Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 60

TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.

VN

Huế Nguyễn

TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP KINH TẾ VI MÔ


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC
1. Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách thức

A. Quản lý doanh nghiệp sao cho có lãi

B. Lẩn tránh vấn đề khan hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau và cạnh tranh
nhau

C. Tạo ra vận may cho cá nhân trên thị trường chứng khoán

D. Phân bổ nguồn lực khan hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau

2. Chủ đề cơ bản nhất mà kinh tế học vi mô phải giải quyết là

A. Tìm kiếm lợi nhuận

B. Sự khan hiếm

C. Cơ chế giá

D. Thị trường

3. Các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế cần giải quyết là

A. Sản xuất sản phẩm gì số lượng bao nhiêu

B. Sản xuất bằng phương pháp nào

C. Sản xuất cho ai

D. Các câu trên đúng

4. Trong mô hình kinh tế thị trường tự do, các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế được
giải quyết

A. Thông qua kết hoạch của chính phủ

B. Thông qua thị trường

C. Thông qua thị trường và các kế hoạch hóa của chính phủ

KINH TẾ VI MÔ - UEB 1
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

D. Các câu trên

5. Khác nhau căn bản giữa mô hình kinh tế thị trường tự do và nền kinh tế hỗn hợp

A. Nhà nước quản lý ngân sách

B. Nhà nước tham gia quản lý nền kinh tế

C. Nhà nước quản lý các quỹ phúc lợi xã hội

D. Các câu trên sai

6. Mô hình nền kinh tế vừa tuân theo cơ chế thị trường vừa có sự điều tiết của chính
phủ là mô hình

A. Kinh tế thị trường

B. Kinh tế hỗn hợp

C. Kinh tế kế hoạch hoá có tập trung

D. Tất cả đều sai

7. Đặc điểm nào sau đây không thuộc kinh tế thị trường

A. Được dẫn dắt bởi bàn tay vô hình

B. Doanh nghiệp tự quyết định việc sản xuất

C. Các hộ gia đình tụ quyết định việc chi tiêu

D. Được điều phối bị chính phủ

8. Loại nào thuộc về thị trường yếu tố sản xuất

A. Thị trường đất đai

B. Lao động vốn

C. Thị trường sức lao động

D. Cả ba câu trên đúng

9. Câu nào sau đây thuộc vào kinh tế vĩ mô

KINH TẾ VI MÔ - UEB 2
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

A. Tỉ lệ thất nghiệp rất cao

B. Tỉ lệ tăng trưởng GDP

C. Tỉ lệ lạm phát

D. Cả ba câu trên

10. Kinh tế học vi mô nghiên cứu

A. Hành vi ứng xử của tế bào kinh tế trong các loại thị trường

B. Các hoạt động diễn ra trong toàn bộ nền kinh tế

C. Cách ứng xử của người tiêu dùng để tối đa hóa thoả mãn

D. Mức giá chung của một quốc gia

11. Đâu là nhận thức thuộc kinh tế vi mô

A. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh thất nghiệp giảm

B. Thị trường suất khẩu Việt Nam giảm mạnh

C. Thị trường rau hữu cơ hiện nay mất công bằng giữa cung và cầu

D. Tất cả câu trên

12. Câu nào sau đây thuộc kinh tế vi mô

A. Tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam

B. Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành sản
xuất

C. Chính sách tàu khoá, tiền tệ là công cụ điều tiết của chính phủ trong nền kinh tế

D. Tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam

13. Kinh tế học thực chứng nhằm

A. Mô tả và giải thích các sự kiện các vấn đề kinh tế một cách khách quan khoa học

B. đưa ra những lời chỉ dẫn thì quan điểm chủ quan của cá nhân

KINH TẾ VI MÔ - UEB 3
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

C. Giải thích các hành vi ứng xử của trong các loại thị trường

D. Tất cả đều sai

14. Điều nào dưới đây là KTH thực chứng

A. Các chủ nhà nên tự do đặt giá tiền thuê nhà

B. Tiền thuê nhà quá cao

C. Lãi suất cao là không tốt đối với nền kinh tế

D. Tiền thuê nhà thấp hạn chế nguồn cung của nhà ở

15. Vấn đề nào sau đây thuộc kinh tế chuẩn tắc

A. Mức tăng trưởng GDP ở Việt Nam

B. Tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam

C. Giá dầu thế giới cuối năm 2009

D. Phải có nhiều thuốc miễn phí phục vụ người già và trẻ

16. Ví dụ nào sau đây thuộc kinh tế học chuẩn tắc

A. Phải giảm lãi sức để kích thích đầu tư

B. Thâm hụt ngân sách lớn là thâm hụt cán cân thương mại

C. Trong các thời kỳ suy thối sản lượng giảm, thất nghiệp tăng

D. Chính sách tiền tệ mở rộng tế làm giảm lại suất

17. Vấn đề nào thuộc kinh tế học chuẩn tắc

A. Tại sao nền kinh tế nằm trong tình trạng lạm phát cao

B. Tác hại của việc sử dụng ma túy

C. Chính phủ nên can thiệp vào nền kinh tế thị trường tới mức độ nào

D. Không có cái nào đúng

KINH TẾ VI MÔ - UEB 4
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

18. Giá cà phê trên thị trường tăng 10 phần trăm dẫn đến cầu về cà phê cho thị trường
giảm 5 % với các vấn đề khác ko đổi vấn đề này thuộc về

A. Vi mô chuẩn tắc

B. Vĩ mô chuẩn tắc

C. Vi mô thực chứng

D. Vĩ mô thực chứng

19. Việc chính phủ tăng thuế nhập khẩu vào Mỹ xe hơi cao cấp làm cho lượng cung
ứng rồi xe hơi này trên thị trường trong nước giảm đây là một nhận định thuộc phạm vi

A. Vi mô chuẩn tắc

B. Vĩ mô chuẩn tắc

C. Vi mô thực chứng

D. Vĩ mô thực chứng

20. Theo chuyên gia kinh tế một tỉ giá giảm mạnh sẽ gây khó khăn xuất khẩu nhận định
này thuộc về

A. Vi mô chuẩn tắc

B. Vĩ mô chuẩn tắc

C. Vi mô thực chứng

D. Vĩ mô thực chứng

21. Chính phủ tăng trợ cấp vào công việc làm cho lượng cung ứng mặt hàng này trong
nước tăng

A. Vi mô chuẩn tắc

B. Vĩ mô chuẩn tắc

C. Vi mô thực chứng

D. Vĩ mô thực chứng

KINH TẾ VI MÔ - UEB 5
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

22. Doanh nghiệp thường tối đa hoá lợi nhuận bằng việc sản xuất sản lượng phù hợp

A. Vi mô chuẩn tắc

B. Vĩ mô chuẩn tắc

C. Vi mô thực chứng

D. Vĩ mô thực chứng

23. Dịch covid 19 làm cho giá của mặt hàng khẩu trang tăng mạnh trong ngắn hạn

A. Vi mô chuẩn tắc

B. Vĩ mô chuẩn tắc

C. Vi mô thực chứng

D. Vĩ mô thực chứng

24. Trong sơ đồ chu chuyển thì

A. Hộ gia đình chỉ là người mua trên thị trường hàng hóa nhưng là người bán trên thị
trương yếu tố sản xuất

B. Hộ gia đình luôn là người mua ở tất cả các trường

C. Doanh nghiệp là người mua trên trường hàng hoá nhưng là người bán trường yếu tố
sản xuất

D. Doanh nghiệp luôn là người bán ở tất cả các trường

25. Sự khác nhau giữa thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực là chỗ trong thị
trường sản phẩm

A. Nguồn lực được mua bán còn trong thị trường nguồn lực Sản phẩm được mua bán

B. Người tiêu dùng là người mua còn trong thị trường nguồn lực người sản xuất là
người mua

C. Người tiêu dùng là người bán còn trong thị trường nguồn lực người sản xuất là người
bán

KINH TẾ VI MÔ - UEB 6
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

D. Người tiêu dùng vừa là người mua vừa là người bán Giống như trong sản xuất thị
trường nguồn lực

26. Trong sơ đồ chu chuyển

A. Hộ gia đình luôn là người mua

B. Doanh nghiệp luôn là người bán

C. Hộ gia đình là người mua trên thị trường hàng hóa và là người bán trên thị trường
yếu tố sản xuất

D. Doanh nghiệp là người bán trên thị trường hàng hóa và là người mua trên thị trường
yếu tố sản xuất

E. Đáp án C&D

F. Đáp án A&B

27. Công cụ phân tích nào lâu lên cách kết hợp khác nhau giữa hai hàng hóa có thể sản
xuất ra thì nguồn lực được sử dụng hiệu quả

A. Đường giới hạn khả năng sản xuất

B. Đường cầu

C. Đường đẳng lượng

D. Tổng sản phẩm quốc dân

28. Khái niệm kinh tế nào sau đây không thể lí giải được bằng đường giới hạn khả năng
sản xuất

A. Chi phí cơ hội

B. Cung cầu

C. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần

D. Ý tưởng vè sự khan hiếm

29. Trên đường PPF, dịch chuyển từ điểm sang điểm khác

KINH TẾ VI MÔ - UEB 7
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

A. Sự đánh đổi, chi phí cơ hội

B. Tính hiệu quả

C. Độ dốc của PPF

D. Tất cả các đáp án trên

30. Những điểm nằm bên trong đường PPF thể hiện

A. Hiệu quả

B. Không khả thi

C. Không tận dụng hết nguồn lực

D. Tất cả

31. Các điểm nằm trên đường PPF thể hiện

A. Đang được sử dụng hiệu quả

B. Sự đánh đổi giữa hai hàng hóa được thể hiện trên đường PPF

C. Sự khan hiếm nguồn lực

D. Tất cả đều đúng

32. Điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất là

A. Thực hiện được và nền kinh tế hoạt động không hiệu quả

B. Thực hiện được và nền kinh tế hoạt động hiệu quả

C. Không thể thực hiện được

D. Không thể thực hiện được thật nếu thực hiện được không thì không hiệu quả

33. Một nền kinh tế tổ chức sx có hiệu quả với nguồn tài nguyên khan hiếm khi

A. Gia tăng sản lượng của mặt hàng này buộc phải giảm sản lượng của mặt hàng kia

B. Không thể gia tăng sản lượng của mặt hàng này mà không cắt giảm sản lượng của
mặt hàng khác

KINH TẾ VI MÔ - UEB 8
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

C. Nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất

D. Các câu trên đều đúng

34. Nếu nền kinh tế đang trong tình trạng không thể tăng sản lượng hàng hóa này mà
không giảm sản lượng một loại hàng hoá nào khác thì ta có thể kết luận

A. Nền kinh tế đang thiếu nguồn lực trầm trọng

B. Nền kinh tế không thể tăng trưởng nhanh hơn được nữa

C. Các nguồn lực đang được sử dụng hiệu quả

D. Gặp trục trặc ở khâu kế hoạch sản xuất

35. Nếu một doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm là bánh và kẹo. Doanh nghiệp này
muốn sản xuất nhiều bánh thì sẽ dẫn đến

A. Từ bỏ ngày càng nhiều kẹo tăng phần bánh kẹo

B. Từ bỏ ngày càng ít kẹo tăng phần bánh kẹo

C. Tỉ lệ về đánh đổi là không đổi giữa bánh và kẹo

D. Đồng thời tăng thêm rất nhiều bánh hơn

36. Chi phí cơ hội của một nhóm sinh viên bỏ ra 100.000 đồng đi uống trà sữa để tán
dóc

A. Việc sử dụng tốt nhất thời gian tán dóc vào việc khác

B. Việc sử dụng tốt nhất 100.000 đồng đó vào việc khác

C. Việc tiết kiệm được 100.000 đồng

D. Việc sử dụng tốt nhất cả thời gian và 100k

37. Giả sử bạn có 200tr đồng và đang lựa chọn một trong ba phương án kinh doanh.
Lợi nhuận của 3 phương án là:

- Kinh doanh Cafe: 20 triệu đồng,

- Kinh doanh thời trang: 15 triệu đồng,

KINH TẾ VI MÔ - UEB 9
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

- Gửi ngân hàng và nhận được khoản tiền lãi: 25 triệu đồng. Như vậy chi phí cơ hội của
việc gửi ngân hàng là:

A. 20 triệu

B. 15 triệu

C. 35 triệu

D. 60 triệu

38. Giá thịt heo trên thị trường tăng 20%, dẫn đến mức cầu về thịt heo trên thị trường
giảm 10%. Vấn đề này thuộc về:

A. Kinh tế học vi mô, chuẩn tắc.

B. Kinh tế học vĩ mô, chuẩn tắc.

C. Kinh tế học vi mô, thực chứng.

D. Kinh tế học vĩ mô, thực chứng.

39. Nếu một DN đang sản xuất hai loại sản phẩm là trà và cafe. Việc sản xuất thêm
nhiều cafe sẽ dẫn đến:

A. Từ bỏ ngày càng ít trà hơn để tăng thêm cafe.

B. Tỷ lệ đánh đổi là không đổi giữa trà và cafe.

C. Đồng thời tăng thêm việc sản xuất nhiều trà hơn.

D. Từ bỏ ngày càng nhiều trà hơn để tăng thêm cafe.

40. Những nhận định mang tính khách quan để giải thích hiện tượng kinh tế thuộc:

A. Kinh tế chuẩn tắc.

B. Kinh tế vĩ mô.

C. Kinh tế vi mô.

D. Kinh tế thực chứng.

41. Trong sơ đồ chu chuyển của nền kinh tế thể hiện:


KINH TẾ VI MÔ - UEB 10
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

A. Có 2 thị trường, 1 nhóm ra quyết định.

B. Có 2 thị trường, 3 nhóm ra quyết định.

C. Có 2 thị trường, 2 nhóm ra quyết định.

D. Tất cả đều sai.

42. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG:

A. Hộ gia đình là người mua ở tất cả thị trường.

B. Doanh nghiệp là người bán ở tất cả thị trường.

C. Điều quan trọng nhất quyết định mức sống là năng suất.

D. Tất cả câu trên.

43. Điều nào dưới đây là KTH thực chứng:

A. Các chủ nhà nên được tự do đặt giá tiền thuê nhà

B. Tiền thuê nhà quá cao

C. Lãi suất cao là không tốt đối với nên kinh tế

D. Tiền thuê nhà thấp sẽ hạn chế nguồn cung nhà ở

44. Chính phủ tăng trợ cấp vào mặt hàng máy móc nông nghiệp làm cho lượng cung
ứng mặt hàng này trên thị trường trong nước tăng. Nhận định này thuộc về

A. Kinh tế thực chứng và vĩ mô

B. Kinh tế thực chứng và vi mô

C. Kinh tế chuẩn tắc và vi mô

D. Kinh tế chuẩn tắc và vĩ mô

KINH TẾ VI MÔ - UEB 11
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG: CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ


1. Lượng cung một hàng hóa được thể hiện thông qua việc
A. Vận động dọc theo đường cung xuống dưới
B. Vận động dọc theo đường cung lên trên
C. Đường cung dịch chuyển sang phải
D. Đường cung dịch chuyển sang trái
2. Cung là co giãn nếu
A. Phần trăm thay đổi nhỏ trong giá dẫn đến phần trăm thay đổi lớn trong lượng cung
B. Phần trăm thay đổi lớn trong giá dẫn đến phần trăm thay đổi nhỏ trong lượng cung
C. Phần trăm thay đổi nhỏ trong cầu dẫn đến phần trăm thay đổi lớn trong lượng cung
D. Hàng hóa là cấp thấp
3. Giá của hàng hóa tăng sẽ gây ra
A. Cầu về hàng hóa giảm
B. Sự vận động dọc theo đường cung lên trên
C. Sự vận động dọc theo đường cầu xuống dưới
D. Cung về hàng hóa tăng
4. Hàng hóa X là hàng hóa thông thường nếu
A. Giá hàng hóa bổ sung cho X tăng sẽ làm giảm cầu hàng hóa X
B. Thu nhập và cầu hàng hóa X có mối quan hệ nghịch biến (ngược chiều)
C. Giá hàng hóa thay thế cho X tăng sẽ làm tăng cầu hàng hóa X
D. Thu nhập tăng sẽ làm tăng cầu hàng hóa X
5. Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập cho biết
A. Lượng cầu hàng hóa thay đổi bao nhiêu phần trăm khi thu nhập của công chúng thay
đổi 1%
B. Thu nhập thay đổi bao nhiêu phần trăm khi lượng cầu hàng hóa thay đổi 1%
C. Cách xác định nguồn thu nhập của công chúng
D. Cách xác định lượng cầu của hàng hóa trên thị trường
6. Khi giá vé dịch vụ giao thông vận tải giảm xuống thì
A. Lượng cung chuyến đi du lịch giảm
B. Cung chuyến đi du lịch tăng
C. Lượng cung chuyến đi du lịch tăng
D. Cung chuyến đi du lịch giảm
7. Giả sử cầu giảm và cung giảm. Điều gì bạn kỳ vọng xảy ra với thị trường hàng hóa
đó

KINH TẾ VI MÔ - UEB 12
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

A. Cả giá cân bằng và số lượng cân bằng sẽ tăng


B. Giá cân bằng sẽ giảm nhưng tác động lên số lượng cân bằng là không rõ ràng
C. Sản lượng cân bằng sẽ giảm nhưng tác động lên giá là không rõ ràng
D. Giá cân bằng sẽ tăng nhưng tác động lên số lượng cân bằng là không rõ ràng
8. Đường cầu nằm ngang:
A. Có độ co giãn của cầu theo thu nhập bằng 0
B. Có độ co giãn của cầu theo giá bằng 1
C. Có độ co giãn của cầu theo giá bằng vô cùng
D. Có độ co giãn của cầu theo giá bằng 0
9. Một hàng hóa có cầu ít co giãn theo giá thường
A. Có giá cao
B. Có tỉ lệ phần trăm thu nhập chi cho hàng hóa này lớn
C. Có nhiều hàng hóa thay thế
D. Có ít hàng hóa thay thế
10. Ban đầu giá thuốc là X trên thị trường là 9000đ/bao. Nếu chính phủ đánh thuế t =
500đ/bao làm giá thuốc lá X trên thị trường là 9500đ/bao. Khi đó cầu theo giá với thuốc
lá X là
A. Co giãn
B. Không co giãn
C. Hoàn toàn co giãn
D. Hoàn toàn không co giãn
11. Hệ số co giãn nào sau đây nói lên sự vận động dọc theo đường cầu chứ không phải
dịch chuyển đường cầu?
A. Hệ số co giãn của cầu theo giá
B. Hệ số co giãn của cung theo giá
C. Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập
D. Hệ số co giãn chéo
12. Giả sử lượng cầu bia tươi giảm từ 103 000 lít/tuần xuống 97 000 lít/tuần do giá tăng
10%. Co giãn của cầu theo giá là
A. -0,6
B. -1,97
C. -6
D. 0
13. Có thể hạn chế dư thừa thị trường thông qua
A. Tăng cung
KINH TẾ VI MÔ - UEB 13
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

B. Chính phủ tăng giá


C. Giảm lượng cầu
D. Giảm giá
14. Hàng hóa xa xỉ có độ co giãn của cầu theo thu nhập là
A. Dương
B. Nằm giữa 0 và 1
C. Lớn hơn 1
D. Âm
15. Khi giá bánh mì trứng tại căng tin của ĐHKT tăng lên thì
A. Cầu bánh mì trứng giảm
B. Cầu bánh mì trứng tăng
C. Cả a và b
D. Không câu nào đúng
16. Nếu cầu là co giãn theo thu nhập, câu nào sau đây đúng?
A. Phần trăm thay đổi lớn trong thu nhập sẽ dẫn đến phần trăm thay đổi nhỏ trong
lượng cầu
B. Một sự tăng lên trong thu nhập sẽ dẫn một sự giảm xuống trong lượng cầu
C. Phần trăm thay đổi nhỏ trong thu nhập sẽ dẫn đến phần trăm thay đổi lớn trong
lượng cầu
D. Hàng hóa phải là cấp thấp
17. Đối với một đường cầu tuyến tính, khi vận động dọc theo đường cầu thì:
A. Độ co giãn của cầu theo giá thay đổi nhưng độ dốc đường cầu không thay đổi
B. Độ co giãn của cầu theo giá và độ dốc đường cầu không thay đổi
C. Độ co giãn của cầu theo giá không thay đổi nhưng độ dốc đường cầu thay đổi
D. Độ co giãn của cầu theo giá và độ dốc đường cầu thay đổi
18. Đối với hàng hóa thông thường, khi thu nhập giảm
A. Đường cầu dịch chuyển sang phải
B. Lượng cầu tăng
C. Đường cầu dịch chuyển sang trái
D. Tất cả đều đúng
19. Khi thuế t/đơn vị đánh vào hàng hóa thì
A. Người tiêu dùng chịu hết phần thuế
B. Người sản xuất chịu hết phần thuế
C. Người tiêu dùng chịu 50% và người sản xuất chịu 50%
D. Cả 2 bên đều chịu nhưng phụ thuộc vào độ co giãn tương đối của cầu và cung
KINH TẾ VI MÔ - UEB 14
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

20. Nếu giá của một hàng hóa thay thế cho hàng X tăng, khi đó
A. Cầu về hàng X sẽ giảm
B. Cầu về hàng X sẽ tăng
C. Giá thị trường của hàng X sẽ giảm
D. Cầu về hàng X sẽ không thay đổi
21. Giá của A tăng lên sẽ làm dịch chuyển
A. Đường cầu của B sang phải nếu co giãn chéo giữa A và B là âm
B. Đường cầu của B sang phải nếu co giãn chéo giữa A và B là dương
C. Đường cung của B sang phải nếu co giãn chéo giữa A và B là âm
D. Đường cung của B sang phải nếu co giãn chéo giữa A và B là dương
22. Khi thu nhập tăng lên 5% thì lượng cầu sản phẩm X tăng 2,5% (điều kiện khác
không đổi) thì ta kết luận X là
A. Hàng hóa cấp thấp
B. Hàng hóa xa xỉ
C. Hàng hóa thiết yếu
D. Hàng hóa độc lập
23. Giả sử cầu là hoàn toàn không co giãn, nếu đường cung dịch chuyển sang trái sẽ
làm cho
A. Giá và lượng cân bằng tăng
B. Giá và lượng cân bằng giảm
C. Giá không đổi nhưng lượng cân bằng tăng
D. Giá tăng nhưng lượng cân bằng không đổi
24. Bô xít là một đầu vào quan trọng để sản xuất nhôm. Nếu giá bô xút giảm, mọi điều
kiện khác không đổi, chúng ta kỳ vọng về cung của
A. Nhôm không bị ảnh hưởng
B. Nhôm giảm
C. Nhôm tăng
D. Bô xít tăng
25. Một sự cải thiện công nghệ trong sản xuất sẽ kéo theo
A. Tăng trong giá cân bằng và tăng sản lượng cân bằng
B. Giảm trong giá cân bằng và giảm sản lượng cân bằng
C. Tăng trong giá cân bằng và không làm thay đổi sản lượng cân bằng
D. Giảm trong giá cân bằng và tăng sản lượng cân bằng
26. Cơn bão số 5 tại Việt Nam vừa qua làm mất trắng rất nhiều diện tích nuôi trồng
thủy sản có thể sẽ
KINH TẾ VI MÔ - UEB 15
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

A. Gây ra sự vận động dọc theo đường cung thủy sản ở Việt Nam tới mức giá cao hơn
B. Gây ra cầu tăng làm cho giá thủy sản cao hơn
C. Làm cho cầu đối với thủy sản giảm xuống
D. Làm cho đường cung thủy sản Việt Nam dịch chuyển sang bên trái
27. Cho hàm cầu Q = 25-P/4 và hàm cung Q = P/2 – 20, giá và lượng cân bằng sẽ là
A. P = 10, Q = 60
B. P = 60, Q = 10
C. P = 40, Q = 6
D. P = 20, Q = 20
28. Giả sử hàm cầu hàng hóa X được biểu diễn như sau: Q = 10I + 100 (trong đó I là
thu nhập tính triệu đồng và Q tính bằng chiếc). Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập tại
mức thu nhập bằng 10 là
A. Ei = 0,5
B. Ei = 3,5
C. Ei = 2,5
D. Ei = 1,5
29. Giả sử co giãn của cung theo giá là 1,5. Nếu giá tăng 20% lượng cung sẽ
A. Tăng 7,5%
B. Tăng 30%
C. Giảm 30%
D. Tăng 3%
30. Cho hàm cầu về một hàng hóa X là Q = 200 – 20P. Hệ số co giãn của cầu theo giá
khi giá tăng từ 5 đến 6 là
A. -1,2
B. -2,0
C. -3,2
D. -0,8
31. Học phí giảm sẽ làm giảm doanh thu của các trường đại học nếu độ co giãn của cầu
theo giáo dục đại học là
A. Bằng vô cùng
B. Nằm giữa 0 và 1
C. Bằng 1
D. Lớn hơn 1
32. Cung và cầu sản phẩm X trên thị trường là P = 15 + 0,5Q và P = 65 – 0,5Q. Thặng
dư tiêu dùng tại mức giá cân bằng là
KINH TẾ VI MÔ - UEB 16
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

A. 1250
B. 625
C. 700
D. Không câu nào đúng
33. Cho hàm cung và cầu hàng X: P = 2 + 0,2Q và P = 30 – 0,2Q. Thặng dư tiêu dùng
và thặng dư sản xuất tại mức giá cân bằng là
A. Cs = 490 và Ps = 980
B. Cs = 980 và Ps = 490
C. Cs = 490 và Ps = 490
D. Cs = 980 và Ps = 980

Dùng dữ liệu sau để trả lời câu hỏi từ câu 34 đến câu 41

Cung và cầu 1 loại hàng hóa đều là đường thẳng và cắt nhau ở mức giá P = 14 và Q =
60. Tại mức giá là 19 lượng cầu là 30, còn tại mức giá là 10 lượng cung cũng là 30.
Điểm chặn trên trục tung của đường cung là 6 còn điểm chặn trên trục tung của đường
cầu là 24. Mức thuế là $9/đơn vị hàng hóa

34. Giá mà người mua phải trả sau thuế là:


A. $19
B. $14
C. $10
D. $6
35. Giá mà người bán nhận được sau thuế là
A. $19
B. $14
C. $10
D. $6
36. Thặng dư tiêu dùng trước khi có thuế là
A. $300
B. $240
C. $120
D. $60
37. Thặng dư sản xuất trước khi có thuế là
A. $300
B. $240

KINH TẾ VI MÔ - UEB 17
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

C. $120
D. $60
38. Thặng dư tiêu dùng sau khi có thuế là
A. $200
B. $125
C. $75
D. $50
39. Thặng dư sản xuất sau khi có thuế là
A. $125
B. $100
C. $80
D. $60
40. Lợi ích chính phủ thu được từ thuế (tổng doanh thu thuế là
A. $300
B. $270
C. $220
D. $180
41. Tổn thất xã hội từ khoản thuế này là
A. $85
B. $115
C. $135
D. $165

KINH TẾ VI MÔ - UEB 18
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG


1. Lý thuyết lựa chọn tiêu dùng kiểm tra
A. Việc xác định sản lượng trong các thị trường cạnh tranh
B. Việc định giá trong các thị trường cạnh tranh
C. Việc trả giá cố hữu trong các quyết định được làm bởi người tiêu dùng
D. Những người tiêu dùng lựa chọn các đầu vào như thế nào trong việc chế tạo những
quy trình sản xuất
2. Một ràng buộc ngân sách
A. Cho thấy tổng số tiền tiêu dùng mà một người tiêu dùng có thể chi cho các hàng hóa
mà họ muốn mua
B. Phản ánh mong muốn của những người tiêu dùng tăng thu nhập của họ
C. Đại diện số tiền tiêu dùng làm cho một người tiêu dùng thấy bình đẳng hạnh phúc
D. Cho thấy các mức giá mà người tiêu dùng chọn để trả cho các sản phẩm mà họ tiêu
dùng
3. Độ dốc của rang buộc ngân sách được xác định bởi
A. Mức thu nhập của người tiêu dùng
B. Giá tương đối của các hàng hóa đại diện trên các trục
C. Sở thích của một người tiêu dùng
D. Sự phong phú của các nguồn lực sản xuất
4. Sở thích người tiêu dùng được đại diện điển hình bởi
A. Đường chi phí
B. Đường cung
C. Đường bàng quan
D. Ràng buộc ngân sách
5. Độ dốc của một đường bàng quan là
A. Không đổi
B. Dường vì các đường bàng quan dốc lên
C. Tỷ lệ biên của sự thay thế
D. Giống như độ dốc của đường ngân sách tại mọi điểm
6. Số lượng một hàng hóa mà một cá nhân có được
A. Được phản ánh duy nhất bởi giá cả
B. Được phản ánh duy nhất bởi thu nhập
C. Sẽ không ảnh hưởng tới tỷ lệ thay thế biên
D. Ảnh hưởng đến tỷ lệ mà theo đó người ta sẵn sàng trao đổi

KINH TẾ VI MÔ - UEB 19
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

7. Chừng nào một người tiêu dùng còn ở trên cùng một đường bàng quan
A. Người ta không thể quyết định khối lượng hàng hóa được chọn
B. Người ta bàng quan giữa các điểm trên đường bàng quan đó
C. Sở thích của người ta không ảnh hưởng tới tỷ lệ thay thế biên
D. Người ta bàng quan với tất cả các điểm nằm trên đường bàng quan khác
8. Khi các đường bàng quan uốn lõm về phía gốc tọa độ
A. Nó có vẻ như người tiêu dùng sẵn sàng tiến hành trao đổi
B. Người ta chỉ có thể tăng thỏa mãn bằng cách tăng tiêu dùng tất các hàng hóa
C. Người ta thiên về việc ít trao đổi đi những hàng hóa mà họ có dư thừa
D. Tỷ lệ thay thế biên giảm khi người tiêu dùng trượt xuống dưới một đường bàng quan
9. Đường bàng quan cao nhất mà người tiêu dùng có thể đạt tới
A. Xa nhất tính từ gốc tọa độ
B. Cắt nhau với đường ngân sách tại ít nhất 2 điểm
C. Tiếp xúc với ràng buộc ngân sách
D. Tất cả các điều kể trên
10. Điều nào dưới đây không phải là một thuộc tính của đường bàng quan?
A. Những đường bàng quan thấp hơn được ưa thích hơn
B. Các đường bàng quan uốn lõm về phía gốc tọa độ
C. Các đường bàng quan không cắt nhau
D. Các đường bàng quan dốc xuống
11. Khi hai hàng hóa thay thế hoàn hảo cho nhau
A. Các đường bàng quan thẳng
B. Các đường bàng quan cắt nhau
C. Các đường bàng quan gẫy góc
D. Các đường bàng quan có độ dốc đi lên
12. Khi các nhà kinh tế mô tả sở thích đôi khi họ dùng
A. Thu nhập
B. Thỏa dụng
C. Giá cả
D. Thị trường
13. Việc tối ưu hóa tiêu dùng sẽ chọn việc tiêu dùng ở đó
A. Độ thỏa dụng lớn hơn giá cả
B. Tỷ lệ thay thế biên bằng với thu nhập
C. Tỷ lệ chi phí chia sẻ bằng nhau với tỷ lệ thay thế biên
D. Tỷ lệ thay thế biên bằng giá tương đối
KINH TẾ VI MÔ - UEB 20
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

14. Tại điểm tối ưu


A. Ràng buộc ngân sách có độ dốc bằng 1
B. Còn có thể làm cho người tiêu dùng tăng tiêu dùng thêm cả 2 hàng hóa
C. Độ dốc bàng quan bằng độ dốc ngân sách
D. Các đường bàng quan cắt đường ngân sách tại trung tâm của nó
15. Khi một đường ngân sách dịch chuyển ra bên ngoài
A. Người tiêu dùng sẽ khó khăn hơn
B. Người tiêu dùng lúc này có thể đạt được đường bàng quan cao hơn
C. Chỉ có thể được tạo ra bởi sự tăng thu nhập
D. Chỉ có thể được tạo ra bởi sự tăng giá một hàng hóa
16. An đang mua Coke và Bim bim. Tác động thay thế đi kèm với một sự giảm giá của
Bim bim sẽ dẫn đến kết quả là
A. Chỉ gây ra việc giảm tiêu dùng Coke
B. Chỉ gây ra việc tăng trong tiêu dùng Bim bim
C. Giảm trong tiêu dùng Bim bim và tăng trong tiêu dùng Coke
D. Tăng trong tiêu dùng Bim bim và giảm trong tiêu dùng Coke
17. Một ràng buộc ngân sách cho biết
A. Các số lượng tiêu dùng làm cho người tiêu dùng có độ thỏa mãn bằng nhau
B. Các giá cả mà người tiêu dùng phải trả cho hai sản phẩm mà họ tiêu dùng
C. Tỉ lệ mà ở đó người tiêu dùng sẵn lòng đánh đổi một hàng hóa này lấy hàng hóa kia
D. Những tập hợp tiêu dùng khác nhau mà một người tiêu dùng có thể có được với thu
nhập cho trước
18. Một điểm bên ngoài ràng buộc ngân sách
A. Không thể đạt tới được với thu nhập hiện hành của người tiêu dùng
B. Cho thấy người tiêu dùng không tiêu dùng hết thu nhập của họ
C. Đại diện cho sự tối ưu của người tiêu dùng
D. Có nghĩa là một trong hai hàng hóa phải là hàng thứ cấp
19. Điều nào dưới đây dẫn tới dịch chuyển song song của đường ngân sách?
A. Tăng 10% trong giá của cả hai hàng hóa
B. Giảm 20% trong giá của cả hai hàng hóa
C. Tăng 30% trong thu nhập
D. Tăng 10% trong giá của chỉ một trong hai hàng hóa
20. Đối với một người tiêu dùng, tại bất kỳ điểm nào trên cùng một đường bàng quan
sinh ra
A. Các mức độ thỏa mãn khác nhau
KINH TẾ VI MÔ - UEB 21
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

B. Các ràng buộc đặt trước người tiêu dùng


C. Cùng mức độ thỏa mãn
D. Một mức thu nhập đủ để làm hạnh phúc một cá nhân nào đó
21. Một người tiêu dùng giảm tiêu dùng một hàng hóa sẽ vẫn cùng trên một đường
bàng quan chỉ khi anh ta
A. Không thay đổi mức tiêu dùng của anh ta về hàng hóa kia
B. Giảm tiêu dùng của anh ta về hàng hóa kia
C. Tăng tiêu dùng của anh ta về hàng hóa kia
D. Anh ta không thể ở lại trên cùng một đường bàng quan nếu anh ta giảm tiêu dùng
của anh ta về một hàng hóa
22. Vì người tiêu dùng thích nhiều hơn thích ít, họ
A. Thích đường bàng quan với độ dốc di lên hơn
B. Thích đường bàng quan thấp hơn đường bàng quan cao
C. Thích đường bàng quan cao hơn đường bàng quan thấp
D. Nói chung không thể đặt tất cả các tập hợp tiêu dùng lên trên một đường bàng quan
23. Các đường bàng quan uốn cong vào phía gốc tọa độ vì người ta
A. Không sẵn lòng thay thế hàng hóa này bằng hàng hóa kia
B. Sẵn lòng hơn trong việc từ bỏ hàng hóa mà họ có dư thừa
C. Ít sẵn lòng từ bỏ hàng hóa mà họ có dư thừa
D. Nói chung sẵn tiêu dùng nhiều một hàng hóa hơn hàng hóa kia
24. Một mức tăng thu nhập 10% và tăng tất cả các giá 10%
A. Không ảnh hưởng đến đường ngân sách
B. Dịch chuyển đường ngân sách ra phía ngoài đều nhau 20%
C. Dịch chuyển đường ngân sách vào phía trong 20%
D. Dịch chuyển đường ngân sách ra phía ngoài đều nhau 1%
25. Điều kiện cân bằng đối với người tiêu dùng là
A. Đường ngân sách tiếp tuyến với đường bàng quan
B. Lợi ích của mỗi hàng hóa bằng giá của nó
C. Đường ngân sách tiếp tuyến với đường bàng quan và lợi ích cận biên trên mỗi đơn
vị tiền tệ của hàng hóa này bằng lợi ích cận biên trên mỗi đơn vị tiền tệ của hàng hóa
kia
D. Lợi ích cận biên trên mỗi đơn vị tiền tệ của hàng hóa này bằng lợi ích cận biên trên
mỗi đơn vị tiền tệ của hàng hóa kia
26. Giả định rằng không có tiết kiệm hay đi vay, và thu nhập của người tiêu dùng là cố
định, ràng buộc ngân sách của người đó?
KINH TẾ VI MÔ - UEB 22
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

A. Xác định tập hợp các cơ hội của người đó


B. Chỉ ra rằng tổng chi tiêu không thể vượt quá tổng thu nhập
C. Biểu thị lợi ích cận biên giảm dần
D. A và B
27. Giả sử rẳng vé xem phim là 2$ và giá một cái bánh là 4$. Sự đánh đổi giữa 2 hàng
hóa này là?
A. Một cái bánh lấy một vé xem phim
B. Hai vé xem phim lấy một cái bánh
C. Hai cái bánh lấy một vé xem phim
D. 2$ một vé xem phim
28. Lợi ích cận biên của một hàng hóa chi ra
A. Rằng tính hữu ích của hàng hóa là có hạn
B. Sự sẵn sàng thanh toán cho một đơn vị bổ sung
C. Rằng hàng hóa đó là khan hiếm
D. Rằng độ dốc của đường ngân sách là giá tương đối
29. Nếu Long sẵn sàng thanh toán 100$ cho 1 cái máy pha cà phê và 120$ cho 2 cái
máy đó thì lợi ích cận biên của cái máy thứ 2 là
A. 20$
B. 120$
C. 100$
D. 60$
30. Khi giá của một hàng hóa (biểu thị trên trục hoành) giảm thì ràng buộc ngân sách
A. Quay và trở nên thoải hơn
B. Quay là trở nên dốc hơn
C. Dịch chuyển ra ngoài và song song với đường ngân sách ban đầu
D. Dịch chuyển vào trong và song song với đường ngân sách ban đầu
31. Khi giá của một hàng hóa giảm, ảnh hưởng thay thế?
A. Khuyến khích cá nhân tiêu dùng hàng hóa đó nhiều hơn
B. Khuyến khích cá nhân tiêu dùng hàng hóa đó ít hơn
C. Dẫn đến tiêu dùng nhiều hơn nếu hàng hóa đó là hàng hóa thứ cấp, ít hơn nếu hàng
hóa đó là hàng hóa bình thường
D. Dẫn đến tiêu dùng ít hơn nếu hàng hóa đó là hàng hóa thứ cấp, nhiều hơn nếu hàng
hóa đó là hàng hóa bình thường
32. Khi giá của một hàng hóa giảm, ảnh hưởng thu nhập?
A. Khuyến khích cá nhân tiêu dùng hàng hóa đó nhiều hơn
KINH TẾ VI MÔ - UEB 23
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

B. Khuyến khích cá nhân tiêu dùng hàng hóa đó ít hơn


C. Dẫn đến tiêu dùng nhiều hơn nếu hàng hóa đó là hàng hóa thứ cấp, ít hơn nếu hàng
hóa đó là hàng hóa bình thường
D. Dẫn đến tiêu dùng ít hơn nếu hàng hóa đó là hàng hóa thứ cấp, nhiều hơn nếu hàng
hóa đó là hàng hóa bình thường
33. Phân bổ hàng hóa bằng xếp hàng, xổ số và tem phiếu là các ví dụ cụ thể về
A. Hạn chế tiêu dùng
B. Không bán cho người trả giá cao nhất
C. Những cách phân bổ tài nguyên hiệu quả
D. Động cơ lợi nhuận
E. A và B
34. Để ở vị trí cân bằng (nghĩa là tối đa hóa sự thỏa dụng) người tiêu dùng phải
A. Làm cho ích lợi cận biên của đơn vị mua cuối cùng của các hàng hóa bằng nhau
B. Đảm bảo rằng giá của các hàng hóa tỷ lệ với tổng ích lợi của chúng
C. Phân bổ thu nhập sao cho đồng chi tiêu cuối cùng vào hàng hóa này đem lại phần
ích lợi tăng thêm bằng đồng chi tiêu cuối cùng vào hàng hóa kia
D. Đảm bảo rằng giá của hàng hóa bằng ích lợi cận biên của tiền
35. Trên đồ thị, trục tung biểu thị số lượng sản phẩm Y, trục hoành biểu thị số lượng
sản phẩm X. Độ dốc của đường ngân sách bằng -3, nghĩa là
A. MUx = 3Muy
B. MUy = 3Mux
C. Px = 1/3Py
D. Px = 3Py
36. Nếu Minh mua 20 sản phẩm X và 10 sản phẩm Y, với giá PX = 100 đvt/SP; PY =
200 đvt/SP. Hữu dụng biên của chúng là MUX = 5 đvhd; MUY = 15 đvhd. Để đạt tổng
hữu dụng tối đa, Minh nên:
A. Giảm lượng X, tăng lượng Y
B. Giữ nguyên số lượng hai sản phẩm
C. Tăng lượng X, giảm lượng Y
D. Giữ nguyên lượng X, tăng mua lượng Y
37. Tỷ lệ thay thế biên giữa 2 sản phẩm X và Y (MRSXY) thể hiện:
A. Tỷ giá giữa 2 sản phẩm.
B. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 sản phẩm trong tiêu dùng khi tổng mức thỏa mãn không đổi.
C. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 sản phẩm trên thị trường.
D. Tỷ lệ năng suất biên giữa 2 sản phẩm
KINH TẾ VI MÔ - UEB 24
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

38. Các đường bàng quan cắt nhau khi:


A. Tổng mức thoả mãn của 2 kết hợp là bằng nhau
B. Tỷ suất thay thế biên của 2 đường cong bàng quan là bằng nhau
C. Không đúng vì các đường cong bàng quan của người tiêu dùng cá nhân không bao
giờ cắt nhau
D. Người tiêu dùng được thoả mãn bởi một hàng hoá cụ thể
39. Khi tổng hữu dụng giảm, hữu dụng biên:
A. Dương và tăng dần
B. Âm và giảm dần
C. Dường và giảm dần
D. Âm và tăng dần
40. Một người tiêu dùng có thu nhập I= 320đ, chi tiêu hết 2 sản phẩm X và Y với Px =
10đ/sp và Py = 20đ/sp. Hàm tổng hữu dụng thể hiện qua hàm TU = X(Y-2). Hữu dụng
biên của 2 sản phẩm là:
A. MUx = X và MUy = Y - 2
B. MUx = Y và MUy = X- 2
C. MUx = Y - 2 và MUy = X
D. MUx = X - 2 và MUy = Y
41. X và Y là 2 mặt hàng thay thế hoàn hảo và tỷ lệ thay thế biên MRS: denta Y/denta
X = 2. Nếu Px=3Py thì rổ hàng người tiêu dùng mua:
A. Chỉ có hàng X
B. Có cả hàng X và Y
C. Chỉ có hàng Y
D. Các câu trên đều sai
42. Tỷ lệ thay thế biên của 2 sản phẩm X và Y giảm dần, điều đó chứng tỏ rằng đường
cong bàng quan của 2 sản phẩm có dạng
A. Là đường thẳng dốc xuống dười từ trái sang phải
B. Mặt lồi hướng về gốc tọa độ
C. Mặt lõm hướng về gốc tọa độ
D. Không có câu nào đúng
43. Một người tiêu thụ dành 1 số tiền là 2 triệu/đồng để chi tiêu cho 2 sản phẩm là X
và Y với giá của X là 20 000 đồng và giá của Y là 50 000 đồng. Đường ngân sách của
người này là
A. X = 5Y/2 + 100
B. Y = 2X/5 + 40
KINH TẾ VI MÔ - UEB 25
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

C. Cả A và B đều sai
D. Cả a và B đều đúng
44. Nếu đường đẳng lượng là đường thẳng thì
A. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của 2 yếu tố sản xuất không đổi
B. Năng suất biên của các yếu tố sản xuất bằng nhau
C. Tỷ số giá cả của các yếu tố sản xuất không đổi
D. Chỉ có 1 cách kết hợp các yếu tố đầu vào
45. Trên hệ trục 2 chiều thông thường, số lựơng mặt hàng X biểu diễn ở trục hoành, số
lựơng mặt hàng Y biểu diễn ở trục tung. Khi thu nhập thay đổi, các yếu tố khác không
đổi, đường thu nhập tiêu dùng là một đường dốc lên, ta có thể kết luận gì về 2 hàng hóa
này đối với NTD:
A. X là hàng hóa thông thường, Y là hàng hóa cấp thấp
B. X và Y đều là hàng hóa thông thường
C. X và Y đều là hàng hóa cấp thấp
D. X là hàng hóa cấp thấp, Y là hàng hóa thông thường

KINH TẾ VI MÔ - UEB 26
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

CHƯƠNG 4: SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ


1. Một hàm thể hiện số sản phẩm tối đa mà doanh nghiệp sản xuất ra trong mỗi đơn vị
thời gian, tương ứng với mỗi cách kết hợp các yếu tố sản xuất được gọi là:
A. Hàm sản xuất
B. Hàm đẳng phí
C. Đường cong bàng quan
D. Hàm tổng chi phí sản xuất
2. Năng suất trung bình (AP) của một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi đó là:
A. Số lượng sản phẩm tăng lên khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi
B. Số lượng sản phẩm tăng lên khi bỏ ra thêm 1 đồng chi phí sản xuất biến đổi
C. Số lượng sản phẩm bình quân được tạo ra bởi 1 đơn bị yếu tố đó
D. Không có câu nào đúng
3. Năng suất biên (MP) của 1 yếu tố sản xuất biến đổi là:
A. Sản phẩm trung bình tính cho mỗi đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi
B. Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm của các yếu tố sản xuất
C. Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm 1 đồng chi phí của các
yếu tố sản xuất biến đổi
D. Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất
biến đổi, các yếu tố sản xuất còn lại giữ nguyên
4. Khi năng suất trung bình giảm, năng suất biên sẽ:
A. Bằng năng suất trung bình
B. Tăng dần
C. Vượt quá năng suất trung bình
D. Nhỏ hơn năng suất trung bình
5. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) thể hiện
A. Độ dốc của đường tổng sản lượng
B. Độ dốc của đường đẳng phí
C. Độ dốc của đường đẳng lượng
D. Độ dốc của đường ngân sách
6. Một đường đẳng phí cho thấy
A. Phối hợp giữa 2 yếu tố sản xuất cùng tạo ra một mức sản lượng như nhau
B. Những phối hợp tối ưu giữa 2 yếu tố sản xuất
C. Những phối hợp giữa các yếu tố tạo ra mức sản lượng tối đa

KINH TẾ VI MÔ - UEB 27
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

D. Những phối hợp giữa các yếu tố sản xuất mà doanh nghiệp có thể thực hiện với cùng
1 mức chi phí sản xuất
7. Độ dốc (hệ số góc) của đường đẳng phí chính là
A. Tỷ số năng suất biên của 2 ytsx
B. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 yếu tố sản xuất trên thị trường
C. Tỷ số giá cả của 2 ytsx
D. Câu B và C đều đúng
8. Nếu đường đẳng lượng là một đường thẳng thì
A. Chi phí sử dụng các yếu tố đầu vào cố định ở các mức sử dụng khác nhau
B. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên không đổi
C. Xuất hiện doanh lợi tăng dần theo quy mô
D. Chỉ có 1 cách kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất
9. Nếu hàm sản xuất có dạng Q = 0,5KL khi gia tăng các yếu tố đầu vào cùng tỷ lệ thì
A. Hiệu suất tăng theo quy mô
B. Hiệu suất giảm theo quy mô
C. Hiệu suất không đổi theo quy mô
D. Cả 3 đều sai
10. Khi ta cố định sản lượng của 1 hàm sản xuất, cho số lượng vốn và lao động thay
đổi thì đường cong biểu diễn sẽ được gọi là
A. Đường chi phí biên
B. Đường tổng sản phẩm
C. Đường sản phẩm trung bình
D. Đường đẳng lượng
11. Sự cải tiến kỹ thuật
A. Cho phép sản xuất nhiều sản phảm hơn với cùng số lượng các yếu tố đầu vào so với
trước
B. Có thể được biểu hiện qua sự dịch chuyển lên trên của đường tổng sản phẩm
C. Có thể che dấu sự tồn tại của tình trạng năng suất biên giảm dần
D. Cả 3 đều đúng
12. Điểm phối hợp tối ưu các yếu tố sản xuất với chi phí bé nhất là:
A. Tiếp điểm của đường đẳng lượng và đường chi phí
B. Thõa mãn điều kiện MPa/Pa = MPb/Pb = MPc/Pc
C. Thỏa mãn điều kiện a.Pa + b.Pc + c.Pc = TC
D. Tất cả đều đúng

KINH TẾ VI MÔ - UEB 28
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

13. Hàm sản xuất sản phẩm của một doanh nghiệp được cho là: Q = L^2 + K^2 - KL.
Năng suất biên của lao động và của vốn là
A. MPL = 2K – K; MPK = 2L – K
B. MPL = 2L + 2K – L; MPK = 2K – L
C. MPL = 2L + K; MPK = 2K + L
D. MPL = 2L – K; MPK = 2K – L
14. Khi có sự kết hợp tối ưu của 2 yếu tố sản xuất, tại đó:
A. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên bằng tỷ số giá cả của 2 yếu tố sản xuất
B. Chi phí biên đạt cực tiểu tại mức sản lượng đó
C. Hệ số góc của đường đẳng phí và đường đẳng lượng bằng nhau
D. Câu A và C đúng
15. Giả sử năng suất trung bình của 6 công nhân là 15. Nếu sản phẩm biên (năng suất
biên) của người công nhân thứ 7 là 20, thể hiện:
A. Năng suất biên giảm dần
B. Năng suất biên đăng tăng
C. Năng suất trung bình đang tăng
D. Năng suất trung bình đang giảm
16. Để tối thiểu chi phí sản xuất, các doanh nghiệp sẽ thực hiện phối hợp các yếu tố
sản xuất theo nguyên tắc
A. MPa = MPb = MPc = …..
B. MPa/Pa = MPb/Pb = MPc/Pc = …..
C. MC = MR
D. MCa =MCb = MCc
17. Trong dài hạn để tối thiểu hóa cpsx các doanh nghiệp sản xuất sẽ thiết lập
A. Quy mô sản xuất tối ưu tiếp xúc với đường LAC tại cực điểm của 2 đường
B. Thiết lập bất kỳ quy mô sản xuất vào theo ý muốn
C. Quy mô sản xuất có đường SAC tiếp xúc với đường LAC tại sản lượng cần sản xuất
D. Tất cả đềi sai
18. Sản lượng tối ưu của 1 quy mô sản xuất là
A. Lượng tương ứng với MC tối thiếu
B. Lượng tương ứng với AVC tối thiếu
C. Lượng tương ứng với AC tối thiếu
D. Lượng tương ứng với AFC tối thiếu
19. Quy mô sản xuất tối ưu là
A. Quy mô sản xuất có đường SAC tiếp xúc với LAC tại sản lượng cần sản xuất
KINH TẾ VI MÔ - UEB 29
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

B. Quy mô sản xuất có CPSX bé nhất ở bất kỳ sản lượng nào


C. Quy mô sản xuất có đường SAC tiếp xúc với LAC tại điểm cực tiểu của cả 2 đường
D. Tất cả đều sai
20. Số sản phẩm tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm 1 đơn vị của 1 yếu tố đầu
vào (các yếu tố đầu vào khác được sử dụng với số lượng không đổi) gọi là
A. Năng suất biên
B. Hữu dụng biên
C. Chi phí biên
D. Doanh thu biên
21. Chi phí biên MC là
A. Chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất
B. Chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm 1 sản phẩm
C. Chi phí tăng thêm trong tổng chi phí khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm
D. Là độ dốc của đường tổng doanh thu
22. Đường chi phí trung bình dài hạn LAC là
A. Tập hợp những điểm cực tiểu của các đường chi phí trung bình ngắn hạn SAC
B. Tập hợp các phần rất bé của đường SAC
C. Đường có chi phí trung bình thấp nhất có thể có ở mỗi sản lượng khi doanh nghiệp
thay đổi quy mô sản xuất theo ý muốn
D. Tất cả đều đùng
23. Khi giá cả các yếu tố sản xuất đồng loạt tăng lên, sẽ làm
A. Dịch chuyển đường chi phí trung bình lên trên
B. Dịch chuyển các đường AC xuống dưới
C. Các đường AC vẫn giữ nguyên vị trí cũ
D. Các đường AVC dịch chuyển sang phải
24. Đường chi phí trung bình dài hạn LAC có dạng chữ U do
A. Hiệu suất tăng dần theo quy mô, sau đó giảm dần theo quy mô
B. Năng suất trung bình tăng dần
C. Ảnh hưởng của quy luật năng suất biên giảm dần
D. Lợi thế kinh tế của sản xuất quy mô lớn
25. Đường chi phí trung bình ngắn hạn SAC có dạng chữ U do
A. Hiệu suất tăng dần theo quy mô, sau đó giảm dần theo quy mô
B. Năng suất trung bình tăng dần
C. Ảnh hưởng của quy luật năng suất biên giảm dần
D. Lợi thế kinh tế của sản xuất quy mô lớn
KINH TẾ VI MÔ - UEB 30
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

Dùng dữ liệu sau trả lời câu hỏi từ câu 26 đến câu 29

Hàm tổng chi phí ngắn hạn của một công ty được cho:

TC = 190+53Q (đơn vị tính: 10.000)

26. Nếu sản xuất 100.000 đơn vị sản phẩm, chi phí biến đổi trung bình là
A. 72
B. 53
C. 70
D. Tất cả đều sai
27. Chi phí cố định trung bình là
A. 190
B. 19
C. 53
D. Tất cả đều sai
28. Chi phí biên mỗi đơn vị sản phẩm là
A. 19
B. 72
C. 53
D. Tất cả đều sai

29. Trong ngắn hạn, khi sản lượng càng lớn, loại chi phí nào sau đây càng nhỏ:
A. Chi phí biên
B. Chi phí biến đổi trung bình
C. Chi phí trung bình
D. Chi phí cố định trung bình
30. Đồ thị biểu diễn các đường đẳng lượng sau phản ánh:
A. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên không đổi
B. Lao động và vốn phải được sử dụng theo những tỷ lệ cố định
C. Lao động và vốn có thể hoàn toàn thay thế cho nhau
D. Cả A và C đều đúng

KINH TẾ VI MÔ - UEB 31
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

CHƯƠNG 5: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG – CẠNH TRANH


HOÀN HẢO
1. Đường cung ngắn hạn của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là:
A. Đường chi phí biên ngắn hạn của doanh nghiệp
B. Phần đường chi phí biên nằm ở phía trên đường AC
C. Phần đường chi phí biên nằm ở phía trên đường AVC
D. Phần đường chi phí biên nằm ở phía dưới đường AVC
2. Doanh thu biên (MR) là:
A. Doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi giá cả sản phẩm thay đổi
B. Doanh thu tăng thêm tỏng tổng doanh thu khi bán thêm 1 sản phẩm
C. Là độ dốc của đường tổng phí
D. Là độ dốc của đường tổng cầu sản phẩm
3. Thị trường cạnh tranh hoàn toàn có 200 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có hàm
cung P = 10 + 20Q. Vậy hàm cung thị trường sẽ là
A. P = 2000+4000Q
B. P = Q/10 + 10
C. Q = 100P – 10
D. Tất cả đều sai
4. Khi P <AVC min doanh nghiệp nên quyết định
A. Sản xuất ở sản lượng tại đó MC = MR
B. Sản xuất ở sản lượng có AVC min
C. Ngưng sản xuất

KINH TẾ VI MÔ - UEB 32
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

D. Sản xuất tại sản lượng có P = MC


5. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp trong trạng thái cân bằng
dài hạn khi:
A. MC = MR = P
B. SMC = LMC = MR = P
C. P = SAC = LAC
D. P >= LAC
6. Các doanh nghiệp canh tranh hoàn hảo và ngành sẽ ở trong tình trạng cân bằng dài
hạn khi
A. P = LAC = MR
B. P > LACmin
C. SMC = LMC = LACmin = SACmin = MR = P
D. SMC = LMC = MR

Dùng dữ liệu sau để trả lời câu hỏi từ câu 7 đến câu 9

Giả sử chi phí biên của 1 doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, được cho vởi MC = 3 +
2Q. Nếu giá thị trường là 9 đôla:

7. Mức sản lượng doanh nghiệp sẽ sản xuất:


A. Q=3
B. Q=9
C. Q=6
D. Tất cả đều sai
8. Thặng dư sản xuất của doanh nghiệp là
A. 18
B. 6
C. 9
D. 3
9. Nếu chi phí biến đổi trung bình của doanh nghiệp là AVC = 3 + Q. Tổng chi phí cố
định là 3, thì doanh nghiệp sẽ thu được tổng lợi nhuận:
A. 18
B. 21
C. 6
D. 15
10. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

KINH TẾ VI MÔ - UEB 33
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

A. Người bán quyết định giá


B. Người mua quyết định giá
C. Không có ai quyết định giá
D. Doanh nghiệp lớn nhất ấn định giá
11. Khi hãng cạnh tranh hoàn hảo đạt được lợi nhuận tối đa trong ngắn hạn
A. Giá bán bằng chi phí biên trong ngắn hạn
B. Giá bán lớn hơn chi phí trung bình
C. Chi phí biên ngắn hạn đang tăng dần
D. Cả 3 đáp án đều đúng
12. Chọn câu sai trong những câu dưới đây: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
A. Người mua và người bán có thông tin hoàn hảo
B. Các doanh nghiệp đều bán một sản phẩm đồng nhất
C. Không có trở ngại khi gia nhập hay rời bỏ thị trường
D. Có nhiều doanh nghiệp trên thị trường
E. Tất cả các doanh nghiệp đều là người đinh giá
13. Khi hãng đạt được lợi nhuận tối đa thì
A. Độ dốc của đường tổng doanh thu bằng độ dốc của đường tổng chi phí
B. Sự chênh lệch giữa TR và TC là cực đại
C. Doanh thu biên bằng chi phí biên
D. Cả a,b,c đều đúng
14. Nếu một doanh nghiệp là người nhận giá thì câu phát biểu nào sau đây đúng:
A. Độ dốc của tổng doanh thu bằng giá hàng hóa
B. Doanh thu biên bằng giá sản phẩm
C. Đường tổng doanh thu là đường thẳng đi qua gốc tọa độ
D. Sự thay đổi của tổng doanh thu khi bán thêm 1 đơn vị hàng hóa thì bằng giá hàng
hóa
E. Tất cả các trường hợp trên
15. Chọn câu sai trong các câu dưới đây: Trong ngắn hạn doanh nghiệp nhất thiết phải
đóng cửa khi
A. Phần lỗ lớn hơn chi phí cố định
B. Chi phí biến đổi trung bình tối thiểu lớn hơn giá bán
C. Tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí
D. Tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí biến đổi

Dùng dữ liệu sau để trả lời câu hỏi từ câu 16 đến câu 19

KINH TẾ VI MÔ - UEB 34
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

Trong thị trường sản phẩm X, giả định có 2 người tiêu dùng A và B, hàm số cầu cá
nhân mỗi người có dạng:

P = (-1/10).qA + 1200

P = (-1/20).qB + 1300

Có 10 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X, điều kiện sản xuất như nhau. Hàm chi phí
sản xuất mỗi doanh nghiệp được cho

TC = (1/10).q^2 + 200q + 200 000

16. Hàm cầu thị trường là

A. P = -3/20Q + 2500

B. Qd = 38000 – 30P

C. Qd = 3800 – 30P

D. Tất cả đều sai

17. Hàm cung thị trường là

A. P = 2Q + 2000

B. P = 2Q + 200

C. Qs = 50P – 10000

D. Tất cả đều sai

18. Mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng

A. P = 600, Q = 20 000

B. P = 60, Q = 2000

C. P = 500, Q = 2500

D. Tất cả đều sai

19. Sản lượng sản xuất và lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp là

KINH TẾ VI MÔ - UEB 35
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

A. Q = 200, LN = 20 000

B. Q = 2000, LN = 200 000

C. Q = 3000, LN = 300 000

D. Tất cả đều sai

20. Trong ngành cạnh tranh hoàn hảo, khi các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành
làm cầu các yếu tố sản xuất tăng và giá các yếu tố sản xuất tăng theo. Chúng ta có thể
kết luận đường cung dài hạn của ngành là:

A. Dốc lên trên

B. Dốc xuống dưới

C. Thẳng đứng

D. Không đổi

Dùng dữ liệu sau để trả lời câu hỏi 21 và 22

Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đang sản xuất 100 sản phẩm, tổng định phí là
300, chi phí biên = chi phí trung bình = 15. Tại mức sản lượng Q = 50 có chi phí biên
= chi phí biến đổi trung bình = 10. Giá bán sản phẩm trên thị trường là 14

KINH TẾ VI MÔ - UEB 36
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

21. Để tối đa hóa lợi nhuận hay tối thiểu hóa thua lỗi, doanh nghiệp phải

A. Tiếp tục sản xuất ở mức sản lượng hiện tại

B. Ngừng sản xuất

C. Tăng giá bán

D. Tăng sản lượng

E. Giảm sản lượng

22. Tại mức sản lượng hiện tại, doanh nghiệp đang

A. Bị lỗ và phần lỗ bằng tổng chi phí cố định

B. Bị lỗ và phần lỗ nhỏ hơn tổng chi phí cố định

C. Lợi nhuận bằng 0

D. Bị lỗ và phần lỗ lớn hơn tổng chi phí cố định

23. Điều gì dưới đây không phải là điều kiện cho tình trạng cân bằng dài hạn cảu doanh
nghiệp cạnh tranh hoàn hảo

KINH TẾ VI MÔ - UEB 37
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

A. Mỗi doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế bằng 0

B. Thặng dư sản xuất bằng 0

C. Tất cả các doanh nghiệp trong ngành ở trạng thái tối đa hóa lợi nhuận

D. Số cung và số cầu thị trường bằng nhau

24. Biểu thức nào dưới đây thể hiện nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp,
bất kể doanh nghiệp hoạt động ở thị trường nào

A. MC = MR

B. MC = MR = AR

C. MC = P

D. MC = MC = AC

25. Đối với một doanh nghiệp trong một ngành cạnh tranh hoàn hảo thì vấn đề nào dưới
đây không thể quyết định được?

A. Số lượng các yếu tố sản xuất sử dụng là bao nhiêu?

B. Sản xuất bao nhiêu sản phẩm?

C. Bán sản phẩm với giá bao nhiêu?

D. Sản xuất như thế nào?

26. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thặng dư tiêu dùng tồn tại do

A. Nhiều người mua sẵn lòng trả cao hơn mức giá cân bằng

B. Nhiều người bán sẵn lòng bán với giá thấp hơn giá cân bằng

C. Nhiều người mua chỉ đồng ý mua khi giá thấp hơn giá cân bằng

D. Nhiều người bán chỉ đồng ý bán ở những mức giá cao hơn giá cân bằng

27. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đang sản xuất tại mức sản lượng MC = MR,
nhưng tổng chi phí biến đổi < tổng doanh thu < tổng chi phí. Theo bạn thì doanh nghiệp
này nên:

KINH TẾ VI MÔ - UEB 38
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

A. Duy trì sản xuất trong ngắn hạn để tối thiểu hóa thua lỗ, nhưng ngừng sản xuất trong
ngắn hạn

B. Ngừng sản xuất ngay vì thua lỗ

C. Sản xuất ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận

D. Tăng giá bán cho đến khi hòa vốn

28. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đang sản xuất tại mức sản lượng MC = MR,
nhưng tổng chi phí biến đổi < tổng doanh thu < tổng chi phí. Theo bạn thì doanh nghiệp
này nên:

A. Duy trì sản xuất trong ngắn hạn để tối thiểu hóa thua lỗ, nhưng ngừng sản xuất trong
ngắn hạn

B. Ngừng sản xuất ngay vì thua lỗ

C. Sản xuất ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận

D. Tăng giá bán cho đến khi hòa vốn

29. Đường cầu nằm ngang của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo nghĩa là

A. Doanh nghiệp có thể bán một lượng khá lớn sản phẩm của mình với giá không đổi

B. Doanh nghiệp có thể bán hết sản lượng của mình theo giá thị trường

C. Doanh nghiệp có thể tăng sản lượng bán ra bằng cách hạ giá bán

D. Doanh nghiệp có thể định giá bán sản phẩm của mình một mức không đổi

30. Trong ngắn hạn doanh nghiệp có thể thay đổi sản lượng bằng cách

A. Thay đổi quy mô sản xuất

B. Thay đổi yếu tố sản xuất cố định

C. Thay đổi yếu tố sản xuất biến đổi

D. Không có câu nào đúng

KINH TẾ VI MÔ - UEB 39
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

31. Khi có thuế đánh vào lượng hàng hóa bán ra, mỗi doanh nghiệp cạnh tranh hoàn
hảo sẽ

A. Bán hàng hóa với mức giá cao hơn giá trên thị trường cạnh tranh

B. Giảm bớt lượng hàng hóa bán ra

C. Bán ra một lượng hàng hóa nhiều hơn trước

D. Không thay đổi lượng hàng hóa bán ra

32. Trong dài hạn, lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có xu
hướng giảm dần vì

A. Lợi nhuận kinh tế tạo động cơ cho các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành

B. Hiệu suất giảm theo quy mô

C. Chính phủ điều tiết chặt chẽ hơn

D. Cầu giảm do người tiêu dùng thay thế bằng hàng hóa khác

33. Một cửa hàng bán hoa tưởi thuộc thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Hiện tại, trung
bình mỗi ngày cửa hàng bán được 200 bó hoa có chi phí biên nhỏ hơn giá bán (MC<P).
Cử hàng có thể tăng lợi nhuận nếu mỗi ngày cửa hàng bán:

A. Duy trì lượng bán như cũ

B. Giảm lượng hoa bán ra

C. Tăng lượng hoa bán ra

D. Tăng gấp đôi lượng hoa bán ra

34. Trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ rời khỏi thị trường nếu:

A. Giá bán thấp hơn chi phí trung bình dài hạn

B. Giá bán lớn hơn chi phí trung bình dài hnaj

C. Doanh thu trung bình lớn hơn chi phí cố định trung bình

D. Doanh thu trung bình lớn hơn chi phí biên

KINH TẾ VI MÔ - UEB 40
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

CHƯƠNG 6: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG – CẠNH TRANH


KHÔNG HOÀN HẢO
1. Để tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp độc quyền sẽ quyết định sản xuất ở sản lượng
mà tại đó
A. MC = MR
B. AR = AC
C. MR = 0
D. P = MC
2. Để tối đa hóa lượng bán mà không bị lỗ, doanh nghiệp độc quyền sẽ quyết định sản
xuất ở sản lượng mà tại đó
A. MC = MR
B. P = MC
C. AC = P
D. P = ACmin
3. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền nên sản xuất ở mức sản lượng mà
tại đó:
A. MC = MR
B. P = MC
C. MC = AR
D. P = ACmin
4. Nếu nhà độc quyền định mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên = chi phí biên =
chi phí trung bình, thì lợi nhuận kinh tế sẽ:
A. Bằng 0
B. Nhỏ hơn 0
C. Cần phải có thêm thông tin
D. Lớn hơn 0
5. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu P = - Q + 20, hàm tổng chi phí TC = Q^2
+ 4Q + 4. Mức giá và sản lượng đạt lợi nhuận tối đa
A. P = 12, Q = 4
B. P = 14, Q = 5,3
C. P = 4, Q = 16
D. P = 16, Q = 4
6. Lợi thế độc quyền có được là do
A. Định giá bằng chi phí biên

KINH TẾ VI MÔ - UEB 41
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

B. Định chi phí biên và doanh thu biên bằng nhau


C. Định giá cao hơn chi phí biến đổi trung bình
D. Định giá cao hơn chi phí biên

Dùng đồ thị sau để trả lời câu hỏi từ câu 7 đến câu 9

7. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ ấn định giá bán và sản lượng
bán là
A. P2 và Q2
B. P1 và Q1
C. P3 và Q3
D. Tất cả các câu trên đều sai
8. Tại sản lượng Q1, tổng doanh thu là diện tích
A. OP1IQ3
B. OP3IQ1
C. OP1AQ1
D. Tất cả các câu trên đều sai
9. Để tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp sẽ ấn định giá bán và sản lượng bán
A. P2, Q2
B. P1, Q1
C. P3, Q3
D. Tất cả đều sai

KINH TẾ VI MÔ - UEB 42
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

10. Giả sử chi phí biên của thép do Nhật sản xuất là như nhau cho dù thép sản xuất cho
tiêu dùng nội địa hay xuất khẩu. Nếu cầu của thép tiêu dùng nội địa kém co giãn hơn
cầu xuất khẩu thì
A. Nhật sẽ xuất khẩu nhiều hơn là bán cho tiêu dùng nội địa
B. Nhật sẽ bán cho tiêu dùng nội địa nhiều hơn xuất khẩu
C. Nhật định giá thép xuất khẩu thấp hơn giá thép bán trong nước
D. Nhật định giá thép xuất khẩu cao hơn giá thép bán trong nước
11. Một nhà sản xuất đĩa VCD, có 2 thị trường nội địa và xuất khẩu. Hai nhóm khách
hàng này tách biệt nhau. Nhà sản xuất này có thể định giá cao hơn trong thị trường với
A. Độ co giãn của cầu theo giá thấp hơn
B. Độ co giãn của cầu theo giá cao hơn
C. Lượng cầu thấp hơn ở mọi mức giá
D. Lượng cầu cao hơn ở mọi mức giá

Dùng dữ liệu sau để trả lời câu hỏi từ câu 12 đến câu 16

Có 100 người tiêu dùng sản phẩm X trên thị trường. Hàm cầu cá nhân là như nhau và
có dạng: P = 2 200 – 5qd

12. Hàm cầu thị trường là:

A. P = 22 000 – 500Qd

B. P = (-1/10)Q + 2 200

C. P = (-1/20)Q + 2 200

D. P = (1/20)Q + 2 200

13. Chỉ một doanh nghiệp duy nhất sản xuất sản phẩm X, có hàm chi phí sản xuất là

TC = (1/10) Q^2 + 400Q + 3 000 000

Hàm chi phí biên của doanh nghiệp là:

A. MC = (2/10)Q + 400

B. MC = (1/10)Q + 400

C. MC = (-1/10)Q + 2 200

KINH TẾ VI MÔ - UEB 43
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

D. MC = (-1/5)Q + 400

14. Hàm doanh thu biên của doanh nghiệp là

A. MR = (-1/20)Q + 2 200

B. MR = (1/10)Q + 2 200

C. MR = (-1/10)Q + 2 200

D. MR = (-1/5)Q + 2 200

15. Để đạt lợi nhuân tối đa, doanh nghiệp ấn định giá và sản lượng bán là

A. P = 1 800, Q = 7 200

B. P = 1 900. Q = 6 000

C. P = 1 925, Q = 5 500

D. P = 1 800, Q = 2 120

16. Mỗi sản phẩm chính phủ đánh thuế là 150đ, thì doanh nghiệp ấn định giá bán và
sản lượng bán là

A. P = 1 840, Q = 7 200

B. P = 1 990, Q = 6 000

C. P = 1 925, Q = 5 500

D. Tất cả đều sai

17. Trong dài hạn, doanh nghiệp độc quyền

A. Luôn thu được lợi nhuận

B. Có thể bị lỗ

C. Luôn thiết lập được quy mô sản xuất tối ưu

D. Ấn định giá bán bằng chi phí biên

18. Trong ngành độc quyền hoàn toàn, MR:

KINH TẾ VI MÔ - UEB 44
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

A. MR = P

B. MR = P (1- 1/|Ed|) (Ed là hệ số co giãn của cầu theo giá)

C. MR = MC

D. MR = Ed - |Ed|/P

19. Giả sử một công ty độc quyền có MR = 2400 – 4Q và MC = 2Q, doanh thu sẽ đạt
tối đa khi sản xuất sản lượng

A. Q = 600

B. Q = 0

C. Q = 800

D. Q = 400

20. Một doanh nghiệp độc quyền thấy rằng ở mức sản lượng hiện tại, doanh thu biên
bằng 5 và chi phí biên bằng 4. Quyết định nào sau đây sẽ làm tối đa hóa lợi nhuận:

A. Tăng giá giữ nguyên sản lượng

B. Giảm giá và tăng sản lượng

C. Tăng giá và giảm sản lượng

D. Giữ nguyên sản lượng và giá cả

21. So với giá cả và sản lượng cạnh tranh hoàn hảo, nhà độc quyền sẽ định mức giá….,
và bán ra số lượng……..

A. Cao hơn, nhỏ hơn

B. Thấp hơn, lớn hơn

C. Thấp hơn, nhỏ hơn

D. Cao hơn, lớn hơn

22. Đối với người tiêu dùng thì biện pháp điều tiết độc quyền nào của chính phủ mang
lại lợi ích cho họ

KINH TẾ VI MÔ - UEB 45
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

A. Ấn định giá tối đa

B. Đánh thuế không theo sản lượng

C. Đánh thuế theo sản lượng

D. Cả 3 biện pháp trên

23. Câu nào dưới đây không đúng với doanh nghiệp độc quyền

A. Tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận thì giá bằng chi phí biên

B. Đường cầu của nhà độc quyền chính là đường cầu thị trường

C. Mức sản lượng để đạt lợi nhuận tối đa là chi phí biên bằng doanh thu biên

D. Doanh thu trung bình bằng giá bán

24. Tại mức sản lượng hiện tại. DN độc quyền đang sản xuất ở mức sản lượng có MC
> MR. Để tối đa hóa lợi nhuận DN nên

A. Tăng giá và tăng sản lượng

B. Giảm giá và giảm sản lượng

C. Giảm sản lượng và tăng giá

D. Không thay đổi giá và sản lượng hiện tại

E. Giảm giá và tăng sản lượng

25. Đường cầu của DN độc quyền càng co giãn …… thì ….. càng cao

A. nhiều, mức độ độc quyền

B. ít, lợi nhuận

C. nhiều, lợi nhuận

D. ít, mức độ độc quyền

26. Một doanh nghiệp độc quyền đối mặt với đường cầu tuyến tính P = aQ + b. Để tối
đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q*

KINH TẾ VI MÔ - UEB 46
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

A. Q* < -b/2a

B. Q* > -b/2a

C. Q* < -b/a

D. Q* = -b/2a

27. Trong điều kiện cạnh tranh độc quyền

I. Trong dài hạn, P = LACmin

II. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể có lợi nhuận

A. I và II đúng

B. I đúng, II sai

C. I sai, II đúng

D. I và II đều sai

28. Tự do gia nhập thị trường và nhiều doanh nghiệp bán sản phẩm khác biệt là thị
trường

A. Cạnh tranh hoàn hảo

B. Độc quyền

C. Cạnh tranh độc quyền

D. Độc quyền nhóm

29. Thông tin nào sau đây không được xem là nguồn gốc của tính không hiệu quả trong
thị trường cạnh tranh độc quyền

A. P > MC

B. Năng lực sản xuất còn dư thừa

C. Sản phẩm đa dạng

D. LAC > LACmin

KINH TẾ VI MÔ - UEB 47
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

30. Khi các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền ở trạng thái cân bằng dài hạn thì mỗi
doanh nghiệp sẽ hoạt động với quy mô sản xuất

A. Nhỏ hơn quy mô sản xuất tối ưu

B. Lớn hơn quy mô sản xuất tối ưu

C. Tối ưu

D. Các câu trên đều đúng

31. Trong mô hình đường cầu gãy, nếu một hãng giảm giá thì

A. Các hàng khác cũng sẽ giảm giá

B. Các hãng khác cạnh tranh không trên cơ sở giá cả

C. Các hãng khác sẽ tăng giá

D. B và C đúng

32. Đặc điểm cơ bản của ngành cạnh tranh độc quyền là:

A. Mỗi doanh nghiệp chỉ có khả năng hạn chế ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm của mình
B. Có nhiều doanh nghệp sản xuất ra những sản phẩm có thể dễ thay thế cho nhau

C. Cả hai câu đều sai

D. Cả hai câu đều đúng

33. Doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền:

A. Chỉ được gia nhập ngành, nhưng không được rời bỏ ngành

B. Hoàn toàn không thể gia nhập và rời bỏ thị trường

C. Chỉ được rời bỏ ngành, nhưng không được gia nhập ngành

D. Có sự tự do gia nhập và rời bỏ ngành

34. Đặc điểm nào dưới đây không phải của cạnh tranh độc quyền:

A. Ngành gồm nhiều hãng

KINH TẾ VI MÔ - UEB 48
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

B. Các hãng là những người tối đa hóa lợi nhuận

C. Các hãng chọn sản lượng ở mức chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên

D. Sản phẩm của các hãng trong ngành là giống hệt nhau

35. Các doanh nghiệp độc quyền nhóm ngày nay thường

A. Cạnh tranh với nhau thông qua các biện pháp phi giá cả

B. Cấu kết với nhau để cùng hạ giá bán

C. Cấu kết ngầm với nhau để cùng nâng giá bán

D. Đơn phương hạ giá bán để mở rộng thị trường

36. Khi thị trường cạnh tranh độc quyền ở trạng thái cân bằng dài hạn, thì

A. Giá bán bằng chi phí trung bình dài hạn P = LAC

B. Lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp bằng không

C. Các doanh nghiệp thiết lập quy mô sản xuất nhỏ hơn quy mô sản xuất tối ưu

D. Các câu trên đều đúng

37. Các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có thế lực thị trường là do

A. Đường cầu đối với doanh nghiệp dốc xuống về bên phải

B. Mỗi doanh nghiệp độc quyền về sản phẩm khác biệt của mình

C. Có nhóm khách hàng trung thành với mỗi sản phẩm khác biệt

D. Các câu trên đều đúng

38. Các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có thế lực thị trường là do

A. Đường cầu đối với doanh nghiệp dốc xuống về bên phải

B. Mỗi doanh nghiệp độc quyền về sản phẩm khác biệt của mình

C. Có nhóm khách hàng trung thành với mỗi sản phẩm khác biệt

KINH TẾ VI MÔ - UEB 49
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

D. Các câu trên đều đúng

39. Doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền, cạnh tranh với nhau bằng việc:

A. Bán ra các sản phẩm riêng biệt, nhưng có thể thay thế nhau

B. Bán ra sản phẩm hoàn toàn không có sản phẩm khác thay thế được

C. Bán ra các sản phẩm có thể thay thế nhau một cách hoàn toàn

D. Tất cả các câu trên đều sai

40. Đường cầu của doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền:

A. Là đường cầu dốc xuống từ trái sang phải

B. Là đường cầu thẳng đứng song song với trục giá

C. Là đường cầu của toàn bộ thị trường

D. Là đường cầu nằm ngang song song với trục sản lượng

41. Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, tại điểm cân bằng dài hạn có:

A. Doanh nghiệp đang sản xuất với quy mô thấp hơn mức tối ưu của xã hội

B. Mỗi doanh nghiệp đều tối đa hóa lợi nhuận nhưng chỉ hòa vốn (lợi nhuận kinh tế
bằng 0)

C. Sẽ không có thêm sự gia nhập ngành hoặc rời bỏ ngành nào nữa

D. Tất cả các phương án trên đều đúng

42. Cho ma trận lợi nhuận (đơn vị tính: triệu đồng) của hai hãng A và B khi quảng cáo
sản phẩm theo tần suất trên TV nhiều hoặc ít như sau. Tìm điểm cân bằng của ma trận

Hãng B
Nhiều Ít
Nhiều (2;2) (5;1)
Hãng A
Ít (1;5) (3;3)

A. (2;2)

KINH TẾ VI MÔ - UEB 50
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

B. (5;1)
C. (1;5)
D. (3;3)

43. Cho ma trận chi phí (đơn vị tính: triệu đồng) của hai công ty A và B khi sản xuất
các dự án 1 và 2 như sau. Tìm điểm cân bằng của ma trận

Công ty A
Dự án 1 Dự án 2
Dự án 1 (5;3) (6;4)
Công ty B
Dự án 2 (4;2) (5;3)

A. (5;3)
B. (6;4)
C. (4;2)
D. (5;3)

44. Cho ma trận chi phí (đơn vị tính: triệu đồng) của hai công ty A và B khi sản xuất
các sản phẩm 1, 2 và 3 như sau. Tìm điểm cân bằng của ma trận

Công ty B
Sản phẩm 1 Sản phẩm 2
Sản phẩm 1 (7;8) (4;9)
Công ty A Sản phẩm 2 (8;6) (5;5)
Sản phẩm 3 (10;7) (6;9)
A. (7;8)
B. (4;9)
C. (8;6)
D. (5;5)
E. (10;7)
F. (6;9)

KINH TẾ VI MÔ - UEB 51
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

CHƯƠNG 7: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG


1. Nhân tố nào ảnh hưởng đến cung lao động

A. Giới hạn thời gian


B. Tiền lương
C. Áp lực kinh tế
D. Tất cả các yếu tố trên
2. Đường cung lao động cá nhân là một đường
A. Dốc lên từ trái qua phải
B. Thẳng đứng
C. Hình chữ U
D. Có xu hướng vòng ngược lại
3. Về cơ bản, cung lao động thể hiện sự đánh đổi giữa 2 yếu tố nào sau đây?
A. Làm việc và tiền lương
B. Làm việc và nghỉ ngơi
C. Tiền lương và năng suất
D. Tiền lương và công nghệ
4. Người lao động xác định thời lượng tối ưu dựa trên nguyên tắc
A. Chi phí cận biên của lao động bằng 0
B. Ích lợi của lao động bằng ích lợi của nghỉ ngơi
C. Ích lợi cận biên của lao động bằng chi phí cận biên của lao động
D. Ích lợi cận biên của lao động bằng ích lợi cận biên của nghỉ ngơi
5. Ảnh hưởng thay thế của mức tiền công tăng dẫn đến
A. Giảm lượng cung lao động
B. Tăng lượng cung lao động
C. Giảm nghỉ ngơi
D. Cả B và C đều đúng
6. Khi tiền công tăng lên, ảnh hưởng thu nhập sẽ làm cho người lao động
A. Đòi hỏi mức tiền công cao hơn nữa
B. Tăng giờ nghỉ ngơi và giảm giờ lao động
C. Tăng giờ lao động và giảm giờ nghỉ ngơi
D. Tăng cả giờ lao động và giờ nghỉ ngơi
7. Nếu công nhân nghỉ ngơi nhiều hơn khi chi phí cơ hội của việc nghỉ ngơi tăng lên
thì đường cung lao động sẽ
A. Dốc lên
B. Dốc xuống
KINH TẾ VI MÔ - UEB 52
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

C. Thẳng đứng
D. Nằm ngang
8. Đường sản phẩm doanh thu cận biên của lao động có đặc điểm
A. Trùng với đường cung lao động
B. Trùng với đường cầu lao động
C. Trùng với đường doanh thu cận biên của lao động
D. Không câu nào đúng
9. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ có sản phẩm doanh thu cận biên của lao động là
A. Sản phẩm hiện vật cận biên của lao động
B. Giá bán sản phẩm nhân với sản phẩm cận biên của lao đọng
C. Doanh thu cận biên nhân với sản phẩm bình quân của lao động
D. Không có câu nào đúng
10. Nếu hãng độc quyền trên thị trường hàng hóa, sản phẩm doanh thu cận biên của
hãng bằng
A. Giá hàng hóa nhân với chi phí cận biên
B. Giá hàng hóa nhân với doanh thu cận biên
C. Sản phẩm cận biên của lao động nhân với doanh thu cận biên
D. Sản phẩm bình quân của lao động nhân với doanh thu cận biên
11. Chi tiêu cận biên của lao động
A. Có dạng dốc lên từ trái sang phải
B. Luôn nằm trên đường cung lao động
C. Thể hiện mức tăng thêm của tổng chi phí khi doanh nghiệp thuê thêm 1 đơn vị lao
động
D. Tất cả đều đúng
12. Cầu lao động
A. Là cầu thứ phát
B. Luôn có dạng dốc xuống từ trái qua phải
C. Trùng với đường sản phẩm doanh thu cận biên của lao động
D. Tất cả đều đúng
13. Cầu lao động của hãng trong dài hạn
A. Dốc hơn trong ngắn hạn vì hãng không thể thay đổi cả số lượng tư bản sử dụng
B. Dốc hơn trong ngắn hạn vì hãng có thể thay đổi cả số lượng tư bản sử dụng
C. Thoải hơn trong ngắn hạn vì hãng không thể thay đổi cả số lượng tư bản sử dụng
D. Thoải hơn trong ngắn hạn vì hãng có thể thay đổi cả số lượng tư bản sử dụng
14. Đường cầu lao động của ngành

KINH TẾ VI MÔ - UEB 53
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

A. Là tổng chiều ngang các đường cung lao động của các hãng xét đến giá sản phẩm
có thể thay đổi
B. Là tổng chiều ngang các đường cầu lao động của các hãng xét đến giá sản phẩm có
thể thay đổi
C. Là tổng chiều dọc các đường cung lao động của các hãng xét đến giá sản phẩm có
thể thay đổi
D. Là tổng chiều dọc các đường cung lao động của các hãng xét đến giá sản phẩm có
thể thay đổi
15. Đối với một hãng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận, đường cầu về lao động sẽ dịch
chuyển do tác động của yếu tố
A. Mức tiền lương của lao động
B. Lượng cầu về lao động
C. Giá của hàng hóa mà hãng đang làm
D. Tất cả các yếu tố trên
16. Một hãng tối đa hóa lợi nhuận sẽ tiếp tục thuê thêm đầu vào biến đổi cho đến khi
A. Chi phí cận biên bằng sản phẩm cận biên
B. Chi phí cận biên bằng sản phẩm doanh thu bình quân
C. Chi phí cận biên bằng sản phẩm doanh thu cận biên
D. Chi phí yếu tố cận biên bằng sản phẩm doanh thu cận biên
17. Một hãng sẽ quyết định thuê mướn thêm lao động khi
A. w = MRPL
B. w thấp nhất
C. w < MRPL
D. Không câu nào đúng
18. Giả sử một hãng tối đa hóa lợi nhuân thuê lao động trong thị trường cạnh tranh. Nếu
sản phẩm doanh thu cận biên của lao động lớn hơn tiền lương, hãng sẽ
A. Tăng tiền lương
B. Giảm tiền lương
C. Thuê thêm lao động
D. Giảm bớt lao động

KINH TẾ VI MÔ - UEB 54
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

CHƯƠNG 8: THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG


1. Điều nào được các nhà kinh tế học gọi là thất bại thị trường:
A. Chất lượng hàng hóa thấp
B. Sự gia tăng của chi phí sinh hoạt
C. Thất nghiệp
D. Cung cấp hàng hóa và dịch vụ công

2. Điều nào được các nhà kinh tế học gọi là thất bại thị trường:

A. Chi phí sản xuất cao


B. Số vụ phá sản của doanh nghiệp ngày càng tăng
C. Sản xuất những hàng hóa và dịch vụ gây ra ngoại ứng
D. Sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong công việc

3. Điều nào được các nhà kinh tế học gọi là thất bại thị trường:

A. Các nhà đầu tư nước ngoài chiếm hết thị trường ô tô của Việt Nam
B. Mức thâm hụt ngân sách quá lớn hầu như không thể cắt giảm được
C. Sự hình thành những cartel hành động như nhà độc quyền
D. Tiền lương tối thiểu quá thấp

4. Việc sản xuất quá nhiều hàng hóa có ngoại ứng tiêu cực là ví dụ về:

A. Tái phân phối thu nhập


B. Quyền tối cao của người tiêu dùng
C. Quyền tối cao của người sản xuất
D. Thất bại thị trường

5. Hàng hóa cá nhân là những hàng hóa mà việc tiêu dùng chúng:

A. Không có tính cạnh tranh


B. Không có tính loại trừ
C. Bị điều tiết
D. Có tính cạnh tranh

6. Khi sự tiêu dùng có tính cạnh tranh và có tính loại trừ, thì sản phẩm là một:

A. Hàng hóa do nhà nước cung cấp

KINH TẾ VI MÔ - UEB 55
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

B. Hàng hóa công cộng


C. Hàng hóa hỗn hợp
D. Hàng hóa tư nhân

7. Khi sự tiêu dùng không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ, thì sản phẩm là
một:

A. Hàng hóa do nhà nước cung cấp


B. Hàng hóa tư nhân
C. Hàng hóa hỗn hợp
D. Hàng hóa công cộng

8. Hàng hóa công cộng là những hàng hóa mà:

A. Người không trả tiền có thể bị loại trừ khỏi sự tiêu dùng
B. Người không trả tiền không thể bị loại trừ khỏi sự tiêu dùng
C. Người tiêu dùng nhìn chung phải trả giá cao
D. Người tiêu dùng nhìn chung phải trả giá thấp

9. Sự tiêu dùng tự do (không phải trả tiền):

A. Có thể xảy ra nếu việc tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ có tính loại trừ
B. Có thể xảy ra nếu việc tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ không có tính loại trừ
C. Là một đặc trưng của hàng hóa tư nhân thuần túy
D. Có nguyên nhân là chính phủ cung cấp hàng hóa miễn phí

10. Một ví dụ về hàng hóa công cộng thuần túy là:

A. Quốc phòng
B. Chiếc ô tô Ford
C. Bộ bàn ghế
D. Máy tính cá nhân

11. Hàng hóa nào sau đây không có tính loại trừ trong tiêu dùng:

A. Xe buýt của thành phố


B. Cây cầu có thu phí
C. Ngọn hải đăng
D. Bảo tàng nghệ thuật

KINH TẾ VI MÔ - UEB 56
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

12. Đường cầu thị trường đối với hàng hóa cá nhân được xác định bằng cách:

A. Cộng các đường chi phí cận biên cá nhân theo chiều ngang
B. Cộng các đường chi phí cận biên cá nhân theo chiều dọc
C. Cộng các đường lợi ích cận biên cá nhân theo chiều ngang
D. Cộng các đường lợi ích cận biên cá nhân theo chiều dọc

13. Khi đường giao thông không bị tắc, nó giống như:

A. Hàng hóa cá nhân


B. Hàng hóa công cộng
C. Hàng hóa thay thế
D. Hàng hóa bổ sung

14. Quy mô tối ưu của hàng hóa công cộng xuất hiện khi:

A. Lợi ích ròng là lớn nhất


B. Lợi ích cận biên bằng chi phí cận biên
C. Chi phí cận biên lớn nhất
D. A và B

15. Chính phủ cung cấp hàng hóa công cộng thần túy như an ninh quốc phòng vì:

A. Chính phủ hiệu quả hơn tư nhân trong việc cung cấp hàng hóa đó
B. Vấn đề tiêu dùng tự do xuất hiện
C. Mọi người không đánh giá cao hàng hóa này
D. Ngành này có lợi nhuận lớn

16. Thị trường có xu hướng tạo ra một lượng hàng hóa công cộng:

A. Ít hơn mức tối ưu với xã hội


B. Bằng mức tối ưu với xã hội
C. Nhiều hơn mức tối ưu với xã hội
D. Bằng mức làm tối đa tổng lợi ích xã hội

17. Lượng hàng hóa công cộng do thị trường không bị điều tiết sản xuất ra có xu hướng:

A. Ít hơn mức sản lượng có hiệu quả


B. Bằng mức mức sản lượng có hiệu quả
C. Nhiều hơn mức sản lượng có hiệu quả
KINH TẾ VI MÔ - UEB 57
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

D. Là mức sản lượng tối đa hóa tổng lợi ích công cộng

18. Chi phí xã hội cận biên của việc cho phép thêm một người sử dụng hàng hóa công
cộng thuần túy là:

A. âm
B. bằng 0
C. dương
D. vô hạn

19. Các hãng tư nhân không thích cung cấp hàng hóa công cộng vì:

A. Hãng tư nhân hoạt động không hiệu quả


B. Đầu tư vào ngành công cộng đòi hỏi quá nhiều vốn
C. Vấn đề tiêu dùng tự do (không phải trả tiền)
D. Các hãng tư nhân nhìn chung định giá cao hơn nhà nước và bởi vậy mất khách hàng

20. Các ngoại ứng tích cực là:

A. Những lợi ích mà những người không trả tiền cho sản phẩm nhận được
B. Những chi phí đánh vào những người không trả tiền cho sản phẩm
C. Những lợi ích mà những người trả tiền cho sản phẩm nhận được
D. Những chi phí đánh vào những người trả tiền cho sản phẩm

21. Các ngoại ứng tiêu cực là:

A. Những lợi ích mà những người không trả tiền cho sản phẩm nhận được
B. Những chi phí đánh vào những người không trả tiền cho sản phẩm
C. Những lợi ích mà những người trả tiền cho sản phẩm nhận được
D. Những chi phí đánh vào những người trả tiền cho sản phẩm

22. Ngoại ứng là chi phí hoặc lợi ích phát sinh từ một giao dịch kinh tế, mà người gánh
chịu (hoặc được hưởng) là:

A. Người tiêu dùng nhưng không phải người sản xuất


B. Người sản xuất nhưng không phải người tiêu dùng
C. Người sử dụng không trả tiền
D. Không phải các điều trên

23. Các đợt tiềm phòng dịch để chống lại các bệnh lây lan tạo ra:
KINH TẾ VI MÔ - UEB 58
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

A. Ngoại ứng tiêu cực


B. Ngoại ứng tích cực
C. Thất bại thị trường
D. Cung cấp hàng hóa công cộng

24. Một ví dụ về hoạt động tạo ra ngoại ứng tích cực là:

A. Giáo dục và đào tạo


B. Nước thải đổ do một nhà máy đổ vào dòng sông
C. Lò gạch thải khói độc
D. Ăn một quả táo

25. Một ví dụ về hoạt động tạo ra ngoại ứng tiêu cực là:

A. Một nhà máy đổ chất thải ra sông nơi mà mọi người


B. đang đánh cá
C. Dịch vụ quốc phòng
D. Trồng hoa dọc theo đường quốc lộ
E. Uống một cốc nước cam

26. Việc sản xuất quá nhiều hàng hóa có ngoại ứng tiêu cực là ví dụ về:

A. Sự tự chủ của người sản xuất


B. Sự tự chủ của người tiêu dùng
C. Thất bại của chính phủ
D. Thất bại của thị trường

27. Việc sản xuất quá nhiều hàng hóa có ngoại ứng tiêu cực là ví dụ về:

A. Thất bại của thị trường


B. Thất bại của chính phủ
C. Sự tự chủ của người sản xuất
D. Sự tự chủ của người tiêu dùng

28. Chính phủ có thể giải quyết vấn đề ngoại ứng bằng cách:

A. Tổ chức một cuộc cấm vận sản phẩm có giới hạn


B. Đánh thuế vào ngoại ứng tích cực và trợ cấp cho ngoại ứng tiêu cực
C. Thực hiện bồi thường tổn thất

KINH TẾ VI MÔ - UEB 59
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN

Huế Nguyễn

D. Đánh thuế vào ngoại ứng tiêu cực và trợ cấp cho ngoại ứng tích cực

36. Độc quyền tự nhiên có đặc điểm là:

A. Có đường chi phí trung bình hình chữ U


B. Có đường chi phí cận biên hình chữ U
C. Có đường chi phí cận biên thấp hơn đường chi phí bình quân
D. Có đường chi phí biến đổi bình quân hình chữ U

37. Độc quyền tự nhiên thường có:

A. Chi phí cố định thấp và chi phí cận biên thấp


B. Chi phí cố định thấp và chi phí cận biên cao
C. Chi phí cố định cao và chi phí cận biên thấp
D. Chi phí cố định cao và chi phí cận biên cao

38. Chính phủ điều tiết độc quyền tự nhiên nhằm mục tiêu:

A. Tăng giá và sản lượng của nhà độc quyền


B. Giảm giá và sản lượng của nhà độc quyền
C. Tăng lợi nhuận cho nhà độc quyền
D. Giảm giá và tăng sản lượng của nhà độc quyền

39. Nhà độc quyền tự nhiên cũng có mục tiêu:

A. Tối đa hóa lợi nhuận


B. Tối đa hóa lợi ích ròng xã hội
C. Tối đa hóa doanh thu
D. Tối đa hóa chi phí sản xuất

KINH TẾ VI MÔ - UEB 60

You might also like