Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC AN TOÀN PCCC

Họ và tên:………………………………………… …….Năm sinh :....................


Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: ............................................Ngày cấp:..../…./……..
Nơi làm việc/ nơi thường trú:………………………………………………….
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Lực lượng nòng cốt trong hoạt động PCCC của toàn dân là lực
lượng nào sau đây?
a) Lực lượng dân phòng
b) Lực lượng PCCC cơ sở
c) Lực lượng Cảnh sát PCCC
d, Tất cả các lực lượng trên
Câu 2: Luật PCCC quy định khi có cháy yêu cầu nào được ưu tiên sử dụng
cho chữa cháy?
a) Mọi nguồn nước chữa cháy.
b) Mọi nguồn nước và các vật liệu chữa cháy.
c) Các vật liệu chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy.
d) Mọi nguồn nước và các vật dụng khác.
Câu 3: Khi bị cháy ở nhà cao tầng, anh/chị sẽ thoát nạn như thế nào?
a) Chạy lên
b) Đi bằng thang máy
c) Chạy xuống bằng cầu thang bộ theo biển chỉ dẫn thoát nạn trong tòa nhà.
d) Ở trong phòng đóng kín cửa lại
Câu 4: Trong Luật PCCC giải thích “Chất nguy hiểm về cháy, nổ” như thế
nào?
a) Là Chất lỏng, chất khí, máy móc hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ
b) Là Chất lỏng, chất khí, chất rắn, hoặc máy móc dễ xảy ra cháy, nổ
c) Là Chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ.
d) Các chất có tính chất đặc biệt nguy hiểm về cháy nổ như xăng, dầu, khí
đốt, hóa lỏng
Câu 5: Các hành vi nào sau đây vi phạm quy định về việc quản lý, bảo
quản và sử dụng chất nguy hiểm về cháy, nổ?
a) Sử dụng kho, thiết bị chứa chất nguy hiểm về cháy, nổ không đảm bảo
các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định
b) Sử dụng thiết bị, phương tiện chứa chất nguy hiểm về cháy, nổ chưa được
kiểm định hoặc đã hết hạn sử dụng theo quy định. Bố trí, sắp xếp chất
nguy hiểm về cháy, nổ không theo từng nhóm riêng theo quy định
c) Câu A và B sai
1
d) Câu A và B đúng
Câu 6: Đối tượng áp dụng của luật PCCC:
a) Cơ quan, tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
b) Hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
c) Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh
thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
d) Tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động,sinh sống trong và ngoài
nước Việt Nam.
Câu 7: Khu vực chữa cháy được định nghĩa như thế nào:
a) Là khu vực mà lực lượng chữa cháy triển khai các công việc chữa cháy.
b) Là nơi đám cháy phát sinh.
c) Là nơi xe chữa cháy đậu.
d) Là nơi đám cháy phát sinh và lan sang các khu vực lân cận.
Câu 8: Điều kiện để tham gia Đội dân phòng và đội PCCC cơ sở khi có yêu
cầu?
a) Công dân từ 16 tuổi, đủ sức khỏe
b) Công dân từ 18 tuổi trở lên
c) Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe
d) Công dân từ 16 tuổi đến 50 tuổi, đủ sức khỏe
Câu 9: Trong Luật phòng cháy và chữa cháy, khái niệm “cháy” được hiểu
như thế nào?
a) Là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng.
b) Là trường hợp xảy ra cháy ngoài ý muốn của con người có thể gây thiệt
hại về tài sản và ảnh hưởng đến môi trường.
c) Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về
người, tài sản và ảnh hưởng môi trường
d) Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về
người và tài sản.
Câu 10: Trong Luật PCCC mọi hoạt động PCCC trước hết phải được thực
hiện và giải quyết bằng gì?
a) Lực lượng và phương tiện tại chỗ.
b) Lực lượng và phương tiện chữa cháy chuyên nghiệp.
c) Lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ và chuyên nghiệp.
d) Bằng các phương tiện chữa cháy tại chỗ.
2
Câu 11: Bình chữa cháy bằng khí CO2 chữa cháy hiệu quả ở khu vực nào?
a) Ngoài trời
b) Nơi có gió
c) Nơi kín gió
d) Tất cả các đáp án trên
Câu 12: Trong lĩnh vực xây dựng, Luật PCCC quy định hành vi nào bị
nghiêm cấm ?
a. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà không có thiết kế
về PCCC
b. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà chưa có thiết kế
được duyệt về PCCC
c. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ gần các nhà và công
trình công cộng
d. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà không có trang bị
phương tiện PCCC
Câu 13: Sử dụng phương tiện chữa cháy nào khi cháy xăng dầu?
a) Bình CO2
b) Họng nước chữa cháy vách tường
c) Bình bột ABCD
d) Đáp án A và C đều đúng.
Câu 14: Ai là người chỉ huy chữa cháy khi có lực lượng PCCC chuyên
nghiệp tại nơi có cháy xảy ra?
a, Người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.
b, Cán bộ trực tiếp quản lý địa bàn là người chỉ huy chữa cháy.
c, Đội trưởng đội chữa cháy chuyên nghiệp là người chỉ huy chữa cháy.
d, Người đứng đầu cơ sở là người chỉ huy chữa cháy.
Câu 15: Khi có cháy bạn cần phải làm gì ?
a, Báo động – gọi 114, dùng các phương tiện chữa cháy.
b, Gọi 114, cắt điện , dùng các phương tiện chữa cháy
c, Cắt điện , gọi 114 , dùng các phương tiện chữa cháy
d, Báo động, cắt điện, dùng các phương tiện chữa cháy, gọi 114 và báo cho
mọi người xung quanh cùng biết.
Câu 16: Có mấy nguyên tắc chính trong hoạt động phòng cháy và chữa
cháy?
a) 4
b) 5

3
c) 6
d) 9
Câu 17: Sử dụng Nước để chữa các đám cháy nào?
a) Bông, vải, sợi, gỗ, rượu, cồn
b) Bông, vải, sợi, xăng, dầu
c) Bông, vải, sợi, gỗ, kim loại
Bông, vải, sợi, xăng , kim loại
Câu 18: Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí CO2 thường được lắp đặt
trong các trường hợp nào?
a) Phòng chứa thiết bị điện điện tử.
b) Phòng chứa phương tiện liên lạc viễn thông.
c) Phòng chứa các chất lỏng và khí cháy được.
d) Tất cả các trường hợp trên.
Câu 19 : Cách sử dụng bình chữa cháy bằng bột như thế nào?
a) Ném cả bình vào đám cháy.
b) Lắc bình, rút chốt, hướng loa phun vào ngọn lửa, bóp cò.
c) Đứng tại chỗ phun chất chữa cháy.
d) Cả a,b,c đều đúng.
Câu 20: Đội PCCC cơ sở do ai thành lập, quản lý và chỉ đạo?
a) Người đứng đầu cơ sở
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở hoạt động
c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở
d) Người đứng đầu sơ quan PCCC quản lý cơ sở

You might also like