B3 - Phan1 - Quy Pham Phap Luat

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 29

CHƯƠNG

QUY PHẠM PHÁP LUẬT

GV: Đinh Thị Tâm


KẾT CẤU CHƯƠNG

4.1 Khái niệm quy phạm pháp luật

4.2 Cấu trúc của quy phạm pháp luật

4.3 Phân loại quy phạm pháp luật

4.4 Cách trình bày quy phạm pháp luật


4.1 Khái niệm quy phạm pháp luật

Quy phạm?

Quy phạm là những khuôn mẫu, phép


tắc cho hành vi xử sự của con người trong
những mối QHXH nhất định (gọi chung là
quy phạm XH).
4.1 Khái niệm quy phạm pháp luật
Các loại quy phạm xã hội
Quy phạm
Quy phạm
tập quán
pháp luật

Quy phạm
Quy phạm
đạo đức
xã hội

Quy phạm (tín Quy phạm của


điều) tôn giáo các tổ chức XH
4.1 Khái niệm quy phạm pháp luật

Định nghĩa QPPL

QPPL là quy tắc xử sự chung do NN


ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm
thực hiện, để điều chỉnh các quan hệ xã
hội theo những định hướng và mục đích
của nhà nước.
4.1 Khái niệm quy phạm pháp luật
Đặc điểm của QPPL
Là quy tắc xử sự chung;

Do NN ban hành hoặc thừa nhận và bảo


đảm thực hiện;
Là tiêu chuẩn để XĐ giới hạn và đánh giá
hành vi của con người;

Áp dụng nhiều lần với hiệu lực xác định;

ND của QPPL thường thể hiện tính hai


mặt: cho phép và bắt buộc.
4.2 Cấu trúc của QPPL
Giả định

Giả định là bộ phận của QPPL trong đó


nêu ra những tình huống (hoàn cảnh, điều
kiện) có thể xảy ra trong đời sống XH mà
QPPL sẽ tác động đối với những chủ thể (tổ
chức, cá nhân) nhất định.

Trả lời cho câu hỏi: Ai, khi nào, điều


kiện hoàn cảnh nào thì áp dụng QPPL đó?
Giả định
Phân loại giả định

Giả định của QPPL có thể giản đơn


Là giả định chỉ nêu lên một hoàn cảnh,
điều kiện

Giả định của QPPL có thể phức tạp


Là giả định tập hợp nhiều điều kiện, hoàn
cảnh khác nhau và các điều kiện này có
mối liên hệ mật thiết, ràng buộc với nhau.
Giả định
XĐ bộ phận giả định trong QP sau:
“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có
quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên
có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng ND”
(theo Điều 27 Hiến pháp 2013).

“Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả


là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm
thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm” (theo Điều
193 Bộ luật Hình sự 2015).
Giả định
XĐ bộ phận giả định trong QP sau:
“1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm
hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên
tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về
kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng
bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà
nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù
từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Hàng hoá trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới
1.500.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng.”
Giả định
XĐ bộ phận giả định trong QP sau:
“1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho
đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và
có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực PL.
2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời
trong thời hạn luật định, công bằng, công khai.
Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc
tuyên án phải được công khai”
(Điều 31Hiến pháp 2013)
Quy định
Quy định là phần nêu lên cách xử sự
của chủ thể khi chủ thể ở trong những
hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận
giả định của QPPL.

Trả lời cho câu hỏi: Phải làm gì?


Được làm gì? Không được làm gì? Làm
như thế nào?
Quy định
Phân loại: căn cứ vào mệnh lệnh được
nêu trong bộ phận quy định:
Quy định dứt khoát
Chỉ nêu 1 cách xử sự và các chủ thể buộc
phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn.

Quy định không dứt khoát

Nêu ra hai hoặc nhiều cách xử sự và cho


phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa
chọn cách xử sự.
Quy định
XĐ bộ phận quy định trong QP sau:

“Vợ chồng có quyền lựa chọn áp


dụng chế độ tài sản theo luật định
hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận”
(K1 Điều 28 Luật HN&GĐ 2014)
Quy định
XĐ bộ phận quy định trong QP sau:
“Người bị tuyên bố mất tích trở về được
nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển
giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý” – K2
Điều 70 BLDS 2015

Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị


tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị
tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực
là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn
có hiệu lực PL” – K3 Điều 70 BLDS 2015
Quy định
XĐ bộ phận quy định trong QP sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều
kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường
hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và
d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những
người cùng giới tính”
(Điều 8 Luật HN&GĐ 2014)
Chế tài
Chế tài là bộ phận của QPPL chỉ ra
những biện pháp tác động mà nhà nước
sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh
lệnh của nhà nước đã nêu trong phần quy
định của QPPL.

Trả lời cho câu hỏi: Hậu quả sẽ như thế


nào nếu vi phạm?
Chế tài
Phân loại: căn cứ vào khả năng lựa chọn
biện pháp áp dụng:

Chế tài cố định


Chỉ nêu một biện pháp chế tài và một mức
áp dụng.

Chế tài không cố định

Nêu lên nhiều biện pháp chế tài, hoặc một


biện pháp nhưng nhiều mức để chủ thể
áp dụng pháp luật có thể lựa chọn.
Chế tài

Phân loại: căn cứ vào tính chất của chế


tài và thẩm quyền áp dụng:
Chế tài hình sự

Chế tài hành chính

Chế tài dân sự

Chế tài kỷ luật


Chế tài
XĐ bộ phận chế tài trong QP sau:
“1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm
hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên
tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về
kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng
bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà
nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù
từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Hàng hoá trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới
1.500.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng.”
Chế tài
XĐ bộ phận chế tài trong QP sau:
“1. Người nào thấy người khác đang ở
trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,
tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến
hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo,
phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc
phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm” - Điều 132
Bộ luật Hình sự 2015
Chế tài
XĐ bộ phận chế tài trong QP sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng
vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác
làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt
tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”
- Điều 168 BLHS 2015 - Tội cướp tài sản.
“1. Người nào cướp giật tài sản của
người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05
năm” - Điều 171 - Tội cướp giật tài sản.
Lưu ý: Cấu trúc của QPPL
➢ Một điều luật có thể trình bày 1 QPPL; Một điều
luật cũng có thể trình bày nhiều QPPL.
➢ Một QPPL không nhất thiết phải có cả ba bộ
phận. Thường thì 1 QPPL sẽ bao gồm phần: giả
định + quy định; giả đinh + chế tài; quy định.
➢ Khi trình bày 1 QPPL thì không nhất thiết phải
đảm bảo đúng trật tự: giả định – quy định – chế
tài mà các bộ phận đó có thể bị đảo lộn vị trí,
thậm chí các bộ phận đó được trình bày đan xen
với nhau.
4.3 Phân loại quy phạm pháp luật

Căn cứ vào nôi dung của QPPL

QPPL định nghĩa

QPPL điều chỉnh

QPPL bảo vệ
4.3 Phân loại quy phạm pháp luật

Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu


trong quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật dứt khoát

Quy phạm pháp luật không dứt khoát

Quy phạm pháp luật tùy nghi

Quy phạm pháp luật hướng dẫn


4.3 Phân loại quy phạm pháp luật

Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và


phương pháp điều chỉnh QPPL được phân
chia thành các loại tương ứng với các
ngành luật trong hệ thống PL

➢ QPPL Hiến pháp


➢ QPPL Hình sự
➢ QPPL Dân sự
➢ QPPL Hành chính
➢…
4.4 Cách trình bày quy phạm pháp luật

QPPL có thể được trình bày trực


tiếp trong 1 điều luật, 1 khoản
của điều luật.

QPPL có thể được trình bày theo


cách viện dẫn đến điều cụ thể nào
đó của văn bản QPPL.

QPPL có thể được trình bày


theo cách viện dẫn không cụ
thể.

You might also like