Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Thủ Ấn Ngũ Bộ Phật Trong Thực Hành Kim Cang Phổ Ba

Đức Garchen Rinpoche thuyết giảng


Ngày 23 tháng 9, 2019, Đài Bắc, Đài Loan

Các đạo hữu, hôm nay Thầy sẽ tặng các bạn một vài giáo huấn
về kết ấn. Nói về điều này, Đức Marpa đã nói:

“Về sắc thân giả hợp – khi chưa giác ngộ, nó là thân tứ đại, là
nguồn cơn của mọi bệnh tật và khổ đau. Khi đã giác ngộ, [thân]
ấy là sự hợp nhất với vị bổn tôn và sẽ làm xoay chuyển mọi bám
chấp bình phàm.”

Ta nói rằng khi đã giác ngộ thì thân này “hợp nhất với vị bổn
tôn,” có nghĩa là vị bổn tôn sẽ an trú cùng với chúng ta. Khi một
người vẫn chưa giác ngộ được điều ấy thì thân này chính là “hợp
thân tứ đại”.

Về vấn đề này, có ba khía cạnh của bên trong, bên ngoài và ẩn


mật. Khía cạnh bên ngoài chính là tứ đại, khía cạnh bên trong là
năm cảm xúc ô nhiễm, và khía cạnh ẩn mật chính là ngũ trí. Vì
sao ta chỉ đề cập đến tứ đại của khía cạnh bên ngoài? Bởi vì hư
không chính là tánh không, nó không được gộp chung vào với
bốn đại còn lại.

Thân này chính là sự hợp nhất của cả hai khía cạnh thân và tâm;
vì vậy nó hoàn thiện với năm nguyên tố. Đầu tiên là hư không,
sau đó là đất, nước, lửa và gió; tổng cộng có năm nguyên tố.
Chúng hoàn thiện trong thân này, và chúng ta trực tiếp thể
nghiệm đặc tính của chúng khi năm nguyên tố này vận hành. Có
nghĩa là chúng ta thực sự cảm nhận và trải nghiệm được hơi ấm,
cái lạnh, độ ẩm vân vân. Mặc dù thân thể chúng ta trải nghiệm
được sự vận hành của cả bốn nguyên tố, nhưng nếu chúng ta
quán xét [sẽ thấy] bản chất tinh yếu của chúng chính là rỗng
rang.

Mọi khía cạnh của tánh sáng tỏ chính là năm vị Phật nam. Mọi
khía cạnh của tự tánh rỗng rang chính là năm vị Phật mẫu – thân
và tâm này hợp nhất với nhau thành một thể duy nhất. Thân vật
lý được cấu thành từ năm nguyên tố. Trong số đó, thịt và xương
là đất, máu là nước, hơi thở là gió, hơi ấm là lửa; và tâm là hư
không.

Như đã nói, “Khi chưa giác ngộ, [thân] này là thân tứ đại.” Từ
một niệm tưởng về cái “tôi”, chúng ta bị che chướng và từ đó
phóng chiếu lên tấm thân này những khái niệm rằng “tôi hạnh
phúc,” hay “tôi đau khổ”. Từ đó nảy sinh lòng tham luyến hạnh
phúc và ác cảm với khổ đau – nó diễn ra theo cách như vậy đấy.
Tuy nhiên, khi chúng ta đã thấu suốt về chân tánh: khi nói đến
“bản tâm”, khía cạnh bên ngoài của năm cảm xúc ô nhiễm chính
là năm nguyên tố. Khi những cảm xúc ô nhiễm này chín muồi,
chúng trở thành năm trí tuệ nguyên sơ, cũng chính là khía cạnh
ẩn mật. Như vậy, khía cạnh bên ngoài chính là năm nguyên tố;
khía cạnh bên trong chính là năm cảm xúc ô nhiễm; và khía
cạnh ẩn mật chính là năm trí tuệ.

Vì ta nói rằng [ba khía cạnh] của mỗi một ngũ bộ là như thế, do
đó sự hợp nhất thân – tâm này mang bản tánh của năm vị Phật
phụ và mẫu. Như đã nói – tâm này là “thanh tịnh nguyên sơ từ
chân như nền tảng. Khi giác ngộ, thân này hợp nhất với bổn tôn,
không giác ngộ, thân này là thân tứ đại” – một dạng thức nguyên
tố của gió, lửa, nước và đất. Bản chất của nó là rỗng rang; bản
tánh của nó là sáng tỏ. Khía cạnh vật chất của một thực thể có
thể xuất hiện, nhưng bản chất của nó vẫn là rỗng rang. Nếu ai
hiểu được điều này – nếu nó được chín muồi – thì bổn tôn thanh
tịnh chính là hiện thân của ngũ trí, và ngũ trí sẽ chín muồi thành
bản tánh của năm vị Phật phụ và mẫu. Nó chín muồi thành thân
tướng của vị bổn tôn, chính là Báo thân Phật.

Khi Pháp thân được chứng ngộ thì Báo thân sẽ tụ hội như cầu
vồng. Nếu ta chứng ngộ được bản tánh nội tại tựa hư không của
Pháp thân thì hào quang tựa cầu vồng của Báo thân sẽ tự nhiên
hiển lộ - đó chính là sự hợp nhất của tánh sáng tỏ và tánh không.

Tất cả những điểm này trong Mật Chú tương ưng với “biểu
tượng, ý nghĩa và dấu hiệu.” Đối với khía cạnh bên ngoài, các
thế tay của mỗi thủ ấn mang ý nghĩa biểu tượng. Khi nói đến
dấu hiệu, trên bàn tay trái và tay phải của một người là mười
ngón tay, là dấu hiệu của năm vị Phật phụ và mẫu. Về ý nghĩa,
khi chín muồi thì trong khía cạnh ẩn mật đó chính là ngũ trí.

Trên vương miện trang hoàng của mỗi bổn tôn đều có năm vị
Phật. Mỗi một vị đều sở hữu những dấu hiệu, biểu tượng và ý
nghĩa riêng, vì vậy ta gọi đó là Mật chú. Điều đó không có nghĩa
là ta phải giữ bí mật, mà đó là bởi vì ta không thể nhận ra.

Đức Phật đã chứng ngộ được ý nghĩa tối hậu và đã làm sáng tỏ
các giáo huấn, và mọi thực hành cùng nghi lễ đều bắt nguồn từ
đó cả. Môi trường bên ngoài của chúng ta hoạt động dựa trên sự
vận hành của năm nguyên tố. Thế giới bên ngoài lẫn chúng sinh
bên trong đều hoạt động dựa trên sự vận hành của năm nguyên
tố cả.

Nói tóm lại, phương pháp để chứng ngộ được điều đó là: nền
tảng này không chín muồi là do chấp ngã, những cảm xúc phiền
não và sự bám chấp vào nhị nguyên của ta và người. Nếu nó
được phong ấn với bồ đề tâm thì sẽ không còn cái ngã. Nhờ Bồ
đề tâm mà chúng ta trở thành vô ngã, như được nhắc đến trong
những dòng sau: “Mọi chư Phật toàn hảo đều bắt nguồn từ tâm
vị tha để đem lại lợi lạc cho chúng sinh.” Khi làm lợi lạc cho
người khác thì ta trở thành vô ngã, ta và người không còn hiện
hữu. Dựa vào đó, hiện tướng sẽ thiếu đi tự tánh. Chúng là sự
hợp nhất của hiện tướng và tánh không, là sự hợp nhất của tánh
sáng tỏ và tánh không vân vân, cũng chính là Báo thân. Pháp
thân và Báo thân là như vậy đấy.

“Vạn pháp đều có bản tánh của tam thân.” Pháp thân và Báo
thân là thân thanh tịnh, và vì Hoá thân có sự kết hợp của cả
những tính chất thanh tịnh và bất tịnh nên nó được gọi là hoá
thân. Nó thanh tịnh một phần trong sự thanh tịnh nguyên bản
ban sơ của chính nó, nhưng tạm thời bị che chướng bởi những
vết nhơ. Hoá thân xuất hiện một cách bất tịnh trong mỗi cõi của
luân hồi dưới dạng những người điều phục và những ai cần điều
phục. Tất cả những điều này được cô đọng lại trong một ý nghĩa
duy nhất, và [ý nghĩa này] cũng được thể hiện qua những thủ ấn.
All of that condensed into a single meaning is also embodied in the mudras. Phương pháp để
nhận ra được ý nghĩa này chính là sự tịnh hoá nền tảng bám
chấp vào cái ngã và nhị nguyên.

Khi chúng ta dấn bước vào các nghi thức và thực hành mật chú,
ngay khi bắt đầu [thực hành] chúng ta trì tụng, “Nguyện mọi
chúng sinh có được hạnh phúc và các nhân của hạnh phúc,
nguyện họ được tự do khỏi mọi khổ đau và các nhân của khổ
đau.” Đây chính là tâm nguyện vị tha, bồ đề tâm trân quý –
chúng ta phải hoàn toàn khởi phát được tình yêu thương vô
lượng. Vào lúc đó, nếu chúng ta được tự do khỏi mọi chấp ngã
thì nương nhờ những phẩm tánh [của bồ đề tâm] mà sự thiết lập
ngũ trí và tam thân ngũ trí sẽ hoàn tất. Các dấu hiệu, biểu tượng
và ý nghĩa liên quan đến điều này được bao hàm trong các thủ
ấn.

Trên đỉnh đầu của mỗi bổn tôn là một vương miện trang hoàng
với ngũ Phật Bộ. Vị Phật nào ở vị trí chính giữa vương miện còn
tuỳ thuộc vào vị bổn tôn chúng ta thực hành.

Trong thực hành Kim Cang Phổ Ba, Đức Bất Không Thành Tựu
là pháp chủ và vì thế Ngài ở vị trí chính giữa. Bảng dưới đây
giải thích các chủng tự, vị trí, thế tay và màu sắc của mỗi vị bổn
tôn trên vương miện bảo trang trong thực hành Phổ Ba. Đối với
năm vị Phật nam:

Chủng Tự Bổn Tôn ​ Vị Trí Ngón Tay Màu Sắc


OM Tì Lo Giá Na Phật Sau đầu Ngón giữa Trắng
HUNG Bất Động Phật Trước trán Ngón trỏ Xanh
TRAM Bảo Sanh Phật Phía trên tai phải Ngón nhẫn Vàng
HRIH A Di Đà Phật Phía trên tai trái Ngón cái Đỏ
AH Bất Không Thành Tựu Phật Đỉnh đầu Ngón út Xanh Lá

Về bản tánh của năm vị phật Mẫu

“MUM” (hai ngón giữa)


“LAM” (hai ngón trỏ)
“MAM” (hai ngón nhẫn)
“BAM” (hai ngón cái)
“TAM” (hai ngón út)
Trong sự hợp nhất của năm vị phật Nam và nữ, mọi khía cạnh
hình tướng đều là Phật nam; mọi khía cạnh tánh không đều là
Phật nữ. Dựa trên sự hợp nhất của hai yếu tố này, cả luân hồi và
niết bàn đều trọn vẹn. Vì vậy, thủ ấn “ngón tay đan cài và hai
bàn tay áp vào nhau” tượng trưng cho bản tánh của ngũ trí. Thủ
ấn “hai bàn tay mở ra phía trên đỉnh đầu” tượng trưng cho
vương miện bảo trang của tất cả chư vị bổn tôn. Nó được viên
thành như thế này từ bên trong, và ý nghĩa này được thể hiện và
hình tượng hoá [ra bên ngoài] qua những thủ ấn.

Khi [thực hành] cúng dường, năm vị Phật nam và Phật nữ hiện
hữu đồng thời cùng với tất cả các thánh nữ cúng dường. Chúng
ta thực hiện thủ ấn “mây và hoa sen xoay vòng” như sau: ở phía
bên phải là vô vàn chư daka, ở phía bên trái là vô vàn chư
dakini, chư vị thảy đều dương cao những phẩm vật cúng dường,
và chúng ta cùng trì tụng, “NAMA SARVA TATHAGATA…”
Sau đó, nương nhờ phẩm tánh của lòng đại bi và năng lực nơi
chư Phật và chư Bồ tát, và nương nhờ phẩm tánh của Bồ Đề
Tâm nơi chư vị mà [vô lượng] thiên nữ cúng dường chẳng thể
nghĩ bàn cùng dâng cúng phẩm lên toàn bộ các cõi tịnh độ. Có
hàng trăm hàng ngàn thiên nữ cúng dường cùng với chư daka và
dakini, chư vị cúng dường tinh tuý của sáu hạnh toàn thiện, ví
dụ như bố thí, đến với mọi chúng sinh trong sáu cõi. Chư Phật
của sáu cõi thực hiện các công hạnh để đem lại lợi lạc cho mọi
chúng sinh. Sau đó chúng ta hồi hướng với “NAMA SARVA
TATHAGATA AVALOKITE…,” trì tụng sáu minh chú trong lúc
kết sáu thủ ấn.

Nói tóm lại, ý nghĩa của minh chú chính là “Namo, nương vào
những ý nguyện của con…” Điều này muốn nói đến ý nguyện
tuyệt đối thanh tịnh của một hành giả, và hành giả ấy cần phải
có được tình yêu thương vô lượng. Nhờ vậy mà chúng ta trở
thành một với tình yêu thương vô lượng của mọi chư Phật.

Sau đó, “năng lực gia trì của chư Như Lai…,” lòng đại bi của
mọi chư Phật trong ba thời chính là tình yêu thương vô lượng,
vô tận tựa hư không. Tứ vô lượng tâm chính là năng lực của mọi
chư Phật, bao gồm “năng lực và sự gia trì của mọi chư Như
Lai.” Và nhờ đó mà “năng lực của Pháp giới” mới hiện hữu.

Tạm thời thì do bị ảnh hưởng bởi mê lầm mà cả chư Phật và


chúng sinh đều hiện hữu. Tuy vậy, ngoại trừ việc giống như
nước đóng băng thành tảng đá, trong thực tế về mặt tối hậu thì
chúng sinh không thật sự tồn tại. Mọi chúng sinh đều là Phật, họ
đều có Phật tánh, giống như tự tánh của băng là nước vậy. Vì
vậy đức Phật đã nói rằng, “Chúng sinh chính là Phật, nhưng họ
bị che chướng bởi những ô nhiễm tạm thời.”

Những che chướng tạm thời này là gì? Nói ngắn gọn, gốc rễ của
84,000 phiền não chính là chấp ngã. Chấp ngã rốt ráo chính là
vô minh, và vô minh rốt ráo chính là tánh không. Có một sự bám
chấp hết sức vi tế vào niệm tưởng của cái “Tôi” ở trong tâm trí.
Trên thực tế, những cá thể có tự tánh là không hề tồn tại; cái tôi
không hề tồn tại. Chúng ta bám chấp vào cái tôi trong khi không
hề có cái tôi nào cả.

Nếu chúng ta nhận ra được thực tại thật sự của vô ngã, thì mọi
chúng sinh thảy đều có Phật tánh. Để chứng ngộ được [chân lý]
vốn chưa được chứng ngộ này thì tạm thời dựa trên tình yêu
thương và lòng bi mẫn có điều kiện, biết được ý nghĩa tối hậu
của chúng sinh cũng như băng tan vào đại dương bao la, chúng
ta thực hành Pháp để viên thành Phật quả.
If you realize the actual reality of no self, then all sentient beings are of the nature of the Buddha. In order
to realize that which has not yet been realized, temporarily relying on conventional love and compassion,
knowing that ultimately the meaning of sentient beings is like ice melting into the vast ocean, we employ
rituals to accomplish buddhahood.

Ngũ bộ Phật, Phật phụ và mẫu, trong trạng thái bất tịnh chính là
năm phiền não. Khi đã chín muồi thì chư vị sẽ chín muồi thành
năm trí tuệ nguyên sơ. Phương pháp duy nhất để làm chín muồi
những gì chưa chín cũng giống như [cách khiến] một hạt giống
trở thành bông hoa vậy; để một hạt giống được chín muồi thì
chúng ta phải tưới tắm cho nó. Bồ đề tâm cũng giống như nước.
Nếu con muốn tan chảy tảng băng chấp ngã mà bản chất của nó
là lạnh lẽo thì con cần phải có Bồ đề tâm ấm áp. Hơi ấm ấy sẽ
làm tan chảy tảng băng.

Tương tự như vậy, chư Phật với các phương tiện vô cùng thiện
xảo dựa trên các phương pháp của dấu hiệu, ý nghĩa và biểu
tượng trong thực hành Kim Cang Thừa để cho chúng sinh chín
muồi thành Phật, bao gồm cả việc áp dụng các nghi lễ. Vì thế
khi kết thủ ấn chúng ta cần phải quán tưởng theo cách như vậy.

Nói ngắn gọn, các uẩn bên trong mang bản tánh của các vị Phật
nam và nữ trong ngũ Phật bộ. Dấu hiệu mang tính biểu tượng ở
bên ngoài của điều này chính là mười ngón tay. Nếu chúng ta
hiểu được như vậy thì ta sẽ có khả năng cúng dường lên chư
Phật, tịnh hoá nghiệp chướng của chúng sinh, và có năng lực
viên thành mọi điều mong cầu. Như chúng ta trì tụng “…để
cúng dường các đấng tối cao và làm lợi lạc cho chúng hữu tình,
con nguyện xin tất cả mọi ước nguyện của chúng con đều được
thông suốt không chướng ngại trên khắp cõi trần gian không hề
thiếu sót”. Những thủ ấn có năng lực như vậy đấy.

Lấy ví dụ, có năm thủ ấn của các vị Phật nam và Phật nữ trong
thực hành Kim Cang Phổ Ba như đã trình bày trong bảng ở trang
3. Thủ ấn “bàn tay mở ra trên đỉnh đầu và hạ xuống” biểu trưng
cho một dòng chảy hỷ lạc – tánh không của trí tuệ bồ đề nguyên
sơ bất nhị tuôn rơi. Cơ thể của chúng ta toàn bộ được lấp đầy
bởi cam lộ, bao gồm cả các đường kinh mạch và các nguyên tố,
và năm cảm xúc phiền não chín muồi thành năm trí tuệ nguyên
sơ. Đây chính là hiện thân của năm trí tuệ nguyên sơ, và khi nó
được chứng ngộ như thế thì hành giả chứng ngộ được sự hợp
nhất với bổn tôn.
Bổn tôn luôn bên chúng ta: những hạt giống của bổn tôn, cái
nhân của bổn tôn, cũng chính là Phật tánh, năm nguyên tố bên
ngoài, và vân vân. Những hạt giống của ngũ trí chính là là năm
phiền não, khi đã chín muồi, chúng chuyển hoá thành năm trí tuệ
nguyên sơ. Nếu con hiểu theo cách này thì ý nghĩa của mật chú
sẽ trở nên vô cùng thâm diệu, và của các thủ ấn sẽ rất có ý
nghĩa.

Một ví dụ khác, khi chúng ta trì tụng, “Kể từ hôm nay, con
nguyện thực hành thiện hạnh với cả thân, khẩu và ý,” nếu tín
tâm phát khởi thì ngay lập tức chúng ta sẽ chắp tay lại với nhau.
Tuy nhiên, nếu tâm của chúng ta không sáng tỏ khi trì tụng,
“Con xin quy y đạo sư. Con xin quy y Phật…,” thì chúng ta chỉ
đang tụng niệm ra rả mà thôi, còn tay chúng ta thì không hề
chuyển động. Điều này là bởi trong tâm không hề có bất kỳ cảm
xúc nào về việc quy y nơi cửa Phật. Tuy nhiên nếu như chúng ta
nhớ được rõ ràng các phẩm tánh của Đức Phật thì khi trì tụng,
“Con xin quy y Phật…,” tay chúng ta sẽ chắp lại, nước mắt sẽ
tuôn rơi, và một trạng thái của trí tuệ sáng soi nảy nở.

Chúng sinh có hàng thượng căn, trung căn và hạ căn. Những ai


có căn cơ cao sẽ hiểu được rằng Phật chính là tự tánh, những
phẩm tánh của giác ngộ đều nằm ở bên trong. Hàng trung căn
khi thấy được phẩm tánh của Đức Phật sẽ chắp tay cầu nguyện
và sẽ rơi nước mắt. Họ thật sự xúc động đến độ lông tóc trên
người dựng đứng, và phản ứng thân thể này tương ứng với trí
tuệ của họ. Tỉnh thức từ trong giấc ngủ vô minh, thân khẩu và ý
trở thành một, và tâm này trở nên vô cùng sáng tỏ.

Thực hành kết ấn có rất nhiều lợi lạc và công đức, và thông qua
việc kết ấn mà các hình ảnh quán tưởng của chúng ta trở nên rõ
ràng hơn. Trong “Bài Nguyện Tây Phương Cực Lạc” có nói
rằng, khi đã được [tái sinh] ở cõi Tịnh Độ, chúng ta sẽ được diện
kiến hàng trăm ngàn chư Phật, và vào lúc đó, nhờ quán tưởng và
kết ấn mà “những gì được mong cầu sẽ trào ra từ lòng bàn tay
của hành giả.” Trên mười đầu ngón tay, hàng trăm hàng ngàn
chư dakas và dakinis sẽ giương cao vô số cúng phẩm. Chư vị sẽ
dâng cúng hàng chuỗi những phẩm vật thật sự hoá hiện đến vô
lượng chư phật trong vô vàn các cõi tịnh độ chẳng thể nghĩ bàn.
Nương nhờ vào cái nhân là bồ đề tâm và cái duyên là sự quán
tưởng tạm thời mà chúng ta có thể thực hành cúng dường như
vậy. Mười ngón tay chính là năm vị Phật nam và năm vị Phật
nữ; năng lực từ các cõi giới bên ngoài và các chúng sinh bên
trong tự khắc được viên thành. Khi một hành giả phong ấn
chúng bằng bồ đề tâm thì các cúng phẩm sẽ được nhân lên vô
tận, và giờ đây những cúng phẩm thật sự hoá hiện trở thành
không thể đong đếm, bao la tựa hư không. Và cho đến khi nào
luân hồi còn hiện hữu, thì những cúng phẩm này cũng sẽ còn
nguyên không hề ngừng dứt. Những đám mây cúng dường hoá
hiện giống như thế này được gọi là những đám mây cúng dường
của Phật Phổ Hiền. Khi quán tưởng như vậy thì công đức tích
luỹ được với mỗi thủ ấn là chẳng thể nghĩ bàn.

Nếu con hiểu được điều ấy con sẽ có thể thực hành theo cách
này. Tuy nhiên, một vài người học bắt ấn trước cả khi họ học
cách trì tụng. Thật ra hành giả cần phải học cách trì tụng nghi
quỹ cho thật tốt trước, sau đó tìm hiểu về ý nghĩa của câu minh
chú, và chỉ khi đó mới học về thủ ấn – làm theo cách này sẽ vô
cùng lợi lạc.

Nói một cách ngắn gọn, Đức Marpa đã nói với Đức Milarepa
rằng “Khi đã có uẩn thân này rồi – chưa chứng ngộ, [thân] này
là thân tứ đại. Khi đã chứng ngộ, thân này hợp nhất với vị bổn
tôn, sẽ xoay chuyển mọi bám chấp.”

Đối với mọi chúng sinh trong thế giới của sáu cõi, trừ những lỗi
lầm của những ô nhiễm nhất thời thì bản tánh của họ chính là
Phật tánh. Khi con hiểu được điều này thì tri kiến thanh tịnh sẽ
khởi phát. Như Đức Milarepa đã nói, “Ta không nhìn thấy thức
bình phàm, ta chỉ thấy trí tuệ; Ta không thấy chúng sinh; Ta chỉ
nhìn thấy Phật.”

Khi thức này chuyển hoá thành trí tuệ, thì nhờ có nhận thức bất
nhị ta thấy được rằng chúng sinh chính là các vị Phật. Nếu chưa
chứng ngộ được điều này thì ta sẽ thấy chư vị lama và các vị đạo
sư là những hợp thân đầy thiếu sót. Thông qua bản chất của các
cảm xúc ô nhiễm của chúng ta, mọi thứ bên ngoài đều được xem
là bất tịnh, cũng giống như một người bị bệnh vàng da nhìn thấy
mọi thứ đều có màu vàng vậy. Vì vậy đừng bám chấp vào những
gì có vẻ là thật từ [góc độ] nhận thức bất tịnh của ta. Thứ bất
tịnh chính là tri kiến của ta, và chúng ta cần phải nỗ lực hết mình
để phát khởi bồ đề tâm, nhờ đó tịnh hoá được mọi nghiệp
chướng và tập khí.

Các đạo hữu, xin hãy luôn khắc ghi những lời dạy này trong tâm
khảm.
Dịch và biên tập bởi Dianne McKinnon và hiệu đính bởi Trisha Lamb tháng 10/2020
Tâm Như Ngọc dịch Việt Ngữ tháng 11/2020. Nguyện mọi sự cát tường.

You might also like