Bai Tap

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI TẬP VỀ NHÀ HOÁ DƯỢC 1

Phần Loạn nhịp – Suy tim


SINH VIÊN VIẾT TAY BẰNG LỜI VĂN CỦA CHÍNH MÌNH TRÊN GIẤY A4 VÀ NỘP VỀ
CHO GIẢNG VIÊN (LỚP TRƯỞNG TẬP TRUNG BÀI LÀM CỦA LỚP VÀ NỘP LẠI CHO
GIẢNG VIÊN ĐẦY ĐỦ VÀ ĐÚNG THỜI GIAN)

HẠN NỘP: 9H45 SÁNG THỨ BA (03/10/2023)

ĐỊA ĐIỂM: GIẢNG ĐƯỜNG G7.4

Câu 1: Cho biết các loại cation quyết định đến điện thế màng ở tim. Thế nào là phân cực
màng, khử cực màng và tái cực màng.

Câu 2: Trình bày các sự kiện xảy ra trong điện thế hoạt động của tim ở các sợi đáp ứng
nhanh.

Câu 3: Trình bày các sự kiện xảy ra trong điện thế hoạt động của tim ở các sợi đáp ứng
chậm.

Câu 4: Thế nào khoảng thời gian điện thế hoạt động (APD), thời kỳ trơ tuyệt đối (hiệu
quả) (ERP), và thời kỳ trơ tương đối (RRP) của tim.

Câu 5: Thế nào là dòng Na + cửa sổ, tác động của dòng Na + đến APD của điện thế hoạt
động.

Câu 6: Thế nào là dòng tạo nhịp ở tim, dòng tạo nhịp xuất hiện ở tổ chức nào trên tim.

Câu 7: Phân loại các thuốc chống loạn nhịp tim, mỗi nhóm thuốc tác động trên pha nào
của điện thế hoạt động của tim, mỗi nhóm thuốc hãy viết ra tất cả các thuốc đã được học.

Câu 8: Trình bày sự khác nhau giữa 3 nhóm thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1A, 1B và
1C

Câu 9: Vì sao thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1B làm rút ngắn APD.

Câu 10: Khoảng QT trên điện tâm đồ là gì? Thế nào là hội chứng kéo dài khoảng QT?
Nguyên nhân gây kéo dài khoảng QT? Hậu quả của kéo dài khoảng QT?

Câu 11: Thế nào là hợp chất quang hoạt, nguyên tử carbon bất đối, đồng phân quang
học, đồng phân quang học đối quang, đồng phân quang học di-a, đồng phân quang học
quay phải, đồng phân quang học quay trái, đồng phân d-l, đồng phân quang học epimer,
đồng phân erythro-threo, cấu hình S-R, hỗn hợp racemic (racemate).

Câu 12: Trình bày các tác dụng của Quinidine. Vì sao khi sử dụng Quinidin để điều trị
rung nhĩ thì trước đó phải sử dụng một glycosid tim.

Câu 13: Cho biết các thuốc nào sử dụng trên lâm sàng có thể gây hội chứng giống lupus
ban đỏ hệ thống. Đối tượng nào sẽ bị hội chứng giống lupus ban đỏ hệ thống khi sử dụng
các thuốc đó.
Câu 14: Các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1B được lựa chọn sử dụng trong trường
hợp nào?

Câu 15. Trình bày các tác dụng của lidocain. Vì sao lidocain sử dụng bằng đường tiêm
khi điều trị loạn nhịp tim. Trên lâm sàng có những loại dung dịch tiêm lidocain nào, chỉ
định cụ thể của từng loại?

Câu 16: Trong các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1, chất nào có thêm cơ chế tác dụng
của thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 2.

Câu 17: Trong các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1, chất nào có thêm cơ chế tác dụng
của thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 3.

Câu 18: Trên tim, hệ thần kinh thực vật được phân bố đến như thế nào, có các loại
receptor nào? Hoạt hóa hệ thần kinh thực vật trên tim sẽ gây ra tác dụng gì?

Câu 19: Phân loại các thuốc chẹn beta giao cảm. Mỗi loại hãy viết ra tất cả các thuốc đã
được học.

Câu 20: Các chỉ định chính của các thuốc chẹn beta trên bệnh tim mạch.

Câu 21: Trên lâm sàng thuốc nào thườn đựợc sử dụng cấp cứu loạn nhịp nhanh trên thất
(SVT).

Câu 22: Cho biết thuốc chống loạn nhịp tim nào có cơ chế tác dụng của tất cả các nhóm
thuốc chống loạn nhịp tim.

Câu 23: Trình bày các đặc điểm của Amiodaron dẫn đến những lưu ý đặc biệt của chất
này khi sử dụng trên lâm sàng.

- Tên gọi
- Thời gian bán hủy
- Cấu trúc

Câu 24: Trình bày sự khác nhau giữa Dronedarone và Amiodarone.

Câu 25: Cho biết sự kiện gì sẽ xảy ra khi có dòng Ca 2+ đi từ ngoại bào vào nội bào? Các
thuốc có tác dụng phong bế kênh Ca2+ được phân loại như thế nào? Chỉ định của từng
loại?

Câu 26: Trình bày các tác dụng của Verapamil, Diltiazem trên tim.

Câ 27: Trình bày các đặc điểm của Adenosine, Magesium sulfate.

Câu 28: Xoắn đỉnh là gì? Các thuốc nào trên lâm sàng có thể gây xoắn đỉnh? Điều trị
xoắn đỉnh?

Câu 29: Suy tim là gì? 3 đặc điểm quan trọng cần nhớ trong suy tim là gì?

Câu 30: Trình bày chiến lược điều trị suy tim (trình bày rõ tác dụng của từng nhóm thuốc)

Câu 31: Trình bày cơ chế tác dụng làm tăng lực co bóp cơ tim của các glycoside tim.
Câu 32: Vì sao tăng kali máu gây gây giảm tác dụng và độc tính của glycoside tim và
ngược lại?

Câu 33: Các glycoside tim nào thường được sử dụng trên lâm sàng?

Câu 34: Vì sao glycoside tim làm chậm dẫn truyền qua nút nhĩ-thất?

Câu 35: Trình bày cơ chế tác dụng và tác dụng của glycoside tim trên tâm nhĩ, nút nhĩ
thất, tâm thất và hệ Purkinje.

Câu 36: Trình bày các đặc điểm khi bị ngộ độc glycoside tim, điều trị ngộ độc glycoside
tim như thế nào?

Câu 37: Độc tính của glycoside tim tăng khi nào? Vì sao? (giải thích từng cơ chế)

Câu 38: Thế nào là loạn nhịp Woff-Parkinson-White? Vì sao trong loại loạn nhịp tim này
ko nên dùng glycoside tim (digoxin)?

Câu 39: Trình bày cơ chế làm tăng lực co bóp cơ tim của các Bipyridine (Inamrinone,
Milrinone).

Câu 40: Trình bày đặc điểm giống và khác nhau giữa Dobutamine và Dopamine.

Câu 41: Trình bày các đặc điểm của Nesiritide?

Câu 42: Trình bày cập nhật mới về phân loại các nhóm thuốc chống loạn nhịp tim.

Câu 43: Trình bày cập nhật mới về các thuốc điều trị suy tim.

You might also like