Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU

NHẬP Ở NHỮNG QUỐC GIA CÓ ĐANG PHÁT TRIỂN


Lã Phương Dung, Nguyễn Huỳnh Như, Tất Cẩm Hùng, Đào Quang Nhật
University of Economics, Ho Chi Minh city, VietNam

1. Introduction
2. Literature Review
2.1. Concepts
Bất bình đẳng cũng là một trong những vấn đề phổ biến nhất ở các nước đang phát triển, kể cả ở
các nước phát triển (Yuldashev et al., 2023). Trong vài thập kỷ qua, các nhà hoạch định chính
sách đã tập trung vào tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập. Nó không chỉ là thước đo
phân phối thu nhập bất bình đẳng mà còn có ý nghĩa xã hội, chẳng hạn như chính sách công, phát
triển kinh tế và chất lượng thể chế (Chancel et al., 2022; Neckerman & Torche, 2007).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là loại hình đầu tư quốc tế phản ánh mục tiêu thu được lợi ích
lâu dài của một nhà đầu tư ở một nền kinh tế trong một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế
khác (Blonigen, 2005). Bên cạnh đó FDI được xác định là một trong những động cơ chính của
tăng trưởng kinh tế, một nguồn việc làm tiềm năng, cũng như một kênh thông qua đó các công
nghệ tiên tiến có thể được chuyển giao cho các nước sở tại (Demena & van Bergeijk, 2019;
Sapkota & Bastola, 2017). Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy FDI đóng vai trò
nổi bật trong việc nâng cao tăng trưởng kinh tế, năng suất và phúc lợi phát triển ở các nền kinh tế
tiếp nhận (Dollar & Kraay, 2002; Gohou & Soumaré, 2012; Magombeyi & Odhiambo, 2017). Vì
thế, những tác động của FDI đến sự bất bình đẳng luôn là vấn đề được quan tâm (Huynh, 2020;
Lee & Vu, 2020; Suhendra et al., 2020). Đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển, khi mà đây là
khu vực thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài FDI và việc thiếu kiểm soát của chính phủ
có thể gây sự bất bình đẳng cực kì nghiêm trọng khi nền kinh tế phát triển nhanh.
Các nghiên cứu liên quan đến bất bình đẳng thu nhập chủ yếu tập trung vào nguyên nhân gây ra
chênh lệch thu nhập từ góc độ môi trường kinh tế, xã hội và chính trị. Các cơ chế này đã được
nghiên cứu và xây dựng rộng rãi và trở thành một trong những vấn đề cốt lõi đáng để nghiên cứu
sâu hơn trong các tài liệu hiện tại (Lee et al., 2022).

2.2. Methodology from previois studies


Đa số các bài nghiên cứu đa số sử dụng dữ liệu bảng (Gohou & Soumaré, 2012; Kaulihowa &
Adjasi, 2018; Lee et al., 2022; Lee & Vu, 2020; Magombeyi & Odhiambo, 2017; Suhendra et al.,
2020; Yeboua, 2019; Yuldashev et al., 2023). Với việc sử dụng dữ liệu bảng sẽ giúp giảm thiểu
những sai số so với dữ liệu chéo. Tuy nhiên, vẫn có những nghiên cứu sử dụng dữ liệu chéo khi
nghiên cứu về tác đọng tại những quốc gia nhất định (Jensen & Rosas, 2007; Le et al., 2021a).
Các nghiên cứu với mô hình hồi quy tuyến tính như GMM và cross-country OLS để xử lý dữ
liệu bảng (Yeboua, 2019; Yuldashev et al., 2023). Ngoài ra những mô hình như PSTR, Fixed
effect, Pooled Mean Group cũng được sử dụng (Herzer et al., 2014; Kaulihowa & Adjasi, 2018;
Suhendra et al., 2020).
2.3. Finding from previous studies
Đầu tiên, với các nghiên cứu đã chỉ ra FDI gây tác động làm giảm bất bình đẳng trong thu nhập
của những quốc gia đang phát triển (Nguyen, 2021; Yuldashev et al., 2023). Các bài nghiên cứu
tại những nước đang phát triển ngoài sử dụng những biến vĩ mô thông thường như lạm phát,
GDP, thất nghiệp... để đánh giá tác động của FDI đến bất bình đẳng thu nhập (Gohou &
Soumaré, 2012; Herzer et al., 2014; Magombeyi & Odhiambo, 2017; Neckerman & Torche,
2007). Nhưng vài nghiên cứu đã kết hợp những biến như vốn con người hay những biến về tăng
trưởng tài chính để đánh giá những tác động (Lee et al., 2022; Lee & Vu, 2020; Nguyen, 2021;
Suhendra et al., 2020; Yuldashev et al., 2023). Phát triển nguồn nhân lực cũng có tác động đáng
kể đến việc giảm bất bình đẳng thu nhập, điều này hàm ý rằng việc nâng cao chất lượng tổng thể
của nguồn nhân lực sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người và cải thiện bình đẳng thu nhập. (Le
et al., 2021b)
Tuy nhiên ở những quốc gia đang phát triển nhưng có thu nhập thấp hay những quốc gia chưa
phát triển lại cho thấy mối quan hệ phi tuyến tính của FDI đến bất bình đẳng (Kaulihowa &
Adjasi, 2018). Hay ở những quốc gia đã phát triển lại cho thấy FDI tác động tiêu cực đến bất
bình đẳng thu nhập (Herzer et al., 2014; Nguyen, 2021). Sự khác biệt trong mối quan hệ bất bình
đẳng thu nhập – FDI giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển chủ yếu bắt nguồn từ
sự khác biệt về môi trường quản trị. (Nguyen, 2021). Với phân tích đồng liên kết bảng để đánh
giá tác động phân phối tác động của FDI vào các nước Mỹ Latinh kể từ đầu những năm 1980 đã
cho thấy rằng lượng vốn FDI vào cao hơn thường làm gia tăng khoảng cách thu nhập ở các nước
chủ nhà Mỹ Latinh (Herzer et al., 2014). Dòng vốn FDI tăng lên có liên quan đến việc giảm bất
bình đẳng thu nhập trong 32 bang của Mexico (Jensen & Rosas, 2007). Như vậy, mối liên hệ
giữa FDI và sự bất bình đẳng trong thu nhập vẫn chưa thực sự rõ ràng ở các nước đang phát triển
đặc biệt khi các quốc gia đang phát triển có sự khác biệt trong GDP. Dòng vốn FDI tăng lên có
liên quan đến việc giảm bất bình đẳng thu nhập (Jensen & Rosas, 2007). Bên cạnh đó, lượng vốn
FDI vào cao hơn thường làm gia tăng khoảng cách thu nhập ở các nước chủ nhà Mỹ Latinh và
đồng thời không tìm thấy bằng chứng về quan hệ nhân quả ngược từ bất bình đẳng đến FDI
(Herzer et al., 2014).

2.4. Research Gap


Tuy nhiên, các vấn đề mà các nghiên cứu trước là tác động phân bổ có phụ thuộc vào cấu trúc,
loại hình và nguồn gốc của FDI hay có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn nếu FDI vào
được phân biệt theo ngành và lĩnh vực (Herzer et al., 2014). Nguồn vốn FDI không phân bổ đều
mà phân biệt theo các ngành và lĩnh vực, vì thế những ngành được phân bổ nguồn vốn FDI sẽ có
thể có tác động đến bất bình đẳng trong thu nhập của ngành.
Những nghiên cứu này bị hạn chế trong khả năng trả lời câu hỏi toàn cầu hóa ảnh hưởng như thế
nào đến các mô hình bất bình đẳng thu nhập (Jensen & Rosas, 2007). Các vấn đề khác cần
nghiên cứu thêm bao gồm câu hỏi liệu tác động phân bổ có phụ thuộc vào cấu trúc, loại hình và
nguồn gốc của FDI vào hay không. Chẳng hạn, nó có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn
nếu FDI vào được phân biệt theo ngành và lĩnh vực. Các nghiên cứu trong tương lai nên tập
trung vào mối quan hệ giữa FDI và bất bình đẳng thu nhập theo ngành (Nguyen, 2021). Trong
khi các mô hình lý thuyết có xu hướng tập trung vào chênh lệch tiền lương trong lĩnh vực sản
xuất, FDI trong lĩnh vực dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng, kể cả ở các nước chủ nhà
đang phát triển. Hơn nữa, FDI Nam-Nam ngày càng bổ sung cho FDI Bắc-Nam, và hệ quả phân
phối của FDI có thể khác với FDI của Bắc-Nam (Herzer et al., 2014). Các nghiên cứu cũng chưa
chỉ ra tác động của FDI đến bất bình đẳng thu nhập dưới sự ràng buộc của cơ sở giáo dục và
trình độ học vấn. (Le et al., 2021b)
Sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn và chiến lược phát
triển của mỗi quốc gia nhận đầu tư nước ngoài. Vì vậy, cần có những nghiên cứu sâu hơn về mối
quan hệ giữa FDI và bất bình đẳng thu nhập trong những bối cảnh cụ thể. (Le et al., 2021b)

Bảng sơ đồ tác động


3. Methdology
REFERENCE
Blonigen, B. A. (2005). A review of the empirical literature on FDI determinants. Atlantic economic
journal, 33, 383-403.
Chancel, L., Piketty, T., Saez, E., & Zucman, G. (2022). World inequality report 2022. Harvard University
Press.
Demena, B. A., & van Bergeijk, P. A. (2019). Observing FDI spillover transmission channels: evidence
from firms in Uganda. Third World Quarterly, 40(9), 1708-1729.
Dollar, D., & Kraay, A. (2002). Growth is Good for the Poor. Journal of economic growth, 7, 195-225.
Gohou, G., & Soumaré, I. (2012). Does foreign direct investment reduce poverty in Africa and are there
regional differences? World development, 40(1), 75-95.
Herzer, D., Hühne, P., & Nunnenkamp, P. (2014). FDI and Income Inequality—Evidence from L atin A
merican Economies. Review of Development Economics, 18(4), 778-793.
Huynh, C. M. (2020). Shadow economy and air pollution in developing Asia: what is the role of fiscal
policy? Environmental Economics and Policy Studies, 22(3), 357-381.
Jensen, N. M., & Rosas, G. (2007). Foreign direct investment and income inequality in Mexico, 1990–
2000. International Organization, 61(3), 467-487.
Kaulihowa, T., & Adjasi, C. (2018). FDI and income inequality in Africa. Oxford Development Studies,
46(2), 250-265.
Le, Q. H., Do, Q. A., Pham, H. C., & Nguyen, T. D. (2021a). The impact of foreign direct investment on
income inequality in Vietnam. Economies, 9(1), 27.
Le, Q. H., Do, Q. A., Pham, H. C., & Nguyen, T. D. (2021b). The Impact of Foreign Direct Investment on
Income Inequality in Vietnam. Economies 9: 27. In: s Note: MDPI stays neutral with regard to
jurisdictional claims in published ….
Lee, C. C., Lee, C. C., & Cheng, C. Y. (2022). The impact of FDI on income inequality: Evidence from the
perspective of financial development. International Journal of Finance & Economics, 27(1), 137-
157.
Lee, K.-K., & Vu, T. V. (2020). Economic complexity, human capital and income inequality: a cross-
country analysis. The Japanese Economic Review, 71, 695-718.
Magombeyi, M. T., & Odhiambo, N. M. (2017). Foreign direct investment and poverty reduction.
Comparative Economic Research. Central and Eastern Europe, 20(2), 73-89.
Neckerman, K. M., & Torche, F. (2007). Inequality: Causes and consequences. Annu. Rev. Sociol., 33, 335-
357.
Nguyen, V. B. (2021). The difference in the FDI inflows–Income inequality relationship between
developed and developing countries. The Journal of International Trade & Economic
Development, 30(8), 1123-1137.
Sapkota, P., & Bastola, U. (2017). Foreign direct investment, income, and environmental pollution in
developing countries: Panel data analysis of Latin America. Energy Economics, 64, 206-212.
Suhendra, I., Istikomah, N., Ginanjar, R. A. F., & Anwar, C. J. (2020). Human capital, income inequality
and economic variables: A panel data estimation from a region in Indonesia. The Journal of
Asian Finance, Economics and Business, 7(10), 571-579.
Yeboua, K. (2019). Human capital and the FDI-Income inequality nexus in African countries: Panel
smooth transition regression approach. Theoretical & Applied Economics, 26(1).
Yuldashev, M., Khalikov, U., Nasriddinov, F., Ismailova, N., Kuldasheva, Z., & Ahmad, M. (2023). Impact
of foreign direct investment on income inequality: Evidence from selected Asian economies.
Plos one, 18(2), e0281870.

You might also like