Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Câu 1: Sự ra đời của triết học Mác-Lênin

Triết học Mác-Lênin hay học thuyết Marx-Leenin là một trong ba bộ phận cấu
thành của chủ nghĩa Marx-Lenin, được Marx, Engels sáng lập vào giữa thế kỉ
XIX, sau đó được Lenin phát triển thêm.
 Đầu tiên, sự ra đời của triết học Mác (ra đời vào những năm 40 thế kỉ XIX)
do Mác và Ăngghen sáng lập ra là một điều tất yếu lịch sử vì nó là sự kết tinh
có tính quy luật của quá trình phát triển lịch sử tư tưởng triết học nhân loại và
trên cơ sở các điều kiện kinh tế- xã hội cũng như trình độ phát triển khoa học
tự nhiên ở thế kỉ XIX (nó chính là sản phẩm lí luận của sự phát triển lịch sử
nhân loại).
 Triết học Mác là triết học duy vật. Trong quá trình cải tạo phép biện chứng
duy tâm của hegel và phát triển tiếp tục chủ nghĩa duy vật cũ, trên cơ sở khái
quát hóa những thành tựu của khoa học tự nhiên và thực tiễn cho đến giữa
thế kỉ 19, Mác và Ăngghen đã tạo ra triết học của mình. Vào thời đại này,
chính sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa mới đã tạo ra điều kiện thực
tiễn tuyệt đối cần thiết cho sự thoát khỏi lý tưởng không tưởng xã hội chủ
nghĩa cho chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng, bởi lẽ, chính sự
phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa mới tạo ra cơ cở vật chất - kỹ thuật
cho việc thực hiện những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản. Sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản cũng đặt ra nhiều vấn đề thực tiễn, lý luận, chính trị, xã
hội... đòi hỏi các nhà lý luận phải giải trả lời, nghĩa là nó kích thích cho các
trào lưu tư tưởng triết học ra đời trong đó có triết học Mác.
 Triết học Mác sau này được Leenin bảo vệ và bổ sung. Giai đoạn Leenin
trong sự phát triển của chủ nghĩa Mác có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với
phong trào giải phóng dân tộc. Với một ý nghĩa như vậy, tên tuổi của Leenin
gắn liền với Mác trở thành Chủ nghĩa Mác-Leenin. Về thực chất, chủ nghĩa
leenin là chủ nghĩa Mác trong thời đại mới.

Câu 2 Chức năng cơ bản của triết học Mác-Lênin


Là một giai đoạn phát triển cao của lịch sử triết học nhân loại, triết học Mác-
Lênin cũng bao gồm hai chức năng cơ bản của triết học nói chung.
1. Chức năng thế giới quan của triết học Mác-lênin
(MR: Trong lịch sử triết học, các triết gia lớn đã khẳng định chức năng thế
giới quan của triết học. Arixtốt nhấn mạnh triết học không giải quyết những
vấn đề thực dụng cụ thể, triết học không phải là chiến thuật, mà là chiến lược
của đời sống. Nhà triết học Phoiơbach cho rằng, khi triết lý con người đã
phát biểu cho toàn thể xã hội loài người biết về bản chất xã hội của mình.)
Các nhà kinh điển Mác - Lênin khẳng định triết học là cơ sở lý luận, là hạt
nhân cơ bản của thế giới quan, giúp con người trả lời những câu hỏi lớn về
thế giới, qua đó con người cùng cố quan niệm về thế giới. Chính vì vậy, giữa
triết học và thế giới quan có quan hệ mật thiết với nhau: chủ nghĩa duy vật
biện chứng đưa đến thế giới quan khoa học, ngược lại, chủ nghĩa duy tâm
phản ánh thế giới quan phản khoa học. Thế giới quan khoa học là tiền đề xác
lập nhân sinh quan tiến bộ. Nhờ đó, con người có thể xác lập mục đích, niềm
tin, lý tưởng sống; lựa chọn những giá trị tinh thần trong quá trình đối nhân
xử thế. Chức năng thế giới quan của triết học gắn liền với các chức năng
nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng định hướng giá trị và chức năng
nhân sinh quan. Triết học định hướng giá trị sống, cảnh tỉnh và dự báo những
hiểm họa tương lai như sự phát triển thái quá của chủ nghĩa duy lýcủa công
nghiệp hiện đại, bùng nổ dân số, chiến tranh, biến đổi khí hậu……
2. Chức năng phương pháp luận của triết học Mác-lênin
Phương pháp là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định hiệu
quả mọi hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn. Triết học bao gồm cả hai
loại hoạt động đó,bởi vậy, vai trò của triết học đối với cuộc sống phụ thuộc
phần nhiều vào phương pháp triết học.
Triết học cung cấp cho các khoa học cụ thể khác một hệ thống phương pháp
nghiên cứu như: Phương pháp biện chứng, phương pháp siêu hình, phương
pháp thống nhất giữa phân tích và tổng hợp, giữa quy nạp và diễn dịch, giữa
logic và lịch sửphương pháp mô hình hóa, trừu tượng hóa, phương pháp
thống kê. Qua những phương pháp mà triết học cung cấp, các khoa học cụ
thể nghiên cứu đối tượng hiệu quả hơn, chính xác hơn.
(MR: Theo Ăngghen, một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa
học thì không thể không có tư duy lý luận. Mà muốn có tư duy lý luận thì
phải thông hiểu phép biện chứng và lịch sử triết học. Bởi vìtriết học chân
chính luôn định hướng cho sự vận động và phát triển của khoa học cũng như
cho mọi hoạt động thực tiễn của con người. Thời đại ngày nay, vai trò định
hướng của triết học trở nên cấp thiết.)
Ngoài ra, triết học Mác-leenin là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản trong
cuộc đấu tranh chống lại áp bức xã hội, bóc lột và những trào lưu tư tưởng
phản tiến bộ.
Câu 3: vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất
Theo triết học Mác-Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học chỉ thực tại khách
quan, được đem cho con người trong cảm giác, được cảm giác chụp lại, chép lại,
và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác”
 Vật chất là một phạm trù triết học chỉ những vật chất nói chung, vô cùng,
vô tận, không ai sinh ra và cũng không mất đi. Còn các dạng vật chất khác
thì hữu hạn, được sinh ra, tồn tại và có thể biến đổi sang hình thức t ồn tại
khác.
 Vật chất mang tính vĩnh hằng do vật chất tồn tại hiện thực bên ngoài,
không phụ thuộc vào ý thức, sự tồn tại của vật chất cũng không phụ thuộc
vào việc con người đã nhận thức được thế giới hay chưa.
Các hình thức tồn tại:
1 .Vận động:
+, Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và
mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí giản đơn cho đến tư
duy
+, Vận động cơ học → Vận động vật lý → Vận động hóa học → Vận động sinh
học→ Vận động xã hội
2 . Không gian và thời gian:
+, Không gian là hình thức tồn tại của vật chất, xét về mặt quảng tính (chiều cao,
chiều dài, chiều rộng,..), sự tồn tại, trật tự (trước hay sau, trên hay dưới, bên phải
hay bên trái) và sự tác động lẫn nhau.
+, Thời gian là hình thức tồn tại của sự vật, xét về mặt độ dài diễn biến, sự kế
tiếp nhau của các quá trình vật chất (lâu, mau, nhanh, chậm).
+, Không gian và thời gian đều có tính khách quan, vĩnh cửu và vô tận, nhưng
không gian có tính 3 chiều còn thời gian có tính 1 chiều

Câu 4: Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức


Nguồn * Nguồn gốc tự nhiên:
gốc - Do sự phát triển của khoa học tự nhiên, các nhà triết học khẳng định
ý thức là một dạng vật chất có tổ chức cao, đó là bộ não người.
- Bộ não người và sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người
chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
- Cấu tạo của bộ não người: tinh vi, phức tạp và có sự liên hệ với các
cơ quan cảm giác.
- Thuộc tính phản ánh và sự hình thành ý thức:
+, Mọi vật chất đều có khả năng phản ánh. Phản ánh là sự tái tạo
những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở một hệ thống vật
chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng.
+, Phản ánh vật lý, hóa học Phản ánh sinh học Phản ánh tâm lý
Phản ánh ý thức
+, Phản ánh ý thức là phản ánh cao nhất, chỉ có ở con người.
* Nguồn gốc xã hội:
- Sự phát triển của tự nhiên chỉ là tiền đề cho sự phát triển và ra đời
của ý thức. Hoạt động thực tiễn của loài người là nguồn gốc trực tiếp
dẫn đến sự ra đời của ý thức, cơ bản nhất là lao động và ngôn ngữ
- Lao động là phương thức tồn tại cơ bản của con người, đó là quá
trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên,
cải biến những dạng vật chất cơ bản để thỏa mãn nhu cầu tồn tại của
mình.
+, Lao động giải phóng 2 chi trước của con người, thúc đẩy con
người tìm kiếm và sáng tạo ra những công cụ lao động mới, hoàn
thiện hơn về mặt sinh học
Hoàn thiện trí óc, nâng cao tri thức của con người.
+, Lao động mang tính xã hội, làm tiền đề cho sự ra đời và hình thành
của ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ một mặt là kết quả của lao động, một mặt khác là nhân tố
tích cực tác động đến quá trình lao động và phát triển ý thức của con
người.
+, Ngôn ngữ là phương tiện giúp con người khái quát đặc tính, thuộc
tính của sự vật trong thế giới, là công cụ thể hiện ý thức, là phương
tiện giúp con người trao đổi kinh nghiệm hoạt động sống

Bản - Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,
chất là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc
người.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Thế giới
khách quan được cải biên thông qua lăng kính chủ quan (tâm tư, tình
cảm, nguyện vọng,…) của con người
+, VD: Qua lăng kính chủ quan của Chí Phèo, Thị Nở là con người
đẹp cả bề ngoài lẫn tâm hồn; nhưng quan lăng kính chủ quan của
người dân, Thị Nở lại vô cùng xấu
- Tính chất năng động, sáng tạo của phản ánh ý thức:
+, Ý thức phản ánh thế giới khách quan nhưng không mang tính rập
khuôn, thụ động mà trên cơ sở chọn lọc, định hướng, tiếp nhận trên
cơ sở đã có, để tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa.
- Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội:
VD: Tư tưởng ở thời kì nào, xã hội nào bị chi phối bởi giai cấp đó.
Giai cấp ruộng đất ở thời kỳ đổi mới
+, Ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, chịu chi
phối không chỉ của các quy luật tự nhiên mà còn của các quy luật xã
hội.
+, Ý thức là hình thái phản ánh cao nhất riêng có của con người về
hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn xã hội lịch sử.

Kết Các lớp cấu trúc ý thức gồm:Tri Thức, Cảm Xúc, Tình Cảm, Ý Chí.
cấu +, Tri Thức: là kết quả quá trình con người nhận thức về thế giới là sự
phản ánh mang tính lịch sử- xã hội của thế giới bên ngoài tác động
vào đầu óc con người. Tồn tại ở 2 dạng: (1) tri thức cảm tính_ đời
sống hàng ngày; (2) tri thức lý tính_ hoạt động khoa học- công nghệ.
+, Tình cảm: là hiện tượng tâm lý xã hội thể hiện cảm xúc, thái độ
của con người đối với: thiên nhiên, đồng loại, quê hương, cái đẹp, tôn
giáo. Tình cảm là hiện tượng thường xuyên, tất yếu tham gia vào mọi
hoạt động của con người, giữ vai trò điều chỉnh thái độ của nó.
+, Ý chí là sự cố gắng, lòng kiên chì, tinh thần quyết tâm , nỗ lực cả
về thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân; là cơ sở của niềm tin, thể
hiện mặt năng động , tính tích cực của ý thức, phản ánh sự khác biệt
của đời sống có ý thức so với đời sống bản năng.
Các cấp độ của ý thức: Tự ý thức, tiềm thức, vô thức
 Tự ý thức: là ý thức của mỗi con người về bản thân mình,
thông qua đó cá nhân xác định địa vị xã hội, năng lực công
việc, vai trò của mình trong xã hội, gia đình. Tự ý thức còn là ý
thức giai cấp, đảng phái về bản thân,…
 Tiềm thức là những hoạt động tâm lý, hoạt động nhận thức và
hành vi bản năng mang tính thói quen tự động diễn ra bên
ngoài sự kiểm soát ý thức. Tiềm thức đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động khoa học, công việc đòi hỏi tính chính xác cao.
 Vô thức là trạng thái tâm lý miền sâu, điều chỉnh tư duy, hành
vi, thái độ ứng xử của con người mà ko có sự tham gia của ý
thức, tranh luận của nội tâm, ktra của lí trí. Vô thức đóng vai
trò quan trọng trong đời sống tâm lí cá nhân, vì góp phần giải
tỏa những ức chế bị dồn nén trong hoạt động thần kinh vượt
ngưỡng nhất là những ham muốn bản năng ko thực hiện được.

You might also like