Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH LÍ LUẬN HAY

– Mối quan hệ văn học và đời sống, vai trò của văn học:
1. Tô Hoài cho rằng: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”.
2. Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả
nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn
học.
3. Nam Cao viết: Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh
trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm
than.
4. Nhà phê bình người Nga Bêlinxki viết: “ Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả
cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân
hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”
5. Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính con người cho con
người. Cái cốt lỗi của nghệ thuật là tính nhân bản. (Nguyên Ngọc)
6. Sêđrin đã từng nói: “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó
không thừa nhận cái chết”.

– Phong cách và cá tính sáng tạo của tác giả.

1. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo phong
cách mới lạ, thu hút người đọc.
2. Marcell Proust quan niệm: “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần
người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”.
Hay “Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần
một đôi mắt mới”.
3. Nhà văn không có phép thần thong để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này
trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng. (Hoài Thanh)
4. Nhà văn Nga Tuốc –ghê – nhép nói: Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng
nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng
của bất kì một người nào khác.
5. Nam Cao viết: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài
kiểu văn mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết
tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có.
6. “Văn học của cả dân tộc giống như một cây đàn và mỗi nhà văn giống như một sợi
dây. Trên cây đàn có những cung bậc riêng, âm điệu riêng nhưng chúng hợp lại tạo
nên một giai điệu chung”.
- Tình cảm của người nghệ sĩ
1. “Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê – khốp)

2. “Người nghệ sĩ không thể lạnh lùng khi sáng tạo. Khi viết, máu phải sôi lên” (Sô – lô
–khốp)
3. “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” (Nguyễn Du)
– Nội dung và hình thức của văn bản văn học.

“Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”

– Thơ và đặc trưng ngôn ngữ thơ, sức phản ánh của thơ.

1. Nhà phê bình văn học Belinsky cho rằng: Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó là nghệ
thuật.
2. Mỗi bài thơ hay là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có khả năng làm sống dậy trong
lòng người đọc những liên tưởng phong phú.
3. Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi ” ( Lưu Trọng Lư)
4. “Thơ là người thư ký trung thành của những trái tim” (Đuybray)
5. « Đối tượng của thơ không phải là mặt trời, núi non, phong cảnh, cũng không
phải là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài của con người, máu thịt, thần
kinh… Đối tượng của thơ là hứng thú và tinh thần » - Hegel
6. Thơ là cái nhụy của cuộc sống, thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã
thật đầy. (Tố Hữu)
7. Giống như ngọn lửa bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ những
tình cảm mạnh mẽ của con người. Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ
cười trong sáng hay những giọt nước mắt cay đắng. Raxun Gamzatop

8. Với thơ thì gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý
nghĩa. Gớt : Thơ là sự bùng cháy của trái tim.Bạch Cư Dị :

– Tác phẩm văn xuôi và những yếu tố như: tình huống truyện; không gian, thời gian
nghệ thuật; kết cấu; chi tiết, vai trò của chi tiết trong truyện ngắn…

1. “Tình huống chính là thứ nước rửa ảnh làm nổi hình, nổi sắc nhân vật, làm rõ tư
tưởng nhà văn” (Nguyễn Đăng Mạnh)
“Tình huống truyện là một khoảnh khắc chứa đựng cả 1 đời người, một đời nhân loại”
(Nguyễn Minh Châu)
2. Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ
tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ
vậy. (Nguyễn Đăng Mạnh)
3. “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng
lớn; là lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói
hết.” (Từ điển thuật ngữ Văn học)
4. Chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về
cảm xúc và tư tưởng. Sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở sự truyền cảm
thi góp phần quyết định tạo ra sức truyền cảm hấp dẫn lôi cuốn người đọc là nhờ chi
tiết.
5. Nghệ thuật miêu tả tâm lí là cách nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ
thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm
của mình.

Do đó, nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ. Người
nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc mêu tả tâm lí.

MỘT SỐ DẪN CHỨNG CHO ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


1. Về thành công
- Jack Ma – vị tỷ phú người Trung Quốc, sinh ra trong một gia đình nghèo khó thế
nhưng với tinh thần vượt khó, thời niên thiếu bất kể trời nắng mưa ông đều đạp xe đạp đi
hơn 40 phút đến khách sạn Hàng Châu để được giao tiếp với khách nước ngoài. Mặc dù
sự nghiệp gặp vô vàn khó khăn nhưng ông không từ bỏ. Tinh thần bền bỉ ấy đã giúp ông
trở thành vị tỷ phú thành đạt nhất hiện nay tại Trung Quốc.
- Bill Gates hiện đang là một trong những người giàu nhất thế giới, là ông chủ của
tập đoàn Microsoft, nổi tiếng với những thành tích đáng ngưỡng mộ thế nhưng ông là
người bỏ học Đại học để theo đuổi niềm đam mê của mình. Với tinh thần quyết tâm hơn
người ông đã có nên thành công của ngày hôm nay.
2. Nghị lực sống
- Kito Aya – cô bé người Nhật Bản mang trong mình căn bệnh thoái dây sống tiểu
não thế nhưng Aya luôn lạc quan, yêu đời. Với niềm khao khát được sống, trong quá
trình chiến đấu với căn bệnh quái ác của mình cô viết nhật ký hằng ngày, sau khi qua đời
cuốn nhật ký của Aya đã được xuất bản thành sách, nó đã lấy đi nước mắt của hàng triệu
độc giả. Cuốn sách ấy đã giúp nhiều người có thêm động lực để sống.
- Nick diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt qua trở
ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng
và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. Anh nổi tiếng với phương châm “Cuộc
sống không giới hạn”.

- Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt
với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. Cô đã lập nên quỹ “Ước mơ
của Thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước
nguyện cao đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời, hàng “Ngày hội Hoa hướng dương”,
viết tiếp ước mơ của Thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi
người, đặc biệt là giới trẻ.

- Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng: Với cơ thể chỉ khoảng 20 kg,
nhưng có sự thông minh và nghị lực sống phi thường, năm 2003, Công Hùng đã đứng ra
mở một trung tâm tin học dành cho người có hoàn cảnh như mình. Trung tâm của Công
Hùng đã giúp nhiều người khuyết tật tại Nghệ An xóa bỏ mặc cảm, mở ra cơ hội việc làm
và tương lai tươi sáng hơn cho họ. Năm 2006, anh được Trung ương Đoàn bầu chọn là 1
trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc, được gọi “Hiệp sĩ công nghệ thông tin.
- Niu- tơn nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra
thiếu tháng là một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh những trò chơi hiếu động của bạn bè.
Do đó ông đã tự tạo ra những trò chơi cho mình và trở thành người tài năng -> Những
thiếu thốn của bản thân không thể thắng nổi sức mạnh của nghị lực.
3. Trung thực và thiếu trung thực
- Chu Văn An là nhà nho, hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực vào cuối thời Trần.
Ông nổi tiếng trung thực và không hám danh lợi. Không vì học trò là quan to mà ông dựa
dẫm, trong mọi trường hợp ông đều thẳng thắn phê bình cái sai không kể đó là ai.
- Chàng trai Lê Doãn Ý (sinh viên trường Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng) đã nhặt
được 1,3 tỷ đồng và sau đó anh đã gửi trả lại người bị mất. Nhận được vô vàng lời khen
nhưng Ý vẫn khiêm tốn tâm sự: “Nhặt được tài sản thì trả lại người đánh mất chứ có chi
mô. Nhưng được nhiều người khen, em rất vui và lấy đó làm động lực để sống tốt hơn”
- Rất nhiều bạn học sinh trong giờ kiểm tra vì muốn điểm cao mà sử dụng tài liệu,
quay cóp.
4. Lòng nhân ái
- Có thể kể đến trận bão lũ vừa qua của miền Trung, khi người dân miền Trung
đang đối diện với tổn thất về tinh thần, vật chất rất lớn thì có không ít nhà hảo tâm đã
quyên góp vật tư và đồ ăn đến nơi lũ lụt. Không kể già trẻ hay gái trai mọi người đều
hướng về miền Trung thân yêu bằng nhiều chương trình từ thiện khác nhau.
- Tỷ phú Bill Gates không chỉ nổi tiếng thế giới với khối tài sản đồ sộ mà ông còn
được cả thế giới nể phục vì ông dành hết 95% số tài sản của mình để đi làm từ thiện giúp
đỡ những người dân nghèo trên thế giới.
5. Sự dũng cảm
Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 2, Nghệ An). Khi
đi ngang qua sông Lam thấy một nhóm học sinh đang chới với giữa dòng nước, không
một chút đắn đo em đã nhảy xuống để cứu người. Không may sau đó vì kiệt sức nên Nam
đã bị dòng nước cuốn đi.
6. Lòng khiêm tốn, tính kiêm nhường
Vị thiên tài vĩ đại Einstein đã từng nói : “Tôi chỉ là người bình thường như bao
người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người nổi
tiếng?”. Khi đứng trước vô số sự khen ngợi nhưng ông vẫn luôn khiêm tốn luôn xem
mình là người mình thường như bao người khác.
7. Tình yêu thương
Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong
tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Bác luôn lấy tình
yêu thương con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình: “Tôi có
một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta tự do, độc lập, dân ta ai cũng
có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
8. Dũng cảm theo đuổi ước mơ
Chàng ca sỹ Sơn Tùng MTP chính là một điển hình, mặc dù con đường sự nghiệp
của anh gặp rất nhiều khó khăn nhưng anh vẫn không từ bỏ đam mê ca hát. Bằng sự kiên
trì và tài năng của mình Sơn Tùng đã dần dần chinh phục được những khán giả khó tính
và là một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất ở Việt Nam hiện nay.
9. Lòng hiếu thảo
Câu chuyện về chàng Chử Đồng Tử nhà nghèo, sống cùng cha mà hai cha con chỉ
có một chiếc khố chia nhau dùng chung. Đến khi cha mất, trước khi đi ông có nói với
Chử Đồng Tử rằng: “Cha chết đi, con giữ lại cái khố mà che thân, cho thiên hạ khỏi chê
cười. Con cứ tang trần cho cha là được.” Ấy vậy nhưng chàng không nỡ tang trần cho cha
nên đã dùng chiếc khố duy nhất để an táng cha yên nghỉ, còn mình thì ở trần, tiếp tục
cuộc sống hàng ngày trước đây.
10. Chủ động trong cuộc sống
Thuở thiếu thời Picaso là một hoạ sĩ vô danh, nghèo túng ở Pa ris. Đến lúc chỉ còn
15 đồng bạc, ông quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo các cửa
hàng tranh và hỏi " Ở đây có bán tranh của Picaso không?". Chưa đầy một tháng tên rtuổi
của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông bán đước và nổi tiếng từ đó -> Nếu không
tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có cơ hội cả.

You might also like