Người soạn: Cao Văn Vinh YM 44 Học phần: Phục hồi chức năng

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Người soạn: Cao Văn Vinh YM 44

Học phần: Phục hồi chức năng

BÀI 1: QUÁ TRÌNH KHUYẾT TẬT


*MÔ HÌNH KHUYẾT TẬT THEO ICIDH10
1. Khiếm khuyết là mất mát/thiếu hụt, bất thường về tâm lý, giải phẫu hoặc
chức năng: mức cơ thể
2. Giảm chức năng là hạn chế, mất khả năng thực hiện một hoạt động do
khiếm khuyết gây nên: mức con người
3. Khuyết tật là không thực hiện được vai trò của mình/xã hội: mức xã hội
4. Mức độ nặng: khiếm khuyết < giảm chức năng < khuyết tật
*MÔ HÌNH ICF
5. Yếu tố hoàn cảnh: yếu tố môi trường và yếu tố cá nhân
6. Thay đổi thuật ngữ như sau: khiếm khuyết = rối loạn chức năng và cấu
trúc cơ thể, giảm chức năng = hạn chế vận động, khuyết tật = hạn chế tham
gia
7. Hoạt động chức năng chung: là những việc thực hiện hàng ngày hay trong
lúc thăm khám lâm sàng gồm cấu trúc và chức năng cơ thể, các hoạt động
và sự tham gia
8. Cấu trúc cơ thể: 8 lĩnh vực
9. Chức năng cơ thể: 8 lĩnh vực
10. Lĩnh vực hoạt động và sự tham gia: 9 lĩnh vực
11. Yếu tố môi trường: 5 lĩnh vực

BÀI 2: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG


12. Mục đích: 6 mục đích chính là
- ngăn ngừa/làm chậm tốc độ làm giảm chức năng
- cải thiện/phục hồi các chức năng
- duy trì chức năng hiện có
- phòng ngừa các thương tật thứ phát
- thay đổi thái độ và hành vi tích cực của xã hội
- cải thiện môi trường, hạn chế rào cản
13. Nguyên tắc:
- Đề cao vai trò của người khuyết tật
- Phục hồi tối đa các khả năng bị giảm
- PHCN dự phòng là nguyên tắc chiến lược
14. Các biện pháp PHCN hướng đến: thay đổi cấu trúc và chức năng cơ
thể, hoạt động và sự tham gia, yếu tố môi trường và yếu tố cá nhân
15. Gồm 6 phương thức:
- Vật lý trị liệu: tác nhân vật lý (nhiệt, ánh sáng, vận động, xoa bóp, thủy trị
liệu) cải thiện sức khỏe và điều trị bệnh
- Hoạt động trị liệu: tự chăm sóc, công việc, vui chơi và giải trí cải thiện sức
khỏe và chất lượng cuộc sống
- Giao tiếp trị liệu: cải thiện khả năng giao tiếp
- Giáo dục đặc biệt: được thiết kế đặc biệt cho những trẻ có nhu cầu đặc biệt
cải thiện khả năng giao tiếp
- Dụng cụ trợ giúp: dụng cụ trợ giúp di chuyển, chỉnh hình…cải thiện khả
năng giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày
- PHCN nghề nghiệp: hướng nghiệp, dạy nghề, dạy kỹ năng
Người soạn: Cao Văn Vinh YM 44
Học phần: Phục hồi chức năng

16. Quy trình phục hồi chức năng: lượng giá < xây dựng kế hoạch < tiến
hành can thiệp
17. Phương thức tối ưu nhất là một nhóm chuyên gia cùng nhau làm việc
(đa chuyên ngành) gồm: chuyên viên VLTL, điều dưỡng PHCN, chuyên viên
hoạt động trị liệu, bác sĩ PHCN, cán bộ xã hội, giáo viên hòa nhập, chuyên viên
dụng cụ chỉnh hình, chuyên viên tâm lý trị liệu
18. Nguyên tắc hoạt động nhóm PHCN: bình đẳng, hợp tác toàn diện
19. PHCN tại viện:
- Ưu điểm: trang thiết bị tốt, cán bộ chuyên sâu
- Nhược điểm: người khuyết tật phải xa gia đình, giá cao, ít đạt mục tiêu hòa
nhập xã hội
Vì vậy, phù hợp với các trường hợp nặng, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo
ngành
20. PHCN ngoại viện:
- Ưu điểm: người khuyết tật không phải xa gia đình, giá thành chấp nhận được
- Nhược điểm: không đủ số lượng cán bộ chuyên khoa, thiếu sự quan tâm và
tham gia của cộng đồng
21. PHCN dựa vào cộng đồng:
- Ưu điểm: tỷ lệ người khuyết tật được phục hồi cao nhất (70-80%), đáp ứng
được nhu cầu cơ bản, tạo cơ hội cho người khuyết tật hội nhập cộng đồng, ít
tốn kém, có thể lồng ghép vào nhiều chương trình y tế hiện có.
- Nhược điểm: các trường hợp nặng kết quả phục hồi thường rất thấp
22. Nguyên tắc cơ bản của PHCN dựa vào cộng đồng: dựa vào công ước
Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật

BÀI 4: CÁC PHƯƠNG THỨC VẬT LÝ TRỊ LIỆU


23. Tác dụng sinh lý của tia hồng ngoại: nhiệt nóng, giãn mạch và đen da
24. Tác dụng điều trị của tia hồng ngoại: giảm đau (thời gian điều trị kéo
dài 30 phút), giãn cơ và tăng cung cấp máu
25. Chỉ định tia hồng ngoại: chấn thương sau 48 giờ, thấp khớp, viêm,
đau dây thần kinh, rối loạn tuần hoàn chi, chuẩn bị cho tập vận động.
26. Chống chỉ định tia hồng ngoại: vùng kém tuần hoàn động mạch, nguy
cơ chảy máu, vùng da mất cảm giác, chiếu trực tiếp vào mắt, khối u ác tính
27. Tai biến của tia hồng ngoại: bỏng, hoại thư, nhức đầu, ngất xỉu, tổn
thương mắt
28. Tác dụng của tia tử ngoại: gây ung thư da (không điều trị quá 4 tuần),
làm đỏ da (thường sau 12 giờ sau khi chiếu), tạo sắc tố (sạm da), dày lớp biểu
bì, làm bong da, tạo vitamin D, tác dụng diệt khuẩn và ảnh hưởng lên mắt
29. Chỉ định tia tử ngoại: trị liệu toàn thân (bồi bổ cơ thể, chống còi xương
với liều đỏ da độ 1 hoặc dưới đỏ da), trị liệu cục bộ (loét do nằm, các bệnh về
da: bệnh trứng cá, vẩy nến sau giai đoạn cấp với liều đỏ da cấp 2, 3 hoặc 4)
30. UVC điều trị vết thương nhiễm khuẩn, UVA và UVB điều trị các
bệnh về da
31. Chống chỉ định tia tử ngoại: người quá nhạy cảm với tia tử ngoại, lao
phổi đang tiến triển, người bị suy kiệt, bệnh tim, xơ cứng động mạch, suy gan,
suy thận, cường giáp, đái tháo đường, bệnh da toàn thân
Người soạn: Cao Văn Vinh YM 44
Học phần: Phục hồi chức năng

32. Taibieesnc của tia tử ngoại: viêm kết mạc, bỏng và điện giật
Các loại laser năng lượng thấp có P không quá 500mW, thường dùng laser He-
Ne có bước sóng 632,8nm, GaAlAs 780-860 nm, GaAs 904 nm
33. Tác dụng laser năng lượng thấp: lành vết thương (tăng hoạt tính các
nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen, tăng tái tạo mô), giảm viêm và giảm
đau
34. Chỉ định laser năng lượng thấp: chống viêm, giảm đau, kích thích tái
tạo mô và điều hòa tuần hoàn (nhất là vi mạch), điều trị các bệnh về da
35. Chống chỉ định: tổn thương võng mạc, u ác tính, có thai (không điều trị
vùng bụng và vùng thắt lưng), vùng đang xuất huyết, tuyến giáp, động kinh
36. Tác dụng của điện trị liệu: kích thích cơ, chữa lành vết thương, kiểm
soát đau, dẫn thuốc, tăng tuần hoàn
37. Điện trị liệu chia làm 3 nhóm: thấp tần (1-1.000Hz), trung tần (1000-
10.000Hz) và cao tần (trên 10.000Hz)
38. Dòng điện chia làm 3 loại: một chiều, xoay chiều và dòng xung
39. Chỉ định của điện trị liệu: kiểm soát đau, tăng sức mạnh cơ, kích
thích cơ mất thần kinh chi phối, điều trị vết thương, lành xương gãy, tăng
tuần hoàn, giảm phù nề, tăng tầm vận động khớp, dẫn thuốc qua da, thay
thế nẹp chỉnh hình, giảm co cứng, co thắt cơ, giảm vẹo cột sống
40. Dòng TENS: giảm đau thông qua hai hệ thống kiểm soát cơn đau chính
là hệ thống cổng và opiate, thời gian 30 phút cho lần đầu và tối đa 60 phút cho
lần sau
41. Dòng giao thao: giảm đau và hồi phục chức năng ruột, thời gian 10-
20 phút, số đợt điều trị 12 lần/đợt, trong 2-4 tuần
42. Dòng kích thích điện thần kinh cơ (NMES): tăng cường cơ bắp, cải
thiện sức khỏe tim mạch, chậm/ngăn ngừa teo cơ, giảm co cứng và phục hồi
chức năng
43. Dòng kích thích điện chức năng (FES): tăng cường chuyển động và tư
thế , hỗ trợ vận động, hỗ trợ cầm nắm, hô hấp, tim mạch, ruột, bàng quang
44. Dòng kích thích điện cơ (EMS) - mất thần kinh chi phối cơ: làm chậm
hoặc đảo ngược sự teo cơ và xơ hóa
45. Dòng kích thích điện giảm phù nề (ESTR): chữa lành mô và kiểm soát
phù nề cấp tính
46. Dòng điện dẫn thuốc: dẫn thuốc qua da nhờ vào tác dụng của các ion
thuốc
47. Sóng ngắn có tần số 27,12Hz biến đổi thành nhiệt để điều trị : gia tăng
biến dưỡng, gia tăng tuần hoàn, giảm kích thích thần kinh, thư giãn cơ, tăng
hiệu suất co bóp, tăng thân nhiệt
48. Chỉ định của sóng ngắn: cơ co thắt, co rút cơ khớp, viêm gân, viêm bao
hoạt dịch
49. Tác dụng của siêu âm trị liệu: tác dụng nhiệt (gia tăng hoạt động tế bào,
gia tăng tuần hoàn, giảm viêm, tăng đào thải các chất chuyển hóa), tác dụng cơ
học (tăng tính thấm màng tế bào, làm lỏng lẻo các mô kết dính)
50. Chỉ định của siêu âm trị liệu: liên tục (co thắt cơ, co rút mô mềm, giảm
đau), xung/liên tục (chấn thương/viêm cấp mô mềm, chấn thương/viêm cấp
thần kinh ngoại biên, loét da, gãy xương) và dẫn thuốc
Người soạn: Cao Văn Vinh YM 44
Học phần: Phục hồi chức năng

51. Tác dụng nhiệt nóng trị liệu: giãn mạch, tăng lưu thông máu, giảm
đau, giảm phù nề, giảm viêm, tăng chuyển hóa, giảm cứng khớp, tăng tính
kéo giãn các mô liên kết
52. Tác dụng nhiệt lạnh trị liệu: co mạch, giảm chuyển hóa, giảm dẫn truyền
cảm giác, giảm phù nề, giảm trương lực cơ, giảm co cứng, tăng tính kích thích
thần kinh, tăng ngưỡng đau, tăng độ nhớt, tăng cứng khớp
53. Chỉ định nhiệt lạnh trị liệu: giảm đau cấp, giảm viêm cấp, giảm phù nề,
giảm co cứng cơ, giảm sốt, tạo thuận co cơ
54. Tác dụng của xoa bóp: hiệu quả phản xạ (giãn cơ giúp thư giãn cơ),
hiệu quả cơ học (hồi lưu máu và bạch huyết, giảm sự kết dính các sợi cơ)
55. Chỉ định xoa bóp: giảm đau, giảm phù nề, hồi phục (gãy xương, chấn
thương khớp, bong gân, tổn thương dây chằng và thần kinh)
56. Tác dụng kéo giãn cột sống bằng máy: kéo giãn mô mềm, thư giãn cơ,
di động khớp, tách khớp, giảm lồi đĩa đệm
57. Chỉ định kéo giãn cột sống bằng máy: thoát vị đĩa đệm có/không chèn
ép rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm cấp

BÀI 5: VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU


58. Co cơ gồm 2 loại: co cơ đẳng trường (co cơ tĩnh hay gồng cơ) và co cơ
đẳng trương (co cơ động)
59. Co cơ đẳng trường: giai đoạn bất động sau chấn thương để ngăn ngừa teo
cơ, loãng xương và biến dạng khớp
60. Co cơ đẳng trương: co cơ hướng tâm (ngắn lại) và ly tâm (dài ra) thúc đẩy
tiến trình lành của các gân cơ sau tổn thương
61. Có 5 nhóm cơ tham gia vào vận động, bao gồm: cơ chủ vận (tạo ra cử động
của khớp), cơ đối vận (kháng lại cơ chủ vận để ổn định khớp), cơ đồng vận
(cùng tạo cử động và giúp cơ chủ vận tránh các cử động không cần thiết), cơ cố
định (cố định, giữ vững), cơ trung gian (không tham gia)
62. Tập vận động thụ động: phòng ngừa dính khớp, duy trì độ dài cơ và
phần mềm quanh khớp, ngăn ngừa co rút, tăng cảm giác cảm thụ bản thể,
phòng ngừa biến chứng do bất thường khác
63. Chỉ định tập vận động thụ động: sức cơ bậc 0 hay bậc 1
64. Nguyên tắc của tập vận động thụ động: nhẹ nhàng, từ từ, chậm, tập từng
khớp, 10-20 lần/cử động, 2-3 lần/ngày và 30 phút/lần
65. Tập vận động chủ động trợ giúp: tăng sức mạnh cơ + tác dụng của tập
vận động thụ động
66. Chỉ định: sức cơ bậc 2
67. Nguyên tắc tập vận động chủ động trợ giúp: trợ giúp vừa đủ, giảm dần trợ
giúp
68. Tập vận động chủ động tự do: tăng sức mạnh cơ tăng tiến + tác dụng của
tập vận động chủ động trợ giúp
69. Chỉ định của tập vận động chủ động tự do: sức cơ bậc 3
70. Nguyên tắc tập vận động chủ động tự do: động tác không quá dễ cũng
không quá khó, tránh các cử động thay thế
71. Tập vận động có kháng trở: tăng sức mạnh cơ + tăng sức bền cơ + tác
dụng của các loại trên
Người soạn: Cao Văn Vinh YM 44
Học phần: Phục hồi chức năng

72. Chỉ định của tập vận động có kháng trở: sức cơ bậc 4,5
73. Tập kéo giãn: gia tăng tầm vận động khớp
74. Chỉ định tập kéo giãn: hạn chế tầm vận động khớp do co rút ngắn mô mềm
75. Chống chỉ định tập kéo giãn: mất tầm vận động khớp do di lệch

BÀI 6: PHƯƠNG THỨC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG


76. Hoạt động trị liệu: cải thiện chức năng chi trên, cải thiện chất lượng cuộc
sống, cải thiện sức khỏe qua công việc, cải thiện môi trường sống tốt hơn, làm
việc độc lập/theo nhóm, chăm sóc những người kém khả năng hòa nhập cộng
đồng, chăm sóc những người không có khả năng thực hiện sinh hoạt tối thiểu
hàng ngày, cải thiện những hoạt động sống hàng ngày
77. Phân loại hoạt động sống hàng ngày: cá nhân (tắm rửa, thay quần áo, ăn
uống, vệ sinh…), trong nhà (nấu ăn, dọn dẹp nhà, giặt ủi…) và cộng đồng
(tham gia giao thông, mua sắm, quản lý tiền bạc, du lịch…)
78. Phân loại theo Tổ chức Hoạt động trị liệu Hoa Kỳ: sinh hoạt (gồm cá nhân
+ trong nhà), công cụ (cộng đồng) và khác (nghỉ ngơi, ngủ, vui chơi, giải trí,
học tập…)
79. Ngôn ngữ trị liệu: các bệnh lý khó khăn về giao tiếp và rối loạn vấn đề nuốt
80. Các dạng khó khăn về giao tiếp: nói lắp, mất ngôn ngữ (rối loạn chức năng
ngôn ngữ), bệnh lý ngôn ngữ do nguyên nhân thần kinh và rối loạn nuốt
81. Các kỹ thuật ngôn ngữ trị liệu cơ bản (nguyên tắc 3T): T1 là theo ý thích
của trẻ, T2 là thích ứng với trẻ, T3 là thêm từ mới và thông tin mới khi giao
tiếp với trẻ
82. Giáo dục chuyên biệt: tách trẻ khuyết tật với gia đình xã hội, lấy kỹ thuật
PHCN làm trung tâm, trẻ bị phụ thuộc
83. Giáo dục hội nhập: trẻ khuyết tật ngồi học cùng các trẻ khác nhưng có
phương pháp riêng, trẻ vẫn bị phân biệt đối xử
84. Giáo dục hòa nhập: trẻ khuyết tật có cùng phương pháp học tập, lấy cả trẻ
khuyết tật và trẻ bình thường làm trung tâm, công bằng, đáp ứng nhu cầu từng
trẻ
85. Thanh song song: giúp BN di chuyển trong giai đoạn đầu, liệt nửa người,
liệt 2 chi dưới, bại não, bại liệt, người mới mang chân giả
86. Khung tập đi: không thể dùng nạng hay gậy, quá già, mất điều hợp, đau
nhiều ở khớp
87. Gậy: người già, liệt nửa người
88. Dụng cụ chỉnh hình: nâng đỡ, trợ giúp, điều chỉnh thích nghi, ngăn ngừa
nhưng không là dụng cụ thay thế, chỉ định cho các bệnh rối loạn thần kinh cơ
xương

BÀI 8: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN BẠI NÃO
89. Chẩn đoán dựa vào: theo thể vận động, theo định khu tổn thương và theo
mức độ nặng
90. Thể co cứng: tăng trương lực, phản xạ gân xương, giảm phản xạ chủ động
và xuất hiện mẫu vận động bất thường
91. Thể loạn động/tăng động: lúc tăng, lúc giảm, múa giật, múa vờn hay kết
hợp cả 2
Người soạn: Cao Văn Vinh YM 44
Học phần: Phục hồi chức năng

92. Thể thất điều: rối loạn thăng bằng và cử động điều hợp
93. Thể phối hợp: thường kết hợp giữa thể co cứng và thể loạn động
94. Theo định khu tổn thương: liệt một bên hay liệt hai bên
95. Theo mức độ nặng: vận động thô (GMFCS), dáng đi, khả năng sử dụng tay
cho các đồ vật hàng ngày (MACS), chức năng giao tiếp hàng ngày (CFCS) và
khả năng ăn uống (EDACS) gồm 5 mức độ
96. Chương trình phục hồi cho trẻ bại não cần tiến hành càng sớm càng tốt,
toàn diện và cá thể hóa, lấy trẻ và gia đình trẻ làm trung tâm để thiết lập mục
tiêu và chương trình PHCN
97. Phương pháp PHCN cho trẻ bại não:
- Kích thích phát triển vận động thô và tập mạnh cơ
- Kiểm soát trương lực cơ (co cứng: tiêm botolinum toxin A, loạn trương lực:
baclofen, haloperidol…)
- Điều trị co rút (bó bột tăng tiến, nẹp chỉnh hình, kéo giãn bằng tay)
- Phẫu thuật chỉnh hình (duy trì/cải thiện chức năng, ngăn ngừa đau và biến
dạng thêm)
- Can thiệp dinh dưỡng (lựa chọn đầu tiên cho tình trạng thiếu dinh dưỡng hay
chứng khó nuốt là bằng đường miệng)
- Can thiệp tăng cường hoạt động chức năng cho chi trên (vận động trị liệu
cưỡng bức, tập với cả hai tay)
- Can thiệp tăng cường hoạt động chức năng cho chi dưới (tập dáng đi)
- Can thiệp trợ giúp giao tiếp sớm
- Kiểm soát một số vấn đề khác (đau, táo bón, động kinh, bán trật/trật khớp
háng)
- Can thiệp vào môi trường xung quanh

BÀI 9: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN TỔN THƯƠNG
TỦY SỐNG
98. Chẩn đoán tổn thương tủy sống
- Giai đoạn choáng tủy: sau tai nạn, biểu hiện với các triệu chứng liệt mềm
hoàn toàn dưới mức tổn thương, mất hoàn toàn cảm giác nông sâu dưới mức
tổn thương, mất tất cả các phản xạ gân xương, Babinski 2 bên không đáp ứng,
đại tiện không tự chủ
- Giai đoạn hồi phục: xuất hiện bất kỳ dấu hiệu thần kinh (phản xạ, vận động
hay cảm giác), rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác, rối loạn dinh dưỡng, tối loạn
thần kinh thực vật
99. Phân loại tổn thương tủy sống theo mức độ tổn thương thần kinh: hoàn toàn
(không có chức năng vận động và cảm giác ở đoạn tủy cùng thấp nhất), không
hoàn toàn (chức năng vận động và/hoặc cảm giác được bảo tồn một phần)
100. Phân loại theo ASIA:
A = Hoàn toàn: mất cả vận động và cảm giác kể cả S4-S5
B= Không hoàn toàn: còn cảm giác, mất vận động kể cả S4-S5
C= Không hoàn toàn: bảo tồn vận động, hơn 50% số cơ chính có bậc dưới 3
D= Không hoàn toàn: bảo tồn vận động, hơn 50% số cơ chính có bậc từ 3 trở
lên
E= Bình thường
Người soạn: Cao Văn Vinh YM 44
Học phần: Phục hồi chức năng

101. Phân loại theo ICF: cấp, hồi phục và tái hòa nhập cộng đồng
102. Lượng giá cấu trúc chức năng: sức mạnh cơ, cảm giác nông, cảm giác hậu
môn, trương lực cơ (MAS), chức năng hô hấp (kiểu thở, tần số, chu vi lồng
ngực), tỳ đè (Braden), tầm vận động khớp (co rút cơ)
103. Lượng giá hoạt động tham gia: dịch chuyển/chuyển đổi tư thế (SCIM),
thăng bằng động/tĩnh (BBS), kỹ năng dùng xe lăn (WISCI), đi bộ (6MWT,
10MWT), thang điểm đánh giá độc lập (FIM)
104. Điều trị PHCN giai đoạn cấp:
*Mục tiêu:
- Tìm, giải quyết căn nguyên
- Giáo dục người nhà cách chăm sóc
- Cải thiện chức năng hô hấp
- Chăm sóc da, bàng quang, đường ruột
- Phòng ngừa thương tật thứ phát
- Kiểm soát đau
*Điều dưỡng:
- Vệ sinh da thường xuyên, thay đổi tư thế 2h/lần, chêm lót
- Bổ sung đủ nước 1.5-2 lít/ngày, tập ruột 30 phút/2 lần/ngày trước và sau ăn
- Thông tiểu ngắt quãng 4h/lần
- Vận động, máy điều trị áp lực
- Vận động, tư thế khớp đúng
- Giảm đau bằng TENS, chườm đá hay vận động thư giãn
105. Điều trị PHCN giai đoạn phục hồi:
- Phục hồi hoạt động chức năng, di dịch chuyển: tập mạnh nhóm cơ đi nạng,
thân mình (liệt hạ chi)
- PHCN đường tiết niệu: tiểu 2 lần, tiểu đúng giờ, tư thế đi tiểu, kích thích cơ
học và co thắt cơ bụng
- PHCN đường ruột: kích thích nhu động ruột 5 phút/lần/2 lần/ngày
- PHCN rối loạn phản xạ tự động tủy: đặt tư thế giãn Fowler, đo HA mỗi 5 phút
(nếu HA đang cao), HATT >150mmHg hay HATTr >100mmHg dùng thuốc
- PHCN các rối loạn chức năng tình dục: thuốc hay vật lý trị liệu
- Điều trị đau: TENS, xoa bóp hay dùng thuốc giảm đau
- Điều trị co cứng: tư thế đúng, tốt; chườm nóng, xoa bóp, điện trị liệu, kích
thích chức năng, vận động trị liệu, Bobath, nẹp
- Tâm lý: tâm lý trị liệu

BÀI 10: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN LIỆT NỬA
NGƯỜI DO ĐỘT QUỴ NÃO
106. Các triệu chứng lâm sàng đột quỵ não: yếu liệt 1/2 người, dị cảm, mất thị
giác, thay đổi giọng nói, thất điều, chóng mặt, mất trị nhớ...
107. Chẩn đoán tại cộng đồng: BE FAST với tỷ lệ chính xác là 95%
108. Lượng giá chức năng VLTL: hô hấp, trương lực cơ MAS, sức cơ, tầm vận
động khớp, sự thẳng trục cơ thể, vận động chức năng Barthel, cảm giác, thăng
bằng (BBS, BEST, mini-BEST), 6MWT, 10MWT và môi trường, nhu cầu trợ
giúp
Người soạn: Cao Văn Vinh YM 44
Học phần: Phục hồi chức năng

109. Lượng giá chức năng HĐTL: nhận thức (MoCA, LOTCA), thị giác, khả
năng nhận cảm, chức năng chi trên, hoạt động hàng ngày, cảm xúc và tâm lý
110. Lượng giá chức năng NNTL: sàng lọc và lượng giá chuyên khoa chức
năng nuốt, khiếm khuyết ngôn ngữ (Frenchay)
111. PHCN giai đoạn cấp

112. PHCN giai đoạn hậu cấp - liệt mềm

113. PHCN giai đoạn hậu cấp - liệt cứng


Người soạn: Cao Văn Vinh YM 44
Học phần: Phục hồi chức năng

114. Các vấn đề khác: huyết khối, thuyên tắc phổi (5%), đau trung ương (2-
8%), bán trật khớp vai, động kinh (9-11%)

You might also like