Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

THS.

NGUYỄN VĂN HIỆP

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ


ĐƯỜNG TRÒN TRONG
CÁC ĐỀ THI HỌC KÌ I
ĐỊA BÀN HÀ NỘI

11/2023
HƯỚNG DẪN IN TÀI LIỆU CỦA THẦY LÀM SAO CHO ĐẸP
Vào thẻ print, nhấp chọn custom scale như hình vẽ (chỗ khoanh đỏ)
 ThS. Nguyễn Văn Hiệp Bài tập chuyên đề Đường tròn (Kì I) trong các đề thi trên địa bàn Hà Nội 
CHƯƠNG II: ĐƯỜNG TRÒN
§ 1. SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN
Bài 1. (Hà Nội 2001). Cho đường tròn (O) đường kính AB cố định và một đường kính EF bất kỳ
(E khác A, B). Chứng minh rằng tứ giác AEBF là hình chữ nhật.
Bài 2. (Hà Nội 2014). Cho đường tròn (O;R) có đường kính AB cố định. Vẽ đường kính MN của
(O;R) (M khác A, N khác B). Chứng minh rằng tứ giác AMBN là hình chữ nhật.
Bài 3. (Hà Nội 1998). Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Đường tròn đường kính AH
cắt các cạnh AB, AC lần lượt tại E và F.
a) Chứng minh rằng tứ giác AEHF là hình chữ nhật
b) Chứng minh rằng AE. AB  AF. AC .
c) Đường thẳng qua A, vuông góc với EF cắt BC tại I. Chứng minh rằng I là trung điểm
BC.
d) Chứng minh rằng nếu diện tích tam giác ABC gấp đôi diện tích hình chữ nhật AEHF thì
tam giác ABC vuông cân.
Bài 4. (Ngôi Sao Hà Nội 2021). Cho đường tròn (O;R) có hai đường kính AB và CD vuông góc
với nhau. Điểm E thay đổi thuộc đoạn OC, nối AE cắt đường tròn (O) tại M.
a) Chứng minh bốn điểm O; B; M; E cùng nằm trên một đường tròn
b) Chứng minh tích AE.AM không phụ thuộc vào vị trí của điểm E trên đoạn OC.
c) Xác định vị trí của điểm E trên đoạn OC để MA = 2MB.
d) Xác định vị trí của điểm E trên đoạn OC để chu vi tam giác MAB đạt giá trị lớn nhất.
Bài 5. (Long Biên 2016 – 2017). Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) đường kính BC. Vẽ
dây cung AD vuông góc với BC tại H.
a) Chứng minh rằng tam giác ABC vuông tại A và HA  HD .
b) Gọi K là trung điểm HC, vẽ đường tròn đường kính AH cắt AK tại F. Chứng minh rằng
BH .HC  AF. AK .
c) (*) . Trên tia đối của tia BA lấy điểm E sao cho B là trung điểm AE. Chứng minh rằng
ba điểm E, H, F thẳng hàng.
Bài 6. (Nam Từ Liêm 2016 – 2017). Cho nửa đường tròn (O;R) đường kính AB. Từ điểm M bất
kỳ thuộc nửa đường tròn, kẻ MN vuông góc với AB (N thuộc AB, M khác A, khác B). Từ N
kẻ ND và NE lần lượt vuông góc với AM và BM (D thuộc AM, E thuộc BM). Gọi I là điểm
đối xứng với N qua D, K là điểm đối xứng với N qua E. Xác định vị trí của M trên nửa
đường tròn để tứ giác AIKB có chu vi lớn nhất.

§ 2. ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CUNG


Bài 1. (Hà Nội 2000). Cho đường tròn (O) đường kính AB  2 R , dây MN vuông góc với AB tại I
sao cho IA  IB . Xác định vị trí của I sao cho chu vi tam giác MOI đạt giá trị lớn nhất.

§ 3. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA ĐƯỜNG TRÒN VÀ ĐƯỜNG THẲNG


Bài 1. (Bắc Từ Liêm 2017). Cho đường tròn (O;R), đường kính AB. Qua A kẻ tia tiếp tuyến Ax
với (O). Trên tia Ax lấy điểm C sao cho AC  R . Từ điểm C kẻ tiếp tuyến CM với (O) (M

Trang 1
 ThS. Nguyễn Văn Hiệp Bài tập chuyên đề Đường tròn (Kì I) trong các đề thi trên địa bàn Hà Nội 
là tiếp điểm)
a) Chứng minh rằng bốn điểm A, C, O, M cùng thuộc một đường tròn
b) Chứng minh rằng MB song song với OC
c) Gọi K là giao điểm thứ hai của BC với (O). Chứng minh BC.BK  4 R 2 .
  MBC
d) Chứng minh rằng CMK .

Bài 2. (Trưng Vương 2021). Cho điểm M thuộc nửa đường tròn (O;R) đường kính AB (M khác A
và khác B). Kẻ OH vuông góc với AM tại H, OK vuông góc với BM tại K
a) Chứng minh tứ giác OHMK là hình chữ nhật
b) Tiếp tuyến tại M của nửa đường tròn (O) cắt các đường thẳng OH và OK lần lượt tại E
và F. Chứng minh ME.MF  R 2 .
c) Gọi I là giao điểm của đoạn OF và nửa đường tròn (O). Chứng minh khi điểm M di động
trên nửa đường tròn đường kính AB thì điểm F luôn chạy trên một đường thẳng cố định
và điểm I cách đều ba cạnh của tam giác FMB.
Bài 3. (Cầu Giấy 2017). Cho đường tròn (O) đường kính AB và điểm C thuộc (O) (C khác A, B)
sao cho AC > BC. Qua O vẽ đường thẳng vuông góc với dây cung AC tại H. Tiếp tuyến tại
A của đường tròn (O) cắt tia OH tại D. Đoạn thẳng DB cắt (O) tại E.
  900 .
a) Chứng minh rằng HA  HC và DCO
b) Chứng minh rằng DH .DO  DE.DB .
c) Trên tia đối của tia EA lấy điểm F sao cho E là trung điểm của AF. Từ F vẽ đường thẳng
vuông góc với đường thẳng AD tại K. Đoạn thẳng FK cắt đường thẳng BC tại M. Chứng
minh rằng MK  MF .
Bài 4. (Hà Đông 2021). Cho đường tròn (O;R) và điểm A cố định thuộc đường tròn. Kẻ tia Ax là
tiếp tuyến của đường tròn (O) tại A. Trên tia Ax lấy điểm M cố định (M không trùng với A).
Đường thẳng d thay đổi đi qua M và không đi qua tâm O, cắt (O) tại hai điểm B và C (B
  900 ). Gọi I là trung điểm của BC.
nằm giữa C và M; ABC
1) Chứng minh bốn điểm A, O, I, M cùng thuộc một đường tròn.
2) Vẽ đường kính AD của (O). Gọi H là trực tâm tam giác ABC. Chứng minh H đối xứng
với D qua I. Tính HA, biết tâm O cách đường thẳng d là 2cm.
3) Chứng minh H và A cùng thuộc một đường tròn cố định khi đường thẳng d thay đổi.
§ 4. DẤU HIỆN NHẬN BIẾT TIẾP TUYẾN
Bài 1. (Quận...2017). Cho đường tròn (O;R) đường kính AB và điểm C bất kỳ trên (O) (C khác A
và B). Kẻ tiếp tuyến tại A của đường tròn, tiếp tuyến này cắt tia BC ở D. Đường thẳng tiếp
xúc với đường tròn tại C cắt AD ở E.
a) Chứng minh rằng bốn điểm A, E, C, O cùng thuộc một đường tròn.
b) Chứng minh rằng BC.BD  4 R 2 và OE song song với BD.
c) Đường thẳng kẻ qua O và vuông góc với BC tại N cắt tia EC ở F. Chứng minh rằng BF
là tiếp tuyến của (O).
d) Gọi H là hình chiếu của C trên AB, M là giao của AC và OE. Chứng minh rằng khi điểm
C di động trên (O) thỏa mãn điều kiện đầu bài thì đường tròn ngoại tiếp tam giác HMN

Trang 2
 ThS. Nguyễn Văn Hiệp Bài tập chuyên đề Đường tròn (Kì I) trong các đề thi trên địa bàn Hà Nội 
luôn đi qua một điểm cố định.
Bài 2. (Trưng Vương). Cho đường tròn (O) đường kính AB = 2R. Gọi I là trung điểm đoạn OB,
qua I kẻ dây CD vuông góc với OB. Tiếp tuyến tại C của (O) cắt tia AB tại E.
a) Tính OE theo R
b) Tứ giác ACED là hình gì? Vì sao? Tính diện tích tứ giác ACED theo R
c) Chứng minh ED là tiếp tuyến của đường tròn (O).
d) Chứng minh B là trực tâm tam giác CDE.
Bài 3. (Trưng Vương). Cho đường tròn tâm O đường kính AB. Một điểm M thuộc cung AB sao
cho AM < BM. Gọi M’ ;à điểm đối xứng với M qua AB và S là giao điểm của hai tia BM và
M’A. Gọi P là chân đường vuông góc hạ từ S xuống AB.
a) Chứng minh 4 điểm A, M, S, P cùng nằm trên một đường tròn.
b) Gọi S’ là giao của hai tia MA và SP. Chứng minh tam giác PS’M cân
c) Chứng minh PM là tiếp tuyến của đường tròn (O).
Bài 4. (Ba Đình 2020). Cho nửa đường tròn (O;R) đường kính AB. Trên nửa mặt phẳng bờ AB
chứa nửa đường tròn, kẻ tiếp tuyến Bx với (O). Điểm M di động trên tia Bx (M khác B),
AM cắt nửa đường tròn tại điểm N (N khác A). Kẻ OE vuông góc với AN tại E.
a) Chứng minh các điểm E, O, B, M cùng thuộc đường tròn đường kính OM
b) Tiếp tuyến của nửa đường tròn (O) tại N cắt tia OE tại K và cắt MB tại D. Chứng minh
KA là tiếp tuyến của nửa đường tròn (O).
c) Chứng minh KA.KD không đổi khi M di động trên tia Bx.
d) Gọi H là giao điểm của AB và DK, kẻ OF vuông góc với AB tại F. Chứng minh
BD DF
  1.
DF HF
Bài 5. (Ngô Sĩ Liên 2021). Cho đường tròn (O;R) và điểm A nằm ngoài đường tròn. Qua A kẻ
đường thẳng d vuông góc với OA. Lấy điểm M bất kỳ trên d. Kẻ tiếp tuyến MB của (O) (B
là tiếp điểm).
a) Chứng minh bốn điểm A, M, O, B cùng thuộc một đường tròn.
b) Kẻ dây BC vuông góc với OM tại H; dây BC cắt OA tại K. Chứng minh MC là tiếp
tuyến của đường tròn (O) và OK .OA  R 2 .
c) Kẻ đường kính BE của (O). Hạ CG vuông góc với BE tại G; ME cắt CG tại I. Chứng
minh I là trung điểm của CG.
Bài 6. (Cầu Giấy 2021). Cho đường tròn (O;R) đường kính AB. Gọi H là trung điểm của OB. Qua
H vẽ dây CD vuông góc với AB.
a) Tính các góc của tam giác ABC và độ dài đoạn thẳng CH theo R.
b) Tiếp tuyến tại C của đường tròn (O;R) cắt tia AB tại I. Chứng minh OD vuông góc với
ID.
c) Chứng minh rằng 4 HB.HI  3R 2 .
d) Hạ HG vuông góc với AD tại G. Tia đối của tia HG cắt CB tại E. Tia OE cắt CI tại K.
Chứng minh KB là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Trang 3
 ThS. Nguyễn Văn Hiệp Bài tập chuyên đề Đường tròn (Kì I) trong các đề thi trên địa bàn Hà Nội 
§ 5. TÍNH CHẤT HAI TIẾP TUYẾN CẮT NHAU
Bài 1. (Hà Nội 2009). Cho đường tròn (O;R) và điểm A nằm ngoài (O). Kẻ các tiếp tuyến AB, AC
với (O) (B, C là các tiếp điểm).Gọi E là giao điểm của BC và OA
a) Chứng minh rằng BE vuông góc với OA.
b) Chứng minh rằng OE.OA  R 2 .
c) Trên cung nhỏ BC của (O) lấy điểm K bất kỳ (K khác B, C). Tiếp tuyến tại K của (O)
cắt AB, AC theo thứ tự tại P và Q. Chứng minh rằng tam giác APQ có chu vi không đổi
khi K di động trên cung nhỏ BC.
Bài 2. (Hà Nội 2018). Cho đường tròn (O;R) và dây cung AB không đi qua tâm. Lấy S là một điểm
bất kỳ trên tia đối của tia AB (S khác A). Từ điểm S vẽ hai tiếp tuyến SC, SD với đường
tròn (O;R) sao cho điểm C nằm trên cung nhỏ AB (C, D là các tiếp điểm). Gọi H là trung
điểm của đoạn AB.
a) Chứng minh rằng năm điểm C, D, H, O, S thuộc đường tròn đường kính SO.
.
b) Khi SO  2 R , hãy tính độ dài đoạn thẳng SD theo R và tính số đo CSD
Bài 3. (Hoàn Kiếm 2016 – 2017). Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), có đường cao AH
(H thuộc BC). Vẽ đường tròn (A;AH). Từ B, C kẻ các tiếp tuyến BM, CN đến đường tròn
(A;AH) (M, N là các tiếp điểm không nằm trên B, C). Gọi K là giao điểm của HN và AC.
a) Chứng minh rằng bốn điểm A, H, C, N cùng nằm trên một đường tròn.
b) Chứng minh rằng BM  CN  BC và M, A, N thẳng hàng.
  AMC
c) Nối MC cắt đường tròn (A;AH) tại P (P khác M). Chứng minh rằng PKC .

Bài 4. (Hà Nội 1997). Cho đường tròn (O;R) và một dây CD cố định có trung điểm là H. Trên tia
đối của tia DC lấy một điểm S và qua S kẻ các tiếp tuyến SA, SB với (O). Đường thẳng AB
cắt các đường thẳng SO, OH lần lượt tại E và F.
a) Chứng minh rằng OE.OS  R 2
b) Chứng minh rằng OH .OF  OE.OS
c) Khi S di động trên tia đối của tia DC, hãy chứng minh đường thẳng AB luôn đi qua một
điểm cố định.
d) Chứng minh rằng….là tiếp tuyến của (O) tại C.
Bài 5. (HN 2013). Cho đường tròn (O) và điểm A nằm bên ngoài (O). Một đường thẳng d đi qua A
cắt đường tròn (O) tại hai điểm B, C sao cho AB  AC , d không đi qua tâm O). Hai tiếp
tuyến của đường tròn tại B, C cắt nhau tại K. Chứng minh rằng K thuộc một đường thẳng cố
định khi d thay đổi thỏa mãn điều kiện của đề bài.
Bài 6. (Thanh Xuân 2020). Cho đường tròn (O) đường kính AB. Vẽ tia tiếp tuyến Ax của đường
tròn (O). Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB có chứa tia Ax, lấy điểm M thuộc đường tròn
(O) (M khác A, M khác B) sao cho MA > MB. Tiếp tuyến của đường tròn (O) tại M cắt tia
Ax tại E.
1) Chứng minh bốn điểm A, E, M, O cùng thuộc một đường tròn.
2) Chứng minh OE song song với MB
Trang 4
 ThS. Nguyễn Văn Hiệp Bài tập chuyên đề Đường tròn (Kì I) trong các đề thi trên địa bàn Hà Nội 
  EMB
3) Gọi F là giao điểm của EB với đường tròn (O). Chứng minh EFM .
Bài 7. (Ngô Sĩ Liên 2021). Cho đường tròn (O;R) và điểm A nằm ngoài đường tròn. Qua A kẻ
đường thẳng d vuông góc với OA. Lấy điểm M bất kì trên d. Kẻ tiếp tuyến MB của (O) (B
là tiếp điểm).
a) Chứng minh bốn điểm A, M, O, B cùng thuộc một đường tròn.
b) Kẻ dây BC vuông góc với MO tại H; dây BC cắt OA tại K. Chứng minh MC là tiếp
tuyến của (O) và OK .OA  R 2 .
c) Kẻ đường kính BE của (O). Hạ CG vuông góc với BE tại G; ME cắt CG tại I. Chứng
minh I là trung điểm của CG.
Bài 8. (Hoàn Kiếm 2017). Cho đường tròn (O;R) và điểm A nằm ngoài (O). Từ A kẻ hai tiếp tuyến
AB, AC với (O) (B, C là các tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OA và BC.
a) Chứng minh rằng bốn điểm A, B, O, C cùng thuộc một đường tròn.
b) Chứng minh rằng OA là đường trung trực của BC.
c) Lấy D đối xứng với B qua O. Gọi E là giao điểm của đoạn AD với (O) (E không trùng
DE BD
với D). Chứng minh rằng  .
BE BA
d) Tính số đo góc HEC.
Bài 9. (Giảng Võ 2021). Cho đường tròn (O), đường kính CD. Qua C kẻ tiếp tuyến Cx với đường
tròn. Trên tia Cx lấy điểm A (A khác C). Tia AD cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai E (E
khác D). Lấy điểm I là trung điểm của dây ED.
1) Chứng minh bốn điểm A, C, O, I cùng thuộc một đường tròn.
2) Từ điểm A kẻ tiếp tuyến thứ hai AB của đường tròn (O)(B là tiếp điểm, B khác C). Gọi
H là giao điểm của đoạn thẳng OA và BC. Chứng minh OH .OA  OC 2 .
3) Lấy điểm M là trung điểm của đoạn AC. Chứng minh ME là tiếp tuyến của đường tròn
(O) và ba đường thẳng ME, BC, OI đồng quy.
Bài 10. (Hai Bà Trưng 2021). Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB = 2R. Trên nửa mặt
phẳng có bờ là AB chứa nửa đường tròn, vẽ tiếp tuyến Ax, By. Từ điểm M tùy ý thuộc nửa
đường tròn (m khác A, B) vẽ tiếp tuyến tại M cắt Ax, By lần lượt tại C và D. Gọi E là giao
điểm của CO và AM, F là giao điểm của DO và BM.
a) Chứng minh bốn điểm A, C, M, O cùng thuộc một đường tròn.
b) Chứng minh AC + BD = CD và tứ giác MEOF là hình chữ nhật
c) Chứng minh tích AC.BD không đổi khi M di động trên nửa đường tròn.
d) Tìm vị trí của điểm M trên nửa đường tròn sao cho diện tích tứ giác ABDC nhỏ nhất.
Bài 11. (Tây Hồ 2017). Cho đường tròn (O;R). Đường thẳng d không qua O, cắt (O) tại hai điểm A,
B. Điểm C thuộc tia đối của tia AB. Vẽ CE và CF là tiếp tuyến của (O) (E, F là tiếp điểm).
Gọi H là trung điểm AB.
a) Chứng minh rằng bốn điểm C, E, O, H cùng thuộc một đường tròn
b) Gọi CO cắt EF tại K. Chứng minh rằng OK .OC  R 2 .
c) Đoạn CO cắt (O) tại I. Chứng minh rằng I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác CEF.

Trang 5
 ThS. Nguyễn Văn Hiệp Bài tập chuyên đề Đường tròn (Kì I) trong các đề thi trên địa bàn Hà Nội 
d) Tìm vị trí của điểm C trên tia đối của tia AB để tam giác CEF đều.
Bài 12.(Nam Từ Liêm 2019). Lấy điểm A trên đường tròn (O;R), vẽ tiếp tuyến Ax. Trên Ax lấy
điểm B, trên (O;R) lấy điểm C sao cho BC  AB .
a) Chứng minh CB là tiếp tuyến của (O).
b) Vẽ đường kính AD của (O), kẻ CK vuông góc với AD. Chứng minh CD // OB và
BC .DC  CK .OB .
c) Lấy điểm M trên cung nhỏ AC của (O), vẽ tiếp tuyến tại M cắt AB, AC lần lượt tại E và
F. Vẽ đường tròn tâm I nội tiếp tam giác BFE. Chứng minh rằng tam giác MAC đồng
dạng với tam giác IFE.
Bài 13.(Nam Từ Liêm 2020). Từ điểm A nằm ngoài đường tròn (O), kẻ hai tiếp tuyến AB và AC
với (O) (B, C là các tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của AO và BC.
a) Chứng minh 4 điểm A, B, O, C cùng thuộc một đường tròn.
b) Kẻ đường kính CD của (O), DA cắt (O) tại E (E khác D). Chứng minh OA vuông góc
với BC và AE.AD = AH.AO.
c) Gọi M là trung điểm của AC, BC cắt ME tại N, DE cắt BC tại I. Chứng minh ME là tiếp
tuyến của (O) và OI vuông góc với AN.
Bài 14. (Hoàng Mai 2017). Cho đường tròn (O;R) và một điểm H nằm ngoài (O). Qua H kẻ đường
thẳng d vuông góc với đoạn OH. Từ điểm S bất kỳ trên đường thẳng d kẻ hai tiếp tuyến SA,
SB với (O) (A, B là tiếp điểm). Gọi M, N lần lượt là giao điểm của đoạn SO với đoạn thẳng
AB và với (O).
a) Chứng minh rằng bốn điểm S, A, O, B cùng nằm trên một đường tròn.
b) Chứng minh rằng OM .OS  R 2 .
c) Chứng minh rằng N là tâm đường tròn nội tiếp tam giác SAB.
d) Khi S di chuyển trên đường thẳng d thì M di chuyển trên đường nào? Tại sao?
Bài 15. (Cầu Giấy 2016 – 2017). Cho đường tròn (O;R). Từ điểm A nằm ngoài (O;R) vẽ hai tiếp
tuyến AM, AN với (O) (M, N là các tiếp điểm).
a) Chứng minh rằng tam giác AMN cân.
b) Vẽ đường kính MB của (O;R). Chứng minh rằng OA / / NB .
c) (*). Vẽ dây NC của (O;R) vuông góc với MB tại H. Gọi I là giao điểm của AB và NH.
NI
Tính tỷ số .
NC
Bài 16. (Hà Đông 2017). Cho đường tròn (O;R) và điểm A cố định nằm ngoài (O). Vẽ đường thẳng
d vuông góc với OA tại A. Trên d lấy điểm M. Qua M kẻ hai tiếp tuyến ME; MF tới đường
tròn (O), tiếp điểm lần lượt là E và F. Đường thẳng EF cắt OM tại H, cắt OA tại B.
a) Chứng minh rằng OM vuông góc với EF.
b) Cho biết R  6cm, OM  10cm . Tính OH.
c) Chứng minh rằng 4 điểm A, B, H, M cùng thuộc một đường tròn.
d) Chứng minh rằng 4 điểm A, B, H, M cùng thuộc một đường tròn.
e) Chứng minh rằng tâm I của đường tròn nội tiếp tam giác MEF thuộc một đường tròn cố
định khi M di động trên d.
Bài 17. (Đống Đa 2017). Cho điểm M bất kỳ trên đường tròn (O) đường kính AB. Tiếp tuyến tại M

Trang 6
 ThS. Nguyễn Văn Hiệp Bài tập chuyên đề Đường tròn (Kì I) trong các đề thi trên địa bàn Hà Nội 
và tại B của (O) cắt nhau tại D. Qua O kẻ đường thẳng vuông góc với OD cắt MD tại C và
cắt BD tại N.
a) Chứng minh rằng DC  DN .
b) Chứng minh rằng AC là tiếp tuyến của đường tròn tâm O.
c) Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ M xuống AB, I trung điểm MH. Chứng minh rằng
ba điểm B, C, I thẳng hàng.
d) Qua O kẻ đường vuông góc với AB cắt (O) tại điểm thứ hai K (K và M nằm khác phía
với đường thẳng AB). Tìm vị trí của điểm M để diện tích tam giác MHK lớn nhất.
Bài 18. (Gia Lâm 2017). Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Trên nửa mặt phẳng bờ AB chứa
nửa đường tròn, kẻ hai tiếp tuyến Ax, By với nửa đường tròn. M là một điểm nằm trên nửa
đường tròn (M khác A, B), từ M kẻ tiếp tuyến với nửa đường tròn cắt Ax, By lần lượt tại C,
D.
a) Chứng minh rằng CD  AC  BD .
b) Gọi AM cắt OC ở E, BM cắt OD tại F. Chứng minh rằng EF  OM
c) Chứng minh rằng tích AC . AD không phụ thuộc vào vị trí của M.
d) Kẻ MH vuông góc với AB tại H, MH cắt BC tại I. Chứng minh rằng I là trung điểm MH.
Bài 19. (Ba Đình 2017). Cho nửa đường tròn (O;R) đường kính AB, vẽ hai tiếp tuyến Ax, By với
nửa đường tròn. Trên tia Ax lấy điểm E (E khác A, AE  R ), trên nửa đường tròn lấy điểm
M sao cho EM  EA , đường thẳng EM cắt tia By tại F.
a) Chứng minh rằng EF là tiếp tuyến của (O)
b) Chứng minh rằng tam giác EOF là tam giác vuông
c) Chứng minh rằng AM .OE  BM .OF  AB.EF .
3
d) Tìm vị trí của điểm E trên Ax sao cho S AMB  SEOF .
4
Bài 20. (Trưng Vương). Cho nửa đường tròn (O), đường kính AB = 2R. Kẻ các tiếp tuyến Ax, By
với (O) (Ax, By nằm cùng phía đối với nửa đường tròn (O). Gọi M là một điểm trên nửa
đường tròn (M khác A, B). Tiếp tuyến tại M của nửa đường tròn cắt Ax, By lần lượt tại C và
D. Chứng minh rằng
  900 .
a) COD
b) 4 điểm B, D, M, O cùng thuộc một đường tròn.
c) CD = AC + BD
d) Tích AC.BD không đổi khi M di chuyển trên nửa đường tròn (O).
e) AB là tiếp tuyến của đường tròn đường kính CD.
f) MN // AC , với N là giao điểm của AD và BC.

1 1 2
g)   , với BN’ là phân giác của góc ABD, N’ thuộc OD.
BO BD BN '

Trang 7
 ThS. Nguyễn Văn Hiệp Bài tập chuyên đề Đường tròn (Kì I) trong các đề thi trên địa bàn Hà Nội 
Bài 21. (Trưng Vương). Cho đoạn thẳng AB = 2R có O là trung điểm. Trong nửa mặt phẳng bờ AB
vẽ Ax, By vuông góc với AB. Trên Ax lấy điểm C và trên By lấy điểm D sao cho
  900 . Chứng minh rằng
COD
a) CD  AC  BD .
b) CD là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AB
c) AC.BD không đổi khi C và D di động
d) AB là tiếp tuyến của đường tròn đường kính CD.
Bài 22. (Trưng Vương). Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB, M là một điểm bất kỳ thuộc nửa
đường tròn, H là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB. Vẽ đường tròn (M;MH), kẻ các
tiếp tuyến AC, BD của (M) (C, D là các tiếp điểm khác H).
a) Chứng minh ba điểm C, D, M thẳng hàng và CD là tiếp tuyến của (O).
b) Chứng minh khi M di chuyển trên nửa đường tròn (O) thì tổng AC + BD không đổi.
c) Giả sử CD cắt AB tại I. Chứng minh rằng tích OH.OI không đổi.
d) Tìm vị trí của điểm M để diện tích tứ giác ABDC là lớn nhất.
Bài 23. (Trưng Vương). Cho đường tròn (O;R), vẽ hai tiếp tuyến tại A, B của (O) cắt nhau tại M,
đoạn MO cắt (O) tại I và cắt AB tại K.
a) Chứng minh OK .OM  R 2 .
AB 2
b) Chứng minh OK .KM  .
4
c) Chứng minh I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác MAB.
d) Gọi H là trực tâm tam giác AMB, tứ giác AOBH là hình gì? Vì sao?
e) Xác định khoảng cách OM để tứ giác AOBH là hình vuông.
Bài 24. (Trưng Vương). Cho tam giác ABC cân tại A, O là trung điểm của BC. Vẽ đường tròn (O)
tiếp xúc với AB, AC lần lượt tại H, K. Một tiếp tuyến của (O) cắt AB, AC lần lượt tại M, N.
 C
a) Cho B    . Tính góc MON.

b) Chứng minh OM, ON chia tứ giác BMNC thành ba phần đồng dạng với nhau.
c) Cho BC = 2a, tính BM.CN.
d) Xác định vị trí của cát tuyến MN để tổng BM + CN nhỏ nhất.
Bài 25. (Nam Từ Liêm 2021). Cho đường tròn (O) đường kính BC. Kẻ tiếp tuyến Bx của đường
tròn (O). Trên tia đối của tia CB lấy điểm A. Kẻ tiếp tuyến AE với đường tròn (O), E là tiếp
điểm. Tia AE cắt tia Bx tại điểm D.
a) Chứng minh bốn điểm B, D, E, O cùng nằm trên một đường tròn.
b) Gọi H là giao điểm của BE với DO. Chứng minh rằng DB 2  DH .DO và DO song song
với EC.
c) Kẻ OM vuông góc với AB tại M. Tia OM cắt EC tại N, DN cắt OE tại I, BN cắt DO tại J.
Chứng minh tứ giác BDNO là hình chữ nhật và I, J, M thẳng hàng.
Bài 26. (Amsterdam 2019). Từ điểm A ở ngoài đường tròn (O), kẻ hai tiếp tuyến AB, AC đến (O)
(B, C là các tiếp điểm). Kẻ một đường thẳng d nằm giữa hai tia AB, AO và đi qua A cắt

Trang 8
 ThS. Nguyễn Văn Hiệp Bài tập chuyên đề Đường tròn (Kì I) trong các đề thi trên địa bàn Hà Nội 
đường tròn (O) tại E và F (E nằm giữa A và F).
1) Chứng minh bốn điểm A, B, O, C cùng nằm trên một đường tròn.
2) Gọi H là giao điểm của AO và BC. Chứng minh rằng OH .OA  OE 2 .
3) Đường thẳng qua O và vuông góc với EF cắt BC tại S. Chứng minh SF là tiếp tuyến của
đường tròn (O).
4) Đường thẳng SF cắt các đường thẳng AB và AC tương ứng tại P, Q. Đường thẳng OF
cắt BC tại K. Chứng minh rằng AK đi qua trung điểm của PQ.

§ 6. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN


Bài 1. (Hà Nội 1993). Cho hai đường tròn (O1 ), (O2 ) tiếp xúc ngoài nhau tại A và tiếp tuyến chung

Ax. Một đường thẳng d tiếp xúc với (O1 ), (O2 ) lần lượt tại B, C và cắt Ax tại M. Kẻ các

đường kính BO1 D, CO2 E .


a) Chứng minh rằng M là trung điểm của BC
b) Tam giác O1 MO2 vuông.

c) Chứng minh rằng ba điểm B, A, E thẳng hàng và ba điểm C, A, D thẳng hàng.


d) Gọi I là trung điểm DE. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác IO1O2 tiếp xúc

với BC.
Bài 2. (Trưng Vương). Cho đường tròn (O;R) và đường tròn (O’;R’) (với R > R’) tiếp xúc ngoài
tại điểm A. Vẽ tiếp tuyến chung ngoài BC (B thuộc (O) và C thuộc (O’)), tiếp tuyến chung
trong tại A cắt BC tại M.
a) Chứng minh tam giác ABC vuông
b) Gọi MO cắt AB tại D, MO’ cắt AC tại E. Chứng minh rằng DE = AM.
c) Chứng minh rằng MD.MO  ME.MO ' .
d) Chứng minh OO’ tiếp xúc với đường tròn đường kính BC.
e) Tính BC theo R và R’.
Bài 3. (Trưng Vương). Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, đường tròn (I) đường kính
BH cắt AB tại D, đường tròn (K) đường kính HC cắt AC tại E; AH cắt DE ở O.
a) Xác định vị trí tương đối của hai đường tròn (I) và (K).
b) Tứ giác ADHE là hình gì? Vì sao?
c) Chứng minh DE là tiếp tuyến chung của đường tròn (I) và (K).
d) Chứng minh góc IOK vuông
e) IO cắt DH tại M, KO cắt EH tại N. Chứng minh MN//DE.
f) Cho AB = 15cm, AC = 20cm. Tính bán kính của đường tròn (I) và đường tròn (K).
g) Cho B, C cố định. Tam giác ABC có thêm điều kiện gì để diện tích tứ giác DIKE lớn
nhất.
Bài 4. (Trưng Vương). Cho đường tròn (O;R) và đường tròn (O’;r) cắt nhau tại A, B.
a) Chứng minh OO’ là trung trực của AB
Trang 9
 ThS. Nguyễn Văn Hiệp Bài tập chuyên đề Đường tròn (Kì I) trong các đề thi trên địa bàn Hà Nội 
b) Vẽ đường kính AC của (O) và đường kính AD của (O’). Chứng minh rằng ba điểm B, C,
D thẳng hàng.
c) Gọi I là trung điểm OO’. Qua A vẽ cát tuyến vuông góc với IA cắt (O) tại M, cắt (O’) tại
N. Chứng minh rằng AM = AN.
d) Gọi AI kéo dài cắt CD tại K. Chứng minh rằng K là chung điểm CD.
e) Cho R = 12cm, r = 9cm, đường tròn (O;R) cố định. Xác định vị trí của O’ để AD là tiếp
tuyến của (O).
Bài 5. (Ams 2016 – 2017). Cho đường tròn (O), đường kính AB và một điểm C di động trên đoạn
AB. Vẽ các đường tròn tâm I đường kính AC và đường tròn tâm K đường kính BC. Tia Cx
vuông góc với AB tại C, cắt (O) tại M. Đoạn MA cắt đường tròn (I) tại E và đoạn MB cắt
đường tròn (K) tại F.
a) Chứng minh tứ giác MECF là hình chữ nhật và EF là tiếp tuyến chung của (I) và (K).
b) Cho AB  4cm , xác định vị trí điểm C trên AB để diện tích tứ giác IEFK lớn nhất.
c) Khi C khác O, đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật MECF cắt (O) tại P (khác M), đường
thẳng PM cắt đường thẳng AB tại N. Chứng minh rằng tam giác MPF đồng dạng với
tam giác MBN.
d) Chứng minh rằng ba điểm N, E, F thẳng hàng.

ÔN TẬP CHƯƠNG II
Bài 1. (Mỹ Đức 2016). Cho đường tròn (O;15cm), dây BC = 24cm. Các tiếp tuyến của đường tròn
tại B và tại C cắt nhau ở A. Gọi H là giao điểm của OA và BC.
a) Chứng minh rằng AO vuông góc với BC
b) Tính độ dài OH và AB
c) Đường thẳng d đi qua A và không có điểm chung với đường tròn (O). Kẻ OK vuông góc với
d tại K. Dây BC cắt OK tại M. Chứng minh OH .OA  OK .OM .
Bài 2. (Mỹ Đức 2017). Cho đường tròn (O;R) và một điểm A nằm ngoài đường tròn. Từ A vẽ hai
tiếp tuyến AB và AC của đường tròn (B, C là các tiếp điểm).
a) Chứng minh OA vuông góc với BC
b) Các đường thẳng AC và BO cắt nhau tại M. Chứng minh rằng OM.AB = OB.AM
c) Gọi BD là đường kính của đường tròn (O), đường thẳng AD cắt đường tròn (O) tại điểm thứ
hai E. Cho OA = 2R. Tính tích AEAD theo R.
Bài 3. (Mỹ Đức 2020). Cho nửa đường tròn  O; R  đường kính AB, H là trung điểm của đoạn OA,

qua H vẽ đường thẳng vuông góc với AB cắt nửa đường tròn (O) tại C. Các tiếp tuyến tại B
và tại C của nửa đường tròn (O) cắt nhau tại E.
a) Chứng minh rằng OE vuông góc với BC.
b) Chứng minh rằng tam giác ABC vuông tại C và tính độ dài đoạn AC theo R
c) Tiếp tuyến tại A của nửa đường tròn (O) cắt đường thẳng EC tại M. Chứng minh ba đường
thẳng AE, BM, CH đồng quy.
Bài 4. (Mỹ Đức 2018). Cho điểm A nằm ngoài đường tròn (O;R), kẻ hai tiếp tuyến AB, AC với

Trang 10
 ThS. Nguyễn Văn Hiệp Bài tập chuyên đề Đường tròn (Kì I) trong các đề thi trên địa bàn Hà Nội 
(O;R) (B và C là tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OA và BC
a) Chứng minh rằng OA vuông góc với BC
b) Cho OA  10cm , R  5cm . Tính OH và BC .
c) Đường thẳng qua O và song song với BC cắt đường thẳng AB và AC lần lượt tại E và F.
Khi (O;R) cố định, điểm A thay đổi ở ngoài (O). Hãy xác định vị trí của điểm A để diện tích
tam giác AEF nhỏ nhất.
Bài 5. (Mỹ Đức 2019). Cho nửa đường tròn (O;R) đường kính AB, tiếp tuyến Bx. Qua điểm C trên
nửa đường tròn (C khác A và B) kẻ tiếp tuyến với nửa đường tròn, tiếp tuyến này cắt Bx ở
M. Tia AC cắt Bx ở N.
a) Chứng minh OM vuông góc với BC và AN vuông góc với BC.
b) Chứng minh M là trung điểm của BN
c) Tìm vị trí của điểm C để tam giác ABC có diện tích lớn nhất
Bài 6. (Mỹ Đức 2021). Từ điểm A nằm ngoài đường tròn (O;R) vẽ các tiếp tuyến AB, AC (B, C là
các tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OA và BC.
a) Chứng minh rằng OA vuông góc với BC và OH .OA  R 2 .
b) Cho OA  2 R . Chứng minh rằng tam giác ABC đều và tính độ dài đoạn thẳng BC theo R.
c) Qua O kẻ đường thẳng song song với BC, cắt AB và AC lần lượt tại M và N. Xác định vị
trí của điểm A để diện tích tam giác AMN nhỏ nhất.
Bài 7. (HK I Hoàn Kiếm 2020). Cho đường tròn (O) đường kính AB. Trên tia tiếp tuyến của (O)
tại A, lấy điểm M. Đường thẳng MB cắt đường tròn (O) tại C.
a) Chứng minh tam giác ABC vuông và MA2  MC.MB .
b) Qua A kẻ đường thẳng vuông góc với OM tại I, đường thẳng này cắt đường tròn tại D.
Chứng minh bốn điểm M, C, I, A cùng thuộc một đường tròn.
c) Chứng minh MD là tiếp tuyến của (O) và góc MCD bằng góc MDB.
Bài 8. (Kì I Hoàn Kiếm 2018). Cho điểm M nằm ngoài đường tròn (O;R). Gọi MA, MB lần lượt là
hai tiếp tuyến với (O) (A, B là các tiếp điểm). Kẻ đường kính AD của (O). Gọi H là giao
điểm của OM và AB, I là trung điểm của BD.
a) Chứng minh tứ giác OHBI là hình chữ nhật
b) Cho biết OI cắt MB tại K, chứng minh KD là tiếp tuyến của đường tròn (O).
c) Giả sử OM = 2R, tính chu vi tam giác AKD theo R
d) Đường thẳng qua O và vuông góc với MD cắt tia AB tại Q. Chứng minh K là trung điểm
của DQ.
Bài 9. (Kì I Hoàn Kiếm 2019). Cho đường tròn (O;4cm), đường kính AB. Lấy điểm H thuộc đoạn
AO sao cho OH = 1cm. Kẻ dây cung DC vuông góc với AB tại H.
a) Chứng minh tam giác ABC vuông và tính độ dài AC.
EC EA
b) Tiếp tuyến tại A của (O) cắt BC tại E. Chứng minh tam giác CBD cân và  .
DH DB
c) Gọi I là trung điểm của EA, đoạn IB cắt (O) tại Q. Chứng minh CI là tiếp tuyến của (O)
  CBI
và từ đó suy ra ICQ .

Trang 11
 ThS. Nguyễn Văn Hiệp Bài tập chuyên đề Đường tròn (Kì I) trong các đề thi trên địa bàn Hà Nội 
d) Tiếp tuyến tại B của (O) cắt IC tại F. Chứng minh rằng ba đường thẳng IB, HC, AF
đồng quy.
Bài 10.(HN 2015). Cho nửa đường tròn tâm O có đường kính AB. Lấy điểm C trên đoạn AO (C
khác A, C khác O). Đường thẳng đi qua C và vuông góc với AB cắt nửa đường tròn tại K.
Gọi M là điểm bất kỳ trên cung KB ( M khác K, M khác B). Đường thẳng CK cắt các đường
thẳng AM, BM lần lượt tại H, D. Đường thẳng BH cắt nửa đường tròn tại điểm thứ hai là N.
1) Chứng minh các tam giác AMB, ANB vuông
2) Chứng minh H là trực tâm tam giác ABD.
3) Chứng minh rằng ba điểm A, N, D thẳng hàng
4) Chứng minh tiếp tuyến tại N của nửa đường tròn đi qua trung điểm của DH.
5) Khi M di động trên cung KB, chứng minh rằng đường thẳng MN luôn đi qua một điểm
cố định.
Bài 11. (Kì I Trưng Vương 2015). Cho đường tròn (O) đường kính AB. Lấy điểm M trên (O) sao
cho M không trùng với A, B và AM < MB. Kẻ dây cung MN vuông góc với AB. Gọi C là
giao điểm của AN và BM. Đường thẳng qua C và vuông góc với AB cắt đường thẳng AB tại
K và cắt tia BN tại D.
a) Chứng minh bốn điểm A, M, C, K cùng thuộc một đường tròn.
b) Chứng minh BK là tia phân giác của góc MBN
c) Chứng minh tam giác KMC cân và KM là tiếp tuyến của đường tròn (O).
d) Tìm vị trí của điểm M trên đường tròn (O) sao cho tứ giác MNKC là hình thoi.
Bài 12. (Bắc Từ Liêm 2021). Cho đường tròn tâm O, bán kính R và một điểm A nằm ngoài đường
tròn sao cho OA = 2R. Qua điểm A kẻ tiếp tuyến AB với đường tròn tâm O (B là tiếp điểm).
Qua B kẻ BH vuông góc với OA (H thuộc OA), BH kéo dài cắt đường tròn tâm O tại điểm
thứ hai là C.
1) Tính AB và BH nếu R = 2cm.
2) Chứng minh bốn điểm A, B, O, C cùng nằm trên một đường tròn.
3) Tia đối của tia OA cắt đường tròn tâm O tại M. Chứng minh MB là tiếp tuyến của đường
tròn đường kính OA.
Bài 13. (Hai Bà Trưng 2021). Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB = 2R. Trên nửa đường
tròn lấy điểm C bất kỳ (C khác A và B). Tiếp tuyến tại C và tiếp tuyến tại A của (O) cắt
nhau tại M.
a) Chứng tỏ rằng bốn điểm O, A, M, C cùng thuộc một đường tròn.
b) AC cắt OM tại H, chứng minh AC vuông góc với OM và OH .OM  R 2 .
c) Tia BH cắt nửa đường tròn tại điểm thứ hai D. Chứng minh tam giác ODM đồng dạng
với tam giác OHD.
d) Tia AD cắt MH tại I. Chứng minh I là trung điểm MH.
Bài 14. (Thanh Trì 2021). Cho nửa đường tròn (O;R), đường kính BC. Trên nửa mặt phẳng bờ BC
chứa nửa đường tròn, vẽ tiếp tuyến Bx của (O), A là điểm bất kỳ thuộc nửa đường tròn sao
cho AB < AC (A khác B, C). Tiếp tuyến tại A của (O) cắt tia Bx tại D.
a) Chứng minh 4 điểm A, D, B, O cùng thuộc một đường tròn.
b) Tia CA cắt tia Bx tại E. Chứng minh BA vuông góc với BE và CA.CE  4 R 2 .
c) Gọi H là hình chiếu vuông góc của A trên BC, kẻ OI vuông góc với AC, OD cắt AB tại
K. Chứng minh rằng IH là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác AHB và ba
đường thẳng AH, KI, CD đồng quy.

Trang 12
 ThS. Nguyễn Văn Hiệp Bài tập chuyên đề Đường tròn (Kì I) trong các đề thi trên địa bàn Hà Nội 
Bài 15.(Hoàng Hoa Thám 2021). Cho đường tròn (O;R) đường kính AB. Vẽ tiếp tuyến Bx của (O).
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB có chứa Bx, lấy điểm C thuộc (O) (C khác A, B) sao
cho CA > CB. Tia AC cắt Bx tại D. Từ D kẻ tiếp tuyến thứ hai DE với (O) (E là tiếp điểm).
a) Chứng minh bốn điểm O, B, D, E cùng thuộc một đường tròn.
b) Chứng minh OD vuông góc với BE và DCE  DEA .
c) Kẻ CH vuông góc với AB tại H. Tìm vị trí của điểm C trên nửa đường tròn (O) để chu vi
tam giác OCH đạt giá trị lớn nhất.
Bài 16. (Bắc Từ Liêm 2020). Cho đường tròn (O;R) đường kính AB. Qua B kẻ tiếp tuyến Bx với
(O). Trên tia Bx lấy điểm M sao cho MA cắt (O) tại điểm thứ hai là D. Gọi E là trung điểm
của đoạn AD.
1) Chứng minh AD. AM  4 R 2 .
2) Chứng minh bốn điểm M, E, O, B cùng thuộc một đường tròn.
3) Kẻ BH vuông góc với OM tại H, BH cắt đường tròn (O) tại C. Chứng minh MC là tiếp
tuyến của đường tròn (O).
4) Tia AH cắt đường tròn (O) tại Q. Chứng minh BQ đi qua trung điểm của HM.
Bài 17. (Phúc Thọ 2017). Cho đường tròn (O) và điểm A nằm bên ngoài (O). Từ A kẻ tiếp tuyến AB
với (O) (B là tiếp điểm). Kẻ đường kính BC của (O). AC cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai
D (D khác C).
a) Chứng minh rằng BD vuông góc với AC và AB 2  AD. AC .
b) Từ C vẽ dây CE song song với OA; BE cắt OA tại H. Chứng minh rằng H là trung điểm
BE và AE là tiếp tuyến của (O).
  OAC
c) Chứng minh rằng OCH .

d) Tia OA cắt (O) tại F. Chứng minh rằng FA.CH  HF .CA .


Bài 18. (Thường Tín 2017). Cho đường tròn (O) và một điểm A nằm ngoài (O) sao cho OA  2 R .
Từ A vẽ tiếp tuyến AB của (O) (B là tiếp điểm).
a) Chứng minh rằng tam giác ABO vuông tại B và tính độ dài AB theo R.
b) Từ B vẽ dây cung BC của (O) vuông góc với đoạn OA tại H. Chứng minh rằng AC là
tiếp tuyến của (O).
c) Chứng minh rằng tam giác ABC đều.
d) Từ H vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại D. Đường tròn đường kính AC cắt đoạn DC
tại E. Gọi F là trung điểm OB. Chứng minh rằng ba điểm A, E, thẳng hàng.
Bài 19. (Thanh Trì 2017). Cho tam giác ABC vuông tại A. Vẽ đường tròn tâm O đường kính AC.
Đường tròn (O) cắt BC tại điểm thứ hai là I.
a) Chứng minh rằng AI 2  BI .CI
b) Kẻ OM vuông góc với BC tại M, AM cắt (O) tại điểm thứ hai là N. Chứng minh rằng
tam giác AIM đồng dạng với tam giác CNM suy ra AM .MN  CM 2 .
c) Từ I kẻ IH vuông góc với AC tại H. Gọi K là trung điểm của IH. Tiếp tuyến tại I của (O)
cắt AB tại P. Chứng minh ba điểm C, K, P thẳng hàng.
d) Chứng minh OI là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác IMN.

Trang 13
 ThS. Nguyễn Văn Hiệp Bài tập chuyên đề Đường tròn (Kì I) trong các đề thi trên địa bàn Hà Nội 
Bài 20. (Quận...2017). Cho đường tròn (O) và điểm A nằm ngoài đường tròn. Từ A kẻ tiếp tuyến
AE đến (O) (E là tiếp điểm). Vẽ dây EH vuông góc với AO tại M.
a) Cho biết R  5cm , OM  3cm . Tính độ dài dây EH.
b) Chứng minh rằng AH là tiếp tuyến của (O).
c) Đường thẳng qua O vuông góc OA cắt AH tại B. Vẽ tiếp tuyến BF với (O) (F là tiếp
điểm). Chứng minh rằng ba điểm E, O, H thẳng hàng và BF . AE  R 2 .
d) Trên tia HB lấy điểm I (I khác B), qua I vẽ tiếp tuyến thứ hai của (O) cắt các đường BF,
AE lần lượt tại C, D. Vẽ đường thẳng IF cắt AE tại Q. Chứng minh rằng AE  DQ .
Bài 21. (Thanh Xuân 2016 – 2017). Cho đường tròn (O;R) đường kính BC. Điểm A thuộc đường
tròn. Hạ AH vuông góc với BC, HE vuông góc với AB, HF vuông góc với AC. Đường
thẳng EF cắt đường tròn tại hai điểm M, N.
a) Chứng minh rằng EF  AH .
b) Chứng minh rằng AE. AB  AF. AC .
c) Chứng minh rằng tam giác AMN cân tại A.
Bài 22. (Thanh Trì 2016 – 2017). Cho đường tròn (O;R) và dây BC không đi qua O. Vẽ tia Ox
vuông góc với BC tại H (H thuộc BC). Tiếp tuyến tại B của (O) cắt tia Ox tại A.
a) Chứng minh rằng AC là tiếp tuyến của (O).
b) Vẽ tia Ay nằm giữa AO và AC, tia Ay cắt (O) tại hai điểm D, E (D nằm giữa A và E).
Gọi M là trung điểm DE. Chứng minh rằng bốn điểm A, B, O, M cùng nằm trên một
đường tròn.
c) Tia OM cắt đường thẳng CB tại N. Chứng minh rằng OM .ON  R 2 và đường kính của
đường tròn ngoại tiếp tam giác NEO là NO.
Bài 23. (Hoàng Mai 2016 – 2017). Cho đường tròn (O) đường kính AB, C là một điểm nằm trên (O)
(C khác A, B). Tiếp tuyến tại B và C của (O) cắt nhau tại D.
a) Chứng minh rằng OD vuông góc với BC.
b) Chứng minh rằng các điểm O, B, C, D cùng nằm trên một đường tròn.
c) Kẻ CI vuông góc với AB tại I. Tiếp tuyến tại A của (O) cắt tia BC tại P. Chứng minh
rằng CP.CB  AI . AB .
d) Gọi K là trung điểm của CI, tia BK cắt AP tại Q. Chứng minh rằng QC là tiếp tuyến của
(O).
Bài 24. (Thanh Xuân 2017). Cho đường tròn (O). Từ một điểm M nằm ngoài (O) kẻ các tiếp tuyến
ME, MF đến (O) (E, F là các tiếp điểm).
a) Chứng minh rằng các điểm M, E, O, F cùng thuộc một đường tròn.
b) Đoạn OM cắt (O) tại I. Chứng minh rằng I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác MEF.
c) Kẻ đường kính FD của (O). Hạ FK vuông góc với ED. Gọi P là giao điểm của MD và
FK. Chứng minh rằng P là trung điểm của FK.

Trang 14
 ThS. Nguyễn Văn Hiệp Bài tập chuyên đề Đường tròn (Kì I) trong các đề thi trên địa bàn Hà Nội 
Bài 25. (Long Biên 2017). Cho tam giác ABC có AB < AC nội tiếp đường tròn (O) đường kính BC.
Vẽ đường cao AH của tam giác ABC (H thuộc BC).
a) Biết AB  6cm, AC  8cm . Tính độ dài AH, HB.
b) Tiếp tuyến tại A của đường tròn (O) cắt các tiếp tuyến tại B, C lần lượt tại M, N. Chứng
  900 .
minh rằng MN  MB  NC và MON
c) Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AB  AE . Gọi I là trung điểm của BE. Chứng minh
rằng ba điểm M, I, O thẳng hàng.
d) Chứng minh rằng HI là tia phân giác của góc AHC.
Bài 26. (Đống Đa 2016 – 2017). Cho đường tròn (O;R) và điểm A cố định thuộc đường tròn. Trên
tiếp tuyến tại A của O lấy một điểm K cố định. Một đường thẳng d thay đổi đi qua K và
không đi qua tâm O cắt (O) tại hai điểm B, C (B nằm giữa C và K). Gọi M là trung điểm
BC.
a) Chứng minh rằng bốn điểm A, O, M, K cùng thuộc một đường tròn.
b) Vẽ đường kính AN của (O). Đường thẳng qua A và vuông góc với BC cắt MN tại H.
Chứng minh rằng tứ giác BHCN là hình bình hành.
c) Chứng minh rằng H là trực tâm tam giác ABC.
d) Khi đường thẳng d thay đổi và thỏa mãn điều kiện đề bài thì điểm H di động trên đường
nào?
Bài 27. (Nam Từ Liêm 2016 – 2017). Cho nửa đường tròn (O;R) đường kính AB. Từ điểm M bất kỳ
thuộc nửa đường tròn, kẻ MN vuông góc với AB (N thuộc AB, M khác A, khác B). Từ N kẻ
ND và NE lần lượt vuông góc với AM và BM (D thuộc AM, E thuộc BM).
a) Tứ giác DMEN là hình gì? Vì sao?
b) Chứng minh rằng DM . AM  EM .BM .
c) Gọi O’ là tâm đường tròn đường kính NB. Chứng minh rằng DE là tiếp tuyến của (O’).
d) Gọi I là điểm đối xứng với N qua D, K là điểm đối xứng với N qua E. Xác định vị trí của
M trên nửa đường tròn để tứ giác AIKB có chu vi lớn nhất.
Bài 28. (Ba Đình 2016 – 2017). Cho đường tròn (O;R) đường kính AB. Từ điểm C trên tia đối của
tia AB kẻ các tiếp tuyến CM, CN với đường tròn (M, N là các tiếp điểm).
a) Chứng minh rằng CO vuông góc với MN.
b) Tính MN biết OM  4cm, CO  6cm .
c) Vẽ đường kính MK của (O). Tứ giác ABKN là hình gì? Vì sao?
d) Một đường thẳng qua O và song song với MN cắt tia CM, CN lần lượt tại E và F. Hãy
xác định vị trí của C trên tia đối của tia AB sao cho diện tích tam giác CEF nhỏ nhất.
Bài 29. (Hai Bà Trưng 2016 – 2017). Cho đường tròn (O;R). Từ điểm A nằm ngoài (O;R) kẻ hai
tiếp tuyến AB, AC với (O) (B, C là các tiếp điểm). Gọi H là trung điểm BC.
a) Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C, O cùng thuộc một đường tròn.

Trang 15
 ThS. Nguyễn Văn Hiệp Bài tập chuyên đề Đường tròn (Kì I) trong các đề thi trên địa bàn Hà Nội 
b) Chứng minh rằng ba điểm A, H, O thẳng hàng.
c) Kẻ đường kính BD của (O). Vẽ CK vuông góc với BD (K thuộc BD). Chứng minh rằng
AC .CD  CK . AO .
d) Gọi giao điểm của AO với (O) là N. Chứng minh rằng N là tâm đường tròn nội tiếp tam
giác ABC.
e) Khi A di động trên tia By cố định, gọi M là trực tâm tam giác ABC. Chứng minh rằng M
di động trên một đường thẳng cố định.

Trang 16

You might also like