Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Câu 112: Ở một loài thú, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là XX, giới

đực là XY; tính trạng màu sắc thân do


hai cặp gen phân li độc lập quy định. Cho con cái thân đen thuần chủng giao phối với con đực thân trắng thuần
chủng (P), thu được F1 có 100% cá thể thân đen. Cho con đực F1 lai với con cái có kiểu gen đồng hợp tử lặn, thu
được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 con đực cánh trắng : 1 con cái cánh đen : 1 con cái cánh trắng. Cho F 1
giao phối ngẫu nhiên, thu được F2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tính trạng màu sắc thân di truyền theo quy luật tương tác bổ sung và liên kết giới tính.
II. Tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là 7 thân đen : 9 thân trắng.
III. Trong tổng số con F2, con thân đen có tỉ lệ 56,25%.
IV. Trong số con thân trắng ở F2, số con cái thuần chủng chiếm tỉ lệ là 1/16.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
112.Giải:
Có 2 phát biểu đúng, đó là I, III.
I đúng vì ♂ F1 lai phân tích, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 con ♂ trắng : 1 con ♀
đen : 1 con
♀trắng = 4 tổ hợp = 4 × 1 (lai phân tích)  ♂F1 đen cho 4 loại giao tử  ♂F1 đen dị hợp 2 cặp gen và kiểu hình
không phân đều ở 2 giới → Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung và liên kết giới tính.
II. Sai vì
Quy ước gen: A-B- quy định thân đen; A-bb + aaB- + aabb đều quy định thân trắng.
Vì hai cặp gen tương tác bổ sung nên chỉ có 1 cặp liên kết giới tính, có thể cặp Aa hoặc cặp Bb liên kết giới tính
đều cho kết quả đúng.
Ta có:
P: ♀ đen thuần chủng (AAXBXB) × ♂ trắng thuần chủng (aaXbY)
→ F1 có kiểu gen AaXBXb, AaXBY
Cho F1 lai với nhau: AaXBXb × AaXBY
F2 có: 6A-XBX- : 3A-XBY : 3A-XbY : 2aaXBX- : 1aaXBY : 1aaXbY.
Tỉ lệ kiểu hình = 6 con cái thân đen : 3 con đực thân đen : 2 con cái thân trắng : 5 con đực thân trắng.
= 9 đen: 7 trắng.
III. Đúng vì trong số con ở F2, số con thân đen chiếm tỉ lệ = 9/16 = 56,25%.
IV. Sai vì trong số con thân trắng ở F2, số con cái thuần chủng aaXBXB chiếm tỉ lệ = 1/7.

Câu 113: Một quần thể thực vật, kiểu gen AA quy định hoa đỏ; kiểu gen Aa quy định hoa vàng; kiểu gen aa quy
định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể có 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu hình hoa vàng thì sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể.
II. Nếu ở F2, quần thể có tần số alen A = 0,7 thì có thể đã chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên.
III. Ở thế hệ xuất phát, các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau thì sẽ làm tỉ lệ kiểu hình hoa trắng ở F 1
của quần thể là 0,48.
IV. Nếu chỉ có hạt phấn của cây hoa trắng không có khả năng thụ tinh qua các thế hệ thì tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ
quần thể ở F2 khi (P) ngẫu phối là 33,89%.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
113.Giải:
I. Đúng vì CLTN làm thay đổi tần số alen.
II. Đúng vì yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột.
III. Đúng vì 0,16 (AA x AA) + 0,48 (Aa x Aa) + 0,36 (aa x aa)  F1 aa = 0,48 x ¼ + 0,36 = 0,48
IV. Đúng vì hạt phấn aa không thụ tinh 
P. ♀ 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa × ♂ 0,25AA : 0,75Aa
G 2/5 A + 3/5 a × 5/8 A + 3/8 a
F1: ♀ 10/40 AA + 21/40 Aa + 9/40 aa ×♂ 10/31 AA + 21/31 Aa
G 41/80 A + 39/80 a 41/62 A + 21/62 a
F2 1681/4960 AA + 2460/4960 Aa + 819/4960 aa = 33,89%AA + 49,60% Aa + 16,51% aa
Câu 114: Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể ở tế bào sinh dưỡng bình thường có 2n = 20 và hàm lượng ADN
là 4pg. Giả sử một quần thể của loài này có bốn thể đột biến nhiễm sắc thể. Số lượng nhiễm sắc thể và hàm
lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này như bảng sau:
Thể đột biến I II III IV
Số lượng NST 19 20 30 20
Hàm lượng ADN 3,8pg 4,1pg 6pg 3,9pg
Khi nói về bốn thể đột biến trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đột biến III có thể là thể tứ bội.
II. Thể đột biến I có thể là thể một.
III. Thể đột biến I và III có thể là đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
IV. Thể đột biến II và IV có thể sinh ra do sự tiếp hợp không cân giữa 2 cromatit của cặp tương đồng.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
114 .Giải:
I. Sai vì bộ NST tăng từ 2n = 20 lên 3n = 30 và ADN tăng gấp 1,5.
II. Đúng vì số lượng NST giảm 1 và ADN giảm.
III. Đúng vì thể I là đột biến thể một; III: tứ bội
IV. Đúng vì II: đột biến mất đoạn và IV: đột biến lặp đoạn.
Câu 118: Phả hệ ở hình dưới đây mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người, mỗi bệnh đều do một gen có 2 alen quy định;
Gen quy định bệnh B nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy
ra đột biến. Theo lí thuyết, số người chưa xác định chính xác kiểu gen là

A. 7. B. 8. C. 6. D. 4.
118.Giải:
Cặp vợ chồng số 6-7 đều không bị bệnh A nhưng sinh con gái số 11 và con trai 12 bị bệnh A.
→ Bệnh A do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
Bệnh A: A quy định bình thường, a quy định bị bệnh.
Cặp vợ chồng 1 – 2 không bị bệnh B, sinh con số 5 bị bệnh B.
→ Bệnh B do gen lặn quy định.
Bệnh B: B quy định bình thường, b quy định bị bệnh.
Ta có: Về bệnh B, xác định được kiểu gen của 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12.
Về bệnh A, xác định được kiểu gen của 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12,13, 14.
→ Kiểu gen cả hai tính trang: có 8 người là (4, 6, 7, 8, 9, 10, 11,12).

Câu 120: Xét 4 tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen Aa giảm phân tạo giao tử. Cho biết các gen liên kết
hoàn toàn, trong quá trình giảm phân chỉ có 1 tế bào có cặp NST mang 2 cặp gen B,b và D,d không phân li trong
giảm phân I; phân li bình thường trong giảm phân II; cặp NST mang cặp gen A, a phân li bình thường. Kết thúc
quá trình giảm phân đã tạo ra giao tử mang 1 alen lặn và có 3 alen lặn đều có tỉ lệ là 12,5%. Theo lý thuyết, tỉ lệ
các loại giao tử được sinh ra từ 4 tế bào trên là

A. 4 : 3 : 1 B. 3 : 3 : 1 : 1 C. 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 D. 1 : 1 : 1 : 1 : 1 :1 : 1 : 1.
120.Giải:
* 1 tế bào đột biến tạo ra 2 loại giao tử là: A BD bd và a hoặc a BD bd và A
* 3 tế bào giảm phân bình thường cho 2 loại giao tử là: A BD và a bd hoặc a BD và A bd
- Để tạo ra mang 1 alen lặn và 3 alen lặn đều là 12,5% = 1/8
--> 1 tế bào đột biến đã tạo ra giao tử A BD bd và a với tỉ lệ 2:2
3 tế bào giảm phân bình thường đã tạo ra đều tạo ra giao tử:
+ 1 tế bào cho giao tử A BD và a bd với tỉ lệ 2: 2.
+ 2 tế bào cho giao tử a BD và A bd với tỉ lệ 4: 4
--> số loại giao tử sinh ra từ 4 tế bào trên có tỉ lệ là: 4 : 4: 2 : 2 : 2 : 2 = 2: 2: 1: 1:1:1
Câu 28: Một đoạn gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung như sau:

Mạch bổ sung 3’ - TAX – AAG - AAT - GAG - ... - ATT - TAA - GGT - GTA - AXT - 5’

Số thứ tự bộ ba 1 2 3 4 ... 80 81 82 83 84

Biết trong đoạn mạch trên chỉ có một bộ ba mở đầu và một bộ ba kết thúc, bộ ba 5’UGG3’ chỉ mã hóa cho axit amin
triptôphan. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Vùng mã hóa trên mạch gốc của gen trên có 84 triplet.

II. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit A – T bằng cặp G – X ở bộ ba thứ 82 làm biến đổi thành phần axit amin của chuỗi
pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp.

III. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit X – G bằng cặp A – T ở bộ ba thứ 4 có thể làm chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng
hợp giảm đi một axit amin so với chuỗi pôlipeptit bình thường.

IV. Đột biến mất một cặp nuclêôtit G – X ở bộ ba thứ nhất làm chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp bị thay đổi trình
tự sắp xếp các axit amin so với chuỗi pôlipeptit bình thường.

A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

Câu 37: Ở ruồi giấm, phép lai P: Cá thể ♂mắt trắng `  Cá thể ♀ mắt đỏ, thu được F1 toàn mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao
phối tự do, thu được F2 có tỉ lệ 3 con đực, mắt đỏ :4 con đực mắt vàng: 1 con đực mắt trắng : 6 con cái mắt đỏ: 2 con cái
mắt vàng. Nếu cho các con đực mắt đỏ F2 giao phối với các con cái mắt đỏ F2 thì số cá thể mắt đỏ thu được ở F3 có tỉ lệ

A. 19/54. B. 31/74. C. 7/9. D. 20/41.

Câu 38: Phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau, mỗi bệnh do một gen quy định. Biết không xảy
ra đột biến ở tất cả mọi người trong phả hệ.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng

I. Có thể xác định được kiểu gen của 9 người.

II. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con trai đầu lòng bị cả hai bệnh là 1/72.

III. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lòng chỉ bị một bệnh là 5/18.

IV. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lòng là gái và không bị bệnh là 25/36.

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1

Câu 39: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét hai cặp gen A, a; B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau, mỗi
cặp gen quy định một cặp tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể
ba tương ứng với 2 cặp nhiễm sắc thể đang xét, các thể ba đều có khả năng sống sót. Theo lí thuyết, trong loài này các thể
ba có kiểu hình mang 2 tính trạng trội có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

A. 16. B. 12. C. 6. D. 9.

1 gen có 2 alen trong quần thể sẽ có 3 kiểu gen bình thường , 4 kiểu gen thể ba.

Cặp gen Thể lưỡng bội Thể ba

Trội Lặn Trội Lặn

Aa 2 (AA, Aa) 1 (aa) 3 (AAA,Aaa,Aaa) 1 (aaa)

Bb 2 (BB , Bb) 1 (bb) 3 (BBB,BBb,Bbb) 1 (bbb)

Số kiểu gen thể ba có kiểu hình mang 2 tính trạng trội là :

3(AAA, Aaa, Aaa) × 2 (BB, Bb) + 2 (Aa, Aa) × 3(BBB, BBb, Bbb) = 12
40.A

Phép lai 1: ♂ mắt đỏ (a) ♀ mắt đỏ (b) →→ 3 mắt đỏ : 1 mắt nâu →→ đỏ > nâu

Phép lai 3: ♂ mắt nâu (e) ♀ mắt vàng (f) →→ 1 trắng : 1 vàng: 2 nâu →→ nâu > vàng > trắng.

→→ Thứ tự trội lặn: đỏ > nâu> vàng> trắng

Quy ước: A1: lông đỏ>A2: lông nâu>A3: lông vàng >A4: lông trắng.
PL1: XA1Y (a) XA1XA2(b) →→ 1 XA1XA11: 1 XA1XA2:1 XA1Y: 1XA2Y

PL2: XA3Y (c) XA4XA4 (d) →→ XA3XA4: XA4Y

PL3: XA2Y (e) XA3XA4 (f) →→ 1 XA2XA3: 1XA2XA4: 1XA3Y: 1 XA4Y

Xét các phát biểu:


I sai, có 4 kiểu gen quy định kiểu hình mắt nâu: XA2Y; XA2XA2/3/4.
II sai, có 1 sơ đồ lai phù hợp với phép lai 3.
III đúng, (d) (e): XA4XA4(d) XA2Y (e) →→ 1XA2XA4: 1 XA4Y→→ KH, KG: 1:1.

IV sai, ♂ mắt đỏ ♀ mắt nâu: XA1Y XA2XA3/4 →→ tỉ lệ kiểu hình 1:2:1.

Chọn A.
Câu 40: Ở một loài động vật, con cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Tính trạng
màu mắt được quy định bởi một gen có 4 alen nằm ở vùng không tương đồng trên X, các alen trội là trội hoàn toàn. Thực
hiện 3 phép lai thu được kết quả ở bảng sau:

STT Phép lai P Tỉ lệ kiểu hình F1 (%)

Mắt đỏ Mắt trắng Mắt vàng Mắt nâu

1 ♂ mắt đỏ (a) x ♀ mắt đỏ (b) 75 0 0 25

2 ♂ mắt vàng (c) x ♀mắt trắng (d) 0 50 50 0

3 ♂ mắt nâu (e) x ♀mắt vàng (f) 0 25 25 50

Biết rằng không xảy ra đột biến và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?

I. Có tối đa 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình mắt nâu.
II. Có 2 sơ đồ lai phù hợp với phép lai 3.

III. Cho (d) giao phối với e, thu được đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.

IV. Nếu cho con đực mắt đỏ lai với con cái mắt nâu sẽ có tối đa 3 sơ đồ lai đều thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 1: 2: 1.

A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 114: Nghiên cứu cơ chế nhân đôi ADN của 1 loài sinh vật trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học thu được kết quả
như hình dưới đây. Giả sử có 3 phân tử ADN nặng (ADN được cấu tạo hoàn toàn từ N15) cùng tiến hành nhân đôi trong môi
trường chỉ chứa N14. Sau thời gian 2 giờ nuôi cấy thu được số phân tử ADN nhẹ (ADN được cấu tạo hoàn toàn là N14) gấp
31 lần số ADN lai (ADN lai được cấu tạo là N14 và N15). Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây về quá trình nhân đôi
ADN này là đúng?

I. Thí nghiệm này chứng minh phân tử ADN nhân đôi theo nguyên tắc bản bảo toàn.

II. Thời gian thế hệ của loại tế bào chứa ADN này là 30 phút.

III. Tổng số mạch polinucleotit chỉ chứa N14 là 378.

IV. Số phân tử ADN nhẹ tạo ra sau 1 giờ là 18.

A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.

Câu 116: Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân ly độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham vào một
chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:

Các alen lặn đột biến k, l, m đều không tạo ra được các enzim K, L và M tương ứng. Khi các sắc tố không được hình thành
thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen
lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F 2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Số kiểu gen tối đa của cây hoa đỏ là 8.

II. Trong tổng hợp số cây thu được ở F2, số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ .
III. Số kiểu gen tối đa của cây hoa trắng là 17.

IV. Để cho số loại giao tử được tối đa, cây làm bố F1 cần ít nhất 2 tế bào sinh dục đực để giảm phân.

A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 119: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20, trên mỗi cặp nhiễm sắc thể xét 2 cặp gen dị hợp. Giả sử quá trình giảm
phân ở cơ thể này xảy ra hoán vị gen ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể nhưng ở mỗi tế bào chỉ xảy ra hoán vị gen nhiều nhất ở
1 cặp nhiễm sắc thể tại các cặp gen đang xét. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa về các gen đang xét được tạo ra là bao
nhiêu?

A. 10240. B. 11264. C. 20480. D. 2048.

Câu 118. Hình 1 biểu diễn quá trình phân bào của một tế bào (Y) ở một cây lưỡng bội X có kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp
gen (Aa, Bb, Dd, Ee, Mm, Nn). Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cây X có bộ NST 2n = 4.
B. Tế bào Y đang ở kì sau của quá trình nguyên phân.
C. Kết thúc quá trình phân bào, tế bào Y sẽ tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào
mang bộ NST (n+1).
D. Quá trình phân bào để tạo ra tế bào Y đã xảy ra sự không phân li ở 2 cặp
NST.

Câu 113: Ở 1 loài thú, chiều cao chân do 1 gen có 2 alen quy định,
alen A quy định chân cao là trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp, nhưng biểu hiện không đều ở 2
giới và tính trạng lặn có xu hướng biểu hiện nhiều hơn ở giới đực. Khi theo dõi 3 thế hệ ngẫu phối, người
ta thống kê tỉ lệ kiểu hình ở hai giới trong quần thể và số liệu được thể hiện qua biểu đồ 1. Cho rằng quần
thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.

Dựa vào số liệu trên, hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số alen của hai giới ở thế hệ P là như nhau.
II. Tính trạng chiều cao do gene nằm trên NST thường quy định và chịu ảnh hưởng bởi giới tính.
III. Trong số các cá thể cái chân cao ở P, cá thể dị hợp chiếm tỉ lệ 2/3.
IV. Nếu tiếp tục cho F2 ngẫu phối, F3 có tỉ lệ kiểu hình chân cao là 58,75%.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1
Câu 113. Đáp án A

Hướng dẫn:

Loài thú, tính trạng biểu hiện không đều ở 2 giới và tính trạng lặn có xu hướng biểu hiện nhiều hơn ở giới đực=> gen nằm
trên vùng không tương đồng trên X

I. Sai. P: Giới đực: 0,6 XAY : 0,4XaY => tần số alen giới đực P XA=0,6; Xa= 0,4 (1)

Do gen di truyền chéo nên tần số alen giới đực F1 = tần số alen giới cái P

Mà F1: giới đực: 0,4 XAY : 0,6XaY ; XA=0,4; Xa= 0,6

=> tần số alen giới cái P: XA=0,4; Xa= 0,6


II. Sai, sự biểu hiện khác nhau ở 2 giới là do gen nằm trên NST giới tính X chứ không phải giới tính đã ảnh hưởng đến sự
biểu hiện của gen.

III. Đúng, giới cái P : xXAXA+ yXAXa+ 0,4XaXa = 1 mà tần số alen giới cái P: XA=0,4; Xa= 0,6 => y= 0,4, x = 0,2 . Trong số chân
cao, dị hợp chiếm 0,4 / 0,6 = 2/3

IV. Đúng, Tần số alen ở 2 giới qua các thế hệ được xác định như sau.

Giới cái Giới đực

XA Xa XA Xa

P 0,4 0,6 0,6 0,4

F1 (0,4 + 0,6)/2 = 0,5 ( 0,6 + 0,4) /2 = 0,5 0,4 0,6

F2 0,45 0,55 0,5 0,5

nếu cho F2 ngẫu phối thì chân cao F3 XAXA+XAXa+XAY = 0,45. 0,5/2 + 0,55 x 0,5/2 + 0,45 x 0,5/2 + 0,45 x ½ = 0,5875

You might also like