Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA-

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

_______________________

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

MÔN: KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG


Học kì 222/ Năm học 2023

Lớp: L01

SVTH: Nguyễn Minh An

GVHD: Cô Hàng Lê Cẩm Phương

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 2 NĂM 2023

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA-
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

_______________________

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

MÔN: KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG


ĐỀ TÀI: SO SÁNH NGÀNH DỊCH VỤ VIỆT NAM
VÀ THÁI LAN NĂM 2020
Học kì 222/ Năm học 2023

Lớp: L01

SVTH: Nguyễn Minh An MSSV: 1912529

GVHD: Cô Hàng Lê Cẩm Phương

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 2 NĂM 2023

2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5

1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 5

1.2. Mục tiêu báo cáo .................................................................................................... 6

1.3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ............................................................................................... 7

2.1. Tổng quan về tình hình thế giới năm 2020 ........................................................... 7

2.2. Tổng quan về tình hình ASEAN ........................................................................... 8

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CƠ BẢN VỀ NGÀNH


DỊCH VỤ GIỮA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN NĂM 2020 ............................................. 10

3.1. Những điểm tương đồng ...................................................................................... 10

3.2.1. Sơ lược về tốc độ tăng trưởng kinh tế ........................................................... 10

3.2.2. Tỷ lệ đóng góp của ngành dịch vụ vào nền kinh tế....................................... 11

3.2.3. Liên hệ giữa phân bố lao động và tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ ..... 12

3.2. Những điểm khác biệt .......................................................................................... 14

3.2.1. Khát quát về vị thế của Việt Nam và Thái Lan trên thế giới và khu vực ..... 14

3.2.2. Vấn đề đô thị hóa .......................................................................................... 16

3.2.3. Về hiệp định Thương mại tự do .................................................................... 16

CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN NGÀNH DỊCH VỤ VIỆT
NAM VÀ THÁI LAN NĂM 2020 .................................................................................... 18

4.1. Tác động lên toàn bộ các lĩnh vực trong nền kinh tế ........................................... 18

4.2. Tác động trong lĩnh vực thương mại.................................................................... 18

4.3. Tác động đến lĩnh vực du lịch .............................................................................. 20

4.4. Tác động đến việc làm và thu nhập ..................................................................... 21

3
CHƯƠNG 5: NHỮNG HẠN CHẾ TỒN ĐỘNG TRONG NGÀNH DỊCH VỤ CỦA
THÁI LAN VÀ VIỆT NAM ............................................................................................. 23

5.1. Về phía Việt Nam ................................................................................................ 23

5.2. Về phía Thái Lan.................................................................................................. 23

CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID 19
CỦA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM .................................................................................... 24

6.1. Giải pháp của Thái Lan ........................................................................................ 24

6.2.1. Chính sách chung .......................................................................................... 24

6.2.2. Chính sách cho người lao động ..................................................................... 24

6.2.3. Chính sách cho các doang nghiệp ................................................................. 25

6.2. Giải pháp của Việt Nam ....................................................................................... 26

6.2.1. Biện pháp từ Chính phủ ................................................................................ 26

6.2.2. Biện pháp từ doanh nghiệp............................................................................ 27

TỔNG KẾT ....................................................................................................................... 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 29

4
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài

Trong năm 2020, cả thế giới nói chung và tổ chức ASEAN cũng như nước Việt Nam
ta nói riêng đã phải chịu sự ảnh hưởng rất nặng nề do tình hình dịch bệnh COVID 19 gây
ra. Không chỉ sức khỏe con người bị ảnh hưởng mà còn kéo theo sự khủng hoảng về kinh
tế khá nghiêm trọng.

Trước tình hình như thế các quốc gia đều có những giải pháp khác nhau cho riêng
mình. Nhưng nếu chỉ nhìn lời giải về vấn đề trên của một quốc gia ta sẽ không nhận xét
được lời giải đó có thực sự tốt hay là không.

Nước Việt Nam ta cũng vậy, nếu chỉ nhìn bức tranh kinh tế của đất nước trong 2020
vừa qua chúng ta khó có thể thấy được mặt được và chưa được. Vì vậy, em lựa chọn đất
nước Thái Lan – người anh em láng giềng với nhiều điểm tương đồng như về dân số, vị trí
địa lý để tiến hành so sánh với Việt Nam. Hơn hết Thái Lan đang là quốc gia mà Việt Nam
mong muốn “đuổi kịp và vượt qua nền kinh tế”. Vì thế Thái Lan là một lựa chọn thích hợp
để so sánh và nhìn rõ được bức tranh kinh tế của Việt Nam.

Và năm 2020 là năm đầu tiên xuất hiện đại dịch Covid 19. Dịch bệnh bùng phát ở
Vũ Hán (Trung Quốc) sau đó lan rộng ra toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam và Thái
Lan. Dịch bệnh đã gây thiệt hại rất lớn về người và của, làm khủng hoảng trầm trọng nền
kinh tế các nước: doanh nghiệp đóng cửa, các chuỗi sản xuất bị gián đoạn và thất nghiệp ở
quy mô rất lớn làm cho cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn. Năm 2020 cũng là
năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 ở Việt Nam.
Đứng trước tình hình đó, Việt Nam đã có những biện pháp nào vừa thực hiện nhiệm vụ của
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, vừa đối phó với dịch bệnh và cũng như Thái Lan đã
giải quyết bài toán đó như thế nào? Vì vậy, em xin chọn đề tài “So sánh ngành dịch vụ Việt
Nam và Thái Lan năm 2020” làm chủ đề bài tập lớn cho môn học Kinh tế học đại cương.

5
1.2. Mục tiêu báo cáo

Mong muốn qua bài báo cáo, em sẽ làm rõ được sự khác nhau và giống nhau về
ngành dịch vụ cũng như tổng quan vài nét về nền kinh tế giữa 2 quốc gia và những ảnh
hưởng mà cả 2 phải chịu trong dịch bênh COVID 19, nhìn nhận và đánh giá được các chính
sách của 2 nước đưa ra trước bài toán đại dịch có mặt nào được và mặt nào chưa được. Từ
đấy rút ra bài học kinh nghiệm và vận dụng các kiến thức đã học để giải thích sự khác nhau
đó.
1.3. Phạm vi nghiên cứu

GDP và một số vấn đề liên quan của 2 đất nước Việt Nam và Thái Lan trong năm
2020.

6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tình hình thế giới năm 2020

Đầu năm 2020, giới chuyên gia từng lạc quan đưa ra dự báo về những gam màu
sáng trong bức tranh triển vọng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi đại dịch
Covid -19 xuất hiện. Sức tàn phá ghê gớm của dịch Covid -19 là đòn giáng “chí mạng” vào
nền kinh tế thế giới. Đại dịch trở thành “sát thủ vô hình” đẩy nền kinh tế toàn cầu vốn đang
trong giai đoạn phục hồi mong manh sa lầy vào đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh
Thế giới thứ Hai. Chưa bao giờ mọi hoạt động kinh tế - xã hội từ công nghiệp, giao thông
vận tải đến các lĩnh vực dịch vụ, vui chơi giải trí... kéo theo lực lượng lao động ước tính
hơn 3 tỷ người đồng loạt bị ảnh hưởng. Kinh tế thế giới bỗng chốc“bốc hơi” hàng nghìn tỷ
USD, kéo theo không ít thành quả gây dựng trong nhiều năm qua bị tiêu tan.

Biểu đồ: Tăng trưởng GDP thế giới hằng năm từ 2007 đến năm 2021 theo dữ liệu
của Tố chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) ( đơn vị: %)

Qua biểu đồ trên ta thấy được rằng tăng trưởng GDP thế giới vào năm 2020 thấp kỉ
lục trong vòng 10 năm trở lại, thập chí tốc độ tăng trưởng còn là con số âm ( -3.2% ). Tại
7
thời điểm đó theo nhận định của một số viện nghiên cứu kinh tế thế giới, với tình hình như
thế thì nền kinh thế thế giới cần ít nhất từ 2 đến 3 năm để có thể khôi phục lại được nhịp
độ tăng trưởng ở thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát và lây lan.

Cho đến những tháng cuối năm 2020, kinh tế toàn cầu xuất hiện những tín hiệu cho
thấy sự phục hồi. Các tổ chức quốc tế nhận định, những tín hiệu tích cực này đã thắp lên
hy vọng về việc kinh tế thế giới sẽ phục hồi khả quan hơn trong năm 2021 và nền kinh tế
toàn cầu có thể trở lại mức trước đại dịch Covid -19 vào cuối năm sau. Theo Tổ chức Hợp
tác và Phát triển kinh tế (OECD), sau khi sụt giảm mạnh trong năm 2020, GDP toàn cầu
được dự báo sẽ tăng khoảng 4,2% vào năm 2021 và 3,7% vào năm 2022. Vào cuối năm
2021, GDP toàn cầu sẽ trở lại trạng thái trước mức khủng hoảng.

2.2. Tổng quan về tình hình ASEAN

Theo dữ liệu thống kê từ ASEAN Urbanist, tổng kết năm 2020 trong số 6 nền kinh
tế hàng đầu khu vực ASEAN, Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng dương duy nhất.

Biểu đồ: Ttăng trưởng kinh tế năm 2020 của các quốc gia trong nhóm ASEAN 6

( đơn vị: %)

8
Theo đó, nền kinh tế Philippines suy giảm 9,5% trong năm 2020, kéo theo qui mô
GDP giảm dưới 367 tỉ USD, trong khi đó GDP trên đầu người của quốc gia này giảm xuống
mức 3.372 USD (nguồn IMF).

Năm 2020, nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng âm 6,1%, mức giảm mạnh nhất kể từ
năm 1998 là thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính Châu Á.

Nền kinh tế Malaysia tăng trưởng âm 5,6% và không vượt qua được bẫy thu nhập
trung bình tong năm 2020. Năm 2019, GDP của Malaysia đạt 364 tỉ USD, GDP bình quân
đầu người đạt hơn 11.000 USD. Tuy nhiên, năm 2020 do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19
dẫn đến tăng trưởng âm khiến GDP của Malaysia giảm xuống khoảng 336 tỉ USD (nguồn
IMF), GDP đầu người theo đó cũng bị kéo giảm xuống còn 10.192 USD.

Nền kinh tế có GDP bình quân đầu người cao nhất trong nhóm là Singapore vừa
điều chỉnh tăng trưởng GDP từ âm 5,8% xuống âm 5,4 %, GDP qui đổi từ đôla Singapore
sang đôla Mỹ (tỉ lệ qui đổi 1 USD = 1,34 SGD) ước tính đạt 350 tỉ USD.

Nền kinh tế Indonesia tăng trưởng âm 2,07% năm 2020, GDP giảm còn khoảng
1.053 tỉ USD, GDP bình quân đầu người giảm xuống mức 3.911 USD (nguồn: Indonesia
BPS).

Việt Nam là nền kinh tế duy nhất trong nhóm ASEAN 6 tăng trưởng dương trong
năm 2020 với mức 2,91%, theo đó GDP quốc gia tăng lên 343 tỉ USD, GDP bình quân trên
đầu người dự kiến đạt khoảng 3.521 USD.

Ngoài điểm sáng là nền kinh tế duy nhất trong nhóm tăng trưởng dương, Việt Nam
còn có được điểm sáng thứ 2 là có mức GDP bình quân đầu người vượt Philippines (3.521
USD so với 3.372 USD). Điểm sáng thứ 3 là xét về tổng GDP quốc gia, Việt Nam với 343
tỉ USD cũng vượt qua Malaysia với 336 tỉ USD.

Như vậy, nếu xét về qui mô GDP trong năm 2020, GDP của Việt Nam xếp thứ 5,
sau Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore. Về GDP bình quân đầu người, Việt nam
xếp sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia.

9
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CƠ BẢN VỀ
NGÀNH DỊCH VỤ GIỮA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN NĂM 2020

Việt Nam và Thái Lan hiện là những nước có nền kinh tế phát triển năng động trong
khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bên cạnh đó Thái Lan và Việt Nam lại là hai nước láng
giềng thân thiết, cùng thuộc khối ASEAN. Năm 2020 cả hai nước đã phải đối mặt và chịu
ảnh hưởng bởi đại dịch toàn cầu COVID 19, đây cũng là năm ghi nhận mức tăng trưởng
kinh tế thấp nhất trong vòng 20 năm qua của cả hai nước.

3.1. Những điểm tương đồng


3.2.1. Sơ lược về tốc độ tăng trưởng kinh tế

Theo Ngân hàng Thế giới trong 4 thập kỷ qua, Thái Lan đã đạt được những bước
tiến vượt bậc trong kinh tế và xã hội chuyển từ một nước có thu nhập thấp sang một nước
có thu nhập trung bình cao trong vòng chưa đầy một thế hệ, như vậy Thái Lan là một câu
chuyện thành công về sự phát triển được nói đến rộng rãi khắp nơi trên thế giới với tốc độ
tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ấn tượng.

Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Thái Lan

giai đoạn 1960 – 2020

10
Cũng theo tổ chức này, sự phát triển của Việt Nam trong vòng ba mươi năm qua là
rất đáng ghi nhận. Những cải cách kinh tế và chính trị trong thời kỳ đổi mới bắt đầu từ năm
1986 đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, biến Việt Nam từ một trong những quốc
gia nghèo nhất thế giới thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Việt Nam hiện nay
là một trong những quốc gia mới nổi, năng động ở khu vực Đông Á.

3.2.2. Tỷ lệ đóng góp của ngành dịch vụ vào nền kinh tế


Trong cơ cấu GDP của Việt Nam và Thái Lan tuy có khác nhau về con số song lại
có nét tương đồng. Cụ thể trong 20 năm phát triển kinh tế của hai nước từ 2000 đến 2020
lấy theo số liệu thống kê từ Ngân hàng Châu Á ADB, tỉ lệ đóng góp vào GDP của ngành
dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp theo là công nghiệp và cuối cùng là nông nghiệp.
Riêng trong năm 2020, tỉ trọng đóng góp vào GDP Việt Nam của dịch vụ là 41.6%, công
nghiệp là 33.7% và nông nghiệp là 14.9%, còn đối với Thái Lan dịch vụ chiếm 61%, công
nghiệp chiếm 30.4% và nông nghiệp chiếm 8.6%.

11
Biểu đồ: Tỷ trọng các ngành trong GDP của Thái Lan và Việt Nam
giai đoạn 2000 – 2020 ( đơn vị: %)
Bởi vì giá trị tạo ra của ngành dịch vị luôn ở mức cao lại thu hút nhiều lao động nên
đã chiếm được tỷ trọng cao nhất trong GDP.
3.2.3. Liên hệ giữa phân bố lao động và tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ
Dân số Việt Nam năm 2020 ước tính khoảng 97.58 triệu người cao gấp 1.4 lần dân
số Thái Lan với 69.51 triệu người năm 2020. Tuy nhiên tỷ lệ lực lượng lao động trong dân
số của hai nước khá tương đồng. Cụ thể, ở Việt Nam lực lượng lao động chiếm gần 56%
dân số (với 54.6 triệu người) và Thái Lan chiếm 55.5% (với 38.544 triệu người). Trong đó,
tỷ lệ có việc làm của hai nước là tương đồng nhau chiếm khoảng 97.8% lực lượng lao động.

12
Biểu đồ: Tỷ lệ phân bố lao động trong các ngành tại Thái Lan và Việt Nam năm 2020
(đơn vị: %)

Qua biểu đồ ta có thể thấy, ở hai nước lao động tập trung nhiều nhất ở lĩnh vực dịch
vụ (Thái Lan là 46.09% và Việt Nam là 36.32%), sau đó là nông nghiệp (Thái lan là 31.34%
và Việt Nam là 32.75%) và cuối cùng là công nghiệp (Thái lan là 22.57% và Việt Nam là
30.93%). Liên hệ với tỷ lệ đóng góp vào GDP của các ngành kinh tế của hai nước trong
năm 2020 ta có nhận xét rằng dịch vụ chiếm tỉ trọng trong đóng góp vào GDP cao nhất và
cũng là lĩnh vực thu hút nhiều lao động nhất. Lý giải cho vấn đề đó, là vì ngành dịch vụ
chiếm tỉ trọng lớn có liên quan mật thiết đến tỉ lệ đô thị hóa của một quốc gia, lượng dân
13
cư thành thị đông sẽ làm tăng tỉ trọng ngành dịch vụ trong GDP, bên cạnh đó hoạt động
dịch vụ tạo ra nhiều giá trị nên thu hút nhiều lao động cũng như đóng góp nhều vào kinh
tế quốc gia.

3.2. Những điểm khác biệt


3.2.1. Khát quát về vị thế của Việt Nam và Thái Lan trên thế giới và khu vực

Theo số liệu lấy từ trang The World Bank, ta được bảng so sánh về tổng sản phẩm
quốc nội GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam và Thái Lan năm 2020

Tổng sản phẩm quốc nội GDP GDP bình quân đầu người

( tỉ USD) ( USD/ người)

Việt Nam 201,158 2786

Thái Lan 501,795 7189

Ta có thể thấy, thu nhập của người dân Việt Nam ở mức trung bình thấp, trong khi
dó thu nhập của người dân Thái Lan đang ở mức trung bình cao.

Biểu đồ: Tương quan GDP bình quân đầu người của Thái Lan và Việt Nam năm 2020
(đơn vị: nghìn USD/ người)

Qua đó ta có nhận xét rằng: mặc dù Thái Lan vẫn là một nước đang phát triển nhưng
được xếp vào nhóm các nước công nghiệp mới, nghĩa là Thái Lan đang ở mức trung gian
giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Thái Lan đã thoát khỏi nền kinh tế

14
dựa vào nông nghiệp và chuyển sang nền kinh tế công nghiệp hóa, kinh tế đô thị. Nền kinh
tế Thái Lan dựa vào xuất khẩu khim ngạch xuất khẩu của nước đóng góp lớn vào GDP
quốc gia. Các mặt hàng xuất khẩu chính là dệt may, giày dép, thủy sản, gạo, cao su, đồ
trang sức, xe hơi, máy vi tính và thiết bị điện. Trong khi đó kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc
nhiều vào nông nghiệp, xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài

Biểu đồ: Vị thế của Thái Lan và Việt Nam trong khu vực ASEAN năm 2020

Dựa vào biểu đồ trên ta có thể thấy rẳng:

- Ở Việt Nam:
+ Về quy mô GDP: hiện đang xếp thứ 4 trong tổng số 11 nước ASEAN
+ Về GDP trên đầu người theo sức mua tương đương: xếp thứ 6 trong khu vực
- Ở Thái Lan:
+ Về quy mô GDP: đang giữ vị trí thứ 2 sau Indonesia
+ Về GDP trên đầu người theo sức mua tương đương: đứng thứ 4

→ Nhìn chung kinh tế Việt Nam vẫn xếp sau Thái Lan.

15
3.2.2. Vấn đề đô thị hóa

Khi phân tích về nét tương đồng giữa Việt Nam và Thái Lan về phân bố lao động ta
có nhắc đến cụm từ “đô thị hóa”, và vấn đề này có liên quan mật thiết đến sự phát triển của
ngành dịch vụ cũng như sự phát triến kinh tế của mỗi quốc gia.
Đối với các nước đang phát triển, các đô thị cực lớn hoặc các vùng đại đô thị có một
vai trò quan trọng trong sự phát triển của quốc gia. Hầu hết các đại đô thị này đóng vai trò
là đầu tàu phát triển kinh tế của một đất nước. Tỉ lệ dân cư thành thị là một thước đo giúp
chúng ta dễ dàng xác định tốc độ đô thị hóa của một nước.

Theo số liệu lấy từ Ngân hàng Chấu Á ADB, Thái Lan với dân số ước tính năm
2020 là khoảng 69.51 triệu người trong đó tỉ lệ dân thành thị chiếm 54.8% tổng dân số còn
với Việt Nam với dân số ước tính 97.58 triệu người song tỉ lệ dân thành thi chỉ chiếm
36.8%. Tốc độ đô thị hóa của Thái Lan cũng tăng nhanh hơn so với Việt Nam, nhờ đó mà
nền kinh tế Thái Lan phát triển lớn mạnh hơn, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tỉ lệ
dân thành thị của hai nước khá tương đồn với phân bố lao động cho lĩnh vực dịch vụ (Thái
Lan là 46.09% còn Việt nam là 36.32%), ta có thể dễ dàng nhận ra bởi tỉ lệ dân thành thị ở
Thái lan cao hơn Việt Nam nên phân bổ lao động trong dịch vụ cũng cao hơn và hai chỉ số
này gần như là tiệm cận nhau.

3.2.3. Về hiệp định Thương mại tự do

Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một hiệp ước giữa hai hay nhiều quốc gia
trong đó các quốc gia thỏa thuận về các nghĩa vụ nhất định tác động đến thương mại hàng
hóa và dịch vụ cũng như các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, và các lĩnh
vực khác. Theo chính sách thương mại tự do, hàng hóa và dịch vụ có thể được mua và bán
qua biên giới quốc tế với mức thuế rất thấp hoặc bằng 0, hạn ngạch, trợ cấp hoặc các biện
pháp cấm của chính phủ là rào cản của thương mại. Do đó việc kí kết, tham gia các hiệp
ước Thương mại tự do có thể kích thích cho ngành dịch vụ được phát triển mạnh.

Khi các quốc gia bị "ngăn cách" với nhau vì COVID-19, thì năm 2020, Việt Nam hội
nhập quốc tế sâu rộng và mạnh mẽ hơn khi có thêm 3 Hiệp định mậu dịch tự do (FTA) quan

16
trọng, gồm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định
Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP và FTA với Vương Quốc Anh. Như vậy, cho đến
nay, Việt Nam đã tham gia 14 FTA, mở ra một vọng tương lai theo hướng có lợi cho Việt
Nam khi tham gia vào một khu vực kinh tế có giá trị GDP chiếm tới 60% tổng GDP toàn cầu.
Chẳng hạn, với EVFTA, có hiệu lực từ tháng 8-2020, sau 4 tháng thực thi, kim ngạch xuất
nhập khẩu đạt khoảng 14,66 tỉ USD, tăng 2,02% so với cùng kỳ. Tính đến hết ngày 18 tháng
12 năm 2020, các tổ chức được uỷ quyền đã cấp gần 62.500 bộ chứng nhận xuất xứ (C/O) để
hưởng ưu đãi tại thị trường EU với kim ngạch 2,35 tỉ USD. Trong khi đó, Hiệp định RCEP
đã hoàn tất ký kết, còn UKVFTA cũng đã ký kết biên bản kết thúc đàm phán. Ở một hiệp
định khác, CPTPP, tiền thân là TPP, có hiệu lực từ 14-1-2019, xuất khẩu từ Việt Nam sang
Canada ước đạt 4,4 tỉ USD, tăng gần 12% so với năm trước, trong khi xuất khẩu sang Mexico
ước đạt 3,2 tỉ USD, tăng 12%.

Trong khi đó trong năm 2020, Thái Lan vẫn còn đang đàm phán để có thể ký Hiệp
định thương mại tự do FTA với Liên minh châu Âu.

Có thể thấy, trong dài hạn, Việt Nam đang có lợi thế sản xuất và xuất nhập khẩu hơn
so với Thái Lan do ký kết khá nhiều hiệp định thương mại quan trọng và có quy mô lớn. Và
ngành dịch vụ ở Việt Nam khả năng cao sẽ phát triển mạnh hơn Thái Lan.

17
CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN NGÀNH DỊCH VỤ
VIỆT NAM VÀ THÁI LAN NĂM 2020

4.1. Tác động lên toàn bộ các lĩnh vực trong nền kinh tế

Mặc dù thành tích của Thái Lan trong việc kiềm chế tương đối hiệu quả dịch COVID
19 nhưng Ngân hàng phát triển Châu Á ABD vẫn đánh giá tác động của đại dịch COVID
19 đối với kinh tế Thái Lan là nghiêm trọng hơn dự kiến và GDP Thái Lan đã giảm 6.1%
trong năm 2020. Còn với Việt Nam, cũng theo dữ liệu và báo cáo của Ngân hàng Châu Á
ADB, GDP Việt Nam tăng trưởng 2.9% trong năm 2020. Tất nhiên trong khi dịch bệnh
bùng phát, khi cả thế giới tăng trưởng âm còn Việt Nam tăng trưởng dương về GDP thì là
một điều khá tuyệt vời đối với kinh tế nước ta.

4.2. Tác động trong lĩnh vực thương mại


Do ảnh hưởng của dịch bệnh trên toàn cầu làm chi phí vận chuyển hàng hóa quốc
tế cũng tăng rất cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Giá cước container
và vận chuyển bằng tàu biển tăng gấp 3-4 lần, thậm chí gấp 7-8 lần so với thời điểm trước
khi đại dịch Covid-19 bùng phát và chưa hạ nhiệt đang trở thành một trong những thách
thức rất lớn với doanh nghiệp cả ở chiều xuất lẫn nhập khẩu.

Về phía Thái Lan:

- Theo Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia Thái Lan (NESDC), nền kinh
tế Thái Lan suy giảm 6,1% vào năm 2020, so với mức tăng trưởng 2% trong năm 2019.
- Xuất khẩu hàng hóa, chi tiêu tiêu dùng tư nhân và tổng đầu tư giảm 7%, một phần
trăm và năm phần trăm, tương ứng. Lạm phát chính ở mức âm 1% và tài khoản vãng lai
thặng dư 3% GDP.
- Xuất khẩu dịch vụ, bao gồm chi tiêu của nhóm phi dân cư như du khách, giảm tới
60% trong năm 2020 so với năm trước. Hiện tại, Thái Lan vẫn đóng cửa biên giới với hầu
hết các quốc gia. Bên cạnh đó, xuất khẩu hàng hóa cũng sụt 5,8% do nhu cầu trên thế giới
suy giảm.

18
- Qua đó, trong vòng 10 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của
Thái Lan giảm lần lượt 7,26% và 14,61% đạt mức 192,37 tỉ USD và 169,7 tỉ USD. Thặng
dư thương mại đạt 22,67 tỉ USD.

Về phía Việt Nam:

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 1,2% trong 6 tháng
đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước, nhưng sau đó đã phục hồi rõ rệt với tốc độ tăng
6 tháng cuối năm đạt 6,2%, đưa lĩnh vực thương mại trong nước cả năm tăng 2,6%.
- Tốc độ tăng trưởng của một số ngành dịch vụ thị trường như sau: Bán buôn và bán
lẻ tăng 5,53% so với năm trước, đóng góp 0,61 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân
hàng và bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm
1,88%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%,
làm giảm 0,62 điểm phần trăm.
- Một điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2020 không thể không nhắc đến đó là
xuất khẩu vượt khó trong tình hình dịch bệnh, duy trì tăng trưởng dương; xuất siêu hàng
hóa đạt mức cao kỷ lục (19,1 tỷ USD) và cán cân thương mại duy trì xuất siêu 5 năm liên
tiếp (Kim ngạch xuất siêu hàng hóa các năm trong giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: 1,6 tỷ
USD; 1,9 tỷ USD; 6,5 tỷ USD; 10,9 tỷ USD; 19,1 tỷ USD).
- Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại những tín hiệu tích cực cho
nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU
(EVFTA). Năm 2020, xuất khẩu sang EU đạt 34,8 tỷ USD; đáng chú ý, sau 5 tháng được
thực thi (từ 01/8/2020), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 15,4 tỷ USD,
tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh năng lực sản xuất trong nước tăng
trưởng cao, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh được tạo thuận lợi và quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu.

19
4.3. Tác động đến lĩnh vực du lịch

Về phía Thái Lan:

- Trong năm 2020, theo số liệu từ ngân hàng Thái Lan, tổng lượng khách quốc tế đến
các cơ sở lưu trú và lữ hành ở Thái Lan chỉ đạt 6.7 triệu lượt khách, giảm hơn 83,2% so
với cùng kỳ năm 2019.
- Từ số liệu từ Ngân hàng trung ương Thái Lan, số lượng khách du lịch quốc tế trong
khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2020 bằng 0. Khoảng thời gian cuối năm,
lượng khách du lịch đến Thái Lan rất thấp và gần như chạm đáy. Điều này có thể lý giải vì
nước này đã thực hiện chính sách phong tỏa trong khoảng thời gian rất dài để khống chế
không để dịch lan rộng.
DEC NOV OCT SEP AUG JUL JUN MAY APR MAR FEB JAN
6.56 3.06 1.20 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 819.43 2,061.99 3,810.16

Bảng số liệu: Tổng số lượt khách quốc tế đến Thái Lan năm 2020 (nghìn người).

Về phía Việt Nam:

- Theo số liệu thu thập thì tổng lượng khách quốc tế đến cơ sở lưu trú và lữ hành ở
nước ta ước tính đạt 4.8 triệu lượt, giảm gần 79.1% so với năm 2019.
- Năm 2020 là một năm mà nước ta kiểm soát tương đối thành công với đại dịch
COVID-19, điều này giúp cho Việt Nam có nhiều cơ hội để thu hút khách du lịch quốc tế.
Tuy nhiên, tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam chỉ bằng 71,6% so với Thái Lan, và sự
chênh lệch này cũng đã xuất hiện đối với ngành du lịch giữa hai đất nước này trong khoảng
thời gian trước đại dịch.

Qua đó ta có nhận xét rằng: với sự sụt giảm gần 80% về lượng khách du lịch trong
năm 2020, doanh thu từ hoạt động du lịch đối với cả hai quốc gia đều ghi nhận mức tăng
trưởng âm. Tổng thu du lịch ở Việt Nam đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7% - mức giảm
tương đương 19 tỷ USD, con số này ở Thái Lan đạt khoảng 24,5 tỉ USD, giảm hơn 2/3 so
với năm 2019, năm đạt kỉ lục về doanh thu ngành du lịch ở quốc gia này.

20
4.4. Tác động đến việc làm và thu nhập

Những ảnh hưởng nặng nề của COVID 19 lên toàn nền kinh tế đã tác đã tác động
rất lớn đến việc làm và thu nhập của người dân ở Việt Nam và Thái Lan trong năm 2020.

Về phía Thái Lan:


- Tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan là 1,70% vào năm 2020 theo số liệu từ Ngân hàng
thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp Thái Lan tăng 0,72% trong năm 2020 so với con số 0,98% của
năm 2019. Thất nghiệp gia tăng làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân, như đã
phân tích ở chương 2, thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan là 7189 USD/ người,
giảm 8.03% so với năm 2019.
- Thái Lan là một trong những nước bị tác động nặng nề nhất ở khu vực Đông Nam
Á do đại dịch Covid-19 vì nguồn thu từ du lịch vốn chiếm tới 20% tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của nước này. Trong quý II-2020, nhiều hoạt động kinh tế tại Thái Lan đã bị đình
trệ khi các quốc gia Đông Nam Á đều đóng cửa biên giới và thực hiện các biện pháp ngăn
chặn sự lây lan của dịch bệnh. Ước tính có khoảng 11,8 triệu công nhân, tương đương
33,2% lao động chính thức, bị cắt lương hoặc mất việc. Trong đó có 1,4 triệu trong thương
mại bán lẻ và 1 triệu trong ngành nhà hàng.

Về phía Việt Nam:

- Tại Việt Nam ghi nhận tỉ lệ thất nghiệp là 2.26% năm 2020 tăng 0.27% so với năm
2019. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 là 2786 USD/người tăng
2.6% so với năm 2019.
- Trong 2 tháng đầu năm có 16.151 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn,
tăng 19,5% so với cùng kỳ. 2.807 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Đây là tháng đầu
tiên hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ghi nhận những tác động của
dịch COVID-19. Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp cũng bị thu hẹp. Nếu ước tính số
lao động bình quân 1 doanh nghiệp khoảng 25 người thì trong 2 tháng đã có khoảng 400
nghìn lao động bị ảnh hưởng do các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Ước tính số lao
động bị giảm giờ làm hoặc mất việc làm khoảng 880.000-1,32 triệu người. Thống kê trong
tháng 2/2020 đã cho thấy, số người thất nghiệp nộp hồ sơ hưởng BHTN là trên 47.000
21
người, tăng 60% so với tháng 01/2020 và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái (gần 28.000
người).

Lý giải hiện tượng này là do phần lớn lao động tập trung trong lĩnh vực dịch vụ, trước
diễn biến phức tạp của COVID 19 ngành dịch vụ hai nước đã phải đóng cửa trong thời gian
dài, các hoạt động trao đổi buôn bán, sản xuất giảm đáng kể, nhều công ty, doanh nghiệp
buộc phải dừng sản xất theo lệnh của Chính phủ, bên cạnh đó có một số doanh nghiệp
không thể trụ vững trong tình trang thâm hụt vốn đã tuyên bố phá sản làm ảnh hưởng đến
lao động và thu nhập.

22
CHƯƠNG 5: NHỮNG HẠN CHẾ TỒN ĐỘNG TRONG NGÀNH DỊCH VỤ CỦA
THÁI LAN VÀ VIỆT NAM

Sự phát triển dịch vụ còn hạn chế, các ngành dịch vụ có hàm lượng tri thức cao như
tài chính, khoa học công nghệ, … vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP của toàn nền kinh
tế. Các dịch vụ khoa học và công nghệ chưa thực sự gắn kết với nhu cầu và hoạt động của
các ngành kinh tế, xã hội. Chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo vẫn còn thấp.
Dịch vụ y tế còn hạn chế. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều bất cập.

5.1. Về phía Việt Nam

Bên cạnh kết quả tăng trưởng đạt được trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam vẫn
còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Với độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng nên mọi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến các lĩnh vực kinh tế – xã
hội nước ta. Dịch Covid-19 tuy được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp
trên thế giới, các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du
lịch, lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn.

Bên cạnh đó, xuất khẩu tăng trưởng nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, năng suất
lao động vẫn ở mức thấp… Do vậy, nước ta cần tập trung thực hiện mục tiêu kép “vừa
phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển
kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới”; đồng thời khai thác tối đa tiềm năng,
lợi thế để đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2021.

5.2. Về phía Thái Lan

Do trong năm 2020 Thái Lan vẫn còn đang trong giai đoạn đàm phán để ký kết Hiệp
định thương mại tự do FTA vối Liên minh châu Âu. Và còn do dự chưa tham gia những tổ
chức khác nên khó tránh khỏi suy giảm nghiêm trọng về mảng dịch vụ trong thời điểm đại
dịch Covid 19.

23
CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID 19
CỦA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM

6.1. Giải pháp của Thái Lan


6.2.1. Chính sách chung

Các lựa chọn chính sách được đề xuất bao gồm các chương trình duy trì việc làm,
kéo dài thời gian miễn thuế và hoãn khoản vay và các chương trình hỗ trợ phù hợp cho các
doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ.

Giảm thuế hoặc hoãn thuế và giảm đóng góp xã hội là những biện pháp hỗ trợ của
chính phủ được ưu tiên nhất đối với các doanh nghiệp với tỷ lệ lần lượt là 49% và 35%.
Ngoài ra, các biện pháp khác để giảm chi phí hoạt động, bao gồm tiền thuê và chi phí tiện
ích (32%) và điều kiện cho vay tốt hơn (27%) là những biện pháp được ưu tiên tiếp theo.

Các biện pháp ngăn chặn kéo dài như hạn chế di chuyển làm xấu đi triển vọng của
các công ty. Nếu các biện pháp ngăn chặn được gia hạn trong thời gian dài hơn, 52% quy
mô nhỏ và 44% doanh nghiệp hạ nguồn trong nước dự kiến sẽ đóng cửa trong vòng chưa
đầy ba tháng. Một phần nhỏ với - 16% quy mô nhỏ và 25% doanh nghiệp hạ nguồn trong
nước - có thể hoạt động trong hơn một năm. Việc nới lỏng lệnh khóa sổ vào giữa tháng 5
có thể dần dần làm chậm nhịp độ của cuộc khủng hoảng hiện tại và mang lại một chuyển
biến tích cực cho tình hình.

6.2.2. Chính sách cho người lao động


Các biện pháp và biện pháp khắc phục đối với người làm công ăn lương, lao động có
thời hạn và lao động tự do không thuộc hệ thống An sinh xã hội bị ảnh hưởng bởi dịch
COVID-19, bao gồm:

- Các biện pháp bù đắp thu nhập nhằm giảm bớt gánh nặng cho người lao động trong
các hợp đồng dài hạn và cố định cũng như những người lao động tự kinh doanh không
thuộc hệ thống An sinh Xã hội hoặc những người khác bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
- Khoản vay tín dụng cho các chương trình chi tiêu cho lao động tự do bị ảnh hưởng
bởi Virus COVID-19 (Khoản vay khẩn cấp), cho vay tín dụng để chi trả cho những người

24
làm công ăn lương bị ảnh hưởng bởi virus COVID-19 (Khoản vay Tín dụng Đặc biệt), cho
vay lãi suất thấp dành cho Bộ Phát triển và Phúc lợi Xã hội để giúp đỡ những cá nhân có
thu nhập thấp bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi sự bùng phát COVID-19.
- Biện pháp hoãn nộp thuế thu nhập cá nhân. Việc nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ được
hoãn lại từ thời hạn ban đầu là ngày 30 tháng 6 năm 2020 đến ngày 31 tháng 8 năm 2020.
Điều này sẽ giảm bớt gánh nặng cho các cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
- Miễn thuế thu nhập cá nhân để bù đắp cho nhân sự có rủi ro về sức khoẻ và an toàn
lao động. Việc miễn thuế thu nhập cá nhân sẽ là khoản bồi thường cho (1) những người
làm công việc giám sát, điều tra, phòng ngừa, kiểm soát và điều trị bệnh nhân nhiễm vi rút
COVID-19, và (2) các chuyên gia và chuyên gia tư vấn sức khỏe cộng đồng đối phó với vi
rút COVID-19.
6.2.3. Chính sách cho các doang nghiệp
Các biện pháp và biện pháp xử lý dành cho doanh nghiệp, bao gồm:

- Chương trình cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ tăng cường tính thanh khoản
cho doanh nghiệp và giảm bớt gánh nặng chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ bị
ảnh hưởng bởi sự bùng phát COVID-19. Chúng bao gồm các doanh nghiệp vận tải và khách
sạn (xe buýt du lịch, xe buýt, xe tải, taxi, thuyền, xe cho thuê), các công ty du lịch, khách
sạn và nhà hàng. Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Thái Lan (SME Bank)
sẽ phát hành khoản vay lên tới 10 tỷ Baht, với trần tín dụng cho vay 3 triệu Baht, lãi suất
3% trong 24 tháng đầu tiên và thời hạn cho vay tối đa không quá 60 tháng. Các đơn đăng
ký tín dụng sẽ được chấp nhận cho đến ngày 30 tháng 12 năm 2020.
- Hoãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho
các công ty tư nhân sẽ được hoãn lại như sau: Năm tài chính 2019 (Por Ngor Dor 50): thời
hạn nộp thuế từ ngày 1 tháng 4 năm 2020 đến ngày 30 tháng 8 năm 2020 nay sẽ được kéo
dài lên 31 Tháng 8 năm 2020. Năm tài chính 2020 (Por Ngor Dor 51): thời hạn nộp hồ sơ
nộp thuế có thể từ ngày 1 tháng 7 năm 2020 đến ngày 29 tháng 9 năm 2020, nay sẽ được
kéo dài đến ngày 30 tháng 9 năm 2020.

25
6.2. Giải pháp của Việt Nam
6.2.1. Biện pháp từ Chính phủ
Trong nỗ lực giải cứu các doanh nghiệp và người lao động khỏi những tác động tiêu
cực của dịch bệnh, ngày 4/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CTTT
về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm
an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Trên tinh thần Chỉ thị trên, các Bộ, ban, ngành
đã khẩn trương nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể trong từng
lĩnh vực mà mình phụ trách. Cho đến cuối tháng 3/2020, nhiều chính sách hỗ trợ đã được
ban hành. Trong thời gian tới, một số dự thảo Nghị định, đề án… sẽ sớm được thông qua
và có hiệu lực. Trên cơ sở tổng hợp các giải pháp, chính sách mà Chính phủ đã và sẽ ban
hành, đề nghị các doanh nghiệp xếp hạng mức độ cần thiết của từng chính sách nhằm khắc
phục những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra (với 1 là cần thiết nhất).

Các chính sách được các doanh nghiệp đánh giá cao là cần thiết tiếp theo là miễn,
giảm lãi phí ngân hàng; hỗ trợ cho vay vốn với mức lãi suất ưu đãi và cơ cấu lại thời hạn
trả nợ và các khoản nợ. Trong bối cảnh nguồn thu sụt giảm, nguồn vốn sản xuất kinh doanh
gặp nhiều khó khăn, các chính sách hỗ trợ cho vay vốn với mức lãi suất ưu đãi là rất cần
thiết nhằm giúp cho các doanh nghiệp duy trì và khôi phục sản xuất kinh doanh. Dưới sự
chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, hiện tại, nhiều ngân hàng thương mại đã thông báo giảm
lãi suất cho vay tối đa 2,5%/năm so với biểu lãi suất thông thường, nhất là với những lĩnh
vực thiết yếu của nền kinh tế. Các chính sách còn lại, bao gồm: tạm dừng đóng bảo hiểm
xã hội, kinh phí công đoàn, không tăng chi phí điện, nước và rà soát, cắt giảm thủ tục hành
chính cho doanh nghiệp. Đây cũng là những chính sách rất cần thiết giúp giảm chi phí hoạt
động của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong khắc phục những
hậu quả do dịch Covid-19 gây ra.

26
6.2.2. Biện pháp từ doanh nghiệp
Để đối phó với những khó khăn do tác động của đại dịch, các doanh nghiệp đã có các
giải pháp cụ thể, như là:

- Thực hiện cắt giảm chi phí hoạt động thường xuyên
- Cắt giảm lao động
- Cắt giảm lương nhân công lao động
- Nghỉ việc không lương
- Cắt giảm qui mô sản xuất kinh doanh
- Tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh để chờ qua thời kỳ khó khăn
- Thực hiện chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh cho phù hợp với bối cảnh mới.

27
TỔNG KẾT
Qua những phân tích tổng quan nền kinh tế hai nước cũng như đi sâu vào ngành dịch
vụ của Thái Lan và Việt Nam năm 2020, những tương đồng, khác biệt, tác động của đại
dịch toàn cầu COVID 19 đến cả hai quốc gia và các biện pháp ứng phó của cả hai ta có thể
thấy:

- Thái Lan và Việt Nam thuộc cùng một khu vực kinh tế, là hai nước láng giềng tồn
tại những nét giống nhau trong tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vòng hơn 20 năm qua,
tương đồng về phân bố lao động cũng như tỷ trọng của các ngành trong cơ cấu GDP.
- Tuy nhiên, Thái Lan và Việt Nam trong năm 2020 cũng tồn tại rất nhiều nét khác
biệt. Điều này xuất phát từ cách vận hành khác nhau của hai nước cũng như mục tiêu phát
triển ở từng giai đoạn. Những khác biệt dễ nhận thấy nhất là vị thế trên trường quốc tế và
khu vực, về tốc độ đô thị hóa, về giá trị GDP cũng như số lượng các Hiệp định thương mại
tự do mà hai nước tham gia.
- Những tác động tiêu cực của đại dịch COVID 19 đến nền kinh tế của Thái Lan và
Việt Nam năm 2020 vô cùng nặng nề. Đây là năm ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế chung
và riêng trong từng lĩnh vực là thấp nhất trong vòng 20 năm qua của cả hai nước.
- Không những chỉ có những ảnh hưởng từ đại dịch COVID 19 mà ngày trong nội bộ
hai nước đã tồn đọng những hạn chế, những bất cập nên đã làm tình hình phát triển ngành
dịch vụ của cả hai thêm khó khăn trong năm 2020.
- Có thể thấy, năm 2020 là năm ghi nhận sự nổi bật của kinh tế Việt Nam, vẫn giữ
được mức tăng trưởng dương trong bối cảnh phức tạp của đại dịch, tham gia thêm 3 Hiệp
định tự do thương mại cực kỳ quan trọng.
- Đứng trước những thách thức của thời đại, những hạn chế trong cách quản lý và vận
hành nền kinh tế cùng với ảnh hưởng tiêu cực từ COVID 19, Chính phủ cả hai nước đã thi
hành nhiều biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động. Đồng
thời chính các doanh nghiệp cũng linh hoạt trong cách vận hành để giảm thiệt hại kinh tế
do ảnh hưởng của đại dịch COVID 19.

28
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo của Tổng cục thống kê. Internet: https://www.gso.gov.vn/


2. Cơ sở dữ liệu của Bộ Công Thương. Internet: https://moit.gov.vn/thong-ke/bao-
cao-tong-hop
3. Asian Development Bank. Internet: https://kidb.adb.org/
4. Foreign Trade Department. Internet: https://www.dgft.gov.in/CP/
5. Số liệu từ ngân hàng trung ương Thái Lan.
6. Thúy Hà, Báo văn hóa,” Chỉ 3,5% tổng số khách Trung Quốc đi du lịch nước
ngoài đến Việt Nam” http://baovanhoa.vn/du-lich/artmid/416/articleid/25288/chi-
35-tong-so-khach-trung-quoc-di-du-lich-nuoc-ngoai-den-viet-nam.
7. Statista.com, Total number of tourist arrivals from China to Thailand from 2014 to
2019.
8. Du lịch Việt Nam 2020: phát huy nội lực trong “bão Covid-19”, Trang Linh, 03-
01-2021, https://nhandan.vn/dien-dan-dulich/du-lich-viet-nam-2020-phat-huy-noi-
luc-trong-bao-covid-19-630469/
9. Internet: https://trendeconomy.com/
10. https://www.unido.org/sites/default/files/files/2021-
03/UNIDO%20COVID19%20Assessment_Thailand_FINAL.pdf
11. https://www.krungsri.com/en/research/research-intelligence/ri-covid19-crisis-en
12. https://mahanakornpartners.com/measures-to-alleviate-the-effects-of-the-covid-
19-on-the-thai-economy
13. https://data.oecd.org/gdp/real-gdp-forecast.htm
14. https://consosukien.vn/kinh-te-the-gioi-nam-2020-di-qua-nhung-khoang-toi-va-
con-duong-phuc-hoi-mong-manh.htm
15. https://laodong.vn/kinh-doanh/dien-bien-nen-kinh-te-viet-nam-trong-nhom-asean-
6-co-gi-moi-880938.ldo

29

You might also like