Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

6.

Chỉ tiêu quản lý chuỗi cung ứng


6.1. Chỉ tiêu về chất lượng
6.2. Chỉ tiêu về thời gian
6.3.Chỉ tiêu về chi phí

6.1. Chỉ tiêu về chất lượng


6.1.1. Freight Bill Accuracy (Mức độ chính xác của hóa đơn cước)
6.1.2. Perfect Order Rate (Tỷ lệ đơn hàng hoàn hảo)
6.1.3. Return Reason (Lý do trả hàng)
6.1.4. Order Accuracy (Mức độ đặt hàng chính xác)
6.1.5. Inventory Accuracy (Độ chính xác của kho hàng)

6.1.1. Freight Bill Accuracy (Mức độ chính xác của hóa đơn cước)
Định nghĩa: Freight Bill Accuracy là chỉ số giúp nhà quản trị kiểm soát được mức độ
chính xác và sai sót của các hóa đơn cước vận chuyển. Những sai sót này có thể xuất phát
từ nhiều lý do khác nhau, lỗi sai của con người, định giá hoặc trong lượng không chính
xác, thông tin không đầy đủ, phí phụ kiện hoặc phí lưu container tai kho....
Ý nghĩa: Việc vận chuyển nguồn hàng từ nhà cung cấp đến nhà kho sản xuất hoặc nhà
kho cuối cùng là yếu tố vô cùng quan trọng. Bất kỳ vấn đề hoặc lỗi sai sót nào trong
thanh toán cước vận chuyển không chỉ gây tốn kém và mang lại tổn thất tài chính nó còn
khiến lãng phí thời gian và làm ảnh hưởng tới lòng tin của khách hàng.
Công thức tính:
Mức độ chính xác của hóa đơn cước = (số lượng hóa đơn cước không có sai sót / tổng số
hóa đơn) *100
6.1.2. Perfect Order Rate (Tỷ lệ đơn hàng hoàn hảo)
Định nghĩa: Tỷ lệ đặt hàng hoàn hảo đo lường mức độ thành công của số lượng đơn
hàng không xảy ra sự có
Ý nghĩa: Chỉ số này giúp doanh nghiệp biết vấn đề cần cải thiện và khắc phục trong
chuỗi cung ứng, vì dụ như mức độ chính xác, hư hỏng, chậm trễ và thất thoát hàng tồn
kho. Tỷ lệ đơn hàng hoàn hảo càng cao càng tốt, vì KPI này có tác động trực tiếp đến tỷ
lệ giữ chân (customer retention rate) và mức độ trung thành của khách hàng
Công thức tính:
Tỷ lệ đơn hàng hoàn hảo = (Phần trăm đơn hàng được vận chuyển đúng thời hạn
trăm đơn hàng hoàn chỉnh) * (Phần trăm đơn hàng không bị sai sót) * (Phần trăm đơn
hàng đã được ghi chép chính xác)*100
6.1.3. Return Reason (Lý do trả hàng)
Định nghĩa: Chỉ số này sẽ cung cấp một cái nhìn sâu sắc về các động cơ khác nhau khiến
khách hàng Trả lại đơn đặt hàng
Ý nghĩa: Dựa trên việc phân tích các lý do trả hàng, doanh nghiệp có thể đánh giá các
điểm yếu, phân tích chất lượng của các bộ phận trong quy trình chuỗi cung ứng và đề
xuất các cái tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ tổng thể
6.1.4. Order Accuracy (Mức độ đặt hàng chính xác)
Định nghĩa: Tỷ lệ đơn hàng hoàn hảo (Perfect Order Rate) là một thước đo hậu cần rất
quan trọng khác khi nhắc đến hiệu quả chuỗi cung ứng. Nó đo lường số lượng đơn đặt
hàng được vận chuyển và giao thành công mà không có bất kỳ sự cố nào trên đường đi:
Thời gian vận chuyển và thời gian giao hàng đều được đảm bảo; đơn hàng không sai sót
và hàng hóa không bị hư hỏng.
Vai trò: Không chỉ theo dõi tần suất của các sự cố từ khi đặt hàng đến giao hàng, tỷ lệ
này cho thấy hiệu quả của chuỗi cung ứng và dịch vụ giao hàng. Nói một cách đơn giản,
mục tiêu của việc đo lường này là cải thiện quá trình phân phối của bạn bằng cách tìm và
loại bỏ các khiếm khuyết theo mức độ tăng dần, cho đến khi con số đó giảm về không.
Với việc đo lường đơn hàng hoàn hảo, các nhà quản lý sẽ có thể xác định bất kỳ nguyên
nhân thất bại nào trong mọi trường hợp.
Cách đo lường:
Tỷ lệ đơn hàng hoàn hảo (Perfect Order Rate) = Đơn hàng hoàn hảo ÷ Tổng số đơn
hàng đã giao
Chỉ số hoạt động: Tỷ lệ càng cao, càng tốt cho doanh nghiệp. Việc trả lại hàng hóa
không chính xác hoặc bị hư hỏng sẽ tốn rất nhiều chi phí. Càng nhiều đơn hàng chính
xác, doanh nghiệp càng tiết kiệm chi phí và tăng mức độ hài lòng của cơ sở khách hàng.
6.1.5. Inventory Accuracy (Độ chính xác của kho hàng)
Định nghĩa: Độ chính xác của hàng tồn kho là một trong những thước đo Logistics quan
trọng. Nếu tất cả hàng hóa của bạn trong cơ sở dữ liệu không khớp với hàng tồn kho thực
tế, doanh nghiệp sẽ thiệt hại đáng kể. Nếu chất lượng thực tế của sản phẩm quá khác với
quảng cáo, khách hàng sẽ không hài lòng và nhìn chung, làm tăng chi phí tổng thể.
Vai trò: Tránh các vấn đề do hàng tồn kho không chính xác. Việc kiểm kê thường xuyên
để kiểm tra sự khác biệt hiện trong kho hàng cũng đảm bảo rằng các phương pháp ghi sổ
doanh nghiệp của bạn đáng tin cậy. Ngoài ra, tỷ lệ này cũng sẽ giúp bạn phát hiện các vấn
đề liên quan đến nhận hàng, vận chuyển hoặc kế toán.
Cách đo lường:
Độ chính xác của kho hàng = Số lượng hàng tồn kho trong cơ sở dữ liệu ÷ Số lượng
hàng tồn kho trên thực tế
Chỉ số hoạt động: Ở mức độ thực tế hơn, việc chênh lệch giữa dữ liệu và nhà kho là điều
bình thường, nhưng tốt nhất là hãy duy trì tỷ lệ chính xác của kho hàng trên 92% – càng
nhiều càng tốt.
6.2. Chỉ tiêu về thời gian
6.2.1. Days Sales Outstanding (DSO) (Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng)
6.2.2. Delivery Time (Thời gian giao hàng)
6.2.3. Shipping Time (Thời gian vận chuyển)
6.2.4. On-time Shipping (Giao hàng đúng hạn)

6.2.1. Days Sales Outstanding (DSO) (Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng)
Định nghĩa: Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng là chỉ số đo lường khoảng thời gian mà
doanh nghiệp cần để thu hồi doanh thu bán hàng từ khách hằng
Ý nghĩa: DSO cao cho thấy doanh nghiệp đang gặp phải sự chậm trễ trong việc nhận các
khoản thanh toán. Điều đó có thể làm hạn chế dòng tiền và giảm thiểu lợi nhuận trong kế
hoạch tổng thể. Ngược lại, DSO thấp cho thấy công ty đang nhân được các khoản thanh
toán nhanh chóng. Số tiền đó có thể được đưa trở lại kinh doanh để có hiệu quả tốt
Công thức tính:
Tỷ lệ DSO = Các khoản phải thu (Accounts Receivables) /Bản hàng tín dụng ròng (Net
Credit Sales)* Số ngày trong chu kỳ tính
6.2.2. Delivery Time (Thời gian giao hàng)
Định nghĩa: Chỉ số này được đo lường bằng cách tính số ngày (hoặc giờ) kể từ khi một
lô hàng rời khỏi cơ sở của bạn cho đến địa điểm của khách hàng. Thời gian vận chuyển
có thể dao động đáng kể, phụ thuộc vào phương tiện và hệ thống vận chuyển, cho một
khoảng cách nhất định.
Vai trò: Theo dõi thời gian để đơn hàng được chuẩn bị một cách chính xác. Bằng cách
theo dõi thời gian vận chuyển, bạn có thể tối ưu hóa năng suất và tìm ra những yếu tố gây
ảnh hưởng tiêu cực đến tài xế và nhà vận chuyển, từ đó giảm thiểu chúng.
Chỉ số hoạt động: Đây là một ví dụ điển hình về KPI cần được thu hẹp và chính xác hoá.
Sau khi đo điểm chuẩn và có ý tưởng về thời gian giao hàng trung bình từ kho của bạn
đến bất kỳ đâu, mục tiêu sẽ là giảm thời gian đó khi có thể – chẳng hạn như cung cấp các
dịch vụ giao hàng đặc biệt, nhưng quan trọng hơn là phải chính xác hóa nó. Ví dụ: thay vì
nói rằng một đơn hàng sẽ đến sau 1-5 ngày làm việc, bạn có thể thay thời gian bằng 4-5
ngày làm việc. Điều này cũng có thể áp dụng cho số giờ giao hàng. Bằng cách này, bạn
có thể tăng tỷ lệ chốt đơn hàng chính xác hơn và giảm tỷ lệ hoàn hàng.
6.2.3. Shipping Time (Thời gian vận chuyển)
Định nghĩa: Đây là KPI Logistics đầu tiên giúp bạn đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng.
Số liệu này sẽ cung cấp thông tin về tỷ lệ phần trăm đơn đặt hàng được giao đúng mục
tiêu, không có sự chậm trễ hoặc sai lệch về thời giờ.
Vai trò: Phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trong quá trình thực hiện. Nếu khoảng thời gian từ
khi khách hàng đặt hàng đến khi hàng hoá được giao quá lâu, thì quá trình chuẩn bị cần
được khắc phục và sửa chữa.
Cách đo lường: Sau khi đo điểm chuẩn thời gian trung bình bạn cần để giao một loại
đơn đặt hàng nhất định, hãy đặt thời gian giao hàng mục tiêu nhanh chóng cho từng sản
phẩm, sau đó so sánh thời gian thực với mục tiêu đó để tìm ra tỷ lệ vận chuyển đúng hạn.
Tỷ lệ vận chuyển đúng giờ = Tỷ lệ đơn đặt hàng được giao đúng hẹn (hoặc sớm hơn)
÷ Tổng số đơn đặt hàng
6.2.4. On-time Shipping (Giao hàng đúng hạn)
Định nghĩa: Chỉ số giao hàng đúng hạn là chỉ số đo lường hiệu suất và khả năng hoàn
thành đơn đặt hàng của khách hàng trước ngày giao hàng đã hứa
Ý nghĩa: Dựa vào việc phân tích chỉ số giao hàng đúng han, doanh nghiệp còn có thể
đánh giá mức độ tiêu quá hoặc tắc nghẽn trong quy trình vận chuyển hoặc phân phối từ
đó tối ưu quy trình và tăng tỷ lệ giữ chân cũng như mức độ hài lòng của khách hàng
Công thức tính:
Tỷ lệ giao hàng đúng hạn = Tổng số đơn hàng đã giao /Số làn giao hàng đến sau ngày
giao hàng đã hứa
6.3.Chỉ tiêu về chi phí
6.3.1. Cash-to-cash Time Cycle – CCC (Vòng quay tiền mặt)
6.3.2. Supply Chain Costs (Chi phí chuỗi cung ứng)
6.3.3. Chi phí vận chuyển (Transportation Costs)
6.3.4. Chi phí lưu kho (Warehousing Costs)
6.3.5. Doanh thu hàng tồn kho (Inventory Turnover)

6.3.1. Cash-to-cash Time Cycle – CCC (Vòng quay tiền mặt)


Định nghĩa: Cash-to-cash Time Cycle là công cụ đo lường khoảng thời gian cần thiết để
chuyển các nguồn lực của doanh nghiệp thành các dòng tiền hiệu quả

Ý nghĩa: Vòng quay tiền mặt tính đến việc công ty cần bao nhiều thời gian để bán hàng
tồn kho, mất bao nhiều thời gian để thu hồi các khoản phải thu và mất bao nhiêu thời gian
để thanh toán các khoản nợ mà không bị phạt. Nếu không quản lý dòng tiền phù hợp,
khoảng cách đó có thể ngày càng mở rộng khi công ty phát triển
Công thức tính:
CCC=DOI+DOR-DOP
Vòng quay tiền mặt (CCC-Cash-to-cash Time Cycle): vòng quay tiền mặt
Số ngày khoản phải trå (DOP- Number of Days Of Payables)= Khoản phải trả trung bình
năm x 365/Chi phí giá vốn
Số ngày hàng tồn kho (DOI- Number of Days Of Inventory on hand) = Hàng tồn kho
trung bình năm x 365/Chi phí giá vốn
Số ngày khoản phải trả (DOR-Number of Days of Receivables) - Khoản phải thu trung
bình năm x 365/Bán trå sau
Vòng quay tiền mặt càng ngắn càng tốt, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nói chung, con số tiêu chuẩn là 30 đến 45 ngày và có thể khác nhau giữa các công ty,
lĩnh vực.
6.3.2. Supply Chain Costs (Chi phí chuỗi cung ứng)
Định nghĩa: Chi phí cho chuỗi cung ứng có thể bao gồm các chi phí lập kế hoạch, quản
lý đồi, tìm nguồn cung ứng, giao hàng,… và nó sẽ cho thấy các bộ phận trong chuỗi cung
ứng hoạt động hiệu quả như thế nào
Ý nghĩa: Theo dõi chỉ số này thường xuyên giúp doanh nghiệp nhìn ra những khoản chỉ
lãng phí, từ đó xác định vấn đề trong chuỗi cung ứng cần được cải thiện
Khi cân nhắc điều chỉnh chi phí chuỗi cung ứng, các nhà quản trị cần đánh giá tác động
của việc giảm chi phí đối với toàn bộ chuỗi cung ứng. Ví dụ, nếu chi phí vận chuyển
đang ở mức quá cao và doanh nghiệp quyết định đẩy tốc độ và trọng lượng của xe tải,
điều này có thể dẫn tới những rủi ro tai nạn…
6.3.3. Chi phí vận chuyển (Transportation Costs)
Định nghĩa: Chi phí Vận chuyển trung bình tính toán tổng thể các chi phí liên quan đến
việc xử lý một đơn đặt hàng từ đầu đến cuối. Nó sẽ chia nhỏ tất cả các chi phí liên quan
đến KPI hậu cần này theo các danh mục riêng biệt: xử lý đơn hàng, hành chính, vận
chuyển hàng tồn kho, lưu kho và cuối cùng là chi phí vận chuyển thực tế. Sau khi tính
toán tất cả những điều này, bạn có thể đánh giá tỷ lệ phần trăm mà mỗi giai đoạn của quy
trình thể hiện và xem liệu điều đó có vượt quá hoặc nằm trong định mức hay không. Bạn
cũng có thể tính toán chi phí vận chuyển tương đối cho một sản phẩm và xem chi phí là
bao nhiêu so với doanh thu mà nó mang lại.
Vai trò: Theo dõi tất cả các chi phí từ khi đặt hàng đến giao hàng
Chỉ số hoạt động: Mục tiêu là giảm chi phí vận chuyển trong khi duy trì chất lượng giao
hàng cao.
6.3.4. Chi phí lưu kho (Warehousing Costs)
Định nghĩa: Lưu kho là việc quản lý không gian và thời gian. Chi phí lưu kho đề cập đến
số tiền được phân bổ cho hàng hóa được chuyển vào hoặc ra ngoài kho. Những chi phí
này bao gồm chi phí thiết bị và năng lượng như đặt hàng, lưu trữ và xếp hàng hóa, cũng
như chi phí mang tính nhân lực hơn như nhân công, vận chuyển hoặc giao hàng.
Vai trò: Giám sát các chi phí liên quan đến việc quản lý kho hàng của bạn. Đo lường chi
phí lưu kho sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tổng thể của bạn và tăng thêm
nhiều giá trị, điều mà ban quản lý cấp cao hoặc các nhà đầu tư sẽ đánh giá cao.
Chỉ số hoạt động: Nhà kho là khu vực kinh doanh chính của bạn, điều quan trọng là phải
đo lường và xem xét chi phí một cách thường xuyên, để cải thiện hoạt động à đánh giá sự
cải thiện đó.
6.3.5. Doanh thu hàng tồn kho (Inventory Turnover)
Định nghĩa: KPI hậu cần này đo lường số lần hàng tồn kho của bạn được bán hết trong
một khoảng thời gian nhất định. Đây là một chỉ số tuyệt vời về việc lập kế hoạch, quy
trình sản xuất hiệu quả, cũng như quản lý tiếp thị và bán hàng.
Nói chung, tỷ lệ doanh thu của bạn càng cao thì càng tốt. Doanh thu thấp có thể dẫn đến
những khó khăn trong việc chuyển cổ phiếu của bạn thành lợi nhuận và điều đó có thể
đến từ bất kỳ giai đoạn nào trong quy trình chuỗi cung ứng của bạn. Ý tưởng là đánh giá
tỷ lệ trung bình trong ngành của bạn và cố gắng đạt và vượt mục tiêu đó.
Vai trò: Theo dõi số lần toàn bộ hàng tồn kho của bạn được bán
Cách đo lường: (trong một khoảng thời gian nhất định như 1 tuần, 1 tháng,..)
Doanh thu hàng tồn kho = Doanh số ÷ Hàng tồn kho trung bình (trong thời điểm X)
Trong đó, Hàng tồn kho trung bình = (Hàng tồn kho lúc bắt đầu thời điểm X + Hàng tồn
kho lúc kết thúc thời điểm X) ÷ 2
Chỉ số hoạt động: Sau khi xác định tỷ lệ này, hãy so sánh nó với tỷ lệ trung bình của
ngành và vượt qua nó.

You might also like