FILE - 20220403 - 215952 - khởi nghiệp

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 44

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT


KHOA KINH TẾ


BÀI TIỂU LUẬN


MÔN KHỞI NGHIỆP

ĐỀ ÁN KHỞI NGHIỆP: DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP KINH DOANH


SHOP QUẦN ÁO SECONDHAND NHT

LỚP: HK2.CQ.03
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN - MSSV
1) NGUYỄN THỊ BẢO NGỌC - 1923401010305
2) NGUYỄN THỊ HÀ - 1923401010528
3) NGUYỄN THÀNH TRUNG - 1923401010126
GVHD: LÊ ĐÌNH PHÚ

Bình Dương, tháng 03 năm 2022


PHẦN MỞ ĐẦU

Giáo viên hướng dẫn: Lê Đình Phú


Danh sách nhóm
1. Nguyễn Thị Hà
- Ngày, tháng, năm sinh: 24/09/2001
- Số điện thoại: 0375.863.894
- Địa chỉ Email: 1923401010528@student.tdmu.edu.vn
- Ngành học: Quản trị kinh doanh
2. Nguyễn Thị Bảo Ngọc
- Ngày, tháng, năm sinh: 14/07/2001
- Số điện thoại: 0392.756.934
- Địa chỉ Email: 1923401010305@student.tdmu.edu.vn
- Ngành học: Quản trị kinh doanh
3. Nguyễn Thành Trung
- Ngày, tháng, năm sinh: 13/03/2001
- Số điện thoại: 0386.267.677
- Địa chỉ Email: 1923401010126@student.tdmu.edu.vn
- Ngành học: Quản trị kinh doanh
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ................................................................................ 1
1.1. Mô tả sơ lược về cửa hàng............................................................................................. 1
1.1.1.Thông tin cửa hàng ......................................................................................... 1
1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh của cửa hàng ................................................................. 1
1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức....................................................................................... 2
1.2. Mô tả tóm tắt về dự án kinh doanh .............................................................................. 3
CHƯƠNG 2. KẾ HOẠCH MARKETING ........................................................................... 10
2.1. Mô tả sản phẩm ............................................................................................................ 10
2.2. Các tính chất và khu vực thị trường mục tiêu .......................................................... 11
2.2.1. Các tính chất ................................................................................................. 11
2.2.2. Thị trường mục tiêu ..................................................................................... 12
2.3. Các nhóm khách hàng ................................................................................................. 13
2.3.1. Nhóm khách hàng thường xuyên ................................................................ 13
2.3.2. Khách hàng không thường xuyên ............................................................... 16
2.3.3. Khách hàng hiếm khi sử dụng .................................................................... 16
2.4. Đối thủ cạnh tranh ....................................................................................................... 16
2.4.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp ....................................................................... 16
2.4.2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp ....................................................................... 17
2.5. Phân tích cung cầu của mặt hàng quần áo secondhand ........................................... 17
2.5.1. Phân tích cung .............................................................................................. 17
2.5.2. Phân tích cầu ................................................................................................ 18
2.6. Thị phần của cửa hàng ................................................................................................ 21
2.7. Dự báo doanh thu ........................................................................................................ 22
2.8. Các chiến lược Marketing ........................................................................................... 22
2.8.1 Sản phẩm........................................................................................................ 22
2.8.2 Giá cả .............................................................................................................. 22
2.8.3 Kênh phân phối ............................................................................................. 23
2.8.4 Xúc tiến kinh doanh ...................................................................................... 23
2.9. Các đối tác .................................................................................................................... 25
2.10. Quan hệ khách hàng .................................................................................................. 26
2.10.1. Tiếp cận và giành được khách hàng ......................................................... 26
2.10.2. Lưu giữ khách hàng ................................................................................... 27
2.11. Các chi phí cho hoạt động Marketing và bán hàng ................................................ 28
CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT – KINH DOANH – DỊCH VỤ ............................ 30
3.1 Quy trình sản xuất – kinh doanh – dịch vụ ................................................................ 30
3.2 Các tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh ................................................ 33
3.3 Tổng doanh thu dự kiến ............................................................................................... 33
3.4 Tổng chi phí ................................................................................................................... 34
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ...................................................................................................... 36
4.1 Khẳng định tính khả thi của dự án ............................................................................. 36
4.2 Đánh giá rủi ro và các chiến lược hạn chế rủi ro ....................................................... 36
4.3 Đóng góp của dự án về mặt kinh tế - xã hội ............................................................... 37
4.4 Lập Model Canvas của dự án ...................................................................................... 38
4.5 Phụ lục ........................................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 40
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

1.1. Mô tả sơ lược về cửa hàng


1.1.1.Thông tin cửa hàng

Địa chỉ: 06 Trần Văn Ơn, Phú Hoà, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Số điện thoại: 123.456.789

Tên cửa hàng: SecondHand NHT

Logo của cửa hàng:

Hình 1.1. Logo cửa hàng

1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh của cửa hàng

❖ Tầm nhìn
- Tạo nên thương hiệu uy tín, chất lượng.
- Tạo dựng được nhiều mối quan hệ khách hàng thân thiết.
- Đưa cửa hàng trở thành một trong những cửa hàng đáng đến của thành phố.
❖ Sứ mệnh
- Đem đến cho khách hàng những sản phẩm secondhand rẻ, đẹp, đa dạng và chất
lượng.
- Góp một phần nhỏ vào công cuộc bảo vệ môi trường khi bán và sử dụng quần áo
secondhand.

1
1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Chủ shop Kế toán

Quản lý nhân sự

Nhân viên bán hàng Nhân viên


kiêm thu ngân trực website
BẢNG 1.1.3. NHU CẦU TUYỂN NHÂN SỰ

STT Bộ phận Số lượng Yêu cầu tuyển dụng Nhiệm vụ

1 Nhân viên bán 01 - Nam/Nữ - Bán hàng, tư vấn


hàng kiêm thu - 18 – 25 tuổi sản phẩm cho
ngân - Năng động, nhanh khách hàng
nhẹn, giao tiếp tốt, kĩ - Thu tiền, in hóa
càng, tỉ mỉ. đơn, đóng gói hàng
- Có kinh nghiệm bán hóa cho khách
hàng hoặc làm thu ngân
là một lợi thế
3 Nhân viên trực 01 - Nam/Nữ - Trực tin nhắn của
website - 18 – 25 tuổi khách hàng trên
- Hiểu biết về công website
nghệ, về cách thức sử - Bán hàng và tư
dụng website vấn bán hàng cho
- Có kinh nghiệm làm khách hàng thông
admin hay vị trí tương qua tin nhắn trên
website

2
ứng, từng điều hành - Thường xuyên
website là một lợi thế chăm chút, cập nhật
hình ảnh sản phẩm
của cửa hàng lên
website

Shop chưa có nhu cầu tuyển dụng nhân sự kế toán và quản lý nhân sự vì những
chức vụ này sẽ do thành viên trong nhóm tiếp nhận. Cụ thể:

- Chủ shop: Nguyễn Thị Bảo Ngọc sẽ là người đại diện pháp lí của cửa hàng.
- Kế toán: Nguyễn Thị Hà sẽ là người đảm nhiệm vai trò tính toán danh thu, chi
phí, lợi nhuận và nhiều loại chi phí khác cho cửa hàng.
- Quản lí nhân sự: Nguyễn Thành Trung sẽ là người đảm nhiệm vai trò là người
tuyển dụng, quản lí, đào tạo, hướng dẫn cho nhân viên.
❖ Kế hoạch đào tạo và phát triển nhân sự

Bước đầu phân tích năng lực từng cá nhân thông qua quá trình phỏng vấn tuyển
dụng, người quản lý sẽ đặt ra mục tiêu và kế hoạch đào tạo phù hợp cho từng nhân viên
trong từng vị trí khác nhau.

Sau khi xác định kế hoạch đào tạo, sẽ tổ chức một buổi giảng dạy, chỉ bảo kinh
nghiệm, huấn luyện kĩ năng cho nhân viên và phổ biến công việc cho họ để họ biết mình
cần phải làm gì.

1.2. Mô tả tóm tắt về dự án kinh doanh

Các thông tin tổng quát về dự án shop quần áo SecondHand NHT

❖ Những vấn đề về sản phẩm secondhand mà khách hàng chưa thỏa mãn
a. Chất lượng sản phẩm

3
Đây là nỗi lo sợ của khách hàng mỗi khi mua đồ secondhand, với bản chất là hàng
đã qua sử dụng, được mua hay nhập từ nhiều nguồn hàng khác nhau, quần áo secondhand
thường bị gắn cái mác là đồ kém chất lượng, nhưng thực tế không phải vậy, hàng
secondhand chất lượng hơn mọi người nghĩ.

Trước khi đưa sản phẩm vào thị trường, shop sẽ chọn lọc, kiểm tra chất lượng, giặt
ủi kĩ lưỡng những sản phẩm đó rồi mới treo nó lên giá treo đồ.

b. Giá cả

Có nhiều nơi lấy lí do cho dù là món hàng secondhand, nhưng nó lại là đồ hiệu, vì
thế bán món đồ đó với giá gần với giá gốc của món hàng.

Thấu hiểu việc khách hàng tìm đến cửa hàng secondhand là để được mua đồ với
phân khúc giá rẻ, shop SecondHand NHT cam kết luôn luôn bán hàng với mức giá đúng
với giá cả thị trường đồ secondhand.

c. Đồ secondhand lỗi mốt, không hợp thời trang

Những sản phẩm đã qua sử dụng luôn có nguy cơ bị hư hại hoặc đã lỗi thời. Thậm
chí có những người sẽ bán đồ cũ của mình vì lí do họ thấy sản phẩm bị lỗi, bị hư hao và
không hoàn hảo đối với họ nên họ mới bán chúng.

Tuy nhiên, khách hàng hoàn toàn không cần lo lắng về việc này do sản phẩm của
cửa hàng được nhập hàng từ nhiều nguồn hàng khác nhau nên luôn mang đến sự phong
phú, đa dạng, nhiều lựa chọn cho khách hàng. Việc sản phẩm được sàng chọn trước khi
bán ra cũng góp phần lọc ra những sản phẩm đã không còn phù hợp.

❖ Giá trị của dự án mang lại cho khách hàng

Giá rẻ, hàng đẹp, chất lượng, không đụng hàng, đó là những tiêu chí mà shop đặt
ra khi quyết định khai trương cửa hàng secondhand.

4
Ngoài những tiêu chí trên, sản phẩm sẽ luôn được cập nhật, đổi mới thường xuyên,
đem lại trải nghiệm luôn được mua sắm quần áo phong phú, đa dạng. Đồng thời, cũng
mong khách hàng nhận thấy được sự quan tâm của shop với khách hàng.

❖ Giải pháp để giải quyết vấn đề từ công nghệ của dự án shop quần áo
SecondHand NHT
Để đảm bảo đường truyền truy cập website không bị lỗi, bị đứng, bị mất hình
ảnh,…tránh trải nghiệm tồi tệ cho khách hàng khi ghé dạo thăm website, cửa hàng đã bỏ
chi phí ra để bảo trì trang web thường xuyên.

Ngoài việc bảo trì website giúp khách hàng có trải nghiệm thoải mái khi mua hàng
ra, còn để đảm bảo sự an toàn và bảo mật cho tài khoản và thông tin của khách hàng khi
truy cập website để mua hàng và hỏi thăm thông tin, feedback cho cửa hàng.

Shop sử dụng ứng dụng ERP để quản lí các chi phí của cửa hàng như doanh thu,
chi phí tiền lương cho nhân viên, quản lí đơn bán hàng, đơn nhập hàng của shop.

❖ Dự kiến thời gian đưa sản phẩm ra thị trường

Đầu tiên là về thời gian để có thể chỉnh sửa, bày trí, sắp xếp lại cửa hàng sao cho
bắt mắt, thu hút khách hàng tò mò muốn vào chiêm ngưỡng.

Song song với việc trang trí cửa hàng là nhập hàng, thuê nhân viên và các hoạt
động marketing quảng bá về việc mở cửa hàng đến với mọi khách hàng tiềm năng.

Sau cùng sẽ là mở cửa hàng và chảo đón những khách hàng đến và ghé thăm.

Thời gian dự kiến khai trương cửa hàng: 02 tháng sau khi hoàn toàn hoàn tất công
cuộc chuẩn bị cửa hàng.

❖ Mô tả hoạt động kinh doanh

5
Cung cấp quần áo secondhand: cửa hàng chúng tôi cung cấp quần áo secondhand
được nhập khẩu từ nhiều nguồn hàng khác nhau với mục đích để bán cho khách hàng
khắp Việt Nam và chủ yếu ở Bình Dương, Thủ Dầu Một.

Vận chuyển, gửi hàng, bán hàng cho những khách hàng mua hàng từ xa thông qua
các trang mạng xã hội, website của shop.

❖ Tuyên bố giá trị và mô hình kinh doanh

a. Tuyên bố giá trị

- Sở hữu những món hàng độc đáo, không lo đụng hàng, không lo chất lượng.
- Giá rẻ bất ngờ, không lo cháy túi.

b. Mô hình kinh doanh

Nhỏ lẻ, thuê nhân viên dưới 10 người, không có con dấu, chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh.

❖ Các mục tiêu và kế hoạch phát triển

Thông qua việc nghiên cứu thị trường thời trang và người tiêu dùng, khách hàng
tiềm năng, khách hàng hướng đến trong tương lai, nhóm đề xuất mục tiêu và kế hoạch
phát triển như sau

Về mục tiêu: Tập trung vào những nhóm khách hàng học sinh, sinh viên, thế hệ
gen Z có hứng thú và sự yêu thích, dễ dàng chấp nhận các mặt hàng secondhand. Mục
tiêu của shop SecondHand NHT là tạo ra một cửa hàng bán quần áo secondhand ấn tượng
nhất trên địa bàn tỉnh Bình Dương, thành phố Thủ Dầu Một với nhiều mặt hàng
secondhand độc đáo, đa dạng.

Về kế hoạch phát triển:


- Đạt 30% thị phần kinh doanh quần áo secondhand tại Bình Dương trong 2 năm.
- Lượng khách hàng tiềm năng trung bình năm đầu tiên mỗi ngày là 100 khách.

6
- Tiếp cận và có 50 khách hàng thân thiết.
- Doanh thu dự kiến 20.000.000 triệu đồng đến 25.000.000 triệu đồng một tháng.
Kế hoạch trên là kế hoạch phát triển trong 2 năm đầu của cửa hàng, qua các năm
tiếp theo sẽ xây dựng kế hoạch mới phù hợp với tình hình kinh doanh lúc bấy giờ của
cửa hàng.

❖ Tổng vốn đầu tư: 200.000.000 triệu đồng

Trong đó:

+ Vốn chủ: 140.000.000 triệu đồng = 70%


+ Vốn vay: 60.000.000 triệu đồng = 30%

❖ Kế hoạch tài chính


BẢNG 1.2.1. BẢNG LƯƠNG NHÂN VIÊN HÀNG THÁNG
Đơn vị tính: đồng
Chức vụ Số lượng Mức lương Thành tiền
Nhân viên bán hàng 01 7.000.000 7.000.000
kiêm thu ngân
Nhân viên trực 01 3.000.000 3.000.000
website
Tổng 10.000.000

BẢNG 1.2.2. BẢNG CHI PHÍ HÀNG THÁNG


Đơn vị tính: đồng
STT THÀNH PHẦN ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN
1 Mặt bằng 8.000.000 8.000.000
2 Điện 3.000/kwh 700.000
3 Nước 10.000/m3 150.000

7
4 Wifi 400.000 400.000
5 Lương nhân viên 10.000.000 10.000.000
6 Marketing 3.000.000 3.000.000
7 Phí duy trì website 300.000 300.000
Tổng 20.500.000

❖ Ảnh hưởng Kinh tế của dự án shop quần áo SecondHand NHT

Vào thời buổi khủng hoảng kinh tế, COVID 19, thất nghiệp,.. như hiện nay, nhu
cầu ăn mặc ở của con người bỗng trở nên khó giải quyết. Với tốc độ và nhu cầu tiêu dùng
cao như hiện nay, có quá nhiều thứ cần chi tiêu, nhưng không phải ai cũng có thể thỏa
mãn nhu cầu của mình vì khả năng kinh tế. Đặc biệt, về quần áo, do vẻ bề ngoài hiện
nay lộ rõ sự quan trọng của nó, nên việc mua quần áo phù hợp để giao tế trong xã hội là
điều rất cần thiết.

Quần áo cũ được ưa chuộng bởi chúng có giá vừa phải với túi tiền của nhiều người,
đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19 khiến không ít người chẳng còn
nhiều tiền. Khi mua đồ secondhand, có thể tiết kiệm chi phí là suy nghĩ của rất nhiều
người tiêu dùng hiện nay và suy nghĩ ấy hoàn toàn đúng khi giá của quần áo secondhand
chỉ bằng khoảng 50% số tiền của những bộ đồ khác trên thị trường.

❖ Ảnh hướng Xã hội của dự án shop quần áo SecondHand NHT

“Sau cơn đại suy thoái 2008-2009, tâm lý của người tiêu dùng đối với việc mua
sắm hàng cũ thay đổi rõ rệt. Giờ đây, nó được xem là sự mặc cả thông minh. Xu thế thời
trang sắp tới là phải tận dụng tối đa giá trị đồng tiền của bạn”, Oliver Chen, nhà phân
tích theo dõi các xu hướng bán lẻ ở Ngân hàng đầu tư Cowen, nhận định.

8
Tiếp đón những cơn khủng hoảng kinh tế cùng bệnh dịch COVID-19, việc tiếp
nhận xu hướng mua hàng secondhand càng trở nên phổ biến hơn trong xã hội hiện nay.
Khi nguồn hàng secondhand càng ngày càng phong phú và độc đáo, sự quan tâm của
mọi người đối với chúng cũng tăng lên và được đón nhận nhiều hơn.

❖ Ảnh hưởng về Môi trường của dự án shop quần áo SecondHand NHT

Khi nền công nghiệp may mặc ở các nước như Mỹ, Tây Âu phát triền, quần áo may
sẵn trở nên phổ biến và rồi quần áo cũ, thậm chí chưa qua sử dụng nhưng là hàng tồn
kho sẽ được đóng gói, vận chuyển sang cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam.

Ngành công nghiệp thời trang là một trong những ngành công nhiệp gây ô nhiễm
trên thế giới. Việc sản xuất và phân bổ các nguyên liệu sử dụng trong ngành công nghiệp
thời trang đều gây ô nhiễm môi trường, bao gồm nhiều dạng ô nhiễm khác nhau như ô
nhiễm nước, ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất. Để sản xuất quần áo như hiện nay thì
một lượng lớn năng lượng, nước và nguồn tài nguyên khác đã được sử dụng. Theo nghiên
cứu của các nhà khoa học, ước tính phải mất 7.000 lít nước để sản xuất 1 chiếc quần
jeans hay 2.700 lít nước cho một chiếc áo sơ mi. Hầu hết các sản phẩm này đều được
làm từ chất liệu tổng hợp, được nhuộm màu không thể tự phân hủy, các hóa chất có thể
ngấm vào mạch nước ngầm cũng như các nguyên liệu nylon, polyester... có nguồn gốc
từ dầu mỏ phải mất hàng trăm năm để phân huỷ.

Việc tái sử dụng đồ secondhand giúp làm giảm bớt một lượng rác thải lớn cho môi
trường, nó cũng như việc tái chế chai lọ và giấy vụn,…lan tỏa thông điệp bảo vệ môi
trường tới mọi người khi góp sức mua hàng secondhand, giảm thiểu rác thải từ quần áo
cũ.

9
CHƯƠNG 2. KẾ HOẠCH MARKETING

2.1. Mô tả sản phẩm

Hình 2.1 Đồ secondhand xu hướng của giới trẻ


(Nguồn: Internet)
Sencondhand đang là cái tên mà nhiều người biết đến trên mạng xã hội, xu hướng
đồ secondhand hiện nay rất được ưa chuộng bởi các tín đồ thời trang – một ý tưởng kinh
doanh đồ cũ độc đáo. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và vận dụng sáng tạo
việc phổ biến của mạng xã hội, cũng như kinh doanh online tại Việt Nam.

10
Mặt hàng chủ yếu của shop là những mặt hàng đã được sử dụng sau đó bán lại cho
người tiêu dùng tiếp theo chẳng hạn như quần áo, giày dép, phụ kiện… Đa số đồ
secondhand là hàng không được mới tuy nhiên đã được giặt giũ sạch sẽ, gấp xếp gọn
gàng.

Bên cạnh đó, đồ secondhand chính là có đa dạng nguồn gốc xuất xứ. Quần áo
secondhand giá rẻ được nhập khẩu từ nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Hồng Kông, Anh, Mỹ, Pháp… Tất tần tật các nước có thế mạnh về thời trang.
Đồng thời, cũng nhập hàng từ những nguồn ký gửi đa dạng và đạt yêu cầu về uy tín. Vì
thế một số món đồ secondhand vừa được chế tác từ chất liệu vải tốt, vừa có thiết kế đẹp
mắt… khiến giá trị của chúng không thua kém hàng chính hãng là bao.

2.2. Các tính chất và khu vực thị trường mục tiêu

2.2.1. Các tính chất

Hình 2.2 Tính chất quần áo secondhand


(Nguồn: Internet)
Bên cạnh giá thành rẻ, điều đặc biệt khác của việc mua quần áo secondhand là
người mua hàng có được một trang phục độc đáo vượt trội, không “đụng hàng” với bất

11
kỳ ai. Bởi, mặt hàng này không phải là sản phẩm được sản xuất hàng loạt, mỗi sản phẩm
thường chỉ có duy nhất một chiếc.

Đây là loại mặt hàng dễ kinh doanh bởi nhờ có sự phổ biến của facebook, các hội
nhóm có cùng ý tưởng kinh doanh đồ cũ với hàng trăm nghìn thành viên tham dự, bình
luận mỗi ngày. Shop có thể tiến hàng lập các trang mạng xã hội của cửa hàng nhờ bạn
bè người thân chia sẻ, thuê các dịch vụ quảng cáo, chơi các trò chơi và áp dụng các hình
thức marketing đơn giản nhất để quảng cáo trên mạng xã hội. Tuy nhiên, chất lượng và
uy tín là thứ quan trọng nhất để giữ chân được khách hàng.

Sử dụng đồ secondhand không chỉ giúp người tiêu dùng có được những món đồ lạ,
độc không 'đụng' hàng với giá cả phải chăng và chất lượng tốt mà còn góp phần bảo vệ
môi trường.

Ngành công nghiệp quần áo là một trong những ngành gây ra sự lãng phí nhất, chỉ
xếp sau ngành dầu khí về mức độ khí thải ra môi trường. Do đó, sử dụng hàng đã qua sử
dụng là một trong những phương pháp hiệu quả để giảm rác thải tiêu dùng.

Một điều khá quan trọng là trước khi đến tay người tiêu dùng, các sản phẩm này đã
phải chuyển qua nhiều công đoạn với môi trường khác nhau. Do quá trình đóng gói, vận
chuyển trong một thời gian dài nên có thể nhiều loại vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, phát
triển. Nếu người sử dụng trước đó bị bệnh da liễu thì quần áo họ từng mặc chính là môi
trường thuận lợi để lây lan bệnh.

Để tránh các rủi ro khi sử dụng hàng đã qua sử dụng, shop đặt biệt lưu ý xử lý kỹ
sản phẩm trước khi đưa vào buôn bán để tạo nên uy tín về mặt chất lượng của sản phẩm
và để lại ấn tượng cho khách hàng.

2.2.2. Thị trường mục tiêu


Thị trường mục tiêu mà nhóm tác giả nhắm đến là các khách hàng thuộc thế hệ
Gen Z và late-Millennial- thế hệ Thiên niên kỷ thường là học sinh, sinh viên và nhân

12
viên văn phòng có nhu cầu cao về thời trang nhưng bị giới hạn kinh tế từ đó mà việc sử
dụng quần áo seconhand chính là biện pháp tối ưu nhất.

Thị trường kinh doanh quần áo secondhand được đánh giá là một thị trường rộng
lớn vì những người thất nghiệp, thu nhập thấp ngày càng nhiều do kinh tế bấp bênh, hay
hiện nay khách hàng chủ yếu là sinh viên, họ luôn phải tiết kiệm chi tiêu vì vậy món đồ
cũ nhưng còn khá mới, mẫu mã hợp thời luôn được ưu tiên.

2.3. Các nhóm khách hàng

2.3.1. Nhóm khách hàng thường xuyên

Nhìn chung, khách hàng chính yếu của toàn ngành thời trang, đặc biệt là thời trang
secondhand chính là Millennials và Gen Z. Nhận định về Gen Z và late-Millennial sẽ là
thế hệ người trẻ rất thích trưng diện và khẳng định bản thân thông qua các nền tảng mạng
xã hội. Người trẻ thuộc lớp này lớn lên cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Facebook,
Instagram, Tiktok, Snapchat… Với nhu cầu thể hiện bản thân thông qua thời trang, thế
hệ này cũng là thế hệ được định hướng và truyền thụ tư tưởng thời trang bền vững, bảo
vệ môi trường, biến đổi khí hậu vô cùng mạnh mẽ. Điều này gây sức ảnh hưởng rất lớn
đối với quyết định tiêu dùng mặt hàng thời trang của họ.

Đối với Gen Z, việc mua sắm các mặt hàng secondhand hay tìm đến dịch vụ thuê
quần áo là một điều rất phổ biến. Đây sẽ là một thói quen được phát triển theo thời gian
cho đến khi họ có khả năng chi trả cho những mặt hàng thời trang cao cấp.

Thế hệ tiếp nối Gen Z sẽ còn được hướng dẫn và thực hành những kiến thức thực
tiễn về bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm khí hậu, lãng phí tài nguyên thiết yếu như
nguồn nước (vốn bị hao tổn rất nhiều bởi thời trang nhanh) mạnh mẽ hơn thế nữa. Và
đây chính là tiền đề lớn nhất để các doanh nghiệp resale lớn như Buffalo Exchange,

13
Goodwill NYNJ, ThredUp, Vestiaire Collective tiếp tục phát triển và được đầu tư thêm
hơn vào mô hình doanh nghiệp của mình.

Sự tiện ích mà quần áo secondhand mang lại như độc đáo, giá rẻ, chất lượng đã thu
hút không ít sự chú ý của những người trẻ thế hệ này. Vì thế, doanh nghiệp cần phải tìm
hiểu và khai thác sâu những sở thích về thẩm mỹ của họ để có thể cung cấp những mặt
hàng phù hợp để từ đó giữ chân được những khách hàng tiềm năng này.

Nhóm khách hàng thường xuyên này được chia thành sáu nhóm nhỏ như sau:

❖ Nhóm 1: Nhóm người thích thử đồ Secondhand


Đặc điểm:
Họ là những người đã có ý thức và quan tâm tới vấn đề bền vững, nhóm này thường
có mật độ mua sắm thấp nhưng mỗi lần mua đều chi đậm bởi vì khách hàng thuộc nhóm
này rất chú trọng vào giá trị và chất lượng của món đồ mà mình mua chứ không phải số
lượng, họ không xem mua sắm là một hình thức để giải trí hay giải toả.

Họ mua kỹ và sẵn sàng chi nhiều cho một món đồ giá trị. Thỉnh thoảng nhóm này
sẽ bán những món đồ mình đang có để mua thêm món đồ mới theo nguyên tắc “one in
one out” để trở nên bền vững hơn trong chi tiêu thời trang.

Nhu cầu:
Họ muốn chi tiền nhiều hơn cho trải nghiệm trong mỗi lần mua hàng, và vì luôn
chi cho các món đồ giá trị nên họ sẽ cần dịch vụ kiểm chứng hàng thật - giả chính hãng
uy tín.

❖ Nhóm 2: Nhóm người chọn lối sống bền vững


Đặc điểm:

14
Họ rất ít mua cũng rất ít bán quần áo của họ. Họ hạn chế mua sắm, tiêu dùng không
cần thiết tới tối đa. Tuy nhiên, những khách hàng thuộc nhóm này lại tương tác với khá
nhiều nền tảng bán hàng secondhand.
Nhu cầu:
Các sản phẩm, dịch vụ bền vững và trải nghiệm mua sắm.

❖ Nhóm 3: Nhóm người thích tìm kiếm sự độc đáo


Đặc điểm:
Nhóm này thường mua nhiều hơn bán. Khách hàng thuộc nhóm này rất chăm tương
tác trên các mặt trận nền tảng mua đi bán lại (theo dõi và “like” rất nhiều thứ), và động
cơ mua hàng chính thường là để tìm những món độc lạ.
Nhu cầu:
Tính độc, lạ, hiếm có khó tìm của sản phẩm.

❖ Nhóm 4: Nhóm người mua hàng theo sở thích


Đặc điểm:
Họ mua đồ secondhand rất nhiều. Nhóm này vừa tương tác (follow, like) vừa có
sức mua rất lớn trên các nền tảng mua đi-bán lại. Thường mua nhiều hơn bán. Và động
cơ bán đồ là để mua thêm nhiều đồ hơn, phần lớn là đồ secondhand.
Nhu cầu:
Quy trình mua hàng dễ dàng, tiện lợi và ship 24/7 tại đây là nhóm mua "không cần
lý trí", có nhiều thương hiệu để lựa chọn.

❖ Nhóm 5: Nhóm người theo lối sống tối giản


Đặc điểm:
Rất chăm chỉ trên các nền tảng mạng xã hội, vừa mua vừa bán đồ, thường bán để
mua thêm đồ (cả đồ mới và đồ secondhand.
Nhu cầu:
Tiếp cận những xu hướng mới nhất để đi theo, tương tác trên các nền tảng xã hội.

15
❖ Nhóm 6: Nhóm người kinh doanh nghiệp dư
Đặc điểm:
Rất ít mua đồ secondhand nhưng lại bán rất thường xuyên trên một số nền tảng
mua bán.
Nhu cầu:
Quy trình bán hàng thuận tiện.

2.3.2. Khách hàng không thường xuyên

❖ Nhóm khách người cao tuổi từ 50-60


Đặc điểm:
Những người ở độ tuổi trung niên.
Nhu cầu:
Cần những trang phục đứng đắn, đúng tuổi. Họ không thuộc phân khúc khách hàng
của shop.

2.3.3. Khách hàng hiếm khi sử dụng

❖ Nhóm khách hàng ưa thích trang phục cao cấp


Đặc điểm:
Thường sử dụng các sản phẩm cao cấp, hiếm khi sử dụng hàng secondhand.
Nhu cầu:
Chất lượng và giá trị của sản phẩm.

2.4. Đối thủ cạnh tranh

2.4.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Hiện nay, quần áo secondhand đã được phổ biến rộng khắp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều cơ sở kinh doanh. Hiện tại thì Seconhand NHT có
những đối thủ cạnh tranh cụ thể như Mây 2hand, 79d.secondhand, Vintage Store CN1,
SHOP ĐỒ SI, Oma Store Real 2Hand, Give Away Bình Dương.

16
2.4.2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp ở đây chính là những sản phẩm thay thế. Ngoài quần
áo secondhand thì còn có nhiều sản phẩm thay thế như quần áo online từ Shopee, Lazada,
hay order từ các trang thương mại quốc tế như Taobao… các sản phẩm thay thế này đều
có tính chất độc, lạ, giá rẻ như quần áo secondhand. ngoài ra các sản phẩm thay còn là
đồ mới 100 % cho nên doanh nghiệp cần chú ý để sản phẩm secondhand của mình không
bị thay thế bởi các sản phẩm này trong tương lai.

2.5. Phân tích cung cầu của mặt hàng quần áo secondhand

2.5.1. Phân tích cung

Báo cáo của ThredUp cho thấy sự tăng trưởng về xu hướng này có thể xuất phát từ
late-Millennial - thế hệ Thiên niên kỷ và thế hệ Z, những người thích mặc những phong
cách mới nhất, tức là những mẫu của mùa trước bị loại bỏ nhanh chóng, do vậy, họ sử
dụng đồ cũ với tốc độ nhanh hơn 2,5 lần so với khách hàng trung bình. Theo báo cáo, đó
là lý do mà mô hình mua bán đồ cũ, thuê, hay thuê bao theo gói (subscription) đang là 3
mảng tăng trưởng nhanh nhất của lĩnh vực bán lẻ.

Như thông tin trên Fast Company, thế hệ Thiên niên kỷ phụ thuộc vào các trang
bán đồ cũ như ThredUp hay The RealReal để làm mới tủ quần áo của mình. Họ ban đầu
là người mua hàng đầu tiên, thích thú với món hàng thiết kế được giảm giá cho đến khi
họ chán và sau đó bán lại. Rồi họ lấy tiền đó để đến nơi bán hàng cao cấp, như Neiman
Marcus để mua đồ mới.

Một khi món đồ đó được nhóm bạn của họ thấy mặc đủ số lần rồi, họ sẽ bán đi.
Vòng tuần hoàn cứ thế lặp lại. Họ có hiểu biết đáng kể về các vấn đề như đầu tư, mất
giá, giá trị còn lại trong lĩnh vực thời trang thiết kế. Nhiều người cho biết họ bị ảnh

17
hưởng vì Instagram, nơi họ cảm thấy họ chỉ có thể khoe một bộ đồ một vài lần trước khi
phải cho món đó “nghỉ hưu.”

Thứ hai, hầu hết quần áo secondhand đang được lưu hành ở Việt Nam hiện nay đều
đến từ bãi hàng thùng tại Phnompenh – Thủ đô Campuchia. Tất cả quần áo cũ từ Nhật,
Hàn Quốc, Hồng Kông cùng một số nước châu Âu đều đổ về đây trên danh nghĩa là quần
áo của các tổ chức nhân đạo thế giới ủng hộ người nghèo tại đất nước Campuchia. Trong
đó, 1 nửa sẽ được gửi đến người nghèo còn nửa còn lại sẽ bán đi để lấy tiền gây quỹ từ
thiện với giá cực rẻ, chẳng hạn như quần Jean chỉ có giá từ 3.000đ – 5.000đ/chiếc.

Tại Việt Nam, bạn có thể lấy hàng từ các chợ đầu mối như chợ Châu Long, chợ
Đông Tác, chợ Hàng Da, Chợ Tân Định, chợ Bàn Cờ… Trong đó, chợ Châu Long tại
Phường Vĩnh Mỹ – TP Châu Đốc – An Giang là chợ lớn nhất cả nước và được các chủ
kinh doanh bán buôn lẫn bán lẻ hàng thùng trên cả nước đổ về lấy hàng. Chợ Châu Long
có nguồn hàng thùng lớn vì An Giang là cửa ngõ giao thương quan trọng với Campuchia
và Thái Lan.

Các chủ lậu sẽ đánh từng kiện hàng lớn rồi đóng vào container sau đó chuyển về
các kho hàng biên giới để phân loại với các mức giá khác nhau. Cụ thể, hàng loại 1 là
hàng có số lượng khan hếm, là hàng hiệu bị lỗi mốt. Hàng loại 2 là hàng đã sử dụng
nhưng còn rất mới và hàng loại 3, loại 4 là đã sử dụng và bị lỗi, hỏng hóc… Khi về tới
Việt Nam rồi thì các kiện hàng sẽ tăng giá hơn một chút, khoảng từ 4 – 13 triệu đồng/kiện
(tùy vào khối lượng và loại hàng).

Từ những thông tin trên có thể thấy được nguồn cung của quần áo secondhand vô
cùng phong phú và đa dạng.

2.5.2. Phân tích cầu

Theo sự đánh giá khách quan từ các chuyên gia, sự tăng trưởng về thị trường thời
trang secondhand sẽ tăng lên 52%. Tháng 4/2021 vừa qua, doanh nghiệp resale Vestiaire

18
Collective được đầu tư 62,4 triệu đô giữa thời điểm COVID-19 đang bùng phát và gây
tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu. Đây quả là một tin vui đối với cộng đồng
hệ sinh thái kinh tế xoay vòng, đặc biệt hơn khi một trong các nhà đầu tư là tập đoàn
Condé Nast – chủ sở hữu của rất nhiều ấn phẩm thời trang cao cấp như Vogue, GQ, W
Magazine, và các trang Pitchfork hay cộng đồng Reddit. Thực chất, tập đoàn Condé Nast
lần đầu đầu tư vào Vestiaire Collective là vào tháng 9 năm 2015. Vestiaire Collective
giờ đã trở thành một doanh nghiệp đa quốc gia khi có văn phòng trụ sở ở nhiều nước
trên thế giới, và trang e-commerce của họ cũng rộng mở cho thị trường quốc tế.

Selfridges – ông lớn của ngành bán lẻ thời trang tại Anh Quốc cũng nhanh chóng
nhận ra tiềm năng của thị trường này. Theo chia sẻ của Bosse Mhyr – buying director
của Selfridges, người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ đã cho thấy rằng
80% quyết định mua hàng (buying) sẽ dựa vào dữ liệu doanh thu tại Selfridges, 20% còn
lại sẽ để dành cho nhân lực buyer của Selfridges đi lùng sục các món phụ kiện, sản phẩm
thời trang đắt giá, khan hiếm, đáng sở hữu ở khắp mọi nơi; và một trong những nguồn
cung ứng trực tiếp đó sẽ chính là Vestiaire Collective.

Sự kết hợp này là vô cùng hợp lý, bởi kho dữ liệu sản phẩm resale của Vestiaire
Collective có đến hơn 40 nghìn sản phẩm và liên tục được cập nhật mới. Nhiệm vụ của
các buyer từ Selfridges là nhập các sản phẩm resale có giá trị từ Vestiaire Collective và
thẩm định tình trạng, chất lượng và tính xác thực của thương hiệu rồi đưa chúng lên trang
thương mại điện tử. Vestiaire Collective cũng có một cửa hàng mua sắm tại Selfridges
để trưng bày những sản phẩm độc đáo, thu hút nhất trong kho hàng của họ.

Sự hợp tác hiệu quả giữa Vastiaire Collective và Selfridges cho thấy tiềm năng vô
cùng lớn giữa mô hình resale và chuỗi bán lẻ, cũng như là giao thương trực tiếp với trực
tuyến ở thị trường nội địa (lẫn quy mô quốc tế) sẽ là như thế nào trong tương lai. Điều
này giúp gợi mở một mô hình kinh doanh lấy trọng tâm là resale và sustainability thể
theo xu thế mua sắm lẫn nhu cầu của các nhóm đối tượng khách hàng chú trọng tính bền

19
vững của thời trang đang ngày một tăng. Đã có những màn hợp tác giữa resale và retail
trong thời gian qua như The RealReal x Burberry, Reformation x ThredUp, Nordstrom
x Trove, Neiman Marcus x Fashionphile…

Báo cáo hàng năm trong 5 năm gần đây của Thredup (kết hợp với công ty nghiên
cứu thị trường GlobalData)- sàn giao dịch thời trang secondhand lớn nhất thế giới đã
cho thấy những phản hồi tích cực của người dùng đối với thị trường secondhand. Và bất
chấp bối cảnh đại dịch COVID-19, nó cho thấy tình hình vẫn đang ổn và thậm chí còn
có dấu hiệu khả quan hơn bất kỳ ngành nghề bán lẻ nào khác: giá trị của thị trường thời
trang secondhand sẽ tiếp tục tăng đến 77 tỷ USD vào năm 2025. Báo cáo năm nay còn
chỉ ra một vài insights mới vô cùng thú vị mà các thương hiệu có thể áp dụng một khi
nền kinh tế và thị trường khởi động lại trạng thái “bình thường mới”.

Nếu đại dịch gây ra vô vàn khó khăn cho các ngành nghề, thì một cách kỳ diệu nào
đó, nó lại là “cái nôi sản sinh” những người có nhu cầu mua sắm đồ cũ. Vào năm 2020,
số liệu cho thấy có 33 triệu người dùng lần đầu tiên mua quần áo cũ. Và theo khảo sát,
76% những người này dự định sẽ tiếp tục mua đồ cũ trong vòng 5 năm tới.

Ở phía ngược lại, nguồn cung cho thị trường này cũng ghi nhận những con số đáng
kể: Với tổng số seller là 52,6 triệu người vào năm 2020, trong đó có 36,2 triệu
người (chiếm gần 69%) là lần đầu tiên tham gia thanh lý quần áo của mình. Con số này
được dự đoán sẽ tiếp tục tăng đến 118,8 triệu người, và sẽ tiếp tục thu hút 76% (90 triệu
người) những seller lần-đầu-tiên tham gia thị trường resale.

Những con số trên đã phần nào phản ánh tác động của đại dịch lên thói quen mua
sắm thời trang của mọi người. Và đáng mừng hơn, những thay đổi này hoàn toàn có lợi
cho ngành hàng mua đi – bán lại, bao gồm: tính bền vững, tiết kiệm chi phí, vòng đời-
chất lượng sản phẩm và tiêu dùng một cách thông minh.

20
Về thói quen mua hàng, báo cáo của Thredup cho thấy, sau đại dịch, cứ 3 người
thì sẽ có 1 người quan tâm hơn về thời trang bền vững, và giảm thiểu chi tiêu cho quần
áo trở thành mối ưu tiên hàng đầu của 50% số người tham gia khảo sát.

Về tư duy tiêu dùng, có đến 43% người dùng chia sẻ rằng họ đang quan tâm nhiều
hơn tới chất lượng sản phẩm, hy vọng có thể kéo dài vòng đời của chúng bằng cách bán
lại cho người có nhu cầu, hơn là bỏ đi như trước đây. Mối quan tâm này đồng thời dẫn
đến một thái độ “bài trừ” thói lãng phí quần áo: 50% phản đối việc thải ra rác thải quần
áo và 60% ủng hộ việc thắt chặt chi tiêu cho việc mua sắm.

Không khó để thấy, động lực chính ẩn sau những thay đổi và thói quen mua hàng
của người dùng chính là mong muốn tiết kiệm tiền và giảm tác động tiêu cực đến môi
trường. Quần áo secondhand và chuỗi cửa hàng giảm giá đang dẫn đầu danh sách với
42% và 40% người dùng lựa chọn sẽ tiếp tục ủng hộ hai hình thức mua sắm này. Trong
đó, có đến 53% là millennials và Gen Z quyết định sẽ chi tiêu nhiều hơn cho việc mua
lại đồ cũ.

Với mức tăng trưởng hứa hẹn này, thị trường resale được dự báo sẽ đạt doanh thu
80 tỉ đô la vào năm 2029, lớn hơn con số 10 tỉ đô vào năm 2009, và gần gấp đôi con số
được ước tính dành cho thời trang nhanh là 43 tỉ đô. ThredUp cũng nhận định rằng mô
hình kinh doanh quần áo senconhand sẽ giúp suy giảm tác động tiêu cực của toàn ngành
thời trang nhanh, khi 4 triệu sản phẩm đã được tái sử dụng theo tính tuần hoàn thông qua
nền tảng giao thương của doanh nghiệp này.

Từ đó, có thể thấy thị trường để phát triển quần áo secondhand là một thị trường
đầy tiềm năng để phát triển.

2.6. Thị phần của cửa hàng

21
Mục tiêu thị phần của SecondHand NHT là đạt 30% thị phần kinh doanh quần áo
secondhand tại Bình Dương trong 2 năm tới. Sẽ có thay đổi và phát triển vào những năm
tiếp theo.

2.7. Dự báo doanh thu

Vì định hướng của shop trong năm đầu là tiến hành xâm nhập và tìm hiểu thị trường
nên sẽ đặt mục tiêu doanh thu ở mức trung bình. Cụ thể, lượng khách hàng tiềm năng là
số lượng khách hàng mà shop có thể tiếp cận, giới thiệu sản phẩm ước lượng trung bình
năm đầu tiên mỗi ngày là 100 khách.

Tỉ lệ mua hàng thời gian đầu, 100 khách hàng mà shop giới thiệu sản phẩm thì có
khoảng 40 % người mua hàng. Số tiền mua hàng trung bình mỗi đơn hàng trung bình
bán ra có giá trị là 150.000 VNĐ. Số lần mua hàng: Số lần khách hàng mua sản phẩm là
3 lần/tháng. Vậy doanh thu ít nhất mỗi tháng trong năm đầu tiên là 20.000.000 đến
25.000.000 VNĐ/tháng và tổng doanh thu năm đầu tiên là 216.000.000 VNĐ. Ở năm
đầu doanh thu không quá cao, tuy nhiên shop sẽ tiến hành điều chỉnh và phát triển phù
hợp với nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng định hướng trong năm thứ hai và
ba tăng điều 30% mức doanh thu trên mỗi năm. Mục tiêu doanh thu năm thứ hai là
280.000.000 VNĐ và năm thứ ba là 365.000.000 VNĐ.

2.8. Các chiến lược Marketing

2.8.1 Sản phẩm

Quần áo secondhand hiện đang là xu hướng của giới trẻ. Shop định hướng kinh
doanh những mặt hàng quần áo nữ và phụ kiện vừa đẹp, rẻ và chất lượng, đem đến những
phong cách cá tính riêng biệt và đa dạng như retro, vintage cổ điển, nàng thơ v.v… với
chất vải rất tốt, được giặt ủi cẩn thận trước khi bán đảm bảo an toàn cho người mua.

2.8.2 Giá cả

2.8.2.1 Chiến lược định giá

22
Các sản ở đây sẽ có giá dao động trong khoảng từ 10.000 – 100.000 VNĐ.

2.8.2.2 Chiến lược thâm nhập thị trường

Hiện tại đối thủ cạnh tranh ở Bình Dương không nhiều nhưng lại có chỗ đứng khá
vững trên thị trường. Vì vậy phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt, cập nhật tình hình về
đối thủ. Ở đây để có sự khác biệt thì nên đánh vào giá vì đa số các sản phẩm tương đối
giống nhau nên khách hàng thường dựa vào giá để lựa chọn, nếu quá cao so với đối thủ
thì tỉ lệ được chọn sẽ thấp hơn.

2.8.2.3 Điều chỉnh giá

Giá của sản phẩm sẽ biến động dựa trên giá của thị trường. Do đó sẽ có sự điều
chỉnh giá phù hợp tuy nhiên sẽ không tạo ra sự biến động quá lớn về giá.

2.8.3 Kênh phân phối

Kênh phân phối mà shop lựa chọn là kênh trực tiếp: sản phẩm sẽ được bán trực tiếp
cho khách hàng tại cửa hàng hoặc qua website, các trang mạng xã hội như: Facebook,
Zalo, Instagram.

2.8.4 Xúc tiến kinh doanh

2.8.4.1 Thu hút khách hàng

Ngoài những cách cơ bản để thu hút khách hàng như chạy quảng cáo, thuê KOL
PR sản phẩm thì shop sẽ thực hiện một số các chương trình như:

❖ Nhờ khách chia sẻ ảnh sản phẩm đã mua hoặc ảnh bài của shop

Khi khách chia sẻ lên trang cá nhân của họ, hãy tặng mã giảm giá. Điều này làm
cho họ nhớ đến shop, mua thêm hàng để tận dụng chính sách giảm giá. Đây cũng là một
cách giới thiệu sản phẩm đến nhiều người hơn.

23
❖ Chính sách tặng quà nếu giới thiệu bạn bè

Nếu khách hàng cũ giới thiệu thêm bạn bè mua quần áo của shop, shop sẽ giảm giá
cho cả hai. Tuy sẽ mất một chút lãi ở mỗi sản phẩm nhưng bù lại, sẽ có thêm đơn và tổng
số lãi sẽ tăng lên.

2.8.4.2 Giữ chân khách hàng

❖ Khuyến mãi, sale off


Đây là chiêu thức đánh trúng vào tâm lý khách hàng yêu thích hàng rẻ, hàng giảm
giá. Khuyến mãi thường áp dụng vào một thời điểm nhất định, làm khách hàng muốn
mua hàng ngay vào thời điểm đó, vì tâm lý sợ hàng rẻ sẽ hết.
❖ Tặng quà

So với khuyến mãi, sale off, chiêu thức tặng quà cũng mang đến nhiều lợi ích như:

- Giá niêm yết được giữ nguyên: không cần giảm giá quần áo xuống mức thấp
hơn. Sau khi hết đợt sale, việc tăng giá lên rất khó khăn, khách hàng sẽ có tâm
lý giá giảm mới là giá hợp lý hoặc đợi giảm giá mới mua hàng.
- Đa dạng hình thức tặng quà: Bạn có thể tặng nhiều món quà khác nhau như phụ
kiện quần áo (kẹp áo, thắt lưng...), đồ lưu niệm, balo… Điều này làm cho khách
hàng hứng thú mua sắm, vì mỗi lần mua họ sẽ nhận được một món quà mới.
- Chi phí bỏ ra ít hơn: Quà tặng có thể mua được với giá gốc hoặc tận dụng hàng
tồn, chưa bán được. Do đó, bạn sẽ phải bỏ ra mức chi phí cho quà tặng ít hơn,
đồng thời còn xử lý được hàng tồn kho.
❖ Tăng sự đảm bảo

Đây là chiêu thức dựa trên tâm lý khách hàng luôn sợ rủi ro khi mua quần áo online
như màu thực thế không giống ảnh, hình dáng quần áo không giống ảnh, quần áo mặc
không vừa, chất liệu không đẹp như giới thiệu… Để xóa tan đi nỗi lo đó, bạn hãy dùng
lời hứa nhằm đảm bảo với khách hàng.

24
❖ Kết hợp kỹ năng tư vấn

Tư vấn bán quần áo online khéo léo, đánh trúng tâm lý khách hàng về điều họ mong
muốn sẽ giúp bạn chốt đơn thành công đồng thời có thể tăng doanh thu bán quần áo
online. Để tư vấn khách hàng tốt cần:

Sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/7, luôn có thái độ lễ phép, nhiệt tình, niềm nở làm
hài lòng khách hàng, lấy số đông để thuyết phục khách hàng vì nhiều người có tâm lý số
đông luôn luôn đúng, diễn đạt theo hướng tích cực, sử dụng nói giảm nói tránh để làm
hài lòng khách hàng, v.v…

❖ Chăm sóc khách hàng:

Có thể dùng nhiều phương thức khác nhau như gọi điện, gửi email, tin nhắn SMS,
inbox Facebook… để giới thiệu đến khách hàng một chương trình hấp dẫn (khuyến mãi,
giảm giá hoặc hàng mới về...) đang diễn ra ở cửa hàng.

2.9. Các đối tác

Đầu tiên, hiện nay chính phủ hoàn toàn có thể can thiệp và đưa ra các chương trình
để thúc đẩy sự phát triển của các nền tảng mua bán đồ cũ cũng như vòng đời sử dụng
của các sản phẩm thời trang.

Để khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp cùng tham gia và thị trường
resale, chính phủ có thể đưa ra những chính sách khích lệ như giảm thuế cho các thương
hiệu có chương trình thu, bán lại sản phẩm cũ hoặc miễn thuế cho những cá nhân có hoạt
động thương mại, mua bán đồ cũ.

Một vài quy định có thể được đặt ra như người tiêu dùng phải có trách nhiệm xử lý
khi quyết định vứt bỏ một món quần áo, nhà bán lẻ phải tái sử dụng nguồn thu nhập để
mỗi cá nhân hay doanh nghiệp đều phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường khỏi các
tác nhân gây ô nhiễm của ngành thời trang.

25
Thứ hai, các trang fanpage trên facebook chuyên review về các sản phẩm, các công
ty quảng cáo, Agency, KOL review cũng là một đối tác chuyên thúc đẩy hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Giúp sản phẩn và cửa hàng được nhiều người biết đến và tin
dùng hơn.

Cuối cùng, không thể thiếu đó là các đại lý, nhà phân phối cung cấp nguồn hàng.
Ngoài ra, còn có các đơn vị cá nhân thanh lý ký gửi cũng là các đối tác chính của shop.

2.10. Quan hệ khách hàng

2.10.1. Tiếp cận và giành được khách hàng

Đầu tiên, để tiếp cần được khách hàng shop sẽ sử dụng các công cụ quảng bá trực
tuyến. Shop có thể đầu tư cho những gian hàng online như website riêng, hay các gian
hàng trên các trang thương mại điện tử sendo, chodientu, 123mua… Tham gia các forum,
diễn đàn lớn nhất Việt Nam như: enbac, vật giá, rồng bay, lamchame, webtretho…
Những gian hàng online hay các tin đăng rao vặt này không chỉ giúp tiếp cận được nguồn
khách hàng tiềm năng lớn mà còn giúp quảng bá thương hiệu của shop đến khách hàng.
Phương án hai, có thể đầu tư ngân sách để chạy quảng cáo google adword, Facebook
ads, cốc cốc ads, quảng cáo trực tuyến trên các forum, diễn đàn… vì có thể chủ động đặt
chi phí hàng tháng cho quảng cáo và kiểm tra hiệu quả quảng cáo. Song song, tìm kiếm
khách hàng tiềm năng thông qua các kênh mạng xã hội facebook, zalo, viber…

Thứ hai, sử dụng truyền thông báo chí. Truyền thông báo chí là hình thức khá quen
thuộc để đưa sản phẩm đến tay khách hàng tiềm năng. Một lượng người thích đọc báo
sẽ nhìn thấy sản phẩm trên báo. Truyền thông báo chí có tác dụng tăng thêm sự tin tưởng
về sản phẩm. Tuy nhiên, shop sẽ thử nghiệm trước một số mẫu quảng cáo nhỏ trước khi
đầu tư chính thức để kiểm tra hiệu quả. Sau một thời gian theo dõi thấy hình thức nào
hiệu quả thì hãy tiếp tục đầu tư.

26
Cuối cùng, học hỏi từ đối thủ. Đối thủ là những đơn vị cạnh tranh sản phẩm vì vậy
cần nghiên cứu xem đối thủ đang làm gì, họ dùng hình thức gì để quảng cáo, ưu và nhược
điểm, từ đó học hỏi và phát huy để có thể làm tốt hơn đối thủ của mình.

2.10.2. Lưu giữ khách hàng

Để giữ chân khách hàng, trước tiên cần phải đảm bảo sự hài lòng của khách hàng
đổi với sản phẩm. Có được mối quan hệ tốt với khách giúp doanh nghiệp duy trì và phát
triển dễ dàng hơn. Sau đó thực hiện chăm sóc khách hàng sau khi mua quần áo tại shop.

Thứ nhất, luôn giữ kết nối và không bỏ quên khách thông qua hỏi thăm về chất
lượng, dịch vụ và cảm nhận của họ khi đến cửa hàng, cung cấp các thông tin khuyến
mãi, ưu đãi của cửa hàng, giới thiệu về mẫu mã áo quần mới, hot tại cửa hàng qua từng
thời điểm, mời khách like và theo dõi fanpage của shop để cập nhật những sản phẩm mới
nhất.

Thứ hai, chính sách ưu đãi riêng dành cho khách hàng trung thành như tích điểm
khách hàng, tùy theo cấp bậc để nhận được ưu đãi khác nhau tặng quà vào dịp lễ, sinh
nhật, có chương trình khuyến mãi riêng cho các khách hàng trung thành, làm thẻ tích
điểm cho khách hàng, để họ có thể dùng điểm để đổi thành tiền mua hàng lần sau hoặc
khách hàng sẽ được hưởng các ưu đãi mà chỉ thành viên mới được.

Thứ ba, bán gia tăng upsell cho khách hàng những phiên bản sản phẩm có tính năng
mới hơn, nhiều hơn, và giá trị cao hơn. Có nhiều các ưu đãi và chương trình khuyến mãi
hàng tuần theo mốc giờ quy định, thường xuyên cập nhật trang fanpage cho khách hàng
tiện theo dõi các chương trình giảm giá, ví dụ giảm giá trực tiếp trên mỗi sản phẩm quần
áo: 5% - 50%, giảm giá theo chương trình: mua 3 tặng 1, mua 2 tặng 1, giảm 10% cho
tất cả các đơn hàng, giảm tiền cho các đơn hàng mua từ 300k, freeship cho đơn hàng từ
200.000 VNĐ hoặc đơn hàng thứ hai, mua cái này giảm giá cái kia có liên quan: mua
quần áo thì giảm giá phụ kiện, mua áo vest thì giảm giá áo sơ mi, mua quần bò thì giảm
giá áo phông, mua quần có cạp thì giảm giá thắt lưng… mua nhiều được quà: mua 3 áo

27
phông sẽ được tặng thêm 1 áo, mua 2 cái áo sẽ được tặng thêm cài áo… bán hàng theo
set hoặc combo: set hoặc combo này sẽ rẻ hơn mua lẻ. Ví dụ như bán set váy áo, set áo
phông và quần bò, bộ quần áo ở nhà, combo áo khoác và áo phông…để vừa thu hút, vừa
quảng bá được cho khách hàng mới và giữ chân được khách hàng cũ.

Cuối cùng, xin feedback của khách hàng: Sau khi khách mua hàng, shop có thể xin
họ đánh giá sản phẩm. Dùng feedback tốt để quảng cáo. Ngược lại, nếu khách hàng
feedback không tốt, hãy xin lỗi và điều chỉnh theo góp ý của khách hàng.

2.11. Các chi phí cho hoạt động Marketing và bán hàng

Trong năm đầu tiên, mục tiêu của shop là thâm nhập thị trường nên chọn quy mô
kinh doanh vừa và nhỏ để tiện thay đổi và phát triển phù hợp thị trường nên sẽ có các
loại chi phí marketing có bản khi chưa có doanh thu ước tính cụ thể như sau:

❖ Chi phí bán hàng cá nhân

Chi phí bán hàng cá nhân bao gồm chi phí tuyển dụng bao đầu, chi phí đào tạo nhân
viên, ngân sách lương thưởng, % hoa hồng,..Tuy nhiên, thời điểm mới khai trương
khoảng 3 tháng, dự trù shop có ba thành viên góp vốn, sẽ xoay ca nhau và trông coi cửa
hàng nên không phát sinh chi phí tuyển nhân viên. Sau một năm đi vào hoạt động shop
sẽ cân nhắc và điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh doanh.

❖ Chi phí phát triển và duy trì website, Ditigal

Khi xây dựng website shop sẽ phải trả tiền ban đầu để thiết kế, sau đó là chi phí
duy trì và "bảo dưỡng" website để được tối ưu và hiệu quả hơn. Các hoạt động xây dựng
và duy trì, phát triển các kênh Digital sẽ có các chi phí như chi phí quảng cáo, chi phí
ngân sách phát triển, chi phí lương bổng cho nhân viên, chi phí thiết kế chiến dịch, ...
Tổng cộng chi ba tháng đầu rơi vào 1.000.000 VNĐ mỗi tháng và sẽ có điều chỉnh bổ
sung trong thời gian tiếp theo.

❖ Chi phí chi trả cho Agency, bên quảng cáo thứ ba

28
Hình thức thuê các công ty quảng cáo, Agency để thực hiện các chiến dịch
marketing cho doanh nghiệp là bắt buộc. Ngoài ra shop dự định thuê KOL để quảng cáo
sản phẩm. Chi phí khoảng 1.000.000 VNĐ trong tháng đầu tiên và sẽ có điều chỉnh bổ
sung trong thời gian tiếp theo.

❖ Lương và thưởng

Không chỉ là lương thưởng cứng cho nhân viên của doanh nghiệp, trong nhiều
trường hợp sẽ còn phải thuê thêm cả các chuyên gia, các freelancer làm việc tự do để
phục vụ tốt cho hoạt động marketing của doanh nghiệp chi phí dao động 1.000.000 VNĐ
trong tháng đầu tiên và sẽ có điều chỉnh bổ sung trong thời gian tiếp theo.

29
CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT – KINH DOANH – DỊCH VỤ

3.1 Quy trình sản xuất – kinh doanh – dịch vụ

(1) Mua hàng


Shop “SecondHand Nhà cung
NHT” cấp

Trực tiếp tại


(2) Bán hàng shop
Khách
hàng
Website
❖ Mua hàng

Cửa hàng shop “SencondHand NHT” mới khai trương sẽ nhập 200 bộ quần áo, nếu
kinh doanh tốt shop sẽ mua thêm hàng từ các nguồn cung cấp sau:

- Một trong các nơi cung cấp nguồn hàng giá sỉ cần thiết đó là chợ. Một số chợ
đầu mối uy tín hiện nay có khả năng kể đến: chợ Đông tác, chợ Hàng Da, chợ
Tân Định,…
- Có thể xem và lấy hàng từ những trang thương mại và điện tử, các diễn đàn nội
địa hoặc các nhóm chuyên sỉ hàng si chất lượng trên kênh mạng xã hội. Tuy việc
này tốn khá là nhiều thời gian để tìm kiếm và chỉ có thể nhìn hàng qua hình ảnh,
nhưng bù lại hàng về sẽ đa dạng mẫu mã và không lo tồn kho.
- Nhà cung cấp quần áo SecondHand từ các đại lý hàng thùng hoặc các chủ buôn
lớn nội địa. Nguồn cung cấp này đòi hỏi phải bỏ ra thời gian đến tận nơi để bàn

30
bạc làm quen với chủ mối để chọn hàng. Thông qua bí quyết nhập hàng này, cửa
hàng sẽ không phải lo lắng về tồn kho hay hàng chất lượng kém không bán được.
- Ngoài những cách trên, lấy hàng si từ nước ngoài về bán cũng đều được nhiều
người tin tưởng. Theo kinh nghiệm bán hàng của nhiều chủ cửa hàng thì họ
thường nhập hàng ở một vài nơi như: Mỹ, Hàn Quốc, Anh, Campuchia, Pháp,
Trung Quốc. Đây là xu thế lấy hàng trọng điểm bởi giá rẻ, mẫu mã đa dạng, phù
hợp với túi tiền và thị hiếu của người Việt.
❖ Quy trình bán hàng

a. Trực tiếp tại shop

Công việc bán hàng sẽ được thực hiện tại cửa hàng dưới sự thực hiện của hai nhân
viên. Khách hàng sẽ được thoải mải chọn sản phẩm mà mình ưng ý và sau đó thanh toán
theo đơn giá đã được đính sẵn trên sản phẩm. Để tạo ra một sự khác biệt so với các cửa
hàng khác thì công việc bán hàng cũng được thực hiện khác biệt hóa.

Khách hàng sẽ có cảm giác thoải mải khi bước chân vào cửa hàng và yên tâm khi
mua sản phẩm tại cửa hàng. Ngoài ra cửa hàng còn có thêm các tư vấn, góp ý cho khách
hàng về các sản phẩm. Đây cũng là một nhân tố tạo nên sự cạnh tranh của cửa hàng khi
mới bước chân ra thị trường. Kế hoạch cụ thể của cửa hàng về công tác bán hàng đó là:

- Trước khi chuẩn bị bán hàng phải kiểm tra lại các điều kiện đã đảm bảo cho việc
bán hàng chưa. Xem xét những gì còn thiếu để bổ sung kịp thời, tránh tình trạng
bỏ quên bất kì một sản phẩm nào.
- Khi khách đến cửa hàng mua hàng thì nhân viên sẽ ra chào đón khách, dắt xe
cho khách (nếu khách đi xe) và mời khách vào mua hàng.
- Sau đó nhân viên nữ có thể lại giới thiệu sơ qua về toàn bộ sản phẩm và tư vấn
cho khách hàng về những sản phẩm của mình.
- Sau khi khách hàng chấp nhận mua hàng thì công việc tiếp tiếp theo là thanh
toán theo giá trên các sản phẩm. Nhân viên sẽ làm thủ tục thanh toán, nhận tiền

31
và in hóa đơn cho khách. Khách có thể thanh toán bằng tiền mặt, ví điện tử hoặc
chuyển khoản. Đồng thời, nhân viên sẽ giới thiệu cho khách về website của shop,
nếu khách không có thời gian để đến cửa hàng thì mua hàng online là một sự lựa
chọn thứ hai.
- Nếu khách hàng không đồng ý mua hàng thì nhân viên phải chào khách hàng và
có thể hẹn khách hàng trong một dịp khác. Một nguyên tắc quan trọng là không
được tỏ thái độ khó chịu đối với khách hàng.
- Sau khi kết thúc công việc bán hàng thì phải kiểm tra lại tất cả từ khâu bố trí sản
phẩm tới những phản ứng của khách hàng nhằm rút ra những kinh nghiệm cho
công việc.

b. Trên Website

Nhân viên ba sẽ đảm nhận trách nhiệm mua bán hàng hóa trên website. Các công
việc bao gồm: nhận phản hồi, hỗ trợ nhanh cho khách khi có vấn đề trên web, cập nhật
giá, mẫu hàng và size quần áo,…

Website là một công cụ hữu ích cho việc bán hàng online thu hút giới trẻ mua hàng
một cách dễ dàng. Lí do cửa hàng không chọn các trang mạng điện tử khác như shopee,
lazada, tiki,… bởi vì nếu shop có một trang web riêng thì khách sẽ tìm đến shop nhanh
chóng, dễ xem sản phẩm, hoạt động quảng cáo có hiệu quả hơn, được khách đánh giá
cửa hàng có sự đầu tư vốn nên sẽ đến mua hàng thử. Chính vì thế mà shop chú trọng đầu
tư với chi phí 5.000.000 VNĐ để có một website đẹp, gọn và thu hút khách hàng bằng
cách tạo ấn tượng lần đầu ghé mua trực tuyến. Ngoài website, cửa hàng kết hợp Facebook
để đăng bài viết về quần áo SecondHand, đồng thời quảng cáo tiếp thị trên kênh này.

Hiện nay, mua bán quần áo theo lối truyền thống đã không còn hiệu quả như trước
và chỉ kinh doanh trên Facebook là chưa đủ để tạo sự mới mẻ cho khách hàng. Kinh
doanh online là một xu hướng “hot” trong thời buổi công nghệ, có một website bán hàng
riêng sẽ tăng sự canh tranh với các đối thủ trong ngành quần áo SecondHand.

32
3.2 Các tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh

❖ Nội thất và biển bảng:


- Biển nhận diện thương hiệu cửa hàng “SecondHand NHT”
- Nội thất gồm có: kệ, bàn, tường gỗ và cột sắt trưng bày
- Quầy thu ngân
- Đèn chiếu
- Ghế ngồi thu ngân và ghế khách hàng chờ
- Phòng thử đồ thạch cao
- Gương soi toàn thân
- Rèm phòng thử đồ và rèm cửa hàng
- Máy lạnh
❖ Công cụ, dụng cụ trưng bày và bán hàng:
- Manocanh
- Dụng cụ trưng bày hàng hóa
- Cây trưng bày
- Poster trang trí trong gian hàng
- Máy tính và phần mềm bán hàng
- Máy in hóa đơn
- Máy quét mã vạch
- Túi đựng đồ và giấy in hóa đơn

3.3 Tổng doanh thu dự kiến

Doanh thu dự kiến mỗi tháng của shop là từ 20.000.000 – 25.000.000 mỗi tháng.
Để có được doanh thu này thì shop phải bán từ 200 – 250 bộ quần áo có giá 100.000
vnđ. Sau khi trừ các khoản lương nhân viên và tiền mặt bằng, shop dự kiến lợi nhuận rơi
vào 2.000.000 – 7.000.000 vnđ mỗi tháng.

33
3.4 Tổng chi phí

DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỂ MỞ CỬA HÀNG THỜI TRANG 50M2


STT NỘI THẤT VÀ BIỂN BẢNG SỐ ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN
LƯỢNG
1 Biển hiệu chữ nổi 1 3.800.000 3.800.000
2 Nội thất : kệ, bàn, tường gỗ và cột 1 60.000.000 60.000.000
sắt trưng bày
3 Quầy thu ngân 1 4.500.000 4.500.000
4 Đèn chiếu 15 200.000 3.000.000
5 Ghế ngồi thu ngân 1 130.000 130.000
6 Ghế sofa để khách hàng chờ 2 1.500.000 3.000.000
7 Phòng thử đồ thạch cao 2 1.000.000 2.000.000
8 Gương soi toàn thân 2 1.200.000 2.400.000
9 Rèm thử đồ 2 700.000 1.400.000
10 Rèm cửa hàng 1 900.000 900.000
11 Máy lạnh Toshiba 1 8.990.000 8.990.000
CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TRƯNG
BÀY VÀ BÁN HÀNG
12 Manocanh 2 1.500.000 3.000.000
13 Dụng cụ trưng bày hàng hóa 1 500.000 500.000
14 Cây trưng bày 3 600.000 1.800.000
15 Poster trang trí trong gian hàng 2 1.000.000 2.000.000
16 Máy tính để bàn 1 5.000.000 5.000.000
17 Phần mềm bán hàng 1 4.500.000 4.500.000
18 Máy in hóa đơn 1 2.000.000 2.000.000
19 Máy quét mã vạch 1 1.000.000 1.000.000

34
20 Túi đựng đồ và giấy in hóa đơn 1 500.000 500.000
THUÊ MẶT BẰNG DỰ KIẾN
21 Tiền thuê mặt bằng 1 tháng 8.000.000 8.000.000
22 Hàng hóa 200 bộ 100.000 20.000.000
CHUẨN BỊ KHAI TRƯƠNG
23 Tiệc tùng 5 bàn 900.000 4.500.000
24 Thuê nhạc sống 1 2.000.000 2.000.000
CHI PHÍ KHÁC
25 Thuê KOL quảng cáo Facebook 1 lần 1.000.000 1.000.000
26 Thuê người tạo website bán hàng 1 5.000.000 5.000.000
27 Phí duy trì website 1 tháng 300.000 300.000
29 Nhân viên bán hàng kiêm thu ngân 1 7.000.000 7.000.000
30 Nhân viên trực website 1 3.000.000 3.000.000
TỔNG CỘNG 161.220.000

35
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

4.1 Khẳng định tính khả thi của dự án

Nhóm chọn địa điểm: 06 Trần Văn Ơn, phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một là nơi
cửa hàng SecondHand NHT khai trương. Đối thủ cạnh tranh mặt hàng SecondHand chỉ
có cửa hàng Delta Secondhand, shop này kinh doanh theo truyền thống, chưa có website
bán hàng riêng và mẫu mã quần áo ít nên khách hàng chưa nhiều. Shop SecondHand
NHT có những lợi thế áp dụng công nghệ và kinh doanh kết hợp truyền thống lẫn hiện
đại.

Ngoài ra, trên đường Trần Văn Ơn có trường Đại Học Thủ Dầu Một, khách hàng
thu hút chủ yếu là sinh viên. Quần áo secondhand được chế tác từ chất liệu vải tốt, vừa
có thiết kế đẹp mắt và giá cả phù hợp với kinh tế của sinh viên… khiến giá trị của chúng
không thua kém hàng chính hãng. Từ những lí do trên nhóm khẳng định tính khả thi của
dự án mở cửa hàng quần áo secondhand gần trường đại học.

4.2 Đánh giá rủi ro và các chiến lược hạn chế rủi ro

Bên cạnh những cơ hội mà ngành kinh doanh quần áo đem lại, sẽ có một số rủi ro
có thể khiến việc kinh doanh bị thất bại:

- Đối thủ cạnh tranh gần trường đại học Thủ Dầu Một chỉ có cửa hàng Delta
SecondHand. Như đã phân tích ở phần 4.1, rủi ro cạnh tranh cùng mặt hàng
secondhand chỉ có một đối thủ, nhưng vẫn phải chú ý và kịp thời triển khai kế
hoạch nếu bị cạnh tranh lại. Nếu đối thủ bắt chước theo mô hình kinh doanh thì
cạnh tranh về chất lượng và giá cả quần áo. Đồng thời shop đẩy mạnh hoạt động
marketing và ưu đãi các chương trình giảm giá.
- Tìm kiếm được nguồn hàng chất lượng: giá cả sẽ đi kèm cũng với chất lượng.
Chính vì vậy khi mở shop quần áo SecondHand phải chọn những nơi có nguồn

36
hàng chất lượng nhằm thu hút khách hàng ghé thăm và có cơ hội quay trở lại.
Nếu ngược lại, các sản phẩm của không tốt, khách sẽ không bao giờ ghé lại shop
một lần nào nữa và đây chính là rủi ro mất khách hàng.
- Chưa có kinh nghiệm quản lý: đây là một rủi ro rất lớn. Việc sắp xếp, tính toán
lượng hàng đi và về sẽ rất quan trọng nhằm cung ứng kịp thời lượng sản phẩm
cho thị trường. Vậy nên cần phải học cách quản lý nhằm triển khai các hoạt động
trong cửa hàng ngày một suôn sẻ.
- Rủi ro hàng tồn kho: xu hướng thời trang ngày một thay đổi, chỉ trong một thời
gian ngắn, hàng hóa sẽ lỗi mốt và dẫn đến lượng hàng tồn kho bị tăng lên, nguồn
vốn bị hao hụt. Đối với quần áo lỗi mốt không bán được thì shop sẽ làm từ thiện
để tạo danh tiếng cho cửa hàng.

4.3 Đóng góp của dự án về mặt kinh tế - xã hội

Cửa hàng quần áo SecondHand NHT đóng góp về mặt kinh tế - xã hội bao gồm
các phương diện sau:

- Quần áo SecondHand thường rẻ hơn nhiều so với thương hiệu mới thay thế chúng.
Người tiêu dùng, đặc biệt là sinh viên sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền.
- Không quá “khó tính” như các loại quần áo khác, hàng secondhand đa dạng về
chủng loại, mẫu mã, phong cách và size phù hợp với mọi đối tượng.
- Nhiều quần áo tìm thấy tại cửa hàng SecondHand được thiết kế bởi các thương
hiệu mà thậm chí không tồn tại, vì vậy khả năng bị đụng hàng là cực kỳ hiếm.
Điều này tạo nên sự khác biệt và độc đáo về trang phục mà không phải chịu ảnh
hưởng của những xu hướng chủ đạo, đại trà.
- Việc mua đồ SecondHand đã góp phần kéo dài tuổi thọ của quần áo, hay nói một
cách khác trịnh trọng hơn là bảo vệ môi trường, vì bản thân đồ SecondHand đã
đáp ứng được ba yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ môi trường:

37
+ Giảm bớt nhu cầu tiêu thụ, từ đó giảm bớt lượng sản phẩm sản xuất hàng
năm.
+ Việc mua sắm đồ SecondHand là dùng lại quần áo mà chủ trước đây không
còn dùng nữa.
+ Những cửa hàng SecondHand là những trung tâm tái chế, những người
quyên góp quần áo (hoặc bán lại với giá cực rẻ) cho những cửa hàng
secondhand thay vì ném chúng vào sọt rác. Và nhiệm vụ của những cửa hàng
lúc này là bán lại chúng cho những nơi tái chế chúng thành những bộ quần áo
mới.

4.4 Lập Model Canvas của dự án

1. Phân khúc 2. Đề xuất giá 3. Các kênh 4. Quan hệ 5. Doanh thu
khách hàng trị phân phối khách hàng
- Đối tượng - Cung cấp - Bán trực - Áp dụng Doanh thu
khách hàng đa quần áo chất tiếp quần áo chương trình đến từ hoạt
dạng: người đi lượng, độc đáo tại cửa hàng. khuyến mãi. động bán
làm, học sinh với giá rẻ. - Mua bán - Gợi nhớ thương quần áo tại
và sinh viên. - Bảo vệ môi hàng hóa trên hiệu trong tâm trí cửa hàng và
trường website của khách hàng. trên website.
6. Nguồn lực shop. 7. Quan hệ đối
chính tác chính
- Đội ngũ nhân - Các đối tác
viên được đào nhập hàng quần
tạo bài bản về áo secondhand:
quy trình bán các chợ đầu mối,
hàng. lấy hàng si từ
nước ngoài, các

38
- Không gian chủ buôn lớn nội
shop đẹp và địa, trang thương
thoáng mát. mại điện tử,...
8. Các hoạt động chính 9. Cơ cấu chi phí
Cung cấp quần áo đẹp, độc đáo và giá rẻ cho - Chi phí thuê mặt bằng.
người tiêu dùng. - Chi phí mua hàng.
- Chi phí mua máy móc, trang
thiết bị, công cụ và dụng cụ khác.
- Chi phí duy trì website mỗi
tháng.

4.5 Phụ lục

Sơ đồ tổ chức ...................................................................................................................2


Sơ đồ quy trình kinh doanh ...........................................................................................29
Hình 1.1: Logo cửa hàng .................................................................................................1
Hình 2.1: Đồ secondhand xu hướng của giới trẻ .............................................................9
Hình 2.2: Tính chất quần áo secondhand ......................................................................10
Bảng dự toán ngân sách .................................................................................................34

39
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Thương Đô Logistics, 2019. 4 cách lấy hàng sỉ bán online đẹp – độc – dễ bán.
<https://www.thuongdo.com/lay-hang-si-ban-online> [Truy cập 20/03/2022].
2) LUXURY STORE (2hand). <trungtammuasamonline.wordpress.com> [Truy cập
20/03/2022].
3) Diana Nguyễn, 2021. Sự phát triển của thị trường secondhand: Thói quen mua
sắm thay đổi, chủ nghĩa tiết kiệm lên ngôi. STYLE-REPUBLIK.
<https://style-republik.com/hau-dai-dich-va-su-phat-trien-cua-thi-truong-
secondhand/?amp> [Truy cập ngày 20/03/2022].
4) TTXVN/Vietnam+, 2021. Thời trang secondhand: Sức hút và những kiến thức
cần biết. Vietnam+.
<https://www.vietnamplus.vn/thoi-trang-secondhand-suc-hut-va-nhung-kien-
thuc-can-biet/706190.amp> [Truy cập ngày 20/03/2022].
5) Nhịp Sống Việt, 2021. Đây là 6 nhóm khách hàng tiềm năng đang ngày ngày chi
tiền mua đồ second-hand mà người đang có ý định kinh doanh đồ cũ cần nắm.
afamily.
<https://m.afamily.vn/day-la-6-nhom-khach-hang-tiem-nang-dang-ngay-ngay-
chi-tien-mua-do-second-hand-ma-nguoi-dang-co-y-dinh-kinh-doanh-do-cu-can-
nam-20201231145433411.chn> [Truy cập ngày 20/03/2022].
6) Sơn Trường, 2021. Mở shop bán quần áo Secondhand lấy hàng ở đâu?.
Community Chia sẻ kiến thức HAY.
<http://chiasekienthuchay.com/mo-shop-ban-quan-ao-secondhand-lay-hang-o-
dau.html> [Truy cập ngày 20/03/2022].
7) Hạnh Nguyên, 2019. Xu hướng mua bán hàng cũ tăng nhanh. tuổi trẻ online.
<https://tuoitre.vn/xu-huong-mua-ban-hang-cu-tang-nhanh-1536760.htm> [Truy
cập ngày 20/03/2022].

40

You might also like