Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 44

BÀI 7-TỤ CẦU VÀNG

(Staphylococcus aureus)
Mục tiêu
1. Mô tả được đặc điểm sinh học của tụ cầu vàng.

2. Trình bày được khả năng gây bệnh của tụ cầu

vàng.

3. Trình bày được phương pháp chẩn đoán tụ cầu

vàng.

4. Nêu được nguyên tắc phòng và điều trị các bệnh

do tụ cầu vàng gây bệnh.


1. Đặc điểm sinh học
1.1. Hình thể và tính chất bắt màu

➢Là những cầu khuẩn, bắt màu

gram dương

➢Đường kính từ 0,8-1,0µm, tụ với

nhau thành từng đám.

➢Không có lông, không sinh nha

bào, thường không có vỏ


1.2. Tính chất nuôi cấy
➢Tụ cầu vàng thuộc loại dễ
nuôi cấy
➢Phát triển được ở nhiệt độ
10-450C, nồng độ muối cao
tới 10%
➢Là vi khuẩn hiếu, kỵ khí
➢Trên môi trường thạch
thường, tụ cầu vàng tạo
thành khuẩn lạc dạng S,
đường kính 1-2mm, nhẵn,
màu vàng chanh
1.2. Tính chất nuôi cấy
➢Trên môi trường thạch máu, tụ cầu vàng phát triển
nhanh, tạo tan máu hoàn toàn.

➢Trong môi trường canh thang: tụ cầu vàng làm đục môi
trường, để lâu có thể có lắng cặn
1.3. Khả năng đề kháng
➢Tụ cầu vàng có khả năng đề kháng với nhiệt độ và hóa

chất cao hơn các vi khuẩn không có nha bào khác.

➢Bị tiêu diệt ở 800C/60 phút.

➢Tụ cầu vàng có thể gây bệnh sau một thời gian dài tồn tại

ở môi trường
1.4. Tính chất sinh hóa học
➢Tụ cầu vàng có hệ thống enzym phong phú:

▪ Coagulase có khả năng làm đông huyết tương người và

động vật

▪ Catalase dương tính

▪ Lên men đường mannitol

▪ Desoxyribonuclease là enzym phân giải AND

▪ Phosphatase
2. Khả năng gây bệnh
➢ Nhiễm khuẩn ngoài da:

mụn nhọt, đầu đinh, các ổ


ap xe,…

➢ Nhiễm khuẩn huyết

➢ Viêm phổi

➢ Nhiễm độc thức ăn, viêm

ruột cấp
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Lấy bệnh phẩm
➢Dùng que tăm bông lấy mủ ở mụn nhọt, vết thương hở có
mủ
➢Đối với thương kín thì dùng bơm kim tiêm chọc hút mủ,
dịch.
➢Dịch, chất nôn, thức ăn, máu
➢Bảo quản và gửi bệnh phẩm ngay xuống khoa xét nghiệm.
3.2. Xét nghiệm trực tiếp:
➢Nhuộm gram: quan sát các tế bào viêm, hình thể, tính chất
bắt màu của vi khuẩn.
3.3. Nuôi cấy phân lập và xác định vi khuẩn:

➢Lấy bệnh phẩm cấy vào đĩa môi trường thạch máu, canh thang:

để trong tủ ấm 370C/18-24 giờ, khuẩn lạc mọc dạng S, đục, làm


tan máu, và có sắc tố vàng chanh, chọn khuẩn lạc nghi ngờ xác
đinh:

▪ Có men Coagulasa: làm đông huyết tương

▪ Lên men đường manitol

▪ Hoại tử da thỏ

▪ Làm đục môi trường canh thang


4. Nguyên tắc phòng bệnh và điều trị
4.1. Nguyên tắc phòng bệnh

➢Vệ sinh môi trường, quần áo và thân thể sạch sẽ

➢Đặc biệt là môi trường bệnh viện

4.2. Nguyên tắc điều trị

➢Làm kháng sinh đồ, chọn kháng sinh thích hợp để điều trị

➢Dùng vacxin gây miễn dịch chống tụ cầu vàng đối với

những bệnh nhân dùng kháng sinh ít kết quả.


BÀI 8 - LIÊN CẦU
(Streptococci)
Mục tiêu
1. Mô tả được đặc điểm sinh học của liên cầu.

2. Trình bày được khả năng gây bệnh của liên cầu.

3. Trình bày được phương pháp chẩn đoán liên

cầu.

4. Nêu được nguyên tắc phòng và điều trị các bệnh

do liên cầu gây bệnh.


1. Đặc điểm sinh học
1.1. Hình thể và tính chất
bắt màu
➢Là những cầu khuẩn,
bắt mầu gram dương
➢Xếp thành từng chuỗi

➢Không di động

➢Đôi khi có vỏ

➢Đường kính 0,6 - 1µm


1.2. Tính chất nuôi cấy
➢ Là vi khuẩn hiếu kỵ khí tùy tiện
➢ Nhiệt độ thích hợp 370C, tuy nhiên một số liên cầu phát
triển được ở nhiệt độ 10-400C.
➢ Trên môi trường đặc, khuẩn lạc nhỏ, tròn, lồi, bóng, khô,
màu hơi xám
➢ Trên môi trường thạch máu: có 3 dạng tan máu, tùy
thuộc từng nhóm liên cầu:
▪ Tan máu (): vòng tan máu trong suốt, hồng cầu bị phá
hủy hoàn toàn
▪ Tan máu (): tan máu không hoàn toàn, xung quanh
khuẩn lạc có vòng tan máu màu xanh
▪ Tan máu (): xung quanh khuẩn lạc không nhìn thấy vòng
tan máu, hồng cầu trong thạch vẫn giữ màu hồng nhạt
Liên cầu trên môi trường thạch máu
1.3. Khả năng đề kháng

➢Liên cầu dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và các hóa chất thông

thường.

1.4. Tính chất sinh hóa học

➢Không có men catalase

➢Có khả năng phát triển trong môi trường có mật, muối

mật, hoặc ethyl-hydrocuprein

➢Liên cầu nhóm A nhạy cảm với bacitracin


2. Khả năng gây bệnh
➢ Nhiễm khuẩn tại chỗ: viêm họng, chốc lở, nhiễm khuẩn các vết
thương, viên tai giữa,…
➢ Các nhiễm khuẩn thứ phát: nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim
cấp.
➢ Bệnh tinh hồng nhiệt: thường gặp ở trẻ em trên hai tuổi, ở các nước
ôn đới
➢ Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu nhóm A ở họng hoặc da 2-3 tuần

➢ Bệnh thấp tim xảy ra sau nhiễm liên cầu nhóm A ở họng 2-3 tuần
tương đương giai đoạn KT chống liên cầu tăng cao trong máu
3. Chẩn đoán vi sinh
3.1. Chẩn đoán trực tiếp:
➢Bệnh phẩm: tùy từng loại bệnh mà lấy bệnh phẩm khác
nhau
➢Nhuộm soi trực tiếp: nhuộm Gram: vi khuẩn có dạng hình
cầu, bắt màu Gram dương, xếp thành chuỗi
➢Phân lập và xác định liên cầu:
▪ Bệnh phẩm máu, nước não tủy: cấy vào môi trường canh
thang glucose, ủ ở nhiệt độ 370C, theo dõi trong 15 ngày,
không thấy vi khuẩn mọc → âm tính, vi khuẩn mọc → xác
định tính chất sinh vật hóa học để xác định vi khuẩn.
3. Chẩn đoán vi sinh
▪ Các bệnh phẩm khác, nuôi cấy trong môi trường thạch
máu, ủ ở nhiệt độ 370C/24h
➢Tiêu chuẩn xác đinh liên cầu nhóm A:
▪ Cầu khuẩn, Gram dương, xếp thành chuỗi
▪ Tan máu 

▪ Thử nghiệm optochin (-)


▪ Trong môi trường canh thang mọc lắng cặn
▪ Thử nghiệm bacitracin (+)
▪ Catalaze (-)
3. Chẩn đoán vi sinh
3.2. Chẩn đoán gián tiếp:

➢Dùng phản ứng ASLO để tìm kháng thể antistreptolysin O

có trong máu bệnh nhân nghi thấp tim, viêm cầu thận cấp

ở trẻ em do liên cầu nhóm A.


4. Nguyên tắc phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh:

➢Hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh hữu hiệu.

➢Phòng bệnh chung là chủ yếu:

▪ Cần phát hiện sớm những ổ nhiễm khuẩn ở da, ở họng, tai do

liên cầu nhóm A gây nên để điều trị kịp thời.

▪ Tránh nhiễm trùng thứ phát.

▪ 4.2. Điều trị:

➢Dựa vào kháng sinh đồ, chọn kháng sinh thích hợp để điều trị.
BÀI 9 - PHẾ CẦU
(Streptococcus pneumoniae)
Mục tiêu
1. Mô tả được đặc điểm sinh học của phế cầu.

2. Trình bày được khả năng gây bệnh của phế cầu.

3. Trình bày được phương pháp chẩn đoán phế cầu.

4. Nêu được nguyên tắc phòng và điều trị các bệnh do

phế cầu gây bệnh.


1. Đặc điểm sinh học
1.1. Hình thể và tính chất bắt
màu:
➢ Là những cầu khuẩn, hình
ngọn nến, xếp thành đôi,
đường kính 0,5-1,25µm.
➢ Bắt màu Gram dương

➢ Không di động, không sinh


nha bào
➢Trong môi trường nhiều
albumin có vỏ
1.2. Tính chất nuôi cấy
➢ Thích hợp ở 370C

➢ Là vi khuẩn hiếu, kỵ khí tùy tiện

➢ Vi khuân mọc dễ dàng trong các môi trường có

nhiều chất dinh dưỡng

➢ Trên môi trường thạch máu, khuẩn lạc tròn, lồi,

bóng, trong như giọt sương, xung quanh có vòng


tan máu typ .
1.3. Khả năng đề kháng
➢Dễ bị tiêu diệt bởi hóa chất thông thường và nhiệt độ
600C/30 phút.
➢Nhiệt độ giữ chủng thích hợp là 18-300C

1.4. Tính chất sinh hóa học


➢Bị ly giải bởi mật hoặc muối mật

➢Không có catalase

➢Vi khuẩn không phát triển được trong môi trường có


ethyl-hydrocuprein
2. Khả năng gây bệnh
➢Không có nội và ngoại độc tố, gây bệnh chủ yếu do vỏ

của vi khuẩn.

➢Gây bệnh viêm đường hô hấp như viêm phổi

➢Ngoài ra phế cầu còn gây viêm tai, viêm xoang, viêm

họng, viêm màng não,…


3. Chẩn đoán vi sinh
3.1. Chẩn đoán trực tiếp:
➢ Bệnh phẩm có thể lấy từ họng, mũi bằng que tăm bông mềm,
hoặc bệnh phẩm có thể là máu, dịch, chất tiết,… tùy từng
bệnh.
➢ Bệnh phẩm được cấy vào môi trường thạch máu có
gentamicin (5µg/ml)
➢ Khuẩn lạc mọc dạng S, nhầy, đường kính 1-2mm, có chóp và
tan máu , chọn khuẩn lạc nghi ngờ xác định phế cầu dựa vào:
▪ Song cầu hình ngọn nến, bắt màu Gram (+)
▪ Test optochin (+)
▪ Catalase (-)
3.2. Chẩn đoán huyết thanh: không có ý nghĩa trong chẩn đoán
phế cầu
4. Nguyên tắc phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh

➢ Phòng bệnh chung bằng cách cách ly bệnh nhân

➢ Phòng bệnh đặc hiệu bằng vacxin polysaccarid của vỏ

phế cầu có tác dụng ngăn cản nhiễm phế cầu nặng

4.2. Điều trị:

➢ Nhạy cảm với các kháng sinh thông thường

➢ Thường dùng penicillin hoặc cephalosporin để điều trị


BÀI 10 - LẬU CẦU
(Neisseria gonorrhoeae)
Mục tiêu
1. Mô tả được đặc điểm sinh học của lậu cầu.

2. Trình bày được khả năng gây bệnh của lậu cầu.

3. Trình bày được phương pháp chẩn đoán lậu cầu.

4. Nêu được nguyên tắc phòng và điều trị các bệnh

do lậu cầu gây bệnh.


1. Đặc điểm sinh học
1.1. Hình thể và tính chất bắt
màu:

➢ Là những song cầu, hình

hạt cafe hai mặt úp vào


nhau.

➢ Bắt màu gram âm

➢ Kích thước khoảng 1µm


1.2. Tính chất nuôi cấy
➢ Vi khuẩn lậu thuộc dạng khó nuôi cấy

➢ Khi ra khỏi cơ thể vi khuẩn lậu rất dễ chết

➢ Không phát triển được trong các môi trường nuôi cấy thông

thường, cần môi trường giàu chất dinh dưỡng như


chocolat…và kháng sinh:colistin….

➢ Điều kiện nuôi cấy: khí trường 3-10% CO2, 35-370 / 70% độ

ẩm. pH: 7,3

➢ Sau 24h khuẩn lạc mọc: KT 0,4-1mm, xám trắng, mờ đục, lồi,

lấp lánh sáng, sau 48-72h khuẩn lạc kích thước >3mm.
1.3. Khả năng đề kháng
➢ Vi khuẩn lậu dễ bị bất hoạt: 550C/ 5 phút, trong điều kiện

khô và giàu oxy vi khuẩn lậu chết sau 1-2 giờ.

➢ Ở nhiệt độ lạnh và khô vi khuẩn lậu chết nhanh, do vậy

không giữ bệnh phẩm ở điều kiện lạnh.

➢ Hóa chất: phenol 1%, formol 0,1%,… vi khuẩn chết sau

1-5 phút tiếp xúc.


1.4. Tính chất sinh hóa học
➢ Test Optochin dương tính

➢ Catalase dương tính

➢ Chuyển hóa đường: glucose (+), maltose (-), lactose (-)

➢ Chuyển hóa peptid: vi khuẩn lậu có khả năng phân giải

prolin do chúng có men hydroxyprolinaminopeptidase.

➢ Vi khuẩn lậu không khử nitrat, nhưng có khả năng khử

nitrit sinh nitơ.


2. Khả năng gây bệnh
➢ Vi khuẩn lậu gây bệnh lậu cho mọi lứa tuổi, bệnh liên

quan đến hoạt động tình dục, vi khuẩn lậu gây bệnh:

▪ Viêm niệu đạo cho cả nam và nữ

▪ Viêm trực tràng

▪ Nhiễm lậu cầu ở họng

▪ Lậu mắt

▪ Nhiễm lậu cầu lan tỏa: gặp ở những người bị lậu nhưng

không được điều trị.


3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Chẩn đoán trực tiếp:
❖ Bệnh phẩm: nên lấy bệnh phẩm vào các buổi sáng trước khi
đi tiểu:
▪ Nam giới: lấy mủ ở quy đầu bằng que tăm bông, kết hợp với
nặn niệu đạo.
▪ Nữ giới: lấy mủ dịch ở cổ tử cung, mủ ở túi cùng âm đạo.
❖ Nhuộm soi trực tiếp: có giá trị chẩn đoán lậu cấp tính
❖ Nuôi cấy:
▪ Cấy vào môi trường thạch chocolat, Martin-Thayer, điều kiện
khí trường 3-10%CO2, độ ẩm 70%, pH 7,3, nhiệt độ 35-370
▪ Làm tính chất sinh vật hóa học:, catalase, chuyển hóa đường
Chẩn đoán vi sinh vật
3.2. Chẩn đoán gián tiếp:

▪ Tìm kháng thể kháng lậu bằng kháng thể đơn dòng gắn

huỳnh quang

▪ Kỹ thuật PCR

▪ Tìm IgM bằng Elisa để chẩn đoán lậu ngoài đường sinh

dục.
4. Nguyên tắc phòng bệnh và điều trị
4.1. Nguyên tắc phòng:

▪ Sống lành mạnh, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình

dục

▪ Giải quyết nạn mại dâm

▪ Điều trị triệt để cho người mắc bệnh, nhất là phụ nữ có

thai để tránh lây sang trẻ sơ sinh.

4.2. Nguyên tắc điều trị:

▪ Làm kháng sinh đồ, lựa chọn kháng sinh thích hợp.

You might also like