Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BỘ 13 CÂU HỎI LUẬT AN NINH MẠNG NĂM 2018

Câu 1: “An ninh mạng” là gì? (căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật An ninh mạng
năm 2018)
a) Là sự giám sát hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân
b) Là sự kiểm tra hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân
c) Là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân
d) Là sự phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh
mạng
Câu 2: Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: (căn cứ Khoản 1
Điều 16 Luật An ninh mạng năm 2018).
A) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
B) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận
giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;
C) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân,
anh hùng dân tộc.
D) Tất cả đáp áp trên
Câu 3: Theo Luật An ninh mạng năm 2018 thì Tài khoản số là thông tin
dùng để làm gì? (căn cứ khoản 11 Điều 2 Luật An ninh mạng năm 2018)
a) Chứng thực, xác thực, bảo đảm, phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ
trên không gian mạng
b) Chứng thực, xác thực, phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không
gian mạng
c) Phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng
d) Xác thực để sử dụng thông tin và các dịch vụ trên không gian mạng, được cơ
quan có thẩm quyền số hóa
Câu 4: Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm? (căn
cứ khoản 2 Điều 10 Luật An ninh mạng năm 2018).
a) Hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu; Hệ thống thông tin
phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng
b) Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước; Hệ thống
thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người,
môi trường sinh thái
c) Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế tạo, quản lý cơ sở vật chất đặc biệt
quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia; Hệ thống thông tin quốc gia
thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải,
tài nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí
d) Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Người có hành vi vi phạm được quy định trong Luật An ninh mạng
thì bị xử lý như thế nào? (căn cứ Điều 9 Luật An ninh mạng năm 2018).
a) Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường
b) Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị khiển trách, xử lý kỷ luật, xử lý vi
phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì
phải bồi thường
c) Nhẹ thì bị xử lý vi phạm hành chính, nặng thì bị truy cứu trách nhiệm hình
sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
d) Có thể bị buộc thôi việc, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
Câu 6: Không gian mạng quốc gia là gì? (căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật An
ninh mạng năm 2018).
a) Là không gian mạng do Chính phủ xác lập, quản lý và kiểm soát
b) Là hệ thống thông tin do Chính phủ xác lập, quản lý và kiểm soát
c) Là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật để tạo lập, truyền đưa, thu thập, xử lý,
lưu trữ và trao đổi thông tin trên không gian mạng
d) Là hệ thống truyền dẫn bao gồm hệ thống truyền dẫn quốc gia
Câu 7: Trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang
trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng
tải, truyền đưa thông tin có nội dung nào dưới đây (căn cứ Khoản 1 Điều 26
Luật An ninh mạng năm 2018).
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống
người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định
về an ninh, trật tự.
c) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
d) Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Tội phạm mạng là? (căn cứ khoản 7 Điều 2 Luật An ninh mạng năm
2018)
a) Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện
tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của máy tính, mạng máy tính được quy
định tại Bộ luật Hình sự
b) Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện
điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự
c) Là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện
điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố
d) Là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã, tường lửa, sử dụng
quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác để chiếm đoạt, thu
thập trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Câu 9: Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng? (căn cứ Điều
8 Luật An ninh mạng năm 2018)
a) 5
b) 6
c) 7
d) 8
Câu 10: Luật An ninh mạng có hiệu lực kể từ ngày tháng năm nào? (căn cứ
Khoản 1, Điều 43 Luật An ninh mạng năm 2018)
a) 01/01/2018
b) 01/7/2018
c) 01/01/2019
d) 01/7/2019
Câu 11. Luật An ninh mạng nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để
thực hiện hành vi nào dưới đây (căn cứ Điều 8 Luật An ninh mạng)
a) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo,
huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
b) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc
c) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô,
đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức
khỏe của cộng đồng
d) Tất cả đáp án trên,
Câu 12. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo
loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm: (căn cứ khoản 2
Điều 16 Luật An ninh mạng)
a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang
hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân
b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống
người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất an
ninh, trật tự
c) Đáp án a và b
Câu 13. Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt
động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các
quyền khác khi tham gia trên không gian mạng hay không? (căn cứ Khoản
1 Điều 29 Luật An ninh mạng)
a) Có
b) Không
c) Tùy trường hợp

ĐÁP ÁN
1C 2B 3D 4D 5A 6A 7D 8B 9B 10C
11C 12A 13A

BỘ 08 CÂU HỎI BẠO LỰC GIA ĐÌNH


Câu 1) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Luật phòng, chống bạo lực
gia đình năm 2022 thì mục đích của biện pháp thông tin, truyền thông, giáo dục
về phòng, chống bạo lực gia đình là:
a) Nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi ứng xử, góp phần xoá bỏ
bạo lực gia đình.
b) Nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi ứng xử, góp phần giải
quyết hành vi bạo lực gia đình.
c) Đẩy mạnh đấu tranh với các hành vi bạo lực gia đình, góp phần ngăn
chặn bạo lực gia đình xảy ra.
d) Tất cả a, b, c.
Câu 2) Có thể nhận diện bạo lực gia đình ở những hình thức chủ yếu sau:
a) Bạo lực về thể chất; tinh thần.
b) Bạo lực về kinh tế.
c) Bạo lực về tình dục.
d) Cả a, b, c.
Câu 3) Các hành vi bao gồm:
- Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia
đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi,
người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không
giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
- Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành
viên gia đình.
Thuộc hành vi bạo lực gì?
a) Bạo lực về kinh tế;
b) Bạo lực tinh thần;
c) Bạo lực thể chất;
d) Bạo lực tình dục.
Câu 4) Các hành vi bị nghiêm cấm gồm:
a) Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người
phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
b) Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo
lực gia đình.
c) Cả a và b.
d) Không có hành vi nào.
Câu 5) Trách nhiệm của thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực
gia đình gồm:
a) Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật
về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới;
b) Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu
người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực; tham gia
chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
c) Quy định khác của pháp luật có liên quan.
d) Cả a, b, c.
Câu 6) Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau
đây:
a) Báo tin, tố giác ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy
định;
b) Tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình và các hoạt động
phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.
c) Báo tin, tố giác ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy
định; Tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình và các hoạt động phòng,
chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.
d) Không có trách nhiệm nào.
Câu 7) Chủ thể tiến hành hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp như sau:
a) Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp
giữa người thuộc cơ quan, tổ chức đó với thành viên gia đình của họ khi có đề
nghị của thành viên gia đình; trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ
chức ở địa phương để hòa giải.
b) Tổ hòa giải ở cơ sở có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp và vi
phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Hòa
giải ở cơ sở.
c) UBND cấp xã trở lên.
d) Cả a và b.
Câu 8) Việc tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở tập trung vào
các đối tượng nào?
a) Người bị bạo lực gia đình; Người có hành vi bạo lực gia đình; Trẻ em,
phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi,
người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc, người sống ở vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Người thường xuyên
có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định
kiến giới; Người chuẩn bị kết hôn.
b) Người có hành vi bạo lực gia đình;
c) Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng
tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc,
người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
d) Người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt
đối xử về giới, giới tính, định kiến giới.

BỘ 09 CÂU HỎI VỀ LUẬT GIAO THÔNG


Câu 01: Theo câu hỏi và đáp án luật giao thông đường bộ thì “Phương tiện
tham gia giao thông đường bộ” là những phương tiện nào?
A - Xe cơ giới đường bộ.
B - Xe thô sơ đường bộ.
C - Xe máy.
D - Cả 3 câu trên.
Câu 02: “Người tham gia giao thông đường bộ” là những ai?
A - Người điều khiển phương tiện lưu thông đường bộ.
B - Người điều khiển súc vật kéo xe.
C - Người đi bộ
D - Cả 3 câu trên.
Câu 03: “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông” là những ai?
A - Người sử dụng xe cơ giới.
B - Người sử dụng xe thô sơ.
C - Người sử dụng xe máy.
D - Cả 3 câu trên.
Câu 4: Người lưu thông trên đường phải làm gì để bảo đảm an toàn cho
mình?
A - Chấp hành đúng quy định của luật giao thông.
B - Điều khiển phương tiện an toàn cho mình và người khác.
C - Cả 2 câu trên.
Câu 05: Mọi vi phạm pháp luật giao thông được giải quyết thế nào?
A - Xử lý nghiêm minh.
B - Xử lý đúng lúc.
C - Xử lý đúng quy định pháp luật.
D - Cả 3 câu trên.
Câu 06: Quy tắc tham gia giao thông như thế nào là đúng?
A - Đi bên tay phải.
B - Đi đúng đường quy định.
C - Tuân theo biển báo, đèn tín hiệu.
D - Cả 3 câu trên.
Câu 07: Chủ xe và người điều khiển xe quá khổ, xe bánh xích có trách nhiệm
gì khi lưu thông trên đường?
A - Phải có phép được lưu thông đặc biệt.
B - Tải trọng trên xe phải được kiểm soát đúng quy định.
C - Nộp phí bảo vệ công trình giao thông, tự bảo quản hàng hóa và nộp phạt đúng
quy định.
D - Cả 3 câu trên.
Câu 8: Những hành vi nào bị cấm đối với xe kéo và xe rơ móc?
A - Xe kéo rơ moóc, xe semi rơ moóc kéo theo rơ moóc hoặc là những phương tiện
khác.
B - Chở người trên xe được kéo.
C - Xe ô tô kéo xe thô sơ, moto 2 bánh, 3 bánh hoặc xe gắn máy.
D - Cả 3 câu trên.
Câu 9: Trong bộ câu hỏi và đáp án luật giao thông đường bộ thì khi phát
hiện “công trình đường bộ” bị hư hỏng thì phải làm gì?
A - Báo cho địa phương.
B - Báo cho cơ quan công an gần đó.
C - Cảnh báo những người tham gia giao thông khác.
D - Cả 3 câu trên.

BỘ 05 CÂU HỎI VỀ LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ


Câu 1: Độ tuổi, tiêu chuẩn, thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự hiện nay?
a) Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập
ngũ;
b) Độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo
trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập
ngũ đến hết 27 tuổi.
c) Ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi nêu trên, công dân được gọi nhập ngũ
phải đáp ứng 4 điều kiện sau: Có lý lịch rõ ràng; Chấp hành nghiêm đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Có đủ sức khỏe để
phục vụ tại ngũ; Có trình độ văn hóa phù hợp.Thời hạn phục vụ tại ngũ trong
thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Trong trường hợp cần bảo đảm
nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai,
dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn thì thời hạn nêu trên có thể được kéo dài thêm tối đa
06 tháng. Thời gian phục vụ tại ngũ được tính từ ngày giao, nhận quân đến ngày
được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.
d) Cả a, b và c.
Câu 2: Công dân theo học tại các trường cao đẳng, đại học hệ chính quy, đã
được tạm hoãn theo điều điểm g Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm
2015 thì có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?
a) Có;
b) Không;
c) Khi đã hết thời gian tạm hoãn, nếu đảm bảo các tiêu chuẩn quy định thì thì
phải tham gia nghĩa vụ quân sự;
d) Đáp án khác.
Câu 3) Theo quy định của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, xử phạt hành chính
về vi phạm quy định về nhập ngũ?
a) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có
mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà
không có ly do chính đáng.
b) Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với
hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Trường hợp trốn tránh nhập ngũ theo lệnh gọi nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị xử
phạt hành chính và buộc phải nhập ngũ. Nếu đã bị xử phạt mà tiếp tục trốn tránh
thì tùy trường hợp cụ thể, còn có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
d) Cả a, b và c.
Câu 4) Quân nhân B đang làm nghĩa vụ quân sự tại Trung đoàn X đào ngũ
nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Trong trường này xử lý quân nhân B
như thế nào?
a) Không bị xử lý;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau: Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong
thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung
đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban
nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện; Chứa chấp, bao che quân nhân
đào ngũ. Không khắc phục hậu quả.
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau: Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong
thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung
đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban
nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện; Chứa chấp, bao che quân nhân
đào ngũ. Buộc khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp
và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân
sự đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
d) Đáp án b và c.
Câu 5) Còn mấy ngày nữa là phải nhập ngũ. Bây giờ trốn nghĩa vụ quân sự thì
có bị truy cứu trách nhiệm hành sự hay không?
a) Không chíu trách nhiệm hình sự, chỉ chịu trách nhiệm hanhfn chính.
b) Chịu trách nhiệm hình sự nhưng không buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngủ.
c) Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. Nếu sau khi xử phạt hành chính mà vẫn
trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
trốn tránh nghĩa vụ quân sự, theo quy định tại Điều 332 của Bộ Luật hình sự
năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
d) Cả b và c.
BỘ 05 CÂU HỎI LUẬT PCCC

Câu 1) Doanh nghiệp không phổ biến nội quy, quy định về phòng cháy và chữa
cháy cho những người trong phạm vi quản lý của mình. Hành vi này thì bị xử
phạt như thế nào?
a) Không bị xử lý;
b) Phạt hành chính về hành vi “Không phổ biến nội quy về phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ cho những người trong phạm vi quản lý”.
c) Phạt hành chính về hành vi “Không phổ biến nội quy về phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ cho những người trong phạm vi quản lý”. Bị định chỉ
hoạt động.
d) Phạt hành chính về hành vi “Không phổ biến nội quy về phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ cho những người trong phạm vi quản lý”. Buộc khắc
phục sai phạm.
Câu 2) Trường hợp có hành vi vi phạm về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa
cháy thì có bị xử phạt hành chính không?
a) Không;
b) Có;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sau
đây: “Không tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
theo quy định của pháp luật”. Buộc khắc phục hậu quả.
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sau
đây: “Không tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
theo quy định của pháp luật”.
Câu 3) Doanh nghiệp H sản xuất, gia công hàng dệt may. Qua kiểm tra, Đoàn
kiểm tra công tác phòng cháy và chữa cháy nêu rõ: Cơ sở sản xuất của doanh
nghiệp H không có biện pháp thông gió theo quy định của pháp luật. Hành vi
này bị xử phạt hành chính như thế nào?
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sau
đây: “Không có hoặc không duy trì biện pháp thông gió theo quy định của pháp
luật”.
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sau
đây: “Không có hoặc không duy trì biện pháp thông gió theo quy định của pháp
luật”.
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sau
đây: “Không có hoặc không duy trì biện pháp thông gió theo quy định của pháp
luật”. Buộc thực hiện biện pháp thông gió theo quy định đối với hành vi vi
phạm nêu trên.
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sau
đây: “Không có hoặc không duy trì biện pháp thông gió theo quy định của pháp
luật”. Buộc thực hiện biện pháp thông gió theo quy định đối với hành vi vi
phạm nêu trên.
Câu 4) Trường hợp một cơ sở kinh doanh thực hiện san, chiết ga mà không có
giấy phép bị xử phạt hành chính với mức phạt bao nhiêu tiền?
a) Không bị xử phạt;
b) Nhắc nhỡ, yêu cầu chấm dứt vi phạm;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
“Sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
mà không có giấy phép”. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối
với hành vi nêu trên.
d) Hành vi san, chiết ga không có giấy phép của cơ sở kinh doanh trên bị phạt
tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính đối với hành vi nêu trên.
Câu 5) Chị L đi xe máy vào đổ xăng tại cây xăng trên đường Quốc lộ 1 (có bảng
cấm sử dụng điện thoại). Vào thời điểm này thì có người gọi điện thoại đến và
chị lấy điện thoại trong túi xách ra nghe. Hành vi này của chị L bị xử phạt hành
chính như thế nào?
a) Không bị xử phạt, chỉ nhắc nhỡ;
b) Phạt Cảnh cáo;
c) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành
vi sau đây: “Mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt,
thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm”.
d) Phạt tiền.

You might also like