LỊCH SỬ TG CẬN ĐẠI

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

LỊCH SỬ TG CẬN ĐẠI

Câu hỏi hôn tâp:


1 - Làm rõ tính chất bảo thủ của cuộc cách mạng tư sản Anh ?
2 - Làm rõ thế mạnh của giai cấp tư sản Pháp so với giai cấp tư sản Anh khi tiến
hành cách mạng tư sản ?
3 - Chứng minh: cách mạng Pháp (1789-1799) là cuộc cách mạng tư sản triệt để và
điển hình nhất ?
4 - Làm rõ 5 đặc trưng cơ bản của CNĐQ và nhận thức của anh/ chị về 5 đặc trưng
của CNĐQ trong giai đoạn hiện nay?
5 - Phân tích những bài học rút ra từ Chiến tranh thế giới thứ Nhất? Liên hệ với
tình hình quốc tế hiện nay ?
6 – Phân tích nguyên nhân thất bại của Công xã Pari ?

1
câu1 - Làm rõ tính chất bảo thủ của cuộc cách mạng tư sản Anh ?
1. Tình hình nước Anh trước cuộc cách mạng
- Về kinh tế: đầu thế kỷ XVII kinh tế Anh phát triển nhất Châu Âu. Sảnxuất
công trường thủ công đã chiếm ưu thế hơn so với sản xuất phường hội.Tư sản
Anh giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển của ngoại thương, chủyếu là buôn
bán len dạ và buôn nô lệ da đen. Về nông nghiệp, Chủ nghĩa tưbản xâm nhập
vào nông thôn, xuất hiện tầng lớp quý tộc mới.
- Về chính trị: chế độ phong kiến với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc vàgiáo hội
Anh ngày càng cản trở sự kinh doanh và làm giàu của tư sản và quýtộc mới.
Sác-lơ I đặt ra nhiều thứ thuế, duy trì đặc quyền phong kiến làmcho đời sống
nhân dân hết sức cơ cực, kìm hãm sự phát triển của lực lượngsản xuất tư bản
chủ nghĩa.
- Về xã hội: tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng, đời sống nhândân cực
khổ. Tư sản, quý tộc mới, nông dân mâu thuẫn phong kiến phản độngCách
mạng bùng nổ.
2. Nguyên nhân, diễn biến, tính chất của cuộc cách mạng tư sản Anh
Nguyên nhân: Mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến với giai cấp tư sản và nhân
dânlao động ngày càng gay gắt. Trước khi cuốc nội chiến bùng nổ, phong
tràođấu tranh diễn ra hết sức gay gắt. Trước hết là cuộc khởi nghĩa của
quầnchúng nhân, đồng thời có cuộc đấu tranh gay gắt giữa nhà vua với tư
sảndiễn ra với nghị viện. Lúc này hầu hết nghị viện là tư sản hoặc quý tộc mới.
Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân trực tiếp là ngòi nổ chiến tranh xoay quanh vấn đề tài chính:
Tháng 4/1640, vua Sác-lơ I triệu tập quốc hội yêu cầu tăng thuế để đàn áp cuộc
nổi dậy của người Xcốt-len ở miền Bắc nước Anh. Quốc hội không phê duyệt
các khoản thuế mới, công kích chính sách bạo ngược của nhà vua và đòi quyền
kiểm soát quân đội, tài chính và Giáo hội.
Sác-lơ I định dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, song lại bị nhân dân phản đối. Bị
thất bại, Sác-lơ I phải chạy lên phía Bắc Luân Đôn và chuẩn bị lực lượng để
phản công.
Diễn biến: Tháng 8/1642, vua Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội. Cuộc nội
chiến chính thức bùng nổ, diễn ra từ năm 1642 – 1648. Phe Quốc hội được sự
ủng hộ của nhân dân. Nhà vua có sự hỗ trợ từ quý tộc phong kiến và Giáo hội
Anh.
Dưới áp lực của quần chúng, đầu năm 1949, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành
nước cộng hòa do Crôm-oen (1599 – 1658) đứng đầu. Cuộc cách mạng tư sản
Anh đạt đến đỉnh cao.

2
Sau đó, Crôm-oen đưa quân đi đánh Ai-len và Xcốt-len. Để bảo vệ quyền lợi, tư
sản và quý tộc mới đã trao trọng trách cho Crôm-oen với tước Bảo hộ công.
Nền độc tài quân sự được thiết lập (1653).
Sau khi Crôm-oen qua đời năm 1658, chính trị nước Anh lâm vào tình trạng
khủng hoảng. Quốc hội thỏa hiệp với lực lượng phong kiến cũ.
Tháng 12/1688, Quốc hội tiến hành chính biến đưa Vin-hem Ô-ran-giơ (quốc
trưởng Hà Lan, con rể vua Anh) lên ngôi vua. Chế độ quân chủ lập hiến được
xác lập.
Tính chất: là cuộc cách mạng bảo thủ không triệt để
- (chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, giai cấp tư sản không dám
duy trì nền cộng hoà mà phải liên minh với thế lực phong kiến, thiết lập nên nhà
nước quân chủ lậ phiến).
- Cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản vì nó lật đổ quan hệ sản xuất
phong kiến, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, mở
đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh. Cách mạng được tiến hành dưới
sự lãnh đạo của một liên minh tư sản và quí tộc mới, nông dân là động lực cơ
bản của cách mạng. Tuy nhiên, trong quá trình diễn biến của cách mạng, giai
cấp thống trị đã phản bội đồng minh của mình, không giải quyết vấn đề ruộng
đất cho nông dân .Vì thế cách mạng còn mang tính chất bảo thủ. Một đặc điểm
nữa là cuộc đấu tranh cách mạng diễn ra dưới hình thức tôn giáo, vì các phe
phái tập trung trong hai tôn giáo lớn là Anh giáo và Thanh giáo.
- Thoả hiệp vs pk, còn ngôi vua - chế độ quân chủ lập hiến.
Cuộc cách mạng này bùng nổ với hình thức nội chiến giữa hai lực lượng quý tộc
phong kiến với giai cấp tư sản được sự ủn ghộ của quần chúng. Cuộc nội chiến
này kết thức vào năm 1648 với sự thắnglợi thuộc về giai cấp tư sản. Sau cách
mạng, giai cấp tư sản đã thiết lập nhà nước theo chính thể cộng hòa nghị viện
mà quyền lực tối cao của nhà nước tập trung vào Hạ nghị viện. Tuy nhiên chính
thể này không tồn tại lâu dài. Do giai cấp tư sản sau đó đã không thực hiện lời
hứa chia ruộng đất cho nông dân, dẫn đến mâu thuẫn xã hội tiếp tục phát triển
gay gắt giữa tư sản và quần chúng nhân dân lao động. Trước tình thế đó, giai
cấp tư sản đã phải thỏa hiệp với tầng lớp quý tộc mới nhằm mục đích xoa dịu
mâu thuẫn xã hội. Hai sự kiện quan trọng thể hiện rõ sự thỏa hiệp này là:
- Thứ nhất, sau khi Oliver Cromwell – người lãnh đạo cuộc cách mạng tưsản
đang lưu vong ở nước ngoài đã được mời về nước lên ngôi vua năm1660.
- Thứ hai, vào tháng 2/1689, Nghị viện Anh đã thông qua đạo luật mới cótên là
“Đạo luật thừa nhận ngôi vua và quyền hành của Nghị viện”. Đạo luật này là cơ
sở pháp lý cho sự ra đời nhà nước quân chủ lập hiến tồn tại cho đến ngày nay.
Nội dung chủ yếu của đạo luật này là đề cao vai trò của Nghị viện và khẳng
định ngôi vua sẽ được giữ lại nhưng chỉ mang tính biểutượng.

3
Như vậy có thể khẳng định rằng chính thể quân chủ lập hiến ở Anh ra đời là kết
quả của sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản và quý tộc mới, là sản phẩm và biểu
hiện của cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

Cách mạng không triệt để


- Sau Cách mạng , chính thể quân chủ nghị viện đã được xác lập. Anh 7 là nước
có nền quân chủ nghị viện sớm nhất. Đây là kết quả của cuộc cách mạng chống
phong kiến không triệt để; là sự cấu kết giữa giai cấp tư sản và thế lực phong
kiến được phản ánh ở thượng tầng kiến trúc là hình thức nhà nước quân chủ
nghị viện mà quyền lực tập trung vào nghị viện.
- Nguyên nhân là do giai cấp tư sản rất lo sợ phing trào của quần chúng nhân
dân, vì vậy một mặt thẳng tay đàn áp phong trào quần chúng, mặt khác sẵn sàng
thủ tiêu nền cộng hòa để xây dựng một chính quyền có đủ sức mạnh trấn áp
phong trào trong nước và có khả năng chiến thắng những thế lực cạnh tranh bên
ngoài. Hình thức chính thể quân chủ nghị viện được xác lập là chính là cách để
giai cấp tư sản tập trung và bảo vệ quyền lực thống trị vào tay mình.
- Tổ chức bộ máy nhà nước Anh sau Cách mạng gồm ba bộ phận cơ bản: Hoàng
đế, Nghị viện, Chính phủ. Hoàng đế Anh là nguyên thủ quốc gia nhưng lại
không có thực quyền, quyền lực thực chất tập trung hết vào nghị viện hay chính
là rơi vào tay giai cấp tư sản. Thực chất cơ chế chính trị của Anh là hai đảng tư
sản thay nhau nắm quyền nhà nước. Sau cách mạng tư sản Anh, giai cấp tư sản
lên nắm chính quyền đã xóa bỏ hình thức nhà nước cộng hòa nghị viện thay vào
đó là chính thể quân chủ nghị viện, tiến hành xây dựng, tổ chức lại bộ máy nhà
nước phù hợp nhất với quyền lực mà giai cấp tư sản nắm được.
- cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước như sau:
+ Hoàng đế: Hoàng đế không có thực quyền: “ nhà vua trị vì, nhưng không cai
trị”.Hoàng đế tuy là nguyên thủ quốc gia nhưng chỉ nặng về vai trò trượng
trưng.Mọi hoạt động của hoàng đế chỉ nhằm mục đích chính thức hóa về mặt
nhànước các hoạt động của nghị viện, chính phủ. Mọi quyết định của hoàng
đếchỉ có hiệu lực thực thi khi có chữ kí kèm theo của thủ tướng. Hoàng đế
Anhtruyền ngôi cho con trai, nếu không có con trai thì truyền ngôi cho con gái.
+ Nghị viện:Nghị viện có ưu thế hơn hẳn các cơ quan nhà nước khác với những
quyềnhạn rất lớn như sau:
- Quyền lập pháp
- Quyền quyết định ngân sách và thuế
- Quyền giám sát hoạt động của các nội các, bầu hoặc bãi nhiệm cácthành viên
của nội các.
Nước Anh cũng là nước có hai nghị viện vào loại sớm nhất, bao gồm:

4
- Thượng nghị viện hay còn gọi là viện nguyên lão: bao gồm tầng lớpquý tộc
mới không qua bầu cử mà do tầng lớp đại tư sản quý tộc cử ra.
- Hạ nghị viện hay còn gọi là viện dân biểu đại diện cho tần lớp trongdân cư và
do nhân dân bầu ra.
+ Chính phủ: Ở Anh, tiền thân của nội các là viện cơ mật được lập ra và giữ vai
trò tư vấncho nhà vua. Nhưng sau đó, dần dần, viện cơ mật tách khỏi sự kiểm
soát củanhà vua và dần trở thành cơ quan có thực quyền nắm quyền hành
pháp.Người đứng đầu chính phủ là thủ tướng được hoàng đế bổ nhiệm là thủ
lĩnhđảng cầm quyền, đảng chiếm đa số ghế trong hạ nghị viện.

5
Câu2 - Làm rõ thế mạnh của giai cấp tư sản Pháp so với giai cấp tư sản Anh
khi tiến hành cách mạng tư sản ?

Từ giữa tk XVI đến cuối tk XVIII chế độ quân chủ chuyên chế ngày càng suy
yếu:
+ Công cụ, phương thức canh tác thô sơ. Ruộng đất bị bỏ hoang, nạn mất mùa
đói kém
+ Thu nhiều thuế
+ Công, thương nghiệp đình đốn
Thôi thúc nhân dân đấu tranh
Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa từ thời hậu kì trung đại dẫn đến bước
chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản. Bước chuyển ấy được mở đầu
bởi các cuộc cách mạng tư sản.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp
Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).
+ Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến tạo ra mâu thuẫn giữa nhà vua, quý
tộc phong kiến với các gia tầng trong xã hội không thể hòa giải được.
Cuộc cách mạng chống phong kiến, do giai cấp Tư sản đứng đầu bùng nổ, tiêu
biểu ở thời kì này có cuộc cách mạng tư sản Anh và cuộc cách mạng tư sản
Pháp.
Qua đó ta nhìn thấy được cách mạng tư sản Pháp cuối tk XVIII là một cuộc
cách mạng xã hội sâu rộng, là một cuộc cách mạng triệt để nó đó xóa bỏ chế độ
phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển ở Pháp, góp phần đẩy mạnh cuộc
đấu tranh chống phong kiến ở Châu Âu. So sánh cuộc cách mạng tư sản Anh
với cách mạng tư sản Pháp chúng ta nhận thấy được giai cấp tư sản Pháp có
những thế mạnh hơn giai cấp tư sản Anh khi tiến hành cuộc cách mạng tư sản,
được thể hiện qua một số nội dung sau:
Trước cách mạng tư sản Pháp không có lực lượng quý tộc mới nên tư sản Pháp
một mình độc tôn lãnh đạo cách mạng, thì cách mạng không bị vướn bận cản trở
bởi các tư tưởng thỏa hiệp bảo hòa.
GCTS Pháp đứng đầu đẳng cấp thứ 3 mặc dù họ không có đặc quyền đắc lợi
như phong kiến, nhưng họ có địa vị xã hội tiếng nói nhất định, dù rằng trong
hàng ngũ lãnh đạo vẫn có một số quý tộc, thậm chí là cả tăng lữ, nhưng bộ phận
này đã lột xác, hóa thân thành tư sản cả về tư tưởng và hành động.( còn giai cấp
tư sản Anh họ chỉ có mỗi tài sản nhưng họ không có tiếng nói về chính trị, họ
phụ thuộc vào lãnh chúa và tăng lữ ).

6
GCTS Pháp họ đã có hệ tư tưởng riêng, So với nhiều cuộc cách mạng tư sản
khác, cuộc Cách mạng tư sản Pháp được chuẩn bị rất kỷ lưỡng về mặt tư
tưởng. Nếu như thế kỷ trước đó, ở châu Âu nói chung và ở Pháp nói riêng, sự
phê phán chế độ phong kiến và Giáo hội còn biểu hiện rụt rè, kín đáo, phân tán
và còn rất xa mới rút ra những kết luận cách mạng, thì ở thế kỷ XVIII, trước lúc
cách mạng Pháp diễn ra, các nhà tư tưởng đã xuất hiện với một đạo binh hùng
mạnh; trên trận địa tư tưởng, tiếng súng nổ đều khắp các lãnh vực. Đối với họ,
bây giờ không dừng lại ở thắng lợi từng phần, bắn trúng mục tiêu này hay mục
tiêu khác, mà là phá hủy, đạp đổ toàn bộ thành trì của chế độ phong kiến.
Thật vậy, Trào lưu Triết học ánh sáng mà những đại biểu nổi tiếng là Vôn-te,
Mông-te-xki-ơ, Ru-xô, ... không chỉ dừng lại trong việc lật tẩy những kẻ ngự trị
trong ngai vàng, tố cáo quý tộc là những kẻ ăn bám xã hội, mà còn tiến đến xé
bỏ những hào quang thần thánh của Giáo hội, vốn là một công cụ cầm tù nhân
dân về mặt trí tuệ, Ăng-ghen khẳng định:“Đại cách mạng Pháp là cuộc nổi
dậy lần thứ ba của giai cấp tư sản, nhưng nó là cuộc cách mạng đầu tiên đã
vứt bỏ bộ áo tôn giáo” . Điều quan trọng hơn là các nhà Khai sáng Pháp đã
chứng minh về quyền được hưởng tự do của con người, coi nhân dân là nguồn
gốc chủ quyền của quốc gia; đề ra những thiết chế chính trị, các mô hình xã hội
mới. Rõ ràng là “những vĩ nhân Pháp đã soi sáng đầu óc mọi người để
chuẩn bị cho cuộc cách mạng sắp bùng nổ thì chính họ cũng rất cách mạng,
không chịu khuất phục trước bất kỳ một thứ uy quyền nào bên ngoài. Họ
không thừa nhận một thứ uy quyền bên ngoài nào cả. Tôn giáo, quan niệm
về tự nhiên, xã hội, tổ chức nhà nước, tất cả phải được đem ra phê phán hết
sức nghiêm khắc, tất cả đều phải ra trước tòa án của lý tính và biện hộ cho
sự tồn tại của mình hoặc là từ bỏ sự tồn tại của mình” .
Tư tưởng cách mạng của giai cấp tư sản đang lên đáp ứng những khát vọng về
“tự do, bình đẳng, bác ái” của toàn bộ Đẳng cấp thứ ba. Do đó, không lạ gì,
trước cách mạng, người dân Pari đã ngốn đọc hết tất cả những ấn phẩm, thậm
chí cả những bản chép tay chưa kịp in của các nhà Khai sáng. Từ trong những
biệt thự sang trọng, đài các của những quý tộc tiến bộ đến cả những rạp phim,
những quán cà phê, phòng đánh cầu, v.v… , đâu đâu người ta cũng tranh luận
mổ xẻ về những tư tưởng mới. Trên thực tế, trước lúc cách mạng nổ ra, tư tưởng
cách mạng đã xâm nhập mạnh mẽ vào trong quần chúng nhân dân, có tác dụng
soi đường cho nhân dân tiến lên làm một cuộc cách mạng vĩ đại, để đánh bại
“lực lượng vật chất” lỗi thời của chế độ phong kiến đang ngự trị, đúng như
Mác đã khẳng định: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế
được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh bại
bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật
chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” .
Tư sản Pháp đúc kết những bài học kinh nghiệm từ các cuộc cách mạng tư sản ở
Anh, Hà Lan, Bắc Mĩ trước đó nên họ không mông lung dò dẫm cách tiến hành
cách mạng mà giai cấp tư sản Pháp có một bộ phận trước đó tham gia cuộc

7
chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ ( Xanh xi mông, La phê
ép,.......) những người này về trực tiếp tham gia bộ máy lãnh đạo trước khi tiến
hành cách mạng.
Ngoài ra giai cấp tư sản lôi kéo được lực lượng nông dân pháp và các thành
phần dân nghèo thành thị như công nhân, thợ thủ công thông qua trào lưu tư
tưởng “triết học ánh sáng” nông dân Pháp là lực lượng đông đảo nhất chiếm
90% dân số tuyệt đại bộ phận nông dân không có ruộng đất chịu thuế khóa vô
cùng nặng nề đóng cho nhà nước( thuế thân, thuế thu nhập, thuế ruộng đất......)
do lãnh chúa đặt ra (thuế cầu đường, phí xay lúa, phí qua sông....) công nhân có
hoàn cảnh vô cùng kốn khó bị đẩy vào đường cùng họ khác với nông dân Anh (
mặc dù khó khăn, bị mất đất đai vào làm việc trong trang trại của quý tộc trở
thành công nhân ..... hoặc đi ra thành thị, nước ngoài có lối thoát) nông dân
Pháp căm thù chế độ phong kiến tận xương tủy nhưng không có lối thoát, không
có con đường giải phóng ngoài việc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến đòi
ruộng đất cho mình( và vấn đề ruộng đất là vấn đề nhức nhối trong cách mạng
Pháp) là lí do làm cách mạng triệt để. Các lực lượng khác nghòe khổ thấp hèn
có tinh thần đấu tranh triệt để, tuy các thành phần có địa vị khác nhau nhưng có
cùng mục tiêu chung là đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến.
Ýnghĩa:
1. Đối với nước Pháp
- Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.
- Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.
- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho chủ
nghĩa tư bản phát triển.
2. Đối với thế giới
- Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến
Âu - Mĩ.
- Ảnh hưởng đến nhiều nước để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử thế giới, thúc
đẩy lực lượng tiến bộ đứng lên chống phong kiến.
3. Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất. Vì:
- Lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho
CNTB phát triển. Quần chúng nhân dân là lực lượng chính đưa cách mạng đạt
tới đỉnh cao - chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
- Là cuộc cách mạng triệt để nhất, xứng đáng là một cuộc đại cách mạng cổ vũ
tinh thần đấu tranh của nhân dân thế giới chống lại chế độ phong kiến và thực
dân.

8
Câu3 - Chứng minh: cách mạng Pháp (1789-1799) là cuộc cách mạng tư sản
triệt để và điển hình nhất ?
Ðây là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nó đã lật đổ những quan hệ lỗi thời
của chế độ phong kiến. Cuộc Cách mạng này đã tuyên bố một chế độ chính trị
mới ở Pháp, đã giải phóng nông dân khỏi những ràng buộc phi lý của chế độ
phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển. Trong cuộc cách mạng này, giai
cấp tư sản đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng, QCND là lực lượng chủ yếu đã
tham gia vào tiến trình của cách mạng và đã đưa cách mạng tiến lên, vượt ra
ngoài ý muốn của giai cấp tư sản. Chính sự tham gia của quần chúng nhân dân
đã làm cho cách mạng Pháp mang tính dân chủ rộng rãi và triệt để cách mạng so
với những cuộc cách mạng trước nó. Cách mạng Pháp có một ý nghĩa lịch sử
quan trọng không những đối với lịch sử nước Pháp mà cả đối với lịch sử châu
Âu lúc bấy giờ. Những tư tưởng dân chủ của CM Pháp ảnh hưởng đến các nước
châu Âu và làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị lung lay. "Cách mạng
Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho
giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại
văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách
mạng Pháp"
Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất
thời cận đại vì nó đã thực hiện triệt để những nhiệm vụ của một của cách mạng
tư sản.
- Nhiệm vụ sau:
+Thực hiện hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ: Nhiệm vụ dân tộc ở Pháp 1789
sau khi xóa bỏ đặc quyền của quý tộc, xóa bỏ sự phân cách giữa các địa
phương,xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ , thống nhất thị trường, bảo vệ tổ
quốc khi có sự xâm lược của các thế lực phong kiến nước ngoài (có khi chống
lại cả giai cấp tư sản nước ngoai, như sự tham gia của nước Anh trong liên minh
chống cách mạng Pháp), liên kết với bọn phong kiến trong nước đã bị lật đổ.
Cách mạng Pháp đã thực hiện chiến tranh vệ quốc liên tiếp đánh bại các quốc
gia phong kiến Châu Âu bảo vệ thành công nền độc lập.

Nhiệm vụ dân chủ: cách mạng phong kiến Pháp xóa bỏ đặc quyền đặc lợi phong
kiến lật đổ thế lực nhà thờ giáo hội. Cahs mạng Pháp thiết lập chính quyền tư
sản tiến bộ do bộ phận tiên tiến nhất trong giai cấp tư sản nắm giữ, một số
quyền tự do dân chủ tiến bộ và được khẳng định thông qua bản tuyên ngôn và
hiến pháp 1793, vấn đề ruộng đất được giải quyết triệt để qua cách mạng những
người nông dân được chia ruộng đất. Trong cách mạng tư sản để giải quyết thấu
đáo triệt để 2 nhiệm vụ dân tộc dân chủ thì chỉ có CMTS Pháp. (Cách mạng tư
sản Anh từng lật đổ nhà vua nhưng không lâu sau lại mời con tai Sác lơ 1 lên
nắm quyền, thể hiện sự lưu luyến giai cấp phong kiến. Hay vấn đề ruộng đất sau

9
cách mạng ở các nước không được đề cập đến, mà ruộng đất rơi vào tay hoặc
quý tộc, tư sản hóa)
+ Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền, hiến pháp 1791 và 1793 xác
định những quyền và lợi ích cơ bản của con người, hiến pháp 1793 đã tuyên bố
mục đích của xã hội là hạnh phúc chung, nhà nước đảm bảo cho con người
những quyền tự nhiên bất khả xâm phạm: như quyền tự do bình đẳng, an ninh,
tự do tín ngưỡng.... Hủy bỏ chế độ phân loại công dân tích cực và tiêu cực, quy
định nam công dân từ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử.... tuy là một bản hiến
pháp mang tính chất tư sản, nhưng nó là một bản hiến pháp dân chủ nhất thời
cận đại.
+ giai cấp lãnh đạo:
Trước cách mạng tư sản Pháp không có lực lượng quý tộc mới nên tư sản Pháp
một mình độc tôn lãnh đạo cách mạng, thì cách mạng không bị vướn bận cản trở
bởi các tư tưởng thỏa hiệp bảo hòa.
GCTS Pháp đứng đầu đẳng cấp thứ 3 mặc dù họ không có đặc quyền đắc lợi
như phong kiến, nhưng họ có địa vị xã hội tiếng nói nhất định, dù rằng trong
hàng ngũ lãnh đạo vẫn có một số quý tộc, thậm chí là cả tăng lữ, nhưng bộ phận
này đã lột xác, hóa thân thành tư sản cả về tư tưởng và hành động.( còn giai cấp
tư sản Anh họ chỉ có mỗi tài sản nhưng họ không có tiếng nói về chính trị, họ
phụ thuộc vào lãnh chúa và tăng lữ ).
GCTS Pháp họ đã có hệ tư tưởng riêng, So với nhiều cuộc cách mạng tư sản
khác, cuộc Cách mạng tư sản Pháp được chuẩn bị rất kỷ lưỡng về mặt tư
tưởng. Nếu như thế kỷ trước đó, ở châu Âu nói chung và ở Pháp nói riêng, sự
phê phán chế độ phong kiến và Giáo hội còn biểu hiện rụt rè, kín đáo, phân tán
và còn rất xa mới rút ra những kết luận cách mạng, thì ở thế kỷ XVIII, trước lúc
cách mạng Pháp diễn ra, các nhà tư tưởng đã xuất hiện với một đạo binh hùng
mạnh; trên trận địa tư tưởng, tiếng súng nổ đều khắp các lãnh vực.
Tư sản Pháp đúc kết những bài học kinh nghiệm từ các cuộc cách mạng tư sản ở
Anh, Hà Lan, Bắc Mĩ trước đó nên họ không mông lung dò dẫm cách tiến hành
cách mạng mà giai cấp tư sản Pháp có một bộ phận trước đó tham gia cuộc
chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ ( Xanh xi mông, La phê
ép,.......) những người này về trực tiếp tham gia bộ máy lãnh đạo trước khi tiến
hành cách mạng.
+ Ngoài ra giai cấp tư sản lôi kéo được lực lượng nông dân pháp và các thành
phần dân nghèo thành thị như công nhân, thợ thủ công thông qua trào lưu tư
tưởng “triết học ánh sáng” nông dân Pháp là lực lượng đông đảo nhất chiếm
90% dân số tuyệt đại bộ phận nông dân không có ruộng đất chịu thuế khóa vô
cùng nặng nề đóng cho nhà nước( thuế thân, thuế thu nhập, thuế ruộng đất......)
do lãnh chúa đặt ra (thuế cầu đường, phí xay lúa, phí qua sông....) công nhân có
hoàn cảnh vô cùng kốn khó bị đẩy vào đường cùng họ khác với nông dân Anh (

10
mặc dù khó khăn, bị mất đất đai vào làm việc trong trang trại của quý tộc trở
thành công nhân ..... hoặc đi ra thành thị, nước ngoài có lối thoát) nông dân
Pháp căm thù chế độ phong kiến tận xương tủy nhưng không có lối thoát, không
có con đường giải phóng ngoài việc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến đòi
ruộng đất cho mình( và vấn đề ruộng đất là vấn đề nhức nhối trong cách mạng
Pháp) là lí do làm cách mạng triệt để. Các lực lượng khác nghòe khổ thấp hèn
có tinh thần đấu tranh triệt để, tuy các thành phần có địa vị khác nhau nhưng có
cùng mục tiêu chung là đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến.

*Vai trò của nông dân đối cới cuộc CMTS Pháp:
-Giai cấp nông dân là một thành tố để cuộc CMTS Pháp triệt để:
+ Số lượng: trước khi cách mạng diễn ra, ở Pháp vẫn tồn tại bất di bất dịch chế độ
phân đẳng cấp, với 3 đẳng cấp là tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ 3. Đẳng cấp
thứ 3 tập hợp nhiều giai tầng khác nhau, có cả giai cấp bốc lột ( tư san ) và giai
cấp bị bóc lột ( nông dân, thợ thủ công, dân nghèo thành thị…) . Đây là đẳng
cấp chiếm số lượng đông đảo nhất trong xã hội -98%, nhưng lại không hề có
đặc quyền gì →cùng mâu thuẩn với chính quyền phong kiến và muốn đấu tranh
để lật đổ nền thống trị phong kiến.
+ Hoàn cảnh của nông dân pháp: là giai cấp bị đẩy vào đường cùng không lối
thoát, đòi sống cơ cực, nợ nần, đói nghèo, bị đè nén tinh thần bị phị phân biệt
đối xử nặng nề nhất trong 3 đẳng cấp xã hội là đẳng cấp không có chút đặc
quyền, quyền lợi gì.
+Tinh thần đấu tranh: là lực lượng có tinh thần đấu tranh rất cao là lực lượng chứa
nhiều bức xúc cần được giải quyết nhất.
+ Trong tiến trình cách mạng, họ là lực lượng giữ vai trò chủ đạo, là quan tòa tiến
bộ trong chính quyền Pháp.

câu4 - Làm rõ 5 đặc trưng cơ bản của CNĐQ và nhận thức của anh/ chị về 5
đặc trưng của CNĐQ trong giai đoạn hiện nay?
Đến đầu thập niên 70 của thế kỉ 19, sau khi mạng tư sản được hoàn thành dưới
những hình tức và mức độ khác nhau ở Tây Âu và Bắc Mĩ, Nhật Bản. Chủ
nghĩa tư bản đã được xác lập và khẳng định sự thắng thế của mình trên phạm vi
toàn thế giới. Nhờ xóa bỏ được những trở ngại trong quá trình phát triển mà nền
kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa bước vào thời kì phát tiển với tốc độ nhanh
chóng, một số nước chủ yếu đã chuyển từ giai đoạn cạnh tranh sang giai đoạn
11
đế quốc chủ nghĩa. Việc chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa tư bản được
tiến hành trên cơ sở phát triển của kinh tế thông qua 5 đặc trưng cụ thể như sau:
+ Tập trung sản xuất và tập trung tư bản hình thanh các cty tổ chức độc quyền
+ Dung hợp giữa tư bản chủ nghĩa và tư bản ngân hàng hình thành tư bản tài
chính
+ Xuất khẩu tư bản
+ Xuất hiện các liên minh đế quốc, quốc tế chia nhau thống trị trường thế giới
+ Đấu tranh để chia lại thị trường thế giới
Đặc trưng cơ bản của bản của giai đoạn này là sự ra đời của các tổ chức độc
quyền và sự bóc lột ngày càng tinh vi đối với nhân dân lao động, làm cho mâu
thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản ngày càng sâu sắc. Đây cũng là giai đoạn các
nước đế quốc đẩy mạnh chính sách xâm lược, chuẩn bị chiến tranh để chia lại
thế giới, tăng cường đàn áp phong trào công nhân trong nước và cuộc nổi dậy
của các nhân dân thuộc địa.
1. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản hình thành các công ty tổ chức
độc quyền có nghĩa là: tập trung sản xuất vào những xí nghiệp lớn, nhưng
không phải chỉ là kết quả của tập trung tư bản mà là kết quả của cả hai quá
trình, tích tụ và tập trung tư bản. Các xí nghiệp cá biệt đã qua quá trình tích tụ tư
bản, nay lại diễn ra quá trình tập trung thành những xí nghiệp khổng lồ, và dẫn
đến sự thay đổi quan trọng trong nền kinh tê tư bản chủ nghĩa cuối thế kỉ XIX:
đó là sự hình thành các tổ chức độc quyền.
Nguyên nhân cụ thể:Đầu thế kỉ XX trong các nước tư bản sự cạnh tranh diễn ra
hết sức gây gắt dẫn đến:
− Một số nhà tư bản có ưu thế về vốn và kỹ thuật chiến thắng và thôn tính các xí
nghiệp nhỏ.
− Xuất hiện xu thế thành lập các công ty cổ phần. Các công ty này xuất hiện từ
thế kỉ XVII nhưng đến thế kỉ XIX mới trở thành phổ biến. Do những tiến bộ của
khoa học kỹ thuật.
+ Đầu thế kỉ XX do khoa học kỹ thuật phát triển nên đòi hỏi vốn lớn để ứng
dụng được và sản xuất
+ Trong khủng hoảng kinh tế chỉ những xí nghiệp lớn mới có đủ khả năng để
tồn tại+ Sự phát triển hệ thống tín dụng tạo điều kiện cho tập trung sản xuất.Sự
tập trung sản xuất phat triển đến một mức độ nhất định sẽ làm hình thành các
tổchức độc quyền
– liên minh giữa các nhà tư bản để nắm phần lớn việc sản xuất, quy định giá cả
và tiêu thụ một số loại hàng hóa nhằm thu lại lợi nhuận cao.
Tổ chức độc quyền là hình thức tổ chức xí nghiệp, trong đó bọn đại tư bản hùn
những số vốn lớn tạo thành một tư bản tập thể khổng lồ, làm cho xí nghiệp độc
quyền có sức manh tìa chính, kinh tế vô cùng mạnh. Chúng có thể chiếm đại bộ
phận nguồn nguyên liệu, năng lực sản xuất và số lượng sản phẩm; từ đó chúng
chi phối thị trường, quy đinh giá bán cao, giá mua hạ. Trên cơ sở đó, chúng dễ
12
dàng đánh bại bọn tư bản không độc quyền và thu được lợi nhuận cao hơn lợi
nhuần bình quân một cách bền vững lâu dài mà Lênin gọi là lợi nhuận độc
quyền cao. Tổ chức độc quyền chính là cơ sở kinh tế, là hình thái tế bào kinh tế
của chủ nghĩa đế quốc.Quá trình phát triển của các tổ chức độc quyền:Những
năm 1860 – 1880: cạnh tranh tự do phát triển đến tột điểm. Các tổ chức
độcquyền chỉ là những mầm mống chưa rõ rệt lắm.Sau cuộc khủng hoảng 1873
là giai đoạn phát triển rộng rãi của những Carte, nhưng những Carte đó vẫn là
ngoại lệ nhất thời, chưa vững chắc.Thời kỳ phồn vinh cuối thế kỉ XIX và cuộc
khủng hoảng của những năm 1900 – 1903: Carte trở thành một trong những cơ
sở của toàn bộ đời sống kinh tếCác hình thức tổ chức độc quyền tồn tại phổ biến
trong giai đoạn đó là: Carte, Syndicate, Trust, ConSortium.Cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX, các hình thức độc quyền phát triển về số lượng và chất lượng kinh tế,
chiếm ưu thế trong sản xuất, trong cạnh tranh, và có thế lực rất cao.Như vậy, sự
phát triển của kỹ thuật và của lực lượng sản xuất đã dẫn đến tích tụ sản xuất và
độ quyền. Ngược lại, sự thống trị của độc quyền thúc đẩy sự phát triển của lực
lượng sản xuất cao hơn, do đó, thúc đẩy tích tụ sản xuất, tức xã hội hóa sảnxuất
tiến một bước lớn.
2. Dung hợp tư bản chủ nghĩa và tư bản ngân hàng hình thànhTư bản tài
chính: Tích tụ sản xuất và độc quyền hóa trong công nghiệp cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX, đã thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung tư bản và độc quyền hóa
trong ngân hàng. Sự hình thành các độc quyền ngân hàng, tất yếu dẫn đến sự
thâm nhập lẫn nhau giữa độc quyền ngân hàng và độc quyền công nghiệp và
hình thành tư bản tàichính.
a. Vai trò của tư bản ngân hàngTrong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, khi
trong công nghiệp diễn ra tích tụ và tập trung sản xuất thì trong ngân hàng cũng
có tích tụ và tập trung tư bản, làm hình thành nên các ngân hàng lớn cạnh tranh
với nhau – các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Do nắm được lượng tiền tệ
lớn, các ngân hàng có khả năng chi phối nhiều hoạt động kinh tế xã hội
b. Tư bản tài chínhTư bản tài chính là một loại tư bản được hình thành trên cơ
sở sự xâm nhập lẫn nhau giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng. Tư bản
ngân hàng với vai trò và địa vị mới của mình, đã cử người tham gia vào các tổ
chức độc quyền công nghiệp để theo dỗi việc sử dụng vốn vay. Để hạn chế sự
chi phối của ngân hàng, các nhà tư bản công nghiệp cũng can thiệp vào hoạt
động của ngân hàng bằng cáchmua cổ phiếu hoặc thành lập ngân hàng cho riêng
mình. Hai quá trình thâm nhập ấy, gắn kết với nhau, làm cho tư bản công
nghiệp và tư bản ngân hàng gần trở nên đồng nhất với nhau, hình thành nên tư
bản tài chính.Tư bản tài chính là sự phát triển cao hơn của chế độ độc quyền,
chỉ có trên cơ sở tưbản tài chính, độc quyền mới có thể thống trị không những
công nghiệp, ngân hàng, mà tất cả mọi ngành của nền kinh tế, vì nó nắm cả tư
bản sản xuất và tư bản tiền tệ; do đó chế độ độc quyền mới thực sự vững chắc
và mới phát huy đầy đủ bảnchất độc quyền của nó.Sự hình thành tư bản tài
chính cũng dẫn đến sự biến hóa hình thái ngay trong hàng ngũ bọn tư bản độc
quyền. Khi đã hỗn hợp tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàngthành tư bản tài
13
chính thì trên cơ sở đó hình thành bọn đầu sỏ tài chính (hay còn gọi là tài phiệt).
Do sở hữu số tư bản tài chính hàng triệu bạn, lại khống chế toàn bộ tư bản xã
hội, chúng có thể thống trị cả công nghiệp lẫn ngân hàng và các lĩnh vực kinh
doanh khác, thống trị không những kinh tế mà cả về chính trị, xã hội.
3. Xuất khẩu tư bản: Điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản mới nhất, trong đó
các tổ chức độc quyền thống trị là việc xuất khẩu tư bản.Xuất khẩu hàng hóa: là
thủ đọan để các nước tư bản bóc lột các nước chậm phát triển thông qua trao đổi
không ngang giá.
Xuất khẩu tư bản: cũng là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhưng được tiến hành
dưới hình thức đầu tư tư bản ra nước ngoài để bóc lột giá trị thặng dư và một số
quyền lợi khác ở các nước tư bản nhập khẩu tư bản. Đây thực chất là công cụ để
các tập đoàn tư bản bóc lột các nước chậm phất triển.Cơ sở khách quan của việc
xuất khẩu tư bản
− Chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn tồn tại trên cơ sở của sản xuất hàng hóa và
trao đổi hàng hóa.
− Sự phát triển không đều và có tính chất nhảy vọt của các doanh nghiệp khác
nhau của các ngành công nghiệp khác nhau và những nước khác nhau
− Tình trạng tư bản thừa xuất hiện rất nhiều trong các nước tiên tiến, do hình
thành các liên minh độc quyền, trong đó việc tích lũy tư bản đạt tới những quy
mô to lớn.Một số nước lạc hậu đã bị lôi cuốn vào trong guồng máy của chủ
nghĩa tư bản thế giới, vì những đường sắt đã được xây dựng, vì những nước này
là nơi có đủ những điều kiện cơ bản để phát triển công nghiệp. Mà đầu tư ở
những nước này thì lợi nhuận thường cao vì tư bản ít, giá đất thấp, tiền công hạ,
nguyên liệu rẻ.
Hình thức đầu tư.
− Xuất khẩu tư bản sản xuất: nước xuất khẩu tư bản đầu tư vốn để xây mới hoặc
mua lại xí nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
− Xuất khẩu tư bản cho vay: nước xuất khẩu tư bản cho chính phủ phủ hoặc tư
nhân vay tiền hoặc hàng hóa, vật tư.Việc xuát khẩu tư bản của các nước đế quốc
cũng không giống nhau về hình thái và khu vực đầu tư.
Lênin chỉ rõ: Đế quốc Anh là đế quốc thực dân nên tư bản đầu tư của nó trước
hết được phân phối ỡ những thuộc địa của nó, chủ yếu ở châu Mỹ và châu Á...
− Chủ nghĩa đế quốc Pháp được coi là chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
− Chủ nghĩa đế quốc Đức thì không có bao nhiêu thuộc địa, còn tư bản của nó
được phân phối đều nhau nhát là giữa Châu Âu và Châu Mỹ...
Xuất khẩu tư bản là hậu quả tất yếu của mâu thuẩn trong quá trình tích lũy tư
bản độc quyền, đồng thời cũng là biện pháp để giải quyết mâu thuẩn đó. Nhưng
tác dụng giải quyết mâu thuẩn của nó chỉ là tạm thời, kết cục lại làm cho mâu
thuẩn đósâu sắc thêm và làm cơ sở cho sự hình thành hình thái vận động mới
của mâu thuẩn, tức là đẩy tới việc phân chia kinh tế thế giới giữa các đồng minh
độc quyền. Chính vì vậy, Lê nin kết luận “ nói theo nghĩa bóng thì các nước

14
xuất khẩu tư bản đã chia nhau thế giới” và tư bản tài chính cũng đã thực tế dẫn
đến sự phân chia thế giới.
4. Xuất hiện các liên minh đế quốc, quốc tế chia nhau thống trị trường thế
giới:Trong thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh, lượng hàng hóa sản xuất ra chưa
lớn. Song đến thời chủ nghĩa tư bản độc quyền, lượng hàng hóa được sản xuất
tăng lên gấp rất nhiều lần, làm nảy sinh nhu cầu về thị trường và nguyên liệu
ngoài nước. Mặt khác hàng hóa đem bán ở nước ngoài thu được lợi nhuận lớn
hơn so với hàng hóa được đem bán ở trong nước. Do tầm quan trọng của thị
trường bên ngoài, giữa các nước đế quốc diển ra cuộc cạnh tranh gay gắt để
giành giật thị trường thế giới, hình thành nên những thỏa thuận có tính chất lũng
đoạn giữa các tổ chức độc quyền quốc tế - liên minh giữa các tổ chức độc quyền
lớn của các nước để phân chia thị trường thế giới, độc chiếm nguồn nguyên liệu,
quy định quy mô sản xuất của từng tổ chức, quy định giá cả độc quyền, nhằm
thu lại lợi nhận độc quyền cao.Nhưng sự phân chia thế giới vè kinh tế không cố
định, mà luôn luôn diễn ra các cuộc đấu tranh để chia lại. Những cuộc đấu tranh
đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự thâm nhập vào nhau giữa cac tổ chức
độc quyền tư nhân và tổ chức độc quyền nhà nước.Nguyên nhân trực tiếp của
việc tất yếu phân chia lại thế giới là quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa
tư bản. Nó dẫn đến sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các thành viên của
liên minh độc quyền quốc tế của các nước đế quốc. Cho nên việc hình thành độc
quyền quốc tế, tức là liên hợp đế quốc chủ nghĩa, không dẫn đến hòa bình mà
dẫn đến các cuộc đấu tranh ngày càng gay gắt giữa các tập đoàn đó, tuy hình
thức đấu tranh có thể thay đổi nhưng nội dung giai cấp của cuộc đấu tranh
không thể nào thay đổi thật sự được.
5. Đấu tranh để chia lại thị trường thế giới :Sự liên hợp đế quốc chủ nghĩa
phân chia thế giới về kinh tế tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh giữa các cường
quốc đế quốc chủ nghĩa nhằm phân chia thế giới về lãnh thổ. Điều đó cũng có
nghĩa là sự thống trị của độc quyền tư bản chủ nghĩa tất yếu dẫn đến sự phân
chia thế giới về kinh tế đồng thời dẫn đến sự phân chia thế giới vềchính trị.
Giữa các liên minh của bon tư bản, những quan hệ nhất định đã được xác lập
trên cơ sở phân chia thế giới về kinh tế; song song với tình hình đó và gắn liền
với tình hình đó thì giữa cá liên minh chính trị giữa các nước, những quan hệ
nhất định cũng được xác lập trên cơ sở phân chia thế giới về lãnh thổ, tranh
giành thuộc,tranh giành lãnh thổ kinh tế.Sau thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh
phát triển đến tột độ vào những năm 1880, những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt
đầu phát triển phi thường và cuộc đấu tranh để phân chia lãnh thổ thế giới trở
nên vô cùng gay gắt. Việc bành trướng thuộc địa có chênh lệch nhau rất lớn dẫn
đến những cuộc đấu tranh gay gắt giữa các cường quốc. Do tác động của quy
luật phát triển không đều, những nước tư bản trẻ tiến lên hết sức nhanh chống,
trong khi đó những nước tư bản già cổi phát triển chậm chạp, làm cho những
điều kiện kinh tế và sinh hoạt trong các nước trở thành ngang nhau, nhưng
thuộc địa không đều nhau, vì lãnh thổ thế giới đã được phân chia theotương

15
quan cũ. Mặt khác bên cạnh những thuộc địa của các cường quốc, có những
thuộc địa mà những nước nhỏ còn giữ được nhờ những đối kháng về quyền lợi.
chủ nghĩa đế quốc trong giai đoạn hiện nay:
Sự tập trung sản xuất và sự thống trị của các tổ chức độc quyền: sự xuất
hiện ngày càng nhiều những công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự
phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ
Hiện tượng liên kết đa dạng tiếp tục phát triển, sức mạnh của các consơn và
cônglômêrát ngày càng được tăng cường. Cách mạng khoa học và công
nghệ dường như biểu lộ thành hai xu hướng đối lập nhau nhưng thực ra là thống
nhất với nhau: xu hướng tập trung và xu hướng phi tập trung hóa.
Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là do:
Thứ nhất.
Việc ứng dụng các thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ cho phép tiêu
chuẩn hóa và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu rộng, dẫn tới hình thành
hệ thống gia công, nhất là trong những ngành sản xuất ô tô, máy bay, đồ điện,
cơ khí, dệt, may mặc, đồ trang sức, xây dựng nhà ở.
Nhìn bề ngoài, dường như đó là hiện tượng “phi tập trung hóa”, nhưng thực
chất đó chỉ là một biểu hiện mới của sự tập trung sản xuất, trong đó các hãng
vừa và nhỏ lệ thuộc và chịu sự chi phối của các chủ hãng lớn về công nghệ, vốn,
thị trường, ....
Thứ hai.
Những ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơ chế thị trường. Những
doanh nghiệp vừa và nhỏ nhạy cảm với thay đổi trong sản xuất, linh hoạt ứng
phó với tình hình biến động của thị trường, mạnh dạn trong việc đầu tư vào
những ngành mới đòi hỏi sự mạo hiểm, kể cả những ngành lúc đầu ít lợi
nhuận và những ngành sản phẩm đáp ứng nhu cầu cá biệt. Các doanh nghiệp
nhỏ dễ dàng đổi mới trang bị kỹ thuật mà không cần nhiều chi phí bổ sung.
Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài
chính
Thích ứng với sự biến đổi mới, hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản
tài chính đã thay đổi. Sự thay đổi diễn ra ngay trong quá trình liên kết
và thâm nhập vào nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp.
Ngày nay, phạm vi liên kết được mở rộng ra nhiều ngành, do đó các tập
đoàn tài chính thường tồn tại dưới hình thức những tổ hợp đa dạng kiểu công –
nông – thương – tín – dịch vụ hay công nghiệp – quân sự – dịch vụ quốc phòng.
Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn, phức tạp hơn.
Vai trò kinh tế và chính trị của tư bản tài chính ngày càng lớn, không chỉ trong
khuôn khổ quốc gia mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước khác trên
thế giới.

16
Xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của tư bản độc quyền nhưng quy mô, chiều
hướng và kết cấu của việc xuất khẩu tư bản đã có bước phát triển mới
Có sự tăng trưởng rất nhanh của việc xuất khẩu tư bản của các nước tư bản phát
triển. Nguyên nhân của quy mô xuất khẩu tư bản ngày càng lớn, một mặt, là do
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới đã thúc đẩy sự phát triển của việc
phân công quốc tế, việc quốc tế hoá sản xuất và việc tăng nhanh tư bản “dư
thừa” trong các nước; mặt khác là do sự tan rã của hệ thống thuộc địa
cũ sau chiến tranh.
Từ những năm 70, của thế kỷ XX đại bộ phận dòng tư bản lại chảy qua
chảy lại giữa các nước tư bản chủ nghĩa phát triển với nhau. Nguyên nhân
chủ yếu của sự chuyển hướng đầu tư nói trên là:
– Về phía các nước đang phát triển, phần lớn những nước này ở trong tình hình
chính trị thiếu ổn định. Thiếu môi trường đầu tư an toàn và thuận lợi; thiếu đội
ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học – kỹ thuật, công nhân lành nghề; trình độ dân
trí thấp và tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân ít, không đủ mức cần thiết để
tiếp nhận đầu tư nước ngoài.
Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản: xu hướng
quốc tế hoá, toàn cầu hoá ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực hóa
nền kinh tế
Sức mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty độc quyền xuyên quốc gia
tăng lên càng thúc đẩy xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế và sự phân chia
phạm vi ảnh hưởng giữa chúng với nhau, đồng thời thúc đẩy việc hình thành
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước quốc tế.
Những biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản
độc quyền nhà nước
Trong giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước có những biểu
hiện mới sau đây:
– Các hình thức của kinh tế thuộc nhà nước trong nền kinh tế quốc dân ngày
càng trở nên đa dạng, nó vừa bao gồm các xí nghiệp thuộc nhà nước
trong các ngành sản xuất vật chất, vừa bao gồm các tổ chức tài chính
thuộc ngân hàng, ngành kinh tế thứ ba (dịch vụ), cùng những công trình cơ sở
hạ tầng xã hội mới xây dựng do nhà nước tư bản chủ nghĩa đầu tư.

Câu5 - Phân tích những bài học rút ra từ Chiến tranh thế giới thứ Nhất? Liên
hệ với tình hình quốc tế hiện nay ?
Mặc dù cuộc chiến tranh thế giới để lại cho nhân loại nhiều bi thương nhưng thông
qua đó, chúng ta cũng rút ra được bài học lịch sử truyền đời cho nhân thế sau
này. Đó là chủ nghĩa ích kỷ và tham vọng ở phạm vi quốc tế hay ở phạm vi
quốc gia thì đều sẽ dẫn đến những xung đột đối kháng, ngấm ngầm. Khi chiến
17
tranh nổ ra thì kết quả cuối cùng cũng đều là những hậu quả nặng nề mà nó để
lại cho các nước tham chiến
Thứ hai là tốc độ tàn phá của chiến tranh là vô cùng khủng khiếp mà không ai có
thể dự tính được hết các hậu quả của nó, đặc biệt là trong điều kiện các mối
quan hệ chặt chẽ cũng như sự phát triển của kinh tế, của cộng nghiệp hiện đại
Thứ ba là yếu tố lợi ích quốc gia là cực kỳ quan trọng, luôn song hành và đi cùng
với quyền lợi chính đáng của đất nước đó. Nếu các quốc gia không tôn trọng,
bình đẳng lẫn nhau thì tình hình quốc tế không thể nào ổn định được
Và cuối cùng là mâu thuẫn trong phạm vi quốc tế hay quốc gia cũng cần phải
được giải quyết kịp thời bằng biện pháp hòa bình, tránh gây nên những xung đột
vũ trang với các sự kiện tác động trực tiếp đến nhân loại, Một đất nước bị dồn
vào chân tường khi mà lợi ích đang bị xâm hại nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến
hòa bình của thế giới. Nên nhớ, trong thời đại ngày nay, Vấn đề chiến tranh và
hòa bình là vấn đề chung của toàn thế giới. Một khi chiến tranh nổ ra nó dễ
dàng kéo theo cả thế giới cùng lâm cuộc. Với hậu quả khốc liệt của chiến tranh
thì loài người phải nhận thức được sự cần thiết cần phải ngăn chặn mầm mống
của chiến tranh trước khi quá muộn.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Chiến tranh thế giới thứ nhất có tính
chất, hậu quả kết cục như thế nào mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến
quý khách mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng
tôi cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho quý khách trong quá trình tìm hiểu một
cách tổng quan nhất về cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

18
Câu6 – Phân tích nguyên nhân thất bại của Công xã Pari ?

Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Công xã


Công xã Paris là một mô hình chính quyền vô sản đầu tiên của giai cấp công
nhân trên thế giới. Mặc dù tồn tại chỉ được hơn 70 ngày nhưng Công xã đã để
lại một tiếng vang lớn cho phong trào công nhân và vô sản thế giới.
Công xã bị thất bại là do hội tụ của nhiều nguyên nhân, song cơ bản do các
nguyên nhân cơ bản sau đây:
Về mặt kinh tế, Công xã đã đánh chiếm nhiều cơ quan quan trọng, tuy nhiên lại
bỏ qua việc đánh chiếm và nắm giữ ngân hàng, một lĩnh vực tài chính đặc biệt
trọng yếu. Công xã đã không tiến hành tịch thu ngân hàng, cho nên những thành
phần đối lập với Công xã vẫn có thể tiếp tục sử dụng tiền phục vụ cho hoạt động
chống đối, lật đổ Công xã.
Về quân sự, Công xã Paris tỏ ra còn nhiều yếu kém. Quân đội của Công xã chưa
được huấn luyện kỹ càng, tổ chức chưa tốt, kỷ luật trong quân đội không
nghiêm. Việc lãnh đạo Công xã thiếu tập trung, Công xã được chia làm hai cơ
quan là Ủy ban quân sự và Ủy ban trung ương quân Vệ quốc. Các yếu kém về
quân sự khiến Công xã nhanh chóng tan rã khi bị tấn công.
Về thông tin, truyền thông: Sau ngày 18 tháng 3 năm 1871 lực lượng của Công
xã đã đánh, chiếm được nhiều cơ quan quan trọng, nhưng lại bỏ qua cơ quan
cực kỳ quan trọng là về Thông tin liên lạc là Bưu điện. Chính vì thế vào những
tuần cuối của tháng 5 năm 1871, trong khi quân đội Phổ và quân đội Chính phủ
Chi-e bao vây Paris. Chính phủ Chi-e dùng một số báo chí đã đăng tải nhiều tin,
bài gây bất lợi cho Công xã Pari như Công xã sẽ tiêu diệt tất cả các quyền sở
hữu. Do đó, đã làm cho nhiều bộ phận người trong xã hội lo sợ và không đứng
về phía Công xã. Đặc biệt giai cấp nông dân lo ngại chính quyền của Công xã
Pari.
Vấn đề liên minh giai cấp, tầng lớp của Công xã chưa được chú ý đúng mức.
Lực lượng của Công xã chủ yếu chỉ là công nhân và binh lính mà thiếu đi một
lực lượng hùng hậu với sức mạnh lớn lao đó là nông dân. Đây chính là hạn chế
cơ bản về lực lượng mà sau này V.I.Lênin đã bổ sung trong lực lượng vô sản
của cách mạng Tháng Mười.
Bên cạnh đó, Công xã sau khi giành được chính quyền đã không tiếp tục tấn
công lực lượng của chính phủ Chie-e nữa, không đánh kẻ thù một cách triệt để.
Điều này khiến chính phủ Chi-e có thời gian để phục hồi, củng cố, xây dựng lực
lượng và sau này đã quay lại tấn công lại Công xã. Công xã đã không mạnh tay
xử lý, trừng trị các nhân vật gián điệp và kẻ thù của mình một cách quyết liệt để

19
răn đe cứng rắn. Mãi cho tới thời kỳ Tuần lễ đẫm máu (21-28.5.1871), Công xã
mới thực hiện biện pháp mạnh đối với lực lượng này thì lúc đó đã quá muộn.

Công xã Paris thất bại đã để lại tiếng vang lớn cho phong trào công nhân và vô
sản trên thế giới. Những hạn chế của Công xã là bài học kinh nghiệm quan
trọng cho phong trào vô sản sau này. Nếu không có Công xã Paris thì cũng
không thể có cách mạng Tháng Mười.
4. Bài học lịch sử của Công xã Paris
Mặc dù chỉ tồn tại 72 ngày nhưng Công xã Paris đã xây dựng được một chế độ
xã hội với nhiều ưu việt mà các chế độ xã hội trước đó không thể có được. Đồng
thời phong trào Công xã cũng chỉ ra những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa lịch
sử cho giai cấp vô sản và phong trào công nhân:
Bài học về sử dụng phương pháp cách mạng. Trong cuộc cách mạng giành
chính quyền thì phương pháp bạo lực là tất yếu và phổ biến. Muốn xóa bỏ chính
quyền cũ đòi hỏi giai cấp cách mạng cần phải tập hợp tất cả các lực lượng với
các biện pháp: kinh tế, chính trị, quân sự… Những biện pháp giành chính quyền
mang tính thỏa hiệp, đàm phán không triệt để và quyết liệt mà các nhà không
tưởng đưa ra chỉ mang tính ảo tưởng cho phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân. Nhà nước vô sản là công cụ để bảo vệ thành quả cách mạng của công
nhân và nhân dân lao động. Tuy nhiên, thực tế Công xã đã không sử dụng bạo
lực cách mạng một cách đúng đắn, triệt để đối với lực lượng đối lập. Đây là một
trong những nguyên nhân làm cho Công xã chỉ tồn tại trong thời gian hết sức
ngắn ngủi.
Do đó, trong cuộc đấu tranh giành chính quyền của giai cấp vô sản thì việc dùng
bạo lực cách mạng là tất yếu, bắt buộc như một phương tiện cần thiết để thực
hiện mục tiêu giành chính quyền, bởi lẽ giai cấp thống trị, giai cấp tư sản không
bao giờ có thể tự nguyện rời bỏ lợi ích, địa vị thống trị của mình.
Bài học về việc kết hợp các cuộc đấu tranh. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại,
Công xã Paris đã kết hợp khéo léo giữa cuộc đấu tranh cứu nước của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động chống kẻ thù xâm lược với cuộc đấu tranh
chống kẻ thù giai cấp của giai cấp công nhân nhằm giải phóng mình và giải
phóng toàn xã hội. Đây là bài học vô cùng quan trọng trong việc kết hợp cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc, giai cấp và xã hội dưới sự lãnh đạo của giai cấp
công nhân. Và qua đó thấy được giai cấp công nhân có thể đại diện lợi ích cho
dân tộc, xã hội.
Bài học về kết hợp đấu tranh này đã được các cuộc cách mạng vận dụng và đã
mang lại được thành công lớn chẳng hạn: ở nước Nga dưới sự lãnh đạo của
Đảng Bônsêvích, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã hoàn thành sứ

20
mệnh lịch sử quan trọng làm nên cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ
đại bằng việc vận dụng bài học kết hợp trên. Ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã vận dụng khéo léo bài học này không
chỉ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà còn trong
công cuộc kiến thiết đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bài học về vai trò của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
tầng lớp trí thức. Thực tế một trong những nguyên nhân làm cho phong trào
Công xã Paris thất bại là do giai cấp công nhân không chú ý đến việc liên minh
với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, nên: bài đồng ca của giai cấp công
nhân đã trở thành bài ai điếu. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở các nước thành
công được cũng nhờ đến việc liên minh này. Thực tế chứng minh việc liên minh
giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức, về mặt nguyên tắc giai cấp
công nhân phải là lực lượng lãnh đạo cách mạng bởi lẽ, giai cấp công nhân là
giai cấp tiến bộ nhất, họ có lý luận tiến bộ dẫn đường. Cho nên, trong cuộc cách
mạng này, sứ mệnh lịch sử đặt ra đối với giai cấp công nhân là lãnh đạo và giác
ngộ các giai cấp và tầng lớp khác cùng chung lợi ích cơ bản đứng về phía mình.
Công xã Paris mặc dù đã đi vào lịch sử, tuy nhiên, nó vẫn còn nhiều ý nghĩa cho
phong trào công nhân và vô sản trên thế giới. Công xã Paris là nguồn động viên
vô cùng to lớn với phong trào công nhân. Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười
Nga cũng được truyền cảm hứng từ phong trào Công xã. Hàng loạt các phong
trào giải phóng dân tộc và đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa thành công được
cũng chính từ động lực của Công xã. Những hạn chế của Công xã Paris trở
thành những bài học vô cùng quý giá cho quá trình đấu tranh của giai cấp công
nhân. Đây chính là những bài học quan trọng cho các phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân sau đó rút kinh nghiệm, để từ đó lãnh đạo tổ chức mình đạt
được thắng lợi. Công xã Paris đã lùi xa chúng ta 1,5 thế kỷ, nhưng những bài
học mang tính lịch sử vẫn còn nguyên ý nghĩa đến hôm nay.

21

You might also like