Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 356

1

2
LỜI GIỚI THIỆU

Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu cách
thức mà các tác nhân trong nền kinh tế đưa ra các quyết định lựa chọn
tối ưu trong điều kiện nguồn lực khan hiếm trong một nền kinh tế thị
trường. Kinh tế học vi mô là một môn khoa học được nhiều người lựa
chọn để học tập và nghiên cứu.
Giáo trình Kinh tế học vi mô I được biên soạn dựa trên chương
trình môn học của Trường Đại học Thương mại và tham khảo các giáo
trình khác trong và ngoài nước. Các tác giả đã tham khảo nhiều giáo
trình của các giáo sư ở một số trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Các
tác giả tin rằng Giáo trình Kinh tế học vi mô I sẽ đặc biệt hữu ích cho
các sinh viên Đại học Thương mại và những người quan tâm nghiên cứu
khoa học Kinh tế học vi mô.
Mục tiêu của cuốn sách là nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp người
đọc nắm vững lý thuyết và biết cách vận dụng lý thuyết vào các tình
huống thực hành cụ thể trong thực tiễn kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Nội dung cụ thể của giáo trình được trình bày trong 6 chương,
bao gồm:
- Chương 1: Tổng quan về Kinh tế học vi mô.
- Chương 2: Cung cầu và cơ chế hoạt động của thị trường.
- Chương 3: Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng.
- Chương 4: Lý thuyết về hành vi của các doanh nghiệp.
- Chương 5: Cấu trúc thị trường.
- Chương 6: Thị trường các yếu tố sản xuất.
Mỗi chương của giáo trình đều có mục tiêu của chương, tóm lược
nội dung chương, các dạng câu hỏi thảo luận, câu hỏi trắc nghiệm

3
đúng/sai, bài tập thực hành tính toán và các thuật ngữ thông dụng trong
Kinh tế học vi mô. Cuối giáo trình là lời giải và đáp án các câu hỏi của
từng chương.
Cuốn sách này do PGS. TS. Phan Thế Công làm chủ biên và các
thành viên tham gia biên soạn, bao gồm:
- PGS. TS. Phan Thế Công và ThS. Nguyễn Thị Lệ: Chương 1 và
Chương 6.
- PGS. TS. Phan Thế Công và ThS. Nguyễn Ngọc Quỳnh: Chương 2.
- PGS. TS. Phan Thế Công, ThS. Nguyễn Ngọc Quỳnh và TS.
Phạm Thị Minh Uyên: Chương 3.
- ThS. Ninh Thị Hoàng Lan: Chương 4.
- PGS. TS. Phan Thế Công và ThS. Ninh Thị Hoàng Lan: Chương 5.
- PGS. TS. Phan Thế Công: các phần bài tập thực hành của các chương.
Các tác giả xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu của
Ban giám hiệu Trường Đại học Thương mại, Phòng Quản lý Khoa học,
Hội đồng thẩm định giáo trình, Bộ môn Kinh tế học và các đồng nghiệp
trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng cuốn sách sẽ
không tránh khỏi những khiếm khuyết, các tác giả rất mong nhận được ý
kiến đóng góp và phê bình của người đọc để cuốn sách được hoàn thiện
hơn trong các lần tái bản sau.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Bộ môn Kinh tế học - Trường Đại học
Thương mại - Hà Nội.
Hà Nội, năm 2019
THAY MẶT NHÓM BIÊN SOẠN
Chủ biên
PGS. TS. Phan Thế Công

4
MỤC LỤC
Lời giới thiệu 3
Danh mục bảng 11
Danh mục hình 13

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ 17
1.1. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC 17
1.1.1. Khái niệm Kinh tế học và Kinh tế học vi mô 17
1.1.2. Kinh tế học thực chứng và Kinh tế học chuẩn tắc 19
1.1.3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của Kinh tế học vi mô 20
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô 21
1.2. KHAN HIẾM NGUỒN LỰC VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT 24
1.2.1. Sự khan hiếm nguồn lực và chi phí cơ hội 24
1.2.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất 25
1.2.3. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng 29
1.3. CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN VÀ HỆ THỐNG KINH TẾ 32
1.3.1. Ba vấn đề kinh tế cơ bản 32
1.3.2. Các hệ thống kinh tế 35
TÓM LƯỢC CUỐI CHƯƠNG 38
CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 1 41
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 42
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 43
BÀI TẬP THỰC HÀNH 44

Chương 2
CUNG CẦU VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG 47
2.1. THỊ TRƯỜNG 47
2.1.1. Khái niệm thị trường và giá cả thị trường 47
2.1.2. Phân loại thị trường 49
2.2. CẦU VỀ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ 50
2.2.1. Khái niệm cầu và luật cầu 50
2.2.2. Phương trình và đồ thị đường cầu 52

5
2.2.3. Các yếu tố tác động đến cầu 54
2.2.4. Sự di chuyển và dịch chuyển đường cầu 58
2.2.5. Xây dựng hàm cầu tổng quát 58
2.3. CUNG VỀ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ 60
2.3.1. Khái niệm cung và luật cung 60
2.3.2. Phương trình và đồ thị đường cung 62
2.3.3. Các yếu tố tác động đến cung 63
2.3.4. Sự di chuyển và dịch chuyển đường cung 65
2.3.5. Xây dựng hàm cung tổng quát 66
2.4. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG 67
2.4.1. Trạng thái cân bằng cung cầu 67
2.4.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt hàng hóa trên thị trường 69
2.4.3. Thay đổi trạng thái cân bằng cung cầu 71
2.5. THẶNG DƯ TIÊU DÙNG VÀ THẶNG DƯ SẢN XUẤT TRONG THỊ TRƯỜNG 74
2.5.1. Thặng dư tiêu dùng 74
2.5.2. Thặng dư sản xuất 75
2.6. ĐỘ CO DÃN CỦA CUNG VÀ CẦU 76
2.6.1. Độ co dãn của cầu theo giá 77
2.6.2. Độ co dãn của cầu theo thu nhập 83
2.6.3. Độ co dãn của cầu theo giá chéo 83
2.6.4. Độ co dãn của cung theo giá 84
2.7. SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THỊ TRƯỜNG 86
2.7.1. Giá trần 86
2.7.2. Giá sàn 87
2.7.3. Công cụ thuế của chính phủ 88
2.7.4. Công cụ trợ cấp của chính phủ 90
TÓM LƯỢC CUỐI CHƯƠNG 90
CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 2 93
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 95
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 96
BÀI TẬP THỰC HÀNH 97

6
Chương 3
LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 101
3.1. SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 101
3.1.1. Các giả thiết cơ bản 101
3.1.2. Lợi ích và quy luật lợi ích cận biên giảm dần 103
3.1.3. Đường bàng quan 107
3.1.4. Tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng 114
3.1.5. Một số trường hợp đặc biệt của đường bàng quan 117
3.2. SỰ RÀNG BUỘC VỀ NGÂN SÁCH 119
3.2.1. Đường ngân sách 119
3.2.2. Tác động của sự thay đổi thu nhập đến đường ngân sách 122
3.2.3. Tác động của sự thay đổi giá cả đến đường ngân sách 123
3.3. SỰ LỰA CHỌN TIÊU DÙNG TỐI ƯU 123
3.3.1. Tối đa hóa lợi ích ứng với mức ngân sách nhất định 123
3.3.2. Tối thiểu hóa chi tiêu ứng với một mức lợi ích nhất định 129
3.3.3. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi thay đổi thu nhập 130
3.3.4. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi giá cả thay đổi 132
3.4. CẦU CÁ NHÂN VÀ CẦU THỊ TRƯỜNG 133
3.4.1. Cầu cá nhân 133
3.4.2. Cầu thị trường 135
TÓM LƯỢC CUỐI CHƯƠNG 137
CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 3 138
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 139
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 140
BÀI TẬP THỰC HÀNH 143

Chương 4
LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 149
4.1. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT 149
4.1.1. Hàm sản xuất 150
4.1.2. Sản xuất trong ngắn hạn 151
4.1.3. Sản xuất trong dài hạn 158
4.2. LÝ THUYẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT 165
4.2.1. Chi phí và cách tiếp cận chi phí 165
4.2.2. Chi phí sản xuất trong ngắn hạn 167
4.2.3. Chi phí sản xuất trong dài hạn 174

7
4.3. LỰA CHỌN ĐẦU VÀO TỐI ƯU 180
4.3.1. Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất
một mức sản lượng nhất định 181
4.3.2. Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng khi có một mức
chi phí nhất định 183
4.4. LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN 184
4.4.1. Khái niệm và công thức tính lợi nhuận 184
4.4.2. Ý nghĩa của lợi nhuận 186
4.4.3. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận 186
TÓM LƯỢC CUỐI CHƯƠNG 191
CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 4 192
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 193
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 194
BÀI TẬP THỰC HÀNH 197

Chương 5
CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG 201
5.1. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO 202
5.1.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và các đặc trưng 202
5.1.2. Đường cầu và đường doanh thu cận biên 204
5.1.3. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
trong ngắn hạn 205
5.1.4. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
trong dài hạn 216
5.2. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN THUẦN TÚY 224
5.2.1. Thị trường độc quyền bán thuần túy 224
5.2.2. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy
trong ngắn hạn 231
5.2.3. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy
trong dài hạn 244
5.2.4. Độc quyền mua thuần túy 245
5.3. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN 248
5.3.1. Khái niệm và đặc trưng của thị trường cạnh tranh độc quyền 248
5.3.2. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền 249
5.3.3. Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành cạnh tranh độc quyền 251

8
5.4. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN NHÓM 253
5.4.1. Các đặc trưng cơ bản của độc quyền nhóm 253
5.4.2. Phân tích một số mô hình độc quyền nhóm 254
TÓM LƯỢC CUỐI CHƯƠNG 265
CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 5 269
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 269
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 271
BÀI TẬP THỰC HÀNH 274

Chương 6
THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT 279
6.1. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT 279
6.2. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 280
6.2.1. Cầu về lao động 280
6.2.2. Cung về lao động 288
6.2.3. Cân bằng thị trường lao động 292
6.2.4. Tiền công tối thiểu 293
6.3. THỊ TRƯỜNG VỐN 294
6.3.1. Vốn và các hình thức của vốn 294
6.3.2. Lãi suất và giá trị hiện tại của vốn 295
6.3.3. Cung và cầu trên thị trường vốn 296
6.4. THỊ TRƯỜNG ĐẤT ĐAI 302
6.4.1. Đặc điểm của thị trường đất đai 302
6.4.2. Cung và cầu trên thị trường đất đai 303
6.4.3. Giá cả và tiền thuê đất đai 305
TÓM LƯỢC CUỐI CHƯƠNG 307
CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 6 308
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 309
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 310
BÀI TẬP THỰC HÀNH 311

ĐÁP ÁN CÁC CHƯƠNG 315


Đáp án Chương 1 315
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai 315
2. Đáp án phần Bài tập thực hành tính toán 315

9
Đáp án Chương 2 317
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai 317
2. Đáp án phần Bài tập thực hành tính toán 317
Đáp án Chương 3 326
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai 326
2. Đáp án phần Bài tập thực hành tính toán 326
Đáp án Chương 4 335
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai 335
2. Đáp án phần Bài tập thực hành tính toán 336
Đáp án Chương 5 341
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai 341
2. Đáp án phần Bài tập thực hành tính toán 341
Đáp án Chương 6 351
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai 351
2. Đáp án phần Bài tập thực hành tính toán 351
TÀI LIỆU THAM KHẢO 355

10
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Khả năng sản xuất lương thực và quần áo trong giới hạn nguồn lực 26
Bảng 1.2. Tính toán chi phí cơ hội giữa quần áo và lương thực 31
Bảng 2.1. Cầu về cà phê trên thị trường thành phố X trong một tháng 51
Bảng 2.2. Tổng quan về các yếu tố tác động đến cầu 59
Bảng 2.3. Biểu cung của trứng cho xã X 61
Bảng 2.4. Tổng quan về các yếu tố tác động đến cung 67
Bảng 2.5. Cung - cầu về nước khoáng Lavie trên thị trường Y trong 1 tuần 68
Bảng 3.1. Tổng lợi ích, lợi ích cận biên khi thay đổi mức tiêu dùng bánh Chocopie 106
Bảng 3.2. Các giỏ hàng hóa tạo ra cùng một mức lợi ích 109
Bảng 3.3. Giỏ hàng hóa và đường ngân sách 119
Bảng 3.4. Bảng xác định lượng hàng hóa tiêu dùng tối ưu 124
Bảng 3.5. Xác định lượng cầu thị trường 136
Bảng 4.1. Tổng sản phẩm, sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên
khi sản xuất trong ngắn hạn với yếu tố vốn cố định 154
Bảng 4.2. Số lượng sản phẩm đầu ra thu được từ các tập hợp đầu vào khác nhau 159
Bảng 4.3. Các chi phí sản xuất của một doanh nghiệp bánh ngọt 168
Bảng 5.1. Sản lượng, giá bán và doanh thu của doanh nghiệp độc quyền 228

11
12
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) 26
Hình 1.2. Các nguyên nhân làm cho đường PPF dịch chuyển ra phía ngoài 29
Hình 1.3. Xác định chi phí cơ hội trên đường PPF 29
Hình 2.1. Đồ thị đường cầu 53
Hình 2.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường 54
Hình 2.3. Cầu đối với hàng hóa thông thường và hàng hóa thứ cấp
khi thu nhập của người tiêu dùng tăng 55
Hình 2.4. Sự di chuyển và dịch chuyển đường cầu 58
Hình 2.5. Đường cung 62
Hình 2.6. Cung của một doanh nghiệp và cung thị trường 63
Hình 2.7. Cung tăng (dịch sang phải) hoặc cung giảm (dịch sang trái) 63
Hình 2.8. Sự di chuyển và dịch chuyển đường cung 66
Hình 2.9. Trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trường 68
Hình 2.10. Trạng thái dư thừa 69
Hình 2.11. Trạng thái thiếu hụt 70
Hình 2.12. Sự thay đổi về giá và lượng cân bằng khi cầu thay đổi
còn cung không đổi 71
Hình 2.13. Sự thay đổi về giá và lượng cân bằng khi cung thay đổi
còn cầu không đổi 72
Hình 2.14. Sự thay đổi về giá và lượng cân bằng khi cung tăng, cầu tăng 73
Hình 2.15. Thặng dư tiêu dùng 74
Hình 2.16. Thặng dư sản xuất 75
Hình 2.17. Xác định độ co dãn tại một khoảng trên đường cầu 78
Hình 2.18. Cầu càng kém co dãn theo giá, đường cầu càng dốc 79
Hình 2.19. Hai trường hợp đặc biệt của độ co giãn 80
Hình 2.20. Mối quan hệ giữa độ co dãn của cầu theo giá với doanh thu 81
Hình 2.21. Mối quan hệ giữa độ co dãn và tổng doanh thu 82
Hình 2.22. Giá trần 87
Hình 2.23. Giá sàn 87
Hình 2.24. Chính phủ đánh một khoản thuế t/sản phẩm bán ra của nhà sản xuất 88
Hình 2.25. Chính phủ đánh một khoản thuế t/sản phẩm đối với người tiêu dùng 89
Hình 2.26. Chính phủ trợ cấp s/sản phẩm cho nhà sản xuất 90
Hình 3.1. Mối quan hệ giữa tổng lợi ích và lợi ích cận biên 107
Hình 3.2. Xây dựng đường bàng quan 108

13
Hình 3.3. Đường bàng quan tại mức lợi ích U1 109
Hình 3.4. Bản đồ đường bàng quan 110
Hình 3.5. Đường bàng quan càng xa gốc tọa độ, lợi ích càng tăng 112
Hình 3.6. Các đường bàng quan của một người không bao giờ cắt nhau 112
Hình 3.7. Đường bàng quan không có độ dốc dương 114
Hình 3.8. Xác định tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng 115
Hình 3.9. Hai trường hợp đặc biệt của đường bàng quan 118
Hình 3.10. Đường ngân sách 121
Hình 3.11. Tác động của sự thay đổi thu nhập đến đường ngân sách 122
Hình 3.12. Tác động của sự thay đổi giá cả đến đường ngân sách 123
Hình 3.13. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu 127
Hình 3.14. Xác định giỏ hàng hóa tối ưu tại mức lợi ích nhất định 129
Hình 3.15. Ảnh hưởng của sự gia tăng thu nhập đối với hàng hóa thông thường 131
Hình 3.16. Thu nhập tăng làm giảm cầu của hàng thứ cấp 132
Hình 3.17. Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi giá hàng hóa X thay đổi 133
Hình 3.18. Ảnh hưởng của sự thay đổi giá hàng hóa X 134
Hình 3.19. Xây dựng đường cầu thị trường từ đường cầu cá nhân 136
Hình 4.1. Quá trình sản xuất 149
Hình 4.2. Mối quan hệ giữa sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên
trong ngắn hạn 157
Hình 4.3. Đường đồng lượng 160
Hình 4.4. Xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên trên đường đồng lượng 162
Hình 4.5. Các trường hợp đặc biệt của đường đồng lượng 163
Hình 4.6. Các đường tổng chi phí, chi phí cố định và chi phí biến đổi 169
Hình 4.7. Các đường chi phí bình quân ATC, AFC và AVC 170
Hình 4.8. Đường chi phí cận biên trong ngắn hạn 173
Hình 4.9. Mối quan hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân 173
Hình 4.10. Đường tổng chi phí trong dài hạn 175
Hình 4.11. Mối quan hệ giữa chi phí bình quân và chi phí cận biên trong dài hạn 176
Hình 4.12. Mối quan hệ giữa LAC và LMC trong các trường hợp khác nhau
của tính kinh tế theo quy mô 176
Hình 4.13. Lựa chọn quy mô nhà máy trong dài hạn 177
Hình 4.14. Đường LAC là đường bao của các đường ATC 178
Hình 4.15. Mối quan hệ giữa các đường chi phí trong ngắn hạn và dài hạn 179
Hình 4.16. Đường đồng phí 180
Hình 4.17. Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí 181

14
Hình 4.18. Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng 183
Hình 4.19. Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán 185
Hình 4.20. Mối quan hệ giữa doanh thu cận biên và giá khi đường cầu dốc xuống 188
Hình 4.21. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp 189
Hình 4.22. Hai mức sản lượng thỏa mãn điều kiện MR = MC 190
Hình 5.1. Đường cầu của doanh nghiệp CTHH và của thị trường CTHH 205
Hình 5.2. Xác định điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH 206
Hình 5.3. Đường chi phí cận biên 207
Hình 5.4. Xác định lợi nhuận cực đại của doanh nghiệp CTHH 207
Hình 5.5. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH
khi giá thị trường P0> ATCmin 209
Hình 5.6. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH
khi giá thị trường P0 = ATCmin 210
Hình 5.7. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH
khi AVCmin< P0< ATCmin 211
Hình 5.8. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH khi P0 = AVCmin 212
Hình 5.9. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH khi giá thị trường
P0 < AVCmin 213
Hình 5.10. Đường cung của doanh nghiệp CTHH (đường MC) trong ngắn hạn 214
Hình 5.11. Đường cung của ngành CTHH trong ngắn hạn 215
Hình 5.12. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH trong dài hạn 217
Hình 5.13. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH
trong ngắn hạn và dài hạn 218
Hình 5.14. Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành 219
Hình 5.15. Đường cung dài hạn của ngành CTHH có chi phí không đổi 221
Hình 5.16. Đường cung dài hạn của ngành CTHH có chi phí tăng 222
Hình 5.17. Đường cung dài hạn của ngành CTHH có chi phí giảm 223
Hình 5.18. Chi phí bình quân dài hạn đối với ngành đạt được tính kinh tế
theo quy mô 225
Hình 5.19. Mối quan hệ giữa giá, doanh thu cận biên
và độ co dãn của cầu theo giá 230
Hình 5.20. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp độc quyền khi P > ATC 232
Hình 5.21. Mối quan hệ giữa tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa doanh thu 233
Hình 5.22. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp độc quyền khi P = ATC 235
Hình 5.23. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp độc quyền khi AVC < P < ATC 236
Hình 5.24. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp độc quyền bán khi P ≤ AVC 237
Hình 5.25. Tác động của thuế đối với doanh nghiệp độc quyền 239

15
Hình 5.26. Không tồn tại mối quan hệ 1:1 giữa giá và lượng cung
trên thị trường độc quyền 240
Hình 5.27. Tổn thất phúc lợi xã hội do hiện tượng độc quyền bán 243
Hình 5.28. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy
trong dài hạn 245
Hình 5.29. Quyết định giá và sản lượng mua tối ưu của độc quyền mua thuần túy 247
Hình 5.30. Tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn của doanh nghiệp
cạnh tranh độc quyền 250
Hình 5.31. Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành cạnh tranh độc quyền 252
Hình 5.32. Mô hình Cournot 256
Hình 5.33. Lựa chọn sản lượng tối ưu của hãng 1 theo sản lượng của hãng 2 256
Hình 5.34. Cân bằng Cournot 258
Hình 5.35. Cân bằng Bertrand 263
Hình 6.1. Đường cầu lao động 281
Hình 6.2. Đường cầu lao động trong ngắn hạn và dài hạn 282
Hình 6.3. Điều kiện lựa chọn lượng lao động tối ưu MRPL = w 284
Hình 6.4. Đường MRPL chính là đường cầu của lao động 286
Hình 6.5. Tác động của năng suất lao động đến cầu lao động 288
Hình 6.6. Đường cung sức lao động cá nhân của người lao động 290
Hình 6.7. Cung lao động của các ngành 291
Hình 6.8. Độ co dãn cung lao động của ngành 291
Hình 6.9. Cân bằng cung cầu trên thị trường lao động 292
Hình 6.10. Quy định mức tiền công tối thiểu W1 trên thị trường lao động 294
Hình 6.11. Đường cầu về vốn 298
Hình 6.12. Tác động của tiến bộ công nghệ làm tăng năng suất vốn 299
Hình 6.13. Đường cung về vốn trong ngắn hạn 299
Hình 6.14. Đường cung về vốn trong dài hạn 300
Hình 6.15. Cân bằng cung cầu trên thị trường vốn 301
Hình 6.16. Cân bằng trên thị trường vốn trong dài hạn 302
Hình 6.17. Đường cung về đất đai trong ngắn hạn và dài hạn 303
Hình 6.18. Đường cầu về đất đai 304
Hình 6.19. Cân bằng cung cầu trên thị trường đất đai 305

16
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ

Hoạt động kinh tế là hoạt động thường xuyên của con người. Nó bao
gồm hoạt động kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ, hoạt động mua bán tài
sản tài chính, hoạt động tín dụng (đi vay, cho vay),... Các hoạt động kinh
tế thường nhằm mục đích tạo ra sản phẩm hay dịch vụ để thỏa mãn nhu
cầu của con người nên chúng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong
đời sống, xã hội của con người. Nghiên cứu kinh tế học giúp cho con
người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức
ứng xử của từng chủ thể tham gia vào nền kinh tế nói riêng. Kinh tế học
quan tâm đến hành vi của toàn bộ nền kinh tế và hành vi của các chủ thể
riêng lẻ trong nền kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp, hộ tiêu dùng,
người lao động và chính phủ. Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh
tế học, thông qua nghiên cứu bộ phận này giúp chúng ta có được lời giải
đáp về cách thức các doanh nghiệp làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận,
các hộ tiêu dùng làm thế nào để tối đa hóa được lợi ích, người lao động
làm thế nào để tối đa hóa tiền công.

1.1. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


KINH TẾ HỌC
1.1.1. Khái niệm Kinh tế học và Kinh tế học vi mô
Tác phẩm "Bàn về nguồn gốc của cải" của Nhà kinh tế học người
Anh, Adam Smith đã đánh dấu mốc quan trọng cho sự ra đời thực sự của
Kinh tế học vào năm 1776. Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách
thức mà cá nhân và xã hội lựa chọn việc sử dụng nguồn lực khan hiếm
của mình như thế nào. Các nhà kinh tế học thống nhất vấn đề cốt lõi
trong kinh tế học là vấn đề khan hiếm. Do bất kỳ một chủ thể nào trong
nền kinh tế như chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân hay nhìn chung toàn
bộ nền kinh tế cũng phải đối mặt với sự khan hiếm.

17
Cụ thể:
- Đối với cá nhân, khan hiếm thể hiện ở tiền bạc - mong muốn nhiều
nhưng tiền (thu nhập) có giới hạn. Hay khan hiếm thời gian (1 ngày chỉ
có 24 giờ) - muốn làm nhiều việc nhưng thời gian có hạn, và mỗi người
đều phải dành thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo lại sức lao động của mình.
- Đối với doanh nghiệp, khan hiếm về vốn, tiền, thiếu lao động có kỹ
năng và chất lượng cao, máy móc, trang thiết bị hiện đại. Khi tiến hành
quá trình sản xuất kinh doanh, không doanh nghiệp nào có thể đảm bảo
đầy đủ được tất cả các nguồn lực.
- Đối với một nền kinh tế dù là các nước giàu hay các nước nghèo
cũng phải đối mặt với khan hiếm. Ví dụ: Khan hiếm về tài nguyên thiên
nhiên để sản xuất ra các hàng hóa phục vụ cho nhu cầu của tất cả người
dân. Các nước vẫn phải nhập khẩu những nguyên vật liệu, hay phải nhập
khẩu cả hàng tiêu dùng. Các nước giàu như Mỹ, bên cạnh những ngôi
nhà chọc trời vẫn có những căn nhà được ví như “Ổ chuột”.
Khi đối diện với sự khan hiếm, các chủ thể trong nền kinh tế bắt
buộc phải lựa chọn. Kinh tế học đã giải thích được hành vi lựa chọn của
các chủ thể trong nền kinh tế là như thế nào? Một nhận định khác về kinh
tế học được phát biểu: Kinh tế học là môn khoa học của sự lựa chọn
trong điều kiện khan hiếm. Khái niệm này nêu ra mục đích của sự ra đời
của kinh tế học là để giải quyết vấn đề khan hiếm. Các nguyên tắc giải
quyết của kinh tế học có khả năng áp dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời
sống như thương mại, tài chính, xã hội học,... Dựa trên các cấp độ nghiên
cứu của kinh tế học có thể chia môn khoa học này thành hai bộ phận là
kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Kinh tế học vi mô chuyên nghiên
cứu và phân tích các hành vi kinh tế của các tác nhân trong nền kinh tế
như: Người tiêu dùng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và chính
phủ. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng hợp của một nền
kinh tế như tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách kinh tế vĩ
mô,...

18
Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô là hai bộ phận của kinh tế
học nhưng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chúng ta sẽ không thể
hiểu được các hiện tượng kinh tế vĩ mô nếu không xem xét các quyết
định kinh tế vi mô, vì những thay đổi trong toàn bộ nền kinh tế phát sinh
từ các quyết định của các cá nhân. Ví dụ, các doanh nghiệp trong nền
kinh tế hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ có thể góp phần vào việc cải
thiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của một quốc gia như: Giải quyết thất
nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng, xuất khẩu, kiềm chế lạm phát,... Do
vậy, hành vi kinh tế vi mô có tác động đến việc đưa ra chính sách vĩ mô.
Ngược lại, các chính sách vĩ mô sẽ có ảnh hưởng tới hành vi của các chủ
thể trong nền kinh tế. Ví dụ, Việt Nam đưa ra chính sách kích thích kinh
tế vào cuối năm 2008 đầu năm 2009 đã tác động mạnh đến tăng tiêu
dùng của các cá nhân, hộ gia đình và sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp ở trong nước.

1.1.2. Kinh tế học thực chứng và Kinh tế học chuẩn tắc


Kinh tế học thực chứng mô tả, phân tích, giải thích các sự kiện, hiện
tượng kinh tế một cách khách quan, khoa học. Để nhận biết đâu là nghiên
cứu kinh tế học thực chứng, chúng ta xem xét nghiên cứu đó có trả lời
cho các câu hỏi sau hay không: Vấn đề đó là gì? Như thế nào? Tại sao lại
như vậy? Điều gì sẽ xảy ra? Khi nghiên cứu kinh tế học thực chứng
chúng ta xem xét những luận điểm dưới dạng: Nếu điều này thay đổi thì
điều kia sẽ xảy ra. Chúng ta có thể thấy và dễ hình dung về bản chất của
kinh tế học thực chứng theo quan điểm này giống như khoa học Kinh tế
học vi mô. Ví dụ: Khi giá xăng tăng lên, người tiêu dùng sẽ có xu hướng
tiết kiệm hơn, chi tiêu về xăng sẽ giảm, giả định các yếu tố khác
không đổi.
Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến việc đánh giá chủ quan của các
cá nhân, phán xét về mặt giá trị. Các nghiên cứu kinh tế học chuẩn tắc
thường để trả lời cho câu hỏi: Nên làm gì? Nên làm như thế nào? Ví dụ,
trường đại học cần có chính sách hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình học

19
tập. Hay để giảm thiểu những chi phí trong quá trình tổ chức thi, các
trường đại học nên thực hiện quy định thi một lần.
Mặc dù có sự khác biệt, nhưng kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc
có mối quan hệ với nhau. Quan điểm thực chứng được hình thành dựa
trên sự thống nhất mang tính phổ biến và khách quan, nó là cơ sở cho các
quan điểm về chuẩn tắc cho những quyết định, chính sách nào là nên làm.
Hay, kinh tế học thực chứng là trung tâm của kinh tế học và kinh tế học
chuẩn tắc sẽ là nhân tố thúc đẩy và tạo ra hướng nghiên cứu mới cho
kinh tế học thực chứng. Ví dụ, phát biểu “Người nghèo có đời sống rất
khó khăn (Thực chứng) và chính phủ nên trợ cấp cho họ (Chuẩn tắc)”
hay “Lạm phát tăng cao sẽ làm cho đời sống của người dân trở nên khó
khăn hơn (Thực chứng) và chính phủ cần có biện pháp giảm tỷ lệ lạm
phát (Chuẩn tắc)”.

1.1.3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của Kinh tế học vi mô
Các tác nhân trong nền kinh tế luôn phải thực hiện sự lựa chọn và
hành vi đó của họ được lý giải thông qua các nghiên cứu của kinh tế học
đặc biệt là trong kinh tế học vi mô. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của
kinh tế vi mô là hành vi kinh tế của các tác nhân trong nền kinh tế. Nội
dung giáo trình nghiên cứu Kinh tế học vi mô I ở cấp độ cơ bản và hướng
tới cung cấp cho người học những kiến thức, nguyên lý chính của vi mô.
Từ đó, người học có căn cứ cho việc tiếp cận những lý thuyết, mô hình
cao hơn trong các mức độ tiếp theo của vi mô. Để hiểu hơn về đối tượng
nghiên cứu, Kinh tế học vi mô I trình bày hệ thống những nội dung chủ
yếu sau:
- Sử dụng công cụ đường giới hạn khả năng sản xuất để phân tích sự
khan hiếm nguồn lực của nền kinh tế.
- Phân tích cung và cầu về hàng hóa và dịch vụ, giá cả thị trường và
các mối quan hệ qua lại giữa chúng. Nghiên cứu sự can thiệp của chính
phủ vào thị trường hàng hóa và dịch vụ.
- Phân tích hành vi lựa chọn của người tiêu dùng để tối đa hóa lợi ích
khi phải đối diện với sự khan hiếm về thu nhập.

20
- Nghiên cứu và phân tích hành vi lựa chọn của nhà sản xuất: Xác
định chi phí, doanh thu, lợi nhuận và việc lựa chọn đầu vào như thế nào
để tối đa hóa sản lượng, tối thiểu hóa chi phí, lựa chọn sản lượng tối đa
hóa lợi nhuận.
- Phân tích hành vi của doanh nghiệp trên các cấu trúc thị trường bao
gồm thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền thuần túy,
cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm.
- Phân tích và làm rõ hành vi của các doanh nghiệp, người lao động
ở thị trường các yếu tố đầu vào bao gồm các đầu vào chủ yếu như: Lao
động, vốn, tài nguyên thiên nhiên.

1.1.4. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô


Kinh tế học là một môn khoa học nên phương pháp nghiên cứu kinh
tế học cũng tương tự các môn khoa học tự nhiên như toán học, sinh học,
hoá học hay vật lý. Tuy nhiên, kinh tế học nghiên cứu hành vi kinh tế của
con người, nên phương pháp nghiên cứu kinh tế học nói chung và kinh tế
học vi mô nói riêng cũng có nhiều điểm khác với các môn khoa học tự
nhiên khác, ví như phương pháp phân tích cận biên được giới thiệu ở nội
dung tiếp theo. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mô bao gồm:
- Phương pháp mô hình hóa, bao gồm việc xây dựng mô hình, phát
triển mô hình bằng cách phân tích dựa trên các dữ liệu thu thập được,
kiểm chứng thực tế.
- Phương pháp so sánh tĩnh: Theo phương pháp này, các giả thuyết
kinh tế về mối quan hệ giữa các biến luôn phải đi kèm với giả định các
yếu tố khác không đổi trong mô hình đưa ra.
- Phương pháp phân tích cận biên: Đây là phương pháp đặc thù của
Kinh tế học nói chung và Kinh tế học vi mô nói riêng. Nó cũng là
phương pháp cơ bản của sự lựa chọn kinh tế tối ưu bởi vì bất cứ sự lựa
chọn nào cũng phải dựa trên sự so sánh giữa lợi ích mang lại và chi phí
bỏ ra. Phương pháp phân tích cận biên được sử dụng để tìm ra điểm tối
ưu của sự lựa chọn. Theo phương pháp này, chúng ta phải so sánh lợi ích

21
và chi phí tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất (hoặc tiêu
dùng) tăng thêm. Lợi ích và chi phí tăng thêm đó được gọi là lợi ích cận
biên và chi phí cận biên. Điểm xác định mức tối ưu để đạt được lợi ích
lớn nhất là điểm mà tại đó lợi ích cận biên bằng với chi phí cận biên.
Mô hình kinh tế và xây dựng mô hình kinh tế:
- Xác định vấn đề nghiên cứu: Bước đầu tiên được áp dụng trong
phương pháp nghiên cứu kinh tế học là phải xác định được vấn đề nghiên
cứu hay câu hỏi nghiên cứu.
- Xây dựng mô hình và phát triển mô hình: Xây dựng mô hình kinh
tế để tìm được câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu đã xác định. Mô hình
kinh tế là một cách thức mô tả thực tế đã được đơn giản hóa mối quan hệ
của các biến số. Mô hình kinh tế có thể được mô tả bằng lời, bảng số liệu,
đồ thị hay các phương trình toán học.
- Mô hình kinh tế: Các mô hình thường dựa trên những giả định về
hành vi của các biến số đã được làm đơn giản hoá hơn so với thực tế.
Ngoài ra, mô hình chỉ tập trung vào những biến số quan trọng nhất để
giải thích vấn đề nghiên cứu. Ví dụ về mô hình cung - cầu trong thị
trường sữa, trong thực tế, các biến số có thể liên quan đến lượng tiêu thụ
sữa bao gồm giá cả của sữa, thu nhập của người tiêu dùng, giá cả các
hàng hoá khác có liên quan, thị hiếu của người tiêu dùng hay điều kiện
về bảo quản, hàm lượng các chất trong sữa,... Trong quá trình phân tích,
các nhà kinh tế học sẽ phải lựa chọn các biến số thích hợp và loại bỏ
những biến ít có liên quan hay không có ảnh hưởng đến lượng sữa. Trong
trường hợp đơn giản nhất, nhà kinh tế học sẽ loại bỏ sự phức tạp của thực
tế bằng cách giả định chỉ có giá của sữa quyết định đến lượng tiêu thụ
sữa còn các yếu tố khác là không thay đổi.
Mục tiêu của mô hình kinh tế là dự báo hoặc tiên đoán kết quả khi
các biến số thay đổi. Mô hình kinh tế có hai nhiệm vụ quan trọng. Thứ
nhất, cho biết nền kinh tế hoạt động như thế nào. Bằng cách mô tả vấn đề
nghiên cứu thông qua mô hình đơn giản, chúng ta có thể hiểu sâu hơn
một vài khía cạnh quan trọng của vấn đề. Thứ hai, các mô hình kinh tế
được sử dụng để hình thành các giả thuyết kinh tế.

22
- Kiểm chứng giả thuyết kinh tế: Mô hình kinh tế chỉ có ích khi và
chỉ khi nó đưa ra được những dự đoán đúng. Ở bước này, các nhà kinh tế
học sẽ tập hợp các số liệu để kiểm chứng lại giả thuyết. Nếu kết quả thực
nghiệm phù hợp với giả thuyết thì giả thuyết được công nhận còn nếu
ngược lại, giả thuyết sẽ bị bác bỏ. Hai vấn đề liên quan đến việc giải
thích các số liệu kinh tế, đó là vấn đề liên quan đến giả định các yếu tố
khác không thay đổi và vấn đề còn lại liên quan đến quan hệ nhân quả.
- Giả định các yếu tố khác không thay đổi: Trong kinh tế học, muốn
kiểm tra giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến số kinh tế, các nhà kinh
tế thường phải sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê được thiết kế
riêng cho trường hợp các yếu tố khác không thể cố định được. Thực tế,
một biến số kinh tế thường chịu tác động của rất nhiều các biến số khác
có liên quan. Do đó, trong phân tích cần cố định các yếu tố không cần
phân tích để chỉ ra tác động của một biến số kinh tế lên biến số mà chúng
ta đang xét. Ví dụ, muốn phân tích mối quan hệ giữa giá và lượng tiêu
thụ sữa cần phải cố định các yếu tố khác (giả định các yếu tố khác không
đổi) như chất lượng sữa không đổi, thu nhập của người tiêu dùng không
đổi... Qua việc dùng giả định đó, kinh tế học sẽ chỉ ra được khi giá sữa
giảm lượng tiêu thụ sữa sẽ tăng lên hay mối quan hệ giữa giá và lượng
tiêu thụ là mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Nếu không sử dụng giả định các yếu
tố khác không đổi, chúng ta sẽ không thể nhận định chính xác tác động
của giá đến lượng tiêu thụ sữa. Bởi, giá sữa giảm nhưng sữa có hàm lượng
Melamine thì lượng tiêu thụ sữa không những không tăng mà còn giảm.
- Phân tích quan hệ nhân quả: Các giả thuyết kinh tế thường mô tả
mối quan hệ giữa các biến số mà sự thay đổi của biến số này là nguyên
nhân khiến một (hoặc) các biến khác thay đổi theo. Biến chịu sự tác động
được gọi là biến phụ thuộc còn biến thay đổi tác động đến các biến khác
được gọi là biến độc lập. Biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
nhưng bản thân thì chịu sự tác động của các biến số khác ngoài mô hình.
Phương pháp cân bằng tổng quát được dùng để phân tích cân bằng chung
trên các thị trường.

23
1.2. KHAN HIẾM NGUỒN LỰC VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
1.2.1. Sự khan hiếm nguồn lực và chi phí cơ hội
Nguồn lực là tất cả những yếu tố được sử dụng để sản xuất hàng hóa
hay dịch vụ và có thể được gọi theo một tên khác là các yếu tố sản xuất.
Nguồn lực đầu vào để sản xuất hàng hóa và dịch vụ được chia thành bốn
nhóm: Tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật - công
nghệ.
- Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực trong và trên mặt đất,
ví dụ: Rừng, khoáng sản, đất trồng trọt, đất xây dựng,...
- Lao động là số lượng người lao động, chất lượng, kỹ năng trình độ
của người lao động.
- Vốn không chỉ đề cập đến tiền mà còn bao gồm những hàng hóa có
thời gian sử dụng lâu dài và nhằm sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ khác.
Ví dụ: Nhà xưởng, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất.
- Tiến bộ kỹ thuật - công nghệ là khả năng tạo ra công nghệ sản xuất
mới. Khả năng kết hợp vốn - lao động - đất đai, tài nguyên thiên nhiên
nhằm đạt được hiệu quả. Vấn đề ở đây không phải là có bao nhiêu đất đai,
bao nhiêu lao động hay bao nhiêu vốn mà vấn đề là sử dụng chúng như
thế nào cho hiệu quả.
Khan hiếm là tình trạng hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn lực không đủ
so với mong muốn hay nhu cầu. Nguồn lực là khan hiếm vì số lượng
nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ là có hạn, ngày
một cạn kiệt. Chúng ta có thể thấy sự cạn kiệt tài nguyên khoáng sản, đất
đai, lâm sản, hải sản... Trong khi đó, nhu cầu hàng hoá và dịch vụ là vô
hạn, ngày càng tăng, càng đa dạng và phong phú, nhất là chất lượng ngày
càng cao. Chẳng hạn, nhu cầu về phương tiện đi lại của con người từ xe
đạp đến xe máy, ô tô, máy bay... Do vậy, vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu
ngày càng phải đặt ra một cách nghiêm túc, gay gắt và thực hiện một
cách rất khó khăn.

24
Con người phải đối mặt với sự khan hiếm nguồn lực nên luôn phải
lựa chọn tối ưu. Việc lựa chọn sẽ đưa con người tới sự đánh đổi - muốn
sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa này thì phải từ bỏ một lượng hàng
hóa khác. Đây chính là chi phí cơ hội để sản xuất một hàng hóa. Chi phí
cơ hội là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa
chọn. Chi phí cơ hội luôn xuất hiện khi tình trạng khan hiếm nguồn lực
xảy ra, vì khi đó người ta sẽ buộc phải đánh đổi, nếu tiến hành hoạt động
này thì phải bỏ qua hoạt động khác. Chính vì vậy, khi đưa ra bất cứ sự
lựa chọn kinh tế nào, chúng ta cũng phải cân nhắc, so sánh các phương
án với nhau dựa theo chi phí cơ hội của các phương án đó với nguyên tắc
chọn phương án có chi phí cơ hội là nhỏ nhất. Ví dụ: Chi phí cơ hội của
việc tự kinh doanh hay đi làm thuê, chi phí cơ hội của sản xuất ô tô và
nhập khẩu ô tô,...
Chi phí cơ hội không phải là tổng giá trị các lựa chọn bị bỏ lỡ mà chỉ là
giá trị của lựa chọn tốt nhất có thể, bởi vì người ta không thể nào cùng một
lúc sử dụng nhiều lựa chọn thay thế được. Với nguồn lực khan hiếm thì
năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế sẽ được biểu diễn như thế nào.
Chúng ta sẽ nghiên cứu khái niệm đường giới hạn khả năng sản xuất.

1.2.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất


Quá trình sản xuất luôn cần có nguồn lực nhưng những nguồn lực và
công nghệ hiện có là có giới hạn chứ không phải là những con số vô hạn.
Do đó, xã hội không thể có mọi thứ mà họ muốn vì bị giới hạn bởi khả
năng sản xuất. Xây dựng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) sử
dụng phương pháp trừu tượng hóa, đơn giản hóa để nghiên cứu bản chất
vấn đề với những giả thiết.
Xem xét một doanh nghiệp chỉ có 4 lao động tập trung sản xuất hai
loại hàng hóa là lương thực, quần áo trong một năm với những giả định
dưới đây:
- Thứ nhất: Nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hóa (quần áo và
lương thực).
- Thứ hai: Số lượng nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế là cố định.

25
- Thứ ba: Trình độ công nghệ là cố định.
Khả năng sản xuất tối đa quần áo và lương thực được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 1.1. Khả năng sản xuất lương thực và quần áo trong giới hạn nguồn lực

Đơn vị: Triệu sản phẩm


Quần áo Lương thực
Khả năng
Lao động Sản lượng Lao động Sản lượng
A 4 48 0 0
B 3 40 1 11
C 2 32 2 16
D 1 16 3 21
E 0 0 4 24

Chúng ta biểu diễn các khả năng sản xuất trên ở một hệ trục tọa độ
với trục tung đo lường sản lượng quần áo và trục hoành đo lường sản
lượng lương thực. Nối các điểm này lại, ta được một đường gọi là đường
giới hạn khả năng sản xuất.

Không thể
đạt tới
N

Đường PPF
Không
hiệu quả

Hình 1.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)

26
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là một tập hợp các phối
hợp tối đa số lượng các sản phẩm mà doanh nghiệp có thể sản xuất được,
là đường gồm tập hợp tất cả các điểm biểu thị sự kết hợp các nguồn lực
thích hợp để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định. Đường PPF
cho biết các mức phối hợp tối đa của sản lượng mà doanh nghiệp có thể sản
xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có.
- Những phương án nằm trên đường PPF như (A, B, C, D, E) là
những phương án tối ưu. Đường PPF có dạng cong lõm về gốc toạ độ.
Các khoảng dịch chuyển từ A đến B đến C đến D,... mỗi đoạn tương ứng
với việc chuyển một lao động từ ngành quần áo sang ngành sản xuất
lương thực và mỗi lần chuyển này làm giảm sản lượng trong ngành quần
áo nhưng lại tăng sản lượng trong ngành lương thực. Với mỗi một lần
chuyển lao động từ ngành quần áo sang ngành lương thực, chúng ta nhận
được ít hơn sản lượng quần áo sản xuất và nhận được một lượng tăng
thêm của sản lượng lương thực.
- Những điểm nằm phía ngoài đường PPF (ví dụ như phương án N)
là những phương án sản xuất không thể đạt tới với nguồn lực và công
nghệ hiện có do sự khan hiếm của nguồn lực. So sánh phương án N với B
(nằm trên đường PPF), ta thấy nền kinh tế không thể đạt được mức sản
lượng sản xuất tại N. Với mức sản lượng 40 triệu bộ quần áo/năm, doanh
nghiệp hiện tại chỉ có thể sản xuất tối đa 11 triệu tấn lương thực/năm tức
là tối đa tại điểm B.
- Sự khan hiếm về các nguồn lực buộc xã hội phải chọn các điểm
nằm trong hoặc trên đường PPF. Để đạt được các phương án tối ưu, cần
phải tìm cách đẩy đường PPF ra phía ngoài bằng các biện pháp như: Đổi
mới công nghệ, thực hiện các chính sách kinh tế,...
- Các phương án (như phương án M nằm phía trong đường PPF) là
phương án sản xuất không hiệu quả vì ở đó xã hội bỏ phí các nguồn lực.
Lý luận tương tự như việc so sánh vị trí của M, B, với nguồn lực chỉ để

27
đầu tư sản xuất 11 triệu tấn lương thực/năm, doanh nghiệp có thể sản
xuất 40 triệu bộ quần áo/năm (tại B) thay vì chỉ sản xuất được 16 triệu bộ
quần áo/năm (tại M). Doanh nghiệp có thể tăng thêm sản lượng của một
mặt hàng mà không đòi hỏi phải cắt bớt sản lượng mặt hàng khác, như
vậy nguồn lực chưa được sử dụng hiệu quả.
Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa cho sự khan hiếm
Qua việc phân tích những điểm nằm ngoài đường PPF với giả định
công nghệ là cố định là những điểm mà doanh nghiệp không thể đạt được
do nguồn lực khan hiếm. Như vậy, PPF chính là công cụ để biểu diễn
cho sự khan hiếm nguồn lực của doanh nghiệp.
Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa cho sản xuất hiệu quả
Như chúng ta đã biết, tính hiệu quả được thể hiện khi doanh nghiệp
không thể sản xuất thêm sản lượng của một hàng hóa này mà sản lượng
hàng hóa kia tăng hoặc không đổi. Đường PPF minh họa cho sự hiệu quả,
vì với số lượng nguồn lực có hạn, doanh nghiệp muốn tăng sản lượng
lương thực phải giảm sản lượng quần áo. Điều này thể hiện qua sự dịch
chuyển các phương án sản xuất từ A đến B, đến C và đến D. Ví dụ, khi
chuyển từ phương án A sang phương án B, có thể tăng 11 triệu tấn lương
thực, nhưng phải từ bỏ 8 triệu bộ quần áo. Với những căn cứ đã đề cập có
thể kết luận rằng, những điểm nằm phía trong đường PPF như điểm M là
những điểm sản xuất và sử dụng nguồn lực không hiệu quả.
Các yếu tố làm dịch chuyển đường PPF
Đạt được các điểm nằm ngoài đường PPF, các doanh nghiệp cần
phải tìm cách lựa chọn các phương án nằm ngoài đường PPF, xác định
đường PPF mới. Đường PPF dịch chuyển phụ thuộc vào các yếu tố chính
như: Sự tăng lên của nguồn lực về chất lượng hoặc số lượng, tiến bộ của
khoa học công nghệ hay những chính sách vĩ mô của nhà nước tác động
làm cải thiện nguồn lực và công nghệ.

28
Hàng hóa Y Số lượng nguồn lực tăng

Chất lượng nguồn lực tăng

Đường PPF Tiến bộ công nghệ


mở rộng

PPF1 PPF2
0
Hàng hóa X

Hình 1.2. Các nguyên nhân làm cho đường PPF dịch chuyển ra phía ngoài

1.2.3. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng


1.2.3.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa cho chi phí
cơ hội
Việc xác định chi phí cơ hội cho việc sản xuất một triệu tấn lương
thực thông qua đường PPF như sau:

Y1 1
X1 Y2 
2

X2
Y3
3
X3
Y4  4

11 16 21 X4 24

Hình 1.3. Xác định chi phí cơ hội trên đường PPF

29
- Từ điểm A đến điểm B: Để sản xuất thêm 11 triệu tấn lương thực
thì phải đánh đổi bằng việc giảm 8 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để
sản xuất thêm 11 triệu tấn lương thực là 8 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ
hội để sản xuất thêm 1 triệu tấn lương thực = 8/11 triệu bộ quần áo.
Y1
Ta có chi phí cơ hội:  tg1 = | độ dốc đường PPF|
X1

- Từ điểm B đến điểm C: Để sản xuất thêm 5 triệu tấn lương thực thì
phải đánh đổi bằng việc giảm 8 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để sản
xuất thêm 5 triệu tấn lương thực = 8 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để
sản xuất thêm 1 triệu tấn lương thực = 8/5 triệu bộ quần áo.
Ta có chi phí cơ hội:
Y2
 tg 2 = | độ dốc đường PPF|
X 2

- Từ điểm C đến điểm D: Để sản xuất thêm 5 triệu tấn lương thực thì
phải đánh đổi bằng việc giảm 16 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để sản
xuất thêm 5 triệu tấn lương thực = 16 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để
sản xuất thêm 1 triệu tấn lương thực = 16/5 triệu bộ quần áo.
Ta có chi phí cơ hội:
Y3
 tg 3 = | độ dốc đường PPF|
X 3

- Từ điểm D đến điểm E: Để sản xuất thêm 3 triệu tấn lương thực thì
phải đánh đổi bằng việc giảm 16 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để sản
xuất thêm 3 triệu tấn lương thực = 16 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để
sản xuất thêm 1 triệu tấn lương thực = 16/3 triệu bộ quần áo.
Ta có chi phí cơ hội:

Y4
 tg 4 = | độ dốc đường PPF|
X 4

30
Chi phí cơ hội sản xuất 1 tấn lương thực:
Y
 tg = | độ dốc đường PPF|
X

Vậy, đường giới hạn khả năng sản xuất biểu thị chi phí cơ hội thông
qua trị tuyệt đối của độ dốc của các điểm trên đường PPF. Từ việc phân
tích chi phí cơ hội khi thực hiện các phương án từ A đến E trên đường
giới hạn khả năng sản xuất, ta có thể tổng hợp chi phí cơ hội để sản xuất
thêm 1 tấn lương thực thông qua bảng sau:
Bảng 1.2. Tính toán chi phí cơ hội giữa quần áo và lương thực

Phương án Quần áo (C) Lương thực (F) Chi phí


sản xuất Triệu bộ/năm Triệu tấn/năm cơ hội
A 48 0 -
B 40 11 8/11
C 32 16 8/5
D 16 21 16/5
E 0 24 16/3

Ta thấy, khi dịch chuyển các điểm từ A đến E nằm trên đường giới
hạn khả năng sản xuất thì chi phí cơ hội tăng dần. Để sản xuất thêm 1 triệu
tấn lương thực thì doanh nghiệp sẽ phải từ bỏ ngày càng nhiều các bộ
quần áo hơn.
1.2.3.2. Quy luật chi phí cơ hội
Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng được phát biểu: Để sản xuất
thêm một đơn vị hàng hóa này, xã hội sẽ phải từ bỏ ngày càng nhiều các
đơn vị của loại hàng hóa khác.
Do sự chuyển hóa các nguồn lực khi chuyển từ sản xuất hàng hóa
này sang sản xuất hàng hóa khác là không hoàn toàn phù hợp. Có thể đó
là nguồn lực tốt để sản xuất hàng hóa này nhưng nó lại không phải là
nguồn lực tốt để sản xuất hàng hóa kia. Qua phân tích sự thay đổi các

31
phương án sản xuất từ A đến E (dọc theo đường PPF từ trên xuống dưới),
các doanh nghiệp sẽ phải đánh đổi nhiều sản lượng quần áo hơn để có thể
sản xuất thêm được 1 đơn vị lương thực, chi phí cơ hội là ngày càng tăng
(xem hình 1.3).
Do quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng và chi phí cơ hội lại được
tính bằng giá trị tuyệt đối |độ dốc đường PPF| nên đường giới hạn khả
năng sản xuất là một đường cong lõm về phía gốc tọa độ.

1.3. CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN VÀ HỆ THỐNG KINH TẾ


1.3.1. Ba vấn đề kinh tế cơ bản
Bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải đối diện với ba vấn đề sau: Sản
xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai?
1.3.1.1. Sản xuất cái gì?
Trong điều kiện nguồn lực khan hiếm, các doanh nghiệp không thể
sản xuất tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ mà cần có sự lựa chọn quyết
định sản xuất hàng hóa gì với số lượng bao nhiêu, chất lượng ra sao?
Sản xuất cái gì là vấn đề cơ bản đầu tiên cần phải trả lời. Vì nguồn
lực khan hiếm nên không thể dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội.
Trong khả năng hiện có, nền kinh tế sẽ phải lựa chọn để sản xuất một số
loại hàng hóa nhất định. Việc lựa chọn loại hàng hóa, dịch vụ nào nên
được ưu tiên sản xuất sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố, ví dụ như cầu của thị
trường, khả năng về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, tình hình cạnh
tranh, giá cả trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả sẽ là tín
hiệu trực tiếp nhất giúp người sản xuất quyết định sản xuất cái gì.
Sự cạnh tranh làm cho các nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm thỏa
mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Trong việc tìm kiếm lợi nhuận, nhà
sản xuất cố gắng cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao hơn nhằm
phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Hầu hết, các nhà kinh tế
đều thống nhất rằng mặc dù các biện pháp tiếp thị có thể ảnh hưởng đến
cầu tiêu dùng, nhưng người tiêu dùng mới chính là người quyết định sản

32
phẩm và dịch vụ nào sẽ được mua. Trong thị trường cạnh tranh, người
tiêu dùng được gọi là “Thượng đế”. Bởi, người tiêu dùng mong muốn
tiêu dùng sản phẩm nhiều hơn, điều này sẽ làm tăng cầu. Trong ngắn hạn,
sự gia tăng cầu có thể làm tăng giá cả, lượng sản xuất cũng tăng lên và
lợi nhuận của các công ty trong ngành cũng cao hơn. Lợi nhuận ngành
cao sẽ hấp dẫn các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường trong dài hạn
và vì vậy cung thị trường sẽ tăng lên. Sự tăng cung sẽ làm cho giá cả
hàng hóa giảm trong khi đó lượng bán vẫn tiếp tục tăng lên. Lợi nhuận do
sự gia tăng cầu trong ngắn hạn dần dần sẽ bị mất đi khi giá giảm xuống.
Ngoài ra, nhu cầu thị trường về hàng hóa rất đa dạng và phong phú,
tăng cả về số lượng và chất lượng. Khả năng thanh toán, sự khan hiếm về
thu nhập đối với cá nhân người tiêu dùng đòi hỏi chính phủ và các doanh
nghiệp cần có sự tính toán và sự lựa chọn hàng hóa phù hợp với người
tiêu dùng, có lợi cho xã hội và tối đa hóa lợi nhuận.
1.3.1.2. Sản xuất như thế nào?
Sau khi quyết định được loại hàng hóa, dịch vụ nào nên được sản
xuất, xã hội phải trả lời câu hỏi quan trọng thứ hai là "Sản xuất như thế
nào?", tức là tìm ra phương pháp, công nghệ thích hợp cho sản xuất và sự
kết hợp hợp lý và hiệu quả giữa các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra
hàng hóa được lựa chọn. Đồng thời, giải quyết vấn đề "Sản xuất như thế
nào?" cũng chính là tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau: Hàng hóa đó nên
sản xuất ở đâu? Sản xuất bao nhiêu? Khi nào thì sản xuất và cung cấp? Tổ
chức và quản lý các khâu từ lựa chọn đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm ra sao?
Vấn đề thứ hai này có thể phát biểu một cách hoàn chỉnh: "Sản phẩm
và dịch vụ được sản xuất bằng cách nào?". Vấn đề này liên quan đến việc
xác định những nguồn lực nào được sử dụng và phương pháp để sản xuất
ra những sản phẩm và dịch vụ. Chẳng hạn, để sản xuất ra điện, các quốc
gia có thể xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử.
Tuy nhiên, việc lựa chọn phương án sản xuất nào còn phải dựa trên khía
cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội, nguồn lực và trình độ khoa học kỹ thuật
của mỗi quốc gia.

33
Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất vì mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận sẽ phải tìm kiếm các nguồn lực có chi phí thấp nhất có thể (giả
định với số lượng và chất lượng sản phẩm không thay đổi). Các phương
pháp và kỹ thuật sản xuất mới chỉ có thể được chấp nhận khi chúng làm
giảm chi phí sản xuất. Để có thể lý giải tại sao một số quốc gia lựa chọn
tập trung sản xuất một số hàng hóa và trao đổi với các quốc gia khác.
Vấn đề ở đây liên quan đến việc xem xét chi phí cơ hội và bằng cách so
sánh chi phí tương đối trong việc sản xuất các hàng hóa, các quốc gia sẽ
sản xuất và trao đổi hàng hóa trên cơ sở chi phí cơ hội thấp nhất.
1.3.1.3. Sản xuất cho ai?
Sau khi xác định được loại hàng hóa, dịch vụ nên sản xuất và
phương pháp sản xuất các loại sản phẩm đó, xã hội còn phải giải quyết
vấn đề cơ bản thứ ba là "Sản xuất cho ai?". Câu hỏi này liên quan đến
việc lựa chọn phương pháp phân phối các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
được sản xuất tới tay người tiêu dùng như thế nào. Do nguồn lực là khan
hiếm, sẽ có cạnh tranh trong tiêu dùng và trên thị trường tự do cạnh tranh
thì sản phẩm sẽ thuộc về người có khả năng thanh toán cho việc mua sản
phẩm. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được chính phủ xem xét và điều tiết
thông qua các chính sách về thuế, giá cả và trợ cấp, nhằm đảm bảo cho
cả những người nghèo, khó khăn, có thu nhập thấp cũng được hưởng
những thành quả từ nguồn lực của xã hội.
Vấn đề phải giải quyết đó là, "Ai sẽ nhận sản phẩm và dịch vụ?".
Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập và giá cả xác định ai sẽ nhận hàng
hóa và dịch vụ cung cấp. Điều này được xác định thông qua tương tác
của người mua và bán trên thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực.
Thu nhập chính là nguồn tạo ra khả năng mua sắm của các cá nhân và
phân phối thu nhập được xác định thông qua: Tiền lương, tiền lãi, tiền
cho thuê và lợi nhuận trên thị trường nguồn lực sản xuất. Trong nền kinh
tế thị trường, những ai có nguồn tài nguyên, lao động, vốn và kỹ năng
quản lý cao hơn sẽ nhận thu nhập cao hơn. Với thu nhập này, các cá nhân
đưa ra quyết định loại và số lượng sản phẩm sẽ mua trên thị trường và
giá cả định hướng cách thức phân bổ nguồn lực cho những ai mong
muốn trả với mức giá thị trường.

34
1.3.2. Các hệ thống kinh tế
Các nền kinh tế luôn đối diện với ba vấn đề cơ bản. Nhưng việc giải
quyết đó không hẳn giống nhau. Mức độ can thiệp của nhà nước, chính
phủ vào nền kinh tế thông qua việc trả lời ba câu hỏi này sẽ hình thành
nên ba nền kinh tế sau:
1.3.2.1. Nền kinh tế chỉ huy
Đối với nền kinh tế chỉ huy hay nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung,
nhà nước đứng ra giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản. Thứ nhất, sản xuất
cái gì? Nhà nước giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các ngành, các địa phương
và cơ sở sản xuất kinh doanh. Thứ hai, sản xuất như thế nào? Nhà nước
tiến hành quốc doanh hoá và tập thể hoá, xoá bỏ tư nhân, nhà nước cấp
phát vốn và vật tư cho các ngành, các địa phương và cơ sở thực hiện
nhiệm vụ. Thứ ba, sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải giao nộp sản phẩm
và tích luỹ cho nhà nước theo chỉ tiêu pháp lệnh. Nhà nước sử dụng chế
độ phân phối bằng hiện vật cho các cơ quan nhà nước, dùng chế độ tem
phiếu để phân phối cho người tiêu dùng. Ví dụ: Mô hình kinh tế chỉ huy
ở Việt Nam trước năm 1986.
a) Ưu điểm
- Quản lý được tập trung thống nhất và giải quyết được những nhu
cầu công cộng của xã hội.
- Giải quyết được những vấn đề xã hội và an ninh.
- Hạn chế được sự phân hoá giàu nghèo và bất công trong xã hội.
- Tập trung được nguồn lực để giải quyết những cân đối lớn của nền
kinh tế quốc dân.
b) Hạn chế
- Tập trung quan liêu, bao cấp không thúc đẩy và kích thích sản xuất
phát triển. Mọi vấn đề đều do nhà nước quyết định, các doanh nghiệp
không được quyền chủ động trong việc sản xuất kinh doanh.

35
- Phân phối bình quân không xuất phát từ nhu cầu thị trường, mang
tính chủ quan, điều này sẽ dẫn tới những mất cân đối cục bộ và sự phân
phối trở nên không hiệu quả.
- Bộ máy nặng nề, cồng kềnh, quan liêu, kém hiệu lực.
- Phân phối và sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, các doanh nghiệp
thường chờ đợi, ỷ lại, thiếu năng động sáng tạo.
- Sự can thiệp của nhà nước vào những hoạt động cụ thể của
doanh nghiệp.
1.3.2.2. Nền kinh tế thị trường tự do
Để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản, nền kinh tế thị trường phải
thông qua hoạt động của quan hệ cung cầu trên thị trường, quan hệ cạnh
tranh, giá cả thị trường. Cách thức giải quyết này xuất phát từ tư tưởng
“bàn tay vô hình” của Adam Smith. Giá cả thị trường có vai trò quyết
định trong quá trình lựa chọn và ra quyết định, giá cả thị trường do quan
hệ cung cầu quyết định và phản ánh quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị
trường. Nền kinh tế thị trường có những ưu điểm và hạn chế sau:
a) Ưu điểm
Các chủ thể trong nền kinh tế trở nên năng động hơn. Do các quyết
định từ sản xuất đến tiêu dùng là từ bản thân các doanh nghiệp nên họ
luôn có sự đổi mới trong sản xuất, cải tiến công nghệ, phát triển đội ngũ
nhân lực, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cũng như có những chiến lược
phân phối hàng hóa phù hợp,... để có thể tối đa hóa lợi nhuận.
Người tiêu dùng cũng có điều kiện quyết định tiêu dùng những sản
phẩm đáp ứng nhu cầu của mình, không còn ở tình trạng bị động như
trong nền kinh tế chỉ huy. Từ đó, họ cũng trở nên năng động hơn, hài hòa
giữa việc theo đuổi các lợi ích và thu nhập (ngân sách) để có thể tối đa
hóa lợi ích của mình.
b) Hạn chế
- Do tính cạnh tranh, vì động cơ lợi nhuận là mục tiêu tối ưu và duy
nhất, cho nên dễ nảy sinh tình trạng ô nhiễm, phân hoá giàu nghèo, bất
công xã hội.

36
- Mức chênh lệch giàu nghèo có thể dẫn đến những mâu thuẫn xã
hội, nhiều nhu cầu công cộng rất cần cho xã hội và con người, nhưng nếu
như lợi nhuận thấp hoặc không có thì những nhu cầu đó không thực hiện
được.
- Những yêu cầu về an ninh, quốc phòng và xã hội không được giải
quyết thoả đáng.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng hai mô hình kinh tế trên đều có
những điểm mạnh và điểm yếu, nói khác đi thì kinh tế thị trường có
những lợi thế song nó cũng có những khuyết tật của mình.
1.3.2.3. Mô hình kinh tế hỗn hợp
Nếu chỉ phát triển nền kinh tế theo mô hình nền kinh tế chỉ huy hay
nền kinh tế thị trường tự do sẽ giống như là việc chúng ta vỗ tay bằng
một bàn tay (theo Nhà kinh tế học Samuelson), điều này có nghĩa là sẽ có
những hạn chế nhất định cho từng mô hình kinh tế này. Việc vận hành
nền kinh tế của mỗi quốc gia theo mô hình hỗn hợp được ví như hình ảnh
vỗ tay có đủ cả hai bàn tay.
Nền kinh tế hỗn hợp đòi hỏi trước hết phải phát triển theo cơ chế thị
trường (Bàn tay vô hình), có nghĩa là cần phát triển các quan hệ cung
cầu, cạnh tranh, tôn trọng vai trò của giá cả thị trường, lấy lợi nhuận làm
mục tiêu và động cơ phấn đấu. Tuy nhiên, bàn tay hữu hình cũng rất cần
thiết đó là sự can thiệp của nhà nước.
Nếu để nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường sẽ có rất nhiều
khuyết tật, và những khuyết tật này sẽ được khắc phục thông qua sự điều
tiết vĩ mô của nhà nước. Đó là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế
các nước trên thế giới. Nó có ý nghĩa quyết định đến việc lựa chọn tối ưu
những vấn đề kinh tế cơ bản của một nền kinh tế, hay của doanh nghiệp.

37
TÓM LƯỢC CUỐI CHƯƠNG
 Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách vận
hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng tác nhân
trong nền kinh tế nói riêng. Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn
lực khan hiếm cho các mục đích sử dụng khác nhau. Cơ chế này nhằm
giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế
nào? Và sản xuất cho ai? Các bộ phận hợp thành nền kinh tế là người ra
quyết định bao gồm: Hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Kinh tế
học bao gồm 2 bộ phận là Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô.
 Kinh tế vi mô chuyên nghiên cứu và phân tích các hành vi kinh tế
của các tác nhân trong nền kinh tế: Người tiêu dùng, các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh và chính phủ. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu các vấn đề
kinh tế tổng hợp của một nền kinh tế như: Tăng trưởng, lạm phát, thất
nghiệp, các chính sách kinh tế vĩ mô,...
 Kinh tế học thực chứng mô tả, phân tích, giải thích các sự kiện,
hiện tượng kinh tế một cách khách quan, khoa học. Để có thể nhận biết
đâu là nghiên cứu kinh tế học thực chứng, chúng ta xem xét nghiên cứu
đó có trả lời cho các câu hỏi sau hay không: Vấn đề đó là gì? Là như thế
nào? Tại sao lại như vậy? Điều gì sẽ xảy ra nếu? Khi nghiên cứu kinh tế
học thực chứng chúng ta xem xét những luận điểm dưới dạng: Nếu điều
này thay đổi thì điều kia sẽ xảy ra. Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến
việc đánh giá chủ quan của các cá nhân, phán xét về mặt giá trị. Các
nghiên cứu kinh tế học chuẩn tắc thường để trả lời cho câu hỏi: Nên làm
gì? Nên làm như thế nào?
 Phương pháp so sánh tĩnh: Theo phương pháp này, các giả thuyết
kinh tế về mối quan hệ giữa các biến luôn phải đi kèm với giả định các
yếu tố khác không đổi (Ceteris Paribus) trong mô hình đưa ra. Phương
pháp phân tích cận biên: Đây là phương pháp đặc thù của Kinh tế học nói
chung và Kinh tế học vi mô nói riêng. Nó cũng là phương pháp cơ bản
của sự lựa chọn kinh tế tối ưu bởi vì bất cứ sự lựa chọn nào cũng phải

38
dựa trên sự so sánh giữa lợi ích mang lại và chi phí bỏ ra. Phương pháp
phân tích cận biên được sử dụng để tìm ra điểm tối ưu của sự lựa chọn.
Theo phương pháp này, chúng ta phải so sánh lợi ích và chi phí tại mỗi
đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất (hoặc tiêu dùng) tăng thêm. Lợi
ích và chi phí đó được gọi là lợi ích cận biên và chi phí cận biên.
 Mô hình kinh tế: Các mô hình thường dựa trên những giả định về
hành vi của các biến số đã được làm đơn giản hoá hơn so với thực tế.
Ngoài ra, mô hình chỉ tập trung vào những biến số quan trọng nhất để
giải thích vấn đề nghiên cứu.
 Khan hiếm là tình trạng hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn lực không
đủ so với mong muốn hay nhu cầu. Theo David Begg, một nguồn lực
khan hiếm là nguồn lực mà tại điểm giá bằng không thì lượng cầu về nó
lớn hơn lượng cung sẵn có. Như vậy, đối với các nguồn lực có mức giá
lớn hơn không (có nghĩa là chúng ta phải trả một mức giá nhất định nào
đó để có được một sản phẩm mà chúng ta cần) thì đó là các nguồn lực
khan hiếm.
 Nguồn lực là khan hiếm vì số lượng nguồn lực được sử dụng để
sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ là có hạn và ngày một cạn kiệt. Chúng ta có
thể thấy sự cạn kiệt tài nguyên khoáng sản, đất đai, lâm sản, hải sản,...
Trong khi đó, nhu cầu hàng hoá và dịch vụ là vô hạn, ngày càng tăng,
càng đa dạng và phong phú, nhất là chất lượng ngày càng cao. Chẳng
hạn, người ta muốn có nước máy trong nhà, hệ thống sưởi ấm, điều hoà
nhiệt độ, tủ lạnh, học hành, lương thực, tivi, sách báo, ôtô, du lịch, thể
thao, hoà nhạc, chỗ ở, quần áo, không khí trong lành,...
 Chi phí cơ hội: Là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực
hiện sự lựa chọn. Chi phí cơ hội luôn xuất hiện khi tình trạng khan hiếm
nguồn lực xảy ra, vì khi đó người ta sẽ buộc phải đánh đổi, nếu tiến hành
hoạt động này thì phải bỏ qua hoạt động khác. Chính vì vậy, khi đưa ra
bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào, chúng ta cũng phải cân nhắc, so sánh các
phương án với nhau dựa theo chi phí cơ hội của các phương án đó với
nguyên tắc chọn phương án có chi phí cơ hội là nhỏ nhất.

39
 Đường PPF là một tập hợp các phối hợp tối đa số lượng các sản
phẩm mà nền kinh tế có thể sản xuất được, là đường gồm tập hợp tất cả
các điểm biểu thị sự kết hợp các nguồn lực thích hợp để sản xuất ra một
khối lượng sản phẩm nhất định của nền kinh tế. Đường PPF cho biết các
mức phối hợp tối đa của sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được
khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có.
 Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng lên cho biết: Để sản xuất
thêm một đơn vị hàng hóa này, xã hội sẽ phải từ bỏ ngày càng nhiều các
đơn vị của loại hàng hóa khác.
 Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho
các mục tiêu cạnh tranh. Cơ chế này nhằm giải quyết ba vấn đề kinh tế
cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai?
 Nền kinh tế chỉ huy (kinh tế kế hoạch hoá tập trung): Đối với nền
kinh tế này, nhà nước đứng ra giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản. Nhà nước
giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các ngành, các địa phương và cơ sở sản xuất
kinh doanh. Nhà nước tiến hành quốc doanh hoá và tập thể hoá, xoá bỏ tư
nhân. Nhà nước cấp phát vốn và vật tư cho các ngành, các địa phương và cơ
sở thực hiện nhiệm vụ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải giao nộp sản
phẩm và tích luỹ cho nhà nước theo chỉ tiêu pháp lệnh. Nhà nước sử dụng
chế độ phân phối bằng hiện vật cho các cơ quan nhà nước, dùng chế độ tem
phiếu để phân phối cho người tiêu dùng.
 Nền kinh tế thị trường tự do: Để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ
bản, nền kinh tế thị trường tự do phải thông qua hoạt động của quan hệ
cung cầu trên thị trường, quan hệ cạnh tranh, giá cả thị trường. Cách thức
giải quyết này xuất phát từ tư tưởng “bàn tay vô hình” của Adam Smith.
Giá cả thị trường có vai trò quyết định trong quá trình lựa chọn và ra
quyết định, giá cả thị trường do quan hệ cung cầu quyết định và phản ánh
quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trường.
 Mô hình kinh tế hỗn hợp: Nền kinh tế hỗn hợp, đòi hỏi trước hết
phải phát triển theo cơ chế thị trường (Bàn tay vô hình), có nghĩa là cần
phát triển các quan hệ cung cầu, cạnh tranh, tôn trọng vai trò của giá cả

40
thị trường, lấy lợi nhuận làm mục tiêu và động cơ phấn đấu. Tuy nhiên,
bàn tay hữu hình cũng rất cần thiết đó là sự can thiệp của Nhà nước.

CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 1

Tiếng Việt Tiếng Anh


Chi phí cơ hội Opportunity Cost
Chính phủ Government
Công suất thừa Excess Capacity
Công ty Company
Độ dốc Slope
Doanh nghiệp, hãng Firm
Đường giới hạn khả năng sản xuất Production Possibility Frontier (PPF)
Hệ thống kinh tế Economic System
Hiệu quả kinh tế Economic Efficiency
Hiệu quả sản xuất Production Efficiency
Hộ gia đình Household
Kinh tế chỉ huy Central Planning Economy
Kinh tế học Economics
Kinh tế học chuẩn tắc Normative Economics
Kinh tế học thực chứng Positive Economics
Kinh tế học vi mô Microeconomics
Kinh tế học vĩ mô Macroeconomics
Kinh tế hỗn hợp Mixed Economy
Kinh tế thị trường Market Economy
Lựa chọn Choice
Lý thuyết kinh tế Economic Theory
Mô hình kinh tế Economic Model
Nền kinh tế Economy
Nguồn lực Source
Quy luật chi phí cơ hội tăng dần The law of increasing opportunity cost
Sự khan hiếm Scarcity
Tăng trưởng kinh tế Economic Growth

41
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Kinh tế học là gì? Phân biệt kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô?
2. Phân biệt kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. Lấy ví
dụ minh họa?
3. Phân tích đối tượng và nội dung nghiên cứu kinh tế học vi mô?
4. Nguồn lực sản xuất là gì? Tại sao nguồn lực lại khan hiếm? Chi
phí cơ hội là gì? Nêu ví dụ minh họa?
5. Nêu và phân tích các phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô?
6. Mô hình kinh tế là gì và vai trò của nó trong phân tích kinh tế học
nói chung và kinh tế học vi mô nói riêng?
7. Ba vấn đề kinh tế cơ bản mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng như các
doanh nghiệp phải giải quyết là gì? Cách thức giải quyết ba vấn đề kinh
tế này ở mỗi hệ thống kinh tế?
8. Phân tích các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống kinh tế thị
trường và hệ thống kinh tế chỉ huy?
9. Đường giới hạn khả năng sản xuất là gì? Lấy ví dụ minh họa. Tại
sao nói đường giới hạn khả năng sản xuất là một công cụ mô tả cho sự
khan hiếm và chi phí cơ hội?
10. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng thể hiện trên đường giới
hạn khả năng sản xuất như thế nào? Tại sao lại có quy luật này?

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI


1. Kinh tế học chỉ nghiên cứu những vấn đề vĩ mô như tổng sản
lượng, lạm phát và thất nghiệp.
2. Kinh tế học vi mô nghiên cứu về hành vi của các tác nhân trong
nền kinh tế trong khi kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề về lạm
phát, thất nghiệp, chu kỳ kinh tế, tăng trưởng kinh tế.

42
3. Tất cả các yếu tố sản xuất đều khan hiếm.
4. Khan hiếm là hiện tượng nghèo đói trong các nền kinh tế.
5. Vấn đề khan hiếm có thể loại bỏ hoàn toàn nếu biết cách sử dụng
nguồn lực hiệu quả.
6. Chi phí cơ hội là tổng giá trị của tất cả các phương án bị bỏ qua
khi đưa ra sự lựa chọn kinh tế.
7. Với cùng một quyết định nhưng chi phí cơ hội của người này có
thể khác với những người khác.
8. Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Là ba
vấn đề kinh tế cơ bản của bất kỳ hệ thống kinh tế nào.
9. Khi nền kinh tế có những nguồn lực không được sử dụng thì nó
hoạt động ở miền bên trong của đường PPF.
10. Khi nền kinh tế hoạt động ở trên đường PPF thì nó không chịu
tác động của quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng.
11. Với nguồn lực cố định và trình độ công nghệ hiện có, nền kinh tế
không bao giờ đạt được những phương án sản xuất nằm phía ngoài
đường PPF.
12. Những điểm nằm trên đường PPF là những điểm có thể đạt tới và
là điểm hiệu quả của nền kinh tế.
13. Nếu nền kinh tế nằm ở trên đường PPF, nó có thể sản xuất nhiều
hơn một mặt hàng mà không phải giảm sản xuất mặt hàng khác.
14. Đường PPF cho biết khi sản xuất một lượng nhất định hàng hóa
này thì số lượng tối đa về hàng hóa khác mà một nền kinh tế có thể sản
xuất ra là bao nhiêu khi nó sử dụng hết nguồn lực và với trình độ công
nghệ hiện có.
15. Trong nền kinh tế chỉ huy, vấn đề sản xuất cái gì? Sản xuất như
thế nào? Và sản xuất cho ai? Do chính phủ quyết định.

43
16. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng cho biết chi phí cơ hội
của một quyết định có xu hướng tăng theo thời gian.
17. Nếu không có chính phủ, vấn đề sản xuất cho ai? sẽ không thể
giải quyết.
18. Độ dốc của đường PPF tăng dần khi đi từ trên xuống dưới thì
nguồn lực được sử dụng không hiệu quả.
19. Do nguồn lực khan hiếm nên đường giới hạn khả năng sản xuất
luôn có độ dốc âm.
20. Trận sóng thần năm 2004 làm đường giới hạn khả năng sản xuất
của Inđônêxia dịch chuyển vào bên trong.

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài số 1:
Nam muốn đi từ Hà Nội vào Vinh. Nếu Nam đi máy bay thì sẽ mất 1
giờ, còn nếu Nam đi ô tô bus sẽ cần 5 giờ. Giá vé máy bay quãng đường
Hà Nội - Vinh là 700.000 VNĐ, còn giá vé xe bus là 200.000 VNĐ. Nếu
không mất thời gian di chuyển, Nam có thể làm việc và kiếm được thu
nhập là 200.000 VNĐ/giờ.
a. Tính chi phí cơ hội của Nam khi di chuyển từ Hà Nội vào Vinh
bằng xe bus?
b. Nếu Nam đi máy bay thì chi phí cơ hội của Nam là bao nhiêu?
c. Nam nên đi từ Hà Nội vào Vinh bằng phương tiện gì?
d. Trả lời lại câu a, b, c nếu bây giờ thu nhập của Nam chỉ là 50.000
VNĐ/giờ
Bài số 2:
Giả định một nền kinh tế chỉ có 4 lao động, sản xuất 2 loại hàng hóa
là lương thực và quần áo. Khả năng sản xuất được cho bởi bảng số
liệu sau:

44
Lao động Lương thực Lao động Quần áo Phương án
0 0 4 30 A
1 9 3 24 B
2 17 2 17 C
3 22 1 10 D
4 25 0 0 E

a. Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất (đường PPF)? (số lượng
lương thực biểu diễn trên trục hoành và quần áo biểu diễn trên trục tung).
b. Tính chi phí cơ hội để sản xuất thêm một đơn vị lương thực tại các
đoạn AB , BC , CD , DE và cho nhận xét?
c. Mô tả các điểm nằm trong, nằm trên và nằm ngoài đường PPF và
cho nhận xét?

45
46
Chương 2
CUNG CẦU VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
CỦA THỊ TRƯỜNG

Hoạt động kinh doanh hàng ngày có hai đối tượng chính đó là người
mua và người bán. Người mua bao gồm người tiêu dùng (mua hàng hóa,
dịch vụ nhằm mục đích sử dụng) và doanh nghiệp (thuê mua vốn, lao
động, các nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh
doanh). Người bán bao gồm các doanh nghiệp (bán hàng hóa, dịch vụ);
người lao động (cung ứng sức lao động); chủ sở hữu các nguồn lực như
đất đai, ruộng vườn, các nguyên liệu sản xuất. Như vậy, hầu hết mọi cá
nhân và các doanh nghiệp đều là người bán và đồng thời là người mua
nhưng chúng ta coi họ là người mua khi họ mua một thứ gì đó và là
người bán khi họ bán một thứ gì đó. Chương này giới thiệu cho người
đọc kiến thức cơ bản về thị trường, cung và cầu, sự hình thành giá cả và
sản lượng cân bằng trên thị trường. Bên cạnh đó, nội dung chương cũng
đề cập đến một số công cụ can thiệp của chính phủ vào thị trường và tác
động của chúng đến thị trường.

2.1. THỊ TRƯỜNG


2.1.1. Khái niệm thị trường và giá cả thị trường
Thị trường là một thuật ngữ đã xuất hiện từ rất lâu và chúng ta
thường xuyên nhắc tới trong mọi khía cạnh của nền kinh tế. Khái niệm
thị trường rất đa dạng, mỗi quan điểm khác nhau, trường phái khác nhau
có những cách tiếp cận khác nhau.
Gegory Mankiw (2003) đưa ra một khái niệm khá đơn giản: “Thị
trường là tập hợp của một nhóm người bán và người mua một hàng hóa
hoặc dịch vụ nhất định”. Theo Pindyck và Rubinfeld (2005), khái niệm
thị trường được hiểu theo nghĩa tương tự: “Thị trường là tập hợp người

47
mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi”.
Có nhiều quan điểm khác nhau nhìn nhận về thị trường, căn cứ vào
những quan điểm đó cũng như dựa trên thực tế, chúng ta có thể thống
nhất chung một khái niệm về thị trường như sau: “Thị trường là một tập
hợp các dàn xếp mà thông qua đó những người bán và người mua tiếp
xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ”.
Thị trường không nhất thiết phải là một địa điểm cụ thể và bị giới
hạn trong một không gian cụ thể mà chính là những thỏa thuận giữa
người mua và người bán. Nơi nào có sự thỏa thuận giữa người mua và
người bán để mua bán hàng hóa, dịch vụ thì nơi đó có thị trường. Do đó,
thị trường có thể là một quán cà phê, một chợ, một cuộc ký kết hợp đồng
mua bán, chợ trái cây, tiệm cắt tóc, quán ăn, một số thị trường lại được
vận hành thông qua các trung gian như thị trường chứng khoán, thị
trường vô hình như thương mại điện tử (Ebay.com),...
Hình thức của thị trường khác nhau nhưng các thị trường có cùng
một chức năng kinh tế đó là điều tiết nền kinh tế: Xác lập mức giá và số
lượng hàng hóa hay dịch vụ mà tại đó người mua muốn mua và người
bán muốn bán. Giá cả và số lượng hàng hóa hay dịch vụ được mua bán
trên thị trường thường song hành với nhau. Ứng với một mức giá nhất
định, một số lượng hàng hoá nhất định sẽ được mua bán. Trên thị trường
tồn tại các quy luật kinh tế cơ bản như: Quy luật cung cầu, quy luật giá
trị, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả. Những quy luật này luôn tác
động, hạn chế và thúc đẩy nhau tạo thành tập hợp các mối quan hệ hết
sức phức tạp.
Giá cả thị trường: Mối quan hệ trên thị trường là mối quan hệ giữa
cung, cầu - hàng và tiền được biểu hiện thông qua giá cả, khi mối quan
hệ này thay đổi sẽ tác động đến giá cả thị trường. Giá cả của hàng hóa
phản ánh lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để các doanh nghiệp lựa chọn các
mặt hàng trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, giá cả thị trường còn
biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế lớn như quan hệ giữa cung - cầu,
quan hệ tích lũy - tiêu dùng, quan hệ trong - ngoài nước.

48
Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá duy nhất là giá thị
trường, mức giá này có thể dễ dàng tìm thấy hàng ngày trong các bản tin
kinh tế, ví dụ như giá của các sản phẩm như lúa mỳ, ngô hay vàng,... Còn
trên thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, các doanh nghiệp có thể định
ra các mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm. Điều này xảy ra khi
một doanh nghiệp chinh phục được nhóm khách hàng từ các đối thủ cạnh
tranh hoặc nhóm khách hàng trung thành đối với một số sản phẩm mà họ
ưa thích, khi đó các doanh nghiệp này có thể định giá cao hơn so với sản
phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác.

2.1.2. Phân loại thị trường


Như chúng ta đã thấy, thị trường được tạo nên bởi người bán và
người mua, đồng thời mỗi một thị trường riêng biệt có những đặc điểm
khác nhau. Dựa vào những tiêu chí, tiêu thức khác nhau như phạm vi địa
lý, đối tượng hàng hóa được trao đổi, mức độ cạnh tranh... mà người ta
có thể phân loại thị trường như sau:
Các căn cứ và tiêu thức phân loại thị trường:
- Số lượng người mua và người bán.
- Loại hình sản phẩm đang sản xuất và bán.
- Sức mạnh thị trường của người mua và người bán.
- Các trở ngại của việc gia nhập thị trường.
- Hình thức cạnh tranh giá cả và phi giá cả.
Phân loại thị trường dựa theo mức độ cạnh tranh: Trên các thị
trường này, có sự khác nhau về số lượng người bán, người mua, tính chất
của hàng hóa, dịch vụ trao đổi từ đó dẫn tới khác nhau về sức cạnh tranh
- sức mạnh thị trường. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (thuần túy): Đây
là một thị trường có rất nhiều người mua và người bán, trao đổi một loại
sản phẩm đồng nhất, mọi thông tin trên thị trường này đều được người
bán, người mua nắm rõ và họ không có quyền quyết định đến mức giá
cũng như sản lượng hàng hóa trao đổi trên thị trường. Thị trường độc

49
quyền thuần túy (độc quyền mua hoặc độc quyền bán): Chỉ có một người
mua và nhiều người bán hoặc chỉ có một người bán và nhiều người mua.
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Bao gồm cạnh tranh độc quyền
và độc quyền tập đoàn.
Phân chia theo đối tượng hàng hóa hay dịch vụ được trao đổi: Phân
chia theo đối tượng được trao đổi ở đây là phân chia theo loại hàng hóa
hay dịch vụ được trao đổi, ví dụ như: Thị trường gạo, thị trường bất động
sản, thị trường dịch vụ viễn thông, thị trường dịch vụ vận tải, thị trường
chứng khoán...
Phân chia theo phạm vi, quy mô thị trường: Thị trường địa phương,
thị trường trong nước, thị trường quốc tế,...
Ngoài ra, còn rất nhiều cách phân chia thị trường theo những tiêu chí
khác nhau như: Mức độ tập trung, tính tiềm năng của tập khách hàng,...
Việc phân loại thị trường rất quan trọng bởi một doanh nghiệp phải xác
định được đâu là các đối thủ cạnh tranh trong thực tế cũng như tiềm tàng
đối với các sản phẩm mà doanh nghiệp đang bán và sẽ bán. Bên cạnh đó,
doanh nghiệp cũng cần nắm rõ được những nhược điểm của sản phẩm,
định vị được phạm vi địa lý của thị trường mình đang kinh doanh để có
các chính sách giá, chiến lược quảng cáo và ra các quyết định đầu tư về
vốn sao cho phù hợp.

2.2. CẦU VỀ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ


2.2.1. Khái niệm cầu và luật cầu
Cầu (ký hiệu là D) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua
muốn mua và sẵn sàng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng
thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi.
Muốn mua biểu thị nhu cầu của người tiêu dùng về một hàng hóa
hoặc dịch vụ nào đó. Sẵn sàng mua biểu thị có khả năng mua, khả năng
thanh toán. Thực tế cho thấy, nếu thiếu một trong hai yếu tố muốn mua
và có khả năng mua thì sẽ không tồn tại cầu. Cầu khác nhu cầu, nhu cầu
là những mong muốn, sở thích của người tiêu dùng, nhưng có thể không

50
có khả năng thanh toán. Nhu cầu của con người là vô tận, chẳng hạn một
sinh viên sống và học tập tại Hà Nội tranh thủ mấy ngày nghỉ lễ muốn
vào thành phố Đà Nẵng bằng máy bay để thăm họ hàng nhưng anh ta
không có đủ tiền để mua vé máy bay vì vậy không có cầu của sinh viên
này về vé máy bay. Ngoài ra, khi phân tích cầu của người tiêu dùng nào
đó chúng ta phải ứng vào một không gian và thời gian cụ thể. Ví dụ, cầu
về phở buổi sáng khác với buổi trưa. Trong thực tế, người ta hay nói đến
cầu thị trường thay vì cầu cá nhân bởi các hiện tượng kinh tế thường được
dự đoán bởi hành vi của một đám đông chứ không phải của một cá thể.
Lượng cầu (ký hiệu là QD) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể
mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một
khoảng thời gian nhất định.
Biểu cầu là bảng chỉ số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu
dùng sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức khác nhau trong một thời
gian nhất định (Ceteris Paribus).
Ví dụ: Cho biểu cầu về cà phê trên thị trường thành phố X trong một
tháng như sau:
Bảng 2.1. Cầu về cà phê trên thị trường thành phố X trong một tháng

Giá (USD) 45 44 43 42 41 40

Lượng (tấn) 670 680 690 700 710 720

Luật cầu: Số lượng hàng hóa được cầu trong khoảng thời gian đã
cho tăng lên khi giá của hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại, giả định
các yếu tố khác không đổi.
Giá cả tăng thì lượng cầu giảm: P thì Q .
D

Giá cả giảm thì lượng cầu tăng: P thì Q .


D

Vì sao lại có luật cầu? Lý do là phần lớn mọi loại hàng hóa (dịch
vụ) đều có khả năng thay thế bởi loại hàng hóa khác cùng chủng loại.

51
Ví dụ: Mỗi một que kem Tràng Tiền giá là 5000 đồng, một sinh viên tên
là An có thể ăn cùng một lúc 3 chiếc cho thỏa thích, nhưng do chi phí
đầu vào tăng nên nhà quản lý của kem Tràng Tiền quyết định tăng giá
mỗi que kem lên 7000 đồng, tâm lý bị chi phối về khả năng thanh toán
nên sinh viên An giảm tiêu dùng xuống còn 2 chiếc hoặc chuyển sang
mua kem Merino của KiDo Foods với giá rẻ hơn.
Hầu hết các loại hàng hóa (dịch vụ) trên thị trường đều tuân theo luật
cầu, chỉ có một số rất ít hàng hóa không tuân theo luật cầu, ngược với
luật cầu, được gọi là hàng hóa Giffen. Hàng hóa Giffen do nhà thống kê
và kinh tế học Sir Rober Giffen (1837-1910) người Anh đưa ra. Hàng
hoá gọi là Giffen khi mà tác động thu nhập đủ lớn để làm lượng cầu giảm
khi giá giảm. Điều này có nghĩa là đường cầu dốc lên (như đường cung).
Trường hợp này hiếm khi xảy ra và ít được quan tâm trong thực tế. Ví dụ:
Một khu vực xảy ra lũ lụt và bị cô lập dẫn đến giá lương thực - thực
phẩm tăng nhưng cầu về những mặt hàng này không hề giảm mà lại tăng.

2.2.2. Phương trình và đồ thị đường cầu


Giả định các yếu tố khác không đổi chỉ có mối quan hệ giữa giá cả
và lượng cầu, khi đó chúng ta có thể xây dựng hàm cầu tuyến tính có
dạng đơn giản:
Qx = f(Px)

- Dạng hàm cầu tuyến tính cơ bản nhất là: QD = a - bP hoặc


- Hàm cầu ngược: P = (a/b) - (1/b)QD.
Trong đó: a và b là các tham số, a > 0 và b ≥ 0. Tham số chặn a cho
biết giá trị của Qd khi biến P có giá trị bằng 0. Các tham số b được gọi là
hệ số góc: Đo ảnh hưởng đối với lượng cầu khi biến P thay đổi và các
yếu tố khác giữ nguyên.
Ví dụ, hệ số góc b đo sự thay đổi trong lượng cầu khi giá thay đổi
một đơn vị, có nghĩa là b = Qd /P. Như đã nhấn mạnh ở trên, Qd và P
tỉ lệ nghịch, b có giá trị âm vì Qd và P trái dấu. Lưu ý: Ký hiệu  có

52
nghĩa là ”sự biến động trong”. Vậy, nếu lượng cầu tăng (giảm) thì Qd là
số dương (âm). Tương tự như vậy, nếu giá tăng (giảm) thì P là số
dương (âm). Nói chung, thương số Y/X đo lường sự thay đổi của Y khi
X thay đổi một đơn vị.
Đường cầu: Là đường biểu diễn các mối quan hệ giữa lượng cầu và
giá. Các điểm nằm trên đường cầu sẽ cho biết lượng cầu của người mua
ở các mức giá nhất định.

Hình 2.1. Đồ thị đường cầu

Theo quy ước trục tung biểu thị giá cả, trục hoành biểu thị sản
lượng, ta xây dựng được đường cầu D (xem hình 2.1). Với tham số b > 0,
đồ thị đường cầu là đường dốc xuống về phía phải, có độ dốc âm. Độ dốc
của đường cầu thường được xác định bằng công thức:
P 1 1
   P('Q )  '
Q b Q( P )

Cầu thị trường: Bằng tổng các mức cầu cá nhân (từ cầu cá nhân ta
có thể suy ra được cầu thị trường). Đường cầu thị trường được xác định
bằng cách cộng theo chiều ngang (trục hoành) các đường cầu cá nhân
tương ứng tại mỗi mức giá. Do đó, độ dốc của đường cầu thị trường
thường thoải hơn đường cầu cá nhân. Hình 2.2 cho thấy đường cầu thị
trường bằng tổng đường cầu A và B cộng lại theo chiều ngang.

53
Hình 2.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường

2.2.3. Các yếu tố tác động đến cầu


Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa khác nhau mà các yếu tố tác
động đến cầu sẽ khác nhau. Sau đây là một số yếu tố tác động đến cầu
phổ biến:
- Thu nhập của người tiêu dùng: Thu nhập là một trong những yếu
tố quan trọng nhất quyết định mua gì và bao nhiêu đối với người tiêu
dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của người tiêu dùng. Nếu thu
nhập tăng khiến cho người tiêu dùng có cầu cao hơn đối với một loại
hàng hóa khi tất cả các yếu tố khác là không đổi, ta gọi hàng hóa đó là
hàng hóa thông thường. Trong hàng hóa thông thường lại có hàng hoá
thiết yếu và hàng hoá xa xỉ. Hàng hoá thiết yếu là các hàng hoá được cầu
nhiều hơn khi thu nhập tăng lên nhưng sự tăng cầu là tương đối nhỏ hoặc
xấp xỉ như sự tăng của thu nhập. Có một số loại hàng hóa và dịch vụ mà
khi các yếu tố khác là không đổi, thu nhập tăng sẽ làm giảm cầu tiêu
dùng. Loại hàng hóa này được gọi là hàng hóa thứ cấp. Đối với loại
hàng hóa này, thu nhập tăng khiến người tiêu dùng có cầu ít đi, và thu
nhập giảm khiến người tiêu dùng có cầu tăng lên.

54
Khi xét một loại hàng hóa nào đó là hàng hóa xa xỉ, thông thường
hay thứ cấp người ta thường xác định tại một không gian và thời gian cụ
thể. Một loại hàng hóa có thể vừa là hàng hóa thông thường và vừa là
hàng hóa thứ cấp. Cùng với sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng
theo thời gian, một hàng hóa, dịch vụ là hàng bình thường hôm nay có
thể trở thành một hàng thứ cấp trong tương lai.

Hàng hóa
thứ cấp

Hàng hóa
thông thường

Hình 2.3. Cầu đối với hàng hóa thông thường và hàng hóa thứ cấp
khi thu nhập của người tiêu dùng tăng

- Giá của các hàng hóa liên quan trong tiêu dùng: Hàng hóa liên
quan gồm hàng hóa thay thế hoặc hàng hóa bổ sung.
 Hàng hóa thay thế: Là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn một
nhu cầu (nhưng có thể mức độ thỏa mãn là khác nhau). Thông thường,
hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng công dụng và cùng chức
năng nên người tiêu dùng có thể chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng
khác khi giá của các mặt hàng này thay đổi. Nếu các yếu tố khác là
không đổi, cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giá

55
của hàng hóa thay thế của nó giảm (tăng), ví dụ như chè và cà phê, rau
muống và rau cải, nước chanh và nước cam,...
 Hàng hóa bổ sung: Là những hàng hóa được sử dụng song hành
với nhau để bổ sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào
đó. Nếu các yếu tố khác không đổi, cầu đối với một loại hàng hóa nào đó
sẽ giảm (tăng) khi giá của hàng hóa bổ sung của nó tăng (giảm), ví dụ
như chè Lipton và chanh, giày trái và giày phải, bếp ga và bình ga,...
- Số lượng người tiêu dùng (Hay quy mô thị trường): là một trong
những yếu tố quan trọng xác định lượng tiêu dùng tiềm năng.
Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu càng tăng và ngược
lại. Chẳng hạn, những mặt hàng được tiêu dùng bởi hầu hết người dân là
những mặt hàng thiết yếu nên số lượng người mua trên thị trường những
mặt hàng này rất lớn, vì vậy, cầu đối với những mặt hàng này rất lớn.
Ngược lại, có những mặt hàng chỉ phục vụ cho một nhóm người tiêu
dùng như rượu ngoại, nước hoa, nữ trang cao cấp, kính cận thị,... do đó,
số lượng người tiêu dùng đối với những mặt hàng này tương đối ít nên
cầu đối với những mặt hàng này thấp. Dân số nơi tồn tại của thị trường là
yếu tố quan trọng quyết định quy mô thị trường. Cùng với sự gia tăng
dân số, cầu đối với hầu hết các loại hàng hóa đều có thể gia tăng.
- Các chính sách kinh tế của chính phủ: Đánh thuế vào người tiêu
dùng thì cầu sẽ giảm, chính phủ trợ cấp người tiêu dùng thì cầu sẽ tăng.
- Kỳ vọng về giá cả và kỳ vọng về thu nhập:
Kỳ vọng của người tiêu dùng về giá cả trong tương lai của một loại
hàng hóa có thể làm thay đổi quyết định mua hàng hóa ở thời điểm hiện
tại của họ. Nếu người tiêu dùng kỳ vọng giá cả sẽ tăng trong tương lai,
cầu ở hiện tại sẽ có thể tăng lên. Ngược lại, kỳ vọng về giá giảm trong
tương lai sẽ làm sức mua ở hiện tại chững lại, cầu ở hiện tại sẽ giảm
xuống. Ví dụ về ngành công nghiệp ô tô, vài tháng trước khi tung mẫu xe
mới ra thị trường, các nhà sản xuất thường thông báo giá của mẫu xe

56
năm sau sẽ tăng để kích thích cầu mua xe của năm nay. Bên cạnh đó, nếu
người tiêu dùng kỳ vọng thu nhập của họ giảm trong tương lai, cầu ở
hiện tại sẽ giảm xuống, người tiêu dùng sẽ dành tiền để đầu tư và tiêu
dùng thêm trong tương lai.
- Thị hiếu, phong tục, tập quán, mốt, quảng cáo,...
Thị hiếu là ý thích của con người. Thị hiếu xác định chủng loại hàng
hoá mà người tiêu dùng muốn mua. Thị hiếu thường rất khó quan sát và
các nhà kinh tế thường giả định là thị hiếu không phụ thuộc vào giá của
hàng hoá và thu nhập của người tiêu dùng. Thị hiếu phụ thuộc vào các
nhân tố như tập quán tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tôn giáo,... Thị
hiếu cũng có thể thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng lớn của quảng
cáo. Người tiêu dùng thường sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua các hàng hoá
có nhãn mác nổi tiếng và được quảng cáo nhiều. Thay đổi trong thị hiếu
của người tiêu dùng cũng có thể làm thay đổi cầu đối với hàng hóa hoặc
dịch vụ. Khi các biến khác không đổi, thị hiếu của người tiêu dùng đối
với hàng hóa hoặc dịch vụ tăng sẽ làm cầu tăng và sở thích của người
tiêu dùng giảm sẽ dẫn đến giảm cầu. Phong tục, tập quán cũng tác động
đến cầu đối với một số loại hàng hóa. Ví dụ: Đối với người Việt Nam,
những ngày giữa tháng hoặc đầu tháng âm lịch, nhiều người dân thường
mua hoa quả, bánh trái thắp hương ở bàn thờ tổ tiên hoặc ở các chùa
chiền. Điều này làm cho cầu về các loại hoa quả, bánh trái ở những địa
điểm đó tăng lên.
- Các nhân tố khác: Môi trường tự nhiên, điều kiện thời tiết, khí hậu,
chính trị,...
Sự thay đổi của cầu đối với hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc vào
một số yếu tố khác như các yếu tố thuộc về tự nhiên như thời tiết, khí hậu
hay những yếu tố mà chúng ta không thể dự đoán trước được. Thí dụ, cầu
đối với dịch vụ đi lại bằng máy bay đột ngột suy giảm sau khi xảy ra sự
kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại New York (Mỹ) hay cầu về thịt gà
giảm mạnh khi xảy ra dịch bệnh cúm gà ở một số nước châu Á tại thời
điểm có dịch. Khi thời tiết lạnh và băng giá, cầu về chăn gối, ga đệm, lò

57
sưởi, chăn điện,...tăng còn khi trời nắng nóng cầu về quạt, điều hòa nhiệt
độ, tủ lạnh tăng mạnh.

2.2.4. Sự di chuyển và dịch chuyển đường cầu


Sự di chuyển (trượt dọc) trên đường cầu là sự thay đổi của lượng cầu
do giá của chính hàng hóa đang xét thay đổi, giả định các yếu tố khác
không đổi. Ví dụ như trên hình 2.4, sự thay đổi vị trí từ điểm A đến điểm
B gọi là sự di chuyển (hay còn gọi là trượt dọc) trên đường cầu.

D0

Hình 2.4. Sự di chuyển và dịch chuyển đường cầu

Sự dịch chuyển đường cầu do các yếu tố khác ngoài giá của bản thân
hàng hóa đang xét thay đổi, khi đó cầu sẽ thay đổi, đường cầu sẽ dịch
chuyển sang vị trí mới (ví dụ như thay đổi vị trí đường cầu từ D0 sang D1
hoặc sang D2 như trong hình 2.4).

2.2.5. Xây dựng hàm cầu tổng quát


Ngoài giá của bản thân hàng hóa, khi các yếu tố khác ngoài giá thay
đổi cũng sẽ làm thay đổi lượng cầu cho nên ta có thể viết phương trình
đường cầu tổng quát có dạng:
QX = f(PX, M, PR, T, Pe, N)

58
Trong đó:
QX: Lượng cầu hàng hóa hoặc dịch vụ.
PX: Giá của hàng hóa hoặc dịch vụ.
M: Thu nhập của người tiêu dùng (thường tính trên đầu người).
PR: Giá của hàng hóa liên quan.
T: Thị hiếu của người tiêu dùng.
Pe: Giá kỳ vọng của sản phẩm trong tương lai.
N: Số lượng người tiêu dùng trên thị trường.
Một trong những hàm cầu phổ biến được sử dụng để phân tích là
hàm tuyến tính:
Qd = a + bP + cM + dPR + eT + fPe + gN

Bảng 2.2. Tổng quan về các yếu tố tác động đến cầu

Biến Mối quan hệ với lượng cầu Dấu của hệ số góc


PX Tỉ lệ nghịch b = Qd/P âm
M Tỉ lệ thuận với hàng hóa thông thường c = Qd/M dương
Tỉ lệ nghịch với hàng hóa thứ cấp c = Qd/M âm
PR Tỉ lệ thuận với hàng hóa thay thế d = Qd/PR dương
Tỉ lệ nghịch với hàng hóa bổ sung d = Qd/PR âm
T Tỉ lệ thuận e = Qd/T dương
Pe Tỉ lệ thuận f = Qd/Pe dương
N Tỉ lệ thuận g = Qd/N dương

Bảng 2.2 mô tả mối quan hệ giữa các biến số độc lập và biến phụ
thuộc dựa vào các hệ số góc. Các hệ số góc (b, c, d, e, f và g) đo ảnh
hưởng đối với lượng hàng hoá được tiêu thụ khi thay đổi một trong các
biến (P, M, PR, T, Pe và N) khi các đại lượng khác là không đổi. Ví dụ, b
(= Qd /P) đo sự biến động trong lượng cầu khi giá cả thay đổi một đơn
vị trong lúc M, PR, T, Pevà N không đổi. Khi hệ số góc của một biến nhất
định là số dương (âm), lượng cầu tỉ lệ thuận (nghịch) với biến đó.

59
2.3. CUNG VỀ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ
2.3.1. Khái niệm cung và luật cung
Cung(ký hiệu là S) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán
muốn bán và sẵn sàng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng
thời gian nhất định, các nhân tố khác không đổi.
Lượng cung (ký hiệu là QS) là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể
mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán tại mức giá đã cho trong một
khoảng thời gian nhất định.
Số lượng cung là số lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng bán
trong một thời kỳ nhất định. Sẵn sàng bán ở đây nghĩa là người bán sẽ
sẵn sàng cung cấp số lượng cung nếu có đủ người mua hết số hàng đó.
Điều này rất quan trọng để phân biệt giữa số lượng cung và số lượng
thực sự bán. Cung ứng trong kinh tế học, chỉ việc chào bán hàng hóa hay
dịch vụ nào đó. Lượng của một mặt hàng được chào bán với một mức giá
cả thị trường hiện hành, ở mức giá nhất định của các yếu tố sản xuất và
trình độ kỹ thuật nhất định, với những quy chế nhất định của chính phủ,
kì vọng về giá, thời tiết gọi là lượng cung ứng, hay lượng cung. Tổng tất
cả các lượng cung về một mặt hàng bởi tất cả những người bán trong một
nền kinh tế gọi là cung thị trường. Tổng tất cả những lượng cung của các
hàng hóa và dịch vụ bởi tất cả các nhà sản xuất trong một nền kinh tế gọi
là tổng cung.
Biểu cung: Là bảng mô tả số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người
bán sẵn sàng bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một
khoảng thời gian nhất định. Biểu cung phản ánh mối quan hệ giữa giá cả
và khối lượng hàng hóa cung ứng (lượng cung), đó là mối quan hệ tỷ lệ
thuận.
Xem xét ví dụ về cung trứng gà của xã X được mô tả trong bảng 2.3
sau đây:

60
Bảng 2.3. Biểu cung của trứng cho xã X

Mức Giá (VNĐ/quả) Lượng cung (quả/ngày)


A 3.000 3.000
B 4.500 4.500
C 5.000 7.000

Khi giá trứng trên thị trường là 3.000 VNĐ/quả, lượng cung trứng ra
thị trường của các nhà sản xuất chỉ là 3.000 quả/ngày. Tuy nhiên, khi giá
trứng là 4.500 VNĐ/quả, thì sản lượng cung cấp trên thị trường lên tới
4.500 quả/ngày. Giá trứng tăng cao thúc đẩy các nhà sản xuất tăng sản
lượng để bán thêm trứng ra thị trường. Một kịch bản tương tự xảy ra khi
giá trứng tăng lên 5.000 VNĐ/quả. Với mức giá cao, một lần nữa các nhà
cung cấp sẵn sàng bán lên tới 7.000 quả/ngày. Như vậy, có thể kết luận
rằng với giá bán càng cao, các nhà sản xuất luôn sẵn sàng cung ứng ra thị
trường một sản lượng lớn hơn.
Vậy, giá càng cao lượng cung sẽ càng lớn và ngược lại giá càng thấp
lượng cung sẽ càng giảm với giả định các yếu tố khác không đổi. Mối
quan hệ giữa giá và lượng cung được thể hiện thông qua luật cung.
Luật cung: Số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian
nhất định tăng lên khi giá của nó tăng lên và ngược lại, giả định các yếu
tố khác không đổi.
Giá cả tăng thì lượng cung tăng: P  Q .
S

Giá cả giảm thì lượng cung giảm: P  Q .


S

Chúng ta có thể giải thích luật cung thông qua động cơ tối đa hóa lợi
nhuận của doanh nghiệp. Nếu như giá của các yếu tố đầu vào dùng để
sản xuất ra hàng hóa được cố định, thì giá hàng hóa cao hơn, có nghĩa là
lợi nhuận cao hơn đối với nhà sản xuất. Họ sẽ sản xuất nhiều hơn và kéo
thêm nhiều doanh nghiệp vào sản xuất, do đó lượng cung hàng hóa sẽ
tăng lên.

61
2.3.2. Phương trình và đồ thị đường cung
Giả định các nhân tố khác không đổi, chỉ có mối quan hệ giữa giá cả
và lượng cung, khi đó chúng ta có thể xây dựng được hàm cung có dạng
đơn giản: Qx = f(Px).

- Giả sử hàm cung dạng tuyến tính có dạng: QS = c + dP hoặc


- Hàm cung ngược: P = -(c/d) + (1/d)QS
Trong đó: d là tham số dương, c là một tham số bất kỳ.

Hình 2.5. Đường cung

Đồ thị đường cung: Là đường gồm tập hợp tất cả các điểm phản ánh
mối quan hệ giữa giá cả và khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cung ứng
trong khi các yếu tố khác giữ nguyên. Đường cung là đường dốc lên về
phía phải, có độ dốc dương (xem hình 2.5). Giá trị độ dốc của đường
P 1 1
cung:   P('Q )  ' . Cung thị trường bằng tổng các mức cung
Q d Q( P )
của các doanh nghiệp trong thị trường đó. Nếu xét trên đồ thị, đường
cung thị trường được xác định bằng cách cộng theo chiều ngang (trục
hoành) các lượng cung của từng doanh nghiệp tương ứng tại mỗi mức
giá. Do đó, độ dốc của đường cung thị trường thường thoải hơn đường
cung của từng doanh nghiệp (xem hình 2.6).

62
Hình 2.6. Cung của một doanh nghiệp và cung thị trường

2.3.3. Các yếu tố tác động đến cung


Cung của một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào giá cả
của chính hàng hóa, dịch vụ đó. Ngoài ra, cung còn phụ thuộc vào một số
yếu tố khác. Sự thay đổi của các yếu tố này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển
của đường cung. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về các yếu tố
này.

Hình 2.7. Cung tăng (dịch sang phải) hoặc cung giảm (dịch sang trái)

63
- Tiến bộ công nghệ (ứng dụng công nghệ mới làm tăng năng suất):
Công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được sản xuất
ra. Công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều hàng hoá
hơn được sản xuất ra. Ví dụ: Sự cải tiến trong công nghệ dệt vải, gặt lúa,
lắp ráp ô tô,... đã làm cho năng suất sản xuất vải, lúa gạo, ô tô... tăng lên.
- Giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (chi phí sản
xuất): Để tiến hành sản xuất, các nhà sản xuất cần mua các yếu tố đầu
vào trên thị trường các yếu tố sản xuất như tiền công, tiền mua nguyên
vật liệu, tiền thuê vốn, tiền thuê đất đai,... Giá yếu tố đầu vào tác động
trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng hàng hoá mà
các doanh nghiệp muốn bán. Nếu giá của các yếu tố đầu vào giảm, chi
phí sản xuất sẽ giảm, lợi nhuận sẽ lớn và do đó, doanh nghiệp sẽ muốn
cung nhiều hàng hóa hơn. Khi giá đầu vào tăng lên, chi phí sản xuất tăng,
khả năng lợi nhuận giảm, do đó doanh nghiệp cung ít sản phẩm hơn. Khi
đó, các nhà sản xuất sẽ cảm thấy kém hấp dẫn hơn khi sản xuất vì có thể
lợi nhuận sẽ thấp hơn và do vậy sẽ cắt giảm sản lượng. Ví dụ: Khi giá bột mì
tăng lên, các nhà sản xuất bánh mì sẽ cung ít bánh mì hơn ở mỗi mức giá.
- Số lượng nhà sản xuất trong ngành: Số lượng người sản xuất có
ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được bán ra trên thị trường.
Càng nhiều người sản xuất thì lượng hàng hoá càng nhiều, đường cung
dịch chuyển sang bên phải. Ngược lại, nếu ít người sản xuất đường cung
dịch chuyển sang bên trái.
- Giá của các hàng hóa liên quan trong sản xuất:
 Hàng hóa thay thế trong sản xuất: Là loại hàng hóa khi tăng giá
hàng hóa này, lượng cung của hàng hóa này tăng lên, nhưng cung của
hàng hóa thay thế sẽ giảm, ví dụ, trồng trọt xen canh.
 Hàng hóa bổ sung: Là loại hàng hóa khi tăng giá hàng hóa này,
lượng cung của hàng hóa này tăng lên và cung của hàng hóa bổ sung
cũng tăng lên.
- Các chính sách kinh tế của chính phủ, như: chính sách thuế, chính
sách trợ cấp,... Nhà nước sử dụng thuế như công cụ điều tiết sản xuất.

64
Đối với các doanh nghiệp, thuế là chi phí nên khi chính phủ giảm thuế,
miễn thuế hoặc trợ cấp có thể khuyến khích sản xuất làm tăng cung. Ngược
lại, nếu chính phủ đánh thuế sẽ hạn chế sản xuất và làm giảm cung.
- Lãi suất: Lãi suất tăng, đầu tư có xu hướng giảm xuống, cung sẽ giảm.
- Kỳ vọng giá cả: Cũng giống như người tiêu dùng, các nhà sản xuất
cũng đưa ra quyết định cung cấp của mình dựa vào các kỳ vọng. Ví dụ:
Nếu các nhà sản xuất kỳ vọng thời gian tới chính phủ sẽ mở cửa thị
trường đối với các nhà sản xuất nước ngoài - các nhà sản xuất có khả
năng cạnh tranh mạnh hơn, họ phải cố gắng nâng cao chất lượng và số
lượng sản xuất để đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
- Điều kiện thời tiết khí hậu: Việc sản xuất của các doanh nghiệp có
thể gắn liền với các điều kiện tự nhiên như đất, nước, thời tiết, khí hậu,...
Điều kiện tự nhiên là một yếu tố kìm hãm hoặc thúc đẩy việc sản xuất
kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp của các doanh nghiệp cung ứng.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Đó là
những cơ thể sống nên rất dễ bị tác động bởi điều kiện tự nhiên. Thời tiết
- Khí hậu thuận lợi sẽ tạo ra năng suất cao và ngược lại sẽ làm giảm năng
suất. Một nền sản xuất nông nghiệp càng lạc hậu thì càng dễ bị tự nhiên
chi phối và ngược lại.
- Môi trường kinh doanh thuận lợi: Khả năng sản xuất tăng lên, cung
sẽ tăng,...

2.3.4. Sự di chuyển và dịch chuyển đường cung


Sự di chuyển (trượt dọc) trên đường cung: Là sự thay đổi của lượng
cung do giá của chính hàng hóa đang xét thay đổi, giả định các yếu tố
khác không đổi. Ngược lại, sự dịch chuyển đường cung là do các yếu tố
khác ngoài giá thay đổi dẫn đến cung sẽ thay đổi làm cho đường cung
dịch chuyển sang phải hoặc trái.

65
S1
S0

Hình 2.8. Sự di chuyển và dịch chuyển đường cung

Hình 2.8 minh họa cho sự khác biệt giữa di chuyển và dịch chuyển
đường cung. Sự thay đổi vị trí từ điểm A đến điểm B do giá giảm từ PA
xuống PB được gọi là di chuyển (trượt dọc) trên đường cung. Ngược lại,
khi đường cung thay đổi vị trí từ S0 sang S1 hoặc sang S2 thì gọi là sự
dịch chuyển của đường cung.

2.3.5. Xây dựng hàm cung tổng quát


Ngoài giá của bản thân hàng hóa, khi các yếu tố khác ngoài giá thay
đổi cũng sẽ làm thay đổi lượng cung, cho nên ta có thể viết phương trình
đường cung tổng quát có dạng:
Qs = g(P, PI, PR, T, Pe, F).
Trong đó:
Qs: Lượng cung của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ.
P: Giá của hàng hóa hoặc dịch vụ.
PI: Giá của hàng hóa liên quan trong sản xuất.
PR: Giá của các yếu tố đầu vào được sử dụng để sản xuất.
T: Trình độ công nghệ.
Pe: Kỳ vọng về giá cả.
F: Số lượng doanh nghiệp hay năng lực sản xuất của ngành.

66
Cũng giống như trong trường hợp hàm cầu, các nhà kinh tế học
thường biểu diễn hàm cung tổng quát dưới dạng tuyến tính: Qs = h + kP
+ lPI + mPr + nT + rPe + sF. Trong đó, h là hệ số chặn; k, l, m, n, r và s
là hệ số góc.
Bảng 2.4. Tổng quan về các yếu tố tác động đến cung

Biến Quan hệ với lượng cung Dấu của hệ số góc


P Tỉ lệ thuận k = Qs/P dương
PI Tỉ lệ nghịch l = Qs/PI âm
Tỉ lệ nghịch khi hàng hoá là hàng hóa thay thế trong m = Qs/Pr âm
Pr sản xuất (như lúa mì hay ngô)
Tỉ lệ thuận khi hàng hoá là hàng bổ sung trong sản m = Qs/Pr dương
xuất (như dầu và khí đốt)
T Tỉ lệ thuận n = Qs/T dương
Pe Tỉ lệ nghịch r = Qs/Pe âm
F Tỉ lệ thuận s = Qs/F dương

2.4. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG


Cơ chế thị trường là hình thức tổ chức và quản lý nền kinh tế, trong
đó cá nhân tiêu dùng và nhà kinh doanh tác động lẫn nhau trên thị trường
để xác định giá cả và sản lượng. Đây là cơ chế tự điều khiển hoạt động
kinh tế thông qua cung cầu và giá cả thị trường. Các hoạt động của nền
kinh tế thị trường không phải hỗn độn mà có trật tự, nó hữu hiệu. Trong
đó, người tiêu dùng và kỹ thuật sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong
việc quyết định các vấn đề của nền kinh tế. Mọi quyết định kinh tế đều
xuất phát từ lợi nhuận và nó có vai trò quan trọng trong việc vận hành cơ
chế thị trường.

2.4.1. Trạng thái cân bằng cung cầu


Cân bằng thị trường là một trạng thái mà tại đó không có sức ép làm
thay đổi giá và sản lượng. Tại điểm cân bằng thị trường, khả năng cung

67
ứng vừa đủ cho nhu cầu trên thị trường. Tác động qua lại giữa cung và
cầu xác định giá và sản lượng hàng hoá, dịch vụ được mua và bán trên
thị trường. Khi tất cả mọi người tham gia vào thị trường có thể mua hoặc
bán một lượng bất kỳ mà họ mong muốn, chúng ta nói rằng thị trường ở
trạng thái cân bằng. Mức giá mà người mua muốn mua và người bán
muốn bán theo ý của họ được gọi là mức giá cân bằng.
Bảng 2.5. Cung - cầu về nước khoáng Lavie trên thị trường Y trong 1 tuần

P QD QS
(USD/chai)
5 2000 12000
4 4000 10000
3 7000 7000
2 11000 4000
1 16000 1000

Nhìn bảng số liệu trên ta thấy rằng tại mức giá là 3USD thì QD = QS
= 7000 chai/ tuần. Tại mức giá này, cầu và cung bằng nhau hay còn gọi
là giá cân bằng.

Hình 2.9. Trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trường

68
Hình 2.9 cho ta thấy đường cầu và đường cung cắt nhau tại điểm E.
Điểm E được gọi là điểm cân bằng của thị trường, là trạng thái lý tưởng
nhất cho cả người mua lẫn người bán; tương ứng với điểm cân bằng E, ta
có giá cả cân bằng P0 và sản lượng cân bằng của thị trường Q0 (lượng
hàng hóa người bán muốn bán bằng lượng hàng hóa người mua muốn
mua tức là việc cung ứng vừa đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng). Giá cân
bằng là mức giá mà tại đó lượng cầu bằng lượng cung.
Tại điểm cân bằng E, ta có: QD = QS = Q0 và PD = PS = P0.
Đặc điểm quan trọng của mức giá cân bằng này là nó không được
xác định bởi từng cá nhân riêng lẻ mà nó được hình thành bởi hoạt động
tập thể của toàn bộ người mua và người bán (theo quy tắc bàn tay vô
hình của cơ chế thị trường). Khi giá trên thị trường khác với giá cân bằng
sẽ xuất hiện trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt.

2.4.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt hàng hóa trên thị trường
Trạng thái dư thừa: Khi giá trên thị trường khác với giá cân bằng sẽ
xuất hiện trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt. Hình 2.10 minh họa trường
hợp giá bán cao hơn giá thị trường P1> P0, sẽ xuất hiện trạng thái dư
thừa (dư cung) hàng hóa một lượng: Q = QS - QD. Tại mức giá P1,
lượng hàng hóa dư thừa trên thị trường được thể hiện bằng độ dài đoạn
thẳng AB. Sức ép của trạng thái dư thừa làm cho giá giảm về mức giá
cân bằng.

Hình 2.10. Trạng thái dư thừa

69
Trạng thái thiếu hụt: Giả sử giá cân bằng trên thị trường ban đầu là
P0, nếu như vì một biến động nào đó trên thị trường khiến cho giá cả
giảm xuống ở mức P2 (xem hình 2.11), khi giá giảm làm cho lượng cung
trên thị trường giảm đi và ngược lại, người tiêu dùng mua nhiều hơn, từ
đó dẫn đến hiện tượng cầu lớn hơn cung hay thiếu hàng hóa một lượng:
Q = QD - QS. Tại mức giá P2, lượng hàng hóa thiếu hụt trên thị trường
được thể hiện bằng độ dài đoạn thẳng MN. Do thiếu hàng hóa nên áp lực
của cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên, bởi vì người tiêu dùng có thể sẵn sàng
trả giá cao hơn để mua hàng hóa. Khi giá cả tăng lên thì lượng cầu sẽ
giảm dần và lượng cung tăng lên. Như thế, giá cả sẽ tăng dần đến giá cân
bằng P0 và lượng hàng hóa được bán ra trên thị trường sẽ dịch chuyển
đến Q0, trạng thái cân bằng lại được thiết lập.

Hình 2.11. Trạng thái thiếu hụt

Thị trường có xu hướng duy trì tại điểm cân bằng vì tại đó lượng
cung bằng với lượng cầu nên không có một áp lực nào làm thay đổi giá.
Các hàng hóa thường được mua bán tại mức giá cân bằng trên thị trường.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cung cầu cũng đạt trạng thái cân bằng,
một số thị trường có thể không đạt được sự cân bằng vì các điều kiện
khác có thể đột ngột thay đổi. Sự hình thành giá cả của hàng hóa, dịch vụ
trên thị trường như đã được mô tả gọi là cơ chế thị trường.

70
2.4.3. Thay đổi trạng thái cân bằng cung cầu
2.4.3.1. Thay đổi về cầu (cung không đổi)
Khi cầu tăng và cung không đổi, giá cân bằng và lượng cân bằng
tăng. Chẳng hạn như khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, cầu đối
với hàng hóa xa xỉ (như đi du lịch Singapore) sẽ tăng lên làm đường cầu
dịch chuyển qua phải. Hình 2.12 cho thấy sự dịch chuyển của đường cầu
làm cho điểm cân bằng di chuyển từ điểm E0 đến điểm E1. Tại điểm cân
bằng mới, giá một tour du lịch đi Singapore cao hơn so với ban đầu và
lượng cân bằng cũng cao hơn.
Khi cầu giảm và cung giữ nguyên, giá cân bằng và lượng cân bằng
giảm. Ví dụ: Thu nhập của người tiêu dùng giảm thì người tiêu dùng
cũng giảm chi tiêu cho các mặt hàng quần áo thời trang, trang sức cao
cấp,... làm cho đường cầu về mặt hàng này dịch chuyển từ D0 đến D2 và
điểm cân bằng dịch chuyển từ E0 đến E2. Tại đây, giá cân bằng giảm,
lượng cân bằng giảm (xem hình 2.12).

D2

Hình 2.12. Sự thay đổi về giá và lượng cân bằng


khi cầu thay đổi còn cung không đổi

2.4.3.2. Thay đổi về cung (cầu không đổi)


Khi cung tăng và cầu không đổi, giá cân bằng sẽ giảm và lượng cân
bằng sẽ tăng. Ví dụ: Khi có sự cải tiến về máy móc phục vụ cho việc cày
cấy và thu hoạch khiến cho sản lượng lúa năm nay cao hơn cùng kỳ năm

71
trước (các yếu tố khác không đổi). Lúc đó, lượng cung tăng, đường cung
dịch chuyển từ S0 đến S1 (xem hình 2.13), điểm cân bằng dịch chuyển từ
E0 đến E1. Tại đây, giá cân bằng giảm và lượng cân bằng tăng lên.
Khi cung giảm và cầu không đổi, giá cân bằng tăng và lượng cân
bằng sẽ giảm. Ví dụ: Khi thời tiết xấu, mưa bão kéo dài khiến cho lúa
năm nay bị mất mùa, gây ra sự suy giảm đáng kể lượng cung về gạo trên
thị trường (trong khi các yếu tố khác không đổi) làm đường cung dịch
chuyển sang trái, từ S0 đến S2. Lượng cầu trên thị trường không đổi nên
đường cầu vẫn giữ nguyên. Lúc này đường cung mới S2 cắt đường cầu
D0 tại điểm cân bằng mới là E2. Tại đây, giá cân bằng tăng và số lượng
cân bằng giảm đi.

E0

Hình 2.13. Sự thay đổi về giá và lượng cân bằng


khi cung thay đổi còn cầu không đổi

Ý nghĩa của việc phân tích sự thay đổi trạng thái cân bằng: Trên thị
trường, đường cung và cầu thường xuyên thay đổi do các điều kiện thị
trường thay đổi liên tục. Ví dụ, thu nhập của người tiêu dùng tăng khi
nền kinh tế tăng trưởng, làm cho cầu thay đổi và giá thị trường thay đổi;
cầu đối với một số loại hàng hóa thay đổi theo mùa, chẳng hạn như điều
hòa, quạt máy, lò sưởi điện, quần áo, nhiên liệu,... làm cho giá cả của các
hàng hóa này cũng thay đổi theo. Hay khi thời tiết thuận lợi, các mặt
hàng nông sản được mùa khiến cho giá các mặt hàng trên thị trường giảm
đáng kể,...

72
Việc hiểu rõ bản chất các nhân tố tác động đến sự dịch chuyển của
đường cung và đường cầu giúp chúng ta dự đoán được sự thay đổi của
giá cả các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường khi các điều kiện của thị
trường thay đổi. Để dự đoán chính xác xu hướng và độ lớn của những sự
thay đổi, chúng ta phải định lượng được sự phụ thuộc của cung, cầu vào
giá và các yếu tố khác. Tuy nhiên, trong thực tế điều này không đơn giản.
2.4.3.3. Dịch chuyển đồng thời cả cung và cầu
Cung tăng và cầu tăng, hoặc cung tăng và cầu giảm, hoặc cung giảm
và cầu tăng, hoặc cung giảm và cầu giảm. Khi cả cung và cầu thay đổi
đồng thời, nếu thay đổi về lượng (giá) có thể dự đoán thì sự thay đổi về
giá (lượng) là không xác định. Thay đổi lượng cân bằng hoặc giá cân
bằng là không xác định khi biến có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào biên
độ dịch chuyển của đường cầu và đường cung. Ví dụ: Khi cả cung và cầu
đều tăng lên, xảy ra 3 trường hợp được miêu tả ở hình 2.14a, 2.14b và
2.14c.

Hình 2.14. Sự thay đổi về giá và lượng cân bằng khi cung tăng, cầu tăng

Khi cầu tăng nhanh hơn cung tăng (hình 2.14a), cả giá và lượng cân
bằng đều tăng lên, khi cung tăng nhanh hơn cầu tăng (hình 2.14b), giá
cân bằng giảm và lượng cân bằng tăng. Còn khi cả cầu và cung tăng một
lượng như nhau thì giá cân bằng không đổi còn lượng cân bằng tăng
(hình 2.14c).

73
Như vậy, chúng ta thấy rằng khi cả cung và cầu đều tăng thì lượng
cân bằng tăng lên nhưng giá cân bằng có thể không đổi, có thể giảm
xuống hoặc tăng lên tùy thuộc vào tốc độ tăng của cung so với cầu hoặc
ngược lại.

2.5. THẶNG DƯ TIÊU DÙNG VÀ THẶNG DƯ SẢN XUẤT


TRONG THỊ TRƯỜNG
2.5.1. Thặng dư tiêu dùng
Thặng dư tiêu dùng (ký hiệu là CS) phản ánh sự chênh lệch giữa lợi
ích của người tiêu dùng một đơn vị hàng hóa nào đó với chi phí thực tế
để có được lợi ích đó. Thặng dư tiêu dùng là phần chênh lệch giữa giá mà
một người tiêu dùng sẵn sàng trả để mua được một hàng hóa và giá mà
người tiêu dùng đó thực sự phải trả khi mua hàng hóa đó.
Thặng dư tiêu dùng là thước đo tổng thể những người tiêu dùng
được lợi hơn bao nhiêu khi họ có khả năng mua một hàng hóa trên thị
trường.

Hình 2.15. Thặng dư tiêu dùng

74
Hình 2.15 cho thấy thặng dư tiêu dùng là phần diện tích tô đậm CS.
Ví dụ, bình thường một chiếc áo mưa mỏng có giá trên thị trường là
10.000 đồng/cái, tuy nhiên một sinh viên A phải chấp nhận trả với giá
15.000 đồng/cái khi trời sắp mưa to và chỉ có một cửa hàng bán áo mưa
duy nhất gần chỗ anh ta, như vậy anh ta bị mất đi một phần thặng dư là
5.000 đồng so với mức giá cân bằng.

2.5.2. Thặng dư sản xuất


Thặng dư sản xuất (ký hiệu là PS) là phần diện tích nằm dưới đường
giá và trên đường cung. Trên hình 2.16, giả sử các doanh nghiệp sản xuất
mức sản lượng Q2, mức giá mà họ sẵn sàng bán ra ở mức sản lượng này
là P2. Tuy nhiên, giá bán của sản phẩm trên thị trường là P0 nên họ được
lợi tại đơn vị sản lượng này là P0 đến P2. Nếu các doanh nghiệp tăng sản
lượng từ 0 đến Q0, chúng ta xác định được phần lợi ích mà các doanh
nghiệp nhận được là diện tích tam giá tô đậm, ký hiệu là PS. Đó chính là
thặng dư của nhà sản xuất (PS). Ví dụ: Trên thị trường rau muống có giá
bán là 10.000 đồng/bó nhưng mặt hàng này khó cất trữ nên cuối ngày,
người bán rau sẵn sàng bán với giá 8.000 đồng/bó sao cho hết hàng.

Q2

Hình 2.16. Thặng dư sản xuất

75
Thặng dư sản xuất là phần chênh lệch giữa giá thị trường mà người
sản xuất nhận được cho sản phẩm của mình và giá thấp hơn mà người đó
sẵn sàng chấp nhận vì đủ để bù đắp các chi phí sản xuất đồng thời mang
lại một lợi nhuận chấp nhận được. Số thặng dư này là lợi ích kinh tế có
thêm, một lợi nhuận có thêm được coi như là một phần thưởng cho khả
năng tổ chức các yếu tố sản xuất. Các nhà sản xuất có khả năng cung cấp
các hàng hoá khác nhau, nếu giá thị trường đủ để các nhà sản xuất kém
nhất tồn tại được thì cũng khiến cho các nhà sản xuất khác có thể có hiệu
quả cao. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, chỉ những nhà sản xuất
hiệu quả nhất mới có khả năng tồn tại, bởi vì giá cân bằng trên thị trường
chỉ vừa đủ chi phí cung cấp (kể cả mức lãi bình thường), nên không thể
có được phần thặng dư. Trái lại, trên thị trường cạnh tranh không hoàn
hảo thì một số nhà sản xuất có thể thu được phần thặng dư.
Khi xác định được thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất, chúng ta
có thể tính được thặng dư của xã hội. Trong thị trường cạnh tranh hoàn
toàn, thặng dư xã hội bằng tổng thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.
Trong thị trường có sự can thiệp của chính phủ, thặng dư xã hội bằng
tổng thặng dư tiêu dùng cộng thặng dư sản xuất cộng thặng dư của
chính phủ.

2.6. ĐỘ CO DÃN CỦA CUNG VÀ CẦU


Chúng ta thấy rằng cung hay cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ
nào đó phụ thuộc vào giá của loại hàng hóa đó. Nếu các yếu tố khác là
không đổi, khi giá thay đổi sẽ dẫn đến lượng cung, cầu thay đổi. Các nhà
kinh tế muốn biết rõ hơn sự thay đổi đó là bao nhiêu. Giả sử khi giá gạo
tăng 10% thì lượng cầu sẽ giảm xuống bao nhiêu phần trăm và cung tăng
lên bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy làm quen với khái
niệm về sự co dãn và hệ số co dãn.
Nguyên lý chung: Hệ số co dãn đo lường mức độ nhạy cảm của một
biến số này đối với một biến số khác. Cụ thể, hệ số co dãn cho chúng ta

76
biết tỷ lệ phần trăm thay đổi của một biến số tương ứng với 1% thay đổi
của biến kia.
Giả sử biến số Y phụ thuộc vào biến số X theo một hàm số như sau:
Y = f(X). Khi đó, hệ số co dãn của Y theo X được định nghĩa như sau:
%Y Y X Y X dY X X
E YX   :      f '(X) 
%X Y X X Y dX Y Y
Theo khái niệm này, hệ số co dãn của Y theo X (ký hiệu là E xy ) cho
biết số phần trăm thay đổi của Y do ảnh hưởng của 1% thay đổi của X,
nếu như các yếu tố khác không đổi.

2.6.1. Độ co dãn của cầu theo giá


Độ co dãn của cầu theo giá là hệ số (tỷ lệ) giữa phần trăm thay đổi
trong lượng cầu so với phần trăm thay đổi trong giá cả của hàng hóa đó.
Khi giá cả tăng 1% thì lượng cầu của hàng hóa đó giảm bao nhiêu phần
trăm và ngược lại. Hệ số co dãn của cầu theo giá đo lường mức độ phản
ứng của giá cả so với lượng cầu (các yếu tố khác không đổi).
%Q Q P Q P
Công thức tính: EPD   :  .
%P Q P P Q

Độ co dãn của cầu theo giá có thể được tính tại một điểm hoặc một
đoạn hữu hạn trên đường cầu. Các giá trị của hệ số co dãn của cầu theo
giá luôn không phải là số dương và không có đơn vị tính.
% Q P 1 P
Công thức tính độ co dãn điểm: EPD   Q(' P ) .  ' .
% P Q P( Q ) Q

Công thức tính độ co dãn đoạn:


P1  P0
% Q Q P Q  Q
EPD   :  1 0
. 2
%P Q P P1  P0 Q1  Q0
2

77
Hình 2.17. Xác định độ co dãn tại một khoảng trên đường cầu

Ví dụ: Cho hàm cầu thị trường về sản phẩm X là Q = 120 - 2P, với
mức giá P = 40, thì sản lượng là Q = 40, khi đó hệ số co dãn của cầu theo
40
giá EPD  2.  2 . Điều này có ý nghĩa rằng, nếu giá tăng 1% thì
40
lượng cầu giảm 2%; ngược lại nếu giá giảm 10% thì lượng cầu sẽ tăng
20%.
Các trường hợp của hệ số co dãn:

- Cầu co dãn theo giá: % Q  % P hay E PD  1 .

- Cầu kém co dãn theo giá: % Q  % P hay E PD  1 .

- Cầu co dãn đơn vị: % Q  % P hay E PD  1 .

- Cầu không co dãn: E PD  0 .

- Cầu co dãn hoàn toàn: E PD  

Hệ số co dãn của cầu đo lường mức độ thay đổi của lượng cầu khi
giá thay đổi. Vì thế, hình dạng của đường cầu có liên quan chặt chẽ với
hệ số co dãn. Hình 2.18 mô tả hình dạng các đường cầu ứng với hệ số co

78
dãn của chúng. Đường D2 cho thấy bất kỳ sự thay đổi nào đó của giá chỉ
dẫn đến một sự thay đổi nhỏ của lượng cầu nên cầu kém co dãn. Thật
vậy, với một đường cầu rất dốc, một sự thay đổi lớn trong giá dẫn đến
một sự thay đổi rất nhỏ trong lượng cầu, do vậy cầu kém co dãn. Còn
đường D1 cho chúng ta biết một hàng hóa, dịch vụ có cầu co dãn cao sẽ
có đường cầu thoải hơn. Một sự thay đổi nhỏ của giá sẽ dẫn đến một sự
thay đổi lớn trong lượng cầu.

Hình 2.18. Cầu càng kém co dãn theo giá, đường cầu càng dốc

Hình 2.19a cho thấy đường cầu D1 là hoàn toàn không co dãn, lượng
cầu hoàn toàn không thay đổi khi giá thay đổi. Khi đó, đường cầu sẽ
thẳng đứng. Hình 2.19b cho thấy đường cầu D0 là hoàn toàn co dãn, một
sự thay đổi trong giá sẽ dẫn một sự thay đổi vô cùng lớn trong lượng cầu
Q
nên  -  . Khi đó, đường cầu có dạng nằm ngang, điều đó cho thấy
P
người tiêu dùng chỉ chấp nhận mức giá không đổi.

79
P D1 P

D2

0 Hình 2.19a Q 0 Hình 2.19b Q


Cầu không co dãn Cầu hoàn toàn co dãn
Hình 2.19. Hai trường hợp đặc biệt của độ co giãn

Mối quan hệ giữa hệ số co dãn của cầu theo giá với tổng doanh thu
(TR) của doanh nghiệp hoặc tổng chi tiêu (TE)
Việc nghiên cứu hệ số co dãn của cầu theo giá sẽ giúp cho doanh
nghiệp đề ra chiến lược giá phù hợp để có thể có doanh thu cao nhất.
Không xem xét đến các yếu tố ngoài giá, câu hỏi được đặt ra là muốn
tăng doanh thu bán hàng thì một doanh nghiệp nào đó nên tăng hay giảm
giá bán sản phẩm mình sản xuất ra (giả sử là doanh nghiệp có thể làm
được điều này!).
Như chúng ta đã thấy ở phần nghiên cứu trước, khi người bán tăng
giá bán đối với một loại hàng hóa nào đó thì lượng cầu đối với hàng hóa
này sẽ giảm, do vậy, lượng bán ra sẽ giảm. Việc tăng giá bán sẽ làm cho
doanh thu tăng nhưng đồng thời việc giảm lượng bán ra sẽ làm giảm
doanh thu. Ngược lại, nếu người bán giảm giá, thì lượng bán ra có thể
tăng. Khi đó, doanh thu sẽ giảm đi do giá giảm nhưng mặt khác doanh
thu tăng lên do lượng bán ra tăng. Trong hai trường hợp trên, chúng ta
khó xác định được chính xác liệu rằng doanh thu từ việc bán hàng có
tăng hay không. Hệ số co dãn sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
Ứng với mức giá P, chúng ta xác định được lượng cầu Q, khi đó số
tiền mà người tiêu dùng phải trả để mua được sản lượng Q chính là tổng
chi tiêu TE = P.Q, cũng chính là tổng doanh thu TR mà doanh nghiệp
nhận được. Do đó, doanh thu đối với một sản phẩm nào đó là tích của
đơn giá nhân với số lượng bán ra: TE = TR = P.Q. Để nắm được ý nghĩa
của việc nghiên cứu về E DP , ta phân tích bằng cách xem xét vấn đề giá cả:

80
- Trường hợp khi doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng có cầu co
dãn EPD  1 :

Giả sử ban đầu giá là PA thì: TR1  PA .QA  SOP AQ (Hình 2.20)
A A

Giảm giá từ PA xuống PB thì: TR2  PB .QB  SOP BQ B B

So sánh doanh thu TR1 và TR2, chúng ta chỉ cần so sánh diện tích S2
và S3:
S3  Q.PB ; S2  P.QA

S3 Q.PB Q.PB
Ta có:    1  S3  S 2
S2 P.QA P.QB

Vì S3> S2 nên TR1< TR2, doanh nghiệp muốn tăng doanh thu thì nên
giảm giá bán. Như vậy, nếu doanh nghiệp kinh doanh tại miền cầu co
dãn, doanh nghiệp chưa tối đa doanh thu, muốn tăng doanh thu, doanh
nghiệp nên giảm giá bán.

Hình 2.20. Mối quan hệ giữa độ co dãn của cầu theo giá với doanh thu

- Trường hợp khi doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng có cầu kém co
dãn E PD  1 :
Giả sử ban đầu giá là PA thì: TR1  PA .QA  SOP AQA A

Giảm giá từ PA đến PB thì: TR2  PB .QB  SOP BQ


B B

81
So sánh doanh thu TR1 và TR2, chúng ta chỉ cần so sánh diện tích S2
và S3:
S3  Q.PB ; S2  P.QA

S3 Q.PB Q.PA
   1  S3  S 2
S2 P.QA P.QA

Vì S3< S2 nên TR1> TR2, doanh nghiệp muốn tăng doanh thu thì nên
tăng giá bán. Như vậy, nếu doanh nghiệp kinh doanh tại miền cầu kém co
dãn, doanh nghiệp chưa tối đa doanh thu, muốn tăng doanh thu, doanh
nghiệp nên tăng giá bán.
Hình 2.21 cho biết mối quan hệ giữa giá cả, sản lượng và doanh thu.
Ở nửa trên của đường cầu là miền cầu co giãn, nửa dưới đường cầu là
miền cầu kém co dãn, tại trung điểm đường cầu thì cầu co dãn đơn vị.
Khi kinh doanh tại miền cầu co dãn nhiều, muốn tăng doanh thu, doanh
nghiệp nên giảm giá bán, sản lượng sẽ tăng. Khi kinh doanh tại miền cầu
kém co dãn, muốn tăng doanh thu, doanh nghiệp nên tăng giá bán, sản
lượng sẽ giảm. Doanh nghiệp kinh doanh tại miền cầu co dãn đơn vị thì
doanh thu sẽ lớn nhất. Giá tăng hay giảm, doanh thu đều không đổi.

Hình 2.21. Mối quan hệ giữa độ co dãn và tổng doanh thu

82
2.6.2. Độ co dãn của cầu theo thu nhập
Độ co dãn của cầu theo thu nhập: Là hệ số phản ánh phần trăm thay
đổi trong lượng cầu so với phần trăm thay đổi trong thu nhập. Nói cách
khác, khi thu nhập thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi bao nhiêu phần
trăm. Hệ số co dãn của cầu theo thu nhập đo lường mức độ phản ứng của
thu nhập của người tiêu dùng so với lượng cầu (các nhân tố khác không
đổi).
Công thức tính hệ số co dãn của cầu theo thu nhập:
%Q Q I I
EID   .  Q(' I ) .
%I I Q Q

Trong đó:
I là mức thu nhập.
E ID là độ co dãn của cầu theo thu nhập.
Phân loại hệ số co dãn của cầu theo thu nhập: Thu nhập cũng là
một yếu tố ảnh hưởng đến cầu đối với hàng hóa, dịch vụ. Khi thu nhập
thay đổi, sự thay đổi của số cầu đối với các mặt hàng khác nhau cũng
khác nhau tuỳ theo tính chất của chúng. Ta có thể phân loại các hàng hóa
này như sau:
- Nếu E ID  1 , thì hàng hóa đang xét có thể là hàng hóa xa xỉ, hàng
hóa cao cấp.
- Nếu 0  E ID  1 , thì hàng hóa đang xét có thể là hàng hóa thiết yếu.

- Nếu E ID  0 thì hàng hóa đang xét có thể là hàng hóa thứ cấp.

- Nếu E ID  0 thì lượng cầu và thu nhập không có mối quan hệ với
nhau.

2.6.3. Độ co dãn của cầu theo giá chéo


Độ co dãn của cầu theo giá chéo: Là hệ số phản ánh % thay đổi
trong lượng cầu của hàng hóa này so với phần trăm thay đổi trong giá cả

83
của hàng hóa kia. Nói cách khác: Khi giá cả của hàng hóa kia thay đổi
1% thì lượng cầu của hàng hóa này thay đổi bao nhiêu phần trăm. Hệ số co
dãn của cầu theo giá chéo đo lường mức độ phản ứng của giá cả của hàng
hóa kia so với lượng cầu của hàng hóa này (các nhân tố khác không đổi).
Công thức tính hệ số co dãn của cầu theo giá chéo:
%QX QX PY P
EPDY X   .  Q(' PY ) . Y
%PY PY QX QX

Các trường hợp của hệ số co dãn của cầu theo giá chéo:
- Khi E PD > 0 thì X và Y là 2 hàng hóa thay thế.
Y
X

- Khi E PD < 0 thì X và Y là 2 hàng hóa bổ sung.


Y
X

- Khi E PD = 0 thì X và Y là 2 hàng hóa độc lập nhau.


Y
X

Hệ số co dãn chéo cho thấy mức độ nhạy cảm của cầu của một loại
sản phẩm đối với chiến lược giá của một doanh nghiệp có liên quan.

2.6.4. Độ co dãn của cung theo giá


Độ co dãn của cung theo giá: Là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong
lượng cung của một mặt hàng với phần trăm thay đổi trong giá của mặt
hàng đó (giả định các yếu tố khác không đổi). Nói cách khác: Nó cho biết
khi giá cả của hàng hóa thay đổi 1% thì lượng cung của hàng hóa đó thay
đổi bao nhiêu phần trăm (%).
Công thức tổng quát tính hệ số co dãn của cung có dạng:
%QS QS P P
EPS   :  Q '( P) 
%P QS P Q

QS
Vì luôn dương nên hệ số co dãn của cung theo giá có giá trị
PS
không âm EPS  0 . Để xem xét độ co dãn của cung, chúng ta so sánh hệ số
này với giá trị 1. Nếu E PS > 1, ta nói cung co dãn và ngược lại, nếu E PS < 1,
cung kém co dãn.

84
Do ý nghĩa của độ co dãn của cung tương tự như của cầu, nên từ
những đặc điểm của độ co dãn của cầu, chúng ta có thể suy ra những đặc
điểm của sự co dãn của cung:

- Độ co dãn tại một điểm: EPS  Q '( P)  P  1 . P


Q P 'Q Q S

- Độ co dãn tại một khoảng:


P1  P2
%QS QS P Q1  Q2
EPS   :   2
%P QS P P1  P2 Q1  Q2
2
Các trường hợp độ co dãn:
- Khi E PS  1 : Cung co dãn.

- Khi 0 < E PS  1 : Cung kém co dãn.

- Khi E PS  1 : Cung co dãn đơn vị.

- Khi EPS  0 : Cung không co dãn.

- Khi EPS   : Cung co dãn hoàn toàn.

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi của E PS :

- Mức sản lượng mà các nhà sản xuất cung ứng trên thị trường.
- Tác động của giá cả các yếu tố đầu vào (khi giá cả của các yếu tố
đầu vào giảm, lượng cung sẽ tăng).
- Tùy thuộc vào tính chất của từng loại hàng hóa: E PS lớn đối với hàng
hóa dễ cất giữ và E PS nhỏ đối với hàng hóa khó cất giữ.

Độ co dãn của cung trong dài hạn và trong ngắn hạn là khác nhau.
Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp bị hạn chế về năng lực sản xuất và để
khắc phục năng lực sản xuất họ cần phải có thời gian để xây dựng và mở

85
thêm các cơ sở sản xuất mới. Vì vậy, đối với hầu hết các sản phẩm thì
cung dài hạn có độ co dãn theo giá lớn hơn nhiều so với cung ngắn hạn.

2.7. SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THỊ TRƯỜNG


Trong cơ chế thị trường, hầu hết các hàng hóa đều được định giá dựa
trên quan hệ cung - cầu. Giá cả hàng hoá được xác định tại mức mà
lượng cầu bằng với lượng cung. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì
thị trường tự do vẫn có những khuyết tật mà bản thân nó không thể tự
khắc phục được. Do đó, cần phải có sự can thiệp của chính phủ để giảm
thiểu được các khuyết tật của nền kinh tế thị trường.

2.7.1. Giá trần


Giá trần là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do chính
phủ ấn định. Tác dụng của giá trần là nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu
dùng. Các doanh nghiệp sản xuất không được đặt giá cao hơn mức giá
trần. Mức giá này được áp dụng cho những hàng hóa (dịch vụ) thiết yếu
có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân như: Xăng dầu, giá
thuê nhà cho người nghèo hoặc sinh viên,... Nếu nới lỏng giá của những
mặt hàng này theo cơ chế cân bằng của thị trường thì mức giá có thể đẩy
lên rất cao. Khi có sự căng thẳng trong quan hệ cung cầu thì thường gây
ra những cơn sốt về giá cả, khi đó chỉ một bộ phận dân chúng là những
người có tiền mới có khả năng chi trả hoặc người tiêu dùng sẽ phải mua
hàng hóa đó với một mức giá quá cao so với mức giá thực của nó. Chính
vì vậy nên sự can thiệp của chính phủ bằng cách đặt giá trần sẽ bảo vệ lợi
ích cho người tiêu dùng.
Có 2 loại giá trần: Mức giá trần cao hơn mức giá cân bằng trên thị
trường và mức giá trần thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường. Đối
với mức giá trần cao hơn giá cân bằng thì đây là mức giá trần không ràng
buộc, ít khi xảy ra. Còn mức giá trần thấp hơn giá cân bằng trên thị
trường được gọi là giá trần có ràng buộc. Ví dụ, mức giá Ptrần được biểu
diễn trên hình 2.22. Mức giá trần thấp hơn mức giá cân bằng sẽ gây ra
hiện tượng thiếu hụt trên thị trường, lượng thiếu hụt thể hiện trên đồ thị
là đoạn AB.

86
Hình 2.22. Giá trần

2.7.2. Giá sàn


Giá sàn là mức giá thấp nhất đối với một hàng hóa hay dịch vụ nào
đó do chính phủ quy định. Tác dụng của giá sàn là nhằm bảo vệ lợi ích
nhà sản xuất. Ví dụ: Giá thu mua nông sản phẩm, giá thuê lao động (quy
định mức tiền công tối thiểu),...
Có 2 loại giá sàn: Mức giá sàn cao hơn mức giá cân bằng trên thị
trường và mức giá sàn thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường. Đối
với mức giá sàn thấp hơn giá cân bằng thì đây là mức giá sàn không có
ràng buộc, ít khi xảy ra. Còn mức giá sàn cao hơn giá cân bằng trên thị
trường là mức giá có ràng buộc. Mức giá Psàn> P0 gây là hiện tượng dư
thừa trên thị trường. Lượng dư thừa thể hiện trên Hình 2.23 là đoạn AB.

Hình 2.23. Giá sàn

87
Việc chính phủ kiểm soát giá cả sẽ đem lại một số kết quả trong
những trường hợp nhất định. Nếu chính phủ áp dụng mức giá này một
cách tràn lan cho tất cả các ngành thì sẽ làm mất đi tính khách quan của
cơ chế thị trường và gây ra những trục trặc lớn cho nền kinh tế. Việc áp
dụng giá trần và giá sàn chỉ là những giải pháp tức thời chứ không thể
kéo dài. Nếu kéo dài có thể sẽ thui chột, hạn chế sản xuất, làm quá trình
sản xuất không phát triển được.

2.7.3. Công cụ thuế của chính phủ


Để phân bổ các nguồn lực trong xã hội một cách hiệu quả, chính phủ
sử dụng các chính sách như trợ cấp hoặc đánh thuế đối với từng mặt hàng.
Chẳng hạn, chính phủ đánh thuế cao đối với các mặt hàng xa xỉ nhằm
hạn chế bớt những tiêu dùng lãng phí trong khi còn có rất nhiều người
nghèo không đủ sống hay đối với mặt hàng thuốc là rất có hại. Vì vậy,
thuế ảnh hưởng lớn đến hoạt động của một nền kinh tế hỗn hợp và ảnh
hưởng sâu sắc đến cách mà xã hội phân bổ các nguồn lực khan hiếm. Khi
chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra là
t/sản phẩm thì cung sẽ giảm, giá cân bằng sẽ tăng và lượng cân bằng trên
thị trường giảm (xem hình 2.24).

Hình 2.24. Chính phủ đánh một khoản thuế t/sản phẩm bán ra
của nhà sản xuất

88
Hình 2.24 cho thấy giá và lượng cân bằng ban đầu là P0 và Q0. Giá
và lượng cân bằng mới là P1 và Q1, tuy nhiên do phải nộp thuế cho chính
phủ là t, người bán chỉ nhận được mức giá P2 = P1 - t. Người mua đóng
thuế là diện tích P0P1E1B còn người bán đóng thuế là diện tích P2P0BA.
Khi chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng trên mỗi đơn vị sản
phẩm tiêu dùng là t/sản phẩm thì cầu sẽ giảm, giá và lượng cân bằng trên
thị trường đều giảm (xem hình 2.25). Ví dụ: Thuế đánh vào tiêu dùng ô
tô, xe máy,...

Hình 2.25. Chính phủ đánh một khoản thuế t/sản phẩm
đối với người tiêu dùng

Hình 2.25 cho thấy giá và lượng cân bằng ban đầu là P0 và Q0. Giá
và lượng cân bằng mới là P1 và Q1. Giá người bán thực sự nhận được chỉ
là P1< P0, nhưng giá người mua thực sự phải trả là P2 = P1 + t. Người
mua sẽ đóng thuế là phần diện tích P0P2AB, còn người bán sẽ đóng thuế
là diện tích P0P1E1B.
Xét dưới góc độ tác động vào thị trường, việc chính phủ đánh thuế
vào người tiêu dùng hay đánh thuế vào nhà sản xuất đều mang lại tác
động như nhau đối với cả người tiêu dùng, người sản xuất và chính phủ.
Khi đánh thuế, chính phủ sẽ thu được một khoản thuế, nhưng người sản
xuất và người tiêu dùng đều chịu thiệt. Chính sách thuế hợp lý là một

89
trong những chính sách vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế thị trường, là
công cụ để điều tiết nền kinh tế. Chính sách thuế hợp lý sẽ bảo đảm tính
công bằng xã hội, tính bình đẳng, tạo dựng được hành lang pháp lý khoa
học để khuyến khích sản xuất và kinh doanh phát triển.

2.7.4. Công cụ trợ cấp của chính phủ


Khi chính phủ trợ cấp cho nhà sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm
bán ra với mức trợ cấp là s/sản phẩm thì cung sẽ tăng, giá cân bằng giảm
từ P0 xuống P1 và lượng cân bằng sẽ tăng lên từ Q0 đến Q1 (xem hình
2.26). Cả nhà sản xuất và người tiêu dùng đều được hưởng lợi khi chính
phủ trợ cấp trên mỗi đơn vị hàng hóa bán ra.

Hình 2.26. Chính phủ trợ cấp s/sản phẩm cho nhà sản xuất

Khi chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng thì cầu sẽ tăng, giá và
lượng cân bằng trên thị trường đều tăng.

TÓM LƯỢC CUỐI CHƯƠNG


Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó những người
bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (thuần túy): Đây là một thị trường
có rất nhiều người mua và người bán, trao đổi một loại sản phẩm đồng
nhất, mọi thông tin trên thị trường này đều được người bán, người mua

90
nắm rõ và họ không có quyền quyết định đến mức giá cũng như sản
lượng hàng hóa trao đổi trên thị trường. Thị trường độc quyền thuần túy
(độc quyền mua hoặc độc quyền bán): Chỉ có một người mua và nhiều
người bán hoặc chỉ có một người bán và nhiều người mua. Thị trường
cạnh tranh không hoàn hảo: Bao gồm cạnh tranh độc quyền và độc
quyền tập đoàn.
Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và
có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian
nhất định, các yếu tố khác không đổi. Nếu thiếu một trong hai yếu tố
muốn mua và có khả năng mua thì sẽ không tồn tại cầu. Muốn mua biểu
thị nhu cầu của người tiêu dùng về một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó.
Có khả năng mua biểu thị khả năng thanh toán. Lượng cầu là số lượng
hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua
tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định. Nhu cầu là
những mong muốn, sở thích của người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ,
nhưng có thể không có khả năng thanh toán.
Các yếu tố tác động đến cầu gồm: Thu nhập của người tiêu dùng,
xem xét đối với các loại hàng hóa (xa xỉ, cao cấp, thiết yếu và thứ cấp);
hàng hóa liên quan trong tiêu dùng gồm: Hàng hóa thay thế hoặc hàng
hóa bổ sung; số lượng người tiêu dùng hay quy mô thị trường là một
trong những yếu tố quan trọng xác định lượng tiêu dùng tiềm năng; các
chính sách kinh tế của chính phủ: Thuế đánh vào người tiêu dùng thì cầu
sẽ giảm, chính phủ trợ cấp người tiêu dùng thì cầu sẽ tăng,... Kì vọng thu
nhập và kỳ vọng về giá cả; thị hiếu, phong tục, tập quán, mốt, quảng
cáo,... Thị hiếu là ý thích của con người. Thị hiếu xác định chủng loại
hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua; các nhân tố khác: Bao gồm môi
trường tự nhiên, sự kiện mang tính thời sự...
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và
có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian
nhất định, các nhân tố khác không đổi. Lượng cung là lượng hàng hóa

91
hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán tại mức giá
đã cho trong một khoảng thời gian nhất định. Luật cung: Số lượng hàng
hóa được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng
lên và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi.
Các yếu tố tác động đến cung: Tiến bộ công nghệ (ứng dụng công
nghệ mới làm tăng năng suất; giá của các yếu tố đầu vào của quá trình
sản xuất (chi phí sản xuất); số lượng nhà sản xuất trong ngành; giá của
các hàng hóa liên quan trong sản xuất; các chính sách kinh tế của chính
phủ; lãi suất; kỳ vọng giá cả và thu nhập; điều kiện thời tiết khí hậu; môi
trường kinh doanh.
Cân bằng thị trường: Là một trạng thái tại đó không có sức ép làm
thay đổi giá và sản lượng. Cân bằng thị trường là trạng thái mà khả năng
cung ứng vừa đủ cho nhu cầu trên thị trường. Tác động qua lại giữa cung
và cầu xác định giá và sản lượng hàng hoá, dịch vụ được mua và bán trên
thị trường. Khi tất cả mọi người tham gia vào thị trường có thể mua hoặc
bán một lượng bất kỳ mà họ mong muốn, chúng ta nói rằng thị trường
trong trạng thái cân bằng. Mức giá mà người mua sẵn lòng mua và người
bán muốn bán theo ý của họ được gọi là mức giá cân bằng.
Thặng dư tiêu dùng (CS) là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa
lợi ích của người tiêu dùng một đơn vị hàng hóa nào đó với chi phí thực
tế để có được lợi ích đó. Thặng dư tiêu dùng là phần chênh lệch giữa giá
mà một người tiêu dùng sẵn sàng trả để mua được một hàng hóa và giá
mà người tiêu dùng đó thực sự phải trả khi mua hàng hóa đó. Thặng dư
sản xuất (PS) là phần diện tích nằm dưới đường giá và trên đường cung.
Độ co dãn của cầu theo giá là hệ số (tỷ lệ) giữa % thay đổi trong
lượng cầu so với % thay đổi trong giá cả của hàng hóa đó. Khi giá cả
tăng 1% thì lượng cầu của hàng hóa đó giảm bao nhiêu % và ngược lại.
Hệ số co dãn của cầu theo giá đo lường mức độ phản ứng của giá cả so
với lượng cầu (các yếu tố khác không đổi).
Độ co dãn của cầu theo thu nhập là hệ số phản ánh % thay đổi trong
lượng cầu so với % thay đổi trong thu nhập. Nói cách khác, khi thu nhập

92
thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi bao nhiêu %. Hệ số co dãn của cầu
theo thu nhập đo lường mức độ phản ứng của thu nhập của người tiêu
dùng so với lượng cầu (các nhân tố khác không đổi).
Độ co dãn của cầu theo giá chéo là hệ số phản ánh % thay đổi trong
lượng cầu của hàng hóa này so với % thay đổi trong giá cả của hàng hóa
kia. Nói cách khác, khi giá cả của hàng hóa kia thay đổi 1% thì lượng cầu
của hàng hóa này thay đổi bao nhiêu %. Hệ số co dãn của cầu theo giá
chéo đo lường mức độ phản ứng của giá cả của hàng hóa kia so với
lượng cầu của hàng hóa này (các nhân tố khác không đổi).
Giá trần là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do chính
phủ ấn định. Tác dụng của giá trần là nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu
dùng. Các doanh nghiệp sản xuất không được đặt giá cao hơn mức giá
trần. Mức giá này được áp dụng cho những hàng hóa (dịch vụ) thiết yếu
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân như: Xăng dầu, giá thuê
nhà cho người nghèo và sinh viên,...
Giá sàn là mức giá thấp nhất đối với một hàng hóa hay dịch vụ nào
đó do chính phủ quy định. Tác dụng của giá sàn là nhằm bảo vệ lợi ích
nhà sản xuất. Có 2 loại giá sàn: Giá sàn cao hơn mức giá cân bằng trên
thị trường và giá sàn thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường. Đối với
mức giá sàn thấp hơn giá cân bằng thì đây là mức giá sàn không có ràng
buộc, ít khi xảy ra. Còn mức giá sàn cao hơn giá cân bằng trên thị trường
là mức giá có ràng buộc.

CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 2

Tiếng Việt Tiếng Anh


Cân bằng thị trường Market Equilibrium
Cầu (D) Demand
Cầu co giãn đơn vị Unitary elastic demand
Cầu hoàn toàn co giãn Perfectly elastic demand
Cầu hoàn toàn không co giãn Perfectly inelastic demand

93
Tiếng Việt Tiếng Anh
Cầu tương đối co giãn Relatively elastic demand
Cầu tương đối không co giãn Relatively inelastic demand
Cơ chế kinh tế Economic mechanism
Cơ chế thị trường Market mechanism
Co dãn chéo của cầu Cross elasticity of demand
Co dãn của cầu theo giá Price elasticity of demand
Co dãn của cầu theo thu nhập Income elasticity of demand
Co dãn của cung theo giá Price elasticity of supply
Cung (S) Supply
Đường cầu Demand curve
Đường cầu gãy khúc Kinked demand curve
Đường cung Supply curve
Giá cân bằng Equilibrium price
Giá sàn Floor price
Giá trần Ceiling price
Hàng hóa bình thường Normal goods
Hàng hóa bổ sung Complements
Hàng hóa thay thế Substitutes
Hàng hóa thiết yếu Necessities
Hàng hóa thứ cấp Inferior goods
Hàng hóa xa xỉ Luxury goods
Lượng cân bằng Equilibrium quantity
Lượng cầu (QD) Quantity demanded
Lượng cung (QS) Quantity supplied

94
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Phân biệt khái niệm cầu với nhu cầu, cầu với lượng cầu, minh họa
khái niệm cầu và lượng cầu trên cùng một đồ thị?
2. Phân tích khái niệm cầu và luật cầu. Nêu các yếu tố tác động đến
cầu và ý nghĩa của việc phân tích cầu?
3. Phân biệt khái niệm cung và lượng cung, minh họa các trường
hợp trên cùng một đồ thị?
4. Phân tích khái niệm cung và luật cung. Nêu các yếu tố tác động
đến cung và ý nghĩa của việc phân tích cung?
5. Nêu cách xác định độ co dãn của cung và cầu theo giá. Chỉ rõ ý
nghĩa của việc phân tích độ co dãn của cầu theo giá?
6. Nêu cách xác định độ co dãn của cầu theo thu nhập và chỉ rõ ý
nghĩa của việc phân tích độ co dãn của cầu theo thu nhập?
7. Nêu cách xác định độ co dãn của cầu theo giá chéo và chỉ rõ ý
nghĩa của việc phân tích độ co dãn của cầu theo giá chéo?
8. Phân tích cơ chế hoạt động của thị trường: Trạng thái dư thừa,
thiếu hụt, trạng thái cân bằng và sự thay đổi trạng thái cân bằng cung cầu
trên thị trường?
9. Thế nào là giá trần và giá sàn? Lấy ví dụ và giải thích sự tác động
đến thị trường khi chính phủ quy định giá trần và giá sàn?
10. Giả sử chính phủ áp một mức thuế là t/một đơn vị sản phẩm bán
ra, khi đó ai sẽ là người được hưởng lợi, ai là người chịu thiệt trong
trường hợp này?
11. Sử dụng mô hình cung cầu để phân biệt trợ cấp cho nhà sản xuất
và trợ cấp cho người tiêu dùng?
12. Sử dụng mô hình cung cầu để phân biệt thuế đánh vào nhà sản
xuất và thuế đánh vào người tiêu dùng trên mỗi đơn vị hàng hóa?

95
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI
1. Nếu cầu của một loại hàng hóa giảm khi thu nhập của người tiêu
dùng giảm thì hàng hóa đó được gọi là hàng hóa thứ cấp.
2. Đường cung có dạng dốc lên bởi vì, nếu tất cả các yếu tố khác
không đổi, khi giá hàng hóa đó tăng lên thì lượng cung về hàng hóa đó
cũng tăng lên.
3. Hàng hóa thiết yếu thường có cầu kém co dãn, trong khi đó hàng
hóa cao cấp thường có cầu co dãn.
4. Dọc theo đường cầu tuyến tính, khi giá giảm, cầu về hàng hóa đó
trở nên co dãn hơn.
5. Phương trình: P = 35 - 2Q có thể là một phương trình biểu diễn
cho hàm cung thị trường cho một loại hàng hóa.
6. Nếu cung và cầu của một loại hàng hóa cùng tăng hoặc cùng
giảm thì chắc chắn chúng ta sẽ xác định được sự thay đổi của giá cân
bằng còn lượng cân bằng thì không xác định.
7. Nếu độ co dãn của cầu theo giá sô-cô-la là -0,75 thì khi giá sô-cô-
la tăng lên sẽ làm chi tiêu của người tiêu dùng về kẹo sô-cô-la tăng lên.
8. Khi lượng cầu nhỏ hơn lượng cung sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt
trên thị trường và khi đó giá cân bằng sẽ tăng lên.
9. Một sự thay đổi trong giá cà phê sẽ gây ra sự di chuyển (trượt
dọc) trên đường cầu về cà phê và gây ra sự dịch chuyển đối với đường
cầu của hàng hóa thay thế với cà phê.
10. Cầu thị trường là trung bình của tổng cầu của các cá nhân trong
thị trường đó.
11. Khi bất cứ yếu tố nào tác động đến cầu ngoài giá của bản thân
hàng hóa đó thay đổi thì đều làm đường cầu của nó dịch chuyển.
12. Lượng cung về hàng hóa hay dịch vụ là lượng mà tại đó người
bán có khả năng và sẵn sàng bán tại một mức giá xác định trong một
khoảng thời gian xác định (các yếu tố khác không đổi).

96
13. Sự thiếu hụt sẽ xảy ra khi mức giá bán thấp hơn mức giá cân
bằng và sự dư thừa sẽ xảy ra khi mức giá bán cao hơn mức giá cân bằng.
14. Hàng hóa thông thường có độ co dãn của cầu theo thu nhập
mang dấu âm, trong khi đó hàng hóa thứ cấp có độ co dãn của cầu theo
thu nhập mang dấu dương.
15. Sự tăng lên của số lượng các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa A
sẽ gây ra sự di chuyển (trượt dọc) trên đường cung hàng hóa A (giả định
các yếu tố khác không đổi).

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài số 1:
Xác định ảnh hưởng đối với giá cân bằng và lượng hàng hóa bán ra
nếu có những thay đổi sau trên một thị trường, các yếu tố khác không
đổi:
a. Thu nhập của người tiêu dùng tăng và hàng hoá là hàng hóa thông
thường?
b. Giá của hàng hóa thay thế (trong tiêu dùng) tăng?
c. Giá của hàng hóa bổ sung (trong tiêu dùng) tăng?
d. Giá của yếu tố đầu vào cho sản xuất tăng?
e. Người tiêu dùng kỳ vọng rằng giá hàng hoá sẽ tăng trong tương lai
gần?
Bài số 2:
Trên thị trường của loại hàng hóa X, có giá cả, lượng cung và lượng
cầu (đơn vị sản lượng là sản phẩm, đơn vị giá cả là USD) được cho bởi
bảng số liệu sau:
P 20 22 24 26 28
QD 40 36 32 28 24
QS 18 24 32 40 48

97
a. Viết phương trình và vẽ đồ thị đường cung, đường cầu của hàng
hóa X?
b. Xác định giá và lượng cân bằng của hàng hóa X trên thị trường,
tính độ co dãn của cung và cầu theo giá tại mức giá cân bằng rồi cho
nhận xét? Vẽ đồ thị minh họa?
c. Tính lượng dư thừa và thiếu hụt trên thị trường tại mức giá P = 20;
P = 25; P = 30? Tính độ co dãn của cầu theo giá tại các mức giá trên?
d. Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 4 USD trên mỗi đơn vị
sản phẩm bán ra, khi đó giá và lượng cân bằng trên thị trường là bao
nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa?
e. Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 4 USD trên mỗi đơn vị
sản phẩm tiêu dùng, khi đó giá và lượng cân bằng trên thị trường là bao
nhiêu? So sánh với kết quả tính được ở câu d và cho nhận xét? Vẽ đồ thị
minh họa?
f. Giả sử chính phủ trợ cấp một mức s = 4 USD trên mỗi đơn vị sản
phẩm bán ra cho nhà sản xuất, khi đó giá và lượng cân bằng trên thị
trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa?
g. Giả sử chính phủ trợ cấp một mức s = 4 USD trên mỗi đơn vị sản
phẩm tiêu dùng của người tiêu dùng, khi đó giá và lượng cân bằng trên
thị trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa?
Bài số 3:
Cho biểu cung và biểu cầu (đơn vị sản lượng là sản phẩm, đơn vị giá
cả là USD) của hàng hóa X trên thị trường như sau:

P (USD/sản phẩm) 30 40 50

QD (sản phẩm/ngày) 90 70 50

QS (sản phẩm/ngày) 110 130 150

98
a. Viết phương trình hàm cung, hàm cầu của thị trường hàng hóa X?
Vẽ đồ thị thị trường hàng hóa X? Xác định giá và lượng cân bằng trên thị
trường hàng hóa X?
b. Tính tổng chi tiêu của người tiêu dùng khi thị trường cân bằng?
Độ co dãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng là bao nhiêu? Cho nhận
xét về kết quả tính được?
c. Khi mức giá trên thị trường là P = 20 USD/sản phẩm và P = 35
USD/sản phẩm thì trên thị trường xảy ra hiện tượng gì? Mức cụ thể là
bao nhiêu? Tính độ co dãn của cầu theo giá tại các mức giá này và cho
nhận xét về kết quả tính được?
d. Giả sử thu nhập của người dân tăng lên làm cho lượng cầu hàng
hóa X tăng lên 10 ở mỗi mức giá. X là loại hàng hóa gì? Vì sao? Giá và
lượng cân bằng của thị trường lúc này là bao nhiêu?
Bài số 4:
Thị trường hàng hóa A có hàm cung và hàm cầu như sau:
QS = -20 + P và QD = 220 - 2P
(Giá tính bằng USD/sản phẩm, lượng tính bằng sản phẩm)
a. Xác định mức giá và lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa A.
Tính độ co dãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng. Ở mức giá nào tổng
doanh thu của những nhà sản xuất ra hàng hóa A đạt giá trị lớn nhất?
b. Nếu chính phủ thực hiện trợ cấp cho nhà sản xuất là s = 15 USD
trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra thì điều này tác động đến giá và lượng
cân bằng trên thị trường hàng hóa A như thế nào?
c. Trong trường hợp chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất một mức
là t = 15 USD trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra thì giá và lượng cân bằng
trên thị trường thay đổi như thế nào so với trước khi bị đánh thuế? Tổng
số thuế mà chính phủ thu được là bao nhiêu? Gánh nặng thuế mà người
tiêu dùng và nhà sản xuất phải chịu là bao nhiêu?

99
d. Trong trường hợp chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng một
mức là t = 15 USD trên mỗi đơn vị tiêu dùng thì giá và lượng cân bằng
trên thị trường là bao nhiêu? Tổng số thuế mà chính phủ thu được là bao
nhiêu? Gánh nặng thuế mà người tiêu dùng và nhà sản xuất phải chịu là
bao nhiêu? Cho nhận xét về kết quả hai câu c) và d).

100
Chương 3
LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Trong cuộc sống hàng ngày, người tiêu dùng tham gia vô số các hoạt
động kinh tế và đứng trước sự lựa chọn giữa các loại hàng hóa, dịch vụ
khác nhau. Chính vì vậy, với một số nguồn lực nhất định, họ luôn cố
gắng chọn những loại hàng hoá nào có khả năng mang lại cho họ sự thoả
mãn tối đa. Mức độ thỏa mãn được định nghĩa xuất phát từ hàm lợi ích
thông qua sự phân tích về những giả thiết cơ bản về lợi ích của người tiêu
dùng. Trên cơ sở những lý thuyết và công cụ khác nhau, chúng ta sẽ giải
thích quyết định tối ưu của người tiêu dùng dưới tác động của các nhân
tố khách quan và chủ quan. Mục đích chính của chương này là giúp cho
người học có được các kiến thức sau đây:
- Nắm được các giả thiết cơ bản về sở thích của người tiêu dùng.
- Nắm vững khái niệm đường bàng quan, phân tích được các tính
chất của đường bàng quan và giải thích được quy luật lợi ích cận biên
giảm dần.
- Khái niệm giới hạn ngân sách, đường ngân sách, đặc trưng và các
yếu tố tác động đến đường ngân sách của người tiêu dùng.
- Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu với ràng buộc về ngân sách của người
tiêu dùng.

3.1. SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG


3.1.1. Các giả thiết cơ bản
Tất cả các hàng hoá hoặc dịch vụ sản xuất ra đều có tính chất thoả
mãn một số nhu cầu nào đó của con người mà các nhà kinh tế học gọi đó
là lợi ích (hay độ thỏa dụng). Lợi ích chỉ sự thỏa mãn hay hài lòng của
người tiêu dùng khi tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ tại một thời điểm

101
nhất định. Thuật ngữ này được dùng để chỉ mức độ thoả mãn của con
người sau khi tiêu dùng một lượng hàng hoá, dịch vụ nhất định.
Thông thường để đáp ứng nhu cầu đa dạng của mình, người tiêu
dùng không bao giờ lựa chọn chỉ duy nhất một loại sản phẩm mà họ phải
ra quyết định trước một giỏ hàng. Giỏ hàng đơn giản là một tập hợp hàng
hóa bao gồm nhiều loại khác nhau. Giỏ hàng có thể là những mặt hàng
thực phẩm khác nhau trong một túi đựng thực phẩm, hoặc bao gồm các
mặt hàng thực phẩm, quần áo, đồ dùng gia dụng,... Như vậy, một giỏ
hàng có thể gồm 2 loại hàng hóa hoặc nhiều hơn 2 loại hàng hóa. Vì
người tiêu dùng thường mua nhiều loại hàng hóa, nên một câu hỏi đặt ra
là giữa hai giỏ hàng hóa, giỏ hàng nào được ưa thích hơn. Bằng cách so
sánh giữa các giỏ hàng, thị hiếu của người tiêu dùng sẽ được bộc lộ. Kinh
tế học không như các môn khoa học khác (khoa học tâm lí, xã hội học...)
quan tâm đến việc phát hiện ra nguồn gốc của sở thích, thị hiếu,... mà
quan tâm đến sở thích ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của người
tiêu dùng. Cụ thể là mô tả và sắp xếp được các sở thích một cách hợp lý
để từ đó phục vụ cho việc phân tích cách thức lựa chọn tối ưu của người
tiêu dùng. Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng bắt đầu với 3 giả
thiết cơ bản về thị hiếu của con người về một giỏ hàng hóa trong mối
quan hệ so sánh với giỏ hàng hóa khác. Ba giả thiết này sở dĩ được lựa
chọn bởi nó đúng với hầu hết các tình huống tiêu dùng.
Thứ nhất, sở thích của người tiêu dùng là hoàn chỉnh. Điều đó có
nghĩa là, người tiêu dùng có thể so sánh và phân biệt tất cả các tập hợp
hàng hóa theo sự ưa thích của mình. Giả sử có hai tập hợp hàng hóa A và
B, đối với người tiêu dùng, sự ưa thích hai tập hợp hàng hóa này chỉ có
thể xảy ra một trong ba phương án sau: Hoặc là họ thích tập hợp hàng
hóa A hơn tập hợp hàng hóa B, hoặc họ thích B hơn A, hoặc họ bằng
lòng với cả hai tập hợp hàng hóa đã cho, không thể có phương án khác và
cũng không thể xảy ra trường hợp chẳng phương án nào trong 3 phương
án đã nêu là đúng.
Thứ hai, sở thích của người tiêu dùng có tính chất bắc cầu. Điều đó
có nghĩa là, khi người tiêu dùng ưa thích tập hợp hàng hóa A hơn tập hợp
hàng hóa B, và ưa thích tập hợp hàng hóa B hơn tập hợp hàng hóa C, khi

102
sở thích có tính bắc cầu, người tiêu dùng này thích tập hợp hàng hóa A
hơn tập hợp hàng hóa C, không xảy ra trường hợp người tiêu dùng thích
tập hợp hàng hóa C hơn là tập hợp hàng hóa A. Giả thiết này được đưa ra
để đảm bảo tính nhất quán trong sở thích của người tiêu dùng, và giúp
người tiêu dùng sắp đặt sở thích theo thứ tự.
Thứ ba, mọi hàng hóa đều tốt (đều được mong muốn), nếu bỏ qua
chi phí thì người tiêu dùng có xu hướng thích nhiều hơn thích ít. Hay
nói cách khác: Dù khối lượng hàng hóa được tiêu dùng là như thế nào,
việc tiêu dùng thêm hàng hóa đó vẫn luôn luôn mang lại lợi ích. Chúng ta
có thể thấy điều này là đúng đối với nhiều loại hàng hóa. Ví dụ, đối với
quần áo, dù người tiêu dùng đã có bao nhiêu quần áo đi nữa thì việc có
thêm một đơn vị quần áo vẫn mang lại lợi ích cho họ.
Dựa trên những giả định như vậy, ta nghiên cứu hành vi của người
tiêu dùng. Cần nhớ rằng các giả thiết này không giải thích thị hiếu của
người tiêu dùng nhưng nó đảm bảo tính nhất quán và logic của thị hiếu,
giúp cho việc phân tích được đơn giản hóa.

3.1.2. Lợi ích và quy luật lợi ích cận biên giảm dần
3.1.2.1. Lợi ích (hay độ thỏa dụng)
Giả định rằng người tiêu dùng có thể xếp hạng lợi ích bằng cách
nhận biết hàng hóa nào mang lại độ thỏa mãn cao hơn cho họ. Tuy nhiên,
họ không thể lượng hóa mức lợi ích của một hàng hóa, dịch vụ đem lại
cho họ bằng một con số cụ thể là bao nhiêu. Khái niệm về lợi ích sẽ giúp
cho việc xếp hạng các giỏ hàng hóa theo sở thích một cách dễ dàng hơn,
chẳng hạn như một người tiêu dùng cảm thấy là việc mua một vé xem ca
nhạc làm cho mình thỏa mãn hơn mua một bộ quần áo thì tổng lợi ích từ
buổi hòa nhạc cao hơn bộ quần áo. Chúng ta xem xét lợi ích đạt được khi
một cá nhân tiêu dùng một số lượng hàng hóa X nhất định qua ví dụ sau:
Một người công nhân bốc vác vừa làm xong công việc của mình, anh ta
đang rất mệt và khát. Để giải tỏa cơn khát của mình, anh ta quyết định
mua một lon bia Sài Gòn, và hiển nhiên nó đem lại cho anh ta sự thỏa

103
mãn rất cao. Sau lon bia thứ nhất, anh ta đã đỡ khát đi phần nào và cảm
nhận được vị của lon bia rất thơm và ngon nhưng anh ta chưa thực sự
hoàn toàn hết khát, vì vậy anh ta tiếp tục uống lon thứ hai, rồi thứ ba,...
Nếu như cứ tiếp tục tăng tiêu dùng hàng hóa này thì tổng lợi ích đạt
được sẽ tăng. Tuy nhiên, đến lon bia thứ tư, độ thỏa dụng đạt mức tối
đa và không tăng nữa. Khi đó, việc tiếp tục tiêu dùng thêm lon bia thứ
năm sẽ làm lợi ích không những không tăng mà còn có thể sút giảm vì
khi uống quá nhiều anh ta có thể sẽ bị say bia và không cảm nhận
được vị ngon của những lon bia kế tiếp nữa mà ngược lại, anh ta có
thể bị bội thực.
Lợi ích tiêu dùng (U) là sự hài lòng, thỏa mãn của người tiêu dùng
do tiêu dùng một số lượng hàng hóa, dịch vụ nhất định mang lại. Sự hài
lòng (thỏa mãn) càng cao chứng tỏ lợi ích mang lại từ việc tiêu dùng
càng lớn.
Tổng lợi ích (TU) là tổng mức độ thỏa mãn của một người tiêu dùng
khi tiêu dùng các loại hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định.
Công thức xác định tổng lợi ích:
n
TU  TU1  TU 2  ...  TU n  ...   TU i
i 1

Lợi ích cận biên (MU) là mức lợi ích tăng thêm khi tiêu dùng thêm
một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ.
Công thức tính:
TU
MU ( X ) 
X
Nếu phương trình hàm lợi ích là một hàm số liên tục, khi đó:
MU ( X )  TU (' X )

Theo công thức này, lợi ích cận biên chính là đạo hàm của tổng lợi
ích theo số lượng hàng hóa X. Nói cách khác, tổng lợi ích chính là tổng
(tích phân) của các lợi ích cận biên. Vì thế, ta có thể viết:

104
TU ( X )   MU ( X )

Nếu hàm lợi ích là một hàm số rời rạc (như trong bảng 3.1), ta có thể
tính lợi ích cận biên theo công thức:
MU(Xn) = TU(Xn) - TU(Xn-1)
Trong đó: MU(Xn): Là lợi ích cận biên của đơn vị sản phẩm thứ n:
TU(Xn) và TU(Xn-1): Là tổng lợi ích do tiêu dùng lần lượt n và n - 1 đơn
vị sản phẩm.
Trường hợp tiêu dùng một tổ hợp gồm nhiều loại hàng hóa khác
nhau và tổng lợi ích được cho dưới dạng hàm số TUX,Y = f(X,Y,...) thì lợi
ích cận biên MU được đo lường bằng đạo hàm riêng bậc nhất của hàm
tổng lợi ích TU. Cụ thể:
TU
MU ( X )   TU (' X )
X
TU
MU (Y)   TU (Y)
'

Y
Ví dụ: Một người tiêu dùng tiêu dùng hai loại hàng hóa là X và Y.
Tổng lợi ích thu được từ việc tiêu dùng tổ hợp hàng hóa trên được xác
định bởi hàm lợi ích: TUXY = 100XY. Khi đó, lợi ích cận biên của việc
tiêu dùng hàng hóa X và Y được xác định: MUX = 100Y và MUY = 100X.
3.1.2.2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần
Nội dung quy luật: Lợi ích cận biên của một hàng hóa có xu hướng
giảm đi khi lượng hàng hóa đó được một người tiêu dùng nhiều hơn
trong một giai đoạn nhất định.
Bản chất của quy luật này là sự hài lòng hay sự thích thú của người
tiêu dùng với một mặt hàng có xu hướng giảm đi khi tiêu dùng thêm một
đơn vị mặt hàng đó. Quy luật cho biết tổng lợi ích tiêu dùng sẽ tăng lên
nhưng với tốc độ ngày một chậm đi và sau đó giảm. Do đó, quy luật cũng

105
khuyến cáo người tiêu dùng không nên tiêu dùng quá nhiều một loại mặt
hàng trong ngắn hạn. Ví dụ: Một người tiêu dùng muốn thỏa mãn cơn
nghiện ăn bánh Chocopie của mình bằng cách mua và ăn Chocopie liên
tục trong ngày. Bảng đo lường lợi ích và lợi ích cận biên của người tiêu
dùng này được tổng hợp như sau:
Bảng 3.1. Tổng lợi ích, lợi ích cận biên
khi thay đổi mức tiêu dùng bánh Chocopie

Q Tổng lợi ích Lợi ích cận biên


(Bánh Chocopie) (TU) (MUX)
1 9 9
2 17 8
3 24 7
4 30 6
5 35 5
6 39 4
7 40 1
8 40 0
9 35 -5
10 25 -10

Bảng 3.1 cho thấy, tổng lợi ích tăng lên khi tiêu dùng 7 chiếc bánh
đầu tiên. Đến chiếc bánh Chocopie thứ 8, sau khi người tiêu dùng đã trải
qua tâm lí “cái gì hiếm thì quí” cảm thấy tổng lợi ích mang lại sau 8
chiếc bánh không hề tăng lên so với 7 chiếc trước đó. Thậm chí nếu
người tiêu dùng tiếp tục ăn đến chiếc thứ 9, thứ 10 thì tổng lợi ích lại
giảm đi. Xét đến lợi ích cận biên, thì từ chiếc bánh thứ nhất cho đến
chiếc thứ mười có xu hướng giảm dần. Lợi ích cận biên cũng có thể bằng
0 và âm.

106
Hình 3.1. Mối quan hệ giữa tổng lợi ích và lợi ích cận biên

Nhìn vào Hình 3.1, chúng ta thấy giữa tổng lợi ích và lợi ích cận
biên có mối quan hệ với nhau:
- Nếu MU >0 thì TU tăng.
- Nếu MU <0 thì TU giảm.
- Nếu MU = 0 thì TU đạt giá trị lớn nhất.
Như vậy, một cá nhân chỉ tiêu dùng thêm hàng hóa, dịch vụ khi lợi
ích cận biên vẫn còn giá trị dương, bởi vì một người chỉ tiêu dùng khi
cần thỏa mãn thêm từ hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, quy luật lợi ích cận
biên giảm dần chỉ xét với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ, nếu tiêu dùng
nhiều hơn một loại hàng hóa, dịch vụ thì cần giả định giữ cố định mức
tiêu thụ của các hàng hóa khác. Hơn nữa, quy luật này chỉ đúng khi tiêu
dùng trong một thời gian ngắn và tần suất tiêu dùng là liên tục.

3.1.3. Đường bàng quan


3.1.3.1. Xây dựng đường bàng quan
Chúng ta thử xem xét sự thỏa mãn của một cá nhân khi tiêu dùng các
giỏ hàng hóa khác nhau. Giả sử một sinh viên tiêu dùng các giỏ hàng hóa
gồm hai loại là xem phim và bữa ăn.

107
Số bữa ăn và số lần xem phim được biểu diễn trên hai trục của hình 3.2.
Về mặt sở thích, người này sẽ xếp hạng các giỏ hàng hóa như sau:
Số lần
xem phim

Số bữa ăn

Hình 3.2. Xây dựng đường bàng quan

Mỗi điểm trong hình 3.2 biểu diễn một giỏ hàng hóa cụ thể của bữa
ăn và xem phim. Bắt đầu với điểm A mô tả giỏ hàng hóa A, theo giả thiết
người tiêu dùng thích nhiều hơn ít, nên những điểm nằm về phía đông -
bắc của giỏ A, như điểm C chẳng hạn, sẽ được cá nhân này thích hơn. Số
lượng xem phim và bữa ăn trong giỏ C đều nhiều hơn so với giỏ A. Vậy,
khi tiêu dùng giỏ hàng hóa C, sự thỏa mãn của sinh viên này sẽ cao nên
tổng lợi ích đạt được sẽ cao hơn giỏ ở điểm A. Ngược lại, vùng nằm về
phía tây - nam của giỏ hàng hóa A sẽ kém được ưa thích vì có số lượng
của cả hai loại đều ít hơn giỏ A. Tại các giỏ D, E nằm trong vùng (II) và
(IV), chúng ta không xác định được cá nhân thích giỏ A hay các giỏ D, E
nằm trong các vùng này vì những giỏ hàng hóa này có hàng hóa này
nhiều hơn tại giỏ A nhưng hàng hóa kia lại ít hơn. Chỉ có tiêu dùng tại
những giỏ nằm trong vùng (II) và (IV) cá nhân mới có thể bàng quan so
với giỏ A. Vì vậy, chỉ có những giỏ nằm trong vùng (II) và (IV) mới có

108
thể cùng nằm trên một đường bàng quan với giỏ A. Như vậy, để giữ mức
lợi ích không đổi, cá nhân muốn tiêu dùng sản phẩm này nhiều hơn thì
phải giảm bớt sản phẩm kia. Hay là, số lượng hai sản phẩm được tiêu
dùng phải có sự đánh đổi với nhau thì lợi ích đạt được mới không đổi.
Bảng 3.2 biểu diễn các giỏ bao gồm số bữa ăn và số lần xem phim có thể
tạo ra cùng một mức lợi ích (là 10 chẳng hạn). Khi đó, những giỏ hàng
này đều nằm trên một đường gọi là đường bàng quan.

Bảng 3.2. Các giỏ hàng hóa tạo ra cùng một mức lợi ích

Giỏ hàng hóa Số bữa ăn (X) Số lần xem phim (Y) Lợi ích (U)
A 1 5 10
B 2 3 10
C 3 2 10
D 5 1 10

Đường bàng quan (ký hiệu là U): Là tập hợp các điểm phản ánh
những giỏ hàng hóa khác nhau nhưng được một người tiêu dùng ưa thích
như nhau (hay mang lại lợi ích như nhau đối với người tiêu dùng này)
khi tiêu dùng các loại hàng hóa trong một thời gian nhất định.

Hình 3.3. Đường bàng quan tại mức lợi ích U1

109
Dựa vào các giả thiết về sở thích của người tiêu dùng, ta có thể vẽ
được đồ thị đường bàng quan như hình 3.4, các đường bàng quan dốc
xuống và lồi về phía gốc tọa độ. Chúng ta nhận thấy rằng một mức lợi
ích hay mức thỏa mãn cụ thể có thể được tạo ra từ nhiều giỏ hàng hóa
khác nhau.
Giả sử một cá nhân tiêu dùng hai loại hàng hóa X và Y. Phương
trình của đường bàng quan đối với hai loại hàng hóa X và Y sẽ có dạng:
U1 = U(X,Y). Trong đó: U1 là một mức lợi ích nào đó, chỉ có số lượng X
và Y thay đổi để đạt lợi ích U1. Giả sử hàm lợi ích của người tiêu dùng
này có dạng hàm Cobb - Douglas: TU  a. X  .Y  . Hàm lợi ích cho chúng
ta biết tập hợp vô số đường bàng quan, hay còn gọi là bản đồ đường bàng
quan. Hình 3.4 mô tả tập hợp các đường bàng quan của người tiêu dùng
này được xác định từ hàm lợi ích, gọi là bản đồ đường bàng quan.

Hình 3.4: Bản đồ đường bàng quan

Trên đây là một đường bàng quan ứng với giỏ hàng hóa A, B đã cho,
trên thực tế với các tập hợp hàng hóa rất đa dạng giữa thực phẩm và
lương thực sẽ có vô số đường bàng quan, gọi là bản đồ đường bàng quan.
Mỗi đường bàng quan thể hiện một mức độ ưa thích như nhau đối với
các tập hợp hàng hóa trên đường bàng quan đó.

110
Đường bàng quan là công cụ rất hữu ích cho việc phân tích hành vi lựa
chọn của người tiêu dùng. Trong các tập hợp hàng hóa mà người tiêu dùng
đưa vào nhu cầu để chọn lựa, ta luôn sắp xếp được thứ tự “được ưa thích”
của các lô hàng hóa đó, hoặc lô hàng A được ưa thích hơn lô hàng B; hoặc
lô hàng B được ưa thích hơn lô hàng A; hoặc cả hai lô hàng A và B được ưa
thích như nhau. Khi mà sự ưa thích giữa các lô hàng còn khác nhau thì vẫn
còn xảy ra hiện tượng lựa chọn, chỉ khi giữa các lô hàng không còn sự phân
biệt về độ ưa thích thì hiện tượng lựa chọn dừng lại, lúc này người tiêu dùng
bàng quan, “thờ ơ” với việc chọn lựa lô hàng nào hơn. Hay nói cách khác
người tiêu dùng không quan tâm đến việc lựa chọn một lô hàng nào cả. Bởi
lô hàng nào cũng mang lại cho người tiêu dùng mức độ thỏa mãn, hài lòng
và lợi ích như nhau.
3.1.3.2. Các tính chất của đường bàng quan
a) Các đường bàng quan càng xa gốc tọa độ biểu thị mức độ thỏa
mãn càng cao
Với các tập hợp gồm hai hàng hóa X và Y, sẽ cho những độ thỏa
dụng khác nhau. Giả sử, trên đồ thị chúng ta vẽ hai đường bàng quan U1
và U2 (Hình 3.5). Đường U2 ở xa gốc tọa độ hơn đường U1. Trên đường
U1, xác định một tập hợp hàng hóa bất kỳ, giả sử là tập hợp A với X1 đơn
vị hàng hóa X và Y1 đơn vị hàng hóa Y, đường U1 sẽ thể hiện tất cả các
tập hợp hàng hóa cho cùng một mức lợi ích giống như tập hợp A. Tương
tự vậy, với tập hợp hàng hóa B nằm trên đường bàng quan U2, vẫn với Y1
đơn vị hàng Y nhưng lại có X2 đơn vị hàng X (X2 > X1). Theo giả thiết
thứ tư người tiêu dùng luôn thích tiêu dùng nhiều hàng hóa hơn là ít hàng
hóa. Do đó, người tiêu dùng ưa thích tập hợp hàng B hơn là hàng A.
Đường U2 bao gồm những tập hợp hàng hóa mang lại mức độ lợi ích như
mức độ lợi ích của tập hàng hóa B mang lại cho người tiêu dùng. Vì vậy,
tất cả các tập hợp hàng hóa nằm trên đường bàng quan U2 có lợi ích cao
hơn các tập hợp hàng hóa nằm trên đường bàng quan U1 hay nói cách
khác đường bàng quan U2 thể hiện mức độ lợi ích lớn hơn là đường bàng
quan U1.

111
Hình 3.5. Đường bàng quan càng xa gốc tọa độ, lợi ích càng tăng

Kết luận, các đường bàng quan càng xa gốc tọa độ thì biểu thị mức
độ thỏa mãn càng cao.
b) Các đường bàng quan không bao giờ cắt nhau
Chúng ta sẽ giả định ngược lại, giả sử có hai đường bàng quan cắt
nhau như trên đồ thị 3.6. Hai đường bàng quan U1 và U2 cắt nhau tại C.
Điểm B nằm trên đường U1 và điểm A nằm trên đường U2.

Hình 3.6. Các đường bàng quan của một người không bao giờ cắt nhau

112
Do B và C cùng nằm trên đường bàng quan U1 nên 2 tập hợp hàng
hóa B và C phải cho cùng một mức độ thỏa mãn như nhau đối với người
tiêu dùng. Tương tự như vậy, do A và C cùng nằm trên đường U2 nên tập
hợp A và C cũng phải mang lại mức độ thỏa mãn như nhau. Từ hai điều
này, theo giả thiết hai về tính chất bắc cầu của sở thích, tập hợp A và B
phải đem lại cùng một mức độ thỏa mãn như nhau. Tuy nhiên, điều này
là vô lý, bởi vì tập hợp hàng hóa A bao gồm nhiều hàng hóa hơn tập hợp
C (nhiều hàng hóa Y hơn), do đó tập hợp hàng A phải có mức độ thỏa
mãn cao hơn là tập hợp B. Chứng tỏ giả định ban đầu là sai, tức là không
thể có hai đường bàng quan cắt nhau.
Với hai hàng hóa nhất định, có vô số tập hợp hàng hóa khác nhau do
sự kết hợp giữa các đơn vị khác nhau từ hai hàng hóa đó. Do đó, lợi ích
của các tập hợp hàng hóa mang lại cho người tiêu dùng cũng rất đa dạng.
Với hai hàng hóa đã cho, ta sẽ có không chỉ một, hai hay ba đường bàng
quan mà sẽ có vô số đường bàng quan. Mỗi điểm trên đồ thị sẽ có một và
chỉ một đường bàng quan đi qua nó bởi vì như ta vừa chứng minh ở trên,
không có hai đường bàng quan cắt nhau. Tập hợp những đường bàng
quan không cắt nhau này làm nên một biểu đồ đường bàng quan, thể hiện
những mức độ lợi ích khác nhau từ những tập hợp hàng hóa khác nhau.
Với công cụ đường bàng quan cho phép chúng ta sắp xếp thứ tự ưa
thích giữa các tập hợp hàng hóa khác nhau và giúp chúng ta giải thích
cách thức ra quyết định tiêu dùng của người tiêu dùng.
c) Không có đường bàng quan có độ dốc dương
Độ dốc của một đường bàng quan được xác định bằng sự thay đổi
của biến số biểu diễn trên trục tung chia cho sự thay đổi của biến số được
biểu diễn trên trục hoành.

113
Hình 3.7. Đường bàng quan không có độ dốc dương

Giả sử đường bàng quan có độ dốc dương. Hình 3.7 cho thấy đường
bàng quan dốc lên. Trên đường bàng quan này, chúng ta chọn được 2 giỏ
hàng hóa là A và B. Theo khái niệm đường bàng quan, lợi ích của giỏ
hàng hóa A và hàng hóa B bằng nhau. Tuy nhiên, đường bàng quan U
cho thấy, giỏ hàng hóa B có lợi ích lớn hơn giỏ hàng hóa A do có số
lượng cả hàng hóa X và Y đều nhiều hơn (theo giả thuyết: Người tiêu
dùng thích nhiều hơn là thích ít). Điều này không đúng so với khái niệm
về đường bàng quan của một người tiêu dùng.
Độ dốc của đường bàng quan chính là sự thay đổi số lượng hàng Y
khi số lượng tiêu dùng hàng X thay đổi. Theo giả thiết ban đầu, mọi hàng
hóa đều có ích nên người tiêu dùng sẽ luôn muốn tiêu dùng cả hai hàng
hóa đó. Kết quả là nếu hàng hóa X giảm đi thì lượng hàng Y phải tăng
lên để đảm bảo cho độ thỏa dụng của tập hợp hàng hóa được giữ nguyên
(bởi vì mọi điểm trên đường bàng quan mang lại độ thỏa dụng như nhau).
Điều đó có nghĩa là sự thay đổi của X và Y là luôn luôn ngược chiều nhau.
Độ dốc của đường bàng quan sẽ mang dấu âm.

3.1.4. Tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng


Tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng cho biết sự sẵn sàng đánh đổi
hàng hóa này để lấy hàng hóa khác của người tiêu dùng sao cho tổng độ

114
thỏa mãn của họ được giữ không đổi. Tỷ lệ thay thế cận biên của hàng
hóa X cho hàng hóa Y (ký hiệu là MRSX/Y) cho biết lượng hàng hóa Y
mà người tiêu dùng sẵn sàng từ bỏ để có thêm một đơn vị hàng hóa X mà
lợi ích trong tiêu dùng không thay đổi.
Để nhất quán trong cách tính, ta quy ước rằng MRS sẽ được tính căn
cứ vào lượng của hàng hóa được biểu thị trên trục tung cần từ bỏ để có
thêm một đơn vị hàng hóa biểu thị trên trục hoành. Do vậy, nếu vẽ đường
bàng quan thể hiện độ thỏa dụng mà các tập hợp hàng hóa X và Y đem
lại cho người tiêu dùng, thì hàng hóa Y được biểu diễn trên trục tung và
hàng hóa X được biểu diễn trên trục hoành.
MU X
Công thức tính: MRSX/Y =
MU Y

Về giá trị tuyệt đối, tỷ lệ thay thế cận biên bằng với độ dốc của
đường bàng quan. Như vậy, chỉ có sự khác nhau duy nhất giữa tỷ lệ thay
thế cận biên và độ dốc của đường bàng quan. Độ dốc của đường bàng
quan mang dấu âm (phản ánh mối quan hệ tỷ lệ nghịch trong việc tiêu
dùng hai loại hàng hóa để đạt được độ thỏa dụng như nhau), còn MRS thì
mang giá trị dương. Hay nói cách khác, tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu
dùng chính là giá trị tuyệt đối của độ dốc của đường bàng quan.
Y

B
Y1
Y
Y2 A
X U

X1 X2 X

Hình 3.8. Xác định tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng

115
Giả sử một người tiêu dùng hai hàng hóa X và Y; có thể biểu diễn
hai loại hàng hóa này trên trục tọa độ OXY, trục tung OY biểu diễn hàng
hóa Y và trục OX biểu diễn hàng hóa X (được mô tả trên hình 3.8).
Người tiêu dùng có đường bàng quan U với hai giỏ hàng hóa A (X1,
Y1) và B (X2, Y2). Người tiêu dùng muốn tiêu dùng giỏ hàng hóa B thay
vì giỏ hàng hóa A thì lượng hàng hóa X tăng lên một lượng X , lượng
hàng hóa Y giảm xuống một lượng  Y .

Để có thêm X đơn vị hàng hóa X thì sẵn sàng từ bỏ Y đơn vị


hàng hóa Y. Để có thêm 1 đơn vị hàng hóa X thì sẵn sàng từ bỏ
Y / X đơn vị hàng hóa Y. Ta có:

Y Y
MRS X /Y  
X X
MRSX/Y = giá trị tuyệt đối độ dốc của đường bàng quan = |độ dốc
đường bàng quan|.
Khi tăng X đơn vị hàng hóa X làm cho tổng lợi ích của hàng hóa X
thay đổi một lượng TU X .

Khi giảm Y đơn vị hàng hóa Y làm cho tổng lợi ích của hàng hóa
Y thay đổi một lượng TUY .

Vì tổng lợi ích không đổi nên ta có: TUX  TUY  0

TU X
Mà MU X  và
X
TU Y
MU Y   MUX .X  MUY .Y  0
Y
 MUX .X  MUY .Y

Y MU X MU X
hay    MRSX/Y = |độ dốc đường bàng quan| =
X MU Y MU Y

116
Chúng ta cần chú ý, người tiêu dùng chỉ quyết định tăng tiêu dùng
hàng hóa nào đó khi việc tiêu dùng thêm hàng hóa đó làm cho tổng lợi
ích từ việc tiêu dùng hàng hóa đó tăng lên. Vì vậy, khi tăng tiêu dùng
hàng hóa X trong điều kiện này là MUX > 0, và đối với hàng hóa Y, trong
giới hạn MUY > 0.
Như vậy, độ dốc đường bàng quan phản ánh tỷ lệ đánh đổi giữa hai
loại hàng hóa để đảm bảo lợi ích trong tiêu dùng không thay đổi. Hay trị
tuyệt đối của đường bàng quan là tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng
của hàng hóa ở trục hoành cho hàng hóa ở trục tung.
Dọc theo đường bàng quan ta có: MRSx/y = MUX/MUY. Khi X tăng,
MUX và Y giảm, MUY tăng nên MRS giảm dần. Điều này thể hiện một
thực tế, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng từ bỏ việc tiêu dùng một loại hàng
hóa mà họ đang có nhiều hơn là từ bỏ một hàng hóa mà họ đang có ít.
Nói cách khác, khi một hàng hóa đang khan hiếm thì việc tiêu dùng thêm
một hàng hóa đó mang lại lợi ích nhiều hơn là lợi ích đem lại do việc tiêu
dùng thêm một đơn vị hàng hóa đang thừa thãi. Hiệu ứng tâm lí trong
tiêu dùng trên gọi là “quy luật thay thế”.
Quy luật thay thế đã khiến cho tỷ lệ thay thế cận biên MRS sẽ ngày
càng giảm dần. MRS giảm dần sẽ khiến cho độ dốc của đường bàng quan
ngày càng giảm dần. Khi đó đường bàng quan sẽ trở nên thoải hơn, dẫn
đến hình dạng của đường bàng quan luôn lồi về phía gốc tọa độ. Đây là
hình dạng phổ biến của đường bàng quan trong các trường hợp tiêu dùng.

3.1.5. Một số trường hợp đặc biệt của đường bàng quan
Hình dạng của đường bàng quan cho biết mức độ sẵn sàng của người
tiêu dùng trong việc đánh đổi hàng hóa này lấy hàng hóa khác. Dạng
cong lồi về phía gốc tọa độ là hình dạng phổ biến của đường bàng quan.
Tuy vậy, vẫn có những trường hợp đặc biệt ứng với hai loại hàng hóa.
Hàng hóa thay thế hoàn hảo: Khi người tiêu dùng có sở thích hoàn
toàn giống nhau giữa việc tiêu dùng một hàng hóa này với một lượng
nhất định hàng hóa khác, ta nói rằng hai hàng hóa này thay thế hoàn hảo

117
cho nhau. Khi đó dọc theo đường bàng quan, MRS không giảm dần mà
luôn là một số cố định. Kết quả là nó làm cho đường bàng quan không
phải là một đường cong lồi về phía gốc tọa độ, mà là một đường thẳng
(Hình 3.9). Ví dụ: Nước khoáng Lavie và Vital; hoặc Pepsi và Coca
Cola; hoặc giày phải và giày trái.
Biểu đồ đường bàng quan lúc này sẽ là một tập hợp các đường thẳng
dốc xuống dưới về phía phải và song song với nhau.
Hàng hóa bổ sung hoàn hảo: Ngược lại với hàng hóa thay thế hoàn
hảo là hàng hóa bổ sung hoàn hảo, nghĩa là việc tiêu dùng hàng hóa này
phải đi liền với việc tiêu dùng một lượng nhất định hàng hóa kia thì mới
có ý nghĩa. Khi đó, đường bàng quan có dạng chữ L (Hình 3.9). Ví dụ:
Giày phải và giày trái, Gọng kính và mắt kính, điện thoại và sim, đầu
DVD và đĩa DVD,...

Hình 3.9. Hai trường hợp đặc biệt của đường bàng quan

Trong thực tế, hầu hết các hàng hóa đều không thể thay thế hoàn hảo
cũng như không thể là hàng hóa bổ sung hoàn hảo. Tuy nhiên, hai trường
hợp đặc biệt trên để minh họa rằng, khi hai hàng hóa dễ dàng thay thế
cho nhau (trường hợp cực đoan là thay thế hoàn hảo), MRS không thay
đổi nhiều hay chỉ giảm dần với tỷ lệ nhỏ, thì đường bàng quan sẽ ít lồi
hơn (trường hợp cực đoan thì nó sẽ thành đường thẳng). Trong trường

118
hợp hai hàng hóa rất khó thay thế cho nhau (trường hợp cực đoan là hai
hàng hóa bổ sung hoàn hảo) thì MRS thay đổi rất lớn, đường bàng quan
có hình dạng rất lồi (trường hợp cực đoan nó sẽ có dạng hình chữ L như
đã phân tích với trường hợp bổ sung hoàn hảo).

3.2. SỰ RÀNG BUỘC VỀ NGÂN SÁCH


Đường bàng quan mô tả thị hiếu tiêu dùng của một người đối với các
tổ hợp hàng hóa, dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, thị hiếu lại không giải
thích được hết các hành vi của người tiêu dùng. Trên thực tế, việc lựa
chọn hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc vào thu nhập hay khả năng chi trả
của người tiêu dùng (còn gọi là giới hạn về ngân sách).

3.2.1. Đường ngân sách


Khái niệm: Đường ngân sách là tập hợp các giỏ hàng hóa mà người
tiêu dùng có thể mua được ứng với một mức ngân sách nhất định với giả
định là giá cả của hàng hóa cho trước.
Để hiểu về đường ngân sách hay đường giới hạn ngân sách, chúng ta
xét một ví dụ. Giả sử một người tiêu dùng đi mua hàng để chuẩn bị cho
bữa tiệc của công ty. Người này có thể chọn lựa hai mặt hàng là Pizza
(chiếc) và Pepsi (hộp), 1 hộp gồm 12 lon, trong số ngân sách nhất định là
4.800 nghìn đồng. Giá chiếc Pizza là 100 nghìn đồng/chiếc; giá một hộp
Pepsi là 120 nghìn đồng/hộp. Các khả năng tiêu dùng có thể xảy ra được
mô tả trong bảng sau:
Bảng 3.3. Giỏ hàng hóa và đường ngân sách

Giỏ hàng hóa Pizza (chiếc) Pepsi (hộp) Tổng chi tiêu (nghìn đồng)
A 0 40 4800
B 20 30 4800
C 40 20 4800
D 60 10 4800
E 80 0 4800

119
Nhìn vào bảng kết hợp phương án cho thấy, nếu người tiêu dùng lựa
chọn Pizza thay vì Pepsi nhiều hơn, thì số lượng Pizza được lựa chọn sẽ
giảm đi và ngược lại. Nếu gọi số Pizza và số hộp Pepsi lần lượt là X và Y.
Khi đó, số lượng Pizza và Pepsi được sử dụng trong bữa tiệc phải thỏa
mãn phương trình toán học sau:
100X + 120Y ≤ 4.800
Người tiêu dùng này chỉ có thể sử dụng số tiền 4,8 triệu đồng để
mua hai loại hàng hóa là X và Y, nên số lượng hàng hóa X và Y được
mua sẽ chịu sự ràng buộc về ngân sách 4,8 triệu đồng này. Phương trình
100X + 120Y ≤ 4.800 được gọi là phương trình giới hạn ngân sách.
Khái quát lại, nếu ngân sách (hay thu nhập) của người tiêu dùng là I,
người này mua hai loại hàng hóa X và Y với giá tương ứng là PX và PY
thì số lượng hàng hóa được mua thỏa mãn phương trình giới hạn ngân
sách:
X.PX + Y.PY ≤ I
Trong trường hợp người tiêu dùng này sử dụng hết toàn bộ ngân
sách, chúng ta sẽ có phương trình đường ngân sách:
X.PX + Y.PY = I
I PX
Hay Y  .X
PX PY

Đây là phương trình đường ngân sách ứng với việc tiêu dùng hai
hàng hóa. Độ dốc của đường ngân sách được xác định bằng tỷ lệ
P
giá   X .
PY

Dấu trừ (-) trong công thức trên cho biết độ dốc của đường ngân
sách có giá trị âm bởi vì đường ngân sách có hướng đi xuống từ trái sang
phải. Như vậy, độ dốc của đường giới hạn tiêu dùng là nghịch dấu của tỷ
giá của hai hàng hóa X và Y. Nó biểu diễn tỷ lệ đánh đổi giữa X và Y, có
nghĩa là khi mua thêm một đơn vị hàng hóa X, cá nhân phải giảm bớt

120
PX
đơn vị hàng hóa Y. Trong đó, giá của hàng hóa X và Y là giá cả thị
PY
trường được hình thành bởi cung cầu trên thị trường hàng hóa tương ứng.

Hình 3.10. Đường ngân sách

Đồ thị đường ngân sách là đường dốc xuống về phía phải, có độ dốc
âm. Ta có thể minh họa đường giới hạn tiêu dùng bằng hình 3.10 với hai
loại hàng hóa là X và Y. Tại điểm A, người đó dùng hết tiền cho Y, vậy
I
lượng hàng hóa Y tối đa có thể mua được là . Tại B người đó dùng hết
PY
I
tiền cho X, như vậy lượng hàng hóa X tối đa có thể mua được là . Nối
PX
các điểm này lại, ta có đường ngân sách I. Người tiêu dùng có thể tiêu
dùng các giỏ hàng hóa nằm trên hoặc nằm trong đường ngân sách, điều
này thỏa mãn giới hạn ngân sách của họ. Tất cả những giỏ hàng hóa nằm
phía ngoài đường ngân sách là không thể đạt tới vì vượt quá ngân sách
của cá nhân (tại điểm N), còn những giỏ nằm phía trong đường ngân sách
(tại điểm M) là những giỏ hàng hóa cho ta thấy người tiêu dùng chưa sử
dụng hết ngân sách.

121
Trong trường hợp người tiêu dùng này tiêu dùng nhiều hơn hai loại
hàng hóa thì phương trình giới hạn ngân sách được xác định bằng:
X.PX + Y.PY + Z.PY + ... ≤ I

3.2.2. Tác động của sự thay đổi thu nhập đến đường ngân sách
Phương trình đường ngân sách chỉ ra rằng, đường ngân sách thay đổi
dưới tác động của thu nhập và giá cả của hàng hóa. Khi thu nhập thay đổi,
giá cả của 2 hàng hóa không đổi, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song
song với đường ngân sách ban đầu, do độ dốc của đường ngân sách
không phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng.

I1
PY

I0
PY

I2
PY

I2 I0 I1
PX PX PX

Hình 3.11. Tác động của sự thay đổi thu nhập đến đường ngân sách

Hình 3.11 mô tả sự thay đổi của thu nhập làm thay đổi vị trí đường
ngân sách. Khi thu nhập tăng, đường ngân sách dịch chuyển song song ra
ngoài, từ I0 đến I1 và khi thu nhập giảm thì đường ngân sách dịch chuyển
vào phía trong, từ I0 đến I2.

122
3.2.3. Tác động của sự thay đổi giá cả đến đường ngân sách
Khi giá cả của một trong hai hàng hóa thay đổi, trong điều kiện thu
nhập được giữ nguyên thì đường ngân sách sẽ xoay lấy trụ xoay là điểm
cắt giữa đường ngân sách và trục biểu thị hàng hóa có giá không thay đổi.

(3.12a) (3.12b)

Hình 3.12. Tác động của sự thay đổi giá cả đến đường ngân sách

Giả sử giá của hàng hóa X giảm, giá của hàng hóa Y và ngân sách
không thay đổi. Khi đó, cũng với lượng ngân sách dành cho hàng hóa X,
sẽ mua được nhiều hàng X hơn thay vì lượng hàng ban đầu, đường ngân
sách xoay ra ngoài, từ I1 đến I2 (Hình 3.12b) còn khi giá hàng hóa X tăng,
đường ngân sách xoay vào trong, từ I1 đến I3 và dốc hơn (Hình 3.12a).

3.3. SỰ LỰA CHỌN TIÊU DÙNG TỐI ƯU


3.3.1. Tối đa hóa lợi ích ứng với mức ngân sách nhất định
Với nguồn thu nhập hạn chế, người tiêu dùng phải đánh đổi giữa
hàng hóa này với hàng hóa khác (chi phí cơ hội). Vì vậy, họ cần phải tìm
cách quyết định như thế nào để đạt được sự thỏa mãn tối đa. Theo nghiên
cứu ở các phần trước, sự lựa chọn của người tiêu dùng bị tác động không
chỉ bởi các nhân tố chủ quan (sở thích, thị hiếu...), bên cạnh đó còn bị
ràng buộc bởi các nhân tố khách quan là ngân sách tiêu dùng và giá cả
của hàng hóa mà họ muốn mua. Rõ ràng khi lựa chọn, người tiêu dùng sẽ
ưu tiên cho những hàng hóa mà mình yêu thích hơn, có lợi ích lớn hơn và

123
giá cả của hàng hóa đó trên thị trường như thế nào. Lựa chọn tiêu dùng
tối ưu là việc lựa chọn một cơ cấu tiêu dùng hàng hóa hợp lý để đạt được
tổng lợi ích tối đa.
3.3.1.1. Phân tích tiêu dùng tối ưu bằng bảng lợi ích
Giả sử, một người tiêu dùng có mức ngân sách là 10 USD chi tiêu
cho hai loại hàng hóa đĩa phim (A) và truyện ngắn dài tập (B). Giá hàng
hóa A là 1 USD/đơn vị và giá hàng hóa B là 2 USD/đơn vị. Lợi ích cận
biên do việc tiêu dùng hai loại hàng hóa A và B đối với người tiêu dùng
này được cho ở bảng dưới đây:

Bảng 3.4. Bảng xác định lượng hàng hóa tiêu dùng tối ưu

Số lượng MUA MUA/PA MUB MUB/PB


1 10 10 24 12
2 8 8 20 10
3 7 7 18 9
4 6 6 16 8
5 5 5 12 6
6 4 4 6 3
7 3 3 4 2

Nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả, để tối đa hóa lợi ích,
người tiêu dùng đơn giản chỉ chọn loại hàng hóa nào mang lại lợi ích cận
biên lớn nhất cho anh ta. Ví dụ, giữa việc chọn một đơn vị hàng hóa A
hay một đơn vị hàng hóa B, với số liệu về lợi ích cận biên cho ở bảng,
người tiêu dùng sẽ chọn hàng hóa B vì lợi ích cận biên của việc tiêu dùng
đơn vị thứ nhất là 24 lớn hơn so với lợi ích cận biên của việc tiêu dùng
đơn vị thứ nhất của hàng hóa A (là 10). Đơn vị tiêu dùng thứ hai họ vẫn
chọn là hàng hóa B, đơn vị thứ 3, thứ 4 và thứ 5 vẫn là hàng hóa B, vì lợi
ích cận biên của việc tiêu dùng đơn vị thứ năm của hàng hóa B vẫn lớn
hơn lợi ích cận biên của việc tiêu dùng đơn vị thứ nhất của hàng hóa A.
Chỉ đến khi quyết định đơn vị hàng hóa B thứ 6, họ mới chuyển sang
hàng hóa A.

124
Tuy nhiên, mọi hàng hóa đều có giá của nó, người tiêu dùng phải trả
tiền để có hàng hóa. Vì thế, nguyên tắc tối đa hóa lợi ích không thể chỉ so
sánh giữa lợi ích cận biên của hai hàng hóa mà còn phải gắn với chi phí
bỏ ra (chi phí ở đây chính là giá của hai loại hàng hóa). Người tiêu dùng
quan tâm đến việc bỏ tiền vào đâu. Để tối đa hóa lợi ích, người tiêu dùng
phải lựa chọn mặt hàng mà đồng chi tiêu cuối cùng cho hàng hóa đó phải
mang lại mức lợi ích cận biên lớn nhất. Hay nói cách khác, người tiêu
dùng sẽ chọn mặt hàng có lợi ích cận biên trên một đồng chi tiêu là lớn
nhất. Nếu không, người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua loại hàng hóa
khác có lợi ích cận biên trên một đồng chi tiêu lớn hơn, và kết quả là lợi
ích thu được sẽ lớn hơn.
Để hiểu được nguyên tắc này, chúng ta quay trở lại ví dụ đã giả định
ở trên. Do biết được lợi ích cận biên của hàng hóa A và B, lại biết giá của
chúng, chúng ta dễ dàng xác định được tỷ lệ giữa MUA/PA và MUB/PB.
Đơn vị đầu tiên người tiêu dùng sẽ mua hàng hóa nào? Do MUA/PA = 10
nhỏ hơn MUB/PB = 12 cho nên người tiêu dùng sẽ chọn đơn vị đầu tiên là
hàng hóa B (rõ ràng, 1 USD tiêu dùng cho hàng hóa B mang lại lợi ích là
12 trong khi đó 1 USD mua hàng hóa A chỉ mang lại lợi ích là 10). Lúc
này, số tiền còn lại trong ngân sách của người tiêu dùng là 10 - 2 = 8
USD.
Bây giờ chúng ta sẽ xác định đơn vị thứ hai người đó sẽ mua gì?
Lưu ý rằng, do chưa có đơn vị hàng A nào được mua nên chúng ta không
được so sánh MUA/PA của đơn vị thứ hai của hàng A với đơn vị thứ hai
của hàng B. Chúng ta phải so sánh MUA/PA của đơn vị thứ nhất của hàng
A với MUB/PB đơn vị thứ hai của hàng B. Trường hợp này lợi ích cận
biên tính trên một đồng của cả hai hàng hóa là bằng nhau, do vậy người
tiêu dùng sẽ quyết định mua cả hai. Tức là họ sẽ mua 1 hàng hóa A và 1
hàng hóa B. Tổng số tiền còn lại lúc này là 8 - (1 + 2) = 5 USD. Tiếp tục,
chúng ta sẽ so sánh lợi ích cận biên trên một đồng của đơn vị hàng hóa A
thứ hai với đơn vị hàng B thứ 3. Người tiêu dùng sẽ chọn tiêu dùng hàng
B do MUB/PB lớn hơn. Tổng ngân sách còn lại là 5 - 2 = 3 USD.
Tiếp đến, chúng ta sẽ so sánh MU/P của đơn vị hàng A thứ 3 và đơn
vị hàng B thứ 4. Hai tỷ lệ này bằng nhau và người tiêu dùng lại chọn mua

125
cả hai. Ngân sách lúc này vừa hết. Như vậy, để tối đa hóa lợi ích, người
tiêu dùng sẽ phải chọn một cơ cấu hàng hóa sao cho lợi ích cận biên trên
một đồng chi tiêu của hàng hóa này phải bằng đúng lợi ích cận biên trên
một đồng chi tiêu của hàng hóa khác.
Nếu một đồng để mua hàng hóa A mang lại lợi ích cận biên lớn hơn
một đồng để mua hàng hóa B, thì người tiêu dùng sẽ chọn mua hàng hóa
A vì sự lựa chọn này cho phép người tiêu dùng tăng tổng lợi ích. Còn khi
MU/P của hàng hóa B lớn hơn hàng hóa A thì người tiêu dùng lại chọn
hàng hóa B. Tức là xét chỉ số MU/P, nếu như: MU1/P1>MU2/P2>...>
MUn/Pn thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn đơn vị hàng hóa nào có MU/P
lớn nhất (max). Chỉ khi nào MU/P của cả hai hàng hóa bằng nhau, thì
người tiêu dùng sẽ không còn tăng lợi ích bằng cách chuyển tiêu dùng
giữa hai loại hàng hóa được nữa. Do vậy, nguyên tắc lựa chọn hàng hóa
để tối đa hóa lợi ích là:
MU1 MU 2

P1 P2

Phương trình trên được gọi là phương trình cân bằng trong tiêu dùng.
3.3.1.2. Phân tích lợi ích tối ưu tiếp cận từ đường bàng quan và
đường ngân sách
Để đạt được sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu với một khoản ngân sách
nhất định thì tập hợp hàng hóa đó phải thỏa mãn hai điều kiện:
- Tập hợp hàng hóa phải nằm trên đường ngân sách: Người tiêu
dùng chỉ có thể tiêu dùng một tập hợp hàng hóa mà họ có thể mua được,
họ không thể mua các tập hợp hàng hóa nằm ngoài đường ngân sách vì
không có khả năng thanh toán. Người tiêu dùng cũng sẽ không tiêu dùng
tại một điểm nằm dưới đường ngân sách vì lúc này nguồn ngân sách còn
dư nên người tiêu dùng có thể mua thêm nhiều hàng hóa hơn để đạt mức
lợi ích cao hơn.
- Tập hợp hàng hóa phải mang lại mức lợi ích cao nhất cho cá nhân:
Điều này có nghĩa là cá nhân phải ưa thích tập hợp hàng hóa này nhất

126
trong số những tập hợp hàng hóa có thể mua được. Tập hợp hàng hóa mà
cá nhân sẽ lựa chọn phải nằm trên đường bàng quan cao nhất.
Qua hai điều kiện trên, ta có: Điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu được
xác định khi đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan.
Thật vậy, giả định một người tiêu dùng hai loại hàng hóa X và Y với
giá của 2 loại hàng hóa tương ứng là Px và Py. Người tiêu dùng này có
mức ngân sách là I và có hàm lợi ích là dạng hàm Cobb - Douglas:
TU ( X ,Y )  X  .Y  . Tại điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu, ta có đường ngân
sách tiếp xúc với đường bàng quan; đồng thời độ dốc của đường ngân
sách bằng độ dốc của đường bàng quan.
MU X MUY
Biến đổi ta được điều kiện: 
PX PY

Phương trình đường ngân sách có dạng: I = X.PX + Y.PY

Hình 3.13. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu

Hình 3.13 cho thấy, điểm D nằm trên đường bàng quan U3 là đường
bàng quan xa nhất so với gốc tọa độ, tức là điểm có độ thỏa dụng cao
nhất, tuy nhiên điểm này lại không nằm trên đường ngân sách, cho nên
nó vượt quá khả năng của ngân sách I, do đó D là điểm không thể đạt

127
được trong tiêu dùng do không đủ ngân sách. Điểm A và B đều nằm trên
đường ngân sách I và nằm trên đường bàng quan U1, nhưng U1 không
phải là đường bàng quan có độ thỏa dụng cao nhất vì U1 < U2 <U3.
Vậy, chỉ điểm C thuộc U2 là tiếp điểm giữa đường ngân sách I và
đường bàng quan U2 là điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu. Tại C với khoản
ngân sách là I, việc lựa chọn cơ cấu tiêu dùng tại điểm này sẽ đem lại độ
thỏa dụng lớn nhất là U2 và C là tiếp điểm giữa đường bàng quan và
đường ngân sách. Do đó, độ dốc đường bàng quan bằng độ dốc đường
ngân sách:
MU X P MU X MUY
  X  
MUY PY PX PY

Đây mới chỉ là điều kiện cần cho sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu tại
một mức ngân sách nhất định, ngoài ra đạt đến sự lựa chọn tiêu dùng tối
ưu còn có điều kiện đủ là số lượng hàng hóa X và Y phải thỏa mãn
phương trình đường ngân sách: I = X.PX + Y.PY.
Như vậy, chúng ta có điều kiện cần và đủ để người tiêu dùng tối đa
hóa lợi ích tại một mức ngân sách nhất định là:

 MU X MUY
 
 PX PY
X.P  Y.P  I
 X Y

Mở rộng ra với nhiều loại hàng hóa, ta cũng có nguyên tắc lựa chọn
để tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng là:
MU1 MU 2 MU n
  ... 
P1 P2 Pn

Nguyên tắc lựa chọn để tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng là lợi
ích thu được trên một đơn vị tiền tệ của hàng hóa này phải bằng với lợi
ích thu được trên một đơn vị tiền tệ của bất kỳ hàng hóa nào khác.
Như vậy, với giả định một người tiêu dùng các loại hàng hóa X1,
X2,... Xn có giá tương ứng là P1, P2,... Pn. Người tiêu dùng này có một

128
mức ngân sách nhất định là I0. Khi đó, để tối đa hóa hàm lợi ích TU =
f(X1, X2,... Xn), chúng ta có phương trình ràng buộc ngân sách: X1.P1 +
X2.P2 +... +Xn.Pn ≤ I0. Điều kiện cần và đủ để tối đa hóa lợi ích của người
tiêu dùng ứng với một mức ngân sách nhất định I0 là:

 MU1 MU 2 MU n
   ... 
 P1 P2 Pn
X .P  X .P  ...  X .P  I
 1 1 2 2 n n 0

3.3.2. Tối thiểu hóa chi tiêu ứng với một mức lợi ích nhất định
Giả sử một người tiêu dùng hai loại hàng hóa là X và Y, người tiêu
dùng mong muốn đạt một mức lợi ích nhất định, giá của các loại hàng
hóa được xác định trước là Px và PY. Người tiêu dùng này có hàm lợi ích
là TU = f(X, Y). Hình 3.14 cho thấy, người tiêu dùng sẽ không lựa chọn
được giỏ hàng hóa nào trên đường ngân sách E1 để đạt được mức lợi ích
U1 do không đủ tiền, không đủ ngân sách. Người tiêu dùng này có thể lựa
chọn tiêu dùng tại giỏ hàng hóa B và C trên đường ngân sách E3. Tuy
nhiên, ứng với mức ngân sách E3, người tiêu dùng có thể đạt được mức
lợi ích cao hơn; nếu chỉ dùng ngân sách E3 để đạt lợi ích U1 thì thực sự
lãng phí. Người tiêu dùng này có thể giảm mức ngân sách bằng việc
chuyển đường ngân sách vào phía trong cho đến khi đường ngân sách
tiếp xúc với đường bàng quan tại điểm A.

Hình 3.14. Xác định giỏ hàng hóa tối ưu tại mức lợi ích nhất định

129
Tại điểm A trên hình 3.13, độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc
của đường bàng quan. Tỷ lệ thay thế cận biên biểu thị độ dốc của đường
bàng quan. Tỷ lệ giá biểu thị độ dốc của đường ngân sách. Một người
tiêu dùng muốn tối thiểu hóa chi tiêu tại mức lợi ích nhất định khi tỷ lệ
thay thế cận biên cho hai hàng hóa bất kỳ, chẳng hạn, hàng hóa X và Y,
bằng với tỷ lệ giá của hai hàng hóa đó:
Y MU X PX MU X MU Y
MRSX,Y      
X MU Y PY PX PY

Vậy, điều kiện cần và đủ để người tiêu dùng lựa chọn được giỏ hàng
hóa tối ưu để tối thiểu hóa chi tiêu tại mức lợi ích nhất định TU1 là:

 MU X MU Y
 
 PX PY
TU  f (X, Y)  TU
 X,Y 1

3.3.3. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi thay đổi thu nhập
Ở nội dung trước, chúng ta thấy rằng sự thay đổi thu nhập của người
tiêu dùng sẽ làm thay đổi nhu cầu của họ đối với hàng hóa. Bây giờ,
chúng ta sử dụng mô hình sự lựa chọn hợp lý của người tiêu dùng để
phân tích chi tiết hơn ảnh hưởng của thu nhập đến nhu cầu của người tiêu
dùng đối với hàng hóa.
Hình 3.15 biểu diễn sự lựa chọn của người tiêu dùng khi thu nhập
thay đổi, nếu các yếu tố khác không đổi. Giả sử một cá nhân có một
khoản ngân sách I0 dùng để chi cho hàng hóa X và Y với giá của hai loại
hàng hóa được giả sử là PX và PY. Đường ngân sách mới (ứng với số thu
nhập là sẽ là đường I1, song song với đường ngân sách cũ I0 và nằm ở
phía phải đường này. Cá nhân có thể mua nhiều hàng hóa hơn với đường
ngân sách mới. Cá nhân sẽ thay đổi sự lựa chọn của mình từ điểm C0 đến
C1. Tại điểm C1, đường ngân sách mới tiếp xúc với đường bàng quan U1.
Cá nhân sẽ đạt mức lợi ích cao hơn do tiêu dùng nhiều hơn cả hai hàng
hóa X và Y.

130
Hình 3.15. Ảnh hưởng của sự gia tăng thu nhập
đối với hàng hóa thông thường

Giả định hai hàng hóa X và Y là những hàng hóa thông thường nên
khi thu nhập tăng, cá nhân tiêu dùng nhiều hơn các hàng hóa này. Bây
giờ, chúng ta biểu diễn ảnh hưởng của sự gia tăng thu nhập đến nhu cầu
của người tiêu dùng đối với hàng hóa thứ cấp. Sự gia tăng thu nhập sẽ
làm giảm lượng tiêu dùng của hàng hóa này. Chúng ta đã biết, một hàng
hóa có thể là hàng hóa thông thường khi thu nhập của người tiêu dùng ở
một mức nhất định nào đó. Khi thu nhập tăng lên, một hàng hóa thông
thường có thể trở thành hàng hóa thứ cấp. Ở khoảng giữa điểm C0 và C1,
X là hàng hóa thông thường nên khi thu nhập của người tiêu dùng tăng
cầu đối với nó tăng. Khi thu nhập tiếp tục tăng, X trở thành hàng thứ cấp,
cầu đối với nó giảm khi thu nhập tăng. Ví dụ như được mô tả trong hình
3.16.
Cả hai hàng hóa X và Y không thể đồng thời là hàng thứ cấp bởi vì
khi thu nhập tăng, cá nhân không thể mua cả hai hàng hóa ít đi. Có như
thế, người tiêu dùng mới có thể tiêu xài hết số tiền của mình khi thu nhập
tăng lên.

131
Hình 3.16. Thu nhập tăng làm giảm cầu của hàng thứ cấp

3.3.4. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi giá cả thay đổi
Khi giá cả của một trong hai hàng hóa thay đổi, giá cả hàng hóa còn
lại và thu nhập của người tiêu dùng không thay đổi, làm cho đường ngân
sách xoay quanh một trụ nhất định dẫn tới sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu
cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại hàng hóa có liên
quan trong tiêu dùng mà lượng cầu về hàng hóa thay đổi khác nhau.
Cũng giả sử một người tiêu dùng hai loại hàng hóa là X và Y với giá
tương ứng là Px và PY. Cả hai loại hàng hóa này đều là hàng hóa thông
thường. Khi giá cả của một trong hai hàng hóa thay đổi, giá cả hàng hóa
còn lại và ngân sách của người tiêu dùng không thay đổi, làm cho đường
ngân sách xoay. Giả sử giá của hàng hóa X thay đổi và giá hàng hóa Y
không đổi. Giá X giảm làm cho lượng hàng hóa X được tiêu dùng tăng
lên, đường ngân sách sẽ xoay ra ngoài từ M1 đến M2 và đến M3 (Hình
3.17), điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu cũng thay đổi từ A đến B và đến C.
Lợi ích lớn nhất của người tiêu dùng có xu hướng tăng lên từ U1 đến U2
và đến U3.

132
Hình 3.17. Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi giá hàng hóa X thay đổi

Đường đi qua các điểm A, B và C được gọi là đường tiêu dùng - giá
cả (PPC). Đường này mô tả tập hợp các điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu
của người tiêu dùng khi giá của một hàng hóa thay đổi, các yếu tố khác
không đổi.

3.4. CẦU CÁ NHÂN VÀ CẦU THỊ TRƯỜNG


3.4.1. Cầu cá nhân
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong
muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và
phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc
điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Việc xác định
cầu cá nhân phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng thanh toán của người
tiêu dùng đó. Vậy, đường cầu cá nhân của từng người tiêu dùng được
hình thành như thế nào?
3.4.1.1. Sự thay đổi của giá khi các yếu tố khác không đổi
Giả sử một người tiêu dùng hai loại hàng hóa thông thường là X và
Y. Giá của 2 loại hàng hóa tương ứng là PX và PY. Hình 3.18(a) thể hiện
sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi giá của hàng hóa X thay đổi, các yếu tố
khác không đổi.

133
Hình 3.18. Ảnh hưởng của sự thay đổi giá hàng hóa X

Giả sử điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu ban đầu là điểm A tương ứng
với mức giá P1. Khi giá của hàng hóa X giảm từ P1 đến P2 và P3, các yếu
tố khác không đổi, đường ngân sách sẽ xoay ra phía ngoài, chúng ta xác
định được điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu mới tương ứng thay đổi từ A
đến điểm B và điểm C. Mức lợi ích tối đa của người tiêu dùng này tăng
lên từ U1 đến U2 và U3. Nối tất cả các điểm A, B, C chúng ta được một
đường gọi là đường tiêu dùng giá cả (đường PCC). Đường PCC này mô
tả tập hợp tất cả các điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng
khi giá của hàng hóa X thay đổi, các yếu tố khác không đổi.
3.4.1.2. Hình thành đường cầu cá nhân
Tiếp tục khảo sát Hình 3.18(a) ta thấy tại đây, đường tiêu dùng - giá
(price - consumption curve) đi qua các điểm A, B và C thể hiện sự kết
hợp giữa 2 loại hàng hóa X và Y để tối đa hóa lợi ích khi giá hàng hóa X

134
thay đổi, các yếu tố khác không đổi. Như vậy, với sự giảm giá của hàng
hóa X sẽ làm tăng khả năng mua cả hai hàng hóa của người tiêu dùng.
Nối các điểm a, b, c trên Hình 3.18(b) lại chúng ta có đường cầu cá
nhân (đường cầu Marshall). Đường cầu thể hiện ở Hình 3.18(b) cho
chúng ta biết số lượng hàng hóa X mà người tiêu dùng sẽ mua tương ứng
với mỗi mức giá nhất định. Đây chính là đường cầu cá nhân của người tiêu
dùng này. Vì đây là đường biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu về
một loại hàng hoá trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nguồn gốc
hình thành đường cầu cá nhân về một hàng hoá là từ sự thay đổi lựa chọn tối
ưu của người tiêu dùng khi giá của hàng hoá đó thay đổi.
Đường cầu này có hai tính chất:
 Thứ nhất, độ thỏa dụng đạt được sẽ thay đổi khi chúng ta trượt dọc
theo đường cầu. Với mức giá sản phẩm thấp hơn, chúng ta sẽ có mức
thỏa dụng cao hơn và khả năng mua hàng hóa của người tiêu dùng sẽ gia
tăng, đường cầu dốc xuống.
 Thứ hai, ở mọi điểm trên đường cầu, người tiêu dùng nhận được
lợi ích tối đa và tỉ lệ thay thế cận biên của Y cho X sẽ giảm dần khi trượt
dọc theo đường cầu từ trên xuống dưới. Điều này là do lợi ích cận biên
của hàng hóa X sẽ giảm dần khi người tiêu dùng càng mua nhiều sản
phẩm đó hơn.

3.4.2. Cầu thị trường


Đường cầu thị trường hình thành từ đâu? Phần này sẽ chỉ ra đường
cầu thị trường được hình thành từ tổng các lượng cầu cá nhân của tất cả
người tiêu dùng về hàng hóa đó trên một thị trường cụ thể. Đường cầu thị
trường là một đường cầu tổng hợp từ một loạt các đường cầu riêng lẻ về
một loại hàng hóa. Hình thức tổng hợp này chỉ đúng với những hàng hóa
tiêu dùng của những người tiêu dùng độc lập. Khái niệm trên cho ta thấy
đường cầu thị trường hình thành từ những đường cầu cá nhân. Để làm rõ
định nghĩa này, ta nghiên cứu ví dụ sau đây: Để đơn giản hóa, chúng ta
hãy giả định rằng chỉ có 3 người tiêu dùng (A, B và C) trên thị trường

135
mua sản phẩm X. Bảng 3.5 ghi lại lượng cầu tiêu dùng của các cá nhân
(A, B, C). Lượng cầu thị trường (cột 5) được cộng từ các cột 2, 3, 4 theo
từng mức giá. Ví dụ như tại mức giá 3 USD, tổng lượng cầu là QD = 2 +
6 + 10 = 18.
Bảng 3.5. Xác định lượng cầu thị trường

Giá Cá nhân A Cá nhân B Cá nhân C Thị trường


(1) (2) (3) (4) (5)
(USD) (Đơn vị) (Đơn vị) (Đơn vị) (Đơn vị)
1 6 10 16 32
2 4 8 13 25
3 2 6 10 18
4 0 4 7 11
5 0 2 4 6

Do tất cả các đường cầu cá nhân đều dốc xuống, nên đường cầu thị
trường cũng dốc xuống. Tuy nhiên, đường cầu thị trường không nhất
thiết phải là một đường thẳng (mà thường là đường gấp khúc), mặc dù
từng đường cầu cá nhân là đường thẳng (hay đường cong liền khúc).
Hình 3.19 mô tả đường cầu của 2 người tiêu dùng A, B và đường cầu thị
trường (bằng tổng cầu 2 cá nhân A và B cộng lại, cộng theo chiều ngang,
chiều trục hoành, hay chiều sản lượng).

Hình 3.19. Xây dựng đường cầu thị trường từ đường cầu cá nhân

136
Như vậy, đường cầu thị trường có 2 đặc điểm:
 Thứ nhất, đường cầu thị trường sẽ dịch sang phải nếu có thêm
người tiêu dùng gia nhập thị trường.
 Thứ hai, các yếu tố tác động tới các đường cầu cá nhân cũng sẽ tác
động tới đường cầu thị trường. Ví dụ: Các cá nhân trong một thị trường
có nhiều thu nhập hơn thì kết quả là họ sẽ tăng cầu hàng hóa X. Kết quả
là các đường cầu cá nhân dịch sang bên phải, nên làm cho đường cầu thị
trường cũng thay đổi theo.
Việc tập hợp các đường cầu cá nhân hình thành nên đường cầu thị
trường không chỉ là một vấn đề lý thuyết. Trong thực tế điều này khá
quan trọng vì đường cầu thị trường được xây dựng từ các đường cầu của
những nhóm nhân khẩu khác nhau hoặc từ những người tiêu dùng ở các
vùng khác nhau. Ví dụ như, chúng ta có thể có được thông tin về cầu đối
với máy tính gia đình bằng cách có thêm các thông tin độc lập từ cầu của
các hộ gia đình có trẻ em, cầu của các hộ gia đình không có trẻ em và từ
các cá nhân tự do.

TÓM LƯỢC CUỐI CHƯƠNG


 Thị hiếu người tiêu dùng được xem xét dựa trên 3 giả định cơ bản
gồm: Sở thích người tiêu dùng có tính chất hoàn chỉnh, sở thích người
tiêu dùng có tính chất bắc cầu và người tiêu dùng không bao giờ thoả
mãn, thích nhiều hơn thích ít.
 Lợi ích của người tiêu dùng được đo bằng đường bàng quan, là
một tập hợp các điểm mô tả những lô hàng hóa khác nhau nhưng chúng
đem lại cho người tiêu dùng một độ thỏa dụng hoặc lợi ích như nhau,
được kí hiệu là U. Đường bàng quan (U) có các tính chất cơ bản: Có hình
dạng cong lồi về phía gốc toạ độ và có độ dốc âm, càng xa gốc toạ độ
biểu thị lợi ích càng cao, hai đường bàng quan không bao giờ cắt nhau.
Khi nghiên cứu lợi ích của người tiêu dùng cho thấy, lợi ích của người
tiêu dùng tuân theo một quy luật mang tính xã hội “quy luật lợi ích cận

137
biên giảm dần”. Theo đó, lợi ích cận biên của một hàng hóa, dịch vụ có
xu hướng giảm đi khi lượng mặt hàng dịch vụ đó được tiêu dùng nhiều
hơn trong một thời kì nhất định.
 Người tiêu dùng luôn không thoả mãn với lợi ích hiện có, tuy
nhiên hành vi tiêu dùng luôn bị ràng buộc bởi một giới hạn ngân sách
nhất định, tổ hợp số lượng tối đa hàng hoá có thể mua trong mức ngân
sách nhất định được gọi là đường ngân sách. Đường ngân sách, kí hiệu I
(hoặc M) có thể thay đổi khi tổng thu nhập cho tiêu dùng của người tiêu
dùng thay đổi hoặc khi giá cả hàng hoá mà người tiêu dùng dự kiến mua
thay đổi. Khi thu nhập cho tiêu dùng thay đổi, đường ngân sách không
thay đổi độ dốc mà dịch chuyển song song; còn khi giá cả hàng hoá
người tiêu dùng dự kiến mua thay đổi sẽ làm cho đường ngân sách thay
đổi độ dốc nếu giá các hàng hoá thay đổi không cùng tỉ lệ và đường ngân
sách dịch chuyển song song nếu giá cả hàng hoá thay đổi cùng tỉ lệ.
 Nguyên tắc lựa chọn để tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng là
lợi ích cận biên tính trên một đồng của hàng hóa này phải bằng với lợi
ích cận biên tính trên một đồng của bất kỳ hàng hóa nào khác.
 Điểm tiêu dùng tối ưu sẽ thay đổi khi các yếu tố tác động đến
đường ngân sách thay đổi, như thu nhập dành cho tiêu dùng của người
tiêu dùng thay đổi; giá cả của hàng hoá mà người tiêu dùng dự kiến mua
thay đổi.

CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 3

Tiếng Việt Tiếng Anh


Giỏ hàng hóa Bundle
Giỏ hàng hóa tối ưu Optimal Bundle
Giới hạn ngân sách Budget Constraint
Hàm lợi ích Utility Function
Lợi ích (U) Utility
Lợi ích cận biên (MU) Marginal Utility

138
Tiếng Việt Tiếng Anh
Lý thuyết tiêu dùng Consumer Theory
Lý thuyết về lợi ích đo được Cardinal Utility Theory
Ngân sách Budget
Người tiêu dùng Consumer
Quy luật lợi ích cận biên giảm dần Principle of Diminishing Marginal Utility
Sự lựa chọn của người tiêu dùng Consumer’s Choice
Thu nhập (I) Income
Tối đa hóa lợi ích Utility Maximization
Tổng lợi ích (TU) Total Utility
Tỷ lệ thay thế cận biên (MRS) Marginal Rate of Substitution

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN


1. Nêu và phân tích những giả thuyết cơ bản về sở thích của người
tiêu dùng?
2. Hãy phân tích quy luật lợi ích cận biên giảm dần? Chúng ta có thể
vận dụng được gì quy luật này trong đời sống hàng ngày?
3. Thế nào là đường bàng quan? Nêu và chứng minh bốn tính chất cơ
bản của đường bàng quan?
4. Thế nào là đường ngân sách? Hãy giải thích về sự ràng buộc của
ngân sách?
5. Có thể vẽ được đường ngân sách khi một người tiêu dùng nhiều
hơn 2 loại hàng hóa không? Vì sao?
6. Phân tích sự thay đổi của đường ngân sách khi thu nhập của người
tiêu dùng thay đổi?
7. Phân tích sự thay đổi của đường ngân sách khi giá cả của hàng
hóa trong tiêu dùng thay đổi?

139
8. Hãy nêu và phân tích các điều kiện cần và đủ để một người tiêu
dùng lựa chọn điểm tiêu dùng tối ưu tại một mức ngân sách nhất định?
9. Phân tích sự thay đổi của điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi thu
nhập của người tiêu dùng thay đổi (giả định tất cả các yếu tố khác không
đổi)?
10. Phân tích sự thay đổi của điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi giá
của một hàng hóa thay đổi (giả định tất cả các yếu tố khác không đổi)?

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI


1. Các đường bàng quan của một người tiêu dùng không bao giờ cắt
nhau.
2. Đường bàng quan càng xa gốc tọa độ thì thể hiện cho mức độ lợi
ích càng lớn và ngược lại.
3. Khi tiêu dùng hàng hóa thông thường, đường bàng quan của một
người tiêu dùng luôn có độ dốc âm.
4. Đường ngân sách là một đường có độ dốc âm.
5. Những điểm nằm bên ngoài đường ngân sách thể hiện cho những
giỏ hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua được.
6. Độ dốc đường ngân sách phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu
dùng.
7. Độ dốc của đường ngân sách chỉ phụ thuộc vào giá của hai loại
hàng hóa trong tiêu dùng.
8. Tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng giữa hai hàng hóa thay thế
hoàn hảo cho nhau không đổi dọc theo đường bàng quan.
9. Mặc dù sở thích của bạn Hồng và bạn Hằng về táo và chuối là
khác nhau nhưng tỷ lệ thay thế cận biên của táo cho chuối của hai bạn
khi tối đa hóa lợi ích vẫn là như nhau nếu hai bạn cùng mua táo và chuối
với giá như nhau.

140
10. Lợi ích cận biên luôn luôn tăng khi lượng của một hàng hóa được
tiêu dùng tăng lên.
11. Giả sử bạn chỉ tiêu dùng táo và lê. Nếu tỷ lệ lợi ích cận biên trên
giá của lê lớn hơn tỷ lệ lợi ích cận biên trên giá táo, bạn nên chuyển tiêu
dùng từ táo sang lê sẽ làm lợi ích thu được tăng lên.
12. Độ dốc của đường tổng lợi ích âm khi lợi ích cận biên âm.
13. Một trong những giả thiết khi nghiên cứu về sở thích của người
tiêu dùng là giả thiết các đường bàng quan không cắt nhau.
14. Giả sử một người tiêu dùng có hàm lợi ích là U = X0,5Y0,5. Nếu
người này tiêu dùng 8 đơn vị hàng hóa X và 16 đơn vị hàng hóa Y thì tỷ
lệ thay thế cận biên của hàng hóa X cho hàng hóa Y là 2.
15. Giả sử một người có mức ngân sách là 200 USD dùng để mua
lương thực và quần áo. Giá quần áo là 8 USD còn giá lương thực là 4
USD. Khi đó độ dốc đường ngân sách là -2 (giả sử quần áo được biểu
diễn ở trục hoành).
16. Giả sử đường bàng quan của một người tiêu dùng có dạng đường
cong lồi về phía gốc tọa độ. Nếu di chuyển dọc theo đường bàng quan từ
trên xuống dưới thì tỷ lệ thay thế cận biên của hàng hóa X cho hàng hóa
Y sẽ giảm dần.
17. Tỷ lệ thay thế cận biên của hàng hóa X cho hàng hóa Y bằng tỷ
lệ giữa lợi ích cận biên của hàng hóa Y chia cho lợi ích cận biên của
hàng hóa X.
18. Giả sử một người có mức ngân sách là 200 USD dùng để mua
lương thực và quần áo. Giá quần áo là 8 USD còn giá lương thực là 4
USD. Như vậy, hai tập hợp hàng hóa (25 lương thực, 0 quần áo) và (0
lương thực, 50 quần áo) đều nằm trên đường ngân sách của người này.
19. Nếu giá của hàng hóa X giảm xuống (các yếu tố khác không đổi),
đường ngân sách sẽ xoay ra ngoài và lượng hàng hóa X tối đa mà người
tiêu dùng có thể mua được tăng lên.

141
20. Người tiêu dùng sẽ tối đa hóa lợi ích tại điểm đường bàng quan
cắt đường ngân sách.
21. Người tiêu dùng sẽ tối đa hóa lợi ích trong việc tiêu dùng hai
hàng hóa X và Y với mức ngân sách M nhất định khi và chỉ khi thỏa mãn
MU X MU Y
điều kiện  (với PX và PY lần lượt là giá của hai hàng hóa X
PX PY
và Y).
22. Nếu Xuân mua nhiều táo hơn khi giá táo đang tăng thì điều này
thể hiện rằng sở thích của Xuân vi phạm giả thiết khi nghiên cứu về hành
vi của người tiêu dùng.
23. Tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng không thay đổi khi đi từ
trên xuống dưới một đường bàng quan có dạng lồi về phía gốc tọa độ.
24. Khi hai hàng hóa là bổ sung hoàn hảo cho nhau thì tỷ lệ thay thế
cận biên trong tiêu dùng luôn không đổi.
25. Việc bạn An ăn miếng đầu của chiếc bánh pizza thấy ngon hơn
nhiều so với ăn miếng thứ ba là một ví dụ của quy luật lợi ích cận biên
giảm dần.
26. Lợi ích cận biên được tính bằng tổng lợi ích chia cho số lượng
của 1 loại hàng hóa trong tiêu dùng.
27. Người tiêu dùng chỉ có thể lựa chọn được các giỏ hàng hóa để
tiêu dùng nằm ở miền bên trong và bên trên đường ngân sách.
28. Khi một người chỉ tiêu dùng một loại hàng hóa, người này sẽ thu
được lợi ích lớn nhất khi lợi ích cận biên bằng 0.
29. Một người đang tiêu dùng hai loại hàng hóa X và Y tại điểm có
MU X MU Y
 , nếu muốn tối đa hóa lợi ích, người tiêu dùng này nên
PX PY
tăng số lượng tiêu dùng hàng hóa X lên, đồng thời giảm số lượng tiêu
dùng hàng hóa Y (giả định tất cả các yếu tố khác không đổi).

142
30. Độ dốc của đường ngân sách biểu thị sự đánh đổi giữa hai loại
hàng hóa để đảm bảo lợi ích trong tiêu dùng không đổi.

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài số 1:
Một người tiêu dùng chỉ mua hai loại hàng hóa X và Y.
a. Nếu MRS giữa X và Y là 3 và lợi ích cận biên của X là 30, lợi ích
cận biên của Y bằng bao nhiêu?
b. Nếu MRS giữa X và Y là 4 và lợi ích cận biên của Y bằng 6, lợi
ích cận biên của X bằng bao nhiêu?
c. Nếu một người tiêu dùng di chuyển dọc xuống phía dưới theo
đường bàng quan, điều gì xảy ra với lợi ích cận biên của X và Y? Điều gì
xảy ra đối với MRS?
Bài số 2:
Một người tiêu dùng có số tiền là 60 USD, dùng để mua hai loại
hàng hóa là A và B. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu được mô tả tại điểm C ở
hình dưới đây:

a. Tính giá của hàng A? Hàng B? Viết phương trình giới hạn ngân
sách?

143
b. Tại C, lượng hàng B mà người tiêu dùng mua được là bao nhiêu?
Tỷ lệ thay thế cận biên của hàng hóa B cho hàng hóa A là bao nhiêu?
Phát biểu quy luật lợi ích cận biên có xu hướng giảm dần khi tiêu dùng
hàng hóa A?
c. Nếu biết tại C, lợi ích cận biên của đơn vị thứ 30 của hàng hóa A
là 50 (đơn vị lợi ích) thì lợi ích cận biên của đơn vị thứ 10 của hàng hóa
B là bao nhiêu?
d. Giả sử ngân sách của người tiêu dùng tăng lên gấp đôi (các yếu tố
khác không đổi) thì tập hợp hàng hóa tối ưu của người này có thay đổi
không? Vì sao?
Bài số 3:
Giả sử một người tiêu dùng có mức ngân sách là 90 USD sử dụng để
mua hai loại hàng hóa X và Y với giá của các hàng hóa tương ứng là PX
= 10 USD, PY = 20 USD. Tổng lợi ích thu được thể hiện ở số liệu như sau:

X TUX Y TUY
1 15 1 40
2 25 2 70
3 35 3 90
4 40 4 105
5 43 5 109

a. Viết phương trình đường ngân sách? Tính lượng hàng X và hàng
Y mà người tiêu dùng sẽ mua để tối đa hóa lợi ích, tổng lợi ích đó là bao
nhiêu?
b. Quy luật lợi ích cận biên có xu hướng giảm dần có chi phối việc
sử dụng hai loại hàng hóa này không? Vì sao?
c. Nếu ngân sách của người tiêu dùng bây giờ là 180 USD, giá 2 loại
hàng hóa đều tăng gấp đôi, thì quyết định lựa chọn tiêu dùng tối ưu của
người tiêu dùng có thay đổi không? Vì sao?
d. Giả sử ngân sách của người tiêu dùng này tăng lên gấp 5 lần, khi
đó sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu có thay đổi không? Vì sao?

144
e. Giả sử giá của 2 hàng hóa này cùng giảm đi một nửa, khi đó sự
lựa chọn tiêu dùng tối ưu có thay đổi không? Vì sao?
Bài số 4:
Một người tiêu dùng có số tiền là I = 180 USD sử dụng để mua hai
loại hàng hoá X và Y. Giá của hai loại hàng hoá này tương ứng là PX = 4
USD và PY = 8 USD. Hàm lợi ích của người tiêu dùng này là UX,Y =
60XY.
a. Tính tỷ lệ thay thế cận biên của hàng hóa X cho hàng hóa Y. Lợi
ích tối đa mà người tiêu dùng có thể đạt được là bao nhiêu?
b. Giả sử ngân sách của người tiêu dùng này tăng lên gấp n lần (n > 0)
và giá của cả hai loại hàng hoá không đổi thì lợi ích tối đa của người tiêu
dùng sẽ là bao nhiêu?
c. Giả sử ngân sách của người tiêu dùng không đổi và giá của cả hai
loại hàng hoá đều tăng lên gấp đôi, khi đó lợi ích tối đa của người tiêu
dùng sẽ là bao nhiêu?
Bài số 5:
Một người tiêu dùng có số tiền là 20,5 nghìn đồng dùng để mua hai
loại hàng hóa là A và B. Giá hàng A là PA = 2,5 nghìn đồng/đơn vị sản
phẩm; giá hàng B là PB = 2 nghìn đồng/đơn vị sản phẩm. Tổng lợi ích
tiêu dùng hai loại hàng hóa cho ở bảng:

A TUA B TUB
1 30 1 20
2 56 2 38
3 80 3 55
4 202 4 71
5 122 5 86
6 140 6 100
7 156 7 113

145
a. Viết phương trình đường ngân sách?
b. Tính lượng hàng A và B mà người tiêu dùng sẽ mua để tối đa hóa
lợi ích? Tổng lợi ích đó bằng bao nhiêu?
c. Giả sử người tiêu dùng có thêm 8,5 nghìn đồng nữa thì quyết định
tiêu dùng tối ưu sẽ thay đổi như thế nào?
Bài số 6:
Giả định rằng một cá nhân tiêu dùng 3 loại hàng hóa X, Y và Z. Lợi
ích cận biên (giả sử có thể đo lường được) của mỗi loại hàng hóa này
không phụ thuộc vào tỷ lệ tiêu dùng những hàng hóa khác. Giá của hàng
hóa X, Y và Z lần lượt là 1 USD, 2 USD và 4 USD. Ngân sách của người
tiêu dùng là 46 USD và bảng lợi ích cận biên như dưới đây:

Số lượng MUX MUY MUZ


1 12 40 56
2 11 36 52
3 10 32 48
4 9 30 44
5 8 28 40
6 7 26 36
7 6 23 32
8 5 20 28
9 4 18 24
10 3 15 20

a. Với ngân sách cho trước là 46 USD, người tiêu dùng nên mua bao
nhiêu hàng hóa mỗi loại để tối đa hóa lợi ích?
b. Giả sử ngân sách giảm xuống còn 39 USD với các mức giá như
cũ, sự kết hợp nào sẽ được người tiêu dùng chọn lựa?

146
c. Với mức ngân sách tăng lên 58 USD và giá của hàng hóa X tăng
lên 2 USD trong khi giá của Y và Z giữ nguyên ở 2 USD và 4 USD,
lượng hàng hóa tối ưu mà người tiêu dùng lựa chọn để mua là bao nhiêu?
Bài số 7:
Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập là I = 480 USD dùng để
mua hai loại hàng hóa A và B với giá của các loại hàng hóa tương ứng là
PA = 1 USD/sản phẩm, PB = 20 USD/sản phẩm. Hàm tổng lợi ích của
người này là TU = 10A.B
a. Tính lợi ích cận biên của hàng hóa A và B? Tỷ lệ thay thế cận biên
của hàng hóa B cho hàng hóa A là bao nhiêu?
b. Tính lượng hàng hóa A và B mà người tiêu dùng lựa chọn để tối
đa hóa lợi ích. Tổng lợi ích tối đa thu được là bao nhiêu?
c. Giả sử giá hai hàng hóa này không thay đổi nhưng thu nhập của
người tiêu dùng chỉ còn 360 USD. Hỏi số lượng hàng hóa A và B người
tiêu dùng mua để tối đa hóa lợi ích là bao nhiêu? Tổng lợi ích thu được
lúc này bằng bao nhiêu?
d. Cũng hỏi như câu (c) nhưng lúc này thu nhập và giá hàng hóa B
không đổi nhưng giá hàng hóa A thay đổi PA = 3 USD/sản phẩm.
Bài số 8:
Một người tiêu dùng có số tiền là M = 320USD sử dụng để mua 2
loại hàng hoá X và Y. Giá của hai loại hàng hoá này tương ứng là PX và
PY. Hàm lợi ích của người tiêu dùng này là UX,Y = 10XY.
a. Nếu giá của hàng hoá X là PX = 4USD và PY = 8USD thì người
tiêu dùng sẽ lựa chọn bao nhiêu hàng hoá X và Y để mua? Tính lợi ích
tối đa mà người tiêu dùng có thể đạt được?
b. Giả sử ngân sách của người tiêu dùng này tăng lên gấp n lần (n >
0) và giá của cả hai loại hàng hoá không đổi thì sự lựa chọn tiêu dùng tối
ưu có thay đổi không? Vì sao?

147
c. Giả sử ngân sách của người tiêu dùng không đổi và giá của cả hai
loại hàng hoá đều giảm đi một nửa, khi đó sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu
của người tiêu dùng có thay đổi không? Vì sao?

148
Chương 4
LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

Bắt đầu từ chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu hành vi của các
doanh nghiệp. Trước tiên, chúng ta cần biết về những lý thuyết cơ bản
khi nghiên cứu về hành vi của các doanh nghiệp, đó là lý thuyết về sản
xuất, về chi phí sản xuất và lý thuyết về lợi nhuận. Chúng ta đã nghiên
cứu về hành vi của người tiêu dùng trong điều kiện khan hiếm hay hạn
chế về ngân sách. Các doanh nghiệp, do cũng phải đối diện với sự khan
hiếm về nguồn lực, cần phải tổ chức sản xuất và sử dụng nguồn lực giới
hạn của mình để đạt được những mục tiêu tối ưu đề ra? Việc nghiên cứu
về hành vi của các doanh nghiệp thông qua các lý thuyết sản xuất, chi phí
và lợi nhuận sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi này.

4.1. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT


Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu sản xuất là gì? Sản xuất đơn giản
được hiểu là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào, hay còn gọi là
nguồn lực, thành hàng hóa hay dịch vụ đầu ra phục vụ cho nhu cầu của
con người. Đầu ra có thể là các hàng hóa (ví dụ như ô tô, máy tính, quần
áo, lúa gạo...) nhưng cũng có thể là dịch vụ. Ví dụ, VNPT cung cấp cho
người tiêu dùng dịch vụ viễn thông, Vietcombank cung cấp dịch vụ ngân
hàng, Vietnam Airlines cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không. Các
nguồn lực được sử dụng trong quá trình sản xuất như lao động, máy móc,
thiết bị, đất đai, nguyên nhiên vật liệu... Quá trình sản xuất có thể được
mô tả thông qua sơ đồ dưới đây:
Sản xuất

Yếu tố Hàng hóa,


đầu vào dịch vụ
đầu ra
Hình 4.1. Quá trình sản xuất

149
Khi nghiên cứu về quá trình sản xuất, có một vấn đề mà chúng ta
cần quan tâm, đó là mối quan hệ giữa số lượng đầu vào với số lượng đầu
ra là như thế nào? Hay nói cách khác, khi một doanh nghiệp sử dụng một
lượng đầu vào nhất định thì số lượng đầu ra mà nó tạo ra là bao nhiêu?
Mối quan hệ này được các nhà kinh tế học thể hiện thông qua một mô
hình toán học được gọi là hàm sản xuất.
4.1.1. Hàm sản xuất
Về mặt khái niệm, hàm sản xuất là một mô hình toán học cho biết
lượng đầu ra tối đa một doanh nghiệp có thể tạo ra được từ các tập hợp
khác nhau của các yếu tố đầu vào tương ứng với một trình độ công nghệ
nhất định.
Hàm sản xuất có thể được thể hiện bằng phương trình sau:
Q = f(x1, x2,..., xn)
Trong đó: Q là lượng đầu ra tối đa doanh nghiệp có thể sản xuất ra;
các đầu vào x1, x2,... xn: Là số lượng đầu vào thứ nhất, thứ hai,..., thứ n
doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất.
Khi nói về hàm sản xuất, cần chú ý mấy vấn đề sau:
- Thứ nhất, lượng đầu ra mà hàm sản xuất thể hiện là lượng đầu ra
tối đa mà doanh nghiệp có thể đạt được từ một tập hợp nhất định các yếu
tố đầu vào. Với giả định này, hàm sản xuất luôn thể hiện quá trình sản
xuất đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật.
- Thứ hai, mỗi hàm sản xuất ứng với một trình độ công nghệ nhất
định. Khi công nghệ sản xuất thay đổi thì hàm sản xuất cũng sẽ thay
đổi.
Để cho đơn giản, trong chương này và các chương sau, chúng ta sẽ
giả định rằng các doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và
lao động, khi đó hàm sản xuất sẽ được viết như sau: Q = f(K, L).
Trong đó: K và L lần lượt là số lượng vốn và số lượng lao động mà
doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất.

150
Tùy vào tính chất của quá trình sản xuất, các nhà sản xuất đã đưa ra
dạng hàm sản xuất tương ứng. Ví dụ, dạng hàm sản xuất tuyến tính (hàm
sản xuất thể hiện hai đầu vào thay thế hoàn hảo):
Q = aK + bL (a, b > 0)
Hàm sản xuất Leontief (hàm sản xuất thể hiện hai đầu vào bổ sung
hoàn hảo):
Q = min(aK, bL) (a, b > 0)
Hay hàm sản xuất Cobb-Douglas:
Q  A.K  L (A, α, β > 0)

4.1.2. Sản xuất trong ngắn hạn


4.1.2.1. Hàm sản xuất trong ngắn hạn
Khi phân tích về sản xuất, các nhà kinh tế học chia sản xuất thành
hai quá trình: Sản xuất trong ngắn hạn và sản xuất trong dài hạn.
Ngắn hạn là khoảng thời gian mà trong đó có ít nhất một yếu tố đầu
vào không thể thay đổi được. Ngược lại, dài hạn là khoảng thời gian đủ
để tất cả các yếu tố đầu vào đều có thể thay đổi. Như vậy, sản xuất trong
ngắn hạn là sản xuất khi có ít nhất một yếu tố đầu vào không thể thay đổi
được. Yếu tố đầu vào không thay đổi được gọi là yếu tố đầu vào cố định.
Còn sản xuất dài hạn là sản xuất khi tất cả các yếu tố đầu vào đều thay
đổi được. Trong dài hạn, không còn yếu tố đầu vào cố định nữa. Lưu ý
rằng, ngắn hạn và dài hạn trong kinh tế học vi mô không gắn với một
mốc thời gian cụ thể nào mà phụ thuộc vào sự biến đổi của các yếu tố
đầu vào mà doanh nghiệp đó sử dụng.
Đối với các doanh nghiệp, yếu tố đầu vào dễ thay đổi thường là lao
động. Tuy nhiên, lao động không luôn luôn là yếu tố đầu vào biến đổi.
Việc tìm kiếm thêm một lao động lành nghề nhiều khi cũng mất khá
nhiều thời gian. Tương tự như vậy, vốn có thể là yếu tố đầu vào cố định
nhưng cũng có thể là yếu tố đầu vào biến đổi. Một doanh nghiệp có thể
thay đổi rất dễ dàng số lượng các tài sản vốn nhỏ (ví dụ xe tải nhỏ, máy

151
tính cá nhân...), nhưng sẽ mất vài năm để thay đổi một tài sản vốn lớn
hơn (ví dụ nhà xưởng, dây chuyền sản xuất...).
Nếu giả định một doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là
vốn và lao động, nếu sản xuất trong ngắn hạn với số lượng vốn cố định,
hàm sản xuất có thể được viết như sau:
Q  f ( K , L)  f ( L)

Thực chất lúc này, do số lượng vốn không đổi nên số lượng đầu ra
chỉ còn phụ thuộc duy nhất vào yếu tố đầu vào lao động. Hay nói cách
khác, muốn thay đổi số lượng đầu ra, doanh nghiệp chỉ có một sự lựa
chọn duy nhất đó là thay đổi số lượng đầu vào lao động sử dụng trong
quá trình sản xuất. Rõ ràng, sản xuất trong ngắn hạn mang tính kém linh
hoạt.
Trong trường hợp vốn là yếu tố đầu vào biến đổi còn lao động là yếu
tố đầu vào cố định, ta có hàm sản xuất sau:
Q  f (K , L )  f (K )

4.1.2.2. Một số chỉ tiêu sản xuất cơ bản


Để đo lường về hiệu quả trong sản xuất, người ta sử dụng một số chỉ
tiêu sau:
* Sản phẩm trung bình của một yếu tố đầu vào (AP)
Sản phẩm trung bình của một yếu tố đầu vào là số sản phẩm bình
quân do một đơn vị đầu vào tạo ra trong một thời gian nhất định.
Sản phẩm trung bình của lao động (APL) là số sản phẩm tính bình quân
do một đơn vị đầu vào lao động tạo ra và được tính bằng công thức sau:
Q
APL 
L
Sản phẩm trung bình của vốn (APK) là số sản phẩm tính bình quân
do một đơn vị đầu vào vốn tạo ra và được tính bằng công thức:

152
Q
APK 
K
* Sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào (MP)
Sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào là sự thay đổi trong tổng
số sản phẩm sản xuất ra khi yếu tố đầu vào đó tăng thêm một đơn vị.
Sản phẩm cận biên của lao động (MPL) phản ánh sự thay đổi trong
tổng số sản phẩm sản xuất ra khi yếu tố đầu vào lao động thay đổi một
đơn vị.
Q
MPL 
L
Trong đó: ΔQ phản ánh sự thay đổi trong tổng số sản phẩm sản xuất
ra và ΔL phản ánh sự thay đổi trong số lượng lao động.
Khi biểu diễn mối quan hệ giữa số lượng đầu ra và đầu vào thông
qua hàm sản xuất, chúng ta có thể tính được sản phẩm cận biên của lao
động theo công thức đạo hàm như sau:
MPL = Q’(L)
Tương tự như vậy, ta có công thức tính sản phẩm cận biên của vốn
(MPK):
Q
MPK  hoặc MPK  Q '( K )
K
Về mặt ý nghĩa, nếu như giá trị sản phẩm trung bình phản ánh năng
suất bình quân, có tính chất cào bằng thì sản phẩm cận biên phản ánh
năng suất của riêng từng yếu tố đầu vào, nó cho biết nếu riêng yếu tố đầu
vào đó được sử dụng thêm thì sẽ làm sản lượng đầu ra thay đổi là bao
nhiêu.
4.1.2.3. Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần
Khi nghiên cứu về sản xuất trong ngắn hạn, các nhà kinh tế học nhận
ra một quy luật liên quan đến sự biến động của sản phẩm cận biên của
yếu tố đầu vào biến đổi. Quy luật đó được các nhà kinh tế học gọi là Quy

153
luật sản phẩm cận biên giảm dần hay còn được gọi với một cái tên khác
là Quy luật hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào có xu hướng giảm dần.
Quy luật này được phát biểu như sau: Khi gia tăng liên tiếp những đơn vị
của một yếu tố đầu vào biến đổi trong khi cố định các yếu tố đầu vào
khác thì đến một lúc nào đó, sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào biến
đổi đó sẽ giảm dần.
Chúng ta cùng nghiên cứu một ví dụ: Giả sử một doanh nghiệp sử
dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động với yếu tố vốn là yếu tố cố
định. Sản lượng đầu ra tương ứng với số lượng lao động và giá trị của
các chỉ tiêu APL và MPL được thể hiện ở Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tổng sản phẩm, sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên
khi sản xuất trong ngắn hạn với yếu tố vốn cố định

L Q APL MPL
0 0 - -
1 20 20 20
2 50 25 30
3 87 39 27
4 116 29 29
5 140 28 24
6 156 26 16
7 168 24 12
8 168 21 0
9 162 18 -6
10 150 15 -12

Giả sử quá trình sản xuất mà ta nghiên cứu là quá trình sản xuất tại
một công xưởng may. Xưởng may đó có số lượng máy may là cố định
(vốn cố định), khi đó số lượng hàng hóa tạo ra (số bộ quần áo) sẽ phụ
thuộc vào yếu tố lao động (người lao động).

154
Nếu chỉ có một người lao động, để làm ra sản phẩm hoàn chỉnh,
người này phải thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, đó
là đo, cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. Tuy nhiên, khi có thêm lao động,
xưởng may này có thể thực hiện phân công lao động (chuyên môn hóa
sản xuất), ví dụ một lao động chuyên đo, cắt và một lao động chuyên
may và hoàn thiện sản phẩm. Nhờ việc chuyên môn hóa này năng suất
lao động của tất cả những người lao động khi đó sẽ tăng lên. Đây chính
là lý do giải thích tại sao người lao động thứ hai lại có sản phẩm cận biên
cao hơn so với người lao động thứ nhất.
Tuy nhiên, việc chuyên môn hóa sản phẩm chỉ giúp cho sản phẩm
cận biên của lao động tăng lên vào giai đoạn đầu. Nếu cứ tiếp tục gia
tăng lao động trong khi số lượng máy may cố định (vốn cố định) những
lao động tăng thêm sẽ phải chờ đợi (họ phải chờ người khác làm xong
mới có thể sử dụng máy may để sản xuất), và do vậy không tận dụng hết
năng suất của những người lao động tăng thêm này. Điều đó khiến cho
sản phẩm cận biên của những đơn vị lao động được tăng thêm giảm dần.
Ở trong ví dụ của chúng ta, sự giảm này xảy ra từ đơn vị lao động thứ ba.
Đây chính là điểm mà quy luật sản phẩm cận biên giảm dần bắt đầu tác
động đến quá trình sản xuất.
Nếu vẫn tiếp tục gia tăng lao động trong khi lượng máy may không
đổi, thì thời gian chết này sẽ tăng lên khiến những lao động tăng thêm sẽ
tạo ra ngày càng ít sản phẩm, và thậm chí đến một lúc nào đó, người lao
động tăng thêm không tạo ra sản phẩm mà sự có mặt của họ còn làm ảnh
hưởng đến quá trình lao động của những người khác. Lúc này khi có
thêm lao động, số lượng sản phẩm đầu ra không tăng lên mà có xu hướng
giảm đi. Khi đó sản phẩm cận biên sẽ mang giá trị âm (đối với lao động
thứ 9 và thứ 10 trong ví dụ ở trên).
Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần có thể được giải thích tổng
quát như sau. Trong quá trình sản xuất, cần có sự phối hợp giữa các yếu
tố đầu vào. Năng suất của một yếu tố đầu vào không chỉ phụ thuộc vào
bản thân đầu vào đó mà còn phụ thuộc vào yếu tố đầu vào khác cùng sử

155
dụng với nó và mối quan hệ này là mối quan hệ thuận. Ban đầu, khi gia
tăng yếu tố đầu vào biến đổi, sự tăng lên của các yếu tố đầu vào sẽ giúp
cho các doanh nghiệp có thể thực hiện chuyên môn hóa sản xuất và làm
cho năng suất tăng lên. Tuy nhiên, khi các yếu tố đầu vào khác là cố định
trong khi cho một yếu tố đầu vào biến đổi tăng lên, yếu tố đầu vào biến
đổi này sẽ được làm việc với ngày càng ít hơn các yếu tố đầu vào cố định
và do vậy làm cho năng suất của nó (được thể hiện bằng sản phẩm cận
biên) sẽ bị giảm dần. Chính vì vậy, trong sản xuất ngắn hạn, sản phẩm
cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi ban đầu tăng lên và sau đó bắt đầu
giảm đi khi bị quy luật này chi phối. Một lưu ý quan trọng nữa, đó là do
phân tích trong điều kiện có những yếu tố sản xuất cố định nên quy luật
này là quy luật của sản xuất trong ngắn hạn chứ không phải dài hạn.
4.1.2.4. Mối quan hệ giữa sản phẩm trung bình và sản phẩm cận
biên của yếu tố đầu vào
Giả sử xét một doanh nghiệp sản xuất trong ngắn hạn, chỉ sử dụng
hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động với vốn là yếu tố cố định. Bây giờ
chúng ta sẽ biểu diễn sự biến đổi của sản lượng khi số lượng lao động
tăng lên (Hình 4.2).
Như đã phân tích ở trên, do sự tác động của quy luật sản phẩm cận
biên giảm dần nên sản phẩm cận biên của lao động ban đầu sẽ tăng lên
rồi sau đó giảm đi. Vì thế, đường biểu diễn sản phẩm cận biên ban đầu đi
lên (trong khoảng lao động từ 0-L1) và khi số lượng lao động vượt quá L1
thì bắt đầu đi xuống, thậm chí, nếu số lượng lao động vượt quá L3 thì sản
phẩm cận biên của lao động nhận giá trị âm và đường MPL cắt trục hoành
đi xuống dưới (xem Hình 4.2).
Về mặt giá trị, độ dốc của đường tổng sản phẩm chính là sản phẩm
cận biên của lao động. Do vậy, trong khoảng lao động từ 0-L3, khi MPL> 0
thì đường tổng sản phẩm sẽ có độ dốc dương, nhưng có độ dốc thay đổi.
Cụ thể trong khoảng lao động từ 0-L1, đường tổng sản phẩm có độ dốc
tăng dần, nhưng từ L1-L3, đường tổng sản lượng có độ dốc giảm dần. Khi
số lượng lao động bằng đúng L3, MPL = 0 và sản lượng sẽ đạt giá trị lớn

156
nhất. Nếu vượt quá L3, MPL< 0, đường tổng sản phẩm có độ dốc âm và
đi xuống dưới về phía phải.

Hình 4.2. Mối quan hệ giữa sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên
trong ngắn hạn

Điểm A trên đường tổng sản phẩm (tương ứng với số lượng lao động
L1) biểu thị sự biến đổi trong độ dốc của đường tổng sản phẩm từ tăng
dần chuyển sang thoải dần. Điểm C (tương ứng khi số lượng lao động là
L3) là điểm mà tại đó tổng sản lượng đạt giá trị lớn nhất. Trên đường
tổng sản lượng, chúng ta xác định thêm điểm B bằng cách từ gốc tọa độ
kẻ một đường thẳng tiếp xúc với đường tổng sản phẩm, điểm tiếp xúc đó
chính là điểm B, tương ứng với số lượng lao động L2.
Từ công thức tính sản phẩm trung bình của lao động (APL = Q/L), ta
thấy, về mặt giá trị, APL chính là độ dốc của đường thẳng xuất phát từ
gốc tọa độ nối với điểm nằm trên đường tổng sản lượng tương ứng tại
mức lao động đó.

157
Với hình dáng của đường tổng sản phẩm được biểu diễn trên Hình
4.2, APL ban đầu sẽ tăng lên khi số lượng lao động gia tăng, đạt giá trị
lớn nhất khi số lượng lao động là L2 và khi vượt quá mức lao động này
APL sẽ bắt đầu giảm dần. Chính vì vậy, đường APL ban đầu cũng đi lên
rồi sau đó sẽ đi xuống. APL sẽ đạt giá trị lớn nhất ở mức lao động là L2.
Có một điểm đặc biệt là khi số lượng lao động bằng L2, độ dốc đường
OB chính là giá trị của APL, nhưng lúc này OB cũng đồng thời là đường
tiếp tuyến với đường tổng sản lượng tại điểm B, và do vậy độ dốc đường
OB cũng chính bằng giá trị sản phẩm cận biên của lao động. Hay nói
cách khác, khi số lượng lao động là L2 thì MPL = APL. Do đó, trên đồ thị
khi số lượng lao động là L2 thì hai đường APL và MPL sẽ cắt nhau.
Nhìn trên đồ thị ta thấy, khi đường MPL nằm trên đường APL, nó sẽ
kéo đường APL đi lên, còn khi MPL nằm dưới đường APL, nó lại kéo
đường APL đi xuống và khi hai đường cắt nhau thì APL sẽ đạt giá trị lớn
nhất. Mối quan hệ này được cụ thể hóa như sau:
- Nếu MPL> APL thì khi gia tăng sản lượng, giá trị của APL sẽ tăng.
- Ngược lại nếu MPL< APL thì khi gia tăng sản lượng, giá trị của
APL sẽ giảm.
- Và khi MPL = APL thì APL đạt giá trị lớn nhất.
Mối quan hệ giữa APL và MPL thực chất khá đơn giản, nó cũng
giống như mối quan hệ giữa một số cộng thêm với giá trị trung bình của
tổng. Số cộng thêm chính là giá trị MPL, còn giá trị trung bình của tổng
chính là APL. Khi ta cộng thêm một số vào một tổng, nếu số đó có giá trị
lớn hơn giá trị trung bình của tổng, thì kết quả là giá trị trung bình của
tổng mới sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu số cộng thêm có giá trị nhỏ hơn giá
trị trung bình của tổng thì kết quả là giá trị trung bình của tổng mới sẽ
giảm đi.

4.1.3. Sản xuất trong dài hạn


Bây giờ chúng ta sẽ phân tích về sản xuất trong dài hạn, khi tất cả
các yếu tố đầu vào đều có thể thay đổi được.

158
4.1.3.1. Hàm sản xuất trong dài hạn
Nếu giả định doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và
lao động, trong dài hạn, khi tất cả các yếu tố đầu vào đều có thể thay đổi
thì số lượng đầu ra sẽ phụ thuộc vào đồng thời cả số lượng vốn và số
lượng lao động.
Hàm sản xuất khi đó sẽ có dạng:
Q = f(K,L)
Trong sản xuất dài hạn, để tạo ra một lượng đầu ra nhất định, doanh
nghiệp có thể có nhiều phương án sử dụng lao động và vốn khác nhau.
Hay nói cách khác, sản xuất trong dài hạn mang tính linh hoạt hơn nhiều
so với sản xuất trong ngắn hạn. Có thể xem xét điều này thông qua
Bảng 4.2 - Số lượng sản phẩm đầu ra thu được từ các tập hợp đầu vào
khác nhau.

Bảng 4.2. Số lượng sản phẩm đầu ra thu được


từ các tập hợp đầu vào khác nhau

Số lượng vốn (K)


0 1 2 3 4 5 6 7 8
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
1 0 25 52 74 90 100 108 114 118
Số lượng lao động (L)

2 0 55 112 162 198 224 242 252 258


3 0 83 170 247 303 342 369 384 394
4 0 108 220 325 400 453 488 511 527
5 0 125 258 390 478 543 590 631 653
6 0 137 286 425 523 598 655 704 732
7 0 141 304 453 559 643 708 766 800
8 0 143 314 474 587 679 753 818 857

159
Bảng 4.2 thể hiện số lượng đầu ra mà một doanh nghiệp có thể sản
xuất tương ứng với các tập hợp khác nhau của yếu tố đầu vào (gồm vốn
và lao động). Hàng thể hiện số lượng vốn và cột thể hiện cho số lượng
lao động mà doanh nghiệp này sử dụng. Theo cách kết hợp giữa vốn và
lao động, số lượng sản phẩm tạo ra được thể hiện tương ứng theo hàng và
cột của bảng số liệu. Ví dụ, 8K kết hợp với 2L sẽ tạo ra 258 sản phẩm.
Như vậy, nếu trong ngắn hạn, khi lượng vốn bằng 8 không thể thay đổi,
để sản xuất ra 258 sản phẩm doanh nghiệp sẽ chỉ có một sự lựa chọn đầu
vào duy nhất, đó là sử dụng 2 đơn vị lao động. Tuy nhiên, nếu sản xuất
trong dài hạn, vốn có thể thay đổi, doanh nghiệp có thể lựa chọn tập hợp
đầu vào khác, ví dụ 2K và 5L, do có nhiều lựa chọn trong việc sử dụng
các tập hợp đầu vào khác nhau để tạo ra số lượng sản phẩm đầu ra mong
muốn, sản xuất trong dài hạn mang tính linh hoạt hơn nhiều so với sản
xuất trong ngắn hạn.
4.1.3.2. Đường đồng lượng
Để mô tả khả năng sản xuất trong dài hạn của doanh nghiệp, các nhà
kinh tế học sử dụng công cụ đường đồng lượng. Đường đồng lượng là
tập hợp các điểm phản ánh các tập hợp đầu vào khác nhau nhưng có khả
năng sản xuất cùng một mức sản lượng đầu ra. Đường đồng lượng được
ký hiệu là Q. Trên hình 4.3, tập hợp đầu vào A và B có số lượng đầu vào
vốn và lao động khác nhau nhưng đều tạo ra số lượng sản phẩm đầu ra là
Q1. Theo đúng khái niệm, hai tập hợp đầu vào A và B này sẽ cùng nằm
trên một đường đồng lượng.

Hình 4.3. Đường đồng lượng

160
Mỗi đường đồng lượng sẽ phản ánh mức sản lượng tối đa mà doanh
nghiệp có thể sản xuất được từ các tập hợp đầu vào tương ứng với một
trình độ công nghệ nhất định. Vì doanh nghiệp sẽ tạo ra các mức sản
lượng khác nhau nên khả năng sản xuất của doanh nghiệp không chỉ
được thể hiện thông qua một đường đồng lượng duy nhất, mà thông qua
vô số đường đồng lượng khác nhau tạo thành một họ các đường đồng
lượng. Họ các đường đồng lượng chính là một cách để biểu thị hàm sản
xuất trong dài hạn của các doanh nghiệp (với giả định doanh nghiệp chỉ
sử dụng hai yếu tố đầu vào).
Về mặt khái niệm hay hình vẽ, đường đồng lượng gợi ý cho chúng ta
liên tưởng đến đường bàng quan, tất nhiên giữa chúng có những sự khác
nhau cơ bản. Đường đồng lượng cũng có bốn tính chất giống như bốn
tính chất của đường bàng quan, có thể đề cập đến đó là:
- Các đường đồng lượng luôn có độ dốc âm.
- Các đường đồng lượng không bao giờ cắt nhau.
- Đường đồng lượng càng xa gốc tọa độ thể hiện cho mức sản lượng
đầu ra càng lớn và ngược lại.
- Đi từ trên xuống dưới, đường đồng lượng có độ dốc giảm dần.
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên đo lường mức độ thay thế được cho
nhau giữa các yếu tố đầu vào. Cụ thể, tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên
giữa vốn và lao động (ký hiệu là MRTSL/K) phản ánh một đơn vị lao
động có thể thay thế được cho bao nhiêu đơn vị vốn mà sản lượng đầu ra
không đổi.
Do vốn và lao động có thể thay thế cho nhau nhưng vẫn tạo ra cùng
lượng sản phẩm đầu ra nên hai tập hợp đầu vào trước và sau khi lao động
và vốn thay thế cho nhau vẫn nằm trên cùng một đường đồng lượng. Cụ
thể như trong Hình 4.4, khi lượng lao động tăng lên từ L1 đến L2 để thay
thế cho lượng vốn giảm đi từ K1 xuống K2 thì số lượng đầu ra tạo ra vẫn
không thay đổi. Ta có thể nói rằng, ΔL đơn vị lao động có thể thay thế

161
được cho ΔK đơn vị vốn mà sản lượng đầu ra không đổi. Vì vậy, theo
khái niệm ta có:
K
MRTSL/K = 
L
Về mặt giá trị, MRTS chính là trị tuyệt đối độ dốc của đường đồng
lượng.

Hình 4.4. Xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên


trên đường đồng lượng

Khi thay đổi số lượng lao động từ L1 đến L2, số lượng sản phẩm tăng
lên do sự thay đổi lao động có thể tính bằng (MPL)(ΔL), tương tự như
vậy, khi số lượng vốn giảm ΔK đơn vị (từ K1 xuống còn K2) thì số lượng
sản phảm giảm đi do vốn giảm sẽ bằng (MPK)(ΔK). Để sự thay đổi lao
động và vốn này không gây ra sự thay đổi trong số lượng sản phẩm đầu
ra, ta phải có:
(MPL)(ΔL) + (MPK)(ΔK) = 0
K MPL
Hay:  = → MRTSL/K = │độ dốc đường đồng lượng│
L MPK
MPL
=
MPK

162
Như vậy, tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên giữa lao động cho vốn vừa
bằng trị tuyệt đối độ dốc của đường đồng lượng, vừa bằng tỷ lệ giữa sản
phẩm cận biên của lao động và sản phẩm cận biên của vốn.
Với công thức này, ta có thể chứng minh tại sao khi đi từ trên xuống
dưới, độ dốc của đường đồng lượng giảm dần, hay nói cách khác, giải
thích cho hình dáng lồi của đường đồng lượng tương tự như khi ta chứng
minh hình dáng lồi của đường bàng quan.
Hình dáng đường đồng lượng thông thường là một đường cong lồi
như Hình 4.4 thể hiện, nó nói lên rằng khi thay thế vốn bằng lao động thì
một đơn vị lao động sẽ thay thế được ngày càng ít hơn đơn vị vốn. Hay
nói cách khác, để giảm một đơn vị vốn, các doanh nghiệp sẽ phải tăng
thêm ngày càng nhiều đơn vị lao động. Điều này hàm ý rằng, vốn và lao
động có thể thay thế được cho nhau, nhưng sự thay thế này không phải là
hoàn hảo.
Ngoài trường hợp thông thường, có một số trường hợp đặc biệt của
đường đồng lượng như sau:

Hình 4.5. Các trường hợp đặc biệt của đường đồng lượng

+ Trường hợp hai đầu vào thay thế hoàn hảo cho nhau: Trong
trường hợp này, một đơn vị lao động sẽ luôn luôn thay thế được cho một

163
lượng vốn nhất định, hay nói cách khác tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên
giữa lao động và vốn luôn luôn không đổi. Do vậy, độ dốc của đường
đồng lượng không đổi. Đường đồng lượng trở thành đường thẳng dốc
xuống như hình 4.5a.
+ Trường hợp hai đầu vào bổ sung hoàn hảo cho nhau: Quá trình
sản xuất lại thể hiện rằng một đơn vị đầu vào này luôn luôn phải kết hợp
với một lượng nhất định đầu vào khác mới tạo ra sản phẩm, còn nếu tăng
đầu vào này mà không thay đổi đầu vào kia hoặc ngược lại, sẽ không thể
làm gia tăng số lượng sản phẩm. Khi đó các đường đồng lượng có dạng
hình chữ “L” như trong hình 4.5b.
4.1.3.3. Hiệu suất kinh tế theo quy mô
Do trong dài hạn, tất cả các đầu vào đều có thể thay đổi cho nên sẽ
đặt ra vấn đề nếu ta gia tăng tất cả các yếu tố đầu vào lên cùng một tỷ lệ
thì số lượng sản phẩm đầu ra sẽ thay đổi như thế nào, hay nói cách khác,
ta đang đề cập đến vấn đề hiệu suất kinh tế theo quy mô.
 Nếu tăng tất cả các yếu tố đầu vào lên t lần (t > 1) khiến cho số
lượng sản phẩm đầu ra tăng lớn hơn t lần f(tK,tL) > t.f(K,L) thì hàm sản
xuất phản ánh hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô.
 Ngược lại, tăng tất cả các yếu tố đầu vào lên t lần (t > 1) khiến cho
số lượng sản phẩm đầu ra tăng ít hơn t lần f(tK,tL) < t.f(K,L) thì hàm sản
xuất phản ánh hiệu suất kinh tế giảm theo quy mô.
 Còn khi tăng tất cả các yếu tố đầu vào lên t lần (t > 1) khiến cho
số lượng sản phẩm đầu ra tăng đúng t lần f(tK,tL) = t.f(K,L) thì hàm sản
xuất phản ánh hiệu suất kinh tế không đổi theo quy mô.
Hiệu suất tăng theo quy mô là do hiệu quả đạt được từ sự chuyên
môn hóa lao động, tìm được nguồn đầu vào rẻ. Hiệu suất giảm theo quy
mô là do quy mô của doanh nghiệp lớn, bộ máy cồng kềnh, chi phí quản
lý doanh nghiệp tăng. Thông thường, khi quy mô của doanh nghiệp còn
nhỏ, việc mở rộng quy mô sản xuất có thể giúp các doanh nghiệp đạt
được hiệu suất tăng theo quy mô, nhưng nếu cứ tiếp tục mở rộng quy mô,

164
đến một lúc nào đó các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với vấn đề hiệu
suất giảm theo quy mô.
Đối với hàm sản xuất Cobb - Douglas có dạng: Q  A.K  L (với A,
α, β > 0), tùy thuộc vào α và β mà hàm có thể thể hiện hiệu suất tăng theo
quy mô, giảm theo quy mô hoặc không đổi theo quy mô, cụ thể:
- Khi α + β > 1 hàm thể hiện hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô.
- Khi α + β < 1 hàm thể hiện hiệu suất kinh tế giảm theo quy mô.
- Khi α + β = 1 hàm thể hiện hiệu suất kinh tế không đổi theo quy mô.

4.2. LÝ THUYẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT


Chúng ta biết rằng con người luôn phải đối mặt với vấn đề khan
hiếm và các doanh nghiệp sản xuất cũng vậy. Khi một doanh nghiệp sử
dụng các yếu tố đầu vào để tiến hành sản xuất, nó phải từ bỏ cơ hội để sử
dụng các nguồn lực đó theo một cách khác, điều này làm phát sinh chi
phí sản xuất đối với các doanh nghiệp. Sau đây, chúng ta sẽ đi nghiên
cứu chi tiết các vấn đề về chi phí sản xuất.

4.2.1. Chi phí và cách tiếp cận chi phí


Chi phí sản xuất là toàn bộ các phí tổn để phục vụ cho quá trình sản
xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp phải bỏ ra, phải gánh chịu trong
một thời kỳ nhất định. Ví dụ như, các chi phí để mua nguyên nhiên vật
liệu, chi phí để trả lương cho người lao động, chi phí cho bộ phận quản lý,
chi phí khấu hao máy móc...
Chi phí kinh tế khác với chi phí kế toán. Chi phí kế toán là toàn bộ
các khoản chi được thực hiện bằng một số tiền cụ thể mà các doanh
nghiệp phải bỏ ra để sản xuất kinh doanh, các chi phí kế toán sẽ được
hạch toán trong các sổ sách kế toán. Chi phí này còn được gọi là chi phí
hiện. Còn chi phí kinh tế là toàn bộ các chi phí cơ hội của tất cả các
nguồn lực được đưa vào trong sản xuất. Nó bao gồm cả chi phí cơ hội
hiện (chi phí hiện) và chi phí cơ hội ẩn (chi phí ẩn) - tức các chi phí cơ

165
hội của việc sử dụng nguồn lực nhưng không được thể hiện bằng một
khoản chi trực tiếp bằng tiền.
Để hiểu rõ sự khác biệt giữa chi phí kinh tế và chi phí kế toán ta
nghiên cứu ví dụ sau: Giả sử sau hai năm ra trường, bạn đang có một
công việc với mức lương là 72 triệu VNĐ/năm, bạn đang sở hữu một căn
nhà cho thuê với số tiền 60 triệu/năm và bạn có một sổ tiết kiệm với mức
lãi nhận được hàng năm là 30 triệu. Tuy nhiên, năm nay bạn quyết định
tự đứng ra kinh doanh, bạn từ bỏ công việc, lấy lại căn nhà cho thuê để
làm địa điểm kinh doanh, sử dụng số tiền tiết kiệm để đầu tư cho công
việc này và thuê người làm. Sau một năm, những số tiền thực chi cho
công việc kinh doanh của bạn như sau:
Nguyên nhiên vật liệu, khấu hao máy móc... 80 triệu
Chi phí trả lương cho nhân viên 50 triệu
Chi phí quảng cáo 20 triệu
Các chi phí bằng tiền khác 20 triệu
Tổng cộng 170 triệu

Giá trị 170 triệu chính là chi phí kế toán, các khoản trả trực tiếp bằng
tiền để tiến hành kinh doanh. Tuy nhiên, khi tính toán chi phí kinh tế, bạn
phải tính đến chi phí cơ hội của tất cả các nguồn lực bạn đã sử dụng vào
kinh doanh. Có những nguồn lực bạn sử dụng vào trong quá trình kinh
doanh nhưng không thể hiện bằng các khoản trả trực tiếp, ví dụ do mở
cửa hàng bạn đã phải từ bỏ công việc với mức lương hàng năm là 72
triệu, bạn không còn được nhận số tiền cho thuê nhà là 60 triệu và bạn
cũng không còn được nhận tiền lãi 30 triệu. Đây chính là những chi phí
ẩn, xuất hiện do bạn sử dụng chính những nguồn lực mà bạn là chủ sở
hữu. Mặc dù bạn không phải trả tiền trực tiếp cho ai nhưng trên thực tế,
bạn đã từ bỏ cơ hội được nhận số tiền này do bạn đã đưa các nguồn lực
do mình sở hữu vào kinh doanh.

166
Như vậy, bạn cần tính thêm (72 triệu + 60 triệu + 30 triệu) = 162
triệu vào chi phí kinh tế của mình. Thực chất, tổng chi phí kinh tế của
bạn là: 170 triệu + 162 triệu = 332 triệu lớn hơn so với chi phí kế toán.

4.2.2. Chi phí sản xuất trong ngắn hạn


Chi phí sản xuất trong ngắn hạn là các chi phí mà doanh nghiệp gánh
chịu trong giai đoạn mà trong đó có ít nhất một yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất không thay đổi.
4.2.2.1. Tổng chi phí sản xuất ngắn hạn
Tổng chi phí sản xuất ngắn hạn có thể được ký hiệu là TC hoặc STC.
Nó là toàn bộ những phí tổn dùng để tiến hành sản xuất kinh doanh trong
ngắn hạn. Do ngắn hạn có yếu tố đầu vào cố định và yếu tố đầu vào biến đổi
nên tổng chi phí trong ngắn hạn của doanh nghiệp sẽ bao gồm hai bộ phận:
Chi phí cố định (TFC): Được hình thành từ các yếu tố đầu vào cố
định, ví dụ như các chi phí liên quan đến tiền thuê, tiền khấu hao nhà
xưởng, nhà máy, khấu hao máy móc... Đúng như tên gọi, chi phí cố định
không thay đổi khi sản lượng đầu ra thay đổi. Điều này cũng hàm ý rằng,
ngay cả khi doanh nghiệp không sản xuất, doanh nghiệp vẫn phải chịu
chi phí cố định. Ví dụ, một doanh nghiệp bánh thuê cửa hàng là 20 triệu
đồng/tháng. Khi đó, dù doanh nghiệp có sản xuất 500 hay 1.000 chiếc
bánh thì doanh nghiệp vẫn phải trả 20 triệu đồng/tháng, và thậm chí ngay
cả khi doanh nghiệp không sản xuất (Q = 0) doanh nghiệp vẫn phải chịu
chi phí này.
Chi phí biến đổi (TVC): Được hình thành từ các yếu tố đầu vào biến
đổi. Khi sản lượng đầu ra tăng lên, doanh nghiệp phải dùng nhiều yếu tố
đầu vào biến đổi hơn và do vậy chi phí biến đổi cũng tăng lên, còn khi
không sản xuất thì chi phí biến đổi của doanh nghiệp bằng 0. Những chi
phí biến đổi như: Chi phí liên quan đến nguyên nhiên vật liệu, chi phí trả
lương cho người lao động trực tiếp sản xuất...
Như vậy, ta có: TC = TFC + TVC

167
Để hiểu được các chi phí này, ta nghiên cứu tình huống của một
doanh nghiệp bánh ngọt. Các chi phí sản xuất của doanh nghiệp tương
ứng với mức sản lượng được cho ở Bảng 4.3.

Bảng 4.3. Các chi phí sản xuất của một doanh nghiệp bánh ngọt

Q TFC TVC TC AFC AVC ATC


0 100 0 100 - - -
1 100 50 150 100 50 150
2 100 84 184 50 42 92
3 100 108 208 33 36 69
4 100 127 227 25 32 57
5 100 150 250 20 30 50
6 100 180 280 17 30 47
7 100 218 318 14 31 45
8 100 266 366 13 33 46
9 100 325 425 11 36 47
10 100 400 500 10 40 50
11 100 495 595 9 45 54
12 100 612 712 8 51 59

Theo bảng số liệu thì chi phí cố định của doanh nghiệp là 100, chi
phí này không thay đổi khi sản lượng thay đổi và đặc biệt ngay cả khi sản
lượng bằng 0, doanh nghiệp vẫn phải chịu chi phí cố định này. Chi phí
biến đổi của doanh nghiệp sẽ bằng 0 khi doanh nghiệp không sản xuất và
tăng lên cùng với sự tăng lên của sản lượng. Còn tổng chi phí được xác
định bằng cách cộng chi phí cố định với chi phí biến đổi (ta lấy cột thứ
hai cộng với cột thứ ba sẽ ra kết quả ở cột thứ tư).

168
Hình 4.6. Các đường tổng chi phí, chi phí cố định và chi phí biến đổi

Khi biểu diễn trên đồ thị, do không thay đổi theo sản lượng nên
đường chi phí cố định sẽ luôn cách trục hoành một khoảng không đổi,
đường TFC song song với trục hoành và cắt trục tung ở giá trị chi phí cố
định C0 (Hình 4.6).
Đường chi phí biến đổi sẽ bắt đầu từ gốc tọa độ và có độ dốc dương,
thể hiện rằng khi sản lượng tăng thì chi phí biến đổi cũng tăng. Thông
thường, trong ngắn hạn đường chi phí biến đổi giống một đường cong
bậc 3 hình chữ S ngược. Nguyên nhân của điều này là do sự tác động của
quy luật sản phẩm cận biên giảm dần.
Đường tổng chi phí trong ngắn hạn sẽ được hình thành bằng cách
cộng theo chiều dọc hai đường TFC và TVC. Vì vậy, đường TC sẽ bắt
đầu từ điểm mà đường TFC cắt với trục tung và luôn cách đường TVC
một khoảng không đổi, khoảng cách này chính là chi phí cố định.
4.2.2.2. Chi phí bình quân ngắn hạn
Ngoài tổng chi phí, ta cũng cần quan tâm đến chi phí trên mỗi đơn vị
sản phẩm hay chi phí bình quân.
Chi phí cố định bình quân (AFC) là mức chi phí cố định tính bình
TFC
quân cho một đơn vị sản phẩm, AFC  . Do chi phí cố định không
Q
thay đổi nên khi doanh nghiệp gia tăng sản lượng sản xuất, chi phí cố

169
định bình quân sẽ luôn luôn giảm. Do đó, khi biểu diễn trên đồ thị,
đường AFC sẽ là một đường có độ dốc dương. Hình dáng của đường
AFC giống như một đường hyperbol tiệm cận với hai trục (xem Hình
4.7).
Chi phí biến đổi bình quân (AVC) là mức chi phí biến đổi tính bình
TVC
quân cho một đơn vị sản phẩm, AVC  .
Q

Ở Bảng 4.3, giá trị của AVC được tính bằng cách lấy giá trị TVC ở
cột thứ ba chia cho mức sản lượng ở cột thứ nhất. Xem xét sự biến động
của AVC, ta thấy rằng ban đầu chi phí biến đổi bình quân giảm dần sau
đó lại tăng lên. Điều này một lần nữa lại do tác động của quy luật sản
phẩm cận biên giảm dần. Chính vì sự biến động này nên đường AVC có
dạng hình chữ U hay hình lòng chảo, ban đầu đi xuống và sau đó đi lên
như trên Hình 4.7.

Hình 4.7. Các đường chi phí bình quân ATC, AFC và AVC

Tổng chi phí bình quân (ATC, hoặc SATC) là mức chi phí tính bình
TC
quân cho một đơn vị sản phẩm, ATC  .
Q

TC TFC  TVC TFC TVC


Hoặc: ATC  =    AFC  AVC
Q Q Q Q

170
Trong ví dụ ở bảng 4.3, giá trị của ATC có thể được tính theo hai
cách, hoặc lấy giá trị TC ở cột thứ 4 chia cho giá trị sản lượng ở cột thứ
nhất, hoặc lấy giá trị AFC và AVC (ở cột thứ năm và sáu) cộng vào nhau.
Qua bảng số liệu ta thấy giá trị của ATC ban đầu cũng giảm nhưng sau
đó lại tăng lên. Sở dĩ xảy ra điều này là do ở giai đoạn đầu, cả AFC và
AVC đều có xu hướng giảm xuống nên kết quả là ATC cũng giảm. Ở
giai đoạn tiếp theo AVC bắt đầu tăng lên, nhưng sự giảm xuống của AFC
có xu hướng mạnh hơn sự tăng lên của AVC nên ATC vẫn có xu hướng
giảm xuống. Chỉ đến khi sự tăng lên của AVC chiếm ưu thế thì giá trị
của ATC mới bắt đầu tăng lên.
Nếu biểu diễn trên đồ thị, đường ATC cũng có dạng chữ U, dạng
lòng chảo. Và cụ thể, đường ATC được xác định bằng cách cộng theo
chiều dọc hai đường AFC và AVC. Trên Hình 4.7, ở mức sản lượng Q1
ta có AFC bằng độ dài đoạn AQ1, còn AVC bằng độ dài đoạn BQ1. Nếu I
là điểm nằm trên đường ATC ứng với mức sản lượng Q1 thì IQ1 =
AQ1 + BQ1 , do vậy ta cần xác định điểm I sao cho IB = AQ1 . Tương tự
như vậy, ở các mức sản lượng Q2 và Q3 ta sẽ xác định được các lần lượt
các điểm H và G nằm trên đường ATC tương ứng với các mức sản lượng
này.
Rõ ràng, khoảng cách theo chiều dọc giữa hai đường ATC và AVC
chính là giá trị của AFC. Do AFC giảm dần khi mức sản lượng gia tăng
nên khoảng cách giữa ATC và AVC cũng ngày càng thu hẹp về phía
bên phải.
4.2.2.3. Chi phí cận biên ngắn hạn
Chi phí cận biên trong ngắn hạn (MC hay SMC) là sự thay đổi trong
tổng chi phí khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Giá
trị của chi phí cận biên trả lời cho câu hỏi khi doanh nghiệp sản xuất
thêm một đơn vị sản phẩm thì doanh nghiệp tốn thêm một chi phí là
bao nhiêu.

171
TC
MC   TC '(Q )
Q

Trong đó: ΔTC là sự thay đổi trong tổng chi phí.


ΔQ là sự thay đổi trong tổng số sản phẩm sản xuất ra.
Trong ngắn hạn, do chi phí cố định không thay đổi nên nếu tổng chi
phí thay đổi thì sự thay đổi đó hoàn toàn do chi phí biến đổi gây ra, hay
ΔTC = ΔVC. Do vậy, chi phí cận biên có thể tính theo chi phí biến đổi
như sau:
TVC
MC   TVC '(Q )
Q

Do quy luật sản phẩm cận biên giảm dần nên giá trị của MC ban đầu
cũng giảm dần và sau đó tăng lên, làm đường chi phí cận biên cũng có
dạng hình chữ U như trên hình 4.8.
Để hiểu được sự tác động của quy luật sản phẩm cận biên giảm dần
đến hình dáng của đường MC, ta nghiên cứu một doanh nghiệp chỉ sử
dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động, với yếu tố vốn cố định. Nếu
doanh nghiệp thuê thêm ΔL đơn vị lao động, doanh nghiệp sẽ tạo thêm
được ΔQ đơn vị sản phẩm và chi phí của doanh nghiệp tăng thêm một
lượng là w.ΔL (trong đó w là mức tiền công trả cho mỗi đơn vị lao động).
Khi đó ta có:
TC w.L w w
MC    
Q Q Q MPL
L
Trong sản xuất ngắn hạn, sản phẩm cận biên của lao động (MPL) ban
đầu tăng lên sau đó giảm dần khi bị quy luật sản phẩm cận biên giảm dần
chi phối. Tương ứng khi MPL tăng thì giá trị của MC giảm và ngược
lại. Điều này đã giải thích được hình dáng chữ U của đường chi phí
cận biên MC.

172
Hình 4.8. Đường chi phí cận biên trong ngắn hạn

4.2.2.4. Mối quan hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân
Giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân (ở đây nói đến chi phí
biến đổi bình quân và tổng chi phí bình quân) cũng có mối quan hệ tương
tự như mối quan hệ giữa sản phẩm cận biên và sản phẩm trung bình. Đó
là khi đường chi phí cận biên (MC) ở dưới đường chi phí bình quân, nó
sẽ kéo đường chi phí bình quân đi xuống dưới, ngược lại khi chi phí cận
biên nằm trên đường chi phí bình quân nó sẽ kéo đường chi phí bình
quân đi lên; tại điểm giao nhau giữa đường chi phí bình quân và chi phí
cận biên thì chi phí bình quân đạt giá trị nhỏ nhất (xem Hình 4.9).

Hình 4.9. Mối quan hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân

173
4.2.3. Chi phí sản xuất trong dài hạn
Chúng ta sẽ phân tích các chi phí sản xuất trong dài hạn, khi tất cả
các yếu tố đầu vào đều có thể thay đổi được.
4.2.3.1. Tổng chi phí sản xuất trong dài hạn
Tổng chi phí dài hạn (LTC) bao gồm toàn bộ những phí tổn mà
doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh các hàng hóa
hay dịch vụ trong điều kiện các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đều
có thể thay đổi.
Trong dài hạn các doanh nghiệp có thể có nhiều phương án kết hợp
đầu vào khác nhau để sản xuất ra một mức sản lượng đầu ra, cho nên để
đảm bảo hiệu quả, các doanh nghiệp sẽ luôn chọn phương án kết hợp đầu
vào có chi phí thấp nhất. Do vậy, có thể nói chi phí trong dài hạn chính là
chi phí ứng với khả năng sản xuất trong ngắn hạn tốt nhất (có chi phí
trong ngắn hạn là thấp nhất) tương ứng với từng mức sản lượng đầu ra.
Trong dài hạn, không còn yếu tố đầu vào cố định mà tất cả các yếu
tố đầu vào đều là yếu tố biến đổi. Vì vậy, đường tổng chi phí trong dài
hạn LTC sẽ xuất phát từ gốc tọa độ (khi doanh nghiệp không sản xuất,
doanh nghiệp không mất chi phí) và có độ dốc dương để thể hiện rằng
khi sản lượng tăng lên thì tổng chi phí cũng tăng. Về mặt hình dạng,
thông thường, đường LTC cũng có dạng một đường cong bậc 3 hình chữ
S ngược nhưng thoải hơn so với đường tổng chi phí trong ngắn hạn (xem
Hình 4.10). Sở dĩ đường LTC có hình dáng như vậy là do sự thay đổi của
tính kinh tế theo quy mô. Ban đầu khi tốc độ tăng của chi phí đầu vào
nhỏ hơn tốc độ tăng của đầu ra, lúc này quá trình sản xuất thể hiện hiệu
suất tăng theo quy mô và đường chi phí dài hạn có độ dốc tăng dần. Tuy
nhiên, khi quy mô được mở rộng đến một mức độ nhất định thì tốc độ
tăng của chi phí đầu vào lại tăng nhanh hơn tốc độ tăng của số lượng đầu
ra, lúc này quá trình sản xuất thể hiện hiệu suất kinh tế giảm theo quy mô
và đường LTC có độ dốc tăng dần.

174
Hình 4.10. Đường tổng chi phí trong dài hạn

4.2.3.2. Chi phí bình quân và chi phí cận biên trong dài hạn
Chi phí bình quân dài hạn (LAC) là mức chi phí bình quân tính trên
mỗi đơn vị sản phẩm trong dài hạn.
LTC
LAC 
Q

Chi phí cận biên dài hạn (LMC) là sự thay đổi trong tổng chi phí dài
hạn khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
LTC
LMC   LTC '( Q )
Q

Trong dài hạn, hình dáng của các đường chi phí do sự tác động của
tính kinh tế theo quy mô. Nếu khi sản lượng tăng lên làm cho chi phí bình
quân giảm thì doanh nghiệp có tính kinh tế theo quy mô, còn nếu làm cho
chi phí bình quân tăng thì doanh nghiệp chịu tính phi kinh tế theo quy mô.
Theo khảo sát, các nhà kinh tế học thấy rằng trong dài hạn, ban đầu khi
quy mô nhỏ các doanh nghiệp thường có tính kinh tế của quy mô, nhưng
khi mở rộng đến một quy mô nào đó thì doanh nghiệp lại chịu tính phi
kinh tế của quy mô. Chính vì thế, thông thường, đường chi phí bình quân
dài hạn LAC có dạng hình chữ U, ban đầu sẽ đi xuống và sau đó sẽ đi lên.
Khi đó, nó quyết định hình dáng của đường tổng chi phí dài hạn LTC có
dạng hình chữ S ngược và đường chi phí cận biên cũng có dạng chữ U.

175
Trong trường hợp thông thường, giữa LAC và LMC cũng có mối
quan hệ như mối quan hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân
trong ngắn hạn. Tức là khi LMC < LAC thì khi gia tăng sản lượng sẽ làm
cho giá trị của LAC giảm xuống, ngược lại, nếu LMC > LAC thì khi gia
tăng sản lượng sẽ làm cho giá trị của LAC tăng lên, còn khi LMC = LAC
thì LAC đạt giá trị nhỏ nhất. Điều này được thể hiện rõ ở Hình 4.11.

Hình 4.11. Mối quan hệ giữa chi phí bình quân và chi phí cận biên trong dài hạn

Tuy nhiên, không phải lúc nào quá trình sản xuất của một doanh
nghiệp ban đầu cũng thể hiện tính kinh tế theo quy mô và sau đó là tính
phi kinh tế theo quy mô. Nếu một doanh nghiệp luôn luôn đối mặt với
tính kinh tế theo quy mô thì đường LAC của doanh nghiệp sẽ luôn luôn
đi xuống dưới, và khi đó, đường LMC của doanh nghiệp sẽ nằm bên dưới
đường LAC như trên Hình 4.12.
C

Hình 4.12. Mối quan hệ giữa LAC và LMC trong các trường hợp khác nhau
của tính kinh tế theo quy mô

176
Ngược lại, nếu một doanh nghiệp luôn đối mặt với tính phi kinh tế
theo quy mô thì đường LAC của doanh nghiệp sẽ luôn đi lên và đường
LMC khi đó sẽ nằm trên đường LAC. Trong trường hợp tính kinh tế
không đổi theo quy mô thì đường LAC sẽ là một đường nằm ngang song
song với trục hoành và đường LMC trùng đúng với đường LAC.
4.2.3.3. Mối quan hệ giữa chi phí bình quân dài hạn và chi phí
bình quân ngắn hạn
Như đã đề cập ở trên, chi phí trong dài hạn thực chất được hình thành
từ chi phí trong ngắn hạn thấp nhất tương ứng với từng mức sản lượng. Vậy,
giữa chi phí bình quân dài hạn và bình quân ngắn hạn có mối quan hệ như
thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, ta cùng nghiên cứu tình huống sau:
Giả sử một doanh nghiệp đang tiến hành xây dựng một nhà máy mới,
doanh nghiệp có ba sự lựa chọn về quy mô: Quy mô nhỏ, quy mô vừa và
quy mô lớn. Lưu ý rằng, khi doanh nghiệp còn đang lên kế hoạch xây
dựng nhà máy, có nghĩa là doanh nghiệp có thể thay đổi lựa chọn về quy
mô thì lúc đó doanh nghiệp đang đối mặt với sản xuất trong dài hạn. Còn
một khi doanh nghiệp đã lựa chọn một quy mô nào đó và tiến hành xây
dựng nhà máy thì khi đó doanh nghiệp không thể thay đổi được quy mô
nữa và doanh nghiệp đối mặt với sản xuất trong ngắn hạn. Chính vì vậy,
các đường chi phí bình quân ứng với ba quy mô nhỏ, vừa và lớn ta có thể
coi là các đường chi phí bình quân trong ngắn hạn tương ứng là ATC1,
ATC2 và ATC3.

Hình 4.13. Lựa chọn quy mô nhà máy trong dài hạn

177
Việc doanh nghiệp lựa chọn quy mô nhà máy nào phụ thuộc vào
việc doanh nghiệp dự kiến sản xuất bao nhiêu sản phẩm. Ví dụ, trên Hình
4.13, nếu doanh nghiệp dự kiến sản xuất ở mức sản lượng Q1, doanh
nghiệp sẽ lựa chọn xây dựng nhà máy quy mô nhỏ, vì đây là quy mô có
chi phí thấp nhất để sản xuất ra mức sản lượng Q1. Còn nếu doanh nghiệp
dự kiến sản xuất ở mức sản lượng Q2, thì doanh nghiệp sẽ chọn xây dựng
nhà máy quy mô vừa.
Như vậy, doanh nghiệp sẽ luôn lựa chọn quy mô nhà máy có mức
chi phí sản xuất thấp nhất tương ứng với từng mức sản lượng. Khi được
lựa chọn với ba quy mô nhà máy, đường chi phí bình quân trong dài hạn
của doanh nghiệp sẽ là phần đường hình thành kết hợp từ các phần không
bị gạch trên ba đường ATC1, ATC2 và ATC3 (xem Hình 4.13).
Nếu số quy mô nhà máy của doanh nghiệp được chọn lớn hơn,
đường chi phí bình quân dài hạn của doanh nghiệp sẽ bớt gấp khúc hơn.
Trong trường hợp doanh nghiệp có thể chọn lựa bất kỳ quy mô nhà máy
nào, đường LAC của doanh nghiệp sẽ trở nên mịn, phẳng và là đường
bao phía dưới của các đường chi phí bình quân trong ngắn hạn (xem
Hình 4.14). Đường LAC này có dạng hình chữ U, thoải hơn các đường
chi phí bình quân trong ngắn hạn.

Hình 4.14. Đường LAC là đường bao của các đường ATC

178
Một điểm dường như đáng ngạc nhiên, đó là đường chi phí bình
quân dài hạn không nhất thiết phải đi qua tất cả các điểm cực tiểu của các
đường chi phí bình quân trong ngắn hạn. Chỉ trong duy nhất trường hợp
quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn thể hiện tính kinh tế không đổi
theo quy mô thì khi đó đường LAC mới đi qua tất cả các điểm cực tiểu
của các đường ATC và lúc này đường LAC là một đường thẳng song
song với trục hoành.
Chú ý rằng, đường chi phí cận biên dài hạn không phải là đường bao
của các đường chi phí cận biên trong ngắn hạn vì chi phí cận biên ngắn
hạn áp dụng cho một quy mô nhà máy, trong khi đó chi phí cận biên dài
hạn áp dụng cho những quy mô nhà máy mà doanh nghiệp có thể lựa
chọn. Mối quan hệ giữa chi phí bình quân, chi phí cận biên trong ngắn
hạn và dài hạn được minh họa chi tiết trên Hình 4.15.

Hình 4.15. Mối quan hệ giữa các đường chi phí trong ngắn hạn và dài hạn

4.2.3.4. Đường đồng phí


Đường đồng phí cho biết các tập hợp đầu vào mà doanh nghiệp có
thể mua hay thuê với một lượng chi phí nhất định và giá cả của đầu vào
là biết trước.
Nếu một doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao
động với giá thuê vốn và giá thuê lao động lần lượt được ký hiệu là r và

179
w, doanh nghiệp có một mức chi phí nhất định là C (hoặc TC), khi đó ta
có phương trình đường đồng phí của doanh nghiệp như sau:
C = w.L + r.K

Hình 4.16. Đường đồng phí

Đường đồng phí được ký hiệu là C, với hai điểm cắt trục hoành và
trục tung lần lượt có tọa độ là (C/w, 0) và (0, C/r). Mỗi điểm trên đường
đồng phí phản ánh một tập hợp đầu vào có mức chi phí cố định.
Đường đồng phí có thể được viết là: K = C/r - (w/r).L, do vậy, độ
dốc của đường đồng phí bằng -w/r. Giá trị độ dốc này phản ánh một đơn
vị lao động có thể thay thế được cho bao nhiêu đơn vị vốn để tổng chi
phí là không đổi.
Khi giá của các yếu tố đầu vào và mức chi phí thay đổi sẽ làm cho
đường đồng phí thay đổi tương tự như đường ngân sách trong Chương 3 -
Lý thuyết hành vi người tiêu dùng mà ta đã nghiên cứu.

4.3. LỰA CHỌN ĐẦU VÀO TỐI ƯU


Khi nghiên cứu về quá trình sản xuất của các doanh nghiệp, các nhà
kinh tế học đã giả định rằng các doanh nghiệp đều đạt hiệu quả về mặt kỹ
thuật, tức là tương ứng với các tập hợp đầu vào khác nhau, các doanh
nghiệp đều tạo ra được số lượng sản phẩm đầu ra là tối đa. Tuy nhiên, đạt
hiệu quả về mặt kỹ thuật không đồng nghĩa với đạt hiệu quả về mặt kinh

180
tế. Các doanh nghiệp đều mong muốn rằng có thể sản xuất ra sản phẩm
với mức chi phí thấp nhất hoặc với cùng một mức chi phí có thể tạo ra
được số lượng sản phẩm lớn nhất. Chúng ta sẽ sử dụng công cụ đường
đồng phí và đường đồng lượng để xây dựng nguyên tắc lựa chọn đầu vào
tối ưu cho các doanh nghiệp.

4.3.1. Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản
xuất một mức sản lượng nhất định
Ta nghiên cứu một tình huống sau. Giả sử một doanh nghiệp chỉ sử
dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Giá của vốn và lao động lần
lượt là r và w đã biết trước. Nếu doanh nghiệp muốn sản xuất ra một mức
sản lượng Q0 (Hình 4.17) thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn tập hợp đầu vào
như thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi này, ta sẽ sử dụng đồ thị đường đồng phí và
đường đồng lượng. Chúng ta biết rằng, để sản xuất ra mức sản lượng Q0
thì doanh nghiệp sẽ chọn bất kỳ một tập hợp đầu vào nào nằm trên đường
đồng lượng Q0. Vấn đề là có vô số tập hợp đầu vào có thể sản xuất ra
mức sản lượng Q0, vậy doanh nghiệp phải chọn tập hợp đầu vào nào?

Hình 4.17. Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí

Do giá của hai yếu tố đầu vào lao động và vốn là đã biết, cho nên
chúng ta sẽ xác định được độ dốc của đường đồng phí (bằng -w/r). Khi

181
đó tùy thuộc vào mức chi phí, ta sẽ xác định được đường đồng phí. Và
nhớ một đặc điểm của đường đồng phí rất cần thiết để ta phân tích trong
trường hợp này, đó là đường đồng phí càng gần gốc tọa độ thì có mức chi
phí càng thấp và ngược lại.
Nguyên tắc để giải quyết bài toán này là chúng ta phải lựa chọn tập
hợp đầu vào tối ưu sao cho tập hợp đó phải nằm trên đường đồng lượng
Q0 (để sản xuất ra được mức sản lượng Q0) và nằm trên đường đồng phí
càng gần gốc tọa độ càng tốt (để có mức chi phí là thấp nhất).
Trên Hình 4.17, rất dễ dàng nhận thấy tập hợp đầu vào thỏa mãn
đồng thời cả hai điều kiện trên là tập hợp E. Lý do là E nằm trên đường
đồng lượng Q0 và nằm trên đường đồng phí C2 gần gốc tọa độ nhất có thể.
Nếu dịch chuyển đường đồng phí C2 vào gần gốc tọa độ hơn một chút thì
sẽ không có một tập hợp đầu vào nào có thể tạo ra mức sản lượng Q0. E
chính là điểm tiếp xúc giữa đường đồng lượng Q0 và đường đồng phí C2.
Như vậy, chúng ta có thể đưa ra tập hợp đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa
chi phí chính là điểm tiếp xúc giữa đường đồng phí và đường đồng lượng.
Do là điểm tiếp xúc nên tại E, độ dốc của đường đồng phí bằng với
độ dốc đường đồng lượng. Từ đây chúng ta suy ra:
w MPL MPL MPK
  → 
r MPK w r

Đây chính là điều kiện cần để tối thiểu hóa chi phí. Ý nghĩa của điều
kiện này là, để tối thiểu hóa chi phí, các doanh nghiệp phải lựa chọn tập
hợp đầu vào sao cho số sản phẩm tạo ra trên mỗi một đơn vị chi tiêu cho
các đầu vào khác nhau phải như nhau.
Kết hợp với điều kiện đủ là tập hợp đầu vào đó phải sản xuất ra được
mức sản lượng Q0, tức là f(K,L) = Q0, ta có điều kiện cần và đủ để tối
thiểu hóa chi phí là:

 MPL MPK
 
 w r
Q0  f ( K , L)

182
4.3.2. Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng khi có
một mức chi phí nhất định
Khi lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng, vấn đề đặt ra ở
đây là để sản xuất ra mức sản lượng lớn nhất ứng với mức chi phí này,
doanh nghiệp cần lựa chọn đầu vào như thế nào? Chúng ta nghiên cứu
qua một ví dụ, giả sử một doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là
vốn và lao động. Giá của vốn và lao động lần lượt là r và w đã biết trước
và doanh nghiệp có một mức chi phí cố định C0.
Do giá của hai yếu tố đầu vào và chi phí đã biết nên chúng ta hoàn
toàn xác định được đường đồng phí C0 của doanh nghiệp (xem Hình
4.18). Vấn đề là có vô số các tập hợp đầu vào có mức chi phí xác định C0,
nhưng tập hợp đầu vào nào mới tạo ra số lượng sản phẩm lớn nhất?
Tập hợp đầu vào tối ưu trong trường hợp này là tập hợp đầu vào nằm
trên đường đồng phí C0 (để có mức chi phí C0) và phải nằm trên đường
đồng lượng xa gốc tọa độ nhất có thể (để tạo ra mức sản lượng lớn nhất).
Theo nguyên tắc này, tập hợp đầu vào đó phải là tập hợp được xác định
tại điểm tiếp xúc giữa đường đồng phí C0 và đường đồng lượng Q2, tức là
tập hợp E trên Hình 4.18.

Hình 4.18. Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng

Giống như phần trên, do E là điểm tiếp xúc giữa đường đồng phí và
đường đồng lượng nên ta rút ra điều kiện cần để tối đa hóa sản lượng sẽ

183
MPL MPK
là:  , kết hợp với điều kiện đủ là doanh nghiệp có mức chi phí
w r
cố định C0, ta có điều kiện cần và đủ như sau:

 MPL MPK
 
 w r
C  w.L  r.K

4.4. LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN


4.4.1. Khái niệm và công thức tính lợi nhuận
Lợi nhuận được ký hiệu là π. Nó là phần chênh lệch giữa doanh thu
và chi phí. Ta có công thức tính lợi nhuận như sau:
π = TR - TC
Chú ý rằng, tổng chi phí và tổng doanh thu phụ thuộc vào mức sản
lượng, do vậy lợi nhuận cũng sẽ phụ thuộc vào sản lượng, tức là:
π(Q) = TR(Q) - TC(Q)
Ngoài công thức tính lợi nhuận theo tổng doanh thu và tổng chi phí,
ta có thể tính theo giá trị bình quân:
π = TR - TC = P.Q - ATC.Q = (P-ATC).Q
Ở phần chi phí, chúng ta đã phân biệt sự khác nhau giữa chi phí kế
toán và chi phí kinh tế. Đến đây chúng ta lại phân biệt giữa lợi nhuận
kinh tế và lợi nhuận kế toán.
Lợi nhuận kế toán = Doanh thu - Chi phí kế toán
Lợi nhuận kinh tế = Doanh thu - Chi phí kinh tế
Do chi phí kinh tế lớn hơn chi phí kế toán nên lợi nhuận kinh tế nhỏ
hơn lợi nhuận kế toán.
Để có thể hiểu rõ sự khác biệt giữa chi phí kinh tế và chi phí kế toán,
lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán, chúng ta có thể xem hình 4.19
dưới đây:

184
Lợi nhuận kinh tế Lợi nhuận
kế toán

Tổng doanh thu


Chi phí ẩn
Chi phí kinh tế

Chi phí hiện Chi phí kế toán

Hình 4.19. Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán

Tiếp tục với ví dụ từ phần 4.2.1. Nếu doanh thu một năm của cửa
hàng của bạn là 300 triệu thì:
Lợi nhuận kế toán = 300 triệu - 170 triệu = 130 triệu
Tuy nhiên, nếu xét đến lợi nhuận kinh tế thì bạn có mức lợi nhuận là:
Lợi nhuận kinh tế = 300 triệu - 332 triệu = -32 triệu
Nếu nhìn dưới góc độ kế toán, bạn có mức lãi/năm không hề nhỏ,
nhưng dưới góc độ kinh tế thì bạn lại thua lỗ. Vậy lợi nhuận kinh tế âm ở
đây thể hiện điều gì? Nó cho biết rằng, về mặt kinh tế, phương án mà bạn
chọn chưa mang lại lợi ích lớn nhất cho bạn. Hãy tưởng tượng rằng, nếu
bạn không bắt tay vào việc tự kinh doanh, bạn sẽ vẫn đi làm và nhận
được mức lương 72 triệu, bạn sẽ vẫn nhận được tiền cho thuê nhà là 60
triệu và bạn vẫn còn số tiền tiết kiệm giúp bạn nhận được 30 triệu mỗi
năm. Như vậy, tổng số tiền mà bạn nhận được lên tới 162 triệu lớn hơn
so với số tiền lãi bạn nhận được từ việc tự mở cửa hàng kinh doanh.
Trong trường hợp lợi nhuận kinh tế dương, nó phản ánh rằng
phương án kinh doanh mà bạn chọn đã mang lại lợi nhuận cao nhất. Còn
nếu lợi nhuận kinh tế bằng 0 thì lại phản ánh rằng phương án kinh doanh
mà bạn chọn cũng mang lại lợi ích giống như phương án kinh doanh tốt
nhất mà bạn đã bỏ qua. Mở rộng ra, đối với một ngành, nếu lợi nhuận

185
kinh tế của ngành dương thì ngành đó đạt được mức lợi nhuận lớn hơn
lợi nhuận thông thường, còn nếu lợi nhuận kinh tế của ngành âm thì có
nghĩa là lợi nhuận của ngành đang thấp hơn với mức lợi nhuận thông
thường. Khi lợi nhuận kinh tế của một ngành bằng 0 thì điều đó nói lên
rằng ngành này đạt mức lợi nhuận bằng với lợi nhuận thông thường.

4.4.2. Ý nghĩa của lợi nhuận


Dưới góc độ của từng doanh nghiệp, lợi nhuận thường được xem
như mục tiêu kinh tế cao nhất của các doanh nghiệp. Tất nhiên trong thực
tế, ở một số trường hợp, các doanh nghiệp có thể chỉ quan tâm đến doanh
thu, quy mô sản xuất hay muốn giảm thiểu rủi ro. Nhưng xét cho cùng,
tất cả những mối quan tâm này thực chất đều hướng đến mục tiêu lợi
nhuận trong dài hạn. Chính vì thế, việc giả định là các doanh nghiệp
hướng tới mục tiêu lợi nhuận vẫn là một giả định hợp lý.
Dưới góc độ nền kinh tế, lợi nhuận kinh tế cũng có ý nghĩa hết sức
quan trọng. Một ngành có mức lợi nhuận lớn hơn mức lợi nhuận trung
bình sẽ khiến cho các doanh nghiệp mới tìm cách gia nhập vào ngành để
cũng đạt được lợi nhuận cao. Ngược lại, trong dài hạn, nếu một ngành có
mức lợi nhuận thấp hơn so với mức trung bình lại khiến các doanh
nghiệp trong ngành tìm cách rút lui khỏi ngành đó để chuyển sang những
ngành khác có mức lợi nhuận cao hơn. Như vậy, lợi nhuận kinh tế chính
là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phân bổ
nguồn lực khan hiếm trong nền kinh tế. Lợi nhuận kinh tế dương còn
được xem như phần thưởng cho sự đổi mới và hiệu quả, ngược lại, lợi
nhuận kinh tế âm lại như một hình thức phạt cho sự trì trệ và không hiệu
quả. Lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng tạo động lực cho sự đổi mới và sản
xuất hiệu quả và trong phân phối nguồn lực khan hiếm.

4.4.3. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận


Như đã nói ở trên, giả định tối đa hóa lợi nhuận thường được sử
dụng trong kinh tế vi mô vì nó giúp dự đoán được hành vi của các
doanh nghiệp một cách chính xác và tránh những phức tạp không cần

186
thiết trong phân tích kinh tế. Để có thể đưa ra được điều kiện tối đa
hóa lợi nhuận, ta cần làm quen với một khái niệm mới, đó là doanh
thu cận biên (MR).
Doanh thu cận biên là sự thay đổi trong tổng doanh thu khi doanh
nghiệp bán thêm một đơn vị hàng hóa. Doanh thu cận biên cũng chính là
đạo hàm bậc nhất của hàm tổng doanh thu theo biến sản lượng (Q).
TR
MR =  TR'(Q )
Q

Về mặt hình học, doanh thu cận biên chính là độ dốc của đường tổng
doanh thu.
Doanh thu cận biên phản ánh mức doanh thu tăng thêm của riêng
đơn vị sản phẩm bán ra. Nó khác với giá bán của hàng hóa (P) và chỉ tiêu
doanh thu bình quân (AR).
Doanh thu bình quân (AR) chính là mức doanh thu tính bình quân
cho một đơn vị sản phẩm bán ra.
TR P.Q
AR =  P
Q Q

Như vậy, giá bán sản phẩm phản ánh mức doanh thu bình quân khi
bán một đơn vị sản phẩm và có tính chất cào bằng các đơn vị sản phẩm,
trong khi đó, doanh thu cận biên lại phản ánh doanh thu của riêng từng
đơn vị sản phẩm.
Trong trường hợp số lượng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp
không phụ thuộc vào giá bán, hay nói cách khác, ngay cả khi doanh
nghiệp gia tăng sản lượng, doanh nghiệp vẫn có thể bán với mức giá
không đổi. Khi đó, doanh thu tăng thêm do bán thêm một đơn vị sản
phẩm (MR) sẽ luôn luôn bằng với giá. Tức là MR = P.
Ngược lại, nếu số lượng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp thay đổi
phụ thuộc vào giá bán thì doanh thu cận biên sẽ luôn nhỏ hơn giá bán,

187
ngoại trừ tại mức sản lượng đầu tiên. Điều này được thể hiện trên Hình
4.20 là đường doanh thu cận biên luôn nằm dưới đường cầu, trừ điểm
đầu tiên.
Ta xét trường hợp tổng quát, nếu một doanh nghiệp có đường cầu
với phương trình: P = a - bQ, khi đó tổng doanh thu của doanh nghiệp
TR = P.Q = aQ - bQ2 → MR = a - 2bQ.

Hình 4.20. Mối quan hệ giữa doanh thu cận biên


và giá khi đường cầu dốc xuống

Biểu diễn đường cầu và đường MR lên cùng một đồ thị (Hình 4.20)
ta thấy đường doanh thu cận biên luôn nằm dưới đường cầu trừ duy nhất
điểm đầu tiên.
Như đã phân tích ở trên, các nhà kinh tế học luôn giả định các doanh
nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Muốn vậy, các doanh
nghiệp cần phải lựa chọn mức sản lượng như thế nào?
Về mặt toán học, muốn lợi nhuận lớn nhất thì đạo hàm bậc nhất của
hàm lợi nhuận theo biến sản lượng Q phải bằng 0 (với giả định là đạo
hàm bậc hai mang dấu âm).
Để πmax thì π’(Q) = 0, hay (TR - TC)’(Q) = 0, suy ra: TR’(Q) - TC’(Q) = 0
hay MR = MC.

188
Như vậy, để tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn
mức sản lượng tối ưu Q* mà tại đó doanh thu cận biên bằng với chi
phí cận biên.
Ta cũng có thể chứng minh nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận trên đồ
thị. Trên Hình 4.21, đường chi phí cận biên MC có dạng chữ U, đường
MR là một đường có độ dốc âm, dốc xuống dưới về phía phải. Hai đường
này cắt nhau tại E, ứng với mức sản lượng Q*, có MR = MC. Chúng ta
cần chứng minh được lợi nhuận của doanh nghiệp khi sản xuất ở mức sản
lượng Q* sẽ là mức lợi nhuận lớn nhất.

Hình 4.21. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp

Giả sử rằng doanh nghiệp không lựa chọn sản lượng ở Q* mà chọn
mức sản lượng bất kỳ nhỏ hơn Q*, ví dụ như Q1. Ở mức sản lượng này
có MR > MC, điều đó có nghĩa là nếu sản xuất và bán thêm một đơn vị
sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được tăng lên do doanh thu
tăng lên (MR) lớn chi phí phải bỏ thêm (MC). Trong trường hợp này, nếu
bán thêm được sản phẩm thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng. Nhưng,
do doanh nghiệp chỉ sản xuất ở Q1 cho nên doanh nghiệp đã không thu
được phần lợi nhuận tăng thêm là S1 nếu như doanh nghiệp lựa chọn sản
lượng ở Q*.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp lại chọn một mức sản lượng nào đó lớn
hơn Q* như mức sản lượng Q2 trên đồ thị. Ở mức sản lượng này, do chi

189
phí tăng thêm (MC) lớn hơn so với doanh thu tăng thêm (MR) nên nếu
sản xuất và bán thêm sản phẩm sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp bị
giảm xuống. Nếu doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng Q2, điều này sẽ
làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp một lượng bằng diện tích S2 so với
khi doanh nghiệp chỉ sản xuất ở mức sản lượng Q*.
Như vậy, với hai mức sản lượng bất kỳ lớn hơn Q* và nhỏ hơn Q*,
ta đều đã chứng minh được khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp thấp hơn
khi doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng Q*, do vậy, mức sản lượng
Q*, là mức sản lượng thỏa mãn điều kiện MR = MC thì lợi nhuận của
doanh nghiệp sẽ đạt lớn nhất.
Một lưu ý là điều kiện: MR = MC chỉ được coi là điều kiện cần để
tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là mức sản lượng để doanh nghiệp
thu được lợi nhuận lớn nhất chắc chắn phải thỏa mãn điều kiện: MR = MC,
nhưng điều ngược lại thì chưa chắc đã đúng. Có thể hiểu rõ điều này khi
chúng ta nghiên cứu trường hợp một doanh nghiệp được thể hiện trên
Hình 4.22.

Hình 4.22. Hai mức sản lượng thỏa mãn điều kiện MR = MC

Do đường MC là một đường hình chữ U nên đường MR và MC có


thể cắt nhau tại hai điểm (điểm A và điểm E trên Hình 4.22). Như vậy, ở
cả hai điểm cắt nhau này đều thỏa mãn điều kiện MR = MC. Tuy nhiên,

190
chỉ có ở mức sản lượng Q* thì doanh nghiệp mới tối đa hóa lợi nhuận,
còn ở mức sản lượng Q1 thì không.

TÓM LƯỢC CUỐI CHƯƠNG


Để sản xuất, các doanh nghiệp phải sử dụng một tập hợp các đầu
vào để sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ đầu ra. Hàm sản xuất của doanh
nghiệp cho biết lượng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp có thể sản xuất ra
tương ứng với các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào tương ứng
với một trình độ công nghệ nhất định. Trong ngắn hạn, ít nhất một đầu
vào của doanh nghiệp là không thay đổi, còn trong dài hạn, tất cả các yếu
tố đầu vào của doanh nghiệp đều có thể thay đổi. Quá trình sản xuất
trong ngắn hạn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của Quy luật sản phẩm
cận biên giảm dần (hay còn gọi là Quy luật hiệu suất sử dụng các yếu tố
đầu vào có xu hướng giảm dần). Để minh họa cho khả năng sản xuất
trong dài hạn của doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng đồ thị đường
đồng lượng.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm tất cả những phí tổn mà
các doanh nghiệp phải gánh chịu để tiến hành sản xuất kinh doanh trong
một giai đoạn nhất định. Cần phân biệt sự khác nhau giữa chi phí kinh tế
và chi phí kế toán. Trong ngắn hạn, một số chi phí của doanh nghiệp là
cố định, không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Ngoài ra, cũng có những
chi phí khác - chi phí biến đổi - thay đổi khi sản lượng sản xuất ra thay
đổi. Chi phí cận biên là sự thay đổi trong tổng chi phí khi sản lượng sản
xuất thay đổi một đơn vị.
Trong ngắn hạn, đường chi phí cận biên có dạng chữ U do chịu tác
động của quy luật sản xuất cận biên giảm dần. Các đường chi phí biến
đổi bình quân và tổng chi phí bình quân cũng có dạng chữ U, và có một
quan hệ chặt chẽ với đường chi phí cận biên. Trong dài hạn, tất cả các
chi phí của doanh nghiệp đều là chi phí biến đổi. Chi phí trong dài hạn
phản ánh mức chi phí ngắn hạn thấp nhất tương ứng với từng mức sản
lượng. Đường chi phí bình quân dài hạn được hình thành từ đường bao

191
của các đường chi phí bình quân trong ngắn hạn. Hình dáng của đường
chi phí bình quân dài hạn chịu ảnh hưởng của tính kinh tế theo quy mô.
Trong dài hạn, do có thể linh hoạt thay đổi tất cả các yếu tố đầu vào
nên các doanh nghiệp tìm cách tối đa hóa sản lượng tương ứng với một
tập hợp đầu vào nhất định hoặc tối thiểu hóa chi phí để sản xuất được
một lượng sản phẩm đầu ra nhất định. Để đạt được mục tiêu này, các
doanh nghiệp phải lựa chọn tập hợp đầu vào thỏa mãn điều kiện:
MPL MPK
 . Hoặc nếu thể hiện trên đồ thị, tập hợp đầu vào đó phải
w r
được xác định là điểm tiếp xúc giữa đường đồng phí và đường đồng
lượng.
Lợi nhuận là mục tiêu cao nhất của các doanh nghiệp. Để đạt được
mục tiêu này, các doanh nghiệp phải lựa chọn sản lượng sản xuất sao cho
doanh thu cận biên (MR) phải bằng với chi phí cận biên (MC). Tuy
nhiên, lưu ý rằng, đây chỉ là điều kiện cần để các doanh nghiệp tối đa hóa
lợi nhuận.

CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 4

Tiếng Việt Tiếng Anh


Chi phí ẩn Implicit Cost
Chi phí biến đổi (TVC) Variable Cost
Chi phí cận biên (MC) Marginal Cost
Chi phí cố định (TFC) Fixed Cost
Chi phí cơ hội Opportunity Cost
Chi phí hiện Explicit Cost
Dài hạn Long - Run
Hàm sản xuất Production Function
Hiệu suất không đổi theo quy mô Constant Returns to Scale
Hiệu suất tăng theo quy mô Increasing Returns to Scale
Lợi nhuận kế toán Accounting Profit

192
Tiếng Việt Tiếng Anh
Lợi nhuận kinh tế Economic Profit
Lợi nhuận thông thường Normal Profit
Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận Profit Maximizing Output
Sản phẩm bình quân (AP) Average Product
Sản phẩm cận biên (MP) Marginal Product
Quy luật năng suất cận biên giảm dần The Law of Diminishing Returns
Hiệu suất giảm theo quy mô Decreasing Returns to Scale
Ngắn hạn Short - Run
Tổng chi phí (TC) Total Cost
Tổng doanh thu (TR) Total Revenue
Tối đa hóa lợi nhuận Profit Maximization
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS) Marginal Rate of Technical Substitution

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN


1. Sản xuất là gì? Nêu khái niệm sản xuất và cho một số ví dụ minh
họa về các dạng hàm sản xuất?
2. Phát biểu quy luật sản phẩm cận biên giảm dần? Giải thích quy
luật và nêu ý nghĩa của nó?
3. Phân tích và vẽ đồ thị mối quan hệ giữa sản phẩm bình quân và
sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào biến đổi trong sản xuất
ngắn hạn?
4. Phân biệt chi phí hiện, chi phí ẩn, chi phí cơ hội, chi phí kế toán
và chi phí kinh tế? Cho ví dụ minh họa?
5. Nêu khái niệm, công thức tính và minh họa trên đồ thị các chi phí
TC, TVC, TFC, ATC, AVC, AFC và MC?
6. Tại sao các đường tổng chi phí bình quân, chi phí biến đổi bình
quân và chi phí cận biên lại có dạng hình chữ U? Phân tích và giải thích

193
mối quan hệ giữa chi phí cận biên với tổng chi phí bình quân và chi phí
biến đổi bình quân trong ngắn hạn?
7. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí bình quân ngắn hạn và chi phí
bình quân dài hạn?
8. Thế nào là đường đồng lượng và đường đồng phí? Vẽ đồ thị và
xác định độ dốc của mỗi đường? Hãy xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận
biên và nêu ý nghĩa của nó?
9. Phân tích sự lựa chọn các đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí
khi sản xuất một mức sản lượng nhất định của một doanh nghiệp?
10. Phân tích sự lựa chọn các đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng
của một doanh nghiệp khi sử dụng một mức chi phí nhất định?
11. Phân tích khái niệm lợi nhuận và nêu ý nghĩa của nó? Chỉ ra
công thức tính lợi nhuận?
12. Nêu và chứng minh điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của một
doanh nghiệp bất kì?

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI


1. Quy luật hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào có xu hướng giảm
dần phát biểu rằng, trong dài hạn, nếu doanh nghiệp tăng tất cả các yếu tố
đầu vào với cùng một tỷ lệ thì sản phẩm cận biên sẽ giảm dần.
2. Một doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn (K) và
MPL MPK
lao động (L) thì điều kiện:  chỉ là điều kiện cần chứ không
w r
phải điều kiện đủ để tối đa hóa lợi nhuận khi sử dụng đầu vào (trong đó
w và r tương ứng là giá của đầu vào lao động và vốn).
3. Một doanh nghiệp sử dụng vốn và lao động để sản xuất ra một
lượng đầu ra nhất định. Nếu giá của vốn giảm sẽ làm tăng số lượng lao
động được sử dụng để sản xuất ra cùng lượng đầu ra như cũ.

194
4. Nếu chi phí cận biên tăng thì chi phí bình quân cũng tăng khi gia
tăng sản lượng.
5. Khi chi phí bình quân giảm thì đường chi phí cận biên nằm dưới
đường chi phí bình quân.
6. Chi phí cố định tăng theo sự gia tăng của mức sản lượng đầu ra.
7. Đường chi phí cố định bình quân luôn có độ dốc âm.
8. Trong ngắn hạn, mọi yếu tố đầu vào đều cố định, ngược lại, trong
dài hạn, chỉ có một số yếu tố đầu vào cố định.
9. Với sự cải tiến về công nghệ, đường tổng sản phẩm sẽ dịch
chuyển lên trên, và do đó đường tổng chi phí trong ngắn hạn cũng sẽ dịch
chuyển lên trên.
10. Đường chi phí cận biên cắt đường chi phí bình quân tại điểm cực
tiểu của đường chi phí bình quân.
11. Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần đề cập đến sự giảm đi
trong chi phí bình quân dài hạn khi gia tăng sản lượng sản xuất ra.
12. Trong ngắn hạn, nếu doanh nghiệp không sản xuất bất cứ đơn vị
sản phẩm nào thì tổng chi phí của doanh nghiệp sẽ bằng 0.
13. Khi đường đồng lượng là một đường thẳng thì các yếu tố đầu
vào là thay thế hoàn hảo cho nhau.
14. Đường chi phí bình quân dài hạn chính là đường bao của các
đường chi phí bình quân ngắn hạn.
15. Khi quy luật hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào có xu hướng
giảm dần tác động đến quá trình sản xuất thì sản phẩm trung bình của
yếu tố đầu vào bắt đầu giảm.
16. Khi độ dốc của đường tổng sản phẩm giảm dần thì sản phẩm cận
biên của yếu tố đầu vào bắt đầu giảm.
17. Hiệu suất kinh tế giảm theo quy mô xảy ra khi doanh nghiệp
tăng tất cả các yếu tố đầu vào lên cùng một tỷ lệ nhưng tốc độ tăng của
yếu tố đầu vào tăng nhanh hơn tốc độ tăng của sản phẩm đầu ra.

195
18. Sự thay đổi giá của các yếu tố đầu vào luôn làm cho độ dốc của
đường đồng phí thay đổi.
19. Đường đồng lượng hình chữ L thể hiện một quá trình sản xuất
mà trong đó các yếu tố đầu vào là thay thế hoàn hảo cho nhau.
20. Đường tổng chi phí bình quân có thể được hình thành bằng cách
cộng theo chiều dọc hai đường chi phí biến đổi bình quân và chi phí cố
định bình quân.
21. Khi chi phí biến đổi bình quân đạt giá trị cực tiểu thì tổng chi
phí bình quân cũng đạt giá trị cực tiểu.
22. Đường chi phí bình quân dài hạn luôn đi qua tất cả các điểm cực
tiểu của các đường chi phí bình quân ngắn hạn.
23. Một doanh nghiệp có lợi nhuận kế toán dương chưa chắc đã có
lợi nhuận kinh tế dương.
24. Ở mọi mức sản lượng, chi phí trung bình không bao giờ thấp
hơn chi phí cận biên.
25. Doanh thu cận biên không bao giờ vượt quá giá bán sản phẩm.
26. Do phải bù đắp cho chi phí cố định nên một doanh nghiệp có chi
phí cố định cao hơn sẽ phải sản xuất ở mức sản lượng lớn hơn so với một
doanh nghiệp có chi phí cố định thấp hơn (giả sử các chi phí khác của hai
doanh nghiệp là như nhau).
27. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của lao động cho vốn được tính
dọc theo đường đồng phí.
28. Do quy luật sản phẩm cận biên giảm dần tác động nên đường chi
phí cận biên trong ngắn hạn có dạng hình chữ U.
29. Độ dốc của đường đồng lượng bằng tỷ lệ giá giữa hai yếu tố
đầu vào.
30. Khoảng cách theo chiều dọc giữa hai đường tổng chi phí và tổng
chi phí biến đổi chính là tổng chi phí cố định.

196
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài số 1:
Giả sử trong ngắn hạn, doanh nghiệp sử dụng đầu vào vốn K cố định,
đầu vào biến đổi là lượng lao động L. Doanh nghiệp tăng lượng lao động
lên từ 1 đến 9, khi đó sản lượng doanh nghiệp tạo ra tương ứng được cho
bởi bảng số liệu sau:

L 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Q 150 270 360 430 480 520 540 540 450

a. Hãy tính sản phẩm trung bình của lao động và sản phẩm cận biên
của lao động?
b. Hãy giải thích vì sao khi lượng lao động vượt quá 8 đơn vị thì
tổng sản lượng có xu hướng giảm dần. Sản phẩm cận biên của lao động
bằng bao nhiêu thì sản lượng đạt giá trị lớn nhất.
Bài số 2:
Viết phương trình các hàm chi phí: AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và
MC, nếu biết hàm tổng chi phí: TC = 3Q3 - 6Q2 + 8Q + 144.
Bài số 3:
Xác định AVC, ATC, AFC, TVC và MC khi biết chi phí sản xuất và
sản lượng của 1 doanh nghiệp là:
Q 0 1 2 3 4 5 6 7

TC 70 120 190 290 420 570 740 930

Bài số 4:
Một doanh nghiệp có hàm sản xuất là Q = 0,5K.L. Doanh nghiệp sử
dụng hai đầu vào là vốn K và lao động L. Giá của các đầu vào tương ứng
là r = 8 USD/1đơn vị vốn; w = 2 USD/1 đơn vị lao động.

197
a. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của lao động cho vốn là bao
nhiêu? Tỷ lệ này tại điểm cơ cấu đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí là
bao nhiêu?
b. Để sản xuất ra một mức sản lượng Q0 = 5000 sản phẩm, doanh
nghiệp sẽ chọn cơ cấu đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí như thế
nào? Khi đó chi phí sản xuất là bao nhiêu?
c. Với chi phí sản xuất là C0 = 1200 USD, doanh nghiệp sẽ lựa chọn
cơ cấu đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng như thế nào? Sản lượng lớn
nhất là bao nhiêu?
d. Cũng hỏi như câu c) nhưng bây giờ giá của lao động tăng lên gấp
đôi (các yếu tố khác không thay đổi). Cho nhận xét về kết quả tính được?
Bài số 5:
Một doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao
động. Giá thuê một đầu vào vốn là r = 400 USD và giá thuê một đầu
vào lao động là w = 100 USD. Hàm sản xuất của doanh nghiệp có dạng:
Q = 10 K .L (với K thể hiện cho số lượng vốn và L thể hiện cho số
lượng lao động).
a. Tính sản phẩm cận biên của vốn và lao động? Tỷ lệ thay thế kỹ
thuật cận biên của lao động cho vốn bằng bao nhiêu?
b. Giả sử doanh nghiệp đang sản xuất trong ngắn hạn với số vốn cố
định K = 16. Để sản xuất ra 100 sản phẩm, doanh nghiệp cần sử dụng
bao nhiêu lao động và tốn bao nhiêu chi phí?
c. Xây dựng hàm chi phí cố định, chi phí biến đổi, tổng chi phí và
chi phí cận biên của doanh nghiệp trong trường hợp sản xuất trong ngắn hạn
với số vốn cố định K = 16 (các hàm chi phí này đều là hàm theo biến Q)?
d. Nếu bây giờ là sản xuất trong dài hạn với cả vốn và lao động đều
có thể thay đổi, để sản xuất ra 100 sản phẩm, doanh nghiệp sẽ sử dụng cơ
cấu đầu vào như thế nào để tối thiểu hóa chi phí? Tổng chi phí của doanh
nghiệp là bao nhiêu?

198
Bài số 6:
Giả sử một doanh nghiệp sản xuất trong ngắn hạn có hàm tổng chi
phí là:
TC = aQ3 - bQ2 + cQ + d (a, b, c, d > 0)
a. Nếu doanh nghiệp bị đánh thuế một khoản không đổi là T, hãy
phân tích tác động của thuế đến tổng chi phí, chi phí cận biên và các chi
phí bình quân của doanh nghiệp?
b. Nếu doanh nghiệp bị đánh thuế là t trên mỗi đơn vị sản phẩm, điều
này tác động đến tổng chi phí, chi phí cận biên và các chi phí bình quân
của doanh nghiệp như thế nào?

199
200
Chương 5
CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG

Một cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi số lượng người mua hay
người bán tham gia trên thị trường và mối quan hệ tương tác lẫn nhau.
Cấu trúc thị trường đầy đủ bao gồm thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị
trường cạnh tranh độc quyền, thị trường độc quyền nhóm và thị trường
độc quyền thuần túy.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có khả năng mang lại lợi ích lớn
nhất cho cộng đồng, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt bởi trong đó có rất
nhiều người mua, người bán và họ không đủ lớn để ảnh hưởng đến giá cả
của sản phẩm. Sản phẩm là đồng nhất, nguồn tài nguyên có khả năng di
động hoàn hảo và các tổ chức kinh tế có kiến thức tốt về điều kiện thị
trường. Tất cả các doanh nghiệp ngoại trừ các doanh nghiệp chấp nhận
giá - Doanh nghiệp độc quyền, doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền và
doanh nghiệp độc quyền nhóm - đều có sức mạnh thị trường. Sức mạnh
thị trường là khả năng của các “doanh nghiệp định giá” có thể tăng giá
mà không bị mất đi tất cả doanh thu. Khác với doanh nghiệp chấp nhận
giá, các “doanh nghiệp định giá” không bán các hàng hóa được tiêu
chuẩn hóa trên thị trường cùng với nhiều doanh nghiệp khác bán những
sản phẩm gần giống nhau và như vậy các “doanh nghiệp định giá” không
gặp phải đường cầu hoàn toàn co dãn (đường cầu nằm ngang). Bởi vì,
sản phẩm của họ có phần nào khác biệt so với sản phẩm của các doanh
nghiệp cạnh tranh, hoặc có lẽ bởi vì khu vực địa lý này chỉ có một (hoặc
một vài) người bán, nên các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường có
đường cầu dốc xuống của các sản phẩm mà họ bán.
Khi các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường tăng giá, mặc dù
doanh thu sẽ không giảm xuống bằng không nhưng đương nhiên doanh
thu cũng sẽ giảm do tuân theo “Luật cầu”. Ảnh hưởng của việc doanh
nghiệp thay đổi giá bán đối với doanh thu phụ thuộc phần lớn vào sức

201
mạnh thị trường lớn như thế nào, sức mạnh này khác nhau rất nhiều giữa
các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường được sắp
xếp theo phạm vi từ độc quyền, với sự tự do đặt giá, tới các doanh nghiệp
phải đối mặt với sự cạnh tranh và chỉ có ít sức mạnh thị trường. Trong
các thị trường độc quyền nhóm, một doanh nghiệp với thị phần lớn có thể
chỉ có ít sức mạnh thị trường nếu các doanh nghiệp đối thủ lớn khác
quyết định không theo đuổi sự tăng giá của doanh nghiệp.

5.1. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO


5.1.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và các đặc trưng
5.1.1.1. Khái niệm thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Khi nghe tới thuật ngữ cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh kinh tế,
chúng ta sẽ có sự liên hệ thực tế và cho rằng: Trong cạnh tranh kinh tế sự
ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ,
người tiêu dùng, thương nhân) nhằm giành lấy những vị thế trong sản
xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ để thu được nhiều lợi ích
nhất cho mình với các hình thức mà chúng ta có thể thấy như: Cạnh tranh
về giá, cạnh tranh phi giá cả như khuyến mại, quảng cáo, dịch vụ sau
bán,...
Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với
nhau hoặc có thể xảy ra giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng khi nhà
sản xuất muốn bán hàng hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại
muốn mua được với giá thấp.
Nhưng thị trường cạnh tranh hoàn hảo mà chúng ta sẽ nghiên cứu là
thị trường, trong đó có nhiều người mua và nhiều người bán và không
một người mua và người bán nào có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
Ví dụ: Thị trường các mặt hàng nông sản, phế liệu, video cho thuê, đĩa
trắng,...
Mặc dù thuật ngữ “cạnh tranh” có xuất hiện nhưng cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo khác hẳn với khái
niệm về cạnh tranh nói chung mà chúng ta thường thấy. Vì họ không

202
cạnh tranh thông qua giá và cũng không có ý định đánh bại những đối
thủ của mình thông qua doanh số. Để có thể lý giải rõ về điều này chúng
ta sẽ đi vào nghiên cứu các đặc trưng của thị trường CTHH. Qua đó,
chúng ta sẽ phân biệt rõ được thị trường CTHH và doanh nghiệp CTHH.
5.1.1.2. Đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Đặc trưng quan trọng nhất của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là mỗi
một doanh nghiệp trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo đều cư xử
như một người chấp nhận giá: Các doanh nghiệp cạnh tranh chấp nhận
mức giá thị trường của sản phẩm, mức giá được xác định bởi điểm giao
của đường cung và đường cầu đã cho. Hành vi chấp nhận giá này là dấu
hiệu của một thị trường cạnh tranh. Trong tất cả các cấu trúc thị trường
khác - độc quyền, cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm - các doanh
nghiệp có được sức mạnh đặt giá ở một mức độ nào đó. Có ba đặc trưng
xác định cạnh tranh hoàn hảo:
- Các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là những người chấp nhận
giá bởi vì mỗi một doanh nghiệp cá biệt trên thị trường là quá nhỏ so với
toàn bộ thị trường nên doanh nghiệp không thể gây ảnh hưởng đến giá thị
trường của hàng hoá hay dịch vụ doanh nghiệp sản xuất ra khi thay đổi
sản lượng của doanh nghiệp. Tất nhiên, nếu tất cả các nhà sản xuất hành
động cùng nhau, những thay đổi về số lượng chắc chắn sẽ tác động đến
giá thị trường. Nhưng nếu là cạnh tranh hoàn hảo thì mỗi nhà sản xuất là
quá nhỏ nên sự thay đổi của từng nhà sản xuất sẽ đều không quan trọng.
- Tất cả các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất một loại
hàng hoá đồng nhất hay được tiêu chuẩn hoá hoàn hảo. Sản phẩm của
một doanh nghiệp này trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo giống
với sản phẩm của mọi doanh nghiệp khác. Điều kiện này đảm bảo rằng
những người mua bàng quan với doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm họ
mua. Những sự khác biệt sản phẩm, cho dù là thực hay ảo, là không thể
xảy ra trong cạnh tranh hoàn hảo.
- Việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường cạnh tranh hoàn hảo là
không hạn chế. Không hề có những rào cản nào ngăn cản các doanh

203
nghiệp mới gia nhập thị trường, và không có điều gì ngăn cản các doanh
nghiệp đang tồn tại trên thị trường rút lui khỏi thị trường.
Mặc dù có tồn tại thuật ngữ “tính cạnh tranh”, nhưng các doanh
nghiệp cạnh tranh hoàn hảo không nhận thấy bất kỳ sự cạnh tranh nào
giữa họ; điều đó có nghĩa là, không tồn tại sự cạnh tranh trực tiếp nào
giữa các doanh nghiệp. Khái niệm cạnh tranh hoàn hảo về mặt lý thuyết
hoàn toàn trái ngược với khái niệm cạnh tranh nói chung được thừa nhận.
Bởi vì, các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản xuất
các sản phẩm giống nhau và đứng trước một mức giá do thị trường quyết
định, nên các nhà quản lý của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
không có sự khích lệ nào để “đánh bại những đối thủ của họ” bằng doanh
số vì mỗi một doanh nghiệp có thể bán mọi thứ mà doanh nghiệp muốn.
Các doanh nghiệp chấp nhận giá không thể cạnh tranh bằng bất kỳ một
loại chiến lược định giá nào.
Các thị trường không hoàn toàn đáp ứng đủ cả ba điều kiện đã được
nêu ra với cạnh tranh hoàn hảo lại thường gần giống với thị trường cạnh
tranh hoàn hảo nên các doanh nghiệp cư xử như thể họ là những nhà
cạnh tranh hoàn hảo. Các quyết định tối đa hoá lợi nhuận nên trong
chương này được áp dụng ngay cả với các doanh nghiệp không hoàn toàn
cạnh tranh hay cạnh tranh hoàn hảo.

5.1.2. Đường cầu và đường doanh thu cận biên


Doanh nghiệp CTHH không có sức mạnh thị trường, là người “chấp
nhận giá”. Doanh nghiệp không thể bán với giá cao hơn mức giá trên thị
trường và không có lý do để bán với mức giá thấp hơn mức giá thị
trường. Nếu doanh nghiệp bán với giá cao hơn sẽ không ai mua sản phẩm
của doanh nghiệp, vì sản phẩm của các doanh nghiệp khác cũng giống
hệt và người tiêu dùng sẽ mua của doanh nghiệp khác. Khi doanh nghiệp
bán giá thấp hơn thì sự ảnh hưởng là rất nhỏ, vì số lượng cung ứng của
doanh nghiệp là rất nhỏ so với cầu thị trường. Doanh nghiệp bán với giá
thấp hơn sẽ bị thiệt, lợi nhuận giảm. Doanh nghiệp phải hoạt động tại

204
mức giá được ấn định trên thị trường nhưng doanh nghiệp có thể bán bất
cứ mức sản lượng nào mà doanh nghiệp muốn ở mức giá thị trường. Do
đó, như chúng ta đã phân tích từ mối quan hệ giữa giá và doanh thu biên.
Đường cầu của doanh nghiệp là đường cầu nằm ngang và trùng với
đường doanh thu biên và doanh thu bình quân như đồ thị.

Hình 5.1. Đường cầu của doanh nghiệp CTHH và của thị trường CTHH

Mức giá được xác định ở đây là mức giá cân bằng của thị trường. Do
doanh nghiệp CTHH là doanh nghiệp chấp nhận giá thị trường.

5.1.3. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn
hảo trong ngắn hạn
5.1.3.1. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận
Qua việc phân tích nội dung chương 4, chúng ta có điều kiện chung
cho tất cả các loại hình doanh nghiệp: MR = MC. Đối với doanh nghiệp
cạnh tranh hoàn hảo như chúng ta đã phân tích trong thị trường CTHH là
doanh nghiệp chấp nhận giá và sản lượng bán ra không phụ thuộc vào giá.
Nên đối với doanh nghiệp CTHH giá và doanh thu cận biên trùng nhau.
Vì vậy, đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo thì điều kiện tối đa hóa
lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ là: P = MC.

205
C, R

MC
Tối đa hóa lỗ

s3 B A MR =AR=P
s2 s1
Tối đa hóa lợi nhuận

O 0 Q3 Q2 Q1 Q* Q
Q

Hình 5.2. Xác định điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH

Qua việc phân tích tương tự trường hợp tối đa hóa lợi nhuận của các
doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp CTHH không phải mọi mức sản
lượng có P = MC, doanh nghiệp CTHH đều tối đa hóa lợi nhuận. Mà
doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận tại điểm mà đường doanh thu biên cắt
với chi phí biên khi MC có độ dốc dương hay đang đi lên. Trên đồ thị,
chúng ta có thể thấy được là điểm A. Ngoài cách chứng minh thông qua
hình học chúng ta có thể minh chứng thông qua khảo sát đồ thị hàm lợi
nhuận. Chúng ta sẽ công nhận các kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế
về đường chi phí TC mà chúng ta thường sử dụng.
TC = aQ3 - bQ2 + cQ + d
Trong đó, chúng ta hoàn toàn giải thích được về dấu của các tham số
khi tiến hành khảo sát hàm lợi nhuận hệ số a > 0 do hàm MC là hàm bậc
hai có hình lòng chảo. Ngoài ra, với hình dạng của đường MC, ta có MC
đạt cực trị tại Q = 2b/(3a) do Q > 0, a > 0 nên b > 0. Ngoài ra, đường MC
không cắt trục hoành điều này cho thấy phương trình MC = 0 là vô
nghiệm và chúng ta xác định được dấu của c > 0 thông qua ∆’ = b2 - 3a.c
< 0. Vậy, c > 3a/b. Hệ số d mang dấu dương thể hiện cho chi phí cố định
trong doanh nghiệp.

206
C

MC= 3aQ2- 2bQ+c

0 2b Q
3a

Hình 5.3. Đường chi phí cận biên

Qua việc xem xét dấu của các hệ số, chúng ta có thể khảo sát hàm
lợi nhuận và tìm ra được điểm tối đa hóa lợi nhuận qua đồ thị sau:

C,R TR

TC

0 Q
C,R
π
MC

B A MR=P=AR
πmax

0 Q
Q1 Q* Q2
πmin

Hình 5.4. Xác định lợi nhuận cực đại của doanh nghiệp CTHH

207
Ngoài ra, chúng ta có, lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH:
 = TR - TC = P.Q - TC
Điều kiện cần để tối đa hóa lợi nhuận (πmax):
d dTC
P-  P - MC  0  P  MC
dQ dQ

Điều kiện đủ để tối đa hóa lợi nhuận là:


d 2  dMC dMC
2
 0 0
dQ dQ dQ

Qua những chứng minh trên, chúng ta khẳng định được rằng doanh
nghiệp CTHH chỉ tối đa hóa lợi nhuận khi MC cắt P (P = MC) tại nhánh
MC đang đi lên hay MC có độ dốc dương. Về mặt ý nghĩa kinh tế không
doanh nghiệp nào với giá bán vẫn được ấn định, khi sản xuất chi phí biên
giảm đi mà lại dừng sản xuất. Vì khi MC giảm đi họ còn có thể tăng lợi
nhuận trên mỗi đơn vị sản xuất ra.
5.1.3.2. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp CTHH trong ngắn hạn
a) Xét giá thị trường P0> ATCmin
Khi giá thị trường P0> ATCmin ta xác định được mức sản lượng trên
thị trường là Q*.
Doanh thu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là:
TR  P  Q*  SOP EQ* .
0

Tổng chi phí của doanh nghiệp là: TC  ATC  Q*  SOABQ .


*

   TR  TC  SOP EQ*  SOABQ*  SABEP0  0


0

Vậy, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được (khi giá thị trường P0>
ATCmin) là dương hay doanh nghiệp kinh doanh có lãi, tức là doanh
nghiệp có lợi nhuận kinh tế dương.

208
C

MC

Hãng có lãi AC

P0 E P=MR
LN
A
B

TC
0 Q* Q

Hình 5.5. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH
khi giá thị trường P0> ATCmin

b) Xét giá thị trường P0 = ATCmin


Khi giá thị trường P0 = ATCmin ta xác định được mức sản lượng trên
thị trường là Q*.
Doanh thu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là:

TR  P  Q*  SOP EQ* .
0

Tổng chi phí của doanh nghiệp là TC  ATC  Q*  SOP EQ *


0

  = TR - TC = 0. Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được bằng 0 hay


doanh nghiệp hòa vốn.
Điểm E là điểm hòa vốn với mức giá thị trường P0 = ATCmin 
PH/vốn = ATCmin. Mà ATCmin khi ATC = MC. Vậy, doanh nghiệp hòa
vốn khi mức giá thị trường P0 = ATCmin.

209
ATC

Hình 5.6. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH
khi giá thị trường P0 = ATCmin

c) Xét giá thị trường AVCmin< P0< ATCmin


Khi giá thị trường AVCmin< P0< ATCmin, (xem Hình 5.7) ta xác định
được mức sản lượng trên thị trường là Q*. Doanh thu của doanh nghiệp
cạnh tranh hoàn hảo là: TR = PxQ* = S OP EQ *
0

Tổng chi phí của doanh nghiệp là: TC = ATC x Q* = S OABQ *

  = TR - TC = S OP EQ *  S OABQ *   S ABEP0 < 0.


0

Vậy, khi giá thị trường AVCmin< P0< ATCmin thì doanh nghiệp bị lỗ.
Khi bị lỗ doanh nghiệp có tiếp tục sản xuất?
So sánh phần thua lỗ và chi phí cố định:
Chi phí biến đổi tại mức sản lượng Q*:

TVC  AVC.Q*  NQ*.Q*  SOMNQ* .

 Chi phí cố định: TFC  TC  TVC  SABNM

210
Nếu doanh nghiệp sản xuất thì doanh nghiệp lỗ SABEP . Nếu ngừng
0

sản xuất doanh nghiệp bị thua lỗ bằng chi phí cố định là SABNM  SABEP .
0

Do đó, doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất để tối thiểu hóa lỗ. Doanh
thu khi sản xuất tại mức sản lượng Q* bằng SOP EQ* bù đắp được cho toàn
0

bộ chi phí biến đổi và một phần chi phí cố định. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục
sản xuất để mức lỗ là nhỏ nhất và doanh nghiệp chỉ bị thua lỗ một phần
chi phí cố định. Trong trường hợp này, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận
hàm ý phải tối thiểu hóa thua lỗ.

MC

Tối thiểu AC
lỗ
A B AVC
P0 E P=MR
M
N

0 Q* Q

Hình 5.7. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH
khi AVCmin< P0< ATCmin

d) Xét giá thị trường P ≤ AVCmin

Giả sử giá thị trường P0  AVCmin . Doanh thu của doanh nghiệp
cạnh tranh hoàn hảo là: TR = PxQ* = SOP EQ* .
0

Tổng chi phí của doanh nghiệp là:


TC = ATC x Q* = SOABQ* .

211
  = TR - TC = SOP EQ* - SOABQ*  - SABEP0 < 0
0

Doanh nghiệp bị lỗ phần diện tích SABEP . So sánh phần thua lỗ với
0

chi phí cố định:


Chi phí biến đổi tại mức sản lượng Q*:

TVC  AVC.Q*  EQ*.Q*  SOP EQ* .


0

 Chi phí cố định: TFC  TC  TVC  SABEP0 = phần thua lỗ nếu


doanh nghiệp tiếp tục sản xuất. Do đó, doanh nghiệp lỗ toàn bộ chi phí
cố định.

ATC

Hình 5.8. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH
khi P0  AVCmin

Giả sử lúc này giá thị trường giảm xuống P0< AVCmin thì doanh
nghiệp không chỉ lỗ toàn bộ chi phí cố định mà còn mất một phần chi phí
biến đổi. Chúng ta bắt đầu từ P0 = AVCminthì doanh nghiệp bắt đầu tính
đến việc đóng cửa. Vì thế, E là điểm đóng cửa của doanh nghiệp. Sở dĩ
gọi E là điểm đóng cửa vì nếu giá nhỏ hơn mức giá ở E hay P<AVCmin,
thì doanh nghiệp không chỉ bị lỗ hết chi phí cố định mà còn lỗ một phần
của chi phí biến đổi.

212
C

MC

AC
A B
AVC

P0 P=MR
E

0 Q* Q

Hình 5.9. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH
khi giá thị trường P0  AVCmin

Vậy, doanh nghiệp cạnh tranh không sản xuất nếu giá thấp hơn chi
phí biến đổi trung bình tối thiểu. Khi sản xuất, doanh nghiệp tối đa hóa
lợi nhuận bằng việc lựa chọn mức sản lượng ở đó giá bằng chi phí biên, ở
mức sản lượng này, lợi nhuận là số dương nếu giá cao hơn chi phí trung
bình. Doanh nghiệp có thể sản xuất và chịu lỗ trong ngắn hạn. Tuy nhiên,
nếu doanh nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục bị lỗ trong dài hạn thì nên rời bỏ thị
trường.
Đóng cửa được dùng để chỉ quyết định ngắn hạn, trong đó doanh
nghiệp không sản xuất gì cả trong một thời kỳ nhất định do điều kiện
hiện tại của thị trường không thuận lợi. Rời bỏ được dùng để chỉ quyết
định dài hạn của doanh nghiệp về việc rút khỏi thị trường. Quyết định
ngắn hạn và dài hạn khác nhau vì hầu hết các doanh nghiệp không thể
tránh được chi phí cố định trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn họ lại làm
được điều đó. Nghĩa là doanh nghiệp tạm thời đóng cửa vẫn chịu chi phí
cố định trong khi doanh nghiệp rời bỏ thị trường có thể tiết kiệm được cả
chi phí cố định và chi phí biến đổi.

213
5.1.3.3. Đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn
Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo cho biết doanh
nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm ở mỗi mức giá. Xét một doanh
nghiệp cạnh tranh hoàn hảo quyết định mức sản lượng cung ứng cho thị
trường như thế nào? Vì doanh nghiệp cạnh tranh là người chấp nhận giá
nên MR = P. Tại bất kỳ mức giá nào cho trước, sản lượng tối đa hóa lợi
nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo cũng được xác định bởi
giao điểm của đường giá cả và đường chi phí cận biên.
Với mức giá P1 (Hình 5.10): ta có P = MC tại A: Sản lượng Q1. Với
mức giá P2: ta có P = MC tại B: Sản lượng Q2. Điểm A và B phản ánh
tùy thuộc vào mức giá trên thị trường là bao nhiêu doanh nghiệp sẽ sẵn
sàng cung ứng tại mỗi mức giá. Điểm A, B hay các điểm nằm trên MC
phản ánh lượng hàng hóa mà doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng với từng
mức giá. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ sản xuất tại điểm doanh nghiệp
đóng cửa trở lên, tức tại mức giá P < AVCmin thì sản lượng tối đa hóa lợi
nhuận = 0. Do đó, cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo xuất phát
từ điểm doanh nghiệp đóng cửa. Vậy, đường cung của doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn hảo là một phần đường MC tính từ điểm đóng cửa trở lên.
C

MC

P2
B D2=MR2
P1
A D1=MR1
Điểm đóng cửa

0 Q1 Q2 Q
Hình 5.10. Đường cung của doanh nghiệp CTHH (đường MC) trong ngắn hạn

214
5.1.3.4. Đường cung của ngành trong ngắn hạn
Như khái niệm, chúng ta có thể thấy thị trường CTHH bao gồm rất
nhiều doanh nghiệp. Lượng cung của thị trường là tổng lượng cung của
tất cả doanh nghiệp tham gia thị trường. Do đó, đường cung của thị
trường là đường tổng hợp theo chiều ngang các đường cung của tất cả
các doanh nghiệp tham gia thị trường.
Giả sử ngành có hai doanh nghiệp CTHH với hai đường cung của
mỗi doanh nghiệp tương ứng là MC1 và MC2 được thể hiện trên đồ thị
5.11. Tại mức giá P1 thì doanh nghiệp 1 bắt đầu cung cấp sản phẩm (Q0 =
0), còn doanh nghiệp 2 chưa cung cấp sản phẩm. Do đó, tổng sản
lượng trên thị trường tại mức giá P1 là 0, đường cung thị trường xuất phát
từ điểm (0, P1).

QTT = Q1 + Q2

P P P
MC1 MC2
8 8 8 MCTT

7 7 7

6 6 6

5 5 5

4 4 4

3 3 3

2 2 2

1 1 1

0 1 2 3 4 5 Q 0 1 2 3 Q 0 1 2 3 4 5 6 Q

Hình 5.11. Đường cung của ngành CTHH trong ngắn hạn

Tại mức giá 5, doanh nghiệp 1 cung ứng 2, doanh nghiệp 2 cung ứng 0.
Do đó, tổng sản lượng trên thị trường tại mức giá 5 là 2, đường cung thị
trường xuất phát từ điểm (2,5). Tại mức giá 6, doanh nghiệp 1 cung ứng

215
3, doanh nghiệp 2 cung ứng 1. Do đó, tổng sản lượng trên thị trường tại
mức giá 6 là 4, đường cung thị trường xuất phát từ điểm (4,6). Tại mức
giá 7, doanh nghiệp 1 cung ứng 4 doanh nghiệp 2 cung ứng 2 vì vậy
đường cung thị trường đi qua điểm (6,7). Trong mức giá từ 3 < P < 5 chỉ
có doanh nghiệp 1 cung ứng, vì vậy mà đường cung thị trường ở mức giá
này là đường cung của doanh nghiệp 1. Khi mức giá lớn hơn 5 đường
cung thị trường sẽ thoải hơn đường cung của hai doanh nghiệp và lượng
cung của thị trường tại mỗi mức giá bằng tổng lượng cung của hai doanh
nghiệp. Nối các điểm tìm được, ta có đường cung thị trường MCTT như
trên đồ thị.

5.1.4. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn
hảo trong dài hạn
5.1.4.1. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH
trong dài hạn
Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các đầu vào của
mình, do đó không có chi phí cố định trong dài hạn. Tổng chi phí biến
đổi giờ đây cũng chính là tổng chi phí của doanh nghiệp. Để lựa chọn
mức sản lượng tối ưu để sản xuất, các doanh nghiệp sẽ phải so sánh giữa
tổng doanh thu có được từ việc bán toàn bộ sản phẩm sản xuất ra và tổng
chi phí để sản xuất ra mức sản lượng đó tương tự như điều kiện tối đa
hóa lợi nhuận của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Điều kiện tối đa hóa lợi
nhuận trong dài hạn:
P = MR = LMC
Trong dài hạn, doanh nghiệp CTHH sẽ điều chỉnh quy mô sao cho:
SMC = LMC = P
- Nếu P > LACmin  doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế dương.

- Nếu P = LACmin  doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế bằng 0.

216
- Nếu P < LACmin  doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế âm, sẽ có
động cơ rời bỏ ngành.

P,C
R, π

LMC

LAC
LAC

P1
π>0 P1=MR1
P2
π<0 π=0 P2=MR2
P3
P3=MR3

0 Q2 Q2 Q

Hình 5.12. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH trong dài hạn

Ngoài việc nghiên cứu điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh
nghiệp trong dài hạn, chúng ta sẽ nghiên cứu khả năng sinh lời của doanh
nghiệp trong dài hạn. Trong dài hạn, doanh nghiệp có khả năng thay đổi
được tất cả các đầu vào, kể cả quy mô sản xuất. Trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo, ta luôn có giả định rằng các doanh nghiệp có thể tự do
gia nhập hoặc rời bỏ ngành. Vì vậy, doanh nghiệp có thể là người bắt đầu
sản xuất (gia nhập ngành) hoặc đóng cửa sản xuất (rút khỏi ngành).
Trong ngắn hạn, doanh nghiệp lựa chọn sản lượng Q1 tại điểm A:
P = MC. Tại Q1 có:
TR = P.Q1 = SOPAQ1 và TC = AC.Q1 = SOCBQ1

Suy ra:  NH = TR - TC = SOPAQ1 - SOCBQ1 = SPABC   NH max = SPABC

217
P,C
R, π

LMC
AC LAC
A E
P πNH
C πDH P=MR
B
C’
F

MC

0 Q2 Q3 Q
Q4 Q1

Hình 5.13. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH
trong ngắn hạn và dài hạn

Trong dài hạn, doanh nghiệp lựa chọn mức sản lượng Q3, tại E có:
P = LMC
TR = P.Q3 = SOPEQ3 và TC = AC.Q1 = C’.Q3 = SOC’FQ3
Suy ra:  NH = TR - TC = SOPEQ3 - SOC’FQ3 = SPEFC’   DH max = SPEFC’

Vì SPABC < SPEFC’  Lợi nhuận trong dài hạn lớn hơn trong ngắn hạn.
Do thời gian trong dài hạn đủ để 2 đầu vào biến đổi nên doanh
nghiệp dễ lựa chọn quy mô sản xuất, vì vậy doanh nghiệp CTHH trong
dài hạn có ưu thế hơn trong ngắn hạn.
5.1.4.2. Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành
Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành là trạng thái mà các doanh
nghiệp không chỉ tối đa được lợi nhuận của mình mà ở đó còn không có
sự gia nhập hay rút lui khỏi thị trường của các doanh nghiệp (lợi nhuận
kinh tế của doanh nghiệp phải bằng 0). Giả sử ban đầu thị trường cân
bằng tại E1 với mức giá thị trường là P1, xác định được đường cầu của

218
doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là D1. Ở mức giá P1, doanh nghiệp
cạnh tranh hoàn hảo thu được lợi nhuận kinh tế cao. Điều này sẽ kích
thích các doanh nghiệp mới gia nhập ngành này. Khi đó cung thị trường
tăng làm cho giá giảm.
Khi giá giảm các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh quy mô của mình để có
thể đạt được lợi nhuận tối đa (Sản lượng bán giảm đi, theo luật cung do
đường cung của doanh nghiệp là LMC từ điểm đóng cửa đi lên). Khi các
doanh nghiệp tiếp tục gia nhập ngành nhiều, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục
điều chỉnh sản lượng của mình đến khi doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận
với toàn bộ lợi nhuận kinh tế bằng 0. Quá trình gia nhập của doanh
nghiệp sẽ dừng ở đường cung S’ và trạng thái cân bằng mới được thiết
lập tại mức giá P2. Vì tại mức giá P2 đã đạt được 2 điều kiện của trạng
thái cân bằng dài hạn là:
- Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn: P = LMC.
- Doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế bằng 0: P = LACmin.

Thị trường CTHH Hãng CTHH


Hãng CTHH
P P

S
S’
LMC
AC
LAC
E1
P1 P1
E2 π>0 D1=MR1
P2 P2
D2=MR2
E
D MC
0 0
Q0 QQ Q* Q1* Q

Hình 5.14. Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành

219
Như vậy, trong trạng thái cân bằng dài hạn của ngành lợi nhuận kinh
tế của doanh nghiệp trong dài hạn và ngắn hạn đều bằng 0 và chúng ta
hoàn toàn chứng minh được tại trạng thái cân bằng dài hạn P = LMC =
LACmin = MC = ATCmin. Đây chính là điều kiện quan trọng để xem xét
ngành có đạt cân bằng dài hạn hay không.
5.1.4.3. Đường cung của ngành trong dài hạn
Trong dài hạn, cung của ngành không được xác định bằng cách cộng
theo chiều ngang đường cung của các doanh nghiệp trong ngành. Hình
dáng đường cung dài hạn của ngành phụ thuộc vào ngành có chi phí
không đổi hay chi phí tăng:
a) Ngành có chi phí không đổi
Khi có các doanh nghiệp mới gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành
không làm thay đổi giá của yếu tố đầu vào, điều đó làm cho chi phí dài
hạn không đổi.
Giả sử thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở trạng thái cân bằng với mức
giá P1 = LACmin. Giả sử do cầu tăng lên làm dịch chuyển đường cầu sang
phải từ D1 đến D2, làm cho giá sản phẩm tăng từ P1 đến P2. Điều này làm
cho các doanh nghiệp trong ngành đều thu được lợi nhuận kinh tế dương.
Do vậy, thu hút thêm các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường,
cung tăng. Đường cung dịch chuyển sang phải từ S1 sang S2, làm cho giá
sản phẩm giảm xuống cho đến khi trở về mức giá ban đầu P1. Thị trường
chuyển từ điểm cân bằng E1 sang điểm cân bằng mới E3. Làm các doanh
nghiệp trong ngành chỉ thu được lợi nhuận kinh tế bằng = 0 và thị trường
cân bằng trở lại. Vì vậy, đường cung dài hạn của ngành có chi phí không
đổi là một đường nằm ngang ở mức giá bằng chi phí bình quân dài hạn
tối thiểu.
Đường cung trong dài hạn SL của ngành đi qua hai điểm E1 và E3.

220
Thị trường CTHH Hãng
HãngCTHH
CTHH
P P

S1
S2
LMC
LAC
E2
P2 P2
E3 D1=MR1
E1 SL
P1
P1 D2=MR2
E

D1 D2
0
Q Q0 Q

Hình 5.15. Đường cung dài hạn của ngành CTHH có chi phí không đổi

Ví dụ như ngành sản xuất băng đĩa ở Việt Nam. Với giá bán là 6000
đồng/đĩa trắng chất lượng tốt, 4000 đồng/đĩa trắng bình thường. Việc các
doanh nghiệp tham gia vào sản xuất băng đĩa không ảnh hưởng tới giá đầu
vào, vì mức giá đầu vào đĩa trắng được cố định. Đầu vào về máy tính để sao
và ghi đĩa cũng không bị tăng lên khi các doanh nghiệp gia nhập vào ngành.
Mỗi doanh nghiệp sẽ đầu tư số lượng chiếc máy và sản xuất ra số lượng đĩa
như nhau. Chi phí bình quân trên một đĩa là không thay đổi, nên ở Việt Nam
các đĩa sao thường bán với giá 8000 đồng/đĩa trong năm 2014.
b) Ngành có chi phí tăng
Khi các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành làm tăng giá của các
yếu tố đầu vào làm chi phí dài hạn tăng lên. Ví dụ, ngành sản xuất đồ gỗ
thủ công mỹ nghệ khi có nhiều doanh nghiệp tham gia sẽ phát sinh việc
sử dụng lao động có tay nghề. Vì vậy, sẽ làm giá thuê lao động có tay nghề
tăng lên khi có nhiều doanh nghiệp tham gia vào sản xuất mặt hàng này.
Giả sử ban đầu thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở trạng thái cân bằng
tại E1 với mức giá P1 = LAC1min (xem Hình 5.16). Do cầu tăng lên làm
dịch chuyển đường cầu sang phải từ D1 đến D2, làm cho giá sản phẩm

221
tăng từ P1 đến P2. Điều này làm cho các doanh nghiệp trong ngành đều
thu được lợi nhuận kinh tế dương. Do vậy, thu hút thêm các doanh
nghiệp mới tham gia vào thị trường, cung tăng. Đường cung dịch chuyển
sang phải từ S1 sang S2. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp mới vào và mở
rộng sản lượng, cầu đầu vào tăng làm tăng giá của một số hoặc tất cả các
đầu vào. Đường chi phí trung bình dài hạn tăng từ LAC1 lên LAC2.
Điểm cân bằng mới trên thị trường là E3 với giá cân bằng dài hạn
mới P3 = LAC2 min. Mức giá này cao hơn mức giá cân bằng ban đầu. Do
đó, cân bằng dài hạn E3 nằm trên đường cung dài hạn của ngành. Trong
ngành chi phí tăng, đường cung dài hạn của ngành là đường dốc lên.
Ngành sản xuất ra sản lượng cao hơn nhưng phải ở giá cao hơn để bù đắp
chi phí đầu vào tăng.

Thị trường CTHH Hãng CTHH


P P
S1
S2
LAC2
E2 P2 LAC1
P2 SL
E3 D2
E1
P3 P3
D3
P1 D1
P1
LMC1 LMC2
D1 D2
0 QQ 0 Q

Hình 5.16. Đường cung dài hạn của ngành CTHH có chi phí tăng

c) Ngành có chi phí giảm


Khi các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành làm cho ngành có thể
khai thác được lợi thế theo quy mô của doanh nghiệp cung ứng đầu vào
hoặc ứng dụng công nghệ mới, dẫn đến giảm giá của các yếu tố đầu vào
làm chi phí dài hạn giảm xuống.

222
Ví dụ: Có nhiều doanh nghiệp tham gia vào việc cung cấp nước sạch
ở nông thôn (có sự liên kết với nhau), chi phí về lắp đặt hệ thống ống
nước tới từng nhà của ngành sẽ giảm đi. Vì mỗi doanh nghiệp tham gia
vẫn sử dụng hệ thống đó, không thể mỗi doanh nghiệp một đường ống.
Vì vậy, chi phí của ngành giảm đi.

Thị trường CTHH Hãng CTHH


P P

S1
S2

LAC1
P2 E2 D2
P2 LAC2
E1
P1 P1 D1
E3
P3 P3 D3
SL

D1 D2
0 QQ 0 Q

Hình 5.17. Đường cung dài hạn của ngành CTHH có chi phí giảm

Giả sử ban đầu thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở trạng thái cân bằng
tại E1 với mức giá P1 = LAC1min. Giả sử do cầu tăng lên làm dịch chuyển
đường cầu sang phải từ D1 đến D2, làm cho giá sản phẩm tăng từ P1 đến
P2. Điều này làm cho các doanh nghiệp trong ngành đều thu được lợi
nhuận kinh tế dương. Do vậy, thu hút thêm các doanh nghiệp mới tham
gia vào thị trường, cung tăng. Đường cung dịch chuyển sang phải từ S1
sang S2. Khi ngành trở nên lớn hơn thì có thể tranh thủ được lợi thế quy
mô lớn để mua được một số đầu vào rẻ hơn. Do đó, đường chi phí trung
bình dài hạn của các doanh nghiệp dịch chuyển xuống dưới và giá thị
trường của sản phẩm giảm. Giá thị trường thấp hơn và chi phí sản xuất
thấp hơn tạo ra cân bằng dài hạn mới với nhiều doanh nghiệp hơn, sản
lượng lớn hơn và giá thấp hơn. Vì vậy, trong ngành chi phí giảm, đường
cung dài hạn của ngành là đường dốc xuống.

223
5.2. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN THUẦN TÚY
5.2.1. Thị trường độc quyền bán thuần túy
5.2.1.1. Khái niệm
Thị trường độc quyền bán thuần túy (sau đây sẽ gọi là độc quyền
bán) là thị trường mà trong đó chỉ có duy nhất một doanh nghiệp cung
ứng toàn bộ hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường. Doanh nghiệp cung
ứng duy nhất này được gọi là doanh nghiệp độc quyền bán.
5.2.1.2. Các đặc trưng của thị trường độc quyền bán thuần túy
Thị trường độc quyền bán thuần túy có các đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, trên thị trường này chỉ có một người bán duy nhất. Do là
người bán duy nhất trên thị trường nên cầu thị trường cũng chính là cầu
đối với doanh nghiệp độc quyền.
Thứ hai, sản phẩm hàng hóa trên thị trường này không có hàng hóa
thay thế gần gũi. Với đặc trưng này, doanh nghiệp độc quyền bán sẽ
không phải lo ngại về phản ứng của các doanh nghiệp khác đối với chính
sách giá của mình.
Thứ ba, có rào cản lớn về việc gia nhập thị trường. Điều này có
nghĩa là ngay cả khi doanh nghiệp độc quyền thu được lợi nhuận kinh tế
dương khiến cho các doanh nghiệp khác rất muốn gia nhập thị trường để
cũng thu được lợi nhuận kinh tế dương nhưng những rào cản gia nhập đã
ngăn cản các doanh nghiệp khác làm điều đó. Việc này, khác hẳn với đặc
trưng của thị trường CTHH đã nghiên cứu ở nội dung trước. Những rào
cản gia nhập này hay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến độc quyền sẽ
được nghiên cứu chi tiết ở phần dưới đây.
5.2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền
Độc quyền xuất hiện là do các doanh nghiệp mới không thể gia nhập
vào ngành đó. Rào cản đối với việc gia nhập chính là nguồn gốc của hiện
tượng độc quyền. Những rào cản chủ yếu bao gồm:

224
a) Do ngành sản xuất đó đạt được tính kinh tế theo quy mô
Như chương 4 đã đề cập, tính kinh tế theo quy mô xảy ra khi quá
trình sản xuất có chi phí bình quân dài hạn LAC giảm dần khi sản lượng
gia tăng. Ở những ngành có tính kinh tế theo quy mô, do LAC giảm dần
nên các doanh nghiệp càng sản xuất nhiều thì chi phí sẽ càng thấp và sẽ
có khả năng cạnh tranh hơn so với những doanh nghiệp khác.
Giả sử một ngành có đường LAC được mô tả như trong Hình 5.18.
Một doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ sản xuất tại mức sản lượng Q1 và có
mức chi phí bình quân là LAC1. Trong khi đó, một doanh nghiệp với quy
mô nhỏ hơn sẽ sản xuất tại mức sản lượng Q2. Do ngành này đạt được
tính kinh tế theo quy mô nên mức sản lượng Q2< Q1 sẽ làm chi phí bình
quân dài hạn LAC2> LAC1. Do có chi phí thấp hơn nên doanh nghiệp có
quy mô lớn có thể giảm giá bán để loại bỏ những doanh nghiệp nhỏ hơn
ra khỏi thị trường. Giả sử như doanh nghiệp lớn đặt giá ở một mức thấp
hơn LAC2 (nhưng vẫn lớn hơn LAC1 để đảm bảo có lãi), doanh nghiệp
nhỏ sẽ bị thua lỗ và sẽ phải rời bỏ ngành trong dài hạn. Nếu một doanh
nghiệp lớn đã thành công trong việc loại bỏ tất cả doanh nghiệp khác ra
khỏi thị trường thì sẽ xuất hiện độc quyền bán thuần túy.

Hình 5.18. Chi phí bình quân dài hạn đối với ngành
đạt được tính kinh tế theo quy mô

225
Một khi vị thế độc quyền đã được hình thành, các doanh nghiệp mới
muốn gia nhập cũng sẽ rất khó khăn vì những doanh nghiệp này thường
sản xuất ở mức sản lượng thấp nên có chi phí bình quân cao hơn và sẽ dễ
dàng bị doanh nghiệp độc quyền loại khỏi thị trường bằng cách giảm giá
bán. Hơn nữa, ngay cả khi doanh nghiệp mới có tiềm lực về kinh tế thì
vẫn còn một vấn đề mà các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường
phải đối mặt, đó là vấn đề có bán được số lượng hàng hóa đã sản xuất
hay không.
Độc quyền xuất hiện do tính kinh tế theo quy mô gọi là độc quyền tự
nhiên. Độc quyền tự nhiên thường liên quan đến những ngành có mức
chi phí cố định cao, ví dụ như những ngành cung cấp điện, nước, khí
đốt... Đối với những ngành này, chi phí cố định để hình thành nên mạng
lưới cung ứng (như hệ thống ống dẫn nước, dẫn khí hay hệ thống đường
dây điện) là rất lớn, trong khi đó chi phí cận biên để cung cấp thêm một
đơn vị sản phẩm thường rất thấp.
b) Do quy định về bằng phát minh, sáng chế
Bằng phát minh, sáng chế được pháp luật bảo hộ là một trong những
nguyên nhân dẫn đến độc quyền. Nguyên nhân là theo quy định, chỉ ai
nắm giữ bằng phát minh, sáng chế mới được sản xuất hoặc kinh doanh
một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian nhất
định, và điều này làm cho người nắm giữ phát minh, sáng chế trở thành
doanh nghiệp cung ứng duy nhất trên thị trường.
Ví dụ như, công ty Polaroid đã đăng ký phát minh cho máy ảnh chụp
lấy hình lấy ngay (instant camera). Khi công ty Kodak sản xuất máy ảnh
loại này để cạnh tranh với Polaroid, Palaroid đã kiện Kodak ra tòa vào
năm 1985. Kết quả vụ kiện này là Kodak đã phải ngừng kinh doanh mặt
hàng máy ảnh chụp hình lấy ngay và phải nộp tiền bồi thường cho
Polaroid. Như vậy, luật về bằng phát minh đã đảm bảo vị thế độc quyền
cho Polaroid.
Cơ sở của việc bảo hộ bằng phát minh, sáng chế là để khuyến khích
mọi người nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra các hàng hóa hay dịch vụ mới.

226
Điều đó sẽ thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, chính
điều này lại phát sinh ra vấn đề độc quyền và sẽ tạo sự phi hiệu quả cho
xã hội.
c) Do kiểm soát được các yếu tố đầu vào
Xét về khía cạnh lịch sử, một lý do quan trọng mà các doanh nghiệp
có sức mạnh thị trường là nó kiểm soát được việc cung ứng các nguyên
liệu thô. Nếu một doanh nghiệp kiểm soát tất cả các nguồn cung đã được
biết đến của một nguyên liệu cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá nhất
định và từ chối bán các nguyên liệu đó cho các doanh nghiệp khác với
một mức giá đủ thấp để các doanh nghiệp khác có thể cạnh tranh. Khi
không một doanh nghiệp nào có thể sản xuất sản phẩm, độc quyền là kết
quả tất yếu.
d) Do các quy định của chính phủ
Việc cấp phép và quyền được phép kinh doanh là những cách mà
độc quyền được tạo ra bởi các quy định của chính phủ. Ví dụ: Những
giấy phép chính phủ cấp cho các trạm phát thanh và truyền hình, và chỉ
những doanh nghiệp có giấy phép mới được phép hoạt động. Nguyên
nhân của vấn đề này là do, ở một số quốc gia, những công nghiệp chủ
chốt như ngành: điện, nước, thông tin - liên lạc, phát thanh, truyền hình...
có vai trò rất quan trọng và chính phủ các nước này kiểm soát chặt chẽ
các ngành đó vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia. Những ngành này cũng
thường có tính kinh tế theo quy mô nên các chính phủ có thể cho rằng chi
phí có thể đạt mức thấp nhất nếu chỉ tổ chức các ngành này như một
doanh nghiệp độc quyền. Mặt khác, độc quyền cũng có thể được thiết lập
bởi lý do chính trị.
Ngoài ra, người ta còn đề cập đến một số nguyên nhân khác như sự
trung thành với thương hiệu của người tiêu dùng, các hình thức trói buộc
người tiêu dùng của các doanh nghiệp...
Ở nước ta, có lẽ không có một doanh nghiệp nào giành được vị thế
độc quyền thông qua tự do cạnh tranh (độc quyền tự nhiên) mà chủ yếu
nhờ vào những quyết định mang tính hành chính của Chính phủ.

227
5.2.1.4. Đường cầu và đường doanh thu cận biên của doanh
nghiệp độc quyền bán thuần túy
Để phân tích quyết định sản lượng và giá bán của doanh nghiệp độc
quyền để tối đa hóa lợi nhuận, trước tiên chúng ta phải đi phân tích về
đường cầu và đường doanh thu cận biên đối với doanh nghiệp độc quyền
bán thuần túy.
Như trên đã nói, do là doanh nghiệp duy nhất trên thị trường nên
đường cầu của thị trường cũng là đường cầu đối với doanh nghiệp và do
đó, doanh nghiệp độc quyền đối với một đường cầu thị trường dốc xuống
về phía phải. Khác với doanh nghiệp CTHH phải chấp nhận giá thị
trường, doanh nghiệp độc quyền là người quyết định giá. Do có sức
mạnh thị trường, nên doanh nghiệp độc quyền có thể chọn bất kỳ sản
lượng nào trên đường cầu thị trường. Tuy nhiên, doanh nghiệp độc quyền
phải chấp nhận đánh đổi giữa sản lượng và giá bán. Điều này có nghĩa là
nếu doanh nghiệp độc quyền muốn bán ra càng nhiều thì doanh nghiệp
phải hạ giá bán. Do mối quan hệ đánh đổi giữa giá và lượng cầu đối với
doanh nghiệp độc quyền nên mối quan hệ giữa giá và doanh thu cận biên
của doanh nghiệp cũng có sự khác biệt với doanh nghiệp CTHH.
Giả sử một doanh nghiệp độc quyền có sản lượng bán ra tương ứng
với các mức giá khác nhau được thể hiện như bảng 5.1.
Bảng 5.1. Sản lượng, giá bán và doanh thu của doanh nghiệp độc quyền

Q (đvsp) P (USD/đvsp) TR (USD) MR (USD)


1 10 10 10
2 9 18 8
3 8 24 6
4 7 28 4
5 6 30 2

Tổng doanh thu được xác định bằng cách lấy giá bán nhân với sản
TR
lượng và doanh thu cận biên MR được tính theo công thức: MR  .
Q

228
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng khi doanh nghiệp độc quyền giảm
giá thì doanh thu cận biên cũng giảm theo nhưng tốc độ giảm còn nhanh
hơn cả giá. Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi doanh nghiệp
giảm giá, mức giá giảm không chỉ được áp dụng cho những đơn vị bán
thêm mà được áp dụng cho tất cả các sản phẩm.
Như vậy, doanh thu cận biên của doanh nghiệp độc quyền luôn luôn
nhỏ hơn giá bán khi bán thêm sản phẩm, trừ đơn vị sản phẩm đầu tiên.
Nếu sản lượng càng lớn thì khoảng cách giữa doanh thu cận biên và giá
cũng sẽ càng lớn. Và nếu thể hiện trên đồ thị thì đường giá (đường cầu
D) sẽ luôn ở phía trên đường doanh thu cận biên (MR) trừ điểm đầu tiên, và
khoảng cách giữa hai đường này sẽ càng lớn khi mức sản lượng càng tăng.
Ta cũng có thể chứng minh điều trên thông qua công thức tính doanh
thu cận biên. Ta biết rằng:
TR ( P  Q) P  Q  Q  P  P Q 
MR     P   1
Q Q Q  Q P 
Như vậy:
 1 
MR  P D  1 (5.1)
 EP 
Từ công thức (5.1) ta có thể có một số kết luận như sau:
Thứ nhất, do độ co dãn của cầu theo giá E PD luôn là một số âm, nên
 1 
 D 1 < 1, và do đó, doanh thu cận biên: MR < P. Như vậy, ta có thể
 EP 
khẳng định rằng, đối với doanh nghiệp độc quyền, doanh thu cận biên
luôn luôn nhỏ hơn giá bán tương tự như lập luận ở phía trên.
 1 
Thứ hai, khi cầu co dãn E PD > 1 hay E PD < -1 thì  D  1 > 0, P
 EP 
cũng là một đại lượng dương. Như vậy, nếu cầu co dãn thì doanh thu cận
 1 
biên: MR  P D
 1 cũng sẽ là một số dương.
 EP 

229
 1 
Thứ ba, khi cầu kém co dãn E PD < 1 hay -1 < E PD < 0 thì  D
 1 < 0.
 EP 
Do đó, nếu cầu kém co dãn thì doanh thu cận biên (MR) sẽ nhận giá trị âm.
 1 
Thứ tư, nếu cầu co dãn đơn vị E PD = -1 thì  D  1 = 0 và do đó,
 EP 
doanh thu cận biên (MR) cũng sẽ bằng 0.
 1 
Thứ năm, nếu cầu hoàn toàn co dãn E PD = -∞ thì  D
1 = 1 và khi
 EP 
đó, doanh thu cận biên: MR = P. Đây chính là trường hợp đối với doanh
nghiệp CTHH, khi doanh nghiệp có đường cầu nằm ngang.
Trường hợp tổng quát, nếu giả sử doanh nghiệp có hàm cầu tuyến
tính là P = a - bQ, khi đó, tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ là TR =
P*Q = aQ - bQ2. Do vậy, doanh thu cận biên: MR = a - 2bQ. Với công
thức tổng quát này, ta có thể vẽ đồ thị về mối quan hệ giữa giá và doanh
thu cận biên đối với doanh nghiệp độc quyền như ở Hình 5.19 dưới đây.

Hình 5.19. Mối quan hệ giữa giá, doanh thu cận biên
và độ co dãn của cầu theo giá

230
Khi đường cầu đối với doanh nghiệp độc quyền là đường cầu tuyến
tính thì đường doanh thu cận biên (MR) cũng là đường tuyến tính, cùng
cắt trục tại điểm mà đường cầu cắt với trục tung và có độ dốc gấp đôi so
với độ dốc của đường cầu (độ dốc đường cầu là -b, độ dốc đường doanh
thu cận biên là -2b).
Ở chương 2, chúng ta cũng đã biết rằng, đối với một đường cầu
tuyến tính, độ co dãn của cầu theo giá thay đổi dọc theo đường cầu. Cụ
thể là, ở miền thượng của đường cầu (tính từ trung điểm trở lên phía trên
của đường cầu) là miền cầu co dãn, ở miền hạ của đường cầu (tính từ
trung điểm đường cầu xuống dưới) là miền cầu kém co dãn và ở đúng
trung điểm của đường cầu thì cầu co dãn đơn vị. Kết hợp với những kết
luận rút ra ở trên từ công thức (5.1) ta thấy rằng, khi ở miền cầu co dãn
thì doanh thu cận biên có giá trị dương, còn ở miền cầu kém co dãn,
doanh thu cận biên sẽ mang dấu âm, đường doanh thu cận biên đi xuống
phía dưới của trục hoành. Ở đúng trung điểm của đường cầu, doanh thu
cận biên bằng 0.

5.2.2. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền bán
thuần túy trong ngắn hạn
5.2.2.1. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận
Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền bán
thuần túy cũng giống như điều kiện tối đa hóa lợi nhuận chung là MR =
MC. Chứng minh điều kiện này giống như phần chứng minh điều kiện
tối đa hóa lợi nhuận tổng quát ở chương 4. Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng,
điều kiện này mới chỉ là điều kiện cần để tối đa hóa lợi nhuận, chưa phải
là điều kiện đủ.
Điều đó hàm ý rằng, nếu doanh nghiệp độc quyền muốn tối đa hóa
lợi nhuận thì dứt khoát doanh nghiệp phải sản xuất tại mức sản lượng có
doanh thu cận biên bằng với chi phí cận biên, nhưng nếu doanh nghiệp
mới chỉ sản xuất tại mức sản lượng có MR = MC thì chưa thể khẳng định
doanh nghiệp có tối đa hóa lợi nhuận hay không.

231
5.2.2.2. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp độc quyền bán
thuần túy
Trong ngắn hạn, doanh nghiệp độc quyền cũng phải căn cứ vào mối
quan hệ giữa giá bán, chi phí bình quân và chi phí biến đổi bình quân để
đưa ra các quyết định về sản lượng phù hợp gần giống như đối với doanh
nghiệp CTHH. Có nhiều người nghĩ rằng, cứ là doanh nghiệp độc quyền
thì doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, điều
này không thực sự đúng, vì cũng có những trường hợp doanh nghiệp độc
quyền bị thua lỗ, hoặc thậm chí phải đóng cửa, ngừng sản xuất. Sau đây
chúng ta sẽ phân tích các trường hợp quyết định sản lượng của doanh
nghiệp độc quyền bán.
a) Khi giá bán của doanh nghiệp độc quyền lớn hơn chi phí bình
quân (P > ATC)

Hình 5.20. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp độc quyền khi P > ATC

Hình 5.20 minh họa cho trường hợp doanh nghiệp độc quyền lựa
chọn sản lượng khi giá bán lớn hơn chi phí bình quân. Áp dụng điều kiện
tối đa hóa lợi nhuận MR = MC, doanh nghiệp độc quyền này sẽ lựa chọn
mức sản lượng là Q* tại điểm mà đường doanh thu cận biên (MR) cắt với
đường chi phí cận biên (MC) (điểm E).

232
Do có đường cầu thị trường là D, nên với mức sản lượng Q*, doanh
nghiệp sẽ lựa chọn mức giá là Pm tương ứng tại điểm A. Tổng doanh thu
mà doanh nghiệp thu được là diện tích hình chữ nhật 0Q*APm. Khi
doanh nghiệp sản xuất Q* đơn vị sản phẩm, doanh nghiệp có mức chi phí
bình quân ATC là độ dài đoạn thẳng BQ* < Pm, do vậy, tổng chi phí sản
xuất của doanh nghiệp là diện tích hình chữ nhật 0Q*BM. Do tổng doanh
thu lớn hơn tổng chi phí nên doanh nghiệp độc quyền sẽ có lợi nhuận
dương và lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp độc quyền chính là diện tích
hình chữ nhật ABMPm (diện tích được tô màu trên đồ thị).
Ở phần này, chúng ta cũng sẽ phân tích thêm về mối quan hệ giữa
tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa doanh thu.

Hình 5.21. Mối quan hệ giữa tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa doanh thu

Như đã phân tích ở trên, nếu theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
thì doanh nghiệp độc quyền sẽ lựa chọn mức sản lượng là Q* và bán
hàng hóa với mức giá Pm, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được là diện
tích hình chữ nhật được tô mầu trong đồ thị trên.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp độc quyền theo đuổi mục tiêu tối đa
hóa doanh thu thì doanh nghiệp phải lựa chọn mức sản lượng như thế
nào? Ở chương 2, chúng ta đã phân tích rằng, để doanh thu tối đa thì độ

233
co dãn của cầu theo giá phải bằng (-1). Đến chương này, chúng ta có thể
xây dựng một điều kiện khác để tối đa hóa doanh thu.
Để TRmaxthì TR’(Q) = 0 suy ra doanh thu cận biên MR = 0.
Như vậy, để doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa doanh thu, điều kiện
về lựa chọn sản lượng là doanh nghiệp phải sản xuất ở mức sản lượng mà
tại đó doanh thu cận biên bằng 0. Trên thực tế, hai điều kiện này là tương
đương vì khi doanh thu cận biên bằng 0 thì cầu sẽ co dãn đơn vị và
ngược lại. Điều này đã được chứng minh ở phần trên.
Áp dụng điều kiện tối đa hóa doanh thu MR = 0, với doanh nghiệp
độc quyền được biểu diễn ở Hình 5.21, doanh nghiệp này sẽ lựa chọn
mức sản lượng là Q1 và khi đó sẽ bán với mức giá là P1 tương ứng tại
điểm H trên đồ thị. Hai mức sản lượng Q* và Q1 là khác nhau vì hai điều
kiện tối đa hóa này là khác nhau. Đối với tối đa hóa lợi nhuận, điều kiện
là MR = MC, còn đối với tối đa hóa doanh thu điều kiện là MR = 0. Hai
điều kiện này không thể đồng nhất do bất cứ khi nào doanh nghiệp sản
xuất thì doanh nghiệp phải có chi phí và mức chi phí này phải khác 0
(MC ≠ 0).
Phân tích kỹ hơn ta có thể thấy, đối với doanh nghiệp độc quyền,
mức sản lượng tối đa hóa doanh thu luôn luôn lớn hơn mức sản lượng tối
đa hóa lợi nhuận.
b) Khi giá bán của doanh nghiệp bằng với chi phí bình quân
(P = ATC)
Thông thường, doanh nghiệp độc quyền thu được lợi nhuận kinh tế
nhờ vào vị thế độc quyền của mình. Tuy nhiên, vị thế độc quyền không
bảo đảm cho doanh nghiệp độc quyền luôn thu được lợi nhuận dương.
Nguyên nhân là do lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được còn phụ thuộc
vào vị trí tương đối giữa chi phí trung bình và cầu đối với sản phẩm (giá
sản phẩm) của doanh nghiệp độc quyền. Bây giờ, chúng ta sẽ phân
tích trường hợp nhà độc quyền chỉ thu được lợi nhuận kinh tế bằng 0
(Hình 5.22).

234
Hình 5.22. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp độc quyền khi P = ATC

So với Hình 5.20, doanh nghiệp độc quyền trong Hình 5.22 có mức
chi phí cao hơn, đường chi phí bình quân nằm cao hơn. Đường chi phí
bình quân (ATC) này tiếp xúc với đường cầu tại mức sản lượng mà
doanh nghiệp độc quyền có lợi nhuận lớn nhất. Theo nguyên tắc tối đa
hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền vẫn lựa chọn mức sản lượng mà
tại đó MR = MC, tức là mức sản lượng Q*, và giá bán mà doanh nghiệp
lựa chọn là Pm.
Do chi phí bình quân bằng với mức giá (đều bằng độ dài đoạn thẳng
AQ*), nên doanh nghiệp độc quyền chỉ thu được lợi nhuận kinh tế bằng
0. Tổng doanh thu và tổng chi phí đều bằng nhau và bằng diện tích hình
chữ nhật 0Q*APm. Trường hợp này doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất.
c) Khi mức giá của doanh nghiệp độc quyền nhỏ hơn chi phí bình
quân nhưng vẫn lớn hơn chi phí biến đổi bình quân (AVC < P < ATC)
Trong trường hợp này, doanh nghiệp độc quyền vẫn lựa chọn mức
sản lượng thỏa mãn điều kiện MR = MC, là điểm E trên Hình 5.23. Khi
đó, doanh nghiệp sẽ sản xuất Q* đơn vị sản phẩm và bán với mức giá là
Pm. Tuy nhiên, do mức giá này thấp hơn chi phí bình quân (bằng độ dài
đoạn thẳng AQ* ) nên doanh nghiệp độc quyền sẽ bị thua lỗ. Cụ thể,
doanh thu của doanh nghiệp độc quyền là diện tích hình chữ nhật

235
0PmAQ*. Trong khi đó tổng chi phí là diện tích hình chữ nhật 0NMQ*.
Tổng chi phí lớn hơn tổng doanh thu nên doanh nghiệp bị thua lỗ bằng
diện tích hình chữ nhật AMNPm.
Nếu doanh nghiệp đóng cửa ngừng sản xuất, doanh nghiệp sẽ bị thua
lỗ bằng chi phí cố định, là diện tích hình chữ nhật MNHB. Như vậy, nếu
doanh nghiệp ngừng sản xuất, phần thua lỗ của doanh nghiệp còn lớn
hơn phần thua lỗ nếu doanh nghiệp tiếp tục sản xuất. Và do vậy, doanh
nghiệp độc quyền vẫn nên tiếp tục sản xuất trong trường hợp này.
Phân tích cụ thể hơn, ta có thể thấy, nếu doanh nghiệp độc quyền
tiếp tục sản xuất thì phần doanh thu thu được (diện tích hình chữ nhật
0PmAQ*) sẽ bù đắp được cho toàn bộ chi phí biến đổi (là diện tích hình
chữ nhật 0HBQ*) và một phần chi phí cố định (là phần diện tích
ABHPm). Do đó, khi doanh nghiệp tiếp tục sản xuất, doanh nghiệp chỉ bị
thua lỗ một phần chi phí cố định (là diện tích hình AMNPm) chứ không
thua lỗ toàn bộ chi phí cố định. Chính vì vậy, trong trường hợp AVC < P
< ATC, quyết định khôn ngoan nhất của doanh nghiệp là tiếp tục sản
xuất để tối thiểu hóa lỗ.

Hình 5.23. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp độc quyền
khi AVC < P < ATC

236
d) Khi mức giá của doanh nghiệp độc quyền nhỏ hơn chi phí biến
đổi bình quân P ≤ AVC

Hình 5.24. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp độc quyền bán khi P ≤ AVC

Khi mức giá của doanh nghiệp nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân
AVC như trong Hình 5.24, nếu doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp sẽ
lựa chọn mức sản lượng Q* và bán với mức giá Pm. Khi đó, tổng doanh
thu của doanh nghiệp là diện tích hình chữ nhật 0Q*BPm. Tổng chi phí
của doanh nghiệp là diện tích hình 0Q*MN. Doanh nghiệp bị thua lỗ
bằng diện tích hình chữ nhật MNPmB. Trong khi đó, chi phí cố định (tức
là phần thua lỗ nếu doanh nghiệp ngừng sản xuất) chỉ là diện tích hình
MNHA. Chính vì thế, ở vào tình huống này, nếu doanh nghiệp sản xuất,
doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ lớn hơn chi phí cố định. Do vậy, quyết định
tốt nhất của doanh nghiệp lúc này là đóng cửa, ngừng sản xuất.
5.2.2.3. Quy tắc định giá của nhà độc quyền
Như đã phân tích, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền
sẽ lựa chọn mức sản lượng mà tại đó thỏa mãn điều kiện MR = MC.
Theo chứng minh ở phần trên, ta có:

 1 
MR  P D  1
 EP 

237
Thay thế vào điều kiện tối đa hóa lợi nhuận, ta rút ra:

 1 
MC = P D 1
 EP 

MC
Từ đó, ta có : P= (5.2)
1 1 D
EP

Đây chính là nguyên tắc đặt giá của doanh nghiệp độc quyền.
Trong thực tế, các doanh nghiệp thường chỉ có hiểu biết giới hạn về
đường cầu và đường doanh thu cận biên của mình. Do đó, thường là khá
khó khăn cho các doanh nghiệp khi áp dụng điều kiện MR = MC để xác
định ra mức sản lượng tối ưu và mức giá bán cho từng sản phẩm. Hơn
nữa, mặc dù đường cầu thường được đề cập đến như một đường tuyến
tính, nhưng trong thực tế thì đường cầu có thể có nhiều dạng khác nhau,
thông thường là dạng phi tuyến. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp biết
được về chi phí cận biên (MC) của doanh nghiệp mình và độ co dãn của
cầu theo giá thì doanh nghiệp có thể áp dụng công thức (5.2) để đặt giá
cho sản phẩm của mình. Công thức (5.2) cho ta thấy, chính sách giá tối
ưu đối với doanh nghiệp độc quyền phụ thuộc vào hai yếu tố: yếu tố liên
quan đến cầu - độ co dãn của cầu theo giá, và yếu tố thứ hai liên quan
đến chi phí - chi phí cận biên. Công thức này cũng cho thấy phần chênh
lệch giữa mức giá và chi phí cận biên của doanh nghiệp phụ thuộc vào độ
co dãn của cầu theo giá. Nếu cầu tương đối co dãn thì mức chênh lệch
này sẽ thấp, ngược lại, nếu cầu kém co dãn, mức chênh lệch này sẽ
cao hơn.
Công thức định giá của nhà độc quyền thường được sử dụng để xác
định giá cho những doanh nghiệp biết về chi phí cận biên và độ co dãn
của cầu theo giá của sản phẩm của doanh nghiệp mình nhưng thiếu thông
tin về đường cầu và đường doanh thu cận biên. Nó cũng có thể được áp
dụng đối với những tình huống chi phí cận biên và độ co dãn của cầu
theo giá không thay đổi đáng kể theo mức sản lượng trong khoảng sản
lượng tối ưu. Nguyên tắc định giá trên giúp cho các doanh nghiệp xác
định được gần chính xác mức giá tối ưu.

238
Nguyên tắc định giá này cũng ám chỉ rằng doanh nghiệp độc quyền
không bao giờ hoạt động tại miền cầu kém co dãn.
Nguyên tắc này cũng chỉ ra khi chi phí cận biên của doanh nghiệp
thay đổi sẽ tác động tới mức giá của doanh nghiệp như thế nào. Cụ thể là,
nó chỉ ra rằng mỗi đơn vị tiền tệ tăng lên trong chi phí cận biên của
doanh nghiệp sẽ làm cho giá tăng lên một lượng là E/(1+E). Ví dụ, nếu
độ co dãn của cầu theo giá là -3, khi đó, nếu chi phí cận biên MC tăng lên
10 đơn vị tiền tệ thì sẽ làm cho mức giá tối ưu của doanh nghiệp tăng lên
15 đơn vị tiền tệ.
5.2.2.4. Tác động của chính sách thuế
Khi chính phủ đánh thuế đối với doanh nghiệp độc quyền sẽ làm cho
doanh nghiệp độc quyền sản xuất ít sản phẩm hơn và đặt giá sản phẩm
cao hơn.
Giả sử một doanh nghiệp độc quyền ban đầu có đường chi phí cận
biên là MC, có đường cầu D và đường doanh thu cận biên là MR như
trên Hình 5.25. Khi đó, áp dụng điều kiện tối đa hóa lợi nhuận, doanh
nghiệp độc quyền sẽ lựa chọn mức sản lượng tại giao điểm giữa đường
MR và MC và sản xuất tại mức sản lượng Q1*, tương ứng khi đó doanh
nghiệp đặt giá bán một đơn vị sản phẩm là P1.

Hình 5.25. Tác động của thuế đối với doanh nghiệp độc quyền

239
Bây giờ giả sử rằng chính phủ đánh thuế doanh nghiệp độc quyền là
t trên mỗi sản phẩm bán ra, khi đó sẽ làm cho chi phí cận biên của doanh
nghiệp tăng thêm một lượng là t, và đường chi phí cận biên dịch chuyển
lên trên một khoảng cách bằng t, đến đường MCt. Do đường chi phí cận
biên dịch chuyển nên lúc này để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ
sản xuất tại mức sản lượng Q*2 và bán sản phẩm với mức giá P2> P1.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, do chính sách đánh thuế của chính phủ,
doanh nghiệp độc quyền đã sản xuất ít sản phẩm hơn và định giá bán cho
sản phẩm của mình cao hơn. Tuy nhiên, lưu ý rằng, sự gia tăng của mức
giá nhỏ hơn thuế. Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng cũng phải chịu
một phần thuế nhưng không phải gánh chịu toàn bộ thuế.
5.2.2.5. Độc quyền bán không có đường cung
Trong thị trường độc quyền bán không tồn tại đường cung bởi vì
không thể xác định được mức sản lượng trực tiếp từ đường chi phí cận
biên của doanh nghiệp độc quyền. Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận
của doanh nghiệp độc quyền không chỉ phụ thuộc vào chi phí cận biên
mà còn phụ thuộc vào hình dạng của đường cầu và giá sản phẩm được
xác định ở trên đường cầu. Chính vì vậy, trong thị trường độc quyền bán
thuần túy không tồn tại mối quan hệ 1:1 giữa giá và lượng cung giống
như trong thị trường CTHH. Có những trường hợp khi cầu thay đổi
không làm thay đổi đồng thời cả giá và lượng mà chỉ làm thay đổi một
trong hai yếu tố đó mà thôi.

Hình 5.26. Không tồn tại mối quan hệ 1:1 giữa giá và lượng cung
trên thị trường độc quyền

240
Trên hình 5.26, ban đầu đường cầu của thị trường là D1, khi đó
doanh nghiệp độc quyền sẽ lựa chọn mức sản lượng là Q*1 và bán với
mức giá là P1. Khi đường cầu thay đổi đến vị trí D2 (hình 5.26 bên trái),
khi đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản lượng thỏa mãn điều kiện MR2
= MC và vẫn cung ứng mức sản lượng Q*2 = Q*1 như ban đầu. Tuy
nhiên, do đường cầu thay đổi nên mặc dù sản lượng giữ nguyên nhưng
bây giờ doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm với mức giá P2. Như vậy, mặc dù
doanh nghiệp cung ứng cùng một mức sản lượng nhưng lại bán ở hai
mức giá khác nhau. Ở hình 5.26 bên phải thì khi đường cầu thay đổi sang
D2, để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng
Q*2, nhưng với đường cầu mới này, mức giá tương ứng với mức sản
lượng Q*2 vẫn không thay đổi (P1 = P2). Có thể thấy ở trường hợp này,
doanh nghiệp độc quyền bán đã cung ứng hai mức sản lượng khác nhau
nhưng lại bán ở cùng một mức giá.
5.2.2.6. Đo lường sức mạnh độc quyền - Chỉ số Lerner
Khác với doanh nghiệp CTHH, doanh nghiệp độc quyền có quyền
quyết định giá. Sau khi lựa chọn mức sản lượng là Q*, doanh nghiệp độc
quyền sẽ định giá bán cho sản phẩm của mình dọc trên đường cầu. Như
đã phân tích ở trên, mức giá này cao hơn mức chi phí cận biên để sản
xuất sản phẩm. Trong khi đó, doanh nghiệp CTHH lại luôn bán với mức
giá bằng với chi phí cận biên. Chính vì vậy, để đo lường sức mạnh độc
quyền, ý tưởng đưa ra là so sánh mức giá với chi phí cận biên của doanh
nghiệp độc quyền. Một nhà kinh tế học đã vận dụng ý tưởng này để tính
toán sức mạnh thị trường, đó là nhà kinh tế Abba Lerner. Chỉ số đo lường
sức mạnh thị trường được ông đưa ra vào năm 1934 và được lấy theo tên
ông, chỉ số Lerner. Chỉ số này được viết như sau:
P  MC
L (5.3)
P
Chỉ số Lerner luôn có giá trị giữa 0 và 1. Nếu chỉ số này có giá trị
càng lớn (tức là mức chênh lệch giữa giá và chi phí cận biên càng lớn) thì
thể hiện sức mạnh độc quyền càng cao và ngược lại.

241
Tại mức sản lượng mà lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền là lớn
nhất, do có MR = MC, nên chỉ số Lerner có thể viết lại là:
P  MR
L
P

 1 
Mà theo công thức (5.1), ta lại có MR  P D
 1 .
 EP 

Do vậy, biến đổi chỉ số Lerner, ta có:


 1 
P  P D  1
P  MR  EP 
L 
P P
1
Vậy: L (5.4)
EPD

Công thức này cho thấy rằng, sức mạnh độc quyền không phụ thuộc
vào bản thân doanh nghiệp độc quyền mà lại phụ thuộc vào hệ số độ co
dãn của cầu người tiêu dùng theo giá bán sản phẩm của doanh nghiệp
độc quyền. Nếu cầu càng kém co dãn thì L càng lớn, sức mạnh độc
quyền càng lớn và doanh nghiệp độc quyền có thể thu được lợi nhuận
cao do sự chênh lệch giữa giá và chi phí cận biên lớn. Ngược lại, nếu cầu
càng co dãn thì sức mạnh độc quyền sẽ yếu đi.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp độc quyền luôn cố gắng cải tiến chất
lượng sản phẩm của mình nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng và loại bỏ hẳn các sản phẩm thay thế tiềm ẩn. Đồng thời, họ
cũng sử dụng các thủ thuật kinh doanh khác để làm hài lòng khách hàng
nhằm ràng buộc khách hàng vào sản phẩm của mình, làm cho nhu cầu
khách hàng ít co dãn. Nếu thành công trong việc này, doanh nghiệp độc
quyền có thể định giá cao hơn để tăng lợi nhuận.
5.2.2.7. Tổn thất xã hội khi có hiện tượng độc quyền bán
Độc quyền sẽ làm giảm hiệu quả của sự phân bổ nguồn tài nguyên
xã hội cũng như phúc lợi xã hội. Đó là vì, doanh nghiệp độc quyền sẽ

242
giảm sản lượng để bán với giá cao hơn so với thị trường CTHH nhằm
tăng lợi nhuận. Việc giảm sản lượng làm cho doanh nghiệp độc quyền có
lợi hơn, nhưng người tiêu dùng và xã hội sẽ bị thiệt hại.
Chúng ta sẽ so sánh giá và sản lượng của thị trường độc quyền và thị
trường CTHH để xác định tổn thất phúc lợi xã hội một cách tổng quát.
Giả sử một thị trường độc quyền có thể vận hành như một thị trường
CTHH. Thị trường CTHH và doanh nghiệp độc quyền có cùng đường chi
phí cận biên MC. Ở thị trường CTHH, lợi nhuận của các doanh nghiệp
trong ngành sẽ đạt giá trị lớn nhất khi giá bằng với chi phí cận biên,
tương ứng với giá CTHH là Pc và sản lượng là Qc. Vẫn với đồ thị này,
nhưng giả sử bây giờ là thị trường độc quyền. Do doanh nghiệp độc
quyền luôn lựa chọn mức sản lượng mà tại đó MR = MC để tối đa hóa
lợi nhuận nên giá độc quyền Pm sẽ cao hơn giá CTHH (Pc) và sản lượng
giảm xuống còn Q*, thấp hơn sản lượng CTHH Qc (xem hình 5.27).

Hình 5.27. Tổn thất phúc lợi xã hội do hiện tượng độc quyền bán

Do giá cao hơn nên người tiêu dùng giảm lượng mua từ Qc xuống
còn Q* và thặng dư tiêu dùng bị mất đi tương ứng với diện tích hình
ABPmPc. Doanh nghiệp độc quyền sẽ thu thêm được thặng dư bằng hình
chữ nhật EBPmN do bán với giá cao hơn nhưng lại mất đi phần thặng dư
tương ứng với diện tích hình AME do sản lượng giảm. Lấy phần thay đổi
của thặng dư sản xuất trừ đi phần thặng dư mất đi của người tiêu dùng ta

243
thấy phần mất không của xã hội là diện tích hình ABE. Đây chính là tổn
thất phúc lợi xã hội gây ra bởi hiện tượng độc quyền.
Ngay cả khi lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền bị đánh thuế và
được phân phối lại cho người tiêu dùng đã mua sản phẩm của doanh
nghiệp độc quyền thì phần mất không vẫn tồn tại do sản lượng độc quyền
thấp hơn và giá độc quyền cao hơn so với thị trường CTHH.
Ngoài ra, xã hội còn có thể phải chịu chi phí khác ngoài thiệt hại nói
trên. Đó là, doanh nghiệp độc quyền còn có thể phải chi thêm một khoản
chi phí lớn để duy trì vị thế độc quyền của mình. Chi phí này không hiệu
quả về mặt xã hội. Nó có thể bao gồm chi phí quảng cáo, vận động hành
lang và những tranh thủ về phương diện pháp lý để tránh sự điều tiết của
chính phủ hay chống luật chống độc quyền. Doanh nghiệp độc quyền
cũng có thể lắp đặt thêm những nhà máy thừa công suất để tận dụng tính
kinh tế theo quy mô.

5.2.3. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền bán
thuần túy trong dài hạn
Trong dài hạn, do có rào cản gia nhập thị trường cho nên doanh
nghiệp độc quyền bán thuần túy vẫn giữ được lợi nhuận kinh tế dương.
Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ tìm cách thay đổi quy mô về mức quy mô có
chi phí thấp nhất tương ứng với mức sản lượng tối ưu trong dài hạn.
Hình 5.28 minh họa trường hợp doanh nghiệp độc quyền bán thuần
túy tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn. Doanh nghiệp lựa chọn mức sản
lượng thỏa mãn điều kiện MR = LMC và sản xuất mức sản lượng Q*.
Thực chất khi đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn quy mô trong ngắn hạn có
mức chi phí bình quân thấp nhất ứng với mức sản lượng Q*. Đường ATC
trên đồ thị chính là đường chi phí bình quân ứng với quy mô này. Do
trong trường hợp này mức giá bán của doanh nghiệp là Pm lớn hơn so với
chi phí bình quân nên doanh nghiệp độc quyền có lợi nhuận kinh tế
dương trong dài hạn. Lợi nhuận của doanh nghiệp được thể hiện bằng
diện tích hình chữ nhật ABMPm trên đồ thị.

244
Hình 5.28. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp
độc quyền bán thuần túy trong dài hạn

Nếu các rào cản gia nhập thị trường đủ lớn khiến cho các doanh
nghiệp khác không thể tham gia thị trường thì doanh nghiệp độc quyền
bán này sẽ vẫn giữ được lợi nhuận kinh tế dương trong dài hạn. Điều này
khác biệt hoàn toàn với tình trạng của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn
hảo khi chỉ có thể đạt được lợi nhuận kinh tế bằng 0 trong dài hạn.

5.2.4. Độc quyền mua thuần túy


5.2.4.1. Khái niệm
Độc quyền mua thuần túy là thị trường mà trong đó chỉ có một
người mua và có rất nhiều người bán. Trong thị trường độc quyền bán
thuần túy, người bán có sức mạnh thị trường nên họ có thể ảnh hưởng
đến mức giá mua. Ngược lại, trong thị trường độc quyền mua thuần túy,
do người mua là người mua duy nhất trên thị trường nên người mua có
sức mạnh thị trường, họ cũng có thể tác động đến mức giá mà họ phải trả
cho sản phẩm mình mua.
5.2.4.2. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc
quyền mua thuần túy
Để có thể hiểu người độc quyền mua sẽ ra quyết định mua với mức
sản lượng và mức giá như thế nào, trước tiên chúng ta cần phân tích về

245
việc ra quyết định của người mua nói chung. Khi mua hàng hóa người
tiêu dùng sử dụng nguyên lý cân bằng cận biên để có thể tối đa hóa lợi
ích ròng của mình. Điều đó có nghĩa là người mua sẽ tăng lượng mua cho
đến khi giá trị tăng thêm (lợi ích cận biên) của đơn vị hàng hóa cuối cùng
bằng đúng với mức chi tăng thêm cho hàng hóa đó (chi tiêu cận biên
ME). Tức là:
ME = MV
Chi tiêu cận biên là phần chi tiêu tăng thêm khi mua thêm một đơn
vị sản phẩm. Công thức tính của chi tiêu cận biên là:
 TE
ME   TE(' Q )
Q

5.2.4.3. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp độc quyền mua
thuần túy
Do là người mua duy nhất trên thị trường cho nên đường cung của
thị trường chính là đường cung đối với doanh nghiệp. Khi đường cung
thị trường là một đường dốc lên (có độ dốc dương) thì chi tiêu cận biên
của việc mua thêm hàng hóa không phải bằng giá mà cao hơn giá. Lý do
là mức giá cao hơn không chỉ trả cho những đơn vị mua thêm mà phải trả
cho tất cả các đơn vị sản phẩm, và do vậy giá trị chi tiêu cận biên ME lớn
hơn so với giá P. Chúng ta có thể thấy rõ điều này nếu biến đổi công thức
tính ME.
TE ( P .Q ) P
ME    PQ
Q Q Q

Do đường cung có độ dốc dương nên tỷ lệ ∆P/∆Q mang dấu dương


và do vậy ME > P. Khi mức sản lượng Q càng lớn thì mức chênh lệch
giữa giá và chi tiêu cận biên cũng càng lớn. Thể hiện trên đồ thị là đường
chi tiêu cận biên sẽ nằm trên đường cung và khoảng cách giữa đường chi
tiêu cận biên và đường cung sẽ ngày càng xa khi mức sản lượng gia tăng.

246
Hình 5.29. Quyết định giá và sản lượng mua tối ưu
của độc quyền mua thuần túy

Theo nguyên tắc lựa chọn sản lượng mua tối ưu chi tiêu cận biên
bằng lợi ích cận biên (ME = MV), doanh nghiệp độc quyền mua sẽ lựa
chọn mức sản lượng tại điểm E là giao điểm của đường cầu D (cũng
chính là đường lợi ích cận biên MV) với đường chi tiêu cận biên ME.
Khi đó, doanh nghiệp sẽ quyết định mua với mức sản lượng Q*. Với mức
sản lượng Q* các doanh nghiệp sẽ đồng ý bán khi mức giá là Pm.
Tương tự như trong thị trường độc quyền bán thuần túy, doanh
nghiệp độc quyền mua thuần túy cũng có sức mạnh thị trường. Mức độ
của sức mạnh độc quyền mua có thể đo bằng tỷ lệ giữa mức chênh lệch
giữa lợi ích cận biên và giá trên mức giá.
5.2.4.3. Tổn thất xã hội khi có hiện tượng độc quyền mua thuần túy
Sức mạnh độc quyền mua cũng gây ra thiệt hại cho xã hội giống như
độc quyền bán. Có thể thấy rõ điều này khi phân tích trên Hình 5.29. Nếu
là thị trường cạnh tranh thì mức giá và sản lượng sẽ được xác định tại
giao điểm giữa đường cung và đường cầu. Khi đó, người mua sẽ quyết
định mua Qc đơn vị sản phẩm và mua với mức giá là Pc. Như vậy, so với
thị trường CTHH, giá và sản lượng trong thị trường độc quyền mua đều
thấp hơn. Điều này đã làm cho thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất
bị thay đổi.

247
Thặng dư sản xuất của người bán giảm mất một phần bằng diện tích
hình chữ nhật a và hình tam giác c. Thặng dư người tiêu dùng tăng lên
một phần bằng diện tích hình chữ nhật a do giá thấp hơn nhưng đồng thời
cũng bị giảm một phần do sản lượng mua bị giảm đi, thể hiện trên đồ thị
là diện tích hình b. Như vậy, tổng thay đổi trong thặng dư xã hội là (- a -
c + a - b) = (- b - c). Như vậy, so với thị trường CTHH, phúc lợi xã hội
đã bị giảm mất phần diện tích hình b và c, thiệt hại này của xã hội gây ra
là do sức mạnh độc quyền mua.

5.3. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN


Chúng ta đã nghiên cứu về thị trường cạnh tranh hoàn hảo là một thị
trường mà các doanh nghiệp là người chấp nhận giá. Thị trường độc
quyền là thị trường chỉ có duy nhất một doanh nghiệp và do vậy doanh
nghiệp này có độc quyền chi phối thị trường. Tuy nhiên, phần lớn các thị
trường trong thực tế lại nằm ở giữa hai thái cực cạnh tranh hoàn hảo và
độc quyền thuần túy. Đó là thị trường cạnh tranh độc quyền và độc
quyền nhóm. Trước tiên, chúng ta sẽ phân tích về thị trường cạnh
tranh độc quyền.

5.3.1. Khái niệm và đặc trưng của thị trường cạnh tranh độc quyền
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có một đặc điểm là sản phẩm hàng
hóa giống nhau. Tuy nhiên, điều này không phổ biến trong thực tế mà sự
thực là sản phẩm của các doanh nghiệp không hoàn toàn giống nhau. Ví
dụ như: các thị trường quần áo, thị trường giày dép, thị trường bánh
kẹo,... Trên các thị trường này, sản phẩm hàng hóa không hoàn toàn
giống nhau mà có đôi nét khác biệt. Chính do sự khác biệt này, người
tiêu dùng có thể lựa chọn các hàng hóa theo sở thích và các doanh nghiệp
có thể định giá cho sản phẩm của mình, tất nhiên cũng chỉ có thể cao
trong một chừng mực nào đó, nếu không khách hàng vẫn có thể chuyển
sang mua hàng hóa của doanh nghiệp khác.
Thị trường cạnh tranh độc quyền là một thị trường mà trong đó có
rất nhiều doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có đôi nét khác biệt với

248
các doanh nghiệp khác và mỗi doanh nghiệp chỉ có khả năng quyết định
giá bán sản phẩm của chính doanh nghiệp mình.
Thị trường cạnh tranh độc quyền có các đặc trưng cơ bản sau:
- Thứ nhất, thị trường cạnh tranh độc quyền cũng là một thị trường
gồm rất nhiều người mua và rất nhiều người bán.
- Thứ hai, sản phẩm hàng hóa trên thị trường cạnh tranh độc quyền
không hoàn toàn giống nhau mà có đôi nét khác biệt. Hay ta có thể nói
sản phẩm hàng hóa trên thị trường này có thể thay thế dễ dàng cho nhau
nhưng không phải là thay thế hoàn hảo.
- Thứ ba, trên thị trường này cũng có sự tự do gia nhập và rút lui
khỏi ngành. Tức là nếu ngành này đang hoạt động có lợi nhuận kinh tế
dương thì các doanh nghiệp mới hoàn toàn có thể gia nhập ngành này mà
không gặp sự cản trở nào, ngược lại, nếu ngành này đang chịu lợi nhuận
kinh tế âm thì các doanh nghiệp trong ngành cũng có thể rời khỏi ngành.
Như vậy, thị trường cạnh tranh độc quyền vừa mang những đặc
trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo và vừa mang đặc trưng của thị
trường độc quyền (thuần túy).

5.3.2. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh
độc quyền
Do sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh độc
quyền có thể thay thế nhau nhưng không phải là thay thế hoàn hảo, sản
phẩm của doanh nghiệp này vẫn có nét khác biệt so với sản phẩm của các
doanh nghiệp khác, vì vậy các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền vẫn có
thể tăng giá mà không bị mất đi toàn bộ khách hàng của mình. Chính vì
vậy, các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền cũng có một đường cầu dốc
xuống. Đường cầu của các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền không
nằm ngang giống đường cầu của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
nhưng không quá dốc giống như trong thị trường độc quyền thuần túy.

249
Khi có một đường cầu dốc xuống, trong ngắn hạn doanh nghiệp
cạnh tranh độc quyền cũng ra quyết định giống như quyết định của doanh
nghiệp độc quyền thuần túy, có nghĩa là để tối đa hóa lợi nhuận doanh
nghiệp sẽ sản xuất tại mức sản lượng có MR = MC. Trên Hình 5.30
doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền sẽ lựa chọn sản lượng tại điểm E với
mức sản lượng Q*. Khi đó, doanh nghiệp cũng đặt giá trên đường cầu tại
điểm A với mức giá Pm.
MC
Mức giá này có thể được xác định theo công thức: P =
1 1 D
EP

Hình 5.30. Tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn


của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền

Do doanh nghiệp có đường cầu dốc xuống nên mức giá mà doanh
nghiệp đặt vẫn cao hơn so với chi phí cận biên giống như doanh nghiệp
độc quyền thuần túy.
Trong ngắn hạn cũng tùy thuộc vào mối quan hệ giữa cầu và chi phí
bình quân của doanh nghiệp mà doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền cũng
có khả năng sinh lợi giống như đối với doanh nghiệp độc quyền thuần
túy. Có nghĩa là, khi mức giá P > ATC thì doanh nghiệp cạnh tranh độc
quyền sẽ có lợi nhuận kinh tế dương. Hình 5.30 minh họa trường này hợp.

250
Khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp được thể hiện trên đồ thị là diện tích
của hình chữ nhật ABMPm. Còn khi P = ATC thì doanh nghiệp này có lợi
nhuận kinh tế bằng 0; khi AVC < P < ATC thì doanh nghiệp cạnh tranh
độc quyền sẽ bị thua lỗ những vẫn nên tiếp tục sản xuất do mức lỗ này
vẫn nhỏ hơn so với chi phí cố định. Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền
sẽ không sản xuất nếu mức giá nhỏ hơn so với chi phí biến đổi bình quân
(AVC).
Một lưu ý là do doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có đường cầu
dốc xuống, làm cho mức giá mà doanh nghiệp đặt cao hơn so với chi phí
cận biên nên các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền cũng tạo ra sự phi
hiệu quả, gây ra tổn thất về mặt phúc lợi xã hội giống như các doanh
nghiệp độc quyền thuần túy.
Trong dài hạn, doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền cũng sẽ lựa chọn
sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận theo nguyên tắc chung là MR = MC,
tuy nhiên lưu ý rằng chi phí cận biên trong trường hợp này là chi phí cận
biên dài hạn (LMC).

5.3.3. Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành cạnh tranh
độc quyền
Trong dài hạn, do ngành cạnh tranh độc quyền không có rào cản gia
nhập thị trường nên các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền không còn
giữ được lợi nhuận kinh tế dương giống như các doanh nghiệp độc quyền
thuần túy. Tại sao lại như vậy?
Trong dài hạn, nếu các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền trong
ngành này có lợi nhuận kinh tế dương, điều này sẽ thu hút các doanh
nghiệp mới tìm cách gia nhập vào thị trường để cũng đạt được mức lợi
nhuận siêu ngạch này. Điều đó sẽ khiến cho thị phần của mỗi doanh
nghiệp trong ngành bị giảm xuống và làm cho đường cầu của các doanh
nghiệp trở nên thoải hơn và dịch chuyển sang bên trái. Điều này được thể
hiện trên Hình 5.31 là sự dịch chuyển đường cầu từ D0 sang đường cầu D.
Quá trình các doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường cứ diễn ra liên

251
tục, không ngừng và chỉ kết thúc khi đường cầu của mỗi doanh nghiệp bị
dịch chuyển vào trong và tiếp xúc với đường chi phí bình quân dài hạn.
Khi đó, đối với mỗi doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền, do mức giá
bằng đúng chi phí bình quân dài hạn nên mỗi doanh nghiệp chỉ thu được
lợi nhuận kinh tế bằng 0. Điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp mới
không còn động cơ gia nhập vào ngành nữa và ngành cạnh tranh độc
quyền lúc này đạt trạng thái cân bằng.

Hình 5.31. Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành cạnh tranh độc quyền

Ngược lại, trong trường hợp nếu các doanh nghiệp trong ngành cạnh
tranh độc quyền chỉ có được lợi nhuận kinh tế âm thì sẽ dẫn đến việc một
số doanh nghiệp sẽ tìm cách rời bỏ thị trường. Khi điều này xảy ra, thị
phần của những doanh nghiệp còn bám trụ trên thị trường sẽ được mở
rộng hơn, đẩy đường cầu của các doanh nghiệp này dịch chuyển sang
phải. Quá trình các doanh nghiệp rời khỏi thị trường sẽ kết thúc khi cầu
đối với mỗi doanh nghiệp tăng lên làm cho lợi nhuận kinh tế của các
doanh nghiệp này đạt được bằng 0 và ngành cạnh tranh độc quyền đạt
trạng thái cân bằng.
Có thể thấy, trong dài hạn, các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền
không giữ được lợi nhuận kinh tế dương giống như trong ngắn hạn mà
chỉ thu được lợi nhuận kinh tế bằng 0. Mặc dù trong ngắn hạn các doanh

252
nghiệp cạnh tranh độc quyền giống với các doanh nghiệp độc quyền
thuần túy nhưng trong dài hạn, do không có rào cản gia nhập và rút lui
khỏi thị trường nên lúc này ngành cạnh tranh độc quyền lại giống với
cạnh tranh hoàn hảo.

5.4. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN NHÓM


5.4.1. Các đặc trưng cơ bản của độc quyền nhóm
Độc quyền nhóm là hình thái thị trường mà trong đó có một số
doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác sản xuất kinh doanh một hoặc một
số loại hàng hóa, mà sản lượng của họ chiếm toàn bộ hoặc là phần chủ
yếu sản lượng của nền kinh tế.
Ví dụ: Chế tạo sắt thép, ô tô, than, ti vi,...
Đặc trưng cơ bản của độc quyền nhóm:
- Số lượng người bán ít nhưng có nhiều người mua.
- Hàng hóa của doanh nghiệp đưa ra thị trường có thể giống nhau
hoặc khác nhau.
- Tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp rất lớn. Đây chính
là đặc điểm nổi bật nhất của hình thái độc quyền nhóm. Vì vậy, mỗi
doanh nghiệp khi xây dựng các đối sách của mình đều phải chú ý đến
hành vi của các đối thủ.
- Việc gia nhập vào thị trường là rất khó khăn.
- Hình thức cạnh tranh phi giá cả: Quảng cáo, bao bì, nhãn mác.
Như vậy, thị trường độc quyền nhóm với các đặc điểm đã nêu, khiến
các doanh nghiệp trở nên không hẳn là người chấp nhận giá thị trường và
cũng không phải là người đặt giá thị trường. Doanh nghiệp phải lựa chọn
một trong hai cách hành động:
- Cách thứ nhất: Không cấu kết. Các doanh nghiệp không liên hệ
trực tiếp với nhau mà dự đoán các hành vi của các đối thủ.

253
- Cách thứ hai: Cấu kết. Các doanh nghiệp hành động theo cách phối
hợp với nhau trong việc định giá và sản lượng. Chính vì vậy đã tạo thành
Cartel.

5.4.2. Phân tích một số mô hình độc quyền nhóm


5.4.2.1. Mô hình Cournot (Mô hình lưỡng độc quyền)
Cournot (1838) - Nhà kinh tế người Pháp đã đưa ra một mô hình
lưỡng độc quyền mang tên ông. Mô hình của ông là một trong những lý
thuyết trò chơi cổ điển. Mô hình Cournot có các đặc trưng: Các doanh
nghiệp độc quyền nhóm hoạt động độc lập với nhau, cùng sản xuất và lựa
chọn sản lượng bán ra đồng thời. Sản phẩm của thị trường độc quyền
nhóm này là đồng nhất (giống nhau). Sản lượng của thị trường là tổng
sản lượng của các doanh nghiệp cộng lại. Các doanh nghiệp độc quyền
nhóm trong trường hợp này cạnh tranh với nhau bằng sản lượng.
Chúng ta xem xét một ví dụ rất đơn giản của mô hình Cournot. Giả
sử q1 và q2 biểu thị lượng sản phẩm (của một loại sản phẩm đồng nhất)
được sản xuất bởi doanh nghiệp 1 và 2 tương ứng. Giả sử hàm cầu thị
trường là P = a - Q, trong đó tổng lượng cầu Q = q1 + q2, trong đó P = a -
Q khi Q < a và P = 0 khi Q ≥ a. Giả sử tổng chi phí của doanh nghiệp i để
sản xuất sản lượng qi là Ci(qi) = cqi. Không có chi phí cố định trong
trường hợp này và chi phí cận biên MC = c, trong đó chúng ta giả định
rằng c < a. Trong mô hình Cournot, giả sử rằng các doanh nghiệp đều
chọn các mức sản lượng đồng thời.
Hàm lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp theo dạng thông thường được
viết như sau:
Πi(qi,qj) = qi(a - (qi + qj) - c)
Cân bằng Cournot với cặp sản lượng (q1*, q2*). Đây cũng là cân
bằng Nash - Mỗi doanh nghiệp làm cái tốt nhất mà mình có thể nếu biết
cái mà đối thủ đang làm. Các doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận của
mình theo hàm lợi nhuận sau:
max Πi(qi,qj*) = max qi(a - (qi + qj) - c)

254
Giả định rằng qj* < a - c, lấy đạo hàm bậc nhất của hàm lợi nhuận để
xác định tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp i, ta được hàm phản ứng
1
của doanh nghiệp i như sau: qi   a  q*j  c 
2
Như vậy, nếu cặp (q1*,q2*) là thỏa mãn cân bằng Nash thì lựa chọn
sản lượng của mỗi doanh nghiệp sẽ là:
1
q1* 
2
 a  q2*  c  (1)

1
q2* 
2
 a  q1*  c  (2)

Đây chính là các hàm phản ứng của mỗi doanh nghiệp.
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta tìm được:
ac
q1*  q2* 
3
Nếu mỗi doanh nghiệp muốn khống chế và trở thành độc quyền duy
ac
nhất thì sản lượng của nhà độc quyền sẽ là: qm* 
2
và kiếm được mức lợi nhuận:

(a  c) 2

4
Nếu có 2 doanh nghiệp độc quyền trên thị trường thì mỗi doanh
nghiệp chỉ sản xuất được qi = qm/2 = (a - c)/4. Mức sản lượng này là thấp
hơn so với mức sản lượng sản xuất theo cân bằng Cournot.
Các hàm phản ứng của doanh nghiệp 1 và doanh nghiệp 2 biểu thị
các hàm phản ứng tốt nhất được tạo ra bởi các chiến lược của mỗi doanh
nghiệp. Đồ thị 5.32 miêu tả hai đường phản ứng tốt nhất của doanh
nghiệp 1 và doanh nghiệp 2. Hai đường này cắt nhau tại điểm E, biểu thị
cặp sản lượng cân bằng Cournot (q1*,q2*).

255
q2

(0, (a-c))

R1(q2)
Cân bằng

(0, (a-c)/2)
q*2
E R2(q1)

0 q1* ((a-c)/2, ((a-c),0) q1

Hình 5.32. Mô hình Cournot

Mô hình này cho thấy doanh nghiệp chọn mức sản lượng tối đa hoá
lợi nhuận khi có các dự đoán về các quyết định của các doanh nghiệp
cùng cạnh tranh về giá và sản lượng.

A B

Hình 5.33. Lựa chọn sản lượng tối ưu của hãng 1


theo sản lượng của hãng 2

256
Với giả định có hai doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền
(gọi là độc quyền hai doanh nghiệp) sản xuất các loại hàng hoá giống hệt
nhau và biết đường cầu thị trường. Các doanh nghiệp ra quyết định vào
cùng thời điểm, mỗi doanh nghiệp chọn mức sản lượng tối đa hoá lợi
nhuận dựa trên kì vọng của mình về quyết định sản lượng và giá của đối
thủ. Ví dụ dưới đây minh họa quyết định sản lượng của doanh nghiệp 1
theo sản lượng của doanh nghiệp 2.
Giả định doanh nghiệp 1 cho rằng doanh nghiệp 2 không sản xuất Q2
= 0, như vậy, đường cầu của doanh nghiệp 1 là D1(0) và là đường cầu
của thị trường, tương ứng doanh thu biên của doanh nghiệp 1 là MR1(0),
giả sử chi phí biên không đổi và là MC1, sản lượng tối đa hoá lợi nhuận
Q*1 = 50. Nếu doanh nghiệp 1 cho rằng doanh nghiệp 2 định sản xuất Q2
= 50 đơn vị hàng hoá, lập tức đường cầu của doanh nghiệp 1 là đường
cầu của thị trường sẽ dịch chuyển về bên trái 50, đó là đường D1(50),
doanh thu biên sẽ là MR1(50) lúc này Q*1 = 25, tại B có MR1 = MC1.
Tương tự, nếu doanh nghiệp 1 cho rằng doanh nghiệp 2 định sản xuất Q2
= 75, doanh nghiệp 1 sẽ sản xuất Q*1 = 12,5, tại đó MR1 = MC. Còn nếu
doanh nghiệp 1 cho rằng doanh nghiệp 2 định sản xuất Q2 = 100 hay
nhiều hơn, doanh nghiệp 1 sẽ không sản xuất nữa, sản lượng Q1 = 0. Như
vậy, số lượng doanh nghiệp 1 sản xuất để tối đa hoá lợi nhuận giảm dần
khi dự đoán số lượng doanh nghiệp 2 định sản xuất tăng lên.
Thông qua số liệu này, sẽ dựng được đường phản ứng của doanh
nghiệp 1 có phương trình Q1 (Q2). Phân tích tương tự về doanh nghiệp 2
như vậy để xác định mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của doanh
nghiệp khi biết những giả định về số lượng của doanh nghiệp 1 định sản
xuất. Kết quả đó sẽ là một đường phản ứng của doanh nghiệp 2 có
phương trình Q2(Q1).
Hình 5.34 miêu tả các đường phản ứng và thế cân bằng Cournot. Để
đảm bảo thế cân bằng, mỗi doanh nghiệp ấn định đầu ra phù hợp với
đường phản ứng của mình, các mức đầu ra cân bằng nằm ở giao điểm

257
của các đường phản ứng, các tập hợp đầu ra do đó mà có được và gọi là
một thế cân bằng Cournot. Trong thế cân bằng này, các doanh nghiệp giả
định một cách xác đáng sản lượng mà đối thủ cạnh tranh định sản xuất,
do đó, doanh nghiệp sẽ tối đa hoá lợi nhuận một cách thích hợp. Vì vậy,
không một doanh nghiệp nào trong hai doanh nghiệp độc quyền song
phương muốn di chuyển khỏi thế cân bằng.

Hình 5.34. Cân bằng Cournot

5.4.2.2. Mô hình Stackelberg (Lợi thế của người đi trước)


Stackelberg (1934) đưa ra mô hình động của thị trường độc quyền
nhóm với người có ưu thế (người dẫn đầu) sản xuất và bán ra trước,
doanh nghiệp tiếp theo sẽ theo dõi và hành động sau. Giả sử chúng ta
phân tích đối với trường hợp độc quyền nhóm có 2 doanh nghiệp độc
quyền 1 và 2. Hai doanh nghiệp hoạt động độc lập và sản xuất các loại
hàng hóa đồng nhất (giống nhau). Cả hai doanh nghiệp đều cạnh tranh
với nhau bằng sản lượng. Sản lượng của thị trường là tổng sản lượng của
các doanh nghiệp cộng lại. Doanh nghiệp 1 sẽ chọn lượng Q1≥ 0, doanh
nghiệp 2 sẽ quan sát Q1 và sau đó chọn lượng Q2≥ 0, kết cục của trò chơi
được xác định bởi hàm lợi nhuận của doanh nghiệp như sau:

258
i(Qi,Qj) = Qi(P(Q) - c)
Trong đó: P(Q) = a - Q và Q = Q1 + Q2 và c là chi phí cận biên cố
định của mỗi doanh nghiệp.
Chúng ta phải tính hàm phản ứng của doanh nghiệp 2 theo hàm phản
ứng của doanh nghiệp 1. Khi đó, lợi nhuận của doanh nghiệp 2 được xác
định bằng công thức:
2= Max Q2(a - Q1 - Q2 - c)
Lấy đạo hàm, giải và tìm kết quả ta sẽ được:
Q2 = (a - Q1 - c)/2
Thay Q2 = (a - Q1 - c)/2 vào hàm lợi nhuận của doanh nghiệp 1 và
tính đạo hàm bậc nhất, thiết lập bằng 0 cho kết quả:
ac
Q1*  ,
2
ac
Q2* 
4
đây là cân bằng Stackelberg.
Nếu mô hình Cournot xem xét hai doanh nghiệp độc quyền quyết
định đầu ra trong cùng một lúc, thì mô hình Stackelberg xét một doanh
nghiệp quyết định hành động trước khi đối thủ của mình hành động.
Ví dụ: Hai doanh nghiệp độc quyền song phương, có chi phí cận
biên MC1 = MC2 = 0, đường cầu thị trường là P = 30 - Q. Trong đó, Q là
tổng số sản lượng của 2 doanh nghiệp Q = Q1 + Q2.
- Với thế cân bằng Cournot, sẽ xác định được đường phản ứng của
doanh nghiệp 1:
Q1 = 15 -(1/2).Q2
Đường phản ứng của doanh nghiệp 2:
Q2 = 15 -(1/2).Q1

259
- Song, với giả định rằng doanh nghiệp 1 ấn định trước đầu ra của
mình, để tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp sẽ lựa chọn Q1 sao cho MR1
= MC1 = 0
Ta có:
TR1 = P.Q = (30 - Q) Q1= 30Q1 - Q12 - Q1Q2 = 15Q1 - (1/2)Q12
MR1 = 15 - Q1
Khi MR1 = MC, ta có Q1 = 15. Thay vào, ta có Q2 = 7,5
Như vậy, việc hành động trước mang lại cho doanh nghiệp 1 một lợi
thế: Sản lượng nhiều gấp đôi so với doanh nghiệp 2 và thu được lợi
nhuận nhiều hơn doanh nghiệp 2.
Cân bằng Stackelberg có nghĩa là một trò chơi di chuyển theo trật tự,
không phải di chuyển đồng thời như cân bằng Cournot. Trong cân bằng
Cournot, cả hai doanh nghiệp chọn mức sản lượng bằng nhau và đều
bằng: Q1,2 = (a-c)/3.
5.4.2.3. Cạnh tranh về giá (Mô hình Bertrand)
Mô hình Bertrand do nhà kinh tế người Pháp, Joseph Bertrand, xây
dựng năm 1883. Chúng ta sẽ xem xét mô hình hai nhà độc quyền cạnh
tranh với nhau bằng việc chọn giá bán ra. Trong mô hình Bertrand, các
hàm phản ứng, kết cục của trò chơi và hành vi trong cân bằng Nash là
khác xa so với mô hình Cournot (chọn sản lượng).
Cạnh tranh giá khi sản phẩm đồng nhất
Giả sử 2 doanh nghiệp có hàm cầu: Qi(Pi,Pj) = a - Pi + bPj, ở đó 2 > b
> 0 phản ánh mức độ mà sản phẩm của doanh nghiệp i có thể thay thế
cho sản phẩm của doanh nghiệp j. Trong trường hợp các sản phẩm đồng
nhất, giả sử rằng mức sản lượng mà người tiêu dùng mong muốn của
doanh nghiệp i là (a - pi) khi Pi< Pj; 0 khi Pi> Pj và (a - Pi)/2 khi Pi = Pj.
Cũng giả sử rằng sẽ không có chi phí cố định và chi phí cận biên của mỗi
doanh nghiệp đều bằng c, khi đó cân bằng Nash duy nhất là cả hai doanh
nghiệp đều bán ra với giá P = c.

260
Chúng ta hãy quay lại ví dụ độc quyền 2 doanh nghiệp ở mục trước,
trong đó cầu thị trường là: P  30  Q ; trong đó, Q  Q1  Q2 cũng lại là
tổng sản lượng của hàng hóa. Lần này, chúng ta sẽ giả định cả hai doanh
nghiệp đều có chi phí cận biên bằng 3USD:

MC1  MC2  3

Giải bài tập này, bạn có thể chỉ ra rằng cân bằng Cournot cho độc
quyền 2 doanh nghiệp đạt được khi cả hai doanh nghiệp cùng lựa chọn
sản lượng là Q1 = Q2 = 9. Bạn cũng có thể kiểm tra lại được rằng ở điểm
cân bằng này giá thị trường là 12USD, do đó mỗi doanh nghiệp bây giờ
thu được lợi nhuận bằng 81USD.
Bây giờ, giả sử rằng hai nhà độc quyền 2 doanh nghiệp này cạnh
tranh bằng cách định giá cùng một lúc thay vì đặt sản lượng. Mỗi doanh
nghiệp sẽ chọn giá nào và lợi nhuận mỗi doanh nghiệp sẽ thu được là bao
nhiêu? Để trả lời câu hỏi này, lưu ý rằng vì sản phẩm đồng nhất, nên
người tiêu dùng sẽ chỉ mua từ người bán giá thấp hơn. Vì thế, nếu hai
doanh nghiệp định giá khác nhau thì doanh nghiệp định giá thấp sẽ cung
toàn bộ thị trường, và doanh nghiệp định giá cao sẽ không bán được gì.
Nếu cả hai doanh nghiệp định giá như nhau thì người tiêu dùng sẽ bàng
quan về việc mua của doanh nghiệp nào, do đó chúng ta có thể giả định
rằng mỗi doanh nghiệp sẽ cung một nửa thị trường.
Cân bằng Nash trong trường hợp này sẽ như thế nào? Nếu suy nghĩ
một chút thì sẽ thấy rằng vì động cơ cắt giảm giá nên cân bằng Nash là
một kết cục cạnh tranh; nghĩa là cả hai doanh nghiệp đều định giá bằng
chi phí biên: P1 = P2 = 3 USD. Khi đó, sản lượng của ngành là 27 đơn vị,
trong đó mỗi doanh nghiệp sản xuất 13,5 đơn vị. Và vì giá bằng chi phí
biên nên cả hai doanh nghiệp đều thu được lợi nhuận bằng không. Để
kiểm tra xem đây có chắc chắn là cân bằng Nash hay không, hãy xem
liệu có doanh nghiệp nào có động cơ thay đổi giá của mình hay không.
Giả sử doanh nghiệp 1 tăng giá của mình lên. Khi đó, doanh nghiệp sẽ
mất toàn bộ lượng bán cho doanh nghiệp 2, và vì thế sẽ không có lợi.

261
Thay vào đó, nếu hạ giá xuống, doanh nghiệp sẽ chiếm được toàn bộ thị
trường, nhưng sẽ thiệt từ mỗi đơn vị sản xuất ra, và do đó sẽ thiệt hơn. Vì
thế, doanh nghiệp 1 (và tương tự doanh nghiệp 2) không có động cơ làm
khác đi cái tốt nhất mà mình có thể, nếu cho trước cái mà đối thủ đang
làm.
Tại sao lại không phải là cân bằng Nash khi các doanh nghiệp đặt
cùng một giá, nhưng cao hơn (chẳng hạn là 5USD), do đó mỗi doanh
nghiệp thu được một ít lợi nhuận? Vì trong trường hợp này, nếu chỉ cần
một doanh nghiệp hạ giá xuống một ít thì sẽ chiếm được toàn bộ thị
trường và gần như làm tăng gấp đôi lợi nhuận. Vì thế, mỗi doanh nghiệp
đều muốn cắt giảm giá. Việc cắt giảm giá này sẽ tiếp diễn cho đến khi
giá bằng 3USD. Thay đổi biến số lựa chọn chiến lược từ sản lượng sang
giá, chúng ta đã được một kết quả khá rõ ràng. Ở mô hình Cournot, mỗi
doanh nghiệp chỉ sản xuất 9 đơn vị, do đó giá thị trường là 12 USD. Bây
giờ giá thị trường là 3 USD.
Mô hình Bertrand bị phê phán ở một số điểm. Thứ nhất, khi các
doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đồng nhất, thì cạnh tranh bằng sản
lượng là tự nhiên hơn chứ không phải bằng giá. Thứ hai, ngay cả khi các
doanh nghiệp định giá và chọn cùng một giá (như mô hình dự đoán), thì
mỗi doanh nghiệp sẽ có thị phần bao nhiêu? Chúng ta đã giả định rằng
lượng bán được chia đều cho các doanh nghiệp, nhưng không có lý do
nào để cho phải như thế. Tuy có những nhược điểm nhưng mô hình
Bertrand vẫn hữu ích vì nó chỉ cho ta biết kết cục cân bằng trong thị
trường tập quyền phụ thuộc quan trọng như thế nào với sự lựa chọn biến
số chiến lược của các doanh nghiệp.
Cạnh tranh giá khi sản phẩm có sự khác biệt
Sản phẩm của thị trường tập quyền thường có mức độ khác biệt nào
đó. Thị phần được xác định không chỉ bởi giá, mà còn bởi những sự khác
biệt trong thiết kế, hoạt động và độ bền của sản phẩm của mỗi doanh
nghiệp. Khi đó sẽ là tự nhiên đối với các doanh nghiệp nếu cạnh tranh

262
với nhau bằng việc định giá chứ không phải đặt sản lượng. Để thấy sự
cạnh tranh giá khi sản phẩm có sự khác biệt hoạt động như thế nào,
chúng ta hãy xét một ví dụ đơn giản sau đây. Giả sử rằng mỗi một trong
hai nhà độc quyền 2 doanh nghiệp có chi phí cố định bằng 20USD nhưng
chi phí biến đổi bằng không, và họ gặp các đường cầu sau:
Cầu doanh nghiệp 1: Q1  36  2P1  P2

Cầu doanh nghiệp 2: Q2  36  2P2  P1

Trong đó, P1 và P2 tương ứng là giá mà các doanh nghiệp 1 và 2 đặt.


Giá Q1 và Q2 là các số lượng hai doanh nghiệp bán được. Lưu ý rằng số
lượng mà mỗi doanh nghiệp bán được giảm khi doanh nghiệp tăng giá
của mình lên, nhưng tăng khi đối thủ cạnh tranh tăng giá của họ lên.

P1*

P2*
Hình 5.35. Cân bằng Bertrand

Nếu cả hai doanh nghiệp cùng định giá một lúc thì chúng ta có thể
sử dụng mô hình Cournot để xác định kết quả cân bằng. Mỗi doanh
nghiệp sẽ chọn giá của mình, coi giá của đối thủ là cố định. Bây giờ xem
xét doanh nghiệp 1. Lợi nhuận của doanh nghiệp là  , bằng doanh thu

263
P1Q1 trừ đi chi phí cố định là 20USD. Thay phương trình đường cầu (1)
cho Q1 ta có:

1  PQ
1 1  20  36P1  2P1  PP
2
1 2  20

Mức giá P1 là bao nhiêu thì lợi nhuận được tối đa hóa? Câu trả lời
phụ thuộc vào P2, được doanh nghiệp 1 coi là cố định. Nhưng giá doanh
nghiệp 2 đặt là bao nhiêu đi nữa thì lợi nhuận của doanh nghiệp 1 sẽ tối
đa khi lợi nhuận tăng thêm, do sự gia tăng vô cùng nhỏ của doanh nghiệp,
sẽ đúng bằng không. Coi P2 cố định, giá tối đa hóa lợi nhuận của doanh
nghiệp 1 vì thế được cho bởi:

1 / P1  36  4P1  P2  0

Có thể viết lại để có quy tắc định giá sau, hoặc đường phản ứng của
doanh nghiệp 1:
Đường phản ứng của doanh nghiệp 1:

P1  9  (1/ 4) P2

Điều đó cho doanh nghiệp 1 biết phải định giá bao nhiêu, khi biết
giá P2 mà doanh nghiệp 2 đang đặt. Tương tự, chúng ta có thể tìm ra quy
tắc định giá cho doanh nghiệp 2:
Đường phản ứng của doanh nghiệp 2:

P2  9  (1/ 4) P1

Các đường phản ứng này được vẽ ở hình trên 5.35. Cân bằng
Bertrand là cân bằng Nash tại điểm giao giữa hai đường phản ứng. Tại
điểm cân bằng, ta xác định được cân bằng Bertrand là (P1*; P2*). Chúng
ta có thể chứng minh rằng mỗi doanh nghiệp khi định giá bằng 12USD
thì thu được lợi nhuận là 268USD. Tại điểm này, vì mỗi doanh nghiệp
đang làm cái tốt nhất có thể, biết trước giá mà đối thủ của mình đã đặt,
không doanh nghiệp nào có động cơ thay đổi giá của mình. Như vậy, để
xác định được lợi nhuận cực đại của mỗi doanh nghiệp, ta xác định điểm
cân bằng. Chúng ta giải phương trình hai đường phản ứng để tìm cặp giá

264
trị (P1*; P2*), sau đó thay vào hàm cầu của mỗi doanh nghiệp để xác định
sản lượng của mỗi doanh nghiệp, tiếp đến thay các giá trị vào hàm lợi
nhuận sẽ xác định được lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp.

TÓM LƯỢC CUỐI CHƯƠNG


 Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là doanh nghiệp chấp nhận giá
trị trường. Hành vi chấp nhận giá, đặc thù của những thị trường cạnh
tranh, phát sinh bởi vì mỗi một doanh nghiệp cá biệt trên thị trường là
nhỏ so với toàn bộ thị trường đến mức mà doanh nghiệp không thể ảnh
hưởng đến giá thị trường của hàng hoá hay dịch vụ do doanh nghiệp tạo
ra với việc thay đổi sản lượng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn hảo sản xuất một loại hàng hoá đồng nhất hay tiêu chuẩn hoá
hoàn hảo, và do đó không một người mua nào sẽ sẵn sàng trả cao hơn giá
thị trường hiện hành cho sản lượng của bất kỳ doanh nghiệp nào.
 Các doanh nghiệp trên các thị trường cạnh tranh đứng trước những
đường cầu hoàn toàn co dãn và không có sức mạnh thị trường để thay đổi
giá. Các nhà quản lý của các doanh nghiệp cạnh tranh chỉ có thể lựa chọn
sản lượng (hoặc đầu vào) để kiếm lợi từ các mức giá do thị trường quyết
định mà họ không có sự kiểm soát. Đường cầu của một doanh nghiệp
cạnh tranh là một đường nằm ngang ở mức giá do thị trường quyết định.
Đường cầu nằm ngang cũng là đường doanh thu cận biên của doanh
nghiệp bởi giá bằng doanh thu cận biên (P = MR).
 Trong ngắn hạn, đối với doanh nghiệp CTHH, khi giá thị trường
lớn hơn ATCmin, doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản lượng tối ưu thỏa
mãn điều kiện P0 = MC. Doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận kinh tế
dương. Khi giá thị trường bằng với ATCmin, doanh nghiệp sẽ lựa chọn
mức sản lượng tối ưu Q* thỏa mãn điều kiện P0 = MC, doanh nghiệp sẽ
hòa vốn. Vì điểm hòa vốn xảy ra tại điểm cực tiểu của ATC, nên muốn
xác định điểm hòa vốn, chúng ta có 2 cách để xác định mức sản lượng
hòa vốn là giải phương trình MC = ATC hoặc ATC’(Q) = 0. Khi giá thị

265
trường nằm giữa ATCmin và AVCmin, doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản
lượng tối ưu Q* thỏa mãn điều kiện P0 = MC, doanh nghiệp sẽ bị lỗ vốn.
Câu hỏi đặt ra trong trường hợp này là doanh nghiệp nên tiếp tục sản
xuất hay đóng cửa sản xuất (do bị thua lỗ). Nếu doanh nghiệp tiếp tục sản
xuất, doanh nghiệp sẽ thu được toàn bộ chi phí biến đổi và một phần chi
phí cố định. Như vậy, việc tiếp tục sản xuất sẽ đem lại nhiều lợi ích cho
doanh nghiệp hơn là đóng cửa sản xuất trong trường hợp này. Khi giá thị
trường P ≤ AVCmin. Xét trường hợp P = AVCmin, nếu doanh nghiệp sản
xuất, doanh nghiệp sẽ sản xuất tại mức sản lượng Q* và sẽ bị thua lỗ là
toàn bộ chi phí cố định (TFC). Nhà sản xuất sẽ bị bàng quan giữa sản
xuất và không sản xuất, chúng ta sẽ giả định những nhà quản lý lựa chọn
sản xuất thay vì đóng cửa khi P đúng bằng AVCmin. Nếu giá thấp hơn
AVCmin tại mức sản lượng ở đó P = MC, thì nhà quản lý nên đóng cửa
doanh nghiệp và không sản xuất. Khi doanh nghiệp đóng cửa, doanh
nghiệp mất chi phí cố định (  TFC ) , nhưng đây là khoản lỗ tối thiểu
có thể khi giá thấp hơn chi phí biến đổi bình quân. Bởi doanh nghiệp
đóng cửa khi giá giảm xuống dưới AVCmin, điểm tối thiểu của AVC chính
là mức giá đóng cửa của doanh nghiệp.
 Trong dài hạn, các doanh nghiệp cạnh tranh thu được lợi nhuận
kinh tế bằng không, bởi vì sự gia nhập hoặc từ bỏ thị trường cạnh tranh là
không hạn chế. Nếu giá vượt quá chi phí bình quân trong dài hạn (P > LAC),
lợi nhuận kinh tế dương sẽ thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập thị
trường. Sự gia nhập của các doanh nghiệp mới làm cho cung của ngành
tăng lên và giá thị trường giảm xuống cho đến khi giá bằng với chi phí
bình quân dài hạn tối thiểu và lợi nhuận kinh tế không còn.
 Đường cung dài hạn của ngành cạnh tranh có thể là đường dốc lên
trong trường hợp ngành có chi phí tăng hoặc đường nằm ngang trong
trường hợp ngành có chi phí không đổi. Khi sản lượng của ngành mở
rộng, các mức giá đầu vào có thể bị đẩy lên, làm cho điểm tối thiểu trên
LAC tăng lên. Vì giá cung dài hạn bằng LAC tối thiểu nên một sự dịch

266
chuyển lên trên LAC do tăng giá đầu vào làm giá cung tăng lên. Đây là
điều lý giải tại sao đường cung của ngành là đường dốc xuống trong dài
hạn với một ngành có chi phí giảm. Nếu giá đầu vào là không đổi khi sản
lượng của ngành và mức sử dụng đầu vào tăng lên, LAC tối thiểu vẫn
không đổi và đường cung dài hạn là hoàn toàn co dãn với ngành có chi
phí không đổi.
 Thị trường độc quyền bán thuần túy là thị trường chỉ có một người
bán duy nhất. Nguyên nhân của hiện tượng độc quyền có thể là do một số
nguyên nhân như quá trình sản xuất của doanh nghiệp đạt được tính kinh
tế theo quy mô, hoặc do những quy định của chính phủ, hoặc do doanh
nghiệp nắm giữ được yếu tố đầu vào cơ bản hay do những quy định về
bằng phát minh sáng chế. Do chỉ có một doanh nghiệp duy nhất trên thị
trường nên đường cầu của thị trường cũng chính là đường cầu của doanh
nghiệp. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy
sẽ lựa chọn mức sản lượng tại đó có doanh thu cận biên bằng chi phí cận
biên (MR = MC). Do sức mạnh độc quyền nên doanh nghiệp độc quyền
bán thuần túy có khả năng đặt giá cao hơn so với chi phí cận biên. Điều
này sẽ dẫn đến tổn thất về mặt phúc lợi xã hội. Trong dài hạn, do có rào
cản lớn về việc gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường nên doanh nghiệp
độc quyền bán thuần túy vẫn có khả năng giữ được mức lợi nhuận
kinh tế dương.
 Thị trường độc quyền mua thuần túy là thị trường mà trong đó chỉ
có một người mua duy nhất. Do là người mua duy nhất nên người mua
này cũng có khả năng tác động đến giá bán trên thị trường. Cụ thể là
doanh nghiệp độc quyền mua có khả năng mua với mức giá thấp hơn so
với cạnh tranh hoàn hảo. Sức mạnh độc quyền mua cũng làm xã hội bị
tổn thất về mặt phúc lợi.
 Thị trường cạnh tranh độc quyền là một thị trường có đặc điểm
giống với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, chỉ khác biệt một điểm duy
nhất là sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất trên thị trường có sự khác
biệt đôi chút, có nghĩa đây là những sản phẩm hàng hóa có thể thay thế

267
cho nhau nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho nhau giống như trong
thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Với đặc điểm này, các doanh nghiệp
cạnh tranh độc quyền vẫn có thể tăng giá bán mà không bị mất đi toàn bộ
thị trường. Khi đó đường cầu của các doanh nghiệp cạnh tranh độc
quyền là một đường có độ dốc âm giống như đường cầu của doanh
nghiệp độc quyền thuần túy, nhưng thoải hơn, chứ không phải là một
đường nằm ngang giống như đường cầu đối với các doanh nghiệp
cạnh tranh hoàn hảo.
 Trong ngắn hạn doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền cũng lựa chọn
sản lượng tối đa hóa lợi nhuận thỏa mãn điều kiện MR = MC và đặt giá
cao hơn so với chi phí cận biên giống như doanh nghiệp độc quyền thuần
túy. Trong dài hạn, do không có rào cản gia nhập và rút lui khỏi thị
trường nên các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền không giữ được lợi
nhuận kinh tế dương mà chỉ thu được lợi nhuận kinh tế bằng 0. Đặc điểm
này lại giống như đặc điểm của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
trong dài hạn.
 Độc quyền nhóm là hình thái thị trường mà trong đó có một số
doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác sản xuất kinh doanh một hoặc một
số loại hàng hóa, mà sản lượng của họ chiếm toàn bộ hoặc là phần chủ
yếu sản lượng của nền kinh tế. Đặc trưng cơ bản của độc quyền nhóm
bao gồm: Số lượng người bán ít nhưng có nhiều người mua; hàng hóa
của doanh nghiệp đưa ra thị trường có thể giống nhau hoặc khác nhau;
tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp rất lớn; việc gia nhập vào
thị trường là rất khó khăn. Như vậy, thị trường độc quyền nhóm với các
đặc điểm đã nêu, khiến các doanh nghiệp trở thành không hẳn là người
chấp nhận giá thị trường và cũng không phải là người định giá thị trường.
Doanh nghiệp phải lựa chọn một trong hai cách hành động: Cách thứ
nhất: Không cấu kết. Các doanh nghiệp không liên hệ trực tiếp với nhau
mà dự đoán các hành vi của các đối thủ. Cách thứ hai: Cấu kết. Các
doanh nghiệp hành động theo cách phối hợp với nhau trong việc định giá
và sản lượng. Chính vì vậy đã tạo thành Cartel.

268
CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 5

Tiếng Việt Tiếng Anh


Cạnh tranh độc quyền Monopolistic Competition
Cạnh tranh hoàn hảo Perfect Competition
Chắc chắn Certainty
Điểm đóng cửa Shut - Down Point
Điểm hòa vốn Break - Even Point
Doanh thu cận biên Marginal Revenue
Độc quyền bán Monopoly
Độc quyền hai doanh nghiệp Doupoly
(lưỡng độc quyền)
Độc quyền mua Monopsony
Độc quyền nhóm Oligopoly
Hàng rào gia nhập Entry Barriers
Không chắc chắn Uncertainty
Kiểm soát giá Price - Fixing
Người chấp nhận giá Price Taker
Người đặt giá Price Maker
Phân biệt giá Price Discrimination
Phân tích cận biên Marginal Analysis
Quy tắc định giá Pricing Rule
Rủi ro Risk
Sản phẩm đồng nhất Homogenous Product
Sự phân biệt sản phẩm Product Differentiation
Sức mạnh thị trường Market Power
Thông tin hoàn hảo Perfect Information
Tối thiểu hóa thua lỗ Loss Minimization

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN


1. Nêu và phân tích các đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
và doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo? Lấy một ví dụ về một thị trường
cạnh tranh hoàn hảo trong thực tế?

269
2. Vì sao đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo lại chính
là đường doanh thu cận biên, và cũng chính là đường doanh thu trung
bình?
3. Các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có sức mạnh thị trường
không, vì sao?
4. Tại sao các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo lựa chọn mức sản
lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận thỏa mãn điều kiện giá thị trường
bằng chi phí cận biên?
5. Phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn
hảo trong ngắn hạn?
6. Phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn
hảo trong dài hạn?
7. Trong trường hợp nào doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo bị thua
lỗ nhưng vẫn nên tiếp tục sản xuất? Vì sao?
8. Phân tích khái niệm của độc quyền thuần túy, các đặc trưng của
độc quyền thuần túy và các nguyên nhân dẫn đến độc quyền?
9. Phân biệt sự khác nhau về đường cầu của doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn hảo và doanh nghiệp độc quyền thuần túy? Tại sao doanh
nghiệp độc quyền được coi là doanh nghiệp có sức mạnh thị trường?
10. Phân tích sự lựa chọn giá bán và mức sản lượng tối ưu để tối đa
hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền thuần túy trong ngắn hạn?
11. Phân tích sự lựa chọn giá bán và mức sản lượng tối ưu để tối đa
hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền thuần túy trong dài hạn?
12. Xây dựng một mô hình của một doanh nghiệp độc quyền thuần
túy để chỉ ra việc doanh nghiệp này sẽ lựa chọn mức sản lượng và mức
giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn?
13. Xây dựng một mô hình của một doanh nghiệp độc quyền thuần
túy để chỉ ra việc doanh nghiệp này sẽ lựa chọn mức sản lượng và mức
giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn?

270
14. Doanh nghiệp độc quyền thuần túy có đường cung không? Vì
sao?
15. Phân tích hệ số Lerner phản ánh mức độ độc quyền của một
doanh nghiệp độc quyền?
16. Nêu và phân tích các đặc trưng của thị trường cạnh tranh độc
quyền và doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền? Lấy một số ví dụ về một
thị trường này trong thực tế?
17. Nêu và phân tích các đặc trưng của thị trường độc quyền nhóm?
Lấy một ví dụ về một thị trường này trong thực tế?
18. Phân tích cách thức các doanh nghiệp độc quyền nhóm lựa chọn
giá bán và mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn?
Lấy ví dụ về trường hợp thị trường có 2 doanh nghiệp độc quyền nhóm?
19. Độc quyền mua thuần túy là gì? Hãy phân tích cách thức doanh
nghiệp độc quyền mua lựa chọn mức sản lượng tối ưu. Chỉ ra tổn thất
phúc lợi do loại hình độc quyền này gây ra cho xã hội?

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI


1. Điều kiện để doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ lựa chọn mức
sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận là giá thị trường bằng chi phí cận
biên.
2. Đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, đường cầu trùng với
đường doanh thu cận biên.
3. Trong ngắn hạn, nếu doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo bị thua lỗ
thì nên đóng cửa sản xuất ngay.
4. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là doanh nghiệp không có sức
mạnh thị trường.
5. Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn
hạn là một phần đường chi phí cận biên ngắn hạn tính từ điểm đóng cửa
trở lên.

271
6. Trong dài hạn, các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo chỉ thu
được lợi nhuận kế toán bằng 0.
7. Đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là đường hoàn
toàn co dãn.
8. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi một doanh nghiệp đơn
lẻ gia tăng sản lượng sẽ làm cho cung trên thị trường tăng lên và giá của
hàng hóa giảm xuống (giả định các yếu tố khác không đổi).
9. Chi phí chìm không tác động đến việc lựa chọn sản lượng tối ưu
để tối đa hóa lợi nhuận.
10. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo nên đóng
cửa, ngừng sản xuất nếu lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp nhỏ hơn 0.
11. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi các doanh nghiệp có lợi
nhuận kinh tế dương sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp mới gia nhập vào thị
trường trong dài hạn và làm đường cung của thị trường dịch chuyển sang
phải.
12. Trong cả ngắn hạn và dài hạn, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn
hảo luôn tối đa hóa lợi nhuận khi chi phí bình quân đạt giá trị cực tiểu.
13. Đường cung trong dài hạn của một ngành cạnh tranh hoàn hảo
có chi phí không đổi là một đường nằm ngang song song với trục hoành.
14. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn chỉ cung ứng
sản lượng khi mức giá trên thị trường lớn hơn hoặc bằng chi phí bình
quân cực tiểu.
15. Sản xuất ở mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận có
nghĩa là doanh nghiệp luôn thu được lợi nhuận kinh tế dương.
16. Bởi vì doanh nghiệp CTHH là doanh nghiệp chấp nhận giá nên
khi giá cả trên thị trường thay đổi, đường cầu đối với doanh nghiệp
CTHH không thay đổi.
17. Đường cầu của ngành cạnh tranh hoàn hảo là đường cầu hoàn
toàn co dãn.

272
18. Doanh nghiệp độc quyền sẽ tối đa hóa lợi nhuận ở mức sản
lượng mà tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí bình quân.
19. Đường cầu của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là một đường cầu
nằm ngang, trong khi đường cầu của thị trường độc quyền là một đường
có độ dốc âm.
20. Doanh nghiệp độc quyền là doanh nghiệp “đặt giá”, trong khi
doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là doanh nghiệp “chấp nhận giá”.
21. Nếu một doanh nghiệp độc quyền đang sản xuất ở mức sản
lượng có P < AVC, doanh nghiệp vẫn nên tiếp tục sản xuất trong ngắn
hạn.
22. Doanh nghiệp độc quyền là doanh nghiệp “đặt giá”, do vậy
doanh nghiệp có thể đặt bất cứ mức giá nào mà doanh nghiệp muốn.
23. Thị trường độc quyền luôn đặt giá cao hơn và cung ứng ít sản
lượng hơn so với cạnh tranh hoàn hảo.
24. Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền càng kém co dãn thì sức
mạnh độc quyền của doanh nghiệp càng lớn.
25. Đối với doanh nghiệp độc quyền, doanh thu cận biên thường lớn
hơn giá bán sản phẩm.
26. Khi sản xuất ở mức sản lượng thỏa mãn điều kiện MR = MC,
doanh nghiệp độc quyền sẽ luôn tối đa hóa lợi nhuận.
27. Khi chi phí cố định thay đổi, để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn
hạn, doanh nghiệp độc quyền vẫn giữ nguyên mức sản lượng tối ưu như
trước.
28. Doanh nghiệp độc quyền có thể được hình thành khi doanh
nghiệp đó là doanh nghiệp duy nhất có được nguồn cung của yếu tố đầu
vào cơ bản trong quá trình sản xuất.
29. Doanh nghiệp độc quyền thuần túy không bao giờ bị thua lỗ.

273
30. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ đặt giá cho
MC
sản phẩm của mình là P  .
1
1 D
EP

31. Doanh nghiệp độc quyền sẽ tối đa hóa doanh thu khi lựa chọn
mức sản lượng tại miền cầu co dãn.
32. Sức mạnh độc quyền mua có thể làm cho những người bán hàng
trên thị trường này thu được mức giá cao hơn so với thị trường CTHH.

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài số 1:
Hàm tổng chi phí của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là TC
2
= q + q + 81 (đơn vị tính của Q là sản phẩm và tiền tính theo USD).
a. Viết phương trình biểu diễn các hàm chi phí ngắn hạn: ATC,
AFC, AVC và MC của doanh nghiệp?
b. Doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi
nhuận nếu giá bán sản phẩm trên thị trường là P = 18? Tính lợi nhuận lớn
nhất đó?
c. Xác định mức giá hòa vốn và sản lượng hòa vốn của doanh
nghiệp? Khi giá thị trường là P = 9 thì doanh nghiệp có nên đóng cửa
không? Tại sao?
d. Nếu chỉ riêng doanh nghiệp này bị đánh thuế t = 2 USD/sản phẩm
và giá thị trường là P = 27, sản lượng tối đa hóa lợi nhuận và mức lợi
nhuận tối đa của doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào?
Bài số 2:
Một doanh nghiệp đang sản xuất trong ngắn hạn với chi phí cố định
là TFC = 4000 và có chi phí cận biên MC = 0,002q + 1. Doanh nghiệp có
thể bán được mọi sản lượng ở mức giá thị trường là P = 7 (Tiền tính bằng
USD, q tính bằng sản phẩm).

274
a. Doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi
nhuận? Tính lợi nhuận lớn nhất đó?
b. Mức giá và mức sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp là bao
nhiêu? Ở mức giá nào doanh nghiệp phải đóng cửa?
c. Nếu doanh nghiệp bị đánh thuế t = 0,5 USD/sản phẩm và doanh
nghiệp vẫn theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, hãy so sánh sản
lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp trong trường hợp này với trường
hợp chưa bị đánh thuế?
d. Cũng hỏi như trên, nhưng bây giờ doanh nghiệp nộp thuế cho
chính phủ một khoản không đổi là T = 1375USD. Nhận xét về kết quả
của câu (c) và câu (d)?
Bài số 3:
Cho đường cung sản phẩm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
trong ngắn hạn là: q = 5(P - 1) với q > 0. Chi phí cố định của doanh
nghiệp là TFC = 1000 USD (Đơn vị tính tiền là USD, đơn vị tính của q là
sản phẩm).
a. Viết phương trình các hàm chi phí: TC, ATC, AVC và MC của
doanh nghiệp?
b. Mức giá và mức sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu?
c. Nếu giá thị trường là P = 39 USD/sản phẩm thì doanh nghiệp nên
sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận? Mức lợi nhuận đó
là bao nhiêu?
Bài số 4:
Một doanh nghiệp có đường cầu sản phẩm là: P = 40 - Q. Doanh
nghiệp có chi phí bình quân không đổi bằng 10 ở mọi mức sản lượng.
a. Cho biết chi phí cố định của doanh nghiệp là bao nhiêu?
b. Tìm mức giá và mức sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận của doanh
nghiệp?

275
c. Doanh nghiệp sẽ lựa chọn bán sản phẩm ở mức giá nào nếu theo
đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu? Có nhận xét gì về kết quả của hai
câu b và c?
Bài số 5:
Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu sản phẩm là: Q = 180 - 10P
a. Nếu doanh nghiệp bán sản phẩm với mức giá là P = 5 thì doanh
thu của doanh nghiệp là bao nhiêu?
b. Giả sử doanh nghiệp đang bán với mức giá P = 6. Nếu doanh
nghiệp muốn tăng lợi nhuận, doanh nghiệp phải tăng hay giảm giá? (Cho
ATC = 4).
c. Nếu doanh nghiệp đang bán với mức giá P = 12. Doanh nghiệp dự
định giảm giá để tăng doanh thu. Quyết định của doanh nghiệp có đúng
không? Tại sao?
Bài số 6:
Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu sản phẩm là: P = 200 -
0,001Q và hàm tổng chi phí là TC = 0,001Q2 + 100Q. (đơn vị tính của Q
là sản phẩm và tiền tính theo USD).
a. Nếu doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận thì lợi nhuận tối đa
đó bằng bao nhiêu?
b. Nếu doanh nghiệp muốn tối đa hóa doanh thu thì doanh nghiệp
sẽ lựa chọn mức giá và mức sản lượng nào? Khi đó, lợi nhuận của
doanh nghiệp bằng bao nhiêu? So sánh với mức lợi nhuận ở câu (a) và
cho nhận xét?
c. Giả sử chính phủ đánh thuế 15 USD/sản phẩm bán ra, hãy so sánh
mức sản lượng và lợi nhuận trong trường hợp này với trường hợp đầu.
Tính tổng số thuế mà chính phủ thu được.
Bài số 7:
Hai doanh nghiệp giống nhau trong một ngành cùng sản xuất ra một
loại sản phẩm đồng nhất. Các hàm tổng chi phí của hai doanh nghiệp

276
tương ứng là: TC1 = 40Q1 và TC2 = 40Q2, trong đó Q1 và Q2 là sản lượng
tương ứng của mỗi doanh nghiệp. Đường cầu thị trường có phương trình
Q = 200 - 0,5P, trong đó Q = Q1 + Q2.
a) Sản lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp 1 là bao nhiêu nếu là
doanh nghiệp duy nhất trong ngành?
b) Nếu hai doanh nghiệp hoạt động độc lập và lựa chọn mức sản
lượng đồng thời để sản xuất khi đó hãy viết phương trình phản ứng và
tìm lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp?
c) Giả sử hai doanh nghiệp cấu kết với nhau để tối đa hóa lợi nhuận
chung và đồng thời hai doanh nghiệp sẽ chia đều lợi nhuận. Mỗi doanh
nghiệp sẽ thu được lợi nhuận là bao nhiêu?
d) Giả định doanh nghiệp 2 sẽ tuân theo thỏa thuận cấu kết như câu
(c), nhưng doanh nghiệp 1 lừa gạt doanh nghiệp 2 (doanh nghiệp 1 không
tuân theo thỏa thuận), khi đó hãy xác định lợi nhuận của mỗi doanh
nghiệp.
Bài số 8:
Một doanh nghiệp bánh ngọt cung cấp cho hai thị xã 1 và 2. Hàm
cầu cho mỗi một cư dân của thị xã 1 là Q1 = 240 - P và của thị xã 2 là Q2
= 200 - 2P, trong đó Qi (i = 1;2) là lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp
và P là giá bán của sản phẩm. Biết rằng, thị xã 1 có 200 cư dân và thị xã
2 có 50 cư dân tiêu dùng mặt hàng này. Hàm tổng chi phí của doanh
nghiệp là TC = 20Q.
a) Nếu doanh nghiệp có sự phân biệt giá giữa cư dân của mỗi thị xã
thì doanh nghiệp sẽ định ra giá bán của sản phẩm ở mỗi thị xã là bao
nhiêu? Hãy tính thặng dư tiêu dùng của mỗi cá nhân và lợi nhuận kiếm
được ở mỗi thị trường?
b) Nếu doanh nghiệp không có sự phân biệt giá thì giá mà doanh
nghiệp bán ra trên cả 2 thị trường là bao nhiêu? Hãy tính số lượng sản
phẩm mà cư dân ở mỗi thị trường sẽ mua. Tính thặng dư tiêu dùng của

277
mỗi cư dân trong mỗi thị xã nêu trên. So sánh kết quả tính thặng dư tiêu
dùng của câu này với câu b).
c) Doanh nghiệp sẽ định ra mức giá nào để thặng dư tiêu dùng là lớn
nhất ở mỗi thị xã?
Bài số 9:
Hai doanh nghiệp độc quyền 1 và 2 có phương trình đường cầu thị
trường là P = 90 - 2Q, trong đó Q = Q1 + Q2. Hàm chi phí sản xuất của
mỗi doanh nghiệp là:
TC1 = 3 + 10Q1 và TC2 = 5 + 8Q2
a) Giả sử trên thị trường chỉ tồn tại một doanh nghiệp độc quyền
(hoặc doanh nghiệp 1 hoặc doanh nghiệp 2), khi đó mức sản lượng và
mức lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp độc quyền đó là bao nhiêu? Hãy
tính hệ số Lerner phản ánh mức độ độc quyền của mỗi doanh nghiệp?
b) Giả sử hai doanh nghiệp cấu kết với nhau để sản xuất và cùng
chia đều lợi nhuận. Hãy xác định mức sản lượng và lợi nhuận mà mỗi
doanh nghiệp sẽ sản xuất ra?
c) Nếu doanh nghiệp 1 và doanh nghiệp 2 là hai doanh nghiệp độc
quyền hoạt động độc lập, các doanh nghiệp này đều sản xuất một loại sản
phẩm đồng nhất và lựa chọn sản lượng để sản xuất đồng thời. Hãy viết
phương trình phản ứng, xác định mức sản lượng và lợi nhuận tối đa của
mỗi doanh nghiệp theo cân bằng Cournot. Cân bằng Cournot này có phải
là cân bằng Nash không? Vì sao?
d) Giả sử cả hai doanh nghiệp 1 và 2 đều sản xuất một loại sản phẩm
đồng nhất và hai doanh nghiệp này hoạt động độc lập (không cấu kết),
khi đó hãy xác định sản lượng và lợi nhuận tối đa của mỗi doanh nghiệp.
Biết rằng, doanh nghiệp 2 là người lựa chọn sản lượng trước (người đi
đầu), doanh nghiệp 1 theo dõi doanh nghiệp 2 và lựa chọn sản lượng sau
để sản xuất và cung ứng (người theo sau). Cân bằng Stackelberg trong
bài toán này có phải là cân bằng Nash không? Vì sao?

278
Chương 6
THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT

Trong thị trường đầu ra - thị trường hàng hóa, dịch vụ, nhà sản xuất
đóng vai trò là bên cung còn người tiêu dùng đóng vai trò là bên cầu.
Trong nội dung chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu về thị trường mới,
thị trường các yếu tố đầu vào. Ở thị trường này, vai trò của nhà sản xuất
và người tiêu dùng sẽ hoán đổi cho nhau và họ sẽ đưa ra quyết định lựa
chọn dựa trên những nguyên tắc riêng. Nội dung chương này sẽ chỉ rõ
các loại thị trường các yếu tố đầu vào, đặc trưng cũng như cơ chế hoạt
động của thị trường này.

6.1. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ


SẢN XUẤT
Các yếu tố sản xuất lần đầu tiên được hệ thống hóa trong các phân
tích của Adam Smith (1776), David Ricardo (1817), và sau này được
John Stuart Mill đóng góp như là một phần của lý thuyết chặt chẽ về sản
xuất trong kinh tế chính trị. Các nhà kinh tế học cổ điển đưa ra các yếu tố
sản xuất được sử dụng để sản xuất hàng hóa bao gồm:
- Đất hay các nguồn lực tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên) - các sản
phẩm có nguồn gốc tự nhiên, chẳng hạn như đất đai và khoáng chất. Chi
phí cho việc sử dụng đất là địa tô.
- Sức lao động - các hoạt động của con người được sử dụng trong
sản xuất. Chi phí thanh toán cho sức lao động là lương.
- Tư bản hay vốn - các sản phẩm do con người làm ra hay công cụ
sản xuất được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khác. Vốn bao gồm
máy móc, thiết bị và nhà xưởng. Trong ý nghĩa chung, chi phí thanh toán
cho vốn gọi là lãi suất.
Để có thể phân tích được thị trường các yếu tố đầu vào cần hiểu rõ
các đặc trưng của nó như sau:

279
- Thứ nhất, trong thị trường các yếu tố sản xuất, các doanh nghiệp lại
đóng vai trò là người mua (lực lượng cầu), còn các hộ gia đình và người
lao động đóng vai trò của người cung cấp các nguồn lực (lực lượng cung).
- Thứ hai, giá các yếu tố đầu vào là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ
ra và đồng thời là thu nhập của những người sở hữu chúng. Ví dụ, giá
thuê lao động làm việc cho doanh nghiệp là 5 triệu VNĐ/ tháng, điều này
có nghĩa doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra chi phí là 5 triệu VNĐ cho người lao
động hàng tháng. Đồng thời, người lao động cũng nhận được tiền công,
thù lao (thu nhập) là 5 triệu VNĐ. Để tối đa hóa lợi nhuận, các doanh
nghiệp cũng phải so sánh giữa chi phí cận biên của một yếu tố với doanh
thu cận biên mà yếu tố đó tạo ra.
- Thứ ba, cầu về các yếu tố đầu vào là cầu thứ phát, cầu dẫn suất hay
cầu phái sinh. Do doanh nghiệp dựa vào nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ
thông thường trên thị trường để tính toán mức cầu về các yếu tố đầu vào.
Ví dụ, nếu trên thị trường không có nhu cầu về hàng hóa thuốc lá, khi đó
các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá sẽ không có động lực để phát triển
sản xuất. Do đó, cầu về các yếu tố nguồn lực cho sản xuất thuốc lá sẽ
giảm xuống. Hay khi trên thị trường có nhu cầu về đồ nội thất bằng gỗ
khi đó cầu về những người lao động (thợ mộc) ngày càng tăng.

6.2. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG


Lao động là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất. Do bất kỳ
một yếu tố sản xuất nào cũng cần phải có lao động, các nhà kinh tế học
đã khẳng định lao động là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của quá
trình sản xuất.

6.2.1. Cầu về lao động


6.2.1.1. Khái niệm cầu lao động
Cầu về lao động là số lượng lao động mà doanh nghiệp muốn thuê
và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong một khoảng
thời gian nhất định. Cầu về lao động có đặc điểm giống với cầu về các
yếu tố đầu vào chung là cầu thứ phát, nó phụ thuộc vào cầu về hàng hóa

280
và dịch vụ trên thị trường. Nguyên tắc ở đây là nếu người tiêu dùng cần
nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn thì doanh nghiệp sẽ thuê thêm nhiều lao
động để tạo ra số lượng hàng hoá và dịch vụ đó nếu các điều kiện khác
không đổi.
Ví dụ, để sản xuất thêm được nhiều quần áo hơn, Công ty May 10
cần phải thuê thêm lao động để có thể vận hành những chiếc máy may cũng
như thực hiện các công đoạn trong việc hoàn thiện sản phẩm may.
Cầu về lao động còn phụ thuộc vào mức tiền công các doanh nghiệp
có khả năng và sẵn sàng trả. Khi giá của việc thuê lao động là cao thì các
doanh nghiệp sản xuất sẽ có lượng cầu đối với lao động thấp và ngược lại.
Đường cầu về lao động là một đường dốc xuống về bên phải, có độ
dốc âm. Mối quan hệ này cũng tuân theo luật cầu, với mức tiền công cao
w1 thì lượng cầu đối với lao động là L1 nhưng nếu mức tiền công giảm
xuống chỉ còn là w2 thì lượng cầu đối với lao động sẽ cao hơn, đạt tới L2.

w1 B

w2 A

DL
0 L1 L2 L

Hình 6.1. Đường cầu lao động

Cầu lao động trong dài hạn thoải hơn cầu lao động trong ngắn hạn.
Vì trong dài hạn, các doanh nghiệp sản xuất có thể thay đổi được tất cả

281
các yếu tố đầu vào nên trong dài hạn một sự thay đổi nhỏ của tiền công
lao động cũng có tác động lớn tới lượng cầu về lao động.

DLDH

DLNH
0
L

Hình 6.2. Đường cầu lao động trong ngắn hạn và dài hạn

Với những tính chất và đặc trưng của cầu về lao động, chúng ta sẽ đi
vào nghiên cứu và xem xét sự hình thành đường cầu và số lượng lao
động tối ưu mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn:
Thứ nhất, một số chỉ tiêu giúp doanh nghiệp xác định được số lượng
lao động cần thuê tối ưu.
- Sản phẩm cận biên của lao động (MPL) là sự thay đổi trong tổng số
sản phẩm đầu ra do sử dụng thêm một yếu tố đầu vào là lao động. Nó
được xác định bằng công thức:
Q
MPL   Q L'
L
- Sản phẩm doanh thu cận biên của lao động (MRPL) là phần doanh
thu tăng thêm do sử dụng thêm một đơn vị lao động đầu vào. Công thức
xác định MRPL như sau:
TR TR Q
MRPL     MR. MPL
L Q L
MRPL = TR’(L)

282
Đặc biệt, đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, chúng ta thấy các
doanh nghiệp là chấp nhận giá vì vậy P = MR nên MRPL = P. MPL. Phần
đóng góp của một lao động tính bằng tiền chính là phần sản phẩm do lao
động đó tạo ra được đem bán trên thị trường, nó chính là sản phẩm doanh
thu cận biên của lao động.
- Sản phẩm giá trị biên của lao động (MVPL) là giá trị bằng tiền
được tính ra từ các đơn vị sản phẩm tăng thêm do sử dụng thêm một đơn
vị đầu vào là lao động.
MVPL = P. MPL
Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, ta luôn có P = MR nên
MRPL = MVPL. Khi thị trường không phải là CTHH, ta luôn có MR < P
nên MRPL< MVPL.
Thứ hai, một số giả thiết được sử dụng trong việc xác định số lao
động cần thuê tối ưu là:
- Doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động
với số vốn là cố định. Do vậy, chi phí cận biên tăng lên thì chi phí cho
lao động tăng thêm (MCL) hay MC = MCL.
- Thị trường đầu vào là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
- Doanh nghiệp cũng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Một doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận quyết định thuê bao nhiêu
đơn vị lao động là phụ thuộc vào lợi nhuận mà họ có được từ việc thuê số
lao động đó. Tuy nhiên, đối với các loại thị trường khác nhau thì chi phí
tiền lương cho lao động là khác nhau.
Đối với doanh nghiệp CTHH trên thị trường lao động và thị
trường hàng hóa.
Doanh nghiệp chấp nhận mức giá trên thị trường hàng hóa và thị
trường lao động. Thị trường lao động rất dồi dào, và doanh nghiệp không
phải trả tiền thêm để có thể thu hút thêm lao động cho mình. Vì vậy, tiền
lương trả cho người lao động là không đổi theo lượng công nhân được
thuê. Giả sử w0 là mức tiền lương thị trường.

283
Khi đó:
∆π = ∆TR - ∆TC = MRPL - MCL = MRPL - (w0 + L*(∆w/∆L)
∆π = P.MPL - w0
Phương trình trên cho biết, nếu doanh thu cận biên (P.MPL) vượt quá
tiền lương phải trả cho công nhân (w0) thì đơn vị lao động tăng thêm sẽ
làm tăng lợi nhuận. Do đó, doanh nghiệp sẽ tiếp tục thuê thêm lao động
cho đến khi đơn vị lao động tiếp theo không mang lại lợi nhuận nữa. Hay
nói cách khác, nhu cầu lao động của doanh nghiệp được xác định bởi:
w = P x MPL = MRPL
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ tiếp tục thuê lao động cho
đến khi lao động đó tạo ra được doanh thu cận biên cho doanh nghiệp
bằng với tiền lương danh nghĩa (thị trường).
Ứng với mỗi mức lương, doanh nghiệp sẽ quyết định thuê số lao
động sao cho tiền lương trả cho lao động đó phải bằng sản phẩm doanh
thu cận biên do lao động đó tạo ra (MRPL). Vì vậy, đường doanh thu cận
biên của lao động (MRPL) là đường cầu của doanh nghiệp về lao động và
trùng với đường sản phẩm giá trị cận biên của lao động.

MRPL,
w

C
w01

E A
w0
D
B
DL =MRPL=MVPL

0 L1 L* L2 L

Hình 6.3. Điều kiện lựa chọn lượng lao động tối ưu MRPL = w

284
Doanh nghiệp CTHH trên thị trường lao động nhưng là độc
quyền trên thị trường đầu ra.
Chúng ta có thể chứng minh bằng cách tương tự và thấy được đường
cầu lao động của doanh nghiệp là đường MRPL. Do khi doanh nghiệp là
độc quyền trên thị trường hàng hóa, ta có: MRPL = MR*MPL = w0. Lúc
này đường cầu lao động không trùng với đường MVPL.
Doanh nghiệp độc quyền trên thị trường lao động và độc quyền
trên thị trường hàng hóa.
Doanh nghiệp độc quyền trên thị trường lao động sẽ thể hiện sức
mạnh của mình thông qua việc đưa ra mức giá cao hơn hay trả mức tiền
lương cao hơn để có thể thu hút lao động về cho doanh nghiệp mình. Do
đó, chi phí cận biên cho số lao động được thuê thêm là:
MCL = w0 + L. ∆w/∆L
Với w0 là mức tiền lương cân bằng của thị trường.
Như vậy, nếu chi phí cận biên của lao động được thuê thêm của
doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp chấp nhận giá trên thị
trường lao động là đường thẳng song song với trục hoành và đi qua điểm
có tọa độ (0, w0) thì với doanh nghiệp độc quyền MCL là đường thẳng
dốc lên và điểm xuất phát từ điểm có tọa độ (0, w0).
Doanh nghiệp là độc quyền trên thị trường sản phẩm, giá bán của
doanh nghiệp thay đổi theo lượng hàng bán ra. Nên:
MRPL = MPL.MR
Ta có: ∆π = ∆TR - ∆TC = MPL.MR - (w0 + L. ∆w/∆L)
Lúc này, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ lựa chọn thuê lao
động tại mức:
MR.MPL = w0 + L. ∆w/∆L hay MRPL = MCL
Theo phương trình này, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ tiếp
tục thuê lao động cho đến khi lao động đó tạo ra được doanh thu cận biên
cho doanh nghiệp bằng với chi phí biên cho lao động.

285
Vì vậy, đường doanh thu cận biên của lao động (MRPL) là đường
cầu của doanh nghiệp về lao động.

w
Thị trường đầu ra
CTHH
MCL1

MCL0

w1
w0

Thị trường đầu DL =MRPL DL =MRPL =MVPL


ra độc quyền

0 L1 L0 L
Hình 6.4. Đường MRPL chính là đường cầu của lao động

Trường hợp doanh nghiệp độc quyền trên thị trường hàng hóa và
CTHH trên thị trường hàng hóa.
Ta có: MRPL = MPL.MR = MPL.P = MVPL
∆π = ∆TR - ∆TC = MPL.MR - (w0 + L. ∆w/∆L)
Lúc này, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ lựa chọn thuê lao
động tại mức:
MRPL = MPL.MR = MPL.P = MVPL = w0 + L. ∆w/∆L
Hay: MRPL = MCL
Hay: MRPL = MCL
Như vậy, nhìn chung qua các phân tích cho thấy lượng lao động mà
doanh nghiệp lựa chọn ở mỗi mức tiền lương sẽ phải thỏa mãn MCL =

286
MRPL. Tương tự như đường cầu về một loại hàng hóa, ứng với một mức
giá sẽ có một lượng cầu về hàng hóa nằm trên đường cầu. Vậy, đường
MRPL là đường cầu về lao động của doanh nghiệp.
Đường MRPL cũng tuân theo luật cầu vì nó có độ dốc âm, như đồ thị
chúng ta thấy khi tiền lương tăng cầu về lao động của doanh nghiệp giảm.
Ngoài ra, chúng ta có thể chứng minh độ dốc của đường MRPL là độ dốc
âm như sau:
MRPL = MR.MPL
Do khi số lượng lao động tăng lên theo quy luật hiệu suất sử dụng
các yếu tố đầu vào có xu hướng giảm dần nên ta có MPL giảm dần. Giá
trị MR sẽ là không đổi đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo và có xu
hướng giảm dần khi thị trường không phải là CTHH vì MR giảm khi sản
lượng tăng lên.
6.2.1.2. Các yếu tố tác động đến cầu về lao động
- Giá của sản phẩm đầu ra
+ Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo về lao động:
MRPL = P.MPL P↑  MRPL↑
Khi đó, đường cầu về lao động dịch chuyển sang phải.
+ Đối với thị trường độc quyền về lao động:
MRPL = MR.MPL
MR = TR’Q = (P.Q)’Q
Điều này làm cho khi giá sản phẩm đầu ra tăng lên làm cho MR tăng,
kết quả là MRPL tăng và làm đường cầu về lao động dịch chuyển sang
phải. Như vậy, khi giá của sản phẩm đầu ra tăng lên làm cho đường cầu
lao động dịch chuyển sang phải và ngược lại.
- Thay đổi công nghệ
Tiến bộ công nghệ làm tăng sản phẩm cận biên của lao động (MPL),
do đó làm tăng MRPL, đường MRPL (đường cầu) dịch chuyển sang phải.

287
w
P↑, tiến bộ công nghệ
NSLĐ ↑

DL3
DL1
P↓, công nghệ ↓, DL2
NSLĐ ↓
0
L
Hình 6.5. Tác động của năng suất lao động đến cầu lao động

- Mức tiền lương trả cho người lao động thay đổi
Khi tiền công của lao động tăng lên, số người lao động sẵn sàng
tham gia lao động tăng lên nhưng doanh nghiệp lại thuê ít lao động hơn.
Mức tiền lương trả cho người lao động thay đổi sẽ dẫn tới sự trượt dọc
trên đường cầu về lao động. Ví dụ, sự trượt dọc từ B đến A như trên đồ
thị đường cầu lao động DL.

6.2.2. Cung về lao động


Cung lao động được định nghĩa là lượng lao động mà người lao
động sẵn sàng và có khả năng cung ứng tại các mức tiền công khác nhau
trong một giai đoạn nhất định (giả định tất cả các yếu tố đầu vào khác
không đổi).
Để hiểu rõ về cung lao động, trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là
lực lượng lao động. Lực lượng lao động là những người ở trong độ tuổi
lao động, đang làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm trong xã hội. Cũng
giống như định nghĩa về cung hàng hóa và dịch vụ, cung lao động cũng
bao gồm hai hành vi của người bán sức lao động là sẵn sàng và có khả năng
cung ứng. Chúng ta cũng phải xem xét đến bối cảnh thời gian và không gian
khác nhau khi xác định cung về lao động vì tại những khoảng thời gian và
không gian khác nhau thì cung về lao động có thể là khác nhau.

288
6.2.2.1. Cung về lao động của cá nhân
Mỗi người lao động là một chủ thể cung ứng sức lao động trên thị
trường. Cung về lao động của cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Các áp lực về mặt tâm lý, xã hội. Các áp lực về mặt tâm lý, xã hội
làm cho con người cần lao động, đấu tranh đòi quyền được lao động.
- Áp lực về mặt kinh tế. Áp lực về mặt kinh tế buộc con người phải
lao động để có tiền trang trải cho những nhu cầu mà họ cần.
- Phạm vi thời gian. Khả năng lao động của một cá nhân bị chi phối
rất nhiều bởi phạm vi thời gian. Giới hạn về thời gian giới hạn cao nhất
mà người lao động phải phân chia cho cả lao động và nghỉ ngơi, có thể là
thời gian của một ngày, một tuần, một tháng,...
- Lợi ích cận biên của lao động. Lợi ích cận biên của người lao động
là lợi ích của các hàng hóa, dịch vụ mua được bằng tiền của một thời
gian lao động thêm. Lợi ích cận biên của lao động cũng tuân theo quy
luật giảm dần. Khi thời gian lao động tăng lên thì lợi ích cận biên giảm
dần. Khi MUL< MUF (lợi ích cận biên của nghỉ ngơi) người lao động có
xu hướng thay thế lao động bằng nghỉ ngơi.
- Tiền công: Tiền công là giá cả của sức lao động, là giá trị thu nhập
trả cho một thời gian lao động. Tiền công quyết định đến lợi ích của lao
động, do đó nó ảnh hưởng đến quyết định cung ứng sức lao động của mỗi
người lao động.
Mức tiền công cao hơn và nếu được tự do trong việc lựa chọn số giờ
làm việc, thì tác động tới cung lao động có thể xảy ra hiệu ứng:
 Hiệu ứng thay thế: Khi tiền công ở mức thấp và bắt đầu có sự tăng
lên sẽ thúc đẩy người lao động làm việc nhiều hơn vì mỗi giờ làm việc
thêm họ được trả nhiều hơn. Điều này có nghĩa là mỗi giờ nghỉ ngơi sẽ
trở nên đắt hơn, người lao động có động cơ làm việc thay cho nghỉ ngơi,
tương ứng với đoạn AB trên đường SL (Hình 6.6).
 Hiệu ứng thu nhập: Với mức tiền công cao hơn, thu nhập của
người lao động cũng cao hơn. Với mức thu nhập cao hơn người lao động

289
lại muốn tiêu dùng nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, người tiêu dùng cũng
muốn có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi. Vì nghỉ ngơi thì tiêu dùng
nhiều hàng hóa, dịch vụ như đi mua sắm, du lịch, giải trí,... Điều này làm
cho cung lao động giảm, tương ứng với đoạn BC trên đường SL.

C
(2)
B

(1)

0 (1) (2) L
Hình 6.6. Đường cung sức lao động cá nhân của người lao động

6.2.2.2. Cung lao động của ngành


Cung lao động của ngành cũng tuân theo cách xác định cung lao
động thị trường, là sự cộng theo chiều ngang đường cung lao động của
các cá nhân. Do trên thị trường lao động hiệu ứng thay thế lấn át hiệu
ứng thu nhập nên trong thực tế, đường cung lao động của ngành là đường
dốc lên về phía phải và có độ dốc dương. Tuy nhiên, tùy thuộc vào ngành
yêu cầu trình độ của người lao động như thế nào và tùy thuộc vào thời
gian mà cung lao động của ngành là khác nhau.
Đối với ngành yêu cầu lao động trình độ phổ thông, khi mức lương
được trả tăng lên thì sẽ có một lượng lớn lao động muốn tham gia lao
động. Đường cung về lao động của ngành là đường tương đối thoải. Tuy
nhiên, đối với ngành yêu cầu trình độ lao động đặc biệt thì một sự thay
đổi nhỏ trong mức lương không làm tăng đáng kể lượng lao động muốn
tham gia cung ứng. Vì vậy, đường cung lao động của ngành này tương
đối dốc.

290
w w
SL SL

w1 w1

w2 w2

0 L2 L1 0 L2 L1
L L
Ngành yêu cầu lao động Ngành yêu cầu lao động
phổ thông trình độ cao

Hình 6.7. Cung lao động của các ngành

Thị trường lao động có đường cung trong ngắn hạn và dài hạn là
khác nhau. Trong ngắn hạn, cung về lao động cho một ngành là tương
đối ổn định, đường cung có chiều hướng dốc hơn, như SLN (Hình 6.8).
Trong dài hạn, nguồn cung của một nghề kỹ thuật nào đó có thể thay đổi
và có sự dịch chuyển về lao động giữa các ngành khiến cung về lao động
cho một ngành thay đổi. Do đó, đường cung dài hạn có chiều hướng
thoải hơn, được biểu diễn bằng hình SLD.
w
SLN

SLD

0
L

Hình 6.8. Độ co dãn cung lao động của ngành

291
Như vậy, cung về lao động cho một ngành phụ thuộc chủ yếu vào
tiền lương thực tế của ngành đó; mức độ khan hiếm và trình độ của lao
động thuộc một ngành cụ thể quyết định đến độ dốc của đường cung về
lao động của ngành đó.

6.2.3. Cân bằng thị trường lao động


Tương tự như thị trường về hàng hóa và dịch vụ, giá của lao động
phụ thuộc vào cung và cầu về lao động. Khi thị trường lao động ở trạng
thái cân bằng, doanh nghiệp sẽ thuê số lao động mà họ cho rằng sẽ đem
lại lợi nhuận tại mức tiền công cân bằng. Nghĩa là, doanh nghiệp sẽ thuê
lao động theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận “họ sẽ thuê cho đến khi
doanh thu cận biên của lao động bằng với tiền lương thị trường”. Cho
nên tiền công w phải bằng doanh thu cận biên (MRPL = DL) của lao động
khi cung và cầu ở trạng thái cân bằng.

SL

w0 E

DL
0
L0 L
Hình 6.9. Cân bằng cung cầu trên thị trường lao động

Khi cung, cầu thay đổi sẽ làm cho điểm cân bằng trên thị trường lao
động thay đổi, và tiền lương cũng như mức lao động được thuê cũng thay
đổi. Chúng ta có thể xem xét sự thay đổi của trạng thái cân bằng trên thị
trường lao động thông qua các trường hợp như sự thay đổi trạng thái cân
bằng cung cầu trên thị trường hàng hóa.

292
6.2.4. Tiền công tối thiểu
Để đảm bảo cho một số lực lượng lao động trên thị trường không
phải nhận mức lương quá thấp, vì mục tiêu công bằng xã hội và đảm bảo
cuộc sống cho người lao động, chính phủ một số nước đưa ra quy định về
tiền lương tối thiểu. Tiền lương tối thiểu là giá cả của sức lao động và nó
được hình thành dựa trên giá trị của sức lao động. Tiền lương tối thiểu
không chỉ áp dụng cho một bộ phận lao động nhất định mà là khung pháp
lý quan trọng do nhà nước quy định. Do vậy, tiền lương tối thiểu sẽ mang
tính chất bắt buộc đối với người sử dụng lao động, họ không được phép
trả cho người lao động mức lương thấp hơn tiền lương tối thiểu.
Tiền lương/ tiền công tối thiểu là mức lương thấp nhất mà chính phủ
quy định người sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Các doanh
nghiệp trả công cho lao động không được thấp hơn mức giá quy định này.
Thông thường thì mức lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng trên
thị trường lao động. Việc quy định tiền lương tối thiểu sẽ là cơ sở để xác
định tiền lương thực tế cho người lao động. Hiện nay, chế độ tiền lương
luôn bao gồm các nội dung cơ bản là tiền lương tối thiểu, hệ thống thang
lương, các chế độ phụ cấp lương, chế độ tiền thưởng. Sở dĩ, tiền lương tối
thiểu không thể thiếu trong chế độ lương bởi nó có vai trò quan trọng là:
- Cơ sở để nhà nước và người sử dụng lao động xác định thang lương,
bảng lương phù hợp với từng cơ quan.
- Cơ sở để tính toán các khoản phụ cấp và thưởng trả cho người
lao động.
- Cơ sở để thực hiện một số chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ ưu đãi
xã hội đối với người có công.
- Sự đảm bảo có tính pháp lý của nhà nước đối với người lao động
trong các ngành nghề, khu vực có tồn tại quan hệ lao động, đảm bảo đời
sống tối thiểu cho họ phù hợp với khả năng của nền kinh tế.
- Công cụ điều tiết của nhà nước trên phạm vi toàn xã hội và trong
từng cơ sở kinh tế. Tiền lương tối thiểu sẽ loại trừ sự bóc lột có thể xảy
ra đối với người làm công ăn lương trước sức ép của thị trường.

293
Với vai trò quan trọng của mình, tiền lương tối thiểu được xác định
dựa trên giá trị của sức lao động và quan hệ cung, cầu lao động trên thị
trường lao động. Tương tự như trường hợp giá sàn trên thị trường đầu ra:
w

Thất nghiệp SL

w1
A B
w0 E0

DL

0
L1 L0 L2 L

Hình 6.10. Quy định mức tiền công tối thiểu W1 trên thị trường lao động

Ban đầu, thị trường lao động cân bằng tại E0 với lượng lao động cân
bằng là L0 và mức lương cân bằng trả cho người lao động là w0. Khi
chính phủ quy định tiền lương tối thiểu, giả sử w1, lượng cầu lao động là
L1 nhưng lượng cung lao động là L2, thị trường dư thừa một lượng lao
động được xác định bằng độ dài đoạn thẳng AB như hình 6.10. Do đó,
trên thị trường lao động sẽ có một bộ phận người lao động bị thất nghiệp.
Như vậy, với mục đích đảm bảo cuộc sống cho người lao động,
chính phủ đã áp dụng mức lương tối thiểu, thậm chí còn quy định thành
luật tiền lương tối thiểu nhưng quy định này lại khiến cho một bộ phận
người lao động trên thị trường bị thất nghiệp. Do đó, trên thực tế các
quốc gia thường áp dụng bảo hiểm thất nghiệp để có thể bảo vệ tốt hơn
cho người lao động.

6.3. THỊ TRƯỜNG VỐN


6.3.1. Vốn và các hình thức của vốn
Vốn là lượng trang thiết bị và cơ sở hạ tầng sử dụng trong quá trình
sản xuất, nó được hiểu là vốn hiện vật của doanh nghiệp. Như vậy, trong

294
nền kinh tế thì vốn thể hiện sự tích lũy hàng hóa được sản xuất ra trong
quá khứ, hiện đang được sử dụng để sản xuất ra những hàng hóa và dịch
vụ mới.
Vốn hiện vật là những hàng hóa được sản xuất ra không vì mục đích
tiêu dùng cuối cùng mà được làm ra để sản xuất ra các hàng hóa và dịch
vụ khác. Vốn hiện vật bao gồm: Máy móc, thiết bị, đường ray xe lửa,
trường sở, nhà làm việc, kể cả những đồ dùng lâu bền, các nguyên nhiên,
vật liệu dự trữ cho quá trình sản xuất và kinh doanh. Đặc điểm cơ bản
nhất của vốn hiện vật thể hiện ở chỗ chúng vừa là sản phẩm đầu ra, vừa
là yếu tố đầu vào của sản xuất. Vốn hiện vật có thể mua, bán hay cho
thuê nên nó phải có giá.
Vốn tài chính không phải là tài sản hữu hình, nó chỉ là phương tiện
được sử dụng để mua các yếu tố sản xuất, nhằm tạo ra hàng hóa và dịch
vụ. Đây chính là tiền và các tài sản khác tương đương tiền (cổ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ tiền gửi,...). Để đảm bảo đủ vốn cung cấp cho quá trình
sản xuất, doanh nghiệp có thể tự mua sắm toàn bộ hoặc đi thuê vốn hiện
vật và cả vốn tài chính. Đối với vốn tài chính, để thuê được nó, người đi
thuê phải trả cho người cho thuê một khoản tiền thuê được gọi là lãi suất
mà chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể trong phần tiếp theo.

6.3.2. Lãi suất và giá trị hiện tại của vốn


Tiền lãi là số tiền phải trả để sử dụng một khoản tiền trong một
khoảng thời gian nhất định. Đây là số tiền phải trả khi đi thuê vốn tài
chính. Để đơn giản khi xác định lượng tiền này, người ta sử dụng thuật
ngữ “lãi suất”. Lãi suất là tỷ lệ giữa số tiền lãi và lượng tiền vay tính theo
phần trăm. Nó chính là giá của vốn.
Giả sử chúng ta vay K đồng với lãi suất hàng năm là i, ta có thể biểu
diễn lượng tiền mà người cho vay vốn thu được khi cho vay K đồng sau
n năm với lãi suất i bằng biểu thức:
X = K.(1 + i)n
Hay số tiền lãi mà người đi vay phải trả là: K.(1 + i)n - K. Từ biểu thức:
X = K.(1 + i)n

295
nếu chia cả hai vế cho (1 + i)n, ta sẽ có công thức:
1
X K
(1  i ) n

Công thức này được dùng để tính giá trị hiện tại của khoản tiền thu
được tại một năm nào đó trong tương lai với lãi suất là i.
Giá trị hiện tại của vốn:
Giá trị hiện tại của một khoản tiền tại một ngày nào đó trong tương
lai là số tiền nếu đem gửi hoặc cho vay hôm nay sẽ thu được đúng khoản
tiền vào ngày tương lai đó.
Ví dụ: Có 100 triệu VNĐ đem cho vay, sau 1 năm thu được cả gốc
lẫn lãi là 110 triệu VNĐ. Thì 100 triệu VNĐ được gọi là giá trị hiện tại
của 110 triệu VNĐ sau 1 năm. Giá trị 110 được gọi là giá trị tương lai
của 100 triệu VNĐ sau 1 năm.
Gọi NFV là giá trị tương lai của khoản đầu tư và NPV là giá trị hiện
hành của luồng thu nhập trong tương lai (giá trị hiện tại của vốn), ta có thể
viết lại công thức tính giá trị hiện tại của vốn dưới dạng cơ bản như sau:
NFV
NFV  NPV (1  i )n  NPV 
(1  i )n

Hệ số 1/(1 + i)n được gọi là hệ số chiết khấu để tính chuyển các


khoản tiền từ giá trị ở mặt bằng thời gian tương lai về mặt bằng thời gian
hiện tại.

6.3.3. Cung và cầu trên thị trường vốn


a) Cầu về dịch vụ vốn
Cũng giống như cầu về lao động, cầu về vốn là số lượng đơn vị vốn
mà người thuê sẵn sàng và có khả năng thuê ở các mức tiền thuê khác
nhau trong một thời gian nhất định và các yếu tố khác là không đổi.
- Cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp
Cũng giống như yếu tố đầu vào lao động, doanh nghiệp quyết định
thuê bao nhiêu vốn phải so sánh giữa chi phí cận biên của dịch vụ vốn và

296
doanh thu cận biên họ thu được từ dịch vụ vốn. Nếu mức chênh lệch này
là tối ưu thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận tối đa. Để hiểu rõ hơn về
cầu dịch vụ vốn, chúng ta nghiên cứu một số khái niệm sau:
Doanh thu cận biên của dịch vụ vốn là mức gia tăng về tổng doanh
thu do sự gia tăng một đơn vị dịch vụ vốn được sử dụng.
TR
MRPK 
K
Chi phí cận biên của việc sử dụng vốn là mức gia tăng của tổng chi
phí do sự gia tăng một đơn vị dịch vụ vốn được sử dụng.
TC
MC K 
K
Theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận nói chung, nếu doanh nghiệp
là cạnh tranh trên thị trường vốn thì chi phí cận biên của vốn luôn bằng
tiền thuê vốn (r).
MCK = r
Tương tự như cách phân tích về cơ sở của đường cầu lao động,
đường cầu về dịch vụ vốn là đường MRPK.
Vì với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường vốn thì
nguyên tắc thuê vốn tối ưu tại điểm.
MRPK = r
Nếu doanh nghiệp là độc quyền trên thị trường về dịch vụ vốn thì
doanh nghiệp sẽ thuê dịch vụ vốn cho đến khi doanh thu cận biên thu
được từ việc sử dụng dịch vụ vốn này đúng bằng với chi phí biên mà
doanh nghiệp đã phải trả khi sử dụng dịch vụ vốn:
MRPK = MCK
Như vậy, cũng giống như đường cầu về lao động, đường cầu về vốn
của doanh nghiệp cũng chính là đường doanh thu biên về dịch vụ vốn
MRPK.

297
MRPK,
r

E
r0

DK =MRPK

0 K* K

Hình 6.11. Đường cầu về vốn

Đường cầu này có thể thay đổi sang phải hoặc sang trái (cầu tăng
hoặc giảm). Nó phụ thuộc vào các yếu tố:
Giá của hàng hóa hay dịch vụ đầu ra: Giá sản phẩm của doanh
nghiệp tăng sẽ làm tăng tổng doanh thu, làm cho doanh thu biên từ việc
sử dụng vốn có giá trị lớn hơn. Đường cầu dịch vụ vốn dịch chuyển
sang phải.
Sự tăng mức độ các yếu tố sản xuất khác (chủ yếu là lao động) mà
vốn kết hợp với chúng để tạo ra sản phẩm, làm tăng năng suất của vốn.
Ví dụ, tăng lao động để sản xuất ra sản phẩm trong khi doanh nghiệp
muốn giữ nguyên sản lượng đầu ra sẽ khiến cho cầu về dịch vụ vốn giảm.
Tiến bộ kỹ thuật làm tăng năng suất của vốn hiện vật đối với các yếu tố
kết hợp khác, các đầu vào của doanh nghiệp, khiến cầu về vốn hiện vật tăng.
Ngoài ra, sự tăng lên của lãi suất sẽ dẫn tới sự trượt dọc trên đường
cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp. Đối với cầu về dịch vụ vốn của
ngành cũng được xác định tương tự như cầu lao động của ngành là tổng
cầu về dịch vụ vốn của các doanh nghiệp trong ngành. Nó được xác định
bằng cách cộng theo chiều ngang đường MRPK của các doanh nghiệp.

298
r

P↑, tiến bộ công nghệ

DK3
DK1
P↓, công nghệ ↓,
DK2
0
K

Hình 6.12. Tác động của tiến bộ công nghệ làm tăng năng suất vốn

b) Cung về dịch vụ vốn


Trong ngắn hạn, cung của các tài sản vốn như máy móc, nhà xưởng,
trang thiết bị với các dịch vụ vốn được cung cấp là cố định do không thể
thay đổi ngay được những tài sản vốn này. Bởi vậy, đường cung của các
dịch vụ vốn trong ngắn hạn là đường thẳng đứng. Nó thể hiện mức cung
về các dịch vụ vốn trong ngắn hạn là cố định.

r
SKN

0 K* K

Hình 6.13. Đường cung về vốn trong ngắn hạn

299
Trong dài hạn, dự trữ tài sản vốn trong toàn bộ nền kinh tế và cho
từng ngành sẽ thay đổi. Các nhà máy có thể được xây dựng thêm, các
thiết bị có thể được sản xuất và mua sắm thêm. Dự trữ lượng tài sản vốn
lớn hơn sẽ làm cho khả năng cung ứng nguồn vốn lớn hơn và ngược lại.
Nhưng dự trữ vốn lớn hơn chỉ khi nào giá cho thuê vốn cao hơn.
Ví dụ: Nhà cung cấp vốn sẽ sản xuất nhiều máy in, phôtô hơn nếu
giá cho thuê máy phôtô tăng lên. Dịch vụ cho thuê tài chính, nếu giá cho
thuê các chiếc ô tô tăng lên, nhà cung ứng ô tô cho thuê tài chính trong
ngành sẽ tăng cường dự trữ và cung ứng trên thị trường khi người sử
dụng trả với mức giá thuê cao hơn.
Do đó, trong dài hạn cung về vốn của một ngành là đường dốc lên và
thoải hơn đường cung vốn trong ngắn hạn.
r

SKD

0 K

Hình 6.14. Đường cung về vốn trong dài hạn

Đặc biệt, mỗi ngành cung cấp dịch vụ vốn đều có một đường cung
dốc lên. Tuy nhiên, ngành nào có mức độ sử dụng vốn lớn hơn sẽ có
đường cung về dịch vụ vốn dốc hơn.
c) Cân bằng trên thị trường vốn
Để xác định được điểm cân bằng trên thị trường vốn, cũng giống
như đối với tất cả các thị trường khác, chúng ta vẽ đường cung và cầu về
dịch vụ vốn trên cùng một hệ trục tọa độ. Điểm cân bằng trên thị trường

300
vốn là giao điểm của đường cung và đường cầu về dịch vụ vốn. Tại đây,
số lượng vốn được phân bổ hết cho các doanh nghiệp có nhu cầu và cũng sẽ
không có nhà cung cấp vốn nào gia nhập vào thị trường dịch vụ vốn nữa.
Khi quyết định có nên đầu tư hay không, các doanh nghiệp muốn tối
đa hóa lợi nhuận luôn so sánh giữa chi phí vay vốn (lãi suất) và tỷ suất
lợi tức vốn (giá trị tiền lãi ròng thu được hàng năm trên một đồng vốn
đầu tư, tính theo %/năm) thu được.
Với tỷ suất lợi tức vốn cao hơn lãi suất thị trường với vốn vay thì
doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư, các doanh nghiệp có động cơ gia nhập
ngành. Nếu lãi suất vay vốn cao hơn tỷ suất lợi tức vốn đầu tư thì doanh
nghiệp sẽ không đầu tư, rút lui khỏi thị trường dịch vụ vốn.
Khi lãi suất vay vốn bằng với tỷ suất lợi tức vốn thì sẽ không có
động cơ cho các doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường vốn. Vì
vậy, tại điểm cân bằng trên thị trường vốn, tỷ suất lợi tức của vốn phải
bằng với lãi suất cho vay vốn trên thị trường.
- Cân bằng trong ngắn hạn
Tại các điểm cân bằng ngắn hạn E, lãi suất cho vay vốn bằng với tỷ
suất lợi tức vốn.

MRPK,
r
SKN

r0 E

DK =MRPK
0 K0 K

Hình 6.15. Cân bằng cung cầu trên thị trường vốn

301
- Cân bằng trong dài hạn
Điểm cân bằng E của thị trường trong ngắn hạn chỉ có thể tồn tại
trong một khoảng thời gian ngắn.
Tại điểm cân bằng E của thị trường trong ngắn hạn, với mức lãi suất
i0 thì cung trong dài hạn vượt quá cầu về vốn. Lúc này, với mức lãi suất
cao i0, các tác nhân kinh tế sẽ tích lũy vốn nhiều hơn, gia tăng tiết kiệm.
Ban đầu tổng tích lũy vốn là tại điểm E, sau đó theo thời gian số vốn tích
lũy tăng dần khiến nền kinh tế trượt dọc theo đường cầu về vốn sang phải
tới điểm cân bằng dài hạn E*, tại giao điểm của đường cầu DK và đường
cung về vốn trong dài hạn SKD. Lúc này thị trường đạt cân bằng tại E*
với mức vốn được thuê cao hơn và mức lãi suất thấp hơn.

MRPK,
r
SKN

SKD

r0 E
r* E*

DK =MRPK
0 K0 K* K

Hình 6.16. Cân bằng trên thị trường vốn trong dài hạn

6.4. THỊ TRƯỜNG ĐẤT ĐAI


6.4.1. Đặc điểm của thị trường đất đai
Đất đai là yếu tố rất cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp kinh
doanh nào. Trước kia, đất đai chủ yếu được sử dụng trong nông nghiệp,

302
hiện nay nó được sử dụng vào các công việc khác như xây nhà ở, văn
phòng, xây nhà máy,... Theo quan điểm của các nhà kinh tế, đặc điểm
quan trọng của đất đai vẫn không thay đổi là “Không thể tăng lên khi giá
tăng lên và không thể co lại khi giá giảm đi”.
Như vậy, trên thị trường đất đai, yếu tố cung đất đai là cố định. Giá
sử dụng một diện tích đất đai trong một thời gian được gọi là địa tô hay
tô, nói một cách chính xác là tô kinh tế thuần túy.
Thuật ngữ “Tô kinh tế” được sử dụng đối với tất cả các yếu tố có
cung cố định. Tô kinh tế là tiền phải trả để có thể sử dụng các yếu tố sản
xuất cố định. Đó là những đặc điểm cơ bản nhất của thị trường đất đai.
Chúng ta sẽ đi nghiên cứu rõ hơn về những đặc điểm này thông qua
nghiên cứu về cung và cầu trên thị trường đất đai.

6.4.2. Cung và cầu trên thị trường đất đai


a) Cung trên thị trường đất đai
T

0 Đ* Đ
Hình 6.17. Đường cung về đất đai trong ngắn hạn và dài hạn

Đất đai là yếu tố sản xuất đặc biệt có sẵn từ thiên nhiên, không ai có
thể sản xuất ra nó. Vì vậy, trong phạm vi một quốc gia, lãnh thổ hay
vùng thì nguồn cung đất đai là cố định. Tuy nhiên, thực tế có thời kỳ
không phải hoàn toàn là cố định do khai hoang, lấn biển, do sa mạc hóa,...

303
Song theo như nhận định của các nhà kinh tế mà chúng ta đã phân tích
trong phần đặc điểm của thị trường đất đai, cung đất đai là cố định cả
trong dài hạn và ngắn hạn. Đường cung đất đai là đường SĐ có dạng
đường thẳng đứng.
b) Cầu về đất đai
Nhu cầu về đất đai cũng giống như nhu cầu về thuê vốn và thuê lao
động. Đây đều là nhu cầu thứ phát, phái sinh. Nó được xác định qua
doanh thu cận biên MR0 = MR.MPĐ.
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, ta có P = MR do đó:
MRĐ = P.MPĐ
Việc xác định cầu về đất đai cũng tương tự cách mà chúng ta xác
định đường cầu về lao động và vốn.

0 Đ

Hình 6.18. Đường cầu về đất đai

Việc xác định trạng thái cân bằng trên thị trường đất đai cũng
giống như đối với thị trường hàng hóa, thị trường vốn, thị trường lao
động. Điểm cân bằng là giao điểm của đường cầu đất đai và đường
cung đất đai.

304
T

T* E

0 Đ* Đ

Hình 6.19. Cân bằng cung cầu trên thị trường đất đai

Đường cung và đường cầu đất đai cắt nhau tại điểm E với mức tiền
thuê là T*. Xu hướng địa tô sẽ tiến tới mức giá này. Chúng hoàn toàn có
thể lý giải được thông qua cơ chế điều tiết thị trường ở chương 2.

6.4.3. Giá cả và tiền thuê đất đai


Vậy giữa giá cả của đất đai và tiền thuê đất đai có gì khác nhau,
chúng ta sẽ đi nghiên cứu kỹ hơn hai thuật ngữ này:
a) Tiền thuê đất đai
Như chúng ta đã biết, đất đai được sử dụng vào nhiều mục đích khác
nhau. Nhưng giá cho thuê giữa các ngành ngang bằng nhau và bằng mức
giá ở điểm cân bằng mà chúng ta đã phân tích. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp các chủ sở hữu đất đai không được phép di chuyển đất từ
ngành này sang ngành khác (thay đổi mục đích sử dụng) thì vẫn có sự
chênh lệch về giá thuê đất đai giữa các ngành.
Do cung về đất đai là không co dãn nên đất sẽ được sử dụng cho bất
kỳ hoạt động cạnh tranh nào cần tới nó. Do vậy, giá trị của đất hoàn toàn
phụ thuộc vào giá trị của sản phẩm do đất tạo ra và không có trường hợp
ngược lại.

305
Tiền thuê đất đai chính là địa tô, là tô sử dụng đất. Nói cách khác là
khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả để sử dụng đất đó mà không được
sở hữu nó.
b) Giá cả của đất
Giá trị của đất đai được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ được gọi là
giá cả của đất hay giá đất. Khi chúng ta bỏ một khoản tiền bằng với giá
đất chúng ta không chỉ được quyền sử dụng mà còn được sở hữu nó.
Việc xác định giá cả của đất không phải là vấn đề đơn giản vì đất đai
không có giá thành sản xuất. Giá trị của đất đai một phần do tự nhiên
sinh ra, một phần do con người khai thác sử dụng đất đai mang lại được
gọi là "giá trị đất đai". Lợi ích thu được từ đất đai càng lớn thì giá trị của
nó càng cao. Ở nước ta đang sử dụng hai hệ thống giá đất do Nhà nước
quy định và theo giá thị trường.
- Giá đất do Nhà nước quy định là hệ thống giá đất do Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định ra trên cơ sở quy
định khung giá của Nhà nước và điều kiện thực tế của địa phương để làm
căn cứ tính thuế đối với việc sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất
theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Giá đất thị trường là giá bán quyền sử dụng đất của một mảnh đất
nào đó có thể thực hiện được phù hợp với khả năng của người bán quyền
sử dụng đất và người mua quyền sử dụng đất theo cơ chế thị trường. Giá
đất thường được công bố theo VND/đơn vị diện tích đất. Thông thường
thì hệ thống giá do Nhà nước quy định thường ở trạng thái tĩnh và thấp,
trong khi đó giá thị trường thì ở trạng thái động và cao hơn giá của nhà
nước.
Sự chênh lệch giữa 2 hệ thống giá này càng cao thì càng gây ra
những bất lợi, những hạn chế, những tiêu cực trong việc giải quyết một
cách công bằng và hợp lý, hài hoà giữa lợi ích nhà nước và người sử
dụng đất. Vì vậy, nhà nước cần có biện pháp quản lý để giảm độ chênh
lệch về giá đất giữa 2 hệ thống này.

306
TÓM LƯỢC CUỐI CHƯƠNG
Cầu về lao động là số lượng lao động mà doanh nghiệp muốn thuê
và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong một khoảng
thời gian nhất định. Cầu về lao động phụ thuộc vào cầu về hàng hóa và
dịch vụ trên thị trường. Nhu cầu lao động của doanh nghiệp được xác
định bởi: w = P.MPL = MRPL khi doanh nghiệp là doanh nghiệp CTHH.
Khi doanh nghiệp là độc quyền trên thị trường hàng hóa ta có: MRPL =
MR.MPL = w0.
Cung lao động được định nghĩa là lượng lao động mà người lao
động sẵn sàng và có khả năng cung ứng tại các mức tiền công khác nhau
trong một giai đoạn nhất định (giả định tất cả các yếu tố đầu vào khác
không đổi). Cung về lao động của cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Các áp lực về mặt tâm lý, xã hội; áp lực về mặt kinh tế; phạm vi thời
gian;... Đối với ngành yêu cầu lao động trình độ phổ thông, đường cung
về lao động của ngành là đường tương đối thoải. Đối với ngành yêu cầu
trình độ lao động đặc biệt, đường cung lao động của ngành là đường
tương đối dốc.
Tiền lương/ tiền công tối thiểu là mức lương thấp nhất mà chính phủ
quy định người sử dụng lao động phải trả cho người lao động.
Vốn là lượng trang thiết bị và cơ sở hạ tầng sử dụng trong quá trình
sản xuất, nó được hiểu là vốn hiện vật của doanh nghiệp. Như vậy, trong
nền kinh tế thì vốn thể hiện sự tích lũy hàng hóa được sản xuất ra trong
quá khứ, hiện đang được sử dụng để sản xuất ra những hàng hóa và dịch
vụ mới. Lãi suất là tỷ lệ giữa số tiền lãi và lượng tiền vay tính theo phần
trăm.
Gọi NFV là giá trị tương lai của khoản đầu tư và NPV là giá trị hiện
hành của luồng thu nhập trong tương lai (giá trị hiện tại của vốn), ta có
công thức tính giá trị hiện tại của vốn như sau:
NFV
NFV  NPV (1  i )n  NPV 
(1  i )n

307
Cầu về vốn là số lượng đơn vị vốn mà người thuê sẵn sàng và có khả
năng thuê ở các mức tiền thuê khác nhau trong một thời gian nhất định
và các yếu tố khác là không đổi. Trong ngắn hạn, cung của các tài sản
vốn như máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị với các dịch vụ vốn được
cung cấp là cố định do không thể thay đổi ngay được những tài sản vốn
này trong ngắn hạn. Bởi vậy, đường cung của các dịch vụ vốn trong ngắn
hạn là đường thẳng đứng. Nó thể hiện mức cung về các dịch vụ vốn trong
ngắn hạn là cố định.
CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 6

Tiếng Việt Tiếng Anh

Cầu lao động (DL) Demand for Labour

Cung lao động (SL) Supply for Labour

Lãi suất (i) Interest Rate

Lao động (L) Labour

Lực lượng lao động Labour Force

Lương tối thiểu Minimum wage

Sản phẩm doanh thu cận biên (MRP) Marginal Revenue Product

Sản phẩm giá trị cận biên (MVP) Marginal Value Product

Thất nghiệp Unemployment

Thị trường lao động Labour - Market

Tiền công (w) Wage

Tiền lương Salary

Tiền lương cân bằng Equilibrium Wage

Tiền thuê (r) Rent

Tiền thuê cân bằng Equilibrium Rent

308
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Phân tích khái niệm cầu lao động và các đặc trưng của cầu lao động?
2. Sản phẩm doanh thu cận biên là gì? Tại sao đường sản phẩm
doanh thu cận biên của lao động lại chính là đường cầu lao động của
doanh nghiệp?
3. Chứng minh rằng sản phẩm doanh thu cận biên của lao động có xu
hướng giảm dần khi lượng lao động được thuê tăng lên?
4. Tại sao khi doanh nghiệp thuê lao động thỏa mãn điều kiện
MRPL = w thì doanh nghiệp sẽ thuê được lượng lao động tối ưu để tối đa
hóa lợi nhuận?
5. Tại sao đường cầu lao động của ngành lại có xu hướng dốc hơn
đường cầu lao động của doanh nghiệp? Phân tích các yếu tố tác động đến
cầu lao động của doanh nghiệp?
6. Phân tích khái niệm cung lao động và nêu các yếu tố tác động đến
cung lao động của doanh nghiệp?
7. Phân biệt đường cung lao động của cá nhân với đường cung lao
động của ngành?
8. Phân tích một số tác động chủ yếu làm thay đổi trạng thái cân
bằng trên thị trường lao động của một ngành?
9. Phân biệt vốn tài chính và vốn hiện vật. Phân tích giá trị hiện tại
và giá trị tương lai của vốn?
10. Phân tích các đặc trưng cơ bản của cung - cầu về thị trường vốn?
11. Phân tích các đặc trưng cơ bản của cung - cầu về thị trường đất đai?
12. Phân tích cung - cầu về thị trường lao động đối với ngành tài
chính - ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?
13. Phân tích cung - cầu về thị trường vốn đối với các doanh nghiệp
kinh doanh bất động sản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?

309
14. Phân tích cung - cầu và giá thị trường bất động sản ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay?
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI
1. Đường cầu về lao động của doanh nghiệp trong dài hạn thoải hơn
so với trong ngắn hạn.
2. Đường sản phẩm doanh thu cận biên của lao động chính là đường
cầu về lao động của doanh nghiệp.
3. Đường cung lao động của ngành lao động phổ thông kém co dãn
hơn so với đường cung lao động của ngành có yêu cầu trình độ, năng lực
đặc biệt.
4. Đường cung về vốn trong ngắn hạn của doanh nghiệp là đường
dốc lên về phía phải.
5. Đường sản phẩm cận biên của vốn chính là đường cầu về vốn.
6. Đường cung đất đai cố định cả trong ngắn hạn và dài hạn.
7. Sự gia tăng cầu các khoản vay sẽ có xu hướng làm tăng lãi suất.
8. Lượng cầu về đất đai có mối quan hệ ngược chiều với giá thuê
đất đai.
9. Sự giảm xuống của mức tiền công cân bằng sẽ làm cho đường cầu
về lao động của doanh nghiệp dịch chuyển sang phải (giả định tất cả các
yếu tố khác không đổi).
10. Sản phẩm doanh thu cận biên của lao động đối với một doanh
nghiệp cạnh tranh hoàn hảo bằng sản phẩm cận biên của lao động nhân
với mức tiền công.
11. Sự thay đổi công nghệ không có tác động gì đến cầu về các yếu tố
sản xuất.
12. Nếu cầu về sản phẩm đầu ra tăng lên thì cầu về các yếu tố sản xuất
dùng để sản xuất ra sản phẩm đó cũng tăng lên (giả định tất cả các yếu tố
khác không thay đổi).

310
13. Khi đường cung lao động cá nhân có độ dốc dương, hiệu ứng thu
nhập mạnh hơn so với hiệu ứng thay thế.
14. Sự tăng lên của tiền công tối thiểu sẽ có lợi cho tất cả những người
lao động.
15. Đường cầu về lao động của ngành là sự cộng theo chiều ngang
đường cầu của các doanh nghiệp trong ngành.

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài số 1:
Giả sử một doanh nghiệp có hàm sản xuất như sau: Q = 40L - 2L2.
Trong đó, L là đầu vào lao động một ngày và Q là sản lượng làm ra trong
một ngày.
a. Hãy xây dựng hàm cầu lao động và vẽ đồ thị đường cầu lao động
của doanh nghiệp nếu sản phẩm của doanh nghiệp được bán trên thị
trường cạnh tranh hoàn hảo với giá là P = 10 (nghìn đồng/sản phẩm)?
b. Doanh nghiệp sẽ thuê bao nhiêu nhân công một ngày nếu mức tiền
công cho một lao động là w = 40 nghìn đồng/ngày; w = 80 nghìn
đồng/ngày?
Bài số 2:
Giả sử có hàm cung và hàm cầu về lao động phổ thông như sau:
L = - 50 + 30w và L = 500 - 25w.
a. Hãy xác định mức lao động và mức tiền công khi thị trường lao
động cân bằng?
b. Xác định lượng thất nghiệp khi mức tiền công tối thiểu được đặt
ra là 4 nghìn đồng/giờ, 14 nghìn đồng/giờ?
c. Điều gì sẽ xảy ra đối với tổng thu nhập của các lao động phổ
thông trên thị trường khi mức tiền công tối thiểu là 14 nghìn đồng/giờ?
(So sánh với trạng thái cân bằng của thị trường).

311
Bài số 3:
Trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, số liệu về lượng sản
phẩm A của doanh nghiệp được làm ra trong một ngày tương ứng với
lượng lao động như sau:

Số lượng lao động 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Số lượng sản phẩm A 5 10 14 17 19 20 20 18 15

a. Hãy xác định số lao động được thuê với mức lương 40.000
đồng/ngày nếu sản phẩm A bán được 20.000 đồng/sản phẩm?
b. Giả sử mức tiền công không đổi, giá bán sản phẩm A tăng lên là
40.000 đồng/sản phẩm. Lượng lao động được thuê sẽ tăng lên hay giảm
đi, mức cụ thể là bao nhiêu?
c. Lượng lao động được thuê sẽ tăng hay giảm nếu năng suất lao
động của mỗi lao động tăng lên? Minh họa bằng đồ thị?
Bài số 4:
Một cái máy giá 11.000 USD, sau hai năm hoạt động cho cả vốn và
lãi là 14.520 USD. Giả định chiếc máy đó được mua bằng tiền đi vay với lãi
suất là 10%/năm, sau hai năm phải hoàn trả toàn bộ cả vốn lẫn lãi. Theo bạn,
doanh nghiệp có nên đầu tư mua chiếc máy đó không? Tại sao?
Bài số 5:
Giả định ở một khu vực A có diện tích đất là 10 nghìn m2, cầu về
mảnh đất này được cho bởi bảng số liệu sau:

Giá thuê đất


4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
(đơn vị: Triệu đồng/ nghìn m2)

Lượng đất (nghìn m2) 24 22 20 18 16 14 12 10 8 6

312
a. Xác định mức giá thuê đất?
b. Số lượng đất được thuê sẽ là bao nhiêu?
c. Vẽ đồ thị minh họa thị trường đất đai?
d. Nếu chính phủ áp đặt mức thuế 11 triệu đồng/nghìn m2 đất, khi đó
giá thực tế thuê đất sau thuế mà chủ đất đai được hưởng là bao nhiêu? Số
lượng đất đai được thuê là bao nhiêu?

313
314
ĐÁP ÁN CÁC CHƯƠNG

ĐÁP ÁN CHƯƠNG 1
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
S Đ Đ S S S Đ Đ Đ S

11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đ Đ S Đ Đ S S S Đ Đ

2. Đáp án phần Bài tập thực hành tính toán


Bài số 1:
a. Nếu Nam di chuyển, Nam sẽ không thể làm việc và do vậy không
có thu nhập từ việc làm. Chính vì vậy, khi di chuyển, chi phí cơ hội của
Nam là tổng của chi phí trực tiếp bằng tiền khi mua vé và chi phí cơ hội
của thời gian (tức là phần thu nhập bị mất đi do Nam không làm việc).
Chi phí cơ hội của Nam khi đi bằng xe bus:
200.000 + 5*200.000 = 1.200.000 VNĐ
b. Nếu Nam đi máy bay thì chi phí cơ hội của Nam sẽ là:
700.000 + 1*200.000 = 900.000 VNĐ
c. Khi Nam có thu nhập là 200.000 VNĐ/giờ, nếu đi từ Hà Nội vào
Vinh thì Nam nên đi máy bay vì có chi phí cơ hội thấp hơn.
d. Nếu thu nhập của Nam bây giờ chỉ là 50.000 VNĐ/giờ
Chi phí cơ hội của Nam khi đi bằng xe bus là:
200.000 + 5*50.000 = 450.000 VNĐ

315
Chi phí cơ hội của Nam khi đi bằng máy bay là:
700.000 + 50.000 = 750.000 VNĐ
Trong trường hợp này, Nam nên đi bằng xe bus vì có chi phí cơ hội
thấp hơn.
Bài số 2:
a. Vẽ đường PPF:

b. Tính chi phí cơ hội


Chi phí cơ hội được tính theo công thức:
Y
Chi phí cơ hội = tgα =
X

Kết quả cụ thể như sau:


- Chi phí cơ hội trên đoạn AB = 6/9
- Chi phí cơ hội trên đoạn BC = 7/8
- Chi phí cơ hội trên đoạn CD = 7/5
- Chi phí cơ hội trên đoạn DE = 10/3
Nhận xét: Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 1 đơn vị lương thực ngày
càng tăng. Tức là để sản xuất thêm 1 đơn vị lương thực, nền kinh tế này
phải từ bỏ ngày càng nhiều quần áo. Sản xuất của nền kinh tế này tuân

316
theo quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng. Do quy luật này tác động
nên đường PPF của nền kinh tế là một đường cong lồi so với gốc tọa độ
(độ dốc đường PPF tăng dần).
c. Mô tả các điểm nằm trong, nằm trên và nằm ngoài đường PPF và
cho nhận xét (xem phần lý thuyết).

ĐÁP ÁN CHƯƠNG 2
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
S Đ Đ S S S Đ S Đ S Đ Đ Đ S S

2. Đáp án phần Bài tập thực hành tính toán


Bài số 1:
a. Thu nhập của người tiêu dùng tăng và hàng hoá là hàng hóa thông
thường. Giả sử các yếu tố khác không đổi, khi đó cầu đối với hàng hóa
này sẽ tăng lên, giá và lượng cân bằng đều tăng lên.
b. Giá của hàng hóa thay thế (trong tiêu dùng) tăng. Giả sử các yếu
tố khác không đổi, khi đó cầu đối với hàng hóa đang phân tích sẽ tăng
lên, giá và lượng cân bằng của hàng hóa này đều tăng lên.
c. Giá của hàng hóa bổ sung (trong tiêu dùng) tăng. Giả sử các yếu
tố khác không đổi, khi đó cầu đối với hàng hóa đang phân tích sẽ giảm,
giá và lượng cân bằng của hàng hóa này đều giảm.
d. Giá của yếu tố đầu vào trong sản xuất tăng. Giả sử các yếu tố khác
không đổi, khi đó cung đối với hàng hóa đang phân tích sẽ giảm, giá cân
bằng sẽ tăng và lượng cân bằng sẽ giảm.
e. Người tiêu dùng kỳ vọng rằng giá hàng hoá sẽ tăng trong tương lai
gần. Giả sử các yếu tố khác không đổi, khi đó cầu đối với hàng hóa đang
phân tích sẽ tăng tại thời điểm hiện tại, giá cân bằng và lượng cân bằng
sẽ tăng lên.

317
Bài số 2:
a. Giả sử phương trình đường cầu có dạng QD = a - bP, khi đó với
P = 20 thì QD = 40  40 = a - 20b và P = 22 thì QD = 36  36 = a - 22b.
40  a  20b a  80
 
36  a  22b b  2
Vậy, phương trình đường cầu có dạng QD = 80 - 2P. Tương tự,
phương trình đường cầu có dạng QS = c + dP, khi đó với P = 20 thì
QS = 18  18 = c + 20d; P = 22 thì QS = 24  24 = c + 22d.

18  c  20d d  3
 
24  c  22d  c  42

 Phương trình đường cung có dạng QS = - 42 + 3P.

Đồ thị đường cung và cầu thị trường hàng hóa X được thể hiện ở
hình trên.
24
b. P0 = 24; Q0 = 32; EPD  2  = -1,5, cầu co dãn nhiều;
32
24
E PS  3 = 2,25, cung co dãn nhiều theo giá. Tại điểm cân bằng cung
32
cầu trên thị trường, độ co dãn của cầu theo giá khác với độ co dãn của
cung theo giá. Độ co dãn của cầu theo giá luôn là số âm, độ co dãn của
cung theo giá luôn là số dương.

318
c. Khi giá là P = 20 thì QD = 40 và QS = 18, do QD> QS  dư cầu
một lượng là: QD = 40 - 18 = 22. Hệ số co dãn của cầu theo giá: E PD = -1
Cầu co dãn đơn vị.
- Khi P = 25 thì QD = 80 - 50 = 30 và QS = - 42 + 75 = 33, do QD<
QS dư cung một lượng là QS = 33 - 30 = 3. Hệ số co dãn của cầu theo
giá: E PD = - 5/3. Giá trị này cho thấy cầu co dãn.
- Khi P = 30 thì QD = 80 - 60 = 20 và QS = - 42 + 90 = 48, do QD<
QS dư cung một lượng là QS = 48 - 20 = 28. Hệ số co dãn của cầu
theo giá: E PD = -3. Giá trị này cho thấy cầu co dãn.
d. Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = $4 trên mỗi đơn vị sản
phẩm bán ra, phương trình hàm cung ngược mới sẽ là: Ps' = Ps + t. Ta có:
QS = - 42 + 3P  PS = 14 + (1/3)QS
1 1
 Ps'  Ps  t  Ps'  14  Qs  4  18  Qs  QS = - 54 + 3P, cầu
3 3
không đổi. Điểm cân bằng mới được xác định bằng cách giải hệ phương
trình sau:
QD  80  2 P
Q  54  3P  134
 S P1   26,8
   5
P1  PS  PS Q1  26,4
Q1  QS  QD

319
e. Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = $4 trên mỗi đơn vị sản
phẩm tiêu dùng, cầu sẽ giảm, đường cầu dịch chuyển sang trái, giá và
lượng cân bằng trên thị trường đều giảm so với giá và lượng cân bằng cũ.
Giá và lượng cân bằng trên thị trường được xác định như sau: phương
trình hàm cầu ngược mới là PD'  PD  t .

Ta có: QD = 80 - 2P  PD = 40 - (1/2)QD
1 1
 PD'  PD  t  PD  4  40  QD  4  36  QD  QD = 72 - 2P,
2 2
cung không đổi.
Điểm cân bằng mới được xác định bằng cách giải hệ phương trình
sau:

QD  72  2 P
Q  42  3P  114
 S P2   22 ,8
  5
P2  PS  PD Q2  26 ,4
Q2  QS  QD

So với kết quả tính được ở câu d. Chúng ta nhận thấy rằng, lượng
cân bằng không đổi còn giá của người mua sẽ là P1 = P2 + t = 22,8 + 4 =
26,8 cũng không đổi, giá của người bán chính là giá cân bằng.

320
f. Giả sử chính phủ trợ cấp một mức s = $4 trên mỗi đơn vị sản
phẩm bán ra cho nhà sản xuất, cung sẽ tăng, đường cung dịch chuyển
sang phải. Giá và lượng cân bằng trên thị trường được xác định như sau:
phương trình hàm cung ngược mới sẽ là: Ps' = Ps - s. Ta có: QS = - 42 + 3P
1 1
 PS = 14 + (1/3)QS  Ps'  Ps  s  Ps  4  14  Qs  4  10  Qs
3 3
 QS = - 30 + 3P, cầu không đổi.
Điểm cân bằng mới được xác định bằng cách giải hệ phương trình
sau:

QD  80  2 P
Q  30  3P  110
 S  P3   22
   5
 P1  PS  PD Q3  36
Q1  QS  QD

g. Giả sử Chính phủ trợ cấp một mức s = $4 trên mỗi đơn vị sản
phẩm tiêu dùng của người tiêu dùng, cầu sẽ tăng, đường cầu dịch chuyển
sang phải. Giá và lượng cân bằng sẽ tăng lên và được xác định như sau:
Phương trình hàm cầu ngược mới sẽ là PD'  PD  s . Ta có: QD = 80 - 2P
1 1
 PD = 40 - (1/2)QS  PD'  PD  s  PD  4  40  QD  4  44  QD
2 2

321
 QD = 88 - 2P, cung không đổi. Điểm cân bằng mới được xác định
bằng cách giải hệ phương trình sau:

QD  88  2 P
Q  42  3P  130
 S P4   26
   5
P4  PS  PD Q4  36
Q4  QS  QD

Như vậy, Chính phủ trợ cấp cho người sản xuất hoặc trợ cấp cho
người tiêu dùng một mức như nhau (s = $4) trên mỗi đơn vị sản phẩm thì
kết quả của lượng cân bằng trên thị trường đều bằng nhau.
Bài số 3:
a. Viết phương trình hàm cung, hàm cầu của thị trường hàng hóa X.
- Phương trình hàm cầu tổng quát có dạng: QD = a - b.P

90  a  30b
Theo đề bài, ta có hệ phương trình: 
70  a  40b
Đáp số: a = 150, b = 2. Phương trình hàm cầu có dạng QD = 150 - 2.P
- Phương trình hàm cung tổng quát có dạng: QS = a + b.P

110  a  30b
Theo đề bài, ta có hệ phương trình 
130  a  40b

322
Đáp số: a = 50, b = 2. Phương trình hàm cung có dạng QS = 50 + 2.P
- Xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa X
Thị trường hàng hóa X cân bằng khi QD = QS.
Ta có: 150 - 2P = 50 + 2.P
Đáp án: P0 = 25 (USD/sản phẩm); Q0 = 100 (sản phẩm/ngày)
b. Tính tổng chi tiêu của người tiêu dùng khi thị trường cân bằng:
Tổng chi tiêu của người tiêu dùng: TE = P0 × Q0 = 25 × 100 = 2.500
(USD/ngày)
- Tính độ co dãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng và nhận xét:
P
Công thức tính độ co dãn: EPD = QD’(P) ×
Q

25
Thay số vào ta có: EPD = -2 × = -0,5.
100
E PD = 0,5 < 1 → cầu kém co dãn, lượng cầu phản ứng ít trước sự
thay đổi của giá. Khi giá mặt hàng thay đổi 1% chỉ làm lượng cầu của
mặt hàng đó thay đổi ngược chiều 0,5%.
c. Khi mức giá trên thị trường là P = 20 USD/sản phẩm thì trên thị
trường xảy ra hiện tượng gì? Mức cụ thể bằng bao nhiêu? Tính EPD và cho
nhận xét.
P = 20 < P0 = 25 → Thị trường xảy ra tình trạng thiếu hụt.
QS = 90 (sản phẩm/ngày); QD = 110 (sản phẩm/ngày)

Lượng thiếu hụt là Qt/hụt = QS  QD = 20 (sản phẩm/ngày)

EPD = - 0,36. Nhận xét (tương tự câu b)

Khi mức giá trên thị trường là P = 35 USD/sản phẩm thì trên thị
trường xảy ra hiện tượng gì? Mức cụ thể bằng bao nhiêu? Tính EPD và
cho nhận xét.

323
P = 35 > P0 = 25 → Thị trường xảy ra tình trạng dư thừa.
QS = 120 (sản phẩm/ngày); QD = 80 (sản phẩm/ngày)
Lượng dư thừa là Qdư thừa = QS - QD = 40 (sản phẩm/ngày)

EPD = -0,875. Nhận xét (tương tự câu b)

d. Giả sử thu nhập của dân chúng tăng làm cho lượng cầu hàng hóa
X tăng lên ở mỗi mức giá. X là hàng hóa gì? Vì sao?Giá và lượng cân
bằng của thị trường lúc này là?
X là hàng hóa thông thường hoặc hàng hóa cao cấp vì đối với hàng
hóa thông thường hoặc hàng hóa cao cấp, khi thu nhập của dân chúng
tăng sẽ làm cho cầu về hàng hóa tăng (Theo đề bài, lượng cầu hàng hóa
X tăng lên ở mỗi mức giá có nghĩa là cầu về hàng hóa X tăng khi thu
nhập của dân chúng tăng). Phương trình hàm cầu lúc này là QD = 150 -
2P + 10 = 160 - 2P. Do đó, giá và lượng cân bằng P0’ = 27,5 (USD/sản
phẩm); Q0’ = 105 (sản phẩm/ngày).
Bài số 4:
a. Xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa A.
Kết quả: P0 = 80 (USD/sản phẩm), Q0 = 60 (sản phẩm)
Tính độ co dãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng.

Đáp án: E PD = -2,67

Ở mức giá nào tổng doanh thu của những nhà sản xuất ra hàng hóa
A đạt giá trị lớn nhất? Doanh thu của những nhà sản xuất ra hàng hóa A
đạt giá trị lớn nhất khi cầu co dãn đơn vị.
P P
Ta có: E PD = QD’(P) × =-2× = -1
Q 220  2 P

Đáp án: P = 55 (USD/sản phẩm).


b. Nếu chính phủ thực hiện trợ cấp cho nhà sản xuất là s = 15
USD/sản phẩm. Khi đó, sẽ có tác động làm cho cung tăng.

324
Hàm cung ban đầu: QS = -20 + P  P = 20 + QS.
Sau khi thực hiện trợ cấp, hàm cung mới có dạng P = 20 + QS - 15
= 5 + QS
 QS = -5 + P
Thị trường hàng hóa A đạt trạng thái cân bằng khi QD = QS.
Đáp số: P0 = 75 (USD/sản phẩm), Q0 = 70 (sản phẩm).
c. Trường hợp chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất là t = 15
USD/sản phẩm.
Khi chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất sẽ làm cho cung giảm.
Hàm cung ban đầu P = 20 + QS. Sau khi đánh thuế, hàm cung mới là P =
20 + QS + 15 = 35 + QS QS = -35 + P. Đáp án: P0 = 85 (USD/sản
phẩm), Q0 = 50 (sản phẩm). Giá cân bằng tăng 5 (USD/sản phẩm) và
lượng cân bằng giảm 10 (sản phẩm) so với trước khi bị đánh thuế.
Tổng số thuế mà chính phủ thu được: T = Q × t = 50 × 15 = 750
(USD).
Gánh nặng thuế mà người tiêu dùng chịu: Mỗi đơn vị sản phẩm
người tiêu dùng phải bỏ thêm một khoản tiền là 10 USD. Do vậy, tổng
gánh nặng thuế mà người tiêu dùng phải chịu là: 10 × 50 = 500 (USD).
Gánh nặng thuế mà nhà sản xuất chịu: 750 - 500 = 250 (USD).
d. Trường hợp chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng là t = 15
USD/sản phẩm tiêu dùng?
Khi chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng sẽ làm cho cầu giảm.
Hàm cầu ban đầu: QD = 220 - 2P  P = 110 - 0,5QD. Sau khi đánh
thuế, hàm cầu mới là P = 110 - 0,5QD - 15  P = 95 - 0,5QD.
Như vậy, P0 = 70 (USD/sản phẩm), Q0 = 50 (sản phẩm). Giá cân
bằng giảm 10 (USD/sản phẩm) và lượng cân bằng giảm 10 (sản phẩm) so
với trước khi bị đánh thuế.

325
Tổng số thuế mà chính phủ thu được: T = Q × t = 50 × 15 = 750
(USD).
Gánh nặng thuế mà nhà sản xuất chịu: Mỗi đơn vị sản phẩm số tiền
mà nhà sản xuất thu được bị giảm 5 USD. Do vậy, tổng gánh nặng thuế
mà người tiêu dùng phải chịu là: 5 × 50 = 250 (USD).
Gánh nặng thuế mà người tiêu dùng chịu: 750 - 250 = 500 (USD).
Nhận xét về kết quả hai câu c và d: Trường hợp chính phủ đánh thuế
vào người tiêu dùng hay nhà sản xuất thì tác động của nó đối với người
tiêu dùng, nhà sản xuất và chính phủ là như nhau (chính phủ thu cùng
một lượng thuế, số thuế mà người tiêu dùng và nhà sản xuất chịu đều như
nhau).

ĐÁP ÁN CHƯƠNG 3
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đ Đ Đ Đ S S Đ Đ Đ S Đ Đ S Đ Đ

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đ Đ Đ Đ S S S S S Đ S Đ Đ Đ S

2. Đáp án phần Bài tập thực hành tính toán


Bài số 1:
MU X
a. Dựa theo công thức: MRS X / Y 
MU Y

Khi MRSX/Y = 3 và MUX = 30 thì suy ra MUY = 10


b. MUX = 24
c. Giá trị MRS có xu hướng giảm dần dọc theo đường bàng quan,
MUX có xu hướng giảm dần, MUY có xu hướng tăng dần.

326
Bài số 2:
a. Tính giá hàng hóa A và B
Theo đồ thị ta có:
60 = 60 × PA PA = 1 USD
60 = 20 × PB PB = 3 USD
Viết phương trình giới hạn ngân sách: QA + 3QB ≤ 60
b. Tại C, lượng hàng hóa B mà người tiêu dùng mua được bằng bao
nhiêu?
Tại C, theo hình đã cho ta có QA = 30, thay vào phương trình đường
ngân sách:
60 = 30 + 3QB QB = 10
Tỷ lệ thay thế cận biên của hàng hóa B cho hàng hóa A tại C
MRSB/A = Trị tuyệt đối độ dốc của đường bàng quan.
C là điểm tiêu dùng tối ưu nên tại C ta có độ dốc đường bàng quan
bằng độ dốc đường ngân sách. Tại C, MRSB/A = Trị tuyệt đối độ dốc
đường ngân sách = PB/PA = 3.
Phát biểu quy luật lợi ích cận biên có xu hướng giảm dần khi tiêu
dùng hàng hóa A: Như bài giảng.
c. Lợi ích cận biên của đơn vị thứ 10 của hàng hóa B
Tại C là điểm tiêu dùng tối ưu nên thỏa mãn điều kiện:
MU A MU B MU B PB
   = 3. Nếu tại C lợi ích cận biên của đơn
PA PB MU A PA
vị thứ 30 của hàng hóa A là 50 (đơn vị lợi ích) MUA = 50, thay vào
phương trình ta có MUB = 150 (đơn vị lợi ích).

327
d. Giả sử ngân sách của người tiêu dùng tăng lên gấp đôi (các yếu
tố khác không đổi).
Khi đó đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song sang phải
(phương trình đường ngân sách lúc này là 120 = QA + 3QB)
Do vậy, tập hợp tiêu dùng tối ưu sẽ thay đổi vì lúc này tập hợp tối ưu
được xác định tại tiếp điểm giữa đường ngân sách và đường bàng quan ở
xa gốc tọa độ hơn.
Bài số 3:
a. Viết phương trình đường ngân sách
Phương trình đường ngân sách: 90 = 10X + 20Y
Tính lượng hàng hóa X và Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hóa
lợi ích
Từ bảng số liệu đã cho, ta tính toán được các giá trị MUX, MUX/PX,
MUY và MUY/PY theo công thức:
TU X TUY
MUX = và MUY =
X Y
Và có được bảng số liệu sau:
X TUX MUX MUX/PX Y TUY MUY MUY/PY

1 15 15 1,5 1 40 40 2,0
2 25 10 1,0 2 70 30 1,5
3 35 10 1,0 3 90 20 1,0
4 40 5 0,5 4 105 15 0,75
5 43 3 0,3 5 109 4 0,2

Người tiêu dùng muốn tối đa hóa lợi ích phải thỏa mãn điều kiện:

 MU X MU Y
 
 PX PY
90  10 X  20Y

328
Dựa vào bảng số liệu, những cặp hàng hóa thỏa mãn điều kiện (1) là:
(1X, 2Y); (2X, 3Y), (3X, 3Y)
Thay vào phương trình đường ngân sách chỉ có cặp (3X, 3Y) là
thỏa mãn.
Vậy, tập hợp hàng hóa tối ưu đối với người tiêu dùng là (3X, 3Y).
Tổng lợi ích lớn nhất bằng bao nhiêu?
Tổng lợi ích lúc này bằng:
TUmax = 35 + 90 = 125
b. Quy luật lợi ích cận biên có xu hướng giảm dần có chi phối việc
sử dụng hai loại hàng hóa này không? Vì sao?
Dựa vào bảng số liệu đã tính ở câu (a), ta thấy khi tiêu dùng ngày
càng nhiều hàng hóa X và hàng hóa Y, lợi ích cận biên của những đơn vị
tiêu dùng thêm ngày càng giảm. Vì vậy, ta có thể khẳng định quy luật lợi
ích cận biên có xu hướng giảm dần có chi phối việc sử dụng hai loại
hàng hóa này.
c. Nếu thu nhập của người tiêu dùng là 180 USD, giá 2 loại hàng
hóa đều tăng gấp đôi thì quyết định tiêu dùng tối ưu có thay đổi không?
Vì sao?
Quyết định tiêu dùng tối ưu không đổi vì khi đó đường ngân sách
không thay đổi. Do vậy, điểm mà đường ngân sách tiếp xúc với đường
bàng quan là không đổi và tập hợp tiêu dùng tối ưu được xác định tại tiếp
điểm giữa đường bàng quan và đường ngân sách cũng không đổi.
Câu (d) và (e) người đọc tự giải.
Bài số 4:
a. Tính tỷ lệ thay thế cận biên của hàng hóa X cho hàng hóa Y. Lợi
ích tối đa mà người tiêu dùng có thể đạt được là bao nhiêu?

329
MU X
MRSX/Y =
MUY

MUX = TU’(X) = 60Y và MUY = TU’(Y) = 60X  MRSX/Y = Y/X


Điều kiện tối đa hóa lợi ích:
 MU X MU Y  60Y 60 X
   
 PX PY   4 8
 I  XP  YP 180  4 X  8Y
 X Y

Đáp số: X = 22,5; Y = 11,25; TUmax = 15187,5


b. Giả sử ngân sách của người tiêu dùng này tăng lên gấp n lần (n > 0)
và giá của cả hai loại hàng hoá không đổi thì lợi ích tối đa của người
tiêu dùng sẽ là bao nhiêu?
Đáp số: X = 22,5n; Y = 11,25n; TU = 15187,5n2
c. Giả sử ngân sách của người tiêu dùng không đổi và giá của cả hai
loại hàng hoá đều tăng lên gấp đôi, khi đó lợi ích tối đa của người tiêu
dùng sẽ là bao nhiêu?
Đáp số: X = 11,25; Y = 5,625; TU = 3796,875
Bài số 5:
a. Phương trình đường ngân sách: 20,5 = 2,5A + 2B
b. Ta có bảng số liệu:

A TUA MUA MUA/PA B TUB MUB MUB/PB


1 30 30 12 1 20 20 10
2 56 26 10,4 2 38 18 9
3 80 24 9,6 3 55 17 8,5
4 102 22 8,8 4 71 16 8
5 122 20 8,0 5 86 15 7,5
6 140 18 7,2 6 100 14 7
7 156 16 6,4 7 113 13 6,5

330
Đáp án: Tập hợp tiêu dùng tối ưu là (5X,4Y)
TUmax = 122 + 71 = 193
c. Nếu người tiêu dùng có thêm 8,5 nghìn đồng nữa.
Do không áp dụng được đồng thời hai điều kiện nên phải thực hiện
lựa chọn lần lượt theo nguyên tắc lựa chọn từng đơn vị hàng hóa với điều
kiện MU/Pmax và chọn cho đến khi nào hết ngân sách thì dừng lại.
Ta đã biết với ngân sách 20,5 nghìn đồng, tập hợp tiêu dùng tối ưu là
(5X, 4Y), bây giờ có thêm 8,5 nghìn đồng nữa, người tiêu dùng sẽ phải
quyết định mua thêm hàng hóa X hay hàng hóa Y và với số lượng bao
nhiêu.
Đầu tiên, người tiêu dùng phải lựa chọn nên mua thêm một đơn vị
hàng hóa X (mua thêm đơn vị thứ 6 hàng X) hay một đơn vị hàng hóa Y
(mua thêm đơn vị thứ 5 hàng Y). Theo bảng số liệu, MU/P của đơn vị
thứ 6 hàng hóa X bằng 7,2, còn của đơn vị thứ 5 hàng hóa Y là 7,5. Vậy
lần lựa chọn này, người tiêu dùng sẽ mua thêm một đơn vị Y. Khi mua
thêm một đơn vị Y, ngân sách của người tiêu dùng lúc này còn lại 6,5
(nghìn đồng).
Tiếp theo, người tiêu dùng lại lựa chọn mua thêm một đơn vị X (mua
thêm đơn vị thứ 6 hàng X) hay một đơn vị Y (mua thêm đơn vị thứ 6 hàng
Y). Theo bảng số liệu, MU/P của đơn vị thứ 6 hàng hóa X bằng 7,2, còn
của đơn vị thứ 6 hàng hóa Y là 7. Vậy lần lựa chọn này, người tiêu dùng
sẽ mua thêm một đơn vị hàng hóa X. Do mua thêm 1 đơn vị hàng hóa X,
ngân sách của người tiêu dùng lúc này còn lại 4 (nghìn đồng).
Lần lựa chọn thứ 3, người tiêu dùng lại lựa chọn mua thêm 1 đơn vị
X (mua thêm đơn vị thứ 7 hàng X) hay 1 đơn vị Y (mua thêm đơn vị thứ
6 hàng Y). Ta có, MU/P của đơn vị thứ 7 hàng hóa X bằng 6,4, còn của
đơn vị thứ 6 hàng hóa Y là 7. Vậy lần lựa chọn thứ ba này, người tiêu
dùng sẽ mua thêm một đơn vị hàng hóa Y. Ngân sách của người tiêu
dùng lúc này còn lại 2 (nghìn đồng).

331
Lần cuối cùng, ngân sách chỉ còn 2 nghìn đồng nên người tiêu dùng
chỉ có thể mua thêm một đơn vị hàng hóa Y và ngân sách lúc này vừa hết.
Vậy, nếu có thêm 8,5 nghìn đồng nữa, người tiêu dùng sẽ mua thêm
1 đơn vị hàng hóa X và 3 đơn vị hàng hóa Y, tức là tập hợp tiêu dùng tối
ưu bây giờ là (6X, 7Y).
Tổng lợi ích lúc này: TU = 140 + 113 = 253 (đơn vị lợi ích)
Bài số 6:
Lập bảng để xác định lợi ích cận biên trên mỗi đơn vị tiền tệ của các
hàng hóa tương ứng:

Số lượng hàng hóa MUX MUX/PX MUY MUY/PY MUZ MUZ/PZ


1 12 12 40 20 56 14
2 11 11 36 18 52 13
3 10 10 32 16 48 12
4 9 9 30 15 44 11
5 8 8 28 14 40 10
6 7 7 26 13 36 9
7 6 6 23 11,5 32 8
8 5 5 20 10 28 7
9 4 4 18 9 24 6
10 3 3 12 6 20 5

a. Với thu nhập cho trước là $46, người tiêu dùng sẽ mua được: X = 4,
Y = 9, Z = 6.
b. Giả sử thu nhập giảm xuống còn $39 với các mức giá như cũ;
người tiêu dùng sẽ mua: X = 3, Y = 8, Z = 5.
c. Với mức thu nhập tăng lên $58 và của hàng hóa X tăng lên $2
trong khi giá của Y và Z giữ nguyên ở $2 và $4, người tiêu dùng sẽ mua
được: X = 1, Y = 10, Z = 9.

332
Bài số 7:
a. Tính lợi ích cận biên của hàng hóa A và B:
MUA = TU’(A) = 10B MUB = TU’(B) = 10A
Tỷ lệ thay thế cận biên của hàng hóa B cho hàng hóa A:
MU B 10 A A
MRSB/A = = =
MU A 10 B B

b. Tính lượng hàng hóa A và B mà người tiêu dùng lựa chọn để tối
đa hóa lợi ích
Người tiêu dùng muốn tối đa hóa lợi ích phải thỏa mãn điều kiện:

 MU A MU B
 
 PA PB
480  A  20 B

Thay MUA = 10B, MUB = 10A, PA = 1 USD/sản phẩm, PB = 20


USD/sản phẩm vào hệ rồi giải, ta có Đáp số: A = 240, B = 12
Tổng lợi ích tối đa
Theo đề bài TU = 10A.B → TUmax = 10 × 240 × 12 = 28.800 (đơn vị
lợi ích)
c. Giả sử thu nhập của người tiêu dùng chỉ còn 360 USD, số lượng
hàng hóa A và B mà người tiêu dùng mua để tối đa hóa lợi ích là bao
nhiêu?
Phương trình đường ngân sách mới là: 360 = A + 20B
Người tiêu dùng muốn tối đa hóa lợi ích phải thỏa mãn điều kiện:

 MU A MU B
 
 PA PB
360  A  20 B

Thay số vào và giải hệ phương trình này, ta có: A = 180, B = 9;

333
Tổng lợi ích thu được lúc này bằng bao nhiêu?
TU = 10 × 180 × 9 = 16.200 (đơn vị lợi ích)
d. Giả sử giá hàng hóa A bây giờ là PA = 3 USD/sản phẩm; I = 480
Đáp số: Tập hợp tiêu dùng tối ưu là: A = 80, B = 12;
TUmax = 10 × 80 × 12 = 9.600 (đơn vị lợi ích)
Bài số 8:
a. Điều kiện cần và đủ để người tiêu dùng lựa chọn tiêu dùng tối
ưu là:
 X .PX  Y . PY  M

 MU X MU Y
 P  P
 X Y

Mà MUX = 10Y; MUY = 10X, do đó:

 4 X  8Y  320

 MU X  PX  10Y  Y  4  1
 MU PY 10 X X 8 2
 Y

thay X = 2Y vào phương trình đường ngân sách, ta tìm được X* = 40 và


Y* = 20. Lợi ích tối đa của người tiêu dùng là Umax = 10 x 40 x 20 = 8000.
b. Nếu ngân sách của người tiêu dùng tăng lên n lần (n > 0) và giá cả
của cả hai loại hàng hóa không đổi, khi đó đường ngân sách sẽ dịch
chuyển song song sang phải. Lợi ích của người tiêu dùng cũng sẽ tăng
lên. Vì hàm lợi ích là hàm tăng theo quy mô nên số lượng hàng hóa mà
người tiêu dùng sẽ lựa chọn để tối đa hóa lợi ích sẽ tăng lên n lần tương
ứng. Khi X và Y đều tăng lên n lần (n > 0) thì tổng lợi ích mà người tiêu
dùng có thể đạt được sẽ tăng lên n2 lần. Vậy, tổng lợi ích mới sẽ là
Umax = n2 x XY. Đồ thị hình dưới biểu diễn sự thay đổi về lợi ích của
người tiêu dùng. Ban đầu lựa chọn tiêu dùng tối ưu tại điểm E0, khi ngân
sách tăng lên, điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu mới là E1.

334
c. Giả sử ngân sách của người tiêu dùng không đổi và giá của cả hai
loại hàng hóa đều giảm đi một nửa, khi đó ngân sách danh nghĩa của
người tiêu dùng có thể được xem là đã tăng gấp đôi (nếu ta quy giá cả
của hai loại hàng hóa về mức giá ban đầu). Điều này hàm ý rằng, đường
ngân sách sẽ dịch chuyển song song ra phía ngoài gốc tọa độ. Đáp án sẽ
tương tự như đáp án của câu b), khi biết n = 2.

ĐÁP ÁN CHƯƠNG 4
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

S Đ S S Đ S Đ S S Đ S S Đ Đ S

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Đ Đ S S Đ S S Đ S Đ S S Đ S Đ

335
2. Đáp án phần Bài tập thực hành tính toán
Bài số 1:
a. Lập bảng tính các giá trị APL và MPL:

L Q APL MPL
0 0 - 0
1 150 150 150
2 270 135 120
3 360 120 90
4 430 107,5 70
5 480 96 50
6 520 86,67 40
7 540 77,14 20
8 540 67,5 0
9 450 50 -90

b. Khi MPL = 0 thì sản lượng đạt giá trị lớn nhất. Nếu MPL< 0, việc
gia tăng thêm lượng lao động sẽ làm cho tổng sản lượng có xu hướng
giảm dần.
Bài số 2:
TC = 3Q3 - 6Q2 + 8Q + 144
TVC = 3Q3 - 6Q2 + 8Q
TFC = 144
AFC = 144/Q
MC = 9Q2 - 12Q + 8
AVC = 3Q2 - 6Q + 8
ATC = 3Q2 - 6Q + 8 + 144/Q

336
Bài số 3:
Ta có bảng số liệu sau:

Q TC TFC TVC AFC AVC ATC MC


0 70 70 0 - - - 0
1 120 70 50 70 50 120 50
2 190 70 120 35 60 95 70
3 290 70 220 23,33 73,33 96,67 100
4 420 70 350 17,4 87,5 105 130
5 570 70 500 14 100 114 150
6 740 70 670 12,67 111,67 123,33 170
7 930 70 860 10 122,86 132,86 190

Bài số 4:
a. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của lao động cho vốn:
MPL 0,5K K
MRTS L / K   
MPK 0,5L L

Tỷ lệ này tại điểm cơ cấu đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí:
Điểm cơ cấu đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất là điểm mà
tại đó đường đồng lượng tiếp xúc với đường đồng phí  độ dốc 2 đường
tại điểm đầu vào tối ưu phải bằng nhau.
Ta có: MRTSL/K = Trị tuyệt đối độ dốc đường đồng lượng.
Tại điểm đầu vào tối ưu, MRTSL/K = Trị tuyệt đối độ dốc đường
đồng phí = w/r = 0,25
b. Để sản xuất ra một mức sản lượng Q0 = 5000, doanh nghiệp sẽ
chọn cơ cấu đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí như thế nào? Khi đó
chi phí sản xuất bằng bao nhiêu?

337
Điều kiện tối thiểu hóa chi phí:

 MPL MPK  0 ,5K 0 ,5L


   
 w r  2 8
0 ,5K .L  5000 0 ,5K .L  5000

Kết quả L* = 200; K* = 50; TC = 800


c. Với chi phí sản xuất là C0 = 1200, doanh nghiệp sẽ lựa chọn cơ
cấu đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng như thế nào? Sản lượng lớn
nhất bằng bao nhiêu?
Điều kiện lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng:

 MPL MPK  0 ,5K 0 ,5L


   
 w r   2 8
wL  rK  1200 2 L  8K  1200

Kết quả: L* = 300; K* = 75; Q = 11250


d. Khi giá của lao động tăng lên gấp đôi
Điều kiện lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng:

 MPL MPK  0 ,5K 0 ,5L


   
 w r  4 8
wL  rK  1200 4 L  8K  1200

Kết quả: L* = 150; K* = 75; Q = 5625


Bài số 5:
a. Tính sản phẩm cận biên của vốn và lao động:

K
MPL = Q’(L) = 5
L

L
MPK = Q’(K) = 5
K

338
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của lao động cho vốn:
MPL K
MRTSL/K = =
MPK L

b. Giả sử K = 16. Để sản xuất ra 100 sản phẩm, doanh nghiệp cần
sử dụng bao nhiêu lao động? Tốn bao nhiêu chi phí?

Thay vào phương trình: Q = 10 K .L ta có, L = 6,25


Chi phí: C = r.K + w.L = 400×16 + 100×6,25 = 7.025 (USD)
c. Xây dựng các hàm chi phí
TFC = 6.400 (USD)

Q2
TVC =
16

Q2
TC =  6 .400
16
Q
MC =
8
d. Nếu sản xuất trong dài hạn và vẫn sản xuất 100 sản phẩm
Doanh nghiệp sẽ lựa chọn tập hợp đầu vào để tối thiểu hóa chi phí
thỏa mãn điều kiện:

 MPL MPK
 
 w r
10 K .L  100

Giải ra cho kết quả: K = 5 và L = 20. Tổng chi phí là 4.000 USD.
Bài số 6:
a. Nếu doanh nghiệp bị đánh thuế một khoản không đổi là T thì
tổng chi phí của doanh nghiệp sau khi bị đánh thuế cũng sẽ tăng lên một
lượng là T.

339
TCsau thuế = aQ3 - bQ2 + cQ + d + T
Tổng chi phí biến đổi của doanh nghiệp không đổi, vẫn là aQ3 -
bQ2 + cQ, chỉ có chi phí cố định tăng lên một lượng là T, FCsau thuế = d + T.
Do chi phí biến đổi không thay đổi, nên chi phí biến đổi bình quân
cũng không đổi.
AVC = aQ2 - bQ + c
Nhưng chi phí cố định bình quân thay đổi:
d T
AFCsau thuế = aQ2 - bQ + c +
Q

Chi phí cận biên của doanh nghiệp không thay đổi, vẫn là:
MC = 3aQ2 - 2bQ + c
b. Nếu doanh nghiệp bị đánh thuế là t trên mỗi đơn vị sản phẩm thì
khi đó, chi phí cố định không đổi (và do vậy chi phí cố định bình quân
cũng không đổi), nhưng chi phí biến đổi sẽ thay đổi là:
TVCsau thuế = TVCtrước thuế + tQ = aQ3 - bQ2 + cQ + tQ
= aQ3 - bQ2 + (c + t)Q
Tổng chi phí sau thuế:
TCsau thuế = aQ3 - bQ2 + (c + t)Q + d
Chi phí biến đổi bình quân tăng thêm một lượng là t và chi phí cận
biên cũng tăng thêm một lượng là t.
AVCsau thuế = aQ2 - bQ + c + t và MCsau thuế = 3aQ2 - 2bQ + c + t
Tổng chi phí bình quân:
d
ATCsau thuế = aQ2 - bQ + c + t +
Q

340
ĐÁP ÁN CHƯƠNG 5
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Đ Đ S Đ Đ S Đ S Đ S Đ S Đ S S S

17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32
S S S Đ S S Đ Đ S S Đ Đ S Đ S S

2. Đáp án phần Bài tập thực hành tính toán


Bài số 1:
a. Áp dụng các công thức cơ bản để xác định kết quả.
b. Áp dụng điều kiện P = MC
Đáp số: q* = 13
TR = 351; TC = 263; π = 88.
c. Phòavốn = ATCmin
ATCmin khi MC = ATC  2q + 1 = q + 1 + 81/q.
 q = 9  Phòavốn = 19.
Đáp số: Sản lượng hòa vốn q = 9, mức giá làm doanh nghiệp hòa
vốn P = 19.
(Hướng dẫn cách làm: Để biết doanh nghiệp có phải đóng cửa không,
cần tìm mức giá đóng cửa)
Mức giá đóng cửa ≤ AVCmin.
Mức giá đóng cửa P ≤ 1.
Giá trên thị trường là P = 9, làm cho doanh nghiệp bị lỗ nhưng vẫn
lớn hơn mức giá đóng cửa của doanh nghiệp. Cho nên trong trường hợp
này doanh nghiệp vẫn nên tiếp tục sản xuất.

341
d. Khi doanh nghiệp bị đánh thuế, hàm chi phí mới của doanh
nghiệp là:
TCt = q2 + q + 81 + 2q = q2 + 3q + 81.
MCt = 2q + 3.
Đáp số: Khi doanh nghiệp bị đánh thuế, sản lượng tối đa hóa lợi
nhuận q* = 12.
Π = TR - TC = 12×27 - (122 + 3×12 + 81) = 63. So với khi chưa bị
đánh thuế sản lượng giảm 1 đơn vị và lợi nhuận giảm 25 (đơn vị tiền tệ).
Bài số 2:
Doanh nghiệp có thể bán được mọi sản lượng ở mức giá thị trường
nên doanh nghiệp này là doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo.
a. Từ đầu bài TFC = 4000 và MC = 0,002q + 1, ta có:

TC =  MC + TFC  TC = 0,001q2 + q + 4000

ATC = TC/q = 0,001q + 1 + 4000/q.


Điều kiện để doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tối đa hóa lợi nhuận
là P = MC.
 7 = 0,002q + 1  q* = 3000 (sản phẩm).
TR = 7 × 3000 = 21000 (USD).
TC = 16000 (USD).
πmax = 5000 (USD).
b. Doanh nghiệp hòa vốn Ph/vốn = ATCmin
Mà ATCmin khi MC = ATC.
 0,002q + 1 = 0,001q + 1 + 4000/q  q = 2000 (sản phẩm).
Ph/vốn = 2000 × 0,002 + 1 = 5 (USD).
Pđ/cửa ≤ AVCmin

342
AVCmin khi AVC = MC.
Vì thế: q = 0, Pđ/cửa ≤ 1 (USD).
c. Nếu doanh nghiệp bị đánh thuế t = 0,5 USD/sản phẩm.
TCt = TC + tq = 0,001q2 + 1,5q + 4000.
MCt = 0,002q + 1,5.
Áp dụng điều kiện: P = MC  q*mới = 2750 (sản phẩm).
TR = 19.250; TC = 15.687,5 πmax = 3562,5 (USD).
Sản lượng và lợi nhuận đều giảm so với trước khi đánh thuế (tính cụ
thể,...).
d. Doanh nghiệp nộp thuế cho Chính phủ một khoản không đổi T =
1.375 USD. Sản lượng tối ưu vẫn là Q* = 3000 sản phẩm. Nhưng lợi
nhuận bây giờ là π = 3.625 (USD). Nhận xét: Lượng thuế mà Chính phủ
thu được trong hai trường hợp là bằng nhau. Nhưng khi đánh thuế trên
mỗi sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ sản xuất ít sản phẩm hơn, trong khi đó
nếu đánh thuế một lượng không đổi thì số lượng sản phẩm mà doanh
nghiệp sản xuất là không thay đổi, vì trường hợp đầu, sẽ tác động làm
thay đổi MC; còn trường hợp thứ hai, không tác động làm thay đổi MC
mà chỉ tác động đến TFC.
Bài số 3:
a. Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn
hạn chính là đường MC tính từ điểm đóng cửa trở lên. Đầu bài cho
đường cung q = 5(P - 1) (với q > 0), suy ra P = 0,2q + 1. Hàm MC = 0,2q
+ 1 (với q > 0). Ta có hàm: TC = 0,1q2 + q + 1000. Áp dụng các công
thức để tính ra các phương trình còn lại.
b. Sản lượng hòa vốn được xác định bởi phương trình ATC = MC.
Thay các giá trị vào ta có: MC = 0,2q + 1 = 0,1q + 1 + 1000/q. Suy ra
qh/vốn = 100 và Ph/vốn = 21.
c. Sản lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp là: q* = 190 và πmax =
2610.

343
Bài số 4:
a. Đề bài cho chi phí bình quân không đổi bằng 10 ở mọi mức sản
lượng. Có nghĩa là chi phí bình quân (ATC) luôn bằng 10 ở mọi mức sản
lượng.
ATC = 10 → TC = ATC × Q = 10Q.
Toàn bộ chi phí đều phụ thuộc vào mức sản lượng hay nói cách khác
đều là chi phí biến đổi. Trong chi phí này không có chi phí cố định.
Do đó, chi phí cố định của doanh nghiệp (TFC) = 0.
b. Xác định mức giá và mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận: Đây
không phải là doanh nghiệp CTHH nên điều kiện tối đa hóa lợi nhuận
phải áp dụng là điều kiện: MR = MC.
Đáp số: Q* = 15, P = 25
c. Áp dụng điều kiện tối đa hóa doanh thu MR = 0. Đáp số: P = 20.
Bài số 5:
a. Đáp số: Q = 130 → TR = P × Q = 5 × 130 = 650
b. Để biết được doanh nghiệp cần tăng hay giảm giá để có thể tăng
được lợi nhuận, cách làm đơn giản nhất là tìm ra được mức giá tối đa hóa
lợi nhuận, so sánh mức giá tối đa hóa lợi nhuận với mức giá của đầu bài
để rút ra kết luận. Áp dụng điều kiện tối đa hóa lợi nhuận MR = MC. Ta
có, MR = 18 - 0,2Q và MC = 4 → Q* = 70, thay vào phương trình hàm
cầu, ta được P = 11. Doanh nghiệp đang bán với mức giá P = 6, trong khi
đó mức giá tối đa hóa lợi nhuận là P = 11, như vậy để tăng lợi nhuận
doanh nghiệp cần phải tăng giá (nhưng chỉ tăng cho đến khi P = 11 thì
dừng lại).
c. Để biết doanh nghiệp cần tăng hay giảm giá để tăng được doanh
thu, cần tìm ra mức giá tối đa hóa doanh thu. Áp dụng điều kiện tối đa
hóa doanh thu MR = 0 → P = 9. Mức giá làm doanh thu tối đa là P = 9.
Doanh nghiệp đang bán với mức giá P = 12, như vậy để tăng doanh thu
doanh nghiệp cần phải giảm giá bán, và giảm cho đến khi P = 9. Như vậy,

344
quyết định giảm giá của doanh nghiệp là ĐÚNG (nhưng chỉ giảm cho
đến khi P = 9 thì dừng).
Bài số 6:
a. Áp dụng điều kiện MR = MC, ta có: Q* = 25.000, P = 175; πmax =
4 x 375.000 - 3 x 125.000 = 1.250.000 (USD).
b. Tối đa hóa doanh thu P = 100 USD, Q = 100.000
π = 10.000.000 - 20.000.000 = -10.000.000 (USD).
Kết quả hai câu (a) và (b) khác nhau. Điều này có nghĩa là: Tối đa
hóa doanh thu không đồng nghĩa với tối đa hóa lợi nhuận. Khi doanh
nghiệp có doanh thu tối đa thì doanh nghiệp không thể đạt lợi nhuận tối
đa (vì hai điều kiện khác nhau, điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận là MR =
MC, còn điều kiện tối đa hóa doanh thu là MR = 0).
c. Khi Chính phủ đánh thuế, Q*mới = 21.250 và π = 3.798.437,5 -
2.895.312,5 = 903.125 (USD). So với trước khi bị đánh thuế, sản lượng
giảm 3.750 và lợi nhuận giảm 346.875 (USD). Tổng số thuế mà Chính
phủ thu được T = 15 × 21.250 = 318.750 (USD).
Bài số 7:
a) Nếu tồn tại duy nhất doanh nghiệp 1 trong ngành, khi đó: Q2 = 0,
Q = Q1 Q1 = 200 - 0,5P  P = 400 - 2Q1. Doanh nghiệp sẽ lựa chọn
mức sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận khi: MR = MC, hay 400 - 4Q1 =
40  Q1 = 90  P1 = 220. Lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp 1 sẽ là: 1
= TR1 - TC1 = 220 x 90 - 40 x 90 = 16200.
b) Hàm lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp tương ứng là:
1 = (400 - 2(Q1 + Q2))Q1 - 40Q1

2 = (400 - 2(Q1 + Q2))Q2 - 40Q2


Hàm phản ứng của mỗi doanh nghiệp là:
Q1 = 90 - 0,5Q2 và Q2 = 90 - 0,5Q1.

345
Cân bằng Cournot là: Q1 = Q2 = 60. Lợi nhuận của mỗi doanh
nghiệp tương ứng là: 1 = 2 = 7200.
c) Hai doanh nghiệp cấu kết với nhau để tối đa hóa lợi nhuận chung,
họ sẽ chia sẻ sản lượng sản xuất và lợi nhuận. Cho nên, Q1 = Q2 Q =
2Q1 P = 400 - 4Q1.

1 = 2 = TR1 - TC1 = (400 - 4Q1)Q1 - 40Q1; 1max khi 400 - 8Q1 =


40  Q1 = 360 : 8 = 45  Q = Q1 + Q2 = 90  P = 220.

Vậy, 1 = 2 = 8100 = 16200 : 2.


d) Dựa theo câu (c), hai doanh nghiệp sẽ cùng sản xuất một mức sản
lượng như nhau Q1 = Q2 = 45. Khi doanh nghiệp 1 lừa gạt doanh nghiệp
2 bằng việc tăng sản lượng khi biết trước doanh nghiệp 2 sẽ sản xuất một
mức sản lượng là Q2 = 45. Thay Q2 = 45 vào phương trình phản ứng của
doanh nghiệp 1, ta tìm được Q1 = 90 - 0,5 x 45 = 67,5  Q = 112,5  P
= 400 - 112,5 x 2 = 175.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp 1 là:
1 = 175 x 67,5 - 40 x 67,5 = 9112,5.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp 2 là:
2 = 175 x 45 - 40 x 45 = 6075. Như vậy, việc doanh nghiệp 1 lừa
gạt doanh nghiệp 2 để tăng sản lượng làm cho lợi nhuận của doanh
nghiệp 1 lớn hơn nhiều lợi nhuận của doanh nghiệp 2.
Bài số 8:
a) Giá bán của sản phẩm đối với mỗi người tiêu dùng ở từng thị
1
trường tương ứng là: P1 = 240 - Q1 và P2 = 100 - Q2. Khi doanh nghiệp
2
có sự phân biệt giá, doanh nghiệp sẽ xác định doanh thu cận biên bằng
với chi phí cận biên cho từng đối tượng khách hàng, hàm lợi nhuận của
doanh nghiệp được xác định:

346
1
  200.(240Q1  Q12 )  100.(100Q2  Q22 )  20.(200Q1  100Q2 )
2
Tính đạo hàm bậc nhất tương ứng với các biến Q1 và Q2, ta tìm được:
200.(240 - 2Q1) - 4000 = 0  Q1 = 110  P1 = 240 -110 = 130 và
100.(100 - Q2) - 2000 = 0  Q2 = 80  P2 = 100 - 80/2 = 60
Thặng dư tiêu dùng của mỗi cá nhân ở thị xã 1 là:
(240  130).110
CS1 =  6050
2
Thặng dư tiêu dùng của mỗi cá nhân ở thị xã 2 là:
(100  60).80
CS2   1600
2
Lợi nhuận mà doanh nghiệp có được từ thị xã 1 là:
1 = 200.(130 - 20).110 = 2.420.000.
Lợi nhuận mà doanh nghiệp có được từ thị xã 2 là:
2 = 100.(60 - 20).80 = 320.000.
Tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp có được trên cả hai thị trường là:
π = 2.740.000.
b) Khi không có sự phân biệt về giá, doanh nghiệp sẽ định ra giá
giống nhau cho cả hai thị trường. Hàm cầu thị trường bây giờ sẽ là:
Q = n1.Q1 + n2.Q2 = 200.(240 - P) + 100.(200 - 2P) = 68000 - 400P
1
hay P  170  Q. Hàm lợi nhuận của doanh nghiệp là:
400
1 2
  170Q  Q  20Q , doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa khi (Q)’ = 0
400
 150 = Q/200  Q = 30000 và P = 95.
Số lượng sản phẩm mà mỗi cư dân tương ứng thị xã 1 và 2 sẽ mua
là: Q1 = 240 - 95 = 145 và Q2 = 200 - 2 x 95 = 10.

347
Thặng dư tiêu dùng của mỗi cá nhân ở thị xã 1 là:
(240  95).145
CS1 =  10512,5
2
Thặng dư tiêu dùng của mỗi cá nhân ở thị xã 2 là:
(200  95).10
CS2   525
2
So sánh với việc phân biệt giá của doanh nghiệp trong câu (a), chúng
ta có thể kết luận rằng, thặng dư tiêu dùng của thị xã 1 tăng lên còn thặng
dư tiêu dùng của thị xã 2 giảm đi.
c) Để thặng dư tiêu dùng đạt giá trị lớn nhất, doanh nghiệp nên định
giá bằng chi phí cận biên (P = MC) cho cả 2 thị trường. Với mức giá P =
20, thì thặng dư tiêu dùng lớn nhất mà mỗi cá nhân có thể nhận được ở
mỗi thị xã sẽ là:
Thặng dư tiêu dùng của mỗi cá nhân ở thị xã 1 là:
(240  20).(240  20)
CS1 =  24200
2
Thặng dư tiêu dùng của mỗi cá nhân ở thị xã 2 là:
(200  40).(100  20)
CS2   6400
2
Bài số 9:
a) Nếu chỉ có doanh nghiệp 1 tồn tại trên thị trường như một doanh
nghiệp độc quyền thuần túy, điều kiện để doanh nghiệp tối đa hóa lợi
nhuận là: MR1 = MC1.
Ta có: 90 - 4Q1 = 10  Q1 = 20 và P1 = 90 - 40 = 50. Lợi nhuận của
doanh nghiệp 1 là: 1 = P1.Q1 - TC11 = 20 x 50 - (3 + 10 x 20) = 797.
Hệ số Lerner phản ánh mức độ độc quyền đối với doanh nghiệp 1 là:
P  MC1 50  10
L1  1   0,8 .
P1 50

348
Nếu chỉ có doanh nghiệp 2 tồn tại trên thị trường như một doanh
nghiệp độc quyền thuần túy, điều kiện để doanh nghiệp tối đa hóa lợi
nhuận là: MR2 = MC2. Ta có: 90 - 4Q2 = 8  Q2 = 20,5 và P2 = 90 - 41 =
49. Lợi nhuận của doanh nghiệp 2 là: 2 = P2.Q2 - TC22 = 20,5 . 49 -
5 - 8.20,5 = 835,5. Hệ số Lerner phản ánh mức độ độc quyền đối với
P  MC2 49  8
doanh nghiệp 2 là: L2  2   0,8367 .
P2 49

b) Nếu hai doanh nghiệp cấu kết với nhau để sản xuất, họ sẽ chọn
mức chi phí cận biên của doanh nghiệp nào thấp nhất. Theo đề bài, mức
chi phí cận biên của doanh nghiệp 2 thấp hơn doanh nghiệp 1 (MC2 = 8 <
MC1 = 10). Doanh nghiệp 2 sẽ tập trung sản xuất và chia đều lợi nhuận
với doanh nghiệp 1. Tổng lợi nhuận của cả 2 doanh nghiệp là:  = 835,5
- 3 = 832,5. Mỗi doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận là: 1 = 2 =
832,5 : 2 = 416,25.
c) Khi hai doanh nghiệp này đều sản xuất một loại sản phẩm đồng
nhất và lựa chọn sản lượng để sản xuất đồng thời.
Hàm lợi nhuận của doanh nghiệp 1 là:
1  P .Q1  3  10.Q1  (90  2Q1  2Q2 ).Q1  (3  10Q1 )

Hàm lợi nhuận của doanh nghiệp 2 là:


 2  P .Q2  5  8.Q2  (90  2Q2  2Q1 ).Q2  (5  8Q2 )

Lấy đạo hàm bậc nhất của hàm lợi nhuận của doanh nghiệp 1 và
doanh nghiệp 2 theo Q1 và Q2 tương ứng và cho bằng 0 ta tìm được
phương trình phản ứng của mỗi doanh nghiệp:
+ Hàm phản ứng của doanh nghiệp 1 là: 90 - 4Q1 - 2Q2 - 10 = 0
Q
 Q1  20  2 .
2
+ Hàm phản ứng của doanh nghiệp 2 là: 90 - 4Q2 - 2Q1 - 8 = 0
Q
 Q2  20,5  1 .
2

349
Q2

40
Hàm phản ứng doanh nghiệp 1

Hàm phản ứng doanh nghiệp 2


20,5

0 Q1
20 41

Kết quả sản lượng sản xuất ra của mỗi doanh nghiệp sẽ là: Q1 = 13
và Q2 = 14, đây chính là cân bằng Cournot. Cân bằng Cournot cũng
chính là cân bằng Nash, vì mỗi doanh nghiệp đều làm điều tốt nhất có thể
được khi cho trước hành động của đối thủ.
Q = Q1 + Q2 = 27  Giá bán sản phẩm trên thị trường là: P = 36
Lợi nhuận tối đa của mỗi doanh nghiệp tương ứng là:
1  P .Q1  3  10.Q1 = 26 x 13 - 3 = 335

 2  P .Q2  5  8.Q2 = 28 x 14 - 5 = 387

d) Nếu doanh nghiệp 2 lựa chọn sản lượng trước để sản xuất, khi đó
Q
hàm phản ứng của doanh nghiệp 1 là: Q1  20  2 và hàm lợi nhuận của
2
doanh nghiệp 2 là:  2  P .Q2  8.Q2  (90  2Q2  40  Q2 ).Q2  (5  8Q2 ) .
Lợi nhuận của doanh nghiệp 2 đạt giá trị lớn nhất khi đạo hàm bậc nhất
của hàm lợi nhuận bằng không. Ta suy ra mức sản lượng của doanh
nghiệp 2 và doanh nghiệp 1 tương ứng là: Q2 = 21 và Q1 = 9,5  Q =
30,5  P = 90 - 2 x 30,5 = 29. Lợi nhuận tương ứng của doanh nghiệp 1
và doanh nghiệp 2 là:

350
1  P .Q1  3  10.Q1 = 19 x 21 - 3 = 396.

 2  P .Q2  5  8.Q2 = 21 x 9,5 - 5 = 194,5.

ĐÁP ÁN CHƯƠNG 6
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đ Đ S S S Đ Đ Đ S S S Đ S S S

2. Đáp án phần Bài tập thực hành tính toán


Bài số 1:
a. Hàm cầu về lao động chính là hàm MRPL.
Ta có: MRPL = MR × MPL. Doanh nghiệp là doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn hảo trên thị trường đầu ra, nên MR = P = 10.
MPL = Q’(L) = 40 - 4L.
Vậy: MRPL = 10.(40 - 4L) = 400 - 40L.
Hàm cầu về lao động có dạng w = 400 - 40L.
b. Doanh nghiệp thuê bao nhiêu nhân công?
Điều kiện thuê lao động tối ưu, MRPL = w.
Khi w = 30 nghìn đồng/ngày, ta có: w = 400 - 40L = 40 → L = 9.
Khi w = 80 nghìn đồng/ngày, ta có: w = 400 - 40L = 80 → L = 8.
Bài số 2:
a. Thị trường lao động cân bằng khi lượng cung về lao động bằng
lượng cầu về lao động.
Đáp số: w0 = 10, L0 = 250.

351
b. Khi tiền công tối thiểu được đặt là 4 nghìn đồng/giờ, thị trường
không có lao động thất nghiệp. Khi tiền công tối thiểu được đặt là 14
nghìn đồng/giờ, số lao động thất nghiệp là 220.
c. Khi không quy định tiền công tối thiểu, tổng thu nhập là 2500
(nghìn đồng). Khi quy định tiền công tối thiểu, tổng thu nhập là 2100
(nghìn đồng). Tổng thu nhập giảm 400 (nghìn đồng).
Bài số 3:
a. Xác định số lao động được thuê tối ưu khi w = 40.000 đồng/ngày,
và P = 20.000 đồng/sản phẩm. Từ số liệu đầu bài, ta có bảng số liệu sau:

L 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Q 5 10 14 17 19 20 20 18 15
MPL 5 5 4 3 2 1 0 -2 -3

- Điều kiện thuê lao động tối ưu là MRPL = w.


- Theo công thức ta có: MRPL = MR × MPL. Đây là doanh nghiệp
CTHH nên MR = P.
- Từ đây suy ra: MRPL = P × MPL = w. Ta có: MPL = w/P = 2.
- Từ bảng tính toán, ta nhận thấy đơn vị lao động thứ 5 có MPL = 2.
Vậy, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp này sẽ thuê một lượng lao
động là L*1 = 5.
b. Làm tương tự câu (a), khi w = 40.000 đồng/ngày và P = 40.000
đồng/sản phẩm thì lượng lao động mà doanh nghiệp sẽ thuê để tối đa hóa
lợi nhuận là L*2 = 6.
c. Khi năng suất lao động tăng lên, MPL tăng, dẫn đến MRPL tăng,
đường MRPL dịch chuyển sang phải. Vì vậy, với cùng một mức tiền công,
lúc này số lao động được thuê sẽ tăng lên.
Bài số 4:
- Cách 1: So sánh giá trị trong tương lai của hai sự lựa chọn

352
Giá trị tương lai của khoản tiền 11.000 USD là:
NFV = 13.310 (USD) < 14.520 (USD).
- Cách 2: So sánh giá trị trong hiện tại của hai sự lựa chọn
Giá trị hiện tại của khoản tiền 14.520 USD là:
PV = 12.000 (USD) > 11.000 (USD).
Kết luận: Nên đầu tư mua chiếc máy đó.
Bài số 5:
a. Mức giá thuê đất là: 11 triệu đồng/nghìn m2.
b. Số lượng đất được thuê sẽ là 10.000 m2.
c. Người đọc tự vẽ đồ thị minh họa thị trường đất đai.
d. Nếu chính phủ áp đặt mức thuế 11 triệu đồng/nghìn m2 đất, khi đó
giá thực tế thuê đất sau thuế mà chủ đất đai được hưởng là 0 đồng? Số
lượng đất đai được thuê vẫn là 10.000 m2.

353
354
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bentick, T.G. & Spencer, D.E. (1992), Economics: Study Guide.


Addison-Wesley Publishing Company.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Kinh tế học vi mô. (Tái bản lần thứ
6). Nhà xuất bản Giáo dục.
Christopher, R.T.& S.Charles. (2005), Managerial Economics,
Eighth Edition. McGraw-Hill.
Frank, R.H. (2003), Microeconomics and Behavior. New York:
McGraw-Hill.
Gravelle, H. & Rees, R. (2004), Microeconomics. (Ed.).Essex:
Pearson Education Limited.
Nicholson, W. & Stapleton, D.C. (1998), Microeconomic Theory:
Basic Principles and Extensions. (Ed.) Florida: Harcourt Brace &
Company.
Perloff, J.M. (2004), Microeconomic. (Ed.). Pearson Education Inc.
Pindyck, R.S. & Rubinfeld, D.L. (1999), Kinh tế học vi mô. (Đại học
Kinh tế Quốc dân dịch). Nhà xuất bản Thống kê.
Phan Thế Công, Ninh Hoàng Lan (2011), Bài tập và Hướng dẫn
phương pháp giải Kinh tế học vi mô I. Đại học Thương mại, Hà Nội: Nhà
xuất bản Thống kê.
Phan Thế Công (2008), Bài tập Kinh tế học vi mô II. Đại học
Thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
Ragan, J.F. & Thomas, L.B. (1993), Principles of Microeconomics.
(Ed.). Florida: Harcourt Brace Jovanovic.
Walstad, W.B. & Bingham, R.C. (1999), Study Guide to Accompany
McConnel and Brue Microeconomics. (Ed.) New York: McGraw-Hill.

355
Chịu trách nhiệm nội dung và xuất bản:
Giám đốc - Tổng Biên tập
ĐỖ VĂN CHIẾN

Biên tập:
VƯƠNG NGỌC LAM

Trình bày:
TRẦN KIÊN - DŨNG THẮNG

In 1000 cuốn khổ 16  24 cm tại NXB Thống kê - Công ty In Thương mại Đông Bắc
Địa chỉ: Số 15, Ngõ 14, Phố Pháo Đài Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Số xác nhận ĐKXB: 1010-2019/CXBIPH/06-10/TK do CXBIPH cấp ngày 29/3/2019
QĐXB số 45/QĐ-NXBTK ngày 03/4/2019 của Giám đốc - Tổng Biên tập NXB Thống kê
In xong và nộp lưu chiểu Quý II năm 2019.

356

You might also like