Căn cứ xác lập chủ quyền Biển Đông

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Căn cứ xác lập chủ quyền Biển Đông

Đặng Thị Nhung


Nước ta có đường bờ biển dài trên 3260km, với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo
lớn Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa). Với tiềm năng và lợi thế phát triển
kinh tế biển lớn nên từ lâu nước ta luôn bị các nước lớn lăm le xâm lược. Việc chanh trấp
lãnh thổ, chủ quyền biển đảo trong khu vực đang là vấn đề nóng, ngày càng phức tạp.
Chính vì thế, Việt Nam luôn sẵn sàng và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền (lãnh thổ
trên đất liền và chủ quyền biển đảo). Chính vì thế, Việt Nam luôn sẵn sàng đưa ra các căn
cứ xác lập chủ quyền (đặc biệt là chủ quyền biển đảo trong giai đoạn hiện nay).

Nhà Trạm Khí tượng Việt Nam trên Đảo Hoàng Sa (ảnh chụp năm 1952).
https://baotainguyenmoitruong.vn/co-mot-kho-du-lieu-quy-ve-hoang-sa-va-truong-sa-
309926.html01/09/2020. Báo điện tử bộ tài nguyên và môi trường.
I/ Cơ sở lịch sử
1. Các sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam đã ghi chép rất rõ quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ của Việt Nam.
- Khắc mộc chủ
- Bản đồ nước Việt Nam thời nhà Nguyễn năm 1838 “Đại Nam nhất thống toàn đồ” đã
ghi lại “Hoàng Sa – Vạn lý Trường Sa” thuộc chủ quyền biển đảo của Việt Nam, nằm ở
phía ngoài các đảo ven bờ biển miền Trung nước ta.[4]

Đại Nam thống nhất toàn đồ[2]


- Giám mục J.L.Taberd trong “An Nam đại quốc họa đồ” đã vẽ một phần của Paracel và
ghi “Paracel hay Cát Vàng” chính là khu vực quần đảo Hoàng Sa ngày nay được xuất bản
năm 1838.[4]
An Nam đại quốc họa đồ xuất bản năm 1838 [3]
- Sách của nhà bác học Lê Quý Đôn biên soạn năm 1776 “Phủ biên tạp lục”, đã chép rõ
đảo Đại Trường Sa (gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa) thuộc phủ Quảng Ngãi – Việt Nam.
[4]
- Ngoài ra còn rất nhiều các sách và tập bản đồ khác trong lịch sử đã chứng minh hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam: “Toản Tập Thiên Nam tứ
chí Lộ Đồ Thư”, tập bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá; “Giáp Ngọ Bình Nam đồ”, bản đồ xứ
Đàng Trong do Đoàn quận công Bùi Thế Đạt vẽ năm 1774;…
2. Ngoài ra với tư cách là người làm chủ, nhà nước phong kiến Việt Nam đã rất nhiều lần
khảo sát địa hình và khai thác tài nguyên ở hai quần đảo lớn này.
- Trong “ Toản tập thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” (thế kỷ XVII) có viết: “Họ Nguyễn mỗi
năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến Bãi Cát Vàng để lấy hóa vật,
được phần nhiều là vàng lạc, tiền tệ, súng đạn”.
- Theo “Đại Nam thực lục chính biến” đã ghi chép lại sự kiện Vua Gia Long chiếm hữu
các đảo Hoàng Sa năm 1816, Vua Minh Mạng cho xây miếu, dựng bia trồng cây, đo đạc
vẽ bản đồ các đảo này.
- Các sách thời Nguyễn như “Lịch triều hiến chương loại chí” (1821), “Hoàng Việt dư địa
chí” (1833), Việt Sử Cương Giám Khảo Lược” (1876) cũng chứng minh tương tự.
Như vậy, tất cả các sách địa lý, bản đồ cổ và các giáo sĩ phương Tây đều đã xác nhận từ
lâu Việt Nam đã làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ rất lâu, từ triều đại
này qua triều đại khác đã chứng minh điều đó. Việc khảo sát và khai thác chưa từng gặp
sự phản đối của bất kì quốc gia nào trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, điều đó
càng chứng tỏ quyền làm chủ của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa.[4]
II/ Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
1. Thời thuộc Pháp
- Pháp đại diện quyền lợi cho Việt Nam trong quan hệ đối ngoại và bảo vệ chủ quyền
Việt Nam (từ khi kí Hòa ước Giáp Thân ngày 6/6/1884).
- Pháp thực hiện chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng việc thường
xuyên tiến hành tuần tiễn trên biển Đông. Năm 1920, các tàu hải quan Đông Dương tăng
cường tuần tiễn ở vùng biển Hoàng Sa để ngăn chặn buôn lậu.
+ Ngày 13/4/1930 đến 12/4/1933 Pháp cử đơn vị hải quân lần lượt đóng quân tại các đảo
trên quần đảo Trường Sa: Trường Sa, Song Tử Đông, Song Tử Tây,…
+ Ngày 15/6/1938 Toàn quyền Đông Dương Sules Brévié ký nghị định thành lập một đơn
vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.
+ Năm 1938, thực dân Pháp đã xây dựng xong trạm khí tượng, đèn biển, đài vô tuyến và
bia chủ quyền “Cộng hòa Pháp, Vương quốc An Nam, quần đảo Hoàng Sa” tại đảo
Hoàng Sa.
2. Sau năm 1945
- Ngày 7-9-1951, Trưởng đoàn đại biểu của Chính phủ Bảo Đại là Trần Văn Hữu tuyên
bố tại Hội nghị San Francisco rằng từ lâu quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là
một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Tuyên bố đó đã không gặp sự chống đối hoặc bảo
lưu nào của đại diện 51 quốc gia tham dự Hội nghị.
- Tháng 9/1975, đoàn đại biểu chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt
Nam đã tuyên bố quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam tại hội khí tượng
Colombo và yêu cầu WMO ghi tên trạm khí tượng Hoàng Sa của Việt Nam trong danh
mục trạm khí tượng của WMO (Tổ chức khí tượng thế giới).
- 12/5/1977: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đưa ra tuyên bố về
lãnh hải, vùng biển tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đây là văn bản
pháp quy đầu tiên.
- Sau thế chiến thứ II, Trung Quốc ngày càng lộ rõ bản chất muốn cướp hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Việt Nam sẵn sàng kiên quyết đấu tranh phản đối việc
Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông. Ngày 16/7/2014
buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan phi pháp HD 981 ra khỏi vùng Đặc quyền kinh tế
Việt Nam. [1]
Luật biển quốc tế và những quy định của UNCLOS (Công ước của Liên hợp quốc về
Luật Biển năm 1982) khẳng định rằng Việt Nam là quốc gia duy nhất có chủ quyền trên
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

1. Nguyễn Đình Chiến (2018), Nhìn lại sự kiện Hải Dương 981 và bài học kinh nghiệm trong đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, Cảnh sát biển Việt Nam, truy cập ngày 30-5-2018, tại trang
web https://canhsatbien.vn/portal/nghien-cuu-trao-doi/nhin-lai-su-kien-hai-duong-981-va-bai-
hoc-kinh-nghiem-trong-dau-tranh-bao-ve-chu-quyen-bien-dao.
2. Quốc sử quán (nhà Nguyễn) (1838), Đại Nam thống nhất toàn đồ, chủ biên, Phan Huy Chú.
3. Giám mục Jean Louis Taberd (1838), An Nam đại quốc họa đồ chủ biên, Thư viện quốc gia Pháp
ở Paris
4. Đinh Công Tuấn (2020), Những cơ sở lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối
với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Học viện Chính trị Công an nhân dân, truy cập ngày 10-
6-2020, tại trang web http://hvctcand.edu.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/nhung-co-so-lich-su-
va-phap-ly-khang-dinh-chu-quyen-cua-viet-nam-doi-voi-hai-quan-dao-hoang-sa-va-truong-sa-
1518.

You might also like