Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

2.1.

Sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai

1.Giai đoạn khôi phục kinh tế (1946-1951)

a) Tác động của các cuộc cải cách

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản là nước thua trận, bị lực lượng Đồng Minh – đứng đầu là quân đội Mỹ chiếm
đóng và ép buộc Nhật Bản phải thực hiện một số cải cách lớn:

Các cuộc cải cách Nội dung Tác dụng


(1) Thủ tiêu chế độ kinh tế tập - Giải thể các “zaibatsu”, các công ty lớn - Phá hủy quyền lực quân sự
trung thành những công ty con độc lập. - Xóa bỏ sự tập trung quá mức và độc
- Thực hiện cơ cấu lại các công ty theo quyền kinh tế của các tâp đoàn tài
hướng của “centralization”. phiệt
- Hình thành sự cạnh tranh trong
ngành công nghiệp
- Thúc đẩy tự do hóa kinh tế
(2) Cải cách ruộng đất - 1 địa chủ chỉ được giữ tối đa 1ha, còn lại - Xóa bỏ hình thức nộp tô thuế cho
phải bán cho các tá điền người dân, gúp họ có đất canh tác
- Có cơ hội được kỹ thuật mới trong
trồng trọt
- Gia tăng sản lượng, thu nhập của
người nông dân
- Tăng nhu cầu tiêu dùng, mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp
(3) Dân chủ hóa lao động - Thông qua ba đạo luật: công đoàn, tiêu - Tăng số lượng công nhân tham gia
chuẩn lao động, điều chỉnh các quan hệ lao công đoàn
động trong giai đoạn 1945-1947 - Đẩy mạnh các phong trào công đoàn
- Giải quyết vấn đề công việc: cải thiện điều - Cải thiện điều kiện làm việc, tăng
kiện làm việc, tăng lương cho công nhân. lương cho người lao động
b) Những yếu tố thuận lợi bên ngoài:

- Các chính sách của Joseph Dodge: cân bằng ngân sách, giải quyết lạm phát, quy định tỷ giá cố định giữa Yên Nhật và
USD (360 yên bằng 1 USD)

- Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ.

c) Tác động

- Lợi nhuận khổng lồ từ việc thu mua hàng hóa đặc biệt trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Đồng thời, kim ngạch xuất
khẩu và sản xuất công nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng, biểu hiện ở việc gia tăng sản lượng nhanh chóng ở các ngành
sản xuất se sợi, bột giấy, phân bón, sản phẩm tiêu dùng…; lao động dư thừa có việc làm và sự hoạt động trở lại của các
nhà máy thiếu nguyên vật liệu.

- 1951: Các chỉ tiêu cơ bản như GNP, sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu đã bằng và vượt mức chiến tranh.

Bảng 2.1.1. Ngoại thương và sản xuất thời gian diễn ra chiến tranh Triều Tiên

1949 1950 1951 1952 1953


Xuất khẩu ( triệu USD) 510 820 1355 1273 1275
Các khoản thu mua hàng đặc biệt (triệu USD) - 592 592 824 809
Nhập khẩu (triệu USD) 905 975 1995 2028 2410
Chỉ số sản xuất công nghiệp (năm 1949=100) 100 123 169 181 221
Nguồn: Xuất nhập khẩu; Bộ Tài Chính; Các khoản thu mua hàng đặc biệt BOJ; Chỉ số sản xuất công nghiệp: MITI
(Dẫn theo Nakamura Takafusa, Những bài giảng …)

2.Giai đoạn 1952-1973:

a) Tốc độ tăng trưởng kinh tế:


- Giai đoạn 1952-1968: GDP tăng bình quân 6.9% hàng năm.

- Thập niên 1960: tốc độ tăng trưởng GDP đều trên 10% một năm, ngoại trừ năm 1962 và năm 1965 tốc độ tăng GDP bị
sụt giảm.

Bảng 2.1.2 Tốc độ tăng trường GDP hàng năm (%, giá cố định năm 1965)

Năm Tốc độ Năm Tốc độ Năm Tốc độ


tăng trưởng tăng trưởng tăng trưởng
1952 13,0 1959 11,7 1966 11,8
1953 7,9 1960 13,3 1967 13,4
1954 2,3 1961 14,4 1968 13,6
1955 11,4 1962 5,7 1969 12,4
1956 6,8 1963 12,8 1970 9,3
1957 8,3 1964 10,8 1971 5,7
1958 5,7 1965 5,4 1972 12,0
Nguồn: Cục kế hoạch kinh tế Nhật Bản

- 1970: Quy mô nền kinh tế Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới (GDP là 393,41 tỉ USD), đứng sau Mỹ (1361,14 tỉ USD); trên
Đức (379,41 tỉ USD), Pháp (278,53 tỉ USD) và Anh (207,01 tỉ USD).
b) Cơ cấu kinh tế:
Bảng 2.1.3 Cơ cấu ngành kinh tế (%)

Ngành Năm 1952 Năm 1968


Nông,lâm, ngư nghiệp 22,6 9,9
Công nghiệp, xây dựng 31,3 38,6
Thương mại, dịch vụ 46,1 51,5
Nguồn: Kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.NXB Khoa học Xã hội.

- Công nghiệp phát triển chế tạo phát triển, dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành sản xuất của Nhật Bản
- Giai đoạn 1952-1968:
+ Nhóm ngành nông-lâm-ngư nghiệp chỉ còn chiếm 9,9% vào năm 1968, giảm 12,7% trong cơ cấu GDP so với năm
1952
+ Nhóm ngành công nghiệp tăng từ 31,35 lên 38,6% GDP.

c) Các ngành kinh tế:


Bảng 2.1.4 Chỉ số sản xuất công nghiệp chế tạo (1965=100)

Ngành 1955 1960 1965 1971


Dệt 42,2 68,2 100 154,0
Giấy bột 34,1 63,9 100 175,9
Hóa chất 25,2 51,0 100 204,0
Dầu lửa và sản phẩm than 18,7 47,2 100 617,7
Gốm 32,0 62,5 100 175,7
Sắt và thép 24,6 56,3 100 230,9
Kim loại màu 25,9 61,6 100 211,4
Máy móc 14,6 61,2 100 291,8
Tổng cộng (công nghiệp chế tạo) 26,0 56,9 100 128,5
Nguồn: Bộ công nghiệp và mậu dịch quốc tế (MITI)

- Ngành công nghiệp sản xuất chung: tốc độ tăng trưởng bình quân năm về sản xuất công nghiệp giai đoạn 1950-1960
và giai đoạn 1960-1969 lần lượt đạt 15,9% và 13,5%.

- Các ngành công nghiệp chế tạo: tăng trưởng với tốc độ cao. (Giai đoạn 1960-1968, giá trị sản lượng công nghiệp chế
biến tăng 260%, công nghiệp điện tử và hóa dầu tăng 3,4 lần; ngành chế tạo máy tăng 3,8 lần).
- Ngành công nghiệp ô tô: giai đoạn 1960-1967, Nhật Bản vươn lên vị trí thứ hai sau Mỹ về ngành chế tạo ô tô.Sản xuất
xe chở khách tăng từ 700.000 xe năm 1965 lên 2,61 triệu xe và 4,47 triệu xe lần lượt ở hai năm 1969 và 1973. Số xe ô tô
xuất khẩu cũng tăng từ 200.000 xe năm 1965 lên 840.000 xe năm 1969 và 2,09 triệu xe năm 1973.

- Ngành sản xuất máy tính điện tử: mới ra đời nhưng phát triển nhanh và trở thành ngành xuất khẩu. Trong giai đoạn
1965-1973, số lượng máy tính sản xuất tăng từ 4000 chiếc lên 450.000 chiếc (năm 1965) và hơn 10 triệu chiếc (năm
1973).

- Ngành nông nghiệp: số lao động nông nghiệp giảm 5,6 triệu người xuống còn 8,9 triệu người từ năm 1960 đến năm
1969 nhưng sản lượng và năng suất lao động tăng nhanh, đạt tổng giá trị sản lượng nông-lâm-ngư nghiệp là 9 tỷ USD năm
1969.

- Ngành dịch vụ: tốc độ tăng bình quân của khu vực này đạt 4%/năm từ năm 1955 đến năm 1970.

- Ngoại thương: Từ năm 1950 đến 1971, kim ngạch ngoại thương tăng từ 1,7 tỉ USD lên 43,6 tỉ USD. Đồng thời cơ cấu
hàng xuất khẩu có sự tăng tỷ trọng của các sản phẩm công nghiệp nặng như thép, máy móc, đồ điện tử, ô tô…

Bảng 2.1.5 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu (Đơn vị:%)

Năm Dệt Hóa chất Thép Kim loại Thiết bị Đài thu Ô tô Tàu thủy Máy Các sản
khác quang thanh, móc phẩm
học và TV, máy khác khác
văn ghi âm
phòng
1960 30,2 4,5 9,6 4,4 - 3,9 - 7,1 10,3 25,8
1970 12,5 6,4 14,7 5,0 3,8 7,9 6,9 7,3 20,4 15,2
Nguồn: Bộ Tài chính, Thống kê hải quan

d) Thu nhập quốc dân:

- 1972: thu nhập tính theo đầu người của Nhật Bản ước tính đạt 2300 USD, cao ngang nước Anh và gần bằng một nửa
nước Mỹ

3.Tài liệu tham khảo:

- Giáo trình Lịch sử kinh tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

- Sách giáo khoa Lịch sử 12 và Lịch sử 12 nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam

- Kinh tế Nhật Bản sau thế chiến thứ 2 - Sự phát triển thần kỳ 2021 (luatvn.vn)

You might also like