Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Trường: THCS&THPT Quan Lạn Họ và tên: Dương Vũ Thuyền Trăng

Tổ: Xã hội

Ngày giảng: 12/01/2024 Tiết: 19

Bài 16:
HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI
TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau khi học bài này học sinh
- Biết những hoạt động của NAQ từ 1917 đến 1923 ở Pháp. Nhấn mạnh đến việc
NAQ đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
- Hiểu những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1923 đến 1924 ở Liên Xô để hiểu rõ đó
là sự chuẩn bị tư tưởng cho sự thành lập Đảng
- Trình bày những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1924 đến 1925 ở Trung Quốc để
hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tổ chức cho sự thành lập Đảng
- Nhận xét về quá trình hoạt động cách mạng của NAQ từ 1919 – 1925?
2. Năng lực
2. Năng lực
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: HS biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm
phù hợp với nhiệm vụ do GV giao, xác định được trách nhiệm và các việc cần thực
hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
- Phát triển năng lực lịch sử: HS tái hiện được các sự kiện trong hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc, HS tư duy phân tích tổng hợp để nhận xét đánh giá được ý nghĩa
của các sự kiện đó.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: qua bài học, HS thêm kính yêu, khâm phục lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh, biết ơn những công lao to lớn của Người đối với dân tộc, từ đó bồi
dưỡng thêm tình yêu quê hương, đất nước của HS.
- Phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của
cá nhân và của nhóm, tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bài giảng điện tử, video, tranh ảnh về Nguyễn Ái Quốc (1919-1925).
- Chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ
học tập:
+ Nhóm 1: hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp từ 1919 đến 1923.
+ Nhóm 2: hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô từ 1923 đến 1924.
+ Nhóm 3: hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc từ 1924 đến 1925.
Trường: THCS&THPT Quan Lạn Họ và tên: Dương Vũ Thuyền Trăng
Tổ: Xã hội

Yêu cầu: các nhóm tự lựa chọn hình thức báo cáo, nội dung rõ ràng, ngắn gọn, mỗi
nhóm có tối đa 3 phút để thuyết trình.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sưu tầm tư liệu: ảnh, video về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những
năm 1919-1925
- Sản phẩm hoạt động cá nhân, nhóm ở nhà theo hướng dẫn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Mở đầu/Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính sẽ tìm hiểu trong bài học.
b. Nội dung: HS nghe bài hát và trả lời câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm:
Câu trả lời của HS về địa danh, nhân vật và sự kiện lịch sử được nhắc đến trong
bài hát, nêu được một số hiểu biết về nhân vật đó.
d. Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi trước khi cho HS
nghe một đoạn trong ca khúc “Thăm bến Nhà Rồng” (độ dài 1 phút 25 giây): Em hãy
cho biết tên địa danh, nhân vật và sự kiện lịch sử được nhắc đến trong bài hát. Nêu
hiểu biết của em về nhân vật đó.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe bài hát, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và giới thiệu vào bài học.
Người đi tìm hình của nước”
”Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương”
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút)
2.1. Tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 1925 (25
phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày và nhận xét được ý nghĩa những hoạt động của Nguyễn Ái
Quốc ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc từ 1919 đến 1925
b. Nội dung:
Trường: THCS&THPT Quan Lạn Họ và tên: Dương Vũ Thuyền Trăng
Tổ: Xã hội

GV tổ chức cho 3 nhóm trưng bày và báo cáo sản phẩm chuẩn bị của nhóm:
- Nhóm 1: hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp từ 1919 đến 1923.
- Nhóm 2: hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô từ 1923 đến 1924.
- Nhóm 3: hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc từ 1924 đến 1925.
c. Sản phẩm: Báo cáo bằng powerpoint, sơ đồ tư duy, tranh vẽ, …về hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 1925.
d. Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện: Dự kiến sản phẩm
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV nhắc lại các I/Tìm hiểu hoạt động của
nhiệm vụ đã giao cho 3 nhóm chuẩn bị, yêu Nguyễn Ái Quốc trong những
cầu 3 nhóm chuẩn bị thuyết trình sản phẩm năm 1919 – 1925.
(thời gian: tối đa 3 phút/nhóm) 1/ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
- Báo cáo, thảo luận: các nhóm lần lượt báo ở Pháp từ 1919 đến 1923.
cáo sản phẩm 2/ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
+ GV bốc thăm HS thuyết trình của ở Liên Xô từ 1923 đến 1924.
từng nhóm. 3/ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
+ Các nhóm khác, quan sát, lắng nghe, ở Trung Quốc từ 1924 đến 1925
nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét sản phẩm
và hoạt động của 3 nhóm, chiếu bảng thông
tin phản hồi để chốt kiến thức.

2.2. Đánh giá công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong
những năm 1919 – 1925 (5 phút)
a. Mục tiêu: HS đánh giá được công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt
Nam trong những năm 1919 - 1925.
b. Nội dung:
HS thảo luận nhóm bàn để trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: HS trả lời được:
- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng.
d. Tổ chức thực hiện
Tổ chức thực hiện: Dự kiến sản phẩm
- Chuyển giao nhiệm vụ: II/ Đánh giá công lao của Nguyễn
+ GV đặt câu hỏi: Qua việc tìm hiểu Ái Quốc đối với cách mạng Việt
những hoạt động của NAQ từ 1919 đến 1925, Nam trong những năm 1919 –
Trường: THCS&THPT Quan Lạn Họ và tên: Dương Vũ Thuyền Trăng
Tổ: Xã hội

em đánh giá như thế nào công lao của NAQ 1925
đối với CMVN giai đoạn này?
+ Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn
trong 2 phút.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, thảo luận
theo nhóm bàn.
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi; thảo
luận, phản biện giữa các nhóm bàn.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét hoạt động
của HS,
3. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu:
HS vận dụng được kiến thức đã học trong bài để trả lời được các câu hỏi trong
trò chơi “Bí mật trong quả bóng
b. Nội dung:
Các câu hỏi trong trò chơi (trắc nghiệm và tự luận ngắn)
Câu 1: Ý nghĩa của tên gọi “Nguyễn Ái Quốc “là gì?
Câu 2: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tờ báo nào?
Câu 3: Sự kiện nào sau đây đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm đường cứu
nước của Nguyễn Ái Quốc?
A. Gửi yêu sách đến Hội nghị Vec-xai (1919).
B. Đọc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920).
C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920).
D. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).
Câu 4: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với CMVN là gì?
….
c. Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm
do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.
Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu tên trò chơi, phổ biến thể lệ, cách chơi, cử 1
HS làm quản trò, 1 HS làm thư kí.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS quản trò tổ chức cho cả lớp tham gia trò chơi. HS có nhiệm
vụ làm thư kí quan sát và ghi lại tên của các HS trả lời đúng để tính điểm thi đua.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét sự hăng hái, tích cực tham gia trò chơi của HS,
chốt lại kiến thức trọng tâm HS cần ghi nhớ.
Trường: THCS&THPT Quan Lạn Họ và tên: Dương Vũ Thuyền Trăng
Tổ: Xã hội

4. Hoạt động vân dụng (5 phút)


a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học trong bài để tìm hiểu về tác phẩm
văn, thơ viết về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở giai đoạn này
b. Nội dung:
HS tìm hiểu bài thơ “Người đi tìm hình của nước” (Chế Lan Viên) và tìm ra các
sự kiện đã học được nhắc đến trong bài thơ.
c. Sản phẩm
Bài viết của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Tìm hiểu bài thơ “Người đi tìm hình của nước” (Chế Lan
Viên) và tìm ra các sự kiện đã học được nhắc đến trong bài thơ, phát biểu cảm nghĩ
của em về khổ thơ em thích nhất (bài viết có độ dài không quá 2 trang)
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- Hạn nộp bài: ngày ….
- Tiêu chí chấm điểm:
Tiêu chí Nội dung Điểm
Nội dung - Nêu được đầy đủ các sự kiện đã học được nhắc đến 8
trong bài thơ.
- Bài viết hay, sáng tạo
Hình thức Viết tay, độ dài không quá 2 trang, trình bày đẹp 2
Tổng 10

*Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau:


-Hướng dẫn HS học ở nhà:
+ Học thuộc nội dung bài theo hệ thống các câu hỏi trong SGk.
+ Hoàn thiện các bài tập vào vở.
-Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau: Chuẩn bị bài 17: Cách mạng việt nam trước khi
Đảng Cộng sản ra đời.
+ Hoàn cảnh ra đời, thành phần, quá trình hoạt động của Tân Việt cách mạng Đảng?
+ Hoàn cảnh ra đời, thành phần, quá trình hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng?
+ Tìm hiểu các di tích lịch sử, đường phố hoặc tên của các ngôi trường có liên quan
đến các sự kiện, nhân vật lịch sử xuất hiện trong bài học ở địa phương mà e biết?
Trường: THCS&THPT Quan Lạn Họ và tên: Dương Vũ Thuyền Trăng
Tổ: Xã hội

You might also like