Tiểu Luận Triết

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề bài: Anh chị hãy trình bày nguyên lý về mối liên hệ


phổ biến. Vận dụng nguyên lý này vào hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn của anh chị.

Sinh viên:
Lớp:
MSV:

Giảng viên: TS. Đoàn Minh Nguyệt

Hà Nội, 12/2021
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

ĐỀ BÀI: Anh chị hãy trình bày nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Vận dụng nguyên lý
này vào hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của anh chị.

I. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN


1. Khái niệm
Trong khi cùng tồn tại, các đối tượng luôn tương tác với nhau, qua đó bộc lộ bản chất
bên trong và thể hiện các thuộc tính, khẳng định sự tồn tại của mình.Sự thay đổi các tương tác
tất yếu làm cho các sự vật, hiện tượng ít nhiều biến đổi về mặt bản chất, thuộc tính, và trong
một số trường hợp còn biến mất hoặc chuyển hóa thanh sự vật, hiện tượng khác.. Sự tồn tại
của đổi tượng, sự hiện hữu các thuộc tính của nó phụ thuộc vào các tương tác giữa nó với đối
tượng khác, chứng tỏ rằng có mối liên hệ giữa đối tượng này với đối tượng khác và không
một sự vật, hiện tượng nào có thể tách rời.

“Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy
định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong cùng một đối tượng hoặc giữa các
đối tượng với nhau. Liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số
chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi. Chẳng hạn như việc các sinh vật đều có mối liên
hệ với môi trường bên ngoài: sự sống và sự phát triển của động vật có mối liên hệ khăng khít
với môi trường sống của chúng bởi khi môi trường sống bị ảnh hưởng tiêu cực hay có sự thay
đổi, tất yếu sẽ kéo theo sự phát triển của các loài động vật đang trú ngụ bị tác động, thay đổi.

“Mối liên hệ phổ biến” dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ, khẳng định liên
hệ là cái vốn có của tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới quan, không một sự vật, hiện
tượng nào có thể tách rời.

2. Tính chất
- Tính khách quan: Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên
hệ, tác động trong thế giới. Tính khách quan thể hiện ở việc có mối liên hệ, tác động giữa các
sự vật, hiện tượng vật chất với nhau; có mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với
các hiện tượng tinh thần; có mối liên hệ giữa những hiện tượng tính thần với nhau (liên hệ và

1
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

tác động giữa các hình thức của nhận thức) … Suy cho cùng, những mối liên hệ, tác động

1
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

trên đều là sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật,
hiện tượng. Bởi lẽ đó con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng chứ không thể tác động hay
làm biến đổi các mối liên hệ.

Ví dụ: Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật có mối quan hệ ràng buộc khăng khít với
lượng nước chúng hấp thụ, khi lượng nước thay đổi tất yếu quá trình sinh tưởng của chúng
cũng thay đổi để phù hợp và thích nghi. Chẳng hạn như cây xương rồng là một trong số ít
những loài sinh vật có thể thích nghi với môi trường khô hạn, khắc nghiệt do có phần thân
biến dạng thành thân cây mọng nước giúp dự trữ ẩm và phần lá biến đổi thành gai hạn chế,
tiêu giảm gần như tối đa sự thoát hơi nước. (dựa theo “Tại sao cây xương rồng, lạc đà có thể
thích nghi với môi trường khắc nghiệt ở hoang mạc” – Lương Đại)

- Tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ, bất kì đâu, trong tự nhiên, xã hội và tư
duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trò, vị trí khác nhau trong sự
vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng luôn
có mối liên hệ, tương tác chặt chẽ với nhau bởi lẽ đó không có sự vật, hiện tượng nào là tách
rời, biệt lập. Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không chỉ diễn ra giữa các sự
vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy mà còn diễn ra trong chính các mặt, các yếu tố của
bản thân các sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác-Lenin có mối quan hệ tác động và làm biến đổi lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật, hiện tượng, tình huống xảy ra. Qua đó phản ánh mối liên hệ hình thành của các sự vật,
hiện tượng trong hiện thực khách quan. Theo định nghĩa của B.Ratxen: Định luật nhân quả là
bất kỳ định luật nào có thể cho chúng ta khả năng dựa tên một biến cố để đưa ra một kết luận
nào đó về một biến cố khác (hay nhiều biến cố khác) từ đó một lần nữa ta có thể thấy quan hệ
tương hỗ và sự ảnh hưởng lẫn nhau của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả.

2
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

- Tính đa dạng: Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng, phong phú và được chia thành nhiều
dạng: mối liên hệ không gian và thời gian, mối liên hệ chung và riêng, mối liên hệ trực tiếp
và gián tiếp, mối liên hệ tất nhiên và ngẫu nhiên, mối liên hệ bản chất và không bản chất, mối

2
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

liên hệ chủ yếu và thứ yếu,… Các mối liên hệ đó giữ những vai trò khác nhau quy định sự
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Để phân loại các mối liên hệ cần phải dựa vào
tính chất và vai trò của từng mối liên hệ. Tuy vậy, việc phân loại cũng chỉ mang tính tương
đối vì các mối liên hệ của các đối tượng rất phức tạp, không thể tách rời chúng khỏi các mối
liên hệ khác. Mỗi loại chr là một hình thức, một bộ phận, cơ quan, mắt xích của một mối liên
hệ phổ biến.

Ví dụ: Tất cả các loài sinh vật đều có quan hệ với nước nhưng với cá nước là môi trường sống
còn với con người, thú, chim thì không. Hay sự sống của tất cả các loài sinh vật đều có mối
liên hệ đến nhiệt độ môi trường sống của chúng. Đa số các loại sinh vật sống hoặc có thể
thích nghi và tồn tại trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50°C nếu vượt quá giới hạn chúng sẽ chết.
Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao (như vi khuẩn ở suối nước
nóng chịu được nhiệt độ 70 - 90°C) hoặc nơi có nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu được
nhiệt độ -27°C) (theo sách giáo khoa Sinh học lớp 9 – Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên
đời sống sinh vật).

II. VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN
THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN

Mối liên hệ phổ biến là những nguyên lí, phương pháp luận mang vai trò định hướng
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực và chính bản thân chúng ta. Để
đưa vào thực tiễn, vận dụng một các đúng đắn mối liên hệ này trước hết ta cần có nhận thức
đúng đắn và nắm chắc nguồn gốc, cơ sở lý luận của chúng. Đối với những sinh viên còn đang
ngồi trên giảng đường, ta vẫn có thể ứng dụng những nguyên lí đó vào những nhiệm vụ, hoạt
động của mình nhằm góp phần phát triển bản thân và cả xã hội chung ngày một tốt đẹp.

1. Vận dụng trong cuộc sống

3
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

Mối liên hệ phổ biến có thể được vận dụng vào cuộc sống hằng ngày trong quan hệ
bạn bè, quan hệ giữa người với người sao cho phù hợp.

3
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

Đối với những con người khác nhau, hoàn cảnh, không gian, tình huống khác nhau ta
cần có cách “đối nhân xử thế” phù hợp và chừng mực. Ví dụ với những người đối xử tốt với
mình ta cần có cách ứng xử lại tương xứng hoặc thậm chí hơn. Ngược lại, với những những
người không tốt với mình cũng vậy. Đó là mối liên hệ giữa cách đối xử giữa người và người,
chúng phụ thuộc và biến đổi lẫn nhau dựa trên cách cho và nhận của đối tượng.

Hay khi muốn giải quyết một vấn đề nào đó ta nên tìm hiểu, xem xét chúng trong các
mối liên hệ để có cái nhìn đa chiều, tránh mắc phải sự phiến diện, hạn hẹp gây nên những đánh
giá sai lệch. Từ những đánh giá, liên hệ toàn diện ta mới có thể tìm ra nguyên nhân đúng đắn
để có cách giải quyết, xử lý xác đáng. Ví dụ khi sức khỏe bản thân dạo này không tốt, ta sẽ đi
đánh giá trên tất cả các phương diện để tìm ra nguyên nhân: do học nhiều, do không vận
động, do chế độ sinh hoạt, do bẩm sinh… Khi đã xác định được nguyên nhân cụ thể, cách giải
quyết đúng đắn sẽ được tìm ra nhanh chóng.

2. Vận dụng trong học tập

Việc vận dụng mối liên hệ phổ biến vào việc học sẽ giúp ta có định hướng rõ ràng; mục
tiêu, kết quả và quá trình sẽ được liên hệ chặt ché; tư duy cũng như quan điểm của bản thân sẽ
được phát triển một cách sâu rộng và toàn diện.

Việc học phải được liên hệ chặt chẽ với yếu tốt thực hành. Như ông bà ta vẫn nói “Học đi
đôi với hành” , học lí thuyết không thôi chưa đủ ta phải có sự vận dụng liên hệ những kiến thức
học được vào thực hành, vào cuộc sống. Bỡi lẽ đó học và hành luôn song hành, đi đôi và không
thể tách rời, chúng liên hệ chặt chẽ, tác động và biến đổi lẫn nhau.

- Nếu chỉ “hành” mà không “học”, thiếu đi kiến thức, kinh nghiệm được đúc kết, việc thực
hành sẽ gặp rất nhiều trở ngại, khó tìm ra phương hướng đúng đắn, khó có thể đạt được
thành công nhanh chóng thậm chí còn dẫn đến những sai lầm to lớn

4
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

- Ta cần hiểu “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. Khi đã nắm vững kiến
thức, tiếp thu lí thuyết, kinh nghiệm mà không vận dụng vào thực tiễn thì học cũng chỉ để
đó, cũng vô ích. Người ta có câu: “Trăm hay không bằng quen tay”, nếu có kiến

4
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

thức mà không biết vận dụng, tức không đạt được mục đích cuối cùng của việc học – làm
thì cũng chỉ để đó.

Ví dụ: Nhiều sinh viên ra trường do khi học không chuyên tâm rèn luyện, trau dồi vận
dụng kiến thức được học vào thực hành chuyên môn của mình nên khi ra trường lúng
túng, chán nản với những vấn đề thực tế trong công việc của mình. Bởi vậy ngay từ bây
giờ trong học tập bản thân ta cần song hành cả việc học lẫn việc vận dụng. Chẳng hạn
như ngay khi học xong bài triết học về mối liên hệ phổ biến ta sẽ thử quan sát tình trạng
tài chính của bản thân, nếu cảm thấy bản thân chi tiêu quá nhiều ta cần tìm ra nguyên
nhân dưới nhiều góc độ, liện hệ chúng lại để tìm ra giải pháp giải quyết toàn diện và đúng
đắn nhất từ đó cải thiện tài chính của bản thân.

Tuy nhiên, nếu chỉ chăm vào học tập thôi thì chưa đủ, chúng ta cần phải rèn luyện cả về
phẩm chất, đạo đức như Bác đã từng dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà
không có tài thì làm việc gì cũng khó” Tài và đức là những phẩm chất khác nhau nhưng luôn
luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi tài năng
đó không phục vụ cái chung mà chỉ mưu cầu lợi ích cho một cá nhân thì cũng trở thành vô giá
trị.

- Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại mang đến cho gia đình, xã hội càng lớn
không chỉ vô dụng mà còn có tội. Họ chỉ biết vun vén cho lợi ích riêng mà đi ngược lại
lợi ích của tập thế. Ví dụ như một sinh viên học rất giỏi nhưng lại gian lận bằng cách
nhắc bài cho những bạn đông ý chi trả một số tiền để đạt điểm cao. Điều này sẽ làm ảnh
hưởng đến tính công bằng của một tập thể, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng
và ảnh hưởng lâu dài.
- Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, có khát vọng
hành động vì lợi ích của mọi người nhưng không có kiến thức, năng lực kém thì những ý
định tốt cũng khó trở thành hiện thực.

→ Rõ ràng là giá trị con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau

5
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

thì con người mới trở nên toàn diện, mới đạt hiệu quả lao động cao và mới có ích cho mọi
người.

5
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

III. TỔNG KẾT


Tóm lại, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là các sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong
các mối quan hệ tác động qua lại,tương tác lẫn nhau và không có một sự vật, hiện tượng nào
đứng thực sự biệt lập với các sự vật, hiện tượng nào. Bởi vậy, ta cần phải nhìn sự vật, hiện tượng
một cách đa diện và có mối liên hệ để vận dụng vào thực tiễn xử lý hiệu quả các vấn đề trong
cuộc sống. Là sinh viên, là người đang trong quá trình phát triển về mọi mặt cả về thể lực và trí
lực, tri thức và nhân cách, bản thân em cần biết cách vận dụng những điều được học hỏi để liên
hệ với cuộc sống, vận dụng vào thực tế, học hỏi, rèn luyện cả phẩm chất, năng lực, cả đức cả tài
để đóng góp cho sự phát triển của xã hội trong tương lai.

V. NGUỒN THAM KHẢO


1. Giáo trình Triết học Mác – Lenin (Dành cho bậc Đại học hệ không chuyên lý
luận chính trị) – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
2. Tài liệu thảo luận Triết – Xuân Hưng (svtm.vn)
https://kenhsinhvien.vn/topic/tai-lieu-thao-luan-triet-bai-lam-dc-8-5.120461/

3. V.I. Lênin toàn tập – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

4. Từ Điển Triết Học Hegel - Michael Inwood – Nhà xuất bản Tri thức

You might also like