Điều-scovery - DTTD - 19 - Bìa 01

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 47

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

ĐI TÌM THẦN DƯỢC LẦN VII - 2023

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH


ỨC CHẾ - GLUCOSIDASE TỪ CAO CHIẾT LÁ ĐIỀU

(Anacardium occidentale L., Anacardiaceae)

MÃ SỐ ĐỘI: DTTD_19

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023


Đi Tìm Thần Dược VII Tóm tắt đề tài

MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................3
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................5
TÓM TẮT ĐỀ TÀI .....................................................................................................6
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................8
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỀU..................................................................8
1.1.1. Vị trí phân loại ...........................................................................................8
1.1.2. Đặc điểm thực vật......................................................................................8
1.1.3. Phân bố sinh thái .......................................................................................8
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC .....................................................................................................................8
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần hóa thực vật ....................................................8
1.2.2. Tác dụng dược lí .......................................................................................9
1.2.3. Công dụng dân gian ................................................................................10
1.3. ENZYM - GLUCOSIDASE ........................................................................11
1.3.1. Hoạt tính enzym -glucosidase ..............................................................11
1.3.2. Cấu trúc của enzym -glucosidase ........................................................11
1.3.3. Chất ức chế hoạt tính enzym - glucosidase ..........................................12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................14
2.1. ĐỐI TƯỢNG .................................................................................................14
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu ..........................................................................14
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...........................................................14
2.1.3. Trang thiết bị, dụng cụ và dung môi hóa chất.........................................14
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................15
2.2.1. Khảo sát thành phần hóa thực vật ...........................................................15
2.2.2. Chiết cao toàn phần .................................................................................17
2.2.3. Tách cao phân đoạn.................................................................................18
2.2.4. Khảo sát tác động ức chế enzym alpha-glucosidase in vitro của cao toàn
phần và cao phân đoạn ......................................................................................18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...............................................................21

1
Đi Tìm Thần Dược VII Tóm tắt đề tài

3.1. Khảo sát thành phần hóa thực vật ..................................................................21


3.2. Chiết xuất và sàng lọc các cao toàn phần lá điều ...........................................21
3.3. Chiết xuất cao cồn 50% VÀ TÁCH CÁC CAO PHÂN ĐOẠN THEO ĐỘ
PHÂN CỰC TĂNG DẦN CỦA DUNG MÔI ......................................................22
3.4. KHẢO SÁT HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYM α-GLUCOSIDASE..............24
3.4.1. Khảo sát quy trình thử nghiệm trên chứng dương quercetin ..................24
3.4.2. Sàng lọc hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase của các cao chiết .........25
3.4.3. Xác định IC50...........................................................................................26
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................30
4.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................30
4.2. ĐỀ NGHỊ .......................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................1
PHỤ LỤC ....................................................................................................................1

2
Đi Tìm Thần Dược VII Tóm tắt đề tài

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
DMSO Dimethyl sulfoxid Dimethyl sulfoxid
13
C-NMR Carbon-13 Nuclear Phổ cộng hưởng từ hạt
Magnetic Resonance nhân
spectroscopy đồng vị 13C
1
H-NMR Proton Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt
Resonance nhân proton 1H
EtOAc Ethyl acetat Ethyl acetat
MS Mass Spectrometry Khối phổ

3
Đi Tìm Thần Dược VII Tóm tắt đề tài

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Lá điều …………..……………………………………………………….3
Hình 1.2. Cấu trúc không gian ba chiều của GH13 Agases………………………...6
Hình 1.3. Cấu trúc không gian 3D của GH31 Agases………………………………7
Hình 1.4. Cấu trúc của hoạt chất acarbose, miglitol ……………………………….8
Sơ đồ 2.1. Quy trình chiết xuất cao lá điều ……………………...…….…………..12
Sơ đồ 2.2. Quy trình tách cao phân đoạn ……………………………………….....13
Sơ đồ 3.1. Quy trình chiết xuất cao toàn phần và tách cao phân đoạn…………….18
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa phần trăm ức chế enzym (I%) và
log của nồng độ quercetin (ng/mL)………………………………………………...21
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa phần trăm ức chế enzym (I%) và
log của nồng độ cao toàn phần (µg/mL)…………………………………………...23
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa phần trăm ức chế enzym (I%) và
log của nồng độ cao phân đoạn n-hexan (µg/mL)…………………………………24
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa phần trăm ức chế enzym (I%) và
log của nồng độ cao phân đoạn cloroform (µg/mL)…………………………...…..25
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa phần trăm ức chế enzym (I%) và
log của nồng độ cao phân đoạn ethyl acetat (µg/mL)……………………………..26

4
Đi Tìm Thần Dược VII Tóm tắt đề tài

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Danh sách một số trang thiết bị được sử dụng trong nghiên cứu……….. 9
Bảng 2.2. Danh sách dung môi hóa chất sử dụng trong nghiên cứu……...…...…..10
Bảng 2.3. Thuốc thử, cách thực hiện và cách nhận biết phản ứng dương tính của các
nhóm hợp chất tự nhiên………………………….…………………………………11
Bảng 2.4. Quy trình thử enzym -glucosidase in vitro……………………………14
Bảng 3.1. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học lá điều……………………19
Bảng 3.2. Hiệu suất chiết xuất các dung môi khảo sát…………………………….20
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát độ lặp lại quy trình thử hoạt tính ức chế enzym trên
quercetin……………………………………………………………………………21
Bảng 3.4. Kết quả sàng lọc tác dụng ức chế enzym của các cao chiết ở nồng độ
1000 µg/mL………………………………………………..……………….………22
Bảng 3.5. Giá trị IC50 của các cao toàn phần ……………………………………...22
Bảng 3.6. Giá trị IC50 của các cao phân đoạn hexan…......………………………..23
Bảng 3.7. Giá trị IC50 của các cao phân đoạn cloroform…………………………..24
Bảng 3.8. Giá trị IC50 của các cao phân đoạn ethyl acetat……………………...…25

5
Đi Tìm Thần Dược VII Tóm tắt đề tài

TÓM TẮT ĐỀ TÀI


Đề tài Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Đi Tìm Thần Dược lần thứ VII – Năm 2023
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH
ỨC CHẾ - GLUCOSIDASE TỪ CAO CHIẾT LÁ ĐIỀU
(Anacardium occidentale L., Anacardiaceae)
Mã số đội: DTTD_19
1. Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Cây điều là một trong những loài dược liệu phổ biến ở Việt Nam đã được sử dụng
lâu đời. Một số nghiên cứu ở nước ngoài bước đầu cho thấy lá của loài cây này có tác
dụng hạ đường huyết. Tuy nhiên, đến nay ở trong nước vẫn chưa có nghiên cứu về
tác dụng dược lí, tính an toàn cũng như việc ứng dụng loài cây này trong các chế
phẩm làm thuốc. Vì vậy nhóm nghiên cứu thực hiện nghiên cứu nhằm khảo sát thành
phần hóa học và chứng minh tác dụng dược lí một số hợp chất theo hướng ức chế -
glucosidase.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Lá điều (Anacardium occidentale L., Anacardiaceae) thu hái ở tỉnh Bình Phước tháng
06 năm 2023.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát thành phần hóa thực vật. Khảo sát dung môi chiết, chọn dung môi cho hiệu
suất chiết cao nhất. Tiến hành chiết cao toàn phần và tách cao phân đoạn bằng các
dung môi có độ phân cực tăng dần. Đánh giá tác dụng ức chế - glucosidase từ cao
toàn phần và cao phân đoạn.
3. Kết quả và bàn luận
Dịch chiết lá điều cho kết quả dương tính với phản ứng định tính các hợp chất
flavonoid, polyphenol, tanin, saponin. Từ 5 kg dược liệu chiết xuất được 238,16 g
cao lá điều toàn phần đạt hiệu suất 4,76% bằng cồn 50%. Tiến hành lấy 220 g cao
toàn phần lắc phân đoạn theo độ phân cực tăng dần của dung môi thu được cao phân
đoạn n-hexan là 0,7 g, hiệu suất 0,32%, cao phân đoạn chloroform là 2 g, hiệu suất
0,9%, cao phân đoạn ethyl acetat là 4,5 g, hiệu suất 2,05%. Khảo sát tác dụng ức chế
- glucosidase cao toàn phần và cao phân đoạn cho thấy hoạt tính ức chế -
glucosidase, giá trị IC50 đều cao hơn so với chất chuẩn quercetin.
4. Kết luận
Trong lá điều có các thành phần hợp chất flavonoid, polyphenol, tannin, saponin và
thể hiện tác dụng ức chế enym - glucosidase, tiềm năng trong nghiên cứu ứng
dụng điều trị đái tháo đường.

6
Đi Tìm Thần Dược VII Tổng quan tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa phổ biến nhất hiện nay
với tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Bệnh đái tháo đường không chỉ ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn là gánh nặng đối với ngành y tế và toàn
xã hội.1 Đái tháo đường là hội chứng các rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, đặc
trưng bởi sự tăng glucose huyết do rối loạn bài tiết insulin hay sự giảm hoạt tính của
insulin, hoặc cả hai.2 Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối
loạn chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau,
đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.3
Bệnh đái tháo đường là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn
thế giới, cần được chẩn đoán, phát hiện và điều trị theo đúng nguyên tắc để đảm bảo
sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.
Một trong những xu hướng đi đầu, đó là các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc
tự nhiên, có lợi cho sức khỏe vì tính hiệu quả và an toàn đối với người bệnh. Việt
Nam là một nước có nhiều loài dược liệu quý hiếm. Nhiều cây thuốc đã được nghiên
cứu về thành phần hóa học và được tiêu chuẩn hóa trong nguyên liệu làm thuốc.
Một trong những loài dược liệu phổ biến ở Việt Nam đã được sử dụng lâu đời là “cây
điều” (Anacardium occidentale L., Anacardiaceae), được trồng ở nhiều tỉnh Đông
Nam Bộ, vùng thấp Tây Nguyên, khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và một số vùng
đất cao ở đồng bằng sông Cửu Long. Một số nghiên cứu ở nước ngoài bước đầu cho
thấy lá của loài cây này có tác dụng hạ đường huyết. Tuy nhiên, đến nay ở trong nước
vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lí, tính an toàn cũng như việc ứng
dụng loài cây này trong các chế phẩm làm thuốc. Vì vậy, nhận thức được sự tiềm
năng và với mong muốn nghiên cứu một cách khoa học công dụng dân gian, các tác
dụng dược lý cũng như tính an toàn của dược liệu từ đó góp phần tạo cơ sở cho việc
phát triển, sản xuất sản phẩm thiên nhiên có chất lượng và gia tăng giá trị sử dụng
của điều, đề tài: “Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính ức chế α- glucosidase
từ cao chiết lá điều (Anacardium occidentale L., Anacardiaceae)” được thực hiện
với các mục tiêu cụ thể:
1. Khảo sát thành phần hóa thực vật.
2. Chiết cao toàn phần và tách các cao phân đoạn từ lá điều.
3. Đánh giá tác dụng ức chế - glucosidase của cao toàn phần và cao phân đoạn.

7
Đi Tìm Thần Dược VII Tổng quan tài liệu

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỀU
1.1.1. Vị trí phân loại
Điều hay còn gọi là Đào lộn hột có tên khoa học Anacardium occidentale L. là một
loài thuộc:
Giới: Thực vật (Plante)
Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp: Hai lá mầm (Magnoliopsida)
Bộ: Bồ hòn (Sapindales)
Họ: Đào lộn hột (Anacardiaceae)
Chi: Anacardium
Loài: Anacardium occidentale
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Điều thuộc loại rễ cọc, thân cao từ 6 đến 10m. Trong thân cây điều và cành thường
có nhiều mủ. Vỏ cây có màu nâu hoặc xám, có các vết nứt dọc. Tán cây thường có
dạng hình dù, lá đơn nguyên, hình trứng tròn đều, mọc so le, cuốn ngắn (hình 2.1).
Hoa điều có màu vàng hoặc trắng có vằn đỏ, đôi khi hoa có màu hồng đẹp. Hoa có 5
cánh, đối với hoa đực chỉ có nhị đực còn hoa lưỡng tính thì có tới 8 đên 10 nhị đực
và 1 nhụy cái.

Hình 1.1. Lá Điều


1.1.3. Phân bố sinh thái
Điều có nguồn gốc từ vùng đông bắc Brasil,4 được nhập về châu Á và châu Phi. Tại
Việt Nam, Điều thường phân bố rộng rãi ở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ như: Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng
Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, v.v.
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần hóa thực vật

8
Đi Tìm Thần Dược VII Tổng quan tài liệu

Theo báo cáo của Ojezele và Agunbiade từ Tạp chí Khoa học Y sinh và Dược phẩm
Châu Á năm 2013, lá Điều sở hữu một hàm lượng dồi dào các hợp chất Polyphenol
có hoạt tính sinh học.5
Năm 2007, kết quả nghiên cứu của Nzi Andre Konan và Elfriede Marianne Bacchi
đã phân lập được các hợp chất từ dịch chiết dicloromethan, methanol của lá Điều gồm
các flavonoid và tanin ngưng tụ: Quercetin, Myricetin, (+)-catechin, (-)-epicatechin,
proanthocyanidin, amentoflavon.6
Ngoài ra các hợp chất acid phenolic như acid gallic, acid cinnamic, acid p-coumaric,
acid ferulic, acid protocatechuic và acid p-hydroxybenzoic cũng đã được tìm thấy
trong dịch chiết lá điều trước đó.7
Các hoạt tính sinh học của acid phenolic đã được báo cáo bao gồm tác dụng kháng
khuẩn, chống ung thư, chống oxy hóa và hạ đường huyết.8
1.2.2. Tác dụng dược lí
Tác dụng chống oxy hóa
Trong số 10 loại thảo dược được tiến hành đánh giá khả năng chống oxy hóa, giá trị
của lá Điều là cao nhất.9 Tổng hàm lượng phenolic (3890 mg GAE/100g) và khả năng
loại bỏ gốc tự do (6620 mg AA/100g) cao gấp 1,7 và 2,6 lần rau răm (Persicaria
hydropiper Polygonaceae) đứng thứ hai, cao gấp 16 và 30 lần rau má (Centella
asiatica Apiaceae) đứng hạng cuối. Đặc tính chống oxy hóa của lá Điều mạnh hơn
đáng kể so với các loại thảo mộc ẩm thực phương Tây như hương thảo, xạ hương,
kinh giới.10,11 Tương tự như vậy, hàm lượng phenolic và khả năng chống oxy hóa của
lá Điều cũng cho kết quả cao nhất so với các loại dược liệu trong vài nghiên cứu
khác.12,13
Tác dụng kháng khuẩn và kháng virus
Khi tiến hành thử nghiệm trên các chủng vi khuẩn Gram dương: Brevibacillus brevis,
Micrococcus luteus, Staphylococcus cohnii và các chủng vi khuẩn Gram âm:
Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa và Salmonella enterica bằng phương
pháp khuếch tán đĩa, lá Điều đã ức chế tất cả vi khuẩn ngoại trừ Salmonella enterica
với nồng độ ức chế tối thiểu (MID) dao động từ 0,13-0,50 mg/đĩa.14 Các nghiên cứu
khác của Anand và các cộng sự (2015),15 Thomas và các cộng sự (2015)16 cũng đã
báo cáo về hoạt tính kháng khuẩn của lá Điều. Dịch chiết từ lá Điều cho kết quả hoạt
tính kháng khuẩn tốt hơn dịch chiết từ vỏ cây.17
Trong số 12 loài dược liệu được sàng lọc để thử hoạt tính ức chế Rotavirus ở khỉ
(SA-11) và ở người (HCR3) tại Brazil, dịch chiết lá Điều đã ức chế sự phát triển của
SA-11 tới 85% ở nồng độ không gây độc tế bào (4 g/ml).18 Rotavirus được biết đến
là tác nhân chính gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tác dụng phòng ngừa loét dạ dày
Năm 2007, kết quả nghiên cứu của Nzi Andre Konan và Elfriede Marianne Bacchi
chứng minh tác dụng kháng ung thư trên chuột của cao chiết cồn nước lá Điều.3 Cao
chiết đã làm giảm những tổn thương dạ dày được gây ra bởi HCl/ethanol trên chuột
cái với giá trị ED50 là 150 mg/kg. Cao chiết khi sử dụng liều cao hơn 100 mg/kg
chứng minh tác dụng hiệu quả hơn Lansoprazol liều 30 mg/kg trong việc phòng ngừa

9
Đi Tìm Thần Dược VII Tổng quan tài liệu

loét dạ dày. Không có dấu hiệu độc tính cấp xảy ra khi những con chuột được điều
trị với liều 2000 mg/kg.
Tác dụng hạ huyết áp
Dịch chiết lá Điều đã được chứng minh là có tác dụng chống lại sự tăng huyết áp in
vitro.19 Ở nồng độ 0,5 và 1,0 mg/ml, dịch chiết làm giảm sự co thắt của động mạch
chủ chuột gây ra bởi phenylephrine lần lượt là 26% và 40%. Phát hiện này được hoàn
thiện hơn bởi các báo cáo rằng aglycones và glycoside của quercetin (thành phần
chính của lá Điều) có khả năng phòng ngừa tăng huyết áp,20 giãn động mạch chủ,21
hạ huyết áp22 trong các mô hình nghiên cứu trên động vật và trên người.
Tác dụng giảm đau và kháng viêm
Tác dụng giảm đau và chống viêm của dịch chiết từ lá Điều cũng đã được báo cáo.
Các dịch chiết ether, methanol và cloroform được tiến hành thử hoạt tính giảm đau
và chống viêm bằng cách sử dụng carrageenan gây phù chân ở chuột.23 Kết quả cho
thấy dịch chiết ether, chloroform và methanol ức chế phù chân lần lượt là 57%, 48%,
62%.
Một nghiên cứu khác cho thấy các dịch chiết hexan, dicloromethane, methanol từ lá
Điều có tác dụng làm giảm các dấu hiệu đau quan sát được khi tiến hành các thử
nghiệm gây đau bằng acid acetic trên chuột.24
Tác dụng hạ đường huyết
Nghiên cứu của tác giả Kamtchouing và các cộng sự (1998) đã chứng minh tác dụng
hạ đường huyết của dịch chiết nước từ lá Điều trên những con chuột được phá hủy tế
báo beta tụy bằng Streptozotocin.25
Một nghiên cứu khác của tác giả Sokeng và các cộng sự năm 2007 cho thấy kết quả
hạ đường huyết đáng kể ở chuột tăng đường huyết sau 3 giờ sử dụng dịch chiết
methanol từ lá Điều bằng đường uống liều 35, 175 và 250 mg/kg.26 Giảm tối đa 37%
và 35% lượng đường huyết tương ứng với mức liều 175 và 250 mg/kg. Khi dùng lặp
đi lặp lại mức liều 175 mg/kg, lượng đường huyết giảm rõ rệt hơn (48%).
Ngoài ra tác dụng hạ đường huyết từ dịch chiết nước của lá Điều cũng đã được báo
cáo khi sử dụng trên thỏ có đường huyết bình thường và thỏ tăng đường huyết.27
Các nghiên cứu trên đã mở ra cho chúng ta hướng nghiên cứu về thành phần hoạt
chất có tác dụng sinh ho, cơ chế tác dụng cũng như việc ứng dụng chiết xuất lá Điều
tạo nên các sản phẩm có tính ứng dụng trên người trong điều trị bệnh đái tháo đường.
1.2.3. Công dụng dân gian
Trước đây chúng ta chỉ biết đến những giá trị của hạt điều mang lại nhưng ít người
biết rằng ngoài hạt điều thì quả, lá và thân cây điều đều có thể sử dụng để làm dược
liệu. Nước ép quả điều có thể dùng xoa bóp, trị đau nhức và trị nôn mửa, viêm họng.
Lá non dùng làm thuốc an thần, gây ngủ. Lá già chữa ghẻ và các vết thương. Rễ làm
thuốc xổ.Hạt điều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: Magiê, Canxi,
Phốt pho, Đồng, Sắt, Kali, Kèm, Vitamin K, B1, B2, B3, B6...Rất tốt cho tim và
xương. Hạt điều có nhiều axit béo có lợi cho sức khỏe, giảm nguy cơ mắc sỏi mật,
thiếu máu và các biến chứng của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó hạt điều còn được
bào chế thành siro trị ho và cảm lạnh. Dầu được triết xuất từ hạt điều có thể trị nứt

10
Đi Tìm Thần Dược VII Tổng quan tài liệu

gót chân, mụn nước, chàm, vảy nến, loét. Nhân hạt điều chưá chất chống oxy hóa,
ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.Phối hợp làm các bài thuốc chữa bệnh :
- Chữa kiết lị: Nhân hạt điều cùng với măng cụt, hạt cau già và rau má, mỗi thứ 30g,
sắc đặc uống.
- Chữa tiêu chảy, viêm họng: Vỏ cây phơi khô, thái mỏng, ngày dùng 8g-16g, sắc
nước uống.
- Chữa đau nhức: Dùng rượu điều (nước quả giả lên men) xoa bóp.
- Chữa chai chân, nứt nẻ chân, vết loét: Bôi dầu điều.
- Chữa viêm họng: Súc miệng bằng rượu điều.
- Thuốc an thần: Lấy 20-30g lá điều phơi khô thái nhỏ sắc với 400ml nước, lấy 100ml
uống chia 3 lần.
1.3. ENZYM - GLUCOSIDASE
1.3.1. Hoạt tính enzym -glucosidase
Alpha glucosidase là một loại enzyme có tác dụng phân hủy các loại oligosaccharides
và polysaccharides thành glucose.
Enzym α-glucosidase tồn tại trong hầu hết các sinh vật. Ở người, enzym
α-glucosidase được tìm thấy trên màng bề mặt của đường ruột, tham gia trong bước
cuối cùng của quá trình chuyển hóa carbohydrate.28
Ngoài ra, việc ức chế enzym alpha glucosidase có thể giúp giảm lượng đường huyết,
đặc biệt là trong trường hợp đái tháo đường loại 2.
1.3.2. Cấu trúc của enzym -glucosidase
Các α-glucosidase (AGases) thuộc về glycoside họ hydrolase (GH) 13 và 31, GH13
và GH31 AGases thể hiện các đặc điểm về cấu trúc, chức năng đa dạng. Cấu trúc tinh
thể của cả hai các enzym được xác định bằng cách sử dụng các dạng tự do và liên kết
với phối tử.29

Hình 1.2. Cấu trúc không gian ba chiều của GH13 Agases29
A. Cấu trúc tổng thể của phức hợp Halomonas sp. a-glucosidase và maltose
(PDB, 3WY4)

11
Đi Tìm Thần Dược VII Tổng quan tài liệu

B. Cấu trúc tổng thể của phức hợp Streptococcus mutans DG và


isomaltotriose (PDB, 2ZID)

Hình 1.3. Cấu trúc không gian 3D của GH31 Agases29


A. Mô hình cấu trúc của N-terminal maltase-glucoamylase
B. Vùng hoạt động của N-terminal maltase-glucoamy
1.3.3. Chất ức chế hoạt tính enzym - glucosidase
Chất ức chế hoạt tính enzym - glucosidase là một chất bất kì khi hiện diện ở nồng
độ thấp hơn so với cơ chất bị enzym hoạt hóa có khả năng làm chậm hoặc ngăn cản
một cách có ý nghĩa của cơ chất này. Những chất ức chế hoạt tính enzym
- glucosidase có thể có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp. Trong đó phổ biến nhất
là acarbose - một loại thuốc hóa dược được sử dụng để điều trị đái tháo đường
type 2.
Chất ức chế enzym α-glucosidase là các chất làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate
từ ruột non, do đó có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.30
Hầu hết các chất ức chế enzym α-glucosidase có thể gắn vào vị trí liên kết
carbohydrate của α-glucosidase vì chúng có cấu trúc giống với disaccharid hoặc
oligosaccharid.31 Phức hợp này có ái lực mạnh hơn so với phức hợp carbohydrat-
glucosidase, tạo ức chế cạnh tranh, dẫn đến hoạt động của α-glucosidase trong niêm
mạc của ruột non bị ức chế. Carbohydrate không được hấp thụ trong đường ruột có
thể bị thủy phân dần dần ở tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng, nghĩa là sự hấp thụ
glucose bị chậm lại.31
Theo các nghiên cứu trước, các loại thuốc ức chế enzym α-glucosidase điển hình như
miglitol và acarbose, có thể tăng cường tiết GLP-1 (Glucagon like peptide-1), có thể
làm giảm cảm giác thèm ăn.31 Acarbose làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate
bằng cách ức chế cạnh tranh với enzym α-glucosidase ở ruột non, dẫn đến làm giảm
đường huyết sau ăn. Tuy nhiên, acarbose thường gây các tác dụng không mong muốn
như đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn….32 Do vậy, việc nghiên cứu và tìm ra các chất
ức chế - glucosidase mới có thể giúp quá trình điều trị đái tháo đường type 2 được
hiệu quả hơn. Hiện nay, chất ức chế enzym α-glucosidase đã được tìm thấy ở nhiều

12
Đi Tìm Thần Dược VII Tổng quan tài liệu

loài sinh vật khác nhau, và một trong những nguồn cung phổ biến nhất chính là từ
thực vật. Chất ức chế - glucosidase cũng có nhiều trong các loài thực vật phổ biến
hiện nay như: lá sầu đâu, cỏ sữa lá lớn, cà phê,…Việc sử dụng thuốc có nguồn gốc
dược liệu hiện nay đang được khuyến khích bởi tính an toàn ít tác dụng phụ cũng như
dễ sử dụng và có lợi về mặt kinh tế.

Hình 1.4. Cấu trúc của hoạt chất acarbose, miglitol 31

13
Đi Tìm Thần Dược VII Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƯỢNG
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
Lá điều (Anacardium occidentale L., Anacardiaceae) thu hái từ tỉnh Bình Phước
tháng 6 năm 2023. Mẫu dược liệu sau khi thu hái được rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô
trong bóng râm đến khi đạt độ ẩm dưới 10%. Dược liệu khô được xay thành bột có
kích thước nửa thô (điều kiện là không ít hơn 95% phần tử qua được rây số 710 và
không quá 40% qua được rây số 250).
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 08/2023 - 11/2023.
Địa điểm nghiên cứu: Bộ môn phân tích - kiểm nghiệm, Khoa Dược, Đại học Y dược
Thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: 41 – 43 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé,
Quận 1, TP.HCM.
2.1.3. Trang thiết bị, dụng cụ và dung môi hóa chất
Danh sách trang thiết bị sử dụng được trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1. Danh sách một số trang thiết bị được sử dụng trong nghiên cứu
STT Tên thiết bị Hãng Mã hiệu
1 Buồng soi UV Vilber Lourmat CN-6
2 Micropipet 1000 µl, 100 µl, 20 Rainin
µl
3 Eppendoff
4 Bình sắc ký
5 Bản mỏng silicagel F254 tráng Merck
sẵn
6 Cân kỹ thuật 2 số lẻ Ohaus
7 Máy cô quay chân không R- Buchi
210
8 Bếp cách thủy Memmert
9 Tủ hood
10 Cân phân tích 4 số lẻ Sartorius Practum 224 – 1S
11 Máy đo quang 96 giếng Azure

14
Đi Tìm Thần Dược VII Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Bảng 2.2. Danh sách dung môi hóa chất sử dụng trong nghiên cứu

STT Dung môi, hóa chất Xuất xứ


1 Ethanol 96% Trung Quốc
2 Methanol Trung Quốc
3 n-hexan Trung Quốc
4 Cloroform Chemsol, Việt Nam
5 Ethyl acetat Trung Quốc
6 Diethyl ether Chemsol, Việt Nam
7 DMSO Duchefa, Hà Lan

Và các dụng cụ thuỷ tinh thông dụng khác trong phòng thí nghiệm.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Khảo sát thành phần hóa thực vật
2.2.1.1. Phương pháp
Dược liệu sau khi thu hái được phơi khô, xay thành bột thô.
Chiết dịch chiết ether: Chiết 10 g bột dược liệu bằng diethyl ether (lượng ether cho
ngập mặt dược liệu khoảng 1 cm) trong một bình nón, lắc trong 10 phút. Chiết cho
tới khi dịch chiết ether sau khi bốc hơi không còn để lại lớp cắn mờ trên mặt kính
đồng hồ. Gộp dịch chiết, lọc và cô lại trên cách thủy trong tủ hốt đến khi còn khoảng
50 ml dịch chiết ether.
Chiết dịch chiết cồn: Bã dược liệu được chiết tiếp bằng cồn cao độ trong bình nón
(lượng cồn cho ngập mặt dược liệu khoảng 1 cm), đun với sinh hàn hồi lưu 20-30
phút trên bếp cách thủy, thực hiện 2-3 lần, Gộp các dịch chiết, lọc và cô cách thủy
đến khi còn khoảng 50 ml.
Phần lớn dịch chiết cồn được dùng để định tính trực tiếp các nhóm hợp chất.
Một phần dịch chiết được thủy phân để định tính các aglycon sau khi thủy phân. Lấy
15 ml dịch chiết cồn cho vào bình nón 100 ml, thêm 10 ml acid hydroclorid 10% và
đun hồi lưu trên bếp cách thủy 30 phút, cô còn 50%, thêm 20 ml nước. Để nguội, cho
hỗn hợp vào bình lắng gạn và chiết bằng ether ethylic (15 ml x 3 lần). Dịch ether
được dùng để định tính các aglycon.
Chiết dịch chiết nước: Bã dược liệu sau khi chiết bằng cồn được đem chiết với nước
đun sôi (lượng nước cho ngập mặt dược liệu khoảng 1 cm), đun cách thủy tiếp khoảng
10 phút. Gộp các dịch chiết, lọc để thu được khoảng 50 ml dịch chiết nước.
Phần lớn dịch chiết nước được dùng để định tính trực tiếp các nhóm chất.

15
Đi Tìm Thần Dược VII Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Một phần dịch chiết được thủy phân để định tính các aglycon sau khi thủy phân. Lấy
15 ml dịch chiết nước cho vào bình nón 100 ml, thêm 10 ml acid hydroclorid 10% và
đun hồi lưu trên bếp cách thủy 30 phút. Để nguội, cho hỗn hợp vào bình lắng gạn và
chiết bằng ether ethylic (15 ml x 3 lần). Dịch ether được dùng để định tính các
aglycon.
2.2.1.2. Cách đánh giá kết quả
Các phản ứng khảo sát sơ bộ thành phần hoá thực vật của một dược liệu được trình
bày ở Bảng 2.3.
Bảng 2.1. Thuốc thử, cách thực hiện và cách nhận biết phản ứng dương tính của các nhóm
hợp chất tự nhiên
Nhóm hợp chất Thuốc thử Phản ứng dương tính
Cách thực hiện
Chất béo Nhỏ dung dịch lên giấy, Vết trong mờ
hơ nóng
Tinh dầu Bốc hơi tới cắn Có mùi thơm
Carotenoid TT Carr - Price Xanh chuyển sang đỏ
H2SO4 Xanh lục ngả sang xanh
dương
Triterpenoid tự do Liebermann-Burchard Đỏ nâu - tím, lớp trên có
màu lục
Alkaloid Các TT chung Kết tủa
Kết tủa Phát quang trong kiềm Phát quang mạnh hơn
Anthraglycosid KOH 10% Dd kiềm có màu đỏ
Flavonoid Mg/HClđđ Dd có màu hồng tới đỏ
Glycosid tim TT vòng lacton Tím
TT đường 2-desoxy Đỏ mận
Anthocyanosid HCl / KOH Đỏ / Xanh
Proanthocyanin HCl/to Đỏ
Tanin Dd FeCl3 Xanh rêu /xanh đen
(Polyphenol)

16
Đi Tìm Thần Dược VII Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Dd gelatin muối Tủa bông trắng (Tannin)


Saponin TT Liebermann-Burchard Có vòng tím nâu
Lắc mạnh dd nước Bọt bền
Acid hữu cơ Na2CO3 Sủi bọt
Chất khử TT Fehling Tủa đỏ gạch
Hợp chất polyuronic Pha loãng với cồn 90o Tủa bông trắng – vàng
nâu
2.2.2. Chiết cao toàn phần
2.2.2.1. Khảo sát dung môi
Phương pháp: Tiến hành chiết mẫu với 6 dung môi nước, methanol, cồn 25%, cồn
50%, cồn 70%, cồn 96% theo tỷ lệ 1 g bột dược liệu với 10 ml dung môi trên bếp
cách thủy 90 oC, chiết 3 lần, 30 phút/lần. Dịch chiết được bốc hơi dung môi trên bếp
cách thủy ở 50 oC thu cao, hút ẩm đến khối lượng không đổi.
Tính hiệu suất chiết H theo công thức: H (%) = m2/ m1 x 100%, trong đó, m1 và m2
lần lượt là khối lượng (g) của dược liệu khô và cao thu được sau khi chiết.
2.2.2.2. Phương pháp chiết cao toàn phần
Dược liệu sau khi được phơi hoặc sấy đã được xay thành bột. Sau đó được làm ẩm
với một lượng vừa đủ dung môi đã khảo sát cho hiệu suất chiết cao nhất rồi đậy kín
để yên trong khoảng 12 giờ. Sau đó chuyển khối dược liệu vào bình ngấm kiệt, thêm
lượng dung môi đến khi ngập hoàn toàn khối dược liệu. Để yên 24 giờ ở nhiệt độ
phòng và bắt đầu rút dịch chiết với tốc độ dòng chảy 5ml dịch chiết trong 1 phút.
Dịch chiết được cô cạn trên bếp cách thủy (sơ đồ 2.1). Chiết kiệt cho đến khi dịch
chiết sau khi bốc hơi không còn để lại lớp cắn mờ trên mặt kính đồng hồ.

Bột khô lá điều

Chiết bằng phương pháp ngấm


kiệt với dung môi cho hiệu suất
cao nhất

Bã dược liệu Dịch chiết dược liệu

Cô dịch chiết

Cao toàn phần


17
Đi Tìm Thần Dược VII Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Sơ đồ 2.1. Quy trình chiết xuất cao lá điều


2.2.3. Tách cao phân đoạn
Cao toàn phần thu được sẽ hòa tan vào nước và tiến hành lắc phân bố lỏng-lỏng với
các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, cloroform và ethyl acetat. Thu lại
dịch chiết nước, các dịch chiết n-hexan, cloroform và ethyl acetat được cô thành cao
phân đoạn theo sơ đồ 2.2.

Cao toàn phần


Lắc với n – hexan
Bay hơi dung môi
Cao n - hexan

Dịch nước

Lắc với cloroform


Bay hơi dung môi
Cao cloroform

Dịch nước

Lắc với EtOAc


bão hòa
Bay hơi dung môi Cao EtOAc

Cao nước

Sơ đồ 2.2. Quy trình tách cao phân đoạn


2.2.4. Khảo sát tác động ức chế enzym alpha-glucosidase in vitro của cao toàn
phần và cao phân đoạn
2.2.4.1. Chuẩn bị dung dịch thử nghiệm

18
Đi Tìm Thần Dược VII Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Dung dịch đệm phosphat 50 mM, pH 6,8 trong nước khử ion.
Dung dịch cơ chất p-nitrophenyl--D-glucopyranosid (p-NPG) 1 mM trong dung
dịch đệm kali phosphat 50 mM, pH 6,8.
Enzym -glucosidase 0,5 U/ml.
Pha mẫu thử nghiệm: Cao chiết pha ở nồng độ 5 mg/ml DMSO trong ependorf.
Trường hợp không tan → chuyển toàn bộ qua ống nghiệm và thêm 4ml DMSO để
tráng và hòa loãng 5 lần → nếu không tan thì thêm 5 ml DMSO nữa để hòa loãng 10
lần so với ban đầu. Pha giai mẫu loãng gấp đôi mỗi lần thành 5 ống.
2.2.4.2. Các bước tiến hành
Quy trình được thực hiện trên đĩa 96 giếng, trình tự các chất cho vào giếng (bảng
3.2):
Bước 1: Cho 150 l đệm phosphat pH 6,8.
Bước 2: Thêm 10 l mẫu thử được hòa tan trong DMSO ở các nồng độ khác nhau.
Bước 3: Thêm 10 l -glucosidase 0,5 U/ml được pha trong đệm phosphat pH 6,8.
Bước 4: Hỗn hợp được ủ 60 phút ở 37 oC.
Bước 5: Thêm 30 l dung dịch p-NPG 1 mM.
Bước 6: Hỗn hợp được tiếp tục ủ 30 phút ở nhiệt độ 37 oC.
Bước 7: Đo độ hấp thu ở bước sóng 405 nm.
Làm song song mẫu trắng thử, mẫu trắng và mẫu trắng chứng.
Bảng 2.4. Quy trình thử enzym -glucosidase in vitro

Mẫu dung Mẫu thử (TE) Trắng thử (T) Mẫu trắng Trắng chứng
dịch (CE) (C)
Đệm kali + + + +
phosphat pH
6,8
Mẫu + + − −
thử/DMSO
Enzym - + − + −
glucosidase
0,5 U/ml
Ủ ở 37 oC, 60 phút
P-NPG 1mM + + + +
Ủ ở 37 C, 30 phút
o

Đo quang ở bước sóng 405 nm


Quy trình không sử dụng chất chặn phản ứng (NaOH hoặc Na2CO3) để có thể loại bỏ
yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến hoạt độ của enzym -glucosidase, tuy nhiên thời
gian thử nghiệm sẽ kéo dài để phản ứng xảy ra hoàn toàn.
2.2.4.3. Công thức tính phần trăm (%) ức chế
𝐴𝑇𝐸 − 𝐴𝑇
I% = (1− ) x 100
𝐴𝐶𝐸 − 𝐴𝐶

19
Đi Tìm Thần Dược VII Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Trong đó:
ATE: Độ hấp thu của mẫu thử có enzym
AT: Độ hấp thu của mẫu thử không có enzym
ACE: Độ hấp thu của mẫu trắng có enzym
AC: Độ hấp thu của mẫu trắng không có enzym
2.2.4.4. Tìm IC50 của các mẫu thử
Đánh giá dựa vào thuật toán trong phần mềm Excel:
Dựa vào log nồng độ mẫu thử đã pha và % ức chế enzym -glucosidase lập phương
trình hồi quy y = ax + b thể hiện mối tương quan giữa % ức chế -glucosidase (y) và
nồng độ (x). Từ đó, xác định IC50 dựa vào phương trình hồi quy tìm được.

20
Đi Tìm Thần Dược VII Kết quả và bàn luận

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


3.1. KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT
Kết quả khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật cho thấy trong lá điều có sự hiện diện
của acid hữu cơ, các nhóm hợp chất flavonoid, hợp chất khử, tanin, saponin,
triterpenoid.
Bảng 3.1. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học lá điều

Nhóm hợp chất Dịch chiết Dịch chiết Dịch chiết


ether cồn nước
Alkaloid - - -
Coumarin - -
Acid hữu cơ - - +
Chất béo -
Flavonoid -pyron - - -
Anthocyanin ++ ++
Proanthocyanin +++ +++
Anthraquinon - - -
Glycosid Lacton 5 cạnh - -
tim Đường 2-desoxy ++ ++
Khung steroid - -
Hợp chất khử +++ +++
Saponin + -
Tanin Polyphenol ++ ++
Gelatin muối ++ ++
Triterpenoid - ++ -
Polyuronid -
Tinh dầu -

3.2. CHIẾT XUẤT VÀ SÀNG LỌC CÁC CAO TOÀN PHẦN LÁ ĐIỀU
Dược liệu lá điều được chiết xuất với các dung môi thu được các cao toàn phần gồm:
Cao nước, cao cồn 20%, cao cồn 50%, cao cồn 70%, cao cồn 95%, cao methanol có
hiệu suất chiết lần lượt là 17,99%; 19,92%; 24,14%; 18,62%; 12,03%; 18,62%.

21
Đi Tìm Thần Dược VII Kết quả và bàn luận

Bảng 3.2. Hiệu suất chiết xuất các dung môi khảo sát
Cồn 96% Cồn 70% Cồn 50% Cồn 20% Nước Methanol
KL cân 1,0054 1,0036 1,0016 1,0067 1,0008 1,0023
dược
liệu (g)
KL 57,4682 58,2460 57,4875 65,1088 58,2454 65,1085
becher
(g)
KL 57,5892 58,4329 57,7293 65,3093 58,4255 65,2974
becher
và cao
(g)
KL cao 0,121 0,1869 0,2418 0,2005 0,1801 0,1889
(g)
Hiệu 12,0350 18,6230 24,1414 19,9166 17,9956 18,8467
suất
chiết (%)

Các kết quả khảo sát về các cao toàn phần của lá điều cho thấy cao cồn 50% cho hiệu
suất chiết cao nhất (24,14%) so với cao cồn 96%, cao cồn 70%, cao cồn 20%, cao
methanol và cao nước. Bên cạnh đó, cao cồn 50% có ưu thế về kinh tế, an toàn trong
định hướng sử dụng phát triển sản phẩm trong sản xuất công nghiệp. Vì vậy, cao cồn
50% lá điều được lựa chọn để chiết xuất khối lượng lớn và chiết tách các phân đoạn
tiếp theo.
3.3. CHIẾT XUẤT CAO CỒN 50% VÀ TÁCH CÁC CAO PHÂN ĐOẠN THEO
ĐỘ PHÂN CỰC TĂNG DẦN CỦA DUNG MÔI
Quá trình chiết xuất cao toàn phần và tách các cao phân đoạn được trình bày qua Sơ
đồ 3.1.

22
Đi Tìm Thần Dược VII Kết quả và bàn luận

Bột khô lá điều

Chiết bằng phương pháp ngấm


kiệt với dung môi cho hiệu suất
cao nhất

Dịch chiết dược liệu Bã dược liệu

Cô dịch chiết

Cao toàn phần


Lắc với n – hexan
Bay hơi dung môi
Cao n - hexan

Dịch nước

Lắc với cloroform


Bay hơi dung môi
Cao cloroform

Dịch nước

Lắc với EtOAc


bão hòa
Bay hơi dung môi Cao EtOAc

Cao nước

Sơ đồ 3.1. Quy trình chiết xuất cao toàn phần và tách cao phân đoạn

23
Đi Tìm Thần Dược VII Kết quả và bàn luận

Chiết xuất cao cồn 50% với khối lượng lớn: Từ 5 kg dược liệu khô lá điều chiết xuất
ngấm kiệt với dung môi cồn 50%, cô thu hồi dung môi và thu được 238,16 g cao cồn
50% đạt hiệu suất 4,76%.
Cao cồn 50% lá điều có dạng đặc, màu nâu đen, mùi thơm đặc trưng của dược liệu.
Tiến hành lấy 220 g cao toàn phần lắc phân đoạn theo độ phân cực tang dần của dung
môi thu được cao phân đoạn n-hexan là 0,7 g, hiệu suất 0,32%, cao phân đoạn
chloroform là 2 g, hiệu suất 0,9%, cao phân đoạn ethyl acetat là 4,5 g, hiệu suất 2,05%.
3.4. KHẢO SÁT HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYM α-GLUCOSIDASE
3.4.1. Khảo sát quy trình thử nghiệm trên chứng dương quercetin
Tiến hành thử nghiệm ức chế enzym α-glucosidase trên chứng dương quercetin với 3
lần khác nhau để xác định độ lặp lại của phương pháp, kết quả trình bày trong Bảng
3.3.
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát độ lặp lại quy trình thử hoạt tính ức chế enzym trên chất chuẩn
quercetin
Nồng độ Phần trăm ức chế enzyme
(µg/mL) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình SD
500 96,02 98,49 97,60 97,37 1,2510
250 86,95 94,46 92,20 91,34 3,8529
125 73,23 72,29 72,60 72,71 0,4790
62,5 40,3 31,49 48,00 40,14 8,2833
31.25 26,77 15,37 22,60 21,58 5,7680
15,625 3,32 8,56 14,20 8,69 5,4412
PT hồi y = 64,197x – y = 69,075x – y = 61,735x – y = 65,003x –
quy 70,417 81,005 62,296 71,242
Hệ số R2 R² = 0,9753 R² = 0,9442 R² = 0,9712 R² = 0,9708
IC50 75 78 66 73
(µg/mL)
IC50 73 ± 37 (µg/mL)
(TB ±
SD)

Ghi chú: phương trình hồi quy y = ax + b với y là I% và x là log của nồng độ C (ng/mL).

24
Đi Tìm Thần Dược VII Kết quả và bàn luận

Quercertin
120
y = 65.003x - 71.242
100 R² = 0.9708
80
I%

60

40

20

0
1.0000 1.2000 1.4000 1.6000 1.8000 2.0000 2.2000 2.4000 2.6000 2.8000
logC (µg/mL)

Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa phần trăm ức chế enzym (I%) và
log của nồng độ quercetin (ng/mL)
3.4.2. Sàng lọc hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase của các cao chiết
Các cao toàn phần và cao phân đoạn được sàng lọc tác dụng ức chế enzym α-
glucosidase ở nồng độ 20 µg/mL, kết quả được ghi nhận trong Bảng 3.4

Bảng 3.4. Kết quả sàng lọc tác dụng ức chế enzym của các cao chiết
ở nồng độ 1000 µg/mL

Phần trăm ức chế

Cao toàn phần 76,63

Cao phân đoan hexan 70,92

Cao phân đoạn chloroform 78,26

Cao phân đoạn ethyl acetat 89,67

Cao phân đoạn nước 16,03

Nhận xét: Kết quả cho thấy ở nồng độ 1000 µg/mL, tất cả các cao chiết của 4 mẫu
nghiên cứu đều thể hiện hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase. Tuy nhiên khả năng
ức chế enzym của các mẫu là khác nhau, cao phân đoạn nước cho tác dụng ức chế
thấp nhất (16,03%), các cao còn lại cho tác dụng ức chế tốt, đều trên 70%. Do đó, đề
tài tiếp tục lựa chọn cao toàn phần, cao phân đoạn n-hexan, cao phân đoạn cloroform,
cao phân đoạn ethyl acetat, cao phân đoạn nước để tiếp tục xác định IC và so sánh 50

với chứng dương.

25
Đi Tìm Thần Dược VII Kết quả và bàn luận

3.4.3. Xác định IC50


3.4.3.1. Cao toàn phần
Bảng 3.5. Giá trị IC50 của các cao toàn phần
Nồng độ Phần trăm ức chế enzyme
(µg/mL) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình SD
2000 89,17 91,30 89,96 90,14 1,0768
1000 83,62 85,22 82,71 83,85 1,2707
500 71,89 70,22 70,82 70,98 0,8460
250 56,05 59,57 61,15 58,92 2,6108
125 44,93 42,17 52,60 46,57 5,4042
62,5 26,74 36,30 40,15 34,40 6,9046
PT hồi quy y = 42,147x – y = 39,37x – y = 33,129x – y = 38,215x –
45,342 36,202 18,196 33,247
Hệ số R2 R² = 0,9803 R² = 0,9841 R² = 0,996 R² = 0,9931
IC50 183 155 114 151
(µg/mL)
IC50 151 ± 35 (µg/mL)
(TB ± SD)

Ghi chú: phương trình hồi quy y = ax + b với y là I% và x là log của nồng độ C (µg/mL)
Cao toàn phần
100.00

y = 38.215x - 33.247
80.00
R² = 0.9931

60.00
I%

40.00

20.00

0.00
1.50 1.70 1.90 2.10 2.30 2.50 2.70 2.90 3.10 3.30 3.50
logC (µg/mL)

Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa phần trăm ức chế enzym (I%) và log của
nồng độ cao toàn phần (µg/mL)
Nhận xét: Mẫu cao cho hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase kém hơn so với chứng
dương quercetin.
3.4.3.2. Cao phân đoạn n-hexan

26
Đi Tìm Thần Dược VII Kết quả và bàn luận

Bảng 3.6. Giá trị IC50 của các cao phân đoạn n-hexan

Nồng độ Phần trăm ức chế enzyme


(µg/mL) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình SD
2000 76,83 81,88 78,69 79,13 2,5540
1000 69,79 80,87 73,77 74,81 5,6127
500 68,41 75,17 69,67 71,08 3,5948
250 56,83 70,13 65,57 64,18 6,7586
125 37,53 61,74 52,87 50,71 12,2482
62,5 29,97 48,66 38,11 38,91 9,3709
PT hồi y = 32,523x – y = 21,69x + y = 25,598x – y = 26,604x –
quy 26,322 14,465 2,1216 4,6597
Hệ số R2 R² = 0,9342 R² = 0,9219 R² = 0,9153 R² = 0,9373
IC50 222 44 109 113
(µg/mL)
IC50 113 ± 90 (µg/mL)
(TB ± SD)

Ghi chú: phương trình hồi quy y = ax + b với y là I% và x là log của nồng độ C (µg/mL)

Cao n-hexan
100.00
y = 26.604x - 4.6597
R² = 0.9373
80.00

60.00
I%

40.00

20.00

0.00
1.50 1.70 1.90 2.10 2.30 2.50 2.70 2.90 3.10 3.30 3.50
logC (µg/mL)

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa phần trăm ức chế enzyme (I%) và log của
nồng độ cao phân đoạn n-hexan (µg/mL)
Nhận xét: Mẫu cao cho hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase kém hơn so với chứng
dương quercetin.
3.4.3.3. Cao phân đoạn cloroform
Bảng 3.7. Giá trị IC50 của các cao phân đoạn cloroform

27
Đi Tìm Thần Dược VII Kết quả và bàn luận

Nồng độ Phần trăm ức chế enzyme


(µg/mL) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình SD
2000 88,41 89,77 89,29 89,16 0,6897
1000 84,68 77,21 73,93 78,61 5,5094
500 68,16 71,16 60,00 66,44 5,7754
250 51,85 43,26 48,21 47,77 4,3116
125 36,48 26,98 38,21 33,89 6,0464
62,5 24,68 13,02 31,07 22,92 9,1523
PT hồi quy y = 45,516x – y = 53,373x – y = 38,919x – y = 45,936x –
56,952 82,452 42,398 60,601
Hệ số R2 R² = 0,9823 R² = 0,9744 R² = 0,9842 R² = 0,9933
IC50 224 303 237 256
(µg/mL)
IC50 255 ± 42 (µg/mL)
(TB ± SD)
Ghi chú: phương trình hồi quy y = ax + b với y là I% và x là log của nồng độ C (µg/mL)
Cao Chloroform
100.00
y = 45.936x - 60.601
80.00 R² = 0.9933

60.00
I%

40.00

20.00

0.00
1.50 2.00 2.50 3.00 3.50

logC (µg/mL)
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa phần trăm ức chế enzyme (I%) và log của
nồng độ cao phân đoạn cloroform (µg/mL)
Nhận xét: Mẫu cao cho hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase kém hơn so với chứng
dương quercetin.
3.4.3.4. Cao phân đoạn ethyl acetat
Bảng 3.8. Giá trị IC50 của các cao phân đoạn ethyl acetat

Nồng độ Phần trăm ức chế enzyme


(µg/mL) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình SD
2000 97,23 98,48 98,59 98,10 0,7554
1000 93,40 92,39 95,78 91,05 1,7405
500 74,88 71,30 72,89 73,03 1,7937
250 50,53 60,87 50,00 53,80 6,1285

28
Đi Tìm Thần Dược VII Kết quả và bàn luận

125 32,48 39,78 32,93 30,98 4,0909


62,5 21,72 26,74 25,90 26,80 2,6888
PT hồi quy y = 55,491x – y = 50,015x – y = 54,564x – y = 53,358x –
79,711 62,534 76,372 72,873
Hệ số R2 R² = 0,9732 R² = 0,9849 R² = 0,9659 R² = 0,9793
IC50 219 178 207 201
(µg/mL)
IC50 201 ± 36 (µg/mL)
(TB ± SD)

Ghi chú: phương trình hồi quy y = ax + b với y là I% và x là log của nồng độ C (µg/mL)
Cao EA
120.00

100.00
y = 53.358x - 72.873
R² = 0.9793
80.00
I%

60.00

40.00

20.00

0.00
1.50 2.00 2.50 3.00 3.50
logC (µg/mL)

Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa phần trăm ức chế enzyme (I%) và log của
nồng độ cao phân đoạn Etyl acetat (µg/mL)
Nhận xét: Mẫu cao cho hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase kém hơn so với chứng
dương quercetin.

29
Đi Tìm Thần Dược VII Kết luận và đề nghị

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


4.1. KẾT LUẬN
Sau quá trình thực hiện, nghiên cứu đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu và đạt được
một số mục tiêu đề ra ban đầu:
Kết quả khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật cho thấy dược liệu lá điều có sự hiện
diện của các nhóm hợp chất gồm flavonoid, acid hữu cơ, hợp chất khử, saponin, tannin
và triterpenoid. Đây là những hợp chất có hoạt tính sinh học tiềm năng.
Dược liệu lá điều được chiết xuất với các dung môi có độ phân cực khác nhau thu được
các cao toàn phần gồm cao cồn 96%, cao cồn 70%, cao cồn 50%, cao cồn 20%, cao
methanol và cao nước; trong đó, cao cồn 50% cho hiệu suất chiết cao nhất (24,14%).
Khảo sát tác động dược lí ức chế α-glucosidase invitro và nhận các cao toàn phần và cao
phân đoạn đều thể hiện tác dụng hiệu quả. Trong đó, cao phân đoạn n-hexan và phân
đoạn ethyl acetat có IC50 thấp hơn các cao còn lại giúp định hướng lựa chọn để phân lập
hợp chất tinh khiết.
4.2. ĐỀ NGHỊ
Trong khuôn khổ của chương trình này, vì giới hạn về thời gian nên chưa kịp tiến
hành phân lập hợp chất tinh khiết. Do đó, chúng tôi đề nghị:
- Tiến hành phân lập hợp chất tinh khiết trong cao phân đoạn n-hexan và phân đoạn
ethyl acetat bằng phương pháp sắc kí cột cổ điển.
- Xác định cấu trúc hợp chất phân lập được bằng các phương pháp phổ IR, MS, 1H-
NMR, 13C-NMR.
- Nghiên cứu, đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được từ cao dược
liệu.
- Xây dựng quy trình định lượng hợp chất phân lập có hoạt tính trong cao dược liệu.
- Tiến hành ứng dụng sản xuất sản phẩm có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị đái
tháo đường.

30
Đi Tìm Thần Dược VII Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Ngọc Khôi , Đặng Nguyễn Đoan Trang. Dược lâm sàng và điều trị.
2023.
2. A P, D M-W , UA M. Classification and Diagnosis of Diabetes Mellitus. Exp
Clin Endocrinol Diabetes. 2019;127(S01)doi:10.1055/A-1018-9078
3. Tế BY. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiểu đường typ 2. 2017;
4. Lim T. Anacardium occidentale. Edible medicinal and non medicinal plants.
Dordrecht, Heidelberg, London and New York: Springer Science and
Business Media BV; 2012.
5. Ojezele MO , Agunbiade S. Phytochemical Constituents and Medicinal
Properties of Different Extracts of Anacardium Occidentale and Psidium
Guajava. Asian Journal of Biomedical and Pharmaceutical Sciences.
2013;3(16):20-23.
6. Konan NA , Bacchi EM. Antiulcerogenic effect and acute toxicity of a
hydroethanolic extract from the cashew (Anacardium occidentale L.) leaves.
J Ethnopharmacol. 2007;112(2):237-42. doi:10.1016/j.jep.2007.03.003
7. Kögel I , Zech W. The phenolic acid content of cashew leaves (Anacardium
occidentale L.) and of the associated humus layer, Senegal. 1985.
8. Ahangarpour A, Sayahi M , Sayahi M. The antidiabetic and antioxidant
properties of some phenolic phytochemicals: A review study. 2019.
9. Chan EWC, Tan YP, Chin SJ, et al. Antioxidant properties of selected fresh
and processed herbs and vegetables. Free Radical Antioxidants. 2014;4:39-46.
doi:10.5530/FRA.2014.1.7
10. Chan EWC, Kong LQ, Yee KY , Chua WY. Rosemary and Sage
Outperformed Six other Culinary Herbs in Antioxidant and Antibacterial
Properties. International Journal of Biotechnology for Wellness Industries.
2012;1:142-151. doi:10.6000/1927-3037/2012.01.02.06
11. Chan EWC, Kong LQ, Yee KY , Chua WY. Antioxidant and antibacterial
properties of some fresh and dried Labiatae herbs. Free Radicals and
Antioxidants. 2012;2:20-27. doi:10.5530/ax.2012.3.3
12. Faujan NH, Rahim ZA, Mohamed M , ahmad FBH. Comparative analysis of
phenolic content and antioxidative activities of eight Malaysian traditional
vegetables. Malaysian Journal of Analytical Sciences. 2015;19:611-624.
13. Sulaiman SF, Sajak AAB, Ooi KL, Supriatno , Seow EM. Effect of solvents
in extracting polyphenols and antioxidants of selected raw vegetables. Journal
of Food Composition and Analysis. 2011;24(4-5):506-515.
doi:10.1016/j.jfca.2011.01.020
14. Tan YP , Chan EWC. Antioxidant, antityrosinase and antibacterial properties
of fresh and processed leaves of Anacardium occidentale and Piper betle. Food
Bioscience. 2014;6:17-23. doi:10.1016/j.fbio.2014.03.001
15. Anand G, Ravinanthan M, Basaviah R , Shetty AV. In vitro antimicrobial and
cytotoxic effects of Anacardium occidentale and Mangifera indica in oral care.
J Pharm Bioallied Sci. 2015;7(1):69-74. doi:10.4103/0975-7406.148780

PL. 1
Đi Tìm Thần Dược VII Tài liệu tham khảo

16. BT T, MO S, TT A, GC A , OD P. Antibacterial and Anti-Inflammatory


Activities of Anacardium occidentale Leaves and Bark Extracts. Nigerian
Journal of Basic and Applied Science. 2015;23:1-6.
17. M M, Y K, HC S, et al. Antibacterial efficacy of Pimenta dioica (Linn.) Merill
and Anacardium occidentale L. against drug resistant urinary tract pathogens.
Journal of Applied Pharmaceutical Science. 2013;3:72-74.
18. Goncalves JL, Lopes RC, Oliveira DB, et al. In vitro anti-rotavirus activity of
some medicinal plants used in Brazil against diarrhea. J Ethnopharmacol.
2005;99(3):403-7. doi:10.1016/j.jep.2005.01.032
19. Nugroho AE, Malik A , Pramono S. Total phenolic and flavonoid contents,
and in vitro antihypertension activity of purified extract of Indonesian cashew
leaves (Anacardium occidentale L.). International Food Research Journal.
2013;20:299-305.
20. Duarte J, Perez-Palencia R, Vargas F, et al. Antihypertensive effects of the
flavonoid quercetin in spontaneously hypertensive rats. Br J Pharmacol.
2001;133(1):117-24. doi:10.1038/sj.bjp.0704064
21. Khoo NK, White CR, Pozzo-Miller L, et al. Dietary flavonoid quercetin
stimulates vasorelaxation in aortic vessels. Free Radic Biol Med.
2010;49(3):339-47. doi:10.1016/j.freeradbiomed.2010.04.022
22. Edwards RL, Lyon T, Litwin SE, et al. Quercetin reduces blood pressure in
hypertensive subjects. J Nutr. 2007;137(11):2405-11.
doi:10.1093/jn/137.11.2405
23. Pawar SP, Sathwane PN, Metkar BR, et al. Anti - Inflammatory and analgesic
Activity of Anacardium Occidentale Leaf Extracts. Anc Sci Life. 2000;19(3-
4):169-73.
24. Onasanwo SA, Fabiyi TD, Oluwole FS , Olaleye SB. Analgesic and anti-
inflammatory properties of the leaf extracts of Anacardium occidentalis in the
laboratory rodents. Niger J Physiol Sci. 2012;27(1):65-71.
25. Kamtchouing P, Sokeng SD, Moundipa PF, et al. Protective role of
Anacardium occidentale extract against streptozotocin-induced diabetes in
rats. J Ethnopharmacol. 1998;62(2):95-9. doi:10.1016/s0378-8741(97)00159-
1
26. Sokeng SD, Lontsi D, Moundipa PF, et al. Hypoglycemic Effect of
Anacardium occidentale L. Methanol Extract and Fractions on Streptozotocin-
induced Diabetic Rats. Global Journal of Pharmacology. 2007;1:1-5.
27. Esimone CO, Okonta JM , Ezugwu CO. Blood sugar lowering effect of
Anacardium occidentale leaf extract in experimental rabbit model. Journal of
natural remedies 2001;1:60-63.
28. DK T, VM H, NT T , BT T. Study on α-glucosidase enzyme inhibitory activity
and DPPH free radical scavenging of green coffee bean extract (Coffea
canephora). VNU J Sci Med Pharm Sci. 2019;35(2):12-18.
doi:10.25073/2588-1132/VNUMPS.4180

PL. 2
Đi Tìm Thần Dược VII Tài liệu tham khảo

29. M O, W S, H M , A K. α-Glucosidases and α-1,4-glucan lyases: structures,


functions, and physiological actions. Cell Mol Life Sci. 2016;73(14):2727-
2751. doi:10.1007/S00018-016-2247-5
30. AA C, GM B , Ş D. New Approaches on Japanese Knotweed (Fallopia
japonica) Bioactive Compounds and Their Potential of Pharmacological and
Beekeeping Activities: Challenges and Future Directions. Plants (Basel,
Switzerland). 2021;10(12)doi:10.3390/PLANTS10122621
31. Z L , S M. Recent Advances in Synthetic α-Glucosidase Inhibitors.
ChemMedChem. 2017;12(11):819-829. doi:10.1002/CMDC.201700216
32. JA B , D M. Acarbose. An update of its pharmacology and therapeutic use in
diabetes mellitus. Drugs. 1993;46(6):1025-1054. doi:10.2165/00003495-
199346060-00007

PL. 3
Đi Tìm Thần Dược VII Phụ lục

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA
THỰC VẬT CỦA LÁ ĐIỀU

Dịch chiết cồn Dịch chiết nước


Hình 1. Phản ứng định tính Anthocyanosid

Dịch chiết nước Dịch chiết cồn


Hình 2. Phản ứng định tính tanin

PL. 1
Đi Tìm Thần Dược VII Phụ lục

Dịch chiết cồn Dịch chiết nước


Hình 3. Phản ứng định tính proanthocyanidin

Dịch chiết nước Dịch chiết cồn


Hình 4. Phản ứng định tính chất khử

Dịch chiết cồn Dịch chiết nước


Hình 5. Phản ứng định tính đường 2-deoxy

PL. 2
Đi Tìm Thần Dược VII Phụ lục

Hình 6. Phản ứng định tính Triterpenoid

PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH ỨC CHẾ α-


GLUCOSIDASE
Bảng 1. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của cao toàn phần và cao
phân đoạn
Độ hấp thu
Chứng Trắng
Mẫu chứng 0,459 0,091
Cao toàn phần 0,154 0,068
Cao n-hexan 0,201 0,094
Cao Chloroform 0,158 0,078
Cao Ethyl acetat 0,129 0,091
Cao Nước 0,382 0,073

Bảng 2. Kết quả sàng lọc hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao toàn phần nồng độ 2000
µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,458 0,527 0,593

PL. 3
Đi Tìm Thần Dược VII Phụ lục

Mẫu chứng trắng 0,061 0,067 0,055


Mẫu thử 0,158 0,154 0,163
Mẫu thử trắng 0,115 0,114 0,109

Bảng 3. Kết quả sàng lọc hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao toàn phần nồng độ 1000
µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,528 0,527 0,593
Mẫu chứng trắng 0,058 0,067 0,055
Mẫu thử 0,170 0,157 0,173
Mẫu thử trắng 0,093 0,089 0,080

Bảng 4. Kết quả sàng lọc hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao toàn phần nồng độ 500
µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,475 0,527 0,593
Mẫu chứng trắng 0,073 0,067 0,055
Mẫu thử 0,194 0,216 0,233
Mẫu thử trắng 0,081 0,079 0,076

Bảng 5. Kết quả sàng lọc hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao toàn phần nồng độ 250
µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,518 0,527 0,593
Mẫu chứng trắng 0,064 0,067 0,055
Mẫu thử 0,269 0,259 0,279

PL. 4
Đi Tìm Thần Dược VII Phụ lục

Mẫu thử trắng 0,068 0,073 0,070

Bảng 6. Kết quả sàng lọc hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao toàn phần nồng độ 125
µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,455 0,527 0,593
Mẫu chứng trắng 0,066 0,067 0,055
Mẫu thử 0,294 0,333 0,322
Mẫu thử trắng 0,079 0,067 0,067

Bảng 7. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao toàn phần nồng độ 62,5
µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,516 0,527 0,593
Mẫu chứng trắng 0,069 0,067 0,055
Mẫu thử 0,395 0,361 0,384
Mẫu thử trắng 0,067 0,068 0,062

Bảng 8. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao phân đoạn n-hexan nồng
độ 2000 µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,458 0,356 0,324
Mẫu chứng trắng 0,061 0,058 0,080
Mẫu thử 0,179 0,137 0,133
Mẫu thử trắng 0,087 0,083 0,081

PL. 5
Đi Tìm Thần Dược VII Phụ lục

Bảng 9. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao phân đoạn n-hexan nồng
độ 1000 µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,528 0,356 0,324
Mẫu chứng trắng 0,058 0,058 0,080
Mẫu thử 0,215 0,128 0,125
Mẫu thử trắng 0,073 0,071 0,061

Bảng 10. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao toàn phần nồng độ 500
µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,475 0,356 0,324
Mẫu chứng trắng 0,073 0,058 0,080
Mẫu thử 0,191 0,134 0,139
Mẫu thử trắng 0,064 0,060 0,065

Bảng 11. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao phân đoạn n-hexan 250
µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,518 0,356 0,324
Mẫu chứng trắng 0,064 0,058 0,080
Mẫu thử 0,257 0,155 0,146
Mẫu thử trắng 0,061 0,066 0,062

Bảng 12. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao phân đoạn n-hexan nồng
độ 125 µg/mL

PL. 6
Đi Tìm Thần Dược VII Phụ lục

Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,455 0,356 0,324
Mẫu chứng trắng 0,066 0,058 0,080
Mẫu thử 0,303 0,179 0,184
Mẫu thử trắng 0,060 0,065 0,069

Bảng 13. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao phân đoạn n-hexan nồng
độ 62,5 µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,516 0,356 0,324
Mẫu chứng trắng 0,069 0,058 0,080
Mẫu thử 0,375 0,216 0,214
Mẫu thử trắng 0,062 0,063 0,063

Bảng 14. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao phân đoạn Chloroform
nồng độ 2000 µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,458 0,276 0,338
Mẫu chứng trắng 0,061 0,061 0,058
Mẫu thử 0,123 0,103 0,106
Mẫu thử trắng 0,077 0,081 0,076

Bảng 15. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao phân đoạn Chloroform
nồng độ 1000 µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3

PL. 7
Đi Tìm Thần Dược VII Phụ lục

Mẫu chứng 0,528 0,276 0,338


Mẫu chứng trắng 0,058 0,061 0,058
Mẫu thử 0,139 0,117 0,139
Mẫu thử trắng 0,067 0,068 0,066

Bảng 16. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao phân đoạn Chloroform
nồng độ 500 µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,475 0,276 0,338
Mẫu chứng trắng 0,073 0,061 0,058
Mẫu thử 0,194 0,128 0,173
Mẫu thử trắng 0,066 0,066 0,061

Bảng 17. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao phân đoạn nồng độ 250
µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,518 0,276 0,338
Mẫu chứng trắng 0,064 0,061 0,058
Mẫu thử 0,284 0,185 0,210
Mẫu thử trắng 0,066 0,063 0,065

Bảng 18. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao phân đoạn Chloroform
nồng độ 125 µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,455 0,276 0,338
Mẫu chứng trắng 0,066 0,061 0.058

PL. 8
Đi Tìm Thần Dược VII Phụ lục

Mẫu thử 0,308 0,220 0,232


Mẫu thử trắng 0,061 0,063 0,059

Bảng 19. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao phân đoạn Chloroform
nồng độ 62,5 µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,516 0,276 0,338
Mẫu chứng trắng 0,069 0,061 0,058
Mẫu thử 0,396 0,249 0,254
Mẫu thử trắng 0,059 0,062 0,061

Bảng 20. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao phân đoạn Ethyl acetat
nồng độ 2000 µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,458 0,515 0,563
Mẫu chứng trắng 0,061 0,055 0,065
Mẫu thử 0,109 0,101 0,105
Mẫu thử trắng 0,098 0,094 0,098

Bảng 21. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao Phân đoạn Ethyl acetat
nồng độ 1000 µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,528 0,515 0,563
Mẫu chứng trắng 0,058 0,055 0,065
Mẫu thử 0,114 0,110 0,119
Mẫu thử trắng 0,083 0,075 0,098

PL. 9
Đi Tìm Thần Dược VII Phụ lục

Bảng 22. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao phân đoạn Ethyl acetat
nồng độ 500 µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,475 0,515 0,563
Mẫu chứng trắng 0,073 0,055 0,065
Mẫu thử 0,182 0,199 0,211
Mẫu thử trắng 0,081 0,067 0,076

Bảng 23. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao phân đoạn Ethyl acetat
nồng độ 250 µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,518 0,515 0,563
Mẫu chứng trắng 0,064 0,055 0,065
Mẫu thử 0,294 0,246 0,313
Mẫu thử trắng 0,069 0,066 0,064

Bảng 24. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao phân đoạn Ethyl acetat
nồng độ 125 µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,455 0,515 0,563
Mẫu chứng trắng 0,066 0,055 0,065
Mẫu thử 0,328 0,339 0,396
Mẫu thử trắng 0,065 0,062 0,062

PL. 10
Đi Tìm Thần Dược VII Phụ lục

Bảng 25. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao phân đoạn Ethyl acetat
nồng độ 62,5 µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,516 0,515 0,563
Mẫu chứng trắng 0,069 0,055 0,065
Mẫu thử 0,415 0,401 0,432
Mẫu thử trắng 0,065 0,064 0,063

Bảng 26. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của Quecertin nồng độ 500
µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,516 0,458 0,561
Mẫu chứng trắng 0,064 0,061 0,061
Mẫu thử 0,341 0,318 0,321
Mẫu thử trắng 0,323 0,312 0,309

Bảng 27. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của Quecertin nồng độ 250
µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,516 0,458 0,561
Mẫu chứng trắng 0,064 0,061 0,061
Mẫu thử 0,249 0,205 0,220
Mẫu thử trắng 0,190 0,183 0,183

Bảng 28. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của Quecertin nồng độ 125
µg/mL

PL. 11
Đi Tìm Thần Dược VII Phụ lục

Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,516 0,458 0,561
Mẫu chứng trắng 0,064 0,061 0,061
Mẫu thử 0,242 0,241 0,261
Mẫu thử trắng 0,121 0,131 0,124

Bảng 29. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của Quecertin nồng độ 62,5
µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,516 0,458 0,561
Mẫu chứng trắng 0,064 0,061 0,061
Mẫu thử 0,377 0,371 0,362
Mẫu thử trắng 0,110 0,099 0,102

Bảng 30. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của Quecertin nồng độ 31,25
µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Mẫu chứng 0,516 0,458 0,561
Mẫu chứng trắng 0,064 0,061 0,061
Mẫu thử 0,409 0,416 0,467
Mẫu thử trắng 0,078 0,080 0,080

Bảng 31. Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase của Quecertin nồng độ 15,625
µg/mL
Độ hấp thu
Lần 1 Lần 2 Lần 3

PL. 12
Đi Tìm Thần Dược VII Phụ lục

Mẫu chứng 0,516 0,458 0,561


Mẫu chứng trắng 0,064 0,061 0,061
Mẫu thử 0,512 0,438 0,505
Mẫu thử trắng 0,075 0,075 0,076

PL. 13

You might also like