Cây Ngô

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 118

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THẾ HÙNG I BÙI THẾ HÙNG


NGUYỄN VIỆT LONG I NGUYỄN VĂN LỘC
Chủ biên: NGUYỄN THẾ HÙNG

GIÁO TRÌNH
CÂY NGÔ (Zea mays L.)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

i
ii
LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, cây ngô được trồng trên diện tích khoảng 180 triệu hecta, cho sản lượng
trên 1 tỉ tấn hạt/năm với nhiều mục đích khác nhau như làm lương thực, thức ăn gia súc,
nguyên liệu sinh học và thực phẩm. Ở Việt Nam, cây ngô luôn đứng thứ 2 trong nhóm
cây lương thực chính bên cạnh lúa, khoai và sắn. Ngô là cây trồng được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới. Đối
với nền nông nghiệp hiện đại, vai trò và giá trị kinh tế của cây ngô được đánh giá cao
nhờ có các đặc tính nông sinh học quý, thích ứng với việc thâm canh, ứng dụng kỹ thuật
cao và khả năng sản xuất hàng hóa lớn.
Để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu, Giáo trình Cây ngô đã được Học
viện Nông nghiệp Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1966 và lần thứ hai vào năm
1997. Do nhiều nguyên nhân, sau thời gian dài Giáo trình Cây ngô mới được xuất bản
nhằm đáp ứng yêu cầu học tập, tham khảo của các sinh viên, học viên cao học, nghiên
cứu sinh chuyên ngành Khoa học cây trồng, Trồng trọt, Nông nghiệp, Bảo vệ thực vật
và các chuyên ngành khác có liên quan.
Giáo trình cây ngô soạn thảo lần này kế thừa những nội dung cơ bản của giáo
trình trước, đồng thời cập nhật những thông tin cơ bản, những tiến bộ kỹ thuật mới về
các lĩnh vực giống, sinh lý, kỹ thuật canh tác, bảo quản ngô ở Việt Nam và trên thế giới.
Cuốn sách này tập trung giới thiệu kỹ thuật trồng ngô với mục đích lấy hạt, việc trồng
ngô làm thức ăn xanh sẽ được giới thiệu ở Giáo trình Cây thức ăn gia súc do Bộ môn
Cây lương thực, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam soạn thảo trong thời
gian tới. Giáo trình cũng là nguồn tài liệu cung cấp cho các nhà nông học, chuyên gia
nông nghiệp và cán bộ nghiên cứu những thông tin liên quan đến tình hình sản xuất ngô,
đặc điểm sinh trưởng và phát triển, yêu cầu ngoại cảnh, đặc điểm sinh lý, quá trình hình
thành tạo năng suất hạt của cây ngô, các nhóm biện pháp kỹ thuật thâm canh ngô tại
Việt Nam.
Các thông tin có trong giáo trình sẽ cung cấp những kiến thức mới, những gợi ý
về kỹ thuật thực hành sản xuất ngô cho năng suất và lợi ích kinh tế cao hơn.
Giáo trình được chia làm 6 chương, phân công tác giả biên soạn như sau:
Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn thế Hùng.
Chương 1: TS. Bùi Thế Hùng, PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng.
Chương 2: PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng, TS. Nguyễn Văn Lộc, PGS.TS. Nguyễn
Việt Long.
Chương 3: TS. Nguyễn Văn Lộc, PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng.
Chương 4: PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng.
Chương 5: PGS. TS. Nguyễn Việt Long, PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng.

iii
Chương 6: PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng, TS. Bùi Thế Hùng.
Tài liệu nghiên cứu về cây ngô rất đa dạng và khó có thể cập nhật đầy đủ, vì vậy
giáo trình chưa thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khác của độc giả. Nhóm tác giả mong
giáo trình xuất bản lần này sẽ là tài liệu giảng dạy và tham khảo hữu ích cho bạn đọc,
các nhà nghiên cứu và người sản xuất ngô.
Mọi góp ý xin liên hệ PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng, Bộ môn Cây lương thực, Khoa
Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
T/M NHÓM TÁC GIẢ

PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng

iv
MỤC LỤC

Chương 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1


1.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY NGÔ ................................................................... 1
1.1.1. Nguồn gốc địa lý ....................................................................................................... 1
1.1.2. Nguồn gốc di truyền .................................................................................................. 4
1.1.3. Phân loại thực vật ..................................................................................................... 6
1.1.4. Các loài phụ của cây ngô.......................................................................................... 6
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ............................... 9
1.2.1. Sản xuất ngô trên thế giới ......................................................................................... 9
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam ..................................................................... 12
1.2.3. Tiềm năng, thách thức và quy hoạch sản xuất ngô của Việt Nam .......................... 13
1.2.4. Tiêu thụ ngô trên thế giới và ở Việt Nam ................................................................ 14
1.2.5. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của hạt ngô ......................................... 15
1.2.6. Công dụng của cây ngô........................................................................................... 17
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1........................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1 ................................................................................ 18

Chương 2. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA CÂY NGÔ .................................................... 20


2.1. RỄ NGÔ .......................................................................................................................... 20
2.1.1. Rễ mầm.................................................................................................................... 20
2.1.2. Rễ đốt ...................................................................................................................... 21
2.1.3. Rễ chân kiềng .......................................................................................................... 21
2.1.4. Sự phát triển của rễ................................................................................................. 21
2.2. THÂN.............................................................................................................................. 22
2.2.1. Hình thái ................................................................................................................. 22
2.2.2. Sự tăng trưởng ........................................................................................................ 22
2.3. LÁ NGÔ.......................................................................................................................... 23
2.3.1. Đặc điểm của lá ngô ............................................................................................... 23
2.3.2. Những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của lá ............................................. 24
2.4. HOA NGÔ ...................................................................................................................... 25
2.4.1. Bông cờ và các hoa đực .......................................................................................... 25
2.4.2. Bắp ngô và hoa cái ................................................................................................. 26
2.4.3. Đặc điểm quá trình thụ phấn, thụ tinh .................................................................... 28

v
2.5. HẠT NGÔ ....................................................................................................................... 29
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2........................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2 ................................................................................ 31

Chương 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN ............................................................ 32


3.1. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY NGÔ ................... 32
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ngô ............................................. 32
3.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô .................................................................. 33
3.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ QUAN SINH SẢN .......... 39
3.2.1. Các bước hình thành bông cờ ................................................................................. 39
3.2.2. Các bước hình thành bắp ngô ................................................................................. 41
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh cơ quan sinh sản ...................................... 43
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3........................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3 ................................................................................ 45

Chương 4. ĐIỀU KIỆN SINH THÁI VÀ YÊU CẦU CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ........... 46
4.1. CÁC VÙNG SINH THÁI TRỒNG NGÔ ....................................................................... 46
4.1.1. Vùng sinh thái trồng ngô trên thế giới .................................................................... 46
4.1.2. Các vùng trồng ngô của Việt Nam .......................................................................... 46
4.2. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY NGÔ ................................................................ 48
4.2.1. Nhiệt độ ................................................................................................................... 48
4.2.2. Ánh sáng.................................................................................................................. 50
4.2.3. Nước và độ ẩm đất .................................................................................................. 52
4.2.4. Chế độ không khí trong đất ..................................................................................... 54
4.3. YÊU CẦU CHẤT DINH DƯỠNG CỦA CÂY NGÔ .................................................... 54
4.3.1. Đặc điểm dinh dưỡng khoáng của cây ngô ............................................................. 54
4.3.2. Vai trò của các chất dinh dưỡng ............................................................................. 56
4.3.3. Các căn cứ xác định liều lượng và quy trình kỹ thuật bón phân cho ngô ............... 60
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4........................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4 ................................................................................ 62

Chương 5. ĐẶC ĐIỂM QUANG HỢP, HÔ HẤP,


SINH LÝ RUỘNG NGÔ NĂNG SUẤT CAO .............................................. 64
5.1. ĐẶC ĐIỂM QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP CỦA CÂY NGÔ .......................................... 64
5.1.1. Một số thông tin chung về quang hợp ..................................................................... 64
5.1.2. Đặc điểm quang hợp cây ngô ................................................................................. 65
5.1.3. Đặc điểm hô hấp của ngô ....................................................................................... 67

vi
5.1.4. So sánh đặc điểm của 2 loại cây quang hợp theo chu trình C4 (ngô) và C3 (lúa) ....... 70
5.1.5. Khai thác ưu thế quang hợp chu trình C4 ở cây ngô .............................................. 75
5.2. SINH LÝ NĂNG SUẤT CÂY NGÔ .............................................................................. 76
5.2.1. Khả năng sử dụng bức xạ mặt trời tạo thành năng suất hạt của cây ngô .............. 76
5.2.2. Nguồn và sức chứa (Source and sink)..................................................................... 77
5.3. CÁC YẾU TỐ TẠO THÀNH NĂNG SUẤT NGÔ
VÀ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG ......................................................... 79
5.3.1. Công thức tính năng suất lý thuyết ngô .................................................................. 79
5.3.2. Các nhóm biện pháp kỹ thuật tác động tới năng suất hạt ngô ................................ 79
5.3.3. Mô hình ruộng ngô năng suất cao .......................................................................... 81
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5........................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5 ................................................................................ 84

Chương 6. KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ ......................................................................... 86


6.1. KỸ THUẬT CHỌN VÀ LÀM ĐẤT .............................................................................. 86
6.1.1. Chọn đất trồng ngô ................................................................................................. 86
6.1.2. Kỹ thuật làm đất trồng ngô ..................................................................................... 86
6.1.3. Kỹ thuật làm bầu trồng ngô .................................................................................... 87
6.2. THỜI VỤ TRỒNG NGÔ ................................................................................................ 88
6.2.1. Các căn cứ để xác định thời vụ ............................................................................... 88
6.2.2. Thời vụ trồng ngô vùng Đồng bằng Bắc bộ ............................................................ 88
6.2.3. Các thời vụ ngô tại các vùng trồng ngô ở Việt Nam ............................................... 91
6.3. CÁC GIỐNG NGÔ VÀ CÁCH SỬ DỤNG ................................................................... 92
6.3.1. Nhóm giống thụ phấn tự do (OPV) ......................................................................... 92
6.3.2. Nhóm giống ngô lai quy ước ................................................................................... 92
6.3.3. Nhóm giống ngô lai không quy ước ........................................................................ 94
6.3.4. Các căn cứ chọn giống ngô..................................................................................... 95
6.3.5. Chuẩn bị hạt giống.................................................................................................. 95
6.4. MẬT ĐỘ KHOẢNG CÁCH VÀ KỸ THUẬT GIEO HẠT ........................................... 96
6.4.1. Các căn cứ xác định mật độ và khoảng cách .......................................................... 96
6.4.2. Mật độ và khoảng cách trồng ngô tại vùng Đồng bằng Bắc bộ.............................. 97
6.4.3. Kỹ thuật gieo hạt ..................................................................................................... 98
6.5. KỸ THUẬT BÓN PHÂN VÀ CHĂM SÓC NGÔ ......................................................... 99
6.5.1. Loại phân bón, liều lượng bón ................................................................................ 99
6.5.2. Kỹ thuật bón lót....................................................................................................... 99
6.5.3. Kỹ thuật bón thúc .................................................................................................... 99

vii
6.6. KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC CHO NGÔ ........................................................................ 100
6.7. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC NGÔ .................................................... 101
6.7.1. Dặm ngô ................................................................................................................ 101
6.7.2. Cách tỉa ngô .......................................................................................................... 102
6.7.3. Làm cỏ, xới đất và vun gốc ................................................................................... 102
6.7.4. Thụ phấn bổ sung cho ngô .................................................................................... 103
6.8. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH ........................................................................................... 103
6.9. THU HOẠCH NGÔ, PHƠI SẤY VÀ BẢO QUẢN NGÔ ........................................... 106
6.9.1. Xác định thời gian thu hoạch ................................................................................ 106
6.9.2. Phơi sấy bắp, hạt và bảo quản .............................................................................. 107
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6......................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 6 .............................................................................. 109

viii
Chương 1
MỞ ĐẦU

Nội dung chương đề cập đến nguồn gốc và phân loại, quá trình trồng và phát
triển của cây ngô; Vai trò của cây ngô trong nền nông nghiệp thế giới và ở Việt Nam;
tình hình sản xuất và kinh doanh ngô trên thế giới và Việt Nam; giá trị dinh dưỡng và
giá trị sử dụng của cây ngô.

1.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY NGÔ


1.1.1. Nguồn gốc địa lý
Ngô đã được con người thuần hoá và trồng hàng nghìn năm nay. Nguồn gốc cây
ngô được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu nhằm trả lời câu hỏi: Cây ngô
được thuần hoá tại đâu, vào khi nào? Ai là người thuần hoá cây ngô? Hiện nay các nhà
nghiên cứu đã khá thống nhất được lời giải cho các câu hỏi trên.
Những nghiên cứu về nguồn gốc cây trồng của Vavilov (1926) cho rằng Mexico
và Peru là những trung tâm phát sinh và đa dạng di truyền của ngô. Mexico là trung tâm
thứ nhất (trung tâm phát sinh), vùng Andet (Peru) là trung tâm thứ hai, nơi mà cây ngô
đã trải qua quá trình tiến hóa nhanh chóng. Nhận định này của Vavilov được nhiều nhà
khoa học đồng thuận.
Ngày nay các nhà khoa học trên thế giới đều thống nhất công nhận Mexico là
trung tâm phát sinh cây ngô, một số tác giả còn cho rằng cái nôi đầu tiên là thung lũng
Tehuacan - nằm ở phía nam bang Puebla và phía bắc Oaxaca, Mexico. Tại đây các mẫu
vật (di tích) của ngô được tìm thấy cổ nhất và biểu hiện chuỗi tiến hóa rõ rệt nhất của
cây ngô từ 5.000 năm trước công nguyên. Mặt khác tại vùng này cũng là vùng duy nhất
còn tồn tại cây Teosinte, một cây họ hàng gần và được coi là một trong các thuỷ tổ của
cây ngô trồng ngày nay.
Các kết quả khảo cổ ở Mexico đã tìm thấy dấu vết hạt ngô và lá bi, ước tính tuổi
của các bộ phận cổ này khoảng 5.000 năm trước Công nguyên, dựa vào các bằng chứng
khảo cổ khác được tìm thấy rải rác ở các nước thuộc châu Mỹ và xác định niên đại các
di vật thu được.
Một số tài liệu cho thấy, ngô xuất hiện sớm hơn khoảng 5.000 năm trước Công
nguyên, những hạt của Zea, Tripeacum và Euchlaena đã được tìm thấy ở độ sâu hơn
50m ở thành phố Mexico. Hiện nay các nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng: Thổ dân
của các bộ tộc da đỏ cổ đại đã thuần hóa và lan truyền cây ngô ở châu Mỹ. Từ cổ xưa,
cây ngô được các bộ lạc da đỏ sống tại Trung Mỹ sử dụng như một loại cây lương thực
chính. Tại đây, ngô gắn bó rất chặt chẽ với cuộc sống, tập tục và tín ngưỡng của các cư
dân cổ sống tại đây. Từ Trung Mỹ, ngô được các bộ lạc da đỏ lan truyền và đem trồng
rộng khắp châu Mỹ. Cây ngô được đánh giá là “thần thánh” trong tiềm thức người nông

1
dân châu Mỹ, cũng như giữ vị trí “hoàng đế” ở vùng Cận Đông hoặc như lúa gạo là
“vua” ở vùng châu Á.
Hình 1.1 cho thấy cách đây hơn 5.000 năm, cây ngô đã được trồng, phát tán trong
nhiều vùng của châu Mỹ. Các bộ lạc đã trồng ngô làm lương thực.

Hình 1.1. Nguồn gốc, tiến hóa và sự di chuyển của ngô


Ghi chú: Phần gạch chéo là địa bàn phân bố teosinte ngày nay.
Các con số biểu thị nơi và niên đại các di vật cây ngô: (1) Tehuacan Caver – Puebla, Mexico, 5.000 năm
trước Công nguyên; (2) Ecuador, trên 3.000 năm trước Công nguyên; (3) Peru, trên 3.000 năm trước
Công nguyên; (4) Bắc Chile, 2.700 năm trước Công nguyên; (5) Tây Bắc Tamaulipas, Mexico, 2.500 năm
trước Công nguyên; (6) Nam New Mexico, Mỹ, 1.200 năm trước Công nguyên; (7) Venezuela, 400 năm
trước Công nguyên; (8) Tenessee, Mỹ, 1400 năm sau Công nguyên; (9) New England, Mỹ, 1.400 năm sau
Công nguyên; (10) vùng vành đai Ngô, Mỹ, 1.880 năm sau Công nguyên.
Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009

2
Hình 1.2 cho thấy cây ngô đã gắn rất chặt với tín ngưỡng của người dân bản xứ
Trung Mỹ. Ngô được tôn vinh như bậc thần thánh, được cúng tế lúc gieo trồng, thu
hoạch, thậm chí còn được coi như sinh ra con người.

Hình 1.2. Giá trị tín ngưỡng của cây ngô


Ghi chú: A. Hai bắp ngô trên nắp bình đựng di cốt ở Mexico (Di sản tự nhiên bảo tàng Mỹ, New York)
B. Thần mưa Zapotec được trang trí bằng bắp ngô, khoảng 1000 năm sau Công nguyên
C. Tiểu sành Zapotec với các bắp ngô
D. Vật khảo cổ thu được ở Guatemala với một bắp ngô
Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009

Sau khi phát hiện ra châu Mỹ vào năm 1492, năm 1943 Christopher Columbus đã
mang những hạt ngô về Tây Ban Nha. Ông và các thành viên trong cuộc thám hiểm
châu Mỹ là những người có công đem cây ngô về trồng ở Tây Ban Nha (châu Âu). Khi
viết về cây hòa thảo mới được tìm ra ở Cu Ba (châu Mỹ) và được ông đặt tên cây ngô là
Maize (nghĩa là quý hiếm). Tại châu Âu, lúc đầu cây ngô được trồng trong vườn thực

3
vật như loài cây trồng mới lạ. Sau này khi được xác nhận là loài cây trồng làm lương
thực có giá trị, cây ngô được trồng trên diện tích lớn, ngày càng lan truyền rộng, trở
thành một loại cây trồng chính của loài người.
Theo một số tư liệu cho rằng vào đầu thế kỷ XVI, cây ngô được đưa vào Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha, Italy bằng đường thủy. Năm 1557 ngô đã xuất hiện ở Ai Cập, Thổ
Nhĩ Kỳ, Pháp, Đức và Bắc Âu năm 1571, bán đảo Ban Căng năm 1575. Cây ngô đến
châu Á sớm hơn, vào 1521 ngô đến Đông Ấn Độ và quần đảo Indonesia vào khoảng
năm 1575, ngô đến Trung Quốc. Từ đó, ngô trở thành một trong 3 cây lương thực, cây
thức ăn gia súc quan trọng nhất của loài người.
Quá trình phát tán cây ngô được nêu trong hình 1.3. Dựa trên các tài liệu ghi chép
để lại, Ngô Hữu Tình và cs. (1997) kết luận ngô vào Việt Nam có thể thông qua hai con
đường, từ Trung Quốc hoặc từ Indonesia. Trong tác phẩm “Vân đài loại ngữ” của Lê
Quí Đôn có viết vào thời kỳ đầu Khang Hy (1682-1723), Trần Thế Vinh (người huyện
Tiên Phong, Sơn Tây) sang sứ nhà Thanh thấy loại cây mới này mang về trồng ở hạt
Sơn Tây và được gọi là “ngô” hay “Ngọc Mễ”. Khắp cả hạt Sơn Tây đã dùng ngô thay
cho gạo. Ngô trồng ở Nghệ An phần nhiều là ngô trắng; ngô trồng ở Lạng Sơn có đủ 5
sắc. Một số tài liệu khác cho rằng vào đầu thế kỷ XVI, ngô từ Indonesia được chuyển
vào Đông Dương, trong đó có Việt Nam, Myanmar…

1.1.2. Nguồn gốc di truyền


Hiện nay các nhà khoa học chưa tìm thấy dạng ngô hoang dại nào trong tự nhiên.
Tuy nhiên, nhờ quá trình trồng trọt, sự tác động của con người thông qua việc chọn lọc,
lai tạo, cây ngô đã tồn tại và phát triển rộng rãi như ngày nay. Lennaeus (1737) trong tác
phẩm “Genera plantarum” của mình đã đặt tên ngô là Zea mays L.
Cụm từ Zea mays được ghép từ hai từ “Zea” có nguồn gốc từ Hy Lạp, được sử
dụng trong việc phân loại sự khác nhau của các loại cây lấy hạt, còn từ “Mays” có
nguồn gốc từ người da đỏ “mayhie” hoặc “mariti” có nghĩa là quý hiếm.
Tiếp sau Lennaeus, có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiều nguồn gốc di
truyền của cây ngô, đây là một đề tài được tranh luận sôi nổi trong suốt nửa cuối thế kỷ
XX, cho đến nay có nhiều giả thuyết về nguồn gốc di truyền của cây ngô và được tóm
lược như sau:
(1) Là con lai giữa Teosinte và thành viên không rõ thuộc chi Andropogoneae.
(2) Là con lai nhị bội tự nhiên giữa các loại ngô châu Á thuộc chi Maydeae và
Andropogoneae.
(3) Là con lai giữa ngô bọc, Teosinte và Tripsacum.
(4) Là con lai của ngô bọc Mỹ và Tripsacum Trung Mỹ tới Teosinte.
(5) Ngô, Teosinte và Tripsacum bắt nguồn riêng rẽ từ một dạng tổ tiên chung.
(6) Teosinte là nguồn gốc của ngô sau một hoặc nhiều đột biến.

4
Hình 1.3. Các con đường lan truyền chính của cây ngô
Ghi chú: Trước Columbus; +++→ Chuyến trở về của Columbus năm 1493; Sau 1800;

ο Các trung tâm lan truyền


Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009

Ngày nay, từ những luận cứ khoa học nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ giả thuyết thứ
3, giả thuyết coi ngô, Teosinte và Tripsacum bắt nguồn từ tổ tiên chung được
Weatherwax đề xuất năm 1955. Hiện nay ba loài này vẫn còn tồn tại ở châu Mỹ,
Tripsacum và Teosinte dưới dạng cỏ dại, còn ngô có hạt ăn được, được con người chú ý
và thuần hóa trở thành cây trồng.
Ngô trồng hiện đại có nguồn gốc từ ngô bọc - dạng dại của nó đã phát sinh ở Mexico
(Trung Mỹ). Ngô bọc nguyên thuỷ đã lai tự nhiên với Teosinte và Tripsacum thành nhiều
dạng cây, một trong những dạng đã trở thành ngô trồng ngày nay (Zea mays L.).

5
1.1.3. Phân loại thực vật
Cây ngô thuộc:
- Bộ hoà thảo: Graminales
- Họ hoà thảo: Gramineae
- Tộc: Maydeae
- Chi: Zea
- Loài: Zea mays
- Tên khoa học: Zea mays L.
Đặc tính thực vật của cây ngô được trình bày rõ hơn ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Khoá hệ phân loại thực vật ngô


Khoá phân loại Đặc điểm
Họ hoà thảo: Graminales - Bộ rễ chùm, lá mọc hai dãy, gân lá song song, bọc lá chẻ dọc, có thìa lìa,
mấu đốt đặc, hoa mọc thành bông nhỏ có mày
Tộc: Maydeae - Hoa đực và hoa cái mọc ở những bông nhỏ trên cùng một cây, thân đặc, có
sáp phủ
Chi: Zea - Hạt mọc ở trục bông phía bên cây, khi chín hạt to, mày nhỏ
Loài: Zea mays Vòi nhụy phát triển rất dài (râu ngô), số hàng hạt nhiều, xếp song song
Tên khoa học: Zea mays L. Cây ngô loại cây đơn tính đồng chu, có hoa đực và hoa cái trên 2 bộ phận
khác nhau của cây, thu phấn nhờ gió

1.1.4. Các loài phụ của cây ngô


Ngô là loại cây trồng có đặc điểm nền di truyền rộng, khả năng thích nghi cao, được
con người sử dụng trong ngành trồng trọt từ rất lâu. Trong quá trình trồng và nghiên cứu,
các nhà kỹ thuật đã nhận thấy sự đa dạng của cây ngô và có nhiều tài liệu nghiên cứu về
việc phân loại các loài phụ của cây ngô.
Theo tác giả Ngô Hữu Tình (2009), tính đến
nay các nhà khoa học đã thống nhất và phân chia
ngô thành 9 loài phụ gồm:
- Ngô đá
Zea mays L. subsp. Indurata Sturt. (Hình
1.4) có dạng hạt khá tròn, đỉnh hạt tròn và nhẵn,
màu hạt rất đa dạng từ trắng đến đen hoặc với
những vạch màu khác nhau; mày có màu trắng
hoặc tím đỏ. Dựa vào màu sắc hạt và mày (thông
qua màu của lõi) có thể phân biệt được các thứ
(varieta) của ngô đá. Ngô đá có đến 18 thứ khác
Hình 1.4. Ngô đá
nhau, song phổ biến có giá trị kinh tế là ngô đá có
Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009
màu vàng da cam, mày trắng (var. Aurantiaca)

6
hoặc màu trắng, mày trắng (var. Alba). Ngô đá có tỷ lệ nội nhũ sừng cao, có chất lượng
dinh dưỡng tốt. Loài phụ này được đồng bào thiểu số sử dụng làm lương thực chính.
- Ngô răng ngựa
Zea mays L. subsp. Indentata Sturt. (Hình 1.5) có dạng hạt khá dài, dẹt, đỉnh
hạt lõm, nhăn tạo thành hình răng ngựa. Cũng như ngô đá, ngô răng ngựa có màu hạt và
màu mày rất đa dạng tạo thành các thứ khác nhau. Ngô răng ngựa có đến 14 thứ song
các thứ phổ biến và sử dụng nhiều là var. Leucodon có màu hạt trắng, mày trắng; var.
Xancodon có màu hạt vàng, mày trắng; var. Flavorubra có màu hạt vàng, mày tím đỏ.
Ngô răng ngựa có tiềm năng năng suất cao, hạt có tỷ lệ nội nhũ bột cao, chủ yếu dùng
làm thức ăn chăn nuôi.
- Ngô bán răng ngựa
Zea mays subsp. Semiindentata Kulesh. (Hình 1.6) có hình dạng hạt khá dài, dẹt
giống hình dạng của loài phụ răng ngựa tuy nhiên, đỉnh hạt không lõm. Đây là loài phụ
khá phổ biến trong sản xuất.

Hình 1.5. Ngô răng ngựa Hình 1.6. Ngô bán răng ngựa
Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009 Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009

- Ngô nếp
Zea mays L. subsp. Ceratina Kulesh. (Hình 1.7) có dạng hạt tròn và nhẵn, có màu
hạt vàng, trắng đục hoặc tím, màu mày chủ yếu là trắng. Ba thứ thường gặp là var.
Alboceratina với màu hạt trắng, mày trắng; var. Luteoceratina với màu hạt vàng, mày
trắng; var. Rubroceratina với màu hạt tím, mày trắng hoặc tím. Ngô nếp có tính dẻo và
thơm, được sử dụng làm thực phẩm cho người, thường chế biến bằng cách luộc, nướng,
hoặc đồ xôi.
- Ngô đường
Zea mays L. subsp. Saccharata Sturt. (Hình 1.8) có dạng hạt dẹt nhăn, đỉnh hạt
lõm, có màu hạt đa dạng từ trắng đến tím, màu mày trắng và tím đỏ, các thứ thường gặp

7
và có ý nghĩa về kinh tế là: var. Dulcis với màu hạt trắng, mày trắng; var. Flavodulcis
với màu hạt vàng, mày trắng. Ngô đường chỉ sử dụng ăn tươi dưới dạng luộc hoặc đóng
hộp cho nấu súp hoặc chao dầu, sữa ngô…

Hình 1.7. Ngô nếp Hình 1.8. Ngô đường


Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009 Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009

- Ngô nổ
Zea mays L. subsp. Everta Sturt. (Hình 1.9) có hạt nhỏ, tròn hoặc nhọn đầu, có
màu hạt trắng, vàng, tím, tím đỏ và mày trắng. Các thứ thường gặp và sử dụng nhiều là:
var. Oryzoides với màu hạt trắng, mày trắng; var. Leucornis với hạt nhọn trắng, mày
trắng; var. Xanthornis với hạt vàng, mày trắng… Ngô nổ năng suất rất thấp song có chất
lượng dinh dưỡng cao, thường được dùng để rang, làm bỏng hoặc bột dinh dưỡng.
- Ngô bột
Zea mays L. subsp. Amylacea Sturt. (Hình 1.10) có hạt to, dẹt, màu trắng đục,
vàng nhạt, có mày trắng. Ngô bột được gieo trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới cao Trung
Mỹ với các thứ chủ yếu là: var. Nivea với hạt trắng, mày trắng; var. Flavocremea với
hạt vàng nhạt, mày trắng. Hiện tại ở Việt Nam không trồng các dạng ngô bột.
- Ngô bọc
Zea mays L. subsp. Tunecata Sturt. (Hình 1.11) có hạt được bọc bởi mày phát
triển như lá bi. Ngô bọc không có ý nghĩa về kinh tế, chỉ có ý nghĩa về mặt tiến hóa và
di truyền. Ngô bọc còn được lưu giữ trong ngân hàng gen ở một số nước, đặc biệt là ở
châu Mỹ.
- Ngô đường bột
Zea mays L. subsp. Amylacea-saccharata Kulesh có đặc điểm trung gian giữa ngô
đường và ngô bột.

8
Hình 1.9. Ngô nổ Hình 1.10. Ngô bột Hình 1.11. Ngô bọc
Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009 Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009 Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009

1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Sản xuất ngô trên thế giới
Cây ngô được coi là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất thế giới, là một
trong những cây trồng quan trọng ở vùng ôn đới ẩm và vùng nhiệt đới ẩm. Sau này cây
ngô cũng được trồng thành công ở vùng nhiệt đới nóng và tại hầu hết các quốc gia trên
thế giới. Về mặt diện tích trồng và tổng sản lượng ngô thường đứng vị trí thứ ba, sau lúa
mì và lúa nước. Trong vòng 50 năm qua, diện tích, năng suất và sản lượng ngô luôn
tăng, hiện ngô trở thành cây trồng có sản lượng hạt cao nhất thế giới.
a. Diện tích, năng suất sản lượng ngô trên thế giới
Theo tài liệu của FAO, trong 2 năm 1960 - 1961, sản lượng ngô trên thế giới đạt
mức 224,2 triệu tấn (FAO, 1961). Sản lượng ngô trên thế giới trong 10 năm (từ
1970 - 1972 đến 1980 - 1982) hàng năm tăng 3,8 %/năm và đạt tới 434 triệu tấn. Ở những
nước đang phát triển, tốc độ sản xuất ngô là 3,9 %/năm. Trung Quốc với tốc độ tăng hàng
năm 6,3% và đạt 40% sản lượng của những nước đang phát triển. Trong khi đó ở Mỹ La
Tinh và các nước châu Á đang phát triển khác, tốc độ tăng hàng năm đạt được mức 2,8%.
Trái lại ở vùng phụ cận sa mạc Sahara (châu Phi) tốc độ phát triển hàng năm là 0,8%.
Theo thống kê của Trung tâm Cải lương Ngô và Lúa mì Quốc tế (CIMMYT),
trong niên vụ 1993 - 1994 diện tích trồng ngô trên toàn thế giới là 129,8 triệu hecta, đạt
tổng sản lượng 498,86 triệu tấn. Năng suất ngô bình quân chung toàn thế giới 3,8 tấn/ha,
năng suất bình quân chung của các nước phát triển Tây Âu và Bắc Mỹ là 6,9 tấn/ha, của
các nước đang phát triển là 2,5 tấn/ha. Năm 2003, diện tích trồng ngô trên toàn thế giới
đạt 142,3 triệu hecta, năng suất bình quân là 4,31 tấn/ha đạt tổng sản lượng trên 637,4
triệu tấn.

9
Theo FAOSTAT, trong giai đoạn 2004 đến 2007, diện tích trồng ngô trên toàn thế
giới từ mức 147,47 triệu hecta lên đến 158,6 triệu hecta, năng suất đạt khoảng 5 tấn/ha,
cho sản lượng gần 800 triệu tấn hạt.
Theo số liệu của bộ Nông nghiệp Mỹ (Bảng 1.2) trong các niên vụ từ 2007 - 2008
đến 2016 - 2017, diện tích trồng ngô trên toàn thế giới tăng từ mức 158,7 triệu hecta lên
đến 181,4 triệu hecta, mức tăng 11,4%. Đây là mức tăng rất nhanh đối với một loại cây
trồng lấy hạt trên quy mô thế giới. Về năng suất, niên vụ 2007 - 2008 đạt 5,0 tấn/ha đến
niên vụ 2016 - 2017 năng suất đạt 5,7 tấn/ha. Kết quả thống kê cho thấy trong 10 năm
(2007 - 2016), năng suất ngô toàn thế giới đã tăng trung bình 0,5 tấn/ha. Đáng chú ý đến
niên vụ 2014 - 2015 sản lượng ngô hạt toàn thế giới vượt mức 1 tỉ tấn/năm, mức sản
lượng cao nhất trong các loại cây trồng. Điều này càng khẳng định thêm vai trò và vị trí
của cây ngô trong nền nông nghiệp toàn cầu.

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2007-2016
Năm Diện tích (triệu hecta) Năng xuất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn)
2007 - 2008 160,3 5,0 745,5
2008 - 2009 158,7 5,0 800,1
2009 - 2010 158,4 5,2 825,2
2010 - 2011 164,6 5,1 83,8
2011 - 2012 172,1 5,2 889,7
2012 - 2013 177,5 4,9 864,6
2013 - 2014 180,3 5,5 990,4
2014 - 2015 174,8 5,6 1015,6
2015 - 2016 177,6 5,4 960,7
2016 - 2017 181,4 5,7 1040,2

Nguồn: USDA, 2017

Có được kết quả trên, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi các thành tựu mới trong
chọn giống ngô, cùng với việc không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác.
Đặc biệt, từ năm 1996 đến nay, đã có nhiều thành công trong chọn tạo giống ngô lai
bằng cách phối hợp các phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học, kết hợp với
ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây ngô đã góp phần đưa sản lượng ngô thế giới
vượt lên trên lúa mì và lúa nước.
b. Tình hình sản xuất ngô tại một số vùng trên thế giới
Kết quả nêu ở bảng 1.3 cho thấy, năm 2014 các khu vực trồng ngô chính trên thế
giới có sự khác biệt rất rõ về diện tích, năng suất và sản lượng: châu Mỹ là khu vực có
diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới với 68,4 triệu hecta, đạt năng suất 7,7 tấn/ha và thu
được sản lượng ngô cao nhất 526,45 triệu tấn. Sau châu Mỹ là châu Á có diện tích trồng
ngô lớn thứ 2 với diện tích 59,0 triệu hecta, năng suất của khu vực này đạt 5,15 tấn/ha,
gần tương đương năng suất trung bình của thế giới. Châu Âu năng suất đạt 6,9 tấn/ha,

10
có diện tích trồng ngô là 18,8 triệu hecta. Châu Phi có diện tích 37,0 triệu hecta, có năng
suất ngô rất thấp, chỉ đạt 2,1 tấn/ha, thấp hơn 2,69 lần so với năng suất bình quân của
thế giới, sản lượng ngô của châu lục này đạt 77,62 triệu tấn. Châu Đại Dương có diện
tích trồng thấp nhất (gần 1 triệu hecta), đạt năng suất cao nhất (8,21 tấn/ha). Qua đó cho
thấy có sự khác biệt rất rõ về khả năng sản xuất và sản lượng thu hoạch của 5 châu lục,
điều này phản ánh rõ ánh rõ vai trò, khả năng sản xuất và mức độ đầu tư thâm canh ngô
ở từng châu lục.
Tình hình sản xuất ngô tại châu Á: Trong vòng 3 thập kỷ gần đây sản xuất ngô
của châu Á có sự tăng trưởng rõ nét, đáng chú ý là vai trò của Trung Quốc. Năm 2014,
Trung Quốc trồng 37 triệu hecta ngô, năng suất đạt 6 tấn/ha, trở thành quốc gia sản xuất
ngô lớn thứ 2 trên thế giới. Tiếp theo Trung Quốc là Ấn Độ có diện tích trồng đạt 8,6
triệu hecta, tuy nhiên năng suất đạt rất thấp (2,75 tấn/ha). Khu vực Đông Nam Á, trong
đó có Việt Nam trồng với tổng diện tích 9,6 triệu hecta, năng suất 4,23 tấn/ha. Trong
khoảng 10 năm gần đây sản xuất ngô của các nước chính trong khu vực như Thái Lan,
Indonesia, Việt Nam, Philippines có sự tăng trưởng nhanh, tuy nhiên năng suất ngô chỉ
đạt 4,23 tấn/ha, thấp hơn mức năng suất trung bình của thế giới khoảng 25%.

Bảng 1.3. Sản xuất ngô của một số vùng trồng chính trên thế giới năm 2014
Khu vực Diện tích (triệu hecta) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn)
Thế giới 183,3 5,66 1.038,28
Châu Phi 37,0 2,10 77,62
châu Mỹ 68, 4 7,70 526,45
Châu Á 59,0 5,15 304,14
châu Âu 18,8 6,90 129,43
Châu Đại Dương 0,8 8,21 0,64
Hoa Kỳ 33,6 10,73 361,09
Trung Quốc 37,0 6,00 215,81
Brasil 15,4 5,18 79,88
Ấn Độ 8,6 2,75 23,67
Đông Nam Á 9,6 4,23 40,63

Nguồn: FAOSTAT, 2016

c. Xu hướng trồng và phát triển ngô trên thế giới


Hiện nay sản xuất ngô giữ một vị trí đặc biệt trong nền nông nghiệp thế giới.
Nước Mỹ có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới, nhờ đạt năng suất đại trà rất cao nên
tổng sản lượng ngô của Mỹ luôn đứng đầu thế giới. Nhờ có lịch sử phát triển kỹ thuật
trồng ngô, công nghệ chọn tạo giống cao và khả năng thương mại lớn, sản xuất ngô của
Mỹ luôn đứng vị trí cao nhất trong các nước trồng ngô trên thế giới.
Trong những năm gần đây, diện tích trồng ngô trên thế giới không tăng mạnh như
những năm cuối thế kỉ XX vì diện tích đất canh tác bị thu hẹp do sử dụng cho công

11
nghiệp và các mục đích khác. Tuy nhiên, sản lượng ngô vẫn có xu thế tăng là do năng
suất ngô ngày càng cao nhờ sử dụng các giống ngô lai. Tỷ lệ diện tích trồng ngô lai bình
quân toàn thế giới trong những năm gần đây khoảng 63 - 65%. Ở các nước công
nghiệp, tỉ lệ sử dụng ngô lai là 100%. Mỹ là nước có diện tích trồng ngô lớn nhất, gần
30 triệu hecta, đạt năng suất bình quân 9 tấn/ha và 100% sử dụng ngô lai mà phần lớn là
ngô lai đơn.
Hiện trạng ngành hàng sản xuất ngô trên toàn thế giới trong vòng 45 năm qua có
sự thay đổi rất rõ: nếu trước những năm 70 của thế kỷ XX, hơn một nửa sản lượng ngô
tập trung ở Mỹ thì hiện nay diện tích và sản lượng ngô tăng lên đáng kể ở các khu vực
khác, đặc biệt là châu Á, trong đó nổi bật là Trung Quốc, Ấn Độ. Xu hướng sử dụng
giống ngô lai, thích ứng với từng vùng sản xuất, kết hợp đầu tư công nghệ thâm canh,
cơ giới hóa đã làm cho sản xuất ngô trên thế giới tăng nhanh, sản xuất ngô đã trở thành
ngành sản xuất hàng hóa nông nghiệp thu lợi nhuận cao tại nhiều nước trên thế giới.

1.2.2. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam


Ở Việt Nam, ngô là loại cây lương thực quan trong đứng thứ 2 sau cây lúa. Với
điều kiện tự nhiên, khí hậu đa dạng, cây ngô hiện được trồng trên tất cả các vùng sinh
thái nông nghiệp của Việt Nam.
Trước năm 1975, tại hai miền Bắc và Nam Việt Nam, cây ngô được gieo trồng
như một loại cây lương thực chính, tuy nhiên tổng diện tích gieo trồng tính chung cả
nước khoảng 0,4 triệu hecta, năng suất bình quân không vượt quá 1,2 tấn/ha và tổng sản
lượng xấp xỉ 0,5 triệu tấn/năm.
Sau năm 1975, để giải quyết nạn thiếu lương thực, sản xuất ngô được chú ý phát
triển. Từ năm 1984, tổng sản lượng ngô hạt bắt đầu tăng trên 0,5 triệu tấn/năm. Sự thay
đổi này do nâng cao năng suất ngô ở Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên và miền Đông
Nam Bộ. Tổng diện tích trồng đạt 0,4 triệu ha/năm.
Trong giai đoạn 2000 - 2004 (Bảng 1.4), diện tích sản xuất ngô Việt Nam đạt mức
dưới 1 triệu hecta/năm, năng suất năm 2004 đạt 3,46 tấn/ha. Đáng chú ý đến năm 2005,
diện tích trồng ngô đã vượt mức 1 triệu hecta, năng suất đạt 3,6 tấn/ha. Trong giai đoạn
2005 - 2016, diện tích trồng ngô luôn đạt diện tích trên 1 triệu hecta, trong 10 năm
(2005 - 2015) diện tích trồng ngô tăng 11,5%. Năm 2005, năng suất ngô cả nước đạt
3,6 tấn/ha, năm 2015 đạt 4,48 tấn/ha, mức tăng cả giai đoạn 12,4%. Kết quả thống kê
cho thấy năng suất và sản lượng ngô của chúng ta đều tăng, tuy nhiên mức tăng khoảng
1,2 %/năm. Đáng chú ý năng suất ngô của Việt Nam mới bằng mức trung bình của khối
ASEAN, thấp hơn năng suất ngô của thế giới. Kết quả so sánh trong 10 năm gần đây,
năng suất ngô của Việt Nam chỉ bằng 80% so với năng suất bình quân của thế giới.
Lịch sử trồng ngô của nước ta qua các thời kỳ là một quá trình phát triển không
đồng đều và kém bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của cây ngô và điều
kiện tự nhiên của nước ta. Có nhiều nguyên nhân làm cho sản xuất ngô của Việt Nam
tăng trưởng chậm, hiện nay diện tích đất trồng ngô không còn nhiều, hiệu quả kinh tế

12
sản xuất ngô không cao. Việc này dẫn đến sản xuất ngô không đáp ứng đủ yêu cầu của
nền kinh tế. Hiện nay hàng năm, chúng ta đã phải nhập khẩu ngô làm thức ăn chăn nuôi.
Điều này đặt ra cho ngành sản xuất ngô Việt Nam những thách thức và khó khăn to lớn,
đặc biệt là trong xu thế hội nhập và phát triển toàn cầu hóa.

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2016
Năm Diện tích (1.000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1.000 tấn)
2000 730,2 2,75 2.005,9
2001 729,5 2,96 2.161,7
2002 816,0 3,08 2.511,2
2003 912,7 3,44 3.136,3
2004 991,1 3,46 3.430,9
2005 1.052,6 3,60 3,787,1
2006 1.033,1 3,73 3,854,6
2007 1.096,1 3,93 4.303,2
2008 1.140,2 4,01 4.573,1
2009 1.089,2 4,01 4.371,7
2010 1.126,3 4,09 4.625,7
2011 1.121,3 4,31 4.835,6
2012 1.156,1 4,30 4.973,6
2013 1.170,3 4,43 5.190,9
2014 1.178,8 4,41 5.202,5
2015 1.179,3 4,48 5.281,0
2016 1.152,4 4,84 4.838.9

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2017

1.2.3. Tiềm năng, thách thức và quy hoạch sản xuất ngô của Việt Nam
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới nóng, ẩm, có điều kiện khí hậu
khá phù hợp cho sản xuất ngô, diện tích đất tại các vùng cao nguyên, đồi núi còn nhiều,
có tiềm năng phát triển cây ngô để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Sản xuất ngô của Việt Nam có điều kiện thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi: Nhu cầu ngô của nền kinh tế lớn, trình độ thâm canh cao, hiện tại ở
Việt Nam có bộ giống ngô khá tốt. Ngoài ra, Nhà nước có chủ trương phát triển ngành
sản xuất ngô làm thức ăn gia súc và giải quyết việc thiếu hụt ngô cung cấp cho nền kinh
tế. Bộ NN&PTNT đã có kế hoạch chuyển đổi một phần đất trồng lúa kém hiệu quả sang
trồng cây ngô tại các vùng trồng lúa chính trong cả nước.
Khó khăn: Sản xuất ngô của Việt Nam còn gặp khá nhiều khó khăn như diện tích
đất thuận lợi cho sản xuất ngô ít. Điều kiện ngoại cảnh nhiều vùng trồng ngô không
thuận lợi, đặc biệt là vùng đồi núi không chủ động tưới nước, ngô trồng chủ yếu phụ
thuộc vào nước mưa (sử dụng nước trời) dẫn đến năng suất thấp, không ổn định, hiệu
quả kinh tế sản xuất ngô không cao.

13
Ngoài ra, ngành hàng sản xuất ngô phải đối phải đối mặt với vấn đề: giá thành sản
xuất hạt ngô cao, không cạnh tranh được với ngô nhập khẩu, các khâu thu mua, chế biến
chưa tốt, đặc biệt do sản xuất ngô quy mô nhỏ, mức độ cơ giới hóa không cao, làm năng
suất lao động ngành hàng sản xuất ngô thấp.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và
tầm nhìn đến 2030 của Thủ tướng Chính phủ ký tháng 2/2012 đối với cây ngô: Mở rộng
diện tích ngô bằng tăng diện tích vụ Đông ở Đồng bằng sông Hồng, tăng diện tích trên
đất một vụ lúa ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên. Ổn định diện tích từ
sau năm 2020 khoảng 1,44 triệu hecta, tập trung ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc,
Tây Nguyên, duyên hải Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ; thâm canh ngô để đáp ứng
khoảng 80% nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.

1.2.4. Tiêu thụ ngô trên thế giới và ở Việt Nam


a. Buôn bán ngô trên thế giới
Hiện nay trên thế giới, tỉ lệ ngô sử dụng lấy hạt làm lương thực cho người không
cao, tập trung ở những nước kém phát triển. Phần lớn hạt ngô được sử dụng làm thức ăn
chăn nuôi, hoặc làm nguyên liệu chế biến công nghiệp. Do các nguyên nhân như điều
kiện đất trồng, điều kiện khí hậu, kỹ thuật canh tác, sản xuất ngô của các châu lục, các
nước khác nhau, nhu cầu của nền kinh tế khác nhau, việc mua bán luân chuyển ngô trên
thế giới diễn ra rất mạnh. Theo các chuyên gia kinh tế, ngô là một trong các loại cây có
lượng hàng hoá luân chuyển lớn nhất trong các loại cây trồng làm lương thực.
Trong thập niên 1970 - 1980, việc buôn bán ngô trên thế giới tăng hơn hai lần so
với thập kỷ trước, đạt tốc độ 8,5 %/năm. Thị trường xuất khẩu ngô thế giới nổi bật là
Mỹ. Tại Mỹ tốc độ xuất khẩu ngô tăng hàng năm đạt 12,1%. Năm 1981 lượng ngô bán
ra tại Mỹ đã vượt 4 lần so với 10 năm trước đó. Giá ngô trên thị trường thế giới phụ
thuộc vào sản xuất ngô của Mỹ. Trong các nước đang phát triển, Argentina thứ hai và
Thái Lan đứng hàng thứ năm về xuất khẩu ngô, chiếm 93% lượng ngô xuất khẩu của
nhóm nước đang phát triển.
Trong những năm 1992 - 1993, lượng ngô hạt bán buôn trên thị trường thế giới
khoảng 72 - 75 triệu tấn/năm. Trong đó, Mỹ xuất khẩu lớn nhất chiếm 60%, Trung
Quốc 10 - 15% (6 triệu tấn) tiếp theo là Argentina, Pháp, Nam Phi, Thái Lan (trên 1
triệu tấn). Trong giai đoạn 1994 - 1995, do thiên tai mất mùa và do nhu cầu thức ăn
chăn nuôi ở các nước tăng lên, Trung Quốc không xuất khẩu ngô, mà trái lại còn nhập
khẩu khoảng 4 triệu tấn ngô. Thái Lan cũng có chiều hướng không xuất khẩu ngô và
nhập ngô để đẩy mạnh chăn nuôi làm mặt hàng xuất khẩu.
Xuất khẩu ngô trên thế giới niên vụ 2004 - 2005 đạt 75,62 triệu tấn, thấp hơn so với
78,45 triệu tấn của niên vụ 2003 - 2004 và 78,07 triệu tấn của niên vụ 2002 - 2003. Trong
đó, xuất khẩu của Mỹ đạt 51 triệu tấn, của Argentina 10 triệu tấn, Trung Quốc 4 triệu tấn,
Brasil 3 triệu tấn, Ukraina 2 triệu tấn, của Rumani và Nam Phi mỗi nước 1 triệu tấn.

14
Theo FAOSTAT (2016), trong giai đoạn 2009 - 2013, toàn thế giới có khoảng 20
quốc gia xuất khẩu ngô gồm: Argentina, Mỹ, Brasil, Ukraina, Pháp, Ấn Độ, Rumani,
Paraguay, Nam Phi, Liên bang Nga, Hungary, Bulgaria, Canada, Ba Lan, Đức, Serbia,
Thái Lan, Mexico, Hà Lan, Áo. Trong đó có 4 nước xuất khẩu lớn nhất (năm 2013) là
Brasil 26,6 triệu tấn, Mỹ 24,2 triệu tấn, Argentina 20 triệu tấn, Ukraina 16,2 triệu tấn.
Vùng Đông Nam Á có Thái Lan xuất khẩu 0,58 triệu tấn.
Về nhập khẩu ngô, giai đoạn 2009 - 2013, có 20 nước gồm Nhật Bản, Hàn Quốc,
Mexico, Ai Cập, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đài Loan, IRan, Colombia, Malaysia, Mỹ, Trung
Quốc, Algeria, Indonesia, Việt Nam, Venezuela, Đức, Ả Rập, Anh. Năm 2013 có 5 quốc
gia nhập khẩu trên 5 triệu tấn/năm gồm: Nhật Bản: 14,4 triệu tấn, Hàn Quốc: 8,7 triệu tấn,
Mexico: 7,12 triệu tấn, Ai Cập: 5,8 triệu tấn, Tây Ban Nha: 5,5 triệu tấn. Khu vực Đông
Nam Á có 2 nước nhập khẩu ngô: Indonesia: 3,2 triệu tấn, Việt Nam: 2,6 triệu tấn.
b. Nhập khẩu ngô của Việt Nam
Là quốc gia xuất khẩu gạo, Việt Nam là nước phải nhập khẩu ngô làm thức ăn
chăn nuôi và phục vụ các nhu cầu kinh tế khác của quốc gia. Việt Nam bắt đầu nhập
khẩu ngô từ những năm 90 của thế kỷ trước. Xu hướng nhập khẩu ngày càng tăng do
các nguyên nhân: (i) Nhu cầu ngô hạt ngày càng cao của nền kinh tế; (ii) Sản lượng ngô
trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu ngô của nền kinh tế; (iii) Ngô trong nước khó
canh tranh với ngô nhập khẩu về giá thành và chất lượng.
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, cả năm 2015, đã có 7,7 triệu tấn ngô được
nhập về Việt Nam. Tổng trị giá trị lượng ngô nhập khẩu của 2014 là hơn 1,6 tỉ USD,
tương đương khoảng 37.140 tỉ đồng. Giá ngô bình quân nhập về năm 2015 cũng rất
thấp, chỉ khoảng 4.800 đồng/kg.
Sáu tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã chi tới hơn 650 triệu USD, tương đương
hơn 14.650 tỉ đồng để nhập 3,3 triệu tấn ngô. Giá bình quân mỗi kilogam ngô được
nhập về trong 6 tháng khoảng 4.400 đồng.
Về thị trường nhập khẩu, Brasil là nước cung cấp chủ yếu ngô cho Việt Nam.
Năm 2015, có đến 64% lượng ngô nhập về Việt Nam từ Brasil. Sau Brasil, Argentina là
thị trường thứ hai cung cấp ngô cho Việt Nam, chiếm trên 30% lượng ngô nhập
khẩu. Hiện nay, giá ngô nhập khẩu ổn định là 210 USD/tấn, khoảng 4.700 đồng/kg.
Trong khi đó, ngô bán trong nước khoảng 6.000 đồng/kg, ngoài ra sau khi mua về,
doanh nghiệp còn phải phơi sấy lại.
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia mà nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo nhưng
phải chi quá nhiều ngoại tệ để nhập khẩu ngô. Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt
Nam nhận định giá ngô nhập thường thấp hơn so với ngô trồng trong nước. Ngoài ra,
ngô trong nước chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi.

1.2.5. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của hạt ngô
Cây ngô trồng lấy hạt, thành phần hoá học của hạt ngô có chứa khá đầy đủ các
chất dinh dưỡng làm lượng thực, thực phẩm cho con người. Đã có nhiều nghiên cứu

15
nhằm tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng di truyền cũng như ảnh hưởng của yếu tố môi
trường, kỹ thuật trồng trọt đến thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của hạt và các bộ
phận của ngô.

Bảng 1.5. Thành phần hóa học của những bộ phận chính của hạt ngô (%)
Thành phần hóa học Vỏ hạt Nội nhũ Phôi
Protein 3,7 8,0 18,4
Chất béo 1,0 0,8 33,2
Chất xơ thô 86,7 2,7 8,8
Tro 0,8 0,3 10,5
Tinh bột 7,3 87,6 8,3
Đường 0,34 0,62 10,8

Nguồn: Đinh Thế Lộc và cs., 1997

Bảng 1.6. Hàm lượng axit amin không thay thế trong protein của nội nhũ và protein mầm
Nội nhũ (a) Mầm (b) FAO/WHO
Axit amin
mg/100 g mg/gN mg/100 g mg/gN Mẫu chuẩn
Tryptophan 48 38 144 62 60
Threonine 315 249 622 268 250
Isoleucine 365 289 578 249 250
Leusin 1024 810 1030 444 440
Lysin 228 180 791 341 340
Tổng số các axit Amin chứa S 249 197 362 156 220
Phenylalanine 359 284 483 208 380
Tyrosine 483 382 343 148 380
Valine 403 319 789 340 310

Ghi chú: (a) 1,16%; (b) 2,32%


Nguồn: Đinh Thế Lộc và cs. (1997)

Những bộ phận chính của hạt ngô có thành phần hóa học khác nhau (Bảng 1.5):
Vỏ hạt có lượng chất xơ thô cao vào khoảng 87%, được cấu thành bởi hemicelluloseza
(67%), celluloza (23%) và lignin (0,1%) (FAO, 1992). Phôi nhũ chứa hàm lượng tinh
bột cao (87,6%) và hàm lượng protein vào khoảng 8%, hàm lượng chất béo tương đối
thấp (0,8%). Phôi có lượng dầu thô cao, trung bình khoảng 33%. Phôi cũng chứa hàm
lượng protein tương đối cao (18,4%) và chất khoáng. Thành phần hóa học của lớp
aleuron có hàm lượng protein cao (vào khoảng 19%) cũng như chất xơ thô. Bảng 1.5
cho thấy, phôi hạt có hàm lượng đạm và chất béo cao nhất, rồi đến nội nhũ và vỏ hạt.
Hàm lượng gluxit và protein của hạt ngô phụ thuộc rất lớn vào phôi nhũ, còn chất béo
và protein có số lượng ít hơn. Chất xơ thô trong hạt phân bố chủ yếu ở vỏ hạt. Sự phân
bố trọng lượng trong các bộ phận của hạt ngô, các chất hóa học trong chúng và giá trị
dinh dưỡng là rất quan trọng trong việc bảo quản và chế biến ngô.

16
Có sự khác nhau thành phần các axit amin không thay thế trong nội nhũ và
mầm ngô (Bảng 1.6), ảnh hưởng đến khả năng sử dụng hạt ngô làm thức ăn trực tiếp
cho con người.
Trong nội nhũ, phần chiếm trọng lượng lớn nhất của hạt ngô chứa hai axit amin
không thay thế là lysine và tryptophan có hàm lượng thấp hơn mẫu chuẩn của FAO/
WHO. Đây là một hạn chế trên quan điểm dinh dưỡng, sự thiếu lysine, tryptophan đã
làm giảm khả năng đồng hoá và sử dụng các sản phẩm chế từ hạt ngô. Các ảnh hưởng
tiêu cực đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu trên động vật (Howe et al., 1965)
cũng như một vài nghiên cứu trên con người (Bresani, 1971). Có một số giải pháp khắc
phục hạn chế trên như:
- Ăn ngô với các loại đậu đỗ, thịt các loại động vật giàu các axit amin.
- Chọn tạo giống mới có hàm lượng protein và 2 axit amin gồm lysine và
tryptophan cao. Các nhà chọn giống đã tập trung chọn tạo các loại ngô có chất lượng
protein cao (QPM), khi trồng các giống ngô trên hạt có hàm lượng lysine và tryptophan
cao gấp hai lần so với ngô thường, có thể sử dụng trực tiếp làm lương thực cho con
người. Theo hướng này các nhà chọn tạo giống CIMMYT kết hợp các nhà khoa học tại
một số nước châu Á, châu Mỹ đã đưa vào trồng trên diện tích hàng triệu hecta. Trong đó
Trung Quốc trồng ngô QPM với diện tích trên 1 triệu hecta. Tại Việt Nam một số giống
ngô QPM đang được sử dụng như HQ-2000, HQ-2004, các giống ngô này có hàm
lượng protein đạt 10 - 11%, cao hơn ngô thường 1 - 2%.

1.2.6. Công dụng của cây ngô


Ngô được sử dụng với ba mục đích chính như: làm lương thực cho người, thức ăn
gia súc và nguyên liệu chế biến công nghiệp.
Ngô sử dụng làm lương thực: Tại nhiều vùng trồng ngô trên thế giới, ngô là nguồn
lương thực quan trọng, đặc biệt nó cung cấp bữa ăn hàng ngày cho những người dân
nghèo ở nông thôn vùng núi cao Việt Nam. Theo Đường Hồng Dật (2004), tỉ lệ sử dụng
ngô làm lương thực cho con người ở một số quốc gia như sau: các nước Đông, Nam Phi
khoảng 85%; các nước Tây, Trung Phi 80%; các nước Bắc Phi 42%; các nước Tây Á
27%; các nước Nam Á và Thái Bình Dương 39%; các nước Đông Nam Á 30%; các nước
Trung Mỹ, Caribê 61%; các nước Nam Mỹ 12%. Hiện nay, tại một số quốc gia như Trung
Quốc, Mỹ La Tinh, Đông Nam Á có xu hướng sử dụng các giống ngô có chất lượng
protein cao QPM làm lương thực, góp phần giải quyết an ninh lương thực ở những vùng
khó khăn, không trồng được các loại cây lương thực khác như lúa nước, lúa mì.
Thống kê cho thấy ngay từ các năm 1978 - 1980 đã xuất hiện xu hướng giảm dần
việc sử dụng ngô làm lương thực và tăng nhanh lượng ngô làm thức ăn gia súc
(Bảng 1.7). Đến năm 1990, trên phạm vi toàn thế giới, tỉ lệ ngô dùng làm lương thực chỉ
còn 15,7%, phần còn lại sử dụng giám tiếp làm thức ăn gia súc và làm nguyên liệu chế
biến. Mỹ là nước sử dụng ngô làm thức ăn gia súc lớn nhất với tốc độ tăng hàng năm là
1,7%. Có thể nói ngô là loại thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất, khoảng 70% chất tinh
trong thức ăn tổng hợp cho gia súc được chế từ ngô.

17
Bảng 1.7. Tỉ lệ sử dụng ngô tại một số vùng trên thế giới
Tỷ lệ sử dụng ngô 1978 - 1980 (%) Tỷ lệ sử dụng ngô 1990 (%)
Vùng địa lý
Trực tiếp (làm lương thực) Gián tiếp Trực tiếp (làm lương thực) Gián tiếp
Châu Phi 82,1 17,9 76,8 23,2
Mỹ La Tinh 38,5 61,5 35,1 64,9
Cận Đông 49,9 50,1 33,2 66,8
Viễn Đông 66,1 33,9 47,6 52,4
Châu Á 34,6 65,4 22,9 77,1
Các nước đang phát triển 45,2 54,8 36,0 64,0
Các nước phát triển 3,3 96,7 2,7 97,3
Toàn thế giới 18,9 81,1 15,7

Nguồn: Đinh Thế Lộc và cs., 1997

Hiện nay, ngô được sử dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như sản xuất nước
uống và làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp: cung cấp nguyên liệu để sản
xuất cồn, tinh bộ, bánh kẹo… Có khoảng 670 mặt hàng được chế biến từ ngô. Hàng
năm ở Mỹ sử dụng 18% tổng lượng ngô để sản xuất tinh bột, 37% sản xuất cồn, 5,8%
sản xuất bánh kẹo.
Một xu hướng mới là trồng ngô làm nguyên liệu sinh học, hướng này sẽ phát triển
trong tương lai. Nguyên liệu sinh học có ưu thế tạo sản phẩm sạch, không gây ô nhiễm
môi trường, sẽ thay thế các loại nguyên liệu hóa thạch có nguy cơ cạn kiệt trong tương
lai xa. Hiện đã có một số dự án sử dụng ngô làm nguyên liệu sinh học được triển khai
tại các nước phát triển.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1


1. Nêu vai trò của cây ngô trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới?
2. Nêu vai trò của cây ngô trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam?
3. Nêu nguồn gốc phân loại và quá trình phát triển cây ngô trên thế giới và Việt Nam?
4. Nêu giá trị sử dụng của cây ngô?
5. Nêu tình hình sản xuất và sử dụng ngô trên thế giới và Việt Nam?
6. Nêu tình hình xuất nhập khẩu ngô trên thế giới và Việt Nam?

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1

1. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (2017). Thống kê về sản lượng cây trồng. Truy cập tại
https://apps.fas.usda.gov/psdonline/app/index.html#/app/home.
2. Bressani (1971). Amino acid supplementation of cereal grain flours tested in children.
Cambridge, Mass., USA, MIT Press.
3. Bùi Huy Đáp (1984). Lê Quí Đôn, nhà khoa học Nông nghiệp đầu tiên của Việt Nam. Khoa
học kỹ thuật Nông nghiệp, 11: 483-487.

18
4. Chính phủ (2012). Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020
và tầm nhìn đến 2030 của Thủ tướng chính phủ..
5. Đinh Thế Lộc, Vũ Nguyên Quyền và Bùi Thế Hùng (1997). Giáo trình Cây lương thực
Tập 2. Cây màu. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Đường Hồng Dật (2004). Cây ngô, kỹ thuật thâm canh tăng năng suất. Nhà xuất bản Lao
động - Xã hội, Hà Nội.
7. FAO (1992). Maize in Human Nutrition. Food ans agriculture organization of the united
nations. Rome.
8. FAOSTAT (2016). Thống kê về sản lượng các loại cây trồng. Truy cập tại
http://www.fao.org/faostat/en/
9. Hoeft R, Nafziger E, Johnson R and Aldrich S (2000). Modern Corn and Soybean
Production: How the Corn Plant Develops. Special report. (48). Iowa State University,
Ames, Iowa.
10. Howe EE, Janssen GR and Anson ML (1965). An approach toward the solution of the world
food problem with special emphasis on protein supply. Am. J. Clin.
Nutr. 20, 1134.
11. Lennaeus (1753). Genera plantarum. Publisher Parisii: Apud Viduam Herissant et
Theophilum Barrois.
12. Ngô Hữu Tình (2009). Chọn lọc và lai tạo giống ngô. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Ngô Hữu Tình, Trần Hồng Uy, Võ Đình Long, Bùi Mạnh Cường, Lê Quý Kha và Nguyễn
Thế Hùng (1997). Cây ngô nguồn gốc, đa dạng di truyền và quá trình phát triển. Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Nguyễn Thế Hùng (2001). Ngô lai và kỹ thuật thâm canh. Nhà xuất bản Nông nghiệp,
Hà Nội.
15. Tổng cục thống kê (2017). Thống kê về sản lượng cây trồng hàng năm của Tổng cục thống
kê. Truy cập tại website: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=717.
16. Vavilov NI (1926). Studies on the Orgin of Cultivated Plants. Bullentin of Applied Botany,
Genetics and Plant Breeding, 16: 1-248.
17. Wheatherwax P (1955). History and origin of corn. Academic Press, New York.
pp. 1-16.

19
Chương 2
ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA CÂY NGÔ

Chương 2 đề cập đến các đặc điểm hình thái, cấu tạo và quá trình phát triển của
các bộ phận của cây ngô như rễ, thân, lá, bông cờ và bắp; Các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình hình thành và phát triển các bộ phận chính của cây ngô.

2.1. RỄ NGÔ
Rễ ngô thuộc loại rễ chùm, đây là hệ rễ tiêu biểu cho các cây trong họ hòa thảo. Căn
cứ vào hình thái, vị trí và thời gian phát sinh, có thể chia rễ ngô thành ba loại chính gồm: rễ
mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng (Colless, 1992; Hochholdinger, 2009; Đinh Thế Lộc và cs.,
1997; Ngô Hữu Tình, 2009; Nguyễn Thế Hùng, 2001; Kieran O’Keeffe et al., 2009).

Hình 2.1. Các loại rễ ngô


Nguồn: Hochholdinger, 2009

2.1.1. Rễ mầm
Rễ mầm gồm có 2 loại: rễ mầm sơ sinh và rễ mầm thứ sinh: Rễ mầm sơ sinh (rễ
chính) là cơ quan đầu tiên xuất hiện sau khi hạt ngô nảy mầm. Loại rễ này phát triển từ
rễ sơ sinh của phôi. Ngô có một rễ mầm sơ sinh duy nhất. Sau một thời gian ngắn xuất
hiện, rễ mầm sơ sinh có thể ra nhiều lông hút và nhánh. Thường thì rễ mầm sơ sinh
ngừng phát triển, khô đi và biến mất sau một thời gian ngắn (sau khi ngô được 3 lá).

20
Tuy nhiên, một số giống ngô chịu hạn, loại rễ này có thể phát triển trong khoảng thời
gian dài hơn và ăn sâu hơn. Rễ mầm thứ sinh cũng được gọi là rễ phụ hoặc rễ mầm phụ.
Rễ mầm thứ sinh xuất hiện ở vị trí trụ gian lá mầm (mesecotile) của phôi phía dưới bao
lá mầm (coleoptile) sau xuất hiện của rễ chính. Số lượng của rễ thường biến động từ 3 -
7 cái. Tuy nhiên, đôi khi ở một số cây không xuất hiện loại rễ này. Rễ mầm thứ sinh
cùng với rễ mầm sơ sinh tạo thành hệ rễ tạm thời cung cấp nước và các chất dinh dưỡng
cho cây trong khoảng thời gian 2 - 3 tuần đầu.

2.1.2. Rễ đốt
Rễ đốt phát triển vòng quanh các đốt thấp của thân nhất nằm dưới mặt đất 3 - 4cm
lúc ngô được 3 - 4 lá. Số lượng ở mỗi đốt của ngô từ 8 - 16 cái. Mỗi cây ngô có khoảng
3 - 4 lớp rễ đốt tùy theo độ sâu gieo hạt và quá trình vun đất khi chăm sóc ngô. Rễ đốt
ăn sâu xuống đất và có thể đạt tới 2,5m, thậm chí tới 5m. Tuy nhiên, khối lượng của bộ
rễ đốt chủ yếu tập trung ở lớp đất phía trên. Rễ đốt làm nhiệm vụ cung cấp nước và các
chất dinh dưỡng suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây ngô.

2.1.3. Rễ chân kiềng


Rễ chân kiềng là loại rễ đốt được mọc ở đốt gần sát trên mặt đất (thường mọc ở 2
hay 3 đốt cuối). Ở những giống nhiệt đới, rễ này thường phát triển mạnh. Về hình thái
rễ chân kiềng thường to nhẵn, ít phân nhánh. Số lớp, số rễ và màu sắc của rễ chân kiềng
phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và giống. Trong điều kiện vun xới, rễ chân kiềng trở
thành rễ đốt. Rễ chân kiềng ngoài nhiệm vụ chống đổ cho cây còn hút nước và chất
dinh dưỡng.

Hình 2.2. Rễ chân kiềng

2.1.4. Sự phát triển của rễ


Hạt ngô mới nảy mầm, rễ mầm ra trước. Hai ngày sau từ rễ mầm sẽ mọc ra nhiều
rễ con. Khoảng 7 - 10 ngày sau, lớp rễ đốt đầu tiên xuất hiện và 16 - 17 ngày sau có
2 - 3 lớp rễ đốt, sau đó cứ 5 - 7 ngày ra thêm được một lớp rễ. Theo thứ tự các lớp rễ đốt
phát sinh dần từ dưới lên trên tạo nên một hệ rễ chùm. Bộ rễ phát triển tốt trong điều

21
kiện đất tơi xốp, thoáng khí, đủ ẩm (khoảng 60 đến 80% độ ẩm tương đối) và giàu chất
dinh dưỡng. Rễ mầm bị đứt khi rễ đốt chưa hình thành sẽ ảnh hưởng đến quá trình phân
chia tế bào, thân lá sẽ phát triển chậm, cây thấp bé và chín chậm. Rễ mầm đứt muộn
hơn khi đã hình thành các lớp rễ đốt, tác hại ít hơn. Ngược lại rễ đốt đứt càng muộn tác
hại càng lớn, đặc biệt từ khi ngô đạt 8 lá về sau. Làm đứt rễ khi xới xáo là hiện tượng
khó tránh, vì thế sau khi xới xáo cần tăng cường bón phân và tưới nước giữ ẩm cho đất
để rễ ngô chóng hồi phục.

2.2. THÂN
2.2.1. Hình thái
Thân ngô đặc, đường kính khoảng 2 - 4cm tùy thuộc vào giống, điều kiện trồng
trọt và trình độ thâm canh. Thân ngô có thể cao từ 2 - 4m, được cấu tạo từ các lóng và
đốt. Chiều dài của lóng khác nhau và nó được xem xét như một đặc điểm có giá trị trong
việc phân loại giống ngô. Lóng mang bắp được kéo dài thích hợp để bắp ngô có thể
định vị và phát triển. Trong điều kiện bình thường, cây ngô cao 1,8 - 2m, có số lóng
thay đổi tùy thuộc vào giống. Giống ngô ngắn ngày, cây cao 1,2 - 1,5m có 14 - 15 lóng.
Giống ngô trung ngày, cây cao 1,8 - 2m có 18 - 20 lóng. Giống ngô dài ngày, cây cao
2,0 - 2,5m có 20 - 22 lóng. Chiều dài của các lóng trên thân không đều nhau. Ở gần gốc
lóng ngắn, lên cao lóng to và dài dần, phát triển nhất là những lóng mang bắp. Các lóng
về phía ngọn lại ngắn và bé dần. Hình thái của các lóng, đặc biệt là những lóng gần gốc
có ảnh hưởng nhiều đến tính chống đổ và hệ rễ. Những lóng ngọn lại ảnh hưởng đến chế
độ ánh sáng và sự thụ phấn của ngô. Các lóng gốc nếu nhỏ và dài thì hệ rễ thường yếu,
cây dễ bị đổ. Trái lại nếu lóng gốc ngắn, mập thì hệ rễ thường phát triển mạnh, tính
chống đổ cao. Các lóng ngọn dài và mập là biểu hiện tốt, cây đầy đủ ánh sáng cho lá
ngọn quang hợp, quá trình thụ phấn tiến hành dễ dàng, bắp ít bị sâu bệnh và chóng chín
hơn. Người ta có thể dùng biện pháp kỹ thuật như tưới nước, điều hòa độ ẩm đất, bón
phân và kỹ thuật chăm sóc để điều khiển các lóng phát triển theo hướng có lợi (Đinh
Thế Lộc và cs., 1997; Ngô Hữu Tình, 2009; Nguyễn Thế Hùng, 2001).
Trên các đốt thân, bao gồm các đốt từ đốt mang bắp trở xuống mỗi đốt đều mang
một mầm nách, do vậy tiết diện ngang của những lóng thân này có hình trăng khuyết do
vết lõm chứa mầm nách. Còn những lóng ngọn (bao gồm các đốt trên đốt mang bắp trở
lên) thường nhỏ và có tiết diện tròn. Những mầm nách ở gần gốc có khả năng phát triển
thành nhánh. Đặc tính đẻ nhánh thường chỉ tồn tại ở những loại hình cổ như ngô đường,
ngô bọc,…

2.2.2. Sự tăng trưởng


Qua các thời kỳ, thân phát triển với tốc độ khác nhau. Thời kỳ đầu thân phát triển
chậm về sau nhanh dần biểu hiện rõ rệt trong hai pha của giai đoạn sinh trưởng sinh
dưỡng. Khi bông cờ tung phấn, bắp phun râu cây vẫn tiếp tục lớn tuy tốc độ rất chậm.

22
Sau khi thụ tinh cây ngô ngừng tăng trưởng về chiều cao, đạt giá trị ổn định cho đến khi
thu hoạch (Colless, 1992).

Hình 2.4. Cấu tạo thân cây ngô

Nguồn: O’Keeffe, 2009

2.3. LÁ NGÔ
2.3.1. Đặc điểm của lá ngô
Sau khi bao lá mầm nhú lên khỏi mặt đất, lá bắt đầu mọc theo thứ tự thời gian.
* Căn cứ vào hình thái và vị trí trên thân có thể chia làm 4 loại lá:
- Lá mầm là lá đầu tiên khi cây còn nhỏ, chưa phân biệt được phiến lá với vỏ
bọc lá.
- Lá thân là những lá có mầm nách ở kẽ chân lá hay những lá mọc trên những đốt
thân. Đây là bộ lá chính quyết định khả năng quang hợp của cây ngô.
- Lá ngọn là những lá ở phần trên của bắp trên cùng hay những lá mọc ở trên các
đốt ngọn, không có mầm nách ở kẽ lá.
- Lá bi là những lá bao bắp, đây là dạng lá không hoàn toàn, thường chỉ có phần
bẹ lá bao quanh bắp, có tác dụng bảo vệ bắp và có thể quang hợp nuôi bắp.
* Cấu tạo của lá thân gồm 3 bộ phận: bẹ lá, phiến lá, thìa lìa (có tài liệu gọi là gối
lá hay lưỡi lá).
- Bẹ lá (hay cuống lá) bao chặt vào thân, trên mặt bẹ lá có nhiều lông. Bẹ lá làm
thân cứng thêm, khi còn non do các bẹ lá lồng gối vào nhau tạo thành thân giả bao phủ
kín thân chính; khi vươn lóng từ 9 lá về sau lóng dài ra và to dần, bẹ lá không có khả
năng phủ kín thân để lộ thân chính. Bẹ lá có tác dụng bảo vệ thân non đồng thời bảo vệ
mầm hoa cái ở những đốt mang bắp.
- Phiến lá (hay bản lá): thường rộng, dài, mép lá lượn sóng, ở một số giống lá có
nhiều lông tơ. Lá ngô có gân song song. Từ gốc thân, lá có chiều dài tăng dần đạt chiều
dài nhất ở lá mang bắp trên cùng sau đó chiều dài của lá ngô giảm dần.

23
- Thìa lìa: Là phần nằm giữa bẹ lá và phiến lá, gần sát với thân cây. Tuy nhiên,
không phải giống ngô nào cũng có gối lá; ở những giống không có lưỡi, lá ngô gần như
thẳng đứng, ôm lấy thân. Đặc điểm này xảy ra do gen lặn “lg” ở dạng đồng hợp tử.

Hình 2.5. Hình thái lá

Nguồn: O’Keeffe, 2009

Số lượng lá, chiều dài, chiều rộng, độ dày, lông tơ, màu lá, góc lá và gân lá thay
đổi tùy theo từng giống khác nhau. Số lá là đặc điểm khá ổn định ở ngô, có quan hệ chặt
với số đốt và thời gian sinh trưởng. Những giống ngô ngắn ngày thường có 15 - 16 lá,
giống ngô trung bình có 18 - 20 lá, giống ngô dài ngày thường có trên 20 lá. Đặc điểm
nổi bật là lá ngô có mật độ khí khổng cao (500 - 900 khí khổng trên 1mm2). Trung bình
một lá ngô có 2 - 6 triệu khí khổng. Tỷ lệ diện tích lỗ khí khổng trên cả hai mặt lá so với
diện tích lá là 0,76%. Do cấu tạo đặc biệt nên hai tế bào đóng mở khí khổng của lá ngô
rất mẫn cảm với điều kiện bất lợi.
Trên mặt lá có nhiều lông tơ, có khả năng hạn chế quá trình bốc hơi nước. Lá ngô
cong theo hình lòng máng nên có thể dẫn nước từ ngoài vào gốc dù chỉ một lượng mưa
rất nhỏ. Những lá ở giữa thân là những lá phát triển nhất, có tác dụng lớn trong việc vận
chuyển chất dinh dưỡng vào bắp. Diện tích lá tăng dần qua từng thời kỳ, đạt tối đa vào
khoảng từ trỗ cờ đến khi hạt ngậm sữa. Sau một thời gian do lá ở phần dưới chết nên
diện tích lá giảm xuống. Vấn đề hình thành diện tích đồng hóa của cây ngô lớn hay nhỏ
có ý nghĩa thực tế quan trọng, vì vấn đề này có liên quan nhiều đến sản lượng hạt. Diện
tích đồng hóa mà chủ yếu là diện tích lá phụ thuộc vào số lá và kích thước lá, sự biến
động của yếu tố này phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau (Đinh Thế Lộc và cs.,
1997; Ngô Hữu Tình, 2009; Nguyễn Thế Hùng, 2001).

2.3.2. Những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của lá
Số lá, độ lớn của lá phụ thuộc vào giống, điều kiện thời tiết và kỹ thuật canh tác,
trong đó giống và khí hậu gây sự biến động lớn nhất (Đinh Thế Lộc và cs., 1997).
- Giống khác nhau có số lá trung bình khác nhau: Giống ngô ngắn ngày thường có
15-16 lá; Giống ngô trung bình thường có khoảng 18-20 lá; Giống ngô dài ngày thường
có trên 20 lá.

24
- Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến số lá của ngô có nhiều ý kiến
Số lá ít bị thay đổi bởi điều kiện ngoại cảnh. Tuy nhiên, số lá được phân hóa ngay
từ khi phôi hạt vào bước 2. Tùy điều kiện ngoại cảnh, khi đó, mầm lá có thể được phân
hóa nhiều hay ít và về sau trong quá trình sinh trưởng nếu gặp điều kiện không thuận lợi
thì số lá cũng bị giảm.
- Gần đây một xu hướng chọn tạo giống ngô có hình thái lá đứng nhờ thìa lía (gối
lá) cứng tạo góc giữa lá và thân hẹp để giảm khả năng che khuất, tạo khả năng tăng mật
độ, tăng chỉ số diện tích lá (LAI), tăng khả năng tận dụng ánh sáng. Hiện nay các nhà tạo
giống đã chọn tạo thành công một số giống ngô không có thìa lìa với góc lá nhỏ khoảng
10° đáp ứng được yêu cầu này.

2.4. HOA NGÔ


2.4.1. Bông cờ và các hoa đực
a. Đặc điểm cấu tạo bông cờ và các hoa đực
Bông cờ bao gồm rất nhiều hoa đực được sắp xếp theo kiểu chùm bông, cấu tạo
gồm một trục chính, trên trục chính phân làm nhiều nhánh, trên mỗi nhánh và cả trên
trục chính có nhiều gié (hay bông nhỏ, bông chét, nhánh nhỏ). Các gié mọc đối diện
nhau trên trục chính hay trên các nhánh, mỗi giá có 2 chùm hoa (một chùm cuống dài và
một chùm cuống ngắn), mỗi chùm có 2 hoa. Trên mỗi chùm hoa có 2 vỏ trấu ngoài
chung cho cả 2 hoa (gọi là mày 1 và mày 2 tương ứng với lá bắc chung), mày có gân và
lông tơ, màu xanh hay tím tùy thuộc vào giống.

Hình 2.6. Cấu tạo bông cờ

Bên trong 2 vỏ trấu ngoài có chứa 2 hoa đực, mỗi hoa có 2 vỏ trấu trong, mỏng,
màu trắng, ở giữa mỗi hoa có 3 nhị đực, mỗi nhị đực có một bao phấn. Ở mỗi hoa có thể
thấy dấu vết thoái hoá và vết tích của nhụy hoa cái, quanh đó có ba chỉ đực mang ba nhị

25
đực và hai mày cực nhỏ gọi là vẩy tương ứng với tràng hoa. Bao quanh các bộ phận của
một hoa có hai mày nhỏ - mày ngoài tương ứng với lá bắc hoa và mày trong tương ứng
với lá đài hoa.
Mỗi bông cờ có từ 700 - 1.400 hoa, tổng cộng cho từ 10 - 30 triệu hạt phấn. Số
hoa trên một bông cờ nhiều ít phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Ở nước ta
trong điều kiện canh tác bình thường giống ngắn ngày có 500 - 700 hoa, giống trung
ngày có khoảng 700 - 1.000 hoa, giống dài ngày có trên 1.000 hoa. Số lượng hoa đực
nhiều, khỏe là một đặc tính tốt của giống ngô nhờ cung cấp lượng phấn nhiều, đủ cho
quần thể ruộng ngô nhận phấn và thụ tinh cho các bắp ngô (Đinh Thế Lộc và cs., 1997).
b. Quá trình nở hoa tung phấn
Trên một bông cờ hoa thường nở theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ ngoài vào
trong, những hoa đầu trục chính và nhánh nở trước. Thời gian nở hoa tung phấn của một
bông cờ trong mùa hè nhiệt độ cao khoảng 3 - 4 ngày, các vụ có nhiệt độ thấp khoảng
5 - 7 ngày. Nhìn chung nhiệt độ cao thời gian nở hoa rút ngắn. Thời gian nở hoa trên 1
bông cờ thường tập trung vào ngày thứ 3, thứ 4 sau khi bắt đầu tung phấn. Trong vụ
Thu, vụ Đông thời gian này kéo dài hơn. Trong một ngày tùy thuộc thời tiết, hoa nở rộ
sớm hay muộn khác nhau. Mùa hè hoa bắt đầu nở vào 6 - 7 giờ, nở rộ lúc 8 - 10 giờ. Vụ
Đông và vụ Đông Xuân thời gian bắt đầu nở và nở rộ muộn hơn, thậm chí chuyển sang
buổi chiều.
Hạt phấn rất nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm. Nhiệt độ cao thời gian tung phấn rút
ngắn. Nếu nhiệt độ trên 35°C, độ ẩm không khí thấp dưới 50%, hạt phấn ngô dễ dàng bị
chết. Gặp mưa hoặc độ ẩm không khí quá cao, hạt phấn dễ bị bết lại, không phát tán
được và chết. Thích hợp nhất cho phấn ngô là trời mát mẻ, nhiệt độ không khí khoảng
22 - 30°C, trời lặng gió, độ ẩm không khí khoảng 80%. Hạt phấn sau khi rời khỏi bao
phấn, sức sống giảm nhanh.

2.4.2. Bắp ngô và hoa cái


a. Đặc điểm cấu tạo bắp ngô và các hoa cái
Bắp ngô được sinh ra từ các mầm nách phần giữa thân, thường chỉ có khoảng
1 - 3 mầm phân hóa thành bắp. Bắp ngô gồm các bộ phận chính như cuống bắp, lõi bắp
và các hoa cái: Cuống bắp gồm nhiều đốt rất ngắn (có trường hợp cuống dài) mỗi đốt
trên cuống có một lá bi bao bọc nhằm bảo vệ bắp, lá bi thường không có phiến. Lõi
bắp - trục chính của hoa tự cái. Các hoa cái cũng mọc thành thừng đôi (chùm hoa), mỗi
chùm có hai hoa nhưng hoa thứ hai thoái hóa nên chỉ một hoa tạo thành hạt. Đặc điểm
của đôi chùm hoa là mỗi chùm hoa chỉ tạo thành một hạt, một đôi chùm hoa cho hai hạt
nên số hàng hạt trên bắp ngô thường là một số chẵn. Số hàng hạt, số hạt nhiều hay ít
trên bắp ngô tùy giống, điều kiện ngoại cảnh. Trung bình một bắp có từ 12 - 16 hàng,
thấp nhất là 10 - 12 hàng, cao nhất 18 - 20 hàng.

26
Tương tự như bông cờ, nhung cuống và các bộ phận bao ngoài hoa ngắn lại và
dày lên. Phía ngoài hoa có hai mày (ở loài phụ ngô bọc hai mày phát triển bao kín hạt).
Tiếp đến là mày ngoài và mày trong, ngay sau mày ngoài có thể quan sát dấu vết của
nhị đực và hoa cái thứ hai bị thoái hóa. Sát bầu hoa là mày rất nhỏ. Phía trên bầu nhị có
núm và vòi nhị vươn dài ra thành râu. Trên râu có nhiều lông tơ và tiết ra chất nhựa làm
cho hạt phấn dính vào dễ nảy mầm. Sau thụ tinh râu chuyển sang màu sẫm rồi héo dần.

Hình 2.7. Hình thái bắp ngô và hoa cái

b. Bắp phun râu


Thời gian bắp phun râu sau khi bông cờ tung phấn từ 3 - 5 ngày hoặc lớn hơn tùy
theo giống và điều kiện ngoại cảnh, đặc điểm này gọi là tính đực chín trước. Ngược lại,
tuy ít gặp cũng có trường hợp phun râu sớm hơn trỗ cờ một vài ngày gọi là tính cái chín
trước. Trong điều kiện nhiệt độ thấp sự phun râu chậm và kéo dài; nhiệt độ cao, đủ ẩm
phun râu nhanh và tập trung. Ở miền Bắc nước ta, ngô Hè Thu có thời gian phun râu
kéo dài trong khoảng thời gian 5 - 8 ngày, ngô vụ đông phun râu trong khoảng 10 - 15
ngày. Trên một cây ngô nếu có 2 bắp, bắp trên phun râu trước, bắp dưới phun râu sau,
cách nhau khoảng 2 - 3 ngày. Trong một bắp, các hoa cái phun râu từ dưới lên trên.
Đặc điểm hoa đực chín trước là một nhược điểm của cây ngô, vì khi bông cờ bắt
đầu tung phấn rộ hoa hoa cái chưa phun râu, khi cờ hết phấn thì hoa cái vẫn phun râu.
Chính vì vậy, các hoa cái ở cuối bắp thường bị lép không hình thành hạt. Sự chênh lệch
giữa thời gian tung phấn và phun râu là chỉ tiêu đánh giá đặc tính của một giống, thường
sự chênh lệch 2 - 3 ngày được đánh giá tốt nhờ khả năng cung cấp lượng phân lớn giúp
bắp ngô dễ nhận phấn thụ tinh. Chỉ tiêu này là một trong các tiêu chí chọn giống ngô
chịu hạn, khi chênh lệch càng lớn, khả năng chịu hạn của ngô càng kém.
Tùy theo giống, điều kiện khí hậu mà phần không hình thành hạt dài hay ngắn còn
gọi là “đuôi chuột”. Có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật: thời vụ, phân bón, tưới nước
hay thụ phấn bổ khuyết để hạn chế hiện tượng này.

27
B

Hình 2.8. Cấu tạo bắp ngô


Ghi chú:
A-Cấu tạo bắp ngô: a-râu ngô, b-hoa cái, c-lõi bắp, d-lá bi, e-mầm nách, f-cuống bắp;
B-Cấu tạo hoa cái: a-râu ngô, b-mày ngoài, c-bầu nhụy, d-mày trong, e-hoa cái thoái hóa;
C-Hai hàng hoa cái: a và g-bầu nhụy, b và c-mày ngoài, d-râu ngô, e và f-mày trong, e’ và f’
mày ngoài và mày trong của nhụy cái thoái hóa;
D và E-Râu ngô
Nguồn: Đinh Thế Lộc và cs., 1997

c. Vị trí đóng bắp và số bắp


Đối với giống ngô 14 - 15 lá, bắp thường đóng ở đốt thứ 7 - 8, vị trí khoảng từ
35 - 45% chiều cao cây. Đối với giống có 18 - 22 lá, bắp thường đóng ở đốt thứ 10 - 14,
vị trí khoảng 45 - 60% chiều cao cây. Bắp đóng cao quá làm cây dễ đổ, còn thấp quá
gây khó khăn cho quá trình thụ phấn. Ngoài ảnh hưởng của giống, chiều cao đóng bắp
còn chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu. Trong điều kiện nhiệt độ cao, dinh dưỡng
đầy đủ, cây sinh trưởng tốt, bắp thường đóng cao hơn bình thường. Bắp ngô phát sinh từ
mầm nách lá trên thân, số mầm nách nhiều nhưng chỉ có từ 1 - 3 mầm nách trên cùng
phát triển thành bắp. Tỷ lệ cây 2 - 3 bắp phụ thuộc nhiều vào giống, vùng sinh thái, mật
độ và phân bón.

2.4.3. Đặc điểm quá trình thụ phấn, thụ tinh


a. Quá trình thụ phấn, thụ tinh
Ngô là loại cây có hoa đơn tính cùng gốc (đơn tính đồng chu), đây là điểm khác
biệt của ngô với các cây trong họ hòa thảo (như lúa nước, lúa mì, kê,…) là những cây tự
thụ. Ngô là cây giao phấn điển hình, sự giao phấn này được thực hiện nhờ gió. Xét về

28
mặt sinh học, sự giao phấn có giá trị cao hơn sự tự thụ phấn, vì khi giao phấn có thể con
cái được hình thành từ những tế bào sinh sản của bố và mẹ khác nhau. Trong quá trình
tái tổ hợp, thế hệ sau tích lũy được nhiều tính di truyền phong phú và có khả năng thích
nghi tốt hơn với điều kiện môi trường. Cũng theo quan điểm này, sự giao phấn khác gốc
như ngô có giá trị sinh vật cao hơn sự giao phấn cùng gốc. Vì vậy, đặc tính giao phấn
chéo khác gốc tiến hóa hơn so với đặc tính thụ phấn giữa các hoa đơn tính cùng gốc.
Cùng với đặc điểm giao phấn chéo, cần nhấn mạnh tính đực chín trước của quần thể
ngô. Bông cờ được hình thành và phát triển trên ngọn thân chính. Bắp ngô hình thành
và phát triển ở mầm nách thân nên phát triển chậm hơn bông cờ 1 - 2 bước, do vậy dẫn
đến sự chệnh lệch thời gian nở hoa giữa hai hoa tự. Sự khác nhau này của những cây
trong cùng một ruộng và giữa các hoa (đực, cái) trên cùng một cây càng tạo điều kiện để
thụ phấn chéo rộng rãi.
Sau khi thụ phấn, hạt phấn rơi trên râu ngô 5 - 6 giờ thì bắt đầu nảy mầm, ống
phấn mọc dài và đi dọc theo chiều dài của râu ngô đến tận túi phôi, tế bào phát sinh
trong hạt phấn phân chia nguyên nhiễm sinh ra hai tinh trùng di chuyển ra phía đầu ống
phấn, khi noãn đầu ống phấn vỡ ra, phóng hai tinh trùng vào trong noãn. Ở đây quá
trình thụ tinh diễn ra, một tinh trùng đơn bội sẽ kết hợp với noãn cầu đơn bội thành hợp
tử lưỡng bội (2n). Tinh trùng đơn bội thứ hai kết hợp với nhân thứ cấp lưỡng bội thành
tế bào tam bội (3n) là tế bào khởi đầu của phôi nhũ. Quá trình thụ tinh như vậy gọi là
thụ tinh kép. Sau khi thụ tinh, các thành phần khác của tế bào phôi như tế bào đối cực,
trợ bào đều tiêu biến đi, trong túi phôi chỉ còn lại hợp tử và tế bào khởi đầu của phôi
nhũ. Hợp tử sẽ tạo nên một màng bọc và bắt đầu phân chia để hình thành phôi; tế bào
khởi đầu của phôi nhũ phân chia để hình thành phôi nhũ. Toàn bộ quá trình thụ tinh từ
khi hạt phấn nảy mầm đến khi thụ tinh xong trong khoảng 24 giờ.
b. Quá trình hình thành hạt
Sau khi thụ tinh, quá trình hình thành hạt ngô bắt đầu. Cutmisep và Culesova chia
quá trình hình thành hạt ra làm 3 giai đoạn: (i) Hình thành hạt: Từ thụ tinh đến chín sữa,
thời gian khoảng 20 - 25 ngày sau thụ tinh. Giai đoạn này tích lũy khoảng 30 - 35% chất
khô của hạt; (ii) Đẫy hạt: Từ chín sữa đến chín sáp, thời gian khoảng 20 ngày, tích lũy
từ 60 - 75% chất khô của hạt; (iii) Hạt chín: Từ chín sáp đến chín hoàn toàn, thời gian
khoảng 15 - 20 ngày. Trong giai đoạn này hạt mất nước dần. Cùng với quá trình chín
của hạt, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thân lá giảm nhiều vì phần lớn đã chuyển
vào tích lũy ở hạt.

2.5. HẠT NGÔ


Hạt ngô thuộc loại quả dĩnh gồm các bộ phận chính: vỏ hạt, lớp aleuron, phôi, nội
nhũ dạng sừng hoặc dạng bột và mũ hạt, phía dưới của hạt còn có gốc hạt gắn liền hạt
với lõi ngô (Hoeft et al., 2000).
- Vỏ hạt bao bọc xung quanh hạt là một màng nhẵn, màu trắng, đỏ hoặc vàng tùy
theo giống.

29
- Lớp aleuron nằm sau tầng vỏ bao bọc lấy phôi nhũ và phôi.
- Nội nhũ là bộ phận chính của hạt chủ yếu chứa tinh bột và các chất có giá trị
dinh dưỡng cao. Tinh bột trong phôi nhũ chia thành tinh bột mềm (tinh bột), tinh bột
cứng (tinh bột sừng hay tinh bột pha lê).
- Phôi gồm có ngù (phần ngăn cách giữa nội nhũ và phôi), phần chính của phôi
gồm: lá mầm, trụ dưới lá mầm, rễ mầm và chồi mầm. Trong 4 thành phần này, lá mầm
thường phát triển rõ rệt. Phôi ngô lớn chiếm khoảng 8 - 15% trọng lượng hạt, bao quanh
phôi còn có lớp tế bào xốp giúp cho việc vận chuyển hơi nước từ ngoài vào trong hạt
(và ngược lại) được nhanh chóng.
Các chất trong hạt ngô có cấu tạo không bền, rất dễ bị phân giải khi gặp nhiệt độ
và độ ẩm thích hợp, ví dụ: chất đạm có khả năng kết hợp với một lượng nước khá lớn để
tạo thành chất keo; chất béo dễ bị ôi hóa; tinh bột trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ tăng
dễ chuyển hóa thành đường. Phôi ngô chứa 20% tổng số đạm, hơn 80% chất béo, gần
75% tro của hạt, vì vậy phôi ngô được coi là bộ phận không ổn định nhất trong toàn bộ
hạt ngô. Do hàm lượng đạm và chất béo của phôi cao, nên phôi là thức ăn thích hợp với
các loại sâu mọt.

Hình 2.9. Cấu tạo hạt ngô


Ghi chú:
1: lớp vỏ ngoài; 2: Lớp vỏ trong; 3: Nội nhũ; 4: Phôi; 4a: Lá mầm; 4b: Chồi mầm;
4c: Vảy sừng; 4d: Rễ mầm; 5: Điểm đen; 6: Cuống hạt
Nguồn: Hoeft et al., 2000

30
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
1. Dựa vào đặc điểm hình thái của cây ngô, chứng minh cây ngô là cây giao phấn nhờ gió?
2. Phân tích những đặc điểm cấu tạo của lá và rễ ngô liên quan đến khả năng sử dụng nước có
hiệu quả cao của cây ngô?
3. Đặc điểm cấu tạo của thân ngô? Những đặc điểm hình thái liên quan đến khả năng chống đổ
của cây ngô và biện pháp tăng khả năng chống đổ cho cây ngô?
4. Đặc điểm hình thái và cấu tạo của lá ngô? Liên hệ với khả năng sử dụng nước hiệu quả của
cây ngô?
5. Nêu cấu tạo của bông cờ ngô? Đặc điểm quá trình trỗ cờ và nở hoa, tung phấn của của cây
ngô: Liên hệ với các biện pháp kỹ thuật trồng ngô?
6. Nêu cấu tạo của bắp ngô? Đặc điểm của quá trình phun râu của hoa ngô? Liên hệ với các
biện pháp kỹ thuật trồng ngô?

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2

1. Cao Đắc Điểm (1998). Cây ngô. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Colless JM (1992). Maize growing, Agfact P3.3.3, second edition. NSW Department of
Agriculture, Orange.
3. Đinh Thế Lộc, Vũ Nguyên Quyền và Bùi Thế Hùng (1997). Giáo trình Cây lương thực
( Tập 2. Cây màu). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Hochholdinger F (2009). The Maize Root System: Morphology, Anatomy and Genetics.
In The Handbook of Maize (eds J. Bennetzen, S. Hake). Springer, New York, Inc.,
pp. 145-160.
5. Hoeft R, Nafziger E, Johnson R and Aldrich S (2000). Modern Corn and Soybean
Production: How the Corn Plant Develops. Special report. (48). Iowa State University,
Ames, Iowa.
6. Ngô Hữu Tình (2009). Chọn lọc và lai tạo giống ngô. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Thế Hùng (2001). Ngô lai và kỹ thuật thâm canh. Nhà xuất bản Nông nghiệp,
Hà Nội.
8. O’Keeffe K (2009). Maize growth and development. NSW Department of primary inductries.

31
Chương 3
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

Chương 3 đề cập đến giai đoạn, các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây ngô từ
lúc gieo hạt đến lúc chín hoàn toàn; sự hình thành và phát triển bông cờ và bắp ngô;
các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây ngô.

3.1. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY NGÔ
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ngô
Thời gian sinh trưởng của cây ngô từ khi gieo đến khi chín dao động trong khoảng
80 - 150 ngày. Thời gian sinh trưởng dài, ngắn khác nhau phụ thuộc vào giống và điều
kiện ngoại cảnh. Hiện nay trong các tài liệu, việc phân loại thời gian sinh trưởng, các
thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây ngô có sự khác nhau. Theo Colless (1992) phân
chia hai thời kỳ sinh trưởng: Sinh trưởng sinh dưỡng ký hiệu V (từ VE: cây ngô bắt đầu
mọc đến VT ngô trỗ cờ), sinh trưởng sinh thực ký hiệu R (từ R1: phun râu đến R6: chín
sinh lý). Bộ môn Cây lương thực, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và
một số tác giả khác đã thống nhất sử dụng cách phân chia vòng đời cây ngô làm 2 thời
kỳ và 5 giai đoạn sinh trưởng. Cách phân chia này giúp nhận biết tác động các biện
pháp kỹ thuật dễ hơn khi chỉ đạo sản xuất ngô.

Hình 3.1. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây ngô
Nguồn: Colless, 1992

Hai thời kỳ sinh trưởng của cây ngô bao gồm:


- Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Thời kỳ này được mô tả một số đặc điểm được
thể hiện ở hình 3.1. Đây là thời kỳ được tính từ khi hạt nảy mầm bao gồm việc hình

32
thành các cơ quan dinh dưỡng và phân hóa các cấu trúc hoa, thời kỳ này kết thúc khi
ngô trỗ cờ, bắp ngô phun râu. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng gồm hai chu kỳ. Ở chu kỳ
đầu hình thành những lá đầu tiên, các bộ phận rễ, thân ngô. Việc sản xuất chất khô ở
chu kỳ này chậm, nó kết thúc khi mô tế bào bắt đầu phân hoá hình thành cơ quan sinh
sản. Ở chu kỳ thứ 2 tiếp tục hình thành các lá và phân hoá các cơ quan sinh sản, chu kỳ
kết thúc với sự xuất hiện của nhị cái trên bắp ngô (phun râu).
- Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Bắt đầu với việc thụ tinh của các hoa cái đến lúc
thu hoạch ngô. Pha đầu của giai đoạn này có đặc điểm là tăng trọng lượng lá và những
phần hoa khác. Suốt pha thứ hai, trọng lượng của hạt tăng nhanh (Tanaka và
Tamaguchi, 1972).

3.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô


a. Giai đoạn nảy mầm (từ lúc gieo hạt đến lúc có 3 lá thật)
Giai đoạn này có đặc điểm là phụ thuộc vào lượng các chất dự trữ trong hạt.
Trước khi nảy mầm, hạt hút nước và trương lên, do vậy nước luôn cần cho hạt hấp thụ
nảy mầm. Bên trong hạt quá trình oxy hoá các chất dự trữ diễn ra mạnh qua quá trình sinh
hoá phức tạp, những chất hữu cơ phức tạp sẽ chuyển thành các chất đơn giản dễ hoà tan.
Có các phản ứng hoá sinh xảy ra trong hạt: Tinh bột phân giải thành các dạng đường đơn,
Protein thành các axit amin, lipit thành các axit béo và glyxerin.

Hình 3.2. Giai đoạn nảy mầm


Nguồn: O’Keeffe, 2009

Quá trình này xảy ra nhờ hoạt động của các loại enzym (men) với điều kiện có đủ
ẩm, nhiệt độ và thoáng khí. Theo sau quá trình hút nước là sự nảy mầm và sinh trưởng
cây con. Ngay sau khi nảy mầm, ngô ra lá, đến lá thứ 3 có sự thay đổi quan trọng xảy ra,
cây đã sử dụng hết các chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt, chuyển sang sống tự dưỡng.
Trong giai đoạn này, rễ phát triển hơn lá trên mặt đất.

33
Yêu cầu ngoại cảnh chủ yếu ở giai đoạn này là nước, nhiệt độ và không khí.
- Nước: Lượng nước cần thiết cho hạt ngô nảy mầm tương đối thấp (khoảng 45%
trọng lượng khô tuyệt đối của hạt). Để đảm bảo đủ nước cho hạt nảy mầm, độ ẩm đất
thích hợp trong khoảng 70 - 80% độ ẩm tương đối. Để đảm bảo độ ẩm cho hạt ngô, khi
gieo hạt cần làm đất giữ ẩm khi thời tiết khô hạn và chú ý tiêu nước vào mùa mưa ở các
vùng đất thấp.
- Nhiệt độ: Ngô nảy mầm thích hợp ở nhiệt độ 25 - 30°C, tối thấp 10 - 12°C, tối cao
40 - 45°C. Nếu nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển
của mầm.
- Không khí: Từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi ngô được 3 lá, hạt hô hấp mạnh nên
đất gieo hạt cần phải thoáng. Do vậy cần có biện pháp làm đất, xới xáo thích hợp làm
cho đất thoáng (độ thoáng của đất có quan hệ tỷ lệ nghịch với độ ẩm đất).
Thời kỳ này có vai trò rất quan trọng trong vòng đời cây ngô, quyết định sức sống
của cây ngô.
Muốn ruộng ngô phát triển tốt, đồng đều ở thời kỳ này chú ý một số biện pháp kỹ
thuật sau:
- Chọn lô hạt giống tốt: Hạt giống là tiền đề của một ruộng ngô tốt, cần mua hạt
giống tại những nơi đảm bảo, mua đúng loại giống, giống phải có tỉ lệ nảy mầm > 90%
mới tạo ra một ruộng ngô đều cây và cây khoẻ. Hiện nay trên thị trường bán các loại hạt
giống ngô lai, loại hạt giống này được chọn lọc, xử lý và bảo quản theo công nghệ hiện
đại nên có tỉ lệ nảy mầm cao và nảy mầm đều.
- Kỹ thuật làm đất: Đất trước khi gieo cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau: Đất nhỏ,
độ ẩm đất 70 - 80%, cần tránh gieo hạt khi đất quá ẩm và đất quá khô. Gặp các trường
hợp này cần có các giải pháp khắc phục như làm ngô bầu, tưới nước trước và sau khi
gieo hạt.
- Bố trí thời vụ hợp lý: Cần bố trí thời vụ gieo ngô trong khoảng thời gian có các
điều kiện sau:
+ Nhiệt độ: Thích hợp 25 - 30°C, không gieo ngô khi trời rét đậm, nhiệt độ nhỏ
hơn 13°C hoặc khi nhiệt độ quá cao (40 - 45°C).
+ Mưa: Không gieo hạt khi sắp có mưa to, gây ngập úng, làm chết hạt. Ở những
vùng có điều kiện khó khăn lúc gieo hạt như vụ đông vùng Đồng bằng Bắc bộ cần tính
toán khắc phục các khó khăn về thời tiết: làm ngô bầu, ủ hạt trước khi dặm.
Chăm sóc ngô, phòng chống sâu hại ngô: Cần kiểm tra ruộng và có biện pháp
phòng chống trước và sau khi gieo hạt như xử lý đất trước khi gieo hạt, nếu thấy có sâu
xám hại cây, căng ni lông chống chuột, tổ chức bắt sâu...
b. Giai đoạn cây con (từ lúc ngô 3 lá đến phân hóa hoa)
Đây là pha đầu của giai đoạn 1, thường bắt đầu khi ngô đạt 3 - 4 lá đến 7 - 9 lá
(vào khoảng 10 - 40 ngày sau khi gieo đối với giống ngô 4 tháng).

34
Đặc điểm: Giai đoạn này cây chuyển từ trạng thái sống nhờ chất dự trữ trong hạt
sang trạng thái hút chất dinh dưỡng của đất và quang hợp của bộ lá. Tuy nhiên, giai
đoạn này, thân lá trên mặt đất phát triển chậm. Cây ngô bắt đầu phân hoá bước 2 - 4 của
bông cờ. Lóng thân bắt đầu được phân hóa. Các lớp rễ đốt được hình thành và phát triển
mạnh hơn thân lá. Đây là giai đoạn làm đốt, hình thành các lớp rễ đốt và bắt đầu chuyển
sang hình thành các cơ quan sinh sản đực. Chăm sóc tốt trong thời kỳ này sẽ tạo ra cây
ngô khoẻ, bộ rễ phát triển tốt, thúc đẩy phân hoá một số bộ phận của bông cờ.
Khả năng chống chịu của ngô khá tốt, ngô có thể chịu rét, hạn trong một thời gian
khá dài, chịu được ngập úng trong 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, trong canh tác hạn chế những
tác động ngoại cảnh bất thuận ở giai đoạn này.
Điều kiện ngoại cảnh: Nhiệt độ thích hợp trong giai đoạn này là 20 - 30°C, tối
thích trong khoảng 25 - 28°C và cường độ ánh sáng mạnh. Trái lại, ở nhiệt độ cao, cây
sinh trưởng nhanh, yếu; ở nhiệt độ thấp, rễ ăn nông, ít rễ con, cây còi cọc, quá trình
phân hóa đốt kém.
Độ ẩm đất: Đây là giai đoạn cây ngô có khả năng chịu hạn tốt hơn trong suốt
chu kỳ sinh trưởng, cây ngô không cần nhiều nước. Độ ẩm đất thích hợp trong
khoảng 65 - 70%.
Đất đai và chất dinh dưỡng: Đây là giai đoạn cây ngô cần ít nước nhưng lại yêu
cầu đất tơi xốp và thông thoáng đảm bảo cung cấp đủ oxy cho rễ phát triển. Yêu cầu
chất dinh dưỡng nhiều nhất là đạm.
Kỹ thuật chăm sóc: Khi ngô đạt 3 - 4 lá cần bón phân thúc giúp ngô hút được
nhiều chất dinh dưỡng, chuyển sang sống tự lập. Tỉa định cây kết hợp làm cỏ, xới đất và
vun nhẹ cho ngô. Nếu đất khô cần tưới nước sau khi bón phân để ngô phát triển tốt, sử
dụng hiệu quả lượng phân bón thúc. Nếu đất quá ẩm do mưa, cần tìm cách thoát nước,
kết hợp pha lân với nước tưới để phục hồi và phát triển bộ rễ ngô.
c. Giai đoạn phân hóa cơ quan sinh sản (từ phân hóa hoa đến trỗ cờ)
Đặc điểm ở giai đoạn này là cây ngô sinh trưởng lá nhanh, bộ rễ phát triển mạnh,
ăn sâu, tỏa rộng. Cơ quan sinh sản bao gồm bông cờ và bắp phân hóa mạnh: từ bước
4 - 8 của bông cờ, bước 1 - 6 của bắp. Giai đoạn này kết thúc khi nhị cái xuất hiện. Có
thể nói đây là giai đoạn quyết định số hoa đực và hoa cái, cũng như quyết định khối
lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong thân lá (là chu kỳ 2 của giai đoạn đầu).
Điều kiện ngoại cảnh:
Yêu cầu nước và độ ẩm đất: Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nước tưới duy trì
khoảng độ ẩm đất 70 - 75% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Thiếu nước trong giai đoạn này
thường dẫn đến cây phát triển không đều, trỗ cờ không tập trung, nếu thiếu nước kéo dài
có thể dẫn đến ngô không trỗ được cờ, trỗ không thoát, tỉ lệ hạt phấn bị chết trong bao
phấn cao, khả năng nhận phấn thụ tinh của ruộng ngô bị kém, năng suất giảm.

35
Nhiệt độ thích hợp trong khoảng 24 - 25°C, ánh sáng mạnh, không có gió bão lớn.
Nhiệt độ cao hay thấp quá đều ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phân hóa cơ
quan sinh sản. Thời kỳ này cây ngô lớn nhanh, phân hoá tạo ra các bộ phận quan trọng
của bông cờ và bắp, quyết định tiềm năng năng suất hạt ngô.
Cần bón phân thúc cho ngô và xới đất, lên luống cao cho ngô. Hiện nay đang
trồng các giống ngô lai có khả năng sinh trưởng phát triển rất mạnh, tạo đốt và vươn cao
nhanh, cần theo dõi ruộng ngô để bón phân và tưới nước kịp thời giúp cho ngô phát
triển tốt.
d. Giai đoạn nở hoa (bao gồm trỗ cờ, tung phấn, phun râu, thụ tinh)
Thời kỳ diễn ra trong khoảng thời gian 10 - 15 ngày, có tác dụng quyết định đến
năng suất hạt ngô (pha đầu của giai đoạn 2).
Đặc điểm: ngô trỗ cờ, tung phấn, nhận phấn và thụ tinh. Thời kỳ này đặc biệt quan
trọng vì khi hạt phấn tung ra khỏi bao phấn rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, dễ bị
chết nếu gặp điều kiện không thuận lợi. Nhiệt độ thích hợp cho ngô thụ phấn thu tinh từ
22 - 28°C, nhiệt độ nhỏ hơn 13°C và lớn hơn 35°C sẽ làm hạt phấn mất sức sống và
chết. Một yếu tố khí tượng ảnh hưởng mạnh đến sức sống hạt phấn là độ ẩm không khí,
độ ẩm thích hợp 80%, độ ẩm không khí quá thấp và quá cao gây mất sức sống hạt phấn,
làm hạt phấn chết.
Yêu cầu bố trí ngô trỗ trong khoảng thời gian trời có nắng và gió nhẹ, không có
mưa to gió lớn. Yêu cầu ngoại cảnh trong giai đoạn này hết sức khắt khe, nhiệt độ thích
hợp của cây ngô khoảng 22 - 28°C. Ở giai đoạn này cây ngô cần nhiều nước, độ ẩm đất
thích hợp 75 - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Độ ẩm không khí khoảng 80%, trời lặng,
gió nhẹ, ít mưa, nắng nhẹ (mưa to làm hạt phấn bị trôi).

Hình 3.3. Giai đoạn tung phấn


Nguồn: O’Keeffe, 2009

36
Hình 3.4. Phun râu và nhận phấn
Nguồn: O’Keeffe, 2009

Cần chú ý các giống ngô khác nhau có thời gian từ trỗ cờ tung phấn đến lúc thụ
tinh khác nhau. Các giống ngô lai thường trỗ cờ tung phấn tập trung trong khoảng thời
gian 7 - 10 ngày, cần bố trí thời vụ để ruộng ngô trỗ vào thời điểm thuận lợi nhất.
Thời kỳ này, ngô cần nhiều nước và chất dinh dưỡng, cần tưới nước và bón phân
đầy đủ trước khi ngô trỗ cờ tung phấn. Cuối giai đoạn này, cây ngô gần như ngừng phát
triển thân lá, nhưng vẫn tiếp tục hút chất dinh dưỡng từ đất. Chất dinh dưỡng và chất
hữu cơ bắt đầu tập trung mạnh vào các bộ phận sinh sản. Trong điều kiện thuận lợi, đặc
biệt là thời tiết, quá trình thụ tinh tiến hành tốt, bắp mới nhiều hạt.
e. Giai đoạn chín (tính từ lúc thụ tinh đến chín)
Đây là pha hai trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực (Tanaka và Tamaguchi,
1972). Trọng lượng hạt tăng nhanh, phôi phát triển hoàn toàn. Giai đoạn này kéo dài 35-
45 ngày từ khi thụ phấn, thụ tinh. Chất dinh dưỡng từ thân lá tập trung mạnh về hạt và
trải qua những quá trình biến đổi sinh lý phức tạp. Trong giai đoạn chín dựa vào màu
sắc và cấu tạo bên trong của hạt, người ta chia làm 3 giai đoạn nhỏ như sau: Giai đoạn
chín sữa; Giai đoạn chín sáp và Giai đoạn chín hoàn toàn.
- Tác dụng: Là một trong 2 thời kỳ quyết định năng suất hạt (quyết định độ lớn
của hạt), có đến 60 - 80% sản phẩm quang hợp từ lá được chuyển về nuôi hạt.
- Chăm sóc: Yêu cầu duy trì độ ẩm đất trong thời kỳ này khoảng 60 - 70% độ ẩm
tối đa đồng ruộng, nhiệt độ trong khoảng 20 - 28°C. Bảo vệ bộ lá xanh và bắp ngô.
Chú ý: Khi làm giống thu hoạch ngô trong các điều kiện sau:
- Tách hạt khỏi lõi ngô, thấy chân hạt có chấm đen.
- Thân lá khô dần, 1/2 - 2/3 lá gốc khô, lá bi khô, độ ẩm hạt thu hoạch khoảng
20 - 22%.
- Thu ngô căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống.

37
Hình 3.5. Bắp ngô thời kỳ chín hoàn toàn

Xu hướng sản xuất hiện nay là trồng các giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn
ngày để tăng hệ số sử dụng đất. Với loại giống ngô mới, thời gian trải qua các giai đoạn
sinh trưởng ngắn hơn so với các giống ngô trung và dài ngày.
Cần chú ý quan điểm chỉ đạo: Một ruộng ngô tốt là ruộng ngô phát triển tốt ở tất
cả các giai đoạn sinh trưởng. Người trồng ngô cần chủ động điều tiết sự phát triển ruộng
ngô theo ý muốn.

Gieo hạt Trỗ cờ - thụ tinh Chín

60 ngày 15 ngày 45 ngày

Sinh trưởng sinh dưỡng Sinh trưởng sinh thực

Tạo thân, lá, rễ Tạo bắp, hạt

Phân hóa cơ quan


Hình 3.6. Các thời kỳ sinh trưởng chính của cây ngô (giống ngô có TGST 120 ngày)
Nguồn: Nguyễn Thế Hùng, 2002

g. Các ứng dụng của thời gian sinh trưởng trong sản xuât ngô của Việt Nam
Thời gian sinh trưởng của một giống ngô là một chỉ tiêu rất quan trọng sử dụng
với các mục đích phân nhóm giống ngô theo thời gian sinh trưởng. Bảng 3.1 cho thấy,
tại các vùng trồng ngô khác nhau ở Việt Nam, việc phân chia các nhóm giống chín sớm,
chín trung bình, chín muộn khác nhau. Đây là một trong các căn cứ để bố trí thời vụ
trồng cho một giống tại một vụ trồng ở một vùng sản xuất.

38
Bảng 3.1. Phân nhóm giống ngô theo thời gian sinh trưởng (ngày)
Vùng
Nhóm giống
Phía Bắc (*) Tây Nguyên (**) Duyên hải miền Trung và Nam Bộ (**)
Chín sớm Dưới 105 ngày Dưới 95 ngày Dưới 90 ngày
Chín trung bình 105-120 ngày 95-110 ngày 90-100 ngày
Chín muộn Trên 120 ngày Trên 110 ngày Trên 100 ngày

Ghi chú: (*) Thời gian sinh trưởng của vụ Xuân,(**) Thời gian sinh trưởng của vụ Hè Thu (Vụ 1)
Nguồn: Cục trồng trọt (2006)

3.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ QUAN SINH SẢN
Sự hình thành và phát triển của cơ quan sinh sản được chia làm 9 giai đoạn hình
thành bông cờ và 12 giai đoạn hình thành bắp (Đinh Thế Lộc và cs., 1997; Cao Đắc
Điểm, 1998; Nguyễn Thế Hùng, 2002; Ngô Hữu Tình, 2009).

3.2.1. Các bước hình thành bông cờ


Bông cờ ngô được phân hóa từ đỉnh sinh trưởng ngọn, cây ngô phân hóa bông cờ
rất sớm ngay khi có khoảng 3 lá. Quá trình phân hóa được phân chia thành 9 bước:
- Bước 1: Phân hóa điểm sinh trưởng ngọn, điểm sinh trưởng nhô lên chưa phân
hoá, có đáy rộng, ở đáy có thể nhìn thấy 5-6 lá mầm.

Hình 3.7. Phân hóa đỉnh sinh trưởng


Nguồn: Wu and McSteen, 2007

- Bước 2: Chùy sinh trưởng kéo dài, phân hoá các mắt của đốt mầm thân. Mầm lá
cũng bắt đầu xuất hiện dưới dạng bẹ. Cuối bước 2 ở nách lá đã hình thành những điểm
sinh trưởng nhánh bên. Điều kiện ngoại cảnh tốt hay xấu trong bước này có ảnh hưởng
lớn đến số đốt trên thân sau này.
- Bước 3: Chùy sinh trưởng tiếp tục kéo dài, thân thùy phân đoạn, sau phát triển
thành trục hoa. Ở đáy của chuỳ sinh trưởng phân hoá những nhánh bên của bông cờ.
Bước này thường tiến hành rất nhanh, nếu kéo dài thì đốt của trục hoa nhiều thêm.
- Bước 4: Hình thành các mấu, mầm mống của gié. Mỗi mấu này về sau sẽ hình
thành 2 hoa. Lúc đầu các hoa hình thành theo hướng hoa lưỡng tính, vào giữa bước bao

39
phấn phát triển mạnh, nhị cái tiêu biến dẫn đến cuối bước tạo ra các hoa đực đơn tính.
Số hoa ngô của toàn bông do bước này quyết định. Mấu hoa phân hoá nhiều thì sau này
hoa sẽ nhiều. Khi thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu P (lân) phân hoá mấu ít, sau này phân
hoá hoa đực ít.

Hình 3.8. Chùy sinh trưởng tiếp tục kéo dài, thân chuỳ phân đoạn, sau phát triển thành trục hoa
Nguồn: Wu and McSteen, 2007

Hình 3.9. Bước 4, hình thành các mấu, mầm mống của gié
Nguồn: Wu and McSteen, 2007

- Bước 5: Là bước hình thành hoa đực đơn tính. Mỗi mấu trên gié sẽ phân hoá
thành hai núm, sau phân hoá thành hai hoa. Đầu giai đoạn này hoa đực phát triển theo
hướng lưỡng tính. Ở chân đế các núm hoa hình thành các điểm lồi sau phân hoá thành
nhị đực. Ở giữa phân hoá núm nhị cái, nhưng về sau thì núm nhị cái không phát triển
mà thoái hoá dần. Trường hợp thoái hóa không hoàn toàn sẽ gây ra hiện tượng bắp trên
bông cờ. Ở các núm nhị đực dần dần hình thành các bao phấn. Ở mỗi hoa phân hoá
thành hai mày nhỏ và hai màng mỏng.
- Bước 6: Là bước hình thành các hạt phấn trong bao phấn hoa đực. Nhị đực và
bao phấn phát triển nhanh chóng. Mầm nhị cái thoái hoá. Bước này là bước quyết định

40
hoa đực hữu hiệu nhiều hay ít. Gặp điều kiện ngoại cảnh bất thuận như rét, nhiệt độ quá
cao, hạn, thiếu chất dinh dưỡng thì nhiều hoa đực bị lép, hạt phấn yếu hoặc không hình
thành được hạt phấn.

Hình 3.10. Hiện tượng bắp trên bông cờ


Nguồn: Nielsen, 2013

- Bước 7: Cơ quan bao hoa phát triển che kín các bộ phận của hoa, các đốt hoa cờ
dài ra nhanh chóng. Lúc này các đốt thân cũng phát triển rất nhanh. Bước này ứng với
thời kỳ lớn vọt của thân.
- Bước 8: Trỗ cờ, bông cờ nhú ra khỏi bẹ lá ngọn.
- Bước 9: Nở hoa, tung phấn, cờ tàn.

3.2.2. Các bước hình thành bắp ngô


Bắp ngô được phân hóa từ mầm nách, trên một cây ngô có thể phân hoá được
nhiều bắp ngô. Trên 1 cây ngô các bắp phân hóa muộn hơn so với bông cờ, tùy theo
giống ngắn hay dài ngày, khoảng 7-10 lá đỉnh sinh trưởng của mầm nách mới bắt đầu
phân hóa. Quá trình phân hóa được phân chia thành 12 bước:
- Bước 1: Đỉnh sinh trưởng từ mầm nách bắt đầu phân hóa, quan sát thấy có đế
rộng, có núm nhô lên về hình dáng giống như bước 1 của quá trình phân hóa bông cờ, sự
khác biệt thể hiện điểm sinh trưởng của thân trong phần đế không có mầm mống lá phôi.
- Bước 2: Đỉnh sinh trưởng bắt đầu lớn lên tạo ra các thùy gié hoa. Thùy sinh
trưởng bắt đầu dài ra, tại gốc phân hoá các mấu, mầm mống của các đốt cuống bắp. Ở
mỗi mấu có phân hoá bẹ sau phát triển thành lá bi.
- Bước 3: Thùy gié hoa sinh trưởng tiếp tục dài và gốc có phân đoạn ngắn.
- Bước 4: Thùy gié hoa tiếp tục lớn lên, mỗi thùy được nhân đôi, tạo ra 2 núm
lông tơ nhỏ, các núm sau này sẽ phát triển thành 2 hoa. Thùy sắp xếp theo hàng, tạo ra
hàng hoa cái và hàng hạt trên bắp ngô sau này. Ở bước này, điều kiện ngoại cảnh càng
thuận lợi thì bắp càng phát triển mạnh, tạo điều kiện để bước sau hình thành nhiều hàng
hoa và hình thành nhiều hoa cái.

41
Hình 3.11. Hình thành các thùy gié hoa
Nguồn: Strachan, 2016

- Bước 5: Hình thành các hoa cái đơn tính, lúc đầu các hoa hình thành theo hướng
hoa lưỡng tính, mỗi núm hoa bắt đầu xuất hiện vết lõm ở 3 phía, đó là mầm mống của
nhị cái, vào giữa bước 5, nhị cái sinh trưởng mạnh, bao phấn bắt đầu thoái hoá trở thành
hoa cái đơn tính.
- Bước 6: Hình thành các cơ quan chủ yếu của hoa cái. Vòi hoa kéo dài ra, bầu
hoa lớn lên, núm hoa bắt đầu có lông tơ. Số hoa cái có khả năng thụ tinh nhiều hay ít,
mạnh hay yếu chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự tác động của điều kiện ngoại cảnh.
- Bước 7: Bắp lớn, các bộ phận của hoa cái phát triển và thành thục, tiếp tục hình
thành tế bào sinh sản cái, vòi hoa sinh trưởng mạnh.
- Bước 8: Phun râu.
- Bước 9: Thụ tinh, râu chuyển thành màu nâu và héo.
- Bước 10: Hình thành phôi hạt và bắt đầu chín sữa.

Hình 3.12. Giai đoạn chín sữa


Nguồn: O’Keeffe, 2009

42
- Bước 11: Chín sáp

Hình 3.13. Giai đoạn chín sáp


Nguồn: O’Keeffe, 2009

- Bước 12: Chín hoàn toàn

Hình 3.14. Giai đoạn chín hoàn toàn


Nguồn: O’Keeffe, 2009

3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh cơ quan sinh sản
Các bước hình thành cơ quan sinh sản cây ngô diễn ra sớm hay muộn, thời gian qua
một bước dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
Giống ngô ngắn ngày bắt đầu vào mỗi bước phát sinh cơ quan sớm hơn và thời
gian qua một bước cũng ngắn hơn giống dài ngày.

43
Bảng 3.2 trình bày một số kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa số lá và các bước
phân hoá cơ quan của ngô. Số liệu cho thấy mối quan hệ giữa các bước phân hoá bông cờ
và bắp với hai nhóm giống ngắn ngày và dài ngày. Bắp ngô phân hoá sau bông cờ 3 bước,
tuy nhiên do tốc độ phân hoá nhanh nên đến bước 7 chỉ chậm 1 bước so với bông cờ.
Chính sự lệch pha này thường làm cho cây ngô tung phấn trước khi bắp ngô phun râu.
- Về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sự phát sinh cơ quan, nhất là nhiệt
độ, ánh sáng có nhiều nghiêu cứu và rút ra nhận xét:
+ Nhiệt độ cao thúc đẩy quá trình phát sinh cơ quan; các bước phát sinh cơ quan
diễn ra sớm và rút ngắn thời gian qua mỗi bước. Nhiệt độ ở 17 - 18°C cây ngô kết thúc
phân hoá bước 3 của bông cờ trong thời gian 6 - 8 ngày, nếu nhiệt độ ở 21 - 23,5°C thì
kết thúc trong thời gian 2 - 3 ngày (Đinh Thế Lộc và cs., 1997).

Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa các bước phân hoá hoa ngô và số lá
Hoa đực (Bước) Hoa cái (Bước) Giống ngắn ngày (Số lá thật) Giống dài ngày (Số lá thật)
1 0 2,0 2,7
2 0 4,0 5,6
3 0 6.7 9,5
4 1 7,3 10,5
5 2 9,0 12,0
6 3 10,5 13,5
7 4 12,0 15,0
- 5 12,5 16,0
- 6 13,5 17,0
8 7 13,5 18,5

+ Số giờ chiếu sáng càng ngắn thì sự phát sinh mỗi bước càng sớm và thời gian
qua mỗi bước càng ngắn.
Như vậy, tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh trong quá trình sống, cây ngô có
phản ứng khác nhau, dẫn đến thời gian qua các bước phân hoá khác nhau, sinh trưởng
khác nhau. Muốn điều khiển sinh trưởng và phát triển một cách thích hợp nhất phải chú
ý đến các đặc điểm này. Điều này rất quan trọng trong việc sản xuất hạt giống ngô lai F1
từ các dòng thuần bố và mẹ.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

1. Nêu đặc điểm của thời kỳ nảy mầm (từ lúc gieo hạt đến 3 lá). Yêu cầu ngoại cảnh và các
biện pháp kỹ thuật tác động?
2. Nêu đặc điểm của thời kỳ cây con (từ 3 - 4 lá đến 7 - 9 lá). Yêu cầu ngoại cảnh và các biện
pháp kỹ thuật tác động?
3. Nêu đặc điểm của thời kỳ vươn cao và phân hóa cơ quan sinh sản (từ phân hóa hoa đến trỗ
cờ). Yêu cầu ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật tác động?

44
4. Nêu đặc điểm của thời kỳ nở hoa (bao gồm trỗ cờ, tung phấn, phun râu, thụ tinh). Yêu cầu
ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật tác động?
5. Nêu đặc điểm của thời kỳ chín (bao gồm từ thụ tinh đến chín). Yêu cầu ngoại cảnh và các
biện pháp kỹ thuật tác động?
6. Kể tên các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ngô? Giai đoạn nào mẫn cảm nhất với
điều kiện ngoại cảnh nhất? Giai đoạn nào cần ít nước nhất?
7. Nêu đặc điểm của các bước phân hóa bông cờ? Liên hệ với các biện pháp kỹ thuật
tác động?
8. Nêu đặc điểm của các bước phân hóa bắp ngô? Liên hệ với các biện pháp kỹ thuật tác động?

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3


1. Cao Đắc Điểm (1998). Cây ngô. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Colless JM (1992). Maize growing, Agfact P3.3.3, second edition. NSW Department of
Agriculture, Orange.
3. Cục trồng trọt (2006). Quy phạm khảo nghiệm giá trị sử dụng và giá trị canh tác giống ngô.
Ban hành kèm theo Quyết định số 1698 QĐ/BNN-KHCN, ngày 12 tháng 06năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Đinh Thế Lộc, Võ Nguyên Quyền và Bùi Thế Hùng (1997). Giáo trình Cây lương thực. Tập
2. Cây màu. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Ngô Hữu Tình (2009). Chọn lọc và lai tạo giống ngô. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Nielsen (2013). Tassel-ears in corn. Agronomy Dept., Purdue Univ.
West Lafayette, IN 47907-2054.
7. Nguyễn Thế Hùng (2001). Ngô lai và kỹ thuật thâm canh. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội.
8. O’Keeffe K (2009). Maize growth and development. NSW Department of primary
inductries.
9. Strachan, SD (2016). Relating silk emergence at pollination to kernel set at harvest. Crop
Insights. DuPont Pioneer, Johnston, IA, 26(9).
10. Tanaka A and Tamaguchi K (1972). Dry Matter Production, Yield Components and Grain yield
of the Maize Plant. Jour. Fac. Agr., Hokkaido Univ., 57(1).
11. Wu X. và McSteen P (2007). The role of auxin transport during inflorescence development
in maize (Zea mays, Poaceae). Am. J. Bot., 941745-1755.

45
Chương 4
ĐIỀU KIỆN SINH THÁI VÀ YÊU CẦU CÁC CHẤT DINH DƯỠNG

Nội dung chương này đề cập đến các vùng trồng ngô trên thế giới và ở Việt Nam;
Tác động của các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, nước, chế độ không khí
trong đất đến quá trình sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất ngô; Yêu cầu về
đất và các chất dinh dưỡng đối với cây ngô, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy
trình bón phân cho cây ngô.

4.1. CÁC VÙNG SINH THÁI TRỒNG NGÔ


4.1.1. Vùng sinh thái trồng ngô trên thế giới
Cây ngô có nguồn gốc ở Trung Mỹ, nhờ khả năng thích nghi cao, cùng với kết
quả của quá trình thuần hóa và chọn lọc, ngày nay ngô có thể trồng trên nhiều vùng
khác nhau trên thế giới. Theo tác giả Ngô Hữu Tình, hiện cây ngô được trồng rộng rãi
trên thế giới. Ở Bắc bán cầu, ngô có thể trồng ở Đan Mạch đến vĩ tuyến 56°, tại Liên
Xô (cũ), Canada tới vĩ tuyến 58°, tại Nam bán cầu ngô được trồng tại Newzealand vĩ
tuyến 43°.
Ngô có thể trồng ở trên các độ cao khác nhau: ở châu Á, tại Việt Nam các vùng
đồng bằng ven biển, độ cao tương đương với mức nước biển 0 - 4m, vùng Kashmir đạt
độ cao 2.000m. châu Âu (Tyrol) ở độ cao 1.300m. Vùng châu Mỹ: Peru và Mexico có
thể trồng ở độ cao 3.000 - 3.900m. Trên phạm vi toàn cầu, các nhà khoa học của
CIMMYT chia điều kiện sinh thái dành cho cây ngô thành 4 vùng: Ôn đới; Cận nhiệt
đới; Nhiệt đới cao (độ cao trên 2.000m so với mặt biển); Nhiệt đới thấp (độ cao dưới
2.000m) (Ngô Hữu Tình và cs., 2009).

4.1.2. Các vùng trồng ngô của Việt Nam


Các nhà khoa học đã thống nhất: Việt Nam nằm trong vùng sinh thái nhiệt đới
thấp có độ cao trồng dưới 2000m. Việt Nam có 8 vùng sinh thái nông nghiệp, cây ngô
được trồng trên cả 8 vùng sinh thái này (Hình 4.1).
Vùng 1: Vùng núi Đông Bắc: Diện tích khoảng 206.000ha, độ cao 300 - 900m so
với mặt biển. Bao gồm các tỉnh biên giới phía Bắc và Đông Bắc như Lào Cai, Yên Bái,
Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái và Quảng Ninh. Ngô được
trồng vụ Xuân là chính, gieo hạt vào tháng 2 - 3.
Vùng 2: Vùng núi Tây Bắc: Diện tích khoảng 129.000ha, độ cao 600 - 1.000m,
bao gồm 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Vụ chính là vụ Hè Thu, gieo hạt trong
tháng 4 đầu tháng 5.
Vùng 3: Vùng đồng bằng sông Hồng: Diên tích 80.000ha, độ cao 0 - 200m, bao
gồm các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh; Bắc Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà

46
Nam, Ninh Bình, thành phố Hà Nội và Hải Dương. C`ác vụ chính: vụ Xuân (gieo tháng
1, 2), vụ Thu (gieo tháng 8, 9 ).
Vùng 4: Bắc Trung Bộ: Diện tích 111.000ha, độ cao 0 - 200m, bao gồm Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Vụ Xuân là vụ gieo
chính (gieo tháng 1, 2).

Hình 4.1. Các vùng sinh thái nông nghiệp của Việt Nam

Vùng 5: Tây nguyên: Diện tích 182.000ha, độ cao 400 - 900m. Bao gồm các tỉnh
Gia Lai, KonTum, Gia Lai; Đắc Nông, Đắc Lắc và Lâm Đồng. Vụ chính là vụ Hè Thu
gieo tháng 4, 5.

47
Vùng 6: Duyên hải Nam Trung bộ: Diện tích 37.500ha, độ cao 0 - 600m, vụ chính
là vụ Hè Thu (gieo tháng 4, 5) và vụ Đông Xuân gieo tháng 11, 12. Bao gồm các tỉnh
Quảng Nam, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Vùng 7: Vùng Đông Nam Bộ: Diện tích 133.000ha, độ cao 0 - 400m, bao gồm:
Đồng Nai, Sông Bé, Bình Dương, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Vụ chính là vụ
Hè Thu gieo tháng 4, 5 và vụ Đông Xuân gieo tháng 11, 12.
Vùng 8: Đồng bằng sông Cửu Long: Diện tích 32.000ha, gồm các tỉnh vùng Đồng
bằng sông Cửu Long. Vụ chính là vụ Đông Xuân gieo tháng 11, 12.

4.2. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY NGÔ


4.2.1. Nhiệt độ
Cây ngô hầu như có thể trồng ở tất cả các vĩ tuyến, trừ những nơi quá lạnh hoặc
mùa vụ trồng quá ngắn. Hầu hết diện tích trồng ngô ở châu Âu nằm ở vĩ tuyến 50° với
mùa vụ trồng kéo dài 140 ngày, nhiệt độ tháng 7 trung bình khoảng 30°C.
Tại Mỹ, trung tâm của vành đai ngô được đặt ở vùng khí hậu ôn đới có mùa hè ấm
áp và không có mùa khô, ít nhất 8 tháng có nhiệt độ bình quân trên 10°C, không băng giá.
- Cây ngô là loại cây trồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới (Trung mỹ), yêu cầu
nhiệt độ cao trên 20°oC trong suốt quá trình sống. Theo các chuyên gia Trung tâm cải
lương ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT yêu cầu nhiệt độ của cây ngô như sau:
Nhiệt độ lý tưởng: 25 - 30°C;
Nhiệt độ tối thấp < 10°C;
Nhiệt độ tối đa > 40°C.
Theo nhiều tác giả, đối với các giống ngô vùng nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp cho
sinh trưởng phát triển từ 25 - 30°C, nhiệt độ tối thấp là 13°C. So với cây lúa, cây ngô
yêu cầu nhiệt độ thấp, ôn hoà và ổn định hơn.
- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của ngô. Trong cả đời sống
cũng như từng thời kỳ cây ngô cần một lượng tích nhiệt nhất định. Đủ lượng nhiệt độ
cây ngô mới sinh trưởng, phát triển bình thường. Tuỳ giống mà lượng tích nhiệt yêu cầu
khác nhau. Giống càng chín muộn, yêu cầu tích nhiệt càng cao. Ngay trong cùng một
giống, ở vùng vĩ độ cao tích nhiệt lớn hơn ở vùng vĩ độ thấp.

Bảng 4.1. Tổng tích nhiệt hữu hiệu của một số nhóm ngô tại các vĩ độ khác nhau (°°C)
Vĩ độ
Nhóm giống
40° 45° 50° 55°
Chín sớm 2.050 2.100 2.150 2.250
Chín trung bình 3.205 2.300 2.350 2.400
Chín muộn 2.940 3.000 3.000 3.120

48
Ở miền Bắc Việt Nam, tổng nhiệt độ hữu hiệu cần cho sự phát dục bình thường của
giống ngô chín sớm là 1.800 - 2.000°C; giống ngô chính vụ và muộn là 2.300 - 2.600°C,
trong vụ Đông Xuân ở miền Bắc tổng tích nhiệt lên tới 2.000 - 3.100°C.
Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rất rõ đến thời gian sinh trưởng của một giống
ngô, nếu trồng trong mùa vụ có nhiệt độ cao như vụ Hè Thu (tháng 4 - 9) vùng núi phía Bắc
Việt Nam, thời gian sinh trưởng của giống sẽ rút ngắn hơn so với trồng trong vụ Đông vùng
dồng bằng và trung du Bắc bộ. Khảo sát mối quan hệ giữa các điều kiện khí hậu và năng
suất vụ Đông vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), Ngô Hữu Tình và cs. (2003) nhận thấy
có mối tương quan giữa nhiệt độ và số giờ nắng với năng suất (Bảng 4.2).

Bảng 4.2. Tương quan giữa năng suất ngô với nhiệt độ và số giờ nắng
(Vụ Xuân - vùng ĐBSH, giai đoạn 1992-1997)
Nhu cầu
Năng suất cần đạt (tạ/ha)
Tổng nhiệt độ (°C) Số giờ nắng (giờ)
Giống dài ngày:
30 > 2.500 250
40 > 2.700 350
50 > 3.000 420
>60 > 3.200 500
Giống ngắn ngày, trung ngày:
30 > 1.900 280
40 > 2.000 320
50 > 2.800 420
>60 > 3.000 450

Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2003

Cần chú ý ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau, cây ngô có phản ứng khác nhau
với nhiệt độ môi trường. Có hai thời kỳ nhiệt độ gây ảnh hưởng mạnh đến quá trình
sống của cây ngô:
- Lúc gieo hạt ngô nếu gặp nhiệt độ thấp ngô nảy mầm kém, kéo dài, chất lượng
cây con kém. Khi gieo hạt gặp thời kỳ có nhiệt độ thấp hơn 13°C, phần lớn các giống
không nảy mầm, nhiệt độ nhỏ hơn 15°C, thời gian nảy mầm kéo dài, tỷ lệ nảy mầm
thấp, độ đồng đều của ruộng ngô sau này kém, chăm sóc khó khăn, năng suất thấp.
- Lúc ngô trỗ cờ, tung phấn, phun râu, thụ tinh, cây ngô rất mẫn cảm với nhiệt độ
cao. Ở điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm không khí thấp có thể làm cho lá, bông cờ bị khô
và ngăn cản quá trình thụ phấn, thụ tinh. Hạt phấn sau khi rời khỏi bao phấn, sức sống
bị giảm nhanh. Giai đoạn này cây ngô cần nhiệt độ thích hợp từ 22 - 28°C. Nhiệt độ nhỏ
hơn 13°C, hạt phấn chết, nhiệt độ từ 13 - 15°C, sức sống hạt phấn giảm, khả năng thụ
tinh kém, bắp ngô ít hạt.

49
Nhiệt độ cao trên 35°C hạt phấn bị chết không thụ tinh làm cho bắp thiếu hạt.
Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp còn gây ảnh hưởng lớn hơn khi kết hợp với ẩm độ
không khí thấp trong thời kỳ tung phấn thụ tinh (ẩm độ <60%). Liên hệ vùng đồng bằng
và Trung du Bắc Bộ, thời kỳ ngô tung phấn, gặp nhiệt độ không thuận lợi: nhiệt độ cao
lúc ngô tung phấn thường xảy ra vào vụ Hè Thu, nhiệt độ thấp lúc tung phấn thường
xảy ra vào vụ đông, đây là một trong các nguyên nhân gây năng suất thấp và độ ổn định
kém của ngô trồng trong vụ Hè Thu và vụ Đông.
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến thời gian cây ngô trỗ cờ cũng như tổng thời gian sinh
trưởng của cây ngô. Nhiệt độ cao giúp cho cây ngô sinh trưởng nhanh ở thời kỳ trước
trỗ cờ so với thời kỳ sau khi trỗ cờ, thụ phấn và thụ tinh.
Một số công trình nghiên cứu nhận thấy giai đoạn từ gieo đến trước phun râu, cây
ngô rất mẫn cảm với thời tiết, nền nhiệt có ảnh hưởng đến thời gian phân hoá cơ quan
cây ngô, làm kéo dài hoặc rút ngắn rõ rệt thời gian trỗ cờ của ngô. Giai đoạn từ phun râu
đến lúc đạt trọng lượng khô tối đa, sự thay đổi của thời tiết ảnh hưởng ít hơn, nhiệt độ
cao có thể gây ảnh hưởng đến tích luỹ vật chất vào hạt, làm thay đổi khối lượng hạt.
Tác giả Văn Tất Tuyên và cs. (1995) khi nghiên cứu nhận thấy mối quan hệ giữa
tổng tích ôn hữu hiệu và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng có tương quan thuận
dương, cụ thể: Giai đoạn từ gieo đến mọc: r = 0,72; giai đoạn mọc đến lúc ngô có 9 - 10
lá: r = 0,72; giai đoạn ngô có 9 - 10 lá đến trỗ: r = 0,68; giai đoạn trỗ đến chín sáp:
r = 0,27; giai đoạn từ chín sáp đến chín hoàn toàn: r = 0,89. Như vậy, trong phần lớn số
ngày qua từng giai đoạn sống của các giống ngô có mối tương quan thuận, chặt với
nhiệt độ hữu hiệu.
Nhiều nhà nghiên cứu nhận xét tổng tích ôn cần cho việc hình thành các bước
phân hoá cơ quan sinh sản của cây ngô khác nhau, nên cùng một giống ngô trồng trong
các mùa vụ khác nhau có thời gian phân hoá và trỗ cờ phun râu khác nhau, kết quả làm
cho tổng thời gian sinh trưởng của giống khác nhau. Điều này giải thích nhiệt độ cao
hay thấp sẽ ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của một giống. Cùng một giống nếu
trồng trong điều kiện nhiệt độ cao, thời gian sinh trưởng sẽ rút ngắn và ngược lại.
Việc theo dõi thời gian phân hoá cơ quan và thời gian từ gieo đến trỗ cờ, phun râu
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bố trí thời gian trỗ thích hợp cho một vụ trồng ngô,
ngoài ra, việc theo dõi có tác dụng hết sức quan trọng trong công nghệ sản xuất hạt
giống ngô lai quy ước.

4.2.2. Ánh sáng


Ánh sáng là điều kiện tiên quyết để cây trồng quang hợp, sinh trưởng phát triển và
tạo năng suất. Vai trò của ánh sáng đối với các loại cây trồng nói chung và cây ngô nói
riêng thể hiện ở 3 khía cạnh: cường độ chiếu sáng, thời gian chiếu sáng trong ngày và
chất lượng ánh sáng.
- Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp của các loại
cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng. Có 3 mức độ chiếu sáng cần quan tâm:

50
+ Điểm bù ánh sáng: Là cường độ chiếu sáng tối thiểu để cây bắt đầu quang hợp
(lúc hoàng hôn hoặc ánh sáng điện yếu). Điểm bù ánh sáng thay đổi theo loại cây trồng:
Cây ưa sáng điểm bù 1 - 3klux, cây ưa bóng 0,2 - 0,5klux. Điểm bù ánh sáng có ý nghĩa
trong chọn thành phần các loại cây trồng xen. Trong nhóm cây lấy hạt, cây ngô, lúa, cao
lương có điểm bù ánh sáng cao hơn cây họ đậu.
+ Cường độ chiếu sáng tối thích: là mức độ chiếu sáng tốt nhất để các loại cây
quang hợp. Theo một số tài liệu: các loại rau ăn lá, ăn quả cần cường độ chiếu sáng tối
thích trên 1.000lux, đậu Hà Lan 1.100lux, đậu tương 2.400lux, ngô 1.400 - 8.000lux.
+ Điểm bão hóa ánh sáng: là cường độ ánh sáng tại đó cường độ quang hợp đạt
giá trị cực đại nếu tiếp tục tăng cường độ chiếu sáng, tốc độ quang hợp không tăng
thêm. Cường độ chiếu sáng của nhóm cây C4 > 80klux, cây ưa bóng khoảng 10klux.
- Thời gian chiếu sáng trong ngày
Ngô là loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới thuộc nhóm cây yêu cầu ánh sáng
ngày ngắn, có nghĩa là cây ngô yêu cầu ánh sáng ngày ngắn để ra hoa và tạo hạt. Nghiên
cứu phản ứng của cây ngô đối với độ dài chiếu sáng trong ngày cho thấy cây ngô có
phản ứng khác nhau với độ dài ngày khác nhau. Các giống ngô mới được chọn tạo
không có phản ứng với độ dài chiếu sáng trong ngày (phản ứng trung tính). Có thể
trồng, ra hoa và tạo hạt trong các điều kiện số giờ chiếu sáng khác nhau, trong các mùa
vụ khác nhau.
Tại vùng ôn đới có số giờ chiếu sáng trong ngày dài, các giống ngô đã thích ứng
với điều kiện chiếu sáng ngày dài. Giống ngô ở châu Âu do kết quả chọn lọc của con
người đã được thích ứng với điều kiện chiếu sáng ngày dài. Các công trình nghiên cứu
về quang chu kỳ cho thấy, cây ngô (cây ngày ngắn) sinh trưởng nhanh trong điều kiện
độ dài đêm 10-12 giờ, khi rút ngắn số giờ ban đêm đến mức 8-9 giờ sẽ kìm hãm sự sinh
trưởng của chúng.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới, độ dài chiếu sáng trong ngày ngắn (dưới
13,5 giờ/ngày), có thể trồng các giống ngô vùng nhiệt đới, các giống ngô mới có phản
ứng trung tính với ánh sáng. Với các giống ngô có phản ứng ánh sáng trung tính, độ dài
chiếu sáng trong ngày không ảnh hưởng nhiều đến việc trỗ cờ, phun râu của cây ngô,
tuy nhiên có ảnh hưởng đến thời gian quang hợp và ảnh hưởng đến việc tích luỹ vật chất
của cây.
- Chất lượng ánh sáng (thành phần quang phổ)
Nghiên cứu về tác động của ánh sáng, nhiều nhà bác học đã thấy rằng: chất lượng
ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Những tia sáng có
bước sóng dài (có trong ánh sáng buổi sáng sớm và buổi chiều tối) đã kìm hãm sự sinh
trưởng của cây; các tia sáng có bước sóng ngắn (vào những giờ giữa ngày) lại thúc đẩy
sự phát triển.
Thời gian chiếu sáng và chất lượng ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
của bắp và bông cờ của ngô. Bắp ngô được hình thành nhanh hơn dưới tác dụng của các

51
tia bức xạ sóng ngắn. Trong điều kiện chiếu sáng bằng ánh sáng trắng và xanh lam thì
sự phát triển của cây diễn ra nhanh nhất. Trong điều kiện ánh sáng đỏ, quá trình phát
triển của bông cờ không bị ảnh hưởng, nhưng sự hình thành bắp chậm lại 1-2 bước. Ánh
sáng màu lục kìm hãm sự sinh trưởng và phát dục của bắp. Thành phần quang phổ ánh
sáng khác nhau không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của bông cờ và bắp ngô mà còn
ảnh hưởng tới sự phát triển của thân, độ dài đốt và kích thước của lá.
- Liên hệ chế độ sáng với kỹ thuật trồng ngô
Cây ngô yêu cầu ánh sáng mạnh nên không trồng ngô dưới tán các cây trồng khác.
Ánh sáng cần cho cây ngô trong suốt quá trình sinh trưởng, tuy nhiên sau khi ngô thụ
phấn - thụ tinh bước vào thời kỳ tích luỹ vật chất vào nuôi hạt, nếu gặp được thời kỳ có
ánh sáng mạnh sẽ rất có lợi cho năng suất hạt. Theo Mock (1979) khi nghiên cứu cường
độ quang hợp của các giống ngô chín sớm (có hệ số kinh tế bằng 0,4) đã nhận xét:
khoảng 80% lượng sản phẩm quang hợp cây ngô tạo ra trong thời kỳ hình thành hạt
được chuyển về bắp và tạo hạt.
Trong điều kiện khí hậu Việt Nam, thời vụ trồng ngô càng có nhiều nắng càng có
lợi cho cây ngô sinh trưởng, phát triển và tạo hạt. Kết quả thống kê cho thấy, do thời
gian trồng ngô trong 1 vụ ngắn, số giờ chiếu sáng trong ngày ngắn nên các vụ trồng ngô
của Việt Nam thường nhận được tổng lượng bức xạ thấp hơn so với các vụ ngô vùng ôn
đới. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho năng suất ngô Việt Nam thấp.
Do ánh sáng có vai trò rất quan trọng nên khi chọn thời vụ trồng ngô cần tính toán
thời gian để cây ngô nhận được lượng ánh sáng nhiều nhất. Nếu điều kiện không cho
phép cố gắng bố trí thời vụ sao cho thời kỳ cây ngô chuẩn bị trỗ cờ đến lúc ngô chín sữa
cây nhận được lượng ánh sáng nhiều nhất.

4.2.3. Nước và độ ẩm đất


Nước là yếu tố môi trường rất quan trọng đối với cây ngô. Cây ngô đòi hỏi một
lượng nước khá lớn để sinh trưởng, phát triển và quang hợp tạo vật chất xây dựng cơ
thể. Một cây ngô trong một vòng đời cần phải có 200 - 220 lít nước để sinh trưởng phát
triển và tạo năng suất. Một hecta ngô cần 3.000 - 4.000m3 tương đương với lượng mưa
300 - 400mm được phân bố đều suốt vụ. Trong quá trình sống, nước được cung cấp cho
cây ngô qua lượng mưa, nước tưới và nguồn nước có sẵn trong đất. Trên thực tế, tại
những vùng không được tưới nước nếu trong 1 vụ ngô có lượng mưa 500 - 600mm,
phân bố đều có thể trồng các giống ngô lai chịu hạn đạt được năng suất khá cao.
Ngô là cây trồng cạn, bộ rễ ngô phát triển rất mạnh nên có khả năng hút nước
khỏe hơn nhiều cây khác và sử dụng nước tiết kiệm hơn để hình thành 1 đơn vị chất khô
(với ngô hệ số sử dụng nước là 349, trong khi bông là 465, lúa là 500 - 600, đậu tương
là 646). Tuy nhiên, cây ngô sinh trưởng nhanh và tạo ra một khối lượng sinh khối lớn
nên ngô cần một lượng nước lớn. Một cây ngô trong một chu kỳ sống cần trung bình
khoảng 100 lít nước, một hecta ngô cần khoảng 3.000 - 4.000m3 nước. Trong khi đó
khoai tây chỉ cần 2.470m3 nước 1 vụ/ha.

52
Ngô là cây yêu cầu đất ẩm, nhưng khả năng chịu úng kém, ngô rất sợ úng, nguyên
nhân chính là do vào giai đoạn cây nhỏ điểm sinh trưởng nằm dưới đất, đất ngập nước,
dư thừa ẩm dẫn đến mầm bị chết sau 1-2 ngày; Điều kiện đất quá ẩm, bộ rễ ngô không
đủ ôxy, khả năng hút chất dinh dưỡng kém, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất ngô sau này. Nhiều trường hợp bị mưa gây ngập úng kéo dài ngô phát triển
rất chậm, thậm chí bị chết.
Nhu cầu về nước của cây ngô thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng, có thể phân
thành các thời kỳ chính sau:
- Lúc gieo hạt ngô, hạt cần đất có độ ẩm 70 - 80% để hút đủ nước và có ôxy hô
hấp, phân giải các chất tạo các bộ phận mới của cơ thể. Giai đoạn này chất lượng làm
đất và độ ẩm đất đóng vai trò quan trọng đối với quá trình nảy mầm.
- Giai đoạn ngô nảy mầm đến lúc ngô có 7 - 9 lá. Thời kỳ này ngô chịu hạn tốt,
cần độ ẩm đất 65 - 70%. Trong điều kiện đất hạn bề mặt, đất thoáng nhiều ôxy, rễ ngô
sẽ phát triển tốt, rễ ăn sâu hút được nhiều nước. Giai đoạn này cần khoảng 10% tổng
lượng nước của cả vụ.
- Giai đoạn ngô có 7 - 9 lá đến lúc trỗ cờ, nhu cầu nước của ngô tăng dần, độ ẩm
đất thích hợp từ 75 - 80%, lượng nước cần khoảng 21% lượng nước toàn vụ. Giai đoạn
này nếu gặp hạn cây ngô khó trỗ cờ, trỗ cờ không đều.
- Giai đoạn ngô trỗ cờ tung phấn đến lúc chín sữa yêu cầu nước của ngô tăng
nhanh. Giai đoạn này nếu gặp hạn, sự chênh lệch giữa thời gian trỗ cờ và phun râu kéo
dài, gây khó khăn cho quá trình nhận phấn, thụ tinh và tạo hạt ngô. Nếu độ ẩm quá cao
làm ảnh hưởng sức sống hạt phấn và quá trình thụ phấn, thụ tinh, tạo hạt. Thời kỳ này
được coi là thời kỳ nhạy cảm và cần nước của cây ngô. Lượng nước yêu cầu ở thời kỳ
nở hoa chiếm 24 - 28%, thời kỳ nở hoa đến chín sữa chiếm 20 - 24% tổng lượng nước
của cả vụ. Độ ẩm đất thích hợp từ 75 - 80%.
- Giai đoạn chín sữa đến lúc thu hoạch kéo dài 30 ngày, thời kỳ đầu, ngô cần nước
để vận chuyển các chất về nuôi hạt, thời kỳ chín sáp đến thu hoạch nhu cầu nước giảm
dần. Độ ẩm đất yêu cầu 60 - 70%, chiếm 17 - 18% tổng lượng nước cả vụ. Giai đoạn
cuối của quá trình chín nếu độ ẩm đất thấp, hạt nhanh mất nước, nhanh cho thu hoạch,
dễ làm khô và bảo quản. Độ ẩm thích hợp cho giai đoạn hình thành năng suất ngô như
sau: Độ ẩm không khí khoảng 71 - 85%, độ ẩm đất 61 - 85%.
Ở Việt Nam và một số nước vùng châu Á, vụ Hè Thu từ tháng 4 - 10 hàng năm
trong mùa mưa thuận lợi cho việc trồng ngô trên các vùng đồi núi không chủ động
được nước tưới. Một vấn đề cần chú ý, các giống ngô lai có khả năng tích luỹ vật chất
rất lớn, do vậy cần phải được trồng trong các thời vụ có mưa nhiều, nếu không có mưa
cần chủ động tưới nước.
Các nhà khoa học CIMMYT đã đưa ra khuyến cáo sau: canh tác ngô được gọi là
thiếu nước nếu lượng mưa cả vụ ở vùng nhiệt đới thấp <500mm và ở vùng cao là từ
300 - 350mm (Heisey và Edmeades, 1999). Giai đoạn cây ngô mẫn cảm với hạn là khoảng
4 tuần trong thời gian ngô trỗ cờ kết hạt. Trong giai đoạn này, nếu vùng trồng ngô nào có

53
lượng mưa <100mm được coi là vùng không phù hợp đối với sản xuất ngô, >200mm được
coi là phù hợp cho hầu hết các giống ngô, lượng mưa trong khoảng 100 - 200mm được coi
là vùng thiếu nước đối với sản xuất ngô (Chapman và Barreto, 1996).

4.2.4. Chế độ không khí trong đất


Để thu hoạch sản lượng ngô cao, ngoài việc cung cấp nước và chất dinh dưỡng
còn phải chú ý đến chế độ không khí trong đất. Chế độ không khí ảnh hưởng gián tiếp
thông qua nhiều khâu khác như vi sinh vật, quá trình biến đổi hóa học trong đất.
Cây ngô, đặc biệt là rễ ngô thích hợp phát triển trong môi trường hảo khí, đủ
ôxy. Nếu đất bí, rễ phát triển kém, ăn nông, ít lông hút, khả năng hút khoáng kém, dẫn
đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng. Trong điều kiện đất bí, rễ ngô hình thành nhiều
xoang hô hấp, làm giảm khả năng hút chất dinh dưỡng. Đất thoáng, tế bào vỏ có kích
thước đồng nhất, xoang hô hấp nhỏ đảm bảo cho quá trình phát triển điều hoà, khả
năng hút nước vào chất dinh dưỡng tốt. Trong điều kiện sử dụng nhiều phân đạm dạng
amôn, đất cần phải thoáng. Đất bí hiệu lực của đạm amôn giảm.
Trong đất, cây không những sử dụng O2 mà còn cả CO2. Nhiều nghiên cứu gần
đây cho biết 15 - 20% O2 cây dùng trong quang hợp là hút từ rễ. Tất cả các bộ phận của
cây ngô, kể cả rễ ngô đều hô hấp, hút O2 và thải CO2. Lượng O2 cần rất nhiều, 1 gam
chất khô rễ trong 1 ngày sử dụng 0,35 - 1,43mg O2. Cây ngô cần O2 cao nhất khi ra hoa
và phơi màu. Đủ O2 rễ ăn sâu, có nhiều lông hút, giúp cho quá trình hút chất dinh dưỡng
thực hiện được tốt. Đất bí làm giảm năng suất.
Trong đất, qua quá trình hoạt động sinh học dẫn đến lượng O2 giảm dần, nồng độ
CO2 tăng đến mức độ nhất định sẽ hạn chế sự phát triển của cây ngô. Để cho cây ngô
phát triển bình thường phải duy trì một lượng O2 thích đáng trong đất bằng cách cải
thiện chế độ không khí trong đất thông qua kỹ thuật làm đất như xới đất, vun lại luống,
cũng như áp dụng chế độ tưới hợp lý.

4.3. YÊU CẦU CHẤT DINH DƯỠNG CỦA CÂY NGÔ


Ngô là cây tạo ra lượng sinh khối lớn, muốn cho ngô đạt năng suất cao phải trồng
ngô trên các loại đất giàu dinh dưỡng. Nếu đất trồng thiếu dinh dưỡng phải tiến hành
bón phân bổ sung để cây ngô phát triển tốt, cho năng suất cao. Hiện nay ở Việt Nam,
cây ngô được trồng trên các loại đất có đặc tính lý, hóa học khá nhau nhưng đều có một
điểm chung là đất nghèo chất dinh dưỡng, không đảm bảo cho ngô sinh trưởng phát
triển tốt để cho năng suất cao. Do vậy khi tiến hành trồng ngô, chúng ta phải hiểu rõ nhu
cầu dinh dưỡng của cây ngô và đặc điểm của từng loại đất để xây dựng chế độ bón phân
thích hợp.

4.3.1. Đặc điểm dinh dưỡng khoáng của cây ngô


Để duy trì các hoạt động sống và tạo năng suất, cây ngô phải lấy các chất dinh
dưỡng từ đất. Cây ngô hút hầu hết các chất dinh dưỡng có trong lớp đất canh tác của vỏ

54
trái đất. Tuỳ theo mức độ hút và vai trò của các yếu tốt mà tác giả chia các chất dinh
dưỡng thành 3 nhóm:
- Nhóm nguyên tố đa lượng: Đây là những nguyên tố quan trọng nhất trong hoạt
động sống của cây bao gồm: N, P, K, Ca, Mg, S.
- Nhóm nguyên tố vi lượng: Những chất này cây hút với số lượng ít nhưng rất cần
cho các hoạt động sống quan trọng, điều tiết các quá trình sống bằng việc tham gia
thành phần cấu tạo của enzym, chất kích thích sinh trưởng. Đó là các nguyên tố: Fe,
Mo, B, Cu, Zn, Mn.
- Nhóm nguyên tố siêu vi lượng: Các chất thuộc nhóm này tham gia vào thành
phần của cây với số lượng rất ít, nó có mặt trong thành phần của các enzym và các chất
có hoạt tính sinh lý cao, gồm: Si, Ni, Al, Co, Cr, Str, Sn, Pb, Ag, Ba…
Ngày nay nghiên cứu cho thấy khi trồng ngô liên tục nhiều vụ, hiện tượng thiếu
hụt chất dinh dưỡng xảy ra gay gắt, đặc biệt là các chất thuộc nhóm 1.
Các tài liệu nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng của cây ngô đều thống nhất kết
luận: Một vụ ngô muốn đạt năng suất cao cần lấy từ đất lượng chất dinh dưỡng lớn để
tạo ra các bộ phận dinh dưỡng: thân, lá, rễ và hạt. Lượng dinh dưỡng lấy đi từ đất tuỳ
thuộc vào năng suất sinh vật học và năng suất hạt mà ruộng ngô tạo ra. Nếu so sánh với
các cây trồng khác sau mỗi vụ, cây ngô lấy đi từ đất một lượng chất dinh dưỡng lớn, do
ruộng ngô tạo ra một khối lượng chất xanh lớn hơn các loại cây trồng khác.
Nghiên cứu của viện Atlanta (Mỹ) cho thấy: Để đạt năng suất hạt 10 tấn/ha, một
hecta ngô phải lấy đi từ đất một lượng dinh dưỡng rất lớn: 269kg N, 111kg P2O5, 229kg
K2O, 56kg Mg (Bảng 4.4).

Bảng 4.4. Lượng chất dinh dưỡng cây ngô lấy đi (kg/ha) khi thu hoạch10 tấn hạt/ha
Bộ phận N P2O5 K2 O Mg S Cl Tỷ lệ (%)
- Hạt ngô 190 78 54 18 16 9,8 52
- Thân, lá, rễ 79 33 215 38 18 9,0 48
Tổng số 269 111 269 56 34 18,9 100

Nguồn: Viện nghiên cứu Lân và Kali (Mỹ), 2000

Như vậy, ngoài các nguyên tố đa lượng, cây ngô còn hút một lượng khá lớn các
chất: Mg, S, Cl. Muốn cho cây ngô đạt năng suất cao cần phải bón phân bổ sung, đặc
biệt là trên các loại đất nghèo dinh dưỡng.
Sự phân bố chất dinh dưỡng trong các bộ phận của cây ngô không giống nhau.
Các chất N, P tập trung nhiều trong hạt, còn Kali tập trung nhiều trong thân lá. Vì vậy
tuỳ theo tập quán của vùng sử dụng, nếu sau vụ thu hoạch, người nông dân để lại thân lá
trên đồng ruộng làm phân thì việc thiếu hụt chất dinh dưỡng đặt ra chưa gay gắt. Còn
khi người nông dân mang toàn bộ các bộ phận của cây ngô ra khỏi ruộng, đất sẽ bị mất
kali nhanh chóng và cần bón phân kali bổ sung cho ngô.

55
4.3.2. Vai trò của các chất dinh dưỡng
a. Vai trò của đạm (N)
Cây ngô cũng như các loại cây trồng khác rất cần N để sinh trưởng và phát triển.
N tham gia vào thành phần của axit amin, protein, enzym, các chất kích thích sinh
trưởng… đây là những chất quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng và điều tiết sự phát
triển của thực vật.
Khi cây ngô có đủ N sẽ sinh trưởng tốt, tạo ra năng suất hạt cao. Khi thiếu N cây
bị còi cọc, lá vàng, năng suất chất xanh thấp, năng suất hạt bị giảm: nếu thiếu N nhiều
và kéo dài có thể không cho thu hoạch hạt. Ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới
N đóng vai trò quyết định năng suất. Tác giả Tạ Văn Sơn (1995) khi nghiên cứu chế độ
dinh dưỡng của cây ngô trồng tại vùng đồng bằng sông Hồng đã có kết luận: Để tạo ra 1
tấn hạt ngô, cây ngô lấy từ đất trung bình 22,3kg N; 8,2kg P2O5; 12,2kg K2O. Lượng
NPK tiêu tốn để sản xuất ra 1 tấn hạt ngô là: 33,9kg N; 14,5kg P2O5; 17,2kg K2O. Tỉ lệ
nhu cầu NPK = 1/0,35/0,45.

Hình 4.2. Động thái hấp thụ Đạm (N) của giống ngô lai có thời gian sinh trưởng 115 ngày
Nguồn: Công ty Syngenta, 2012

Trong thực tiễn sản xuất chúng ta đang trồng nhiều loại giống ngô có các đặc
điểm sinh trưởng và mức độ sử dụng N khác nhau. Nhìn chung các giống ngô mới, các
giống ngô lai cho năng suất cao cần lượng N nhiều và có phản ứng rõ với lượng N. Hiện
nay mỗi vụ người nông dân thường bón cho ngô từ 100-150kg N/ha tuỳ theo độ thâm
canh và khả năng kinh tế.
- Đặc điểm dinh dưỡng N của cây ngô: Để hiểu rõ nhu cầu hút chất dinh dưỡng
của cây ngô, tác giả Mỹ đã sử dụng giống ngô có thời gian sinh trưởng 125 ngày và chia
thành 5 thời kỳ nhỏ, mỗi thời kỳ 25 ngày. Kết quả phân tích nhu cầu các chất dinh
dưỡng cho thấy, 25 ngày đầu khi cây ngô còn nhỏ, nhu cầu về N ít, chiếm 7,8% nhu cầu

56
của cả vòng đời, 25 ngày tiếp theo tăng lên rất nhanh đạt 35% so với toàn bộ nhu cầu.
Đây là thời kỳ cây ngô phân hoá các bộ phận sinh sản và tạo thân lá, hoàn chỉnh bộ rễ
đốt. 25 ngày tiếp theo cây ngô vẫn yêu cầu lượng N cao đạt 28,4% . Thời kỳ này cây
ngô cần N để hoàn thiện nốt các bộ phận sinh sản và thụ tinh. 25 ngày tiếp theo cây ngô
cần 20%, lúc này đạm có tác dụng tốt đối với sự tích luỹ các chất nuôi hạt. 25 ngày cuối
nhu cầu N của cây ngô giảm dần chỉ còn 6% so với toàn bộ nhu cầu. Như vậy, trong
vòng đời cây ngô có hai thời kỳ đầu và cuối của quá trình sinh trưởng, nhu cầu về N
thấp, còn các thời kỳ giữa nhu cầu N rất cao, cần phải bổ sung dinh dưỡng vào các thời
kỳ này.
- Các biểu hiện thừa, thiếu N của cây ngô
Thừa đạm: Cây ngô có khả năng hút lượng đạm rất lớn, nhiều tài liệu nghiên cứu
cho thấy khi bón đến 350kg N/ha ngô vẫn sinh trưởng phát triển tốt, không có triệu
chứng lốp đổ như lúa và một số cây trồng khác. Vì thế trên đồng ruộng người nông dân
khó phát hiện, trong một số trường hợp nhiều hộ nông dân bón thừa đạm cho ngô gây
lãng phí giảm hiệu quả kinh tế của việc trồng ngô. Hiện tượng thừa đạm biểu hiện khi
cây ngô phát triển mạnh, vươn cao, lá có màu xanh thẫm. Thời gian sinh trưởng kéo dài,
khi thu hoạch bắp đã đủ tiêu chuẩn thu hoạch nhưng lá bi và râu ngô vẫn xanh.
Biểu hiện của việc thiếu đạm: Hiện tượng thiếu đạm thường xuyên xảy ra trên
đồng ruộng. Cây ngô thiếu đạm được biểu hiện ở các đặc điểm sau: Thời kỳ cây con
ngô chậm lớn, lá vàng. Nếu thiếu đạm kéo dài sẽ làm cho cây còi cọc, chóp lá màu
vàng, vết vàng lan dần dọc theo gân lá, thân và lá cây ngô nhỏ, kém phát triển. Biểu
hiện ở các bộ phận sinh sản: Ngô trỗ cờ, phun râu không đồng đều, bông cờ nhỏ, số
nhánh ít, số hoa ít, bắp nhỏ, hàm lượng potein thấp, hạt đầu bắp nhỏ.
b. Vai trò của Kali
Đối với cây ngô, Kali được coi là nguyên tố quan trọng thứ 2 sau N, thể hiện
lượng hút Kali xắp xỉ lượng hút của N. Kali có các vai trò chính sau:
- Kali cần thiết cho hoạt động của keo nguyên sinh chất, kìm hãm sự thoát hơi
nước, giảm thiệt hại của mô do sương giá và nhiệt độ thấp; Kali nâng cao khả năng
chống chịu sâu bệnh; Kali xúc tiến quá trình quang hợp, vận chuyển các sản phẩm
quang hợp tích luỹ về hạt.
- Kali thúc đẩy việc hút các nguyên tốt dinh dưỡng như N, P…; thúc đẩy quá trình
sống của cây; khi thiếu Kali bắp ngô sẽ nhỏ, cây dễ bị đổ, mép lá ngô bị vàng, hạt dễ
bong khỏi lõi.
Đặc điểm dinh dưỡng Kali: Cây ngô hút Kali nhiều nhất vào các thời kỳ giữa:
25 ngày đầu cây ngô hút 9%, 25 ngày tiếp theo cây ngô hút 44%, thời kỳ phun râu hút
30%, thời kỳ tạo hạt hút 15%, thời kỳ chín hút 2%. Như vậy các thời kỳ lớn vọt (tạo
đốt), trỗ cờ, thụ phấn, thụ tinh cây ngô cần nhiều Kali, cần phải bón phân bổ sung nếu
có biểu hiện thiếu Kali.

57
Ở Việt Nam, trên các loại đất bạc màu bón phân Kali có tác dụng tăng năng suất
rõ rệt. Lượng bón ngoài sản xuất khoảng 60 - 90kg K2O/ha.

Hình 4.3. Động thái hấp thụ Kali (K2O) của giống ngô lai có thời gian sinh trưởng 115 ngày
Nguồn: Công ty Syngenta, 2012

Các biểu hiện thiếu Kali của cây ngô: Thiếu Kali biểu hiện rõ nhất trên lá, chúng
ta có thể thấy dọc theo mép lá, lá phía dưới có màu vàng hoặc màu nâu, lan dần vào gân
lá và ăn lên lá phía trên. Nếu cắt dọc thân ngô thấy các đốt thân có màu nâu đậm (khác
với thân cây khoẻ mạnh, đốt thân có màu trắng nhạt), cây dễ bị đổ. Biểu hiện trên cơ
quan sinh sản: Khi thiếu Kali bắp ngô nhỏ, đầu bắp không có hạt, hạt dễ bong khỏi lõi.
c. Vai trò của Lân
- Lân tham gia vào thành phần của các hợp chất Nucleotit: AND và ARN, các hợp
chất cao năng ATP, ADP… Đây là những hợp chất quan trọng nhất trong quá trình phân
chia tế bào, tạo mới các bộ phận cơ thể. Lân thường tập trung nhiều trong các bộ phận
đang sinh trưởng và cơ quan sinh sản. Khi thiếu lân quá trình phân hóa các cơ quan của
cây ngô bị ảnh hưởng xấu, làm cho bắp bé, bông cờ nhỏ, ít hoa. Ngoài ra, còn làm bộ rễ
kém phát triển.
- Lân làm tăng sức sống và phẩm chất của hạt ngô. Có đến 75% lượng Lân cây
đồng hóa được tập trung trong hạt.
- Lân có tác dụng giúp cho cây ngô tăng khả năng chống chịu với ngoại cảnh
(nhiệt độ thấp và khô hạn).
Đặc điểm dinh dưỡng Lân: Cây ngô cần Lân trong khoảng thời gian 50 ngày đầu
là 30%. Thời kỳ này Lân có tác dụng quan trọng đối với việc phân hóa của bộ phận,
kích thích sự phát triển của bộ rễ, quá trình phân hóa hoa đực, hoa cái, tạo tiềm năng
năng suất cao sau này.

58
Thời kỳ 50 ngày tiếp theo, đặc biệt là thời kỳ tạo hạt cây ngô hút lượng Lân lớn
khoảng 65% để tích luỹ các chất tạo hạt. Thời kỳ chín yêu cầu Lân giảm dần, cây chỉ
hút 5% so với tổng nhu cầu của cả vòng đời cây ngô.
Các tài liệu nghiên cứu đều xác nhận vai trò của lân đối với năng suất và phẩm
chất hạt. Lượng phân Lân bón bổ sung từ 60 - 90kg P2O5/ha.

Hình 4.4. Động thái hấp thụ Lân (P2O5) của giống ngô lai có thời gian sinh trưởng 115 ngày
Nguồn: Công ty Syngenta, 2012

Các biểu hiện thiếu Lân của cây ngô: Khi cây ngô thiếu Lân biểu hiện rất rõ trên
lá, các lá thường có màu đỏ tím (huyết dụ), nhất là các lá non. Biểu hiện bộ rễ: rễ kém
phát triển, phân bố hẹp và nông, ở cơ quan sinh sản: Bông cờ bé, ít hoa đực, khả năng
thụ phấn thụ tính kém, quá trình tích luỹ tinh bột về hạt bị giảm. Bắp ngô nhỏ, méo mó,
hạt nhỏ.
d. Vai trò các nguyên tố vi lượng
Đối với cây ngô, vai trò nguyên tố vi lượng không gây tác dụng rõ như các
nguyên tố đa lượng NPK. Do lượng hút ít và trong đất có nhiều nên các nguyên tố này
còn đủ cung cấp cho cây. Tuy nhiên, trong trường hợp thiếu hụt chúng gây tác dụng lớn
đến sinh trưởng và phát triển của cây, làm giảm năng suất hạt.
Nguyên tố vi lượng có các vai trò chính sau:
- Tham gia vào thành phần các mem, vitamin có tác dụng điều tiết quá trình trao
đổi chất. Thiếu các nguyên tố này quá trình trao đổi chất trong cây bị rối loạn.
- Tăng sức chống chịu cho cây: Tăng khả năng chống hạn, chống rét, sâu bệnh…
Các loại phân vi lượng chứa Mo, Cu, Zn, Mn có tác dụng tăng năng suất ngô từ
5 - 25%. Ngoài ra còn có tác dụng tốt đối với phẩm chất hạt - làm cho hàm lượng
protein tăng. Hiện nay trên thị trường các loại phân này được sử dụng dưới dạng phân
bón qua lá, khi sử dụng cần tuân theo các hướng dẫn cụ thể.

59
4.3.3. Các căn cứ xác định liều lượng và quy trình kỹ thuật bón phân cho ngô
a. Các cơ sở khoa học xây dựng chế độ bón phân cho ngô
- Căn cứ vào nhu cầu và đặc điểm hút chất dinh dưỡng của cây ngô: Cây ngô yêu
cầu lượng phân bón cao, trong đó vai trò của phân đạm (N) rất quan trọng, việc bón
phân cần đảm bảo cung cấp cho ngô chất dinh dưỡng cần thiết trong các giai đoạn quan
trọng. Cây ngô có xu hướng hút mạnh các chất vào ngày thứ 25 đến ngày thứ 75 sau
trồng, cần chú ý tập trung bổ sung phân bón cho ngô ở các thời kỳ này. Trong điều kiện
bình thường, cây ngô lai yêu cầu lượng phân bón khá cao: 120-150kg N + 90kg P2O5
+ 90kg K2O/ha.
- Căn cứ vào khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng của từng loại đất: Hiện
nay ngô được trồng trên nhiều loại đất khác nhau cần bón phân theo nguyên tắc: Đất
tốt bón lượng phân thấp, đất xấu bón lượng phân cao. Nếu đất chua (pH < 5.5) cần bón
600 - 800kg vôi cho 1 hecta (tương đương 20 - 30kg vôi cho 1 sào Bắc bộ).
- Căn cứ vào đặc điểm của giống như: Mức năng suất tiềm năng của giống cao
hay thấp, hiệu suất sử dụng các chất dinh dưỡng… Việc bón phân tuân theo nguyên tắc
các giống ngô lai bón lượng cao nhất, lượng phân bón gấp 1,2 - 1,3 lần so với giống ngô
thụ phấn tự do và 1,5 lần so với các giống ngô địa phương. Ngay trong nhóm giống ngô
lai quy ước, giống nào cho năng suất cao cần bón lượng phân cao hơn giống ngô cho
năng suất trung bình.
- Căn cứ vào thời vụ trồng và đặc điểm thời tiết khí hậu: Thời vụ trồng có thời
gian chiếm đất dài cần tăng lượng phân bón lên 1,2 - 1,3 lần so với vụ trồng ngắn ngày.
Vụ trồng ngô có nhiệt độ thấp, khô hạn như vụ Đông Xuân vùng đồng bằng Bắc Bộ cần
bón nhiều phân chuồng và phân lân để tăng khả năng chống rét cho ngô. Vụ trồng có
mưa nhiều, nhiệt độ cao cần chọn thời gian bón không có mưa, bón sâu, bón tập trung
phân thúc vào 1-2 thời điểm quan trọng.
- Căn cứ vào chế độ luân canh và xen canh: Tùy thuộc vào chế độ canh tác luân
canh hay xen canh mà áp dụng với các lượng phân bón khác nhau. Nếu vụ trước trồng
các loại cây họ đậu, thì ở vụ trồng ngô sau cần giảm lượng phân đạm bón hơn. Tương
tự, việc trồng xen các loại cây trồng có khả năng cố định đạm với cây ngô, thì lượng
đạm sử dụng cũng ít hơn.
b. Liều lượng bón phân cho cây ngô tại một số loại đất chính của Việt Nam
Liều lượng đạm bón được áp dụng theo quy phạm khảo nghiệm giá trị sử dụng và
giá trị canh tác giống ngô do Cục trồng trọt ban hành kèm theo Quyết định số 1698
QĐ/BNN-KHCN ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (Bảng 4.5). Ngoài ra, việc sử dụng lượng phân bón cho cây ngô có thể
được tiến hành theo từng quy trình kỹ thuật bón phân cho các giống ngô cụ thể được
hướng dẫn trên bao bì, theo hướng dẫn của cơ quan khuyến nông, công ty giống, cán bộ
kỹ thuật cho từng vùng sản xuất cụ thể.

60
Bảng 4.5. Lượng phân bón cho ngô tại các vùng khảo nghiệm
Lượng phân bón cho 1 ha
Nhóm ngô Nếp Nhóm chín sớm và trung bình Nhóm chín muộn
Loại đất Nhóm đất
Phân hữu cơ N P2O5 K2O Phân hữu cơ N P2O5 K2O Phân hữu cơ N P2O5 K2O
(tấn) (Kg) (Kg) (Kg) (tấn) (Kg) (Kg) (Kg) (tấn) (Kg) (Kg) (Kg)
Đất phù sa Phù sa sông Hồng được bồi
- 120 60 30 - 140 - 160 60 - 90 30 - 50 - 160 - 180 60 - 90 50 - 60
hàng năm
Phù sa các sông khác được -
bồi hàng năm 120 60 60 - 140 - 160 60 - 90 60 - 80 - 160 - 180 60 - 90 60 - 80

Phù sa các hệ thống sông


10 120 60 60 10 140 - 160 60 - 90 60 - 80 10 150 - 180 60 - 90 60 - 80
không được bồi đắp hàng năm
Đất nhẹ Bạc màu, xám bạc màu, cát 90
ven biển 10 120 60 10 140 - 160 60 - 90 90 - 100 10 150 - 180 90 - 100 90 - 100

Đất đỏ vàng Phát triển trên Ba-dan - 120 60 90 - 140 - 160 60 - 90 90 - 100 - 160 - 180 60 - 90 90 - 100
Phát triển trên các đá mẹ - 120 60 60 - 140 - 160 60 - 90 60 - 80 - 160 - 180 60 - 90 60 - 80

Nguồn: Bộ NN & PTNT, 2006

61
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4
1. Nêu yêu cầu nhiệt độ của cây ngô? Liên hệ với chế độ nhiệt tại các vùng trồng ngô chính
của Việt Nam?
2. Nêu yêu cầu ánh sáng của cây ngô? Liên hệ với chế độ chiếu sáng tại các vùng trồng ngô
chính của Việt Nam?
3. Nêu yêu cầu nước của cây ngô? Liên hệ với chế độ mưa tại các vùng trồng ngô chính của
Việt Nam?
4. Nêu vai trò của Đạm (N) đối với cây ngô? Nêu nhu cầu sử dụng Đạm của cây ngô ở các
thời kỳ sinh trưởng chính?
5. Nêu vai trò Lân đối với cây ngô? Nêu nhu cầu sử dụng Lân của cây ngô ở các thời kỳ sinh
trưởng chính?
6. Nêu vai trò Kali đối với cây ngô? Nêu nhu cầu sử dụng Kali của cây ngô ở các thời kỳ sinh
trưởng chính?

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4


1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006). Quy phạm khảo nghiệm giá trị sử dụng và
giá trị canh tác giống ngô. Ban hành kèm theo Quyết định số 1698 QĐ/BNN-KHCN, ngày
12 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Chapman SC and Barreto HJ (1996). Using simulation models and spatial databases to
improve the efficiency of plant breeding programs.Wallingford (UK): CAB International
and International Rice Research Institute, pp. 563-590.
3. Công ty Syngenta (2012). Giải pháp canh tác ngô lai bền vững. Tài liệu tập huấn Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia.
4. Đinh Thế Lộc, Võ Nguyên Quyền và Bùi Thế Hùng (1997). Giáo trình Cây lương thực. Tập
2. Cây màu. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Đường Hồng Dật (2004). Cây ngô, kỹ thuật thâm canh tăng năng suất. Nhà xuất bản Lao
động - Xã hội, Hà Nội.
6. Heisey PW and Edmeades GO (1999). Maize Production in Drought Stressed
Environments: Technical Options and Research Resource Allocation. Part 1 of CIMMYT
1997/98 World Maize Facts and Trends, Mexico. D.F. CIMMYT.
7. Lê Quý Kha (2004). Nghiên cứu khả năng chịu hạn của một số vật liệu khởi đầu phục vụ
cho chương trình phát triển giống ngô lai chịu nước trời. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện
Nghiên cứu Ngô.
8. Martin JH, Waldren RP and Stamp DL (2006). Principles of field crop production. ISBN.
0-13-025967-5, p. 954.
9. Mock JJ (1979). Investigation of genotype x environment interaction for cold tolerance of
maize. Iowa State J. Res., 53: 291-296.
10. Ngô Hữu Tình (2003). Cây ngô. Nhà xuất bản Nghệ An, Nghệ An.
11. Ngô Hữu Tình (2009). Chọn lọc và lai tạo giống. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Thế Hùng (2001). Ngô lai và kỹ thuật thâm canh. Nhà xuất bản Nông nghiệp,
Hà Nội.
13. Nguyễn Thế Hùng, Bùi Thế Hùng, Đinh Thế Lộc và Trịnh Thị Phương Loan (2007). Giáo
trình kỹ thuật trồng cây màu. Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.

62
14. Nguyễn Thị Hường (2004). Cây lương thực và cách chế biến, bảo quản. Nhà xuất bản
Thanh Hóa, Thanh Hóa.
15. Norman MJT, Pearson CJ and Searle PGE (1994). The ecology of tropical food crops.
Cambridge University.
16. Phạm Thị Tài (2005). Kỹ thuật trồng ngô giống mới năng suất cao. Nhà xuất bản Lao động
- Xã hội, Hà Nội.
17. Tạ Văn Sơn (1995). Kỹ thuật sử dụng phân bón thâm canh ngô. Trong “Nghiên cứu cơ cấu
luân canh tăng vụ, các biện pháp kỹ thuật canh tác ngô, xây dựng mô hình trồng ngô lai ở
vùng thâm canh. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (2005). Hướng dẫn bảo quản một số nông sản thu hoạch.
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Văn Tất Tuyên, Nguyễn Hữu Tề và Nguyễn Văn Bào (1995). Kết quả nghiên cứu mối quan
hệ năng suất ngô vụ đông và một số yếu tố. Bộ Nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm,
tr. 290-291.

63
Chương 5
ĐẶC ĐIỂM QUANG HỢP, HÔ HẤP,
SINH LÝ RUỘNG NGÔ NĂNG SUẤT CAO

Chương 5 đề cập đến các đặc điểm quang hợp và hô hấp cây ngô; Sinh lý năng suất
cây ngô; Các yếu tố tạo thành năng suất ngô; mô hình ruộng ngô năng suất cao làm cơ
sở để xây dựng các quy trình kỹ thuật bón phân, tưới nước, thâm canh ngô bền vững.

5.1. ĐẶC ĐIỂM QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP CỦA CÂY NGÔ


5.1.1. Một số thông tin chung về quang hợp
Khái niệm: Quang hợp của thực vật nói chung và cây ngô nói riêng là quá trình
biến đổi quang năng thành hoá năng và tồn tại dưới dạng đường (hydrat các bon), là quá
trình sinh lý quan trọng nhất quyết định hoạt động sống của các loài thực vật nói chung
và cây trồng nói riêng.
Phương trình tổng quát của quang hợp:
Ánh sáng
12H2O + 6CO2 C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
Theo phương trình trên ta nhận thấy: từ nước, CO2 dưới tác động của ánh sáng
mặt trời và thực vật, các loại cây trồng tạo ra được những hợp chất hydrat carbon. Các
nhà nghiên cứu sinh lý thực vật đã thống nhất kết luận: quá trình quang hợp đóng góp
90 - 95% năng suất chất khô của cây trồng, trong đó có cây ngô. Muốn tăng năng suất
các loại cây trồng nói chung, cây ngô nói riêng cần phải nghiên cứu bản chất, cơ chế,
các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình quang hợp.
- Cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp là lục lạp (chloroplast). Lục lạp có 02 chức
năng: (1) biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học tích lũy trong các chất
hữu cơ. Pha sáng thực hiện trong Thilacoit, pha tối thực hiện trong cơ chất của lục lạp;
(2) là cơ quan di truyền tế bào chất, di truyền một số tính trạng ngoài nhân vì lục lạp có
chưa AND và ARN. Có hai nhóm sắc tố quang hợp: (1) sắc tố xanh là diệp lục
(chlorophyll), thực vật thượng đẳng (cây ngô, cây lúa) có 2 loại sắc tố là a và b. Trong
khi đó vi sinh vật, rong, tảo có 3 loại diệp lục c, d và e. Diệp lục a có công thức hóa học
là C55H73O5N4Mg; diệp lục b có công thức hóa học của diệp lục là C55H70O6N4Mg;
(2) nhóm sắc tố vàng là Carotennoit. Carotenoit chia thành 2 nhóm: Caroten
và Xantophyll.
- Vai trò của quang hợp: quang hợp có vai trò vô cùng quan trọng cho sự sống
trên trái đất và sự phát triển của con người, bao gồm: cung cấp nguồn các chất hữu cơ;
bảo đảm cân bằng O2/CO2 trong khí quyển (nồng độ O2=21%, CO2=0,03%), giúp cho
các hoạt động sống trên trái đất được ổn định và phát triển thuận lợi, cung cấp nguồn

64
năng lượng cho con người (năng lượng hóa thạch, năng lượng tại chỗ), cung cấp vật liệu
cho các ngành công nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp, quang hợp quyết định đến
90 - 95% năng suất. Hoạt động quang hợp cung cấp nguồn chất hữu cơ vô cùng đa dạng
và phong phú cho mọi sinh vật trên trái đất.

5.1.2. Đặc điểm quang hợp cây ngô


Cây ngô quang hợp theo chu trình C4 (chu trình Hatct và Slack). Sản phẩm đầu
tiên của chu trình quang hợp có 4 nguyên tử carbon (apactat và malat) tạo thành nhờ
phản ứng cacboxyl hoá với chất nhận CO2 là axit photpho phenolpyruvic.
Lục lạp của ngô gồm 2 loại: lục lạp của tế bào thịt lá với những hạt grama phát
triển đầy đủ, chúng tích lũy ít hoặc không tích lũy tinh bột, lục lạp của tế bào bó mạch
không có hạt grama, chúng tích lũy nhiều tinh bột (grama là những hạt nằm trong lục
lạp, trong đó có các bản mỏng mang phần tử diệp lục). Tổ chức đặc biệt như vậy gọi là
tổ chức giải phẫu Kranz. Chính hai loại lục lạp nằm ở hai bộ phận khác nhau như vậy đã
làm tách biệt các bước của cây quang hợp kiểu C4. Các phản ứng quang hợp theo chu
trình C4 của cây ngô được diễn ra tại tế bào thịt lá (mesophyll cells) và tế bào bó mạch
(bundle sheath cells) (Hình 5.1).

Hình 5.1. Hai loại lục lạp trong lá ngô


Ghi chú: Lục lạp tế bào thịt lá (bên trái) có cấu trúc grana (G) rất phát triển. Lục lạp của tế bào bao
quanh bó mạch (bên phải) không có grana và rất nhiều tinh bột (T)
Nguồn: Kirchanski, 1975

Hai giai đoạn diễn ra trong quá trình quang hợp của cây ngô xảy ra trong tế bào
thịt lá là phản ứng ánh sáng độc lập và giai đoạn tiền cố định CO2 vào trong phân tử
malate. CO2 tạo ra từ malate sau đó được chuyển tới tế bào thịt lá và được cố định lần

65
nữa tại đây bởi Rubisco trong chu trình Calvin (C3). Chất nhận CO2 PEP carbonxylase
(PEP) tiếp tục vận chuyển CO2 (tái sử dụng và được tăng nồng độ) vào tế bào bó mạch
và tạo ra sản phẩm quang hợp chydrat carbon.

Hình 5.2. Chu trình quang hợp của cây ngô theo C4
Nguồn: Spilatr, 1998

Các loại cây quang hợp theo chu trình C4 gồm: ngô, mía, cao lương, rau dền...
đây là nhóm cây trồng có nguồn gốc vùng nhiệt đới. Nhóm cây quang hợp theo chu
trình C4 có các đặc điểm:
- Nhiệt độ tối ưu để quang hợp: nhóm cây trồng C4 có hiệu suất quang hợp tối ưu
trong khoảng nhiệt độ từ 25 - 40°C. Đối với cây ngô nhiệt độ tối ưu trong khoảng
25 - 35°C, lúa và các loại trồng C3 nhiệt độ tối ưu là 25 - 30°C. Nhiệt độ tối ưu là
ngưỡng nhiệt độ cho phép cây trồng có cường độ QH đạt ≥ 90% cường độ quang hợp
cực đại.
- Nhiệt độ tối thấp để quang hợp: đối với các loại cây lấy hạt như ngô, lúa có
nguồn gốc nhiệt đới từ 5 - 7°C. Tuy nhiên, dưới 15°C các hoạt động sống nói chung,
hoạt động quang hợp sẽ bị giảm.
- Cường độ chiếu sáng tối thích: cường độ chiếu sáng tốt nhất để cây quang hợp:
Các loại rau ăn lá, ăn quả cường độ chiếu sáng trên 1.000lux, đậu Hà lan 1.100lux, đậu
tương 2.400lux trong khi đó cây ngô là 1.400 - 8.000lux.

66
- Điểm bão hòa ánh sáng: là cường độ ánh sáng tại đó cường độ quang hợp đạt
giá trị cực đại nếu tiếp tục tăng cường độ chiếu sáng quang hợp không tăng thêm.
Cường độ chiếu sáng cây C4 > 80Klux, cây ưa bóng khoảng 10Klux.
- Điểm bù CO2: là nồng độ CO2 trong không khí đạt được sự cân bằng giữa quang
hợp và hô hấp (HH). Điểm bù CO2 thay đổi theo nhóm cây trồng và tùy từng loại cây.
Thực vật C4 + CAM có điểm bù khoảng nồng độ CO2 (0,0005%) thấp hơn nhiều so với
cây C3 (0,005%).

5.1.3. Đặc điểm hô hấp của ngô


a. Thông tin chung về hô hấp
- Hô hấp là quá trình oxy hoá các hợp chất carbonhydrate từ sản phẩm quang hợp
để tạo ra hợp chất trung gian và năng lượng dưới dạng ATP, NDPH đồng thời giải
phóng CO2.
Phương trình chung của hô hấp:
C6H12O6 + 6O2 + 6H2O → 12H2O + 6CO2 + Năng lượng giải phóng
Trong cơ thể cây ngô và các loại cây trồng khác luôn luôn có quá trình hô hấp, hô
hấp có 2 tác dụng (i) quá trình này giúp cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của
cây ngô như quá trình phân chia, tạo mới các tế bào, quá trình hút vận chuyển chất dinh
dưỡng và nước trong cây, quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ trong cây…; (ii) quá trình
hô hấp sản sinh ra hợp chất trung gian làm nguồn vật liệu mới xây dựng các bộ phận cơ
thể của cây ngô. Hô hấp là quá trình sinh lý quan trọng, tất yếu tồn tại trong cây trồng
nói chung và cây ngô nói riêng.
Hô hấp bao gồm hai loại là hô hấp sinh trưởng (Rg) và hô hấp duy trì (Rm). Cây
ngô có Rg cao ở thời kỳ phát triển thân lá, vươn cao và trỗ, giảm dần vào thời kỳ chín.
Trong quá trình chín cây ngô duy trì Rm.
Cây ngô quang hợp theo chu trình C4 có ưu thế không có quang hô hấp, giúp tăng
khả năng tích lũy các sản phẩm quang hợp.
b. Quang hô hấp
- Quang hô hấp ở cây ngô: Quang hô hấp là hiện tượng một phần sản phẩm sơ cấp
tạo ra từ khí CO2 của không khí ngoài ánh sáng lập tức bị phân giải thành CO2 mà
không kịp tham gia vào các phản ứng trao đổi chất. Quang hô hấp không tạo ra các sản
phẩm năng lượng hữu ích như ADP, ATP không cung cấp vật chất tạo các bộ phận cơ
thể cây trồng nói chung, cây ngô nói riêng, hiện tượng này làm giảm năng suất của các
loại cây trồng. Tùy theo từng loại cây, chu trình quang hợp, điều kiện ngoại cảnh, quang
hô hấp có thể làm giảm sản phẩm quang hợp trên đến 25%.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cây ngô không có hoặc rất ít có hiện tượng
quang hô hấp. Bên cạnh đó có hiện tượng lượng khí CO2 được làm giàu trong tế bào bó
mạch đảm bảo cho cây ngô luôn duy trì được tốc độ quang hợp cao, tỉ lệ CO2/O2 trong

67
tế bào bó mạch cao nên giảm thiểu tối đa quang hô hấp. Ngoài ra, quang hợp theo chu
trình C4 đã giúp cây ngô sử dụng hiệu quả lượng CO2 hút được, đóng góp vào quá trình
quang hợp.
Một số tài liệu có nhận xét các loại cây quang hợp theo chu trình C4 có khả năng
sử dụng ánh sáng cao, tăng lượng hydrat carbon tích lũy do quang hợp.

Hình 5.3. Sơ đồ tổng quát của quá trình quang hô hấp


Nguồn: Hoàng Minh Tấn, 2006

c. Mối quan hệ giữa quang hợp, hô hấp và tăng trưởng cây ngô
Quang hợp và hô hấp là hai hoạt động sinh lý trái ngược nhau, diễn ra đồng thời
và độc lập với nhau. Có nhiều nhóm yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa quang hợp
và hô hấp của một quần thể cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng như: điều kiện
ngoại cảnh, tình trạng sinh trưởng của quần thể ruộng ngô, các biện pháp kỹ thuật tác
động như bón phân, tưới nước, bảo vệ thực vật… Trong các nhóm yếu tố trên, để đánh
giá chính xác tình trạng sinh trưởng, nhiều nhà nông học sử dụng chỉ tiêu chỉ số diện
tích lá (LAI) để đánh giá tình trạng sinh trưởng và tìm hiểu mối quan hệ giữa quang
hợp, hô hấp và sự liên quan đến tăng trưởng cây trồng.
Trên cơ sở nhiều thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy: khi tăng chỉ số diện
tích lá (LAI) của cây ngô có tác dụng làm cho lượng sản phẩm quang hợp tăng. Nhưng
mối quan hệ này không tuân theo mối quan hệ tuyến tính, khi chỉ số LAI tăng quá cao,
sẽ làm cho các lá che khuất lẫn nhau, dẫn đến tăng hô hấp và giảm hiệu suất quang hợp
thuần (NAR) (Hình 5.4).

68
Tốc độ quang hợp

Quang hợp thuần

Chất khô tích luỹ

Hô hấp

Chỉ số diện tích lá

Hình 5.4. Mối quan hệ giữa quang hợp, hô hấp và tăng trưởng cây trồng
Nguồn: Yoshida, 1981

Hình 5.4 biểu diễn sự thay đổi 4 chỉ tiêu theo dõi: Hô hấp, chất khô tích lũy,
quang hợp thuần và tốc độ quang hợp. Khi giá trị LAI nhỏ hơn 6, cả 4 chỉ tiêu có xu
hướng tăng đều, khi chỉ số LAI > 6, có 3 chỉ tiêu: chất khô tích lũy, quang hợp thuần và
tốc độ quang hợp có xu hướng giảm, chỉ tiêu hô hấp tiếp tục tăng. Điều này có nghĩa khi
quần thể cây trồng có chỉ số LAI > 6, xuất hiện xu hướng tăng cường độ hô hấp, giảm
tốc độ quang hợp, kéo theo giảm quang hợp thuần và khả năng tích lũy chất khô.

Tổng quang hợp (g CO2/ngày)

Trung gian

Lá nằm ngang

Góc lá đứng

Chỉ số diện tích lá

Hình 5.5. Quan hệ của góc lá, chỉ số diện tích lá và quang hợp của cây trồng
Nguồn: Van Keulen, 1976

69
Một số tác giả cho rằng tồn tại giá trị LAI tối ưu cho từng loại quần thể cây trồng,
cần phải xác định giá trị LAI tối ưu để làm ngưỡng điều tiết sinh trưởng của cây trồng.
Hiện nay chưa có sự thống nhất việc tồn tại giá trị LAI tối ưu mà tại đó tốc độ
sinh trưởng cây trồng (CGR) đạt tối đa, hay là tốc độ tăng trưởng cây trồng đạt tối đa
tiệm cận với việc tăng diện tích lá (LAI).
- Một số nghiên cứu của Davidson và Philip (1958), Watson (1958), Davidson và
Donald (1958), Black (1963) công nhận sự tồn tại của LAI tối ưu.
- Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học khác (Brougham, 1956;
Watson et al., 1963; Wang và Wei, 1964; Stoy, 1965; King và Evans, 1967) không
thống nhất với kết luận trên.
Sự không thống nhất có thể là do sự khác biệt trong khả năng hấp thụ ánh sáng
của cây trồng (quy định bởi cấu trúc bộ lá, góc lá đòng) và sự khác biệt do điều kiện
môi trường mang lại như cường độ ánh sáng, nhiệt độ và mật độ cây trồng (Hình 5.5).
Thực tế sản xuất nhận thấy: Các giống ngô mới có bộ lá đứng do đó cho phép
quang hợp hiệu quả ở giá trị LAI (6 - 8), cường độ ánh sáng cao và không giảm tổng sản
phẩm quang hợp tạo ra so với những cây trồng khác có góc lá nằm ngang chỉ cho phép
LAI ở giá trị 3 - 5 (Hình 5.5).

5.1.4. So sánh đặc điểm của 2 loại cây quang hợp theo chu trình C4 (ngô) và C3 (lúa)
Cây ngô và cây lúa đại diện cho 2 kiểu chu trình quang hợp C3 và C4 khác nhau,
còn có sự khác biệt về các đặc điểm thực vật, dưới tác động chọn lọc và canh tác của
con người đã hình thành hai kiểu quần thể cây trồng có kết cấu bộ lá và khả năng sử
dụng ánh sáng khác nhau. Khi trồng hai loại cây này, nhà nghiên cứu và người sản xuất
cần so sánh sự giống và khác biệt về các đặc điểm liên quan đến quang hợp, làm cơ sở
cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cho từng loại cây.
Sự khác biệt thể hiện trong 3 điểm chính: (i) Sự khác biệt về chu trình quang hợp;
(ii) Sự khác biệt về khả năng quang hợp và tác động ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường; iii) Sự khác biệt về cấu trúc quần thể cây trồng.
a. Sự khác biệt về chu trình quang hợp
Cây ngô và các loại cây quang hợp theo chu trình C4 có sự khác biệt về bộ máy
quang hợp và cơ chế quang hợp so với cây C3. Sự khác biệt được thể hiện ở hình 5.6.
- Giữa hai lớp biểu bì, phía ngoài là phần thịt lá, phía trong là phần bó mạch. Mặt
cắt ngang lá ngô khác với các cây kiểu cây C3. Lục lạp ngô gồm 2 loại: lục lạp của tế
bào thịt lá với những hạt grama phát triển đầy đủ, chúng tích lũy ít hoặc không tích lũy
tinh bột, lục lạp của tế bào bó mạch không có hạt grama, chúng tích luỹ nhiều tinh bột
(grama là những hạt nằm trong lục lạp, trong đó có các bản mỏng mang các phần tử
diệp lục).
Tổ chức đặc biệt như vậy gọi là tổ chức giải phẫu Kranz. Chính hai loại lục lạp nằm
ở hai bộ phận khác nhau như vậy đã làm tách biệt các bước của cây quang hợp kiểu C4.

70
LÚA

NGÔ

Hình 5.6. So sánh giải phẫu bộ máy quang hợp theo chu trình C3 và C4
Nguồn: Hoàng Minh Tấn, 2006

Sau khi đã cố định CO2, sản phẩm thu được biến đổi thành malat và aspactat.
Những chất này được vận chuyển đến nơi có enzym của chu trình Calvin, tại đó xảy ra
biến đổi tạo ra các axit pyruvic lại tham gia phản ứng tái tạo chất nhận CO2: 3
carbonphotpa - enolpyruvic.
Tất cả enzym của chu trình Calvin đều nằm ở lục lạp của tế bào bó mạch.
Trong khi đó, ở lục lạp tế bào thịt lá tập trung các enzym của chu trình C4. Điều này
chứng tỏ quan hệ giữa chu trình C3 và C4 chỉ thực hiện được khi có hai loại lục lạp
nằm trên hai vị trí khác nhau, đó là tế bào thịt lá và tế bào bó mạch. Có thể nói, quá
trình cố định CO2 theo chu trình Calvin đã được bổ sung thêm một vòng với axit bốn
nguyên tử carbon và chu trình C4 hai lần cố định CO2. Chu trình C4 có ái lực rất lớn
với CO2, vì trong tế bào thịt lá của kiểu cây C4, số lượng men enol pyruvic
carbonxylaza có tác dụng xúc tiến quá trình cố định CO2 ngay khi hàm lượng CO2
xuống thấp đến mức không xác định được (đến 0,1ppm).
Nhờ có giải phẫu Kranz mà bộ máy quang hợp gắn chặt với hoạt động của dòng
nước trong bó mạch, vì vậy các cây kiểu C4 không có quang hô hấp, khả năng thoát
khá, dẫn đến mức tiêu tốn nước cho 1 đơn vị chất khô thấp, đồng thời quá trình vận
chuyển sản phẩm quang hợp đến các bộ phận khác diễn ra nhanh hơn.

71
b. Sự khác biệt về khả năng quang hợp và tác động ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
Hoàng Minh Tấn (2006) đã tập hợp các kết quả nghiên cứu sự khác biệt về khả
năng quang hợp, yếu tố ảnh hưởng cho thấy sự khác biệt thể hiện trong các nội dung sau:
- Các loại cây quang hợp C4 có ưu thế cao hơn so với quang hợp C3, do chất nhận
CO2 enzym PEP carboxylase có ái lực cao với CO2 so với chất nhận CO2 của chu trình
C3 (chỉ có Rubisco) (Hình 5.6).
- Quang hợp của cây ngô có điểm bù CO2 thấp và do đó cường độ quang hợp rất
cao. Cây ngô có thể duy trì quang hợp bình thường ở nồng độ CO2 thấp hơn mức trung
bình ở mức (0.1ppm); trong khi cây trồng quang hợp theo chu trình C3 như cây lúa,
quang hợp sẽ gặp khó khăn khi nồng độ CO2 thấp.
- Cây ngô không có quang hô hấp - hiện tượng sinh lý diễn ra ở cây lúa (quang
hợp theo chu trình C3 trong điều kiện nồng độ CO2 thấp, nhiệt độ cao và hạn hán).
Trong quá trình quang hô hấp, CO2 được chuyển hoá thành năng lượng mà không tham
gia vào trao đổi chất, do đó làm tiêu hao sản phẩm quang hợp, giảm sự tích luỹ chất hữu
cơ như trình bày ở phần 5.1.3.

Bảng 5.1. Tốc độ tích lũy chất khô của cây lúa và ngô tại Việt Nam

Mùa (Đơn vị: kg/ha/ngày)


Địa điểm Loại cây
Mưa (tháng 7 - 8) Khô (tháng 1 - 2)
Hà Nội Kiểu cây C3 lúa 225 132
Kiểu cây C4 ngô 272 151
Dầu Tiếng Kiểu cây C3 lúa 227 243
Kiểu cây C4 ngô 283 320

Nguồn: Đinh Thế Lộc và cs., 1997

- Xét về mặt tiến hóa các cây C4 có con đường quang hợp hoàn thiện hơn, tốt hơn
so với các loại cây C3 và CAM-có 2 loại lục lạp: loại chuyên trách cố định CO2, loại
khử CO2 thành các chất hữu cơ, do vậy các loại cây này có khả năng quang hợp mạnh
hơn, hiệu quả hơn, khả năng thích ứng cao hơn, được loài người ưa sử dụng hơn.
- Cây ngô quang hợp theo chu trình C4 có ưu thế lớn hơn, khả năng quang hợp
và tạo ra sinh khối cao hơn so với cây lúa quang hợp theo chu trình C3. Cây lúa có
hiệu suất sử dụng ánh sáng 3 - 4%, trong khi cây ngô là 4 - 5%, nếu tính ra bức xạ
quang hợp có giá trị 6 - 8% và 10-12%.
- Do nhóm cây C4 có nguồn gốc nhiệt đới nên có xu hướng ưa nhiệt độ cao. Cây
trồng C4 trong đó có cây ngô có tốc độ quang hợp cao: tốc độ quang hợp trung bình của
cây ngô đạt 35 - 39mg CO2/dm2/h; cây ngô ôn đới đạt 2 - 51mg CO2/dm2/h; cây ngô
nhiệt đới đạt 28 - 85mg CO2/dm2/h.

72
- Theo Murata (1981), ở Nhật Bản hiệu suất quang hợp cao nhất ở ngô là
52 - 55 gam/m2 lá/ngày, hiệu suất sử dụng ánh sáng là 4,6%, trong khi các giá trị tương
ứng ở lúa là 35 - 36 g/m2 lá/ngày và 2,7 - 2,8%.
- Ở Việt Nam, theo Nadtergaele (1986), hiệu suất tích luỹ chất khô có sự khác biệt
rõ tại 2 địa điểm trên 2 loại cây lúa và ngô. Qua bảng 5.1 cho thấy, trong cả 2 vụ mùa mưa
và mùa khô, hiệu suất tích lũy chất khô của cây ngô đều cao hơn cây lúa. Điều này phản
ảnh ưu thế về quang hợp và khả năng tích lũy chất khô của cây ngô.
c. Sự khác biệt về cấu trúc quần thể cây trồng
Nguyễn Thế Hùng (2012) khi quan sát kết cấu ruộng ngô và lúa nhận thấy: Ngoài
sự khác biệt về chu trình quang hợp C3 và C4, một vấn đề cần quan tâm là kết cấu kiểu
cây trồng của quần thể ruộng ngô và ruộng lúa khác nhau. Sự khác biệt làm thay đổi khả
năng nhận và sử dụng ánh sáng, làm cho lượng sản phẩm quang hợp tạo ra khác nhau
giữa 2 quần thể ruộng trồng ngô và lúa.

Hình 5.7. Cấu trúc quần thể ruộng ngô năng suất cao

Quan sát các hình 5.7, 5.8, 5.9 mô tả kết cấu riêng ruộng ngô, ruộng lúa và hai
ruộng ngô ruộng lúa trồng cạnh nhau. Chúng ta nhận thấy sự khác biệt rõ về việc này.
Câu hỏi đặt ra là tại sao có sự khác biệt trên? Sự khác biệt về kết cấu quần thể này sẽ
ảnh hưởng thế nào đến quá trình canh tác ngô?
Quan sát ruộng ngô ở hình 5.7 cho thấy: Do cây ngô là cây giao phấn nhờ gió, có
bắp ngô ra từ đốt thân phần giữa cây nên khi chọn tạo giống ngô, các nhà nghiên cứu đã

73
tạo ra giống ngô có đặc điểm nông sinh học chính như sau: Chiều cao từ 1,8-2,2m, góc
độ lá so với thân nhỏ, có thể trồng với mật độ cao ≥5,7 vạn cây/ha. Chiều cao đóng bắp
vào vị trí giữa thân. Số lá xanh trên cây sau trỗ cao, thời gian tồn tại của bộ lá dài. Nhờ
đặc điểm này cây ngô có khả năng nhận ánh sáng nhiều, quang hợp tốt, tạo tiềm năng
năng suất cao (trên 14 tấn/ha), năng suất thực thu 6-8 tấn/ha.

Hình 5.8. Cấu trúc quần thể ruộng lúa năng suất cao

Hình 5.9. So sánh chiều cao, kết cấu ruộng trồng ngô và lúa

74
Quan sát ruộng lúa ở hình 5.8 nhận thấy: Do cây lúa là cây tự thụ, bông lúa ở phía
trên ngọn, khi chọn tạo giống đã tạo giống lúa có các đặc điểm nông sinh học chính
như: giống có chiều cao thấp từ 0,8 - 1,2m; chống đổ tốt; lá ngắn, mọc thẳng, góc độ lá
nhỏ; lá đòng (cờ) cao hơn bông lúa. Với các đặc điểm như trên kết hợp với kỹ thuật
trồng dày, tăng số bông trên đơn vị diện tích đến 350 - 400 bông/m2 đã làm cho diện
tích đất trồng lúa có rất nhiều cây, nhiều nhánh, đưa chỉ số LAI lên đến 6 - 8m2 lá/m2
đất. Với cấu trúc trên, số lá xanh tồn tại trên 1 cây không cao, luôn thấp hơp so với cây
ngô, làm giảm khả năng nhận và sử dụng ánh sáng của quần thể ruộng lúa.
Quan sát ruộng lúa và ngô trồng cạnh nhau trong hình 5.9, chúng ta dễ dàng nhận
thấy quần thể ruộng ngô có chiều cao quần thể lớn hơn nhiều so với quần thể ruộng lúa,
điều này dẫn đến các sự khác biệt chính giữa hai quần thể ruộng lúa và ngô như: i)
Khoảng chiều cao quang hợp ruộng ngô cao hơn ruộng lúa; ii) Độ thông thoáng trong
ruộng ngô cao hơn ruộng lúa, điều này làm cho các lá phía cây ngô vẫn nhận được ánh
sáng, có khả năng quang hợp, tạo vật chất tích lũy. ii) Do độ thông thoáng trong quần
thể khác nhau, quần thể ruộng ngô ít bị sâu bệnh hại so với ruộng lúa. Kết quả trong
cùng một mùa vụ trồng, với hai giống ngô và lúa có thời gian sinh trưởng tương đương,
ruộng trồng ngô có kết cấu quần thể giúp khả năng nhận ánh sáng nhiều, quang hợp
theo chu trình C4, có khả năng tích lũy vật chất lớn hơn ruộng lúa, việc này dẫn đến sau
vụ trồng thường ruộng trồng ngô có năng suất chất khô cao hơn so với ruộng lúa.

5.1.5. Khai thác ưu thế quang hợp chu trình C4 ở cây ngô
Tập hợp các kết quả nghiên cứu về xu hướng khai thác khả năng quang hợp của
nhóm cây trồng C4 thể hiện trong các nội dung sau:
- Tiềm năng năng suất của cây C4 cũng lớn hơn cây C3 rất nhiều. Năng suất
ngô lai dài ngày (tổng tích ôn >3.000°C) có tiềm năng năng suất cao, có thể đạt
12 - 15 tấn/ha một cách dễ dàng (trong điều kiện có tưới) nhưng hoa hướng dương chỉ
đạt 3 - 3,5 tấn/ha đã là trường hợp cao khác thường (Ruaan, 2003).
- Cây trồng quang hợp theo chu trình C4 có các đặc tính nổi bật như điểm bù
CO2 thấp, khả năng cố định CO2 cao, quang hô hấp không có hoặc rất yếu, giảm sự
phân hủy các chất hữu cơ, giải phóng CO2. Cường độ quang hợp cao, năng suất cây
trồng cao.
- Ngoài những ưu thế vượt trội của cây ngô do chu trình quang hợp C4 mang lại,
con người sẽ tiếp tục khai thác hiện tượng ưu thế lai các đặc tính nông sinh học quý,
trong đó có tính trạng năng suất hạt. Nhờ khả năng này cây ngô đã và sẽ là một trong
các loại cây trồng có tiềm năng năng suất cao nhất so với các loại cây lấy hạt. Năng suất
ngô ở nhiều vùng trên thế giới có thể đạt 20 tấn/ha, trong khi đó năng suất lúa cao nhất
ở nhiều nơi chỉ đạt dưới 10 tấn/ha. Hiện nay tiềm năng năng suất (chỉ số thu hoạch-
Harvest index) của đa số cây trồng đã đạt kịch trần (Kush and Peng, 1996).
- Xu hướng chung hiện nay là các nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu tìm
ra phương pháp nhằm tăng năng suất cây trồng được tác động theo hai hướng: (1) Tăng

75
khả năng quang hợp của quần thể (canopy photosynthesis); (2) Tăng hiệu quả khả năng
quang hợp (khả năng chuyển quang năng thành hoá năng-radiation conversion).
Hiện nay, trong sản xuất ngô nói riêng và các loại cây trồng nông nghiệp nói
chung, khai thác khả năng quang hợp được thực hiện theo 2 hướng: i) Ứng dụng công
nghệ mới trong chọn tạo giống ngô để tăng khả năng quang hợp của quần thể; ii) Xây
dựng quy trình canh tác mới phù hợp cho từng giống ngô, cho các mùa vụ và từng vùng
sinh thái.

5.2. SINH LÝ NĂNG SUẤT CÂY NGÔ


5.2.1. Khả năng sử dụng bức xạ mặt trời tạo thành năng suất hạt của cây ngô
Năng suất hạt là sản phẩm của nhiều quá trình, hiện tượng kiểu hình, sinh lý, sinh
hóa biểu hiện tổng hợp chu kỳ sống của cây trồng được điều khiển bằng kiểu gen và tác
động của các yếu tố môi trường. Bên cạnh kiểu gen, một số yếu tố chính quyết định đến
năng suất hạt là khả năng thu nhận và sử dụng bức xạ mặt trời. Một số tác giả đã đưa ra
công thức để xác định ảnh hưởng của lượng bức xạ mặt trời tới năng suất cây ngô
như sau:
Lượng bức xạ mặt trời (Solar radiation) là yếu tố ngoại cảnh chính tạo thành năng
suất hạt ngô (trong điều kiện tối ưu nước và dinh dưỡng). Công thức tính năng suất hạt
của quần thể ruộng ngô như sau:
GY = [RAD × %RI × GLD × RUE] × HI (1)
Trong đó:
GY = Năng suất hạt (grain yield).
RAD = Bức xạ tới/ngày (incident radiation per day) (ví dụ: 20 MJ/m2 hoặc
2 × 105 MJ/ha).
% RI = Phần bức xạ tới được chắn bởi tán lá cây (ví dụ: 45% toàn bộ chu kỳ sống
của cây).
GLD = Thời gian diện tích lá xanh (số ngày bộ lá còn xanh) (ví dụ: 100 ngày).
RUE = Bức xạ sử dụng hiệu quả (ví dụ: 2 g MJ-1 hoặc 2 × 10-6 t/MJ).
HI = Hệ số thu hoạch (ví dụ: 0,40).
Hệ số thu hoạch (HI) là phần hệ số hiệu quả với hạt so với tổng khối lượng vật
chất khô trong suốt chu kỳ sống của cây.
Từ các số liệu giả định (ví dụ) trên được tính như sau:
Tổng vật chất khô = [2 × 105 × 0,45 × 100 × 2 × 10-6] = 18 tấn/ha
Năng suất hạt = 18 × 0,40 = 7,2 tấn/ha
Các yếu tố tạo thành năng suất hạt ngô (Yield components) được tính theo
công thức:

76
GY = PPH × RPP × GPR × WPG (2)
Trong đó:
PPH (Plants per ha = Số cây/ha), lấy mức mật độ 45.000 cây/ha
RPP (Ears per plant = Số bắp/cây), lấy mức 1,2 bắp hữu hiệu/cây
GPE (Grains per ear = Số hạt/bắp), lấy mức 400 hạt/bắp
WPG (Weight per grain = Khối lượng hạt), lấy mức 1.000 hạt = 334 gam
HI (Harvest index = Hệ số thu hoạch), lấy mức hệ số kinh tế K = 0,4.
Tổng năng suất lý thuyết và năng suất hạt sẽ là:
Năng suất sinh vật học = [45.000 × 1,2 × 400 × 334 × 10-9] = 18 tấn/ha
Năng suất hạt = 18 × 0,040 = 7,2 tấn/ha
Theo bài toán giả định trên chúng ta nhận thấy, từ công thức tạo GY (1), muốn
trồng ngô đạt năng suất cao cần quan tâm các việc sau: tăng lượng bức xạ chiếu đến
ruộng ngô và khả năng sử dụng lượng bức xạ chiếu đến; tăng khả năng đón nhận ánh
sáng của tầng lá; tăng diện tích lá xanh của quần thể ruộng ngô thông qua điều chỉnh chỉ
số LAI; tăng hệ số kinh tế.
Ở công thức tạo GY (2) cho thấy, ngay khi trồng ngô với mật độ rất thấp 4,5 vạn
cây/ha, ruộng ngô vẫn dễ dàng đạt năng suất hạt 7,2 tấn. Chúng ta có thể tăng năng suất
hạt cao hơn nữa nếu tăng mật độ trồng. Xu hướng mới trong trồng ngô là chọn các
giống có bộ lá gọn (lá đứng), phù hợp với việc trồng mật độ cao từ 6 - 7,5 vạn cây/ha để
tăng năng suất ngô.
Từ hai công thức GY (1) và GY (2) cho thấy, tiềm năng năng suất của cây ngô
còn rất lớn, con người có thể tiếp tục khai thác nếu đầu tư công nghệ trong các lĩnh vực
chọn tạo giống, xác định mùa vụ và sử dụng quy trình canh tác ngô hợp lý.

5.2.2. Nguồn và sức chứa (Source and sink)


Khái niệm: Nguồn (source) là kết quả hoạt động của bộ máy quang hợp trong quá
trình sống của cây trồng, nguồn tạo ra sinh khối (năng suất sinh học). Đây là mục đích
chính của ngành trồng trọt. Để tăng sinh khối cần giải quyết 3 vấn đề: (i) Nâng cao diện
tích lá trong suốt quá trình sống;( ii) Đảm bảo bộ máy quang hợp làm việc của từng cây,
từng cá thể và quần thể hoạt động tốt; (iii) Nâng cao hiệu suất quang hợp của quần thể
cây trồng thông qua giải bài toán tối ưu.
Căn cứ khả năng tạo nguồn, nhiều tác giả nhận thấy: Nhóm cây trồng lấy tinh bột
trong đó có cây ngô, khả năng tạo nguồn lớn và có sức chứa nên tạo lượng vật chất rất
lớn sau 1 chu kỳ sinh trưởng, ví dụ: Giống cao lương mới SH (Nhật Bản) có thể cho 400
tấn chất xanh/ha/năm, mía cho 150 - 300 tấn/ha/năm, ngô cho tối đa 10 - 20 tấn
hạt/ha/vụ trồng, lúa cho tối đa 10 - 15 tấn hạt/ha/vụ… Nguyên nhân nhóm cây này có
khả năng trên là do: Các sản phẩm tích lũy phần lớn ở dạng tinh bột, đây là sản phẩm

77
cuối của quá trình quang hợp và tích lũy, các loại cây trên đã được con người chọn tạo,
có bộ giống tốt, khả năng quang hợp và tạo sản phẩm cao.
Sức chứa (sink): Là khả năng tiếp nhận lượng sản phẩm cây trồng tạo ra sau 1 chu
kỳ sinh trưởng, thường đánh giá bằng lượng vật chất tích lũy, năng suất thực thu. Sức
chứa phụ thuộc cấu trúc rễ, thân, lá, bắp, bông... Sức chứa được cải thiện rất nhiều nhờ
kỹ thuật chọn tạo giống cây trồng kết hợp biện pháp canh tác hợp lý. Căn cứ vào đặc
điểm các loại giống cây trồng như ngô, lúa, lúa mì, chúng ta dễ nhận thấy các loại cây
lương thực nói chung, đặc biệt cây ngô có sức chứa lớn nhờ cấu trúc của bắp, của bông.
Số lượng hạt trên bắp ngô rất lớn, có thể đạt tối đa từ 500 - 700 hạt (ngô có từ 12 - 14
hàng hạt, mỗi hàng có tối đa 40 - 60 hạt), khối lượng 1.000 hạt lớn, có khả năng tạo sức
chứa lớn. Số lượng hạt trên bông lúa nước, bông lúa mì rất cao, có thể đạt từ 100 đến
vài trăm hạt, tạo sức chứa lớn.
Đáng chú ý là hiện nay bằng công nghệ tiên tiến, các nhà chọn giống có thể thay
đổi sức chứa bằng việc chọn tạo giống ngô, giống lúa mới có số hạt nhiều, khối lượng
hạt lớn để tăng khả năng tích lũy (chứa) tinh bột từ nguồn quang hợp của quần thể
ruộng ngô, lúa…
Sau đây là tập hợp một số kết quả nghiên cứu về nguồn và sức chứa của cây ngô:
- Giai đoạn phân hóa cơ quan sinh sản cái (bắp) của cây ngô sẽ quyết định tới sức
chứa sau này của bắp ngô do tăng số hoa cái hữu hiệu để tạo ra số hạt sau này.
- Giai đoạn thụ phấn thụ tinh sẽ quyết định trực tiếp số hoa cái, quyết định sức
chứa của bắp ngô sau này.
- Theo Mock (1979), khi nghiên cứu cường độ quang hợp của các giống ngô chín
sớm (có hệ số kinh tế bằng 0,4), nhận xét khoảng 80% lượng sản phẩm quang hợp cây
ngô tạo ra trong thời kỳ hình thành hạt được chuyển về bắp và tạo hạt.
- Giai đoạn tích lũy vào hạt quyết định độ lớn bắp, hạt và tế bào nội nhũ đã hình
thành trong giai đoạn ra hoa. Giai đoạn này chủ yếu ảnh hưởng đến yếu tố sức chứa.
Thời gian và cường độ hạn là yếu tố hạn chế đến năng suất hạt.
- Nếu điều kiện sinh trưởng thuận lợi ở thời kỳ trước ra hoa và trong thời gian ra
hoa, cây trồng có bộ quang hợp tốt có diện tích lá lớn, là cơ sở để hình thành nên số hạt
cũng như số bắp. Hạn xảy ra sau ra hoa là nguyên nhân lá tàn sớm. Nguồn cung cấp
đồng hoá cho hạt sẽ hạn chế, có nhiều hạt nhỏ vì hạn chế quá trình đồng hóa từ nguồn
năng lượng mặt trời (Zaidi et al., 2003).
- Hạn gây giảm diện tích lá (%RI), nếu hạn xảy ra trước ra hoa hay tại bất kỳ thời
gian phát triển nào của cây hạn nếu làm giảm tỷ lệ quang hợp (RUE, WUE hoặc NUE) và
với quá trình tổng đồng hóa của cây. Hạn sau ra hoa giảm tuổi thọ lá xanh, do đó
điều kiện hạn có thể là yếu tố hạn chế chủ yếu đối với năng suất hạt. Năng suất hạt cũng
được quyết định bởi mức độ cấu trúc bắp hạt và tế bào nội nhũ là đồng hóa và xây dựng
sức chứa.

78
5.3. CÁC YẾU TỐ TẠO THÀNH NĂNG SUẤT NGÔ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT TÁC ĐỘNG
5.3.1. Công thức tính năng suất lý thuyết ngô
- Năng suất lý thuyết (NSLT) ở độ ẩm hạt 14% được tính như sau:
NSLT = (RE × KR × EP × P1000 × D)/10.000
Trong đó:
RE: Số hàng hạt/bắp;
KR: Số hạt/hàng;
EP: Tỷ lệ bắp/cây;
D: Mật độ cây/ha;
P1000 hạt (g) = P1000 hạt ở độ ẩm thu hoạch × (100-A°)/86 (A° là độ ẩm hạt lúc
thu hoạch).
- Công thức tính năng suất thực thu của hạt (độ ẩm 14% - tấn/ha):
NSTT = NSSVH × K
Trong đó:
NSTT: Năng suất thực thu; NSSVH: Năng suất sinh vật học; K là hệ số kinh tế.

5.3.2. Các nhóm biện pháp kỹ thuật tác động tới năng suất hạt ngô
Theo công thức tính NSLT và NSTT, có 3 nhóm yếu tố quyết định năng suất ngô
là: Số bắp/1 đơn vị diện tích; Số lượng hạt/bắp và Khối lượng hạt. Hình 5.10 cho thấy 3
nhóm này tạo ra 3 đỉnh của tam giác năng suất hạt. Khi trồng ngô lấy hạt, mục đích cuối
cùng là tạo năng suất hạt cao, điều này có nghĩa tăng diện tích hình tam giác có 3 đỉnh
là: Số bắp/1 đơn vị diện tích; Số lượng hạt/bắp và Khối lượng hạt.
a. Số bắp hữu hiệu/1 đơn vị diện tích (đỉnh 1)
* Các yếu tố ảnh hưởng gồm:
- Mật độ gieo ngô: mật độ gieo sẽ quyết định số bắp ngô có sau này, căn cứ vào
các điều kiện cụ thể: (i) Loại giống; (ii) Mùa vụ trồng; (iii) Mức độ thâm canh. Xu
hướng hiện nay sử dụng các giống thâm canh, có thể trồng dày, mật độ từ 5,7 vạn
cây/ha đến khoảng 6,5 vạn cây/ha, nhiều nơi điều kiện ánh sáng mạnh có thể trồng tới
trên 7 vạn cây/ha.
- Số bắp hữu hiệu/cây: do 2 yếu tố quyết định: (i) Cần chú ý ngay từ khâu chọn
giống loại giống có 1 bắp hữu hiệu/cây và loại giống có 2 bắp hữu hiệu/cây.; (ii) Kỹ
thuật trồng phù hợp: tập trung vào mật độ gieo, lượng phân bón và tưới nước. Cần thực
hiện đúng quy trình trồng của từng loại giống.

79
+ Yếu tố ảnh hưởng khác: (i) Tỉ lệ cây chết, tác dụng của dặm ngô; (ii) Các biện
pháp kỹ thuật bón phân, duy trì ẩm độ và bảo vệ thực vật để đảm bào tỉ lệ cây sống cao,
khả năng sinh trưởng phát triển tốt, tạo ra bắp hữu hiệu/cây cao.
* Tổng hợp các BPKT tác động đến Số bắp hữu hiệu/1 đơn vị diện tích: Lựa
chọn giống ngô có số bắp hữu hiệu cao, xác định mật độ gieo trồng, chăm sóc ngô thời
kỳ cây con, bố trí thời vụ để ngô trỗ cờ vào thời kỳ có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, giúp
quá trình thụ phấn thụ tinh thuận lợi.

SỐ LƯỢNG HẠT/BẮP

NĂNG
SUẤT HẠT

SỐ BẮP HỮU HIỆU/ ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH KHỐI LƯỢNG HẠT

Hình 5.10. Mô hình hóa các yếu tố tạo thành năng suất hạt ngô
Nguồn: Công ty Syngenta, 2012

b. Số lượng hạt/bắp ngô (đỉnh 2)


Các yếu tố ảnh hưởng gồm:
- Chọn giống ngô có kích thước bắp lớn, số hàng hạt nhiều, số hạt/hàng cao, tỉ lệ
đuôi chuột thấp, có HSKT cao (K = 0,4 - 0,45). Với các loại giống ngô này sẽ tạo tiềm
năng để tăng số hạt/bắp ngô sau này.
- Tác động đến quá trình phân hóa bắp ngô: Các bước 4 - 6 của quá trình phân hóa
bắp để tăng số lượng hoa và tăng số hoa cái hữu hiệu. Cách tác động: (i) bố trí thời vụ
để quá trình phân hóa gặp điều kiện thuận lợi; (ii) bón phân, tưới nước có 7 - 9 lá và
trước trỗ 15 ngày để cung cấp dinh dưỡng cho quá trình phân hóa bắp ngô.
- Tác động đến thời kỳ trỗ cờ, tung phấn, phun râu và thụ tinh giúp ngô trỗ cờ tốt,
đủ phấn, tăng tỉ lệ thụ phấn thụ tinh của hoa cái. Cách tác động: (i) bố trí thời vụ để
ruộng ngô trỗ gặp điều kiện thuận lợi; (ii) cung cấp đủ nước để ngô trỗ cờ, chăm sóc bộ
lá giúp quang hợp được tốt.

80
- Yếu tố ảnh hưởng khác: Áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật để bông cờ, bắp
phát triển tốt, thụ phấn bổ sung khi thiếu phấn, đặc biệt với ruộng sản xuất hạt giống
ngô lai F1.
Tổng hợp các biện pháp kỹ thuật tác động đến số lượng hạt/bắp: Chọn giống có
đường kính bắp lớn, nhiều hạt, năng suất ổn định. Bón phân, tưới nước đầy đủ. Bố trí
thời vụ để ngô trỗ cờ vào thời kỳ có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, giúp quá trình thụ phấn
thụ tinh thuận lợi. Thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và bảo vệ thực vật.
c. Khối lượng 1.000 hạt (đỉnh 3)
Các yếu tố ảnh hưởng gồm:
- Chọn giống ngô có khối lượng hạt lớn, hạt sâu cay (tỉ lệ hạt/bắp cao 70%), giống
ngô có HSKT K cao. Giống có bộ lá xanh lâu đến lúc thu ngô. Giống có khả năng
chống đổ.
- Bố trí thời vụ để thời kỳ ngô chín gặp điều kiện chiếu sáng mạnh, số giờ chiếu
sáng dài (ngô vụ Xuân vùng Đồng bằng Bắc bộ), hoặc có giải pháp khắc phục: ngô Đông
cần trồng sớm, chăm sóc sớm, tận dụng lượng AS mạnh nửa đầu quá trình sinh trưởng.
- Duy trì bộ lá xanh lâu, ổn định giá trị LAI cao từ 4 - 6 ở thời kỳ sau trỗ đến thu
hoạch: Cách làm: Kiểm soát dinh dưỡng, độ ẩm, BVTV, chăm sóc bộ lá giúp quang hợp
được tốt.
- Yếu tố ảnh hưởng khác: chống đổ gãy cho ngô, chống chuột…
Tổng hợp các BPKT tác động đến khối lượng 1.000 hạt: Chọn giống có tỉ lệ
hạt/bắp cao, năng suất ổn định. Bón phân, tưới nước đầy đủ. Bố trí thời vụ để ngô trỗ cờ
vào thời kỳ có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, giúp quá trình thụ phấn thụ tinh thuận lợi. Thực
hiện tốt các biện pháp chăm sóc, bảo vệ thực vật.
Tổng hợp các biện pháp kỹ thuật tác động để nâng cao năng suất hạt ngô gồm:
Lựa chọn giống ngô tốt; Xác định thời vụ gieo trồng và thu hoạch phù hợp; Bón phân,
tưới nước đầy đủ, chăm sóc ngô trong suốt quá trình sống. Thực chất là xây dựng quy
trình trồng ngô phù hợp với vùng sản xuất.

5.3.3. Mô hình ruộng ngô năng suất cao


So sánh 2 ruộng ngô ở hình 5.11 và hình 5.12 cho thấy có sự khác biệt rõ giữa
ruộng ngô năng suất cao và thấp. Một ruộng ngô năng suất cao là ruộng có mật độ
cây/đơn vị diện tích đảm bảo, cây ngô phát triển khoẻ, đồng đều, đảm bảo, tỉ lệ bắp hữu
hiệu cao, bắp to, kín hạt, mức độ nhiễm sâu bệnh thấp.
Thực tế sản xuất cho thấy, để trồng một ruộng ngô đạt năng suất cao, nhà sản xuất
cần chú ý áp dụng các công việc sau:
* Lựa chọn bộ giống có khả năng thâm canh cao, phù hợp với từng vùng sản xuất
Tiêu chuẩn 1 giống ngô năng suất cao:

81
- Chiều cao từ 1,8 - 2,2m, góc độ lá so với thân nhỏ, có thể trồng với mật độ ≥5,7
vạn cây/ha. Chiều cao đóng bắp vào vị trí giữa thân.
- Thân: To, đường kính lóng gốc 3 - 4cm, lóng ngọn mang bông cờ lớn.
- Bông cờ to, nhiều hạt phấn, tỉ lệ hữu dục của hạt phấn cao.
- Rễ: Có khả năng ra nhiều lớp rễ (3 - lớp), rễ ăn sâu và rộng.
- Số bắp hữu hiệu/cây: 1 - 2.
- Số lá xanh trên cây sau trỗ cao, thời gian tồn tại của bộ lá dài.
- Hệ số kinh tế: 0,4 - 0,5.
- Chống đổ và chống chịu tốt với các loại sâu bệnh hại.
- Tỉ lệ hạt/bắp cao trên 70%, bắp to, dài, kín hạt, hạt có màu vàng.
- Tiềm năng năng suất cao, ổn định (trên 14 tấn/ha), năng suất thực thu 8 - 12 tấn/ha.
- Ngoài các đặc điểm kỹ thuật trên các xu hướng mới được lựa chọn như: làm tăng
khả năng chịu hạn, chịu mật độ cao, chịu mức đạm thấp, khả năng thích ứng rộng cũng
được tích hợp vào các giống ngô mới được chọn tạo.

Hình 5.11. Ruộng ngô năng suất hạt thấp

* Bố trí thời vụ trồng phù hợp


Để ngô tận dụng tốt nhất điều kiện ngoại cảnh cần đặc biệt chú ý đến độ ẩm và
nhiệt độ đất lúc gieo hạt. Yêu cầu tính trước cơ cấu luân canh để ngô nhận được lượng
ánh sáng nhiều nhất, quang hợp tạo lượng sản phẩm lớn. Để giải quyết yêu cầu này cần
tuân theo nguyên tắc: Thời gian sống của ruộng ngô nhận được lượng ánh sáng nhiều
nhất. Trên thực tế, do trồng ngô trong cơ cấu luân canh 2 - 3 vụ nên ít có vụ ngô nhận

82
được lượng ánh đầy đủ từ lúc gieo đến thu hoạch. Trong trường hợp này, cần bố trí cho
ngô nhận được lượng ánh sáng mạnh nhất từ lúc trỗ cờ đến lúc thu hoạch. Lưu ý bố trí
cơ cấu giống ngô phù hợp với điều kiện vùng sinh thái và vụ trồng.

Hình 5.12. Ruộng ngô năng suất hạt cao

* Sử dụng các BPKT phù hợp cho từng giống ngô


- Bố trí mật độ trồng thích hợp và đảm bảo mật độ trồng trong suốt vụ ngô: Đây
là một biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất. Do không có khả năng đẻ nhánh,
cây ngô thời kỳ cây con yếu, dễ bị sâu bệnh và điều kiện môi trường bất thuận (ngập
úng, hạn, nhiệt độ thấp, quá cao…) thường làm cho 5 - 10% số cây chết gây giảm
năng suất do giảm mật độ. Cần chọn lô hạt giống tốt, chọn thời vụ gieo hạt thuận lợi,
phòng chống sâu hại ngô lúc mới gieo.
- Bón phân, tưới nước, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật hướng dẫn.
* Thực chất muốn trồng ngô có năng suất hạt cao là xây dựng quy trình thâm
canh phù hợp cho từng giống ngô, tạo cân bằng tối ưu cho một ruộng trồng ngô.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5

1. Nêu các đặc điểm quang hợp và hô hấp của cây ngô?
2. So sánh đặc điểm quang hợp của cây ngô (C4) và cây lúa (C3)?
3. Nêu và phân tích công thức tính năng suất hạt ngô?
4. Nêu và phân tích các biện pháp kỹ thuật tăng số hạt/bắp ngô?

83
5. Nêu và phân tích các biện pháp kỹ thuật tăng số bắp ngô hữu hiệu/1 đơn vị diện tích?
6. Nêu và phân tích các biện pháp kỹ thuật tăng trọng lượng 1000 hạt ngô?
7. Phân tích biện pháp kỹ thuật nâng cao quang hợp của cây ngô?
8. Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp, hô hấp, chỉ số diện tích lá và tăng trưởng của
cây ngô?

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5

1. Alejandro Ortega C. and CIMMYT (1987). Insect Pests of Maize-A Guide for field
identification.
2. Black J. N. (1963). The interrelationship of solar radiation and leaf area index in
determining the rate of dry matter production of swards of subterranean clover (Trifolium
subterraneum L.). Aust. J. Agr. Res., 14: 20-38.
3. Brougham R. W. (1956). Effect of intensity of defoliation on regrowth of pasture. Aust. J.
Agr. Res., 7: 377-387.
4. Carlos De leon and CIMMYT (1984). Maize Diseases-A guide for field identification.
5. Công ty Syngenta (2012). Giải pháp canh tác ngô lai bền vững. Tài liệu tập huấn Cục
Trồng trọt.
6. Davidson J. L. and Donald M. C. (1958). The growth of swards of subterranean clover with
particular reference to leaf area. Aust. J. Agr. Res., 9: 53-72.
7. Davidson J. L. and Philip J. R. (1958). Light and pasture growthIn Climatology and
microclimatology, Proc. Canberra Symp. 1956, Unesco, Paris, pp. 181-187.
8. Đinh Thế Lộc, Võ Nguyên Quyền và Bùi Thế Hùng (1997). Giáo trình Cây lương thực. Tập
2. Cây màu. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Hoàng Minh Tấn (2006). Giáo trình sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
10. King R. W. and Evans L. T. (1967). Photosynthesis in artificial communities of wheat,
lucerne, and subterranean clover plants. Aust. J. Biol. Sci., 20: 623-635.
11. Kirchanski SJ (1975). The ultrastructural development of the dimorphic plastids of Zea
mays L. Am. J. Bot., 62: 695-705.
12. Nelson, T. (2011). The grass leaf developmental gradient as a platform for a systems
understanding of the anatomical specialization of C(4) leaves. J. Exp. Bot., 62: 3039-3048.
13. Ngô Hữu Tình (2009). Chọn lọc và lai tạo giống. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Nguyễn Thế Hùng (2001). Ngô lai và kỹ thuật thâm canh. Nhà xuất bản Nông nghiệp,
Hà Nội.
15. Nguyễn Thế Hùng (2012). Bài giảng cao học môn học sản xuất cây lấy hạt trên cạn. Nhà
xuất bản Đại học Nông nghiệp.
16. Phạm Văn Cường, Tăng Thị Hạnh, Vũ Văn Liết, Nguyễn Thiện Huyền và Nguyễn Hữu Tề
(2015). Giáo trình Cây lúa. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Phan Xuân Hào (2008). Thực trạng và một số giải pháp nâng cao năng xuất và hiệu quả sản
xuất ngô ở Việt Nam. Viện nghiên cứu ngô Việt Nam.
18. Phan Xuân Hào (2010). Thực trạng và một vài giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và
hiệu quả sản xuất ngô ở Việt Nam. Viện nghiên cứu ngô Việt Nam.
19. Phan Xuân Hào (2014). Vấn đề mật độ và khoảng cách trồng ngô. Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.

84
20. Pick, T. R. Bräutigam A., Schlüter U., Denton A. K., Colmsee C., Scholz U., Fahnenstich
H., Pieruschka R., Rascher U., Sonnewald U., Weber A.P. (2011). Systems analysis of a
maize leaf developmental gradient redefines the current C4 model and provides candidates
for regulation. Plant Cell, 23: 4208-4220.
21. Ruaan B. ( 2003). The Mechanics of the Maize Pland (Online). Available by http:// www:
Pannarseeed.co.za/Agronomic/ Mechanics of Maize Plant 3/ Maize.
22. Stoy V. (1963). The translocation of the C14-labelled photosynthetic products from the leaf
to the ear in wheat. Physiol. Plant., 16: 851-866.
23. Van Keulen H. (1976). A calculation method for potential rice production. Cent. Res. Inst.
Agric. Bogor, Indonesia. pp. 21-26.
24. Wang T. D. and Wei J. (1964). The CO; assimilation rate of plant communities as a
function of leaf area index. Acta Bot. Sinica, 12: 154-158.
25. Watson D. J. (1958). The dependence of net assimilation rate on leaf area index. Ann. Bot.
N.S., 22: 37-54.
26. Watson D. J., Thorne G. N. and French SAW (1963). Analysis of growth and yield of
winter and spring wheats. Ann. Bot. N.S., 27: 1-22.
27. Yoshida S. (1981). Fundamental of Rice Crop Science. International Rice Research
Institute, Los Baños, Laguna, Philippines, p. 269.
28. Zaidi P. H., Rafique S. and Singh N. N. (2003). Response of Maize (Zea mays L.)
Genotypes to Excess Soil Moisture Stress: Morpho-Physiological Effects and Basis of
Tolerance. European Journal of Agronomy, 19: 383-399.

85
Chương 6
KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ

Chương 5 giới thiệu các biện pháp kỹ thuật chính trong sản xuất ngô bao gồm:
Chọn đất, làm đất, chọn giống; các căn cứ xác định thời vụ và các thời vụ trồng ngô
chính ở Việt Nam; mật độ trồng ngô, kỹ thuật gieo hạt; kỹ thuật bón phân, chăm sóc,
phòng trừ sâu bệnh hại; kỹ thuật thu hoạch ngô, phơi sấy và bảo quản ngô.

6.1. KỸ THUẬT CHỌN VÀ LÀM ĐẤT


6.1.1. Chọn đất trồng ngô
Ngô là loại cây trồng có khả năng sinh trưởng, phát triển và tạo lượng vật chất lớn
trong suốt quá trình sống, vì vậy việc chọn đất trồng ngô có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc thâm canh ngô. Ở Việt Nam, do diện tích đất trồng ít, để tận dụng các hộ nông dân
trồng ngô trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên muốn trồng ngô lai đạt năng suất và
hiệu quả kinh tế cao, nông hộ cần chọn đất theo các tiêu chuẩn sau:
- Đất trồng cao, thoát nước tốt, không bị úng khi mưa to;
- Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất canh tác dày, tơi xốp, giàu chất dinh
dưỡng. Đất có độ pH trung tính: 6 - 7;
- Đất bằng phẳng, ít cỏ dại.

6.1.2. Kỹ thuật làm đất trồng ngô


Trong kỹ thuật trồng ngô, làm đất là biện pháp kỹ thuật quan trọng đầu tiên quyết
định thắng lợi của một vụ ngô. Làm đất có chất lượng tốt sẽ giúp cho lô hạt giống nảy
đều, cây con có sức sống cao, dễ chăm sóc. Khi làm đất trồng ngô cần đảm bảo một số
yêu cầu chính sau:
- Đất đủ nhỏ, có độ ẩm đất 70 - 80% để hạt ngô tiếp xúc được với đất, hút được
nước từ trong đất nhanh nảy mầm.
- Đất được cày sâu, san bằng phẳng, sạch cỏ dại.
Để đảm bảo các mục tiêu trên, khi làm đất cần căn cứ vào đặc điểm từng loại đất,
thời vụ cụ thể để định ra cách làm đất phù hợp, đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
+ Kỹ thuật làm đất đối với các vùng trồng ngô tập trung: khu ruộng lớn nên dùng
cơ giới cho khâu làm đất, gồm: băm cỏ và các phế phụ phẩm bằng bừa đĩa cứng; cày
bằng máy sâu 15-18cm; băm phá bằng bừa đĩa nặng 1 lần; băm nhỏ bằng bừa đĩa nhẹ 2
lần theo 2 chiều vuông góc nhau; san bằng và vơ cỏ bằng bừa răng 2 lần. Sau khi làm
đất xong, rạch hàng bằng máy hoặc bằng các dụng cụ như cuốc, lưỡi vun để chuẩn bị
gieo hạt.

86
+ Kỹ thuật làm đất thủ công đối với các lô đất nhỏ, hoặc không cơ giới hóa: Nếu
mùa vụ có điều kiện thời tiết bình thường, đất có độ ẩm thích hợp 70 - 80% việc làm đất
không khó khăn, thường nên cày một lượt, sau đó bừa làm nhỏ đất kết hợp san ruộng
2 - 3 lượt, đất nhỏ đủ tiêu chuẩn để gieo ngô.
+ Kỹ thuật làm đất cho ngô vụ Đông trồng trên nền đất ướt sau vụ lúa: cày bằng
trâu hoặc máy tạo thành luống rộng 1,1m, cao 15 - 20cm; vén gọn tạo rãnh thoát nước;
đặt bầu hoặc hạt nảy mầm trên mặt luống theo khoảng cách quy định.
+ Khi làm đất, nếu đất quá khô: thường gặp trong các vụ Đông Xuân, vụ Xuân
vùng Đồng bằng Bắc bộ, vụ Hè Thu ở các tỉnh miền Trung. Khi làm đất cần chú ý làm
đất xong gieo ngô ngay để đất khỏi mất ẩm, gieo sâu, dùng đất bột, đất ẩm lấp hạt, dùng
tay nén đất để hạt tiếp xúc với đất nhanh hút nước.

6.1.3. Kỹ thuật làm bầu trồng ngô


Vụ ngô Đông sau khi thu lúa mùa thường gặp đất quá ẩm, đất ngập nước, nếu đợi
thoát nước và chờ đất khô đủ ẩm sẽ nhỡ thời vụ, các hộ nông dân thường làm bầu để
giải quyết khó khăn này. Có nhiều cách làm bầu ngô, nhưng đến nay phương pháp dễ
làm và có hiệu quả nhất là làm “bầu cắt” hay “bầu bánh”. Địa điểm làm bầu nên chọn
nơi nhiều nắng, thoáng, nền cứng hay dọn sạch cỏ trên bờ ruộng, gần nguồn nước, để
tiện vận chuyển ra ruộng.
Sau đây là quy trình làm bầu do Bộ NN&PTNT ban hành năm 2006.
- Nguyên liệu làm bầu: Đất bùn + phân chuồng hoai (1 tạ phân chuồng ủ với 3kg
Supe lân đơn).
- Cách làm bầu: Trộn đều nguyên liệu theo tỉ lệ khối lượng đất/phân là 5:1; dàn
đều nguyên liệu dày 5cm trên nền đất cứng, phẳng, sạch cỏ hoặc trên sân gạch đã được
rải một lớp trấu hoặc cát mỏng; khi nguyên liệu đã se mặt, cắt rời thành từng bầu với
kích thước: dài x rộng là 5cm x 5cm.
- Gieo hạt và chăm sóc bầu: Ngâm hạt giống trong nước sạch 4 - 5 giờ, sau đó
rửa sạch nước chua, ủ nứt nanh, gieo 1 hạt vào giữa bầu sâu 1cm và phủ 1 lớp đất bột
mỏng trên mặt bầu; thường xuyên tưới nhẹ để giữ độ ẩm bầu khoảng 75 - 80% độ ẩm
tối đa đồng ruộng; thời gian lưu bầu không quá 10 ngày. Bầu ngô tốt nhất lúc cây có 3
lá thật. Trường hợp bị nhỡ ruộng, ngô sống trong bầu kéo dài trên 10 ngày, hộ nông
dân cần pha 100 gam đạm urê với 20 lít nước tưới cho ngô.
- Trồng bầu: Lên luống, đánh rãnh, bón lót rồi đặt bầu với khoảng cách hàng ×
hàng, cây × cây theo quy định và vun đất lấp kín bầu một lớp dày 1 - 2cm. Nếu trời
nắng, đất khô thì sau khi lấp đất phải tưới nhẹ để ngô bầu không bị héo.

Bảng 6.1. Kích thước bầu ngô và thời gian sống trong bầu
Thời gian ngô sống trong bầu (ngày) Kích thước bầu(cm) Số lá
5-7 5x5x5 3-4
7 - 10 7x7x7 5-6

87
6.2. THỜI VỤ TRỒNG NGÔ
6.2.1. Các căn cứ để xác định thời vụ
Việc xác định thời vụ trồng ngô rất quan trọng, nhất là ở những vùng trồng ngô có
điều kiện khí hậu khó khăn. Đặc biệt, cây ngô yêu cầu thời vụ rất chặt chẽ, do vậy nông
hộ cần căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương để xác định thời vụ gieo trồng tốt
nhất. Khi chọn thời vụ trồng cần chú ý các điểm sau:
- Căn cứ vào điều kiện thời tiết của vùng trồng kết hợp với yêu cầu ngoại cảnh của
cây ngô.
Nhiệt độ là yếu tố đầu tiên cần chú ý khi xác định
̣ thời vụ trồng ngô. Nhìn chung ở
những vùng, những địa phương có nhiệt độ trung bình trong vụ lớn hơn 20°C là thích
hợp để trồng ngô. Khi xác định yêu cầu về nhiệt độ cần lưu ý hai giai đoạn cây ngô mẫn
cảm với nhiệt độ là lúc gieo hạt và lúc ngô trỗ cờ tung phấn. Cần chọn thời vụ để khi
gieo hạt có nhiệt độ trên 13°C (tốt nhất 20 - 30°C), lúc ngô trỗ cờ tung phấn nhiệt độ
trên 20°C (tốt nhất 22 - 28°C).
Ánh sáng: thời vụ ngô trồng trong điều kiện ánh sáng mạnh sẽ sinh trưởng tốt, cho
năng suất cao. Do xu hướng tăng số vụ trồng trong năm nên nhiều vụ ngô gặp điều kiện
chiếu sáng không tốt, ảnh hưởng đến năng suất hạt.
Yêu cầu nước: ngô chỉ đạt năng suất cao khi được cung cấp nước thường xuyên
trong suốt quá trình sống. Do vậy khi chọn thời vụ trồng ngô lai cần chọn khung thời vụ
có mưa nhiều, mưa đều. Ở những vụ, những vùng ít mưa muốn trồng ngô lai đạt năng
suất cao cần phải tưới bổ sung cho ngô.
- Căn cứ vào cơ cấu luân canh: Do xu hướng trồng nhiều vụ cây trồng trong một
năm, việc xác định thời vụ trồng ngô phụ thuộc vào loại cây trồng chính, cây trồng
trước và sau.

6.2.2. Thời vụ trồng ngô vùng Đồng bằng Bắc bộ


Đặc điểm khí hậu vùng Đồng bằng Bắc bộ diễn biến phức tạp, có một vụ đông
nhiệt độ thấp do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Mặt khác diện tích đất canh tác trên
đầu người thấp nhất so với cả nước, các hộ nông dân đã tiến hành đầu tư thâm canh mức
độ cao, thường trồng 3 vụ cây trong một năm, trong đó cây lúa nước là cây trồng chính.
Do sự chi phối của các yếu tố trên đã hình thành nhiều vụ trồng ngô mang đặc thù riêng
biệt cho vùng. Sau đây là một số vụ trồng ngô chính:
a. Vụ ngô Xuân
Vụ ngô Xuân thường được gieo cuối tháng 1 đầu tháng 2, thu hoạch vào tháng
5 - 6 dương lịch. Đây là một vụ ngô có tiềm năng cho năng suất cao ở vùng Đồng bằng
Bắc bộ. Vụ ngô Xuân có các đặc điểm sau:
- Đầu vụ trồng ngô thường gặp rét và hạn, thời kỳ nảy mầm thường kéo dài. Để
ngô nảy mầm tốt cần chú ý các biện pháp kỹ thuật sau đây:

88
Chọn thời vụ gieo vào thời điểm ấm áp, nên chọn gieo vào các ngày cuối của đợt
gió mùa Đông bắc, nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất cao, ngô nhanh nảy mầm.
Vụ ngô Xuân có thuận lợi là vào giữa và cuối vụ các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, mưa
thuận lợi cho ngô sinh trưởng phát triển. Đặc biệt giai đoạn ngô trỗ cờ tung phấn phun râu
thụ tinh gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, giai đoạn hình thành hạt cây ngô gặp thời kỳ
chiếu sáng mạnh, quang hợp và tích luỹ vật chất tốt, có khả năng đạt năng suất cao.
- Vụ ngô Xuân do gieo trồng vào đầu một chu kỳ sống trong năm, điều kiện thời
tiết thuận lợi nên rất nhiều loại sâu bệnh phá hại. Đáng chú ý nhất là các loại sâu: sâu
đục thân, sâu ăn lá, rệp sáp hại bông cờ, các loại bệnh: Khô vằn, đốm lá lớn, đốm lá
nhỏ, bệnh ung thư ngô... Vì vậy, trước khi trồng ngô, nông hộ cần dự tính trước các khả
năng xảy ra, cần áp dụng các biện pháp phòng trừ trước.
- Vụ ngô Xuân do điều kiện thời tiết thuận lợi có thể trồng nhiều loại giống ngô
lai năng suất cao. Nên chọn các giống có tiềm năng năng suất cao, thời gian sinh
trưởng ngắn và trung ngày như giống LVN-4, LVN-10; các giống ngô lai nước ngoài
như NK4300, CP888, CP999…
b. Vụ ngô Hè Thu
Vụ ngô Hè Thu gieo trồng vào tháng 4, tháng 5, thu hoạch vào tháng 8 - 9. Vụ
ngô này có các đặc điểm sau:
- Đây là vụ ngô nằm trong mùa mưa vùng Đồng bằng Bắc bộ, có nhiệt độ cao,
mưa nhiều, thuận lợi cho ngô sinh trưởng phát triển, khả năng đạt năng suất cao.
- Vụ ngô Hè Thu có thể chọn trồng nhiều giống ngô lai mới có năng suất cao.
- Vụ ngô Hè Thu có độ ổn định kém do các nguyên nhân: lúc gieo hạt và giai
đoạn cây con thường gặp mưa to gây thối hạt và chết cây. Khi ngô trỗ cờ tung phấn vào
tháng 6 - 7 thường gặp mưa to, nhiệt độ cao dẫn đến việc thụ phấn khó khăn, giai đoạn
ngô làm hạt đến thu hoạch gặp mưa bão gây đổ cây, làm giảm năng suất. Vụ Hè Thu
không nên sản xuất hạt giống vì độ ổn định kém.
Để khắc phục phần nào khó khăn trên, cần chú ý điều chỉnh thời vụ để giai đoạn thụ
phấn thụ tinh ngô trỗ vào thời điểm an toàn, chọn giống ngô thấp cây chống đổ tốt, kết
hợp các biện pháp làm đất, vun xới thường xuyên để giảm thiệt hại do thời tiết gây ra.
Vụ ngô Hè Thu vùng Đồng bằng Bắc bộ diện tích trồng không nhiều do thiếu đất
trồng. Các giống ngô lai thường trồng trong vụ Hè Thu như LVN-10, ĐK888, LVN-4,
NK4200…
c. Vụ ngô Thu Đông
Vụ ngô Thu Đông thường được gieo trên các chân đất cao trong đồng hoặc vùng
đất bãi ven sông. Thời vụ gieo hạt trong khoảng 10/8 đến 15/9 thu hoạch vào giữa tháng
12 tới đầu tháng 1. Khi trồng ngô vụ Thu Đông cần chú ý:
- Vụ Thu Đông có điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng, phát
triển và đạt năng suất cao. Lúc gieo hạt nhiệt độ trung bình thích hợp, đất thường đủ ẩm,

89
ánh sáng mạnh thích hợp cho ngô nảy mầm và phát triển. Ngô Thu Đông thụ phấn thụ
tinh vào khoảng 10/10 đến giữa tháng 11 hàng năm thường gặp điều kiện ngoại cảnh
thuận lợi. Giai đoạn hình thành hạt, ánh sáng giảm dần nhưng vẫn đủ cho ngô tích luỹ
vật chất nuôi hạt nếu được chăm sóc tốt từ các giai đoạn trước.
- Vụ Thu Đông có thể trồng tất cả các giống ngô lai năng suất cao, thường được
trồng làm hạt giống cho các vụ Xuân, Hè Thu năm sau.
- Khi trồng ngô vụ Thu Đông cần chú ý có thể gặp mưa lớn, áp thấp nhiệt đới lúc
gieo hạt và giai đoạn cây con, gây chết hạt và cây, cần có biện pháp dự phòng khi trồng
nhiều, đặc biệt là các ruộng sản xuất hạt giống.
- Các giống ngô có thể trồng trong vụ Thu Đông là LVN-4, LVN-17, LVN-10,
CP888, Pioneer 3012, NK 4300…
d. Vụ ngô Đông (sau vụ lúa mùa sớm)
Vụ ngô Đông vùng Đồng bằng Bắc bộ được gieo trồng từ 15/9, kết thúc trước
10/10 hàng năm, thu hoạch vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm sau.
Vụ ngô Đông được trồng trong cơ cấu luân canh 3 vụ: Lúa Xuân muộn (T2-T6,7)
- lúa Mùa sớm (T6,7 - T9,10) - ngô Đông (T9,10 - T1,2). Do đặc điểm trồng sau vụ lúa
và trồng trong điều kiện vụ Đông nên khi trồng ngô Đông cần lưu ý các vấn đề sau:
Vụ ngô Đông gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng
phát triển và tạo năng suất.
Về nhiệt độ và ánh sáng: Thời kỳ gieo hạt nhiệt độ còn cao, ánh sáng khá mạnh,
thuận lợi cho ngô nảy mầm, nhưng vào giữa vụ, cuối vụ nhiệt độ thấp, cường độ chiếu
sáng giảm dần ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trỗ cờ, tung phấn phun râu thụ tinh và
tích luỹ vật chất về hạt.
Về lượng mưa: Thời gian trồng ngô đều rơi vào các tháng khô hạn nhất trong năm
nhưng lượng mưa lại phân bố không đều, gây ra nhiều khó khăn cho việc gieo trồng.
Đầu vụ ngô giữa tháng 9 đầu tháng 10 vùng Đồng bằng Bắc bộ thường gặp mưa to, làm
ngập nước không thể gieo ngô trực tiếp, mặt khác do trồng ngô sau khi thu lúa nên phần
lớn diện tích đất quá ẩm, gây khó khăn cho việc gieo ngô. Vào giữa và cuối vụ rất ít
mưa gây đất khô hạn, ngô thiếu nước.
Mặc dù điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi nhưng ngô Đông hiện được coi là
vụ ngô chính vùng Đồng bằng Bắc bộ vì các nguyên nhân sau:
- Vụ ngô Đông là vụ còn khả năng mở rộng diện tích trồng.
- Vụ ngô Đông tạo ra lượng ngô sản phẩm hàng hoá, cho ra sản phẩm phục vụ
chăn nuôi.
- Cây ngô ít bị sâu bệnh phá hại (thời tiết lạnh và khô hạn, sâu bệnh ít phát triển).
- Vụ Đông cần chọn các giống ngô ngắn ngày, chịu hạn, rét, có thể trồng các
giống ngô nếp (HN88), ngô rau, ngô đường…

90
e. Vụ ngô Đông Xuân
Vụ ngô Đông Xuân vùng Đồng bằng Bắc bộ và Trung bộ được gieo vào tháng 11,
12 (tốt nhất từ 15/11 - 15/12) thu hoạch tháng 4, 5 năm sau. Đây là vụ được trồng nhiều
trên các vùng đất cao không chủ động tưới nước hoặc điều kiện tưới khó khăn. Vụ này
có các đặc điểm:
- Lúc gieo hạt và thời kỳ cây con ngô gặp rét và hạn, đến giữa vụ điều kiện chiếu
sáng tăng dần, nhiệt độ phù hợp cho ngô thụ phấn thụ tinh, giai đoạn hình thành hạt ngô
gặp thời kỳ ánh sáng mạnh, trời quang mây rất thuận lợi cho việc quang hợp tích luỹ vật
chất tạo hạt. Đây là nguyên nhân chính giúp ngô Đông Xuân đạt năng suất cao và ổn định.
- Vụ ngô Đông Xuân sâu bệnh phá hại không nhiều, có thể trồng các giống ngô
dài ngày như LVN-10, DK888,... nhờ vậy tiềm năng năng suất cao.
Để khắc phục khó khăn của thời tiết giai đoạn đầu cần chú ý các khâu sau:
- Nếu đất khô hạn làm xong đất cần tiến hành trồng ngô ngay để đất khỏi mất ẩm.
Cần gieo sâu, dùng đất nhỏ, đất ẩm lấp đất, độ sâu lấp hạt 5 - 6cm. Sau khi lấp hạt cần
nén đất để hạt tiếp xúc với đất nhanh hút nước, nảy mầm đều.
- Dặm ngô bằng hạt, dặm sớm, chăm sóc cây dặm tốt để đảm bảo độ nảy mầm.
Vụ trồng ngô Đông Xuân ở vùng trong đê hiện nay có xu hướng giảm, nhưng tại
các vùng đất bãi ven sông hiện trở thành vụ chính, cung cấp một lượng sản phẩm ngô
hàng hoá lớn cho vùng Đồng bằng Bắc bộ.

6.2.3. Các thời vụ ngô tại các vùng trồng ngô ở Việt Nam
Ngoài các vụ ngô chính tại vùng Đồng bằng sông Hồng. Việt Nam có 8 vùng
trồng ngô, tại mỗi vùng, tuỳ theo điều kiện cụ thể có thời vụ trồng khác nhau. Để hiểu
về vấn đề thời vụ xin tham khảo sơ đồ lịch thời vụ sau:

Sơ đồ lịch thời vụ từ gieo trồng đến thu hoạch các vụ ngô chính ở các vùng sinh thái
Vùng T-1 T-2 T-3 T-4 T-5 T-6 T-7 T-8 T-9 T-10 T-11 T-12
Miền núi Đông
1 Vụ 1: Ngô Xuân Vụ 2: Ngô Thu
Bắc (Hà Giang)
Tây Bắc
2 Vụ 1: Ngô Hè Thu Vụ 2: Ngô Thu Đông
(Sơn La)
Đồng bằng sông
3 Vụ 1: Ngô Xuân Vụ 2: Ngô Đông
Hồng (Hà Nội)
Bắc Trung Bộ
4 Vụ 2 Vụ 1: Ngô Xuân Vụ 2: Ngô Đông Xuân
(Vinh)
Nam Trung Bộ
5 Vụ 2 Vụ 1: Ngô Hè Thu Vụ 2: Ngô ĐX
(Quảng Ngã((ii)
Tây Nguyên Vụ 2: Ngô Thu
6 Vụ 1: Ngô Hè Thu
(Kon Tum) Đông
Đông Nam Bộ
7 Vụ 1: Ngô Hè Thu Vụ 2: Thu Đông
(Đồng Na((ii)
Nam Bộ Ngô Đông Ngô Đông
8
(Cần Thơ) xuân xuân
Tháng (T) T-1 T-2 T-3 T-4 T-5 T-6 T-7 T-8 T-9 T-10 T-11 T-12

91
6.3. CÁC GIỐNG NGÔ VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Tùy theo cách chọn tạo và trình độ thâm canh, hiện nay tại các vùng trong nước
trồng ngô sử dụng nhiều loại giống ngô lai có đặc điểm và chất lượng khác nhau. Các
vùng trong tỉnh có thể chọn và sử dụng một số nhóm giống ngô chính sau:

6.3.1. Nhóm giống thụ phấn tự do (OPV)


Là giống ngô chủ lực của các năm 1973 đến 1990, hiện chỉ được sử dụng nhiều ở
những vùng khó khăn về khí hậu và kinh tế, kỹ thuật.
a. Đặc điểm của nhóm giống
- Cho năng suất tương đối cao và ổn định: 4 - 6 tấn/ha (nhờ lợi dụng ưu thế
gen cộng).
- Nền di truyền rộng, thích ứng rộng trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau.
- Việc giữ giống và sản xuất giống dễ, thay thế giống tương đối đơn giản.
- Giá hạt giống rẻ, 1kg hạt giống bằng khoảng 2kg hạt ngô thịt, hạt giống có thể
sử dụng liên tiếp 2 - 3 vụ khi trồng cách ly với các giống khác.
- Phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của Việt Nam và các nước đang
phát triển.
Nhược điểm:
- Độ đồng đều của giống kém.
- Năng suất khi thâm canh không cao, thường chỉ đạt 3 - 5 tấn/ha.
Các giống đại diện: TSB1, TSB2, Q2, MSB49, CV1, CV2...
Cách sử dụng: Nhóm ngô lai thụ phấn tự do yêu cầu điều kiện thâm canh trung
bình và khá. Có khả năng thích nghi cao, có thể trồng vào các mùa vụ, vùng đất khó
khăn. Hiện nay nhóm này ít được sử dụng, được trồng tại các vùng khó khăn, điều kiện
kinh tế kỹ thuật kém.

6.3.2. Nhóm giống ngô lai quy ước


Nhóm giống ngô này được đưa vào Việt Nam từ năm 1991 và đang phát huy tác
dụng trong sản xuất. Hiện nay tỉ lệ diện tích gieo trồng sử dụng nhóm giống ngô lai quy
ước của Việt Nam chiếm khoảng 98%. Nhóm giống này hiện là nhóm giống chủ lực cho
sản xuất ngô của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI và sau này.
Ngô lai quy ước được tạo ra khi lai các dòng ngô thuần với nhau.
Tùy theo cách lai tạo, nhà chọn giống tạo ra các loại giống sau:
Giống lai đơn (F1 = A × B) là giống lai giữa 2 dòng ngô thuần (A; B). Giống lai
đơn năng suất cao nhất trong các nhóm giống lai. Giá hạt giống lai đơn đắt nhất do năng
suất dòng mẹ thấp. Khi trồng cần tạo điều kiện tốt nhất cho giống lai đơn phát huy tiềm
năng năng suất.

92
Hiện nay nhóm giống ngô lai đơn là nhóm giống chủ lực trồng ở Việt Nam. Có rất
nhiều giống được các Viện nghiên cứu, công ty, trường đại học của Việt Nam chọn tạo
và nhập nội để sản xuất. Đại diện là các giống ngô lấy hạt như LVN-10, LVN99,
LVN-4, LVN25, LVN8760, LVN146, CP333, CP888, CP999, C919, PAC-963, B9034,
Pioneer 3012, NK4300, DEKAB... Các giống ngô nếp như HN88, HN68, giống ngô
đường lai số 20…
Giống lai ba (F1 = (A × B) × C) là giống lai tạo ra từ 3 dòng thuần (A; B; C).
Giống lai 3 có năng suất cao, giá hạt giống lai 3 giá thấp hơn lai đơn, có khả năng thích
nghi cao hơn. Các giống lai 3 hiện trồng gồm LVN-17, Uniseed 38, CPA-88, T-1…
Giống lai kép (F1 = (A × B) × (C × D)) là giống lai được tạo ra từ 4 dòng thuần
(A; B; C; D). Giá hạt giống lai kép thấp nhất trong nhóm giống ngô lai, năng suất thấp
hơn so với giống lai đơn và lai 3. Giống lai kép có khả năng thích ứng cao hơn so
giống ngô lai đơn và lai 3. Đại diện là các giống P60, một số giống của công ty Bioseed
như B9681…

Hình 6.1. Ruộng trồng giống ngô lai

Hình 6.2. Bắp ngô lai cho năng suất cao

93
Đặc điểm của nhóm giống ngô lai quy ước:
- Cho năng suất rất cao do lợi dụng ưu thế lai trội và siêu trội. Có thể đạt
10 - 14 tấn/ha.
- Độ đồng đều cao.
- Dễ cơ giới hoá.
- Khả năng thâm canh cao.
- Nền di truyền hẹp, khả năng thích ứng kém.
- Giá hạt giống đắt (giá 1kg hạt giống bằng 10-20kg ngô thịt) tuỳ theo loại giống.
Hạt giống chỉ sử dụng được một lần.
Nhóm giống lai quy ước yêu cầu điều kiện thâm canh cao (mùa vụ thích hợp, đất
trồng tốt, phân bón cao và cân đối, kỹ thuật trồng trọt hợp lý). Nên dành điều kiện tốt
nhất cho loại giống này để phát huy tác dụng của giống.
Cần chú ý có một số xu hướng mới hiện nay được các nhà nghiên cứu đặt ra trong
việc chọn tạo giống ngô lai quy ước như:
- Chọn tạo giống ngô có chất lượng cao, hàm lượng protein cao và các axit amin
trong hạt cân đối để phục vụ nhu cầu chăn nuôi hay làm thức ăn gia súc. Đây là các
dạng ngô lai giàu đạm (QPM), hiện nay đang được trồng thử nghiệm và dự kiến sẽ được
trồng rộng rãi ở Việt Nam trong tương lai.
- Chọn giống ngô lai chịu được các điều kiện khó khăn như chịu khô hạn, chịu đất
nghèo chất dinh dưỡng... để phục vụ cho các vùng trồng ngô có điều kiện khó khăn.
- Chọn tạo giống ngô lai làm thức ăn xanh chăn nuôi (bò sữa và các loại gia
súc khác).

6.3.3. Nhóm giống ngô lai không quy ước


Là giống ngô lai khi có ít nhất một thành phần bố hoặc mẹ không phải dòng thuần
loại giống lợi dụng ưu thế lai của bố hoặc mẹ (thường là mẹ các giống ngô lai có ưu thế
lai cao).
Cách chọn tạo giống ngô lai không quy ước:
F1 = giống ngô lai quy ước x một dòng (một giống ngô khác).
Một số giống ngô lai không quy ước hiện trồng tại Việt Nam là LS5, LS6, LS7,
LS8. Các giống ngô lai loại này đã được trồng và phát huy kết quả khá tốt ở Việt Nam
trong thời gian năm 1992-1995.
Đặc điểm: Nhóm giống này dễ chọn tạo, cho năng suất cao hơn các giống ngô thụ
phấn tự do (OPV), ưu thế lai có thể duy trì từ 1-2 thế hệ. Giá hạt giống thấp tương
đương với các giống ngô thụ phấn tự do, dễ được người nông dân chấp nhận.
Giống ngô lai không quy ước có nền di truyền rộng, dễ thích nghi với các điều
kiện canh tác khác nhau, yêu cầu thời vụ và kỹ thuật chăm sóc tương tự nhóm giống thụ
phấn tự do (OPV). Nhóm giống này hiện nay ít được sử dụng.

94
6.3.4. Các căn cứ chọn giống ngô
- Căn cứ vào mùa vụ trồng: Do ngô lai là loại giống yêu cầu điều kiện thâm canh
cao, do vậy khi trồng ngô, hộ nông dân phải lưu ý chỉ nên trồng ngô lai trong điều kiện
trồng trọt tốt nhất. Ví dụ trong vụ Xuân, Hè Thu, Thu Đông ở vùng Đồng bằng Bắc bộ
có thể chọn các giống ngô lai đang được trồng đại trà nhưng vào những thời vụ khó
khăn như vụ Đông, Đông Xuân cần chú ý: Chỉ trồng ngô lai trong khung thời vụ cho
phép, chọn các giống ngô lai thích hợp cho từng vụ: Vụ Đông chọn giống ngắn ngày,
chịu rét như LVN-4, P11, P60, vụ Đông Xuân chọn giống chịu hạn, chịu rét có thời gian
sinh trưởng trung ngày như LVN-10, CP888, NK4300...
- Căn cứ vào điều kiện đất trồng, khả năng tưới nước: Căn cứ này tuân theo
nguyên tắc nếu đất tốt, có thể đảm bảo đủ nước tưới ta chọn trồng giống ngô lai quy ước
đang được sản xuất phổ biến . Nếu đất không tốt, tưới nước khó khăn có thể chọn trồng
các giống ngô thụ phấn tự do, ngô lai không quy ước...
- Căn cứ vào tình hình sản xuất ngô trong vùng, khả năng kinh tế và điều kiện kỹ
thuật của các nông hộ cây ngô lai mới phát huy được tiềm năng năng suất, dễ đạt năng
suất cao.
- Căn cứ vào mức độ phát triển sâu bệnh trong vụ và trong vùng: Cây ngô lai do
trồng thâm canh, dễ bị nhiễm sâu bệnh, cần chú ý thời vụ có nhiệt độ cao, nóng ẩm sâu
bệnh nhiều để chọn giống kháng sâu bệnh, ví dụ các giống ngô LVN-10, DK888 có khả
năng kháng sâu đục thân mạnh nên chọn trồng trong vụ Xuân ở những vùng thường
xuyên xuất hiện sâu đục thân. Ở những vùng thường xuyên bị nhiễm một loại bệnh như
khô vằn, cần chọn các giống chống chịu được với bệnh khô vằn, kết hợp với các biện
pháp kỹ thuật để giảm nhẹ mức độ gây hại của bệnh...

6.3.5. Chuẩn bị hạt giống


Lượng hạt giống: cần mua hạt giống đúng loại giống và đúng số lượng. Lượng hạt
giống cần dự trù phụ thuộc vào các yếu tố sau:
* Độ lớn của hạt và tỉ lệ nảy mầm của hạt
Về độ lớn hạt: các loại hạt giống ngô hiện nay có độ lớn khác nhau. Khối lượng
1000 hạt dao động 200g đến 300g. Do độ lớn khác nhau nên lượng hạt giống gieo khác
nhau. Có thể chia thành 3 nhóm:
- Giống ngô có hạt nhỏ: Đây là các giống thuộc nhóm ngô lai đơn như LVN-10,
CP888, LVN-4, LVN-20, NK4300... các giống ngô đường lai... Nhóm này hạt nhỏ, số
hạt trên một đơn vị trong lượng lớn.
Định mức lượng hạt gieo trên một hecta khoảng: 16 - 20 kg/ha, tính ra khoảng
0,6 - 0,7 kg/sào Bắc bộ (360m2).
- Các giống ngô hạt trung bình: Các giống ngô lai 3, lai kép, một số giống ngô thụ
phấn tự do hạt nhỏ như TSB2, Q2...
Định mức lượng hạt gieo trên một hecta khoảng: 22 - 25 kg/ha, tương đương
0,8 - 0,9 kg/sào Bắc bộ (360m2).

95
- Các giống ngô hạt lớn: Một số giống ngô thụ phấn tự do có dạng hạt răng ngựa
như VM1...
Định mức lượng hạt gieo trên một hecta khoảng: 27 - 30 kg/ha, tính ra khoảng
1 - 1,1 kg/sào Bắc bộ (360m2).
* Phụ thuộc vào tỉ lệ nảy mầm của lô hạt giống: nếu lô hạt giống có tỉ lệ nảy mầm
trên 95%, ta chỉ cần dự trù theo lượng trên (đã tính dành lại 5% lượng hạt giống để dặm
lại sau khi gieo hạt). Nếu lô hạt giống có tỉ lệ nảy mầm 90 - 95%, ta nên tính thêm
lượng hạt khoảng 5% để dặm. Nếu lô hạt giống có tỉ lệ nảy mầm dưới 85% không nên
gieo lô hạt này. Trong trường hợp bắt buộc phải gieo lô hạt giống, cần tính lượng hạt
giống dành để gieo và dặm hạt thêm gấp 1,1 - 1,2 lần lượng nêu trên vì phải gieo dày và
dành lượng hạt 5 - 10% để dặm. Cách khác có thể ngâm ủ hạt nứt nanh đem ra trồng
hoặc làm bầu để tận dụng lô hạt giống có tỉ lệ nảy mầm thấp.
Cần chú ý tính đến tình hình sâu bệnh hại, diễn biến thời tiết lúc gieo hạt.

6.4. MẬT ĐỘ KHOẢNG CÁCH VÀ KỸ THUẬT GIEO HẠT


6.4.1. Các căn cứ xác định mật độ và khoảng cách
Mật độ trồng ngô có ý nghĩa rất quan trọng đối với năng suất ngô, mật độ là một
trong những yếu tố tạo thành năng suất ngô. Trước khi trồng, cán bộ kỹ thuật cần phải
lựa chọn mật độ thích hợp cho giống ngô định trồng. Khi chọn mật độ và khoảng cách
trồng ngô căn cứ vào một số vấn đề chính sau:
- Căn cứ vào đặc điểm của giống: Sự khác biệt về giống thể hiện ở hai đặc điểm
chính nông hộ cần cân nhắc khi định ra khoảng cách trồng ngô đó là:
Đặc điểm phát triển thân lá: giống thân lá phát triển mạnh, cây cao lá xoè ngang cần
trồng khoảng cách hàng 70cm, cây cách cây từ 25 - 30cm, ngược lại giống ngô thân lá
phát triển kém, hoặc thân lá gọn có thể trồng với khoảng cách nhỏ hơn, thường trồng
khoảng cách hàng 65 - 70cm, cây cách cây 22 - 25cm. Giống dài ngày và ngắn ngày:
thường các giống ngô dài ngày có thân lá phát triển mạnh, thời gian sống dài, tiềm năng
năng suất cao nên phải trồng thưa để phát huy hết khả năng năng suất cao.
- Căn cứ vào mùa vụ: mùa vụ Đông Xuân vùng Đồng bằng Bắc bộ và Hè Thu ở
miền núi có thời gian sinh trưởng dài, cần trồng khoảng cách hàng 70cm, cây cách cây
từ 25 - 30cm. Vụ ngô Đông, Thu Đông vùng Đồng bằng Bắc bộ ngắn ngày trồng trong
điều kiện nhiệt độ thấp, ánh sáng yếu, cây phát triển kém cần trồng dày khoảng cách
hàng 65 - 70cm, cây cách cây 22 - 25m.
- Căn cứ vào khả năng thâm canh và điều kiện chăm sóc: đây là một vấn đề cần
lưu ý khi trồng ngô cũng như các loại cây trồng khác. Nếu điều kiện kinh tế cho phép,
hộ nông dân có đủ phân bón, đủ công chăm sóc có thể trồng ngô với mật độ cao hơn so
với hộ không có điều kiện vật tư kỹ thuật.

96
6.4.2. Mật độ và khoảng cách trồng ngô tại vùng Đồng bằng Bắc bộ
Khoảng cách trồng truyền thống đối với cây ngô thường được chọn: hàng cách
hàng 70cm, cây cách cây từ 25 - 30cm. Tuy nhiên khi tăng mật độ người trồng có thể
điều chỉnh khoảng cách hàng còn 65cm, khoảng cách cây xuống đến 20cm để đảm bảo
mức mật độ quy định, trong đó xu hướng điều chỉnh giảm khoảng cách trồng giữa 2 cây
được sử dụng nhiều do dễ thực hiện và giúp đảm bảo khả năng sử dụng ánh sáng của
quần thể ruộng ngô.
Trung tâm nghiên cứu ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT từ thập niên 90 đã đưa ra
khuyến cáo cho các vùng trồng ngô trên thế giới nêu ở bảng 6.2.

Bảng 6.2. Một số mật độ khoảng cách trồng ngô hiện hành
TT Khoảng cách hàng (cm) Khoảng cách cây (cm) Số cây/vị trí Mật độ (vạn cây/ha)
1 70 22 1 64.900
2 70 25 1 57.000
3 70 30 1 47.000
4 70 35 1 41.000
5 70 40 2 71.400
6 75 40 2 66.700
7 65 40 2 76.900
8 65 45 2 68.400
9 65 50 2 61.500
10 65 55 3 83.900
11 70 50 3 85.700

Số liệu tại bảng 6.2 cho thấy, trên thế giới tùy theo điều kiện của vùng sản xuất có
thể chọn cách trồng 1 cây/1 vị trí đến 3 cây/1 vị trí, mức thấp nhất đạt 4,1 vạn cây/ha,
mức cao nhất đạt 8,6 vạn cây /ha. Việc chọn mật độ trồng sẽ do cán bộ kỹ thuật đưa
ra, căn cứ vào tình hình thời tiết, điều kiện kinh tế, kỹ thuật, tập quán canh tác của vùng
sản xuất.
Theo quy trình khảo nghiệm của Bộ NN&PTNT ban hành năm 2006, các mức
mật độ thay đổi theo giống ngô và thời gian sinh trưởng nêu ở bảng 6.3. Mức mật độ
dao động từ 4,5 vạn cây đến 7,1 vạn cây.

Bảng 6.3. Mật độ, khoảng cách gieo trồng một số loại ngô tại Việt Nam
TT Nhóm giống Khoảng cách Số cây/ô Mật độ (cây/ha)
1 Ngô Nếp 70cm x 20cm 100 71.000
2 Chín sớm và trung bình 70cm x 25cm 80 57.000
3 Chín muộn 70cm x 30cm 64 45.000

Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2006

97
Trong thực tiễn sản xuất, vùng có điều kiện chiếu sáng mạnh hình thành xu hướng
mới là trồng ngô mật độ cao hơn trước đây, do các nguyên nhân: (i) Thực tiễn có nhiều
giống ngô tốt, kết cấu thân lá gọn, phù hợp với việc trồng dày; (ii) Điều kiện thâm canh
được cải thiện, lượng phân bón tăng. Xu hướng mới này điều chỉnh khoảng cách hàng
rút từ 70cm xuống còn 60 - 65cm, khoảng cách cây từ 20 - 25cm. Mật độ trồng dao
động từ 6,6 vạn cây/ha đến 7,5 - 8,3 vạn cây/ha. Việc sử dụng giống mới trồng mật độ
cao, kết hợp đầu tư thâm canh là hai biện pháp kỹ thuật dễ thực hiện, giúp tăng năng
suất và hiệu quả sản xuất ngô.
Kết quả nghiên cứu mật độ trồng ngô của Viện nghiên cứu ngô Việt Nam cho thấy:
- Đối với các giống ngô ngắn như LVN99, LVN885, CP333, mật độ trồng thích
hợp từ 6,0 - 8,0 vạn cây/ha, khoảng cách hàng 60cm, khoảng cách cây từ 25 - 30cm,
trồng 1 cây/1 vị trí.
- Đối với các giống ngô trung ngày như LVN61, C919, DEKAL mật độ trồng
thích hợp từ 5,0 - 6,5 vạn cây/ha, khoảng cách hàng 65-70cm, khoảng cách cây 25cm,
trồng 1 cây/1 vị trí.
- Đối với các giống ngô dài ngày như DK888, LVN10, mật độ trồng thích hợp từ
4,5 - 6,0 vạn cây/ha, khoảng cách hàng 70cm, khoảng cách cây từ 25 - 30cm, trồng 1
cây/1 vị trí.

6.4.3. Kỹ thuật gieo hạt


Trong điều kiện bình thường, khi làm đất xong, cần tiến hành gieo hạt ngay, cách
làm cụ thể như sau:
- Tiến hành san phẳng ruộng, dùng trâu cày hoặc cuốc rạch hàng cách hàng 70cm,
sâu 10cm.
- Tra phân lót: Rắc phân chuồng và lân đều xuống rãnh, dùng đất bột lấp lên phân.
- Cách đặt hạt: hạt được đặt theo khoảng cách quy định (22-30cm tùy theo khoảng
cách định trồng). Nếu lô hạt giống tốt chỉ cần đặt 1 hạt/1 vị trí. Nếu hạt giống có tỉ lệ
nảy mầm thấp nên đặt tuần tự “2 hạt-1 hạt” dọc theo luống (Hình vẽ). Cách đặt này
lượng hạt giống tăng gấp 1,5 lần, xác suất có 1 cây trên 1 vị trí cao. Cần lưu ý ở vị trí 2
hạt cần đặt hạt cách nhau 3-4cm để đến lúc tỉa bỏ 1 cây ít ảnh hưởng đến bộ rễ của cây
bên cạnh.
1 hạt 2 hạt 1 hạt 2 hạt 1 hạt 2 hạt
---x-----xx-------x------xx------x------xx--
- Lấp đất vùi hạt: Sau khi gieo hạt xong cần dùng đất lấp hạt, nên dùng đất nhỏ,
đất bột, đất ẩm để lấp, giúp hạt nhanh hút nước dễ nảy mầm, độ sâu lấp đất tùy mùa vụ,
độ ẩm đất. Nếu độ ẩm bình thường, nhiệt độ lúc gieo hạt trên 20°C độ sâu lấp đất
4 - 5cm, nếu độ ẩm đất thấp, nhiệt độ lúc trồng thấp (13 - 19°C) độ sâu lấp đất 5 - 6cm.

98
Chú ý ở những vùng đất, trên ruộng lúc gieo hạt có độ ẩm đất thấp, cần khắc phục
bằng cách sau khi lấp đất thì dùng tay, chân hoặc vồ nén đất trên hàng ngô mới gieo
giúp cho hạt tiếp xúc với đất nhanh hút nước nảy mầm.
Đối với trường hợp đến thời vụ trồng ngô nhưng do đặc điểm mùa vụ, đất trồng
ngô không đảm bảo tiêu chuẩn gieo hạt, đặc biệt là đất quá ẩm, hộ nông dân cần có
những giải pháp tạm thời để xuống giống kịp thời vụ như làm ngô bầu, ngâm ủ hạt
trước, lên luống cao thoát nước.

6.5. KỸ THUẬT BÓN PHÂN VÀ CHĂM SÓC NGÔ


6.5.1. Loại phân bón, liều lượng bón
Các loại phân bón cho ngô: Cây ngô có thể sử dụng nhiều loại phân khác nhau.
Khi chọn phân bón cần lưu ý:
Phân hữu cơ: Ngô ưa các loại phân hữu cơ hoai mục, lượng bón 7 - 10 tấn phân
chuồng/ha. Nhiều nơi có tập quán ủ phân chuồng với phân lân bón cho ngô. Cách làm
này có hiệu quả cao, tránh được ô nhiễm môi trường, đảm bảo vệ sinh. Trường hợp
không có phân hữu cơ có thể thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh.
Phân vô cơ: Có thể dùng các loại phân được bán trên thị trường như loại phân đơn
(urê), dạng phân lân (tecmo phốt phát, supper phốt phát), dạng phân kali (thường kali đỏ
- KCl). Ngoài ra, có thể dùng các loại phân bón đa yếu tố như phân DAP (18%N và
46% P2O5), phân đa yếu tố NPK (các dạng 16/16/16, 20/12/10...). Khi bón các loại phân
này có thể kết hợp bón phân đơn để bón đảm bảo tỉ lệ NPK phù hợp với yêu cầu của cây
ngô trên từng loại đất.
Theo quy phạm khảo nghiệm giá trị sử dụng và giá trị canh tác giống ngô của Bộ
NN&PTNT-2006, kỹ thuật bón phân gồm bón lót và bón thúc.

6.5.2. Kỹ thuật bón lót


Bón lót có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây thời gian đầu và suốt cả
quá trình sống sau này. Trong điều kiện thời tiết bình thường, bón lót toàn bộ phân hữu
cơ và phân lân + 1/4 lượng đạm. Cách bón: tiến hành bổ hốc, rạch hàng sâu
7 - 10cm, tra đều phân lót, lấp một lớp đất mỏng rồi gieo hạt. Chú ý không để hạt giống
tiếp xúc trực tiếp với phân lót.
Tại một số vùng điều kiện mưa nhiều, không gieo hạt trực tiếp, phải làm ngô bầu
như ngô vụ Đông vùng Đồng bằng sông Hồng, do đất ngập nước không bót lót ngay từ
lúc làm đất, có thể bón thúc lúc ra bầu khi ngô được 3-4 lá. Lượng bón thúc gồm toàn
bộ lượng phân chuồng và 2/3 lượng phân lân. Phần lân còn lại dùng để tưới thúc cho
ngô lúc cây con để giúp cây nhanh phục hồi rễ.

6.5.3. Kỹ thuật bón thúc


- Loại phân: Bón thúc thường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân đạm (urê, đạm
sunphát), kali và các loại phân phức hợp NPK.

99
- Các thời kỳ bón phân, cách bón và tác dụng: Bón thúc lần 1 khi ngô 3 - 5 lá:
1/4 lượng đạm + 1/2 lượng kali. Thời kỳ này có thể bón trực tiếp bằng cách bổ hốc,
rạch rãnh sâu 5cm cách gốc hoặc hàng ngô 5 - 7cm. Tra đều phân, tiến hành lấp đất
kết hợp vun nhẹ tạo luống cho ngô (vun lần 1). Thời kỳ này có thể pha nước phân
chuồng hoặc pha phân đạm và kali tưới cho cây, cách bón này hiệu quả cao, ngoài tác
dụng cung cấp phân bón còn có tác dụng cung cấp nước cho cây ngô con.
- Bón thúc lần 2 khi ngô 7 - 9 lá: 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali. Cách bón: rạch
hàng ngô cách gốc 10cm, sâu 7 - 10cm tra đều phân thúc sau đó kéo đất lấp phân và vun
cao ngô lần thứ 2. Đối với ngô trồng bầu, thời kỳ cây con có thể dùng nước phân chuồng,
phân đạm và lân pha tưới nhiều lần, cách bón này giúp rễ phục hồi và phát triển.
Bón phân ở thời kỳ này có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng để bộ rễ ngô phát
triển, tạo điều kiện cho giai đoạn phân hoá bông cờ và bắp ngô diễn ra thuận lợi, dẫn tới
đạt năng suất hạt ngô cao. Ngoài ra, lần bón này còn giúp ngô phát triển thân lá, bộ lá
xanh, tăng khả năng quang hợp nuôi cây.
Ghi chú:
- Lượng phân bón cần điều chỉnh cho phù hợp với từng loại đất.
- Vùng trồng ngô bầu không dùng lân bón lót lúc ra bầu, lân kết hợp với đạm pha
nước tưới cho ngô thời kỳ cây ngô nhỏ lúc 3 - 5 lá. Các thời kỳ sau khi đất đã khô bón
phân thúc bình thường.

6.6. KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC CHO NGÔ


Việc tưới nước cho ngô cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Căn cứ vào yêu cầu nước của cây ngô, trong đó đặc biệt chú ý thời kỳ gieo hạt là
thời kỳ ngô rất cần độ ẩm đất thích hợp để nảy mầm và thời kỳ trước trỗ cờ 15 ngày đến
lúc ngô chín sữa là thời kỳ cần nước nhất của cây ngô.
- Căn cứ vào độ ẩm đất: Khi độ ẩm đất nhỏ hơn 60% bắt buộc phải tưới nước cho
ngô. Cần căn cứu vào mùa vụ, diễn biến mưa của vụ trồng để có kế hoạch chuẩn bị đối
phó với tình trạng khô hạn trong thời gian trồng ngô.
Nếu điều kiện cung cấp nước thuận lợi, nên thường xuyên tưới nước bổ sung cho
ngô, tránh hiện tượng để đất trồng ngô bị khô hạn. Nếu điều kiện tưới nước khó khăn, nên
cung cấp nước cho ngô vào thời kỳ ngô cần nước. Tại những vùng khô hạn, không có hệ
thống thuỷ nông, cần tính toán thời vụ, kết hợp chọn các giống ngô chịu hạn để thời kỳ
hạn không rơi vào thời kỳ cần nước của cây ngô, giảm nhẹ thiệt hại do khô hạn gây ra.
Thường trong 1 vụ ngô phải tưới trung bình từ 2 - 4 lần tuỳ theo vùng và mùa vụ
trồng. Do đặc điểm phát triển của cây ngô trong từng thời kỳ sinh trưởng, chúng ta có
thể áp dụng các cách tưới:
- Tưới trước khi gieo hạt: ở một số vùng, một số vụ khi gieo hạt, đất quá khô
không đủ độ ẩm cho hạt mọc mầm, có thể tiến hành tưới nước trước khi gieo. Cách

100
tưới: rạch rãnh cách nhau 2m, tháo nước vào rãnh cho thấm dần vào đất. Khi nước thấm
đều, độ ẩm đất đủ tiêu chuẩn gieo hạt, tiến hành rạch 3 hàng ngô giữa hai rãnh tưới và
gieo hạt. Cách tưới này thường áp dụng trong vụ Đông Xuân vùng Đồng bằng Bắc bộ,
vụ Hè Thu ở các tỉnh miền Trung.
- Tưới nước lúc cây ngô nhỏ 3 - 4 lá. Lần tưới này khó khăn do chiều cao cây ngô
còn nhỏ, ngô chưa vun tạo luống. Cách tưới: Cách 1 - 2 hàng ngô tạo các rãnh, tháo
nước đều vào rãnh, sau 12 giờ nếu nước chưa thấm hết tháo cạn nước ra khỏi ruộng.
Lượng nước tưới thời kỳ này dao động 300 - 400 m3/1 lần tưới.
- Tưới nước thời kỳ cây ngô đã tạo thành luống: Thời kỳ này ngô đã lớn, sau
1 - 2 lần bón phân vun đất vào gốc ngô, tạo nên các luống. Cần tháo nước cho ngập
1/3-1/2 rãnh luống rồi ngăn giữ nước trong rãnh cho thấm dần vào luống ngô.
Thường sau 1 - 2 ngày độ ẩm đất đạt 70 - 80% phù hợp với yêu cầu của cây ngô. Các
lần tưới cách nhau 15 - 20 ngày tuỳ theo điều kiện thời tiết, lượng nước tưới mỗi lần
khoảng 400 - 600 m3/lần tưới.
Chú ý: Đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô, đặc biệt vào các thời kỳ ngô 6 - 7 lá, ngô xoáy
nõn (trước khi trỗ cờ từ 10 - 12 ngày), kết thúc thụ phấn đến chín sữa (sau khi ngô trỗ
cờ từ 10 - 15 ngày). Cần tưới đồng đều, sau khi tưới hoặc khi mưa phải thoát hết nước
đọng trong ruộng.

6.7. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC NGÔ


Sau khi gieo ngô xong, hộ nông dân phải thường xuyên thăm và kiểm tra ruộng
ngô để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng xấu đến ruộng ngô như:
xác định tỉ lệ cây chết để dặm, tỉa định cây, làm cỏ, vun gốc, phát hiện sâu bệnh hại,
chuột cắn phá, hạn, úng... Việc kiểm tra nên thường xuyên nhằm phát hiện sớm các vấn
đề phát sinh để có giải pháp phòng chống những yếu tố bất lợi cho ngô.

6.7.1. Dặm ngô


- Dặm ngô là một việc làm bắt buộc trong kỹ thuật chăm sóc ngô, thực tế sản xuất
ngô cho thấy rất ít ruộng ngô sau khi gieo tỉ lệ nảy mầm đạt 100%. Nhiều ruộng cây
chết nhiều, phải dặm 10 - 20%, dặm nhiều lần.
- Thời gian dặm: Nên dặm sớm, sau khi gieo ngô 5 - 7 ngày trong điều kiện ngoại
cảnh thích hợp hoặc 7 - 10 ngày trong điều kiện rét và hạn.
* Cách dặm
- Dặm bằng hạt khô: Cách dặm này phổ biến, dễ làm, khi gieo hạt nông hộ nên
dành khoảng 5 - 10% lượng hạt giống để dặm. Sau 5 - 7 ngày kiểm tra ruộng, dùng hạt
gieo thay vào vị trí hạt không mọc. Sau khi gieo tưới nước vào các vị trí dặm hạt để hạt
đủ nước nhanh nảy mầm.
- Dặm bằng hạt đã ngâm ủ: Cách dặm này có hiệu quả cao, sau khi gieo ngô 3 - 4
ngày, ngâm ủ hạt, khi hạt nứt nanh, rễ vừa nhú mang ra ruộng dặm thay vào các vị trí
không mọc. Cách dặm này cần phải tưới nước ngay sau khi dặm.

101
- Dặm bằng bầu: Các hộ nông dân sau khi gieo hạt xong có thể làm bầu ngô tại
một góc ruộng. Lượng bầu phụ thuộc vào tỉ lệ nảy mầm của hạt giống. Lô hạt giống có
tỉ lệ nảy mầm thấp cần làm bầu dặm nhiều. Thường dự trù làm lượng bầu bằng 5% so số
cây trên ruộng. Cụ thể 1 sào (Bắc bộ) ngô cần làm 100 - 120 bầu (khoảng 0,2 - 0,3m2
với kích thước bầu 5 × 5 × 5cm). Cách dặm bằng bầu dễ làm, có hiệu quả cao do không
có sự chênh lệch về thời gian giữa ngô đại trà và ngô dặm.
Chú ý: Không đánh cây con từ chỗ dày ra trồng tại các vị trí cần dặm, chỉ trừ
trường hợp đặc biệt ngô bầu sau khi ra ruộng có độ ẩm đất bão hoà, khi nhổ hoặc
đánh rễ ít bị tổn thương.

6.7.2. Cách tỉa ngô


- Tỉa sơ (tỉa đợt 1): Khi gieo ngô dày lúc ngô có 3 - 4 lá cần tỉa bớt để ngô không
cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng của nhau, lần tỉa này chỉ áp dụng khi mật độ ngô
trên ruộng quá cao. Hiện nay ở vùng Đồng bằng do tiếp thu kỹ thuật mới, hộ nông dân
không gieo dày, nên bỏ lần tỉa này, ở các vùng núi, vùng Trung du nhiều nơi gieo ngô
dày vẫn cần có lần tỉa này.
- Tỉa định cây (tỉa lần 2): lúc ngô có 5 - 6 lá, đây là lần tỉa cuối cùng, lúc này cây
ngô đã lớn, tỉ lệ chết giảm, số cây đã ổn định. Cách tỉa: loại bỏ các cây ngô nhỏ yếu,
nằm ngoài vị trí định giữ lại, khi tỉa chỉ giữ 1 cây trên 1 vị trí, tránh hiện tượng thấy hai
cây tốt như nhau, giữ lại cả hai cây. Cách làm này dẫn đến tình trạng mật độ cây trong
ruộng dày, cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng, khó nhận phấn thụ tinh, sau này bắp
nhỏ, tốn nhiều công và vật tư chăm sóc.
Sau khi tỉa định cây cần vun lại gốc ở các vị trí có tỉa cây để cây ngô không bị đổ,
nhanh phục hồi sau khi tỉa. Thực tế sản xuất, khi trồng các giống ngô lai, do giá hạt
giống đắt, người sản xuất chỉ gieo 1 hạt/1vị trí, khi cây lên không cần tỉa ngô, cần chú ý
bảo vệ cây thời kỳ mọc đến 5 lá.

6.7.3. Làm cỏ, xới đất và vun gốc


- Làm cỏ và xới đất: là biện pháp bắt buộc và rất quan trọng ở thời kỳ cây ngô còn
nhỏ, trên đồng ruộng có cỏ dại cần làm sớm để giảm số lượng cỏ cạnh tranh với cây ngô
con. Có thể dùng các phương pháp thủ công như dùng tay, cuốc, xới để nhổ cỏ. Hiện
nay nhiều nông hộ sử dụng thuốc trừ cỏ, giảm công lao động, tuy nhiên do dùng thuốc
chi phí vật tư cao, giá thành sản xuất ngô tăng, lãi giảm. Mặt khác khi phun thuốc trừ cỏ
nhiều hộ nông dân không xới đất làm cho đất thiếu ôxy bộ rễ ngô phát triển kém.
- Vun đất vào gốc ngô: Thường kết hợp với các lần bón phân, sau mỗi lần bón phân
nông hộ cần kết hợp vun gốc, tưới nước để giảm công lao động, tăng hiệu quả sử dụng
phân bón của ngô. Cần xới đất, nhặt sạch cỏ dại trước khi kéo đất vun vào gốc ngô. Vun
đất vào gốc là biện pháp kỹ thuật quan trọng, nó có tác dụng tạo điều kiện để bộ rễ phát
triển, tăng khả năng hút chất dinh dưỡng, giúp cây ngô chống đổ tốt hơn, giữ phân bón,
làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón của ngô.

102
6.7.4. Thụ phấn bổ sung cho ngô
Trong sản xuất, trong một số trường hợp đặc biệt cần thụ phấn bổ sung cho
ngô do:
- Hạt phấn rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, bị chết khi gặp điều kiện thời
tiết xấu, cờ không đủ phấn cung cấp cho toàn bộ cây trong ruộng nếu thụ phấn nhờ gió.
- Khi sản xuất hạt giống ngô lai quy ước thường gieo theo tỉ lệ 1 hàng bố/3-4 hàng
mẹ, một số trường hợp không đủ phấn để cung cấp cho các bắp ngô trên các hàng ngô
mẹ. Cần phải tiến hành thụ phấn bổ sung cho cây.
- Thụ phấn bổ sung có tác dụng tốt đến quá trình nhận phấn thụ tinh và tích luỹ
vật chất nuôi hạt của bắp ngô. Biện pháp thụ phấn bổ sung còn giúp chúng ta có thể
chọn được phấn tốt từ các bông cờ của cây (dòng) ngô khoẻ, làm tăng khả năng thụ tinh
và tích luỹ chất nuôi hạt.
Cách thụ phấn bổ sung:
Chuẩn bị dụng cụ:
- Chậu nhôm (hoặc chậu men) có màu sáng;
- Một que tre dài 15 - 20cm, một đầu bọc túm bông sạch để chấm hạt phấn;
- Thời gian lấy phấn: Nên lấy phấn vào thời gian từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30, chọn
ngày thời tiết tốt, không có mưa to gió lớn, nhiệt độ cao...
- Cách lấy phấn: Cầm chậu đi theo hàng ngô chọn các cây khoẻ, không bị sâu
bệnh, đại diện cho dòng, giống. Các hoa trên bông cờ nở khoảng giữa bông. Dùng tay
vít bông cờ rũ đều cho phấn hoa rơi vào chậu. Sau khi đi hết hàng ngô tiến hành loại bỏ
sâu, tạp chất lẫn trong phấn ở chậu thu phấn. Trút phấn từ chậu lớn sang bát nhỏ để tiện
cầm khi thụ phấn. Cách làm khác là cho phấn vào lọ nhựa phía trên nắp bịt 2 lớp vải
màn tuyn.
- Cách thụ phấn: Đi dọc theo hàng ngô, dùng que bông chấm vào phấn trong bát,
đưa lên các bắp ngô đang phun râu, dùng tay gõ nhẹ cho phấn rơi đều lên râu ngô. Nếu
dùng lọ nhựa lắc nhẹ lọ để phấn rơi đều vào râu ngô.
Để thụ hết các bắp trong ruộng cần làm liên tiếp từ 2 - 3 lần. Thời gian thụ phấn
bổ sung: Nên làm trong buổi sáng, khi trời chưa quá nắng, trời mát, độ ẩm không khí
80 - 85%. Không nên thụ phấn bổ sung lúc trưa, chiều có gió nóng, không khí khô sẽ
làm khả năng tiếp hợp của hạt phấn kém, tỉ lệ kết hạt thấp.

6.8. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH


- Sâu xám (Agrotis upsilon Roh): Là loại sâu đa thực, hại trên rất nhiều loại cây
trồng. Đặc điểm gây hại: sâu non sống trong đất, khi tuổi lớn thường gặm các gốc cây
ngô non thời kỳ 3 - 6 lá, sau khi cây ngô non đứt thường kéo cây xuống đất tại nơi trú
ẩn. Sâu xám hoạt động vào ban đêm, mạnh nhất lúc 19 - 23 giờ.

103
Sâu xám phá hại rất nghiêm trọng tại các vùng chuyên canh cây màu, nhiều khi
thành dịch. Loại sâu này thường gây hại cắn đứt nhiều cây con, làm giảm mật độ.
Biện pháp phòng chống:
Ở các vùng có điều kiện nên luân canh ngô với loại cây trồng nước như lúa nước,
các loại rau ưa nước.
+ Cần xử lý đất trước khi gieo ngô bằng các loại thuốc Diaphốt, Vibam 5H,
Vibasu10H lượng 28 kg/ha (1 kg/sào Bắc bộ). Trộn thuốc với phân chuồng hoai mục để
bón lót, tiến hành rạch hàng, bổ hốc ngô, sau đó rải phân xuống các hàng, các hốc, tra
tiếp phân bón lót và gieo ngô. Chú ý để rải thuốc đều, nông hộ có thể trộn thuốc với đất
bột theo tỉ lệ 1 phần thuốc với 1 phần đất cho dễ làm. Để đảm bảo an toàn cần dùng
găng hoặc túi nilong bao tay khi rắc thuốc.
+ Cần theo dõi ruộng, nương ngô thường xuyên, phát hiện sớm và áp dụng các
biện pháp:
Tổ chức bắt sâu bằng tay vào tối và sáng sớm. Buổi tối dùng đèn, đuốc soi bắt,
buổi sáng sớm theo vết cây bị sâu kéo, tìm lỗ sâu trú đào bắt.
Phun thuốc trừ sâu hại khi sâu xám còn nhỏ, dùng thuốc Sherpa 25EC lượng dùng
3 - 4 ml/8-10 lít nước (1 bình bơm), dùng 2 bình/1 sào Bắc bộ.
- Sâu đục thân (Pyrausta nubilalis): Một số nơi nông dân còn gọi là sâu tim. Đây
là loại sâu phá hại rất nặng các giống ngô lai hiện nay đang trồng tại Việt Nam. Sâu phá
hại quanh năm nhưng nặng nhất vào các vụ Xuân, vụ Hè Thu. Nhiều năm tỉ lệ cây bị
sâu phá hại tới 50 - 60%, cá biệt tới 100%, làm năng suất giảm mạnh. Đặc điểm gây hại
khi ngô còn nhỏ: quan sát trên ruộng thấy các lỗ thủng của lá bị sâu cắn thẳng hàng
nhau, làm rách lá và nõn, khi cây ngô tạo đốt, sâu non đục vào thân ngô từ các đốt thân,
quan sát thấy ở cuống lá có phân của sâu thải ra dạng mùn cưa, phần thân phía trên có lỗ
thủng. Nhiều trường hợp trên 1 cây ngô bị nhiều sâu đục thân non phá hại, sau khi phá
trên thân sâu phá tiếp ra bắp. Khi bắp lớn, sâu cắn phá đầu chóp lá bi, đục vào lõi ngô
phá hại. Cây bị sâu phá hại phát triển kém, năng suất giảm, gặp mưa to gió lớn thường
bị đổ gãy làm giảm năng suất. Bắp ngô bị đục làm giảm quá trình tích luỹ vật chất nuôi
hạt, bắp nhỏ, hạt lép.
Cách phòng trừ:
+ Chọn các giống ngô có khả năng chống sâu đục thân như các giống ngô lai
LVN-10, DK888...
+ Cần xử lý đất trước khi gieo, dọn sạch tàn dư thân lá ngô vụ trước ra khỏi đồng
ruộng, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.
+ Phát hiện sâu sớm, dùng thuốc phun khi sâu non ở tuổi 1 - 3 đang sống và cắn
phá lá. Dùng các loại thuốc trừ sâu đục thân trong danh mục quy định. Phun đúng theo
liều lượng ghi trong hướng dẫn.
+ Kết hợp dùng Padan10G dạng hạt, Vibasu10H dạng hạt, bỏ 5 - 6 hạt vào nõn ngô.

104
- Rệp sáp hại ngô (Aphis maydis): Đây là loại rệp muội gây hại nguy hiểm cho
ngô. Rệp thường hút nhựa ở nõn lá, phần bẹ lá và bông cờ, tập trung ở các phần non,
những nơi ẩm ướt. Rệp sáp xuất hiện với mật độ cao trong các vụ có mưa ẩm, nhiệt độ
thích hợp, trong các ruộng ngô trồng dày. Nếu không sớm phát hiện và phòng trừ kịp
thời, rệp phát triển nhanh với số lượng lớn khó phòng trừ. Đặc điểm gây hại: Rệp chích
hút các chất dinh dưỡng làm cây suy yếu, lá bị biến dạng, phát triển lên bông cờ làm
hoa phát triển kém, số lượng và chất lượng hạt phấn giảm gây ảnh hưởng xấu đến khả
năng tung phấn, thụ tinh của ngô.
Các biện pháp phòng trừ:
+ Dọn sạch tàn dư thân lá ngô vụ trước ra khỏi đồng ruộng, vệ sinh đồng ruộng
sạch sẽ.
+ Trồng đúng mật độ, chọn các giống ngô có thân lá gọn.
+ Thường xuyên thăm đồng và sớm phát hiện rệp, dùng thuốc hoá học phòng trừ.
Có thể sử dụng thuốc trừ rệp thông thường cho các loại cây trồng như: Trebon 10EC
20ml/1 bình 10 lít; Sherpa 25EC lượng dùng 3 - 4 ml/8-10 lít nước, dùng 2 - 3 bình/1
sào Bắc bộ. Chú ý dùng thuốc trừ sâu trong danh mục quy định, phun đúng theo liều
lượng ghi trong hướng dẫn.
- Bệnh đốm lá: Gồm bệnh đốm lá lớn (Helmithosporium turcicum Pass) và bệnh
đốm lá nhỏ (Helmithosporium maydis Nishik et Miyake). Đây là loại bệnh phổ biến
nhất ở các vùng trồng ngô trên thế giới và Việt Nam, mức độ thiệt hại tuỳ thuộc vào
mùa vụ, đặc điểm giống và kỹ thuật canh tác. Bệnh gây hại trên lá, thân, lá bi và trên
hạt. Tác hại làm giảm khả năng quang hợp và rút ngắn tuổi thọ của lá.
+ Bệnh đốm lá nhỏ: Đặc điểm lá bị các vết bệnh nhỏ như mũi kim, hơi vàng sau
đó lan rộng thành các đám hình tròn và bầu dục. Khi phát triển mạnh, kích thước vết
bệnh dài 5 - 6mm, rộng 1 - 2mm, phần lá bị bệnh chết có màu nâu đỏ, màu xám.
+ Bệnh đốm lá lớn: Vết bệnh dài, rộng hơn có dạng sọc, hình thoi không đều, màu
nâu hoặc màu xám bạc, không có quầng vàng. Nhiều trường hợp vết bệnh rộng 1 - 2cm,
kéo dài 5 - 10cm, làm chết rất nhiều phần trên lá, làm giảm nhanh diện tích lá và khả
năng quang hợp của cây. Bệnh thường xuất hiện ở lá già, lan dần lên các lá phía trên.
Nguyên nhân gây bệnh và đặc điểm phát sinh: Bệnh đốm lá lớn và đốm lá nhỏ do
hai loại nấm Helmithosporium turcicum và Helmithosporium maydis gây ra. Bệnh thường
phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, mưa ẩm nhiều, thường phát sinh vào thời kỳ
ngô vươn cao, đặc biệt sau khi ngô trỗ cờ đến chín sáp. Bệnh phát sinh trên lá già, yếu,
cây ngô phát triển kém, trên những ruộng có các đặc điểm sau: đất xấu, trồng dày, đất bí,
phân bón ít và không cân đối. Các giống ngô lai bị nhiễm bệnh đốm lá khá cao.
Biện pháp phòng trừ:
+ Phòng trừ bằng biện pháp thâm canh: Chọn giống kháng được bệnh đốm lá,
chọn đất cao, thời vụ trồng thích hợp, không để ngô bị ngập úng, trồng đúng mật độ,
không trồng dày, bón phân có đủ NPK, bón đúng thời kỳ quy định. Tưới nước đầy đủ
cho ngô phát triển.

105
+ Loại bỏ các tàn dư cây trồng vụ trước bằng cách mang thân lá ra khỏi đồng
ruộng, cày bừa sớm và lấp đất kỹ lên tàn dư thân lá.
+ Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý bằng thuốc chống nấm: TMTD lượng 3
kg/tấn hạt. Khi thu hoạch bắp và hạt cần phơi sấy khô làm giống cho vụ sau. Hộ nông
dân nên chọn mua các loại hạt giống ngô lai quy ước đã được xử lý thuốc chống nấm
trong quá trình sản xuất hạt giống.
+ Nếu bệnh phát sinh cần dùng một số loại thuốc phun lên thân lá như: TMTD
0,5%, Boocdo 0,4%, Zineb80WP 40g thuốc/1 bình 10 lít (hoặc các loại thuốc có tác
dụng tương tự hiện bán trên thị trường). Dùng các loại thuốc phòng trừ trong danh mục
quy định. Phun đúng theo liều lượng ghi trong hướng dẫn.
- Bệnh khô vằn (Hypochnus sesdcii shirai: Là loại bệnh xuất hiện nhiều trong điều
kiện nhiệt độ cao, nóng ẩm. Nguyên nhân do nấm Hypochnus sesdcii shirai gây hại.
Triệu chứng bệnh gây hại trên lá, trên thân khi nặng lan lên bắp. Vết bệnh xuất hiện trên
các lá già sau đó ăn lan lên các lá trên, khi số lá bị nhiễm bệnh lớn hơn 1/3 số lá hiện có
sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất ngô. Vết bệnh to, kéo dài tạo thành những đường vằn
trên lá, hình dạng không cố định, phần lá bị bệnh chết và khô đi có màu xám. Khi bệnh
nặng lan dần từ gốc lên ngọn, gây thối vỏ thân, cây dễ đổ, hạt bị chín ép. Thời gian gây
hại năng khi ngô có 9 - 10 lá đến lúc thu hoạch. Bệnh gây hại nặng trong vụ Xuân vùng
Đồng bằng Bắc bộ và vụ Hè Thu tại các vùng có mưa, nhiệt độ cao, độ ẩm đất cao.
Cách phòng trừ: áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như biện pháp thâm
canh, loại bỏ tàn dư thân lá vụ trước, xử lý hạt giống ngay từ khâu chọn ruộng, chọn cây
và bắp trên đồng ruộng (tương tự cách phòng bệnh đốm lá). Ngoài ra, áp dụng các biện
pháp khác như:
+ Chọn giống ngô có khả năng kháng bệnh khô vằn.
+ Khi bệnh phát sinh dùng các loại thuốc đặc hiệu trị bệnh khô vằn như Boocdo
(0,4%), Validacin 3L với lượng 20 - 25ml cho 1 bình bơm 8 - 10 lít nuớc, lượng dùng 3
bình cho 1 sào Bắc bộ. Dùng các loại thuốc phòng trừ trong danh mục quy định. Phun
đúng theo liều lượng ghi trong hướng dẫn.

6.9. THU HOẠCH NGÔ, PHƠI SẤY VÀ BẢO QUẢN NGÔ


6.9.1. Xác định thời gian thu hoạch
Thu hoạch ngô là khâu rất quan trọng trong sản xuất ngô. Một vấn đề cần quan
tâm của nông hộ là xác định đúng thời gian thu hoạch ngô. Nếu thu hoạch ngô sớm, ngô
chưa đủ thời gian để tích lũy vật chất vào hạt, trọng lượng hạt thấp, năng suất không
cao, gây lãng phí vật chất cây ngô đã tích luỹ được. Mặt khác khi thu non, lượng nước
trong hạt lớn, khó tách hạt, phơi và bảo quản hạt. Một điểm cần chú ý là khác với cây
lúa khi chín biểu hiện rất rõ ngoài đồng ruộng, bắp ngô nằm trong lá bi nên khó xác
định chính xác thời điểm thu hoạch. Hộ nông dân có thể xác định thời điểm thu hoạch
căn cứ các đặc điểm sau:

106
- Dựa vào lý lịch của giống: Khi trồng ngô hộ nông dân cần biết lý lịch, phải nắm
được thời gian sinh trưởng của giống. Khi trồng ngô gần đến ngày thu hoạch nên ra
ruộng kiểm tra độ cứng của hạt ngô để định ngày thu. Tuy nhiên, do điều kiện thời vụ
khác nhau, tốc độ chín của hạt khác nhau cần tham khảo thêm các chỉ tiêu khác.
- Dựa vào đặc điểm hình thái cây và bắp, độ ẩm hạt: Khi ra ruộng quan sát thấy lá
ngô đã chuyển từ màu xanh sang vàng, lá phía dưới khô, lá bi phía ngoài khô, chuyển
màu vàng, tách thử một số bắp nếu thấy các hạt trong bắp cứng, tách các hạt ra khỏi lõi
không bị xây sát, phần chân hạt có điểm đen thì có thể thu hoạch ngô.
Hộ nông dân có thể kiểm tra độ ẩm của hạt thông qua cách tách hạt: nếu hạt tách
ra khô, cắn thử thấy cứng, phần tinh bột trong hạt khô, chứng tỏ độ ẩm của hạt thấp, hạt
đã già. Thu hoạch lúc độ ẩm hạt thấp giúp các nông hộ đỡ công vận chuyển, phơi, sấy
nhanh, giảm chi phí lao động và vật tư.

6.9.2. Phơi sấy bắp, hạt và bảo quản


Sau khi thu ngô về, cần phải phơi sấy hạt. Do thời vụ và điều kiện trồng trọt khác
nhau, có thể áp dụng các cách sấy và bảo quản khác nhau:
- Phơi và bảo quản cả bắp: Sau khi thu ngô trên ruộng, nương, mang bắp ngô về
bộc túm lá bi (buộc khoảng 8 - 10 bắp thành một túm) treo liên tiếp trên sào, trên dây
thép để ở chỗ nắng, thoáng, có gió thổi để bắp khô dần, khi cần sử dụng mang bắp
xuống tác hạt khỏi lá bi. Phương pháp này hiện được sử dụng rộng rãi cho những vùng
trồng ngô số lượng ít, những vụ trồng trong điều kiện không thuận lợi cho công việc
phơi ngô hạt (như vụ ngô Đông vùng Đồng bằng Bắc bộ thu ngô vào cuối tháng 1 đầu
tháng 2, nhiệt độ thấp, không có nắng).
Ở các vùng đồng bào dân tộc ít người như vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên
hộ nông dân sau khi thu ngô về bỏ bớt 1 phần lá bi, đặt ngô trên dàn bếp, khi đốt lửa
nấu ăn, sưởi ấm không khí khô, nhiệt độ cao có tác dụng làm ngô mất nước, nhanh khô.
Cách bảo quản này còn có tác dụng chống sâu mọt phá hại hạt ngô (các hộ nông dân
người Thái, người Mông thường áp dụng để giữ hạt giống cho vụ sau). Cách này dễ
làm, không tốn nhiều công sức phơi và sấy, giữ được phẩm chất hạt sau khi thu hoạch
3 - 6 tháng, thích hợp với các vùng trồng ngô ít, điều kiện kinh tế chưa cao.
- Tách hạt và sấy hạt bằng máy: Cách này thường dùng tại các vùng trồng ngô có
diện tích lớn, sản phẩm ngô hàng hoá cao. Khi tách và sấy hạt bằng máy, hạt nhanh khô,
chất lượng hạt cao bán được giá. Hạt ngô sau khi sấy đạt độ ẩm bảo quản tốt nhất là
12 - 13%. Có thể sử dụng các thiết bị sấy tĩnh, sàn phẳng, giá thành không quá cao,
được người sản xuất quen dùng như SH-200, ST 3000, SRR-1, SN-400.
- Cách bảo quản ngô: Tuỳ theo vùng có một số cách bảo quản tốt, mà hộ nông
dân có thể áp dụng:
+ Cách bảo quản ngô cả bắp đặt trên dàn bếp, treo trên sào tre. Cách làm này
thuận tiện, thời gian bảo quản có thể dài 3-6 tháng, nếu giữ tốt có thể kéo dài thời gian

107
bao quản đến 12 tháng. Tuy nhiên cách này chỉ nên áp dụng tại những vùng sau khi thu
hoạch có khí hậu khô, nhiều nắng, độ ẩm không khí thấp.
+ Cách bảo quản ngô hạt trong chum, vại, thùng tôn... Cách này chỉ áp dụng khi
hạt ngô được phơi khô. Bảo quản cần lưu ý phơi thật khô chum, thùng đựng hạt. Hạt
ngô sau khi chứa trong thùng, chum phủ một lớp giấy báo rồi rải tro, vôi bột hoặc một
lớp lá xoan khô để giữ ẩm, tránh sâu mọt xâm nhập phá hại. Cách làm này có thể bảo
quản từ 6 tháng đến 12 tháng.
+ Cách bảo quản hạt giống ngô trong kho có thiết bị làm mát (gọi tắt là kho mát),
điều chỉnh được nhiệt độ, ẩm độ theo yêu cầu và có thể thông khí tự nhiên khi cần thiết.
Đối với hạt giống ngô, rau dự trữ quốc gia phải bảo quản bằng kho mát. Kho bảo quản
phải được xây dựng ở nơi cao ráo, thuận tiện giao thông và xuất nhập giống; cách xa
các điểm có nguy cơ về cháy nổ và các nguồn ô nhiễm, hoá chất độc hại; xung quanh
kho phải quang đãng, đảm bảo thoát nước tốt.
Chất lượng hạt giống phải cao hơn hoặc tương đương mức giới hạn quy định
trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Hạt giống không có sâu mọt sống.
Các bao hạt giống được xếp thành từng lô giống, đặt trên kệ, đảm bảo đi lại dễ
dàng trong việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng và thuận lợi cho việc xử lý các tình huống
khi có sự cố xảy ra. Tạo các giếng và rãnh thông thoáng trong khi xếp các bao hạt giống
trong kho. Kho mát bảo quản hạt giống lúa và ngô yêu cầu duy trì nhiệt độ tối đa 22oC,
ẩm độ tương đối nhỏ hơn 65%.
Cứ 6 tháng phải đảo các bao hạt giống trong kho một lần. Khi đảo kho bốc 30%
lượng hạt giống ra khỏi kho, quét dọn sạch sau đó chuyển từ kệ bên cạnh sang, làm lần
lượt, cuối cùng bốc 30% lượng hạt giống ngoài kho vào trong kho. Đảm bảo hạt giống
được đảo đều, giống để trên khi đảo phải xếp xuống phía dưới, giống để dưới khi đảo
phải xếp lên phía trên.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6


1. Nêu yêu cầu đất và kỹ thuật làm đất cho ngô tại vùng đất bãi phù sa ven sông?
2. Nêu yêu cầu đất và kỹ thuật làm đất cho ngô tại vùng đất bãi phù sa không được bồi hàng
năm sau khi trồng lúa?
3. Vai trò của làm bầu, nêu kỹ thuật làm bầu ngô trồng trong vụ Đông vùng Đồng bằng
sông Hồng?
4. Nêu đặc điểm các nhóm giống ngô chính hiện trồng tại Việt Nam?
5. Các căn cứ xác định mật độ trồng ngô? Cho ví dụ về mật độ trồng nhóm giống ngô ngắn
ngày trong vụ Đông vùng Đồng bằng sông Hồng?
6. Nêu liều lượng phân bón, thời kỳ bón và cách bón phân cho nhóm giống ngô ngắn ngày
trong vụ đông vùng Đồng bằng sông Hồng?
7. Nêu các biện pháp tỉa dặm ngô trồng trong vụ Đông vùng Đồng bằng sông Hồng?
8. Nêu các loại sâu bệnh cây ngô trồng trong vụ Đông vùng Đồng bằng sông Hồng? và kỹ
thuật phòng trừ?
9. Nêu các biện pháp kỹ thuật: thu hoạch, phơi sấy và bảo quản ngô?

108
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 6
1. Alejandro Ortega C. and CIMMYT (1987). Insect Pests of Maize, A Guide for field
identification.
2. Carlos De leon and CIMMYT (1984). Maize Diseases, A guide for field identification,
pp. 42-43.
3. Công ty Syngenta (2012). Giải pháp canh tác ngô lai bền vững. Tài liệu tập huấn Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2006). Quy phạm khảo nghiệm giá trị sử dụng và
giá trị canh tác giống ngô (2006). Ban hành kèm theo Quyết định số 1698 QĐ/BNN-KHCN,
ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Đinh Thế Lộc, Võ Nguyên Quyền và Bùi Thế Hùng (1997). Giáo trình Cây lương thực. Tập
2. Cây màu. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Đường Hồng Dật (2004). Cây ngô, kỹ thuật thâm canh tăng năng suất. Nhà xuất bản Lao
Động - Xã hội, Hà Nội.
7. Nelson T (2011). The grass leaf developmental gradient as a platform for a systems
understanding of the anatomical specialization of C(4) leaves. J. Exp. Bot., 62: 3039-3048.
8. Ngô Hữu Tình (2003). Cây ngô. Nhà xuất bản Nghệ An, Nghệ An.
9. Ngô Hữu Tình (2009). Chọn lọc và lai tạo giống. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Thế Hùng (2001). Ngô lai và kỹ thuật thâm canh. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp
11. Nguyễn Thế Hùng, Bùi Thế Hùng, Đinh Thế Lộc và Trịnh Thị Phương Loan (2007). Giáo
trình kỹ thuật trồng cây màu. Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Hường (2004). Cây lương thực và cách chế biến, bảo quản. Nhà xuất bản
Thanh Hóa, Thanh Hóa.
13. Norman, M.J.T C.J. Pearson and P.G.E Searle (1994). The ecology of tropical food crops.
Cambridge University Press.
14. John H. Martin, Richard P. Waldren, David L. Stamp (2006). Principles of field crop
production. ISBN. 0-13-025967-5. p. 954.
15. Phạm Thị Tài (2005). Kỹ thuật trồng ngô giống mới năng suất cao. Nhà xuất bản Lao động
- Xã Hội, Hà Nội.
16. Phạm Văn Cường, Tăng Thị Hạnh, Vũ Văn Liết, Nguyễn Thiện Huyền và Nguyễn Hữu Tề
(2015). Giáo Trình Cây lúa. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Phan Xuân Hào (2014). Vấn đề mật độ và khoảng cách trồng ngô. Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
18. Phan Xuân Hào (2008). Thực trạng và một số giải pháp nâng cao năng xuất và hiệu quả sản
xuất ngô ở Việt Nam. Viện nghiên cứu ngô Việt Nam.
19. Phan Xuân Hào (2010). Thực trạng và một vài giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và
hiệu quả sản xuất ngô ở Việt Nam. Viện nghiên cứu ngô Việt Nam.
20. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện
bảo quản hạt giống lúa, ngô và rau, ban hành năm 2014.
21. Trung tâm khuyến nông Quốc gia (2005). Hướng dẫn bảo quản một số nông sản thu hoạch.
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

109
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 043. 876. 0325 – 04. 6261. 7649
Email: nxbdhnn@vnua.edu.vn
www.vnua.edu.vn/nxb

Chịu trách nhiệm xuất bản


NGUYỄN QUỐC OÁNH

Biên tập LƯU VĂN HUY

Thiết kế bìa ĐỖ LÊ ANH

Chế bản vi tính TRẦN THỊ KIM ANH

ISBN: 978 – 604 – 924 – 054 - 6

NXBĐHNN - 2017

In 100 cuốn, khổ 19 x 27 cm, tại: Công ty TNHH In Ánh Dương


Địa chỉ:
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 891-2015/CXBIPH/ 03 – 02/ ĐHNN
Quyết định xuất bản số 03/QĐ – NXB – HVN, ngày 18/5/2015
In xong và nộp lưu chiểu: II - 2017

You might also like