Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu I (2,0 điểm)

Anh (chị) hiểu thế nào là nghe? Các hình thức nghe được triển khai trong
chương trình Ngữ văn bậc trung học?
- Nêu được khái niệm nghe.
Nghe là hoạt động lĩnh hội, tiếp nhận thông tin, xử lý âm thanh tác động đến thính
giác của con người. Đó là hoạt động thông qua các thao tác phân tích, tổng hợp và hệ
thống hóa, người tiếp nhận có thể hiểu được thông tin, lý giải luận giải được lời nói.
- Nêu được mối quan hệ giữa nghe với nói.
Nói và nghe là hai hoạt động khác nhau nhưng luôn song hành, gắn bó với nhau. Đây
là hai hoạt động diễn ra đồng thời, phụ thuộc, nương tựa vào nhau, trong đó hoạt động
nói là cơ sở để tiến hành hoạt động nghe và ngược lại. Nếu nói là thuật ngữ chỉ một
hành động hoặc hành vi phát tin, truyền tin thông qua việc người nói sử dụng khẩu
ngữ và các yếu tố phi ngôn ngữ đi kèm (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt,…) thì nghe là hoạt
động thu nhận thông tin của người nghe, là “khả năng xác định và hiểu những gì
người khác đang nói”.
- Nêu được các hình thức nghe trong chương trình Ngữ văn bậc THPT: Thuyết
trình, thảo luận, tương tác
- Ví dụ minh họa cho nội dung nói nghe tương tác
Khi dạy “Bài 3. Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận, phần Nói và nghe:
Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau” (Bộ sách kết nối tri thức
với cuộc sống - Ngữ văn 10, tập 1)
- GV Giới thiệu chủ đề tranh biện: “HS cấp THPT nên mặc đồng phục đến
trường”
- GV vận dụng lồng ghép phương pháp hoạt động nhóm kết hợp tranh biện. GV
sẽ chia lớp thành 2 nhóm: nhóm khẳng định và nhóm phủ định. HS khi được
phân công vào nhóm nào sẽ tôn trọng và tuân thủ ý kiến của nhóm đó. Để giành
chiến thắng trong phần tranh biện, HS phải tìm tòi, nghiên cứu kĩ những lí lẽ
bảo vệ cho quan điểm của nhóm mình và tìm điểm chưa hợp lí của nhóm bạn
để phản đối. Điều này kích thích tư duy và sự ham học hỏi, ưa chinh phục của
HS.
=> Như vậy, thông qua hoạt động tranh biện, HS sẽ lần lượt được đổi vai người
nói - người nghe, luyện tập được kĩ năng nói nghe tương tác, thảo luận cũng
như bày tỏ được ý kiến, quan điểm của mình trong các tình huống khác nhau.
Câu II (3,0 điểm)
Phân tích mục tiêu dạy học nói nghe ở bậc Trung học phổ thông?
- Nêu được vị trí của phần nói và nghe trong chương trình Ngữ văn THPT.
- Nêu được nội dung dạy học ở THPT
+ Nêu được mục tiêu
Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất đã được hình thành ở trung học cơ
sở; mở rộng và nâng cao yêu cầu phát triển phẩm chất
- Tiếp tục phát triển các năng lực đã hình thành ở trung học cơ sở với các yêu cầu cần
đạt cao hơn: Nói và nghe linh hoạt; có khả năng nghe và đánh giá được nội dung cũng
như hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; biết tham gia và có chủ kiến, cá tính, có
thái độ tranh luận phù hợp trong tranh luận.
- Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân tích và nhận xét được đặc điểm của
ngôn ngữ văn học; phân biệt được cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong văn học;
nhận biết và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học dựa vào đặc điểm phong cách văn
học; có trí tưởng tượng phong phú, biết thưởng thức, tiếp nhận và đánh giá văn học;
tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.
+ Nội dung
Về kĩ năng nói và nghe, chương trình yêu cầu học sinh nói và nghe linh hoạt; biết
tham gia tranh luận về những vấn đề tồn tại các quan điểm trái ngược nhau. Qua thực
hành giao tiếp, học sinh nắm được phương pháp, quy trình tiến hành mộtcuộc tranh
luận; nắm bắt và đánh giá được quan điểm trái ngược với mình để tranh luận một cách
hiệu quả; có thái độ cầu thị và văn hoá tranh luận phù hợp; có khả năng nghe thuyết
trình và đánh giá được nội dung cũng như hình thức biểu đạt củabài thuyết trình; có
nhu cầu, hứng thú thể hiện chủ kiến, cá tính trong tranh luận. Năng lực giao tiếp và
năng lực thẩm mĩ của học sinh được phát triển tậptrung hơn trên cơ sở gia tăng mức
độ phức tạp của hoạt động luyện tập, thực hành đồng thời với việc cung cấp thêm
những kiến thức phổ thông, thiết yếu về đời sống, văn hoá, lịch sử và văn học
+ Hình thức nói và nghe
- Nói nghe tương tác: ns nghe luân phiên nhau
- Nói nghe ko tt: Nghe nhưng ko thể nói hoặc nói ko thể nghe được phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá
Tập trung vào yêu cầu học sinh nói đúng chủ đề và mục tiêu; sự tự tin, năng động của
người nói; biết chú ý đến người nghe; biết tranh luận và thuyết phục; có kĩ thuật nói
thích hợp; biết sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và phương tiện công
nghệ hỗ trợ. Đối với kĩ năng nghe, yêu cầu học sinh nắm bắt nội dung do người khác
nói; nắm bắt và đánh giá được quan điểm, ý định của người nói; biết đặt câu hỏi, nêu
vấn đề, trao đổi để kiểm tra những thông tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tôn
trọng người nói; biết lắng nghe và tôn trọng những ý kiến khác biệt.
Câu III (5,0 điểm)
Phân tích nội dung dạy học nói nghe ở SGK Ngữ văn 10, tập 1 – Bộ Kết nối tri thức
với cuộc sống?
Nêu được mục tiêu dạy học nói và nghe ở lớp 10
Nói
+ Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với
các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
+ Trình bày được báo cáo về một kết quả nghiên cứu hay hoạt động trải nghiệm.
+ Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo
lựa chọn cá nhân).
Nghe
+ Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói. Biết nhận
xét về nội dung và hình thức thuyết trình.
Nói nghe tương tác
+ Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ
thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó; tôn trọng người đối thoại.
Nêu được vị trí của các nội dung dạy học nói và nghe
Bài 1: Trình bày được các nhận định, đánh giá về tác phẩm truyện một cách
thuyết phục : nêu luận điểm rõ ràng, phối hợp linh hoạt phương tiện ngôn ngữ
và phi ngôn ngữ, làm nổi bật được nội dung thuyết trình
Bài2 : Nêu lên được quan điểm cá nhân về vấn đề thuyết trình, thể hiện được sự
tôn trọng những cảm nhận, đánh giá đa dạng đối với một tác phẩm thơ, đặt
được câu hỏi để mời thảo luận
Bài 3: Xác định rõ vấn đề cần thảo luận. Thể hiện được thái độ tán thành hay
phản đối những ý kiến đã phát biểu. Nêu quan điểm , nhận định của bản thân về
vấn đề
Bài 4: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu. Trình bày khái quát kết quả nghiên cứu .
trước khi trình bày thì cần nêu tóm tắt báo cáo kết quả nghiên cứu
Bài 5: Nêu vấn đề nghiên cứu và lí do chọn vấn đề đó, trình bày quá trình và
cách thức thực hiện công việc .Nhận biết cấu trúc của bài nghiên cứu, nhận biết
được luận điểm lớn, nhỏ
- Hệ thống các bài dạy học nói và nghe.
Gồm 5 bài:
Bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện
(45 phút)
Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm thơ (45
phút)
Bài 3. Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận
Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau (45 phút)
Bài 4. Sức sống của sử thi
Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề (45 phút)
Bài 5. Tích trò sân khấu dân gian
Nói và nghe: Lắng nghe và phản hồi về kết quả thuyết trình một bài nghiên cứu (45
phút)
- Thời lượng dạy học nói và nghe: mỗi bài có 45 phút
- Cấu trúc hướng dẫn dạy học của phần dạy học nói và nghe trong sách.
+ Chuẩn bị nói
- Lựa chọn đề tài
- Tìm ý và sắp xếp ý
- Xác định từ ngữ then chốt
+ Chuẩn bị nghe
- Tìm hiểu một số nội dung có liên quan đến bài nói
Tiêu chí đánh giá các kĩ năng nói và nghe

You might also like