Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 44

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Học phần: NVSP1 (D2022)

1. Cách thức thực hiện hình thức trò chơi trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông
Khái niệm trò chơi
- Trò chơi thiếu nhi là một hình thức vui chơi giải trí, dùng các kĩ thuật, các phương tiện
(cử chỉ, hành động, ngôn ngữ…) để biểu đạt một sự vật, hiện tượng, việc làm, hoạt
động… trong đời sống tự nhiên, xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí của
thiếu nhi, đồng thời thông qua đó để giáo dục các em một cách toàn diện.
- Phân loại:
 Trò chơi khởi động: Thường được tổ chức đầu giờ, diễn ra trong thời gian ngắn để
khuấy động không khí lớp học.
 Trò chơi khám phá kiến thức: Thường là phần chính. Nội dung liên quan tìm tòi các
kiến thức giáo dục của học sinh.
 Trò chơi chuyển tiếp: diễn ra giữa: Thường là trò chơi nhỏ, diễn ra giữa các hoạt
động tĩnh và động.
 Trò chơi vận động: Thường được tổ chức ở phần cuối, khi thực hiện các nhiệm vụ
của trò chơi, học sinh sử dụng các hoạt động như: nói, hát, trả lời, chạy, .....
- Lưu ý:
1. Phù hợp đối tượng chơi với mục đích, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
2. Chuẩn bị cơ sở vật chất an toàn, chu đáo và thu hút.
3. Giáo viên tạo điều kiện cho các em phát triển cả về tư duy và tính cách.
- Ví dụ: Dạy học Bài 3: nguồn gốc loài người , Chương II, Bộ Cánh Diều.
- Chuẩn bị phiếu bài tập có nội dung và chỗ trống ( mỗi em học sinh 1 tờ)
- Các bước tiến hành:
B1: Giới thiệu trò chơi: Điền vào chỗ trống.
B2: Hướng dẫn học sinh xem một video về nguồn gốc loài người đã chuẩn bị sau đó
quan sát và điền những từ khóa còn thiếu vào chỗ trống.
B3: Luật chơi: Cả lớp được xem video hai lần, sau hai lần sẽ không được ghi thêm thông
tin gì.
B4: Chiếu video lần 1.
B5: Chiếu video lần 2/
B6: Cho 1 số em học sinh đọc từ điền vào chỗ trống, sau đó chiếu đáp án .
- Kết thúc: Tổng kết lại kiến thức bài học về nguồn gốc của loài người.

Cách thức thực hiện trò chơi


- Chuẩn bị: Sân chơi, đạo cụ.
- Các bước tiến hành:
+ Giới thiệu tên, chủ đề, ý nghĩa trò chơi.
+ Hướng dẫn cách chơi.
+ Hướng dẫn luật chơi.
+ Chơi thử.
+ Chơi thật.
+ Nhận xét.
- Kết thúc: Thu dọn đạo cụ chơi.

2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của ban chỉ huy Đội


Vị trí của ban chỉ huy Đội
-Ban chỉ huy đội là cơ quan điều hành công việc của đơn vị đến từng đội viên. Đây là cơ
quan tự quản của đội.
Vai trò của ban chỉ huy Đội
- Là người cộng tác đắc lực của giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu trong việc giảng
dạy, giáo dục và quản lý học sinh.
-Ví dụ:
+Ban chỉ huy liên đội có chức năng tham mưu cho Lãnh đạo trường, Tổng Phụ Trách
Đội, Ban chấp hành Chi đoàn về công tác Đội và phong trào thiếu nhi của nhà trường
+ Hỗ trợ chỉ đạo, hướng dẫn Ban chỉ huy các chi đội tổ chức thực hiện các hoạt động
Đội và phong trào thiếu nhi trong nhà trường.
+Gương mẫu thực hiện và vận động các đội viên trong liên đội thực hiện tốt các phong
trào thi đua, các cuộc vận động do nhà trường, liên đội phát động.
+Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan do Tổng phụ trách phân công.
Nhiệm vụ của ban chỉ huy Đội
+ Thay mặt tập thể đội điều hành, quản lý công việc của đơn vị theo nghị quyết của đại
hội đội, dưới sự hướng dẫn của phụ trách đội.
+ Tổ chức, lãnh đạo toàn bộ công tác GDCT, tư tưởng, đạo đức của đơn vị.
+ Đại diện và tôn trọng lợi ích, quyền làm chủ của đội viên về các mặt: học tập, lao
động, vui chơi, rèn luyện sức khỏe.
+ Lập kế hoạch hoạt động đội theo tháng, học kì và cả năm học.
+ Tổ chức các hoạt động đội theo kế hoạch.
+ Báo cáo định kì về toàn bộ công tác của đơn vị theo quy định lên cấp trên và Đoàn
TN.
Kết luận sự phạm
-Ban chỉ huy Đội là người công tác đắc lực của ban giám hiệu nói chung và người giáo
viên nói riêng, chính vì thế việc lựa chọn bầu ra, rèn giũa và đào tạo ban chỉ huy Đội là
một việc rất cần thiết. Người giáo viên phải là người hướng dẫn.
- Giáo viên, tổng phụ trách phải biết phân công nhiệm vụ cụ thể cho Liên đội trưởng,
Liên đội phó và các uỷ viên Ban chỉ huy liên đội; chỉ đạo các mối quan hệ trong hoạt
động của liên đội.
-Phối kết hợp và tranh thủ sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà
trường để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi.

Câu 3: Cách thức sử dụng video phim ngắn trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông
Khái niệm sử dụng video - phim ngắn trong giáo dục phổ thông:
 Sử dụng video - phim ngắn là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm truyền đạt nội
dung giáo dục trong một đoạn video - phim ngắn, giúp người học đặt mình vào các
tình huống cụ thể để phát hiện, giải quyết đưa ra ý nghĩa của các nội dung giáo dục
Đặc điểm của sử dụng video - phim ngắn:
 Hình ảnh động hóa kiến thức: Video và phim ngắn có thể giúp hình dung và minh họa
các khái niệm phức tạp một cách trực quan. Thay vì chỉ dựa vào sách giáo trình và lời
giảng truyền thống, học sinh có thể xem những hình ảnh động, hình ảnh thực tế
hoặc đồ họa trực quan để hiểu rõ hơn về các khái niệm và quá trình học tập trở nên
sinh động hơn.
 Sự tương tác và tham gia: Video và phim ngắn có thể kích thích sự tương tác và tham
gia của học sinh. Bằng cách sử dụng các video tương tác hoặc phim ngắn có nội dung
hấp dẫn, học sinh có thể tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, đặt câu
hỏi, thảo luận và thể hiện quan điểm của mình.
 Khuyến khích tư duy sáng tạo: Video và phim ngắn có thể khuyến khích học sinh phát
triển tư duy sáng tạo và khả năng diễn đạt. Họ có thể tham gia vào quá trình sản xuất
video hoặc phim ngắn bằng cách viết kịch bản, diễn xuất, quay phim và chỉnh sửa.
Điều này giúp họ phát triển kỹ năng giao tiếp, xây dựng câu chuyện và sáng tạo nội
dung.
 Truyền tải thông điệp và giá trị: Video và phim ngắn có thể truyền tải thông điệp và
giá trị giáo dục một cách hiệu quả. Nhờ vào yếu tố trực quan, âm thanh và câu
chuyện hấp dẫn, video và phim ngắn có thể gợi cảm xúc, tạo ấn tượng sâu sắc và
giúp học sinh hiểu và ghi nhớ thông tin một cách tốt hơn.
 Học tập linh hoạt và sáng tạo: Sử dụng video và phim ngắn cho phép học sinh học
tập một cách linh hoạt và sáng tạo. Họ có thể xem lại video nhiều lần, tùy chỉnh tốc
độ xem, tìm hiểu thêm thông tin từ các nguồn phụ, hoặc thậm chí tạo ra nội dung
video của riêng mình để chia sẻ và truyền đạt kiến thức cho người khác.
Vai trò của sử dụng video - phim ngắn:
 Video, phim ngắn là một cách dạy toàn diện:
 Việc sử dụng giọng nói, văn bản và hình ảnh cùng nhau cho phép người
hướng dẫn đi đến điểm mấu chốt của vấn đề nhanh hơn so với cách giảng
dạy truyền thống.
 Tạo điều kiện cho nội dung và cuộc đối thoại nhiều hơn trong một khoảng
thời gian ngắn hơn, giúp thu hút sự chú ý của học sinh một cách thành công.

 Thu hút sự chú ý của học sinh:


 Học sinh ngày nay dễ bị kích thích về thị giác do liên kết với công nghệ. Với sự
trợ giúp của kích thích thị giác, học sinh tham gia nhiều hơn vào khái niệm
được dạy cho họ. Nó cũng để lại dấu ấn rõ nét hơn trong trí nhớ của học sinh,
do đó làm cho hướng dẫn dựa trên video trở nên lý tưởng để lưu giữ thông
tin trong số họ.

 Công nghệ số ngày càng phát triển:


 Học sinh ngày nay ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với công nghệ số. Vì
vậy, giáo dục sử dụng phim trong lớp học cũng đang trở nên phổ biến.
 Học sinh sẽ trở nên tự tin hơn và thông thạo hơn nếu được đào tạo về cả hai
khía cạnh này so với nếu chúng tuân theo quy trình giáo dục trường học
truyền thống.

 Khả năng tiếp cận nhanh:


 Các video cũng có tính di động, mang lại cho cả người hướng dẫn và sinh viên
nhiều tự do trong phạm vi truy cập video. Các trường học cần phải thích ứng
với những chiến thuật này trong bối cảnh hiện tại của việc học từ xa

Cách thực hiện hình thức sử dụng video phim ngắn:


a, Chuẩn bị:
Lựa chọn đoạn video - phim ngắn , máy chiếu,...
Ví dụ: Video - phim ngắn có nội dung bạo lực học đường nhằm giáo dục các em học sinh về
thái độ ứng xử với bạn bè và thái độ ứng xử khi là người bị bạo lực học đường.
b, Tiến hành thực hiện:
 Đặt một số câu hỏi thảo luận hoặc liệt kê các ý cần tập trung để học sinh chú ý có
mục đích.
Em hiểu thế nào là bạo lực học đường?
Theo em thì nguyên nhân gì dẫn đến bạo lực học đường?
Em nghĩ ai là người thực hiện hành vi bạo lực học đường đó?
Theo em bạo lực học đường thường xảy ra ở đâu?
Theo em, có những kiểu bạo lực học đường nào?
 Chiếu video - phim ngắn.
 Chia học sinh thành nhóm hoặc cá nhân để trả lời câu hỏi và tóm tắt những nội dung
cơ bản trong video - phim ngắn đã được xem.
 Trình bày kết quả cá nhân/ nhóm trước lớp
 Chốt lại nội dung kiến thức đã học
Kết luận sư phạm:
 Việc sử dụng video, phim ngắn hỗ trợ trong dạy học cũng như giáo dục ở trường
phổ thông . Là một công cụ có giá trị để giúp học sinh ghi nhớ kiến thức nhanh hơn .
 Video có vai trò quan trọng trong dạy học do có sự kết hợp giữa âm thanh, hình ảnh,
nội dung.
 Sử dụng video, phim ngắn có nhiều ưu điểm nhất trong các phương tiện dạy học thể
giúp học sinh kết nối cá nhân với sách giáo khoa, phát triển các quan điểm và câu
hỏi, tham gia vào tư duy sáng tạo.
 Việc sử dụng video sẽ giải quyết được những bài học khó và trừu tượng, đòi hỏi giáo
viên phải biết cách áp dụng trong những bài học có những kiến thức dài và cần nắm
được ý chính logic chặt chẽ. Vì vậy việc sử dụng video, phim ngắn sẽ giải quyết tốt
những vấn đề trên.
Câu 4: ý nghĩa họp đội và các hình thức sinh hoạt đội
Khái niệm
 Họp là một trong những sinh hoạt không thể thiếu để duy trì và phát triển đơn vị
(đội, chi đoàn…)
 Họp đội là một hình thức sinh hoạt đội, nhằm thông báo hoặc thảo luận những vấn
đề có liên quan đến tập thể đội viên, là nơi phát huy mạnh mẽ trí tuệ tập thể của đội
viên đối với công việc của đội
Ý nghĩa của họp Đội
 Tổ chức họp Đội nghiêm túc có ý nghĩa:
 Nâng cao nhận thức của đội viên về chính trị - xã hội.
 Xây dựng quan điểm tập thể và phát huy sáng kiến của đội viên, thiếu niên.
 Phát triển trong trẻ em tình bạn, tình đồng đội, tình cảm thắm thiết giữa con
người với con người.
 Nâng cao ý thức đội viên, thúc đẩy hoạt động công tác đội, góp phần xây
dựng đội vững mạnh.
 Hình thành cho các em thói quen xử lí các mối quan hệ giữa cá nhân với tập
thể, giữa tập trung và dân chủ, giữa tổ chức và kỉ luật.
 Họp đội là một quá trình sư phạm, có tính mục đích, tính giáo dục rõ rệt. Đòi hỏi
người phát triển đội phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo để tổ chức buổi họp Đội đạt
hiệu quả
Các hình thức sinh hoạt đội
- Sinh hoạt thường kì của Đội: Là các cuộc họp theo lịch định kì, nhằm bàn bạc, triển khai
các hoạt động Đội và giáo dục đội viên theo nghị quyết của liên đội, chi đội đề ra.
- Đại hội Đội: Đại hội các cấp của Đội tiến hành vào đầu năm học, để tổng kết công tác đội
năm học trước, rút kinh nghiệm, xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động năm học mới
và bầu ra Ban chỉ huy đội.
- Họp các ban chuyên môn của Đội: Là cuộc họp một số các đội viên có khả năng, năng
khiếu để bàn về một lĩnh vực chuyên môn cụ thể và xây dựng kế hoạch tổ chức một mặt
hoạt động nào đó như: hoạc tập, lao động,, văn hoá văn nghệ, khoa học kĩ thuật, thể thao,
du lịch, cắm trại...
- Họp chỉ huy đội: 57 Ban chỉ huy liên đội, chi đội là bộ máy tự quản của đội, là cơ quan
điều hành các hoạt động đội ở đơn vị. Ban chấp hành đội họp thường xuyên định kì hàng
tháng và họp các cuộc họp bất thường khi cần triển khai một hoạt động đội đột xuất.
Trong cuộc họp, Ban chấp hành Đội thảo luận, quyết định các chủ trương, biện pháp thực
hiện nghị quyết của Đội.
- Họp bất thường của đội: Là cuộc họp không dự kiến trước theo lịch sinh hoạt. Các cuộc
họp này nhằm triển khai các công việc đột xuất
Kết luận sư phạm
 Giúp cho đội viên nâng cao nhận thức về chính trị - xã hội
 Xây dựng quan điểm tập thể và phát huy sáng kiến của đội viên, thiếu niên
 Phát triển trong trẻ em tình bạn, tình đồng đội, tình cảm thắm thiết giữa con người
với con người
 Nâng cao ý thức đội viên, thúc đẩy hoạt động công tác đội, góp phần xây dựng đội
vững mạnh
 Hình thành cho các em thói quen xử lí các mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa
tập trung và dân chủ, giữa tổ chức và kỉ luật
Câu 5. Cách thức thực hiện hình thức sân khấu tương tác trong hoạt động giáo dục ở
trường phổ thông

Khái niệm hình thức sân khấu tương tác


- Sân khấu tương tác (đóng vai) là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt
động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại
được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ,
thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay
sự tham gia của khán giả.

- Ví dụ:
Với chủ đề giáo dục cho học sinh về “Bảo vệ môi trường”, tuyên truyền chiến dịch
“Ngày chủ nhật xanh”, sân khấu khai thác sự đối lập giữa những người muốn và không
muốn bảo vệ môi trường sống, xây dựng những nhân vật đại diện cho hai phía (bên tả -
bên hữu) để tranh luận , thuyết phục lẫn nhau ….

Với chuyên đề giáo dục cho học sinh về “Phòng chống ma túy”, sân khấu khai thác tác
hại của ma túy và hệ lụy của nó tới xã hội, và đưa ra các thông điệp gửi tới mọi người,
nhằm hướng mọi người tới cái nhìn khách quan, và cùng nhau chung tay phòng chống
ma túy ….
Mục đích:
Nhằm tăng cường và thúc đẩy để học sinh đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình
huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống, tạo cơ hội cho học sinh
rèn luyện những kĩ năng như: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ
năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và
khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống.

Cách thực hiện hình thức sân khấu tương tác


+ Trước khi tiến hành tổ chức hoạt động cần lên kế hoạch thực hiện, vạch ra mục đích,
chủ đề của hoạt động.
Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên và quan trọng trong quy trình tổ chức sân khâu
tương tác , giúp Gv và học sinh xác định những công việc mình sẽ thực hiện và cách
thức tốt nhất để đạt được các mục tiêu đề ra
+ Xây dựng kịch bản chi tiết thành từng cảnh.
+ Phân vai diễn.
+ Tiến hành tập luyện.
+ Tổng duyệt.
+ Trình diễn.
+ Tổng kết, rút kinh nghiệm.

Kết luận sư phạm


Hình thức sân khấu tương tác (đóng vai) có vai trò quan trọng trong việc phát huy tính
tích cực và phát triển năng lực của HS. Những giờ học như vậy sẽ khơi gợi hứng thú cho
HS và với những kiến thức rút ra từ việc giải quyết tình huống sẽ là những hành trang
bổ ích để các em vận dụng trong cuộc sống sau này. Tùy theo thời gian, nhà giáo dục có
thể tổ chức sân khấu tương tác (đóng vai) trong giờ sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp
chủ nhiệm, trong loại hình hoạt động thường xuyên theo chủ đề giáo dục….Và nhà giáo
dục cần quan tâm đầu tư chuẩn bị, thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, có sự kết
hợp một cách linh hoạt và hợp lý với các phương pháp dạy học khác trong từng kiến
thức và từng bài cụ thể thì sẽ tạo ra sự hứng thú, phát huy được tính tích cực của người
học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Câu 6: Hệ thống tổ chức Đội TNTP HCM trong nhà trường


I. Sơ lược về Đội TNTP
HCM
 Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi ngắn gọn là Đội) là một tổ chức dành
cho thiếu niên nhi đồng hoạt động tại Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ
tịch Hồ Chí Minh sáng lập 15/5/1941 ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà huyện Hà Quảng ,
tỉnh Cao Bằng và được Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách.
 Mục tiêu
 “Đội TNTP Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục
tiêu phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, rèn luyện cho đội
viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và
bổn phận theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em, Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em”.
 Mục tiêu của hoạt động Đội luôn bám sát mục tiêu giáo dục và đào tạo con
nguời mới xã hội chủ nghĩa của Đảng. Mục tiêu hoạt động của Đội thống nhất
với mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông.
 Tính lí tưởng thể hiện cô đọng ở khẩu hiệu của Đội: “Vì Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa! Vì lý tưởng Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!”.
-Nhiệm vụ
 Tập hợp thiếu niên , nhi đồng tạo điều kiện cho thiếu nhi phát triển mọi khả năng
sáng kiến trong các hoạt động xã hội, học tập , lao động và vui chơi bổ ích . Phổ biến
tuyên truyền điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh và nghi thức của Đội để tăng thêm hiểu
biết về tổ chức và các quyền lợi khi đứng trong hàng ngũ của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
 Xây dựng đội vững mạnh , giúp đỡ đội viên phấn đấu trở thành Đoàn viên Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh .Phụ trách sao nhi đồng, giúp đỡ nhi đồng phấn đấu
thành đội viên TNTP Hồ Chí Minh
 Đoàn kết hữu nghị , tích cực tham gia vào các hoạt động tiến bộ của phong trào thiếu
nhi quốc tế như : chống chiến tranh, đòi hòa bình, giao lưu học tập, ca múa , thể
thao,...
II.Hệ thống tổ chức Đội TNTP HCM trong trường học:
a. Liên đội TNTP
- Liên đội TNTP trong trường phổ thông là một lực lượng giáo dục quan trọng, cùng nhà
trường GD, rèn luyện thiếu niện, nhi đồng theo mục tiêu GD của Đảng.
- Điều lệ đội qui định, mỗi trường tiểu học hoặc THCS có từ 2 chi đội trở lên được thành lập
một liên đội TNTP.
- Liên đội tập hợp, đoàn kết toàn thể đội viên, thiếu niên, nhi đồng trong nhà trường thực
hiện các hoạt động do Đội tổ chức.
- Liên đội được thành lập theo quyết định của Hội đồng đội cùng cấp, hoặc Ban chấp hành
Đoàn cùng cấp.
- Đại hội liên đội tiến hành một năm một lần.
- Ban chỉ huy liên đội do đại hội liên đội bầu ra, chịu trách nhiệm hướng dẫn, lãnh đạo, điều
khiển hoạt động của liên đội và của các chi đội.
- Mỗi liên đội có một Tổng phụ trách và các phụ trách chi đội để giúp BCH liên đội hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Liên đội có các nhiệm vụ chủ yếu :
 Đề ra chương trình hành động cho toàn liên đội. Thi hành chủ trương , nghị quyết
của cấp bộ Đoàn và Hội đồng đội.
 Chủ trì phát động , sơ kết, tổng kết thi đua. Trực tiếp tổ chức các hoạt động lớn của
toàn liên đội như: phát động chủ đề, hội trại, hội thi , Đại hội cháu ngoan Bác Hồ,...
 Động viên theo dõi, chỉ đạo công tác của chi đội. Đánh giá xếp loại chi đội. Xét khen
thưởng chi đội và đội viên .
 Thành lập chi đội mới , tổ chức lễ trưởng thành cho các chi đội và đội viên lớn tuổi
 Chỉ đạo các chi đội về công tác nhi đồng , phối hợp công tác với các liên đội bạn.
b. Chi đội TNTP
Chi đội là đơn vị trực tiếp tổ chức mọi hoạt động cụ thể của tổ chức đội đến từng đội viên,
thiếu niên. Chi đội là tế bào của tổ chức Đội TNTPHCM.
- Chi đội hoạt động theo kế hoạch, nghị quyết của liên đội, ngoài ra chi đội còn tự xây dựng
kế hoạch riêng biệt dựa trên đặc thù riêng của chi đội mà chọn các loại hình hoạt động và tổ
chức các hình thức giáo dục sát với mục tiêu giáo dục của đội.
- Nhiệm vụ của Chi Đội:
 Xây dựng chương trình hành động và tổ chức các hoạt động của Đội trong năm học,
kì học, tháng, tuần , hoạt động đột xuất
 Đi sát , quan tâm giúp đỡ đội viên hoàn thành nhiệm vụ được gia . Bình xét cháu
ngoan Bác Hồ cấp chi đội
 Kết nạp đội viên, bồi dưỡng đội viên lớn tuổi, nhận xét đánh giá giới thiệu đội viên
đủ tiêu chuẩn kết nạp Đoàn .
 Làm tốt công tác nhi đồng , bồi dưỡng đội ngũ sao nhi đồng
 Tổ chức đại hội chi đội , bầu ban chỉ huy , cử đại biểu đi dự đại hội liên đội
 Giám sát hoạt động của các phân đội trong chi đội
c. Phân đội TNTP
- Phân đội TNTP là một tập thể hạt nhân của tổ chức đội. Trong trường học, phân đội
thường gắn với một tổ học sinh.
- Mỗi phân đội có một phân đội trưởng và một phân đội phó do tập thể phân đội bầu ra,
được sự đồng ý của ban chỉ huy chi đội.
- Sự lớn mạnh của phân đội là điều kiện cần và đủ để chi đội lớn mạnh.

KẾT LUẬN SƯ PHẠM


 Lứa tuổi thiếu niên – nhi đồng từ 6 – 14 tuổi có nhiều biến đổi về thể chất –
tâm sinh lý. Vì vậy khi tổ chức các hoạt động và giao nhiệm vụ thì phải tính
đến đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân của đối tượng giáo dục sao cho phù
hợp.
 Yêu cầu:
+ Dựa vào đặc điểm lứa tuổi. Đội TNTP HCM đã thống nhất chia ra thành 3 loại:
~ Thiếu niên nhỏ tuổi: 9 – 10 tuổi
~ Thiếu niên tuổi vừa: 11 – 12 tuổi
~ Thiếu niên lớn tuổi: 13 – 14 – 15 tuổi
+ Sự phân chia như trên chính là thực hiện nguyên tắc tính đến đặc điểm lứa tuổi đội viên.
Trên cơ sở đó, nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động Đội được xây dựng sao cho
phù hợp với từng lứa tuổi.
+ Đặc điểm cá nhân đội viên không chỉ là cá tính, giới tính, cơ thể…mà bao gồm cả hoàn
cảnh và môi trường sống.
+ Để thực hiện nguyên tắc này, người phụ trách Đội phải có những tri thức về tâm lí học,
giáo dục học và có phương pháp sư phạm khéo léo, sâu sát đến từng đội viên. Cũng cần
quan tâm đến việc thực hiện “Chương trình rèn luyện đội viên”, “Chương trình hoạt
động Đội hàng năm”, “Chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp” Trên cơ sở đó biết lựa
chọn nội dung,hình thức, phương pháp hoạt động phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính và
phù hợp với từng bậc học, cấp học.
CÂU 7: Một số lưu ý khi tổ chức hình thức hội thi, cuộc thi trong hoạt động giáo dục ở
trường phổ thông

KN: Hình thức hội thi, cuộc thi là một hình thức hoạt động nhằm giúp cá nhân hoặc tập thể
thể hiện khả năng của mình, khẳng định những thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng
rèn luyện phấn đấu trong học tập và trong các hoạt động tập thể; thông qua đó nâng cao
đời sống tinh thần, góp phần vào việc bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách cho học sinh

VD:
Tên cuộc thi: "Cuộc thi Chạy Marathon Sài Gòn”
Mục tiêu: Khích lệ và tạo điều kiện cho người dân tham gia vào hoạt động chạy marathon để
nâng cao sức khỏe và tinh thần thể thao

Thể lệ:
1. Cuộc thi diễn ra vào ngày 15 tháng 10 hàng năm.
2. Có hai hạng mục chạy: nửa marathon (21km) và marathon đầy đủ (42km).
3. Người tham gia phải đăng ký trước và nộp phí tham gia để nhận bộ kit thi đấu, bao
gồm áo thun, số bib và các vật phẩm khác.
4. Cuộc thi bắt đầu từ một điểm xuất phát chung và đi qua các con đường quan trọng
của thành phố Sài Gòn.
5. Ban tổ chức sẽ cung cấp các trạm cung cấp nước và dinh dưỡng trên đường để đảm
bảo sự an toàn và hỗ trợ cho người chơi.

Đánh giá:
1. Thành tích của mỗi người chơi được ghi lại bằng thời gian hoàn thành cuộc thi.
2. Ban tổ chức sẽ công bố kết quả theo thứ hạng và thời gian hoàn thành của từng
hạng mục.
3. Có thể có giải thưởng cho những người chơi đạt thành tích cao nhất và các giải
thưởng khác tùy thuộc vào từng hạng mục.

Lợi ích:
1. Khuyến khích mọi người rèn luyện sức khỏe, tăng cường thể chất và bền bỉ.
2. Tạo ra một sự kiện thể thao quan trọng và thu hút sự quan tâm của cộng đồng địa
phương và du khách.
3. Góp phần quảng bá hình ảnh của thành phố Sài Gòn với phong cách sống lành mạnh
và năng động.

Một số lưu ý khi tổ chức hình thức hội thi, cuộc thi
- Cần phổ biến, triển khai mục đích, yêu cầu, nội dung, số lượng tiết mục, chủ đề cho tất cả
các cá nhân, tập thể tham gia để họ có kế hoạch tập luyện và phải tổng duyệt toàn bộ
chương trình trước khi tiến hành tổ chức chính thức.
- Ban giám khảo cần tiến hành chấm một cách công khai và thông báo bằng các thẻ điểm.
- Thư ký cần ghi chép tổng hợp thật nhanh kết quả.
- Dẫn chương trình cần chuẩn bị 1 số câu hỏi dành cho khán giả để tạo hứng khởi trong hội
thi/cuộc thi (nên có phần quà để tặng thưởng những người trả lời đúng).
Câu 8: Quy trình thực hiện lễ kết nạp đội viên
 Yêu cầu, thủ tục kết nạp đội viên
Căn cứ vào Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh để tiến hành kết nạp một thiếu niên vào đội, cần
phải thực hiện các thủ tục sau:
+ Điều tra, lập danh sách các em trong độ tuổi (từ 9 đến 14 tuổi) không phân biệt tôn giáo,
thành phần xuất thân, dân tộc, thành phần kinh tế...
+ Hướng dẫn giúp đỡ các em tìm hiểu lịch sử, nghi thức của Đội TNTP Hồ Chí Minh, học và
làm theo năm điều Bác Hồ dạy.
+ Trên cơ sở tự nguyện của thiếu niên, phụ trách đội hướng dẫn các em viết đơn xin ra
nhập đội.
+ Tổ chức hội nghị chi đội xét kết nạp đội viên mới (phải được quá 50% đội viên biểu quyết
đồng ý)
+ Tiến hành tổ chức lễ kết nạp đội viên trọng thể, gây được ấn tượng sâu sắc cho các em.
 Công tác chuẩn bị
+ Thời gian: Chọn các ngày lễ lớn như: 3/2; 26/3; 19/5; 20/11....
+ Địa điểm kết nạp: Phòng Đội, phòng truyền thống, nơi có di tích lịch sử, nơi danh lam
thắng cảnh đẹp... có tác dung giáo dục thiếu nhi.
+ Cơ sở vật chất: Chi đội tiến hành tổ chức lễ kết nạp đội viên. Có cờ Đội, cờ Tổ quốc, ảnh
Bác Hồ, hoa, dòng chữ “Lễ kết nạp đội viên”, khăn đỏ, trống....
+ Thành phần: Toàn thể chi đội, phụ trách chi đội, đại diện ban chỉ huy liên đội, thiếu niên
được kết nạp, Ban Giám hiệu, cha mẹ các em được kết nạp.
🡪 Như vậy, chúng ta cần lưu ý việc trang trí lễ kết nạp đội viên không cần phải có dòng chữ
Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, không cần phải có dòng chữ tên liên đội, không cần
phải có dòng chữ năm học…
Việc sử dụng Huy hiệu Đội trên thiết kế trang trí cần được đặt ở vị trí trang trọng trên dòng
chữ LỄ KẾT NẠP ĐỘI VIÊN, không đặt ở vị trí bên dưới.
 Diễn biến lễ kết nạp đội viên
+ Một em trong ban chỉ huy chi đội điều khiển lễ chào cờ, tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu,
công bố danh sách thiếu niên được kết nạp (đọc đến tên em nào, em đó lên đứng trước đơn
vị).
+ Đại diện Ban chỉ huy liên đội lên đọc quyết định kết nạp đội viên. - Mời một em đại diện
cho đội viên mới lên đọc lời hứa: “Em tên là.........đại diện cho.......bạn được kết nạp vào đội
hôm nay xin hứa:
 Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy
 Tuân theo Điều lệ Đội TNTP HCM
 Giữ gìn danh dự Đội TNTP HCM
+ Toàn thể đội viên mới đồng thanh hô “ Xin hứa” (toàn chi đội đứng nghiêm).
+ Phụ trách đội trao khăn quàng đỏ lên vai đội viên mới. Chi đội hát bài khăn quàng đỏ
+ Phụ trách căn dặn: “Từ nay các em đã là đội viên TNTP, anh (chị) và các bạn mong các em
học tập, rèn luyện để xứng đáng là người đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ”
+ Đội viên mới đồng thanh đáp “Sẵn sàng” và tự thắt khăn.
+ Tất cả đội viên mới đứng nghiêm chào cờ, rồi quay lại chào các bạn.
+ Chi đội trưởng phân công đội viên mới về các phân đội. đại diện các phân đội lên tặng hoa
và đón đội viên mới về đơn vị.
+ Văn nghệ chào mừng
--> Như vậy, chúng ta cần lưu ý phụ trách không thắt khăn quàng đỏ cho các em mà chỉ đặt
khăn lên vai và căn dặn các em. Các em sẽ tự tay thắt khăn quàng đỏ của mình để khẳng
định mình đã chính thức trở thành đội viên và đã thuộc và thực hiện đúng các yêu cầu đối
với đội viên.
+ Chi đội trưởng phân công đội viên mới về phân đội. Toàn chi đội hát tập thể bài hát “Mơ
ước ngày mai” (Trần Đức). Lễ kết nạp kết thúc.
Kết luận sư phạm:
+ Buổi Lễ kết nạp Đội đã diễn ra thật trang trọng, ý nghĩa trong niềm vui hân hoan và
phấn khởi của các em đội viên mới. Đây cũng là hoạt động mang ý nghĩa giáo dục truyền
thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, thể hiện niềm kính yêu Bác Hồ của các em học
sinh.
+ Được đứng trong hàng ngũ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là vinh dự, niềm tự
hào đối với các em. Vì từ hôm nay, các em được mang trên vai chiếc khăn đỏ thắm màu
cờ Tổ Quốc. Màu khăn đỏ như nhắc nhở các em phải phấn đấu vươn lên không ngừng
để trở thành Đội viên tốt, xứng đáng là con ngoan trò giỏi – cháu ngoan Bác Hồ. Giây
phút thiêng liêng này sẽ là kỷ niệm đẹp của tuổi học trò của các em.

9. Cách thức thực hiện hình thức tham quan, dã ngoại trong hoạt động giáo dục ở trường
phổ thông
● Khái niệm hình thức tham quan, dã ngoại
- Tham quan, dã ngoại là một hoạt động giáo dục nhằm tổ chức cho các em đi
theo tìm hiểu, tiếp xúc với một thắng cảnh, một di tích lịch sử, văn hóa, một công trình,
một nhà máy… hoặc một địa danh nổi tiếng của đất nước ở xa nơi các em đang sống và
học tập; thông qua đó giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục
truyền thống cho học sinh.
- Ví dụ: Tổ chức hoạt động tham quan, dã ngoại tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
nhằm bồi dưỡng kiến lịch sử và năng lực làm việc nhóm
Bài Làm
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THAM QUAN:
Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế, tham quan di tích Hoàng thành Thăng Long
cho học sinh lớp 9
● Căn cứ Công văn số 4026/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 01/9/2017 của Bộ GD&ĐT về việc
tăng cường giáo dục KNS cho học sinh;
● Căn cứ Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GD&ĐT) Quy định về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống (KNS) và hoạt động giáo
dục ngoài giờ chính khóa (GDNGCK);
● Căn cứ Kế hoạch Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống và hoạt động
giáo dục ngoài giờ chính khóa năm học 2023-2024 của trường THCS Lam Điền đã được
Sở GDĐT phê duyệt;
● Căn cứ Kế hoạch năm học 2023-2024 của trường THCS Lam Điền; ● Thực hiện
chương trình hoạt động công tác Đoàn và phong trào TN năm học 2023-2024 của Đoàn
trường THCS Lam Điền và lập thành tích chào mừng 87 năm ngày thành lập Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh 26/3; Đoàn
trường THCS Lam Điền tổ chức cho đoàn viên, thanh niên lớp 9 đi trải nghiệm
thực tế, tham quan các di tích lịch sử với kế hoạch như sau:
I. Mục Đích, Yêu Cầu
1. Mục Đích
a) Góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức; hình thành
thói quen, ý thức tốt nhằm hoàn thiện nhân cách học sinh. Nâng cao hiểu biết về giá trị
truyền thống của dân tộc;
b) Tạo điều kiện để học sinh giao lưu, học hỏi, tiếp thu giá trị văn hóa, nâng cao đời sống
tinh thần, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Bồi dưỡng thái độ tự giác tích
cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.;
c) Đưa học sinh đến tham quan các di tích lịch sử để học sinh có kiến thức thực tế về địa
phương, qua đó giáo dục lòng yêu quê hương đất nước; Xây dựng khối đoàn kết trong lớp,
tăng cường sự giao lưu giữa các học sinh trong trường.
2. Yêu Cầu
- Hoạt động trải nghiệm thực tế, tham quan di tích lịch sử để gây hứng thú cho học sinh
nhằm mang lại hiệu quả cao trên tinh thần giáo dục tốt kỹ năng sống và giá trị sống cho học
sinh.
- Tổ chức đảm bảo an toàn, có ý nghĩa, có tính giáo dục cao; Đảm bảo lộ trình và thời gian
đi theo dự kiến.
- Học sinh tham gia tự nguyện (có đơn) và được sự đồng ý của cha mẹ học sinh (cho ý kiến
cuối đơn của học sinh);
- Được sự đồng ý của giáo viên chủ nhiệm lớp và hội trưởng cha mẹ học sinh.
- Học sinh sau 1 tuần tham gia cần hoàn thành bài thu hoạch với nội dung:Hoàng thành
Thăng Long có giá trị nổi bật trên ba phương diện, đó là: Chiều dài lịch sử suốt 13 thế kỷ;
Tính liên tục của di sản với tư cách là trung tâm quyền lực; Tầng di tích di vật đa dạng,
phong phú. Qua tham quan Hoàng thành Thăng Long, em hãy nêu những cảm nhận của
em về một trong ba đặc điểm ấy. (Viết không quá 30 câu).
II. Địa Điểm - Thời Gian - Kinh Phí
1. Địa điểm tham quan: Hoàng thành Thăng Long - 19C Hoàng Diệu, Điện Biên, Ba
Đình, Hà Nội
2. Thời gian: Ngày 24 tháng 03 năm 2023 - Xuất phát ở trường THCS Lam Điền lúc 6h15. -
Nghỉ ăn trưa tại Hoàng Thành Thăng Long lúc 10h. - Dự kiến kết thúc chuyến tham quan về
đến trường THPT Hồng Lĩnh lúc 12 h
3.Thành phần: - Hs khối 9 ( khối 6,7,8 nếu có nguyện vọng thì đăng kí riêng).
- BGH, BCH Đoàn trường, Đội xung kích, GVCN các lớp khối 9 và đại diện hội cha mẹ học
sinh các lớp khối 9.
4. Kinh phí:
- Kinh phí thuê phương tiện đi lại và ăn uống của học sinh: Do học sinh đóng góp và các
lớp tự xin tài trợ. Quản lý kinh phí và chuẩn bị các điều kiện đảm bảo do Hội cha mẹ học
sinh lớp thực hiện.
- Kinh phí liên hệ các địa điểm, đi tiền trạm, bồi dưỡng hướng dẫn viên: Đoàn trường
thực hiện (kinh phí các lớp đóng góp quỹ hoạt động trải nghiệm sáng tạo).
III. Tổ chức thực hiện:
1. Giáo viên chủ nhiệm thông báo kế hoạch cho học sinh và hướng dẫn học sinh viết đơn
đăng ký đi tham quan. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thực
hiện: (Chuẩn bị của giáo viên chủ nhiệm)
- Nhận đơn của học sinh trước 10/03/2023. - Tổ chức thuê phương tiện trước
20/03/2023.
- Tổ chức kế hoạch hậu cần 20/03/2023.
2. Đoàn trường:
- Tổ chức họp cán sự các lớp để nắm bắt nguyện vọng của học sinh trước
20/03/2023.
- Tổ chức liên hệ các địa điểm tham quan (Trước 15/03/2023).
- Tham mưu cho Hiệu trưởng về kế hoạch, Ban tổ chức và chỉ đạo.
- Tổ chức các lớp tham quan an toàn và có ý nghĩa giáo dục cao.
3. Nhà trường:
- Phối hợp với đoàn trường, hội cha mẹ học sinh để tổ chức thực hiện.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, văn phòng thực hiện.
- Ra quyết định về Ban tổ chức đưa học sinh tham quan.
● Cách thực hiện hình thức tham quan, dã ngoại
- Xây dựng kế hoạch tham quan du lịch.
- Công việc chuẩn bị của giáo viên:
+ Đầu tư cho nội dung lập kế hoạch hoạt động.
+ Cử người đi tiền trạm liên hệ nơi ăn, ở, sinh hoạt cùng toàn bộ nội dung của cuộc tham
quan.
+ Chuẩn bị đồ dùng cá nhân và những phương tiện, điều kiện cho tập thể lên đường,
sinh hoạt tập thể, ăn uống, ngủ nghỉ…
+ Thông báo cho hội cha mẹ học sinh để có sự phối hợp ủng hộ và giúp đỡ.
- Công tác chuẩn bị của học sinh:
+ Chuẩn bị chu đáo các điều kiện thuộc yêu cầu cá nhân.
+ Chuẩn bị của tập thể: lều, trại, túi thuốc cứu thương…
+ Thông báo kế hoạch hoạt động cho phụ huynh.
- Tổ chức hoạt động tham quan, du lịch:
+ Phổ biến nội quy đi đường và phát lệnh hành quân.
+ Cho học sinh xếp hàng theo thứ tự nghe giới thiệu của hướng dẫn viên.
+ Sau khi hoàn thành toàn bộ chương trình và nội dung của cuộc tham quan, dã ngoại có
thể kết thúc hoạt động đúng dự kiến.
- Sau cuộc tham quan nên bố trí thời gian để các em viết thu hoạch.
10. Các nội dung tìm hiểu đặc điểm cá nhân học sinh và tập thể học sinh trong công
tác chủ nhiệm lớp
● Nội dung tìm hiểu đặc điểm cá nhân học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp
- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu để nắm được những đặc điểm thể chất, sinh lý của
từng cá nhân học sinh như chiều cao, cân năng, tình trạng sức khỏe, các bệnh mãn tính,
khuyết tật... để có những biện pháp tác động phù hợp như bố trí
chỗ ngồi hợp lý, phân công công việc phù hợp, tạo sự thông cảm, giúp đỡ bạn có khó
khăn về thể lực...
- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu để nắm được những đặc điểm về tâm lý, tính cách học
sinh. Mỗi học sinh trong lớp chủ nhiệm sẽ có thái độ, tình cảm khác nhau, đặc điểm tính
cách riêng biệt, có năng khiếu, sở trường nhu cầu, hứng thú đa dạng và phong phú. Vì vậy
mỗi học sinh sẽ có mức độ đáp ứng trước các tác động giáo dục là khác nhau. Nắm được
những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân học sinh sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm có sự nhạy
cảm trong chọn lựa biện pháp giáo dục học sinh, tạo nên mối liên hệ tình cảm thầy trò đặc
biệt hơn so với các giáo viên bộ môn khác.
- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu mức độ nhận thức, khả năng tư duy của mỗi học sinh,
nắm được quá trình học tập và kết quả học tập của học sinh trong từng giai đoạn để động
viên, nhắc nhở kịp thời hoặc phối hợp với giáo viên bộ môn và phụ huynh để giúp đỡ các
em trong học tập.
- Giáo viên chủ nhiệm cần nắm được hoàn cảnh gia đình mỗi học sinh, về điều kiện kinh tế,
trình độ văn hóa, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, quan điểm của cha mẹ trong giáo dục
con cái... Hiểu được điều kiện sống của mỗi học sinh giúp giáo viên chủ nhiệm xác định được
những thuận lợi, khó khăn tác động đến học sinh để tư vấn, phối hợp với cha mẹ trong quản
lý và giáo dục con em mình.
● Nội dung tìm hiểu đặc điểm tập thể học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp
- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu để nắm được những số liệu hành chính cơ bản về lớp
chủ nhiệm bao gồm sĩ số, tỷ lệ nam, nữ, số lượng học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, kết quả
học tập và rèn luyện trong những giai đoạn trước.
- Tìm hiểu về bầu không khí tâm lý của tập thể như tinh thần đoàn kết, hợp tác giúp đỡ
của học sinh trong lớp, dư luận tập thể có tích cực, lành mạnh hay không, có tồn tại các
mâu thuẫn hay không. Giáo viên chủ nhiệm cần đặc biệt chú ý đến các mối quan hệ trong
tập thể, các tổ, nhóm chính thức và cả không chính thức.
- Tìm hiểu để nắm được mức độ tích cực tham gia các hoạt động phong trào của nhà
trường, hiểu được những điều kiện thuận lợi và khó khăn của lớp hay nắm được nhu cầu,
nguyện vọng chung của tập thể để định hướng hoạt động giáo dục học sinh.
- Tìm hiểu để nắm được khả năng quản lý và tổ chức hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp, khả
năng tự quản của tập thể
● Kết luận sư phạm
+ Cần xác định mục đích, động cơ và các phương thức hoạt động hướng tới các mục tiêu
giáo dục cụ thể sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm lứa tuổi phù hợp
với nhu cầu nguyện vọng và hứng thú của học sinh.
+ Cần động viên ,khuyến khích hướng dẫn , kiểm tra, đôn đốc thường xuyên kịp thời, uốn
nắn, sửa chữa những thiếu sót, điều chỉnh mỗi quan hệ và giao lưu trong quá trình
hoạt động của học sinh.
+ Người giáo viên phải là tấm gương cho học sinh noi theo + Tổ chức các dạng hoạt
động phong phú, đa dạng phù hợp với lứa tuổi để hình thành và giáo dục tính cách học
sinh
Câu 11: Cách thực hiện hình thức hội thi, cuộc thi trong hoạt động giáo dục ở trường phổ
thông
❖ Khái niệm hình thức hội thi, cuộc thi
Hội thi, cuộc thi là một hình thức hoạt động nhằm giúp cá nhân hoặc tập thể
thể hiện khả năng của mình, khẳng định những thành tích, kết quả của quá
trình tu dưỡng rèn luyện phấn đấu trong học tập và trong các hoạt động tập
thể; thông qua đó nâng cao đời sống tinh thần, góp phần vào việc bồi dưỡng
hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
❖ Ví dụ: “Tổ chức hội thi Olympic môn Toán tại trường THPT X”
Bước 1: Lập kế hoạch và thể lệ cuộc thi
Kế hoạch tổ chức cần thể hiện được các nội dung cơ bản sau:
● Mục đích - yêu cầu: Nêu rõ mục đích cơ bản và yêu cầu chính của Olympic môn
học đó là nhằm nâng cao chất lượng học tập và nghiên cứu các môn học trong
nhà trường; tạo ra phong trào thi đua học tập các môn học một cách rộng khắp
và sâu rộng trong sinh viên.
● Thời gian, địa điểm: Chọn thời gian tổ chức phù hợp, nên gắn với các ngày lễ, ngày
kỷ niệm lớn của đất nước, hoặc các ngày liên quan đến hoạt động Đoàn trường (ví
dụ: Chào mừng Đại hội Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, chào mừng ngày
thành lập trường...) hoặc gắn với các sự kiện liên quan đến môn thi Olympic.
● Nội dung, biện pháp: Những nội dung đưa ra trong cuộc thi phải là những nội dung
phù hợp và được sinh viên quan tâm. Muốn vậy phải tìm hiểu tư tưởng của sinh
viên, những vấn đề mà sinh viên đang tranh luận, đang muốn giải quyết Olympic
môn học được tổ chức dưới nhiều hình thức, như: Thi viết, thi các câu hỏi trắc
nghiệm, thi sân khấu hoá... được thể hiện qua từng sinh viên hoặc các đội, nhóm
sinh viên.
● Tổ chức thực hiện: Cần phải phân công trách nhiệm từng bộ phận để triển khai thực
hiện theo tiến độ và thời gian cụ thể báo cáo về Ban Tổ chức cuộc thi, giao cho 1
bộ phận làm thường trực Ban Tổ chức cuộc thi
Thể lệ cuộc thi: Thông thường thể lệ cuộc thi thể hiện theo Điều, Khoản, Điểm nhằm
quy định và cụ thể hoá các nội dung trong kế hoạch cuộc thi nhằm đưa ra những
hướng dẫn và quy định cụ thể và mang tính bắt buộc về nội dung cuộc thi. Trong thể
lệ nhất thiết phải nêu được một số vấn đề như:
Đối tượng tham gia, quy mô, chủ đề cuộc thi, hình thức thi, thời gian, địa điểm
diễn ra, giải thưởng, những quy định về khiếu nại (nếu có)...
Bước 2: Công tác chuẩn bị:
1. Triển khai kế hoạch đến các cơ sở Hội và các đơn vị liên quan. Có hai hình
thức triển khai chính:
Trực tiếp: Triệu tập thành phần liên quan họp triển khai kế hoạch.
Gián tiếp: Triển khai bằng văn bản gửi xuống các chi hội, Liên chi hội. (Kết hợp
có thể thông báo kế hoạch trên bảng tin trường hoặc qua đội phát thanh).
2. Chuẩn bị về nhân sự:
Thành lập Ban Tổ chức cuộc thi Olympic: Để phân công tổ chức và điều hành
cuộc thi, gồm có Trưởng ban Tổ chức, Phó Trưởng ban và các thành viên là đại
diện các phòng ban trong trường (cần lưu ý tính đại diện). Ngoài ra cần thành
lập tiểu ban hỗ trợ cuộc thi về một số nội dung (ví dụ Tiểu ban hậu cần, Tiểu
ban Lễ tân…)
Thành lập Hội đồng Giám khảo, Hội đồng cố vấn: Giúp Ban Tổ chức về mặt
chuyên môn, chấm và chọn ra bài thi hoặc những đội dự thi xuất sắc. Hội đồng
Giám khảo bao gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và thành viên hội đồng. Ban
giám khảo không nhất thiết chỉ là ở trường, có thể mở rộng thêm đối tượng
tham gia Ban Giám khảo từ các nhà chuyên môn có uy tín tại các trường khác,
các Viện Nghiên cứu hoặc các cơ quan thuộc ngành giáo dục...
3. Chuẩn bị về nội dung.
Đây là khâu quan trọng, tiểu ban Nội dung hoặc các thành viên được phân công
phụ trách mảng nội dung phải tham mưu chuẩn bị nội dung câu hỏi, đáp án,
gợi ý trả lời, tài liệu tham khảo hoặc giới hạn, những phạm vi đề tài trên cơ sở
khoa học đảm bảo được một yêu cầu:
● Những kiến thức cơ bản về các môn học.
● Những hiểu biết về các lĩnh vực của môn học.
● Những hiểu biết về sự nghiệp và cuộc đời của các nhà sáng lập, phát minh nổi
tiếng liên quan đến môn học.
● Sự ứng dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua các tình huống cụ thể. 4. Chuẩn
bị về điều kiện, cơ sở vật chất
Tiểu ban Hậu cần hoặc các thành viên được phân phụ trách phải tham mưu
chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho cuộc thi Olympic, lập dự trù kinh phí chi tiết
cho toàn bộ cuộc thi (kinh phí có thể từ nguồn ngân sách hoặc vận động tài
trợ), lên phương án chuẩn bị đảm bảo về địa điểm, chỗ ăn nghỉ cho Ban Tổ
chức, trang trí, âm thanh, ánh sáng, hoa, nước uống, giải thưởng...
Bước 3: Tiến hành, tổ chức cuộc thi:
Chương trình khai mạc:
+ Ổn định trật tự
+ Nghi lễ chào chào cờ
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Đọc quyết định thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo.
+ Phát biểu của đại diện sinh viên.
+ Dẫn chương trình điều hành hội thi/cuộc thi theo chương trình của Ban tổ chức.
+ Phần thi.
Tùy từng trường và từng môn học mà có thể diễn ra các hình thức thi khác nhau
như. Thi viết, thi các câu hỏi trắc nghiệm, thi sân khấu hoá.
(Nếu là hình thức thi dạng sân khấu hoá thì trong quá trình diễn ra cần sắp xếp một số
tiết mục văn nghệ do sinh viên biểu diễn).
Chương trình bế mạc:
+ Văn nghệ(nếu có).
+ Công bố kết quả hội thi/cuộc thi.
+ Mời các đại biểu/thầy cô giáo lên trao quà lưu niệm, giải thưởng… + Trưởng
Ban tổ chức công bố bế mạc hội thi/cuộc thi.
Bước 4: Tổng kết rút kinh nghiệm sau hội thi/cuộc thi.
- Phát biểu đánh giá chất lượng chuyên môn của Hội đồng Giám khảo. - Phát biểu
đánh giá tổng kết của Trưởng Ban Tổ chức hội thi. ● Điều hành hoạt động: Trong
quá trình tổ chức cuộc thi Olympic, các
thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và các tiểu ban chuẩn bị luôn phải có
sự phối hợp nhịp nhàng, gắn kết với nhau thông qua sự điều hành của Trưởng
ban Tổ chức.
Câu 12: Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp:
1. Người giáo viên chủ nhiệm lớp:
- Giáo viên chủ nhiệm là thành viên của tập thể sư phạm trong nhà trường, là người
thay mặt hiệu trưởng, hội đồng sư phạm và phụ huynh để quản lý và chịu trách
nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách. Đồng thời tổ
chức triển khai thực hiện những chủ trương, kế hoạch của nhà trường đến lớp chủ
nhiệm.
- Đối với học sinh và tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm là nhà giáo dục, là người cố vấn,
hướng dẫn, lãnh đạo và kiểm tra toàn diện các hoạt động và các mối quan hệ ứng
xử thuộc phạm vi lớp mình dựa trên đội ngũ tự quản và tính tự giác, tích cực của
mọi học sinh.
- Đối với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, Giáo viên chủ nhiệm là cầu
nối, chịu trách nhiệm phối hợp nhằm tổ chức tốt các hoạt động giáo dục học sinh.
2. Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp có thể được tóm tắt như sau:

a) Vai trò lãnh đạo, quản lý:

● Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm lớp cần lập kế hoạch công
tác chủ nhiệm để đảm bảo các hoạt động giáo dục được thực hiện đầy đủ, đúng
tiến độ và đạt hiệu quả cao.
Ví dụ, giáo viên chủ nhiệm có thể lập kế hoạch cho các hoạt động ngoại khóa,
sinh hoạt lớp, hội thảo, thi đua, văn nghệ, v.v.
● Tổ chức thực hiện: Sau khi lập kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức thực
hiện các hoạt động giáo dục theo đúng kế hoạch đã đề ra.
● Chỉ đạo: Giáo viên chủ nhiệm cần chỉ đạo các hoạt động giáo dục được thực hiện
đúng cách và đạt hiệu quả cao.
● Kiểm tra: Giáo viên chủ nhiệm cần kiểm tra kết quả các hoạt động giáo dục để đánh
giá hiệu quả và đưa ra các biện pháp cải tiến.
Ví dụ: Giáo viên chủ nhiệm lớp 10A lập kế hoạch cho hoạt động sinh hoạt lớp bao
gồm các hoạt động ngoại khóa, thi đua học tập, hội thảo về tình hình dịch bệnh,
v.v. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm tổ chức thực hiện
các hoạt động này và kiểm tra kết quả để đánh giá hiệu quả và đưa ra các
biện pháp cải tiến.
b) Vai trò nhà giáo dục:
-Người giáo viên chủ nhiệm phải đóng vai trò chủ đạo, phối hợp với các lực lượng khác tổ
chức các hoạt động giáo dục cho học sinh. Lúc này đối tượng giáo dục trực tiếp của giáo viên
chủ nhiệm chính là tập thể học sinh lớp chủ nhiệm và từng cá nhân học sinh. Giáo viên chủ
nhiệm với tư cách là hướng dẫn, tổ chức phải đóng vai trò như một cố vấn trên các mặt: định
hướng, phân công, triển khai, điều chỉnh và đánh giá nhằm phát huy hết hiệu quả của các
hoạt động giáo dục được tổ chức cho học sinh.
-Người giáo viên chủ nhiệm phải đặt mình vào vị trí của học sinh để nhìn nhận, đánh giá vấn
đề qua lăng kính của các em để đưa ra những gợi ý, tham vấn để các em tự giải quyết vấn đề
bằng nội lực của mình.
-Người giáo viên chủ nhiệm luôn bên cạnh và hỗ trợ, giúp đỡ các em khi cần thiết nhưng
chú ý không can thiệp quá sâu để đảm bảo quyền tự do của học sinh
Ví dụ: Một học sinh trong lớp có vấn đề về học tập và cần sự hỗ trợ của giáo viên
chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm có thể tư vấn và hỗ trợ học sinh đó, nhưng cũng
cần chú ý không can thiệp quá sâu vào cuộc sống cá nhân của học sinh để đảm
bảo quyền tự do của học sinh.
c) Vai trò phối hợp các lực lượng giáo dục và các nguồn lực giáo dục:
● Đầu mối nối kết tập thể học sinh với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà
trường.
Ví dụ, giáo viên chủ nhiệm đã phối hợp với trường đại học để tổ chức buổi
tham quan và tìm hiểu ngành học cho học sinh.
● Tạo điều kiện, nâng cao ý thức trách nhiệm, phối hợp tác động với Hội cha mẹ học
sinh và các tổ chức xã hội khác để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra.
Ví dụ, giáo viên chủ nhiệm đã phối hợp với Hội cha mẹ học sinh để tổ chức buổi
gặp mặt giữa phụ huynh và giáo viên để trao đổi về tình hình học tập của học
sinh.
3. Kết luận sư phạm:
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người đứng đầu, quản lý lớp mình được phân công. Giáo viên
chủ nhiệm cũng giữ vai trò lãnh đạo, quản lý, là nhà giáo dục. GVCN cũng là người phối
hợp các lực lượng và các nguồn lực giáo dục. Mỗi giáo viên ai cũng muốn học sinh của
mình chăm ngoan, học giỏi, phát triển toàn diện để sau này trở thành người có ích cho
xã hội. Cần uốn nắn, chăm chút cẩn thận, chỉ bảo, nêu gương nhiều hơn là khiển trách
để giúp học sinh tự tin vào bản thân, phát triển và học giỏi hơn và rèn luyện đạo đức tốt.
13. Một số lưu ý khi tổ chức hình thức tham quan, dã ngoại trong hoạt động giáo dục ở
trường phổ thông
Khái niệm hình thức tham quan, dã ngoại
- Tham quan, dã ngoại là một hoạt động giáo dục nhằm tổ chức cho các em đi theo tìm
hiểu, tiếp xúc với một thắng cảnh, một di tích lịch sử, văn hóa, một công trình, một nhà
máy… hoặc một địa danh nổi tiếng của đất nước ở xa nơi các em đang sống và học tập;
thông qua đó giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền
thống cho học sinh.
Một số lưu ý khi tổ chức hình thức tham quan, dã ngoại
- Người tổ chức (GV) phải biết cách kiềm chế, quản lý chặt chẽ để không xảy ra những
sự việc đáng tiếc như thất lạc, làm hỏng vỡ các hiện vật, làm ảnh hưởng đến uy tín của
đoàn và các đoàn tham quan khác.
- Nếu số lượng các em tham gia quá đông nên chia thành các nhóm nhỏ và cử người
quản lý.
- Đảm bảo an toàn sức khỏe cho các em trong ăn uống, sinh hoạt ngoài trời, dự kiến các
tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
- Kết thức hoạt động đúng thời gian dự kiến, tránh kéo dài hoặc thay đổi tùy tiện
chương trình làm ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn bộ hoạt động.
- Sau cuộc tham quan nên bố trí thời gian để các em viết thu hoạch.
Kết luận sư phạm :
- GV đã bước đầu có những nhận thức về tổ chức HĐTN trong DHLS
- GV đều nhận thức được sự cần thiết phải tổ chức các HĐTN cho HS trong DHLS ở các
trường THPT, bởi nó rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS và góp phần quan trọng trong việc
giáo dục LS, vào đổi mới PPDH. HS đặc biệt hứng thú khi được tham gia các hoạt động học
tập mang tính trải nghiệm, được thực hành, thực tế.
- những hiểu biết của GV về các hình thức và biện pháp tổ chức HĐTN cho HS trong DHLS ở
trường THPT còn hạn chế. Phần đông GV cho rằng cứ đưa HS ra ngoài trường là đi học trải
nghiệm. Đặc biệt, GV rất lúng túng, khó khăn trong việc xác định các hình thức tổ chức và
tìm ra các biện pháp phù hợp.
14. Phương pháp lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
Khái niệm lập kế hoạch
Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt
được các mục tiêu đó. Lập kế hoạch nhằm mục đích xác định mục tiêu cần phải đạt
được là cái gì và phương tiện để đạt được các mục tiêu đó như thế nào. Lập kế hoạch
còn phải xác định được những điều kiện và nguồn lực cần thiết để thực hiện thành
công kế hoạch. Lập kế hoạch chủ nhiệm còn thể hiện sự cụ thể hóa các quan điểm,
đường lối giáo dục của Đảng, nhiệm vụ năm học của mỗi nhà trường và mục tiêu của
tập thể lớp.
Phương pháp lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
- Bước 1: Thiết lập mục tiêu chung cần đạt được, thời gian cần hoàn thành, các yêu cầu
công việc. Đây là bước đầu tiên và mang tính chất quyết định đến sự thành công hay
thất bại của bản kế hoạch. Việc đề ra mục tiêu chung sẽ giúp giáo viên có được cái nhìn
tổng quát nhất cho hoạt động, về số lượng cũng như trình tự thời gian thực hiện các
công việc.
- Bước 2: Xây dựng hệ thống các công việc cần làm. Ở bước này, mỗi giáo viên cần liệt
kê được tất cả các nội dung phục vụ các mục tiêu vừa thiết lập.
- Bước 3: Vạch ra ra cột mốc cần đạt được để hoàn thành mục tiêu vừa thiết lập. Các
cột mốc này giúp giáo viên định hướng được những công việc cần tập trung làm ngay
và chưa khẩn cấp để có nhưng ưu tiên nhất định cho mỗi loại công việc (có thể sắp xếp
thứ tự ưu tiên cho các loại công việc để dễ hình dung).
- Bước 4: Thiết lập các mục tiêu tương ứng cho mỗi hoạt động. Mục tiêu này có thể là
về thời gian, về kết quả mong muốn đạt được. Cần lưu ý rằng, để mục tiêu là phù hợp,
cần phải bám sát với mong muốn và khả năng của chính bản thân mỗi giáo viên. Nếu
đặt mục tiêu quá cao, không mang tính thực tiễn và lạc quan thái quá sẽ gây khó khăn
trong hoàn thành hoạt động hoặc gây giảm ý chí thực hiện các công việc khác.
- Bước 5: Xác định những điều kiện, phương tiện, nguồn lực cần thiết để tổ chức hoạt
động. Trong bước này, giáo viên cũng có thể vạch ra các phương án dự phòng nếu
những điều kiện, phương tiện nguồn lực sẵn có khó đáp ứng yêu cầu của hoạt động để
đảm bảo việc thực hiện hoạt động thuận lợi
Kết luận sư phạm :
- Công tác CN có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh.
- Không chỉ nêu cao tấm gương sáng về mọi mặt mà còn không ngừng nâng cao trình
độ tổ chức, quản lý, giáo dục của mình
- Đảm bảo cho kế hoạch công tác được thực hiện với kết quả cao nhất, góp phần tích
cực vào việc hoàn thành mục tiêu

THỰC HÀNH
1. Thiết kế 01 tiết dạy Giáo dục giá trị sống cho học sinh phổ thông
Giáo án giá trị sống: Đoàn kết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của sự đoàn kết
2. Kỹ năng
- Chủ động rèn luyện, hình thành sự đoàn kết
- Biết đoàn kết với bạn bè, gia đình và xã hội.
3. Thái độ
- Hình thành thái độ quý trọng sự đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ người khác
- Có thái độ phê phán với những hành vi thiếu đoàn kết.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Phiếu bài tập
- Loa, powerpoint
III. Tiến trình dạy học
- Ổn định tổ chức: 1 phút
 Tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu:
+ Tạo không khí thoải mái, khơi gợi sự hứng thú của học sinh vào bài học.
+ Khơi gợi những kiến thức có sẵn về sự đoàn kết của học sinh.
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt

 Giáo viên chuẩn bị một học sinh lắng nghe bài hát Khuấy động không khí
video bài hát thể hiện sự lớp học, tăng sự
đoàn kết của tập thể lớp : hứng thú cho học
“Lớp chúng mình” và đặt sinh
câu hỏi:
 Bài hát trên đã thể hiện học sinh trả lời câu hỏi
giá trị sống nào ?
 Sau khi học sinh trả lời ,
giáo viên đưa ra kết quả
đúng học sinh cùng hát bài
 Giáo viên cho lớp cùng hát
đồng thanh hát bài hát để
tăng không khí trong buổi
học về sự hào hứng học
tập

Hoạt động 2: Đoàn kết là gì? Biểu hiện của đoàn kết? ( xem video- trả lời câu hỏi)
- Mục tiêu
+ Học sinh hiểu và nêu ra được khái niệm đoàn kết
+ Học sinh biết và kể ra, trình bày về những biểu hiện của sự đoàn kết
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt

 Giáo viên chuẩn bị một Học sinh chú ý xem video Học sinh có nhận
đoạn video thể hiện giá trị thức đúng đắn
sống đoàn kết và các câu về giá trị sống
hỏi có liên quan đến nội đoàn kết và làm
dung có trong video : #3 thế nào để một
SỰ ĐOÀN KẾT CỦA tập thể luôn giữ
NHỮNG SẮC MÀU | Bài vững sự đoàn
học làm người | Hoạt hình kết
nuôi dưỡng tâm hồn trẻ |
VTV7
 Kết thúc video , giáo viên
đặt câu hỏi : Trả lời các câu hỏi mà giáo viên
 Trong video trên , những đặt ra
sắc màu trong câu chuyện
của Hồng Hà và An đã
tranh cãi nhau vì điều gì ?
 Những sắc màu đã cùng
nhau làm gì để có thể
vượt qua được cơn mưa ?
Điều đó thể hiện sức
mạnh gì?
 Liệt kê các hành động thể
hiện sự đoàn kết của các
bạn học sinh trong lớp
học?
 Sau khi xem đoạn video
trên , các em hiểu thế nào
về giá trị đoàn kết
 Trong lớp chúng ta đã có
những câu chuyện , hành
động nào thể hiện sự
đoàn kết ?
 Kết thúc phần hỏi đáp ,
giáo đưa ra kết quả , dẫn
dắt vào bài học và nêu Lắng nghe phần kiến thức mà
khái niệm , biểu hiện của giáo viên truyền tải về khái
đoàn kết. niệm và biểu hiện của sự
đoàn kết
Hoạt động 3: Ý nghĩa của đoàn kết ( Tìm hiểu câu chuyện về sự ko đoàn kết- phiếu bài
tập (gồm câu chuyện và câu hỏi))
- Mục tiêu
+ Học sinh hiểu được lợi ích của sự đoàn kết
+ Mở rộng: học sinh hình thành tư duy phản biện- những tác hại của việc không đoàn
kết
- Cách tiến hành
Hoạt động Hoạt động Nội dung cần đạt
của giáo viên của học sinh

 PHIẾU BÀI TẬP.docx HS đọc câu chuyện và Đoàn kết là một phẩm
 GV yêu cầu HS thực hiện thảo luận, thực hiện chất quý giá, sự gắn
trả lời câu hỏi 1 trong suy nghĩ, trả lời câu hỏi. kết chặt chẽ, giúp đỡ
phiếu học tập: Câu 1: lẫn nhau giữa các
Đọc truyện dưới đây và thành viên trong một
trả lời câu hỏi: Vì sao bẻ tập thể, tổ chức để
từng chiếc đũa một lại vượt qua khó khăn và
dễ hơn bẻ cả nắm đũa? phát triển.
 GV nhận xét câu trả lời HS báo cáo kết quả điền Nếu không đoàn kết sẽ
của HS. trong phiếu , các HS khó vượt qua thử
 GV giao nhiệm vụ cho HS khác nhận xét. thách, vì để thành
trả lời câu 2: Từ truyện công trong công việc
trên, theo em, đoàn kết không thể chỉ dựa vào
sẽ mang lại cho chúng ta sức mạnh của cá nhân
những lợi ích gì? Và nếu mà phải cần đến sức
chúng ta không đoàn kết mạnh của tập thể.
thì liệu sẽ có những tác
hại nào không?
 GV nhận xét những ý
kiến của học sinh, tổng HS bổ sung thêm đáp án
kết lại kiến thức. vào phiếu học tập.
Hoạt động 4: Luyện tập- Rèn luyện, hình thành sự đoàn kết ( chia nhóm- chơi trò chơi)
- Mục tiêu
+ Giúp học sinh rèn luyện tinh thần đoàn kết
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học Nội dung cần đạt
sinh

- Giáo viên chuẩn bị trò chơi Học sinh tham gia Hình thành khả năng tư duy,
và phổ biến cách chơi: trò chơi sự kết hợp ăn ý giữa các
Trò chơi “ Cùng nhau kể thành viên trong lớp.
chuyện” Đặc biệt tăng sự gắn kết, đoàn
- Cách chơi: Giáo giáo viên kết tập thể.
nêu ra chủ đề câu chuyện”
đoàn kết”
Học sinh lần lượt từng người
hoàn chỉnh câu chuyện
Lưu ý:
+ Câu chuyện kể hoàn toàn
mới
+ Nếu đến lượt ai không nối
tiếp được câu chuyện sẽ bị
phạt
+ Sau khi người đó bị phạt,
người tiếp theo tiếp tục
hoàn thành câu chuyện.
+ Học sinh cuối cùng là người
kết thúc thúc câu chuyện
- Giáo viên lắng nghe câu
chuyện và tổng kết
 Nhận xét, cùng cố
2. Thiết kế 01 tiết dạy Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông
CHỦ ĐỀ: KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ

I, Mục tiêu:
 Kiến thức: Biết như thế nào là kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, Cách xử lí khi gặp phải tình
huống cần sự giúp đỡ.
 Kĩ năng: Có những kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ hợp lí và chính xác để có được sự hỗ
trợ kịp thời.
 Thái độ: Có thái độ học hỏi để sử dụng kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ cho chính bản thân
và người xung quanh.
II, Tài liệu và phương tiện:
 Chuẩn bị các video, câu chuyên có liên quan đến chủ đề kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
III, Hoạt động dạy học:
1, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2, Hoạt động 1: Khám phá
 Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu như thế nào là kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. Hiểu rõ
được tầm quan trong của kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
 Cách tiến hành:
+ GV đặt câu hỏi.
?/ Em sẽ làm gì khi bị rơi vào tình huống khó khăn mà bản thân không thể tự giải quyết
được?
?/ Vì sao em lại làm như vậy?
+ GV mời học sinh trả lời.
+ GV chốt lại: Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta sẽ gặp phải những vấn đề hoặc những
tình huống mà bản thân không thể sụ giải quyết được và cần đến sự hỗ trợ , giúp đỡ của
những người khác. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ giúp chúng ta có thể nhận được những lời
khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của
mình;đồng thời là cơ hội để chúng ta chia sẻ, giãi bày khó khăn, giảm bớt được căng thẳng
tâm lí do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp cá nhân không cảm
thấy đơn độc, bi quan và trong nhiều trường hợp, giúp chúng ta có cách nhìn mới và hướng
đi mới. Chính vì vậy, các em đừng ngại ngần tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh.
3, Hoạt động2: Kết nối
 Mục tiêu: Học sinh nhận biết được các yếu tố hình thành nên kĩ năng tìm kiếm sự hỗ
trợ
 Cách tiến hành:
+ GV cho học sinh xem video về tìm kiếm sự hỗ trợ và đặt câu hỏi cho học sinh
?/ Em thấy các các xử lí và thái độ của người đang tìm kiếm sự hỗ trợ như thế nào?
+ GV mời một vài học sinh trả lời miệng
+ GV chôt lại: Qua video trên thì chúng ta rút ra được từ kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ gồm cá
yếu tố sau đây:
Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ.
Biết xác định được địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy.
Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó.
Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp.
Khi tìm dến các địa chỉ hổ trợ cần biết cư xử đúng mực, cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng,
ngắn gọn, giữ bình tĩnh nếu gặp sự đối xử thiếu thiện chí. Nếu bị cụ tuyết đừng nản chí hay
kiên trì tìm sự hỗ trợ từ các địa chỉ khác.
4, Hoạt động 3: Thực hành
 Mục tiêu: Kiểm tra cách áp dụng những yếu tố cảu kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ vừa
học vào xử lí các tình huống thực tiễn.
 Cách tiến hành:
+ GV chia lớp làm 4 nhóm và đặt tình huống cho 4 nhóm xử lí.
?/ Tình huống: Nếu em nhìn thấy nhà hàng xóm bị cháy trong khi cả nhà đang đi vắng thì em
sẽ làm gì?
+ Các nhóm thảo luận và đưa ra phương án giải quyết.
+ GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày ý kiến thảo luận cảu nhóm mình.
+ Các nhóm còn lại lắng nghe và đưa ra ý kiến phản biện.
+ GV tổng hợp lại ý kiến của các nhóm và chốt các xử lí tình huống tốt nhất cho học sinh.
5, Hoạt động 4: Vận dụng
 Mục tiêu: Giúp học sinh biết về các sự hỗ trợ cộng đồng.
 Cách tiến hành:
+ GV cho học sinh thảo luận theo bàn.
+ GV mời 1 số bạn nên trình bày về sự tìm hiểu của bản thân.
+ GV giới thiệu đến các em học sinh về sự hỗ trợ cộng đồng.
111: là đầu số đường dây nóng bảo vệ trẻ em
112: là đầu số yêu cầu trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc.
113: là đầu số gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan đến an ninh trật tự.
114: là đầu số gọi cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.
115: là đầu số gọi cấp cứu về ý tế.
Sử dụng các tín hiệu cầu cứu như là SOS.
Giáo viên kết luận: Trong cuộc sống kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ rất cần thiết để giải quyết
vấn đề, giải quyết mâu thuẫn và ứng phó với căng thẳng. Đồng thời, để phát huy hiệu quả
của kĩ năng này, cần kĩ năng lắng nghe, khả năng phân tích thấu đáo ý kiến tư vấn, kĩ năng ra
quyết định lựa chọn cách giải quyết tối ưu sau khi được tư vấn.
III, Nhận xét giờ học, dăn dò học sinh:
 GV dăn học sinh về nhà ghi nhớ những điều vừa học và áp dụng vào trong cuộc sống
cũng như học tập.
3.Thiết kế 01 tiết dạy Giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch cho học sinh phổ thông

Giáo án: Giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch cho học sinh THPT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày được thế nào là người văn minh thanh lịch . Những biểu hiện của người văn minh
thanh lịch . Ý nghĩa của việc thực hiện những nếp sống văn minh thanh lịch của người Hà
Nội.

- Rèn luyện và gìn giữ phong cách thanh lịch, văn minh người Hà Nội

- Nhận biết được sự cần thiết của nếp sống văn minh thanh lịch.

2. Kĩ năng

- Củng cố, nếp sống văn minh thanh lịch ở mỗi học sinh

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá những tình huống cụ thể do giáo viên đưa ra

- Thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình, nhà trường và xã hội để thể hiện
nếp sống văn minh thanh lịch của người Hà Nội.

- Khả năng hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm

3. Thái độ

- Trân trọng, tự hào những nét đẹp văn minh thanh lịch của Hà Nội

- Thường xuyên rèn luyện để hoàn thiện nhân cách

- Biết tận dụng, ứng phó với những tình huống một cách có văn hóa

- Tập trung lắng nghe bài giảng

- Hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài, tích cực tham gia những hoạt động giáo viên tổ
chức

- Hòa đồng vui vẻ với bạn trong giờ học

II. Chuẩn bị

- Đối với giáo viên: Thiết bị trình chiếu: máy chiếu, TV; Powerpoint nội dung bài học, các ứng
dụng học tập; Thiết bị âm thanh: mic

- Đối với học sinh: Vở và bút; Các đồ dùng học tập mà cô giáo yêu cầu

III. Các hoạt động học tập


- Hoạt động 1: Trò chơi khởi động

Cả lớp cùng tham gia trò chơi “ WORD JUMBLE - sắp xếp lại từ thành một từ có nghĩa” Giáo
viên chia lớp thành 2 nhóm theo dãy ngồi của học sinh, học sinh ngồi bàn đầu sẽ là người
đầu tiên thực hiện trò chơi, lần lượt như vậy cho đến khi kết thúc thời gian tổ chức trò chơi.

Trò chơi khởi động diễn ra trong 5phút. Giáo viên sẽ bấm giờ trong 5 phút, học sinh lên bảng
và sắp xếp được chính xác các từ đã bị đảo lộn.Nhóm nào sắp xếp được nhiều từ hơn, chính
xác hơn sẽ được cộng 3 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn sẽ là đội chiến thắng.

· Câu hỏi : Ị-T-N-A-L-N-C-H-H-H///// Ă-I-H-M-H-N-V///// Ộ-À-H-I-N


///// R-N-G-Ã-T-G-N-A-G-H///// M-T-H-M-Ằ-Ẵ-Đ///// Ị-D-À-N-U-D-G///// Ử-Ế-T-T

· Đáp án: Thanh lịch/Văn minh/Hà Nội /Trang nhã/Đằm thắm/Dịu dàng/Tử tế

· Sau khi tổng kết điểm đội giành chiến thắng. Kết luận tất cả những từ các em vừa sắp xếp
trên bảng là những điều cần có để xây dựng một nếp sống thanh lịch, văn minh. Và ngày
hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về “ Nếp sống văn minh, thanh lịch của người Hà Nội”

- Hoạt động 2: Khám phá

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: “ - Học sinh ghi lại được một số từ như: đôn
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không hậu, dịu hiền, đoan trang, ý tứ, đằm
thanh lịch cũng người Tràng An”, thắm,.....vào vở

Trong video cũng có miêu tả sự thanh lịch - Học sinh có thể đưa ra những câu trả lời
ấy bằng rất nhiều từ, hãy chú ý theo dõi và như sau:
ghi lại các từ đó
+ Tuy xã hội ngày càng phát triển nhưng
Vậy các em thấy người con gái Hà Nội ngày người con gái Hà Nội hiện tại vẫn giữ được
nay đã có những thay đổi gì về nếp sống một số nét đẹp của người HN xưa nhưng có
cũng như tính cách?” phần cởi mở hơn, lối sống cũng có đôi chút
phóng khoáng hơn so với trước bởi do sự
Trình chiếu video về người phụ nữ Hà Nội giao lưu văn hóa. Tuy nhiên nhìn chung con
xưa gái Hà Nội thời nào cũng luôn biết giữ kẽ và
có chừng mực, thanh lịch và duyên dáng.
(Nét đẹp thanh lịch của phụ nữ Hà Nội xưa)

=> Mục tiêu: Giúp học sinh cảm nhận được


những nét đẹp, sự thay đổi của người phụ
nữ Hà Nội xưa và nay.

- Hoạt động 3: Kết nối

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Người Hà Thành từ xưa đến nay luôn nổi tiếng với - học sinh trình bày được một số
sự thanh lịch, và điều này được thể hiện rõ ràng qua khái niệm thế nào là người thanh
người con gái Hà Thành, thanh lịch, đằm thắm và vô lịch, văn mình:
cùng cuốn hút.
+ Người thanh lịch, văn minh là
“ Không thơm cũng thể hoa nhài người biết học hỏi, chọn lọc, kế
thừa truyền thống, biết tiếp thu
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” những cái hay, cái mới và thể hiện
trong đời sống hàng ngày.
+ Nói rằng “chẳng thơm”, nói rằng “không thanh lịch” - học sinh trả lời biểu hiện của văn
chỉ là cách nói phủ định để khẳng định một nét đẹp minh, thanh lịch:
của người Hà Nội từ bao đời nay, đó là nét thanh lịch, + trong cách nói năng lưu loát,
văn minh, tinh tế, dù ở đâu cũng có thể nhận ra nhã nhặn, lịch sự,...
được. Đó cũng là một nét đẹp đặc trưng của con + trong trang phục gọn gàng,
người Hà Thành. chỉnh tề, không cầu kì,...
+ trong giao tiếp ứng xử: thái độ
- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: “ Qua video và hòa nhã, đúng mực, khiêm tốn với
phần trò chơi đầu giờ, các em hiểu thế nào là văn mọi người,...
minh, thanh lịch? và biểu hiện của văn minh thanh
lịch?”

- Sau khi nhận xét câu trả lời của học sinh, giáo viên
sẽ chốt lại kiến thức về khái niệm, biểu hiện của văn
minh, thanh lịch.

- Hoạt động 4: Thực hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm bằng Học sinh viết các ví dụ vào bảng phụ:
cách chia theo dãy ngồi trên lớp. Mỗi nhóm - Trong ăn uống: khi ăn không được tạo ra
sẽ được phát 1 bảng phụ để viết những ví tiếng động, ăn từng miếng nhỏ,...
dụ về biểu hiện của văn minh, thanh lịch - Trong nói năng: không văng tục, chửi thề,
của người Hà Nội. chen vào khi người khác đang nói,...
- Trong cách nói năng - Trong trang phục: không ăn mặc hở hang,
- Trong trang phục diêm dúa ở nơi trang nghiêm,...
- Trong cách sắp xếp nơi ở - Trong cách sắp xếp nơi ở: sắp xếp phòng
- Trong cách đi, đứng, ngồi, nằm ốc gọn gàng, ngăn nắp,...
- Trong giao tiếp, ứng xử - Trong cách đi, đứng, ngồi, nằm: không
- Trong ăn uống kéo, lê giày dép, ngồi không rung chân,....
=> Mục tiêu: - Trong giao tiếp, ứng xử: nhường ghế cho
Giúp học sinh thấy ý nghĩa của văn minh, người già, trẻ em, thai phụ trên phương
thanh lịch trong đời sống hàng ngày. tiện công cộng, giúp đỡ những hoàn cảnh
Thông qua các ví dụ, học sinh có thể xây khó khăn,...
dựng được nếp sống thanh lịch, văn minh
từ trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử mọi
lúc, mọi nơi.
Trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.

- Hoạt động 5: Vận dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

- Giáo viên giao BTVN cho học sinh: - Những việc học sinh có thể làm: giúp mẹ dọn
nhà, dắt trẻ con sang đường, nhường chỗ cho
+ Hãy viết lại những thay đổi trong người cao tuổi trên xe bus, ăn uống không rơi
hành động, suy nghĩ của em sau khi kết vãi, trước khi ăn phải mời cơm ông bà, bố
thúc tiết học ngày hôm nay, đến tiết mẹ,....
học sau hãy kể lại cho cả lớp cùng
nghe.

4.Thiết kế 01 kế hoạch bài học: Hoạt động trải nghiệm thông qua hình thức sinh hoạt theo
chủ đề ở trường phổ thông

Đề bài: Thiết kế 1 kế hoạch hoạt động trải nghiệm thông qua hình thức sinh hoạt theo chủ
đề ở trường phổ thông

LẬP KẾ HOẠCH KHÁM PHÁ BẢN THÂN


 Thời gian: 8h sáng ngày 5/10/2023
 Địa điểm: Công viên mùa hạ - khu đô thị ecopark (Văn Giang, Hưng Yên)

A. Công tác chuẩn bị

1. Đối với giáo viên

- Đầu tư nội dung lập kế hoạch tham quan cho học sinh ở công viên mùa hạ

+ Tìm hiểu, chọn lựa và liên hệ với quản lí của, công viên và nơi ăn trưa/nghỉ trưa cho tập
thể

+ Chuẩn bị đồ cần thiết trong giờ dạy: giấy bút, bóng, khăn

+ Chuẩn bị phương tiện đi lại cho tập thể, đồ dùng cá nhân cần thiết như: Loa, mic, nước
uống, đồ ăn nhẹ và túi thuốc cứu thương cho tập thể

+ Thông báo cho cha mẹ học sinh biết chương trình tham quan để có sự ủng hộ, phối hợp,
giúp đỡ của phụ huynh

2. Đối với học sinh


+ Học sinh tự túc chuẩn bị chu đáo các đồ dùng cá nhân như: Trang phục cho buổi tham
quan, bút viết.

+ Thông báo kế hoạch tham quan cho phụ huynh và xin xác nhận tham gia từ phụ huynh

B. Lập kế hoạch

PHÒNG GD&ĐT HÀ NỘI Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

Trường THCS A Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2023

KẾ HOẠCH

Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề khám phá bản thân 2023-2024

Căn cứ
 Kế hoạch nhiệm vụ năm học số 28/ PGD&ĐT ngày 29/8/2023 của Phòng GD&ĐT
Quận A về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 cấp THCS thành phố Hà
Nội
 Kế hoạch số 26 /KH-THCS A ngày 30/8/2023 của trường Trung học cơ sở B về kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024.

Lớp 9A3 xây dựng cho học sinh kế hoạch tổ chức tham quan học tập trải nghiệm
thực tế như sau:

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS nhận diện được nét riêng và thể hiện sự tự tin và đặc điểm riêng của bản thân.

- HS phân tích được điểm mạnh điểm yếu của bản thân và biết điều chỉnh
- Nhận diện được hứng thú, sở trường của bản thân và có kế hoạch phát triển sở trường liên
quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
2. Kĩ năng

- Khám phá đặc điểm riêng của bản thân.

- Tìm hiểu về cách thể hiện đối với những đặc điểm riêng của bản thân

- Tìm hiểu cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi
- Thiết kế và trình bày sản phẩm giới thiệu đặc điểm riêng của bản thân.
- Thể hiện những đặc điểm riêng của bản thân trong thực tiễn cuộc sống
3. Thái độ

- Nhiệt tình, hăng hái tham gia hoạt động do giáo viên yêu cầu.

- Mong muốn được khám phá bản thân.

- Cầu tiến và có nhu cầu học hỏi.

III. Tiến trình dạy

HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS

I. Ổn định - GV cho HS hát - HS hát bài “Mái trường mến


yêu”

II. Bài mới

1. Khám phá - GV cho HS chơi trò chơi: GV chia ngẫu


nhiên lớp làm 4 đội xếp đứng thẳng
Hoạt động 1: Vẽ nhau, sau đó phát cho HS giấy vẽ rồi - HS lắng nghe, theo dõi và
tiếp sức phổ biến luật chơi và quy định thời làm theo yêu cầu của GV. HS
gian. chơi trò chơi
Mục tiêu: HS
được rèn luyện - Sau khi kết thúc trò chơi, GV khen
kĩ năng hợp tác, ngợi cả 4 đội và có nhận xét
tính sáng tạo - HS lắng nghe
- GV kết luận: Mỗi người đều có những
nét riêng biệt, không ai giống ai. Cần
trân trọng điểm khác biệt đó. Vì vậy lựa
- HS rút ra bài học cho mình
chọn nghề nghiệp tương lai cũng lai
cũng là khác nhau miễn là giúp ích cho
xã hội.
2. Kết nối

Hoạt động 2 : Tổ - Học sinh nghe cô giáo giới


chức trò chơi thiệu và phổ biến luật chơi.
quả bóng mơ
ước. - Giáo viên giới thiệu trò chơi: Học sinh
xếp thành một vòng tròn lớn bao gồm
Mục tiêu : HS tất cả học sinh trong lớp, giáo viên sẽ
biết nói ra mơ đứng làm trung tâm. Sau đó, cô sẽ
ước, mong chuyền bóng tới bất kì một học sinh
muốn tương lai nào trong lớp, bạn đó sẽ chia sẻ cho
của bản thân. mọi người nghe về ước mơ, tương lai
của bản thân.

- Học sinh tham gia trò chơi :

- Giáo viên bắt đầu trò chơi : + Xếp thành một vòng tròn
lớn xung quanh giáo viên.
+ Đứng trong vòng tròn cầm bóng rồi
truyền cho các học sinh. + Giáo viên truyền bóng với
bạn nào, bạn đó sẽ chia sẻ về
+ Thời gian tổ chức : 15p. ước mơ, tương lai của mình.

+ Lắng nghe học sinh kể về ước mơ, Vd: Em là ......, ước mơ của
tương lai của mình và giúp học sinh em là ......Để đạt được điều
định hướng ước mơ đó. đó, em cần làm gì ....

+ Nghe giáo viên định hướng


Hoạt động 3 :
về ước mơ của bản thân và
Hỏi đáp .
rút kinh nghiệm.
Mục tiêu : HS
định hướng
được tương lai - HS rút ra bài học
của bản thân và
các cách hỗ trợ
để định hướng
tương lai. - Giáo viên đưa ra kết luận : Mỗi học
sinh đều có những ước mơ, tương lai
mình đã chọn phù hợp với mục tiêu, sở
thích của bản thân. Chúng ta nên tự tin
và kiên định với ước mơ tương lai của
mình.

- Học sinh ngồi thành hình


- Sau hoạt động 2, giáo viên cho học chữ U.
sinh ngồi thành hình chữ U.
- Học sinh tham gia .

- Giáo viên ngồi tổ chức cuộc hội thoại


với học sinh về vấn đề hướng nghiệp,
tương lai cho học sinh.

- Học sinh suy nghĩ và trả lời :


- Giáo viên đặt một số câu hỏi cho học
sinh : + HS1: Em cảm thấy thích
nghề nghiệp đó.
+ Tại sao các em có thể xác định được
định hướng được tương lai của mình ? + HS2: Vì em thấy em có năng
khiếu......
- Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên
đưa ra nhận xét : Các em yêu thích, - Học sinh lắng nghe.
ước mơ về điều đó đều có những lí do
của riêng mình. Theo cô, cách để xác
định ước mơ được rõ ràng nhất là
chúng ta cần xác định được được
những điểm mạnh và điểm yếu của
mình.

- Giáo viên đưa ra một số gợi ý các cách


để xác định được điểm mạnh, điểm
yếu, tính cách... của bản thân : - Học sinh tham gia đóng góp
ý kiến và lắng nghe về các
+ Tham gia các clb. cách giáo viên đã gợi ý.

+ Tham gia các hoạt động ngoại khóa. - Một số học sinh chia sẻ về
các cách cô gợi ý và thêm
+ Làm bài trắc nghiệm tính cách. một số cách khác của bản
thân.
+ Giao lưu, kết bạn, học hỏi mọi người
xung quanh.
- Học sinh hiểu được vấn đề
..... và rút kinh nghiệm, bài học
cho bản thân.
Và hỏi : “ Đã có học sinh nào thử cách
nào và có cách nào chia sẻ cho các bạn
cùng nghe và tham khảo ? ”

- Giáo viên đưa ra kết luận : Sau hoạt


động này, các em biết được điểm
mạnh, điểm yếu của bản thân để có
thể xác định được ước mơ, định hướng
tương lai của mình.

Từ đó, các em có hướng đi đúng trong


tương lai.

3. Thực hành GV chia lớp thành 2 nhóm và phổ - HS lắng


biến luật chơi: Cô sẽ gọi theo số và nghe và
Hoạt động 4: trò số nào được gọi sẽ lên cướp khăn tham gia
chơi cướp khăn. về đội của mình. Trò chơi sẽ diễn trò chơi
ra liên tục trong 20p. GV làm trọng theo yêu
tài cầu của GV.
- Sau khi chơi cô chúc mừng cả 2
đội thấy các em đã chơi hết mình,
tham gia một cách nhiệt tình và vui
vẻ.

GV kết luận: Trò chơi giúp các em bộc


Hoạt động 5: lộ những điểm mạnh của bản thân, biết
Lập kế hoạch trợ giúp nhau đồng thời những bạn rụt
cho bản thân rè đã trở nên tích cực hơn

Mục tiêu: Giúp  HS tự lập kế hoạch


học sinh hiểu cho bản thân mình.
được những
điểm mạnh và
· GV cho làm việc cá nhân, yêu cầu
điểm yếu của
học sinh phải lập một kế hoạch
mình.
cho bản thân dựa vào điểm mạnh,
điểm yếu của mình. Từ đó sẽ
không bị áp lực và có thể đạt được
kết quả cao.
· GV đưa ra kết luận : Chúng ta làm
gì cũng cần có kế hoạch. Để có thể
hoàn thành tốt mọi thứ dễ dàng và
đạt được hiệu quả công việc cao.

4. Vận dụng

Hoạt động 6: - GV chia lớp thành nhóm hai người và - HS lắng nghe yêu cầu của
Làm nhóm hai yêu cầu HS kể cho nhau nghe về cách GV và tiến hành kể chuyện
người. vận dụng những đặc điểm riêng biệt cho nhau nghe.
của bản thân trong cuộc sống.
Mục tiêu: Học
sinh biết áp -Sau đó, GV yêu cầu học sinh tự đánh
dụng những giá mình. -HS thực hiện yêu cầu tự
kiến thức để tìm đánh giá mình.
ra điểm riêng -GV đưa ra kết luận: Sau buổi hoạt - HS tự rút ra bài học cho
biệt của bản động trải nghiệm ngày hôm nay, cô chính bản thân mình
thân. mong các em đã biết cách tìm các điểm
mạnh và yếu của bản thân. Từ đó, các
em hiểu chính mình hơn, khám phá
được những năng lực “ẩn giấu” trong
bản thân để có thể khai thác triệt để
các năng lực của mình.

5.Thiết kế 01 kế hoạch bài học: Hoạt động trải nghiệm thông qua hình thức sinh hoạt lớp ở
trường phổ thông.
Kĩ năng quản lý bản thân
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Tìm hiểu về cách quản lícảm xúc và ứng xử hơp̣ lí trong giao tiếp.
- Tìm hiểu về viêc̣ làm chủ và kiểm soát đươc̣ các mối quan hê ̣với baṇ bè
2. năng lực:
HS phát triển được các năng lực
- Quản líđươc̣ cảm xúc của bản thân và ứng xử hơp̣ lí trong các tình huống giao tiếp khác
nhau.
- Làm chủ và kiểm soát đươc̣ các mối quan hê ̣với baṇ bè ở trường cũng như qua mạng xã
hôị.
3. phẩm chất:
- Trách nhiêṃ : Có ý thức, trách nhiêṃ trong viêc̣ quản lícảm xúc của bản thân và giữgìn, xây
dưṇg các mối quan hê ̣baṇ bè lành maṇh, trong sáng.
- Nhân ái: Biết yêu thương, xây dưṇ g mối quan hê ̣baṇ bètốt đep̣ , tương trợlâñnhau.
- Trung thực: Chân thành trong các mối quan hệ, tôn trọng cảm xúc của bản thân và của mọi
người.
II. Chuẩn bị
1. Đối với giáo viên
- Máy chiếu, máy tính.
- Bài giảng điện tử, kế hoạch bài học.
- Sưu tầm các tài liệu, bài viết, câu chuyện về cách quản lí cảm xúc cá nhân.
2. Đối với hoc̣ sinh: Chuẩn bị một số tình huống có liên quan đến chủ đề.
III. Tiến trình
1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tìm hiểu kiến thức.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1:GV tổ chức cho HS chơi trò chơi công não: “Liệt kê cảm xúc” và phổ biến luật
chơi như sau: GV mời 4 bạn lên bảng, lần lượt từ trái qua phải, các bạn kể tên các cảm xúc
của con người mà ta bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày (bạn trả lời sau không được trùng
với đáp án bạn trả lời trước). Tới lượt ai mà người đó không kể tên được sẽ bị thua cuộc.
Bước 2: HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.
Bước 3: GV mời đại diện 1 - 2 HS chia sẻ câu trả lời, GV nhâṇ xét, góp ý
Bước 4: (1) GV đặt câu hỏi: Theo em, những cảm xúc mà các bạn đã kể có ảnh hưởng
như thế nào đến cuộc sống của mỗi chúng ta? (2) HS trả lời câu hỏi, GV gọi bạn khác nhận
xét, đưa ra đáp án khác (nếu có) vàchốt đáp án, dẫn dắt vào bài mới: Trong cuộc sống hằng
ngày, hẳn ai cũng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: Lúc buồn, lúc vui, lúc bực bội,
lúc trầm ngâm...Và nếu chúng ta để các loại cảm xúc này chi phối thì thực sự rất nguy hiểm.
Do đó, việc của chúng ta là phải quản lý được cảm xúc, quản lý được bản thân. Nội dung chủ
đề hôm nay cũng liên quan đến nội dung này, chúng ta cùngđền với Chủ đề 2: Quản lý bản
thân.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1. Tìm hiểu về cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lý trong giao tiếp.
a) Mục tiêu: HS hiểu được cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong giao
tiếp, biết cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp ăn khác
nhau.
b) Tổ chức thực hiện
* Nhiệm vụ 1: Xác định cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp
Bước 1: (1) GV yêu cầu HS: Từ tên các loại cảm xúc mà các bạn đã kể tên ở trò chơi
khởi động, các em hãy bắt cặp và tìm ra những tình huống làm nảy sinh những cảm xúc đó.
( 2) HS tiếp tục thảo luận về cách ứng xử phù hợp với cảm xúc trong các tình
huống giao tiếp khác nhau:
+ Khi vui vẻ.
+ Khi buồn bã.
+ Khi sợ hãi.
+ ...
Bước 2 - HS bắt cặp với bạn bên cạnh, tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.- GV quan sát và
hỗtrợquá trình HS thực hiện.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm cùng báo cáo kết quả trao đổi và thảo luận của cặpmình.
Bước 4: GV nhâṇ xét câu trả lời của HS, đưa ra đáp án đúng và chốt kiến thức như sau:
I. Tìm hiểu về cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp
1. Xác định cảm xúc và cách ứng xử hợp lí trong giao tiếp
Cảm xúc Tình huống làm nảy sinh cảm xúc Cách ứng xử hợp lí
Vui vẻ Em được thầy cô ghi nhận sự tiến bộ trong học tập.
- Thể hiện sự vui vẻ/ Tự hào về bản thân/ Nói lời cảm ơn
Tức giận: Trong giờ ra chơi,cả nhóm bạn trêuem và cười ầm lên
Giữ bình tĩnh: Nói rõ rằng mình không thích/ Đi ra chỗ khác.
Buồn bã: Kết quả bài kiểm tra thấp điểm hơn mình mong đợi: An ủi bản thân sẽ cố gắng lần
sau đạt điểm cao hơn./Vui chơi cùng các bạn để giải tỏa tâm trạng...
* Nhiệm vụ 2: Trao đổi về cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp.
Bước 1
(1) GV yêu cầu HS: Chia sẻ tình huống thể hiện cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp
trong giao tiếp hoặc những tình huống thể hiện việc quản lí chưa tốt cảm xúc và ứng xử
chưa phù hợp.
(2) HS nêu ra những bài học rút ra từ những tình huống đó, cách khắc phục những hạn chế
còn tồn tại trong quản lí cảm xúc và ứng xử.
Bước 2
- HS tiếp nhận yêu cầu của GV và thực hiện.
- GV quan sát của HS, hỗ trợ HS.
Bước 3
GV mời đại diện các nhóm cùng báo cáo kết quả trao đổi và thảo luận của cặp mình.
Bước 4
GV nhâṇ xét câu trả lời của HS, đưa ra đáp án đúng và chốt kiến thức như sau:
I. Tìm hiểu về cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp
2. Cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp
Gợi ý:
- Nhận diện đúng cảm xúc của mình trong tình huống giao tiếp và xác định cách ứng xử hợp
lí.
- Giữ thái độ bình tĩnh, tự tin.
- Đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu cảm xúc và hành vi của họ.
- Thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng lời nói, hành động đúng mực.
- Cố gắng tìm ra điều tích cực trong tình huống giao tiếp.
- Cẩn trọng với lời nói và hành động khi nóng giận.
- Dừng cuộc trò chuyện và chuyển sang hoạt động khác giúp tạo ra năng lượng tích cực cho
bản thân...
Hoạt động 2. Tim̀ hiểu vềviêc̣ làm chủ và kiểm soát đươc̣ các mối quan hê ̣
Với baṇ bè:
a) Mục tiêu: HS biết làm chủ và kiểm soá t đươc̣ các mối quan hê ̣với baṇ bè ở trường cũng
như qua maṇ g xãhôị.
b) Tổ chức thực hiện
* Nhiêṃ vụ1. Thảo luâṇ vềcác tiǹ h huống.
Bước 1
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiêṃ vu ̣như sau:
- Nhóm 1, 2: Thảo luâṇ tình huống 1.
- Nhóm 3, 4: Thảo luâṇ tình huống 2.
Nôị dung: HS đoc̣ tình huống và trả lời câu hỏi.
(Tình huống 1: Ngọc chưa thể hiện được khả năng làm chủ và kiểm soát được mối quan hệ
với bạn bè còn Tuấn đã thể hiện được khả năng làm chủ và kiểm soát được mối quan hệ với
bạn bè. Ngọc bị bức xúc khi Tuấn nhắc nhở về việc mặc đồng phục và đòi các bạn cho Tuấn
ra khỏi nhóm. Thay vì thảo luận và giải quyết vấn đề một cách hòa bình và công bằng, Ngọc
đã tỏ ra quá khích và đòi các bạn đồng minh cùng mình. Điều này cho thấy Ngọc không có
khả năng kiểm soát được cảm xúc của mình và không thể hiện được khả năng đưa ra quyết
định và hành động một cách hợp lý trong mối quan hệ với bạn bè.
Tình huống 2: Trong tình huống này, nhân vật chưa thể hiện khả năng làm chủ và kiểm soát
được mối quan hệ với bạn bè là Bảo. Bảo đã đăng tải một bức ảnh chụp từ phía sau của
Dương lên mạng xã hội kèm theo những lời chê bai ngoại hình và kết quả học tập của
Dương. Hành động này không chỉ xúc phạm đến danh dự và tự hình ảnh của Dương, mà còn
khiến Dương cảm thấy tổn thương, sốc và buồn bã. Trong khi đó, Dương đã bình tĩnh lại và
quyết định không đôi co trên mạng xã hội, thể hiện khả năng kiểm soát cảm xúc và tinh thần
mạnh mẽ. Sau đó, Dương đã liên hệ trực tiếp với Bảo để trao đổi và đề nghị giải quyết vấn
đề cùng nhau. Từ đó có thể thấy rằng Dương có khả năng giữ và kiểm soát được mối quan
hệ với bạn bè một cách hợp lý và hòa nhã, trong khi Bảo chưa thể hiện được khả năng này.)
(1) Nhân vâṭ nào đãthể hiêṇ và chưa thể hiêṇ khả năng làm chủ, kiểm soát mối quan hê ̣với
baṇ bè? Taị sao?
(2) Theo em, làm thế nào đểlàm chủ cảm xúc và kiểm soát mối quan hê ̣với baṇ bè?
Bước 2:HS đoc̣ tình huống, thảo luâṇ nhóm để điền phiếu hoc̣ tâp̣ . GV quan sát, điều hành
lớp.
Bước 3: GV quan sát lớp, mỗi tình huống choṇ 1 nhóm cử đaị diêṇ trình bày, nhóm còn
laị nhâṇ xét và bổ sung (nếu có).
Bước 4: GV chốt kiến thức, hướng dâñ HS ghi bài.
II. Tim̀ hiểu vềviêc̣ làm chủ và kiểm soát các mối quan hê ̣với baṇ bè
1. Phân tích tiǹ h huống
- Tình huống 1
- Tình huống 2
- Môṭ số biêṇ pháp làm chủ cảm xúc và kiểm soá t mối quan hê ̣với baṇ bè:
+) Giải tỏa cảm xúc bằng những hoaṭ đôṇ g lành maṇ h: viết nhâṭ kí, chơi thể thao, ...
+) Nâng cao kĩnăng giao tiếp: sử duṇ g ngôn từ khéo léo, tránh công kích
cá nhân, ...
+) Điều chỉnh traṇg thái cơ thể: hít thở sâu, ...
Nhiêṃ vụ2. Xác điṇh biểu hiêṇ và chia sẻnhững khó khăn trong viêc̣ làm chủ và kiểm soát
các mối quan hê ̣với baṇ bèở trường cũng như qua maṇg xãhôị; Đềxuất biêṇ pháp khắc phuc̣
Bước 1: GV phát Phiếu khảo sát về viêc̣ làm chủ và kiểm soát các mối quan hê ̣vớii baṇ bè và
yêu cầu HS hoàn thành cá nhân.
PHIẾU KHẢO SÁT: VIÊC̣ LÀM CHỦ VÀ KIỂM SOÁT CÁC MỐI QUAN HỆBAṆ BÈ
ở trường Qua mạng xã hội
Chủ đôṇ g kết baṇ , chia sẻ, Không tùy tiêṇ kết baṇ với người la.̣
giúpđỡcác baṇ . Chỉ chia sẻ thông tin, bình luâṇ tích cưc̣ .
Hiểu và tin tưởng baṇ bè Không chia sẻ những thông tin không chính xác, không
Biết từ chối những đề nghi có căn cứ về baṇ bè trên maṇ g xãhôị.
làmviêc̣ xấu từ baṇ bè Chủ đôṇ g trò chuyêṇ , trao đổi thông tin, tài liêụ hoc̣
Biết điều chỉnh cảm xúc, hành vi tâp̣ vớicác baṇ .
của mình đúng mưc̣
Thái đô ̣bình tiñh, tựtin.

Bước 2: HS đoc̣ tình huống, thảo luâṇ nhóm để điền vào phiếu hoc̣ tâp̣ . GV quan sát, điều
hành lớp.
Bước 3
(1) GV thu phiếu khảo sát, xem kết quả và goị 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:
- Nếu HS tích có: Em đãlàm gì đểthể hiêṇ điều đó?
- Nếu HS bỏ trống: Em còn găp̣ khó khăn gì trong viêc̣ thưc̣ hiêṇ những viêc̣ làm đó?
(2) GV nhâṇ xét, góp ý:
Bước 4 GV chốt kiến thức: Môṭ số biểu hiêṇ của viêc̣ kiểm soát các mối quan hê ̣với baṇ bè
3. Hoạt động Luyện tập: (5 phút)
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành các câu hỏi liên quan đến nội
dung bài học.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1:GV yêu cầu HS đoc̣ chuyêṇ “Kiềm chếsựnóng giâṇ ” và trả lời câu hỏi:
(1) Theo em, vì sao người cha yêu cầu con nhổ đinh ra khỏi hàng rào?
(2) Qua câu chuyêṇ , em rút ra đươc̣ bàii hoc̣ gì?
Bước 2: HS đoc̣ truyêṇ , suy nghĩ tìm câu trả lời.
Bước 3: HS trả lời câu hỏi. GV quan sát, điều hành lớp.
Bước 4: GV đưa ra nhâṇ xét, chốt laị vấn đề.
4. Hoạt động Vận dụng:
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1
GV giao nhiêṃ vu ̣cho HS như sau:
Nôị dung: GV yêu cầu HS làm viêc̣ cá nhân để thưc̣ hiêṇ nhiêṃ vu:̣
Nhiêṃ vụ taị lớp: GV chia lớp thành 2 đôị chơi và yêu cầu mỗi đôị lần lươṭ kể 1 câu thành
ngữ, tuc̣ ngữvề làm chủ và kiểm soát các mối quan hê ̣với baṇ bè
Bước 2: HS lắng nghe luâṭ chơi và chuẩn bi ̣câu trả lời. GV quan sát, điều hành lớp.
Bước 3: HS tham gia trò chơi dưới sựđiều hành, hướng dâñ của GV.
Bước 4: GV giải thích môṭ số thành ngữ.
PHỤLUC̣
Một cậu bé nọ có tính rất xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi
đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái
đinh lên chiếc hàng rào gỗ”. Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào.
Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kềm chế dần cơn giận của mình và số lượng đinh cậu
đóng lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kềm chế cơn giận của mình dễ hơn là
phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào. Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào
trong suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà
con không hề giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ cây đinh ra khỏi hàng rào.” Ngày lại
ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng
đã không còn một cây đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông
nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên
hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn nóng
giận, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương
khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết
thương đó vẫn còn lại mãi. Con hãy nhớ: Vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những
vết thương thể xác.Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp
con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gắp khó khăn, cổ vũ con và
luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con.”

6.Thiết kế 01 kế hoạch bài học: Hoạt động trải nghiệm thông qua hình thức sinh hoạt câu lạc
bộ ở trường phổ thông.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH Chủ đề: Nâng cao
kỹ năng Viết trong môn Tiếng Anh
Năm học: 2023 - 2024

I. Mục đích
- Thành viên có thể triển khai ý tưởng khi được yêu cầu viết bài từ một chủ đề đã cho.
- Hình thành và nâng cao kiến thức về ngữ pháp, từ vựng khi viết bài Tiếng Anh.
- Cải thiện kỹ năng viết, kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động CLB.
II. Yêu cầu:
- Tất cả giáo viên khi tham gia phải nghiên cứu tài liệu, soạn nội dung đầy đủ.
- Thành viên CLB cần tham gia đầy đủ, nhiệt tình, thường xuyên phát biểu, trao đổi trò
chuyện với các bạn khác, tự tin trong học tập.
- Các thành viên cần tuân thủ quy định của CLB.
III. Thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia
1. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian: 17h - 18h30

- Địa điểm: Phòng sinh hoạt CLB (Phòng 203 nhà B)

2. Đối tượng tham gia:


- Phó Hiệu trưởng (Chủ nhiệm CLB): phụ trách chuyên môn, chỉ đạo chung và hỗ trợ việc xây
dựng kế hoạch, chương trình hoạt động của Câu lạc bộ.
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh tại nhà trường (Phó chủ nhiệm): xây dựng kế
hoạch chương trình hoạt động, quản lý các thành viên của Câu lạc bộ, tổ chức sinh hoạt Câu
lạc bộ theo định kì và chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hoạt động.
- Một số học sinh tiêu biểu, nhanh nhẹn, học tốt môn tiếng Anh, có ý thức chấp hành sự
phân công và có uy tín với các bạn trong quá trình học tập, có khả năng giúp đỡ các thành
viên
khác trong các hoạt động (Nhóm trưởng): Tùy vào số lượng học sinh tham gia sinh hoạt mà
phân công số nhóm trưởng cần thiết
- Tất cả các em học sinh tự nguyện tham gia câu lạc bộ (Các thành viên)
- Có thể khuyến khích sự tham gia của các giáo viên bộ môn khác nhằm tạo nên sự đoàn kết
cũng sức ảnh hưởng của Câu lạc bộ đến toàn trường, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
của Câu lạc bộ, đa dạng về mặt hình thức và phong phú về mặt nội dung

IV. Nội dung sinh hoạt

a.Nguyên tắc hoạt động:

Hoạt động của Câu lạc bộ dựa trên nguyên tắc tập trung, dân chủ, tự nguyện của những
người có chung một niềm đam mê sở thích với phong trào học tiếng Anh, đặc biệt là sử
dụng tiếng Anh trong giao tiếp, phát huy và kết hợp năng lực các thành viên để phát triển
hoạt động chung của Câu lạc bộ.

Câu lạc bộ chủ động tiến hành các hoạt động và chịu sự quản lý của trường và tổ Tiếng
Anh .
CLB sinh hoạt 1 buổi/ tuần và hoạt động theo sự tổ chức và điều hành của Ban chủ nhiệm
CLB.
Hoạt động của CLB được xây dựng dựa trên sự đóng góp nội dung của Ban chủ nhiệm và các
thành viên. Các nội dung được lựa chọn dựa trên các tiêu chí:
- Thu hút được đông đảo các thành viên tham gia.
- Thúc đẩy được phong trào học tiếng Anh của các thành viên CLB nói riêng và các sinh viên
trong trường nói chung.
- Nội dung mang tính vui nhộn, hấp dẫn, sinh động.
- Khuyến khích các ý tưởng mới lạ về hình thức hoạt động

b. Nội dung hoạt động

* Hoạt động 1: Trò chơi “Nếu - thì” bằng Tiếng Anh (Thời gian: 10 phút )

Mục tiêu: Giúp các thành viên trong CLB gắn kết với nhau, tạo nên không khí vui vẻ trước
khi vào nội dung chính.
Nội dung:
- Chủ nhiệm chia CLB thành 2 đội. Đội 1 sẽ viết vế “Nếu” và đội 2 sẽ viết vế “Thì” trong 2
phút.
- Sau 2 phút, cả 2 đội sẽ nộp lại vào 2 hộp “Nếu - thì” và Chủ nhiệm sẽ chọn ra 2 thành viên
ở 2 đội lên bốc và đọc to câu mình bốc được.
* Hoạt động 2: Các phương pháp để viết tiếng Anh tốt. (Thời gian: 30 phút)

Mục tiêu: Mọi thành viên đều đạt được kỹ năng viết đúng ngữ pháp, từ vựng tiếng Anh, biết
triển khai ý tưởng bằng Tiếng Anh.
Nội dung: Chủ nhiệm CLB đưa ra 2 bài viết Tiếng Anh khác nhau, yêu cầu thành viên tìm ra
những điểm tốt và những điểm chưa tốt ở cả 2 bài viết mà Chủ nhiệm đưa ra. Sau khi các
thành viên đã tìm ra những điểm tốt và nhược điểm ở cà 2 bài viết trên, Chủ nhiệm khoa
yêu cầu mỗi thành viên viết một đoạn Tiếng Anh ngắn (2- 3 câu) và chọn một thành viên bất
kì để sửa bài. Sau khi sửa một số bài viết của các thành viên, Chủ nhiệm kết luận và đưa ra
một số phương pháp luyện viết Tiếng Anh:
- Rèn luyện mỗi ngày
- Viết dài hơn một bản thảo
- Viết theo chủ đề
- Sử dụng các nguồn trực tuyến để sửa lỗi ngữ pháp
- Chọn thời gian và địa điểm để viết
- Sáng tạo khi viết
- Nhờ ai đó chỉnh sửa bài viết
- Sưu tầm các bài viết hay
* Hoạt động 3:"Viết và chia sẻ bài viết tiếng Anh của mình" Thời gian: 40 phút
Mục tiêu: Giúp các thành viên của câu lạc bộ nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh và trau dồi khả
năng diễn đạt bằng cách viết và chia sẻ bài luận văn ngắn
Nội dung:
- Các thành viên sẽ được yêu cầu viết một bài luận ngắn (khoảng 300 từ) về một chủ đề
được chỉ định trước.
- Sau khi hoàn thành, các thành viên sẽ chia sẻ bài viết của mình với nhau và cùng nhau
đánh giá, chỉnh sửa để hoàn thiện bài viết.
- Các thành viên cũng sẽ được hướng dẫn cách sử dụng các công cụ hỗ trợ viết như từ điển
phần mềm kiểm tra chính tả và ngữ pháp.
-Cuối cùng, các thành viên sẽ được khuyến khích để viết lại bài luận của mình dựa trên
những góp ý và phản hồi từ các thành viên khác để cải thiện kỹ năng viết của mình.
* Hoạt động 4: Chia sẻ hành trình học Tiếng Anh của mình Thời gian: 10 phút.
Mục tiêu: Các thành viên và Ban Chủ nhiệm thấu hiểu nhau, cùng nhau hỗ trợ nâng cao kỹ
năng Tiếng Anh của bản thân và CLB.
Nội dung: Chủ nhiệm CLB yêu cầu các thành viên chia sẻ câu chuyện của mình về việc học kỹ
năng Viết nói riêng và việc học Tiếng Anh nói chung. Sau khi lắng nghe, các thành viên cùng
Ban Chủ nhiệm đưa ra những cách học hiệu quả, đồng thời khích lệ các thành viên học hỏi
lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ.
7.Thiết kế 01 kế hoạch bài học: Hoạt động trải nghiệm thông qua hình thức sinh hoạt dưới
cờ ở trường phổ thông.

I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
+ Học sinh hiểu rõ về xâm hại tình dục và có kiến thức đầy đủ và chính xác về vấn đề này.
+ Học sinh biết nhận biết và phòng tránh các hành vi xâm hại tình dục.
+ Học sinh hiểu về các nguồn tài nguyên hỗ trợ liên quan đến tình dục.
2. Kỹ năng

+ Học sinh phát triển khả năng thảo luận và trao đổi cảm xúc về các vấn đề liên quan đến
tình dục.

+ Học sinh phát triển khả năng xử lý tình huống và đưa ra các giải pháp an toàn trong các
tình huống có thể xảy ra.

3.Năng lực

+ Học sinh có khả năng tự tin trong việc thảo luận và giải quyết vấn đề liên quan đến tình
dục.

+ Học sinh phát triển khả năng bảo vệ bản thân và tránh xa những rủi ro tiêu cực liên quan
đến tình dục.

+ Học sinh phát triển khả năng cảm thông và chia sẻ cảm xúc về chủ đề tình dục.
II. Chuẩn bị
- Màn chiếu lớn
- Loa, mic
- Hộp câu hỏi
III. Tiến trình hoạt động
1. Khởi động
- Mục đích hoạt động
+ Giúp học sinh hiểu rõ về tình dục, làm cho họ có kiến thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề
này.
+ Tạo ra những cuộc thảo luận, trao đổi cảm xúc giữa học sinh và giáo viên về các vấn đề
liên quan đến tình dục, giúp học sinh cảm thấy thoải mái hơn trong việc thảo luận về vấn đề
này.
+ Xóa bỏ những nhận thức sai lầm về tình dục trong cộng đồng, giúp cho các học sinh tránh
xa những rủi ro tiêu cực về tình dục, và kích thích họ trưởng thành về mặt tình cảm và tư
duy.
-Nội dung: Sử dụng hộp câu hỏi
- Dự kiến hoạt động, sản phẩm của học sinh: Giáo viên tạo tình huống cho học sinh trả lời
câu hỏi từ đấy gợi ra kiến thức của buổi hoạt động ngày hôm nay
- Cách thức tổ chức hoạt động

Thời Hoạt Động Giáo Viên Hoạt Động Học Sinh


gian

15 - Sử dụng hộp câu hỏi: Gọi 3 học sinh để trả lời


phút 3 câu hỏi đã chuẩn bị để
- Trong hộp câu hỏi có một số câu hỏi như sau:
học sinh giải quyết tình
+Bạn nghĩ xâm hại tình dục là gì? Có thể cho một ví dụ huống
về trường hợp xâm hại tình dục
+ Làm thế nào để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua
đường tình dục?
+ Những hành vi tình dục nào được xem là không an
toàn và có thể gây hại cho sức khỏe?

GV đánh giá cách xử lí của học sinh thông qua các tình
huống.
Liên hệ với bài học các hoạt động trên đều giúp học
sinh có thêm kiến thức và kỹ năng phòng chống tình
dục. Đồng thời, chúng cũng giúp phát triển sự tự tin và
khả năng giải quyết vấn đề cho học sinh.

2.Hình thành kiến thức


- Mục tiêu:
+ Xây dựng lòng tin và mở rộng tầm hiểu biết về phòng chống xâm hại tình dục.
+ Tạo cơ hội để cảm thông và chia sẻ cảm xúc về chủ đề.
+ Tìm hiểu về các nguồn tài nguyên hỗ trợ.
- Nội dung hoạt động:
+ Giáo viên đặt câu hỏi tình huống cho học sinh suy nghĩ và trả lời
+ Giáo viên đánh giá, và đóng góp ý kiến của mình, hoàn thiện câu trả lời của học sinh
- Dự kiến hoạt động, sản phẩm của học sinh: Học sinh trả lời được câu hỏi, biết vận dụng
kiến thức vào câu trả lời
- Cách thức tổ chức hoạt động

Thời Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
gian
20 -GV đặt ra tình huống và những câu hỏi để học sinh -Học sinh lắng nghe và suy
phút bên dưới trả lời.( Có sự hướng dẫn của GV) nghĩ
TH1: Nhận biết đụng chạm (hành vi) an toàn: tính huống
* Giáo viên đặt ra những câu hỏi: - Khi các con đi
học về được bố hoặc mẹ ôm hôn, con cảm thấy thế
nào -Học sinh trả lời và giải
- Ai là người có thể chạm vào các vùng riêng tư của quyết tình huống( Dưới sự
các con? hướng dẫn của GV)
- Khi các con bị ốm thì ai là người khám bệnh cho
các con?

TH2: Nhận biết đụng chạm (hành vi) không an toàn


- Cô cho học sinh xem video ngắn về đụng chạm -Học sinh lắng nghe và suy
không an toàn, và đưa ra câu hỏi: nghĩ tình huống
+ Các con vừa xem video về điều gì?
+ Con có nhận xét gì về những hành động đó?
- GV chốt lại vấn đề: trò chuyện với học sinh về -Học sinh trả lời và giải
những cảm xúc mà họ có thể trải qua khi bị xâm hại quyết tình huống( Dưới sự
tình dục và giới thiệu các cách để giúp học sinh giữ hướng dẫn của GV).
gìn sự an toàn của bản thân như:
+Không đi đến những nơi nguy hiểm
+Không nói chuyện với những người lạ
+Không chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội
và cách phản ứng khi bị xâm hại tình dục.

3.Luyện tập
Đặt ra một số tình huống cụ thể và chọn ngẫu nhiên học sinh lên đóng vai giải quyết tình
huống
- Mục đích hoạt động:
+ Nhằm kiểm tra, đánh giá khả năng xử lý tình huống của học sinh qua những điều các em
đã được nghe, tiếp thu trong buổi sinh hoạt
+ Kiểm chứng được khả năng áp dụng những điều đã được học của của các em, giáo viên có
những kết luận về cách xử lý tình huống của học sinh. Từ đó giúp củng cố kiến thức cho học
sinh.
- Nội dung hoạt động:
+ Giáo viên đặt ra các tình huống để học sinh xử lý, giải quyết. Giáo viên có những đánh giá
về cách xử lý của học sinh
- Dự kiến hoạt động, sản phẩm của học sinh: Học sinh đóng vai xử lý tình huống phù hợp, có
sự vận dụng kiến thức đã học trong buổi sinh hoạt
- Cách thức tổ chức hoạt động:

Thời Hoạt động của GV Hoạt động của HS


lượng

15 phút - GV đặt ra các tình huống, yêu cầu các em cùng suy - Học sinh lắng
nghĩ và sẽ gọi ngẫu nhiên 5-6 HS lên đóng vai giải nghe tình huống
quyết tình huống (có sự hỗ trợ của GV)
TH1: Trong trường hợp các em đang đi trên đường và
nghi ngờ, hoặc phát hiện có kẻ đang lén theo dõi các
em từ phía sau, các em sẽ làm gì?
TH2: Giả sử các em đang ở trên xe bus công cộng, và
phát hiện có kẻ đang đứng ngay đằng sau em và đang
có hành động xâm hại tình dục, em sẽ xử lý thế nào? - HS giải quyết tình
huống (có sự giúp
- GV đánh giá cách xử lí của học sinh thông qua các đỡ của GV)
tình huống.

4. Vận dụng
- GV nhắc nhở, dặn dò HS về các kiến thức đã học
- Yêu cầu HS biết áp dụng các kiến thức đã học để có thể bảo vệ bản thân trong cuộc
sống hàng ngày
III. Phụ lục
- Hoạt động 2: Kết Nối:
https://www.youtube.com/watch?v=g6FrbeL-_4w

You might also like