa đã từng xảy ra việc phá
hỏng nhiều giá trị thẩm Iìiỹ của quá khứ, dã từng phân hóa sâu
sắc những nhà sáng tạo thẩm mỹ. “Văn háu vỏ sátì” ở Nga,
“Đại cách mạn ạ văn hóa ” ở Trung Quốc đã từng cổ vũ cho
những lối sông ấu trĩ trỗi dậy. Tuy nhiên, đó không phải là
bản chất thẩm mỹ của lôi sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ
nghĩa. Đó chỉ là thời kỳ đen tối của những bước phát triển của
phương diên thẩm mỹ trong lối sống dân tộc - hiện đại xã hội
chủ nghĩa.
Nội dung thẳm mỹ cùa lối sống dân tộc - hiện dại xã hội
chủ nghĩa thể hiện ở sự hơn hản của các lối sống của các xã
hội có giai cấp. Lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa
nhằm phát triển toàn diện con người. Lôi sống dân tộc - hiện
đại xã hội chủ nghĩa mang những giá trị của con người trả lại
cho con người. Có thể nói nội dung thẩm mỹ đã mang lại cho
lối sống dán tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa sức sống rất mạnh
mẽ cùng với vẻ đẹp quyến rũ của nó.
Lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa khi đã gắn
với tính dân tộc thì đồng thời nó cũng gio với điều kiện sinh
thúi. Khônc cỏ các hoạt độnc sống đã mane hản chất dán tộc
hiện đai lại ớ ngoài những điều kiện khí hậu, địa lý, môi
trườnc lự nhiên. Các hoạt động lao động, sinh hoạt, nghi ngơi
trong chú nghĩa xã hội đểu căn với môi trường tự nhiên. Lối
sốim dàn tộc - hiện đại xã hội chủ n g h ía đ ư ợc thể h iện trong

121
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẨY VẤN ĐÉ LỸ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

việc sử dụng tự nhiên, bảo vệ tự nhiên, nâng cao sức khoé cho
con người.
Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa gắn bó mật
thiết với quá trình khai thác thiên nhiên. Tùy theo mức độ
của quá trình khai thác tự nhiên, con người có thể biến đổi
lối sống của mình. C.Mác đã viết rằng hoạt động lao động
của con người “trước hết là một quá trình diễn ra giữa con
người và tự nhiên... bằng hoạt động của chính mình con
người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất
giữa mình và tự nhiên. Trong khi tác động vào tự nhiên ở
bên ngoài thông qua sự vận động đó, đã làm thay đổi tự
nhiên, con người cũng đồng thời làm thay đổi bản thân
mình”6.
Trong môi trường tự nhiên, mọi vật đều liên quan và
tương tác lẫn nhau và có những phản ứng dây chuyển. Các
quan hệ trong tự nhiên đều thống nhất và đa dạng các mặt đối
lập. Mọi sự biến đổi trong tự nhiên đều có bản sao tự nhiên,
không có vật nào thừa. Lao động của con người tác động vào
tự nhiên tạo nên sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên.
Con người đã tác động vào tự nhiên từ các phương thức sản
xuất khác nhau. Và chính mỗi phương thức khác nhau khi
khai thác tự nhiên đã từng ảnh hưởng rất khác nhau đến các
lối sống của con người. Ph.Angghen khi nhận thức viéc khai

"C.Máe Tư bán. Nxb Sự thậl Hà Nòi. Q l, tập I. 1976, tr.334

122
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN t ộ c - HIỆN ĐẠI XHCN

thác tự nhiên theo phương thức sản xuất tư bản chú nghĩa có
điều bất ổn, ông đã cảnh báo: “Không nên quá tự hào về
những thắng lợi của chúng ta đối với tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi
lần ta đạt được một thắng lợi là một lần giới tự nhiên trả thù
lại chúng ta”7.
Trong chủ nghĩa xã hội vấn đề phát triển hài hòa giữa
con người và tự nhiên không chi dựa trên cơ sở sở hữu xã hội
về tài nguyên thiên nhiên mà còn bắt nguồn từ sự hiểu biết về
ngôi nhà chung của con người, trong đó có sự thống nhất giữa
tự nhiên - xã hội - con người. Khoa học kỹ thuật phát triển, sự
quản lý xã hội được nàng cao, khả năng khai thác hợp lý tài
nguyên môi trường được thực hiện.
Trong chủ nghĩa xã hội, khái niệm thiên nhiên là ngôi
nhà chung cúa mọi người đã hướng dẫn nhận thức của con
người không tàn phá tự nhiên, không khai thác tự nhiên
bừa bãi. Con người cần tự nhiên như không khí và ánh
sáng. Trong chủ nghĩa xã hội hay trong bất kỳ xã hội nào,
con người đều là sản phẩm trực tiếp của tự nhiên và tự
nhiên là thân thể vô cơ của con người. Vì thế sinh hoạt vật
chất và tinh thán của con người đều liên hệ khãng khít với
tự nhiên.
Mối quan hệ có giới hạn cùa con người đôi với tự
nhiên quyết định mối quan hệ có giới hạn giữa con người và

('.M á c ■à P h .Ă n ” íih e II T i'ủ n lậ p , 1 .2 0 N x h C h ín h iri Q u o c iiia , H à N ó i. ] W .

II (ó 4
LỐI SÓNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÁ THỤC TIẾN

con người trong hoạt động sống. Troniĩ chú nghĩa xã hội
con người có kè hoạch lái tạo tự nhiên khi hiếu rõ sự phá vỡ
cân bằng sinh thái ánh hướng to lớn như thế nạo đến lối
sông. Những cuộc khùng hoàng sinh thái nhãn tiền từ trong
hoạt động sống cua chủ nghĩa tư bản đã là bài học quý giá
trong quá trình xây dựng lối sông dân tộc - hiện đại xã hội
chủ nghĩa.
Năng lượng, rừng, nước ngọt, không khí, rác thải, hiệu
ứng nhà kính gắn bó mật thiết với các hoạt động sống của con
người. Trên quan niệm thiên nhiên là điều kiện sông của nhiều
thế hệ người, lỏi sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa tuân
thủ nguyên tấc sống: thoả mãn nhu cầu của con người hôm
nay không những không làm tổn hại đến nhu cầu sống của các
thế hệ mai sau mà còn tạo điều kiện cho thê hộ mai sau sông
tốt hơn.
Sống hòa hợp với tự nhicn, tãng cường bảo vệ tự nhiên,
cái tiến phương thức khai thác tài nguyên thiên nhiên, Coi
thiên nhiên là ngôi nhà sạch của con người, là một irong
những nội dung cơ bản của lối sống dân tộc - hiện đại xã hội
chủ nghĩa.
Lôi s ố n g hòa hựp với tự n hiên là lỏi sôn g q uan tâm đêu
bão vệ sức kliòc cua con người.
Sức khỏe cua con niỊười ean chật với lõi M>ng và lói sồng
cũng phụ thuộc vào trang thái sức khoe. I ('I sông dân tộc

124
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẢN TỘC - HIỆN ĐẠI XHCN

Hiên đai xã hội chủ nghĩa là lối sông gắn liền với sức khoe'
lành mạnh.
Mối quan hệ giữa thời gian lao động tất yếu và thời gian
tự do; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa số
lượng và chất lượng sống; giữa an ninh và an sinh xã hội... có
ảnh huởng trực tiếp đến nhàn tô sức khoẻ trong lối sông dân
tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa. Trên lý thuyết thì chính tổ
chức lao động có khoa học, phúc lợi xã hội và y tế trong chủ
nghĩa xã hội tạo điều kiện để nhân tô sức khoẻ trong lối sống
dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa không chỉ mang lại tuổi
thọ trung bình cao cho các thành viên trong xã hội mà còn
đảm báo khắc phục nhiều nỗi bất hạnh khác của các cá nhân
trong chủ nghĩa xã hội.
Với những điều kiện sinh thái có tổ chức khoa học, lôi
sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa cũng tiếp nhận được
nguồn dự trữ năng lực sống dpi d.àọ.
Trình độ phát triển của ngành y tế, công tác bảo vệ sức
khoẻ, gác phong trào thê dục thể thao đều mang lại sinh khí
mới cho lôi sông dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa.
Sức khỏe có một vai trò đặc biệt cho mọi hoạt động sinh
sống linh mạnh cúa con người. Sức khỏe không chi liên quan
đến laj động mà còn liên quan đến mọi hoạt động sông khác.
Thiêu sức khỏe các hoại động trí lực, các hoạt động giáo dục
khống the phát Iriển đưực. Con người luôn ốm đau, bệnh tật là

125
LỐI SỐNG DẨN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN

nỗi lo lắng cùa gia đình và xã hội. Không có súe khoẻ không
thể báo vệ an ninh, trật tự xã hội và giữ gìn độc lập tự do của
Tổ quốc được. Lối sống của xã hội có liên quan trực liếp đến
bệnh tật của xã hội.
Mối quan hệ cùa lối sống không chỉ liên quan đến chế
độ ăn uống, nhà ở, nghỉ ngơi, bồi dưỡng, những điều kiện tự
nhiên của con người nó còn gắn với cả sự bình an vê tinh
thần. Tinh thần được thoải mái, những stress được khắc
phục là biểu tượng của một xã hội mạnh khoẻ. Các quan hệ
đạo đức, tâm lý xã hội đều có liên quan đến sức khoẻ, đến
lối sống.
Việc luyện tập thể dục thể thao, tham gia công tác xã
hội, tu dưỡng đạo đức, du lịch, giải trí làm năng dộng đời sống
hóa xã hội. Những biến đổi về các hoạt động thể dục, thể thao,
nâng cao thể lực, trí lực tạo cơ sở phát triển lối sống dân tộc -
hiện đại xã hội chủ nghĩa.
Lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa đã hình
thành và phát triển rất mạnh mẽ trong nửa đầu của thế kỷ XX.
Hàng tỷ người trên hành tinh này đã xây dựng trong thực tế
những nguyên tắc và nội dung cơ bán của lối sống dân tộc -
hiện đại xã hội chù nghĩa. Hàng tỷ người khác đã hướng về
những nguyên tắc và nội dung xây dựng lối sống dân tộc -
hiện đại trong các nước xã hội chủ nghĩa. Lôi sống dân Lộc -
hiện đại xã hội chủ nghĩa đã sản sinh ra nhữns nhân cách rất

126
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA LỐI SỐNG DẨN Tộc - HIỆN ĐẠI XHCN

cao đẹp trong lao động và trong chiến đấu. Hàng triệu người
lao độru ưu tú ra đời từ lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ
nghĩa đĩ được cả loài người tôn vinh. Những người cộng sản,
những anh hùng trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột,
chông >âm lược, bảo vộ độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội đã
là sản phẩm tuyệt vời của lối sống dân tộc - hiện đại xã hội
chủ nghĩa.
Lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa với những
nội dung và nguyên tắc sống của nó đã từng thuyết phục và lôi
kéo nhièu dân tộc trên hành tinh này hướng về nó.
Tiy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển của
lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa đã bộc lộ khá
nhiều nhược điểm làm cho nhiều nội dung và nguyên tắc sống
tốt đẹp của nó không những không thể thực hiện được trong
thực tế mà còn trở thành những cản trở kìm trói sự phát triển
thực tế của lối sống đó.
Nàng suất lao động phát triển chậm, lực lượng sản xuất
phát triển không cao, chủ nghĩa bình quân ăn sâu vào mọi
quan hé xã hội, trình độ quản lý xã hội thấp, sự độc quyền
chân lý gia tăng, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa bị vi phạm,
nạn than ô, hách dịch cửa quyền hoành hành, tính kiêu ngạo
cộníỊ sản xuất hiện ớ nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đạo đức
xuống cấp... tất cả những tiêu cực đó phá hỏng từ gốc rễ lôi
sống dái tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa, làm cho lối sống này
bị tan rĩ ở nhiều dân tộc và cũng đặt ra vấn đề đổi mới lối

127
LỐI SỐNG DẢN TỘC, HIỂN ĐẠI - MẤY YẤN ĐẾ LÝ LUẬN VẢ THỰC TIẾN

sổng ấy cho phù hợp hơn với sư phát triến của sản xuất và
chính trị mới.
Hiện nay nội dung và những nguyên tắc của lối sống
dân tộc - hiện đại xã hội chứ niihĩa vẫn mang ý nghĩa lịch
sử vì đại, nó làm thay đổi tận góc những hoạt động sống cơ
bản của loài người. Nội dung và những nguyên tắc ấy hiện
nay đang thiếu điều kiện thực tiỗn vận hành. Tuy ahièn nó
vẫn là những chuẩn mực khung, chuẩn mực tốt đẹp, chuẩn
mực lý tưởnẹ để các hoạt động sông vươn lên và phát triển
nó rực rỡ hơn.

128
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẦN TỘC HIỆN ĐẠI ở Nước TA HIỆN NAY

CHƯƠNG BA
■ *, l *f I A 4 A I ■Ạ -» ■

Lối sống dân tộc hiện đại


ở nước ta hiện nay

1. Quan niệm của Đảng ta về bản chất của lối sống dân tộc
- hiện đại ở Việt Nam
Nhân dân ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại
hóa để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Cùng với
sự nghiệp này là cả một quá trình cải biến sâu sắc lối sống cũ
thành lối sống mới. Lối sống mới là thành tố quan trọng nhất
của nền văn hóa mới Việt Nam. Cương lĩnh xẩy dựng đất nước
lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII
của Đảng khẳng định nền văn hóa của chúng ta là nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Hiến pháp năm 1992
của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thể chế hóa
đường lối văn hóa ấy bằng ba đặc trưng cơ bản: dân tộc - hiện
đụi - nhản văn. Trone một tác phẩm quan trọng của nguyên
Tổng Bí thư Đỗ Mười "Thể hiện khát vọng của nhân dán vé
chân thiện mỹ khi cụ thể hóa văn kiện lần thứ VII của Đảng

129
LỐI SỐNG DÂN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VẢ THỰC TIẾN

cũng đã viết: nền văn hóa của chúng ta phải là nền “văn hóa
của chủ nghĩa xã hội, trong đó có sự kết hợp hài hòa giữa giá
trị truyền thống và giá trị hiện đại, thấm nhuần tinh thần dân
tộc, nhân văn”1. Cương lĩnh xây dựng đất nước ta trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đường lối của Đảng khi
khẳng định thời kỳ này chúng ta phải xây dựng nền văn hóa
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tất nhiên lối sống mới mà
nhân dân ta đang xây dựng phải là lối sống dân tộc - hiện đại.
Đó là lối sống theo các chuẩn mực của nền vãn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc.
Đại hội Đảng lẳn thứ VI, lần thứ VII, lần thứ VIII, lần
thứ IX và lần thứ X, suốt hơn 2 thập kỷ vừa qua đều nhấn
manh chúng ta phải xây dựng lối sống dân tộc hiện đại bởi nó
không chỉ có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ các quan bệ vật
chất và tinh thần của đời sống xã hội, mà nó còn chính là biểu
hiện của trình độ phát triển các giá trị vật chất và tinh thần
của chúng ta hiện nay.
Trong tác phẩm Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “Lối sống là dấu hiệu phân
biệt sự khác nhau giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Nó
là một tổng thể những hình thái hoạt động của con người phản
ánh những đặc điểm về sinh* hoạt vật chất tinh thần và xã hội
của cộng đồng người đã tạo nên lối sống đó. Nó là một sản

1 Đ ỗ Mười. T hè hiện k liá i vọng c ù a nh ân dân vé ch á n thiện m ỹ. N x b V á n học,


Hà Nội, 1993, tr. 133.

130
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở Nước TA HIỆN NAY

phẩm tất yếu của một hình thái kinh tế - xã hội góp phần củng
cố và phát triển hình thái xã hội ấy. Lối sống mới mà chúng ta
xây dựng là một đặc trưng có tính nguyên tắc của những quốc
gia kiên trì đi theo con đường của chủ nghĩa xã hội. Nó được
xây dựng trên cơ sở của những yếu tô' như: chế độ sở hữu đa
dạng, trong đó sở hữu toàn dân đóng vai trò chủ đạo và
nguyên tắc phân phối theo lao động, chính quyền về nhân dân,
lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm hệ tư
tưởng chỉ đạo, xóa bỏ các bất bình đẳng về chủng tộc, dân tộc,
giới tính, thực hiện tự da tinh thần, công bằng, dân chủ và
nhân ái trong mọi quan hệ xã hội”2 đó là lối sống mới, lối
sống dân tộc hiện đại của chúng ta.
Theo quan niệm của Đảng ta trong kết luận của Bộ
Chính trị về các ý kiến thảo luận của Hội nghị Trung ương lần
thứ IV khóa VII thì Khái niệm tiên tiến bao gồm cả ý nghĩa
tiên tiến về chế độ xã hội và bao gồm tính hiện đại có nghĩa là
lối sống dân tộc hiện đại đương nhiên bao gổm cả bản sắc dân
tộc và chế độ xã hội tiên tiến, tức là xã hội phát triển sau chủ
nghĩa tư bản. Chúng ta có thể hiểu tiên tiến trong đó bao gồm
tính chất xã hội chủ nghĩa, hệ tư tưởng tiên tiến, sự phát triển
nội sinh về khoa học kỹ thuật hiện đại.
Như vậy lối sống dân tộc - hiện đại ở đó phải kết tinh
tinh hoa của quá khứ hòa quyện với các phẩm chất hiện đại

2 Bộ Vãn h ỏ a thông tin. Dườiìg lỏ i văn hỏa văn lìgliệ cùa Dáng cộng sàn V iệi
Nam. N xb Vãn hóa thông tin. Hà Nội, 1995. tr. 13.V

131
LỐI SỐNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐÉ LỸ LUẬN VÀ TIHựC TIẾN

của dân tộc. Trong Cương lĩnh xúy dựng dái nước lên chủ
nghĩa xã hội đã vạch rõ mọi hoạt động sống của chúng ta, có
nghĩa là lối sống mới của chúng ta phải coi thế giới quan Mác
- Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo
trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những
truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dãn tộc trong
nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng
một xã hội dân chủ văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm
giá con người, với trình độ tri thức đạo đức thể lực và thẩm mỹ
ngày càng cao. Chống tư tưởng văn hóa phản tiến bộ trái với
truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của
loài người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội”3.
Có thể nói, khái niệm lối sống dân tộc - hiện đại trong
đó thống nhất giữa truyền thống và hiện đại; dân tộc và tộc
người; dân tộc và nhân loại; lối sống dân tộc hiện đại là lối
sống mang yếu tố tiên tiến, tiến bộ mà cốt lõi là lý tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lènin và
tư tưởng Hổ Chí Minh. Đó là lối sống nhân đạo, vì hạnh phúc
và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người
trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã
hội và tự nhiên. Lối sống dân tộc - hiện đại là những hoạt
động sống gắn với những giá trị bền vững của dân tộc Việt
Nam được vun đăp nên qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là

ĐáiiR C ộ n g sán Viẹt N am . Ciíiiiiịi lĩnh x ú y (lựiiíi chít nưới lèn ( hu nghĩa x ã hội
N x bSự thặl I l à Nôi I WI . I i 10

132
:HƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở Nước TA HIỆN NAY

những nhẩm chất yêu nước nồng nàn, ý thức tự lập tự cường,
tinh thin doàm kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia
đình - làng xã - tổ quốc. Lối sông dân tộc - hiện đại mang
những giá trị Itinh thần cao quý: lòng nhân ái, khoan dung,
trọng Ighĩa tìmih đạo lý. Lối sống dân tộc hiện đại thể hiện đức
tính cầi cù, kihả năng sáng tạo trong lao động, tinh tế trong
ứng xử giản dị trong cuộc sống hàng ngày4.
D i sống dân tộc - hiện đại trong nội hàm của nó bao
gồm rít nhiều ý nghĩa về quan hệ giữa con người với con
người; về sự phát triển của lực lượng sản xuất, của quan hệ sản
xuất; \ề sự phát triển của cái đúng, cái tốt, cái dẹp, về phát
triển rrọi mặt của nền dàn chủ, của gia đình ấm no, hòa thuận,
hạnh piúc; về sự phát triển của thể chất, trí tuệ, tâm hồn của
con ngíời.
D i sống dân tộc - hiện đại ở nước ta đã trải qua nhiều
giai đcạn khác nhau và có những nội dung khác nhau. Có thể
nói, lối sông dân tộc - hiện đại dưới sự lãnh đạo của Đảng đã
trải qui ba mô thức phát triển khác nhau; mỗi mô thức đều
đặc trưig cho những thời kỳ phát triển khác nhau của nền văn
hóa, cia mọi hoạt dộng sống trong dân tộc. Mỗi mô thức đều
gắn vó sự rung dộng dữ dội của toàn bộ sự chuyển mình của
đất nưíc. Mô thức thứ nhất là mô thức trong khuôn khổ của
cuộc Cicli mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Lối sống trong mô

4 Xem Đ;iig C ộ ng san Việt N am . \ ăn kiện H ộ i nghị lần rliứ n ă m Ban chấp liànli
Trung ircm khóa \ I I I N \ b C hính trị 1|UI)C iiia I99X. tr 55-56.

133
LỐI SỐNG DÂN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐẺ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

thức văn hóa này phụ thuộc toàn diện vào sự vận dộng và
chuyển biến của cuộc cách mạng giải phóng tổ quốc vĩ đại.
Đó là lối sống được chuẩn hóa theo ba định chuẩn cơ bản:
Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa.
Mô thức thứ hai là mô thức trong khuôn khổ cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cuộc đấu tranh vĩ đại
giải phóng miền Nam. Lối sống trong mô thức vãn hóa này
bắt nhịp với lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa trên
toàn thế giới và biểu hiện những khát yọng vươn lên của cả
dân tộc Việt Nam. Lối sống trong mô thức này “được xây
dựng trên cơ sở chủ nghía Mác - Lênin, tư tường làm chủ tập
thể, hấp thu có chọn lọc những thành quả của văn minh nhân
loại và những thành tựu văn hóa khoa học hiện đại Đổng
thời nó phải là sự kết tinh và nâng lên một tầm CIO mới
những gi đẹp nhất trong truyền thống bốn nghìn năm của tâm
hổn Việt Nam, của văn hóa Việt Nam. Đó là truyền thống
yêu nước, bất khuất, kiên cường, mưu trí; là tình thương giữa
những người lao động; là đức tính cần cù, tinh thần lộc quan
yêu đời...”5.
Mỏ thức thứ ba, mô thức xây dựng lối sống trong thời kỳ
đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hiớng xã
hội chủ nghĩa. Đó là mô thức xây dựng lối sống trong thòi kỳ

' Báo cáo chính trị tại kỳ họp Ihứ nhát Quốc hội chung cá nước ngày 2 5 -1-1976.
Xem Lê Duán Xúy (lựng nền vãn hóa m ới. con ntỊirrri m ới 1(7 hội chủ Hf>lía Nxb
vãn hóa Hà Nội 1977. tập 2. tr 15 1- 152.

134
CHƯƠNG 3: LỐI SÒNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở Nước TA HIỆN NAY

công nehiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Đó là mô thức văn
hóa “xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức tâm
hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành
mạnh cho sự phát triển xã hội”6. Mô thức thứ ba là mô thức
xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại theo các định chuẩn của
nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là mô thức
định hướng lối sống trong “hoàn cảnh cách mạng khoa học kỹ
thuật đang diễn ra với quy mô và tốc độ chưa từng có trên thế
giới và việc giao lưu giữa các nước và các nền văn hóa ngày
càng mở rộng” như Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị tháng 11-
1987 đã chỉ rõ.
Mô thức thứ ba là mô thức phát triển nền vãn hóa mới
trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Nền ván hóa này là nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đậm đà
bản sắc dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp
như tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, chủ nghĩa anh hùng
cách mạng, bồi đắp thêm những phẩm chất đã cọ và đạng
hình thành về ý thức dân chủ, tinh thần quốc tế, tinh thần
khoa học.
Có thể nói, theo quan điểm của Đảng ta, lối sống dân tộc
hiện đại ở Việt Nam ẹắn liền với sự lãnh đạo của Đánẹ, với
tiến trình cách mạng của nhân dân ta.

''Đ áng cóng sàn Việt Nam. \ (ìn kiện D ạt h ội (lạ i biêu Dáng toàn quốc làn thứ
\ I I I Nxh Sự thật. Hà N ội. IM96. Irl 10

135
LỐI SÓNG DAN TỘC.HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VẢ THỰC TIẾN

2. Sự vận động của lỏi sóng dàn tộc hiện dại ở Việt Nam
trước thời kỳ đổi mới
Văn hóa cổ truyền có bản sắc của dân tộc Việt Nam đã
hình thành hàng ngàn năm trước, đã tạo lập một lối sống tốt
đẹp: yêu lao động, yêu nhà, yêu nước, khoan dung, vị tha,
hiếu học và nhiều phẩm chất tốt đẹp khác đã trở thành những
giá trị truyền thống mang bản sắc dân tộc rất đậm đà. Giữa thê
kỷ XIX, người Pháp xâm lãng Việt Nam. Trong khoảng thời
gian trước và sau đó, văn hóa truyền thống ở nước ta đã từng
giao tiếp với hệ tư tưởng tư sản phương Tây thông qua các nhà
truyền giáo và các lái buôn. Các nhà truyền giáo đã đến Đẳng
trong và Đằng ngoài phiên âm tiếng Việt bằng tiếng Latinh và
du nhập đạo Thiên Chúa vào nước ta, nhen nhóm trong lối
sống của người Việt một sô nhân tố mới.
Sự du nhập của hệ tư tưởng tư sản đã làm vận động các
khuynh hướng khác nhau trong nền văn hóa truyền thống. Một
sự phân hóa mới chuyển động rất phức tạp trong lối sống Việt
Nam truyền thống, ở đó có sự va chạm văn hóa, sự đan xen
văn hóa, sự tiếp nhận, sự phản đối diễn ra trong các hoat động
sống của các tầng lớp xã hội khác nhau. Có khuynh hướng đổi
mới theo lối sống phương Tây, lại có khuynh hướng phi phương
Tây hóa lối sống. Có các khuynh hướng bảo thú, khuynh hướng
cách mạng, khuynh hướng dân tộc, khuynh hướng dân tộc -
hiện đại đã đan xen và va chạm trong môi trường vãn hóa Việt
Nam những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế ký XX.

136
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở N ư ớ c TA HIỆN NAY

Từ những đan xen và va chạm đó về lối sống, văn hóa


Việt Nam đầu thế kỷ XX đã xuất hiện chủ nghĩa yêu nước
kiểu nới. Chủ nghĩa yêu nước này khác hẳn với chủ nghĩa
yêu nuớc Nho giáo. Đó là yêu nước gắn liền ý thức độc lập
dân tộc với tinh thần quốc tế vô sản. Trong văn hóa Việt Nam
xuất hiện hệ tư tưởng mới, hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác -
Lênin, khác hẳn với hệ tư tưởng Nho giáo và Phật giáo cũng
như hệ tư tưởng tư sản, tạo cơ sở cho lối sống dân tộc hiện đại
xuất hiện.
Đặc biệt trong văn hóa Việt Nam cuối những năm 20 và
đầu những nãm 30 của thế kỷ XX đã xuất hiện nhân cách
người cách mạng khác hẳn với các nhân cách kẻ sĩ, bậc trượng
phu, người quân tử, cũng như các nhân cách nhân sĩ, thương
gia. Một lối sống thật sự mới đã bắt đầu xuất hiện trong văn
hóa Việt Nam. Đó là lối sống, tư tưởng, đạo đức cách mạng
khác hin với lối sống của các xã hội trước đó.
Sự xuất hiộn Đảng Cộng sản Việt Nam là thành tựu lớn
nhất-hội tụ sâu sắc các chuyển biến văn hóa và sự vận động
mạnh mẽ về lối sống ở Việt Nam. Lần đầu tiên trong văn hóa
Viột Nam, một tổ chức chính trị đại biểu cho tinh hoa văn hóa
dân tộc ra đời. Và từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt ĩ^am, văn hóa Việt Nam vận động hướng tới kiến tạo
nhữnu hệ giá trị mới của các phong trào lớn của thế kỷ XX:
phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; tạo
ra nhân cách mới, lối sống rất mới.

137
LỐI SỐNG DẢN TỘC, HIỆN 0ẠI - MẤY VẤN ĐẺ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 với tuyên ngôn
dân tộc hóa, dụi chúng hóa và khoa học hóa tiến từ nền văn
hóà dân chủ mới lên nền vãn hóa xã hội chủ nghĩa; Đảng Cộng
sản Việt Nam đã lãnh đạo việc đổi mới phát triển và xây dựng
một nền vãn hóa của thời đại mới. Đó là một nền vãn hóa mà ớ
đó lối sống của con người gắn chặt chẽ với sự trong sạch của
tự nhiên, các thành quả lịch sử được lưu giữ, các hoạt động
sáng tạo được cổ vũ, các tài năng được phát triển, các quan hệ
giao tiếp trong sáng và lành mạnh; gia đình hòa thuận, làng,
xã, phường, khóm đoàn kết giúp đỡ nhau; quan hệ giữa con
người và con người nhân ái, không còn áp bức bóc lột giai cấp,
tất cả các tộc người đều bình đẳng các giá trị, không tộc người
nào áp đạt các giá trị của mình lên tộc người khác; tất cả các
dân tộc được sống trong hòa bình, tình hữu nghị.
Dưới sự'lãnh đạo của Đảng, gia đình, làng, xã và cả đất
nước có những thay đổi rất sâu sắc. Cơ cấu văn hóa nền tảng
của xã hội là gia đình được chuyển động mạnh từ gia đình gia
trưởng, kiểu gia đình ưu tiên lớn nhất cho đàn ông và thiột thòi
vô hạn cho người phụ nữ - đã biến đổi thành gia đình m<ứi, ờ
đó vợ chồng đều bình đẳng và người phụ nữ thoát khói cảnh
“đầy tớ” và được tham gia vào các quyết định quan trọng của
làng xã và sản xuất xã hội.
Cho đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945, vãn hóa
ớ cả ba vùng sinh thái trong các làne quê Việt Nam: vùng núi,
vìing đổnc bầne, vùng hiển, với phương thức lao động trồng
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở NƯỚC TA HIỆN NAY

lúa nước, các công cụ lao động còn đơn giản. Lối sống trong
xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám tuy có một sô'
nhân tô mới, song các thang bậc giá trị ở nông thôn chưa
chuyển động mạnh. Trong xã hội đó, người nông dân vẫn bị
hai tầng áp bức, bóc lột nặng nề. Một là họ bị bọn địa chủ bóc
lột sức lao động với một đồng công rẻ mạt. Hai là họ bị bọn
thực dân áp bức thuế, sưu, thuế ruộng rất nặng. Trong tác
phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp", nhà cách mạng
Nguyễn Ái Quốc đã viết rằng: “Trước khi Pháp chiếm cứ xứ
này, trong bộ thuế điền thổ các làng, người ta xếp đất ruộng
công cũng như tư thành nhiều hạng dựa vào các loại cây
trồng. Thuế suất ruộng từ năm hào đến một đồng một mẫu...
Thuế điền thổ tăng lên theo tỷ lệ khác nhau tùy từng tỉnh: có
nơi tăng lên một phần mười hai, có nơi một phần ba, nơi
không may tăng đến hai phần ba. Từ năm 1890 đến năm 1896
thuế trực thu tăng gấp đôi; từ 1896 đến 1898 lại tăng lên gấp
rưỡi. Thuế thân tăng từ một hào tư lên hai đồng rưỡi. Bọn cá
mập của nền văn minh không những đầu độc nhân dân An
Nam bằng rượu và thuốc phiện mà còn thi hành một chính
sách ngu dân triệt để”7.
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đánh đổ chế
độ thực dân nửa phong kiến, cải tạo lại môi trường văn hóa
rộng lớn ỏ nông thôn Việt Nam, cả ba miền Bắc - Trung -
Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã giải phóng và tổ chức lại

7 Hổ Chí Minh Toàn lập. (.2. Nx h Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 1995, lr.74-74 & 97

139
LÓI SÓNG DAN Tộ c , h iệ n đ ạ i - m ấ y v ấ n đ ế l ý l u ậ n v ả t h ự c t iề n

cuộc sống cho hàng chục triệu nhân dân ở nông thôn nghèo
khổ, có nơi còn sống vô cùng tăm tối. Đảng Cộng sản đã giáo
dục và giáo dục lại hàng triệu nông dân không biết chừ ở các
làng quê thiếu văn hóa và thiếu ãn. Đảng Cộng sản đã kh(ri
dậy một lối sống tích cực, đưa hàng chục triệu người lao động
đói rách thoát khỏi những tập tục cổ xưa.
Có thể nói rằng xã hội Việt Nam tuy có một truyền
thống văn hóa lâu đời nhưng trước cách mạng tháng Tám đa
số sống trong tình cảnh bị bọn phong kiến và thực dân bóc lột
đến xơ xác. Nông dân bị vơ vét đến đồng xu cuối cùng. Nhiều
người lao động không có cơm ăn, áo mặc, sống vô cùng khổ
cực. Trong lối sống ở làng quê đầy rẫy những hủ tục. Đến
trước cách mạng tháng Tám, lao động nông nghiệp lúa nước
với các phương thức canh tác, chăn nuôi đơn giản, thương mại
và giao thông chưa phát triển mạnh, xã hội ở Việt Nam tổ
chức theo xã thôn gồm nhiều gia tộc theo thể chế chính trị
quân chủ với một nền văn hóa có nhiều phong tục, tập quán
phức tạp và một nền tín ngưỡng tâm linh phong phú. Do
những đặc điểm ấy mà lối sống chưa được cải thiện. Trước
cách mạng tháng Tám, trong cơ cấu giai cấp xã hội chưa xuất
hiện một đội ngũ tri thức làm khoa học mạnh, nhất là khoa
học tự nhiên, khoa học công nghệ, thương trường chưa phát
triển lớn. Thảng hoặc có một vài nhà kinh doanh có tên tuổi,
nhưng so với nhu cầu phát triển kinh tế hàng hóa, số thương
gia này chưa kích thích được kinh tế thị trường.

140
:HƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở Nước TA HIỆN NAY

Bản chất lối sông trong xã hội Việt Nam trước cách
mạng tháng Tám là lối sống tiểu nông theo phương thức canh
tác thó sơ của nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ. Sự nặng về
nông nghiệp, nặng về đạo lý, nặng về làm quan và hướng vào
các cuộc chiến tranh giải phóng tổ quốc, trong xã hội truyền
thống Việt Nam chưa thiết lập lối sống hiện đại. Sự nghiêng
lệch vé sản xuất nhỏ, công nghiệp và thương nghiệp chưa phát
triển cho nên lối sống làm việc theo pháp luật chưa cắm thật
sâu vàa đời sống và nhà nước pháp quyền cũng chưa ra đời.
Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000
đã viếi rõ hiộn tượng này trong lối sống con người Việt Nam
“Người Việt Nam đang có những hạn chế về thể lực, kiến
thức, tay nghề còn mang thói quen sản xuất lạc hậu và dấu ấn
của co chế cũ”8.
Cuộc cách mạng tháng Tám là một mốc thay đổi lớn
nhất trong lịch sử xã hội Việt Nam hiện đại. Nó làm thay đổi
nhiều hệ chuẩn đã từng đan kết và cổ vũ cho lối sống trong
nền sán xuất trước cách mạng. Nó đòi hỏi xác lập và sắp xếp
lại hệ giá trị để hình thành một kiểu sống mới.
Cuộc cách mạng tháng Tám đề xuất cách tiếp tục các
tiêu chí chuẩn mực và giá trị truyền thống và mở ra con đường
bù đạo các thiếu hụt của nền vãn hóa truyền thống, mở đầu
quá tiình xây dựng lối sống mới. Nó đã đặt ra vấn đề phát

* Đ áne -ông sản Việt Nam. C lìiến lược ổn (lịn h và phái triể n kinh lê - xã liộ i đến
năm 2U)0. N xb Chính trị Q uốc gia Hà N ội, 1991, tr.5

141
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẨN ĐẾLÝ LUẬN VẢ THỰC TIẺN

triển cao độ tinh thần thích ứng và chủ nghĩa yêu nước. Từ
cách mạng tháng Tám 1945 hoàn cảnh của mọi cá nhân đã
thay đổi về cơ bản sau khi chính quyền của nhân dân được
thiết lập. Trước hết, chế độ thực dân và nửa phong kiến đã bị
đánh đổ. Những cải tạo kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa đã
dẫn tới chỗ xóa bỏ nhiều chuẩn mực, nhiều giá trị xã hội từng
tồn tại lâu đời trong lối sống xã hội truyền thống. Đảng ta đã
xây dựng một nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á
trên tinh thần yêu nước truyển thống, hướng tới lý tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hệ thống giáo dục từ cấp cơ
sở đến đại học được xáy dựng nhanh chóng, đặc biệt phong
trào xóa nạn mù chữ được phát động trong toàn quốc để chống
“giặc dốt”. Phong trào xây dựng “Đời sống mới” cũng được
phát động để đặt nền tảng cho các hoạt động sống mới. Một
thuộc tính mới của nhân cách Việt Nam đã hình thành: đó là
chủ nghĩa yêu nước, lấy việc bảo vệ nền độc lập của dân tộc
làm đại nghĩa, lấy tình đồng bào làm nền tảng. Tinh thần yêu
nước này là tinh thần yêu nước kiểu mới, khác hẳn với chủ
nghĩa yêu nước vị kỷ. Đây là tinh thần yêu nước - quốc tế vô
sản. Đây là một bước chuyển trọng đại trong quá trình hình
thành lối sống kiểu mới - mở đầu cho những phẩm chất tốt
đệp của lối sống dân tộc hiện đại ở Việt Nam. Tinh thần đoàn
kết toàn dân tộc không phân biệt giai cấp, chủng tộc, tôn giáo
đã được khơi dậy. Chủ nghĩa yêu nước ấy mang tính lý tưởng
mà có người gọi là tính chất lãng mạn đến mức không ch: giặc
ngoại xâm mà “giặc dốt” đe doạ khắp nơi, song xã hội vẫn

142
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở Nước TA HIỆN NAY

phát triển mạnh mẽ. Chủ nghĩa yêu nước ấy đã là một hệ


chuẩn mực chính trị, đạo đức và thẩm mỹ được khách quan
hóa, đã thể hiện ra trên nhiều mặt của hoật động sống sồi
động cách mạng ở Việt Nam sau cách mạng tháng Tám. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tinh thần yêu nước cũng như các
thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình
pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín trong
rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những
kín đáo ấy được đưa ra trưng bày”9.
Chủ nghĩa yêu nước quốc tế ấy đã điều tiết hành vi có
tính chất xã hội rông lớn, “nó kết thành một làn sóng vô cùng
mạnh mẽ, to lớn, nó vượt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” 10.
Đế quốc Pháp và Mỹ thiết lập chính quyền bù nhìn ở các
vùng bị chiếm đóng. Chúng đưa ra một chủ nghĩa yêu nước giả
dối dưới chiêu bài “chủ nghĩa quốc gia”, coi đó là một chuẩn
mực chính trị, pháp lý trong lối sống mà chúng đã thiết lập.
Chủ nghĩa yêu nước quốc tế khác về căn bản với “chủ
nghĩa vị quốc”. Nó tạo ra những phẩm chất rất tốt đẹp cho lối
sống mới. Nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc không đon độc mà trong sự liên minh với nhân
dân Pháp, nhàn dân Mỹ, được sự ủng hộ rộng rãi của loài
người tiến bộ, không chỉ đấu tranh cho lợi ích của mình mà

’’ Hổ Chi Minh. Toàn lặp. tậ p y . Nxb C hính trị Q uốc gia, Hà N ội, 1995, tr.256.
H ồ C h í Minh. Toàn tập lậ p 9. N x b C hính trị Q u ố c gia. Hà Nội, 1995. Ir.256.

143
LỐI SÓNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẦY VẤN ĐỀ LỸ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

còn vì chính nghía và công lý chung của loài người. Chú nghĩa
quốc tế ấy làm cho lối sống mới ngay từ đầu lúc hình thành nó
đã xác lập được mối quan hệ rộng rãi với cả loài người tiến bộ.
Sự nghiệp giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, trước hết là sự nghiệp giải phóng người
lao động. Lần đầu tiên trong lịch sử xã hội Việt Nam, người
lao động đã có vị trí xứng đáng trong xã hội. Từ lao động làm
thuê, lao động khổ cực, Đảng ta đã thiết lập các chuẩn mực
coi lao động không còn chỉ là một phương tiện để tồn tại mà
là một hoạt động để phục vụ cho lợi ích tối cao của dân tộc. Ý
thức lao động đã trở thành một thuộc tính của nhân cách.
Chuẩn mực xã hội này không chỉ là chuẩn mực đạo đức, mà
còn là một chuẩn mực pháp luật bởi vì lao động đã trở thành
nghĩa vụ công dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: lao động là
nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, là cái tạo ra hạnh phúc
cho nhiều thế hệ. Lao động đã trở thành chuẩn mực quan
trọng của lối sống mới.
Để thực hiện sản xuất và chiến đấu có hiệu quả, xã hội
phải được tổ chức thành những đom vị, những tập thể không
chỉ trong quân đội, trong xí nghiệp, trong cơ quan mà trong
làng xã với những tổ đổi công, tổ hợp tác. Ý thức làng xã đã
trở thành một chuẩn mực xã hội trong lịch sử, giờ đây được
phát huy mạnh mẽ dưới một hình thức mới, không chi đóng
khung ở “lệ làng”, mà là những chuẩn mực được hình thành
dưới sự hình thành của kỷ luật và pháp luật. Vì vậy mọi thuộc

144
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở Nước TA HIỆN NAY

tính mới của lối sống là chú nghĩa tập thể, sự tư(mg thân
tương ái không chỉ là một chuẩn mực đạo đức mà còn trở
ĩhành chuẩn mực pháp lý, chính trị. Chuẩn mực này tạo thành
nội dung rất mới, rất quan trọng của lối sống mới dưới sự lãnh
đạo của Đảng.
Chú nghĩa yêu nước, chú nghĩa quốc tể, ỷ thức lao động,
ỷ thức tập thể đểu nổi lén một phẩm giá của con người là V
thức làm chủ không chỉ dối với bản thân mà còn đối với xã
hội. Nó chính là nội dung mới, nội dung cơ bản, nội dung
khung của lối sống dân tộc - hiện đại dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Ý thức tập thể đó, không chỉ bộc lộ trong quyền bảo vệ
độc lập tự do của tổ quốc mà cụ thể hơn nữa ở việc bảo vệ
quyền làm chủ địa phương, làng, xã mà mọi người sinh sống
hàng ngày. Từ nội dung yêu nước quốc tế, ý thức lao động
làm chủ, ý thức tập thể, một tinh thần dân chủ mới được xác
lập trong lối sống mới.
Sự biến đổi các giá trị truyền thống trong cách mạng
tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mang
tính liên tục với những nội dung và mục tiêu liên tục: giải
phóng tổ quốc, giành độc lập tự do, tạo nên những chuyển
biến rất cơ bản trong lối sống ở Việt Nam. Định hướng xã hội
chù nghía của sự biến đổi này dã rõ. Định hướng này bước
đầu ớ tầm vóc của cuộc cách mạníỊ dàn chủ nhàn dán. Nhân
dân được trao quyền dàn chủ. Trong giai đoạn đầu của cuộc
cách mạng dân tộc. dân chủ nhân dân, nhân dân được làm chủ

145
LỐI SỐNG DÁN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐÉ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

trong nhiều lĩnh vực. Bầu cử, ứng cử và giải quyết nhiều vấn
đề trọng đại. Có thể nói những thành tố cơ bản của lối sống
dân tộc - hiện đại đã nhen nhóm trong đời sống xã hội, mặc
dù phương thức sản xuất xã hội chú nghĩa chưa được xác lập
trong giai đoạn này.
Trong khuôn khổ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân, lối sống mới đã hướng vào ba nguyên tắc quan
trọng nhất của quá trình vận động văn hóa: Dân tộc hóa, khoa
học hóa và đại chúng hóa. Với ba nguyên tắc này, lối sống
mới hưóng tới sự phát triển hài hòa mới giữa dân tộc và quốc
tế, trước hết là giữa cá nhân và cộng đổng.
Lối sống trước cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt
Nam khi chưa thành lập Đảng Cộng sản tuy đã tiếp biến nhiều
hệ tư tưởng, nhưng thực chất là lối sống theo chủ nghĩa dân
tộc chật hẹp và pha cả chủ nghĩa vị chủng Đại Việt. Trong lối
sống ấy không có một cơ cấu giai cấp cho một nền khoa học
phát triển. Các trí thức thường đi làm quan, khi bãi triều thì
thành thầy đồ, thầy thuốc và thầy địa lý để dạy chữ, chữa bệnh
và trấn an tâm linh. Trong quan giới, thi thoảng có người lập
binh thư, quốc pháp, nghiên cứu lịch sử, chứ tuyệt nhiên trong
xã hội chưa xác lập được một lối sống hướng tới giải phóng
những người lao động khỏi áp bức bóc lột. Chí từ khi có Đảng
Cộng sản, vấn đề cơ bản của cách mạng Viộl Nam mÓ! được
đặt ra và Đảng Cộng sản đã đề xuất các chuấn mực mới, xây
dựng nền văn hóa mới, lối sống mới.

146
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở N ư ớ c TA HIỆN NAY

Nhận thức rõ bản chất của lôi sống cũ, Đảng Cộng sản
đã đề ra ba nguyên tắc vận động đổi mới văn hóa Việt Nam,
thực chất là hệ những phương thức cơ bản xây dựng lối sống
mới. Nguyên tắc tính dân tộc hóa bao chứa một hệ vấn đê rất
sâu sắc của sự nghiệp xây dựng lối sống mới. Nó không chỉ
mang ý nghĩa chính trị phục vụ cho cuộc cách mạng dân tộc,
dân chủ. Ý nghĩa văn hóa của nó to lớn và lâu dài hơn nhiều.
Nó khẳng định mọi lối sống đều bình đẳng, không có lối sống
của dân tộc lớn chèn ép lối sống của dân tộc nhỏ. Lối sống
mới ớ Việt Nam có sự lĩòa hợp trong nó các giá trị văn hóa
của các dân tộc anh em.
Đúng vào lúc Đảng Cộng sản tuyên bố ba nguyên tắc
dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa trong các hoạt động
sống ở Việt Nam, bọn phát xít mới đã lợi dụng những thành
quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nửa đầu thế kỷ
XX, quốc tế hóa sự bóc lột giá trị thặng dư, định áp đặt chủ
nghĩa cực quyền lên các dân tộc có những nền khoa học -công
nghiệp lạc hậu. Ba nguyên tắc xây dựng nền vãn hóa mới, lối
sông mới trong khuôn khổ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ớ Việt Nam đã khảng định quá trình khoa học hóa
trong sự nghiệp xây dựng nền vãn hóa mới, lối sống mới; vì
thế mang một ý nghĩa thời đại mà bản chất của nó là hiện đại
hóa lôi sông. Chí có khoa học mới đưa lối sống mới ở Việt
Nam bước vào thời đại mới. Chỉ có khoa học mới cải tạo được
các phong tục, tập quán lạc hậu; chỉ có khoa học mới bắt kịp

147
LỐI SỐNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỂ LỶ LUẬN VÀ THỰC TIỀN

được nền vãn minh thế giới. Một lối sống dựa trên quá trình
khoa học hóa, tức là các hệ chuẩn của cúi đúng, của luật
plỉáp, của các quy luật khách quan đã định hướng cho việc cải
tạo những nhân tố lạc hậu trong lối sống cũ. Thực chất đó là
một chuẩn mực sống mang một diện mạo hiện đại chưa từng
có trong lịch sử phát triển dân tộc.
Lôi sống trong các nền văn hóa truyền thông có sự phát
triển ưu tiên của các quan hệ đạo đức. Sự phát triển ưu tiên đó
không hề dựa trên cơ sở nhà nước pháp quyền mà chủ yếu là
dựa vào dư luận của cộng đồng.
Xây dựng lối sống mới mang tính khoa học là một bước
tiến quan trọng trong quá trình giải phóng cá nhân. Chính ở
phương Tây vào thế kỷ XVIII các định chuẩn tự do, bình
đẳng, bác ái được thiết lập trong đời sống văn hóa là do khoa
học đã phát triển và chế độ tam quyền phân lập đã ra đời.
Định chuẩn khoa học hóa trong mọi hoạt động sống do Đảng
ta khởi xướng là thành quả phát triển chín muồi của nền dân
chủ quốc tế và các thành tựu của khoa học kỹ thuật của thời
đại. Nguyên tắc vận động văn hóa sống và làm việc theo lối
sống này thực sự có tính chất cách mạng triệt để về nội dung.
Đó là một thành tựu to lớn trong việc xác định một trong các
chuẩn mực quan trọng của lối sống mới trong khuôn khổ cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Nguyên lắc dại chúng hóa các hoạt động sông là một
nguyên tắc quan trọng của chú nghía Mác - Lênin khi xây

148
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DAN t ộ c h iệ n đ ạ i ở n ư ớ c t a h iệ n n a y

dựng lối sống mới. Nguyên tắc đại chúng hóa là quan điểm có
tính cách mạng mà chủ nghĩa Mác đã nói về vai trò to lớn của
quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống
mới. Đại chúng hóa không phải là hạ thấp các giá trị và chất
lượng sống mà ngược lại làm cho lối sống gắn với nhân dân,
phục vụ nhân dân, phát huy những tài năng trong nhân dân.
Đó là một nguyên tắc giải phóng năng lực sáng tạo to lớn mà
chưa lừng có một thời điểm nào dù là thời điểm giai cấp
phong kiến đang lên có được trong quá trình xây dựng lối
sống của xã hội.
Có thể nói dựa trên các tư tưởng của chủ nghĩa Mác -
Lênin, Đảng ta đã định hướng lối sống mới ở Việt Nam theo
một hệ chuẩn mực rất sáng tạo. Hệ chuẩn này phản ánh một
phong trào cách mạng sôi động từ lòng sâu của cơ cấu xã hội
Việt Nam những ngày tiền khởi nghĩa và chính chuẩn mực
mới này của Đảng đã tạo nên một cao trào yêu nước sôi sục
trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Nó giải phóng
mạnh mẽ năng lực sáng tạo cá nhân và sự phát triển mới của
cộng đồng. Vì lẽ đó, khả năng giải phóng của ba nguyên tắc
xây dựng đời sống mới của Đảng chứa chất một năng lực
cách mạng tiềm ẩn. Ánh sáng của chúng mở đường, rọi chiếu
xuống lòng sâu của xã hội, làm bật dậy các khả năng sáng
tạo và khêu gợi trong tận cùng tâm khảm những khát vọng
sống của hàng triệu quần chúng đã từng bị lịch sử dồn nén
và bỏ quên.

149
LÓI SÓNG DÂN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬNVẢTHỰC TIỄN

Ba nguyên tắc xây dựng nền vãn hóa mới, lôi sống mới
của Đảng Cộng sản đã thu được những thành tựu rất to lớn khi
nó đi vào cuộc sống. Tác dụng mở dường, cơ cấu lại nền văn
hóa Việt Nam rất rõ rệt. Nó tạo ra một sự phát triển hài lida
mới giữa cá nhân và cộng đồng, giữa dân tộc và quốc tế, mà
lối sống trong các xã hội truyền thống chưa hề 'có. Tính chất
mở đường của nó thực sự vĩ đại và cách mạng, nó đặt nền
móng cho toàn bộ sự phát triển mạnh mẽ trong các cao trào
thi đua sản xuất và chiến đấu, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
những năm đầu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Tại Đại hội văn hóa toàn quốc tháng 7-1948, Tổng Bí thư
Đảng Cộng sản Trường Chinh lúc đó khẳng định rằng: “Vãn
hóa dân chủ mới Việt Nam phải gồm đủ ba tính chất: DÁN
TỘC - KHOA HỌC VÀ ĐẠI CHÚNG”". Nãm 1951, trong
báo cáo chính tri đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Lao
động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh phương
châm này và nói rõ hơn điều kiện của nó “Phát triển những
truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thu những cái
mới của văn hóa tiến bộ thế giới để xây dựng một nền ván hóa
Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúnẹ12.
Ý tưởng của Đảng ta về vấn đề xây dựng lối sống mói
Việt Nam cỏ tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng phải
(lựu trên sự phát triển những truyền thòng vân hóa dán tộc tốt

11 Trường Chinh. C ácli mưng dãn tộc, (lán cliù nhân dân \'iệ ì N iiin . lặp II. Nxh
Sự thật, Hà Nội, 1976, tr. 100.
Hồ C hí Minh. Toàn lậ p , tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. I M9.ỹ Ir. I 73.

150
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN T ộc HIỆN ĐẠI ở Nước TA HIỆN NAY

dẹp và hấp thu những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới đã
mớ rộng sự nghiệp đổi mới lối sống mới Việt Nam. Nó tạo
nên trong các hoạt động sống của xã hội những quan hệ nhân
ái, khoan dung, mặc dầu mức sống chưa cao.
Phong trào giải phóng dân tộc ở Viột Nam đã tạo ra
những chuẩn mực sống mới thúc đẩy toàn diện các hoạt động
sống của dân tộc. Giữa lúc đó bắt đầu có sức ép của quan hệ
quốc tể. Và định hướng lối sống của chúng ta hướng về một
kiểu mẫu chủ nghĩa xã hội vội vã. Nội dung của lối sống theo
các chuẩn mực dân tộc hóa, hiện đại hóa đã được thay thế bằng
chuẩn mực nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc.
Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân tiến lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam là một cuộc cách mạng nhân dân đầy
sáng tạo. Chúng ta phải phát huy khả năng sáng tạo của nhân
dân trong xây dựng lối sống mới.
Theo lý thuyết của nhiều nhà lãnh đạo văn hóa mác xít
thì cuộc cách mạng về văn hóa sẽ thực hiện sau cùng khi dã
hoàn thành các cuộc cách mạnh về kinh tế, về chính trị. Trong
tư tưởng của Đảng ta lúc đó “nước ta không nhất định cứ phải
chờ làm cách mạng kinh tế rồi mới bất đầu làm cách mạng
văn hóa” 13 bởi vì trình độ văn hóa và hiểu biết kỹ thuật của
nhân dân ta còn rất thấp kém, nó không thể đáp ứng được với
các yêu cầu phát triển cao về kinh tế. Vì thế "muốn cho công
cuộc cải tạo và xây dựng kinh tế theo chủ nghĩa xã hội mau

11 Lê Duủn. Tuyền tập, tập I (1 95 0 -1 9 7 5 ). Nxh S ự ihậl Hà Nội 1987, tr.185.

151
LỐI SÓNG DAN T ộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

chóng giành thắng lợi, chế dộ kinh tế lạc hậu cũ mau chóng
cải biến thành chế độ sản xuất lớn cơ giới hóa xã hội chủ
nghĩa chúng ta phải tiến hành và đẩy mạnh cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa về văn hóa và kỹ thuật”14.
Phân tích tình hình xã hội Việt Nam trước khi bước vào
xây dựng cuộc sống mới dã từng chịu ảnh hưởng nặng nề của
nhiều hệ tư tưởng lạc hậu; phân tích tính độc lập tương đối và
quy luật của sự phát triển tư tưởng của đời sống xã hội, Đảng
ta đã quan tâm sâu sắc đến cuộc cách mạng tư tưởng. Theo
quan niộm của Đảng ta: “tư tưởng, văn hóa, kỹ thuật là ba mặt
có liên hệ chặt chẽ với nhau và thúc đẩy nhau phát triển, nhưng
tư tưởng vẫn là cơ sở”15. Cách mạng vãn hóa và kỹ thuật không
thể tiến hành tốt nếu xa rời những thành quả của cách mạng tư
tưởng. Vì thế trong hệ lý luận về văn hóa của Đảng ta lúc đó,
cách mạng văn hóa luôn luôn gắn liên với cách mạng tư tưởng.
Đó là cơ sở quan trọng tạo nên lối sống có tư tưởng xã hội chủ
nghĩa và đấu tranh thống nhất nước nhà.
Theo quan điểm của Đảng ta lúc đó, cách mạng trên lĩnh
vực văn hóa ở nước ta tức.là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
về tư tưởng và văn hóa. Cuộc cách mạng này ngoài mối quan
hệ với cuộc cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật,
nó còn mang mục tiêu nội tại của nó. Đó là: Một là - khắc
phục, cải tạo và quét sạch những tàn dư của các hệ tư tưởng

14 Lẽ Duấn. Sdcl. Ir. 185-186


‘ Ló Duùn vv vãn lióa vãn nghị'. N xb V ãn h óa th ông tin. Hà Nọi. I‘>y7. Ir 170

152
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DAN t ộ c h iệ n đ ạ i ở n ư ớ c t a h iệ n n a y

lạc hậu và phản động, những quan hệ văn hóa lỗi thời không
phù hợp với quá trình cách mạng của nhân dân ta. Hai là -
phát huy các giá trị truyền thống, “đồng thời nó phải là sự kết
tinh và nâng lên một tầm cao mới những gì tốt đẹp nhất trong
truyền thống bốn ngàn năm của tâm hồn Việt Nam, của văn
hóa Việt Nam”16. Ba là “xây dựng một xã hội vãn hóa cao.
Nền văn hóa trong xã hội ấy là một nền văn hóa có nội dung
xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc”17.
Ba mục tiêu này có liên hệ nội tại với nhau. Mục tiêu thứ
nhất làm tiền đề thực hiện mục tiêu thứ hai và thứ ba. Mục tiêu
thứ hai và thứ ba thúc đẩy nhanh hơn việc hoàn thành mục tiêu
thứ nhất và tạo điều kiện để mục tiêu thứ nhất sớm hoàn thành.
Mục tiêu tổng quát của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư
tưởng và văn hóa là tạo ra một cuộc sống tinh thần phong phú
nhằm thỏa mãn cả nhu cầu vật chất và vãn hóa ngày càng tăng
của xã hội. Cuộc cách mạng ấy sẽ “biến mọi giá trị văn hóa
thành tài sản của nhân dân và làm cho nhân dân trở thành
người sáng tạo trực tiếp ra mọi giá trị văn hóa”18.
Có thể nói ý tưởng mang các giá trị văn hóa trả lại cho
nhân dân và làm cho nhân dân trở thành người trực tiếp sáng
tạo ra mọi giá trị văn hóa là một ý tưởng mang nội dung giải
phóng rất sâu sác. Các nền vãn hóa trước chú nghĩa xã hội

16 Lè D u án. Xũy dựng nén văn hóa mới. con người m ới x ã hội cliù nghĩa. N xb
Vân hóa Hà Nội
17 Ló D u Á n Sdd. tr 151-152
'KLôD uÀn S tfd .tr 151-152

153
LỐI SỐNG d a n Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẨN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

phát triển như là nền văn hóa của thiểu sô' thống trị. Các giá
trị vãn hóa của nhân dân chưa phục vụ lợi ích cúa nhân dân.
Độc quyền vãn hóa của thiểu số đã tạo ra những mâu thuẫn
sâu sắc trong hưởng thụ và sáng tạo văn hóa. Cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng và văn hóa phải giải
quyết mâu thuẫn ấy bằng cách mang văn hóa trớ về với nhân
dân. Văn hóa phải do nhân dân sáng tạo, văn hóa vì nhân dân
và văn hóa của nhân dân.
Trong tư tưởng của Đảng ta về mục tiêu của cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và vãn hóa
không chỉ đơn thuần mang văn hóa nói chung trở về với nhân
dân, mà hơn thế, cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa của
chúng ta phải tạo ra được một nền vãn hóa có nội dung xã hội
chủ nglũa và tính chất dân tộc. Đó là nền văn hóa gắn với hộ
tư tưởng Mác - Lênin, thống nhất giữa truyền thống và hiện
đại, dân tộc và tộc người, dân tộc và quốc tế, cá nhân và xã
hội. Và đó cũng chính là nội dung và đặc điểm của lối sống
dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Tư tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng và văn
hóa của Đảng ta tiếp nối và nâng lên một tầm cao mới so với
các chuẩn mực dán tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa đã
tạo nên một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử vãn hóa
Việt Nam: giai đoạn vãn hóa xây dựng chủ nghĩa xã hội ớ
miền Bấc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Từ những định
hướng quan trọng về tư tướne và vãn hóa của Đáng ta. nhân

154
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở Nước TA HIỆN NAY

dân ta đã xây dựng được một nền vãn hóa mang những nét
hào hùng của lịch sử dân tộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và
đấu tranh thống nhất nước nhà, đã sống một lối sống vượt qua
gian khổ, anh dũng vươn lên vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Vấn đề trung tâm của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên
lĩnh vực tư tưởng và văn hóa ở Việt Nam là xây (lựng con
người Việt Nam mới. Do bản chất của văn hóa gắn liền với
trình độ phát triển xã hội của con người nên việc xây dựng
nền văn hóa mới ở Việt Nam gắn liền với quá trình phát triển
của con người Việt Nam. Con người Việt Nam đã trải qua các
nền sản xuất khác nhau, chế độ chính trị khác nhau và ảnh
hưởng của nhiều hệ tư tưởng, thành kiến xã hội khác nhau.
Để xây dựng lối sống dân tộc - hiộn đại xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam, chúng ta phải: Một là nhổ tận gốc rễ những nọc
độc về tư tưởng và vãn hóa của các chế độ cũ, quét sạch
những tàn dư độc hại của chủ nghĩa cá nhân. Hai là xây dựng
con người mới xã hội chủ nghĩa. Ba là mang những giá trị
của con người trả lại cho con người. Bốn ỉà phát triển mọi
mặt trí, đức, thể, mỹ trong con người, để con người “có đủ tư
cách, đủ năng lực làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm
chủ bản thân mình”19.
Mục đích của tất cả các cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa về tư tướng và văn hóa là hình thành con người mới, lối
sống mới đại biểu xứng đáng cho phương thức sản xuất ấy. Ó

lv Lõ Duíin. Tuyền lập. 1.1 N x h Sự thật. Hà Nội. IMX7. tr 406-407.

155
LỐI SỐNG DÂN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÁ THỰC TIỀN

Việt Nam, trong quá trình mang văn hóa trớ về với nhàn dân,
chúng ta đã xóa nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục và
vãn hóa nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân lao động tham
gia hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội, phát triển cơ sở vật
chất và kỹ thuật cho vãn hóa, phát triển đội ngũ trí thức, nâng
cao trình độ văn hóa của các dân tộc, hướng tới phát triển con
người toàn diện. Đảng ta hết sức quan tâm đến việc xây dựng
con người mới - nhân vật trung tâm của nền văn hóa mới. Đó
là những con người có lòng yêu nước nồng nàn, có tình yêu
thương sâu sắc đối với đồng bào, đồng chí, có ý chí quật
cường, bất khuất, có tinh thần độc lập tự do, thấm nhuần chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, chủ nghĩa quốc tế vô sản, những
con người biết căm giận cái sai và biết yêu thương cái đúng.
Tư tưởng xã hội văn hóa cao là hình thức xã hội của
những con người phát triển toàn diện, có năng lực làm chủ tự
nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình đã được Đảng
ta đề cập tới trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng thời
kỳ này.
Để hình thành một xã hội vãn hóa cao, cái xã hội do
những con người phát triển toàn diện, của những con người
biết làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình,
cần quan tâm sâu sắc đến tính chát và trình độ mới của lao
độnạ đ ể xây dựniỊ xã hội ấy. Lao động của những cori người
phạt triển toàn diện, do những con người biết làm chủ tự
nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình không phải là

156
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở Nước TA HIỆN NAY

lao động bị áp bức, bị bóc lột. Lao động vì xã hội văn hóa cao
là lao động vừa cho mình vừa gắn với mục tiêu của cộng
đổng. Các cuộc cải tạo xã hội đã làm thay đổi dần tính chất
của lao động, xác lập các tương quan mới giữa lao động giản
đơn và lao động phức tạp, giữa thời gian lao động tất yếu và
thời gian lao động tự do, giữa người sớ hữu công cụ lao động
và thành quả lao động. Bản chất vãn hóa của sự thay đổi này
là biến lao động từ tính tất yếu bên ngoài thành tất yếu bẽn
trong của con người. Muốn hình thành xã hội văn hóa cao thì
ai cũng phải lao động và lao động sáng tạo là phương thức vãn
hóa hóa, nhân đạo hóa đời sống xã hội một cách sâu sắc.
Xã hội văn hóa cao khi mang giá trị của con người trả lại
cho con người, một mặt góp phần làm phong phú đời sống
tâm linh của con người; mặt khác tạo cơ sở khoa học khắc
phục, phá tan đám mây mù từng tạo ra những dị đoan trong
niềm tin u tối của con người.
Xã hội văn hóa cao “Không phải là xã hội vô gia đinh”20.
Coi “gia đinh là một tế bào tự nhiên của xã hội, là một hình
thức tồn tại của đời sống con người”21, là thiết chế văn hóa
nền tảng và tự nhiên của xã hội, Đảng ta khẳng định rằng:
không có eia đình để tái sản xuất ra bản thân con người thì xã
hội không thể tổn tại được. Xã hội vãn hóa cao của chúng ta
phải là sản phẩm hoàn thiện của sự phát triển hình thức gia

Lõ D u ân . Về ván hóa vãn Iiạliệ. Nxb Vãn h óa - thõng lin 1997. Ir.259
-’1 Lê D u á n Sdcl . Ir 257.

157
LỐI SỐNG DAN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

đình bình đẳng và những quan hệ giới tính huyết thống phải
có tình yêu thương thực sự.
Để hình thành lối sống mới lúc này, Đảng ta kiên quyết
chống “lối sống gấp, lối sống hưởng thụ đầy chủ nghĩa cá
nhân vị kỷ; khơi dậy và khuyến khích những tâm lý, thị hiếu
thấp hèn”22.
Để thực hiện nhiệm vụ vĩ đại đó, không có chuyên
chính vô sản, không có Đảng của giai cấp vô sản hiểu biết
sâu sắc các quy luật xã hội thì không thể xây dựng được lối
sống xã hội chủ nghĩa. Vì thế vấn đề nâng cao năng lực lãnh
đạo của giai cấp công nhân trong giai đoạn này trở nên bức
thiết. Đảng và giai cấp công nhân phải tiến hành đấu tranh
khơi dậy những quá trình sâu rộng đẩy mạnh hơn sự hình
thành lối sống mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Giai cấp công
nhân phải làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin chiếm ưu thế
tuyệt đối trong đời sống xã hội tinh thần. Những nhân tố của
sự hình thành lối sống dân tộc hiện đại của xã hội mới đó là:
cải tạo lối sống cũ, tiếp thu có chọn lọc truyền thống và tinh
hoa văn hóa nhân loại, cải tạo nền giáo dục cũ và xây dựng
một hệ thống giáo dục nhân dân, làm cho người lao động
tham gia tích cực vào mọi hoạt động lao động và xã hội,
tham gia quản lý các công việc chung của xã hội, thực hiện
phân phối theo lao động, làm cho mọi người quan tâm tới lợi
ích vật chất và tới sự phát triển “những mầm mống” cùa sự

Lê Duẩn. Về vãn lìóa văn Iigliệ N xb V ăn hóa thông tin Hà Nội 1997 li 135

158
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở NƯỚC TA HIỆN NAY

phân phối cộng sản chủ nghĩa, thực hiện sự kiếm tra xã hội
có hiệu quả được coi là hoạt động của nhà nước và nhân dân.
Nếu không có sự kiểm kê, kiểm soát rộng lớn đó bởi nhà
nước đôi với sản xuất và phân phối sản phẩm, thì chính
quyền của nhân dân, tự do của người lao động không những
không duy trì được mà cả việc trở lại sống dưới ách của chủ
nghĩa tư bản là không thể tránh khỏi.
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
ở nước ta đặt cơ sở cho lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ
nghĩa. Quốc hữu hóa, tập thể hóa ruộng đất và sở hữu tư bản
chủ nghĩa, hạn chế và loại trừ những yếu tố tư bản chủ nghía
đã thanh toán sự thống trị kinh tế và chính trị và văn hóa của
các giai cấp bóc lột. Ở nông thôn, số lượng trung nông tăng
lên, tầng lớp bần nông giảm xuống, trừ một số phú nông, một
số trí thức tư sản cũ, đại đa số nhân dân trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội đã tiếp thu những chuẩn mực xã hội
chính trị, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Rõ ràng ở thời kỳ
này, những nội dung mới của lối sống được phát triển và được
khẳng định trong cuộc đấu tranh gay gắt chống hệ tư tưởng,
tâm lý tư sản và tiểu tư sản chống chủ nghĩa xã hội. Cuộc đấu
tranh đó, hoạt động kiên quyết đó của Đảng và Nhà nước
nhằm cơ cấu lại mọi tổ chức của đời sống xã hội đã dẫn tới
một bước ngoặt quyết định lối sông mới của quần chúng và tới
một sự phát triển nhanh chóng lối sống dân tộc - hiện đại xã
hội chủ nghĩa.

159
LÓI SỐNG DẢN Tộ c , hiện đại - m ấy v ẩ n đ ẽ l ý l u ậ n v à t h ự c tiến

Để thực hiện những mục tiêu xây dựng lôi sông xã hội
chủ nghĩa, trong hoàn cảnh chiến tranh chúng ta thực hiộn
chính sách bao cấp và phân phối theo lao động. Một lối sống
lý tưởng hóa, tinh thần hóa, tương lai hóa đã được cổ vũ
mạnh mẽ.
Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và một
thập kỷ sau khi mién Nam được giải phóng, đổng thời công
cuộc cải tổ, cải cách ở các nước xã hội chủ nghĩa khác đã cho
ta thấy rằng cái mô hình chủ nghĩa xã hội với chế độ hành
chính bao cấp không còn khả năng phát triển được nữa và do
đó đã đưa đất nước đến bên bờ của một cuộc khủng hoảng
kinh tế - xã hội, lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa
có sự phát triển không bình thường. Nông dân làm việc vất vả
để mua đài, mua xe cho chủ nhiệm hợp tác xã. Năng suất lao
động thấp, ý thức tập thể lỏng lẻo. Tinh thần dân chủ không
được tôn trọng. Đạo đúc giả xuất hiện ở khắp mọi nơi, mức
sống vô cùng khó khăn, chất lượng sống giảm sút.
Dấu hiệu rõ ràng của cuộc khủng hoảng đó về lối sống
dân tộc hiện đại là: nhiều chuẩn mực xã hội bị phá vỡ từ ngấm
ngầm đến công khai. Người ta không quan tâm đến lao động
của mình, không thấy địa vị của mình trong sản xuất và phân
phối. Người ta thực hiện “khoán chui” làm cho các tổ chức
sản xuất tập thế và nhà nước chi còn là hình thức bên ngoài.
Một loạt những sai lệch chuẩn mực xã hội đã xảy ra ở mức
năng nổ. Có thế coi những sai lệch chuẩn mực xã hội này

160
CHƯƠNG 3: LỖI SỐNG DAN t ộ c h iệ n đ ạ i ở n ư ớ c t a h iệ n n a y

không là tiêu cực mà là tích cực và nó báo cho ta thấy sự nảy


nở của mộc quan điểm về một hệ thống tiến bộ hơn, một lối
sống mới lành mạnh và đa dạng hơn.
Đảng đã nhanh chóng nắm được sự trở thành đó của
thực tiễn, thấy được bản chất của sai lệch chuẩn mực xã hội
đó, phân tích được mâu thuẫn của xã hội nước ta để có biện
pháp giải quyết. Đó là sự nghiệp đổi mới do Đại hội VI mở ra
một hướng mới phát ưiển môi trường văn hóa ở Việt Nam với
những chuẩn mực xã hội mới phát triển lối sống theo nẻn kinh
tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa.

3 - Lối sống dân tộc hiện đại trong thời kỳ đổi mới ở nước
ta hiện nay
Trước năm 1986, cuộc cách mạng của nhân dân ta đã
đạt được các kỳ tích trong chiến đấu bảo vộ độc lập, tự do,
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất
đất nước và cũng đạt được những thành tích quan trọng
trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, sản
xuất có tăng nhưng tăng chậm, lưu thông phân phối ách tắc,
hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển, những hành vi
lộng quyền và tham nhũng gia tăng, lối sống có sự phân cực
khá sâu. '
Trước tình hình như vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI (1986) kịp thời tìm ra một số nguyên nhân cơ bản để đưa
đất nước tiến lèn:

161
LỐI SÓNG DẢN TỘC, HIỆN OẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1- Tư tướng chí đạo chủ quan, nóng vội, muốn bó qua


những bước đi cần thiết, chủ yếu trong các chủ trương về cơ
cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và cơ chế quản lý.
2- Chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù
hợp quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng
sản xuất.
3- Buông lỏng chuyên chính vô sản trong đấu tranh tư
tưởng và vãn hóa trong việc chống lại những âm mưu thủ đoạn
phá hoại của kẻ thù.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI còn viết rằng:
“Những sai lẩm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng kéo
dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến
lược về tổ chức thực hiện23.
Lối sống dân tộc hiện đại theo định chuẩn “Xã hội chủ
nghĩa về nội dung và dân tộc vê hình thức ” trước đây đã từng
tạo nên rất nhiều phong cách sống cao đẹp và các quan hệ
phong phú, đa dạng giữa các tộc người trong cộng đổng dân
tộc Việt Nam. Đây là lý tưởng của Đảng ta vể lối sống có chất
lượng. Trong lối sống này các định chuẩn quan trọng nhất mở
ra cho con người phát huy toàn diện năng lực của mình. Con
người công dân, các tộc người, gia đình, làng, xã, thành phô
được sống trong hòa bình, tình hữu nghị, tương thân, tương ái,
thống nhất mà đa dạng khi lối sống này được thiết lập.

Đàng Cộng sán Việt Nam. Văn kiện DựI liội dại biêu toàn quốc lan thứ 17
N xh Sự (hạt. Hà Nội, 19X7. tí . IX

162
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở N ư ớ c TA HIỆN NAY

Lý tường tốt đẹp của Đảng ta về một lối sống đa dạng,


sinh động và cao đẹp xuất hiện trong hoàn cảnh quốc tế có sự
đối đầu quyết liệt, đất nước có chiến tranh và bị chia làm hai
miên và chúng ta lại tiến hành xây dựng miền Bắc theo
nguyên lý tập trung bao cấp. Những lý do này vừa tạo ra các
nhân tô tích cực cho nền văn hóa thủy chung, tình nghĩa, vừa
mang lại rất nhiều phản văn hóa trong môi trường gia đình,
làng, xã trên các quan hệ lao động, giao tiếp và ảnh hưởng
mạnh mẽ tói chiều sâu của lối sống.
Mô thức văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính
chất dân tộc, bản thân nó là một mô thức gắn với chiều sâu
của việc hoàn thiện lối sống dân tộc hiện đại dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Song điều kiện và các cơ sở vật chất cần thiết để
tiến hành mô thức đó cũng như nguyên lý tập trung bao cấp đã
tạo ra trong mô thức đó một quá trình vận hành làm cho sự giả
tạo trong quan hệ giao tiếp, sự mất trật tự trong mua bán ở cửa
hàng riiậu dịch, nơi công cộng, tính bình quân trong phân
phối, rồi một thị trường ngầm xuất hiện... Đó là những nguyên
nhân trong nhiều nguyên nhân, làm cho lối sống của chúng ta
xuất hiện khá nhiều nghịch lý.
Trước các hiện tượng đó, Đảng ta đã tiến hành một cuộc
đổi nứri vĩ đại, chấp nhận nhìn vào sự thật, chuyển đổi nền
kinh tế sang cơ chê thị trường có sự định hướng xã hội chủ
nghĩa. Cùng với quá trình này, Đảng ta đã đề xuất mô thức
phát triển nền vãn hóa Việt Nam theo các định chuẩn: Dân tộc

163
LỐI SỐNG DAN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÉN

- hiện đại - nhân văn. Đó là các chuẩn mực khung của nền
văn hóa tién tiến đậm đà bản sắc dán tộc. Quyết địah này
được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991.
Ngay từ Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, khi nhận
thức sâu sắc và toàn diện thực trạng xã hội nước ta trỉn lĩnh
vực lối sống, Đảng ta đã đặc biột chú ý đến việc xây dựng các
quan hệ xã hội tốt đẹp, lối sống lành mạnh, đồng thời với viộc
thực hiện công bằng xã hội. Đến Cương lĩnh xây dựig đất
nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta lại khẳng định nền
văn hóa mới dưới sự lãnh đạo của Đảng là nền văn hóa tiên
liến dậm đà bản sắc dãn tộc. Khi chống lại lối sốcg thực
dụng, chúng ta hướng tới xây dựng lối sống đẹp và môi trường
sống lành mạnh.
Nhận thức rõ thực trạng văn hóa Việt Nam và những
biến hóa từ các mặt trong nền kinh tế thị trường có nguy cơ
phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc, Hội nghị Trung ương lần
thứ IV khóa VII đã đề xuất vấn đề tạo ra một môi trưèng văn
hóa chung của chủ nghĩa xã hội. Đó là một môi trưòng văn
hóa được kiến tạo bởi trình độ người, các hoạt động sống gắn
với các giá trị bền vững trong quan hệ với tự nhiên, với các thế
hệ người, với lịch sử lao động và sáng tạo và vói các cuan hệ
giao tiếp trong một môi trường văn hỏa chung của cộng đồng
quốc tế.
Từ ý tưởng về nền văn hóa Việt Nam trong môi trường
vãn hóa chung là gắn liền vãn hóa dân tộc với văn hc'a nhân

164
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở Nước TA HIỆN NAY

loại, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của
Đảng khi đề xuất vấn đề “Xây dựng con người Việt Nam về tư
tưởng, tâm hồn, tinh cảm, lối sống”, đã nhấn mạnh vấn đề
“xây dựng lối sống lành mạnh cho sự phát triển xã hội”24. Với
ý tưởng sâu sắc này, Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung
ương khóa VIII lại khẳng định một lần nữa rằng chúng ta phải
“tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, bản, xã, phường,
khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nông trường, trường học, đơn
vị bộ đội...), các vùng dân cư (đô thị, nông thôn, miền núi) đời
sống văn hóa lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hóa đa
dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân. Gìn
giữ và phát huy đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao
vai trò gương mẫu của bậc cha mẹ, coi trọng xây dựng gia
đình văn hóa; xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình,
nhà trường và xã hội. Đẩy manh phong trào xây dựng làng, ấp,
xã, phường văn hóa, nêu cao tính tự quản của cộng đồng dân
cư trong công cuộc xây dựng nếp sống văn minh...”25.
Như vậy, Vãn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ V khóa
VIII đã đề cập tới môi trường tự nhiên, môi trường làng, xã,
môi trường đô thị, môi trường kỹ thuật, môi trường gia đình và
cơ quan, xí nghiệp, trường học trong quá trình xây dựng lối
sống đẹp trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở

24 Đ à n g Cộng sàn Việt Nam. Vãn kiện Đ ạ i hội đại biểu loàn quốc lấn tlìít VUI.
N xb Sự thật, Hà N ội, 1996, tr. 111.
'Đ ú n g C ộ n g sản Việt Nam. Văn kiện D ụ i hội dại biến loàn quốc lấn thứ l \ N x b
Sư thật. Hà Nội. 1987. ir.59-60.

165
LỐI SỐNG DAN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ W Ậ N V À THỰC TIẾN

Việt Nam. Đề xuất vấn đề xây dựng các quan hệ lành mạnh
trong quá trình hình thành lối sống đẹp, trước hết văn kiện đã
quan tâm đến không gian cư trú và các điều kiện xác định lối
sống của con người Việt Nam hôm nay.
Sau năm 1986, các vấn để lối sống dân tộc hiện đại ở
nước ta được đặt ra thường xuyên và liên tục. Cùng vói khoán
10, khoán 100, xã hội Việt Nam cũng bước vào cơ chế thị
trường. Nước ta hiện có trên dưới 70% dân số sống bàng nông
nghiộp ở nông thôn. Sự nghiộp đổi mới trong lĩnh vực nông
nghiệp đang làm thay đổi nhiều mặt trong lối sống trưóc đây.
Theo Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần
thứ V khóa VIII thì các vấn đề của văn hóa Việt Nam: 1) Tư
tưởng, 2) Đạo đức, 3) Lối sống, 4) Khoa học - giáo dục, 5)
Văn học nghệ thuật, 6) Thông tin đại chúng, 7) Hệ thống thể
chế vãn hóa, 8) Giao lưu văn hóa đều gắn toàn diện với cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
chúng ta xây dựng một nền văn hóa mới, nền vãn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là nền văn hóa tiếp thu các giá
trị của nền văn hóa trong cách mạng dân tộc dân chủ và chủ
nghĩa xã hội trước đó, phát triển lối sống dân tộc, hiện đại
trong điều kiện mới.
Trong thời kỳ đổi mới, rõ ràng trong lối sống ớ Việt
Nam đã xuất hiện rất nhiều nhân tố mới so với lối sống trước
đó. Thế giới đã đổi thay, nhân dân ta đã bước ra khỏi cuộc

166
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở Nước TA HIỆN NAY

chiến khốc liệt và xã hội cũng vận động vào thiên niên kỷ
mới. Lối sông ớ Việt Nam trong đổi mới là phản ánh tiến trình
lịch sử của sự vận động xã hội Việt Nam và nó chuẩn bị một
hành trang mới đưa dân tộc ta sánh vai cùng các nước phát
triển khác trên thế giới.
Hiện thực của chúng ta hôm nay là hiện thực của một cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một quá trình
công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Nhân dân ta tiến hành công nghiộp hóa, hiện đại hóa,
phát triển cơ chế thị trường để đưa đất nước thoát kỉíổi nghèo
nàn và lạc hâu. Cùng với sự nghiệp này là cả một quá trinh cải
biến sâu sắc lối sống cũ, xây dựng lối sống mới.
Lối sống của dân tộc Việt Nam đã từng đụng đầu và giao
lưu với nhiều lối sống khác nhau trong khu vực và các lối
sống phương Tây. Đến hôm nay tuy lối sống của chúng ta đã
có nhiều biến đổi, song trong chiều sâu của nó vẫn đang vận
động và cần thiết phải phát triển mạnh mẽ hơn nứa. Chúng ta
không chỉ hài lòng với một lối sống yêu lao động tha thiết
nhưng năng suất lại thấp; những giá trị cộng dồng được coi
trọng, nhưng lợi ích cá nhân còn chưa được quan tâm hợp lý.
Chúng ta cũng không chí hài lòng về khí phách kiên cường và
dũng cảm của cha ông ta trong chiến tranh vệ quốc được lưu
giữ như một giá trị truyền thống vĩ đại mà chúng không được
phát huy vào làm chú những công nghệ mới trong nền khoa
học đầy phức tạp hiện đại. Trong con mắt của nhiều dân tộc

167
LỐI SỐNG DAN Tộ c , h iệ n đại - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

trên thế giới hiện nay, tuy nhân dân ta đã chiến thắng hai đê
quốc to là Pháp và Mỹ, nhưng lối sống ở Việt Nam còn nhiều
mặt cơ bản vẫn đặc trưng cho kiểu sống của nền sản xuất nhỏ.

Nhận thức rằng lối sống có ảnh hưởng sâu sắc đến các
giá trị cơ bản của đời sống xã hội, trong Văn kiện Đại hội đại
biểu ĩoàn quốc lần thứ VI, vãn kiện mở đầu một quá trình đổi
mới toàn diện, đưa đất nước ta từ nền kinh tế tập trung bao
cấp, chuyển sang kinh tế thị trường, Đảng ta đặc biệt chú ý
“xây dựng các quan hệ xã hội tốt đẹp, lối sống lành mạnh,
thực hiện công bằng xã hội”26. Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá đô tiến lên chủ nghĩa xã hội và chiến lược
ổn định, phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Khi đề xuất
việc xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, tâm hồn, tình
cảm, lối sống trong hoàn cảnh mới đã quan tâm sâu sắc đến
việc khắc phục “lối sống thấp hèn” từng xuất hiện trong các
quan hệ xã hội mới. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp
hành Trung ương khóa VIII đã cảnh báo về “tộ sùng bái nước
ngoài, coi thường những giá trị dân tộc, chạy theo lối sống
thực dụng... nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối
sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có
cả cán bộ có chức có quyền”27 trong khi chúng ta mở rộng cơ
chế thị trường.

2k Đ à n g C ộ n g sán Việt Nam. Văn kiện D ại hội đại biếu toàn quốc lán th ứ VI.
N x b S ự t h ậ t . H à Nội, 1987, tr. 185.
27 Đ à n g C ộ n g sản Việt Nam. Văn kiện H ộ i nglìị lấn thứ l Ban C liấp liù iìli Trung
ương khoá YỈH. Nxb Chính trị Q u ốc gia, Hà Nội. I99X, tr.46-47

168
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở Nước TA HIỆN NAY

Vì sao trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước
trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta lại quan tâm sâu sắc đến các
vấn đề lối sống? Vì sao một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên hiện nay lại suy thoái về đạo đức và lối sống? Lối sống
thực dụng, lối sống thấp hèn là sản phẩm của các quan niệm
sống nào và cần phải xây dựng một lối sống mới ở Viột Nam
như thế nào cho xứng đáng với tầm vóc của dân tộc ta ở thế kỷ
đầy sôi động này?
Hiện nay, ở nước ta không ít người lầm tưởng chỉ cẩn
những điều kiện vật chất sang trọng là có ngay lối sống đẹp.
Nhiều người đã kiếm tiền bằng mọi giá để dạt tới “lối sổng”
đó. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương
khóa VIII khi nhận định rằng lối sống thực dụng đang gia
tăng ở nước ta chính là đã căn cứ vào thực tế là nhiều người đã
từ bỏ các truyền thống đạo đức tốt đẹp, các giá trị tinh thần
lâu đời của dân tộc mà chạy theo những đam mê vật chất, bất
chấp mọi dư luận và luật pháp xã hội. Trong số này không ít
người đã trả giá cho các quan niệm thiển cận của họ: gia đình
tan nát, họ hàng chê cười, pháp luật nghiêm trị.
Mỗi dân tộc xây dựng cuộc sống mới đều phải gắn liền
với các đặc điểm sinh thành văn hóa và các thước đo giá trị của
chính mình. Lôi sống trong một xã hội, về bản chất không phải
là một sản phẩm nhập cảng. Không ít ngưòi cho rằng lối sống
hiện nay ở nước ta còn quá lạc hậu, muốn hiện đại hóa lối sống
thì cần thiết phải “phương Tây hóa”, “Mỹ hóa” lối sống.

169
LỐI SỐNG DẨN Tộ c , h iệ n đại - MẤY VẤN ĐÉ LỸ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Thực ra, văn hóa châu Âu và văn hóa Mỹ có nhiểu yếu


tố cấu thành, song cái tạo ra lối sống phương Tây có ba thành
tô' rất cơ bản: a) Chủ nghĩa thực dụng; b) Chủ nghĩa cá nhân;
c) Đạo cơ đốc. Còn ở Việt Nam bảng giá trị chi phối mạnh mẽ
nền văn hóa truyền thống và đến nay nó còn ảnh hưởng sâu
sắc đến lối sống là: a) Chủ nghĩa yêu nước; b) Tinh thần cộng
đồng; c) Sự tôn vinh các giá trị đạo đức. Trong việc xây dựng
lối sống của nhiều dân tộc hiện nay trên thế giói không chỉ có
một quá trình phương Tây hóa, mà trong thực tế còn đang
diễn ra một quá trình phi phương Tây hóa rất mạnh mẽ. Vả lại
trong thực tế, nhân dân ta đã từng đụng đầu với “lối sống Mỹ”
và các mặt tiêu cực của nó. Chúng ta đã phải mất rất nhiều
thời gian khắc phục.
Thuyết “Cứu thế tự do” của Vundro Uynxơn xác lập
chiến lược Mỹ hóa lối sống trong phạm vi rộng lổm của thế kỷ
XX đã bị nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc công kích kịch liệt
ngay từ các thập niên đầu thế kỷ. Bằng cuộc chiến tranh lạnh
nó đã đến Việt Nam và gieo rắc chủ nghĩa thực dụng Mỹ. Di
hại của lối sống Mỹ ở miền Nam nước ta rất là khủng khiếp.
Vì thế chúng ta không thể nói rằng, muốn hiện đại hóa lối
sống ở nước ta chỉ có con đường phương Tây hóa.
Nhân dân Việt Nam xây dựng lối sống mới với toàn bộ
sự sinh thành lịch sử của mình. Xã hội ta hiện nay là một xã
hội ruộng đất, có trên 70% sô' dân sống bằng nghề nồng, ớ
nông thôn, làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi, bắt cá. Tuyệt đại

170
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN t ộ c h iệ n đ ạ i ở nư ớc t a hiện n a y

bộ phận công cụ sản xuất còn thô sơ, lao động cơ bắp chiếm
một tỷ trọng lớn. Tuy thông tin và lưới điện quốc gia đã tới
nhiều vùng sâu, vùng xa, nhưng năng suất lao động còn thấp,
thu nhập bình quân tính theo đầu người không cao. Song,
nhân dân ta có một truyền thống văn hóa lâu đời, một chủ
nghĩa yêu nước quật cường, trình độ dân trí ngày một phát
triển, các đô thị có cuộc sống vàn minh; một số mặt không
kém gì các nước phát triển; trong số các nhà trí thức Việt
Nam, có rất nhiều người có trình độ quốc tế. Chúng ta đang
tiến hành công nghiệp hóa, hiộn đại hóa dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản, do dó quá trình hiện đại hóa lối sổng ò nước
ta không thể là quá trình phương Tây hóa lối sống mà là quá
trình xây dựng lối sống theo mô thức: dân tộc - hiện dại, và
nói đúng hơn là theo Hiến pháp của Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992: Dân tộc - hiện đại - nhân vãn.
Lối sống mới mà Đảng ta, nhân dân ta hướng đến xây
dựng kiểu hiện tập trung các giá trị của nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là một lối sống phát triển cao độ
những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa mà cha ông ta
đã truvền từ đời này sang đời khác, như lòng yêu nước nồng
nàn, ý chí tự lập tự cường, tinh thần đoàn kết cộng đồng, lòng
nhân ối bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đầu óc thực tế, đức
tính ccn cù, gián dị... Đó là lối sống lấy lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội cũng như chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hổ Chí Minh làm nội dung và hướng hoạt động sống.

171
LỐI SỐNG DAN Tộ c , h iệ n đại - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VẨ THỰC TIẾN

Xây dựng lối sống theo mô thức: dân tộc - hiện đại
trong điều kiện kinh tê thị trường ở nước ta, về khách quan
mà nói, chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng sẽ gây ra
những cản trở không nhỏ. Vì vậy chúng ta cần có một quan
điểm toàn diện khi tiếp thu các giá trị truyền thống, cần có
một cơ chế lọc bỏ các mặt lạc hậu của nó; khi chống lại các
phản văn hóa của nước ngoài, cần có cơ chế tiếp biến những
tinh hoa của nó; khi gìn giữ các giá trị cộng đồng, cần thiết
phải có một cơ chế giải phóng cá nhân. Lối sống dân tộc -
hiện đại ở nước ta phải có đặc trưng lành mạnh, ván minh,
năng động, sáng tạo và bao dung.
Xây dựng lối sống dân tộc - hiộn đại, trước hết ta phải
coi trọng các thành tố đạo đức của nó. Đối với nhân dân ta,
đạo đức là cái gốc của mọi hoạt động sống, thiếu đạo đức thì
lối sống không thể nào lành mạnh được. Song, đạo đức trong
xã hội ta hiện nay không phải là đạo đức thủ cựu. Quá trình
phát triển của xã hội ta đã diễn ra nhiều lần chuyển đổi các
chuẩn mực đạo đức. Chúng ta đã hình thành được nhiểu chuẩn
mực đạo đức tốt đẹp. Tuy vậy, qua những cuộc cải tạo xã hội
và sự vận động của cơ chế thị trường vừa qua, cũng đã phá
hỏng nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp mà Vãn kiện
Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã
gọi là quá trình “bàng hoại các giá trị đạo đức”.
Để xây dụng lối sống dân tộc - hiện đại, chúng ta cần
thiết phải có một chiến lược giáo dục lại các quan hệ, các

172
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở Nước TA HIỆN NAY

chuẩn mực, các giá trị đạo đức mới. Các quan hệ đạo đức của
nền văn hóa truyền thống khi khuyến khích con người phải tu
dưỡng các phẩm hạnh của mình thường vẫn duy trì sự bất bình
đẳng thế hệ, bất bình đảng giới tính, bất bình đẳng giai cấp và
dân tộc. Xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại cần thiết phải
coi trọng phụ nữ và thế hệ trẻ, giải phóng mọi năng lực sáng
tạo của xã hội bằng một cơ chế dân chủ thật sự. Một hệ chuẩn
đạo đúc đúng đắn, một cơ chế dân chủ toàn diện là động lực
to lớn tạo nên sức sống mạnh mẽ của các hoạt động sống
trong xã hội.
Tính chất lành mạnh của lối sống dân tộc - hiện đại có
cơ sở lao động xã hội của nó. Lao động là nguồn sống, nguồn
hạnh phúc, là nghĩa vụ, là nội dung cơ bản của mọi sự bình
đẳng xã hội. Lao động là giá trị cơ bản của mọi hoạt động
sống. Quyền được lao động và mọi người coi trọng các giá trị
lao động sẽ là cơ sở trọng yếu của lối sống dân tộc - hiộn đại ở
nước ta ưong một thời kỳ phát triển lâu dài.
Tính dân tộc - hiện đại trong các hoạt động sống của xã
hội ta mang bản chất của lối sống văn minh. Đó là lối sống có
sự phát triển cao về mặt dân trí. Bản chất văn minh của lối
sống dân tộc - hiện đại ở nước ta gắn liền với các chuẩn mực
khoa học. Trong lao động cần phải phát huy sáng kiến, lao
động có khoa học, có kỹ thuật, phải hướng tới các thành tựu
khoa học công nghệ mới của nhân loại. Trong giao tiếp và
sinh hoạt cần thiết phải phù hợp với các quan hệ xã hội, ăn ở

173
LÓI SÓNG DẨN Tộ c , h iệ n đại - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

CÓ vệ sinh, trong gia đình phải ấm no, hòa thuận, hạnh phúc...
Khoa học khi đi vào đời sống sẽ cải tạo các phong tục tập
quán lạc hậu, giải phóng mạnh mẽ các năng lực cá nhân, mở
rộng tầm giao tiếp xã hội.
Lối sống dân tộc - hiện đại phải là lối sống dựa trên các
chuẩn mực của hiến pháp và pháp luật tiến bộ. Mấy chục năm
qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã xây dựng
những bộ luật quan trọng, hướng các hành vi của công dân
theo lối sống văn minh của các xã hội tiên tiến. Nhiều mặt lạc
hậu trong lối sống đã được luật pháp phủ định, ngược lại
những nếp sống tiến bô đã được những điều luật mới khẳng
định và cổ vũ. Song rất tiếc là việc giáo dục pháp luật ở nước
ta cho đến hiộn nay vẫn chưa sâu, nhiều điều luật quan trọng
định hướng lối sống tốt đẹp vẫn chưa được vận hành vào đời
sống thường nhật. Ngay cả một số người thừa hành công vụ
cũng không hiểu hết cái gì mình không được phép và cái gì
mình được phép; vì thế, vấn đề giáo dục pháp luật cần thiết
phải được mở rộng để tạo điều kiện cho những hành vi văn
minh xuất hiện ngày càng phổ biến trong lối sống dân tộc -
hiện đại ở nước ta hiện nay.
Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành
Trung ương khóa VIII và Vãn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX,
lần thứ X đều đã khẳng định nền văn hóa của chúng ta hiện
nay và những năm tiếp theo là nền vãn hóa tiên tiến dân tộc,
hiện đại và nhân vãn. Tính chất văn minh của lối sống dán tộc

174
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở Nước TA HIỆN NAY

- hiện đại gắn liền với đặc tnmg tiên tiến này. Đó là lối sống
tiến bộ mà cốt lõi của nó là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hổ Chí
Minh. Đó là lối sống theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Lối sống dân tộc - hiện đại trong thời kỳ đổi mới hiện
nay phải phát huy cao độ tinh thần dân chủ. Dân chủ theo
hiến pháp và pháp luật chính là biểu hiện của một lối sống văn
minh hiện đại. Dân chủ theo hiến pháp và pháp luật sẽ phát
huy mọi tiềm năng sáng tạo của toàn xã hội. Có thể nói dân
chủ là động lực phát triển lối sống dân tộc - hiện đại hiện nay.
Nhân dân ta xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại trong
hoàn cảnh nền kinh tế quốc tế đang có xu hướng toàn cầu hóa
và trong đất nước cơ chế thị trường ngày một mở rộng. Việc
năng động hóa lối sống có một ý nghĩa rất trọng đại. Trong
thế giới ngày nay nhịp sống phát triển nhanh chưa từng thấy.
Thông tin, giao thông vận tải vô cùng tấp nập. Các cơ hội
thăng tiến hay thất bại xuất hiện với tần số rất cao trong nền
kinh tế thị trường. Cần thiết phải xuất hiện một lối sống năng
động phù hợp với tinh thần thích ứng đã từng trở thành truyền
thống của văn hóa Việt Nam.
Lối sống năng động, về bản chất là lối sống sáng tạo,
biết đoàn kết, liên kết và có ý chí vươn lên. Cơ chế thị trường
về bản chất đòi hỏi con người và các nhân cách luôn vận
động. Lôi sống năng động là lối sống của nhân cách phát
triển theo hướng sáng tạo. Đây không phải là lối sống thực

175
LỐI SỐNG DAN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

dụng, mà là lối sống được nâng lên một tầm cao mới từ tinh
thần thích ứng truyền thống ở Việt Nam. Đây là lối sống biết
vận dụng cơ hội khi các điều kiện khách quan và chủ quan
cho phép.
Lối sống năng động khác rất xa với lối sống chụp giật
và lừa đảo. Năng động là một tính cách trong hoạt động sống
biết vượt mọi khó khăn, sáng tạo ra phương thức sống hoàn
thiện hơn.
Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành
Trung ương khóa v m đã nói đến lòng nhân ái khoan dung là
những giá trị bền vững của văn hóa dân tộc Việt Nam. Xây
dựng lối sống dân tộc - hiện đại ở Việt Nam cần thiết phải
củng cố và mở rộng lòng nhân ái khoan dung này. Nhân dân
thế giới đã từng biết đến một chủ nghĩa anh hùng đầy quả cảm
của người Việt Nam trong đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Và không ít những nhà văn hóa lớn trên thế giới đã ca ngợi
lòng yêu hòa bình và tình cảm hữu nghị của nhân dân ta đối
với các dân tộc khác trên thế giới. Lòng nhân ái và tinh thần
khoan dung Việt Nam sẽ tạo cho lối sống dân tộc - hiện đại ở
Việt Nam một tầm thước mới và một năng lượng sống dồi dào
trong quá trình nền kinh tế nhân loại đang toàn cầu hóa.
Để hình thành được lối sống dân tộc - hiện đại ở nước ta
hiện nay, chúng ta cần thiết phải tập trung vào phát triền một
nhân cáclĩ Việt Nam có sự phát triển nội sinh về khoa học kỹ
thuật, có tinh thần yêu nước nồng cháy, có ý thức tự cường

176
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN DẠI ở Nước TA HIỆN NAY

dân tộc, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn
lạc hậu. Con người Việt Nam vốn cần cù, khiêm tốn, giản dị,
có lòng yêu nước, yêu quê hương, sống vị tha và thích ứng.
Tuy nhiên, để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu
sánh vai cùng với các nước phát triển khác trên thế giới, nhân
dân ta cần thiết phải am hiểu cơ chế thị trường, trình độ khoa
học và công nghệ tiên tiến.
Thực chất của sự nghiệp xây dựng lối sống dân tộc -
hiện đại ở nước ta là xác định sự lựa chọn của cá nhân theo
hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn
minh. Đó là quá trình nhân đạo hóa toàn bộ đời sống xã hội
mà mỗi cá nhân sẽ gia tăng tính tự chủ, tự giác, sức mạnh bên
trong hướng tới các quá trình hoàn thiện của xã hội dưới sự
lãnh đạo của Đảng.
Mỏi chế độ xã hội đều có cơ chế điều chỉnh hành vi,
hoàn thiện lối sống. Hệ thống chính trị, các chuẩn mực xã hội
mới, chính sách của Đảng và Chính phủ trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng cơ chế thị trường sẽ giúp
cho lối sống dân tộc - hiện đại ở Việt Nam không ngừng hoàn
thiộn và phát triển.
Vấn đề xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại theo định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay có liên quan bản
chất đến sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đù
bàn sắc dàn tộc trong thcri kỳ côn ẹ nghiệp hóa và hiện đại hóa
ớ nước ta Chúng ta không thể công nghiệp hóa và hiện đại

177
LỐI SỐNG DAN Tộ c , h iệ n đại - MẨY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

hóa thành công nếu lối sống của toàn xã hội vẫn là lối sống
tiểu nống, manh mún. Cũng như vậy, chúng ta sẽ trở thành
bóng mờ của một dân tộc khác, nếu như quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở nước ta lại không dựa vào truyền thống lâu
đời của dân tộc. Thực chất của việc xây dựng lối sống dân tộc
- hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là phát
triển các lĩnh vực tinh thần, nâng cao các giá trị đạo đức, trình
độ dân trí theo những chuẩn mực hiện đại trên cơ sớ một nền
kinh tế phát triển, phúc lợi của toàn xã hội gia tăng, gìn giữ
được vãn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Mấy chục năm qua, Đảng và nhân dân ta quyết tâm cải
tạo lối sống cũ, xây dựng lối sống mới theo định hướng xã hội
chủ nghĩa bắt đầu từ việc chú trọng tới các chỉ số về lao động
và thời gian lao động, các chỉ số về vãn hóa giáo dục, các chỉ
số về sự tham gia tích cực của nhân dân trong các hoạt động
chính trị, xã hội trên cơ sở các giá trị lâu đời của nền văn hóa
dân tộc. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ;
Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000,
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã định hướng quá trình vận
động của xã hội ta tiến lên chủ nghĩa xã hội đồng thời nêu lên
các giải pháp, mục tiêu xây dựng cuộc sống mới mà nhân dân
ta mong đợi. Đó là cuộc sống của một đất nước hùng mạnh,
nhân dân giàu có, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
Nhìn vào xã hội ta hiện nay, nếp sống của nó chưa
phong hóa và lối sống đanc vận động, phát triển. Nó khòng

178
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DAN t ộ c h iệ n đ ạ i ở n ư ớ c t a h iê n n ay

phải là tư bản chủ nghĩa mà cũng chưa là xã hội chủ nghĩa.


Các quan hệ vật chất cơ bản trong xã hội như quan hệ sở
hữu, quan hệ lao động, quan hệ phân phối, chưa xác định rõ
tính chất hình thái kinh tế xã hội. Dù chúng ta xác định xã
hội Việt Nam hiện nay có nhiều hình thức sở hữu, lấy nền
sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường làm khâu trung tâm,
thì nó cũng chưa thể đặc trưng cho một kiểu hình thái kinh tế
- xã hội nào. Vì thế lối sống trong xã hội ta là một kiểu sống
đặc biệt, đang quá độ vào lối sống dân tộc - hiện đại xã hội
chủ nghĩa.
Mặt vật chất của lối sống dân tộc - hiện đại trong xã
hội ta biểu thị ở khối chỉ số lao động: thời gian lao động,
cường độ lao động, và nhất là năng suất lao động chưa thể
tạo ra nhiều của cải vật chất như các nước phát triển. Nó
quyết định mức sống còn thấp, phúc lợi vật chất xã hội chưa
cao và nhiều quan hệ xã hội khác không ổn định. Lao động
thường chiếm 1/3 thời gian sinh sống của mỗi người. Năng
suất lao động chưa cao có ảnh hưởng đến thời gian tự do,
học tập vãn hóa, thỏa mãn nhu cầu về thể dục, thể thao và ở
mức độ nhất định, có liên quan đến các quan hệ bạn bè, hôn
nhân và gia đình.
Trong xã hội ta hiện nay, sự phàn hóa và phân công lao
động chưa sâu. Tuyệt đại bộ phận còn trong dây chuyền sản
xuất nhỏ, lao động chân tay, cơ bắp, dịch vụ còn chiếm một tỷ
trọng khá lớn.

179
LỐI SỐNG DÂN Tộ c , h iệ n đại - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Nhìn chung xã hội ta còn là một xã hội làm ruộng, làm


vườn, có lai ghép chút ít công nghiệp, dịch vụ; bưóc đầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình xã hội hóa các quan hệ sở
hữu trong xã hội đang diễn ra thông qua con đường phát triển
các xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp tư bản nhà nước, xí
nghiệp cổ phần, hợp tác xã, hộ gia đình. Năng suất lao động
còn thấp, thu nhập thực tế bình quân tính theo đầu người đứng
vào hàng các nước kém phát triển.
Tuy nhiên, rất nhiều nhân tô' mới đã xuất hiện từ cơ sở
vật chất của xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động. Khoa
học, kỹ thuật và công nghệ đang gia tãng trong khu vực sản
xuất nông nghiệp và công nghiệp. Đội ngũ, thành phần và chất
lượng những người lao động đang chuyển biến theo hướng
nâng cao rõ rệt. Trước đây, đội ngũ lao động thường vãn hóa
thấp, tuổi trung bình cao. Hiện nay lớp học sinh có học vấn,
bộ đội chuyển ngành, con em đi lao động ở nước ngoài về,
những công nhân kỹ thuật, kỹ sư, bác sĩ, các nhà khoa học trẻ
tuổi đang bổ sung ngày một nhiều cho đội ngũ những người
lao động mới.
Khuynh hướng rõ rệt nhất hiện nay là trí tuệ đang ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất
lao động. Việc gia tăng hàm lượng trí tuệ trong nền sản xuất
mới ở nước ta không chỉ có ý nghĩa về sự tăng trưởng nhịp độ
phát triển, khởi động cho một sự vận hành mới của xã hội hòa
nhập vào nền vãn minh của loài người, mà còn là mầm inống
tốt đẹp của một lối sống mới.

180
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở Nước TA HIỆN NAY

Hiện nay, hệ thống đánh giá lao động ở xã hội ta đang


chuyển biến rất nhanh. Trước đây, tiêu chí điều chỉnh các hình
thức lao động ít chú ý đến các quy trình công nghệ, trình độ
thành thạo nghề nghiệp, mà chú ý nhiều đến động cơ, sự cần
cù, quan hệ giao tiếp, thậm chí có lúc chủ nghĩa lý lịch đã trở
thành quy tắc trong cuộc sống. Phương thức đánh giá ấy hiện
nay đã lỗi thời. Lao động, năng suất lao động đang được mở
đường từ một cách nhìn mới - cách nhìn hiệu quả của quan hệ
thị trường.
Đã có một thời người ta cho rằng năng suất lao động,
trình độ công nghộ, khối lượng thực phẩm, chất lượng giao
thông vận tải, số ca lo dinh dưỡng, thu nhập bình quân, diện
tích nhà ở, tuổi thọ trung bình, cơ cấu thời gian lao động tự
do, v.v... dù chỉ sô' có thấp cũng không ảnh hưởng gì đến lối
sống. Quan niệm này khẳng định rằng đời sống vật chất của
xã hội thấp vẫn có thể xây dưng lối sống cao đẹp.
Sự thật thì mặt vật chất là cái quyết định, là cơ sở để
xây dựng lối sống. Tuy ràng mặt vật chất không phải là toàn
bộ lối sống, nhưng nó trực tiếp ảnh hưởng đến mức sống, là
cơ cấu nền tảng để từ đó người ta xây dựng chất lượng sống.
Khôníĩ chú ý đến mặt này thì có thể ý đồ xây dựng một lối
sông đẹp trong xã hội ta sẽ bị rơi vào duy ý chí. Nhìn chung,
về mặt số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất trong xã hội ta
còn rất thấp.

181
LỐI SỐNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Giao thông vận tải của chúng ta phát triển kém, hàng
hóa tiêu dùng chất lượng chưa cao; nhà ở phải được tăng
trưởng mạnh mẽ, phải có những chính sách gìn giữ lòng tự
hào dân tộc nhưng vẫn tiếp thu tinh hoa nhân loại mới tạo điều
kiện mới mẻ cho các nhân tố tốt đẹp của lối sống xuất hiện.
Bản thân lối sống là hoạt động mang nội dung tính
người. Dù là hoạt động vật chất thì nó cũng dựa trên tài
nguyên con người, nó bao chứa khía cạnh tinh thần của con
người. Hoạt động sống không mang ý nghĩa tinh thần đều có
thể coi ià hoạt động phi nhân, v ề phương diện xã hội, đó là
hoạt động chết. Các giá trị, các đông cơ, tinh thần, tinh cảm,
nghệ thuật đều là cơ cấu bên trong của lối sống.
Vấn đề gìn giữ các giá trị lâu đời của dân tộc có liên hệ
bản chất với tiếp biến các giá trị hiện đại. Chúng ta chỉ có thể
tạo dựng được lối sống dân tộc - hiện đại lành mạnh khi mà cơ
chế tiếp nhận có thể tổng hợp được các giá trị mới. Vì thế các
chuẩn mực cấu tạo lối sống mới theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta vừa có tính ổn định tương đối, và cũng vừa tạo
ra được sự luân chuyển cần thiết.
Xem xét mặt tinh thần của lối sống ớ nước ta hiện nay
trước hết là quan tâm đến hệ thống quản lý, sản xuất, phân
phối và sử dụng tinh thần của xã hội. Nó có cả thiết chê vật
chất và cơ chế điều hòa các giá trị theo các mục tiêu có tính
toán đến lợi ích của giai cấp lãnh đạo. Ớ nước ta, hệ thống này
đa dạng, phong phú, và có lúc vượt trước quá xa các điều kiện

182
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở N ước TA HIỆN NAY

vật chất. Hệ thống các cơ quan tuyên truyền, giáo dục, thông
tin, vãn hóa, thư viện, xuất bản, nghệ thuật... đã từng được xây
dựng và mở rộng. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế của nó trong
xây dựng lối sống mới không tỷ lộ thuận với công sức bỏ ra.
Nó chưa bám sát và hỗ trợ đúng đắn các điều kiện vật chất.
Thậm chí, có lúc nó thúc đẩy các mặt lạc hậu của lối sống,
ràng buộc sự phát triển của các mặt tiến bộ. Trong cơ chế thị
trường, việc kiểm soát thông tin, việc định hướng thông tin có
một tác dụng mạnh mẽ trong việc hình thành lối sống mới.
Việc chủ động tạo ra những “sân chơi đẹp” làm thay đổi các
thành kiến, những ý thức lạc hâu có một ý nghĩa thật to lớn về
định hướng lối sống trong xã hội ta. Song việc này chớ có xa
rời sự thật, chớ có làm mất niềm tin khi lạm dụng các phương
tiện độc quyền.
Điều cơ bản về mặt tinh thần trong lối sống là giữ gìn
các giá trị, điều chỉnh các hành vi, bảo vệ các quan hệ nhân
đạo, nhân bản sâu xa của cuộc sống. Muốn xã hội ổn định
thì gia đình phải ổn định, đất nước có kỷ cương, con người
phải được giáo dục cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Muốn
khuyến khích tinh thần hiếu học thì phải tôn sư trọng đạo,
không phân biệt giàu nghèo, cổ vũ tài năng và bảo vệ danh
tiếng làm cho gia phong vẻ vang, hương phong danh giá.
Muốn gìn giữ bản sắc dân tộc của văn hóa phải xây dựng
các phẩm cách văn hóa, các gia đình vãn hóa, các quan hệ
giao tiếp có văn hóa, và trên hết là văn hóa trong lao động,
LỐI SỐNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

văn hóa giao tiếp khi gắn với các giá trị truyền thống thì
hướng về cái phổ biến.
Xã hội ta hiện nay còn chịu rất nhiều ảnh hưởng của
các giá trị tinh thần của xã hội truyền thống. Nhiều yếu tô
của các giá trị ấy hòa nhập vào lối sống mới trở thành nguồn
lực phát triển xã hội, nhưng còn không ít các yếu tô' tinh thần
của xã hội truyền thống đã trở thành phản giá trị trong lối
sống mói hiện nay. Tâm lý bình quân, tư tưởng cục bộ, thái
độ coi lệ làng hơn phép nước, các thành kiến trong cộng
đồng, các phong tục ma chay, cưới hỏi lạc hậu, mẹ chồng
hành hạ nàng dâu, dì ghẻ con chồng, quan niệm irọng nam
khinh nữ... đã cản trở rất lớn đến sự nghiệp xây dựng lối sống
mới của chúng ta.
Về mặt tinh thần, lối sống mới Việt Nam phải được xây
dựng trên một nền dân chủ toàn diện. Không có nển dân chủ
này thì không thể phát huy được các giá trị văn hóa truyền
thống, không thúc đẩy được các khả năng sáng tạo, và nhất là
không thể giao lưu quốc tế rộng rãi được.
Do nhiều lý do chủ quan và khách quan, nền dân chủ
trong xã hội ta phát triển chưa mạnh, chưa sâu. Một trong
những nguyên nhân này thuộc về trình độ dân trí. Một nền
dân chú cao và sâu không phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của
giai cấp lãnh đạo. Nếu nhân dân tự giác, dân trí cao, các nhân
cách trưởng thành thì những giá trị tinh thần đúng đắn sẽ được
xác lập một cách mạnh mẽ và tất yếu.

184
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DAN tộ c h iện đ ạ i ở nước t a hiện nay

Về mặt dân chủ, sự gia tãng quyền và nghĩa vụ công dân


là nội dung quan trọng của lối sống mới. Cốt lõi của nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa là mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân
lao động, mọi quan hệ xã hội phải được xây dựng trên nền
tảng nhân bản lâu dài. Việc dân chủ hóa toàn bộ đời sống tinh
thần của xã hội ta phải dựa trên nền tảng khoã học và pháp
luật. Mọi tự do phải dựa trên cái tất yếu.
Nền vãn hóa cổ truyền của người Việt có thiết chế, kỷ
cương theo đức trị. Mọi quan hệ xã hội đều có sự phát triển ưu
tiên của các quan hệ đạo đức lấy chuẩn thiện - ác làm trung
tâm. Pháp luật chưa trở thành chuẩn tắc kiểm soát toàn diện
các quan hệ xã hội. Xây dựng lối sống mới dựa trên các giá trị
đạo đức, nhưng các giá trị đạo đức phải dựa trên cơ sở của cái
đúng, không thể là đạo đứa của sự chấp nhận. Khoa học và
pháp luật lấy cái đúng làm chuẩn giá trị. Cái đúng tạo ra
quyền bình đẳng rộng rãi trong mọi quan hệ xã hội. Từ người
đứng đầu nước đến người dân bình thường đều sống và làm
việc theo hiến pháp và pháp luật, bình đẳng trước hiến pháp và
pháp luật. Mọi sự cải tạo xã hội không dựa trên ý đổ cá nhân
mà phải trên tinh thần khoa học. Khoa học, luật pháp là xương
sông của nền dân chủ, cũng là linh hồn của lối sống mới. Mọi
giá trị đều phải được đối thoại để xác định cái đúng.
Chiinc ta xây dựng lối sống mới trong nền văn hóa tiên
tiến đám đà bản sắc dân tộc mang tính hiện đại. Lối sống mới
Việt Nam hôm nay đang hướne về phía hiện đại từ các mạch
LỐI SÓNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐÉ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

nguồn của nền phong hóa truyền thống xa xưa. Tâm lý thích
ứng, chủ nghĩa yêu nước, tình cảm qué hương, ý thức tiết kiệm,
tinh thẩn hiếu học, ý chí tự lực, tự cường, lập thân, lập chí, lập
nghiệp, đã tạo lập tính nền nã phương Đông trong lôi sống
của người Việt Num hiện đại. Tất cả những thành lố này đã
hòa quyện và tạo thành bản chất dân tộc hiện đại của lôi sống
ở Việt Nam hôm nay.
Trong thế giới ngày nay, sự phát triển chính trị - xã hội
trong các quốc gia dân tộc có chủ quyền, có lãnh thổ, có điều
kiện tự nhiên, dân cư và cơ tầng dân tộc đặc thù. Bản sắc dân
tộc của văn hóa in hằn trên lối sống. Các cách cảm, cách nghĩ
mới mẻ đều được chế tạo lại. Các tình cảm, tư tưởng, thị hiếu
hiện đại nhất chỉ có thể thâm nhập vào lối sống mới khi nó
qua một quá trình “công nghệ” được tồn tại phổ biến trong xã
hội Việt Nam.
Lối sống mới Việt Nam cần mang bản sắc dân tộc đậm
đà nhưng phải có quan hệ sâu rộng với thế giới hiện đại. Loài
người hôm nay với nền thông tin màn hình đã bước vào làn
sóng vãn minh mới. Để tiến vào nền văn minh tin học, trước
hết chúng ta phải xây dựng được một lối sống công nghiệp.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ quan điểm vãn hóa là tạo ra
một lối sống dân tộc - hiện đại. Sự phát triển của công nghiệp
sẽ hình thành tư duy khoa học, khắc phục tư duy kinh nghiệm,
cải tạo các phong tục, tập quán lỗi thời, tổ chức lại lao động
nông nghiệp, nâne cao chất lượnc lao động thủ công, làm xích

186
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DAN t ộ c h iệ n d ạ i ở n ư ớ c t a hiện nay

dần các quan hệ giữa thành thị và nông thôn. Và đó cũng là


những tiền đề cơ bản để hình thành lối sống dân tộc - hiện đại.
Lôi sống dân tộc - hiện đại vừa là hệ quả của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa vừa là động lực của quá trình này; lối sống dân
tộc - hiện đại sẽ chuẩn bị các cơ sở cần thiết để dân tộc ta tiến
vể phía trước, dựa trên sự phát triển ưu tiên của khoa học và
luật pháp, lấy cái đúng là hệ chuẩn giá trị.
Đê hình thành được lối sống dân tộc - hiện đại một cách
phổ biến ở một nước tiểu nông như ở nước ta, khâu trung tâm
là phát triển nhân cách con người. Phong cách sống của con
người, diện mạo đạo đức, phẩm hạnh cá nhân, nãng lực lao
động, hôn nhân gia đình, trình độ vãn hóa, giáo dục, các định
hướng giá trị, giao tiếp xã hội, là những mặt quan trọng nhất
trong nhân cách.
Thị trường tư bản là thị trường phi nhân cách. Thị trường
của chúng ta chú ý đặc biệt tới sự tha hóa và giải tha hóa cho
con người bằng một tổng hệ các điều tiết có tính chiến lược
của nhà nước. Trong xã hội ta ngày nay, việc hình thành một
nhân cách mới có sự phát triển tốt về thê chất, phong phú vế
tinh thần, đù bản lĩnh đáp ứng những nhiệm vụ lịch sử mới, là
một trong những mục tiêu quan trọng của đường lối và sự
nghiệp xâv dựng lối sống mới của Đảng.
Con rmười Việt Nam vốn cần cù, khiêm tốn, giản dị, có
lòng yêu nước, yêu quê hương, sông vị tha và thích ứng. Đó là
tài nguyèn rất quan trọng để chúng ta xây dựng các nhân cách

187
LỐI SỐNG DAN Tộ c , h iệ n đ ại - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN

mới. Tuy nhiên, con người Việt Nam cũng đang bộc lộ những
thiếu hụt so với các nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho đất nước. Đó
là sự thiếu hụt về tư duy kinh tế thị trường; về các cá tính
mạnh mẽ, các khát vọng cháy bỏng trong sáng tạo, tính kỷ
luật cao trong sản xuất. Các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội
đòi hỏi xuất hiện một kiểu nhân cách mới. Đó là nhiệm vụ
xây dựng một nước Việt Nam giàu về kinh tế, mạnh về quốc
phòng, phong phú về văn hóa và đẹp về lối sống.
Thực chất của sự nghiệp xây dựng lối sống dân tộc -
hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
là xác định sự lựa chọn của cá nhân giữa các phương hướng
vận động, các hành vi khác nhau. Quá trình lựa chọn đó là quá
trình trưởng thành, khẳng định nhân cách độc đáo của cá nhân
trong những điều kiện và nhiệm vụ lịch sử hiện nay. Hướng
xây dựng nhân cách mới của chúng ta nhàm làm gia tăng tính
tự giác, tự chủ, sức mạnh bên trong của cá nhân. Hướng này
phát triển hệ thống thái độ ứng xử của các hành vi mang nội
dung đạo đức xã hội mới. Nó làm xuất hiện các tính cách mới
trong lao động, giao tiếp, gia đình và tư cách cá nhân.
Cùng với sự phát triển về tính cách, lối sống mới có liên
hệ bản chất với các năng lực cá nhân. Sự phát triển nãng lực
cá nhân của ta hiện nay phải tính tới hai tình hình: Một là,
phải phát huy mọi tiềm năng của con người, các khá: vọng
của mỗi người trên tất cả các bình diện để cho mỗi cá nhân
được tự do phát triển. Hai là, các quá trình công nghiệp hóa.

188
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI ở N ước TA HIỆN NAY

hiện đai hóa, đô thị hóa, dịch vụ hóa, phân công gia tăng, thì
diện mạo tinh thần của cá nhân sẽ bị tha hóa. Đó là tính chất
ác qủy (đémonique) của quá trình giải phóng cá nhân trong
điều kiện khoa học - kỹ thuật, công nghệ phát triển hiện nay.
Để khàc phục tình trạng này, khi giải phóng các năng lực sáng
tạo cá nhân, phải đồng thời xây dựng trên toàn xã hội các cơ
chế điều chỉnh, các quan hệ nhân bản lâu dài giữa con người
với con người. Việc xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích
cá nhân và lợi ích xã hội là vô cùng quan trọng. Cá nhân phải
có trách nhiệm với cộng đồng, cộng đồng là cái nền bao dung
sự sáng tạo của cá nhân, mọi quan hệ của cái lợi phải được đặt
trên cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Xã hội phải có các cơ chế điều
chỉnh cái thiện, cái ác bằng luật pháp, tôn giáo, văn hóa, nghệ
thuật và hàng loạt các quy tắc đạo đức khác.
Quan điểm thực dụng, văn hóa tiêu dùng đang gia tăng
trong xã hội ta. Kinh tế thị trường xuất hiện, các giá trị truyền
thống bị đập vỡ. Tư tưởng, tâm lý thực dụng ra đời, nó không
phải là hoàn toàn xấu. Nó có hiệu ứng hai mặt. Một mặt nó
thúc đẩy khả năng sáng tạo, kích thích sản xuất, tiêu dùng;
mặt khác nó phá hoại các quan hệ đạo đức truyền thống và
hình thành chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Cơ chế thị trường là
thành quả lớn của nhân loại. Nó tạo ra các luật chơi và đạo
đức khác hẳn luật chơi và đạo đức truyền thống. Chúng ta cần
thiết phải xác lập các hệ chuẩn mới cho cơ chê này để tạo ra
một lôi sống dân tộc - hiện đại phù hợp.

189
LỖI SỐNG DAN TỐC, HIỆN ĐẠI - MẨY VẤN ĐẺ LÝ LUM v< THỰC THẺN

Mối chế độ xã hội đều có các cơ clú diìu chình hành


vi, hoàn thiện lối sồng. Các cơ chế ấy báínguin từ nền giáo
dục, tỏ chức xã hội, các quan hệ văn hóa. Việí thờ cúng ôntí
bà, nhớ ơn bố mẹ, thành kính những ngưò có công giáo dục
và giáo dưỡng là một cư chế điều chỉnh hàih \i bằng văn hóa
gia đình rốt sâu. Xây dựng một kiểu sống mới,-cần thiết phai
sử dụng cơ chế xã hội một cách khoa lọc '/à có văn hóa.
Bằng một chủ nghĩa nhân văn mới, CÍC rMn cách hình
thành, hoạt động và phát triển trong nién tin yẽú và lự do
giữa xã hội của mình.
Hộ thống chính trị là cơ chế điểu chỉnh bạơ trùm và
quyết định nhất mọi định hướng xã hội cho lối sống. Nó có
thể phát huy hay kìm hãin tính tích cực của Itiọi nguồn tài
nguyên con người trong xã hội. Nó có ihé điều chỉnh các yếu
tố làm cho hệ thống xã hội có sự phát triên ưu trội về m ột mật
nào đó. Một hệ thống chính trị mạnh, Jmg, tốt fc»ao giờ cũnu
tạo nhũng diều kiện phát triển lối sốne itẹ).
Chúng ta đang xây dựnc một hổ thcng chính tri trong d(.
mọi người dàn được bình đẳng trước pnáp luật, biết tôn trọm
và báo vệ pháp luật; các tổ chức chính trị, các đoàn thc iihàr
dân đều có mục tìéu tối cao là phát luy mọi tiểm năng sám
tạo của con người, của các thí hệ, các giá tính, các tánc! Iớ|
xã hột và các hình thức nghé nghiệp nliằm xãy d ự n e 1T1ỘÍ iiươ
Việt Nam giàu mạnh. Đổi mứi vổ kitli tc nhất định dẫn đế
dổi mới về chính trị, đó là (|UV luật ('ùng với dổi mói mạn

100
CIHƯOMG 3:-ỐI SỐNG DẨN Tổc HIỆN ĐẠI ở Nước TA HIỆN NAY

mẽ về kinh tế, chúng ta đang từng bước đổi mới hệ thống


chính trí mót c;ch phù hợp theo hướng dân chủ, hiện đại, đáp
ứng đầy đủ nhíng nhiệm vụ ổn định và phát triển đất nước,
trong đó có nhèm vụ định hướng cho một lối sống mới, vãn
minh, hiện đại \à xã hội chủ nghĩa.
Ở vào thờ điểm của chúng ta hôm nay, trong lối sống,
các yếu tố vật (hất cua nó đang có sự phát triển biến hóa, tác
động qua lụ lẫi nhau một cách mạnh mẽ, và mối quan hệ
giữa chứngfvới nặt tinh thần chưa phong hóa, đinh hình. Tuy
nhiên, những đnh hướng cơ bản cho việc xây dựng lối sống
mới đẫ đưọc xá: định. Cống nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị
hóa có ảnh hưởig mạnh mẽ đến sự nghiệp xây dựng lối sống
theo định hướnf xã hội chủ nghĩa. Nó liên quan đến mọi hoạt
động của con Ịp É i, đến nền khoa học, nền dân chủ, đến hệ
giá trị, hệ điều chính, hệ thống chính trị, đến văn hóa, đạo
đức, thể thao, y tế, quan hệ quốc tế, đến nhu cầu, thị hiểu, và
hơn cả là năng suất lao động, với mục tiêu bao trùm vừa trực
tiếp vừa lâu dài tà phát triển tài nguyên con người.
Chúng ta iang xây dựng nền vãn hóa tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc Lối sống dân tộc - hiện đại vừa là hệ quả vừa
là động lực cùa nen vãn hóa đó. Việc giữ gìn bán sắc dân tộc
hướng tới cái phổ biến là neuyên lv lớn xây đựna lối sống
th eo đ ịn h hướní: xã hội chủ nghía ớ nước ta h iện nay.

X â y dựng lỏi Sỏnu dân tộc - hiện dại th eo định hưónm xã


h ộ i c h ủ nghía k l õ n e hê tách biệt với m ô i trườnn vãn hóa
LỐI SỐNG DAN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẼ LÝ LUẬN VẢ THỰC TIẾN

chung của nhân loại. Chúng ta xây dựng môi trường vãn hóa
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho những lối
sống tốt đẹp ra đời. Chúng ta xây dựng môi trường vãn hóa
theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nuôi dưỡng tâm hờn, tình
cảm, các giá trị tốt đẹp nhất của con người. Môi trường văn
hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa là bộ phận hợp thành
của lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa; ở đó lòng
nhân ái khoan dung được duy trì, ở đó con người sống vóri con
người là đồng chí, là anh em. Ở đó có cuộc sống hòa b ìn h và
tình hữu nghị. Trong thế kỷ XXI này nhất định chúng ta sẽ
xây dựng thành công môi trường văn hóa xã hội chủ mghũa -
cái nôivnuôi dưỡng lối sống xã hội chủ nghĩa tốt đẹp rrnà, mhân
dân ta đang hướng tới.

192
CHƯƠN3 4: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI VÀ s ự PHÁT TRIỂN NHẨN CÁCH.

CHƯƠNG BỐN

Lối sống dân tộc - hiện đại và


sự phát triển nhân cách con người
Việt Nam trong thế kỷ mới

1. Bình diện nhàn cách của lôi sống dân tộc - hiện đại ở
nước ta hiện nay
Như đã trình bày, lối sống trong một xã hội nhất định có
mối quen hệ bản chất giữa xã hội và cá nhân. Người ta có thể
hiểu ỉối sống như là các dạng hoạt động cơ bản của con người
trong một xã hội nhất định. Lối sống là những hình thức hoạt
động mang tính chất nhóm và cá nhân của con người trong
mỗi quan hệ xã hội lịch sử, cụ thể. Nó bao quát các mối quan
hệ rộng lớn của nội dung và hình thức trong những biểu hiện
tổn tại \ật chất và tinh thần của xã hội. Tuy có khác biệt trong
lối sốn£ của từng cá nhân, giai cấp, nhóm xã hội và dân tộc
với nhữig phong tục, tập quán, tư chất tâm lý nhưng nó không
tồn tại ngoài phương thức sản xuất.

193
LỐI SỐNG DAN Tộc, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VẢ THỰC TIẾN

Lối sống thể hiện trong bản thân nó phép biện chứng <của
mối quan hệ qua lại giữa cái xã hội và cái cá nhân. Trong: lối
sống có phản ánh những quá trình mà nhờ đó con người hiình
thành những đặc tính và đặc điểm với tư cách là cá nhân ccó ý
nghĩa xã hội. Trên con đường nhận thức về mối quan hệ ggiữa
lối sống và sự phát triển con người, chủ nghĩa Mác đã tìrm ra
mối quan hệ giữa con người (homme) và cá nhân (indiviãdu)
với nhân vị (personne) và nhân cách (personnalité) cũng 1 như
cá tính (individualité). Mác đã thống nhất trong nhân ccách
toàn bộ quá trình sinh học với các hoạt động xã hội củaa cá
nhân trong các điều kiện lịch sử, cụ thể. Có thể thấy rằng w iệc
xây dựng lối sống trong một phương thức sản xuất có liênn hệ
trực tiếp đến nhân cách. Mối liên hệ này gắn bó chặt chẽ 1 đến
tính chất của lao động, đến hệ tư tưởng, thế giới quan, nnhân
sinh quan, đến các chuẩn mực xã hội và tính năng động ' bên
trong của cá nhân.
Cương lĩnh xây dựng đất nước lên chủ nghĩa xã hộội ở
nước ta khẳng định rằng, trong suốt thời kỳ quá độ, chúnjig ta
“cần ra sức chăm lo bồi dưỡng, hình thành con người mới.i. Đó
là những con người có ý thức làm chủ, ý thức trách nhhiệm
công dân, có tri thức, có sức khoẻ và lao động giỏi, sốngig có
văn hoá và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốôc tế
chân chính”1. Cùng với việc xây dựng lối sống dân tộc - \ hiện

1 Đ ả n g C ộn g sản Việt N am . Cương lĩn h x á \ dựng đất nước trong th ờ i kỳ q u /iiá dụ


lên chù nghĩa xã hội. N X b Sự thật. Hà Nội, 1991, tr. 15.

194
CHƯOMS 4: LỐI SỐNG DÀN TỘC HIỆN ĐẠI VẢ s ự PHẢT TRIỂN NHẢN c á c h ..

đại thec hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta hướng tới việc hình
thành nhân cách phát triển toàn diện và hài hoà, kết hợp được
sự phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, trưởng
thành vỉ mặt chính trị. Gắn sự phát triển của cá nhân với việc
xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại, Đảng ta gắn sự phát triển
xã hội dồng thời với sự phát triển cá nhân. Vì thế, diện mạo
của nhỗn cách bao giờ cũng gắn với các hình thức xã hội cụ
thể của nó.
Từ năm 1986, sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ VI, xã hội Việt Nam chuyển hẳn sang một bước ngoặt
mới. Tù chế độ quan liêu, bao cấp, từ một nền kinh tế tự cấp,
tự túc bưóc vào nền kinh tế thị trường. Sự chuyển biến này tất
yếu dẫn đến sự thay đổi các điều kiộn phát triển lối sống và
nhân cach. Xã hội Việt Nam chấp nhận nhiều hình thức sở
hữu. Mồt lối sống vốn tĩnh đang chuyển biến năng động hơn
đã được cơ chế thị trường giằng đứt những nút trói và bươn
chải trong nền kinh tế hàng hoá nhiểu thành phần tham gia thị
trường quốc tế, hội nhập vào cơ cấu thương mại toàn cầu. Đối
với sự phát triển nhản cách đây là một cơ hội và một sự thử
thách nghiệt ngã.
G c nhân cách sống ưa sự thanh lịch, bình yên, đĩ hoà vi
quý ít biến động xưa nay chuyển vào nhịp độ sống hối hả hơn,
thông tin nhanh hơn. giao thông vận tải tấp nập hom, quá trình
đô thị hoá nhanh hơn, thương trường quốc tế cạnh tranh quyết
liệt hom. Nhiều hoạt động tâm lý bị đảo lộn trong việc chuyển

195
LỐI SỐNG DAN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

đổi các giá trị và có sự phá vỡ nhiều niềm tin cũ. Sự chuyển
động từ nền kinh tế cũ sang nền kinh tế mới thực chất là sự
chuyển động từ lối sống nông nghiệp sang lối sống công
nghiệp và tin học. Đây không phải chỉ là sự chuyển động về
công nghệ mà còn là sự chuyển động toàn xã hội với tất cả các
quan hệ phong phú của nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển nhân cách.
Sự chuyển động lịch sử này đòi hỏi xuất hiện một nhân
cách mới. Đó là nhân cách phát huy cao độ những giã trị
truyền thống, đồng thời cũng phải tiếp biến một cách năng
động các giá trị hiện đại.
Cơ chế thị trường trước hết đòi hỏi xuất hiện một tác
phong năng động. Tác phong này khác rất xa với tác phong
của cách thức lao động “sớm rũa cưa, trưa mài đục” của các
nhân cách trong nền văn hoá tĩnh. Sự năng động trong cơ chế
thị trường bắt nguồn sâu sắc từ các quan hộ tiền - hàng, nhiững
lợi ích và sự cạnh tranh. Điều kiện khách quan này đã cuốn
hút các nhân cách vào một vòng quay mới.
Song bản chất của cơ chế thị trường là làm cho mỗi mhân
cách năng động hơn, nhưng nó cũng tạo ra mặt phản diệĩn về
khát vọng cá nhân rất to lớn. Nhân cách trong điều kiện Ikinh
tế thị trường phải điều hoà được lợi ích kinh doanh và đạo) đức
trong lao động. Đây là quá trình chuyển biến nhân cáclh rất
sâu sắc trong quá trình xây dựng lối sống dân tộc - hiện cđại ỏ
nước ta hiện nay. Giới hạn của cạnh tranh và cạnh tranh lành

196
CHƯONG 4: LỐI SỐNG DẨN t ộ c h iệ n đ ạ i v ả s ự p h ấ t t r iể n n h ả n c á c h .

mạnh là mục tiêu đạt tới của nhân cách trong quá trình chúng
ta xây dưng lối sống dân tộc - hiện đại trong cơ chê thị trường
định hư<?ng xã hội chú nghĩa.
Người ta đều biết rằng chủ nghĩa tư bản đã kích thích
mạnh rrẽ dục vọng và bạo lực của con người. Quá trình đó
làm nảy sinh tính hai mặt của nhân cách. Một mặt thúc đẩy
khả năng lao động. Mặt khác nó làm suy thoái nhân cách
trong các quan hệ với đổng loại khi các dục vọng cá nhân phá
vỡ các giá trị đạo đức trong cộng đồng.
Nhân cách con người Việt Nam trong quá trình xây dựng
lối sống dàn tộc - hiện đại là nhân cách phát triển có định
hướng bởi một hệ thống chính trị hướng về chủ nghĩa xã hội,
điều chhh mọi hành vi và quan hộ xã hội. Hệ thống chính trị
này đảm bảo cho mỗi nhân cách được phát triển tự do trong sự
ràng buóc dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và
văn minh. Nhịp sống trong cơ chế thị trường nhanh hom, ý
fthứe dân chủ mạnh hơn, vì vậy các tác phong “bệ vệ”, “lên xe,
xuống ngựa”, ăn nói ề à, đi đứng đầy tuỳ tùng là không hợp lý
trong quá trình hình thành và phát triển lối sống dân tộc - hiện
đại hiện nay.
Khác với nhân cách trong nền sản xuất tĩnh, ở đó các
chuẩn mực sống thường do hệ thống các kỹ năng lao động
thủ công chi phối, các tục lệ truyền thống điều hành, hoặc
những sắc lệnh, những chỉ thị quyết định. Nhân cách trong
nền kinh tế thị trường có sự biến đổi về chất. Đó là những

197
LỐI SỐNG DAN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN

định chuẩn sống và làm theo pháp luật trở thành định hưởng
quan trọng nhất.
Người ta đều biết rằng mỗi một trình độ phát triển của
xã hội có những chuẩn mực và hệ chuẩn mực mới chi phối nó.
Nói chung thì xã hội nào cũng có ba hệ chuẩn mực cơ bản,
phổ quát điều chỉnh các hành vi bằng các phương thức klhác
nhau. Hệ chuẩn đạo đức là hệ chuẩn phổ quát nhất xác lập
điều kiện tối đa cho mỗi nhân cách trong xã hội làm thành tư
chất của mỗi con người .Hệ chuẩn thẩm mỹ đảm bảo sự kiên
kết giữa các định chuẩn cứng của xã hội với thiên hướng, nâng
lực, thị hiếu, tiềm năng, sự thụ cảm và tự do sáng tạo cá nhiân.
Hệ chuẩn pháp luật đòi hỏi mỗi nhân cách phải chấp nhận (các
quan hệ cho phép và không được phép.
Nói chung, cơ chế thị trường vẫn được chi phối từ ba
định chuẩn ấy với tất cả sự hình thành các nhân cách trong nó.
Tuy nhiên, chúng ta xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại tnong
cơ chế thị trường chưa hoàn chỉnh đã có sự rối loại rất lớni về
mặt chức năng. Cần có những định chuẩn cứng để định hưtớng
và bảo đảm sự phát triển nhân cách theo hướng lành mạnh.
Trong nền sản xuất tĩnh, quy mô sản xuất nhỏ, năng Síuất
thấp, nhịp độ giao tiếp hạn hẹp, đô thị hoá chậm chạp, quam hộ
hàng - tiền chưa xuất hiện, không làm cho nhà nưóc quân ichủ
hình thành nhà nước pháp quyền. Sau cách mạng tháng Trám
1945, đầu nãm 1946 nhà nước ta đã ban hành hiến pháp iđầu
tiên cùa nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; năm 1959 và niãm

198
CHƯONG 4: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI VẢ s ự PHÁT TRIỂN NHẢN CÁCH.

1981 chúng ta lại tiếp tục ban hành hiến pháp mới. Song phải
nói rằng trong một thời gian dài, nhà nước ta vận động theo
phong trào là chủ yếu, chứ hệ thống pháp luật chưa đan kết
điều chỉnh một cách tổng thể các hành vi xã hội. Do đó, chưa
thể xuất hiện một cách phổ biến những nhân cách sống và làm
việc theo pháp luật.
Trong một thời gian khá dài, sự vận hành của xã hội
được đặc trưng bằng sự vận hành của phong trào thực hiện các
đường lối và nghị quyết của Đảng. Tinh hình đó làm cho các
nhân cách phát triển một chiều, thiếu quy mô khách quan. Đó
chưa phải là một xã hội sống và làm việc theo pháp luật. Hiến
pháp 1992 là bước phát triển rất mới. Từ đó đến nay, hệ thống
luật pháp của ta dần hoàn chỉnh tạo ra những định hướng phát
triển nhân cách ngày một đúng đắn hơn với quá trình xây
dựng lối sống dân tộc - hiện đại trong xã hội ta.
Nhân cách con người Việt Nam trong quá trình xây dựng
•lối sống dân tộc - hiện đại đặt trong môi truờng pháp luật,
phải làm quen với pháp luật. Hệ thống pháp luật tiến bộ nào
cũng lấy việc hình thành nhân cách phong phú làm hướng xác
lập các định chuẩn. Nó không phải là hệ thống trị dân mà chủ
yếu hơn là làm hình thành những phẩm chất công dân.
Để phát huy nhân cách con người Việt Nam trong quá
trình xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại, môi trường văn hoá
pháp luật trong cơ chế thị trường phải được bắt đầu ngay từ hệ
thống lập pháp. Vãn hoá lập pháp phải được đảm bảo phản

199
LỐI SỐNG DẦN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẦN ĐỂ LÝ LUẬN VẢTHựCTIẺN

ánh niềm tin, nguyện vọng và các chuẩn mực sống tốt đẹp cùa
tuyệt đại đa sô' những người lương thiện của một quốc gia.
Ngay từ văn hoá này đã mang rõ tính định hướng nhân cách
trên cơ sở những định chuẩn có tính chất nền tảng trong quá
trình xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại . Đó là: quyền sống,
quyền được thông tin, quyền có nhà ở, quyền có gia đình,
quyền tự do sáng tạo cá nhân, quyền bình đẳng trước pháp
luật và sự công bằng xã hội.
Nhân cách con người Việt Nam trong quá trình xây dựng
lối sống dân tộc - hiện đại hiện nay còn được hình thành từ
văn hoá hành pháp. Bản chất của văn hoá pháp luật là lấy hệ
chuẩn đúng - sai làm thước đo giá trị. Đó là một hệ thống
khoa học có quy mô khách quan. Có liên hệ nhưng không
trùng khít lên hệ chuẩn đạo đức. Bản chất của văn hoá đạo đức
là lấy hệ chuẩn thiện - ác làm nền tảng. Song diện mạo đích
thực của văn hoá hành pháp là cán cân công lý. Mọi lòng tốt
đều phải tuân thủ công lý. Trong quá trình xây dựng lối sống
dân tộc - hiện đại, những nhân cách xấu có thể ném lên đĩa
cân công lý những đồng tiền vàng làm gia tăng lối sống thực
dụng. Nhân cách con người Việt Nam hiện nay đang được thử
thách và trải nghiệm dữ dội. Đây là một cuộc chiến lớn hơn
cuộc chiến hình thành những phẩm chất anh hùng ngoài clhiến
trận. Đây là con đường đến văn minh và nhân ái.
Sự thật thì trong khi xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại,
các nhân cách không phát triển theo hai hướng biệt lập. Mộl

200
CHƯƠN3 4: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI VẨ s ợ PHẢT TRIỂN NHẢN CẨCH..

hướng theo các hệ chuẩn đạo đức và một hướng theo các hệ
chuẩn luật pháp. Vấn đề quan trọng là sự xâm nhập lẫn nhau
của hai hệ chuẩn này làm hình thành những năng lượng định
hướng cơ bản cho sự phát triển lối sống dân tộc - hiện đại. Tất
nhiên đạo đức phải dựa trên cơ sở của cái đúng của pháp luật;
và pháp luật phải dựa trên cơ sở của cái thiện, cái tốt. Nhân
cách trong cơ chế thị trường vẫn được điều chỉnh hành vi theo
các quan hệ hợp lý giữa lý và tình. Khi xây dựng lối sống dân
tộc - hiện đại trong cơ chế thị trường, mỗi nhân cách tự xác
lập lấy phương thức ứng xử có lý và có tình; ở đó mỗi người
hiểu rõ pháp luật là công cụ điều chỉnh các quan hệ theo
hướng nhân đạo chủ nghĩa.
Tiong quá trình xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại ở
nưóe ta hiện nay, một nhân cách phong phú được hình thành
bởi cả điều kiện xã hội và tư chất công dân cũng như hộ thống
chính trị. Sự liên hiộp giữa cá nhân và xã hội tạo ra sự điều
hoà giũa quyền lợi và nghĩa vụ công dân; giữa lợi ích cá nhân
và lợi th cộng đồng. Phép nước tạo điều kiện cho mỗi nhân
cách không phân biệt giai cấp, thế hệ, giới tính, dân tộc có
quyền bình đẳng công dân. Đối thoại trước pháp luật là
phương thức đảm bảo các giá trị nhân cách.
Đè xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa
ở nước ta hiện nay rất cần phải hình thành môi trường vãn hoá
pháp liật trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền theo
định hrớng xã hội chủ nghĩa. Một Irong những sự phát triển

201
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

nhân cách quan trọng nhất khi chúng ta quá độ theo hướng xã
hội chủ nghĩa là làm xuất hiện một nhân cách sống và làm
việc theo pháp luật. Đó là một quá trình chuyển biến sâu sắc
cả về thói quen và sự hình thành các tập quán mới. Đó là một
quá trình trưởng thành rất rõ rệt của nhân cách trong quá trình
hình thành những nội dung quan trọng của lối sống dân tộc -
hiện đại.
Trí tuệ mới, đời sống xã hội mới, nhiệm vụ lịch sử mói
đòi hỏi cách nhìn tổng thể về sự phát triển nhân cách trong
bảng giá trị Việt Nam. Chúng ta mở cửa và giao tiếp quốc tế
mới cần phải có nhân cách phát triển về mặt trí tuệ. Người ta
thường nói, nền văn minh nông nghiệp là nền vãn minh cơ
bắp, nền văn minh công nghiệp là nền văn minh máy móc,
nền văn minh màn hình là nền văn minh trí tuệ. Nước ta là
một nước đang phát triển. Nghịch lý của sự phát triển đang đặt
ra trước dân tộc ta một cách rất gay gắt. Từ nền văn minh
'nông nghiệp bước vào nền văn minh công nghiệp, nền văn
minh tin học - màn hình loài người đã mất cả ngàn năm. Và từ
nền văn minh công nghiệp chuyển vào nền văn minh tin học
cũng đã diễn ra trong một thời gian khá dài. Giờ đây, để phát
triển được kịp với thời đại, chúng ta phải bước ngay vào nền
văn minh tin học mà không được bỏ qua nền văn minh công
nghiệp. Rõ ràng về mặt nhân cách chúng ta có một sự hẫng
hụt rất lớn. Giai cấp công nhân chưa đủ mạnh, chưa có truyền
thống lâu bền thì một đội ngũ những người trẻ tuổi đã phải

202
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI VẢ SỰPHẦT TRIỂN NHẨN CÁCH.

bước vào công nghiệp thực hiện những chuyển giao công nghệ
mới của thời đại. Chúng ta đang đi tắt, đón đầu các công nghệ
hiện đại. Nhân cách con người Việt Nam đang chuyển biến rất
mạnh trong quá trình xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại với
sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức. Thực tế nền giáo
dục của chúng ta còn cổ điển, y tế phát triển còn thấp, trình độ
dân trí chưa cao nhưng đội ngũ trí thức những thanh niên học
sinh, sinh viên đã bước đầu làm quen với tin học và cũng đã
bước đầu đưa tin học vào đời sống. Trong quá trình xây dựng
lối sống dân tộc - hiện đại hiện nay, ngoại ngữ và tin học có
thể giúp nhân dân ta tiếp cận được trình độ quốc tế nhanh
chóng làm hình thành những tính cách lắm nghề,'nhiều tài,
năng động và sáng tạo.
Sau hội nhập, các nhân cách mới đang hình thành từ quá
trình trí tuệ hoá này. Một đội ngũ đông đảo những người lao
động đã nhận được hợp đồng lao động ở nhiều nước trong khu
vực và ngoài khu vực. Không ít người lao động ở trong nước
đã làm việc trong những công ty có công nghệ cao và sạch.
Một đội ngũ thanh niên trí thức đang hối hả lao vào tin học,
ngoại ngữ, kỹ thuật. Quá trình trí tuệ hoá đã làm cho hướng ưu
tiên của xã hội rõ ràng chuẩn bị cho lối sống dân tộc - hiện đại
ở Việt Nam đang thay đổi mạnh.
Song song với vấn đề trí tuệ hoá, sự phân tầng xã hội
trong cơ chế thị trường cũng diễn ra rất nhiều sự biến đổi về
nhân cách có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng lối

203
LÓI SÓNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VẢ THỰC TIỄN

Sống dân tộc - hiện đại ớ nước ta hiện nay. Sự biến đổi lần này
rất sâu rộng, nó thử thách nghị lực, tài nãng kiểm chứng ý chí
của mỗi người.
Trong quá trình phân tầng xã hội, cái gìn giữ cho sự
phát triển nhân cách khi xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại
vẫn là dạo đức và tài năng. Dù ớ trong hoàn cảnh nào, lao
động sáng tạo, tài năng kết hợp với các giá trị đạo đức luôn
luôn là biểu trưng ngời sáng của một nhân cách vãn hoá trong
một lối sống đẹp.
Thời đại ta là thời đại của trí tuệ, của khoa học. Nhân
cách con người Việt Nam mang bản sắc dân tộc phải gắn liền
với thời đại mà nó sinh ra và góp phần thúc đẩy thời đại đó.
Hiện nay chúng ta đã vào WTO, cơ chế thị trường vân
hành ngày một gia tăng ở nước ta. Cơ chế này đảm bảo tự do
thông tin, tự do sáng tạo, quyền được phê phán; song nó cũng
chứa đầy những hiểm nguy cho sự phát triển nhân cách. Một
mặt nó chuyển động để đưa cuộc sống vào quy luật, vào trật tự
của nó. Nó lắc làm bật khỏi vòng quay những nhân tô thừa,
hất những gợn tạp, yếu đuối và thiếu sức sống ra ngoài sự phát
triển. Song mặt khác, trước hết cơ chế thị trường đã tạo rai và
củng cô một kiểu nhân cách suy tính thực tế. Nếu tiêu chiuẩn
thương mại thuần tuý coi đồng tiền là tất cà thắng thê trên một
nhân cách, tất yếu dẫn đến sự nghèo nàn về mặt đạo đức. Một
nhân cách mà sự cạnh tranh mưu mẹo ngự trị trong quá trình
phát triển lối sống sẽ trỏ nên tầm thường về mặt vãn hoá vìa sẽ

204
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI VÀ s ự PHÁT TRIỂN NHẢN CÁCH..

suy giám về mặt tài năng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá
trình xâv dựng lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa ở
Viột Nam.
Nguy cơ lớn của cơ chế thị trường là đẩy quyền lực kinh
tế, giá tĩị kinh tế lên thành quyền lực độc tôn phá vỡ sự cân
bằng văn hoá trong nhân cách. Để xây dựng lối sống dân tộc -
hiộn đại xã hội chủ nghĩa và phát triển nhân cách con người
Việt Nam đúng hướng, hệ thống chính trị cần có những
phương tiện hữu hiệu và mạnh mẽ để đề phòng nguy cơ đó,
loại trừ, hạn chế độc quyền, khuyến khích sự ganh đua phát
triển tài năng trên nền tảng công bằng xã hội và bình đẳng
trước pháp luật.
Mục tiêu hàng đầu của hệ thống chính trị của chúng ta
trong quá trình xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại và phát
triển nhàn cách là phải đảm bảo cho sự phát triển song hành
cả đức lẫn tài trên nhân cách. Gần đây, trong thực tế, do muốn
phát triển nhanh người ta đã để cho quyền lực kinh tế tác oai
tác quái rất ghê gớm trong đời sống xã hội, biến rất nhiều giá
trị cao quý thành thương mại. Tài sản quốc gia bị thất thoát.
Nhiều báu vật vãn hoá bị đánh cắp và trở thành mục tiêu kiếm
tiền, nhản cách con người bị tha hoá ghê gớm.
Khi chúng ta đề phòng sự độc quyền kinh tế cũng cần
đề phòng cả độc quyền chính trị trong sự phát triển nhân
cách. Li.ch sử loài người đã từng chứng kiến hai quá trình hy
sinh nhìn cách lớn. Ọuá trình đầu tiên, nhân cách đã bị hy

205
LỐI SỐNG DẨN T ộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẨN ĐỀ LÝ LUẬN VẢ THỰC TIỀN

sinh cho quyền uy, quyền lực tôn giáo, chính trị, tinh thần.
Nhân loại đã giải phóng sự tha hoá này bằng cách đưa con
người trở lại với bản thân mình. Song chẳng bao lâu các khát
vọng làm giàu đã lại làm tha hoá con người. Con người bị hy
sinh một lần nữa cho quyền lực kinh tế. Duy nhất hoá kinh
tế sẽ vừa làm cằn cỗi những giá trị cao cả, vừa vắt Cạn kiệt
tình cảm, sức sống sinh động, tình yêu và đạo đức trên mỗi
nhân cách.
Con người đang đứng trước những công nghệ mới, các
công nghệ cao và sạch. Nếu hệ thống chính trị và hệ thông
chính sách bất lực thì nguy cơ con ngưòi bị hy sinh lần thứ ba
cho kỹ thuật rất có thể xảy ra. Cần phải làm xuất hiện những
cái cao cả, chủ nghĩa nhân văn cao quý trong quá trình xây
dựng lối sống dân tộc - hiện đại hướng đến phát triển con
người toàn diện.
Nước ta là một nước quá độ từ một nước đang phát
triển vào hàng các nước phát triển. Chúng ta cần có một kích
bản toàn diện và tổng thể hạn chế sự tha hoá trên nhân cách
trong quá trình xây dựng lối sống mới. Ở nước ta co c h ế thị
trường mới bắt đầu, nhưng tác hại của nó trên nhân cách đã
rõ. Nó phá vỡ rất nhiều giá trị mà hàng ngàn năm nay chúng
ta mới xây dựng được, nó làm băng hoại nhiều giá trị đạo
đức tốt đẹp, lối sống lành mạnh, tạo điều kiện cho bệnh
tham nhũng hoành hành. Phương hướng cơ bản của sự plliát
triển nhân cách trong điều kiện hiện nay cần kết hẹp mạmh

206
CHƯONG 4: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI VẢ s ự PHÁT TRIẩN NHẨN c á c h ..

mẽ giữa luật pháp - đạo đức trong xây dựng lối sống dân tộc
- hiện đại. Đức - tài trên cơ sở luật pháp là hướng quan
trọng nhất hình thành nhân cách tốt đẹp trong lối sống dân
tộc - hiện đại ở nước ta.
Trong thời đại hiện nay Mass - média phát triển rất
mạnh. Nó có khả năng tác động lên nhân cách một hệ thống
thông tin có định hướng dồn dập bằng các phương tiộn kỹ
thuật hiện đại như truyền thanh, truyền hình, fax, computeur
và hệ thống tin tức xuất bản báo chí với một khối lượng khổng
lồ. Kỹ thuật Mass -média kích thích làm nảy sinh hàng loạt
những biến đổi sâu sắc trong thế giới con người, làm hình
thành những nhân cách theo một định hướng mà nền văn hoá
truyền thống không thể làm được.
Đặc điểm nổi bật của Mass - média là sự thông tin rất
nhanh. Trước đây, trong một nền văn hoá tĩnh, để biết được
một tin tức trong nước và thế giới có thể là hàng năm hoặc
hàng tháng. Hiện nay, người miền Bắc, người miền Nam và
các thủ đô lớn có thể thông tin với nhau một cách trực tiếp
không tính đến phút mà chỉ tính đến giây.
Thời đại khoa học, kỹ thuật viễn thông đã tác động mạnh
mẽ vào các quá trình biến đổi nhân cách theo phương hướng
hiện đại hoá và quốc tế hoá.
Sự quốc tê hoá các nhân cách trong điều kiện kinh tê thị
trường là một quá trình hiển nhiên. Nhiều dân tộc hiện nay
đã được hườnu hệ thống thông tin vệ tinh. Với sự phát triển

207
LÓI SÓNG DAN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN v á t h ự c t iề n

mạnh mẽ của truyền thông và điện ảnh, một thế giới đa nhân
cách đã được mở ra và con người lựa chọn lấy cuộc sống của
nó. Trong tình hình này, sự phát triển tài năng thật là đa
dạng. Từ các sản phẩm văn hoá tuồng, chèo, cải lương đến
nhạc thính phòng, nhạc rốc, ôpêra... đã tác động vào thế giới
con người. Trong sự biến hoá kỳ diệu của mình, mỗi nhân
cách đã tìm được hướng phát triển các mặt mạnh và thích
hợp. ở đây sẽ đánh giá tốc độ và trình độ hiện đại hoá của
nhân cách.
Hộ thống Mass-média do có tác động quan trọng như
vây lên nhân cách, nên trong khi xây dựng lối sống dân tộc -
hiện đại cần được tổ chức sao cho phù hợp với nguồn thông
tin và những vấn đề ưu tiên của mỗi dân tộc.
Dân tộc ta là một dân tộc có bản sắc và nền vãn hoá
truyền thống có một bề dầy lịch sử mà không mấy các nước
đang phát triển đã có. Hệ thống Mass- média của chúng ta
hiộn nay nằm trong sự quản lý trực tiếp của nhà nước. Với
những điều kiện như vậy chúng ta cần lựa chọn phương thức
phát triển nhân cách một cách lành mạnh. Hệ thống thông tin
quốc tế thường hay chú trọng đến những vấn đề giật gân. Họ
thường miêu tả các vụ án khủng khiếp chứ ít quan tâm đến các
tấm gương người tốt việc tốt. Họ chú ý nhiều hơn đến những
chiếc máy bay rơi chứ ít chú ý đến hàng vạn chuyến máy bay
hạ cánh an toàn. Báo chí của chúng ta gần đây cũng đưa
những tin giật gân kiểu tương tự. Điều đó có thể đáp ứng được

208
CHƯƠNG 4: LỐI SÒNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI VẢ s ự PHẤT TRIỂN NHẢN CÁCH.

tính tò rrò nhưng thực chất giáo dục nhân cách là không cơ
bản và lâu dài.
Nhiểu gia đình hiện nay rất lo ngại về các trò chơi trực
tuyến trên Internet. Con cái họ bị ảnh hưởng của các trò chơi
bạo lực và thiếu đạo đức. Điều này có liên quan bản chất đến
việc xây dựng lối sống dân tộc - hiên đại hiện nay. Trong
điều 1 Cồng ước thành lập UNESCO có một cam kết tổng
quát “Khuyên khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa
các dân tộc thông qua tất cả các phương tiện thông tin đại
chúng; nhằm mục đích ấy UNESCO khuyến nghị những hiệp
định qu& tế nào được coi là bỏ ích cho việc đẩy mạnh tự do
giao lưu tư tưởng bằng ngôn từ và bằng hình ảnh”. Tuy
nhiên, trong kế hoạch 1990-1995, UNESCO cũng đã dự cảm
việc tự do lưu thông thông tin phải kèm theo những biện
pháp bảo đảm cho sự “cân bằng” giữa các khuynh hướng
khác nhai và sự lựa chọn thông tin phù hợp. Đến hôm nay,
thập niêi đầu thế kỷ XXI, chúng ta và cả UNESCO cũng
chưa có được phương thức hữu hiệu để làm cho mạng lưới
thông tin quốc tế phù hợp với thuần phong, mỹ tục của từng
dân tộc.
Troig thế giới hiện đại, chúng ta rất mong muốn các
thông tin làm phát triển nhanh những nhãn cách mới, song với
điều kiện của dân tộc ta khi chưa xây dựng được cơ chế lọc tin
một cách khách quan bằng cách nàng cao dân trí, đẩy mạnh
sự tự lựa chọn thì hệ ihống Mass - média cần có sự lựa chọn

209
LỐI SỐNG DẢN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẦY VẤN ĐÉ LỸ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

trước trên cơ sở giá trị - tiến bộ và khoa học, các nhà hoạch
định chính sách phải thiết lập được hệ chính sách ngăn chận
các phản văn hoá.
Việc lựa chọn thông tin cũng như công nghệ hầu như
gặp những khó khăn tưởng không thể khắc phục nổi. Do tính
không biên giới, do sự phong phú của các nhu cầu, mọi sự lựa
chọn định hướng, kiểm soát từ phía nhà nước đều trở nên
nghèo nàn. Có thể có một hệ thống kiểm soát đầu vào của
thông tin, nhưng không ai có thể dám chắc kiểm soát được
đầu ra của nó trên các nhân cách, vì lẽ đó sự lựa chọn phải
được đặt trên cả hai bình diện: một là sự tự lựa chọn; hai \à sự
lựa chọn trên nển tảng giá trị trong quá trình xây dựng lối
sống dân tộc - hiện đại ở nước ta hiện nay.
Cả hai bình diện ấy buộc chúng ta phải quan tâm nhiều
hơn đến hệ thống giáo dục. Trong quá trình xây dựng lối sống
dân tộc - hiện đại, hệ thống giáo dục có thể phong phú về hình
thức nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ về nội dung tri thức.
Sức mạnh kỳ diệu của hệ thống giáo dục là ở chỗ nó xây dựng
những định chuẩn cơ bản về tri thức, về cuộc sống, về cách
nhìn cho mỗi công dân trong mỗi giai đoạn phát triển lối sống
của đất nước. Nền giáo dục lấy việc mớ ra những triển vọng
rất to lớn cho việc ổn dinh và phát triển Ằã hội dù đó là một xã
hội có cơ chế thị trường điều tiết các hành vi con người có ảnh
hướng đến quá trình hoàn thiện lối sống dân tộc - hiện đại
theo dịnh hướng xã hội chủ nghĩa.

210
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI VÀ s ự PHÁT TRIỂN NHẤN CẢCH.

Hiện nay nền giáo dục của chúng ta còn cổ điển. Các
chương trình giáo dục chưa phát huy được khả năng tự giác
của con người được giáo dục. Nhiều kiến thức đã cũ và những
kiến thức mới chưa được đưa kịp thời vào hệ thống giáo dục.
Các điều kiện cho một quá trình giáo dục còn rất khó khăn.
Trường sở, giáo trình, giáo án, trình độ cho những cán bộ giáo
dục, mức sống cho bản thân và gia đình người đi giáo dục...
Tất cả những vấn đề ấy có liên quan đến phong cách, đến
nhân cách, đến phương pháp, hệ thống truyền đạt tri thức.
Đảng ta đã nêu lên hàng loạt các biện pháp để tăng cường chất
lượng giáo dục. Vấn đề quan tâm đến giáo dục không chỉ giản
đơn là tăng chi phí vật chất. Đây không phải là một dịch vụ
thương mại tạm ứng vốn để lấy nhân công. Đó là một chủ
nghĩa thực dụng trong giáo dục. Trên một ý nghĩa nhân đạo và
cao quý hơn rất nhiều so với việc các nhà tư bản kinh doanh
sức lao động, chúng ta quan tâm tới giáo dục nhằm xây dựng
một quan hệ tót đẹp giữa con người với con người và do đó sẽ
tăng gấp bội hiệu quả xây dựng tác động vào nhân cách khi
chúng ta xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại trong những
năm đầu thế kỷ XXI này.
Giáo dục trong cơ chế thị trường ớ nước ta hiện nay
không phải là một ngành thương mại mặc dù chúng ta có tính
toán đến chi phí của nó. Quan tàm đến giáo dục trong điều
kiện hiện nay phải mang dáng dấp những tình cảm thẩm
mỹ.vô tư. bởi vì chúng ta cần đến các phẩm chất văn hoá trong
LỐI SỐNG DÂN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

sán phẩm giáo dục. Thể trạng mạnh khoẻ, trí tuệ dồi dào, đạo
đức trong sáng, trình độ chính trịvững vàng là những nhân
cách mà chúng ta cần đạt tới. Mặc dù cơ chế thị trường hiện
nay đang tìm cách biến nguồn lực con người Ihành hàng Ihoá,
nhưng giáo dục ớ bất cứ hình thức nào cũng không thể sản
xuất ra những nhân cách thấp kém. Sự nghiệp đầu tư cho giáo
dục hiện nay thực chất mang tầm vóc của những giá trị đạo
đức và thẩm mỹ. Nó làm hình thành những tài năng mới cho
xã hội. Trong những hoàn cảnh bát buộc,trong những tình thế
khó khăn, chúng ta đã từng có thời kỳ thiên lệch về rèn luyện
những phám chất đạo đức. Trong cơ chế thị trường, tình hình
ấy sẽ làm cho nhân cách phát triển phiến diộn. Chúng ta phải
làm xuất hiện những tài nãng, những thiên tài cho Tổ quốc ta,
nhân dân ta và dân tộc ta. Đó là vãn hoá của chúng ta, văn hoá
này sẽ làm cho ai có tài năng đều được phát triển trong quan
hệ đạo đức bao dung của cộng đồng.
Hiện nay trong giáo dục vẫn tồn tại một kịch tính trong
phát triển nhân cách. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải
hiên đại hoá nó. Việc đưa khoa học kỹ thuật vào biện pháp
giáo dục đê nâng cao trình dộ dân trí, tạo nên thói quen mới
tronc việc chuyến giao kiến thức có hiệu ứng hai mặt rõ rệt
trên nhân cách. Một mặt mớ mang trí tuệ cho đối tượng giáo
dục, mặt khác tạo hiệu ứng lười suy nghĩ, y vào phương tiện
máy lính khá rõ. Trone tình hình như vậy không có gì rà nụ
buộc trách nhiệm và hao dám đõ cho mỏi nhân cách khỏim
CHƯONG 4: LÃ I SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI VÀ s ự PHÁT TRIỂN NHẢN CẨCH.

lạm dụng kỹ thuật mà phát triển một cách phiến diện. Hiệu
ứng hai mặt này đã có bài học ớ các nước phát triển. Nó phá
vỡ sự hài hoà trong nhán cách của hàng triệu con người. Điều
đó dẫn ta tới việc giải quyết một cách hợp lý mối quan hệ giữa
truyền thống và hiện đại trong quá trình hình thành một nhân
cách mới thông qua giáo dục trong cơ chế thị trường.
Những hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục vừa qua
đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển nhân cách, xây
dựng lối sống dân tộc - hiện đại. Phong trào nói không với tiêu
cực trong thi cử của ngành giáo dục thắng lợi sẽ mở một đột
phá khẩu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng lối sống dân
tộc - hiện đại. Việc phát huy các giá trị truyền thống trong quá
trình hiện đại hoá giáo dục phải là một bài học lớn trong quá
trình xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại ở nước ta ngày nay.
Phải khơi dậy các nhân cách hiếu học, phải giáo dục tinh thần
vượt khó trong học tập. Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại
trong giáo dục sẽ tạo nên những nhân cách rất mói.
Sau đổi mới và sau sự đổ vỡ của một kiểu mô hình chủ
nghĩa xã hội vội vã ở Liên Xô và Đông Âu, vấn đề đang đặt ra
rất gay gắt trong việc hình thành một nhân cách mói khi thị
trường ngày càng gia tăng các phản giá trị. Niềm tin và lý
tưởng bị đổ vỡ. Tuy vậy một nhàn cách phát triển toàn diện
khòng thể thiếu vắng lý tưởng. Một khoảng trống về niềm tin
và lý tướng có thể dẫn tới việc dấn thân vào chú nghĩa thực
dụng một cách hối hả.Việc xác định và kiên trì lý tướnc xã
LÓI SỐNG DÂN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

hội chủ nghĩa sẽ là cứu cánh quan trọng xác lập một bản lĩnh
tỉnh táo trong quá trình xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại ở
nước ta hiện nay.
Hiện nay thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
quốc tế, hàng ngày có nhiều kẻ thù muốn phá hoại sự phát
triển ổn định của chúng ta. Kiên trì lý tưởng xã hội chủ nghĩa
là một bảo đảm chắc chắn để cuộc đấu tranh tư tưởng trong
xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại đi đến thắng lợi.
Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã nêu lên ba định chuẩn của nền văn hoá
mới ở nước ta hiện nay: Dân tộc - Hiện đại - Nhân văn. Ba
định chuẩn này sẽ là định hướng cơ bản của cả quá trình hình
thành nhân cách và xây dựng lối sống mới.

2. Lối sống dân tộc - hiện đại và định hướng phát triển con
người Việt Nam hiện nay

Cùng với quá trình xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại
là quá trình chúng ta xây dựng con người mới. Đó là những
con người: yêu lao động, yêu nước quốc tế, có cuộc sống tập
thể và cá nhân phát triển hài hoà phong phú, những con người
phấn đấu cho xã hội công bàng, dân chủ, văn minh. Như vậy,
yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xây dựng lối
sống dân tộc - hiện đại gắn liền với bản chất của sự nghiệp
xây dựng con người mới là lao dộng.

214
CHƯƠNG 4: LỐI SỔNG DÁN TỘC HIỆN ĐẠI VÀ s ự PHÁT TRIỂN NHẢN CẨCH.

Tính chất và trình độ lao động; thời gian lao động tất yếu
và tự do; lao động cưỡng bức và lao động sáng tạo đều là
những nhân tô quan trọng nhất ánh hưởng tới lối sống và sự
phát triển nhân cách. Lao động như vậy không chỉ là điều kiện
chủ yếu để xây dựng lối sống và phát triển nhân cách mà nó
còn là điều kiện chủ yếu cho sự tổn tại của xã hội loài người
và cũng là điều kiện để con người thoát khỏi động vật, vượt
qua thời kỳ dã man và phát triển nền văn minh. Ph.Ảngghen
đã viết rằng: “Chỗ khác nhau chủ yếu và cuối cùng giữa con
người và các loài động vật khác” là ở chỗ “loài động vật chỉ
lợi dụng lự nhiên bên ngoài và chỉ gây ra những biến đỏi trong
tự nhiên đơn thuần bằng sự có mặt của chúng; còn con người
thì do đã tạo ra những biến đổi trong tự nhiên mà bắt tự nhiên
phải phục vụ cho những mục đích của mình và thống trị tự
nhiên... và một lần nữa cũng chính là nhờ lao động mà con
người mới có được sự khác nhau đó (trở thành cao quý)”2.
Trải qua rất nhiều hình thức và những điều kiện lao động
khác nhau, hướng phát triển của chúng ta vẫn coi lao động là
nguồn gốc của mọi giá trị, là nghĩa vụ xã hội, là trách nhiệm,
là nguồn vui và niềm hạnh phúc. Khi xây dựng lối sống dân
tộc - hiện đại, Đảng ta, nhân dân ta đã nâng cao trình độ lao
động của xã hội bằng các quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Do đó, có một quá trình phát triển nội sinh về khoa học,
kỹ thuật công nghệ trên các nhàn cách.

Ph.Ả ngghcn. Phép biện chửiìg CÍU1 l ự nliicn. N \ h Sự thật, Hà Nội. 1963, lr.283.

215
LỐI SỐNG d a n Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Hiện nay, tuy tuyệt đại đa số bộ phận sản xuất nông


nghiệp chúng ta chưa cơ giới hoá được, nhưng hướng phát
triển lôi sống dân tộc - hiện đại vẫn giữ khâu lao động khoa
học kỹ thuật, cơ giới làm mục tiêu. Chúng ta hiểu rằng khoa
học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại vừa cải tạo lối sống lỗi
thời vừa nâng cao giá trị của lối sống mới, vừa phát triển trí
tuệ trên nhân cách. Nó làm xuất hiện lối sống công nghiệp.
Chúng ta biết rõ tính hai mặt của sự phát triển thái quá
khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng tới nhân cách, nhưng thực ra
khoa học - kỹ thuật ở nước ta hiện nay còn phát triển chậm,
chưa đồng bộ, đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Nền sản xuất còn nhỏ bé, chưa hình thành phổ biến tác
phong công nghiệp trong lối sống, do vậy chưa có sự phát
triển nội sinh vể khoa học một cách phổ biến ở các nhân cách
xã hội. Vì vậy sự thắng lợi của quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước sẽ tạo nên một bước phát triển mới về
nhàn cách.
Để xây dựng thành công lôi sống dân tộc - hiện đại theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải nâng cao nãng
suất lao động, giải phóng mọi tiềm nâng sáng tạo theo hướng
kết hợp hài hoà giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. Việc
hình thành được mối quan hệ mới giữa lao động tập thể và lao
động cá nhân; giữa lợi ích tập thể và lao động cá nhân là con
đường duy nhất xác lập lối sống dân tộc - hiện đại theo định
hướng xã hội chủ nghĩa; đó cũng là con đường phát triển các

216
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DÁN TỘC HIỆN ĐẠI VÀ s ự PHẢT TRIỂN NHẢN CÁCH.

nhân cách có đời sống tập thể và đời sống cá nhân hài hoà,
phong phú. Tuỳ theo mức độ nghĩa vụ lao động đã được nhận
thức, được thực hiện một cách tự nguyện, được tự do sáng tạo
trên cơ sở của khoa học, kỹ thuật công nghệ mà lao động trở
thành nhu cầu sống hàng đầu, thành niềm vui, thành ngọn
nguồn phát triển toàn diện của nhân cách.
Ngày nay trong xã hội ta còn nhiều người lười biếng,
không ít người chưa có việc làm, một bộ phận không nhỏ
người chưa được đào tạo về lao động chuyên nghiệp; bệnh làm
dối, làm ẩu khá phổ biến; lao động chân tay kiếm sống nặng
nhọc khòng phải là ít... Vì thế muốn xây dựng thành còng lối
sống dân tộc - hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa và
phát triển nhân cách có sự say mê khoa học - kỹ thuật - công
nghệ, chúng ta phải đồng thời tiến hành thay đổi cơ cấu và
công cụ lao động một cách mạnh mẽ với giáo dục lao động có
kỹ thuật, có năng suất cao.
Lối sống dân tộc - hiện đại theo định hướng xã hội chủ
nghĩa không chỉ đặt trên cơ sở thống nhất giữa lao động tập
thể và lao động cá nhân mà nó còn phải dựa trên một nền dân
chủ thật sự. Nền dân chủ không chỉ tạo điều kiện để đông đảo
nhân dân tham gia xây dựng lối sống mới mà nó còn phát huy
toàn bộ khả năng sáng tạo của mọi tầng lớp, mọi tổ chức xã
hội trong quá trình phát triển nhân cách mới. Khi tham gia
xây dựng lôi sông dân tộc - hiện đại, nhân cách người công
nhân dược phát huy, nhân cách người trí thức được củng cố,

217
LÓI SỐNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VẢ THỰC TIỄN

nhân cách thanh niên được phát triển, nhân cách người nông
dân được đổi mới.
Dân chủ là sức sống của lối sống dân tộc - hiện đại. Dân
chủ không phải là của riêng của tầng lớp trên ban cho nhân
dân. Dân chú trong quá trình xây dựng lối sống dân tộc - hiện
dại ớ nước ta hiện nay vừa là quyền chung của xã hội, vừa là
quyền của mỗi người, ai cũng có, không ai cho ai. Dân chủ
trong xã hội ta là dân chủ theo hiến pháp và luật định. Dân
chủ tập trung là nền dân chủ mà hiến pháp và luật pháp chi
phối mạnh mẽ mọi quan hệ xã hội. Cái gì hiến pháp, luật pháp
không cấm thì mọi khía cạnh hoạt động sống đều cho phép.
Cái gì luật pháp, hiến pháp quy định thì cả người đứng đầu
nước đến người dân bình thường đều phải thi hành. Vì thế,
dân chủ tạo ra ý thức bình đẳng, là mục tiêu xây dựng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trong xã hội ta, cơ cáu của nền dân chủ dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản bao gồm nhiều tổ chức chính trị và
nhiều tàng lớp xã hội khác. Xã hội ta là một xã hội nhân cách
nó chấp nhận sự đa dạng của các nhân cách.
Hình thức đầu tiên là hình thức nẹhiệp đoàn, tức là tổ
chức công đoàn mà đại diện quan trọng của nó là giai cấp
còng nhún. Do tính chất nghề nghiệp, công nhàn đã từng là
những người làm công ăn lương. Họ là những người lao động
công nghiệp đi tiên phong trong việc xây dựng lối sống dân
tộc - hiện đại ớ nước ta. Nhân cách của công nhân nước ta

218
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI VÀ s ự PHÁT TRIỂN n h ẩ n c á c h .

khác với nhân cách của nông dân từ sinh hoạt, lao động, sinh
thái dân cư đến tổ chức gia đình.
Giai cấp công nhân ngày nay đã khác hơn rất nhiều so
với giai cấp công nhân của thế kỷ XIX mà Mác đã nêu. Giai
cấp công nhân trong các nước tư bản cũng đã rất khác xưa.
Cho đến thời điểm này, giai cấp công nhân vẫn có vai trò to
lớn trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giai cấp tư bản cùng
với giai cấp công nhân là hai lực lượng chính của nền sản xuất
này. Cả hai lực lượng đã mang lại một khối lượng khổng lồ
hàng hoá đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của nhân loại.
Nhân cách giai cấp công nhân vẫn là mặt đối lập với giai cấp
tư bản. Tuy nhiên, do tính chất mới mẻ của nền sản xuất, nhân
cách cổng nhân hiện nay đang được trí tuệ hoá và đời sống
vãn hoá tăng trưởng cùng với lực lượng sản xuất.
Nền sản xuất cũ, tuyệt đại bộ phận tư liệu sản xuất
thuộc về nhà tư bản. Ngày nay do những nhu cầu mới về tăng
năng suất, giai cấp công nhân đã mua cổ phần trong quá
trình xã hội hoá nền sản xuất tư bản. Ở Mỹ, ở Anh, ở Thụy
Điển, Đan Mạch đã diễn ra quá trình “chia sẻ lợi nhuận”, “sơ
tán sở hữu” và “hợp tác xã công nhân” đã được hình thành. Ở
Anh có tới hơn 8 triệu công nhân có cổ phần trong các công
ty nhà nước. Ở Mỹ có khoảng 10 triệu công nhân có cổ phần
hưởng lợi nhuận.
Việc giai cấp công nhân tham gia vào làm “ông chủ”
trong nền sản xuất tư bản hiện đại là một hiện tượng mới chưa

219
LÓI SÓNG DÂN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LỸ LUẬN VẢ THỰC TIẾN

từng có. Nó làm cho tính chất xung đột giữa thợ và chù trước
kia đã giảm sút và quá trình dân chủ hoá được gia tăng. Do lợi
ích thiết thực mà công nhân đã gia tãng gìn giữ, cải tiến, nâng
cao năng suất ở các xí nghiệp nơi họ có cổ phần.
Nửa thê kỷ qua, giai cấp công nhân thế giới và giai cấp
công nhân trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có những
tiến bộ vượt bậc. Do giai cấp công nhân làm quen trực tiếp với
các quá trình cải tiến kỹ thuật, năng suất lao động gia tãng,
đời sống ngày một khá hon. Thời gian tự do ngoài thời gian
lao động tất yếu đã chiếm một tỷ trọng khá lớn. Nhờ đó, nhiều
người trong giai cấp công nhân sống có khá hơn. Nhiều người
đã trở thành nhà trí thức tham gia trực tiếp trong các phòng thí
nghiệm hoặc đề án phát minh sáng chế.
Ở các nước tư bản, giai cấp công nhân hiện nay không
chỉ là những người lao động chân tay, sử dụng cơ bắp để kiếm
kế sinh nhai. Các công nhân “cổ điển” loại này không những
không đáp ứng với nền kỹ thuật mới mà nó còn không đúng
với sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân. Giai cấp
công nhân “cổ điển” hay gọi là giai cấp công nhân “áo xanh”
trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa được thay thế bằng các
quá trình tự động hoá, các rô bốt có sức mạnh bằng ngàn lực
sĩ. Sự giảm tỷ lệ công nhàn “áo xanh” và sự tăng cường công
nhân "áo trắng”, “áo vàng” là một tiến bộ rất mới của thời đại.
ơ nước ta, nhãn cách của đội ngũ công nhân cũng dane
biến đổi. Những học sinh tốt nghiệp, bộ đội chuyên ngành.

220
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DẢN TỘC HIỆN ĐẠI VÀ s ự PHÁT TRIỂN NHẢN CÂCH.

những người ở nước ngoài về, cả những kỹ sư, những nhà sáng
chế trẻ, đang tham gia vào đội ^Ìgũ công nhân. Cùng với sự gia
tăng trí tuệ của nhân loại, giai cấp công nhân Việt Nam cũng
đang trưởng thành. Loài người đang đi vào đợt sóng tin học,
giai cấp công nhân đang đại diện xứng đáng cho quá trình kết
hợp nhuần nhuyễn giữa hoạt động thực tiễn mạnh mẽ và trí
tuệ tuyệt vời. Nhiều người trong lớp trẻ của chúng ta có trình
độ kỹ thuật cao, đã thi thợ giỏi quốc tế.
Quá trình trí thức hoá giai cấp công nhân đã làm chuyển
biến sâu sắc các hoạt động lao động của họ. Từ sự chuyển
biến các hoạt động lao động cùa họ, cách thức tổ chức dời
sống, tư tưởng tình cảm cũng thay đổi. Ngày nay ở nước ta
không chỉ có khái niệm công nhân quốc doanh còn có người
công nhân công ty, người làm công ãn lương cho chủ xí
nghiệp. Trong cơ chế mở cửa hôm nay, nhân cách công nhân
đang biến đổi rất mạnh mẽ. Những công nhân mới hiện nay ít
gắn với truyền thống và do nền sản xuất nhỏ buông lỏng nên
kỷ luật lao động lỏng lẻo.
Với trình độ của giai cấp công nhân như hiện nay nhân
cách người công nhân theo kiểu sống công nghiệp chưa có
điều kiện hình thành thật mạnh, thật sâu để trở thành khuynh
hướng ưu tiên trong lối sống. Sô' lượng công nhân viên chức
của ta còn ít so với tổng dân số, họ tạo ra một khối lượng sản
phẩm không nhiều trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Nhiều công nhân hiện nay làm dịch vụ cho các công ty nước

?-)]
LỐI SỐNG DẦN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TÉN

ngoài. Một số tham gia sản xuất nhưng không điều hành
những công nghệ phức tạp. Để lãnh đạo sự nghiệp xây dựng
lối sống dân tộc - hiện đại theo định hướng xã hội chù nghĩa
ngoài việc phải trí tuệ hoá thì giai cấp công nhân còn có trách
nhiệm bảo vệ mọi mặt quyền lợi cho người lao động bàng tổ
chức công đoàn. Vấn đề tiền lương, đời sống, viộc làm, nhà ở
có liên quan bản chất với việc hình thành lối sống dân tộc -
hiộn đại ở nước ta hiện nay.
Giai cấp công nhân cần phải trở thành lực lượng sản xuất
có năng suất lao động cao và do đó được hưởng thụ cao hom,
đời sống khá hơn và giá trị nhân cách cũng được phát triển
hơn. Hiện nay vấn đề giai cấp công nhân lãnh đạo việc xây
dụng lối sống dân tộc - hiện đại đang đạt ra rất nhiều vấn đề:
sự kiên định lý tưởng, đạo đức nghề nghiệp, tư cách người
lãnh đạo, mối quan hệ giữa chủ và thợ, v.v... và v.v...
Đặc điểm quan trọng của nền vãn minh tin học được đặc
trưng bằng trí tuệ cao. Các công nghệ cao và sạch cũng do trí
tuệ mang lại. Vì vậy mục tiêu dân chủ hoá đất nước trong quá
trình xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại là phải hình thành
cho được một tầng lớp trí thức giàu kiến thức, nhiệt tinh xảy
dipĩg xã hội mới.
Nói đến diện mạo của các tầng lớp xã hội trong quá trình
xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại, không thể không nói tới
nhân cách người trí thức. Nhân cách người trí thức Việt Nam
tạo nên cơ cấu giai cấp xã hội mới: công - nông- trí thuộc

222
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DẨN t ộ c h iệ n đ ạ i v ả s ự PHẢT t r iể n n h ẩ n CACH..

nhóm người lao động đặc biệt trong cộng đồng những người
lao động - người lao động sản xuất tinh thần. Trong cộng
đồng dân tộc, người trí thức Việt Nam giữ nhiều vai trò lịch sử
khác nhau: quan chức, thầy giáo, nhà khoa học, nghệ sĩ...
Giai cấp phong kiến-ở nước ta có một đội ngũ trí thức
quan lại, đại biểu cho lối sống của nó. Một số người gọi giai
cấp phong kiến Việt Nam là giai cấp phong kiến quan lại.
Thầy đồ, thầy lang tuy được coi là trí thức nhưng vẫn ià dân.
Các nghệ sĩ trong chế độ phong kiến thực chất không trở
thành tầng lóp trí thức độc lập. Thơ, ca, hò, vè, văn tế là do
mấy thầy trí thức trong dân sáng tác. Thơ đường, phú lục, văn
chương, “chở đạo”, “bộc chí” thì các trí thức quan lại đảm
nhiệm. Còn tất thảy binh thư hay sử ký đều do các võ quan,
các bậc danh nho triều đình chấp bút.
Trong chế độ phong kiến ở nước ta, không có tầng lớp trí
thức chuyên nghiên cứu khoa học tự nhiên . Thảng hoặc có
một vài tiến sĩ ước giải kinh dịch thì không hề có mục đích
nghiên cứu khoa học tự nhiên.
Đội ngũ trí thức trong quá trình “Âu hoá” thì phong phú
nhiều vẻ. Họ đã tách khỏi tầng lớp quan lại, nhưng lực lượng
lại rất mỏng. Nền sản xuất tinh thần của xã hội Việt Nam
trong quá trình “Âu hoá” không toàn diện, phức tạp. Đội ngũ
trí thức trong quá trình này được đào tạo dưới ảnh hưởng của
chê độ thực dân Pháp. Hệ thống tư tưởng, tâm lý không thuần
nhất. Có những người vẫn hướng về những ngày “vàng son”

223
LỐI SỐNG DAN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẨN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

của một thời kỳ “cửa Khổng, sân Trình” nặng lòng hối tiếc.
Có cả một phong trào “cách tân”, “tống cựu nghênh tân”, xuất
dương du học. Không ít người tỏ thái độ “bất hợp tác”, mặc
cám cho thân phận nô lệ. Những trí thức bị cuốn vào guồng
máy hành chính làm công chức, “thày phán”, “thày tham” có
tâm lý cầu an, ” sáng vác ô đi, tối vác về”, cũng có một số trí
thức len được vào hàng ngũ quan chức hay vào làng Tây thì
thoả mãn, hãnh diện.
Cách mạng tháng Tám phân hoá đội ngũ trí thức rất
mạnh, thu hút họ đến với cách mạng. Số đông đi theo cách
mạng đến cùng. Dần dần, một đội ngũ trí thức mới bắt đầu
hình thành, chủ yếu xuất thân từ các giai cấp và các tầng lớp
nhân dân. Đội ngũ trí thức này ít mặc cảm, có mục đích rõ
ràng và mang một “màu sắc hãnh tiến
Nhìn xuyên suốt lịch sử, trí thức Việt Nam trước hết là
người lao động tinh thần. Thang giá trị truyền thống làm
cho họ có quyền tự hào. Tự hào vì công phu đèn sách, vì sự
hiểu biết của minh. Niềm tự hào chính đáng có lẽ được bắt
nguồn từ lao động vất vả của họ. Họ tìm hiểu các quy luật
của trời đất theo cách luận giải có lý, có lẽ. Họ tìm hiểu xã
hội bằng cách tổng kết trí thức ngàn năm của đời sống con
người. Họ là nhân lõi của sự vận động lối sống trong xã hội
phong kiến.
Niềm tự hào của người trí thức Việt Nam cũng có cội
nguồn từ cách tự đánh giá. Họ tự cho rằng, trình độ học vấn,

224
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DẨN t ộ c h iệ n đ ạ i v à s ự PHÁT TRIỂN NHẢN CÁCH-

tri thức hiểu biết có thể dùng để mở mang dân trí và giáo dục
con người.
Đứng giữa tình hình dân trí còn thấp, ít hiểu biết thì
mặc nhiên người trí thức Việt Nam tự cho mình là hơn
người và không ít tự cao. Tính tự cao có mối quan hệ chặt
chẽ với tự hào. Tự cao gắn liền với ý thức về hệ giá trị. Họ
không phải là những người “lập dị” như bác sĩ David
W eeks, nhà tâm lý học thực hành người Anh đã nói về các
thói quen “kỳ cục”, về sự “kiêu hãnh cô đom” của những trí
thức nghệ sĩ đầy cá tính. Nhưng nếu hiểu trí thức là những
cá nhàn khác người, giàu ư í tưởng tượng, nhiều năng lực
sáng tạo, có trí tuệ cao hơn dân trí bình thưởng... thì bác sĩ
W eeks đã nói đúng.
Người trí thức Việt Nam sinh ra trong một nền sản xuất
nhỏ. Trong chế độ phong kiến họ là các quan lại, không hình
thành một tầng lớp độc lập. Dưới thời nô lệ họ bị mặc cảm
về sự phụ thuộc xuyên suốt mợi nhà trí thức trơng lịch sử
như là một tâm thế, dẫn tới hệ quả ít nhiéu tự ti. Tự ti vì nền
sản xuất của mình quá nhỏ. Tự ti vì mình không có ý nghĩa
gì với các nhà chính trị. Nhiều người trí thức không đặt
mình là một lực lượng phát triển đất nước. Không ít người
đã đật mục tiêu của mình là công cụ của chính trị. Ngược
lại, nhiều nhà chính trị không hề đặt trí thức như mộl lực
lượng tham mưu, điều tiết mà cũng đặt họ như là công cụ
thuyết minh.

225
LỐI SỐNG DẨN T ộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VA THỰC TIỀN

Hệ quả trên tạo nên ở người trí thức hàng loạt cách ứng
xử xâu chuỗi: nhũn nhặn, khiêm tốn “biết điều”, “đĩ hoà vi
quý”, “một câu nhịn là chín câu lành”...
Nguồn gốc cơ bản của cách ứng xử này không khác biệt
lắm với nguồn gốc tâm lý chung của xã hội trong một nền sản
xuất nhỏ mang đầy vết tích công xã. Nó là văn hoá của nền
văn minh nông nghiệp, có sự phát triển ưu trội của các quan
hệ đạo đức xoay quanh phạm trù thiện - ác. Những bất công
xã hội dồn ép, họ đã bị phân hóa giữa dòng “trong đục” . Có
người phản ứng cơ hội. Có người phản ứng vô vi, im lặng.
Trong làn sóng đổi mới, đang hình thành nét tâm lý mới
trong nhân cách trí thức. Đó là tâm lý lấy hệ đúng - sai làm
chuẩn giá trị. Người trí thức Việt Nam đang chuyển theo hệ
chuẩn này. Quá trình tham gia, bù đắp các thiếu hụt của vãn
hoá truyền thống, đội ngũ trí thức mới đang đi vào xây dựng
nền khoa học mới theo tư duy khoa học. Tư duy khoa học là
một bộ phận quan trọng của hộ chuẩn đúng - sai. Quá trình
dân chủ hoá đất nước đã nhen nhóm trong nhân cách trí thức
những niềm tin mới có cơ sở khoa học. Trước đây hệ thống
chính trị chưa chú ý đầy đủ đến sự phát triển của tư duy khoa
học. Người trí thức vì lẽ đó cũng không kiên trì trận địa này.
Nhiều người đứng trong khoa học lại thích mọi người coi
mình là một chính khách. Vì thế khoa học chỉ là phương tiện
của chính trị. Cả khoa học cũng không sâu mà chính trị cũng
không giỏi.

226
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI VÀ SỰPHẢT TRIẩN'NHẢN CÁCH.

Khắc phục tình hình này trong quá trình đổi mới đất
nước đang xác định lại hệ giá trị. Hệ giá trị này sẽ tạo ra cách
sống tự hào của tất cả mọi người trong hoạt động thành thạo
của mình. Hệ giá trị này là một hệ giá trị khoa học làm cho
mọi trí thức phát huy hết khả năng sáng tạo của mình, làm cho
trí thức có tâm lý tự hào về công việc của mình.
Tâm lý tự tin, tự hào xuất hiện từ sự sung mãn, sự hài
lòng, sự vừa ý. Nền dân chủ trong lịch sử xã hội ta thật đặc
biệt. Trong chế độ phong kiến, người trí thức đồng thời là
quan lại. Họ tự cảm thấy họ có dân chủ khi đó, nhân dân lại bị
uy quyền phong kiến trói chạt. Khi giai cấp phong kiến đang
lên, tinh thần dân chủ kết hợp với hào khí Đông A, với lòng tự
hào về dân tộc đã làm nẩy sinh các khả năng sáng tạo lổn của
trí thức nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê. Đầu thế kỷ XVIII thì tình
hình lại ngược lại. Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác
đã đau đớn đến khủng khiếp khi nhân dân bị lầm than, chính
sự suy đồi. Trí thức Việt Nam trong thời kỳ dân tộc bị nô lộ,
phần lớn muốn đất nước độc lập, nhân dân tự do sẽ tạo điều
kiện tích cực cho họ sáng tạo.
Người trí thức Việt Nam muốn sồng phẳng và sống theo
pháp luật, làm việc theo pháp luật. Người trí thức thường sống
đàng hoàns, đúng sai đều đàng hoàng. Tâm lý ô - dù, một
người làm quan cả họ được nhờ là tâm lý nông dân. Đến cửa
quan đút lót là tâm lý nông dân. Đến cửa quan sợ sệt là tâm lý
nông dàn.

227
LỐI SÓNG DAN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VA THỰC TIẾN

Nhân cách trí thức mới có sự phát triển vể chất so với trí
thức phong kiến, sống theo pháp luật của trí thức tư sản hoà
quyện với lý tưởng nhân đạo sâu sắc là mơ ước của người trí
thức mới. Người trí thức mới mong muốn chủ nghĩa nhân đạo
mới sẽ làm xuất hiện trong niềm tin lớn của xã hội về con
người sẽ ngày một tốt hơn, một đẹp hơn. Nhà nước pháp
quyền là cơ sở pháp lý làm nảy sinh các mối giao cảm chân
thành giữa con người và con người, làm cơ sở cho quá trình
dân chủ hoá thắng lợi, tạo điều kiện cho các phong cách sống
mới xuất hiện trong quá trình xây dựng lối sống dân tộc - hiộn
đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những thực tế diễn ra trong đời sông hàng ngày đang
làm đổ vỡ các niềm tin sáu xa của người trí thức. Bản chất của
niềm tin là động lực tạo ra sức mạnh. Sự đổ vỡ niềm tin, nhất
là niềm tin về sự công bằng, niềm tin công lý thì sức phá hoại
của nó rất to lớn trên toàn bộ các quan hệ sâu nhất của gia
đình và xã hội. Hiện nay trong quá trình xây dựng lối sống
dân tộc - hiện đại, tình trạng mất dân chủ còn phổ biến do đó
người trí thức suy tư rất nhiều.
Tự do cá nhân, bình đẳng trước pháp luật, công báng xã
hội là hệ chuẩn rất cao mà người trí thức luôn phấn đấu và
mong mỏi trong xây dựng lối sông dân tộc - hiện đại theo
định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
xoá bỏ n i ề m tin mù
Đ i ề u k iệ n để c ủ n g c ô n i ề m tin, đê
quáng, để hình thành niềm tin đúnc đắn hao chứa cà mót hoạt

228
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI VÀ s ự PHÁT TRIỂN NHẨN c á c h .

động nhân đạo to lớn vì con người, vì các giá trị của mỗi con
người. Học thuyết thân dân của Nguyền Trãi đã tạo cho ông
thành danh nhân văn hoá. Chủ nghĩa nhân đạo của ông đã trở
thành biếu tượng kiệt xuất của người anh hùng giải phóng dân
tộc. Tư tường về bình đảng và công bằng của Hồ Chí Minh
đang tạo những năng lượng mới trong quá trình xây dựng lối
sống dân tộc - hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa của
chúng ta.
Người trí thức Việt Nam muốn có một niềm tin sâu xa
nảy sinh từ cái thiện, cái mỹ, từ hoà bình và nhân loại, từ sự
công khai, tự do và tôn trọng con ngưòi, từ một nền dân chủ
chất lượng cao. Niềm tin ấy là nhân cách trí thức Việt Nam
hôm nay.
Lối sống của người trí thức Việt Nam thanh cao và đạm
bạc. Tuyệt đại bộ phận trí thức sống bằng lao động sản xuất
tinh thần. Một tình cảm ghét những kẻ ăn gian, nói dối và lười
biếng, nịnh nọt xuất hiộn. Do họ xác định minh có năng lực
mà họ không thích một kiểu xun xoe, nịnh nọt, luồn cúi. Họ
đàng hoàng và chững chạc. Họ không tất tả chạy ngược chạy
xuôi. Tầng lớp trí thức khác rất xa với nhóm xã hội thừa trong
xã hội. Nhóm này rất nhiều mánh khoé gian dối. Họ có rất
nhiều thủ đoạn lật vặt tác độne vào tâm lý quyền lực mà người
trí thức khòng chấp nhận được.
Hiện nay ở nước ta chưa xây dựng được một truyền
thống trí thức “hàn lâm", v é yếu tổ, thì trí thức nước ta cũng

7 19
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

không mạnh. Vãn hoá ngoại ngữ Í1 liên tục, không ổn định.
Vãn hoá chuyên ngành nhiều người thiếu hệ thống và không
chuyên sâu. Một sô người nghiên cứu hay “ăn sổi”, vì thế sức
mạnh trí tuệ ở họ không đầy đủ. Hệ thống tâm lý xuất hiện ở
tầng lớp trí thức này là thiếu trách nhiệm, không ý thức đẩy đủ
việc mình làm, nhất thời, tạm bợ và “ăn theo nói leo”... Tuy
vậy, một số người rất có tâm huyết thì nảy sinh tâm trạng bực
dọc, chán nản, bi quan. Miếng ăn hàng ngày dàn vật họ, quan
hệ xã hội ngày càng làm cho họ chán nản. Phương tiện làm
việc thiếu, gia đình bất ổn. v ề đội ngũ, trí thức thì chưa thành
tầng lớp mạnh, sự tổ chức sản xuất tinh thần trên toàn xã hội
đang tìm tòi, nhiều công bố chỉ có tính chất báo chí, tính chất
thời sự. Chưa chuẩn bị cho tầng lớp trí thức hoàn thiện xuất
hiện như là một hệ thống xã hội. Các đề tài nghiên cứu khoa
học của xã hội đòi hỏi một hệ thống sản xuất tinh thần đáp
ứng. Hình thành đội ngũ trí thức phải là một hệ thống xã hội ở
đó sẽ xuất hiện hàng loạt hệ tâm lý xâu chuỗi, ràng buộc, nhờ
cậy và ganh đua. Việc sử dụng các sản phẩm của trí tuệ hiện
nay còn rất tuỳ tiện, ỉn ấn, đánh giá xã hội, thụ lý, nghiệm
thu, phát triển còn luộm thuộm. Từ đó nảy sinh tâm trạng
thiếu phấn khới lao động trí óc, hoặc niềm vui trong lao động
trí óc không lớn, trạng thái mệt mỏi xuất hiện thường trực.
Chúng ta xây dựng lối sống theo định hướng xã hội chù
nghĩa trong một hoàn cánh đặc biệt. Nhân dân lao động trình
đ ộ tri thức thấp. C h ú n g (a lại b ỏ q ua gi ai đ oạn phát triển quá

230
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DẢN t ộ c h iệ n đ ạ i v à s ự PHÁT TRIẩN NHẢN CACH.

độ tư bản chủ nghía đê xây dựng một nền văn minh cao hem:
vãn minh xã hội chủ nghĩa. Nền văn minh này là nền vãn
minh cùa một trình độ tri thức. Khi chúng ta đánh đổ giai cấp
địa chủ ở nông thôn, xã hội mới đòi hỏi phải có một trình độ
quản 1) nông thôn cao hơn trình độ của giai cấp địa chủ. Cũng
thế, khi chúng ta quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp, nền
công nghiệp xã hội chủ nghĩa đòi hỏi một trình độ quản lý
mới cao hơn trình độ của các nhà tư sản. Lấy đâu ra trình độ
ấy ở người cố nông, người bần nông? Tìm đâu ra một hệ
thống những người công nhân có trình độ quản lý cao hơn nhà
tư bản° Trong điều kiện nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết
rằng “lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang.
Công - nông - trí cần phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối ”J
Lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã tổng kết kinh nghiệm lịch sử mà đề ra chiến lược sử dụng
và đào tạo trí thức mói. Trước kia, cuộc đấu tranh của những
người nô lệ chống lại giai cấp chủ nô đã Ịàm xuậ't hiện một
chủ thể lịch sử mới: giai cấp địa chủ. Tiếp đó cuộc đấu tranh
của những người nông dân chống lại giai cấp địa chủ lại hình
thành một chủ thể lịch sử mới: nhà tư bản. Và cuộc đấu tranh
của những người công nhân chống lại giai cấp tư sản sẽ làm
nảy sinh một đội I1ÍỊI7 ìịiai cấp công nhân được trí thức hoú.
Hiểu rõ tình hình ây, dê xây dựng xã hội mới, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã coi việc đào tạo trí thức phải bắt đầu ngay từ thê

' H ổ Cli Minh T o à n iá p , t X Nxb C h ín h trị q u ố c gia. Hà Nội. 1996. tr.214.

231
LỐI SỐNG DẨN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐẼ LÝ LUẬN VÁ THỰC TtẺN

hệ trẻ. Người cho rằng trí thức là khoa học. Người đề ra chiến
lược: “Dạy bảo các cháu thiếu niên về khoa học kỹ thuật, làm
cho các cháu ngay từ thuở nhỏ đã biết yêu khoa học để mai
sau các cháu trở thành người có thói quen sinh hoạt và làm
việc theo khoa học”4
Chiến lược công - nông - trí đoàn kết chặt chẽ, nhiệm vụ
đào tạo trí thức cho xã hội mới vừa hồng, vừa chuyên ỉà cả
một sự nghiệp cách mạng, trong đó có các quá trình chuyển
hoá lẫn nhau. Và khi giai cấp cồng nhân được trí thức hoá,
đạt tới trình độ tri thức cao sẽ có đủ khả năng đưa lịch sử tiến
lên phía trước.
Nước ta đến nay có tới hơn 70 % người nông dân sống
ở nông thôn, làm nông nghiệp. Đó là chưa kể đến tuyệt đại
đa số các tầng lớp khác xuất thân từ nông dân. Người nông
dân Việt Nam có truyền thống yêu nước, tinh thần cộng
đồng, ý chí tự lập, tự cường, tình cảm vị tha, đức tính cẩn cù,
giản dị, hiếu học. Đó là những nét tính cách tiêu biểu cho lối
sống tốt đẹp của người nông dân. Tuy nhíèn do người nông
dân chưa trải qua cuộc cách mạng công nghiệp nên lao động
thủ công còn phổ biến, tính cách tiểu nông còn in nặng trên
nhàn cách.
Cuộc cách mạng phản đế và phản phong dưới sự lãnh
đạo của Đảng đã nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức tập thể

; Hố C h í Minh. T oàn rập. 1.11. Nxh C h ính trị quốc gia. H à Nội. 1996. tr.xo

232
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DÂN TỘC HIỆN ĐẠI VÀ s ự PHÁT TRIỂN NHẨN
- - CÁCH...
-- --

và lý tưởng sống mới cho giai cấp nông dân Việt Nam. Chủ
nghĩa anh hùng, đức hy sinh cao cả của người nông dân trong
đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh
thống nhất nước nhà đã tạo ra những nét rất mới về nhân cách
người nông dân so với tư chất của họ trước cách mạng. Công
cuộc đổi mới của Đảng và làn sóng đầu tư, xuất khẩu, tin học
đã đánh thức các tiềm năng ở nông thôn Việt Nam. Nhân cách
người nông dân đang đổi mới nhanh chóng hơn. Làn sóng đầu
tư đã đưa người nông dân tiếp cận nhiều hơn với lao động kỹ
thuật, với thương trường. Làn sóng xuất khẩu đã đưa người
nông dân ra khỏi luỹ tre làng, cải thiện đời sống vật chất. Làn
sống tin học đã nâng cao dân trí người nông dân.
Sự phát triển nhân cách người nông dân hiện nay đang
trong quá trình nâng cao trình độ dân trí, mở rộng những giá
trị truyền thống. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của cơ
chế thị trường, nhân cách một bộ phận không nhỏ nông dân đã
tham gia các quá trình đô thị hoá, dịch vụ hoá mà có r)hiềụ
biến đổi trong suy nghĩ, tình cảm.
Hiện nay do cuộc cách mạng công nghiộp trong lĩnh vực
nông thôn chưa diễn ra mạnh mẽ, nên nhiều nơi ở vùng sâu,
vùng xa đời sống vật chất còn thiếu thốn, đời sống tinh thần
chưa được cải thiện nhiều, các phong tục tập quán cổ xưa có
nơi vẫn còn duy trì; khoán 10, khoán 100; dồn vùng, đổi thửa
đã kích thích tính năng động của một bộ phận không nhỏ
người nông dân. Song sự kích thích này chưa thật sâu, chưa
LỐI SÓNG DAN T ộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐÉ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN

rộng khắp cho nên tác phong công nghiệp chưa xuất hiện phổ
biến thay thế cho những tác phong của nền sản xuất nhỏ. ơ
nông thôn Việt Nam đang diễn ra một quá trình phân tầng xã
hội nhanh và mạnh.
Xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa,
tạo nên tác phong công nghiệp cho cả một vùng nông thôn
rộng lớn ở nước ta hiện nay là một sự nghiệp rất vĩ đại. Để trờ
thành một nước công nghiệp, người nông dân phải thay đổi
tác phong cho phù hợp với nền sản xuất hiện đại.
Hiện nay người nông dân chưa làm ăn lớn phổ biến vì tư
liệu lao động, ruộng đất còn nhỏ lẻ. Để xây dựng phong cách,
tác phong, nhân cách người nông dân mới, chúng ta phải có
một chiến lược to lớn đưa cả nền nông nghiệp khổng 16 lên
sản xuất lớn - sản xuất hàng hoá.
Trong sự nghiệp xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại,
thanh niên, một lực lượng quan trọng, năng động của xã hội là
một tất yếu khách quan. Do tính đặc thù về cả thể chất và
năng lực, về vai trò trong kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội,
thanh niên sẽ tạo nên tố chất rất mới cho nền vãn hoá.
Thanh niên tượng trưng cho sức sống của dân tộc: “Một
năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi
trẻ là mùa xuân của xã hội”. Câu này, Chủ tịch Hồ Chí Minh,
ngay từ lúc đầu xãy dựng đời sống mới cho dân tộc đã từng
hiểu cần thiết phải chú ý đến thanh niên. Nếu không chú ý
xây dựng lối sôYie cho thanh niên, không chú ý đến nhân cách

234
CHƯƠNG 4: Lốí SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI VÀ s ự PHẢT TRIỂN NHẢN CÁCH.

tuổi trẻ trong xây dựng lối sống thì tinh thần tự tin, tự lập mấy
ngàn năm của dân tộc để lại không được phát huy.
Thế hộ trẻ ngày nay đầy tài năng và sáng tạo. Họ sẽ
mang vào xã hội đa nhân cách của chúng ta một lối sống năng
động và nó sẽ chiếm vị trí ưu tiên trong xã hội đa nhân cách.
Trong xã hội nhân cách, thanh niên là một bộ phận quan
trọng nhất. Nhân cách thanh niên tham gia xây dựng nền văn
hoá mới là có một ý nghĩa lịch sử to lớn. Lối sống của thanh
niên có quan hệ rất mật thiết với các khuynh hướng năng động
của xã hội, nó mang nội dung đặc thù lứa tuổi. Đó là kiểu tính
cách có ước mơ táo bạo, có năng lực sáng tạo phi thường, có
vai trò to lớn trong chính trị - kinh tế và văn hoá. Trong xã hội
nhân cách, thanh niên có một lôgíc sống đặc thù.
Nói tới lối sống của thế hệ trẻ, trước hết phải nói đến
các vấn đề sinh học. Tuổi 16-25 là tuổi thanh niên. Xê lên,
dịch xuống chút ít, thí dụ 15-24 thì những vấn đề sinh học
của lứa tuổi vẫn được chú ý khi hình thành lối sống trong xã
hội nhân cách của chúng ta.Chung quanh vấn đề sinh học
này có hàng ngàn vấn đề trên sinh học, ngoài sinh học xoay
quanh nó. Vấn đề tô' chất, cơ bắp, vấn đề giống, giới tính,
vấn đề tình dục, vấn đề gia đình, vấn đề thế hệ... Sự hình
thành về mặt sinh học của tuổi trẻ có liên quan mật thiết với
truyền thống, nòi giống, di truyền, vùng địa lý. Tính khí cùa
thanh niên miền Bắc, miền Nam, miền biển, miền núi có sự
di truyền sinh học.

235
LÓI SỐNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Nghiên cứu lối sống thanh niêri không tách khỏi các vân
để cơ bản của sinh học đối với tuổi trẻ. Lâu nay, do sợ bị quy
chụp là Freud nhiều người thường lảng tránh vấn đề này. Gán
đây vấn đề cái đẹp của tuổi trẻ hiện lên như một vấn đề toàn
cầu. Sự khao khát có thân hình đẹp? sự ngưỡng mộ các tuyệt
thế giai nhân, các cuộc thi hoa hậu thê giới, nhiều olympic thi
hình thể..' đã thúc đẩy giới trẻ làm đẹp cơ thể mình. Cách
sống chãm lo đến vẻ đẹp sinh học hoàn thiện, khao khát trở
thành “nữ hoàng” đứợc đội vương miện của thế kỷ chắc chắn
không phải là một quan niệm xấu trong lối sống của tuổi trẻ.
Và rồ ràng với một ý tưởng về dân chủ công khai được đối
thoại thì các tư tưởng hẹp hòi trước kia đòi hỏi thanh niên duy
chỉ biết tới lao động sẽ không đứng vững.
Xã hội nhân cách theo định hướng xã hội chủ nghĩa của
chúng ta cho phép nhiều nghiên cứu lôgíc khởi đầu của một
kiểu sống thanh niên từ những vấn đề của sinh học. Thoạt
nhìn thì ai cũng chỉ thấy tuổi trẻ là học tập, là lao động, là lý
tưởng, là nhu cầu, là thị hiếu, là sáng tạo. Nhưng nếu suy đi,
nghĩ lại thì có kiểu sống, kiểu lao động, kiểu học tập nào lại
treo lơ lửng ngoài đời sống xã hội mà lại không gắn nó vào
đối tượng cụ thể! Cơ chế lao động và sáng tạo của con người
được hình thành từ các năng khiếu. Tuy các năng khiếu là cái
nhỏ nhoi, cai ban đầu của sự phát triển, nhưng nếu thiếu nó thì
chả có sự phát triển nào cả. Thiếu mỹ cảm. thiếu đôi mắt thấy
cái đẹp của hình thức, thiếu dôi tai biết nshe âm nhạc, thiếu
đôi tay khéo léo thì sáng tạo thẩm mỹ thế nào được!

236
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI VÀ SỰPHẢT TRIỂN NHẢN CÁCH.

Kiểu sông của thanh niên mỗi thời đại đều gàn với thế hệ
cụ thể, lứa tuổi cụ thể. Đó là vấn đề toàn vẹn thế hệ sinh học
cua lứa tuổi, mang vào lối sống những nét độc đáo. Thanh
niên nam nữ Mỹ Latinh, châu Phi, Nhật Bản, Nga, Mỹ...
mang các tố chất sinh học của mình in vào bản sắc của văn
hoá, của lối sống. Và vãn hoá ấy, lối sống ấy lại thể hiện diện
mạo và các khát vọng của tuổi trẻ, làm cho diện mạo của lối
sống xã hội đa màu sắc.
Tuổi trẻ có khát vọng khẳng định mình. Nó soi mình và
đặt các vấn đề lớn với các thế hệ đi trước. Nói chung, thanh
niên tự nhìn nhận minh bằng cách đánh giá thế hệ đi trưóe.
Quá trình dân chủ hoá này tạo ra một kiểu sống mới của tuổi
trẻ. Kiểu sống này luôn luôn có tham vọng phủ định biện
chứng thê hệ đi trước.
Cơ sở của sự phủ định biện chứng này có tính thời đại và
do trình độ sản xuất quyết định. Lịch sử Việt Nam là lịch sử
giải phóng Tổ quốc trong nền sản xuất nông nghiệp. Sự phủ
dinh biện chứng của lối sống thanh niên quay trên trục này.
Trong xã hội ta hiện nay, tuổi trẻ học tập các tấm gương anh
hùng truyền thống, hoàn thiện và phát triển chú nghĩa yêu
nước trong các diều kiện mới. Các chuẩn giá trị cúa lôi sống
hiện nay tập trung chung quanh kiểu sống này để xác lập tiêu
chí mới. Thanh niên luôn quan sát, đánh giá và tìm cách xác
định lại hệ giá trị. Họ tìm cách chấp nhận và phủ nhận các hệ
giá trị truyển thốnc từ nhiệm vụ lịch sử mới trao cho họ.

237
LÓI SỐNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỂ LÝ LUẬNVẢ THỰC TIỄN

Trong nến văn hoá ở nước ta hiện nay, lối sống yêu
nước, chủ nghĩa anh hùng kiểu cũ va đập với kẻ thù mới. với
thời đai phát triển khoa học kỹ thuật làm bộc lộ những thiếu
hụt của nhân cách. Chủ nghĩa yêu nước kiểu cũ tạo được khá
nhiều chuẩn giá trị trong lối sống anh hùng, cao thượng,
nhưng khi các nhiệm vụ lịch sử mới của dân tộc đặt ra thì nó
bị hẫng hụt.
Chủ nghĩa yêu nước mới của thanh niên phải gắn với các
vấn đề rất mới của thời đại. Vấn đề đầu tiên là phải gấn với
khoa học - kỹ thuật. Tiến bộ khoa học - kỹ thuật là sức sống,
sức trẻ của thời đại. Nền -vãn hoá mới phải làm xuất hiện những
gương mặt thanh niên tràn đầy khát vọng vươn lên chiếm lĩnh
các giá trị khoa học - kỹ thuật công nghệ mới. Nó cũng giáo
dục một kiểu sống hài hoà với môi trường và chống các suy
thoái do sự đam mê thái quá khoa học kỹ thuật tạo nên.
Sự phủ định biện chứng trong kiểu sống của thế hệ thanh
niên mới gấn với những giá trị của trí tuệ. Các khát vọng mới
của tuổi trẻ làm nảy sinh các phát minh khoa học, công nghệ,
nghệ thuật mới. Và các phát minh khoa học, công nghệ, nghệ
thuật mới lại thúc đáy quá trinh hình thành các khả năng sáng
tạo mới. Sự trì trệ, sự bảo thù, sự mất dân chủ của các thế hệ
đi trước có ảnh hướng lớn tới kiểu sống này. Nền văn hoá theo
định hướng xã hội chù nghĩa cần tạo mọi điều kiện để thê hệ
đi trước đón lấy tính quy luật khách quan này đê cổ vũ một
kiêu sông tất yếu sẽ hình thành (Vthế hệ trẻ.
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DẨN t ộ c h iệ n đ ạ i v à s ự PHÁT TRIẺN NHẢN CẨCH.

Lôgíc lịch sứ, lôgíc thế hệ đều có các hiệu ứng khách
quan. Nếu sản xuất hàng hoá, cơ chế thị trường thì lôgíc tới
cùng cúa nó là giá trị, là cạnh tranh, là tư hữu. Một kiểu sống
mới của tuổi trẻ phản ánh trình độ khoa học, sức sống của thời
đại, lôgíc tất yếu phải đặt trong nền dân chủ toàn diện. Không
thể nào có một kiểu sống của tuổi trẻ khát vọng vươn tới tầm
cao của khoa học mà lại phản bội lại tinh thần dân chủ. Dân
chủ là nền tảng, là bà đỡ của lối sống khoa học.
Chuẩn giá trị hình thành kiểu sống mới của thanh niên,
đó là khát vọng cháy bỏng về một nền dân chủ mà ở đó thế hệ
nọ trao gửi, nối tiếp, vượt lên thế hệ kia với một nhịp độ hài
hoà. Nền dân chủ là cái nôi hình thành kiểu nhân cách mới,
kiểu sống mới của thanh niên. Hệ thống đạo đức, hệ thống luật
pháp, hệ thống giáo dục trong xã hội ta có ảnh hưởng to lớn
đến sự hình thành kiểu sống mới của thanh niên. Các hệ thống
này cần làm thay đổi tập tính tình cảm lỗi thời, cơ chế tâm lý
lạc hậu, hướng tới cái thiện mà chống cái ác, hướng về cái
đúng mà chống cái sai, hướng về cái đẹp mà loại dần cái xấu.
Chân, thiện, mỹ là hệ giá trị cơ bản điều chính lối sống
của thanh niên và toàn bộ xã hội. Vi phạm nó là vi phạm lôgíc
khách quan, cản trở sự phát triển. Hiệu ứng lịch sử từng cho
thấy nền dân chú bị vi phạm thì kiểu sống phản vãn hoá xuất
hiện trong tuổi trẻ.
Lôgíc của lối sống dân chủ tất yếu dẫn đến tự do cá
nhân. Tự do cá nhân là lẽ sông của tuổi trẻ, là khuynh hướng

239
LÓI SỐNG DÂN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

của cả thời đại. Khái khao tự do là khát khao có tính nhân


loại. Nhung làm người thanh niên tự do không dễ hơn làm
người thanh niên nô lệ. Người thanh niên tự do trong một thời
đại văn minh thì cái chuẩn vãn minh sẽ định hướng tự do của
tuổi trẻ. Đó là kiểu sống tự do văn minh, tự do của sự trưởng
thành, tự do không cắt đứt, không làm tổn hại quan hệ của
mình với thê hệ và với đồng loại. Tự do phát triển khả năng
sáng tạo, hình thành các sở trường, phát huy sở đoản phải dựa
trên cơ sở tiến bộ xã hội.
Lối sống tự do là bộ phận hợp thành kiểu sống có văn
hoá. Cơ sở nền tảng cá nhân là tự chủ, tự tin, tự quyết và tự
chịu trách nhiệm. Người thanh niên có tự do là người thanh
niên có bản lĩnh. Biết yêu người và biết yêu mình, biết làm
việc cho mình và cho xã hội đã tạo ra mình. Đó là lối sống tự
trọng. Lôgíc của tự do là nhận thức được tất yếu khách quan.
Đó là tất yếu về sự trưởng thành trong nhận thức.
Đối với thanh niên thì tự do phải như không khí và ánh
sáng của cuộc sống. Nó thử thách bản lĩnh của tuổi trẻ. Những
sáng tạo khoa học và nghệ thuật thường là một quá trình lao
động cá nhân trong tự do tuyệt đối. Nó đòi hỏi lao động
nghiêm túc và đối lập gay gắt với tính buông thả. Nó là lao
động trí tuệ, là tập hợp, tổng hợp sức lực, thị hiếu, niềm tin.
Nó là một cuộc chiến đấu “nhằm phát triển tự do của tất cả
mọi người” (Mác).

240
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DẢN t ộ c h iệ n đại v à SựPHẨT TRIỂN NHẨN CÁCH.

Nhiều nhà lối sống học đã bàn đến lôgíc cuối cùng của
một kiểu sống thanh niên trong lối sống chung của xã hội đa
nhân cách, tập trung vào bốn mặt: trí - đức - thể - mỹ. Cùng
với lôgíc này, một lôgíc khác cũng xuất hiện xoay quanh việc
con người đáp ứng với nhiệm vụ lịch sử. Cả hai lôgíc này quy
tụ vào những nhiệm vụ giáo dục tri thức, giáo dục đạo đức,
giáo dục thể thao, giáo dục thẩm mỹ có hệ thống. Quá trình
dân chủ hoá đất nước đòi hỏi một cơ chế tự giáo dục trên cả
tầm vĩ mò lẫn vi mô. Cơ chế này không chỉ có ỷ nghĩa trường
quy. Nó bao trùm mọi chính sách, mọi chiến lược phát triển.
Những nhiệm vụ lịch sử mới đòi hỏi một cơ chế giáo dục
làm cho thanh niên tự quyết định lấy sự phát triển của mình
trong những nhiệm vụ lịch sử mới của dân tộc. Để trở thành
chủ thể của lịch sử thì toàn bộ sự vận động của thanh niên
phải được chuyển tải ra hiệu quả. Trí - đức - thể - mỹ phải trở
thành một nội dung giá trị của lối sống có văn hoá. Các quá
trình dân chủ hoá xã hội đòi hỏi thanh niên phải thể hiện diện
mạo của mình, không phải chỉ tự ý thức mà còn xã hội hoá. Tự
ý thức và xã hội hoá là hai quá trình tất yếu của lôgíc hình
thành lối sống có văn hoá của thanh niên trong quá trình dân
chủ hoá toàn diện xã hội.
Nước ta bước ra khỏi cuộc chiến tranh đã hơn 30 năm và
đi vào xây dựng xã hội mới trong hoà bình. Do giao lưu quốc
tế đã làm xuất hiện nhiều nhu cầu văn hoá mới. Tinh hình tự
phát nhu cầu ánh hướng tiêu cực đến lối sống của thanh niên.

241
LỐI SỐNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẨY VẤN ĐÉ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

Muốn định hướng nhu cầu phát triển đúng đắn thì lôgíc tất
yếu là phải phát triển sản xuất. Hướng khả năng cúa thanh
niên vào sáng tạo, vào sản xuất là một quá trình làm ổn định
và hình thành những nét mới trong lối sống.
Phân công lao động sâu, tích cực đẩy mạnh chuyên môn
hoá lao động, có chiến lược việc làm, phát huy các nghề
truyền thống, mớ rộng có lựa chọn các quan hệ quốc tế, có
chính sách xã hội đúng, kế hoạch hoá gia đình đúng đắn, thực
hiện bình đẳng xã hội, công khai hoá, bình đẳng giới tính...
đó là chiều sâu định hướng lối sống có văn hoá của tuổi trẻ
trong xã hội đa nhân cách. Trên bề nổi, cần thoả mãn các nhu
cầu văn hoá trực tiếp như du lịch, sáng tạo và hưởng thụ nghệ
thuật lành mạnh, đối thoại, giao tiếp thật đa dạng. Nói chung
thanh niên yêu chất sống và thích đa dạng. Đơn điệu và chậin
chạp không phải là lối sống của thanh niên.
Vấn đề vô thức, vấn đề tâm linh, vấn đề niểm tin là một
mảng lớn trong lối sống của tuổi trẻ. Các chuẩn giá trị định
hướng lối sống tồn tại vô hình. Đó là cái vô thức có nguồn gốc
từ sự điều chỉnh của hệ tư tưởng. Nếu cái vô thức này định
hướrm sai thì hậu quả đè lên lối sông không lường hết. Ta đã
từng định hưứiig sự phát triển đất nước bằng các kế hoạch tập
trung, bằng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng lúc công
nghiệp cỡ nhỏ, cữ vừa và cá tư duy lý luân, tác phong công
nghiệp chưa hình thành trong đời sống xã hội. Lối sống nông
nghiệp của nén sán xuất nhỏ ùa vào khu công nghiệp làm cho

242
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DAN t ộ c h iệ n đ ạ i v à s ự p h á t TRIẩN n h ẩ n CÁCH.

lối Sống khu công nghiệp đầy vẻ chắp vá, manh mún: nó đưa
cả hệ sinh thái V.A.C vào đô thị, vào công nghiệp đến là nhí
nhố. Đã có thời kỳ quan điểm “chính trị là thống soái” được
sử dụng không đúng tạo ra hiệu ứng phá vỡ nhiều chất nhân
vãn trong lối sống của tuổi trẻ.
Giáo dục lối sống văn hoá cho thanh niên cần xác lập hệ
chuẩn đúng và nhân đạo. Kinh nghiệm của đại cách mạng văn
hoá ở Trung Quốc cho thấy tuổi trẻ ngây thơ và bồng bột đã
mù quáng theo những mục đích vô nhân đạo làm cho lối sống
mấy thế hệ bị chìm đắm trong nhân cách “hồng vệ binh” của
đủ mọi phe phái. Hệ chuẩn quan trọng nhất đan kết thành các
giá trị nhân cách của tuổi trẻ đó là một hệ chuẩn đặt trên cơ sở
phát triển, tiến bộ xã hội, làm cho mỗi người ngày càng thoả
mãn các nhu cầu chính đáng của mình.
Sự khủng hoảng của lối sống phương Tây và một số
nước Đông Âu hiện đại có nguồn gốc sâu sắc từ tuổi trẻ đánh
mất niềm tin. Các hệ giá trị liên tục thay đổi đột ngột và lẫn
lộn với các phản giá trị. Cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong lối
sống của tuổi trẻ là có thể đo được. Đánh mất cái đúng, đảo
lộn cái tốt, nhập nhằng giữa đẹp và xấu tạo nên nguy cơ lớn
của sự mất mát niềm tin. Tinh hình thế giới vừa qua đã trở nên
cực kỳ phức tạp. Sự đổ vỡ mô hình chủ nghĩa xã hội ớ Đông
Àu và Liên Xô đã làm tổn thương nặng nề lý tưởng của thế hệ
trẻ. Cuộc khủnu hoảng niềm tin này có thể làm cho không ít
người dân thân vào lối sông thực dụng.
LỐI SỐNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VẢ THỰC TIỄN

Cuộc sống của tuổi trẻ hôm nay không giông với các thê
hệ trước. Thành tựu mới và cạm bẫy mới đang thử thách lối
sống của họ. Tuy nhiên việc thanh niên lựa chọn, đồng tình
hay phủ định các giá trị do các thế hệ trước sáng tạo không
phải là diện mạo kịch tính tronu sự va chạm nhân cách các thế
hệ. Xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại cho dân tộc ta hôm
nay chính là xây dựng lối sông đẹp của thanh niên và cho
thanh niên hôm nay và mai sau.

3. Lôi sông dân tộc - hiện đại và sự phát triển tính năng
động xà hội của cá nhân
Lối sống dân tộc - hiện đại mà chúng ta xây dựng dựa
trên sự phát triển của những quan hệ lao động tốt đẹp giữa cá
nhân và xã hội. Đó là lối sống gắn liền toàn diện mục tiêu
phát triển xã hội với những bước trưởng thành của mồi cá
nhân. Lối sống ấy gắn liền với lý tưởng xã hội của cá nhân và
xã hội hoá những năng lực tiềm tàng của cá nhân trong quá
trình chúng ta xây dựng xã hội mới. Có thể nói, lôi sông này
quan tâm sâu sắc đến sự phứt triển cá nhân, cá tính.
Lôi sốne dân tộc - hiện đại là lối sống theo mục tiêu xã
hội chủ nghĩa. Chủ nghTa xã hội trong cơ chế phát triển của
mình, nó hướng vào việc hoàn thiện các cá nhân con người
trong tất cả các biếu hiện cá tính cực kỳ đa dạng và phong phú
của con người. Lối sống dân tộc - hiện đại mà chúng ta đanti
định h ư ớ n u c á n l iề n v ớ i l ực lượn ụ s á n x u ấ t , quan h ệ s ả n XLIá t .

244
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DẢN TỘC HIỆN ĐẠI VÀ s ự PHÁT TRIỂN NHẨN CÁCH.

ý thức xã hội phù hợp với mọi hoạt động vật chất và tinh thần
cúa cá nhân.
Theo quan niệm mácxít thì cá nhân luôn gắn với bản
chất xã hội của nó. Mỗi cá nhân đểu hình thành và phát triển
trong những điều kiện xã hội cụ thể và nó trở thành thực thể,
thành chủ thể tự phát triển và tự tái sản xuất ra bản thân mình.
Có thể nói, chủ nghĩa Mác cho rằng cá nhân trùng hợp với bản
chất xã hội của con người. Dù cá nhân có bản chất tự nhiên là
thể xác, nhưng cái thể xác ấy phải ra đời và phát triển trong
những điều kiện xã hội nhất định. Cái thể xác trời cho ấy
không thể phát triển được nếu nó không cố các mối quan hệ
xã hội. Chính các mối quan hệ xã hội đã làm cho mỗi cá nhân
trở thành chủ thể lao động, chủ thể nhận thức, chủ thể giao
tiếp trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.
Trong lịch sử phát triển xã hội đã từng có thời kỳ mà bản
chất xâ hội của con người tách khỏi bản thân con người. Đó là
thời kỳ con người bị tha hóa. Lao động của nó tách rời bản
thân nó trở thành lực lượng xa lạ đối với con người. Đó là khi
con người bắt buộc phải làm nô lệ cho người khác, không thể
thể hiện cá tính, năng khiếu, ước mơ và lý tưởng của mình.
Dưới hình thức lao động làm thuê, lao động bị cưỡng bức, cá
nhân sẽ không thể phát triển toàn diện tính năng động xã hội
cúa mình.
Chúns ta xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại hướng tới
nhầm xoá bỏ các hình thức lao động áp bức, lao động làm
LỐI SỐNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀLÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

thuê, lao động bị cưỡng bức sẽ tạo cho mỗi cá nhân một hoàn
cảnh xã hội để hiện hữu hoá cá nhân, cá tính, tâm lý, tính
cách, thị hiếu, năng khiếu, nâng lực và ước mơ của mình. Xây
dựng lối sống dân tộc - hiện đại theo định hướng xã hội chủ
nghĩa là tạo ra mối tương quan mới giữa xã hội tốt đẹp và sự
phát triển mọi mặt của cá nhân. Lối sống dân tộc - hiện đại
theo định hướng xã hội chủ nghĩa chính là cơ sở xã hội để ai
có mang trong mình những năng khiếu bẩm sinh, những nhiệt
huyết nồng cháy, những ước mơ sáng tạo sẽ có điều kiện để
phát triển.
Lối sống dân tộc - hiện đại theo định huớng xã hôi chủ
nghĩa mà chúng ta đang xây dựng không phải là một cấu trúc
xã hội bên ngoài cá nhân; không phải là một nửa của cá nhân;
không phải lối sống dân tộc - hiện đại là cái xã hội mà cá nhân
là cái tự nhiên. Ở đây là sự phát triển biện chứng giữa điều kiện
xã hội tốt đẹp với sự phát triển của cá nhân trong lối sống tốt
đẹp. Điều kiện xã hội cũng là cấu trúc của những năng lực hoạt
động cá nhân và cá nhân là biểu hiện diện mạo phát triển của
xã hội. Vì thế, lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa là
kết quả của sự phát triển biện chứng giữa điều kiện xã hội tốt
đẹp và sự phát triển toàn diện các năng lực tiềm tàng của cá
nhân. Con người trong hoạt động của mình đã biến đổi hoàn
cảnh xã hội và tự biến đổi nãng lực tiềm tàng của mình.
Quá trình xây dựng lối sông dân tộc - hiện đại theo
định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta là quá trình biện

246
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG d a n t ộ c h iệ n đ ạ i v à SựPHẢT TRIỂN NHẨN CÁCH..

chứng của việc mở rộng nội dung lao động, hoàn thiện cơ
chê dân chủ, thực hiện cồng bằng xã hội giữa cá nhân và xã
hội. Lối sống dân tộc - hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa
tạo điều kiện cho mọi sáng kiến cá nhân, mọi sáng tạo cá
nhân khi tính chất và trình độ lao động được đề cao. Lối sống
dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa tạo cho các cá nhân tham
gia vào công việc chung của đất nước, nâng dắt tài năng,
phát hiện thiên tài. Có thể nói khi xây dựng lối sống dân tộc
- hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì cả xã hội
cũng phát triển và cá nhân cũng phát triển, con người phong
phú sẽ xuất hiện cùng với những nhu cầu phong phú; văn hoá
cá nhân sẽ hình thành.
Trong quá trình xây dựng lối sống theo định hướng xã
hội chủ nghĩa do chúng ta nắm được tất yếu lịch sử; do chúng
ta trưởng thành trong việc cải tạo xã hội và cải tạo tự nhiên mà
con người, mỗi cá nhân, cá tính ngày càng được phát triển tự
do hơn. Trước đây, đồng chí Lê Duẩn đã từng nói rằng khi
chúng ta xây dựng xã hội văn hoá cao thì đồng thời chúng ta
làm chủ được tự nhiên, làm chủ được xã hội và làm chủ được
bản thân mình. Ý nghĩa sâu sắc nhất của quá trình xây dựng
lối sống dân tộc - hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa
là ớ chỗ không chỉ tạo điều kiện phát triển tự do và toàn diện
cho một cá nhân riêng lẻ mà là tự do cho toàn xã hội trên cơ
sở lao động ngày càng được hoàn thiện và công bằng xã hội
ngày càng được thiết lập bền vững. Các cá nhàn tham gia vào

247
LỐI SỐNG DÂN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất xây
dựng lối sống dân tộc - hiện đại theo định hướng xã hội chủ
nghĩa sẽ có một môi trường tốt đẹp để phát triển tự do cá
nhân, cá tính của mình.
Quá trình xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại theo định
hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta trước hết làm thay đổi
tính chất của bản thân lao động, nâng cao năng suất lao động,
cấu tạo lại quan hệ giữa lao động giản đơn và lao động phức
tạp, giữa thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động tự
do, giữa lao động và nhu cầu. Sự thay đổi này sẽ kích thích sự
sáng tạo cá nhân, thống nhất lao động với cá nhân là buớc
chuyển quan trọng phát triển mọi năng khiếu tiềm tàng của cá
nhân. Bước chuyển này sẽ biến lao động thành nhu cẩu sống
đầu tiên của cá nhân và nó sẽ dẫn đến sự thay đổi cấu trúc nhu
cầu, làm lành mạnh hoá nhu cầu của cá nhân.
Trong quá trình xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại xã
hội chủ nghĩa, việc thoả mãn các nhu cầu đều gắn liền với
trình độ của lao động, sự phát triển của sản xuất. Những nhu
cầu thật, nhu cầu chân chính có mối quan hệ biện chứng với
sản xuất. Sự thoả mãn nhu cầu ngoài năng suất lao động, vượt
trước những cống hiến sẽ dẫn cá nhân đến nhiều sai lệch trong
sự phát triển nhân cách.
Để xây dựng thành công lối sống dân tộc - hiện đại theo
định hướng xã hội chú nghĩa, xã hội ta có những cơ chế điêu
chỉnh và đánh íịiú hành vi cá nhân. Cơ chế ấy hao gồm rất

248
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI VÀ SựPHẢT TRIỂN NHẢN CÁCH..

nhiều hệ chuẩn mực, những công cụ giáo dục làm hình thành
các thói quen mới, kích thích những hoạt động tích cực, kiẻm
chế những hoạt động tiêu cực. Những cơ chế này đều tạo ra
những quan hệ biộn chứng giữa cá nhân và xã hội trong quá
trình hoàn thiện lối sống dân tộc - hiộn đại xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình hoàn thiện lối sống dân tộc - hiện đại
theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã có rất nhiều cá nhân
không những không biểu hiện được tính tự giác tích cực phát
triển xã hội mà còn đi ngược lại với tiến trình phát triển của xã
hội tạo nên lối sống tự do buông thả, lối sống thực dụng, tộ
quan liêu, tham nhũng. Văn kiện Đại hôi Đảng Công sản Việt
Nam lần thứ X đã chỉ rõ: “Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng;
vẫn còn tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng
cấp. Thoái hóa, biến chất vê chính trị, tư tưởng, về đạo đức,
lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân
trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên...”5. Đại hội
Đảng nhất trí nhận định rằng, những khuyết điểm này “diễn ra
nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là
trong các cơ quan công quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản,
quản lý đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý tài
chính”6. Vãn kiện Đại hội X cũng đã cảnh báo: “Đó là một

' Đ áng cộn g sán V iệt Nam. Vãn kiện Đ ạ i h ộ i dạ i biêu loàn quốc làn rliú X.
N xb Chính trị q u ố c gia Hà N ội. 2006, tr.263-264.
h Đánsi c ộ n g sàn Việt N am Vãn kiện D ạ i hội dại biếu toàn quốc lán tltứ X.
Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 2(X)6. tr.263-264

249
LỐI SỐNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẨN DỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ,
làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng”7.
Vì sao lý tướng của Đảng thì cao đẹp như thế mà không
ít cán bộ, đảng viên lại sống nhỏ nhen và bẩn thiu, xấu xa đến
như vậy? Đó là khuyết điểm có tính cỊ}ất cá nhân hay do cơ
chế? Những khuyết điểm này là nhất thời hay lâu dài?
Các tiêu cực mà Đại hội Đảng lần thứ X nêu lên tuy mổi
hiên tượng tiêu cực ấy có diện mạo riêng như: bệnh cơ hội,
chủ nghĩa cá nhân, thoái hóa biến chất về đạo đức và lối sống,
tệ quan liêu... Song chúng đều cỏ mối liên hệ bản chất với
nhau. Đã sa đà vào bệnh cơ hội thì đương nhiên nó là một
biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Đã sa đà vào chủ nghĩa cá
nhân thì tất yếu đẫn đến thoái hóa, biến chất về chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống. Đã biến chất về đạo đức, lối sống, tất
yếu đi đến chủ nghĩa thực đụng, tệ nạn tham nhũng... Những
hiện tượng này đều đi ngược lại với quá trình xây dựng lối
sống theo định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Những
hiện tượng này đặt ra vấn đề rất nghiêm túc về sự phát triển
tính nãng động của cá nhân khi chúng ta xây dựng lối sống
dân tộc - hiện đại.
Trong quá trình giải phóng những năng lượng cá nhân
để xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại, ở xã hội ta còn xảy
ra rất nhiều phản vãn hoá đi ngược lại với mục tiêu phát triển

Đ á n g c ộ n g sá n Viẹi N a m V ă n kiện Dụi liội thu biếu toàn q u o c lán thứ X.


Nxh C hính trị q u ổ c g i a HÌ1 Nội. 2006. tr 26í-2(>4

250
CHƯƠNG 4. LỐI SỐNG DAN t ộ c h iệ n đ ạ i VẨ s ự PHẤT TRIỂN NHẢN CACH.

tính nâng động cá nhân. Những phản vãn hoá này có rất
nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân đầu tiên có thể thấy là
những cá nhản này chưa nhận thức đầx đủ giữa tất yếu và tự
do, giữa các chuẩn mực xã hội và trách nhiệm công cỉản.
Những phản văn hoá này biểu hiện ở nhiều lĩnh vực của cuộc
sống. Tuy là biểu hiện rất khác nhau nhưng chúng ta có thể
xác định được nó từ các bộ phạm trù cúng - sai; thiện - ác;
đẹp - xấu.
Các hiện tượng phản văn hoá thể hiện trong lao động:
lười lao động, tệ làm hàng giả, làm ẩu đó là nỗi nhức nhối khi
chúng ta xây dựng lối sống mới. Trong giao tiếp xã hội, ngoài
những quan hệ trong sáng, tình nghĩa, hiện nay không ít các
hiện tuợng tàn bạo, cửa quyền, vô đạo đức làm vẩn đục tình
người và đại nghĩa dân tộc. Những hiện tượng phản văn hoá
này xâm nhập cả vào trong gia đình, phá vỡ nhiều chuẩn mực
thiêng liêng trong quá trình xây dựng lối sống dân tộc - hiện
đại của chúng ta. Các quan hệ anh em, cha con, vợ chồng có
nơi, có lúc đang bị các phản văn hoá đe doạ phá vỡ sự ổn định
có ý nghĩa nhân bản nhất trong lĩnh vực lối sống.
Nhận diện và đấu tranh với các phản văn hoá này không
phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân
danh \ãn hoá, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như
nhữne mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định. Ai
cũng biết rằng tự do, trong ý nghĩa tuyệt đối của nó là văn
hoá. Nhưne đó là tự do của sự trướnc thành, tự do của những
LÓI SÓNG DÂN Tộ c , hiện đ ại - MẤY VẤN ĐẾ LỸLUẬN VÀ THỰC TIỄN

con người gắn bó với tự do cúa đồng loại. Tự do chỉ giành


cho minh, làm mất tự do của đồng loại, đó là một hiện tượng
phản văn hoá. Cũng như vậy, tôn trọng lẫn nhau trong quan
hộ giao tiếp bao giờ cũng là phẩm cách vãn hoá; ngược lại,
hạ thấp quan hệ này bằng sự khúm núm, vì lợi ích cá nhân
thì đó là hiện tượng phản văn hoá. Tinh thương yêu con
người bao giờ cũng là bản chất của vãn hoá. Tuy nhiên nếu
tình thương yêu ấy không cổ vũ tính tích cực trong con người
mà ngược lại nó bao che cho tính lười nhác, độc ác thì tình
thương yêu ấy không trọn vẹn và đó không phải là định
hướng nhân cách trong quá trình xây dựng lối sống dân tộc -
hiện đại của chúng ta.
Nhận diện các phản văn hoá không chỉ bằng tâm lý
thường ngày có thể phát hiện được bản chất của nó. Để khắc
phục được các phản vãn hoá cần phải nâng nhận thức tới tầm
lý trí, hoà nhập vào tư duy khoa học đạt tới sự trưởng thành
của ý thức. Các phản vãn hoá xuất hiện trong mọi ĩĩnh vực của
đời sống dưới rất nhiều diện mạo khác nhau làm cản trở
không nhỏ sự phát triển nhân cách tốt đẹp.
Biểu trưng đầu tiên của các hiện tượng phản vãn hoá là
nó đứng vé phía cái sai, ra sức trấn áp, hù doạ cái đúng.
Sai - đúng là một cặp phạm trù phàn ranh giữa phản văn
hoá và có vãn hoá. Tuy nhiên thế nào là đúng, thế nào là sai
lại không dễ chút nào. Đã có thời kỳ người ta cho rằng phái
“Văn hoá vỏ sản” ở Nga là đúng và Đại cách mạng vãn hoá ở

252
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DÀN TỘC HIỆN ĐẠI VÀ s ự PHÁT TRIỂN NHẢN CÁCH.

Trung Ọuốc là không sai. Sau các cơn lốc lớn của lịch sử thì
thái độ hư vô với truyền thống và sự coi trí thức, con người
chí là công cụ, là phương tiộn bị liệt vào các hiện tượng phản
văn hoá.
Trong xã hội, chúng ta dễ tìm thấy những hiộn tượng lúc
này thì đúng, lúc khác thì sai; thời điểm này là có văn hoá
nhưng thời điểm khác lại là phản văn hoá. Khi trình độ dân trí
còn thấp, việc tuyên truyền, giáo dục đôi khi mang tính dạy
bảo có thể vẫn được coi là có văn hoá. Song, ở trình độ dân trí
đã phát triển người ta không thể tuyên truyền, giáo dục một
cách giản đơn. Mọi sụ đơn giản nhiều khi lại trở thành phản
văn hoá.
Phép biện chứng của cái đúng và cái sai, cái văn hoá và
cái phản văn hoá không thể do ý muốn chủ quan mà nó phải
dựa trên cơ sở khoa học khi chúng ta nhận diện nó để chống
hay để xây trong quá trình phát triển lối sống dân tộc - hiện
đại. Khoa học cùng tuyến với cái đúng và đứng về phía văn
hoá; phản khoa học là cùng tuyến với cái sai, cũng là hiện
tượng phản văn hoá. Đúng - sai dựa trên cơ sở khoa học là dựa
trên nền tảng vĩnh cửu của chân lý. Nó mang cả ý nghĩa nhân
văn lẫn ý nghĩa nhân đạo và đạt tới tầm nhân loại. Khoa học là
của chung, là chân lý cho mọi người. Mọi sự vận động của
lịch sử, mọi quá trình lao động, giao tiếp dựa trên cơ sở khoa
học là dựa vào cái đúng. Và tất yếu là mọi hoạt động phản
khoa học đểu là sai trái.

253
LÓI SÓNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẨY VẤN ĐẺ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Đúng - sai trong quan hệ nhân tính được soi rọi từ giá trị
khoa học là cơ sở đầu tiên phân ranh giữa vãn hoá và phản vãn
hoá trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Xưa nay dân tộc ta được
coi là một dân tộc có nền văn hoá sâu bời vì chúng ta luôn
đứng về phía chính nghĩa mà chống phi nghĩa. Thời đại mới
đòi hỏi chúng ta phải đặt chủ nghĩa yêu nước trên nền tảng
khoa học và phát triển các giá trị truyền thống, tăng tính hiện
đại của văn hoá và khắc phục dần các phản văn hoá bất kể nó
có từ nguồn gốc nào.
Phản văn hoá thường xuất hiện từ cái sai, cái phản khoa
học, chống lại công lý và chân lý. Pháp luật là công cụ điều
chỉnh các quan hệ xã hội, phát triển các giá trị văn hoá và
khắc phục các hiện tượng phản văn hoá. Pháp luật là cùng
tuyến với cái đúng. Nó là ngọn đèn soi rọi những nơi ẩn nấp
của cái sai, phát hiện mầm rễ của các phản văn hoá. Xây dựng
một nền khoa học mạnh, lấy nhà nước dân trí là một trong
những giải pháp khắc phục các phản văn hoá trong quá trình
chúng ta xây dựng lối sông dân tộc - hiện đại, phát triển các
tiềm năng cá nhân.
Biểu tnữig thứ hai của các hiện tượng phản văn hoá:
thường đứtĩg vê phía cái ác chống lại cái thiện. Thiện và ác
cũng là cập phạm trù phân ranh giữa vãn hoá và phản vãn hoá.
Làm điều thiện là có vãn hoá và làm điều ác là phản vãn hoá.
Tuy nhiên, đạo đức của con người vốn là sản phẩm của
cái lợi ích. Lương tâm, vinh dự, nghĩa vụ, trách nhiệm, ý nghĩa

254
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DẨN t ộ c hiện đại v à s ự p h á t TRIẩN nhản c á c h .

CUỘC sống đ ề u gắn với các lợi í c h giai c ấ p . Hoạt động giải
phóng người lao động nhằm thoát ra khỏi mọi áp bức bóc lột
được giai cấp vô sản coi là hợp đạo đức, có văn hoá; nhưng lại
bị giai cấp bóc lột cho là vô đạo đức, phản văn hoá. Lấy chuẩn
thiện - ác để đánh giá một hiện tượng văn hoá và phản văn hoá
trong xây dựng lối sống hiện nay phải xuất phát từ quyền lợi
giai cấp. Cái có lợi cho giai cấp tiến bộ thường được lịch sử
xác nhận là có văn hoá. Những cái phục vụ cho giai cấp phản
động thường là những hiện tượng phản văn hoá. Hành động
bạo lực, chém giết của bọn phát xít và bọn phân biệt chủng
tộc không thể là thước đo của các giá trị văn hoá ở thòi đại ta.
Nó chính là nguyên nhân làm xuất hiện các phản văn hoá mà
loài người tiến bộ lên án.
Cái thiện, cái ác ngoài nội dung giai cấp, nó còn chứa
đựng tính chất thời đại. Tính chất của các phản văn hoá gắn
chặt với các thời đại sản sinh ra nó. Trước đây, người ta
nhuộm rãng đen, ăn trầu, tách mình ra khỏi lao động chân tay
được gọi là người quân tử. Trong thời đại cũ, người có văn hoá
được xác định từ số của cải mà họ có. Người giàu thường được
coi là có văn hoá và người nghèo bị coi là thiếu, hoặc vô, hoặc
phản văn hoá. Thời đại hiện nay chuẩn đạo đức đã khác trước.
Trước hết nó không phải là đạo đức chấp nhận. Các chuẩn
thiện - ác đều dựa trẽn cơ sở là văn hoá của cộng đồng, hay
trên cơ sớ của cái đúng. Chủ nghĩa bình quân trước đây từng
được coi là văn hoá của cộng đồng, nay trên cư sở của cái

255
LỐI SỐNG DẨN T ộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẨN ĐẺ LÝ LUẬN VẢ THỰC TIỄN

đúng nó đã bị liệt vào các hiện tượng phán văn hoá, bởi vì nó
đã cổ vũ cho sự yếu kém và lấy phần của người làm tốt chia
đều cho người làm chưa tốt.
Cùng với tính giai cấp, tính thời đại, thiện - ác còn mang
tính dân tộc và tính nhân loại. Có những hiện tượng ở một dân
tộc này coi là hiện tượng văn hoá thì dân tộc khác coi là phản
vãn hoá. Có các món ăn truyền thống, các lễ hội cổ truyền,
các phong tục tập quán lâu đời của mỗi dân tộc từng làm cơ sở
cho sự phát triển của vân hoá hiện đại, thiếu nó thì các phản
vãn hoá sẽ gia tăng. Có những người cho rằng tục thờ cúng tổ
tiên, nhớ ơn ông bà, thành kính với những người đã có công
giáo dục và giáo dưỡng là phản văn hoá vì nó mang tính hành
lễ, dị đoan. Ngược lại, tục trai gái hôn nhau ở công viên, bến
tàu trong các nước phương Tây được coi là hiện tượng văn
hoá, nhưng đối với người Ấn Độ và một số nước khác thì đó là
hiện tượng phản văn hoá.
Tuy có khác nhau về chuẩn đạo đức xác định văn hoá
và phản văn hoá ở một số dân tộc khác nhau, nhưng trong
chiều sâu của các quan hệ đạo đức là có tính nhân loại. Ớ
đâu thì cái thiện, hoà bình, tình hữu nghị, sự quan tâm đến
con người, lương tâm, vinh dự cũng đều là cái thiện, đại
biểu cho văn hoá; ở đâu thì cái ác, cái giả, sự tàn bạo, các
quan hệ mất nhân tính, vô luân, không có lương tâm cũng
bị coi là các hiện tượng thiếu văn hoá, vô văn hoá và phản
văn hoá.

256
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI VÁ s ự PHẤT TRIỂN NHẢN CẨCH.

Cái thiện thường quang minh, chính đại. Cái ác thường


trăm biến, ngàn hoá lẩn quất trong cái thiện và lợi dụng cái
thiện. Cái ác cũng có sức sống bất tận như cái thiện: nó hiện
diện ở mọi thời và mọi người. Cái ác là ngọn nguồn của mọi
phản vãn hoá. Dù phản văn hoá nấp dưới hình thức nào,
nhưng hễ ta tìm thấy cái đuôi ác độc của nó thì không dễ bề
trốn tránh.
Cặp phạm trù thứ ba phân ranh giữa văn hoá và phản văn
hoá là cặp phạm trù đẹp - xấu. Cái đẹp là tiêu biểu của văn
hoá và cái xấu là đặc trưng của phản văn hoá.
Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam cũng như nhiều dân tộc
khác trên thế giới đã rất yêu cái đẹp. Từ tình cảm lớn đối với
cái đẹp, nhân dân Việt Nam đã hình thành một nền phong hoá
cổ truyền đầy những mỹ tục và tập quán nền nã. Tinh yêu đối
với cái đẹp là cơ sờ quan trọng để khắc phục cái xấu. Trong
trường kỳ lịch sử, cuộc đấu trang giữa cái đẹp và cái xấu diễn
ra trên bình diện văn hoá và phản văn hoá. Nhân dân, các lực
lượng tiến bộ đứng về phía cái đẹp, xây dựng cuộc sống có
văn hoá, đấu tranh chống cái xấu, phủ định cái phản vãn hoá.
Các truyện nôm, truyện cười đều phản ánh các mâu thuẫn giữa
cái đẹp và cái xấu và kết cục của nó: vãn hoá được khẳng định
và phản văn hoá bị phủ định.
Gần đây, tronơ xã hội chúng ta, cuộc đấu tranh giữa văn
hoá và phán văn hoá biểu hiện trên bình diện đẹp - xấu diễn ra
rất quyêì liệt. Cần nhận diện và có biện pháp tích cực nhất

257
LÓI SỐNG DẢN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUAN VÀ THỰC TIẾN

chỏng các phản văn hoá bới nó sỗ là chất men gây độc đến
toàn bộ sự phát triển sâu xa nhất cua xã hội cho đếnmãilận
mai sau.
Cái sai, cái ác, cái xấu là nguyèn nhân cua mọi phản văn
hoá làm kìm hãm sự phát triển của xã hội Tuy nhiên, chắc
chắn nó sẽ bị cái đúng, cái tốt, cái đep đẩy lùi.
Mỗi xã hội văn minh và ổn định bao giờtừ lòngsâucủa
nó cũng thiết lập một cơ chế điều chinh phát triển văn hoá và
hạn chế đến mức thấp nhất các phản văn hoá. Cơ chế đó là sự
tương tác mạnh mẽ giữa lao động trí óc và lio động chân tay,
thiết lập nhà nước pháp luật hùng mạnh, x.áy dựng nển khoa
học tiên tiến, giải phóng các năng lực sáng tạo, thực hiện dân
chủ, mở rộng thông tin làm nảy sinh các giá trị văn hoá có
tính chất nhân bản trên cơ sở một nền giáo dục tiên tiến. Cơ
chế này vận hành dưới ánh sáng của chế độ chính trị tiến bộ,
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội sẽ trong sạch dần,
văn hoá sẽ đón đỡ mọi sự phát triển và đây các phản vãn hoá
ra khỏi các quan hệ nhân tính làm cho con người ngày càng
tin, càng yêu và càng hiểu biết nhau hơn.
Trong những năm gần đây, các hiện :ượng phản vãn hoá
đã xâm nhập vào tổ chức Đảng, tổ chức lãnh đạo xây dựng lối
sống lành mạnh. Trong nhiều các hiện tượng phản vãn hoá có
một hiện tượng gây nhức nhối dư luận xã hội, nổi côm trong
mối quan hệ giữa xã hội và cá nhãn, dó là tệ tham nhũng.
Đáng ta không những nhận biết các hiện tuợng tham nhùttg đã

258
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG DÁN TỘC HIỆN ĐẠI VÀ s ự PHÁT TRIỂN NHẨN CẢCH.

phổ biên đến như thế nào, mà còn chỉ rõ những lĩnh vực xảy rư •
tham nhũng nhiên nhất là: các cơ quan công quyền, quản lý
dất đai, quản lý tài chính, xây dựng cơ bản, quản lý doanh
nghiệp nhà nước. Những lĩnh vực này đều là những lĩnh vực
chủ chốt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những cán bộ đảng viên
tham nhũng trong các lĩnh vực này đều vi phạm điều lệ Đảng,
đều phản lại lý tưởng mang những giá trị tốt đẹp để xây dựng
lối sổng dân tộc - hiện đại.
Lý tưởng của Đảng ta luôn hướng về xây dựng những
con người biết đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết
và truớc hết. Đó là những con người thẳng thắn, trung thực,
cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; những con người thắng
không kiêu, bại không nản, chịu đựng mọi gian khổ, dấn thân
vì nghĩa lớn; vui cái vui của nhân dân; đau cái đau của những
người bất hạnh. Lý tưởng của Đảng mong muốn những con
người tốt đẹp xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội ta.
Vì sao nhiêu người có chức, có quyền lại làm hoen ố lý
tưởng của Đảng? Vì sao không ít những người có chức, có
quyền lại có thể tham nhũng được và dám tham nhũng? Trước
hết là họ lộn? quyền. Quyền mà Đảng giao cho họ, chức mà
Đảng phong cho họ, họ đều tưởng là bản chất mà họ có. Tài
sản mà nhân dán bằng mồ hỏi, nước mắt và bằng cả bệnh tật
và xương máu tréo cho họ để họ thực hiện lý tưởng phát triển
đất nước của Đảrg thì họ lại lạm quyền chia chác theo ý chủ
quarn và vơ vét ứeo chủ nghĩa cá nhân vị kỷ. Trong lý tướng

259
LỐI SỐNG DAN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÁTHựC TIẾNI

cúa Đảng, quyền lực là cùa nhân dân phải do nhân dân vyà vì
nhàn dân mà thực hiện. Lý tường ấy là lý tương vĩ đạii của
Đảng. Đó là lý tưởng nhàn dân làm chủ đất nước tronjg quá
trình xây dựng cuộc sống mới.
Những người tham nhũng sau khi đã lộng quyềra, lạm
quyền lại mắc vào lỗi thứ hai phản lại lý tướng của Điảmg là
độc quyền chân lý, coi thường nhân dân, vi phạm quyểm làm
chủ của nhân dân. Nhân danh nguyên tắc Đáng, họ tihiường
chia chác ngầm, khép kín phạm vi lợi ích, bưng bít thômg tin
làm cho quyển lợi chỉ chảy vào túi của họ.
Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng tuy lãnh đạ<o nhân
dân nhưng Đảng không đứng trên pháp luật. Những kẻ tham
nhũng trong Đảng, do lạm dụng, lộng quyền, chống lại dâr
chủ, đi đến khinh thường pháp luật. Nhiều kẻ tham mhũnị
tưởng rằng chính mình là người đề ra luật pháp cho nêin mọ
hoạt động vơ vét và nhũng nhiễu của họ đều gắn vớri ìuậ
ngấm, luật rừng. Nếu ai không thỏa mãn với các chuẩm mựi
bất thành văn ấy thì đều gặp rất nhiều khó khăn trong các nh
cầu chính đáng của minh. Rõ ràng những hiện tượng lộn
quyền, lạm quyền đều cản trở quá trình xây dựng lốt sống dã
tộc - hiện đại theo định hướng xã hội chú nghĩa
Chúng ta có thể nhận diện được rát nhiều nguyên nh;ì
đi đến tham nhũng và bản chất của hién tượng tham nhũr
trong Đảng. Có nguyên nhân chủ quan, có nguyên nhân khát
quan; có nguyên nhân do Irìnli độ yếu <ém; có nguyên nh

260
CHƯƠNG 4: LỐI SỔNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI VÁ s ự PHẤT TRIỂN NHẢN CÁCH.

do cơ chế; có nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên


ngoài. Vì the khi giải phóng năng lực cá nhân chúng ta vẫn
cần có một cơ chế khoa học kiểm soát và định hướng cho lôi
sống của cá nhân.
Như Vãn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ rõ: “Một
bộ phận khổng nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả một số cán bộ
chủ chốt các câp, yếu kém cả về phẩm chất và nâng lực,
thiếu tính chiến đấu và tinh thần bảo vệ quan điểm, đường
lối của Đảng, giằm sút lòng tin, phai nhạt lý tưởng8. Cán bộ
chủ chốt mà giảm sút lòng tin, thiếu tinh thần bảo vệ quan
điểm, đường lối của Đảng, phai nhạt lý tưởng thì nghị lực
sống đã trở nên nhỏ bé, nhân cách sống đã trở thành tầm
thường. Đ ó chíih là một hiện tượng thoái hoá trong quá
trình phát triển tính nãng động của cá nhân khi chúng ta xây
dựng lối sống nứi.
Lý tưởng bio giờ cũng là cái thiêng liêng nhất. Lý tưởng
xã hội củầ Đảng và lý tưởng của cá nhân nếu không còn phù
hợp thì những nguyện vọng, những ước mơ, những hoài bão
của cá nhân sẽ tở nên rất nhỏ bé, nó sẽ thiếu mục tiêu phấn
đấu, mất phươrụ hướng hoạt động và rất dễ sa đà vào chủ
nghĩa cá nhân CỊC đoan. V ì thế vấn đề rèn luyện đạo đức trong
phát triển tính mnc độnc của nhân cách để xây dựnc lôi sòng
dân tộc - hiện đạ trớ nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Đ à n g c ộ n g sàn V iô N .in i \ Í//Í k ir n D(II lìc i <1(11 biéu loủn í ịiií ii hiu iliử X S tld .

h 2<S3

261
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẨY VẨN ĐẺ LÝ LUẬN M THựiC TIỄN

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đê nâng CIO nãng Lực cùa
mỗi đảng viên, mỗi chi bộ lên một tầm cao mới dáp ứng tốt
hơn với sự nghiệp xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại thì
“mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức
cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công wô tư”y.
Phát triển tính nãng động xã hội của cá nhàn xã Ihội cần
quan tâm đến đức và đến tài. Cha ông ta Coi hiềm tài là
nguyên khí của quốc gia; cho nên tài và đírc trong việc bổ
nhiệm cán bộ là một tiêu chí quan trọng. Đạo đức luéôn quan
hệ đến lợi ích. Thấm nhuần đạo đức cách mạng thì sẽ thấu
hiểu mối quan hệ giữa lợi ích của tập thể, lợi íịch của cá nhân
và sự phát triển hài hòa giữa hai lợi ích ấy ttrong qjuá trình
xây dựng lối sống mới.
Lợi ích cộng đồng, lợi ích tập thể, lợii ích x;ã hội là
thước đo nhân cách của người hiền tài. Né'ui một mgười chì
thu va hà vén cho cá nhân; nếu cùng lao độing cùng chức vụ
mà người đảng viên, người lãnh đạo lại tựr ccho munh là có
công to, tự chia chác, tự biển thủ thì nhận tihiức ấy mhất địrứ
đi đến hư hỏng. Vì sao những người có tàii năng cùng lat.
động như mình mà họ sống thanh bạch mà 'rmình thìì giầu lêi
nhanh chóng? Dư luận xã hội bao giờ cũinịg thẩmi tra hiệi
tượng đó một cách công bằng. Đạo đức Cỉá^ch mạmg là đạ<
đức của những con người làm trước thiên hiạ mà hurởno bổn
lộc sau thiên hạ. Đó là đạo đức cần kiệmi liêm (.chính, cl

" Hồ Chí Minh Toàn tập. tập 12. Nxh Chính (rị quõc gi;t lllà 1 Nôi 19<|CX) tr.5IO

262
CHƯƠNG 4: LỐI s3n G dẩn tộ c hiện đ ại v à sự p h á t t r iể n n h ẩ n CẨCH

công vô tư. Kh những quan niệm, những giá trị đạo đức này
đã thấm sâu vìo lương tâm, vào danh dự, vào ý nghĩa cuộc
sống của con nzười thì quan hệ giữa con người với con người
sẽ tốt hơn rất miều; sự hy sinh của người này cho người khác
sẽ trở thành lẽ sống và đó cũng chính là một trong những
chuẩn mực cỉu lối sống dân tộc - hiện đại theo định hướng
xã hộì chủ ngỉía.
N hu Nghị quyết Hội nghị Trung ương lẩn thứ năm khỏa
VIII dã nhận xtt: hiện nay sự hoài nghi về con đường xã hội
chủ nghĩa ở nước ta, gắn với sự suy thoái về đạo đức, lối sống
khá phổ biến. uối sống “dùng tiền nhà nước tiêu xài phung
phí, â n chơi sa dọa..., kèn cựa địa vị, cục bộ địa phương, bè
phái...”10; Đó h một lối sống xấu xa, bệnh tật, thực dụng cản
trở rất to lớn (Ề'n quá trình xây dựng lối sống dân tộc - hiện
đại định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trong qin trình xây dựng đất nước, Đảng ta luôn luôn
hướng về một lối sống lành mạnh. Do phai nhạt về lý tưởng,
do nhìẽm vào lối sống thực dụng chỉ chú ý đến lợi ích vật chất
mà coi nhẹ các giá trị tinh thần, chỉ coi trọng lợi ích cá nhân
mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng, chỉ chú ý đến lợi ích trước mắt,
không phấn đấu vì lợi ích lâu dài mà nhiều cán bộ đảng viên,
kể cả những nguời có chức, có quyền đã đi đến ăn cắp cúa
công, nhũng nhiẻj nhân dân. Cần thiết phải giáo dục lòng yêu

Đàng, c ộ n g sán Viít Nam. \ 'ăn k iạ : H ộ i lìglìỊ lán llìứ năm Ban chấp hành
Tninii tương k h ó a \':ỈI.S \b Thinh trị 1 |UÒC uia Hà Nội. 1998. ti .46-47

263
LỐI SỐNG DẨN Tộ c , hiện đại - MẤY VẤN ĐỂ LỸ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

nước nồng nàn, ý chí tự lập tự cường, tinh thần đoàn kết cộng
đồng, lòng nhân ái khoan dung trong quá trình chúng ta xây
dựng lối sống dân tộc - hiện đại theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Lối sống này đối lập với chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, chủ
nghĩa thực dụng vụ lợi. Nó có tác dụng ngăn chặn cáic phản
văn hoá trong mọi hoạt động thường nhật.
Lối sống lành mạnh thường gắn liền với nhân cách sống
thẳng thắn, trung thực, vị tha. Trong rất nhiều Nghịị iqiuyết
trưóe và trong thời kỳ đổi mới Đảng ta đều hướng wằo> tạo
dựng nhân cách người cách mạng. Nhân cách này là sảm ipihẩm
của quá trình cách mạng của nhân dân ta. Nhân cách n à y lkhác
với các nhân cách kẻ sĩ, bậc trượng phu, người quân ti& <Ở1 thái
độ đối với nhân dân, với đồng bào, đồng chí, với lao độmgi với
các hoạt động chính trị xã hội. Nhân cách này cũng kỉhiáic với
nhân cách của các ông chủ nhà máy của giai cấp tư Siảinv ông
chủ của những đồn điền thẳng cánh cò bay. Nhân cầcchh này
được hình thành theo lý tưởng và hình mẫu của ngưcờii iĐảnư
viên cộng sản. Đó là nhân cách sống cao thượng, văn rmiinnh cc
văn hóa.
Nhân cách người cách mạng thường được thử tlhráóch ’
hình thành trong công việc. Đó là nhân cách không cHiỉi 1 nói
đôi với làm, mà phải nói việc hay, làm việc giỏi, việc ttô'b't.1 Hic
nay có tình hình, nhiều cán bộ đủ nhân cách để xây (cUưimg
đất nước to đẹp hơn, đàng hoàng hơn theo Di chúc <ccủủa
Hồ. Song, sau khi mỗi công trình to đẹp hoàn thành, inrKnỗi

264
CHƯƠNG4: LỐI SỐNG DAN t ộ c h iện đ ại v ả SỰPHATTRIỂN nhản c á c h .

đường rộng thênh thang ra đời, mỗi khu đô thị đàng hoàng
xuất hiện thì không ít nhân cách người thực hiện những công
trình ấy lại nhỏ bé đi rất nhiều. Sự tha hóa này về nhân cách
do nhũng hiện tượng tham nhũng bớt xén công trình, ăn cắp
nguyên vật liệu tạo nên. Xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại
gắn bó chăt chẽ với việc bảo vệ nhân cách con người cách
mạng; Làm sao cho họ không biến chất mỗi khi một việc tốt
được hoàn thành. Sự ăn cắp của cải của nhân dân, sự rút ruột
các oông trình của nhà nước đều đem lại sự tha hóa về nhân
cách của các quan tham. Tất nhiên, nếu tham nhũng, chia
chác và rút ruột các công trình thì chẳng những nhân cách kẻ
tham nhũng sớm sụp đổ mà cả các công trình cũng không thể
bền vững.
Lâu nay người ta thường nói đến tinh hình ở một số tổ
chức Đảng vừa thiếu dân chủ, vừa xuê xoa chín bỏ làm mười.
Có cơ sở Đảng, những quyết định quan trọng không được
thông qua ở hệ thống chính trị. Công đoàn không biết, thanh
niên khồng hay, đảng viên thường bị vượt mặt; nhân dân bị
bưng bít, mặt trận mù tịt. Sự thiếu minh bạch, không công
khai, độc quyền chân lý như thê đã dẫn tới nhiều vụ tham ô,
nhũng nhiễu rất điển hình. Phải xốc lại cơ chê' dàn chủ làm
thế nào để kẻ muốn tham nhũng cũng không thể tham nhũng
được; kẻ sắp sửa tham nhũng cũng chùn tay và kẻ đã tham
nhũng rồi nhất định sẽ bị lôi ra ánh sáng thì cơ chế xây dựng
lối sống làih mạnh mới có thê được thiết lập.

265
LỐI SỔNG DAN Tộ c , hiện đại - MẤY VẤN ĐẺ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ chế và thiết chế dân chủ cần trở thành một nội duing
thật sự cơ bản, thật sự quan trọng để tạo điều kiện phát hiuy
hết năng lực của mỗi người, để người có khả năng, có tài họ sẽ
cống hiến hết sức mình vào sự nghiệp xây dựng lối sống dtân
tộc - hiện đại ở nước ta.
Sự phát triển của nền dân chủ theo hiến pháp và phiáp
luật của chúng ta là một trong những thành tô quan trọng pbhát
triển tài năng con người. Nó công khai hóa mọi quan hệ. Sự
kiểm tra, kiểm soát có khoa học, có hệ thống, có chuẩn mrmực
rõ ràng là công cụ hạn chế cái sai, cổ vũ cái đúng.
Hiện nay, thực tiễn cuộc sống của nhân dân ta biếm c đổi
từng ngày, cơ chế quản lý có khi không theo kịp sự vận độộng
của cuộc sống. Chúng ta lại chưa có kiến thức đầy đủ về nmột
cơ chế thị trường. Vì thế trong quản lý đất nước có mhhiều
vấn đề phải hoàn thiện. Xốc lại cơ chế phải gắn liền v<ỡiji sự
phát triển nội sinh về khoa học trong xã hội. Chúng ta pphải
nắm được khoa học tiên tiến trong quản lý đất nước. iHHiện
nay nền kinh tế trí thức đang phát triển rất mạnh. Nếu clhihúng
ta không gắn việc quản lý đất nước với nền kinh tế ấịyiy thì
nhất định người có nãng lực phát triển vẫn chưa được; p giải
phóng tiềm năng.
Phải mở rộng phê bình và tự phê bình [rong ĐarìỊg.. }. Đâv
là một trong những giải pháp quan trọng kiềm chế Hđhthuyê'
điểm nếu nó được tiến hành thường xuyên và nghiêimi n túc
Tình trạng nể nang, xuê xoa, phớt lờ nguyên tắc tổ clhiứiiức vi

266
CHƯONG 4: LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI VÁ s ự PHÁT TRIỂN NHẨN CÁCH.

xây dựng Đảng; độc quyền chân lý đã tạo những kẽ hở để các


quan tham tự do vơ vét của nhà nước và của nhân dân. Phê
bình và tự phê bình một cách nghiêm túc thì đạo đức, lối sống
của con người sẽ tốt hơn lên rất nhiều. Tập thể lành mạnh và
đoàn kết có liên quan mật thiết đến môi trường xã hội lành
mạnh. Nó vừa chống các thế lực quan liêu, vừa phản đối chủ
nghĩa tự do vô tổ chức hướng mỗi con người vào cuộc sống
lao động lành mạnh, chân chính.
Lâu nay Đảng ta vẫn coi phê bình và tự phê bình là
quy luật phát triển của cuộc sống. Tuy nhiên hiện nay có
tinh trạng kẻ xấu phê binh người tốt và người tốt không
muốn, không dám phê bình kẻ xấu bởi vì những “liên minh
thần thánh” của thế lực xấu rất nguy hiểm. Có tình trạng
“chưa dược vạ mà má đã sưng”. Vì thế muốn xây dựng một
lối sống thật trong sạch, cần phải có cơ chế mạnh để răn đe
kẻ xấu.
Cũng cần nói thêm rằng phê bình và tự phê bình phải
gắn với các hoạt động thi đua khen thưởng đúng đắn thì
những nhàn tố mới mới có thể sớm xuất hiện. Trong thực tế
không ít người lao động có thành tích đã không kịp thời được
khen thướng; mà ngược lại nhiều người có ít thành tích, thậm
chí có người còn không có thành tích, thành tích giả, thành
tích yếu kém vẫn được khen thưởng. Cần phải xây dựng lại cơ
chê' khen thướng thật khoa học đê làm cho nhiều nhân tố mới
có thể sớm xuất hiện trong đời sống chúng ta.

267
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẺ LÝ LUẬN VÀ THỰC TỂh

Khen thưởng không phải là một cơ chê xin cho. Khen


thưởng phải có chuẩn mực khách quan, khoa học dựa vầo lao
động phát triển xã hội. Nhiều người có thành tích lao động
xuất sắc, nhưng nếu một tập thể nào đó yếu kém không đề
xuất khen thưởng cá nhân ấy; như vậy xã hội mất đi một
gương điển hình tích cực. Hiện nay có tình hình là nhiều tấm
gương lao động xuất sắc họ không tự xin khen thưởrag. Xây
dựng lại cơ chế khen thưởng phải chứng tỏ năng lực (quảin lý
lao độngi quản lý xã hội của chúng ta là khách quan, là tiên
tiến, là khoa học và nhân đạo. Phải có cơ chế phát hiện nhĩững
người tốt để khen thưởng.
Xây dựng lối sống mới theo Chủ tịch Hồ Chí IMimh là
một “cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những gì đã CŨI kỹỹ, hư
hỏng để tạo ra cái mới mẻ tốt tươi” 11. Đâylà cuộcchiiếm đấu
để “giữ gìn Đảng ta thật trong sạch” để Đảng “xứng đáiìng là
người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhâm dâân”12.
Đảng ta là một Đảng cầm quyền, Đảng phải có văn Ihóaa cao
mới có đủ năng lực, trình độ phát huy sức mạnh của tioànn dâr
tộc - một dân tộc có mấy ngàn năm lịch sử, một dâm tậộc cc
chủ nghĩa nhân văn cao quý, có nền văn hóa đầy bảni sắiắc.
thế vấn đề nâng cao nãng lực lãnh đạo của Đảng là miột t độnị
lực quan trọng trong quá trình nhân dân ta xây dựng lôi i sô'nj
dân tộc - hiện đại trong thế kỷ XXI này.

" Hổ C hí M inh Toàn lập. lập 12 Sđd, tr.505.

13 Hổ C h í Minh Toàn lặp. tạp 12 Sdd, tr.510.

268
CHƯONG 4 LỐI SỐNG DẨN TỘC HIỆN ĐẠI VÀ s ự PHÁT TRIỂN NHẢN CÁCH.

Sự njhiệp xây dựng lôi sống dân tộc - hiện đại xã hội
chủ nghíanày rất khó khăn, gian khổ. Chúng ta đã thấu hiểu
tất cả nhũng phức tạp về tâm lý, về tính cách và những điều
kiện củạ Đảng cầm quyền trong một đất nước mà nén sản
xuất cồn h ấ p , lối sống tiểu nông còn khá phổ biến; nước ta
lại trải qui những cuộc chiến tranh lâu dài, nhân dân ta phần
lớn đều đc góp nhiều công sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để cho sự nghiệp xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại thắng
lợi cần phù nâng cao dân trí “cần phải động viên toàn dân, tổ
chức và giío dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn
dân”13. Đóng viên toàn dân, tổ chức toàn dân, dựa vào lực
lượng toài dân có nghĩa là biến sức mạnh của nhân dân
thành sức mạnh của Đảng, mang sức mạnh của Đảng phát
huy sức rrụnh của toàn dân; đoàn kết sức mạnh của Đảng với
sức mạnh của toàn dân; chắc chắn mục tiêu xây dựng lối
sống dân ộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa sẽ sớm được thực
.hiện ở nưíc ta.
Cơ chế thị trường làm phân tầng xã hội ta quá nhanh,
quá mạnh và rất sâu, đã tác động không nhỏ đến tâm lý làm
giàu và hiửng thụ của nhiều người; đã làm bãng hoại không ít
giá trị đạc đức tốt đẹp; đã làm xói mòn niềm tin vào chế độ;
làm lay chuyển lý tưởng sống của nhiều cán bộ đảng viên.
Muốn các chuẩn mực của lối sông đẹp được xác lập trong đời
sống cần sác lụp mội hệ chính sách cực kỳ khoa học để phát

1' Hổ Chí Mith T ( ' à n tạp. láp 12 Stki. ir >05

269
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐÉ LÝ LUẬN VẢ THỰC TIỄN

huy mặt tích cực; điều tiết và ngãn chặn những tiêu cục của cơ
chế thị trường đang hoành hành dữ dội ở nước ta.
Vấn để phát huy tính năng động xã hội của cá nhân
trong sự nghiệp xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại xã hội
chủ nghĩa vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong đ(ó nghệ
thuật tổ chức khoa học chiếm một vị trí quan trọng. Với nâng
lực tổ chức tài tình của Đảng, nhất định những hiền tài, nhỉững
cá nhân ưu tú sẽ đóng góp sức mình cho sự nghiệp xâry dlựng
lối sống mới lớn lao này.

270
CHƯƠNG KẾT LUẬN: Tư TƯỞNG Hổ CHÍ MINH VẺ LỐI SỐNG DẨN TỘC - HIỆN ĐẠI

CHƯƠNG KẾT LUẬN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về


I V ' ạ' _ I Ạ 1 Ạ I 1Ạ •
lối sống dân tộc - hiện đại -
nhân văn ở Việt Nam ■

Xã hội Việt Nam truyền thống trước khi Hồ Chí Minh đi


tìm đưòng cứu nước là một xã hội mà ở đó những người lao
động bị hai tầng áp bức, bóc lột. Một là sự bóc lột của chủ
nghĩa phong kiến trên mọi mặt của đời sống từ lao động đến
phân phối và sinh hoạt hàng ngày. Một nữa là sự bóc lột, đàn
áp vô nhân đạo cúa chủ nghĩa thực dân Pháp về ruộng đất, về
nhà ở, về thuê má và mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo
dục. Nhân danh vãn minh và khai hóa, chủ nghĩa thực dân
Pháp đã có một chính sách ngu dân rất vô nhân đạo áp dụng
tại Việt Nam. Chúng đã dùng rượu cồn và thuốc phiện cùng
những báo chí phán động để đầu độc cả thế xác và tinh thần
một bộ phận quan trọng các tầng lớp nhân dân và xã hội.
Nguy hiểm hửn, những ncười được chúng “giáo dục” trong
nhà trường đều học tập tinh thần chông lại dân tộc mình.

27]
LÓI SỐNG DAN TỘC. HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Trước tình hình đó, khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ


Chí Minh quan tâm rất sâu sắc đến việc giải phóng nhân dân
lao động thoát khỏi cảnh áp bức, lầm than nô lệ của chủ
nghĩa thực dân phong kiến. Suốt cuộc đời hoạt động cách
mạng của m ình, từ bài báo đầu tiên đến lời di chúc cuối
cùng khi từ giã thế giới này, Hồ Chí Minh đã quan tâm toàn
diện đến vấn đề con người trong quá trình xây dựng lối sỡ'ng
mới ở Việt Nam.
Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm ràng, rmỗi
một xã hội cần phải có lối sống và một kiểu người đại diiện
cho nó. Xã hội phong kiến ở Việt Nam đã tạo nên lối síống
của các nho sĩ, những bậc trượng phu, người quân tử, đạco sĩ,
tăng ni, phật tử. Lối sống của những nhân cách này là rưirờng
cột để phát triển xã hội ruộng đất, làng xã theo một cơ I chế
vua - quan - dân ở Việt Nam. Đến giữa thế kỷ XIX đầu i thế
kỷ XX, do sự xâm nhập của hộ tư tưởng tư sản, do sự thhống
trị của chủ nghĩa thực dân Pháp, cơ cấu giai cấp trong \ ã ã hội
Việt Nam đã chuyển biến rất mạnh. Cùng với tầng T lớp
thương gia, nhân sĩ, trí thức, những người công nhân tromịig xã
hội đã xuất hiện nhiều lối sống khác với lối sống của giai li cấp
phong kiến.
Cho đến những năm đầu thế kỷ XX, lối sống củia a các
nhân cách nho sĩ, tăng ni, phật tử, đạo sĩ không đáp ứng c đươL
sự nghiệp giải phóng dân tộc và trong tư tưởng Hồ Chí N Minỉ
đã xuất hiện việc rèn luyện, giáo dục và làm hình thànlh h mộ

272
CHƯƠNG KẼT LUẬN: TƯTUỞNG Hố CHÍ MINH VẺ LỐI SỐNG DẨN TỘC - HIỆN ĐẠI...

lối Sống kiểu mới. Lối sống này khác với các lối sống cua các
bậc trượng phu, quân tử, kẻ sĩ, đạo sĩ, thương nhân và nhân sĩ.
Đó là lối sống của người cách mạng. Lối sống này chưa từng
xuất hiện trong tiến trình phát triển của lịch sử xây dựng xã
hội Việt Nam. Đó là lối sống gắn liền sự nghiệp giái phóng
dân tộc, với việc giải phóng những người lao động trên toàn
thế giới. Đó là lối sống kết hợp trong hoạt động sống, trong lý
tưởng xã hội cao đẹp; lòng yêu nước sâu sắc, có tinh thần
quốc tế trong sáng. Lối sống này là sản phẩm của các phong
trào lớn của thế kỷ XX: phong trào độc lập dân tộc, dân chù
và chù nghĩa xã hội.
Ngay từ những năm 1925, trong cuốn Đường cách mệnh,
ở những trang đầu tiên của tác phẩm này, Hồ Chí Minh đã nêu
lên 25 điểm về cách sống mới. Đó là cách sống: “Quyết đoán,
dũng cảm, phục tùng đoàn thể, hòa mà không tư, vị công vọng
tư, giữ gìn chủ nghĩa cho vững...”1. Đó là sự kiện lớn lao thứ
nhất mà Hồ Chí Minh định hướng xây dựng và phát triển xã
hội Việt Nam theo hướng sống nhân văn kiểu mới. Hướng
sống nhân văn này khác hẳn với hướng sống nhân văn của các
xã hội cũ. Đây là hướng sống nhân văn tiến tới xóa bỏ hoàn
toàn áp bức bóc lột dân tộc và giai cấp, con người được sống
trong một xã hội độc lập tự do, hạnh phúc.
Sự kiên thứ hai có ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến
hướng xây dựng và phát triển lối sống của xã hội Việt Nam

' Hổ Chí Minl. Tncn tập. t.2 N x b Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1995, Ir.26()

273
LỐI SÓNG DÂN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN DẾ LÝ LỤẬN VẢ THỰC TIẾN

dổi hệ tư
th eo chú n gh ĩa nhân vãn kiêu m ớ i đ ó là v iôc thay
tưởng gắn lièn với sự bất công và bất bình đảng xã hội đã lổn
tại ở Việt Nam ngàn đời trong các chế độ có áp bức bóc lột
giai cấp. Hệ tư tướng Nho giáo tuy có một sô nhân tố hợp lý
trong việc tu dưỡng đạo đức xã hội, song vể căn bản đó là hệ
tư tướng tạo ra lối sống bất bình đẳng giai cấp, bất bình đẳng
dân tộc, bất bình đẳng giới tính và bất bình đẳng thế hệ. H ệ tư
tướng ấy tạo ra lối sống khinh thường phụ nữ và triệt tiêu tioàn
bộ khả năng sáng tạo của hơn nửa dân sô' trong dân tộc. H(ệ tư
tường tư sản mới manh nha ở Việt Nam, tuy có ý thức ịgiải
phóng các phong tục, tập quán lạc hậu được hình thành trcong
chế độ phong kiến, song đó là hệ tư tưởng tạo ra lối sống của
giai cấp áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Trong tình hìnbh đó
để xây dựng và phát triển một lối sống mới có khả năng giải
phóng triệt để sức sáng tạo của hàng triệu quần chúng,! lao
động, Hồ Chí Minh đã trực tiếp truyền bá chủ nghĩa M/lác -
Lênin vào văn hóa Việt Nam.
Do sự bất cập của hệ tư tưởng phong kiến trong việc
giái quyết các vấn để nhân đạo cơ bản của xã hội Việt NNam.
sau một thời gian nghiên cứu, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểiểu rõ
tính cách mạng, tính thời đại, khả năng giải phóng sứctc lai
độnu xã hội của chủ nghĩa Mác, đặc biệt là các tư tưởngig cin
Lênin, Hổ Chí Minh đã tìm thấy con dường giải phónigig díu
tộc. xây dựng lôi sống mới theo học thuyết cua Mác - ILiLênin
Trong hài viết nhàn kỷ niệm 90 năm neày sinh Lènintn. H<

274
CHUONG KẼT LUẬN: TƯTƯỞNG Hố CHÍ MINH VẼ LỐI SỐNG DẨN Tộc • HIỆN ĐẠI

Chí Minh đã nhớ lại việc gặp gỡ của Người với nội dung Đê
cương vê các dân tộc và thuộc địa của Lênin. Người viết:
“Luận cương của Lênin làm cho tôi cảm động, phấn khởi,
sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi sung sướng phát khóc lên.
Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói
trước quần chúng đông đảo: Hỡi đổng bào bị đọa đầy đau
khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải
phóng chúng ta”2.
Nhận thức rõ tính chất quan trọng của chủ nghĩa Mác
trong việc hình thành một lối sống dân tộc - hiện đại ở Việt
Nam, đặc biệt là việc khơi dậy ý thức tích cực cho quần chúng
tự giải phóng mình và kiến tạo các giá trị tự do của mình trong
tự do chung của cả xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng
tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm liên kết các tình
cảm giai cấp, thức tỉnh tình cảm dân tộc để xây dựng và phát
triển một lối sống mới trong xã hội. Với việc truyền bá chủ
•nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, Hổ Chí Minh đã lầm bừng
tỉnh nhũng khối óc, nhấc cao những cánh tay của những người
thợ thuyền, dân cày nghèo khổ đứng lên phất cao ngọn cờ giải
phóng dàn tộc xây dựng một lối sống mới. Ý nghĩa lịch sử của
việc Hồ Chí Minh trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
vào Việt Nam là ỏ chỗ tạo cho nhân dân một cách nhìn mới về
xã hội, vể dân tộc, về giai cấp và về bản chất thực sự của con
người, tù đó tự giác đứng lên xây dựng lối sống mới.

: HỔ Chí Mmh T(>àn lập. t.K) N xb C hính trị Q uốc gia. Hà Nội IW 6 . tr. 127

275
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẨN ĐỂ LỸ LUẬN VẢ THỰC TIỀN

Trong lý luận phát triển xã hội của Chủ tịch Hồ Chí


Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin là một thế giới quan khoa học,
một vũ khí đấu tranh giai cấp của những người lao động giành
quyền sống. Song, theo Hồ Chí Minh, học thuyết Mác - Lênin
đã khái quát tình hình đấu tranh giai cấp ở phương Tây, mà
theo Người, phương Tây hay châu Âu chưa phải là toàn thể
nhân loại; vì thế khi trang bị các tư tưởng giải phóng của chủ
nghĩa Mác cho nhân dân lao động Việt Nam xây dựng và phát
triển cuộc sống mới, Người đã coi việc nắm vững các châm lý
phổ biến của chủ nghĩa Mác và sáng tạo nó trong điểu kiện
của một dân tộc là một nguyên tắc rất quan trọng. Hó <Chí
Minh đã viết rằng “lý luận luôn luôn cần được bổ sunig b»ằng
những kết luận mới rút ra từ thực tiễn sinh động. Những người
cộng sản các nước phải cụ thể hóa chủ nghĩa Mác - Lêmin cho
thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng nưóc, từng nơi”^ .
Xây dựng và phát triển lối sống mới ở Việt Naim ttheo
hướng nhân văn kiểu mới, Hổ Chí Minh đã quan tâm sâuj sắc
đến các quan hệ quyền lực trong xã hội. Trong tư tưởngo Hồ
Chí Minh, một lối sống theo hướng nhân đạo là một hối ssống
quyền lực phải thuộc về nhân dân. Trong nền văn hóai tnruyền
thống ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã được giáo dục các tiư tuưởng
“Nước lấy dân làm gốc”, “Sức mạnh đẩy thuyền cũng bởi i dân,
sức mạnh lật thuyền cũng do dân”. Ra đi tìm đường cứru nnước
khi nghiên cứu các tư tưởng của các danh nhân trên thế: giẹiới v<:

! Hồ C hí Minh To à n lập. Iđp X Nxb C hính lĩ Ị Q uo c nia. Hà Nội. 1996. Ir 4' 446

276
CHƯƠNG KÉT LUẬN: Tư TƯỞNG Hố CHÍ MINH VẼ LỐI SỔNG DAN tộ c - HIỆN Đ ẠI...

việc xây dựng các kiểu sống lịch sử khác nhau, Hổ Chí Minh
đã gập gỡ những quan niệm vể nhà nưóc của dân, do dân và vì
dân trong một luồng văn hóa tiến bộ. Học tập các tư tưởng
cách mạng của Mác, của Lênin, Hổ Chí Minh càng thấu hiểu
hơn một xã hội nhân đạo phải là một xã hội phát huy được
toàn diện sức mạnh sáng tạo của nhân dân, phải chăm sóc mọi
mặt cho sự phát triển của nhân dân và hiểu rõ các năng lực vô
tận của nhàn dân trong viộc tổ chức cuộc sống mới.
Trong tư tưởng của Lênin về một xã hội nhân đạo thì
phải: a) Thủ tiêu mọi sự áp bức bóc lột của thiểu số đối với đa
số; b) Chấm dứt mọi độc quyền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội của mót số tầng lớp xã hội trên;
c) Xác lập quyền bình đẳng dân tộc về mục đích xã hội,
các lợi ích và các nguyện vọng; d) Xác lập hệ tư tưởng nhân
đạo của giai cấp vô sản; e) Phát huy tính tích cực xã hội của
hàng triệu nhân dân lao động để xây dựng cuộc sống mới.
Tổng hợp toàn bộ các quan niệm về sức mạnh của nhân
dân trong các nền văn hóa Đông - Tây, kết hợp với các tư
tưởng truyền thống ở Việt Nam; Hồ Chí Minh đã nêu lên một
iriết lý tổng quát trong việc định hướng xây dựng lối sống dân
tộc - hiện đại từ sức mạnh của nhân dân. “Trong bầu trời
không có gì quý bàng nhân dàn. Trong thế giới không gì
mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”4 Do đó khi xây

4 H ồ Chí Minl. T o à n rập, 1.8. N xb C hính trị Q u ố c gia, Hà Nội. 14% . tr.276

277
LÓI SỐNG DÂN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

dựng toàn bộ cuộc sống mới, Hồ Chí Minh coi quan điểm
nhân dân là cơ sở nền tảng của sự phát triển lối sống dân tộc -
hiện đại ớ Việt Nam.
Thực hiện các yếu tô cơ bản của nguyên lý sức manh
quyền lực là ở nhân dân, Hồ Chí Minh đã xây dựng một lối
sống bền vững, lối sống đoàn kết dân tộc, đoàn kết giai cấp,
đoàn kết thế hệ, đoàn kết giới tính, đoàn kết con người Việt
Nam trong tiến trình xây dựng cuộc sống mới. Nguyêm lý
đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - thành công, thành công, đại
thành công của Hổ Chí Minh mang lại giá trị nhân văn rất :sâu
sắc khi nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh phản đế, plhản
phong, xây dựng lối sống mới.
Coi quyền lực thuộc về nhân dân, khi tổ chức hẹ thíống
chính trị, Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm triệt để đến lợi i ích
của tuyệt đại đa sô' nhân dân lao động và mọi tầng lớp nggười
trong xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam trong tổ chức và rmục
tiêu lý tưởng của nó là Đảng thực hiện các quyền lợi cỉna tituyệt
đại đa sô' nhân dân lao động và quyền lợi của cả dân ttộc.;. Hồ
Chí Minh viết rằng: “Chính sách của Đảng và Chính phhủ là
phải hết sức chãm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu J dân
đói là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng vầ CChính
phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; mếuu dân
ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”5.

' H ổ C h í M inh. Toán lập, 1.7. N x b C h í n h trị Ọ u i k gia. H à N ộ i, 1996, tr . 5 7 2 2

278
CHƯƠNG KẾT LUẬN: TƯTƯỞNG Hố CHÍ MINH VỀ LỐI SỐNG DAN tộc - HIỆN DẠI

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hổ Chí Minh


mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ chống đê quốc và phong
kiến, xây dựng và phát triển xã hội mới đều được tập hợp
trong mặt trận dân tộc thống nhất, mặt trận Tổ quốc. Thế hệ
thanh niên ưu tú của dân tộc được sinh hoạt và chiến đấu dưới
ngọn cờ của Đoàn thanh niên cộng sản và Hội liên hiệp thanh
niên. Những người công nhân đại diện cho lực lượng có tổ
chức trong nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, trường học được liên
kết sức mạnh trong tổ chức Công đoàn. Hội liên hiệp phụ nữ,
các đoàn thể thiếu nhi, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,
Hội nhà báo, Hôi Hên hiệp vãn học nghệ thuât, Hội nông
dân... tất cả được liên kết sức mạnh, phát huy khả năng sáng
tạo của mọi nghề nghiệp, mọi thế hệ, giới tính... xây dựng xã
hội mói.
Trong hoạt động thực tiễn xây dựng lối sống dân tộc -
hiện đại, trước hết Hổ Chí Minh quan tâm đến quyền và
tíghĩà vụ cùa con người. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một
xã hội nhân đạo phải xây dựng lối sống dân chủ. Dân chủ là
bản chất của lối sống dân tộc - hiện đại - nhân văn. Đó là lối
sống của một xã hội mà mỗi công dân được hưởng quyền tự
do dân chủ và biết sử dụng quyên đó. Trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, m<t xã hội có lối sống vãn minh, tiến bộ thì trước hết
nhân dân phải có quyền tự do bầu cử và tự do ứng cử, tức là
quyền côig dân. Ngày 3-9, sau ngày tuyên bô' độc lập đầu
tiên của 1 ƯỚC Việt Nam dân chủ cộng hòa sau 80 năm bị

279
LÓI SÒNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỂ LỸ LUẬN VẢ THỰC TIỀN

thực dân Pháp áp bức, bóc lột, Hồ Chí Minh trong bài Những
nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam dán chủ cộng
hòa đã viết: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên
chê cai trị, rồi đến chế độ thực dân Pháp không kém phần
chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Dân ta không
được hưởng quyền tự do dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ
chức càng sớm càng hay một cuộc T ổN G TUYÊN cử với
chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái 18 tuổi
có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo„ tôn
giáo, dòng giống, v.v...”6.
Tự do bầu cử, tự do ứng cử, không phân biệt tôn giáo,
giàu nghèo, dòng giống để xây dựng đất nước. Đó là tư tuíỏrng
Hồ Chí Minh về một lối sống gắn liền với các tình cảm ttrong
sáng và sự khoan dung vô bờ bến đối với mọi lực lượng cỉủa xã
hội. Lối sống tốt đẹp nhất, thiêng liêng nhất mà Chủ tịcHi Hổ
Chí Minh hướng tới là: độc lập cho Tổ quốc, tự do ctio inhân
dân và hạnh phúc cho đồng bào. Chủ tịch Hồ Chí Minth nói
rằng: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng ỉhạnh
phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Troimg tu
tưởng Hồ Chí Minh, nếu nước là của dân, dân là chủi thVi tínli
tích cực chính trị trong nhân dân sẽ được phát huy, các; sám
kiến của nhân dân như các dòng sông đổ vào biển lớn.. M lột ló
sống nhân đạo sẽ được kiến tạo.

h Hổ Chí Minh. Toàn lặp. lộp 4 Nxb Chinh trị ỤucV gia, Hà Nội. 199.5. tr.r.x

280
CHƯƠNG KẾT LUẬN: Tư TƯỞNG Hố CHÍ MINH VỀ LỐI SỐNG DAN tộc - HIỆN ĐẠI

Để hướng tới xây dựng và phát triển một lối sống mà các
khả năng sáng tạo của con người đều được tôn trọng, phát huy
và bảo tồn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất một cơ chê dân chủ
trong quá trình xây dựng xã hội mới. Trong một lối sống dân
tộc - hiện đại thì các nhà lãnh đạo và công dân đều được bình
đảng về mọi mặt. Tuy nhiên trong lối sống mà Chủ tịch Hồ
Chí Minh hướng tói thì Chính phủ lại là người công bộc tận
tụy của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích rằng:
“Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ. Dân làm chủ thì Chủ
tịch, Bô trưởng, Thứ trưởng, ủy viên này khác là làm gì? Làm
đầy tớ, làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải làm quan
cách mạng”7. Nói rằng Chính phủ là công bộc của dân, nhưng
nền dân chủ mà Hồ Chí Minh khẳng định là một nền dân chủ
theo hiến pháp. Đó là quyền công dân mà mọi người không
được phép vượt qua quyền hiến định. Nhân dân làm chủ đất
nước trong kỷ cương và trật tự của pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí
Minh nói rằng: “Mở rộng dân chủ đi đôi với táng cường
chuyên chính để làm cho chính quyền ta ngày càng thực sự là
chính quyền của nhân dân, phục vụ nhân dân, chống kẻ thù
của nhân dán”x.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh một lối sống dân tộc - hiện
đại - nhân văn sẽ là lối sống mà mỗi công dân đều phái sống
và làm viộc theo pháp luật, các quan hộ cơ bản giữa con người

Hổ Chí M inh Sđd. tr.56


* 11« Chí IMinli T iiủn lập. lập 8. N \b Chính irị Quốc gia. Hà Nội. 1996. ir.375.

281
LÓI SỐNG DẦN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VẢ THỰC TIẾN

và con người cần phải được điều chỉnh bàng pháp luật. Tuy
Chù tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng:
"Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dânụ
Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nêrì'w
Song, mỗi ngưòi trong xã hội đều phải sống và Hàm
việc theo pháp luật và hiến pháp. Nhân dân sống và làm
việc theo hiến pháp và pháp luật. Các quan chức nhà roước
phải gương mẫu thực hiện hiến pháp và pháp luật. Tấit cả
các tổ chức chính trị đều phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật
không làm thui chột các tài năng cá nhân mà ngược lạii nó
sẽ đảm bảo cho mỗi người được sáng tạo tự do không >xâm
hại đến các quyền tự do của người khác. Một xã hội mà mọi
người được sống và làm việc theo pháp luật và hiến pháịp đó
là một xã hội có lối sống hiện đại bình đẳng, văn minlh và
tiến bộ.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì cái gốc của một lối .-sống
nhân đạo, vãn minh không duy chỉ sống và làm việc theo

" Hổ Chí Minh. T o à n lợp tập X. Sđd. tr.289.


Hổ Chí Minh. Toàn lập . lập 5. Nxb C hính trị Q u ố c gia, Hà Nội. 1995, tr.(.6X9.

282
CHƯƠNG KẾT LUẬN: TƯTƯỞNG Hổ CHÍ MINH VỀ LỐI SỐNG DAN tộc - HIỆN ĐẠI...

những chuẩn mực bắt buộc của hiến pháp và pháp luật. Một
lối sống nhân đạo và phát triển còn gấn với sự giúp đỡ tự
nguyện cúa người này đối với người khác; các cái thiện phải
được ủng hộ, cái xấu, cái không tốt, cái ác phải được dư luận
điều chỉnh một cách tự giác.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, một lối sống nhân đạo, tiến
bộ phải dựa trên hộ thống ý thức đạo đức, sự giáo dục đạo đức.
Các tình cảm đạo đức phải gắn chặt chẽ với quá trình giải
phóng con người khỏi các thành kiến cũ kỹ, các phong tục, tập
quán và cách ứng xử của các con người trong xã hội phải văn
minh lành mạnh. Lối sống mới phải xây dựng trên một nền
tảng đạo đức mới. Để xây dựng các quan hệ đạo đức mới,
trước hết Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định lại tính chất của các
quan niệm, các ứng xử đạo đức trong xã hội mới. Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định đạo đức mới là đạo đức cách mạng. Cái
thiện và cái ác phải được gắn liền với lợi ích của Tổ quốc và
cùa nhân dân. Một lối sống tốt đẹp là lối sống gắn với tình
yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đồng chí.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một lối sống
dân tộc - hiện đại - nhân văn phải dựa trên các giá trị đạo đức
trong lao động. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh lối sống nhân
văn là lối sống không phân biệt nghề nào là nghề cao quý,
nghề nào ]à nghề thấp kém. Mọi người, mọi nghề trong xã hội
đều bình đẳng và phải được đối xử công bằng trên cơ sở các
giá trị lao động.

283
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẨN OỀ LÝ LUẬN VẢ THỰC TIẾN

Khi coi con người lao động là trung tâm cùa sự phát
triển lối sống mới, Chú tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết thành
công các vấn để công bảng và bình đẳng xã hội mà trong lịch
sứ của dân tộc ta chưa có nhà đạo đức học nào giải quyết
thành công. Cái hố ngăn cách giữa lối sống của người giàu và
lôi sống của người nghèo, giữa những người lao động chân tay
và lao động trí óc, giữa người làm nghề này và người làm
nghề khác đã tồn tại cả ngàn năm trong xã hội truyền thống
được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải quyết mạch lạc trên cơ sỏ lao
động mang giá trị xã hội. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nguồn
gốc cơ bản của mọi giá trị dạo đức làm nền tảng cho sụ công
bằng xã hội là lao động.
Lao động xã hội gắn với các lợi ích là vấn đề trung tâm
của một nền đạo đức. Theo Hồ Chí Minh, một lối sống nhán
văn thì các lợi ích của cá nhân phải gắn bó mật thiết với các
lợi ích của cộng đồng. Lợi ích của một cộng đồng là môt tồn
tại khách quan có cơ sở từ hình thái kinh tế, xã hội. Về bản
chất, con người là một tổng hợp các quan hệ xã hội, sự thỏa
mãn các nhu cầu cá nhân của con người đều phụ thuộc vào sụ
phát triển của xã hội. Để thỏa mãn được lợi ích cá nhân, Cií
nhân phải tham gia vào lợi ích chung và trước khi thỏa mãn
lợi ích cá nhân cần phải tính toán đến lợi ích chung. Chủ tịch
Hồ Chí Minh cho rằng chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù rất ngu'
hiểm của lôi sống nhân đạo vãn minh. Người luôn luôn ttuyéi
chiến vói chú nghĩa cá nhân, bới vì làm lý cùa chù nghĩa c

284
CHƯONG KỂĨ LUẬN: TƯTƯỞNG Hố CHÍ MINH VÉ LỐI SỐNG DẨN t ộ c - HIỆN ĐẠI

nhân lấy sự cá nhân hóa là tất cả. Tâm lý ấy sẽ đối lập lợi ích
riêng với lợi ích chung, nâng lợi ích riêng thành lợi ích vị kỷ,
chống lại lợi ích xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chấp
nhận sự giàu có của người này bằng sự phá sản của người kia,
sự đầu cơ của người này làm cho người khác chết đói. Đó là
lối sống của một xã hội “con người là chó sói của con người”.
Một xã hội nhân đạo phải xây dựng lối sống cộng đồng
về các lợi ích; con người với con người phải là đồng chí, là
anh em. Sự cộng đồng các lợi ích cơ bản sẽ định hướng các
mục tiêu, các lý tưởng tạo dựng và phát triển các hoạt động
sống tót dẹp trong xã hội.
Tuy Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc đến các lợi
ích chung, nhưng Người khẳng định rằng trong một lối sống
hiện đại nhân văn, tiến bộ đều có các lợi ích riêng: “Mỗi
người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng
của bản thân và gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó
không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu”. Cho
nên “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là dày
xéo lên lợi ích cá nhân”11.
Xây dựng và phát triển lối sống hiện đại ở Việt Nam
theo hướr.g nhân vãn, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói
đạo đức là gốc của xã hội. Mỗi người đều phải có đức và
có tài thì íã hội mới tiến bộ được. Chủ tịch Hồ Chí Minh ví

" Hồ Chí Minh. Toàn tập. t.9. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, ]y % . lr.29l

285
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐÉ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN

một con người có tài mà thiếu đức như một nhà làm kinh tế
giỏi mà lại đi đến thụt két, thì tài đó không những không có
ích lợi gì cho loài người mà còn có hại nữa. Và ngược lại,
nếu có đức mà lại thiếu tài thì như một ông bụt không làm
hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người12. Lối sống
tiến bộ và nhân văn phải là lối sống quan tâm đến mình và
đến mọi người.
Đạo đức là gốc của lối sống ấy cũng có nghĩa là bất cứ
sự phát triển một lĩnh vực nào của lối sống cũng cần thiết
phải gìn giữ và phát triển các quan hệ đạo đức tốt đẹp. Chủ
tịch Hồ Chí Minh thường coi lối sống tiết kiệm là biểu hiện
quan trọng của tư cách đạo đức, là gốc của xã hội. Một xã
hội phát triển lối sống nhân văn luôn luôn coi cái gốc của
mọi quyền lực đều từ nhân dân mà ra và nó trở lại phục vụ
nhân dân.
Trong tư tưởng của Chủ tịch Hổ Chí Minh, thì lối sống
nhân đạo nhất, văn minh nhất đó chính là lối sống của chủ
nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng lối sống của chủ
nghĩa xã hội là lối sống của một xã hội văn hóa cao, ở đó
không có người áp bức bóc lột người, kinh tế, chính trị phái
triển, xã hội lành mạnh, con người sẽ được trả lại tự do và các
giá trị của mình. Ngay từ những năm đầu thế kỷ, Hồ Chí Minh
đã viết rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới
“đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồi

Hổ Chí Minh. Toàn lập, 1.9. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 1995. tr.IT72

286
CHƯƠNG KẾT LUẬN: TƯTƯỞNG Hố CHÍ MINH VẼ LỐI SỐNG DAN t ộ c - HIỆN Đ ẠI...

gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất,
việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình,
hạnh phúc”13.
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng quần chúng
nhân dân thoát khỏi chế độ cũ là bước khởi đầu quan trọng để
xây dựng lối sống mới. Sau cách mạng tháng Tám thành công,
thực hiện cương ĩĩnh của Đảng về độc lập dân tộc tiến lên chủ
nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì xác lập một kế
hoạch vô cùng to lớn làm nhân đạo hóa đời sống của một xã
hội Việt Nam - một đất nước còn rất cực khổ, nghèo nàn và
lạc hậu, 85% nhân dân ta trước cách mạng tháng Tám chưa
biết đọc, biết viết, nhiều dân tộc thiểu số ở vùng xa, vùng sâu
rất lạc hậu, có dân tộc còn sống như thời cổ xưa, cả một biển
người lao động ruộng đất bằng hai bàn tay trần và làng xã còn
nhiều hủ lục, sinh hoạt thiếu vệ sinh, các bệnh nhiễm khuẩn
tàn phá súc khoẻ một cách có hệ thống và tỷ lệ tử vong cao...
Trước tình hình ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm:
Đời sôhg nới rất nổi tiếng. Tác phẩm ấy định hướng toàn diện
việc xây dựng một lối sống mới cho hàng triệu người dân
nghèo khổ ở nước ta.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
nhân dân ta vừa tiến hành chiến tranh giải phóng, vừa xây
dựng đất iước, vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Cuộc kháng

' Hồ Chí M iih Toàn tập, t.l. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 1995. tr.461

287
LỐI SỐNG DAN T ộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐÉ LÝ LUẬN VA THỰC TIỄN

chiến cứu nước của nhân dân ta tuy có sự ủng hộ quốc trế;
song nhân dân ta đã phải tự lực cánh sinh vươn lên. Quá trình
đó là sự trướng thành của những nhân cách gắn với chủ nghĩa
tập thể, với tinh thần tương thân, tương ái, gắn với tầm thước
của quá trình giải phóng Tổ quốc, giành độc lập tự do, hướng
tới xã hội dân chủ nhân dân. Một lối sống mới gắn với cuôc
cách mạng dân chủ nhân dân đã ra đời.
Sau cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân Pháp
thắng lợi, Đảng ta lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miển Bắc và đấu tranh thông nhất nước nhà.
Cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mói đòi
hỏi trong xã hội xuất hiện những nhân tố mới. Hồ Chí
Minh nói: “Muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có
những con người xã hội chủ nghĩa”. Con người xã hội chủ
nghĩa trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là-những con người
có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, vững vàng về chính trị,
trong sáng vể đạo đức và xuất sắc về tài năng. Những con
người này phải vượt qua phong cách của nền sản xuất nhỏ
và có một lối sống công nghiệp, một chủ nghĩa yêu nước
quốc t ế vỏ sản.
Để hướng tới lối sống xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã có một kế hoạch to lớn xây dựng con người phát
triển toàn diện cả trí, đức, thê’ mỹ; hổng thắm, chuyên sâu,
đức tài toàn vẹn.

288
CHƯƠNG KÉT LUẬN: T ư TƯỞNG HÓ CHÍ MINH VỀ LỐI SỔNG DAN t ộ c - HIỆN ĐẠI

Lối sông xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó,
là một lôi sống dựa trên nền khoa học, kỹ thuật phát triển cao,
có các quan hệ đạo đức tiến bộ, các quan hệ tinh thần trong
sáng. Sự phát triển xã hội đòi hỏi phải huy động toàn diện tính
tích cực sáng tạo của quần chúng. Quá trình này sẽ khắc phục
dần tính phi nhân của các quan hệ lao động; giải thoát dần
những tha hóa vô nhân đạo mà các lối sống cũ để lại.
Để xây dựng được một lối sống như vậy, Chủ tịch Hổ Chí
Minh nói rằng cần phải chú ý vào việc xây dựng con người.
Đã nhiều lần Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Ta xây dựng
con người cũng phải có ý định rõ ràng như nhà kiến trúc” 14.
Đó là những con người ở mọi lứa tuổi từ trẻ thơ đến các cụ già
ở mọi tầng lớp xã hội đều yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, sống
thủy chung tình nghĩa. Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa lấy
con người làm trung tâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ
quan tâm đến sức khoẻ, tịnh thần, tình cảm và lợi ích của mọi
th ế hệ và giới tính con người trong xã hội mà Người còn đòi
hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa những tầng lớp, giai cấp, nghề
nghiệp, giữa những con người đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
“Trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, lao động trí óc
có một vai trò quan trọng và vẻ vang, và Công, Nông, Trí cấn
phái đoàn kết chặt chẽ thành một khối15.

14 Hồ C hí Minh. Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.551
'' Hồ C hí Minh. Toàn lập. tập K Nxh Chính trị Ọuốc gia, Hà Nội. 1496, tr.214.

289
LỐI SỐNG DAN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐÉ l ý l u ậ n v ả t h ự c t iế n

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi xã hội có nhiều tầng


lớp, giai cấp khác nhau, nhưng ở đó có những con người cùng
một dân tộc và có bản chất loài. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định trình độ nhân văn của một lối sống được thể hiện
sâu sắc khi tính loài của con người bao chứa tính dân tộc và
tính giai cấp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện ra rằng, ưong
lối sống xã hội chủ nghĩa thì các quan hệ của con người với
con người sẽ có những nguyện vọng chung và lý tưởng chung.
Tính nhân loại trong lối sống xã hội chủ nghĩa được thể hiện rõ
rệt ở sự khát khao tự do và say mê lý tưởng. Chủ tịch Hổ Chí
Minh đã quan tâm rất sâu sắc đến phép biện chứng giữa cái
giai cấp, cái dân tộc và cái nhân loại trong một lối sống huóng
theo chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Khi chủ nghĩa dân tộc
thắng lợi, nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ
nghĩa quốc tế”16. Trong một bức thư đáp từ ông G.Bidôn -
nguyên Chủ tịch Chính phủ Pháp, lúc đó là kẻ thù đang xâm
lăng nước ta, Hồ Ơ 1 Í Minh viết: “Sự thành thực và sự tin cẩn
lẫn nhau sẽ san phẳng hết thảy những trở ngại. Chúng ta chẳng
đã ruồng bỏ được cái chủ nghĩa đế quốc xâm lược và cái chủ
nghĩa quốc gia hẹp hòi không còn thích hợp với thế giới hiện
đại đấy ư? Chúng ta đều được kích thích bởi một tinh thần.
Triết lý đạo Khổng và triết lý phương Tây đều tán dương một
nguyên tắc đạo đức “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”17.

Hổ Chí Minh. Toàn lập. lập 1. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. tr.467.
1 Hồ Chí Minh. Toàn tập. lập 4. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 1995. lr.267.

290
CHƯƠNG KỂT LUẬN: TƯTƯỞNG H ố CHÍ MINH VỀ LỐI SỐNG DAN t ộ c - HIỆN ĐẠI ■

Sớ đĩ Chủ tịch Hồ Chí Minh có quan điểm nhân loại


trong dân tộc, khi xây dựng lối sống mới ở Việt Nam, bỡi vì
trong triết lý phát triển xã hội của Người thấm nhuần tình cảm
bao dung rộng lớn. Tinh cảm bao dung này là lôgíc tất yếu
của sự phát triển các tình cảm thương nước, thương nhà,
thương người, thương mình của nền văn hóa truyền thống
người Việt. Toàn bộ các hoạt động kiến tạo lối sống mới ở
Việt Nam của Người đều bắt nguồn từ lý tưởng nhân đạo của
dân tộc ta và học thuyết xóa bỏ áp bức, bất công của chủ
nghĩa Mác. Chính triết lý này tạo cơ sở quan trọng của tư
tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng lối sống dân tộc -
hiện đại - nhân văn ở Việt Nam. Người luôn luôn khuyên mọi
con người trong dân tộc, trong nhân loại hãy lấy lượng khoan
hổng mà giải quyết các việc lớn nhỏ trong các hoạt động sống
của xã hôi mới. Người giáo dục nhân dân ta hãy giữ gìn bản
sắc của một dân tộc yêu hòa bình, trọng công lý và luôn luôn
có tinh thần nhân đạo'*. Đối với đồng bào lẩm đường lạc lối,
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn,
ngón dài, nhưng vắn dài đều c.hung một bàn tay. Trong mấy
triệu con người, cũng có người thế này, người thế khác, nhưng
thế này hay thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy ta phải
khoan hồng, đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc, cháu
Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng ái quốc. Đối với đồng bào
lạc lối lầm đường ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có

'* Hồ Chí Minh. Toàn lập. lập 4. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 1995, tr. 136.

291
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẦY VẤN ĐÉ LÝ LUẬN VÁ THỰC TIẾN

thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chác
sẽ vẻ vang” 19. Đó chính là lôi sống: đánh kẻ chạy đi chứ
không ai đánh kẻ chạy lại mà ngàn năm trước cha ông ta đã
răn dậy.
Tư tướng khoan dung Hổ Chí Minh thể hiộn trình độ
phát triển cao về nhân cách đạo đức và tầm thước của một vĩ
nhân khi quan tâm đến sự phát triển lối sống dân tộc - hiện
đại của xã hội. Người hoàn toàn vì dân, vì nước, vì những
con người lao động, vì hạnh phúc của mọi tầng lớp người
trong xã hội khi tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội
mới. Quyền lợi lớn lao nhất, thiêng liêng nhất mà Hồ Chí
Minh mong muốn mang lại cho mọi người là tự do, hạnh
phúc. Nguyên lý triết học chi phối hoạt động của Người,
chính do Người tự bạch là: “Phải có độ lượng vĩ đại thì mới
có thể chí công vô tư”. “Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước
cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén
nhỏ, cái đĩa cạn thì chút nước cũng đầy tràn vì độ lượng của
nó hẹp và nhỏ”20.
Yêu con người, yêu đồng loại, yêu người cùng khổ, rộng
lượng đối với kẻ thù và mọi người, chấp nhận đối thoại giữi
các chính kiến. Đó chính là tư tưởng về lối sống dân tộc - hiện
đại - nhân vãn ở Hồ Chí Minh.

19 H ồ C hí M inh. Toàn rập. tâp 4, Sđd. tr.246-247.


H ó C hí M inh. Toàn lập. tập 5. N xb C hính trị Q u ố c g ia, H à N ội. 1995, tr.27)
và 644.

292
CHƯƠNG KỂT LUẬN: TƯTƯỞNG H ố CHÍ MINH VỀ LỐI SỔNG DAN t ộ c - HIỆN ĐẠI

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, lối sống dân tộc - hiện


đại - nhân văn không tách khỏi môi trường tự nhiên. Chủ tịch
Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc truyền thống của dân tộc ta là
sống và làm việc phải gắn với tự nhiên. Nhất là thời kỳ hiện
đại, nếu lối sống không gán với tự nhiên, thì sẽ gây tổn hại to
lớn đến tất cả các thế hệ con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết: “ Việt Nam có hai tiếng Tổ quốc là đất nước. Có đất và
có nước mới thành Tổ quốc. Có đất lại có nước thì dân giàu,
nước mạnh”21. Trong lối sống dân tộc - hiện đại - nhân văn;
con người hoạt động tích cực cải tạo tự nhiên, không tàn phá
tự nhiên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hướng hoạt động trổng
cây, gây rừng của nhân dân ta thành lối sống thường niên.
Đó là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hổ Chí Minh gắn lối sống
yêu tự nhiên với lòng yêu Tổ quốc trong thời đại khoa học kỹ
thuật làm mưa làm gió.
Trong tư tưởng về lối sống dân tộc - hiện đại và nhân văn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì tư tưởng lối sống xã hội chủ
nf>hĩa trong một xă hội văn hóa cao là mục tiêu Người hằng
mong mỏi. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc
nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa
nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thav
đổi triệt d ể những nếp sống, thói quen, ý nạhĩ và thành kiến có
i>ốc rễ sâu xa hàng ngàn năm. Chúng ta phải biến một nước

Hó Phí Minh Toàn lặp tập 9. Sdd. tr 506

293
LỐI SỐNG DAN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

dốt nát cực khổ thành một nước văn hóa cao, và đời sống tươi
vui hạnh phúc”22.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển lối
sống dân tộc - hiện đại theo hướng nhân văn ở Việt Nam gắn
với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh, tức là lối sống của xã hội văn hóa cao.
Xã hội văn hóa cao trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là
xã hội: nhân dân lao động đã xóa bỏ được các phong tục, tập
quán, các thành kiến lạc hậu, hấp thu có chọn lọc thành quả
văn minh của nhân loại, phát triển các giá trị tốt đẹp của
truyền thống; các dân tộc đều sống hòa hợp, bình đẳng,
thống nhất và đa dạng; lợi ích của cá nhân và tập thể được
phát triển hài hòa; mỗi người đều phát triển nhân cách, các
thế hộ tiếp nối nhau bền vững, các tầng lớp và giới tính hòa
hợp, đặc biệt là khoa học và giáo dục phải phát triển. Đây là
một xã hội chưa từng có trong sự phát triển mấy ngàn năm
của dân tộc ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng: Trước khi xây dựng lối
sống như vậy ở Việt Nam, “đặc điểm to nhất của ta” là một
nước nông nghiệp lạc hậu, không phải kinh qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội,
vì vậy cơ sở khoa học, nền tảng vật chất kỹ thuật, trình độ
của các quan hệ giữa con người và con người cũng như tổns

Hổ Chí Minh 7'í/íì/i lậ p tập s. Sdd. lr.493-494.

294
CHƯƠNG KẾT LUẬN: TƯTƯỞNG Hố CHÍ MINH VỀ LỐI SỐNG DẨN t ộ c - HIỆN ĐẠI

thế các quan hệ xã hội xây dựng lối sông ấy chưa hình thành
đầy đú. Chúng ta mói ở một trình độ sản xuất thấp. Muốn có
lôi sống ấy phải phấn đấu trong một thời gian rất dài; mà
mục tiêu trước hết “nhằm làm cho nhân dân lao động thoát
khỏi nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn, việc làm,
được ấm no và sống một đời hạnh phúc”23. Quá trình đẩy
mạnh sản xuất là một quá trình vừa không ngừng nâng cao
trình độ khoa học, vừa nhân đạo hóa các quan hệ lao động,
ở đó nhân dân lao động dần dần được trả lại các giá trị thực
sự của minh. Quá trình đẩy mạnh sản xuất cũng là quá trình
mở rộng giáo dục, văn hóa hóa đời sống của toàn xã hội một
cách tất yếu lịch sử chứ không phải cho một bộ phận này
hay bộ phận khác của xã hội. Sản xuất, khoa học, giáo dục
và văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ tạo cơ sở cho sự
phát triển cao của lực lượng sản xuất, điều kiện quan trọng
để nâng cao mức sống của nhân dân. Văn hóa được bắt
nguồn từ sản xuất, và ngược lại, không thể đẩy mạnh sản
xuất mà không nâng cao giáo dục, phát triển khoa học, mở
rộng dân chủ, xác lập quyền và nghĩa vụ của mỗi người, là
nền tảng xây dựng lối sống hiện đại. Khoa học, giáo dục,
văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển
các hoạt động sống của xã hội.
Xây dựng xã hội văn hóa cao phải xây dựng lối Sống dân
tộc - hiện đại - nhân văn. Trong lối sống ấy Chủ tịch Hổ Chí

Hổ ('h í Minh. Toàn tập. I 10 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 1996. tr 17

295
LỐI SỐNG DAN Tộ c , h iệ n đ ạ i - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN

Minh rất quan tâm đến giác ngộ chính trị, đến văn hóa tranh
luận, đến sự trưởng thành về lý tưởng của nhân dân. Chủ tịch
Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa Mác - Lênin là một khoa học chân
chính gắn chặt với lối sống dân tộc - hiện đại - nhân vãn.
Quan tâm đến xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại phải giáo
dục khoa học cho nhân dân, trước hết “phải dậy lý luận Mác -
Lênin cho mọi người”24. Lý luận Mác - Lênin là cơ sở khoa
học, là hệ tư tưởng của lối sống trong xã hội văn hóa cao.
Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lối sống trong xã hội
văn hóa cao tức là lối sống xã hội chủ nghĩa. Đặc điểm của lối
sống này là sản phẩm tất yếu hoàn thiện của quá trình cách
mạng của nhân dân Việt Nam. Lối sống dân tộc - hiện đại -
nhân văn trong xã hội văn hóa cao thể hiện lý tưởng cao đẹp,
đạo đức trong sáng, trí tuệ cao và thể chất phát triển.
Lối sống trong xả hội văn hóa cao trong tư tưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là lối sống của xã hội có nẻn khoa
học - kỹ thuật, lực lượng sản xuất phát triển cao. Sự phát
triển của lực lượng sản xuất, khoa học, kỹ thuật đòi hỏi con
người, nhất là thế hệ trẻ, đặc biệt là các thanh niên được giáo
dục về trình độ khoa học tiên tiến của nhân loại. Chủ tịch Hổ
Chí Minh đã có một kê hoạch to lớn đưa khoa học, kỹ thuật
vào đồng ruộng, nông thôn, nông dân, nông nghiệp và đặc
biệt là giáo dục thế hệ trẻ nắm vững khoa học, kỹ thuật đế
đẩy mạnh lực lượng sản xuất. Chủ tịch Hồ Chí Minh viêt

u Hố Chí Minh. To à n tập, 16. Sđd., 11.46

2%
CHƯƠNG KẾT LUẬN: Tư TƯỜNG H ố CHÍ MINH VỀ LỐI SỐNG DAN t ộ c - HIỆN ĐẠI

rằng: “Phải tạo mọi điều kiện cho nhân dân lao động có thể
nắm được những hiểu biết khoa học, kỹ thuật, ra sức đào tạo
thật nhiều cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý cần thiết cho sản
xuất phát triển. Chỉ có như thế chúng ta mới xây dựng thắng
lợi chủ nghĩa xã hội”25. Khoa học khi đi vào đời sống không
chỉ làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ mà còn
cải tạo rất hiệu quả nhiều phong tục, tập quán lạc hậu. Đề
cập đến tầm quan trọng của khoa học trong việc xây dựng lối
sống trong xã hội văn hóa cao, như đã dẫn, Người còn nói
rằng: “Khoa học đã chinh phục không gian và thời gian. Chủ
nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người
tới hạnh phúc vô tận”26.
Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lối sống xã
hội chủ nghĩa chính là lối sống của xã hội văn hóa cao. Đó
thực chất là lối sống có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất
dán tộc. Sự phát triển của xã hội làm cho tính tích cực sáng
tạo của quần chúng phát triển. Và do. tính tích cực sáng tạo
của quần chúng mà lối sống với tư cách là tổng thể các hoạt
động Sống của xã hội lại phát triển cao hon. Đó là biện chứng
của đời sống trong chủ nghĩa xã hội. Quá trình này khắc phục
được tính chất hạn hẹp của sự cưỡng bức lao động trong xã
hội cũ và phát triển toàn diện các khả năng sáng tạo của con
người mà tất cả các xã hội cũ không thể thực hiện được. Lối

' Hổ C h í M inh. Toàn tập. tập 10. Sdd. Ir.313.


'h Hồ C!hí Minh Toàn tập. tập 9 Sđd. tr I 30-131.

297
LỐI SỐNG DAN TỘC. HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐÉ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

sống của chủ nghĩa xã hội trong tư tướng Hồ Chí Minh đó là


lối sống gắn với hệ tư tưởng tiên tiến, lực lượng sản xuất hùng
mạnh, quan hệ sản xuất phát triển, con người đối với con
người nhân đạo. Đó là lối sống mang tầm cỡ nhân loại, thống
nhất giữa cái dân tộc và cái quốc tế. Lối sống xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam tiếp thu toàn bộ các thành quả của văn minh nhân
loại, phát triển những gì tốt đẹp nhất của truyền thống, gắn với
nền sản xuất mạnh.
Xây dựng được lối sống như vậy ở Việt Nam là một mục
tiêu lý tưởng phải vượt qua muôn ngàn gian khổ và sự phấn
đấu kiên cường không mệt mỏi của cả một dân tộc, bởi vì nó
gắn với nền khoa học, với toàn bộ sản xuất xã hội chứ không
phải là tài năng riêng lẻ của một cá nhân hay một nhóm xã hội
nào. Người nói rằng: Thời đại ta là thời đại khoa học “phải
dậy bảo các cháu thiếu nhi về khoa học kỹ thuật, làm cho các
cháu ngay từ thuở nhỏ đã biết yêu khoa học để mai sau các
cháu trở thành người có thói quen sinh hoạt và làm việc theo
khoa học”27. Xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại có tác
phong làm việc theo khoa học là bước phát triển mới về lối
sống từ nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn. Việc làm cho
thế hệ trẻ có sự phát triển nội sinh về khoa học là một trone
những nhiệm vụ xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại - nhân
văn ở nước ta hiện nay.

■' Hổ Chí Minh. Toàn tập. lập 11. Sdd, tr.xo

298
CHƯƠNG KẾT LUẬN: T ư TƯỞNG Hố CHÍ MINH VỀ LỐI SỐNG DAN t ộ c - HIỆN ĐẠI

Đê xây dựng được một lối sống trong xã hội văn hóa cao
như vậy, trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa phải
xây dựng tư duy khoa học, vừa phải chống lại rất nhiều kẻ thù
ngoại xâm và IỊỘÌ xâm, đặc biệt là sự lười biếng và bảo thủ.
Cuộc đấu tranh này rất lâu dài và gian khổ.
Muốn xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại - nhân văn
trong xã hội văn hóa cao, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh trước
hết phải chống lại sự dốt nát. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói
rằng: “Sự ngu dốt là một trong những chỗ dựa chủ yếu của chế
độ tư bản”28.
“Một dán tộc dốt là một dân tộc yếu Ý tưởng triết học
của sự nghiệp chống dốt nát trong tư tưởng Hồ Chí Minh là
nhằm tiêu diệt giặc nội xâm. Muốn xây dựng lối sống hiện đại
trong xã hội văn hóa cao phải chiến đấu chống giặc nội xâm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết rằng: “Dốt nát cũng là kẻ địch.
Địch dốt nát giúp địch ngoại xâm. Địch dốt nát tấn công ta về
tinh thần, cũng như địch thực dân tấn công ta bằng vũ lực.
Địch thực dân dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu
dân. Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa dân ta vào nơi
mù quáng”29
Trong tư tường Hồ Chí Minh về lối sống trong xã hội
văn hóa cao phải chống lại sự dốt nát bởi “dốt thì dại, dại thì


’HHồ C hí Minh. Toàn lập. tập 1 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.236.
' Hồ C hí Minh Toàn tập. tập 5. Nxb Chính trị Ọuốe gia, Hà Nội, 1995, lr.371)

299
LỐI SÓNG DAN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN 0Ề LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

hèn” ’0. Lối sống trong xã hội văn hóa cao là lối sống mà dân
trí phát triển. Nền giáo dục cũ là một nền giáo dục giành cho
những người có nhiều tài sản. Đó là một nền giáo dục gắn với
sách vở, ớ đó có nhiều kiến thức thừa và xa thực tế. .Nển văn
hóa giáo dục đó nhồi sọ một cách máy móc những kiến thức
trong đó có những kiến thức phản động, lạc hậu và độc hại.
Chủ tịch Hổ Chí Minh nói rằng nền giáo dục của chủ nghĩa
thực dân đã giáo dục “thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời
sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp,
dạy theo lối nhồi sọ”31. Nền giáo dục ấy không thể là cơ sờ
cho một lối sống của xã hội vãn hóa cao.
Để xây dựng lối sống hiện đại trong xã hội văn hóa cao
phải “đào tạo trí thức công nông hóa. Nghĩa là công nông cần
học tập văn hóa để nâng cao trình độ tri thức của mình, trí
thức cần gần gũi công nông và học tập tinh thần, nghị lực,
sáng kiến và kinh nghiệm của công nông”32.
Xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại trong xã hội văn
hóa cao ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Học
phải gắn liền với hành và phải chú ý đặc biệt đến vấn đề giáo
dục tư tưởng chính trị trong sư phạm. Tính chất cách mạng
của nền giáo dục mới, trong tư tướng Hồ Chí Minh là một nền
giáo dục đổng đều, bình đẳng và tạo ra các điều kiện thuận lọi

Hổ Chí Minh. Toàn lập lập X Nxh Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 68
11 Hổ Chí Minh. Toàn rập tập X Sdd. tr.xo.
Hổ (Tii IVTính Toàn rập !àp 6 Nxh Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 1995, tr.203-204

300
CHƯONG KẼT LUẬN: T ư TƯỞNG H ố CHÍ MINH VẺ LỐI SỐNG DAN t ộ c - HIỆN ĐẠI

cho những ai có nhu cầu và khả nãng được giáo dục sẽ được
thoá mãn nhu cầu ấy. VI vậy nền vãn hóa giáo dục mới ở Việt
Nam khi hướng tập trung vào đào tạo con em công nông và
con em dân tộc ít người, đồng thời mớ rộng các hệ thống giáo
dục nhà trường trên rất nhiều bình diện khác nhau để tạo sự
phát triển đồng đều về dân trí. Giáo dục tri thức, giáo dục
nghệ thuật, giáo dục chính trị, giáo dục nghề nghiệp chuyên
sâu tạo ra một hệ thống nhà trường cách mạng làm cơ sở phát
triển lôi sống văn minh, tiến bộ trong xã hội văn hóa cao.
Cụ thể hóa mục tiêu của các cấp học, Chủ tịch Hồ Chí
Minh nói rằng: “Đ ại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với
thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các
nước bạn, kết hợp thực tiễn ở nước ta để thiết thực giúp ích
cho công cuộc xây dựng nước nhà. Trung học cần đảm bảo
cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực
thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những
phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế. Tiểu học thì
cần giáo dục cho các cháu thiếu nhi yêu Tổ quốc, yêu nhân
dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dậy
phải nhẹ nhàng vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ
người lớn. Phải đặc biệt giữ gìn sức khoẻ của các cháu. Tôi
cũng mong các gia đình liên hệ chặt chẽ với nhà trường, giáo
dục và khuyến khích con em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành
mạnh và hăng hái giúp đỡ nhân dân”33.

1 Hu Chí M inh Toàn lập. tập 8. Sđd. tr.SI

301
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẨN ĐÉ LỶ LUẬN VÂ THỰC TIỀN

CÓ thể nói, xây dựng lôi sống trong xã hội văn hóa cao
trong tư tướng Hồ Chí Minh là lối sống dân tộc - hiện đại -
nhân đạo, là lối sống cộng đồng các lợi ích cơ bản gắn cái
đúng với cái thật, cái tốt làm cho mọi người được sống, được
hưởng thụ văn minh và hạnh phúc. Lối sống trong xã hội văn
hóa cao phải “coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn
sống, nguồn tạo nên hạnh phúc của mọi ngườivà cho cả thế
hệ mai sau”34. Đó là lối sống mà người lao động trở thành
nhân vật trung tâm, lao động trí óc và lao động chân tay đoàn
kết xây dựng cuộc sống mới. Đó là lối sống mà các giá trị cơ
bản của con người được trả lại cho con người.
Khoa học và giáo dục trong xã hội văn hóa cao luôn
luôn gắn chặt với trình độ phát triển của lối sống. Chủ tịch Hồ
Chí Minh có ý tưởng xây dựng xã hội văn hóa cao với xã hội
học tập. Người nói rằng: “Tinh hình thế giới và trong nước
luôn luôn biến đổi, công việc chúng ta nhiều và mới, kỹ thuật
của thế giới ngày càng tiến bộ, nhưng sự hiểu biết của chúng
ta có hạn. Muốn tiến bộ kịp với sự biến đổi vô cùng tận thì
chúng ta phải nghiên cứu học tập”35. Học tập khoa học, học
tập lý luận, học tập kỹ thuật trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Phải xây dựng một xã hội học tập và con người cần học tập
suốt đời, đó chính là tư tưởng Hồ Chí Minh về lối sống của xã
hội văn hóa cao.

' 4 H ó C h í M i n h . T oà n tập. tậ p 12. Sdd. Ir.564.


' ' H ồ C h í M i n h T o à n lập lập 7. S đ t l . I I . 392.

302
CHƯƠNG KẾT LUẬN: Tư TƯỞNG H ố CHÍ MINH VẼ LỐI SỐNG DAN t ộ c - HIỆN ĐẠI

Để xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại - nhân văn trong
tình hình mới, trong Di chúc của mình, trước lúc đi xa, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã dặn dò Đảng ta và Nhân dân ta sau ngày
toàn thắng đế quốc Mỹ xâm lược thì: “Việc cấn phải làm
trước tiên là chỉnh đốn lại Đ ảng” và ‘‘Đầu tiên là công việc
dối với con người ”36. Chỉnh đốn lại Đảng và công việc đối với
cun người có liên quan bản chất đến sự nghiộp xây dựng và
phát triển lối sống dân tộc - hiện đại - nhân văn trong tình
hình mới. Lối sống dân tộc - hiộn đại - nhân vãn là một bộ
phận hợp thành chiến lược xây dựng và phát triển xã hội Việt
Nam theo hướng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh của Đảng ta. Các công việc đối với
con người là nội dung cơ bản của lối sống ấy. Đảng ta chỉ có
thể thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng lối sống hiện đại
nhãn vãn khi những vấn đề của con người trong nền văn hóa
mới đã được giải quyết một cách tốt đẹp. Ngược lại, khi giải
quyết một cách tốt đẹp các vấn đề của con người trong nền
vãn hóa này thì năng lực lãnh đạo văn hóa của Đảng được
nâng lên ngang tầm với các mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng và
phát triển lối sống mới của nhân dân ta trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng cơ chế thị trường.
Sau khi chiến tranh kết thúc, nhân dân ta chuyển từ lối
sống thời chiến sang lối sống thời bình. Đó [à một bước
chuyển to lớn và toàn diện Irong các quan hệ từ sản xuất, lưu

: ' llỏ O n Minh. Toàn ráp. láp I 2 Nxb Chính tri Quốc gia, Hà Nội. 1996. lr.503.

303
LỐI SỐNG DAN TỘC, HIỆN Đ ẠI- MẤY VẤN ĐẾ LÝLUẬN VÀ THỰC TIẾN

thông, phân phối, tiêu dùng đến các quan hệ giữa con người
và con người. Để lãnh đạo được cuộc biến đổi này, truớc hết
Đảng ta phải nâng cao nãng lực chiến đấu, nâng lực xây dựng,
năng lực sáng tạo của mình. Được rèn luyện trong cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc, Đảng ta đã có rất nhiều kinh nghiệm
xây dựng lối sống thời chiến.
Nay lối sống thời bình với bao nhiêu phức tạp mới nảy
sinh giữa con người với con người; giữa quá khứ và hiện tại,
giữa dân tộc và quốc tế, giữa tiên tiến và lạc hậu, giữa cống
hiến và hưởng thụ. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, lối sốílg của
xã hội vân động không ngừng, mọi sự thỏa mãn, sự hài lòng về
các thành tựu đã đạt được trong xây dựng lối sống đều dãn đến
kìm hãm sự phát triển văn hóa. Nếu sự thoả mãn này dẫn đến
thái độ hẹp hòi, không mở rộng giao tiếp với các nền vãn hóa
bên ngoài, chẳng bao lâu sự già cỗi, sự sơ cứng sẽ hủy diệt
những thành quả đã đạt được. Ngược lại, khi mở cửa giao lưu
với các nền văn hóa bên ngoài, nếu không tạo ra được một cơ
chế tiếp biến hợp lý, thì các giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc
cũng sẽ bị phá hỏng nghiêm trọng, nguy cơ lối sống xa lạTtiêu
cực sẽ xâm nhập sâu vào đời sống xã hội là không tránh khỏi.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn xây dựng đuợc lôi
sống tốt đẹp thì trước hết “mỗi đảng viên và cán bộ phải thực
sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm
chính, chí công vô tư”37.

Hó Chí Minh. Toàn lập. 1.12. Nxb Chính tri Ụuoc ma. 1là Noi. 1996. ti 5110

304
CHƯƠNG KẾT LUẬN: TƯTƯỞNG h ố c h í m in h v ẻ lối s ố n g d ẩ n t ộ c - HIỆN ĐẠI

Với nội dung này thì cuộc vận động xây dựng và chính
đôn lại Đảng gắn bó hữu cơ với nội dung cơ bản của sự nghiệp
xây dựng tư tướng, đạo đức, lối sống trong nền vãn hóa tiên
tiến đậm đà bản sác dân tộc.
Có lẽ nào những hiộn tượng yếu kém về tư tưởng lối
sống và đạo đức còn tồn tại trong Đảng mà Đảng vẫn đủ năng
lực, đủ sức mạnh lãnh đạo nhân dân xây dựng được một lối
sống vì sự phát triển toàn diện của con người, vì hạnh phúc
của con người? Có thể nào sự suy thoái về đạo đức lối sống
trong Đảng lại gìn giữ được tinh thần yêu nước nồng nàn, ý
chí tự lực, tự cường, lối sống giản dị trong bản sắc dân tộc của
nền văn hóa Việt Nam!? Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉnh
đốn lại Đảng “là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ
kỹ, hư hỏng để tạo ra cái mới mẻ, tốt tươi”38. Vì thế quan hệ
giữa cuộc chỉnh đốn lại Đảng và sự nghiệp xây dựng lối sống
dân tộc - hiện đại - nhân văn là mối quan hệ biện chứng.
Một trong những mục tiêu cơ bản của nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc là làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng
trở thành những nét chủ đạo của nhân cách con người Việt
Nam trong tiến trình xây dựng xã hội mới. Khi các nhân cách
của con người này được phát triển mạnh, được nàng cao trong
Đảng thì năng lực lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây
dựng lối sống mới sẽ khỏng ngừng được hoàn thiện.

K Hồ Ch M inh Toàn tập. tập 12. Sđđ. Ir 505

305
LÓI SỐNG dan TỒC, h iệ n đ ại - MẤY VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

Chinh đòn lại Đáng, theo tư iướng cùa Chu tịch Hồ Chí
Minh là "phái giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng
là người lãnh đạo, người đáy tớ thật trung thành của nhân
dân” ,y. Đảng ta là một Đáng cầm quyén, Đảng lãnh đạo văn
hóa; Đảng phải có vãn hóa cao mới có thể lãnh đạo được mục
tiêu xây dựng nền văn hóa cao. Nhân danh văn hóa Đảng, từ
láu Chú tịch Hổ Chí Minh đã viết: “Đáng ta là đạo đức, là văn
minh”. Sức mạnh của Đảng, văn hóa của Đảng có mối liên hệ
máu thịt với cái ăn, cái mặc, việc học hành và sức khoẻ và mọi
hoạt động sống của nhân dân. Dân có cơm ãn ngon, có áo
quần mặc đẹp, mọi người được dến trường, đất nước dản trí
phát triển cao, người người vui tươi khoẻ mạnh, có lôi sống
đẹp, đạo đức trong sáng, chính là biểu hiện cụ thể năng lực
lãnh đạo của Đảng.
Theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa Đáng
không chí thể hiện ở trong tư cách người lãnh đạo nhân dân.
inà căn bán hơn, sâu đậm hơn chính là ớ tư cách phục vụ nhân
dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khảng định, trong văn hóa
Đảng không có khái niệm “Quan cách mạng”. Nhân dán bầu
lên Chủ tịch, Bộ trướng, Thứ trướng, các ủy viên đéu là đê
phục vụ nhân dân; mà theo ngôn neữ của Chú tịch Hồ Chí
Minh, những người này “là đầy tớ thật trung thành của nhân
dân". Chú tịch, Bộ tnrứng, Thứ trướng là do dân bầu \à dân
íliao trách nhiệm; hoàn thành xuất sãc các nhiệm vu dân trao.

' H o ( 'lií M n ili i (Hin l ạ p lậ p 12 S ihl. I i ^ l o

306
CHƯƠNG KẾT LUẬN: Tư TƯỞNG Hố CHÍ MINH VÉ LỐI SỐNG DAN t ộ c - HIỆN ĐẠI

đó chính là thể hiện vãn hóa Đảng. Nếu "kiều ngạo tUíhĩg
mình à trong cơ quan Clĩính phủ là thần thánh rồi coi khinh
dán gian, nói phô, cử chỉ lúc nào cũng vác mặt “quan cách
mạng ” lên ”40 thì trái với văn hóa Đảng.
Chỉnh đốn lại Đảng là củng cố và nâng cao hiệu lực của
văn hóa Đảng trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp của con
người khi tiến hành xây dựng lối sống mới. Lối sống chuyển từ
thời chiến sang thời bình, có biết bao nhiêu vấn đề của con
người được đặt ra từ nơi ăn, chốn ở, việc làm, học hành, vui
chơi, giải trí, đãi ngộ những người có công, cải tạo những người
hư hỏng, tái thiết lại làng mạc, thành phố, mở mang ngành
nghề, xây dựng đạo đức mới và ngay cả chính lối sống mới.
Các “ công việc của con người” mà Chủ tịch Hổ Chí Minh đã
nêu lên trong Di chúc, đó là các vấn đề xây dựng một cuộc
sống mới cho đảng viên, thanh niên, phụ nữ, cụ già, em nhỏ,
công nhân, nông dân và các tầng lớp xã hội khác. Đó cũng
chính là những vấn đề trung tâm và quan trọng nhất của mặt vật
chất và mật tinh thần của lối sống dân tộc - hiện đại - nhân văn.
Trung tâm các vấn đề của lối sống mà Di chúc của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên là vấn đề xây dựng và phát triển
nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử mới.
Lối sống trong thời chiến đã phát huy cao độ truyền
thống yêu nước, tinh thần hy sinh dũng cảm, cần cù lao động,
chịu đựng gian khổ của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.

41 Hồ C hí Minh Toàn tập. tâp 4. Sđd, tr.57.

307
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẨY VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÁ THỰC TIỀN

Nhiệm vụ lịch sử đặt ra trước mắt nhân dân ta là phải đưa đất
nước thoát khói nghèo nàn, lạc hậu trong bối cảnh nền khoa
học công nghệ thế giới đã phát triển rất mạnh mẽ mà cơ sở hạ
tầng, trình độ kỹ thuật ở nước ta còn kém rất xa một số nước
đang phát triển và các nước phát triển.
Để xây dựng lối sống mới trong quá trình xây dựng lại
đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, phải tạo ra những
nhân cách có sự phát triển năng lực nội sinh về khoa học và
công nghệ, phải tạo ra những người đức tài song toàn. Để
hình thành được những nhân cách này, theo Di chúc của
Chủ tịch Hỏ Chí Minh, Đảng cần có một kế hoạch thật tốt
để giúp đỡ cái mới, cái tốt phát triển, đồng thời cải tạo cái
xấu, cái ác, cái cũ đang ngăn cản cuộc sống tiến lên. Chủ
tịch Hồ Chí Minh nói rằng đây là một “cuộc chiến đấu
khổng lồ”. Cuộc chiến đấu để xây dựng lại thành phố mới,
làng mạc mới và trên hết là xây dựng lối sống mới, các
nhân cách mới.
Coi việc xây dựng và hình thành những nhân cách con
người có thể đáp ứng được sự nghiệp cách mạng mới là
“chống lại những cái cũ kỹ, hư hỏng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã thấu hiểu tất cả những phức tạp trong tâm lý, trong tính
cách và cả những điều kiện lịch sử đã tạo ra tâm lý và tính
cách đổ giữa các thế hệ người, giới tính người ở nước ta. Vì
thế, Người đã nói tới cuộc chiến dấu khdiiỉ’ lồ để chống lối
sông hư hỏng, xây dựng lôi sống tốt đẹp.

308
CHƯƠNG KẾT LUẬN: T ư TƯỞNG HÓ CHÍ MINH VẼ LỐI SỔNG DAN t ộ c - HIỆN ĐẠI

Trong sự nghiệp xây dựng lối sông dân tộc - hiện đại -
nhân văn, có những người trước đây có lối sống tốt đẹp, đến nay
thực tế không ít người đã suy thoái về lối sống. Một sô' người
mắc phải những lỗi lầm nghiêm trọng, bảo thủ, chống lại cái
mới, cái tốt, cái đẹp, không đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì th^ phải thấu hiểu một cách sâu
sắc ý nghĩa của “cuộc chiến đấu khổng lồ” mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã Di chúc cho chúng ta khi xây dựng lối sống mới.
Kiên trì tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lối sống dân
tộc - hiện đại - nhân văn của nền văn hóa cao ở Việt Nam theo
hướng lấy con người làm trung tâm, hiến pháp 1992 và các
Vãn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, VII,
VIII, IX và X khẳng định việc “Xây dựng lối sôhg lành mạnh
mang tính dân tộc - hiện đại - nhân văn ” vừa là mục tiêu vừa
là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Mọi hoạt
động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển
toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng
lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung,
tôn trọng nghĩa tình, có lối sống vãn hóa, quan hệ hài hòa
trong gia đình, tập thể và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố
thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền
thống cách mạng dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí
tự lập tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc41.

11 Đ àn g cộng sàn Việt N am Văn kiện D ạ i hội dại bến toàn quốc lán thứ IX. N xb
Chính trị Quốc gia, 2(X) I . tr. 1 14

309
LỐI SỐNG DÂN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VA THỰC TIỄN

Trung thành với lý tướng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, các Vãn kiện Đại hội Đảng từ lần thứ VI đến lần thứr X
đều đề xuất những phương thức mới huy động đông đảo nhiân
dân tham gia ngày càng tích cực hom vào mục tiêu xây dựmg
lối sống mới, nền văn hóa mới, lấy con người làm trung tââm
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dã đề xuất. Các Văn kiện Đại hhội
Đảng từ lần thứ VI đến lần thứ X đều đi sâu vào việc xây dựmg
con người về mặt đạo đức, lối sống, nhân cách trong điều kiiện
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. KChi
tập trung vào việc xây dựng lối sống mới, con người mới, ccác
Văn kiện Đại hội Đảng đều hướng đến mục tiêu giữ gìn, phhát
huy trong tiến trinh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuước
trong những năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu ccủa
thế kỷ mới.
Coi những vấn đề tư tưởng, tình cảm, đạo đức, ỉối sốnng
của con người; sự phát triển các năng lực hưởng thụ, dáấnh
giá và sáng tạo của con người... là những vấn đề trung tââm
của lối sống trong xã hội ta ngày nay, các Vãn kiện Đại hhội
Đảng đã đề xuất hàng loạt vấn đề văn hóa mà qua đó, llối
sống của xã hội ta trở nên lành mạnh hơn và phong phú hcơn.
Các Văn kiện Đại hội Đảng đã nêu không chỉ quan tâm đđến
chiều nổi, đến các hoạt động vãn hóa thường nhật m.à ccòn
quan tàm đến gốc rễ, đến chiều sâu của nó. Đó là các vấn ( đề
xây dựng phát triển nhãn cách và lối sống của con mguười
trong cơ chế thị trường.

310
CHƯƠNG K Ế Ĩ LUẬN: T ư TƯỞNG H ố CHÍ MINH VỀ LỐI SỐNG DAN t ộ c - HIỆN DẠI

Ý thức rằng nhân cách và lối sống là sự hội tụ của những


đặc trưng văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và nhân cách văn
hóa cúa xã hội; các Văn kiện Đại hội Đảng đã nêu đều hướng
tới việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa cho thế kỷ mới.
Gắn mặt vật chất với mặt tinh thần của lối sống, coi các nhân
cách là ihành quả phát triển của Van hóa, các Văn kiện Đại hội
Đảng đã nêu đều khảng định rằng: Văn hóa trở thành nhân tố
thúc đẩy con người tự hoàn chỉnh nhân cách, lòng tự hào dân
tộc, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tuân thủ
pháp luật, nếp sống văn minh, tác phong công nghiệp. Hiện
thực của chúng ta hôm nay cần có những nhân cách dại biểu
cho nó. Đó không phải là các nhân cách nho sĩ, các bậc trượng
phu, người quân tử. Đó cũng không phải là những nhân cách
trọng nghĩa khinh tài của nền văn hóa truyền thống, những
nhân cách thiếu năng động, dựa dẫm vào tập thể của thời kỳ
bao cấp. Sự phát triển lối sống và nhân cách của con người
Việt Nam trong thế kỷ mới phải có sự tăng trưởng vê' mặt trí
tuệ, phải sống và làm việc có đạo đức và theo pháp luật, phải
có tác phong công nghiệp, tràn đầy tình cảm yêu nước trong
sáng, lòng tự hào dân tộc sâu sắc và đúng đắn. Đó là lối sống
gắn trí tuệ với hành động, gắn đạo đức với pháp luật, gắn lao
động với nghỉ ngơi vui chơi giải trí.
Các Văn kiện Đại hội Đảng đã nêu đều mở rộng giới hạn
của sự phát triển nhân cách, tạo ra cơ sở xã hội quan trọng để
con ngirời không phải là một phương tiện mà phải trở thành
LỐI SỐNG DAN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẦY VẤN ĐẺ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIẾN

mục đích của cuộc sống. Trong điều kiện xã hội mới, mỗi
nhân cách vừa là một cá nhân - cá tính, ớ đó có sự kết hợp sâu
sắc các nhân tố xã hội - cộng đồng. Thực chất các Văn kiện
Đại hội Đảng từ lần thứ VI đến lần thứ X đều hướng tới việc
hình thành một xã hội đa nhân cách, xã hội văn hóa cao, có
lối sống dân tộc - hiện đại - nhân văn như Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đề xướng.
Văn hóa là một quá trình nhân hóa, nó là trình độ
phát triển của con người. Các quan hộ văn hóa đã tạo nên
các thiết ch ế tự nhiên của nó như các phong tục, tập quán,
thiết chế tôn giáo, thiết chế gia đình... Và con người ở
trong mỗi thời kỳ phát triển khác nhau của mình cũng đã
xây dựng các thiết chế phù hợp với các ý tưởng phát triển
văn hóa của một kiểu xã hội nhất định. Coi các thiết chế
văn hóa có một vai trò đặc biệt quan trọng trong công nghệ
vận hành trong mặt tinh thần của đời sống xã hội ta theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, các Văn kiện Đại hội Đảng
đã nêu đều quan tâm sâu sắc đến việc đẩy mạnh xây dựng
các câu lạc bộ, các nhà văn hóa, các vườn hoa, bãi tập, giải
trí ở các tụ điểm dân cư trong thế kỷ mới. Đó là các thiết
chế văn hóa có tầm quan trọng nâng cao nhiều mặt trong
đời sống tinh thần của xã hội.
Quá trình đô thị hóa gia tăng, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều thiết chê'văn hóa tư
nhiên từng tồn tại lâu đời trong nển vãn hóa truyền thống.

312
CHƯƠNG KẾT LUẬN: T ư TƯỞNG H ố CHÍ MINH VỀ LỐI SỐNG DẨN t ộ c - HIỆN ĐẠI

Nhiều phong tục tập quán tốt đẹp đã bị mai một, nhiều lễ hội,
sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống đã biến dạng, mối quan hệ
nhà - làng - nước lỏng lẻo dần. Trước tình hình ấy Văn kiện
Đại hội Đảng lần thứ X gần đây vẫn tiếp tục quan tâm đặc biệt
đến môi trường văn hóa gia đình. Khảng định gia đình là một
thiết chế văn hóa nền tảng và tự nhiên của xã hội, là cơ chế kỳ
diệu trong việc sinh sản, nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển lối
sống nhân cách; các Văn kiện Đại hội Đảng từ lần thứ VI đến
lần thứ X đều nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây
dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống lành
mạnh, trung thực, nhân ái, thủy chung, tôn trọng kỷ cương
phép nước, cần cù lao động, học tập. Có thể nói đây là một
điểm nhấn rất quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát
triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng ta
sau bao nhiêu biến động tiêu cực của xã hội có liên quan đến
các phản văn hóa bắt đầu từ việc không coi trọng thích đáng
môi trường gia đình.
Mở rộng và cụ thể hóa cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội về vấn đề gia
đình trong thế kỷ mới, các Văn kiện Đại hội Đảng từ lần thứ
VI đến lần thứ X không chỉ quan tâm xây dựng các gia đình
hòa thuận, ấm no, hạnh phúc mà còn đặc biệt chú ý đến việc
xây dựng các gia dinh có văn hóa. Đó là những gia đinh có
giáo dục, có trình độ học thức, có nề nếp và giữ được truyền
thống đạo đức tốt đẹp của cha ông.
LỐI SỐNG DẨN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

Văn kiện Đại hội Đáng lần Ihứ X đã coi sự phát triển văn
hóa của xã hội ta trong thiên niên ký mới là kết quả sinh
thành lịch sử từ hàng ngàn năm của truyền thông dân tộc.
Vãn hóa của chủ nghĩa xã hội ớ Việt Nam không thể xây
dựng trên một mảnh đất trống không của quá khứ. Sự nối
truyền một mạch từ truyền thống đến hiện đại là cơ chế vận
hành khách quan của sự phát triển văn hóa. Các thế hệ trước
đã để lại những di sản văn hóa quý hiếm. Vấn đê bào tồn và
phát huy các di sản ấy không chỉ là nghĩa vụ mà còn là sức
sống cả dân tộc trong thiên niên kỷ mới.
Trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh về hướng phát
triển, gìn giữ bản sắc dân tộc để tiếp biến cái phổ biến, Vãn
kiện Đại hội Đảng lần thứ X coi việc mở rộng các quan hệ
văn hóa với quốc tế vừa là cơ hội để Việt Nam học hỏi tinh
hoa vãn hóa dân tộc; phát huy các giá trị văn hóa dân tộc vừa
là một thách thức trong quá trình hội nhập. Ba làn sóng: Xuất
khẩu, đầu tư và côn (Ị nghệ tin học đang diễn ra sôi động trên
hành tinh và đang xâm nhập sâu vào văn hóa Việt Nam.
Những làn sóng này đang thách thức lối sống dân tộc - hiện
đại - nhân văn ớ nước ta. Nó có thể tạo những cơ hội quan
trọng để làm phong phú các giá trị văn hóa dân tộc. Song nó
cũng có thể làm cho quá trình thương mại hóa gia tãng và túc
íỉộnẹ tiêu cực nhiều mặt trên nhân cách và lối sống. Mặc dẩu
cơ sở của giá trị dân tộc còn rất mạnh trong tuyệt đại đa số
nhân dân sống thuần phác, tiết kiệm, trung thực, vị tha..., sorụ

314
CHƯƠNG KỀT LUẬN: TƯTUỦNG HÓ CHÍ MINH VỀ LỐI SỐNG DẨN TỘC - HIÊN ĐẠI

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX và lần thứ X vẫn cảnh báo
về những cái được, cái mất của nền văn hóa dân tộc đang đối
mặt với một thế giới có nhiều thay đổi hiện nay.
Để đảm bảo cho lối sống dân tộc - hiện đại - nhân vãn
được vận hành theo cơ chế công nghệ của văn hóa, vừa là mục
tiêu vừa là động lực lại vừa là nền tảng tinh thần của xã hội
trong thiên niên kỷ mới, Vãn kiện Đại hội Đảng lần thứ X
khẳng định rằng nguồn lực của văn hóa là nhân dân, đầu tư
cho văn hóa là đầu tư cho sự phát triển của con người. Khi
quan tâm xây dựng lối sống mới phải đăc biệt quan tâm đến
thế hộ trẻ.
Vấn đề nguồn lực và đầu tư để vãn hóa được vận hành
theo các công nghệ vốn có của nó, từ trước tới nay là một
vấn đề quan trọng. Trong xã hội chúng ta, trung tâm của chủ
thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa là nhân dân. Để văn hóa
thực hiộn được các chức năng của mình, việc huy động đông
đảo nhân dân tham gia sáng tạo, phát huy, lưu giữ, phổ biến,
tôn tạo văn hóa trong thế kỷ mới là một ý tưởng đúng đắn.
Nói đến nguồn lực, đến đầu tư cho văn hóa thực chất không
chỉ là vấn đề tiền bạc, mặc dầu tiền bạc là quan trọng.
Nguồn lực của sự phát triển vãn hóa bao gồm một hệ thống
các quan điểm, chính sách gắn liền với sự phát triển con
người và xã hội. Nguồn lực của văn hóa không chỉ là những
đẩu tư trực tiếp. Nó thông qua vô vàn các quan hệ xã hội,
các chi số sức khoẻ và giáo dục cũng như thu nhập quốc dân

315
Lối SỐNG DÂN TỘC, HIỆN ĐẠI - MẤY VẦN ĐẾ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN

của xã hội và các mối quan hệ quốc tế trong quá trình hình
thành lôi sống.
Nước ta là một nước đang phát triển trong một thế giới
giàu có về vật chất. Đồng đô la quá mạnh. Nó đang đi vào các
thành phố, làng quê, hải đảo, các vùng rừng rậm tạo nên lối
sống của các cách tiêu sài mới trong các nhà hàng, khách sạn,
các quán karaoke, các chủ tiệm tiêm chích, tạo ra nhiều phản
văn hóa. Nguồn lực của phát triển văn hóa, đầu tư cho văn
hóa, vì thế không chỉ là tiền bạc mà còn là một cơ chế giáo
dục, tự giáo dục gắn liền với cả pháp luật lẫn sự thiện tâm của
con người khi chúng ta xây dựng cụộc sống mới.
Có thể nói, từ các định hướng cơ bản của các Văn kiộn
trong các Đại hội Đảng từ lần thứ VI đến lần thứ X về các vấn
đề quan trọng nhất của lối sống, về hệ tư tưởng, đạo đức, lao
động, hệ thống thông tin đại chúng, về quản lý văn hóa, phát
triển văn học nghệ thuật, về công tác xuất bản, về tự do và
trách nhiệm xã hội của các nhà văn hóa... đã mớ ra toàn cảnh
cơ sở xây dựng lối sống mới ở Việt Nam trong thế kỷ mới;
đồng thời cũng đặt ra những nhiệm vụ rất trọng đại trước các
ngành, các giới, đặc biệt là ngành văn hóa trong việc xây dựng
một lối sống dân tộc - hiện đại - nhân văn xã hội chú nghĩa
như Chủ tịch Hồ Chí Minh hàng mong ước.
Các tư tướng về lô i SÔIIIỊ trong xã liộ i vãn hóa cao của
Chú tịch Hồ Chí Minh đã để cập đến những luận điểm mang
tính nguyên tắc xây dựng lỏi sống vãn minh tiến bộ. Lý tướng

316
CHƯƠNG KỂT LUẬN: T ư TƯỞNG H ố CHÍ MINH VỀ LỐI SỐNG DẨN TỘC - HIỆN ĐẠI

của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền sự tiến bộ của dân tộc với
tiến bộ cứa nhân loại. Thế giới ngày nay đang có mối quan hệ
rộng lớn và hoạt động sống của con người trong đời sống
chính trị xã hội phần lớn phụ thuộc vào trình độ khoa học,
giáo dục và văn hóa của họ. Sự phát triển tiếp tục của lối sống
phụ thuộc cơ bản vào quá trình nhan đạo hóa xã hội và sự phát
triển của con người. Do đó sự phát triển toàn diện của con
người trong một xã hội nhân đạo trở thành nội dung cơ bản
của quá trình phát triển có tính lịch sử của lối sống xã hội chủ
nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng mác xít./.
Mục lục

Chương mở đầu . Việt Nam xây dựng lối sống dân tộc -
hiện đại trong quá trình toàn cầu hoá................................................... 5

Chương một: Cơ sở lý luận của lối sông ...........................................27


1. Lối sống và các phạm trù giáp ranh...............................................27
2. Bản chất xã hội của lối sống.........................................................46
3. Sự vận động của lối sống trong các xã hội trước CNXH................ 55

Chương hai: Bản chất của lối sống dân tộc - hiện đại XHCN.............69
1. Các điều kiện khách quan hình thành lối sống dân tộc -
hiện đại xã hội chủ nghĩa..............................................................69
2. Bản chất lối sống dân tộc - hiện đạixãhội chú nghĩa........................ 79
3. Nội dung cơ bán của lối sống dân tộc -hiện đạiX H C N .....................94

Chươìĩg ba: Lối sống dàn tộc - hiện đại xã hội chù nghĩa
ở nước ta hiện nay.... ...................................................................... 129
I . Quan điếm của Đáng ta về bản chất cùa lôi sống
dân tộc - hiện đại ò Việt Nam......................................................... 129

318
2. Sự vận động của lối sống dân tộc - hiện đại ờ Việt Nam
trước thời kỳ đổi mói..................................................................... 136
3. Lối sống dân tộc - hiên đại trong thời kỳ đổi mới ờ nước ta
hiện nay...................................... - ................................................161

Chương bốn: Lối sống dân tộc - hiện đại và sự phát triển
nhân cách con người Việt Nam ưong thế kỷ mới............................ 193
!. Binh diện nhãn cách của lối sống dân tộc - hiện đại
ờ nước ta hiện nay..................... ..................................................... 193
2. Lối sống dân tộc - hiện đại và định hưóng phát triển
nhàn cách con người Việt Nam hiện nay........................................ 214
3. Lối sống dân tộc - hiện đại và sự phát triển tính năng động
xã hội của cá nhân.......................................................................... 244

Chương kết luận: Tư tường Hồ Chí Minh vể lối sống


dân tộc - hiện đại - nhân văn............................................................ 271

319
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA - THỐNG TIN

43 Lò Đúc - Hà Nội

A '. rJ I A ẩ * _ I ■* -t ■

Uãi sõng dân tộc, hiện đại -


Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn

Chịu trách nhiệm xuất bản:


B Ù I V IỆ T B Ắ C

Chịu trách nhiệm bản thảo:


N G U Y Ễ N V Ă N KHUƠNG
T S . Đ Ỗ T H Ị M IN H T H Ú Y

Biên tập: T H À N H N H Â N - L A N PHUƠNG


Sửa bẩn in: HU YỀN c h i
V ẽ bìa: N G U Y Ễ N T IÊ N D Ũ N G

In 500 cuốn khổ 14,5 X 20,5cm tại X í nghiệp in S A V IN A - Tổng cõng


ly Sách Việt Nam. Giấy phép xuất bàn số 888-2007/CXB /02-
15 1/V H T T cấp ngày 10/12/2007.

You might also like