Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

BAN TỔ CHỨC HỘI THI ĐỀ THI TIN HỌC TRẺ

TIN HỌC TRẺ TỈNH HẢI DƯƠNG BẢNG B – TRUNG HỌC CƠ SỞ


LẦN THỨ XXIX – NĂM 2023
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày 13 tháng 5 năm 2023
ĐỀ CHÍNH THỨC Đề có 04 câu, gồm 03 trang

Câu 1, Câu 2 thí sinh lựa chọn ngôn ngữ Pascal, C++ hoặc Scratch.
Câu 3, Câu 4 thí sinh sử dụng ngôn ngữ lập trình Scratch.
Tên các file được đặt thứ tự là Cau1, Cau2, Cau3a, Cau3b, Cau4a, Cau4b
và lưu trong thư mục có tên là họ tên, số báo danh của thí sinh trên màn hình
máy tính theo cú pháp: Ho ten-SBD. Ví dụ: NGUYEN VAN A-01
-------------------

Câu 1 (30 điểm). Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal, C++ hoặc Scratch
TÍNH TỔNG CÁC "SỐ HOÀN HẢO"
Cho n là số tự nhiên (n < 32768) được nhập từ bàn phím. Viết chương
trình tìm và hiển thị ra màn hình các "Số hoàn hảo" nhỏ hơn n và tính tổng các
số đó. Biết rằng: "Số hoàn hảo" là số tự nhiên, có tổng các ước số dương (ngoại
trừ số đó) bằng chính nó, như: số 6 là "Số hoàn hảo", vì có tổng các ước số
dương ngoại trừ số đó là 1 + 2 + 3 = 6; số 28, số 496,…là "Số hoàn hảo".
Ví dụ: Nhập n = 30
Các "Số hoàn hảo" nhỏ hơn 30 là: 6; 28
Tổng các "Số hoàn hảo" nhỏ hơn 30: S = 34
Câu 2 (20 điểm). Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal, C++ hoặc Scratch
TÌM "ĐỘ BỀN" CỦA MỘT SỐ
Năm 1973, nhà Toán học Neil Sloan đưa ra khái niệm "độ bền" của một
số nguyên không âm N, như sau:
 Nếu N có một chữ số thì độ bền của N bằng 0.
 Nếu N có từ hai chữ số trở lên thì độ bền của N bằng độ bền của số
nguyên (là tích các chữ số của N) + 1.
Viết chương trình tính độ bền của số nguyên N (0  N  32767) với N
được nhập từ bàn phím?
Ví dụ 1: Độ bền của 36 = Độ bền của 18 + 1 = (Độ bền của 8 + 1) + 1
= (0 + 1) + 1 = 2
Ví dụ 2: Độ bền của 193 = Độ bền của 27 + 1 = (Độ bền của 14 + 1) + 1
= [(Độ bền của 4 + 1) + 1]+ 1 = (0 + 1) + 1 + 1 = 3
Câu 3 (30 điểm). Sử dụng ngôn ngữ lập trình Scratch
a) Viết chương trình nhập n số bất kỳ trên bàn phím vào trong danh sách.
Việc nhập kết thúc khi nhập số 0.
- Hiển thị danh sách các số vừa nhập.
- Đếm số chẵn trong danh sách.
- Tính tổng các số lẻ trong danh sách.
Lưu chương trình thành tệp tin có tên Cau3a.
Ví dụ giao diện:

b) Nhập xâu: “Hội thi tin học trẻ tỉnh 2023”


- Tìm và in các chữ, số trong xâu
- In xâu nhập theo chiều ngược lại.
Lưu chương trình thành tệp tin có tên Cau3b.
Ví dụ giao diện:

Câu 4 (20 điểm). Sử dụng ngôn ngữ lập trình Scratch


a) Phần cơ bản
Thiết kế trò chơi "Mèo chơi bóng", gồm các đối tượng:
- Chú Mèo kích thước 50 bước, đổi hình ảnh để thể hiện Mèo đi lại được,
tốc độ di chuyển 20 bước.
- Thanh trượt trôi đi, trôi lại chạm biên thì di chuyển ngược lại. Kích
thước thanh trượt 100 bước, tốc độ di chuyển 4 bước.
- Bóng rơi ngẫu nhiên từ trên xuống với tốc độ rơi 3 bước.
- Ảnh nền là hồ nước cho sinh động hoặc thêm ảnh tương tự sao cho phù
hợp với trò chơi.
Kịch bản trò chơi:

2
Thanh trượt trôi đi, trôi lại trên mặt hồ, chạm biên thì phát ra tiếng động.
Chú Mèo đứng trên thanh trượt và được thanh trượt chở, trôi đi, trôi lại trên mặt
hồ. Chú Mèo có thể đi lại trên thanh trượt bằng phím trái, phải để hứng quả
bóng. Có 01 quả bóng rơi ngẫu nhiên từ trên xuống. Mỗi lần Mèo chạm bóng thì
tăng lên 1 điểm và có tiếng "Pop".
Thời gian mỗi lượt chơi là 30 giây. Khi hết thời gian Mèo sẽ thông báo kết
thúc trò chơi, nếu số điểm lớn hơn 10 sẽ thông báo “Bạn chơi rất tốt!”, ngược lại
thông báo “Hãy cố gắng lần sau!”. Trò chơi cũng kết thúc khi Mèo di chuyển mà
rời khỏi thanh trượt, rơi xuống hồ. Màn hình báo Game Over.
Ví dụ: màn hình xuất hiện như mô phỏng dưới đây:

Lưu chương trình thành tệp tin có tên Cau4a.


b) Phần mở rộng
Thiết kế trò chơi tương tự phần cơ bản. Mở rộng: có 3 thanh trượt trên mặt
hồ và Mèo có thể di chuyển qua lại trên các thanh trượt đó để chạm bóng. Có 02
quả bóng rơi ngẫu nhiên từ trên xuống.
Thời gian mỗi lượt chơi là 20 giây. Khi hết thời gian Mèo sẽ thông báo kết
thúc trò chơi, nếu số điểm lớn hơn 10 sẽ thông báo “Bạn chơi rất tốt!”, ngược lại
thông báo “Hãy cố gắng lần sau!”. Trò chơi cũng kết thúc khi Mèo di chuyển mà
rời khỏi thanh trượt, rơi xuống hồ. Màn hình báo Game Over.
Lưu chương trình thành tệp tin có tên Cau4b.

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh: ..........................................................Số báo danh:......................................
3

You might also like