Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

⸎⸎

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Đề Tài: Phân tích quy luật “Lượng-Chất” của phép biện chứng duy vật và
vận dụng trong quá trình học tập của sinh viện hiện nay

Tên sinh viên: Nguyễn Thị Phương Nhung

Mã sinh viên: 22011732

Lớp: Triết học Mác- Lênin (N06)

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đồng Thị Tuyền

Năm học 2022-2023


MỤC LỤC

Mở đầu:…………………………………………………………………….
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu…………………………..
2.Mục đích và đối tương nghiên cứu đề tài……………………..
3.Phạm vi nghiên cứu……………………………………………..
4.Phương pháp nghiên cứu,………………………………………
Nội dung:…………………………………………………………………..
I.Những khái niệm cơ bản của quy luật “Lượng-Chất”………….
II.Những vấn đề lí luận của quy luật “Lượng-Chất”……………..
1.Khái niệm…………………………………………..
2.Mối quan hệ biện chứng giữa “Lượng-Chất”……
3.Các điều kiện xác định quy luật…………………..
4.Nội dung quy luật…………………………………...
5.Ý nghĩa phương pháp luận……………………….
III,Sự vận dụng của quy luật vào học tập của sinh viên hiện nay
IV.Kết Luận………………………………………………………..
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Trong xu thế hội nhập quốc tế,giao lưu văn hoá,chuyển giao khoa học-công nghệ
và dân chủ hoá toàn diện đời sống xã hội hiện nay ,đòi hỏi con người phải thay
đổi để hoà nhập.Và Sinh viên phải trau dồi,tiếp thu kiến thức mới để hoà
mình .Bởi thế nhận thức được tầ quan trọng và cấp thiết trong quy luật chuyển
hoá về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất trong quá trình học tập.Em sẽ nghiên
cứu đề tai “Quy luật lượng chất và sự vận dụng quy luật lượng chất vào quá trình
học tập của sinh viên hiện nay”.

2.Mục đích đối tượng nghiên cứu đề tài:

Mục đích:Đưa triết học Mác-Lênin vào trong thực tiễn cuộc sống để từ đó làm rõ
các khái niệm về quy luật luonhj chất và mối quan hệ của chúng.Từ đó chỉ ra các
yếu tố liên quan,ảnh hương tới sự vận dụng quy luật vào quá trình học

Đối tượng nghiên cứu:Quy luật lượng chất và sự vận dụng quy luật lượng chất
vào quá trình học tập của sinh viên hiện nay

3.Phạm vi nghiên cứu:

Nắm bắt vai trò quan trọng của quy luật đó,đề tài đã giới hạn phạm vi nghiên cứu
là về đời sống học tâoj của sinh viên.Từ đó thấy sự thống nhất biện chứng giữa
hai ặt chất và lượng trong vận dụng vào quá trình học tập của sinh viên.

4.Phương pháp nghiên cứu:

Là phương pháp dung nạp dựa trên cơ sở thống kê,tổng hợp,nghiên cứu,phân
tích các tài liệu liên quan đến triết học Mác-Lênin về quy luật lượng chất và mối
quan hệ của chúng làm rõ các khái niệm liên quan

1
PHẦN NỘI DUNG
CHỦ ĐỀ 9: PHÂN TÍCH QUY LUẬT “LƯỢNG-CHẤT” CỦA PHÉP
BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ VẬN DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH HỌC
TẬP CỦA SINH VIỆN HIỆN NAY ?

I.Những khái niệm cơ bản của quy luật và quy luật “Lượng-Chất”

Quy luật : là những mối liên hệ khách quan,bản chất,tất nhiên,phổ biến và lặp lại
giữa các sự vật,hiện tượng hoặc giữa các mặt,các quá trình của sự vật

Quy luật “Lượng-Chất”: là quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về chất và ngược lại,đây là một trong ba quy luật cơ bản
của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác-Lênin

II.Những vấn đề lí luận của quy luật “Lượng-Chất”

1,Các khái niệm

“Chất”: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật hiện tượng,là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là Nó
và phân biệt nó với sự vật hiện tượng khác Chất của sự vật là kháchquan,phổ
biến

Chất là sự tổng hợp các thuộc


tính

Chất của sự vật phụ thuộc vào tđ phương thức


lk

Chất là mặt tương đối ổn định của sự vật

Sự vật có nhiều chất

2
“Lượng”: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật,biểu
thị số lương,quy mô,trình độ,nhịp điệu của sự vận động phát triển của sự vật
cũng như các thuộc tính của nó:

Lượng của sự vật mang tính khách quan,phổ biến

Lượng của sự vật luôn luôn được xác định bởi những địa lượng
chính xác và trừu tượng

Lượng là mặt thường xuyên biến đổi

Sự phân biệt giữa Chất và Lương chỉ là tương đối

“Độ”:là một phạm trù triết hịc dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất,là
giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất
của sự vật,sự vật chưa biến thành cái khác.Trong giới hạn của độ,lượng và chất
tác động biện chứng với nhau,làm cho sự vật vận động

“Điểm nút”:dùng để chỉ giới hạn tại đó với những sự thay đổi của lượng trực
tiếp dẫn đến những thay đổi về chất

“Bước nhảy”: dùng để chỉ quá trình thay đổi về chất của sự vật diễn ra tại điểm
nút

VD: xét ‘nước’(H2O) nguyên chất,trong điều kiện: atmophe ở trạng thái thể
lỏng(chất) được quy định bởi lượng nhiệt độ (lượng) từ 0℃ hoặc 100℃
đó(điểm nút) thì tất yếu xảy ra quá trình biến đổi trạng thái của nước từ trạng
thái lỏng sang rắn hoặc khí(bước nhảy).

2,Mối quan hệ biện chứng giữa Lượng và Chất:

3
Chất và lượng của sự vật là hai mặt của cùng một sự vật tồn tại trong tính quy
định lẫn nhau không tách rời: Chất nào- Lượng ấy (và ngược lại)

VD:Tương ứng với cấu tạo H-O-H của một phân tử nước (H2O) được hình thành
với các tính chất cơ bản: không màu,không mùi,không vị,….

Vì giữa chúng có mỗi quan hệ quy định lẫn như vậy nên những sự biến đổi về
lượng sẽ tất yếu có khả năng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại từ đó tạo
nên tiến trình phát triển của sự vật

Trong quá trình phát triển,Chất và Lượng của sự vật cũng biến đổi

Sự biến đổi về Lượng và Chất không diễn ra độc lập mà có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau Đó là quá trình :Những thay đổi về Lượng dấn đến những
thay đổi về Chất và ngược lại

VD:Quy định nên trạng thái thể lỏng của nước chính là lượng nhiệt độ của nó
chứ không phải số lượng nguyên tử H và O,do vậy khi lượng nhiệt độ này biến
thiên thì tất yếu có khả năng dẫn tới sự biến đổi về trạng thái của nước sang rắn
hay lỏng.

3.Các điều kiện xác định quy luật:

Ta căn cứ vào các bước nhảy:

Căn cứ vào nhịp điệu:

Bước nhảy đột biến:là bước nhảy được thực hiện trong thời gian rất ngắn làm
thay đổi chất của toàn bộ toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật.

VD:Uranium 235 được tăng giới hạn(1kg)thì ngay lập tức sẽ xảy ra vụ nổ
nguyên tử

4
Bước nhảy dần dần:là bước nhảy được thực hiện từ từ,từng bước bằng cách
tích luỹ dần dần những nhân tố của chất mới,loại bỏ dần những nhân tố của
chất cũ

VD:Quá trình chuyển biến từ vượn thành người

Căn cứ vào quy mô:

Bước nhảy toàn bộ:là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt,các
yếu tố hình thành sự vật

VD:Cuộc cách mạng xã hội theo nghĩa diện rộng

Bước nhảy cục bộ:là bước nhảy làm thay đổi chất của những mặt,yếu tố
riêng của sự vật.

VD: Những kì thi học phần

4.Nội dung quy luật:

Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa Chất và Lượng

Chất là mặt tương đối ổn định,Lượng là mặt thường xuyên biến đổi của sự
vật

Lượng thay đổi dần dần,khi vượt qua giới hạn độ sẽ dấn tới sự thay đổi
căn bản về Chất của sự vật thông qua bước nhảy

Chất mới ra đời cùng Lượng mới quy định mô,tốc độ,nhịp điệu phát triển
của Lượng mới.

Như vậy,quy luật chỉ ra rằng quan hệ Lượng-Chất là quan hệ biện


chứng.Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược
lại.Quá trình tác động quan lại lẫn nhau giữa Chất và Lượng tạo ra nên vận

5
động liên tục, biến đổi dần dần,lúc nhảy vọt rồi lại biến đổi dần dần chuẩn
bị cho bước nhảy vọt tiếp theo.

5.Ý nghĩa phương pháp luận:

Thứ nhất,trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích
luỹ về lượng để có thể biến đổi về chất,không được nôn nóng cũng như
không được bảo thủ.Bước nhảy làm cho chất mới ra đời thay thế chất cũ là
hình thức tất yếu của sự vận động,phát triển của mọi sự vật,hiện
tượng.Nhưng sự thay đổi về chất đã thay đổi đến giới hạn,tức là đến điểm
nút,đến độ nên muốn tạo ra bước nhảy thì phải thực hiện quá trình tích luỹ
về lượng.

Thứ hai,khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu
khách quan của sự vận động của sự vật,hiện tượng.Tư tưởng nôn nóng
thường biểu hiện ở chỗ không chú ý thoả đáng đến sự tích luỹ vê lượng
mà cho rằng sự phát triển của sự vật,hiện tượng chỉ là những bước nhảu
liên tục,ngược lại tư tưởng bảo thủ thường biểu hiện ở chỗ không dám
thực hiện bước nhảy chỉ nó là sự phát triển về lượng.Do vậy cần khắc
phục cả hai điều trên

Thứ ba,sự tác động của quy luật này đòi hỏi phải có thái độ khách
quan,khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy,tuỳ đều có tính khách
quan nhưng quy luật xã hội không chỉ diễn ra thông qua hoạt động có ý
thức của con người.Do vậy khi thực hiện bước nhảy trong lĩnh vực xã hội
tuy vẫn phải tuân theo điều kiện khách quan nhưng cũng phải chú ý đến
điều kiện chủ quan.Nói cách khác trong hoạt động thực tiễn không những
cần xác định quy mô và nhịp điệu bước nhảy một cách khách quan. Chủ
động nắm bắt thời gian chín muồi cũng như thời cơ khi điều kiện cho

6
phép,chuyển th ay đổi mang tính tiến hoá sang thau đổi mang tính cách
mạng

Thứ tư,quy luật yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ
thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật,hiện
tương.Do đó phải biết lựa chịn phương pháp phù hợp để tác động vào
phương thức liên kết trên cơ sở hiểu rõ bản chất quy luật của chúng.

III, Sự vận dụng quy luật của sinh viên vào quá trình học tập hiện nay:

Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về chất và ngược lại,có thể rút ra một vài kết luận
có ý nghĩa phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện của sinh viên
trong môi trường Đại học Phenikaa như sau:

1.Sự khác nhau cơ bản giữa việc học Trung học Phổ Thông(THPT) và Đại
học:

Kiến thức là vô tận và việc bước qua một quá trình học tập mới cũng đồng
nghĩa với việc tiếp thu kiến thức nhiều hơn và khó khăn hơn.Để lên được
bậc Đại học đồng nghĩa với việc thu nạp đủ kiến thức của mười hai năm
học.Nếu ở bậc THPT việc học kéo dài xuyên suốt một năm với tất cả các
môn đều được xoay quanh liên tục thì lên Đại học mỗi môn học là hệ thống
kiến thức kéo dài khoảng 1-2 tháng.Khác với phương pháp học thụ động
như THPT,sinh viên Đại học sẽ phải học tại bậc Đại học rất đa dạng và mới
mẻ,ngoài việc đọc sách giáo trình sinh viên còn phải tìm hiểu thêm nhiều
nguồn tin tứ sách báo,tài liệu liên quan.Chính sự thay đổi về khối lượng
kiến thức,thời gian và phương pháp học sẽ khiến nhiều tân sinh viên bị
“ngợp” gây khó khăn trong việc thích nghi với môi trường học tập đó. Đây

7
chính là sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất. Ở bậc THPT việc
lên lớp và hoàn thành các mục tiêu mà giáo viên đề ra chính là nhiệm vụ
lớn nhất nhưng đối với sinh viên Đại học điều họ đối mặt không chỉ là
những nhiệm vụ đơn thuần trên lớp mà họ còn phải thực hiện các kì thực
tập,phải bắt đầu đặt ra mục tiêu cho tương lai của chính họ. Đặc biệt khi
lên Đại học ý thức của bản thân là yếu tố quan trọng nhất,không còn sổ liên
lạc hay họp phụ huynh tinh thần tự học sẽ được phát huy rõ rệt.Do đó nếu
muốn thành công thì ngay khi bước chân vào giảng đường họ phải luôn
nhắc nhở mình phải chuẩn bị kế hoạch và thực hiện chúng thật nghiêm túc
để mang lại những kết quả to lớn.

2.Từng bước tích luỹ kiến thức một cách chính xác,đầy đủ:

Như chúng ta đã biết,sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn
ra bằng cách tích luỹ dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định,thực hiện
bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng không nằm
ngoài điều đó.Để có một tấm bằng Đại học chúng ta cần phải tích luỹ đủ số
lượng tín chỉ của các môn học đó. Như vậy có thể coi học tập là quá trình
tích luỹ về lượng mà điểm nút là các kì thi,thì cử là bước nhảy và điểm số
xác định quá trình tích luỹ kiến thức đã đủ dấn tới sự chuyển hoá về chất
hay chưa.Do đó trong hoạt động nhận thức,học tập của sinh viên phải biết
từng bước tích luỹ về lượng(tri thức)làm biến đổi về chấ(kết quả)theo quy
luật.Cần học để thấm sâu kiến thức,tránh gặp gấp rút mỗi khi sắp đến kì
thi,như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức trong học tập.Tránh tư tưởng
chủ quan,nóng vội trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày.

Hằng ngày mỗi tân sinh viễn cẫn đến trường để tiếp thu kiến thức mới và
lượng kiến thức ngày một nhiều. Nhưng nếu qua 4 năm mỗi sinh viên học

8
tập,rèn luyện chăm chỉ để tích luỹ kiên thức,kinh nghiệm qua thầy cô cũng
như những lần thực tập…(lượng) và tốt nghiệp Đại học đạt kết quả cao đảm
bảo chuyên môn cho sinh viên ra trường.Nói cách khác chất đã thay đổi và
biến đổi sang chất mới.

3.Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực,tự chủ,nghiêm
túc,trung thực:

Trong thực tiễn đời sống của con người,muốn có sự thay đổi về chất,cần có
sự tích luỹ về lượng,sự tích luỹ ấy là do tự bản thân mỗi chúng ta phấn
đấu,đánh đổi bằng sức lao động mà có được,chứ không nhờ vào sự giúp đỡ
nào khác.Để làm rõ ý trên ta có câu chuyện ngụ ngôn: “ Một người nọ tìm
tấy kén của sâu bướm đang trong quá trình rách ra và sâu bướm bắt đầu bò
ra.Quan sát hồi lâu thấy con sâu bướm mai không ra được anh động lòng
thương lấy kéo cắt cho vết rách to hơn giúp sâu chui ra dễ dàng.Nhưng khi
sâu bướm chuy ra khỏi kén có thân hình lớ nhưng đôi cánh lại rất
nhỏ.Người nọ cố gắng đợi thêm xem con bướm có thể phát triển nữa
không.Vô ích con bướm chỉ có thể lê lết và không bay được.” Trở lại việc
học và rèn luyện của sinh viên.Trong một kì thi,nếu sinh viên gian lận để
một kết quả tốt thì chẳng khác gì con sâu bướm bé nhỏ tội nghiệp kia.Bằng
gian lận,ta có thể qua được kì thi nhưng về bản chất thì vẫn chưa có biến
đổi nào về chất,khi học những kiến thức sâu hơn khó hơn chắc chắn ta sẽ
không tiếp thu được,không đáp ứng được nhu cầu công việc sau này và nếu
ta giúp đỡ bạn bè theo cách của anh chàng trong câu chuyện kia thì không
khác gì chúng ta hại họ.

4.Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó,tránh nóng vội
đốt cháy giai đoạn:

9
Trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tả
khuynh,tức là :khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước
nhảy.Sinh viên khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất
mới có thể học tiếp những kiến thức sâu hơn,khó hơn.Học tập nghiên cứu từ
dễ đến khó là phương pháp học tập mang tính khoa học mà chúng ta đều
biết nhưng trong thực tế không phải ai cũng thực hiện được.Nhiều sinh viên
trong quá trình đi học do không tập trung còn mải mê chơi đấn đến chậm trễ
rồi “ nước tưới chân mới nhảy” thi họ mới tập trung cao độ cho việc
học .Giai đoạn ôn thi là lúc ta củng cố lại kiến thức chứ không phải học mới
nên sinh viên học tập trong giai đoạn này không thể đảm bảo đủ kiến thức
để qua được kì thi.Như vậy muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và
đạt được kết quả cao thì mỗi sinh viên cần phải làm hằng ngày học tập từ
thấp đến cao từ dễ đến khó để có sự biển đổi về chất.

5.Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện,tránh tư tưởng chủ quan

Khi bước chân vào Đại học, có một bộ phận không nhỏ trong sinh viên tự
mãn với những gì đạt được không tiếp tục nỗ lực và phấn đấu .Nhưng bên
cạnh đó một số sinh vên có ý thức rèn luyện từ đầu để có trình độ tri thức
cao nhất.

Xét theo quan điểm của triết học,chất thay đổi sẽ tác động trở lại lượng của
sự vật.Sự tác động đó thể hiện :Chấ mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy
mô,trình độ, nhịp điệu của sự vật.Khi đã đỗ vào Đại học trở thành sinh viên
chúng ta được tiếp cận những tri thức cao hơn,sâu hơn.Nhiệm vụ của mỗi
sinh viên là phải tiếp tục học hỏi trau dồi thêm những kiến thức(tích luỹ về
lượng),trở thành giáo viên,nhà quản lí.....đóng góp cho xã hội,tránh tinh
thần thoả mãn với những gì đã đạt được.

10
Trong quá trình học tập,sinh viên phải trải qua rất nhiều kì thi.Kết quả tốt
của các kì thi đánh dâu kết thức một giai đoạn và là bước khởi đầu sang một
giai đoạn mới có trình độ cao hơn,lượng kiến thức nhiều hơn.Chính vì
vậy,mỗi sinh viên cần không ngừng học tập phấn đấu để ta tiếp xúc nhưng
tri thức cao hơn.Nó giúp ta tránh được tư tưởng bảo thủ,trì trệ trong học tập
rèn luyện.

6.Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên :

“Giao hành vi gặt thói quen,gieo thói quan gặt tính cách,gieo tính cách gặp
số phận”.Đó là quy luật Lượng-Chất trong triết học rõ ràng là những thói
quen mà chúng ta đang được hình thành từ sự tích luỹ của nhiều hành vi
được lặp đi lặp lại trong cuộc sống hằng ngày,nhiều thói hư như thế đến
lượt nó lại quyết định đến tính cách của chúng ta.Khi tích luỹ hành
vi(lượng) dần dần sẽ tạo nên thói quen(chất),sinh viên cân rèn luyện cho
mình tính chăm chỉ,tự chủ,năng động trong quá trình học tập sinh viên phải
rèn luyện hằng ngày để hình thành những thói quen học tập tốt như : biết
tiết kiệm thời gian,làm việc nghiêm túc và khoa học….tích luỹ nhiều thói
quen như vậy sẽ giúp ta thành công trong học tập.

7.Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên:

Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân.Mỗi cá nhân có phẩm chất tốt (lượng)sẽ
góp phần tạo nên “chất” tốt cho tập thể đó.Một lớp học tập tốt,nếu trong lớp
có nhiều cá nhân có ý thức học tập tốt,luôn cố gắng để phấn đấu đạt được
thành tích cao.Một lớp đoàn kết nếu các cá nhân luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi
người.Thành tích của một lớp phụ thuộc vào sự phấn đầu nỗ lực của mỗi
sinh viên.

11
Tóm lại,việc vận dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và
chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc
học tập và rèn luyện của sinh viên trường Đại học Phenikaa hiện nay.
Lượng và chất là hai mặt thốn nhất biện chứng của sự vật,chỉ khi nào lượng
được tích luỹ tới một độ nhất định mới làm thay đổi về chất.Do đó trong
hoạt động nhận thức hoạt động học của sinh viên phải tích luỹ dần về lượng
và đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện
chín muồi để biến đổi về chất .Ông cha ta thường có câu: “tích tiểu thành
địa”, “ năng nhặt chặt bị”…

IV.Phần kết luận:

Chung quy lại,việc hiểu rõ và vận dụng các quy luật lượng chất vào quá
trình học tập,nghiên cứu và phát triển của học sinh-sinh viên là rất cần thiết
và quan trọng. Chúng khôn chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ
tác động qua lại của hai phạm trù “chất” và “ lượng”, mà từ đó ta có thể vận
dụng mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất để áp
dụng vào thực hiện như các ví dụ nêu trên. Vậy là sinh viên cần phải làm gì
và áp dụng như thế nào? Sinh viên cần xác định rõ mục tiêu,định hướng
đúng đắn trong học tập và làm việc,hiểu rõ và vận dụng tốt các quy luật
“khi lượng đổi dẫn

đến chất đổi và ngược lại”.Ngoài ra sự thay đổi môi trường từ THPT lên
Đại học để không bị mất phương hướng trong việc học tập

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1.Giáo trình Triết học Mác-Lênin-nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật

12
https://dlib.phenikaa-uni.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?
subfolder=12/92/03/
&doc=129203838938815307015281744995211767441&bitsid=a62e2abd-
003d-44c5-abb3-36e320d46fd5&uid=3cfa8090-1d7c-4519-9040-
7adf6bc73e3a

2.Tiểu luận triết học Đại học Tôn Đức Thắng:

https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/triet-hoc/
quy-luat-luong-chat-va-su-van-dung-quy-luat-luong-chat-vao-qua-trinh-
hoc-tap-cua-sinh-vien-hien-nay/18400386

13

You might also like