Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

KIẾN TRÚC CHAMPA

1. Lịch sử
- Được hình thành từ TK VII và kéo dài đến cuối TK XVII.
- Kiến trúc này được xây dựng chủ yếu ở các đền và tháp bằng gạch, vô cùng cổ kính và
thiêng liêng.
2. Đặc điểm
- Chất liệu: Các tòa tháp đều được xây dựng bằng gạch màu đỏ cam hoặc đỏ sẫm, nung
trước với độ xốp lớn, sau đó được tiến hành xây dựng không có mạch vữa.
Các chi tiết điêu khắc đều được thực hiện một cách tỉ mỉ, chỉnh chu trực tiếp trên nền
gạch.
- Kích thước: Những ngôi tháp này có kích thước chiều cao rất lớn, có thể gấp hai đến ba
lần chiều rộng của thân tháp, phần ngọn tháp sẽ được thiết kế theo hình dáng thu nhỏ
dần về phía trên đỉnh.
- Bố cục:
 Có một tháp trung tâm, hay còn gọi là một Kalan. Ngoài ra, tháp trung tâm được
xây dựng làm nơi thờ thần Siva, đây là tháp theo nguyên mẫu với đặc trưng là bộ
biểu tượng cho sinh thực khí của nữ thần Shakti trong Ấn Độ giáo và Linga trong
đối tác nam tính.
 Bố cục thiết kế theo bộ ba song hành, hay còn gọi là ba Kalan. Đây là dạng kiến
trúc có 3 ngôi tháp được xây dựng theo các hướng Bắc - Nam cùng quay về
hướng Đông. Mỗi Kalan thờ một vị thần khác nhau như sau: Kalan hướng Nam
thờ thần Brahma, Klan giữa thờ thần Siva; Klan hướng Bắc thờ thần Vishnu.
Trong đó, Kalan giữa thờ thần Siva sẽ thường được xây dựng lớn hơn cho thấy
văn hoá lựa chọn thần chủ Siva của người Champa.
3. Các công trình kiến trúc nổi tiếng
a. Tháp Po Sah Inư
- Tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Hòa Lai từ thế kỷ thứ IX.
- Kích thước không lớn nhưng vẫn cho thấy được những tinh hoa độc đáo trong nghệ
thuật kiến trúc người Chăm cổ.
b. Tháp Po Nagar
- Là ngọn tháp lớn nhất, cao hơn 23m, nằm trên đỉnh đồi cao khoảng 12m so với mực
nước biển. Po Nagar cũng chính là tên của nữ vương – một vị thần được sinh ra từ mây
trời và bọt biển.

c. Tháp Po Rome
- Bên trong tháp có thờ tượng của vua Po Rome cao 1,3 m.
- Tháp còn có bức tượng bán thân nữ được chạm khắc nhẹ nhàng và uyển chuyển, được
người Chăm Pa gọi là tượng của hoàng hậu Po Bia Scan.

You might also like