(123doc) - Ke-Toan-Tien-Luong-Va-Cac-Khoan-Trich-Theo-Luong-Tai-Cong-Ty-Cp-Dau-Tu-Va-Phat-Trien-Thang-Long

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 73

1

LỜI NÓI ĐẦU


Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp. Nâng
cao năng suất lao động là con đường cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh,
tạo uy tín và khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh
ngày càng khốc liệt.
Tiền lương là một phạm trù kinh tế xã hội đặc biệt quan trọng vì nó liên
quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của người lao động. Lợi ích kinh tế là động
lực thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động. Từ việc gắn tiền
lương với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đến việc nâng cao mức sống
ổn định và việc phát triển cơ sở kinh tế là những vấn đề không thể tách rời, từ
đó sẽ phục vụ đắc lực cho mục đích cuối cùng là con người thúc đẩy sự tăng
trưởng về kinh tế, làm cơ sở để từng bước nâng cao đời sống lao động và cao
hơn là hoàn thiện xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiền lương trong quản lý
doanh nghiệp, em đã chọn đề tài : “ Kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại công ty công ty CP đầu tư và phát triển Thăng Long”.
Bài luận văn ngoài lời mở đầu và phần kết luận gồm các chương sau:
Chương 1: Lý luận chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích
theo lương.
Chương 2: Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại công ty CP đầu tư và phát triển Thăng Long.
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại công ty CP đầu tư và thương mại Thăng Long.
Trong thời gian thực tập ở công ty, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các cán bộ phòng kế toán, tài vụ công ty, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình
của cô giáo Bùi Thị Chanh.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày… tháng…năm 2010
2

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

I: Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương


1. Ý nghĩa việc quản lý lao động, tiền lương và các khoản trích theo
lương.
1.1. Lao động, ý nghĩa việc quản lý lao động
Lao động là sự hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm biến đổi
các vật tự nhiên thành những vật phẩm thõa mãn nhu cầu sinh hoạt của con
người. Để duy trì đời sống, loài người phải luôn lao động để thu hút lấy tất cả
những thứ trong tự nhiên cần thiết vĩnh viễn cho sự tồn tại và phát triển của
xã hội loài người.
Lao động của con người cùng với đối tượng lao động và tư liệu lao động
hợp thành ba yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong ba yếu tố đó thì
lao động của con người là yếu tố quan trọng nhất, vì không có lao động của
con người thì tư liệu lao động (như công cụ sản xuất, ruộng đất, nhà cửa dùng
vào sản xuất, phương tiện giao thông vận tải…) và đối tượng lao động (như
nguyên vật liệu, vật liệu…) chỉ là những vật vô dụng.
Trong quá trình lao động con người luôn sáng tạo, cải tiến công cụ, hợp
tác cùng nhau trong quá trình lao động để không ngừng nâng cao năng suất
lao động( đó là đặc tính vốn có của con người; cũng trong quá trình đó, trình
độ kĩ thuật của người lao động, kinh nghiệm sản xuất,chuyên môn hóa lao
động ngày càng cao.
Chính tác động trên đã làm cho trình độ sản xuất ngày càng cao; một
nhóm người lao động chỉ tham gia( trực tiếp hoặc gián tiếp) vào một công
đoạn sản xuất ra sản phẩm; có nhiều loại lao động khác nhau, trên nhiều khâu,
3

lĩnh vực khác nhau. Để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao( tiết kiệm chi phí,
góp phần hạ giá thành sản phẩm), việc phân công lao động hợp lý, phát huy
sở trường của từng người( nhóm người) lao động là cần thiết và vô cùng quan
trọng.
Quản lý lao động gồm nhiều vấn đề, song chủ yếu thể hiện trên một số
nội dung:
- Quản lý số lượng lao động: Là quản lý về số lượng người lao động trên
các mặt: giới tính, độ tuổi, chuyên môn…
- Quản lý chất lượng lao động: Là quản lý năng lực mọi mặt của từng
( nhóm) người lao động trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm( như: sức
khỏe lao động, trình độ kĩ thuật- kĩ xảo, ý thức kỉ luật…).
Chỉ có trên cơ sở nắm chắc số, chất lượng lao động trên thì việc tổ chức,
sắp xếp, bố trí các lao động mới hợp lý, làm cho quá trình sản xuất của doanh
nghiệp hoạt động nhịp nhàng có hiệu quả cao. Ngược lại, không quan tâm
đúng mức việc quản lý lao động thì dẫn tới sức sản xuất của doanh nghiệp bị
trì trệ, kém hiệu quả.
Đồng thời, quản lý lao động tốt là cơ sở cho việc đánh giá trả thù lao cho
từng lao động đúng; việc trả thù lao đúng sẽ kích thích được toàn bộ lao động
trong doanh nghiệp lao động sáng tạo, nâng cao kĩ thuật, tiết kiệm nguyên
liệu, tăng năng suất lao động góp phần làm tăng lợi nhuận (nếu đánh giá sai,
việc trả thù lao không đúng thì kết quả ngược lại).
1.2. Ý nghĩa tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho
người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho
doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
4

Để trả tiền lương cho người lao động đúng( hợp lý), doanh nghiệp phải
đảm bảo được các yêu cầu sau: Đúng với chế độ tiền lương của nhà nước; gắn
với quản lý lao động của doanh nghiệp. Các yêu cầu trên có quan hệ chặt chẽ
với nhau và chỉ có trên cơ sở yêu cầu đó thì tiền lương mới kích thích được
người lao động trong nâng cao tay nghề, nâng cao ý thức kỉ luật, thi đua lao
động sản xuất thúc đẩy được sản xuất phát triển; và ngược lại.
Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp,
trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…, các khoản này góp phần trợ giúp
người lao động và tăng thêm thu nhập cho họ trong các trường hợp khó khăn,
tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động.
2. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động, mà còn liên quan đến
các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp, liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền
lương của nhà nước.
Để phục vụ yêu cầu quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao
động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các
khoản liên quan khác cho người lao động.
- Tính toán, phân bổ hợp lý
- chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho các đối tượng sử dụng liên quan.
- Định kì tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản
lý và chỉ tiêu quỹ tiền lương; cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các
bộ phận có liên quan.
5

II: Hình thức tiền lương, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương
2.1: Các hình thức trả lương
Việc tính trả lương có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tùy
theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý.
Trên thực tế, thường áp dụng các hình thức tiền lương sau:
 Hình thức lương thời gian
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động
theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương cho người lao động.
Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ
làm việc của người lao động tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao
động của doanh nghiệp. Trong mỗi thang lương, tùy theo trình độ thành thạo
nghiệp vụ, kĩ thuật chuyên môn và chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương
có một mức tiền lương nhất định.
Tiền lương trả theo thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản
đơn hay tính theo thời gian có thưởng.
+ Trả lương theo thời gian giản đơn:
Trả lương theo Lương cơ bản Phụ cấp theo chế độ khi hoàn
= +
thời gian giản đơn hành công việc và đạt yêu cầu
Tiền lương tháng là tiền lương đã được quy định sẵn đối với từng bậc
thang lương trong các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên
cơ sở hợp đồng lao động. Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng
khá phổ biến nhất đối với công nhân viên chức.
Tiền lương phải trả trong tháng đối với DNNN:
Mức lương Mức lương tối thiểu Hệ số Tổng hệ số các
khoản phụ cấp
= X +
Tháng Theo ngạch bậc lương Được hưởng theo
quy định
6

Tiền lương phải trả trong tháng đối với các đơn vị khác:
Mức lương tối x Hệ số + Hệ số các khoản phụ cấp Số ngày công
thiểu theo ngạch lương được hưởng theo quy định x làm việc thực tế
Số ngày làm việc trong tháng theo quy định trong tháng

Tiền lương tuần là tiền lương được tính và trả cho một tuần làm việc:
Lương tuần = (mức lương tháng x 12)/52
Lương ngày là lương được tính và trả theo ngày. Từ công thức tính
lương tuần hoặc tháng ta tính được lương ngày và lương giờ.
+ Trả lương theo thời gian có thưởng:
Là hình thức trả lương theo thời gian đơn giản kết hợp với chế độ tiền
lương trong sản xuất kinh doanh như: thưởng do nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng NSLĐ, tiết kiệm NVL…nhằm khuyến khích người lao động hoàn
thành tốt các công việc được giao.
Trả lương theo Trả lương theo Các khoản
= +
Theo thời gian có thưởng thời gian giản đơn tiền thưởng

Nhận xét: Trả lương theo thời gian là hình thức thù lao được chi trả cho
người lao động dựa trên 2 căn cứ chủ yếu là thời gian lao động và trình độ kĩ
thuật hay nghiệp vụ của họ.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán.
Nhược điểm: Chưa chú ý đến chất lượng lao động; chưa gắn với kết quả
lao động cuối cùng, do đó không có khả năng kích thích người lao động tăng
năng suất lao động.
 Hình thức tiền lương theo sản phẩm: Là hình thức tiền lương tính
theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yếu
7

cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc
đó.
Tiền lương theo sản phẩm có thể chia làm 3 loại:
+ Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp:
Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng người lao động
hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận sản xuất trực tiếp. Theo
cách tính này tiền lương được lĩnh căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc khối
lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng
sản phẩm, công việc là không vượt hoặc vượt mức quy định.
Tiền lương sản Số lượng hoặc khối lượng CV Đơn giá tiền
= x
phẩm phải trả hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng lương sản phẩm
+ Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp:
Hình thức này thường áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, làm
những việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy móc thiết bị, bảo
dưỡng…Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp cũng được tính cho từng người
lao động hay cho một tập thể lao động. Theo cách tính này, tiền lương được
lĩnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm của bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ
lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp do doanh nghiệp xác định. Cách tính này
có tác dụng làm cho những người phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh vì gắn liền với lợi ích kinh tế của bản thân họ.
Tiền lương được Tiền lương được lĩnh của Tỷ lệ tiền lương của
= x
lĩnh trong tháng bộ phận trực tiếp SX bộ phận gián tiếp

+ tiền lương sản phẩm giản đơn kết hợp với tiền thưởng về năng suất
chất lượng sản phẩm, gọi là tiền lương sản phẩm có thưởng.
8

+ tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá lương sản phẩm tăng dần áp
dụng theo mức độ hoàn thành vượt mức khối lượng sản phẩm, gọi là tiền
lương sản phẩm lũy tiến.
Tiền lương sản phẩm khoán( thực chất là một dạng của hình tiền lương
sản phẩm): Hình thức này có thể khoán việc, khoán khối lượng, khoán sản
phẩm cuối cùng, khoán quỹ lương. Chứng từ xác định tiền lương cho công
nhân theo lương khoán là dựa trên bảng chấm công, phiếu giao việc, khối
lượng công việc hoàn thành nghiệm thu và thanh toán.
Căn cứ vào số công của từng công nhân, căn cứ theo cấp bậc và căn cứ
vào chất lượng khả năng công việc của từng người mà tiến hành chia lương
khoán.
Ưu điểm của hình thức tiền lương sản phẩm: Đảm bảo nguyên tắc phân
phối theo số lượng, chất lượng lao động; khuyến khích người lao động quan
tâm đến kết quả và chất lượng sản phẩm.
2.2. Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương tính theo người
lao động của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý và chi trả.
Quỹ tiền lương bao gồm:
+ Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương khoán;
+ Các khoản phụ cấp làm đêm, thêm giờ và phụ cấp độc hại…;
Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng phạm vi
chế độ quy định;
Tiền lương trả cho thời gian người lao động ngừng sản xuất do nguyên
nhân khách quan như: đi học, tập quân sự, hội nghị, nghỉ phép năm…;
- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên…
Trong doanh nghiệp, để phục vụ cho công tác hạch toán và phân tích tiền
lương có thể chia ra tiền lương chính và tiền lương phụ.
9

Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho thời gian người lao động làm
nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp
kèm theo.
Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ
thực hiện các nhiệm vụ khác do doanh nghiệp điều động như: hội họp, tập
quân sự, nghỉ phép năm theo chế độ…
Tiền lương chính của người lao động trực tiếp sản xuất gắn liền với quá
trình sản xuất ra sản phẩm; tiền lương phụ của người lao động trực tiếp sản
xuất không gắn với quá trình sản xuất ra sản phẩm. Vì vậy, việc phân chia
tiền lương chính và phụ có ý nghĩa nhất định đối với công tác hạch toán và
phân tích giá thành sản phẩm. Tiền lương chính thường được hạch toán trực
tiếp vào các đối tượng tính giá thành, có quan hệ chặt chẽ với năng suất lao
động. Tiền lương phụ thường phải phân bổ gián tiếp vào các đối tượng tính
giá thành, không có mối quan hệ chặt chẽ với năng suất suất lao động. Tiền
lương phụ thường phải phân bổ gián tiếp vào các đối tượng tính giá thành,
không có mối quan hệ trực tiếp đến năng suất lao động.
Để đảm bảo cho doanh nghiệp hoàn thành và vượt mức kế hoạch sản
xuất thì việc quản lý và chi tiêu quỹ tiền lương phải hợp lý, tiết kiệm quỹ tiền
lương nhằm phục vụ tốt cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
2.3. Quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
 Quỹ bảo hiểm xã hội:
Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ
lương cơ bản và các khoản phụ cấp( chức vụ, khu vực…) của người lao động
thực tế phát sinh trong tháng.
Từ năm 2010 trở về trước tỷ lệ trích BHXH là trong đó 15% do đơn vị
chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh doanh, còn lại do người
10

lao động đóng góp và được tính trừ vào thu nhập của họ. Từ năm 2010 trở đi,
áp dụng mức trích mới: BHXH 22%, trong đó công ty trích 16% và người lao
động 6%.
Quỹ BHXH được chỉ tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Quỹ này do cơ
quan BHXH quản lý.
Quỹ bảo hiểm y tế:
Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, viện phí,.. cho
người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ, …Quỹ này được hình thành
bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản
phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích bảo hiểm y
tế trước năm 2010 là 3%, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và
1% trừ vào thu nhập của người lao động. Từ năm 2010 áp dụng mức quy định
mới 4.5%, trong đó công ty là 3% và người lao động đóng 1.5%.
Kinh phí công đoàn:
Hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương
thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong tháng, tính vào chi
phí sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ trích hiện hành là 2%. Số KPCĐ doanh nghiệp
trích trước, một phần nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, một phần
để lại doanh nghiệp chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.
Tiền lương phải trả người lao động, cùng các khoản trích bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn hợp thành chi phí nhân công trong
tổng chi phí sản xuất kinh doanh.
Ngoài chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương, doanh nghiệp
còn xây dựng chế độ tiền thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng nhằm kích thích người lao động trong
11

sản xuất kinh doanh, gồm có: thưởng thi đua, thưởng nâng cao chất lượng sản
phẩm, tiết kiệm vật tư, phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật…

III: Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
3.1. Các chứng từ hạch toán lao động, tính lương và trợ cấp bảo
hiểm xã hội
3.1.1. Chứng từ hạch toán lao động
Ở các doanh nghiệp tổ chức hạch toán về lao động thường do bộ phận tổ
chức lao động, nhân sự của doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, các chứng từ
ban đầu về lao động là cơ sở để tính trả lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp
cho người lao động; là tài liệu quan trọng để đánh giá hiệu quả các biện pháp
quản lý lao động vận dụng ở doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải vận
dụng lập các chứng từ ban đầu về lao động phù hợp với các yêu cầu quản lý
lao động, phản ánh rõ rang, đầy đủ số lượng, chất lượng lao động.
Các chứng từ ban đầu gồm:
- Bảng chấm công: Bảng chấm công do các tổ chức sản xuất hoặc các
phòng ban lập, nhằm cung cấp chi tiết số ngày công của từng người lao động
theo tháng, hoặc theo tuần (tùy theo cách chấm công và trả lương ở doanh
nghiệp); bảng chấm công làm thêm giờ.
- Bảng thanh toán lương
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
Mục đích lập chứng từ này nhằm xác nhận số sản phẩm hoặc công việc
hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động làm cơ sở để lập bảng
thanh toán tiền lương hoặc tiền công cho người lao động; phiếu này do người
giao việc lập, phòng lao động tiền lương thu nhận và ký duyeetj trước khi
chuyển đến kế toán làm chứng từ hợp pháp để trả lương.
12

- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ.


- Hợp đồng giao khoán.
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương.
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH…
Trên cơ sở các chứng từ ban đầu, bộ phận lao động tiền lương thu thập,
kiểm tra, đối chiếu với chế độ nhà nước, doanh nghiệp và thỏa thuận theo hợp
đồng lao động; sau đó kí xác nhận chuyển cho kế toán tiền lương làm căn cứ
lập các bảng thanh toán lương, thanh toán BHXH.
3.1.2. Chứng từ tính lương và các khoản trợ cấp BHXH
Hiện nay, nhà nước cho phép doanh nghiệp trả lương cho người lao động
theo tháng, hoặc tuần. Việc tính lương và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội,
kế toán phải tính riêng cho từng người lao động, tổng hợp lương theo từng tổ
sản xuất, từng phòng ban quản lý.
Trường hợp trả lương khoán cho tập thể người lao động, kế toán phải
tính lương, trả lương cho từng việc khoán và hướng dẫn chia lương cho từng
thành viên trong nhóm( tập thể) đó theo các phương pháp chia lương nhất
định, nhưng phải đảm bảo công bằng, hợp lý.
Căn cứ các chứng từ ban đầu có liên quan đến tiền lương và trợ cấp bảo
hiểm xã hội được duyệt, kế toán lập các bảng thanh toán sau:
- Bảng thanh toán tiền lương
Mỗi tổ sản xuất, mỗi phòng (ban) quản lý mở một bảng thanh toán
lương, trong đó kê tên và các khoản lương được lĩnh của từng người trong
đơn vị.
- Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH.
Bảng này được mở để theo dõi cho cả doanh nghiệp về các chỉ tiêu: Họ
tên và nội dung từng khoản bảo hiểm xã hội người lao động được hưởng
trong tháng.
13

- Bảng thanh toán tiền thưởng


Bảng này được lập cho từng tổ sản xuất, từng phòng, ban, bộ phận kinh
doanh…; các bảng thanh toán này là căn cứ để trả lương và khấu trừ các
khoản khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khoản bồi thường vật chất…
đối với người lao động.
3.2. Tổng hợp, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Hàng tháng kế toán tiền lương phải tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ
tính theo từng đối tượng sử dụng và tính BHXH, BHYT, KPCĐ hàng tháng
tính vào chi phí kinh doanh theo mức lương quy định của chế độ, tổng hợp
các số liệu này kế toán lập “ bảng phân bổ tiền lương và BHXH”.
Trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH ngoài tiền lương, BHXH,
BHYT, KPCĐ còn phản ánh trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân
sản xuất (nếu có); bảng này được lập hàng tháng trên cơ sở các bảng thanh
toán lương đã lập theo các tổ, đội sản xuất, các phòng, ban quản lý, các bộ
phận kinh doanh và các chế độ trích lập BHXH, BHYT, KPCĐ, mức trích
trước tiền lương nghỉ phép.
Căn cứ vào các bảng thanh toán lương, kế toán tổng hợp và phân loại
tiền lương phải trả theo từng đối tượng sử dụng lao động, theo nội dung:
lương trả trực tiếp cho sản xuất hay phục vụ quản lý ở các bộ phận có liên
quan; đồng thời có phân biệt tiền lương chính, tiền lương phụ; các khoản phụ
cấp...để tổng hợp số liệu ghi vào cột ghi Có TK 334 “ phải trả người lao
động” vào các dòng phù hợp.
Số liệu ở bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội do kế toán tiền
lương lập, được chuyển cho các bộ phận kế toán liên quan làm căn cứ ghi sổ
và đối chiếu.
Ví dụ: kế toán chi phí kinh doanh căn cứ vào bảng phân bổ để tập hợp
chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận liên quan; kế toán thanh toán căn
14

cứ vào bảng phân bổ để lập bảng tổng hợp tiền lương lập kế hoạch rút tiền chi
trả lương hàng tháng cho người lao động.
3.3 Tài khoản kế toán và quy trình hạch toán tiền lương và các
khoản trả theo lương.
Để kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng một
số tài khoản sau:
TK 334- Phải trả người lao động: Tài khoản này phản ánh tiền lương,
các khoản thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng... và các khoản
thanh toán khác có liên quan đến thu nhập của người lao động.
Tk này gồm 2 tài khoản cấp 2:
TK 3341- Phải trả công nhân viên
TK 3348- Phải trả người lao động khác.
Sơ đồ 01: Sơ đồ hạch toán thanh toán tiền lương biểu hiện theo sơ đồ
dưới đây:

TK 334
TK 3382,3383,3384 TK 241,622,623,641,642
(1) (5)
TK 431,622,627,641
TK 3338,141,138
(2) (6)
TK 3383
TK 111,112
(3) (7)
TK 1388
TK 3388 (8)
TK 335
(4) (9)
15

Diễn giải:
(1): Trích BHXH, BHYT, KPCĐ hàng tháng.
(2): Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên.
(3): Thanh toán tiền lương, BHXH cho CNV (nếu thanh toán bằng tiền).
(4): Đến hết kì trả lương còn có công nhân chưa lĩnh lương; kế toán
chuyển lương chưa lĩnh thành các khoản phải trả, phải nộp khác.
(5): Hàng tháng tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải
trả cho người lao động và phân bổ cho các đối tượng.
(6): Tiền thưởng phải trả cho người lao động.
(7): Hạch toán số phải trả trực tiếp cho CNV trong trường hợp DN giữ
lại 1 phần BHXH để trực tiếp chi tại DN.
(8): Trường hợp DN phải nộp toàn bộ số trích BHXH cho cơ quan
BHXH, DN có thể chi hộ cơ quan BHXH để trả cho CNV và thanh quyết toán
khi nộp các khoản kinh phí này đối với cơ quan BHXH.
(9): Trường hợp đơn vị trích trước tiền lương, thực tế khi trả lương nghỉ
phép.
TK 338- Phải trả, phải nộp khác: Tài khoản này phản ánh các khoản
phải trả, phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho
cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, y tế, các khoản cho vay, giá
trị tài sản thừa chờ xử lý....
16

Sơ đồ 02: Sơ đồ kế toán các khoản trích theo lương biểu diễn dưới đây:

TK 338
TK 334 TK 111,112

(1) (3)

TK 111,112 TK 334
(2) (4)

Diễn giải:
(1): Trường hợp DN giữ lại một phần BHXH để trực tiếp chi tại DN, số
phải trả trực tiếp cho CNV; Trích BHXH, BHYT, KPC hàng tháng tính trừ
vào thu nhập;
(2): Chuyển tiền nộp BHXH, BHYT, KPCĐ; chi tiêu KPCĐ giữ lại cho
DN;
(3): Khoản KPCĐ vượt chi được cấp bù;
(4): Đến hết kì trả lương, còn có công nhân chưa lĩnh lương, kế toán
chuyển lương chưa lĩnh thành các khoản phải trả, phải nộp khác;
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như TK 335- chi phí
phải trả; TK 622- chi phí nhân công trực tiếp; TK 627- chi phí sản xuất
chung; TK 111, 112, 138...
Cũng nên lưu ý, đối với những doanh nghiệp sản xuất, để đảm bảo sự ổn định của giá
thành sản phẩm, doanh nghiệp có thể trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực
tiếp sản xuất kinh doanh vào chi phí sản xuất sản phẩm, coi như một khoản chi phí phải
trả. Mức trích được tính như sau:
Mức trích trước = Tiền lương chính thực tế phải trả x Tỷ lệ
17

Hang tháng theo kế hoạch Cho công nhân trực tiếp sản xuất trích trước

Tỷ lệ Tổng số tiền lương nghỉ phép theo KH năm của NCSX


trích trước
= x 100%
Tổng số tiền lương chính phải trả theo KH năm của
NCSX
Khi trích trước tiền lương nghỉ phép, kế toán ghi:
Nợ TK 622- chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335- chi phí phải trả
Thực tế trả lương nghỉ phép, kế toán ghi:
Nợ TK 335- chi phí phải trả
Có TK 334- phải trả người lao động.
Hình thức sổ kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, tập hợp chi phí sản xuất gồm hai hệ thống sổ:
- Sổ kế toán tổng hợp: Được mở cho tài khoản tổng hợp
- Sổ kế toán chi tiết: Sổ được mở để phản ánh một đối tượng cụ thể.
Mẫu sổ chi tiết tùy theo đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ của
doanh nghiệp mà được mở và thiết kế cho phù hợp với việc theo dõi chi tiết
khoản mục chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
Tùy theo mô hình doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất, yêu cầu quản lý mà
kế toán có thể áp dụng một trong các hình thức sau:
Hình thức nhật kí chung;
Hình thức nhật kí sổ cái;
Hình thức nhật kí chứng từ;
Hình thức chứng từ ghi sổ.

 Đối với hình thức nhật kí chung thể hiện qua sơ đồ sau ( sơ đồ 03):
18

Chứng từ kế toán

Sổ nhật kí đặc biệt Sổ nhật kí chung Sổ, thẻ kế toán


Chi tiết

Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối


Số phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú: ghi hàng ngày


Ghi cuối tháng
Quan hệ kiểm tra, đối chiếu.

Đối với hình thức nhật kí sổ cái được thể hiện qua sơ đồ sau (sơ đồ 04):
19

Chứng từ kế toán

Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng Sổ, thẻ kế toán


từ kế toán cùng loại Chi tiết

Bảng tổng hợp


Nhật kí- Sổ cái chi tiết

Báo cáo tài chính

Ghi chú: ghi hàng ngày


Ghi cuối tháng
Quan hệ kiểm tra, đối chiếu.
20

Đối với hình thức chứng từ được thể hiện qua sơ đồ sau ( sơ đồ 05):

Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp


Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán
chứng từ kế
Chi tiết
toán cùng loại

Sổ đăng kí Chứng từ ghi sổ


chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp
Sổ cái chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Chú thích:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kì
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra.

Việc lựa chọn các hình thức tổ chức sổ kế toán có vai trò đặc biệt quan
trọng trong công tác kế toán. Lựa chọn đúng hình thức kế toán sẽ góp phần
nâng cao chất lượng thông tin kế toán, trong điều kiện ứng dụng máy tính vào
kế toán. Tùy thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp mà phần mềm kế toán được
xây dựng và cài đặt hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp tương ứng với hình
thức kế toán doanh nghiệp, phù hợp với chế độ kế toán quy định.
21

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

I.TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.


1. Đặc điểm tình hình chung của công ty
1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Tên giao dịch: Thăng Long investment and development joint stock
company
Tên viết tắt: THĂNG LONG JSC
Trụ sở công ty: số 5B, lô 15 khu đô thị mới Định Công, Phường Định
Công ,Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Điện thoại: 0436402659 hoặc 0436405037
Fax: 0436405020
Tài khoản :20477_6300 tại ngân hàng cổ phần thương mại Quân Đội
Công ty CPĐT & PT THĂNG LONG được thành lập bởi các cổ đông
sáng lập ngày 02/07/2003 trên cơ sở luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10,
được quốc hội nước cộng hòa xã chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngay
16/12/1999 và các văn bản hướng dân thi hành luật doanh nghiệp.
Tình hình tài chính của công ty:
Tình hình tài chính của công ty ngày càng phát triển, công ty từng bước
tự chủ về mặt tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận trước
thuế không ngừng tăng lên, năm 2007 là 369.271.965 vnd, đến năm 2008 tăng
lên 843.159.859 và đến năm 2009 con số đó đã tăng lên 1.934.986.743 vnd.
Công ty Thăng Long hiện có Tổng cộng 156 Lao động.
22

Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty:


Công ty hoạt động về sản xuất sản phẩm về thép và kết cấu thép, kinh
doanh các vật liệu xây dựng.
- Sản xuất các sản phẩm về thép và kết cấu thép
- Kinh doanh vật liệu xây dựng
- Đồng thời, công ty còn tư vấn đầu tư cho các doanh nghiệp trong và
ngoài nước; các lĩnh vực dịch vụ thương mại…
Cơ cấu tổ chức của công ty:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt,
một doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và phát triển đòi hỏi cơ cấu quản
lý phải khoa học và hợp lý. Đó là nền tảng, là yếu tố vô cùng quan trọng giúp
doanh nghiệp tổ chức việc quản lý vốn cũng như quản lý con người được hiệu
quả, từ đó quyết định việc doanh nghiệp kinh doanh có lợi hay không.
23

Sơ đồ 06: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ Phần ĐT & PT


Thăng Long.

Hội đồng quản trị Ban kiểm tra,


kiểm soát
Chủ tịch HĐQT

Ban giám đốc

Phòng Phòng Phòng Phòng Các


TC- HC kĩ thuật kế toán kinh phân
doanh xưởng

Ban Ban Ban PX PX PX PX


kế kĩ chất thép kết cơ tạo
hoạch thuật lượng hình cấu khí phôi
SP

Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 Tổ 5 Tổ 6

Chú thích:
Quan hệ tham mưu, giúp việc
Quan hệ kiểm tra, giám sát
24

Hội đồng quản trị:


Là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty. HĐQT có toàn quyền nhân
danh Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
Công ty phù hợp với pháp luật trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền đại hội cổ
đông. HĐQT của Công ty gồm 5 người, do đại hội cổ đông bầu ra hoặc miễn
nhiệm với quá bán số phiếu theo thể lệ bỏ phiếu kín. HĐQT bầu ra hoặc bãi
miễn một chủ tịch HĐQT và một phó chủ tịch HĐQT.
Chủ tịch hội đồng quản trị:
Là người được bầu ra trong số những thành viên thuộc hội đồng quản
trị. Chủ tịch hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ sau:
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị
- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu
phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị. Tổ chức
việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị.
- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị
- Chủ tọa họp hội đồng cổ đông và các quyền và nhiệm vụ khác theo quy
định của luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty.
Ban kiểm tra, kiểm soát:
Là do đại hội cổ đông bầu ra, thực hiện thẩm định các báo cáo tài chính,
báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và báo cáo
trước khi trình các cơ quan Nhà nước. Bên cạnh đó, ban kiểm soát còn có
quyền kiến nghị với HĐQT, ban giám đốc các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ
cấu quản lý, điều hành các họat động kinh doanh của Công ty và có quyền
kiểm tra bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào tại các bộ phận của Công ty.
25

Ban giám đốc:


Chỉ đạo và đề xuất các chiến lược kinh doanh, chịu trách nhiệm với Nhà
nước cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên về hoạt động kinh doanh của
Công ty.
Phòng kế toán – tài vụ:
Thực hiện nhiệm vụ công tác kế toán và thống kê, đồng thời kiểm tra,
kiểm soát tình hình tài chính của Công ty. Phòng Kế toán – Tài vụ có trách
nhiệm quản lý tài sản, vốn, quỹ, bảo toàn sử dụng vốn có hiệu quả, thanh toán
các hợp đồng phát sinh trong quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ và tính toán
giá thành, số lượng in ấn, hạch toán doanh thu của Công ty, cung cấp số liệu
cho việc điều hành, kiểm tra, phân tích hoạt động tài chính của Công ty, làm
báo cáo quyết toán hàng năm với cấp trên.
Phòng tổ chức – Hành chính:
Làm công tác tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong việc tổ chức các
công việc có liên quan đến quản lý cán bộ, công nhân viên, quản lý lao động,
sắp xếp nhân sự, đề bạt, đào tạo cán bộ, nâng bậc thợ, ra quyết định khen
thưởng, kỷ luật, chịu trách nhiệm về các thủ tục hành chính. Ngoài ra, phòng
Tổ chức – Hành chính còn có nhiệm vụ lưu giữ, cung cấp hồ sơ, văn bản, giấy
tờ của Công ty.
Phòng kế hoạch:
Xây dựng kế hoạch hàng quý, năm và căn cứ vào nhu cầu thị trường đưa ra kế
hoạch giá thành, kế hoạch sản lượng nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao nhất.
Phòng kỹ thuật:
Là bộ phận có nhiệm vụ làm tất cả các công việc liên quan đến kỹ thuật,
nghiên cứu áp dụng các quy trình công nghệ mới để ngày càng nâng cao chất
lượng sản phẩm và kiểm tra chất lượng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cũng
như sản phẩm sản xuất ra.
26

Quy trình sản xuất thép được biểu hiện dưới sơ đồ sau ( sơ đồ 07):
Nhập kho, phân loại nguồn nguyên liệu phôi thép

Phân tích thành phần hóa học

Số thẻ kế toán chi tiết

Cắt phôi

Nung thép

Kiểm soát nhiệt


Hồi lò
Cán thô

Cắt đấu

Cán trung

Cán tinh

Làm nguội cưỡng bức Blockmill

Làm nguội bằng không khí Làm nguội cưỡng bức

Cẳt phân đoạn Máy quấn

Làm nguội bằng không khí

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Đóng bó, lưu kho

Xuẩt hàng
27

 Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty

Kế toán trưởng (kiêm


kế toán tổng hợp)

Kế toán tính Kế toán kho Kế toán Sổ thẻ kế toán


ngân hàng chi tiết
giá thành

 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán thành viên:


- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp:
Là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của phòng kế toán trước
hội đồng quản trị và ban giám đốc. Tổ chức chỉ đạo công tác kế toán để bộ
máy kế toán hoạt động có hiệu quả, thống kê thông tin kế toán và hạch toán
kế toán tại Công ty. Kế toán trưởng có quyền tổ chức, kiểm tra, tổng hợp và
lập các báo cáo tổ chức của công ty, phân công và chỉ đạo trực tiếp các thành
viên kế toán trong công ty. Ngoài nhiệm vụ là người lãnh đạo và quản lý
phòng kế toán thì kế toán trưởng còn tham gia trực tiếp vào công tác hạch
toán kế toán, phân bổ trực tiếp chi phí sản xuất kinh doanh và đối tượng tính
giá thành để hướng dẫn các bộ phận kế toán có liên quan để lập và luân
chuyển chi phí cho phù hợp với đối tượng hạch toán, ngoài ra kế toán trưởng
còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có điều gì đó xảy ra về các
nghiệp vụ kế toán trong công ty.
28

- Kế toán tính giá thành:


Phản ánh kịp thời và đầy đủ toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh.
Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công,
chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời
các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các
khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…trong sản xuất để đề xuất những biện
pháp ngăn chặn kịp thời. Tính toán hợp lý giá thành công tác xây lắp, các sản
phẩm lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình, xác
đinh đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng
đã hoàn thành.
- Kế toán kho:
Lập phiếu nhập xuất kho mỗi khi nhập hay xuất hàng hóa, vào sổ chi tiết
theo dõi nhập, xuất, tồn theo từng mặt hàng có trong kho. Định kỳ đối chiếu
kiểm kê giữa kho và sổ theo dõi tồn kho.
- Kế toán ngân hàng và các khoản thanh toán: Thanh toán giao dịch
với ngân hàng, theo dõi tiền gửi…
Kế toán công nợ kiêm kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương:
Theo dõi, tính toán khoản chiết khấu thanh toán có lợi nhất, đề xuát các
mức chiết khấu cho khách hàng trong từng thời điểm, từng đối tượng…phục
vụ công tác tài chính. Đồng thời tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu
kịp thời, chính xác, tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích
theo lương cho các đối tượng sử dụng. Hướng dẫn kiểm tra các nghiệp vụ
kinh tế phân xưởng và các phòng ban lương thực hiện đầy đủ theo quy định.
Lập báo cáo về lao động tiền lương kịp thời và chính xác. Phân tích tình hình
quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phản ánh trả lương hợp lý.
29

Hình thức kế toán công ty áp dụng:


Công ty CP đầu tư và phát triển Thăng Long áp dụng chế độ kế toán theo
quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Hình thức ghi sổ công ty áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 08: Sơ đồ ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ:
30

Chứng từ gốc

Bảng tổng hợp


chứng từ kế toán Sổ thẻ kế toán
Sổ quỹ cùng loại chi tiết

Chứng từ ghi sổ

Đối chiếu
Sổ đăng Sổ cái kiểm tra
ký chứng Bảng
từ ghi sổ tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối


phát sinh

Báo cáo tài chính và báo cáo kế


toán khác

Ghi hang ngày.


Ghi chú:
Ghi vào cuối tháng, hoặc định kỳ
Đối chiếu kiểm tra
31

Hàng tháng căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc
kế toán tiến hành ghi vào sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt. Nếu có liên
quan đến các sổ kế toán chi tiết khác thì ngoài việc ghi sổ nhật ký chung đồng
thời ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Sau đó vào sổ cái, cuối mỗi ký kế
toán, kế toán tiến hành cộng số liệu trên sổ cái các tài khoản. Đồng thời căn
cứ vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết. Đối chiếu,
kiểm tra bảng tổng hợp chi tiết với sổ cái. Sau khi kiểm tra số khớp với số liệu
ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết thì tiến hành lập bảng cân đối số phát
sinh, dựa vào sổ cái và bảng cân đối số phát sinh để lập báo cáo tài chính.
2.Những riêng có của đơn vị ảnh hưởng tới công tác kế toán:
Việc thực hiện chế độ trả lương phải đạt yêu cầu công bằng, khoa học, tạo
điều kiện tăng năng suất lao động, đồng thời cũng đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Việc tính lương tại công ty CPĐT và PT Thăng Long dựa trên các yếu
tố sau:
- Nguồn quỹ lương
- Định biên và định mức lao động.
- Cấp bậc và chức vụ công việc.
- Mức lương áp dụng theo quy định của Chính phủ.
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương tính theo người
lao động của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý và chi trả.
Quỹ lương bao gồm: quỹ lương chính và quỹ lương phụ.
Lương chính được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng tính giá thành,
có quan hệ chặt chẽ với năng suất lao động. Lương chính là lương trả theo
thời gian người lao động làm nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo
cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo.
32

Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong trường hợp họ
thực hiện các công việc khác do doanh nghiệp điều động như: hội họp, tập
quân sự, nghỉ phép năm…
Tiền lương chính thường được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng tính
giá thành, có quan hệ chặt chẽ với năng suất lao động, tiền lương phụ được
phân bổ vào các đối tượng tính giá thành, không có mối quan hệ trực tiếp đến
năng suất lao động.
Phương pháp tính lương và chia lương tại công ty.
a. Tính lương cho bộ phận gián tiếp
Khi có được quỹ lương từng phòng ban, kế toán lao động tiền lương sẽ
tính lương cho bộ phận gián tiếp như sau:
Lương cho bộ phận gián tiếp tính theo lương sản phẩm, cách tính dựa
vào tổng lương nghị định của từng phòng ban, tổng lương hệ số công việc của
từng phòng ban và tổng quỹ lương của từng phòng ban. Cụ thể:
Tiền lương = HSL x HSCV x CSTĐ
Trong đó:
HSL: Hệ số lương cá nhân dựa vào trình độ tay nghề, cấp bậc, thâm
niên.
HSCV: Hệ số công việc dựa vào mức độ hoàn thành công việc.
CSTĐ: Chỉ số tương đương.
Cụ thể như sau:
- Lương theo hệ số: Làm cơ sở tính và chia lương cho từng bộ lao động.
Công ty đã sắp lao động theo cấp bậc và hệ số tương ứng.
Lương tương ứng trên cơ sở quy định về cấp bậc hệ số lương mà nhà
nước ban hành trong luật lao động tiền lương. Mức lương nhà nước quy định
tối thiểu hiện nay là 290.000 ngìn đồng(Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày
33

14/12/2004) tương ứng với hệ số lương là 1. Mức lương theo hệ số được xác
định như sau:
Lương hệ số công việc = Lương theo hệ số x Hệ số công việc.
- Lương sản phẩm: Cách tính lương sản phẩm của bộ phận gián tiếp như
sau:
Lương sản phẩm = Lương theo hệ số công việc x CSTĐ
Trong đó:

Quỹ lương từng phòng ban, bộ phận


CSTĐ =
Tổng lương hệ số công việc từng phòng ban, bộ
phận

b. Tính lương cho bộ phận trực tiếp:


Tiền lương tính cho bộ phận sản xuất trực tiếp tính theo lương sản phẩm,
cụ thể:
Lương sản phẩm = Lương cho một đơn vị sản phẩm x Số lượng sản
phẩm.
Đối với làm thêm ngoài giờ hành chính thì áp dụng 1h làm thêm bằng
150% so với 1h làm hành chính.
Các khoản trích theo lương áp dụng theo quy chế hiện hành về lương và
các khoản trích theo lương tại nghị định 204/2004 BTC, và từ năm 2009 áp
dụng là nghị định 76/2009 NĐ- CP.
II. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công
ty CPĐT và PT Thăng Long.
- Bảng chấm công;
- Bảng thanh toán lương tổ, phân xưởng.
34

- Bảng chấm công làm thêm giờ;


- Bảng thanh toán tiền lương và BHXH;
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành;
- Bảng kê trích nộp các khoản lương;
- Hợp đồng giao khoán...
2.2. Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương.
35

Chứng từ gốc

Bảng tổng hợp


chứng từ kế toán Sổ thẻ kế toán
Sổ quỹ cùng loại chi tiết

Chứng từ ghi sổ

Bảng
Sổ đăng Sổ cái tổng hợp
ký chứng chi tiết
từ ghi sổ

Bảng cân đối


phát sinh

Báo cáo tài chính và báo cáo kế


toán khác

Ghi hang ngày.


Ghi chú:
Ghi vào cuối tháng, hoặc định kỳ

Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty được thực hiện như sau.
36

(1).Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,kế toán lập các chứng từ
theo quy định.Sau đó phân loại,vào sổ quỹ,thẻ kế toán chi tiết và bảng tổng
hợp chứng từ gốc.
(2).Căn cứ vào chứng từ gốc,bảng tổng hợp chứng từ,lập chứng từ ghi
sổ và vào sổ,thẻ kế toán chi tiết.
(3).Căn cứ vào chứng từ ghi sổ,kế toán vào sổ cái tài khoản.
(4).Hàng tháng căn cứ vào sổ,thẻ kế toán chi tiết,kế toán lập bảng
kê,bảng tổng hợp số phát sinh.
(5).Hàng tháng căn cứ vào bảng tổng hợp số phat sinh,đối chiếu với sổ cái.
(6).Cuối tháng khóa sổ kế toán(sổ cái) và lập bảng cân đối phát sinh.
(7).Căn cứ vào bảng đối chiếu số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết số
phát sinh đẻ lập báo cáo tài chính.
 Khi các nghiệp vụ kế toán phát sinh, Căn cứ vào các chứng từ gốc
gồm bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán BHXH, bảng thanh toán tiền
thưởng, chứng từ thanh toán, kế toán sẽ ghi vào sổ nhật kí chung. Cuối tháng
hay định kì, kế toán sẽ căn cứ vào sổ nhật kí chung, loại bỏ các số liệu trùng
rồi ghi vào sổ cái. Cuối kì lập các báo cáo.
 Các chứng từ về tính tiền lương tiền công theo mẫu biểu quy định tại
nghị định 76/2009 NĐ- CP về tiền lương.
2.3:Hệ số lương.HS trách nhiệm cho công ty.
+Giams Đốc:
_Hệ số trách nhiệm: 1.5
_Hệ số lương cơ bản : 4.1
+Phó Giiam đốc kỹ thuật:
_Hệ số trách nhiệm: 1.5
_Hệ số lương cơ bản: 4.0
+Trưởng phòng:
37

_Hệ số trách nhiệm: 1.2


_Hệ số lương cơ bản 3.9
+Thủ kho
_Hệ số trách nhiệm 0.9
_Hệ số lương cơ bản 2.4
+Nhân viên lỹ thuật
_Hệ số trách nhiệm 0,5
_Hệ số lương cơ bản 2.9
………………..
III: Nội dung
1: Bảng chấm công:
Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc,
ngừng việc, nghỉ BHXH... của người lao động để có căn cứ tính trả lương,
BHXH trả thay lương, tiền thưởng... cho từng người và quản lý lao động
trong doanh nghiệp. Cuối tháng bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan
như phiếu nghỉ hưởng BHXH... được chuyển về bộ phận kế toán để kiểm tra,
đối chiếu, quy ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội. Kế toán tiền lương
căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo
từng loại tương ứng để ghi vào cột. Bảng chấm công được lưu tại Phòng kế
toán cùng các chứng từ liên quan.
38

BẢNG CHẤM CÔNG


P.HÀNH CHÍNH
Đơn vị : Mẫu số: 01-LĐTL
CÔNG TY CPĐT&PT THĂNG LONG BẢNG CHẤM CÔNG (Ban Hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
P.HÀNH CHÍNH Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
Hà nội, ngày… tháng 24 năm 2010
Ngày trong tháng Quy ra công
Số Số công Số công Số
Bậc Lương Số công công hưởng hưởng công
cấp bặc hưởng hưởng lương lương hưởng
hoặc lương lương 100% …... lương
STT Họ Và Tên chức vụ 1 2 3 4 5 6 ……. 20 … 31 SP TG lương lương SP
1 Hoàng văn Hải TP X X X X X X … X X
2 Đỗ Văn Thìn PP X X X X X X …. X X
3 Nguyễn viết Nam NV X X X X X X ….. X X
4 Nguyễn văn Hải NV X X X X X X ….. X X
5 Hoàng văn Quang NV X X X X X X …..
…… …… …… … … …… …… ….
… ……………………………… …………. .. .. .. …. … .. ….. .. ….. . …… …… ….. ……… ………
10 Lê văn Tú NV X X X X X X …. X X
11 Đỗ Văn Hải NV X X X X X X …. X X
12 Nguyễn văn Nam NV X X XX X X X ….. X X

Tổng cộng … … … … … …. …. ….. ….. ….. …… 0 208 0 3 3


39

+ Cột A,B:Ghi số thứ tự ,họ và tên từng người trong bộ phận công tác.
+Cột C:Ghi gạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ của từng người.
+Cột 1_31:Ghi các ngày trong tháng.
+Cột 32:Ghi tổng số công hưởng lương sản phẩm của từng người trong
từng tháng.
+Cột 33:Ghi tổng số công hưởng lương thời gian của từng trong từng
tháng.
+Cột 34:Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng 100% lương
của từng người trong tháng.
+Cột 35:Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc các loại % lương của
từng người trong công ty
+Cột 36:Ghi tổng số công nghỉ hưởng BHXH của từng người trong
tháng.
_Hàng ngày tổ trưởng hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình
thực tế của bộ phận mình phụ trách để theo dõi chấm công cho từng người
trong tháng,ghi vào ngày tương ứng trong cột 1 đến 31 theo các quy định
trong chứng từ.
40

MÉu sè:02-L§TL
(Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
B¶ng thanh to¸n l¬ng
Bé phËn Hành chính
Hµ Néi, ngµy…. th¸ng…. n¨m….
§¬n vÞ tÝnh: vn®
L¬ng thêi gian C¸c kho¶n khÊu trõ vµo l¬ng
BËc l- Phô Phô T¹m ThuÕ TiÒn l¬ng Ký
L¬ng Tæng tiÒn
TT Hä vµ tªn ¬ng cÊp Sè cÊp øng TNCN thùc lÜnh nhË
SP Sè tiÒn l¬ng Tæng sè BHXH BHYT
(HSL) TN c«ng kh¸c Kú I ph¶i Kú II n
nép
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
1 Đỗ văn Thìn 3.9 1.2 26 4.821.818 0 4.821.818 0 289.308 241.090 48.218 0 4.532.501
2 Nguyªn viÕt H¶i 3.7 0.9 25 4.181.818 4.181.818 0 250.908 209.090 41.818 0 3.930.910
3 L¬ng v¨n Huy 2.4 0.3 26 2.552.728 2.552.728 0 153.163 127.636 25.527 0 2.399.565
4 §inh h¶I Toµn 2.4 0.3 27 2.650.909 2.650.909 0 159.054 132.545 26.509 0 2.491.855
5 NguyÔn thanh 2.4 0.3 26 2.552.728 2.552.728 0 153.163 127.636 25.527 0 2.399.565
Hïng
…. …………
10 Lª kh¾c Long 2.4 0.3 25 2.454.545 2.454.545 0 147.272 127.727 24.545 0 2.307.273
11 §ç ®×nh Tïng 2.4 0.3 28 2.749.090 2.749.090 0 164.944 137.454 27.490 0 2.584.146
12 NguyÔn kh¸ch 2.4 0.3 25 2.454.545 2.454.545 0 147.272 122.727 24.545 0 2.307.273
Dòng
… Tæng céng 22.0 3.90 208 24.418.181 24.418.181 0 1.465.086 1.220.905 244.181 0 22.953.095
Tæng sè tiÒn ( viÕt b¨ng ch÷):…………………….
Ngµy……… th¸ng……..n¨m…….
Ngêi lËp biÓu KÕ to¸n trëng Gi¸m ®èc
(Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn)
41

_Bảng thanh toán tiền lương bộ phận P.Hành la chứng từ làm căn cứ
để thanh toán tiền lương,phụ cấp lương,các khoản thu nhập tăng them
ngoài tiền lương cho người lao động,kiểm tra việc thanh toán tiền lương
cho người lao động.
+Cột A,B:Ghi số thứ tự,Họ và tên cán bộ CNV
+Cột 1,2:Hệ số lương,bậc lương và phụ cấp trách nhiệm được căn cứ vào
năm công tác và cấp bậc.
+Cột 4:số ngày công làm việc thực tế của từng công nhân
+Cột 5:Số tiền
_lương cơ bản:800.000 đồng
_Hệ số lương :công ty quy định
_Ngày công theo chế độ:22 công
Công thức tính:

Lương thoi lương hệ số trách hệ số ngày công làm


Gian = cơ bản * ( nhiệm + lương ) * thực tế
Ngày công chế độ

+Cột 6:Phụ cấp khác như tiền thưởng,phụ cấp độc hại,tiền cơm………….
+Cột 7: Tổng tiền lương
Tổng tiền lương = Lương thời gian + phụ cấp khác
+Cột 9: Tổng các khoản khấu trừ

Tổng các khoản khấu trừ = Mức trích BHXH + Mức trích BHYT
42

+Cột 10.11:các khoản khấu trừ vào lương


_BHXH :5% Trích từ lương thời gian của CNV
_BHYT :1% Trích từ lương thời gian của CNV

Mức trích = Tiền lương thời gian của từng 5% BHXH


BHXH CNV (cột 5) * cột 10

Mức trích Tiền lương thời gian của từng 1 % BHYT


BHYT = CNV (cột 5) * cột 11
+Cột 13:Tiền lương thực lĩnh
Tiền lương Tổng tiền lương Tổng các khoản phải
Thực lĩnh = cột 7 + khấu trừ (cột 9)
+Cột C: Ký nhận

Ví dụ cụ thể:
Kế toán tính lương tháng 8 năm 2009 cho ông Đỗ Văn Thìn Chức vụ
Trưởng phòng P.hành chính.
+ Hệ số lương cơ bản: 3.9
+Hệ số trách nhiệm : 1.2
+Lương cơ bản : 800.000 đồng
+Số ngày công thực tế: 26 công
+Ngày công theo quy chế: 22 công

Lương
Thời gian = 800.000 * (3.9+ 1,2) /22 * 26 = 4.821.818 đồng
_ Trích BHXH 5% theo lương thời gian
4.821.818 * 5% = 241.090 đồng
43

_Trích BHYT 1% Theo lương thời gian


4.821,818 * 1% = 48.218 đồng
+ Tổng các khoản khấu trừ
241.090 + 48.218 = 289.308 đồng
+ Số tiền thực lĩnh
4.821.818 _ 289.308 = 4.532.510 đồng
Tương tự kế toán tính được tiền lương cho từng bộ phận.
44

MÉu sè:02-L§TL
(Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
B¶ng thanh to¸n l¬ng
Bé phËn qu¶n lý PX 1
Hµ Néi, ngµy…. th¸ng…. n¨m….
§¬n vÞ tÝnh: vn®

Phô Tæng tiÒn T¹m TiÒn l¬ng Ký


L¬ng thêi gian cÊp l¬ng øng C¸c kho¶n khÊu trõ vµo l¬ng thùc lÜnh nhË
kh¸c Kú I Kú II n
BËc l- Phô L¬ng
TT Hä vµ tªn ¬ng cÊp SP
(HSL) TN

Sè ThuÕ
c«ng Sè tiÒn Tæng sè BHXH BHYT TNCN
ph¶i nép

A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
1 Tạ viết thin 3.5 1.4 28 4.632.727 0 4.632.727 0 367.963 231.636 46.327 0 4.596.964 X
2 Phạm văn nam 3.2 1.3 26 4.254.545 0 4.254.545 0 255.272 212.727 42.545 0 3.999.273 X
3 L¬ng v¨n hải 3.2 1.2 27 4.320.000 0 4.320.000 0 259.200 216.000 43.200 0 4.060.800 X
4 §inh h¶I Cảng 3.2 0.9 26 3.876.364 0 3.876.364 0 232.581 193.818 38.763 0 3.643.783 X
…. ………… X
10 Lª kh¾c Lạc 3.2 0.9 25 3.727.273 0 3.727.273 0 223.636 186.364 37.272 0 3.503.637 X
… Tæng céng 16.3 5.7 132 20.810.909 0 20.810.909 0 1.338.652 1.040.545 557.107 0 19.804.457 X
Tæng sè tiÒn ( viÕt b¨ng ch÷):…………………….

Ngµy……… th¸ng……..n¨m…….
Ngêi lËp biÓu KÕ to¸n trëng Gi¸m ®èc
(Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn)
45

MÉu sè:02-L§TL
(Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
B¶ng thanh to¸n lƯƠng
Bé phËn qu¶n lý toµn c«ng ty
Hµ Néi, ngµy…. th¸ng…. n¨m….
§¬n vÞ tÝnh: vn®
L¬ng thêi gian C¸c kho¶n khÊu trõ vµo l¬ng
L-
BËc l- Phô Phô T¹m ThuÕ TiÒn
¬n Tæng tiÒn l-
TT Hä vµ tªn ¬ng cÊp Sè cÊp øng TNCN thùc
g Sè tiÒn ¬ng Tæng sè BHXH BHYT
(HSL) TN c«ng kh¸c Kú I ph¶i K
SP
nép
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1

1 P. Hành Chính 22.0 3.90 208 24.418.181 0 24.418.181 0 1.465.086 1.220.905 244.181 0 22.953

2 P. Kĩ Thuật 21.0 2.2 203 22.936.364 22.936.364 0 1.376.182 1.146.818 229.364 0 21.560

3 ……. 0 0
8 P. VËt T TP 17.6 2.0 175 19.488.636 19.488.636 0 1.169.318 974.432 194.886 0 18.319
… Tæng céng 60.6 8.1 586 66.843.181 66.843.181 0 4.010.586 3.342.155 668.431 0 62.832
Tæng sè tiÒn ( viÕt b¨ng ch÷):…………………….
Ngµy……… th¸ng……..n¨m…….
Ngêi lËp biÓu KÕ to¸n trëng Gi¸m ®èc
(Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn)
46

Đơn vị : Mẫu số: 01-LĐTL


CÔNG TY CPĐT&PT THĂNG LONG BẢNG CHẤM CÔNG (Ban Hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Tổ I Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
Hà nội, ngày… tháng 09 năm 2009
Ngày trong tháng Quy ra công
Số công Số công
Số công Số công hưởng hưởng Số công
Bậc Lương hưởng hưởng lương lương hưởng
cấp bặc hoặc lương lương 100% …... lương
STT Họ Và Tên chức vụ 1 2 3 4 5 6 ……. 20 … 31 SP TG lương lương SP
1 Hoàng văn Hải TP X X X X X X … X X 26
2 Đỗ nam Phong PP X X X X X X …. X X 24
3 Lê văn Tú NV X X X X X X ….. X X 25
… ………………………………………………………………………………………
…………. …….. …….. …….. ……. …… …….. ….. …….. ….. ….. …… …… ….. ……… ………
10 Lê văn Tú NV X X X X X X …. X X 26

Tổng cộng … … … … … …. …. ….. ….. ….. …… 0 80 0 0 0

Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt


(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
47

MÉu sè:02-L§TL
(Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
B¶ng thanh to¸n l¬ng
Tæ 1-PX SX
Hµ Néi, ngµy…. th¸ng…. n¨m….
§¬n vÞ tÝnh: vn®
Phô T¹m TiÒn l¬ng Ký
Tæng
L¬ng thêi gian cÊp øng C¸c kho¶n khÊu trõ vµo l¬ng thùc lÜnh nhË
tiÒn l¬ng
BËc l- kh¸c Kú I Kú II n
T L¬ng
Hä vµ tªn ¬ng ThuÕ
T SP
(HSL) TNCN
Sè SP Tæng sè BHXH BHYT
Sè tiÒn ph¶i
nép
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
1 Hoàng văn Hải 2.9 3.600 4.821.818 211.410 73500 4.513.110 0 253.692 211.410 42.282 0 4.259.418 X

2 Đỗ Nam Phong 2.8 3.650 4.181.818 214.346 73500 4.574.771 0 257.215 214.346 42.869 0 4.317.556 X
3 Lª v¨n Tó 2.6 3.610 2.552.728 73500 3.808.830 0 228.079 190.066 38.013 0 3.580.751 X

4 Lª v¨n Tïng 2.8 3.200 2.650.909 73500 3.702.300 0 217.728 181.440 36.288 0 3.484.572 X

5 NguyÔn v¨n Biªn 2.8 3.720 2.552.728 73500 4.291.980 0 253.108 210..924 42.184 0 4.038.872 X
…. …………

10 Lª kh¾c Toµn 2.7 3.720 2.454.545 73500 4.141.320 0 248.479 207.066 41.413 0 3.892.841 X
11 §ç ®×nh TiÕn 2.6 3.680 2.749.090 73500 3.858.540 0 231.512 192..927 38.585 0 3.627.028 X

12 Hoµng v¨n Tô 2.7 3.250 73500 3.627.375 217.641 181.368 36.273 3.409.734 X

13 NguyÔn h¶I 2.7 3.500 2.454.545 73500 3.900.750 0 234.044 195.037 39.007 0 3.666.706 X
48

Thanh
… 22.0 31.930 24.418.18 661.50 36.481.97 0 2.123.683 1.769.736 353.947 0 34.358.29
Tæng céng
1 0 6 3
Tæng sè tiÒn ( viÕt b¨ng ch÷):…………………….
Ngµy……… th¸ng……..n¨m…….
Ngêi lËp biÓu KÕ to¸n trëng Gi¸ đốc
(Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn)
49

Bảng thanh toán tiền lương tổ I_Phân xưởng sx của Công ty tháng 9 năm
2009.Là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương,phụ cấp lương,các
khoản thu nhập ngoài tiền lương sản phẩm hoàn thành hợp quy cách của
người lao động,kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm
việc trong doanh nghiệp đồng thời làm căn cứ để thống kê về lao động tiền
lương.
+Cột A,B:Ghi số thứ tự,họ và tên công nhân trực tiếp sản xuất tại phẩn xưởng
được hưởng lương.
+Cột 1:Ghi bậc lương,hệ số lương của công nhân trực tiếp sản xuất trong
tổ,phân xưởng.
+Cột 3:Ghi số sản phẩm mỗi CN hoàn thành hợp quy cách trong tháng.
+Cột 4:Được ghi số tiền ma CN được hưởng sau thành quả lao động
Được tính như sau:
Số tiền lương sản phẩm = khối lượng,số lượng sản phẩm hoàn thành hợp quy
cách * Đơn giá tiền lương sản phẩm * Hệ số lương cơ bản
+Cột 5:Phụ cấp trách nhiệm
Ghj các khoản phụ cấp quy định cụ thể cho từng đối tượng căn cứ vào năm
công tác và cấp bậc chức vụ cũng như thành tích,trách nhiệm cua từng
nguwowifcuj thể.
+Cột 6:Phụ cấp khác
.Như tiền thưởng,phụ cấp độc hại……….
Phụ cấp độc hại= 73.500 đ/tháng
+Cột 7:(tổng tiền lương)
Khoản tiền ma công nhân được lĩnh trong tháng chưa trừ vào các khoản
khấu trừ vào lương,các khoản tạm ứng trong kỳ.
50

Tổng tiền lương số tiền sản phẩm phụ cấp trách nhiệm phụ cấp khác
Cột7 = Cột 4 + cột 5 + cột 6

+Cột 10,11:Các khoản khấu trừ vào lương


Ghi các khoản BHXH,BHYT trích từ tiền lương sản phẩm theo quy chế
nhà nước.
Mức trích BHXH= Tiền lương sản phẩm của từng công nhân * 5%
Mức trích BHYT= Tiền lương sản phẩm của tưng công nhân * 1%
+Cột 9: Tổng các khoản khấu trừ

Tổng các khoản khấu trừ = Mức trích BHXH + Mức trích BHYT

+Cột 13:Tiền lương thực lĩnh

Tổng tiền lương Tổng tiền lương Tổng các khoản phải
Thực lĩnh = Cột7 + khấu trừ (cột 9)

+Cột C:Ký nhận


Ví dụ cụ thể:

Tính lương cho Hoàng Văn Hải thuộc Tổ I Lắp ráp là:
= 3600 sản phẩm * 405 đồng = 1.458.000 đồng
- Hệ số lương cơ bản : 2,9
- Hệ số độc hại :73.500 đồng
Vậy lương sản phẩm= 1.458.000 * 2,9 = 4.228.200 đồng
Lương trách nhiệm= 4.228.200 * 5% = 211.410 đồng
_ Trích BHXH 5% Theo lương sản phẩm
51

= 4.228.200 * 5% = 211.410 đồng


_Trích BHYT theo lương sản phẩm
= 4.228.200 * 1% = 42.282 đồng
+ Tổng cộng các khoản khấu trừ: 211.410 + 42.282 = 253.692 đồng
_Tổng số tiền còn được lĩnh:
= (4.228.200 + 211.410 + 73.000) _ 253.692 = 4.258.918 đồng
Tương tự cách tính như trên,kế toán sẽ tính được cụ thẻ cho từng Tổ,từng
công nhân và toàn phân xưởng sx.
52

MÉu sè:02-L§TL
(Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG PXSX


Hµ Néi, ngµy…. th¸ng…. n¨m…..
§¬n vÞ tÝnh: vn®
C¸c kho¶n khÊu trõ vµo l¬ng
BËc T¹m ThuÕ
L¬ng TiÒn l¬ng Ký
T Hä vµ l¬ng L¬ng s¶n Phô cÊp Phô cÊp Tæng tiÒn øng TNC
thêi thùc lÜnh nhË
T tªn (HSL phÈm TN kh¸c l¬ng Kú Tæng sè BHXH BHYT N
gian Kú II n
) I ph¶i
nép
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
1 Tæ 1 35.394.720 425.756 661.500 36.481.976 0 2.123.68 1.769.73 353.94 0 34.358.293 X
3 6 7
2 Tæ 2 23.178.230 214.325 225.430 23.617.985 0 1.390.69 1.158.91 231.78 0 22.227.291 X
4 2 2

5 Tæ 5 30.650.879 315.730 625.500 31.592.109 0 1.839.05 1.532.54 306.50 0 29.735.056 X
3 4 9
6 Tæ 6 16.859.900 214.325 204.850 17.279.075 0 1.011.59 842.995 168.59 0 16.267.481 X
4 9
Tæng céng 106.083.72 1.170.13 1.717.28 108.974.14 0 6.379.87 5.319.03 106.83 0 108.333.27
9 6 0 5 2 5 7 3

Tæng sè tiÒn ( viÕt b¨ng ch÷):…………………….


Ngµy……… th¸ng……..n¨m…….
53

Ngêi lËp biÓu KÕ to¸n trëng Gi¸m ®èc


(Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn)
MÉu sè:02-L§TL
(Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG TỔNG HỌP THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG TOAN CÔNG TY
Hµ Néi, ngµy…. th¸ng…. n¨m…..
§¬n vÞ tÝnh: vn®
C¸c kho¶n khÊu trõ vµo l¬ng
BËc l- T¹m ThuÕ TiÒn l¬ng Ký
L¬ng thêi L¬ng s¶n Phô cÊp Phô cÊp Tæng tiÒn
TT Hä vµ tªn ¬ng øng TNCN thùc lÜnh nhË
gian phÈm TN kh¸c l¬ng Tæng sè BHXH BHYT
(HSL) Kú I ph¶i Kú II n
nép
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
1 QL Hµnh 24.418.181 24.418.181 1.465.086 1.220.905 224.181 22.953.095
chÝnh
- QL toµn c«ng ty 66.843.181 4.010.586 3.342.155 668.431 62.832.408

2 QL Ph©n XëngI 106.083.729 1.170.136 1.717.280 108.971.145 6.379.872 5.319.035 1.060.837 108.333.273
- QL Tæ I 35.394.720 425.756 661.500 36.481.976 2.123.683 1.769.736 353.947 34.358.293

141.478.449 1.595.892 0 242.456.296 13.979.227 11.651.831 2.327.396 228.477.609

Tæng céng

Tæng sè tiÒn ( viÕt b¨ng ch÷):…………………….


Ngµy……… th¸ng……..n¨m…….
Ngêi lËp biÓu KÕ to¸n trëng Gi¸m ®èc
(Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn)
54

BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.


_ Dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương công thực tế phải trả
gBHXH,BHYT,KPCĐ…..
+ Cột A,B:Ghi số thứ tự,Danh mục TK,Đối tượng sử dụng
+Cột 1: Lương chính: Lấy từ Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương toàn công ty.
+Cột 3: Cộng có TK 334 = Lương chính + các khoản khác
+Cột 4: KPCĐ 2%
Trong đó DN phải nộp 1% KPCĐ thu được lên cấp trên, 1% để chi tiêu CĐ
cơ sở.
Tổng số lương phải trả cho
KPCĐ = lao động trong kỳ * 2%
Ví dụ:
Trích KPCĐ của TK 622(cp NCTT) = 108.971.145 * 2%
= 2.179.423 Đ
+Cột 5: BHXH 15%
Tổng số lương phải trả cho người
BHXH = lao động trong kỳ * 15%
Ví dụ : Trích BHXH của TK 622(CPNCTT) = 108.971.145 * 15%
= 16.345.672 Đ
+Cột 6:BHYT 2%.
Tổng số lương phải trả cho người
BHYT = lao động trong kỳ * 2%
Ví dụ: Trích BHYT cuả TK 622 = 108.971.145 * 2% = 2.179.423 Đ
+Cột 7: Cộng TK 338 = KPCĐ + BHXH + BHYT
Ví dụ Tính cho bộ phận CPNCTT(TK622)
= 2.179.423 + 16.345.672+2.179.423 = 20.704.518 Đ
+Cột 8:Tổng cộng = TK 334+TK338
Ví dụ: Tính cho bộ phận CPCNTT
= 10.971.145+20.704.518 Đ
55

M©u sè: S 02--DN


(Ban hµnh theo Q§ Sè15/2006/Q§-BTC
Ngµy 20/03/2006 cña bé trëng BTC)

Chøng tõ ghi sè
Sè: 11
Ngµy 12/09/2009 §VT: ®ång

Tµi kho¶n Sè tiÒn Ghi chó


TrÝch yÕu
Nî Cã Nî Cã
A B C 1 2 D

622 108..971.145

Ph©n Bæ L¬ng
627 20.810.909
th¸ng 09 vµo
GTSP
642 66.843.181

334 196.625.235
Céng 196.625.235 196.625.235

KÌm theo 01 chøng tõ gèc

Ngµy…. th¸ng…. n¨m ….


Ngêi lËp chøng tõ KÕ to¸n trëng
(Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn)
56

M©u sè: S 02--DN


(Ban hµnh theo Q§ Sè15/2006/Q§-BTC
Ngµy 20/03/2006 cña bé trëng BTC)

Chøng tõ ghi sè
Sè: 12
Ngµy 20/09/2009 §VT: ®ång

Tµi kho¶n Sè tiÒn Ghi chó


TrÝch yÕu
Nî Cã Nî Cã
A B C 1 2 D

622 2.179.423

TrÝch 2% KPC§
627 416.218
vµo chi phÝ s¶n
xuÊt kinh doanh
642 133.863

3382 2.729.504
Céng 2.729.504 2.729.405

KÌm theo 01 chøng tõ gèc


Ngµy…. th¸ng…. n¨m ….
Ngêi lËp chøng tõ KÕ to¸n trëng
(Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn)
57

Chøng tõ ghi sè
Sè: 13
Ngµy 23/09/2009 §VT: ®ång

Tµi kho¶n Sè tiÒn Ghi chó


TrÝch yÕu
Nî Cã Nî Cã
A B C 1 2 D

622 16.345.672

TrÝch 15% BHXH


627 3.121.636
vµo chi phÝ s¶n
xuÊt kinh doanh
642 10.026.477
3383
29.493.785
TrÝch 5% BHXH 334 3.628.216
trõ vµo l¬ng CNV 3383 3.628.216
Céng 33.122.001 33.122.001

KÌm theo 01 chøng tõ gèc

Ngµy…. th¸ng…. n¨m ….


Ngêi lËp chøng tõ KÕ to¸n trëng
(Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn)
58

Chøng tõ ghi sè
Sè: 14
Ngµy 25/09/2009 §VT: ®ång

Tµi kho¶n Sè tiÒn Ghi chó


TrÝch yÕu
Nî Cã Nî Cã
A B C 1 2 D

622 2.179.423

TrÝch 2% BHYT
627 416.218
vµo chi phÝ s¶n
xuÊt kinh doanh
642 133.863

3384 2.729.504

TrÝch !% BHYT trõ 334 613.369


vµo l¬ng CNV 338 613.369
Céng 3.342.873 3.342.873

KÌm theo 01 chøng tõ gèc

Ngµy…. th¸ng…. n¨m ….


Ngêi lËp chøng tõ KÕ to¸n trëng
(Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn)
59

§¬n vÞ: C«ng ty CPĐT&PT Thăng Long MÉu sè: S02c1 – DN


Bé phËn:…………………… (Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§-BTC
Ngµy 20/03/2006 cña Bé trëng BTC)

Sæ c¸i
N¨m: 2009
TK 334 – Ph¶i tr¶ c«ng nh©n viªn
Sè hiÖu: 01
Chøng tõ TK
Sè tiÒn
Ghi sæ DiÔn gi¶i ®èi
Sè Ngµy øng Nî Cã
11 12/09/ Sè d ®Çu th¸ng _Ph©n 16.800.000
bæ l¬ng cho c¸c bé 108.971.145
phËn 622
20.810.909
627
66.843.181
642
12 19/09 BHXH Tr¶ thay L¬ng 338 563.016.

13 20/09 BHXH khÊu trõ vµo l¬ng 334 3.628.216


338 3.628.216
14 23/09 BHYT khÊu trõ vµo L¬ng 334 613.369
338 613.369
15 29/09 Thanh To¸n L¬ng vµ c¸c
kho¶n ph¶I tr¶ cho CNV 111 193.922.251
Céng 198.163.836 198.163.836
Sè d cuèi th¸ng

- Sæ nµy cã 01 trang, ®¸nh sè tõ trang sè 01 ®Õn trang sè 01


- Ngµy më sæ
Ngµy…. th¸ng…. n¨m….
Ngêi ghi sæ KÕ to¸n trëng Thñ trëng ®¬n vÞ
(Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn)
60

Chøng tõ ghi sè
Sè: 15
Ngµy 26/09/2009 §VT: ®ång

Tµi kho¶n Sè tiÒn Ghi chó


TrÝch yÕu
Nî Cã Nî Cã

A B C 1 2 D

334 563.016
BHXH tr¶ thay L¬ng
338 653.016
563.016 633.016
Céng

KÌm theo 01 chøng tõ gèc

Ngµy…. th¸ng…. n¨m ….


Ngêi lËp chøng tõ KÕ to¸n trëng
(Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn)
61

Chøng tõ ghi sè
Sè: 16
Ngµy 27/09/2009 §VT: ®ång

Tµi kho¶n Sè tiÒn Ghi chó


TrÝch yÕu
Nî Cã Nî Cã

A B C 1 2 D

Tr¶ L¬ng,Tr¶ th- 334 193.922.251


¬ng,BHXH thay l-
¬ng 111 193.922.251
193.922.251 193.922.251

Céng

KÌm theo 01 chøng tõ gèc

Ngµy…. th¸ng…. n¨m ….


Ngêi lËp chøng tõ KÕ to¸n trëng
(Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn)
62

Chøng tõ ghi sè
Sè: 17
Ngµy 30/09/2009 §VT: ®ång

Tµi kho¶n Sè tiÒn Ghi chó


TrÝch yÕu
Nî Cã Nî Cã
A B C 1 2 D
3382 2.729.504
ChuyÓn tiÒn nép
3383 33.122.001
20% BHXH,3%
3384 3.342.873
BHYT,1% KPCD
112 39.194.378
cho c¬ quan qu¶n lý

Céng 39.194.378 39.194.378

KÌm theo 01 chøng tõ gèc

Ngµy…. th¸ng…. n¨m ….


Ngêi lËp chøng tõ KÕ to¸n trëng
(Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn)
63

Chøng tõ ghi sè
Sè: 18
Ngµy 31/09/2009 §VT: ®ång

Tµi kho¶n Sè tiÒn Ghi chó


TrÝch yÕu
Nî Cã Nî Cã
A B C 1 2 D
TrÝch 1%KPC§ t¹i 3382 2.729.504
c«ng ty 111 2.729.504

Céng 2.729.504 2.729.504

KÌm theo 01 chøng tõ gèc

Ngµy…. th¸ng…. n¨m ….


Ngêi lËp chøng tõ KÕ to¸n trëng
(Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn)

Chøng tõ ghi sè
64

Sè: 19
Ngµy 31/09/2009 §VT: ®ång

Tµi kho¶n Sè tiÒn Ghi chó


TrÝch yÕu
Nî Cã Nî Cã
A B C 1 2 D
BH thµnh phè 112 563.016
chuyÓn tr¶ l¬ng èm 3383 563.016
Céng 563.016 563.016

KÌm theo 01 chøng tõ gèc

Ngµy…. th¸ng…. n¨m ….


Ngêi lËp chøng tõ KÕ to¸n trëng
(Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn)

§¬n vÞ: C«ng ty CPĐT&PT Thăng Long MÉu sè: S02c1 – DN


65

Bé phËn:……………………
(Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§-BTC
Ngµy 20/03/2006 cña Bé trëng BTC)

Sæ c¸i
N¨m: 2009
TK 334 – Ph¶i tr¶ c«ng nh©n viªn
Sè hiÖu: 01
Chøng tõ TK
Sè tiÒn
Ghi sæ DiÔn gi¶i ®èi
Sè Ngµy øng Nî Cã
14 TrÝch 19% KPC§,BHXH,BHYT 622 20.704.518
15 627 3.954.072
16 642 12.700.203
14 TrÝch 5% BHXH trõ vµo l¬ng 334 3.628.216
CNV
15 TrÝch 1% BHYT khÊu trõ vµo l¬ng 334 613.369
16 BHXH ph¶I tr¶ CNV 334 563.016

17 Nép 24%(BHXH,BHYT,KPC§ cho 112 39.194.504


cÊp trªn
18 TrÝch 1% KPC§ t¹i c¬ së 111 2.927.504

19 BH thµnh phè tr¶ l¬ng èm 112 563.016


Céng 42.163.394 42.163.394

- Sæ nµy cã 01 trang, ®¸nh sè tõ trang sè 01 ®Õn trang sè 01


- Ngµy më sæ
Ngµy…. th¸ng…. n¨m….
Ngêi ghi sæ KÕ to¸n trëng Thñ trëng ®¬n vÞ
(Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn)
66

CHƯƠNG III.
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐT & PT THĂNG LONG

Đánh giá chung:


Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã cố gắng tìm hiểu công tác kế
toán nói chung và kế toán về tiền lương và các khoản trích theo lương nói
riêng. Qua thời gian tìm hiểu em thấy công ty là một doanh nghiệp có quá
trình hơn 10 năm phát triển, tuy là một khoảng thời gian không dài đối với
một doanh nghiệp nhưng công ty đã vượt qua nhiều khó khăn. Bằng ý chí
quyết tâm của cán bộ công nhân viên dưới sự chỉ đạo sáng suốt của cấp trên
đã giúp công ty vượt qua được những khó khăn và ngày càng phát triển. Do
vậy đời sống của cán bộ công nhân viên cũng được tăng lên rất nhiều. Trong
những thành công đó không thể thiếu sự đóng góp không nhỏ của bộ máy kế
toán của công ty.
Thời gian thực tập tại công ty không nhiều nhưng đã giúp em nhận thức
được một số vấn đề về thực tế công tác kế toán của công ty, bằng những kiến
thức đã học, em xin nêu một số nhận xét về công tác nói chung và kế toán tiền
lương nói riêng ở công ty CPĐT và PT Thăng Long như sau:
Về ưu điểm:
- Hình thức kế toán mà công ty áp dụng đó là kế toán tập trung, tức là
công ty chỉ có một phòng kế toán hạch toán chung, còn ở các tổ đội chỉ cử kế
toán thống kê, theo dõi, giao dịch và làm việc trực tiếp ở phòng kế toán công
ty dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng và giám đốc công ty.
67

- Công ty áp dụng kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ rất phù hợp với
tình hình thực tế của công ty. Do vậy kế toán có thể quản lý các chứng từ ghi
sổ và kiểm tra đối chiếu với tổng số tiền mà kế toán đã ghi trên các tài khoản
được chính xác, kịp thời sửa chữa sai sót và hơn thế là việc tính lương cho
cán bộ công nhân viên được phản ánh đúng số công làm việc thực tế của công
nhân viên.
- Đối với chi phí nhân công trực tiếp công ty xây dựng chế độ tính lương
hợp lý, áp dụng phương pháp tính lương theo sản phẩm. Công ty đã xây dựng
đơn giá sản phẩm chi tiết tới từng công việc, nhiệm vụ cụ thể, đồng thời có
chế độ khen thưởng kịp thời tới từng bộ phận hoàn thành và vượt chỉ tiêu,
kích thích sản xuất.
- Đối với công tác hạch toán tổng hợp: Công ty áp dụng đầy đủ chế độ
tài chính, kế toán của bộ tài chính ban hành để phù hợp với tình hình và đặc
điểm của công ty, kế toán đã mở các tài khoản cấp 2, cấp 3 nhằm phản ánh
một cách chi tiết hơn, cụ thể hơn tình hình biến động của các tài khoản, từ đó
giúp cho kế toán thuận tiện hơn cho việc ghi chép, giảm nhẹ công việc kế
toán, tránh sự chồng chéo trong việc ghi chép kế toán.
Bên cạnh những ưu điểm thì công tác hạch toán kế toán tiền lương cũng
còn bộc lộ những điểm hạn chế:
- Về quản lý lao động: Việc phân loại lao động trong công ty mặc dù đã
tiến hành nhưng chưa thật chuẩn xác, phân loại chưa rõ rang, quản lý chưa
chặt chẽ, nhất là những CNV ở những cơ sở phụ không có sự giám sát hay khi
đi công trình.
- Về việc tính lương: Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ
phép cho công nhân trong kì. Khi có tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh thì
hạch toán luôn vào chi phí, điều này làm cho chi phí sản xuất trong tháng tăng
68

lên so với số lượng sản phẩm sản xuất thực tế, ảnh hưởng tới giá thành sản
phẩm trong kì.
- Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển và các công ty đang dần
chuyển sang dùng kế toán máy. Tuy nhiên, do điều kiện nên công ty vẫn chưa
có điều kiện áp dụng, điều này làm khối lượng công việc kế toán lớn và
không thuận lợi nhất cho việc hạch toán.
- Biện pháp đề xuất hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương tại công ty.
Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương.
Như chúng ta đã biết, doanh nghiệp luôn luôn mong muốn tạo thu nhập
tốt cho người lao động, nâng cao đời sống người lao động. Nhưng tiền lương
lại là một khoản chi phí lớn, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp; Vậy
làm thế nào để doanh nghiệp vừa có thể trả lương hợp lí, mà vẫn đảm bảo
khoản chi phí tiền lương hợp lí để phát triển sản xuất.??
Tiền lương là một yếu tố có liên quan trực tiếp tới thu nhập và đời sống
của cán bộ, công nhân viên, vì thế phải hạch toán tiền lương làm sao cho hợp
lí là một điều vô cùng cần thiết.
Vì vậy, nhiệm vụ của kế toán nói chung và kế toán tiền lương nói riêng
là rất quan trọng. Hơn nữa, tiền lương còn là một phần yếu tố liên quan trực
tiếp tới giá thành sản phẩm sản xuất, hay xa hơn là ảnh hưởng tới tình hình
kinh doanh của công ty, vì thế làm thế nào để cho công tác hạch toán tốt hơn
là trăn trở của ban quản lý và cán bộ kế toán.
 Biện pháp đề xuất:
 Thứ nhất: Tuy đội ngũ kế toán có trình độ tương
đối, và không ngừng cập nhật các luật định mới ban hành, tuy nhiên hiện tại
công ty vẫn đang áp dụng kế toán tay, điều này gây nên nhiều khó khăn,
69

nhiều công việc kế toán. Vì thế, công ty nên đầu tư vào phần mềm kế toán
phù hợp với tình hình hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, phải không ngừng
đào tạo trình độ cho cán bộ kế toán, cập nhật các văn bản mới để hạch toán
đúng, kịp thời.
+ Điều kiện thực hiện:
- Công ty phải nâng cao trình độ cho đội ngũ kế toán;
- Đầu tư vào phần mềm kế toán. Trước khi lựa chọn phần mềm kế toán
nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm và thực tế của công
ty, thử nghiệm phần mềm xem kết quả thế nào.
+ Ưu điểm:
- Thực hiện kế toán nhanh chóng, chính xác.
- Giảm thiểu khối lượng công việc kế toán, giảm chi phí tiền lương cho
bộ phận kế toán.
+ Nhược điểm:
- Trình độ kế toán phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng, nếu không sẽ dẫn
đến lúng túng khi sử dụng, và do các phần hành kết chuyển tự động nên sẽ rất
khó để sửa đổi khi sai so với kế toán tay.
- Công ty phải đầu tư vào phần mềm và thiết bị máy tính phục vụ công
tác kế toán.
Thứ hai, việc trích trước tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất
nhằm ổn định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phát sinh trong kì. Tuy
nhiên, công ty vẫn chưa thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công
nhân.
+ Biện pháp: Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân.
Việc trích trước căn cứ vào tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất
theo kế hoạch của các kì trước mà đưa ra tỷ lệ trích lập phù hợp.
Mức trích trước tiền lương của = Tiền lương chính trả cho x Tỷ lệ
70

lao động trực tiếp theo KH Người lao động trực tiếp Trích trước
Tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch năm của lao động trực tiếp
Tỷ lệ trích trước =
Tổng số lao động chính kế hoạch của lao động trực tiếp

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép:


Nợ: TK 622
Có: TK 335 ( số tiền trích trước)
Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ trước, hạch toán:
Nợ: TK 335
Có: TK 334 ( tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả).
+ Ưu điểm: Hạch toán đúng chi phí trong kì và có quỹ trích trước nhằm
đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
+ Nhược điểm: Do số lượng công nhân không ít, nên việc nghỉ phép
hoặc đột xuất có thể không tương đương nhau giữa các kì, vì vậy mức trích
trước có thể không phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài ra, căn cứ vào tình hình kinh doanh của công ty mà thực hiện trích
lập các quỹ như quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi đầy đủ, đúng luật định và tình
hình thực tế công ty, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nhờ đó nâng cao
năng suất lao động, cải thiện đời sống người lao động trong công ty.
71

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần ĐT & PT Thăng Long, em
đã có điều kiện tìm hiểu tổ chức bộ máy kế toán cũng như những phương
pháp hạch toán của công ty, đặc biệt là đi sâu vào nghiên cứu vấn đề kế toán
tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty đã giúp em nắm bắt được
những kiến thức nhất định về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương, những kiến thức mà em đã được học ở trường mà chưa có điều
kiện được áp dụng, thực hành ngoài thực tế.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, em đã
cố gắng vận dụng những gì mình đã được học ở nhà trường để đưa vào thực tế
đồng thời em cũng tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm của những anh chị
làm kế toán tại công ty để giúp ích cho bản thân sau này ra trường và đi làm
không còn thấy bỡ ngỡ. Bên cạnh đó, do thời gian thực tập có hạn, tầm nhận
thức còn mang tính lý thuyết nên chuyên đề tốt nghiệp của em sẽ không tránh
khỏi còn nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo thông cảm và đóng góp
ý kiến cho chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Bùi Thị Chanh,
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập,
đồng thời em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và toàn thể cán bộ công
nhân viên trong công ty Cổ Phần ĐT & PT Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
72

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................1
CHƯƠNG 1: .......LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG........................................................2
I: Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương...................2
1. Ý nghĩa việc quản lý lao động, tiền lương và các khoản trích theo
lương..............................................................................................................2
1.1. Lao động, ý nghĩa việc quản lý lao động.............................................2
1.2. Ý nghĩa tiền lương và các khoản trích theo lương..............................3
2. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương...............4
II: Hình thức tiền lương, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương.........5
2.1: Các hình thức trả lương.......................................................................5
2.2. Quỹ tiền lương.......................................................................................8
2.3. Quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn..........9
III: Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương..............11
3.1. Các chứng từ hạch toán lao động, tính lương và trợ cấp bảo hiểm
xã hội...........................................................................................................11
3.1.1. Chứng từ hạch toán lao động.........................................................11
3.1.2. Chứng từ tính lương và các khoản trợ cấp BHXH.........................12
3.2. Tổng hợp, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương........13
3.3 Tài khoản kế toán và quy trình hạch toán tiền lương và các khoản
trả theo lương.............................................................................................14
CHƯƠNG 2: .....THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG...............................................................21
I.TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP..................................................21
1. Đặc điểm tình hình chung của công ty................................................21
73

1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty...................................21


2. Những riêng có của đơn vị ảnh hưởng tới công tác kế toán:..........31
II. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công
ty CPĐT và PT Thăng Long.........................................................................33
2.2. Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương...................................................34
III: Nội dung..................................................................................................37
1: Bảng chấm công:....................................................................................37
2: Bảng thanh toán lương tổ.........................................................................
3: Bảng thanh toán lương phân xưởng........................................................
4: Bảng thanh toán lương công ty ...............................................................
5: Bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty .....................................
6: Bảng phân bổ tiền lương...........................................................................
7: Sổ cái...........................................................................................................
CHƯƠNG III.: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐT & PT THĂNG LONG.............................................................................67
KẾT LUẬN....................................................................................................72

You might also like