Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

copyright © Nguyen Duy Long – K64 – SCE - HUST

TỔNG HỢP ĐỀ CUỐI KÌ HÓA VÔ CƠ


Đề 1 – 20201:
Câu 1 (3 điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
1. CaCO3 + CO2 + H2O →
2. Al + HCl →
3. CrCl3 + KOH dư →
4. KNO2 + KMnO4 + H2SO4 →
5. Co(OH)3 + HCl →
6. Hg(NO3)2 + KI dư →
Câu 2 (1 điểm): Sản xuất nhôm theo phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3,
điện cực bằng than chì sau một thời gian thường bị mòn. Giải thích.
Câu 3 (3 điểm): Ion phức [Co(en)3]2+ có năng lượng làm bền bởi trường tinh thể
Ws = 105,3 cm-1 và năng lượng tách ∆o = 131,56 cm-1.
1. Viết cấu hình electron của ion phức [Co(en)3]2+ và cho biết đây là phức cao hay
thấp spin?
2. Giải thích các liên kết trong ion phức [Co(en)3]2+ theo thuyết VB. Các orbital
trong Co2+ có lai hóa gì?
en: etylen điamin H2N-CH2-CH2-NH2, ZCo = 27, ZN = 7, ZH = 1.
Câu 4 (3 điểm):
1. Trong dung dịch Cr2O72- tồn tại cân bằng sau ở 25℃:
Cr2O72- + H2O ↔ 2CrO42- + 2H+; K = 10-14,4
Biết rằng nồng độ ban đầu của ion Cr2O72- là 0,1M. Tính pH của dung dịch.
2. a, Cho biết ở 25℃: ɛ°(Au+/Au) = 1,68V và hằng số bền tổng cộng của ion phức
[Au(CN)2]- là β2 = 1038. Tính ɛ°([Au(CN)2]-/Au) ở 25℃.
b. Hãy cho biết chiều của phản ứng sau trong dụng dịch ở điều kiện chuẩn và 25℃,
giải thích, biết ɛ°([Au(CN)4]-/[Au(CN)2]-) là 0,879V:
2Au + [Au(CN)4]- + 2CN- ↔ 3[Au(CN)2]-
----Hết----

nguyenduylong89899@gmail.com| 1
copyright © Nguyen Duy Long – K64 – SCE - HUST
Đề 2 – 20201:
Câu 1 (3 điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
1. BaCO3 + CO2 + H2O →
2. Al + H2SO4 loãng →
3. Cr(NO3)3 + NaOH dư →
4. K2MnO4 + Cl2 →
5. Ni(OH)3 + HCl →
6. Hg(NO3)2 + KI dư →
Câu 2 (1 điểm):
1. Để hàn đường sắt, người ta thường đốt nóng hốn hợp bột Fe2O3 và Al. Giải
thích.
2. Tại sao các kim loại kiềm không được bảo quản trong không khí mà chúng
thường được bảo quản trong dầu hỏa?
Câu 3 (3 điểm): Ion phức [Co(en)3]3+ có năng lượng làm bền bởi trường tinh thể
Ws = 665,93 cm-1 và năng lượng tách ∆o = 277,47 cm-1.
1. Viết cấu hình electron của ion phức [Co(en)3]3+ và cho biết đây là phức cao hay
thấp spin?
2. Giải thích các liên kết trong ion phức [Co(en)3]3+ theo thuyết VB. Các orbital
trong Co3+ có lai hóa gì?
en: etylen điamin H2N-CH2-CH2-NH2, ZCo = 27, ZN = 7, ZH = 1.
Câu 4 (3 điểm):
1. Trong dung dịch Cr2O72- tồn tại cân bằng sau ở 25℃:
Cr2O72- + H2O ↔ 2CrO42- + 2H+; K = 10-14,4
Biết rằng nồng độ ban đầu của ion Cr2O72- là 1M. Tính pH của dung dịch.
2. a, Cho biết ở 25℃: ɛ°(Cu+/Cu) = 0,52V và hằng số bền tổng cộng của ion phức
[Cu(NH3)2]+ là β2 = 4,5.1010. Tính ɛ°([Cu(NH3)2]+/Cu) ở 25℃.
b. Hãy cho biết chiều của phản ứng sau trong dụng dịch ở điều kiện chuẩn và 25℃,
giải thích, biết ɛ°([Cu(NH3)4]2+/[Cu(NH3)2]+) là 0,054V:
Cu + [Cu(NH3)4]2+ ↔ 2[Cu(NH3)2]+
----Hết----

nguyenduylong89899@gmail.com| 2
copyright © Nguyen Duy Long – K64 – SCE - HUST
Đề 2019.3:
Câu 1 (3 điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) HgCl2 + SnCl2 (dung dịch, thiếu và dư) →
b) CuSO4 + KCN (dung dịch, dư) →
c) CoSO4 + NaOH (dung dịch, trong không khí) →
d) MnO4- + NO2- + H+ →
e) Cr2(SO4)3 + NaOH (dung dịch, thiếu và dư) →
f) Al2O3-γ + NaOH (dung dịch, dư) →
Câu 2 (1 điểm): Trình bày phương pháp xianua tinh chế vàng kim loại từ vàng
cám có lẫn trong cát (vàng sa khoáng).
Câu 3 ( 1 điểm): Kim cương và than chì là các dạng thù hình khác nhau của nguyên
tố C (Z = 6). Tại sao kim cương rất cứng còn than chì lại rất mềm?
Câu 4 (2,5 điểm): Viết cấu hình electron của ion phức [Co(en)3]2+. Phức chất này
là cao spin hay thấp spin?
Cho biết Co (Z = 27); ion phức [Co(en)3]2+ có ∆o = 131,56 kJ.mol-1; Ws = 105,3
kJ.mol-1. En là kí hiệu của etylen điamin H2N-CH2-CH2-NH2.
Câu 5 (2,5 điểm): Để điều chế thuốc thử Nessler, người ta đi điều chế dung dịch
phức chất K2[HgI4]. Thêm từ từ dung dịch KI 1M vào 10 ml dung dịch Hg(NO3)2
10-2M. Ban đầu tạo kết tủa đỏ HgI2, sau đó kết tủa lại tan dần tạo thành phức tan
K2[HgI4]. Tính thể tích dung dịch KI 1M cần thêm vào để kết tủa bắt đầu tan hết.
Cho biết T(HgI2) = 10-28, K4đl(K2[HgI4]) = 10-30.
-----Hết----

nguyenduylong89899@gmail.com| 3
copyright © Nguyen Duy Long – K64 – SCE - HUST
Đề 1 – 20182:
Câu 1 : Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
1. KMnO4 + KNO2 + H2SO4 →
2. Cr2O3(bột) + NaOH + H2O →
3. Hg(NO3)2 + KI dư →
4. Co(OH)3 + H2SO4 loãng →
Câu 2:
a) Ion phức [Fe(CN)6]4- có momen từ bằng 0. Giải thích tính chất này của ion phức
theo thuyết VB và thuyết trường tinh thể. Biết ZFe = 26.
b) Ion phức [Cu(en)2]2+ (en: etylen diamin) có công thức cấu tạo như hình bên.
Hãy cho biết các đại lượng dung lượng phối trí và số phối trí của phức.

Câu 3:
a) Viết phương trình hóa học và giải thích sự hình thành thạch nhũ trong các hang
động đá vôi?
b) Trong dung dịch nước CO2, các muối cacbonat CaCO3, SrCO3, và BaCO3 đều
bị hòa tan theo phương trình: MCO3(r) + CO2.aq + H2O ↔ M2+ + 2HCO3- (M: Ca,
Sr, Ba). Xác định độ tan của CaCO3 trong dung dịch có nồng độ CO2 lúc cân bằng
là 0,024M? Cho biết T(CaCO3) = 10-8,35; Ka1(H2CO3) = 4,16.10-7; Ka2(H2CO3) =
4,84.10-11.
Câu 4: Cho ɛ°(Au+/Au) = 1,68V; ɛ°(Au3+/Au) = 1,50V
a) Khi hòa tan muối chứa ion Au+ vào nước, ion này có tồn tại bền không? Giải
thích?
b) Các ion phức [Au(CN)2]- và [Au(CN)4]- có pK1 = 38, pK2 = 56 (K1 và K2 lần
lượt là hằng số phân ly tổng cộng của các ion phức [Au(CN)2]- và [Au(CN)4]-).
Hãy cho biết chiều của phản ứng sau trong dụng dịch ở điều kiện chuẩn và 25℃:
2Au + [Au(CN)4]- + 2CN- ↔ 3[Au(CN)2]-
----Hết----

nguyenduylong89899@gmail.com| 4
copyright © Nguyen Duy Long – K64 – SCE - HUST
Đề 2 – 20182:
Câu 1 : Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
1. K2Cr2O7 + KNO2 + H2SO4 →
2. ZnO + NaOH + H2O →
3. HgCl2 + SnCl2 dư →
4. Ni(OH)3 + HNO3 loãng →
Câu 2:
a) Ion phức [CoF6]3- có momen từ khác 0. Giải thích tính chất này của ion phức
theo thuyết VB và thuyết trường tinh thể. Biết ZCo = 27.
b) Ion phức [Cu(en)2]2+ (en: etylen diamin) có công thức cấu tạo như hình bên.
Hãy cho biết các đại lượng dung lượng phối trí và số phối trí của phức.

Câu 3:
a) Viết phương trình hóa học và giải thích sự hình thành cặn trong các ấm đun
nước, các nồi hơi.
b) Trong dung dịch nước CO2, các muối cacbonat CaCO3, SrCO3, và BaCO3 đều
bị hòa tan theo phương trình: MCO3(r) + CO2.aq + H2O ↔ M2+ + 2HCO3- (M: Ca,
Sr, Ba). Xác định độ tan của CaCO3 trong dung dịch có nồng độ CO2 lúc cân bằng
là 0,024M? Cho biết T(BaCO3) = 10-8,3; Ka1(H2CO3) = 4,16.10-7; Ka2(H2CO3) =
4,84.10-11.
Câu 4: Cho ɛ°(Cu+/Cu) = 0,52V; ɛ°(Cu2+/Cu) = 0,34V
a) Khi hòa tan muối chứa ion Cu+ vào nước, ion này có tồn tại bền không? Giải
thích?
b) Các ion phức [Cu(NH3)2]+ và [Cu(NH3)4]2+ có logβ1 = 10,9, logβ2 = 12,7 (β1 và
β2 lần lượt là hằng số bền tổng cộng của các ion [Cu(NH3)2]+ và [Cu(NH3)4]2+).
Hãy cho biết chiều của phản ứng sau trong dụng dịch ở điều kiện chuẩn và 25℃:
Cu + [Cu(NH3)4]2+ ↔ 2[Cu(NH3)2]+
----Hết----

nguyenduylong89899@gmail.com| 5
copyright © Nguyen Duy Long – K64 – SCE - HUST
Đề 1 – 20172:
Câu 1 (2,0đ): Hoàn thành các phản ứng sau:
1. HNO3 loãng + P →
2. Co(OH)3 + H2SO4 loãng →
3. KNO2 + KMnO4 + NaOH đặc →
4. HgCl2 + SnCl2 (thiếu và dư) →
Câu 2 (3,0đ):
1. Theo thuyết VB, ion phức [CrCl6]b- có momen từ μ = 4,9μB. Xác định giá trị của
b? Biết ZCr = 24.
2. Cho biết ion phức [Co(H2O)6]2+ có ∆o = 9300 cm-1 và P = 22500 cm-1.
a) Hãy cho biết ion phức trên là cao spin hay thấp spin?
b) Tính số electron trên các mức năng lượng t2g và eg của ion phức trên.
c) Tính năng lượng làm bền bởi trường tinh thể của ion phức trên. Biết ZCo = 27.
Câu 3 (2,5đ): Cho cân bằng sau:
Cr3+ + 3H2O ↔ Cr(OH)3↓ + 3H+, K = 2,555.10-5 ở 25℃
1. Cho biết chiều của phản ứng trên ở điều kiện chuẩn và 25℃.
2. Tính tích số tan của Cr(OH)3 ở 25℃. Biết K(H2O) ở 25℃ là 10-14.
3. Tính độ tan của Cr(OH)3 trong nước ở 25℃
Câu 4 (2,5đ): Tính thế oxi hóa khử chuẩn của cặp Ag4[Fe(CN)6]/Ag và
[Fe(CN)6]3-/[Fe(CN)6]4- ở 25℃. Từ đó hãy giải thích vì sao khi nhúng tấm ảnh đen
trắng vào dung dịch [Fe(CN)6]3- thì ảnh bị mờ dần.
Cho biết ở 25℃ có ɛ°(Ag+/Ag) = 0,8V; ɛ°(Fe3+/Fe2+) = 0,77V. Hằng số bền tổng
cộng của các ion phức [Fe(CN)6]3- và [Fe(CN)6]4- lần lượt là β6(III) = 1031 và
β6(II) = 1024 và Ag4[Fe(CN)6] là chất ít tan màu trắng có tích số tan Tt = 10-40,82.
----Hết----

nguyenduylong89899@gmail.com| 6
copyright © Nguyen Duy Long – K64 – SCE - HUST
Đề 1 – 20161:
Câu 1 (2 điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) NaBiO3(r) + MnSO4 + H2SO4dd →
b) SiO2 + HF →
c) Au + HNO3 + HCl →
d) NO2- + MnO4- + H+ →
Câu 2 (1,5 điểm): Trộn 2 lít dung dịch NH3 5M với 8 lít dung dịch Zn(NO3)2
0,125M được dung dịch X. Tính nồng độ Zn2+, NH3 và [Zn(NH3)4]2+ trong dung
dịch X lúc cân bằng. Biết hằng số bền của ion phức [Zn(NH3)4]2+ là β4 = 108,7.
Câu 3 (2,5 điểm): [Co(H2O)6]2+ là ion phức spin cao, [Co(en)3]3+ là ion phức spin
thấp. Biết Co (Z = 27).
a) Giải thích liên kết trong các ion phức trên bằng phương pháp VB (nêu rõ trạng
thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và từ tính của phức chất).
b) Viết cấu hình electron của Co2+ và Co3+ trong các ion phức trên theo thuyết
trường tinh thể.
Câu 4 (1,5 điểm): Bằng các phản ứng hóa học hãy chứng minh tính oxi hóa tăng
dần trong dãy: Fe+3, Co+3, Ni+3.
Câu 5 (2,5 điểm): Cho các dãy thế khử chuẩn:
0,56V 2,26V 0,95V 1,51V −1,18V
MnO4- → MnO42- → MnO2(r) → Mn3+ → Mn2+ → Mn
0,77V −0,44V
Fe3+ → Fe2+ → Fe
a) Dự đoán sản phẩm của phản ứng sau:
MnO4- + Fe2+ + H+ (kể cả khi MnO4- dư) →
b) Tính hằng số cân bằng của phản ứng ở 25℃ trong trường hợp MnO4- không dư.
c) Tính xem ở khoảng pH nào thì phản ứng không xảy ra theo chiều thuận nếu coi
chỉ thay đổi pH và nồng độ các dạng khác đều bằng 1M.
----Hết----

nguyenduylong89899@gmail.com| 7
copyright © Nguyen Duy Long – K64 – SCE - HUST
Đề 1 – 20161:
Câu 1 (2 điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) CO2 + NH3 dư →
b) SiO2 + NaOH nóng chảy →
c) Na3[Cr(OH)6] + Br2 + NaOH →
d) PbO2 + Mn2+ + H+ →
Câu 2 (1,5 điểm): Trộn 1 lít dung dịch NH3 10M với 4 lít dung dịch Cu(NO3)2
0,625M được dung dịch A. Tính nồng độ Cu2+, NH3 và [Cu(NH3)4]2+ trong dung
dịch A lúc cân bằng. Biết hằng số bền của ion phức [Cu(NH3)4]2+ là β4 = 1012,6.
Câu 3 (2,5 điểm): [MnCl4]2- là ion phức spin cao, [Fe(CN)6]4- là ion phức spin
thấp. Biết Mn (Z = 25), Fe (Z = 26).
a) Giải thích liên kết trong các ion phức trên bằng phương pháp VB (nêu rõ trạng
thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và từ tính của phức chất).
b) Viết cấu hình electron của Mn2+ và Fe2+ trong các ion phức trên theo thuyết
trường tinh thể.
Câu 4 (1,5 điểm): Bằng các phản ứng hóa học hãy chứng minh tính khử giảm dần
trong dãy: Fe+2, Co+2, Ni+2.
Câu 5 (2,5 điểm): Cho các dãy thế khử chuẩn:
0,56V 2,26V 0,95V 1,51V −1,18V
MnO4- → MnO42- → MnO2(r) → Mn3+ → Mn2+ → Mn
0,77V −0,44V
Fe3+ → Fe2+ → Fe
a) Dự đoán sản phẩm của phản ứng sau:
MnO4- + Fe2+ + H+ (kể cả khi MnO4- dư) →
b) Tính hằng số cân bằng của phản ứng ở 25℃ trong trường hợp MnO4- không dư.
c) Tính xem ở khoảng pH nào thì phản ứng không xảy ra theo chiều thuận nếu coi
chỉ thay đổi pH và nồng độ các dạng khác đều bằng 1M.
----Hết----

nguyenduylong89899@gmail.com| 8
copyright © Nguyen Duy Long – K64 – SCE - HUST
Đề 2 – 20152:
Câu 1 (2,0đ): Hoàn thành các phản ứng sau:
1. Ni(OH)3 + HCl →
2. AgNO3 + NaOH →
3. NaBiO3(r) + Mn2+ + H+ →
4. Hg(NO3)2 + KI (dd, thiếu và dư) →
Câu 2 (1,5đ): Ion phức [Co(en)3]3+ có năng lượng tách ∆o = 277,47 kJ.mol-1 và
năng lượng làm bền trường tinh thể Ws = 665,93 kJ.mol-1 (en: etylen diamin là
phối tử hai càng). Tính số electron trên mức năng lượng t2g (n1) và eg (n2) của ion
phức. Từ đó viết cấu hình electron và cho biết số electron độc thân của ion phức.
Biết ZCo = 27.
Câu 3 (2,0đ): Trong nước thải công nghiệp có chứa ion Ag+. Để thu hồi bạc, có
thể dùng ion Cl- để kết tủa Ag+ dưới dạng AgCl. Nếu một nguồn nước thải có chứa
ion Ag+ có nồng độ 10-3M cần được thu hồi, hãy tính ở 25℃:
1. Nồng độ ion Cl- tối thiểu để bắt đầu kết tủa AgCl.
2. Nồng độ ban đầu của Cl- để thu hồi được 99,9% bạc dưới dạng AgCl.
Biết tích số tan của AgCl ở 25℃ là 10-10.
Câu 4 (2,5đ): Cho giản đồ thế khử chuẩn của Crom ở 25℃ như sau:
−0,41V −0,91V
Cr3+ → Cr2+ → Cr
Biết tích số tan của Cr(OH)3 ở 25℃ là 7.10-31
1. Tính ɛ°(Cr(OH)3/Cr) ở 25℃.
2. Tính thế của điện cực Cr/ dd bão hòa Cr(OH)3 ở 25℃.
Câu 5 (2,0đ): Biết hằng số bền tổng của ion phức [Ag(NH3)2]+ là β2b = 1,6.107 và
tích số tan của AgBr là 10-12.
1. Tính độ tan (mol/l) của AgBr trong dung dịch NH3 1M.
2. Cần lấy thể tích tối thiểu dung dịch NH3 5.10-2M là bao nhiêu lít để hòa tan hết
5.10-2 mol kết tủa AgBr trong 1 lít.
----Hết----

nguyenduylong89899@gmail.com| 9
copyright © Nguyen Duy Long – K64 – SCE - HUST
Đề 1 – 20142:
Câu 1 (2,0đ): Hoàn thành các phản ứng sau:
a) K2Cr2O7 + HCl đặc →
b) K2MnO4 + Cl2 →
c) NiSO4 + dd NH3 (thiếu và dư) →
d) MnO2 + KNO3 + K2CO3 nóng chảy →
Câu 2 (3,0đ):
1) Theo thuyết VB, phức [Co(NH3)6]a+ có momen từ spin μ = 3,87μB. Xác định giá
trị của a?
2) Cho biết:
- Ion phức [Co(H2O)6]2+ có ∆o = 9300 cm-1 và P = 22500 cm-1.
- Ion phức [Cr(NH3)6]3+ có ∆o = 21500 cm-1.
a) Viết cấu hình electron và cho biết số electron độc thân của 2 ion phức trên?
b) Tính năng lượng làm bền bởi trường tinh thể của 2 ion phức trên? Từ kết quả
thu được hãy dự đoán xem liên kết trong ion phức nào bền hơn? Biết ZCo = 27,
ZCr = 24.
Câu 3 (1,0đ): Tính thế khử của cặp MnO2/Mn2+ trong môi trường có pH = 14 (coi
nồng độ các dạng khác đều bằng 1M), biết trong môi trường axit có
ɛ°( MnO2/Mn2+) = 1,23V.
Câu 4 (4,0 điểm): Cho biết ɛ°(Cu2+/Cu) = 0,34V; ɛ°(Cu2+/Cu+) = 0,153V
1. Tính ɛ°(Cu+/Cu); từ kết quả tìm được giải thích tại sao ion Cu+ lại không bền,
dễ bị phân hủy trong dung dịch. Viết phản ứng phân hủy của Cu+ và tính hằng số
cân bằng K của phản ứng đó.
2. Tính ɛ°([Cu(NH3)2]+/Cu), biết hằng số bền tổng cộng của [Cu(NH3)2]+ là
β2 = 4,5.1010. Khả năng tạo phức với NH3 đã làm thay đổi độ bền của Cu+ như thế
nào? Giải thích.
----Hết----

nguyenduylong89899@gmail.com| 10
copyright © Nguyen Duy Long – K64 – SCE - HUST
Đề 1 – 20152: (Tương ứng đề trang 09)
Câu 1 (2,0đ): Hoàn thành các phản ứng sau:
1. Co(OH)3 + HCl →
2. Hg(NO3)2 + NaOH →
3. PbO2(r) + Mn2+ + H+ →
4. Cr2(SO4)3 + NaOH (dd, thiếu và dư) →
Câu 2 (1,5đ): Ion phức [Co(en)3]2+ có năng lượng tách ∆o = 131,56 kJ.mol-1 và
năng lượng làm bền trường tinh thể Ws = 105,3 kJ.mol-1 (en: etylen diamin là phối
tử hai càng). Tính số electron trên mức năng lượng t2g (n1) và eg (n2) của ion phức.
Từ đó viết cấu hình electron và cho biết số electron độc thân của ion phức. Biết
ZCo = 27.
Câu 3 (2,0đ): Trong nước thải công nghiệp có chứa ion Pb2+ gây độc hại. Để loại
trừ Pb2+, có thể dùng ion SO42- để kết tủa Pb2+ dưới dạng PbSO4. Nếu một nguồn
nước thải có chứa ion Pb2+ có nồng độ 10-4M cần được thu hồi, hãy tính ở 25℃:
1. Nồng độ ion SO42- tối thiểu để bắt đầu kết tủa PbSO4.
2. Nồng độ ban đầu của SO42- để thu hồi được 99,9% chì dưới dạng PbSO4.
Biết tích số tan của PbSO4 ở 25℃ là 2,2.10-8.
Câu 4 (2,5đ): Cho giản đồ thế khử chuẩn của Sắt ở 25℃ như sau:
0,77V −0,44V
Fe3+ → Fe2+ → Fe
Biết tích số tan của Fe(OH)3 ở 25℃ là 4.10-38
1. Tính ɛ°(Fe(OH)3/Fe) ở 25℃.
2. Tính thế của điện cực Fe/ dd bão hòa Fe(OH)3 ở 25℃.
Câu 5 (2,0đ): Biết hằng số bền tổng của ion phức [Ag(NH3)2]+ là β2b = 1,6.107 và
tích số tan của AgCl là 10-10.
1. Tính độ tan (mol/l) của AgCl trong dung dịch NH3 1M.
2. Cần lấy thể tích tối thiểu dung dịch NH3 5.10-2M là bao nhiêu lít để hòa tan hết
5.10-2 mol kết tủa AgCl trong 1 lít.
----Hết----

nguyenduylong89899@gmail.com| 11

You might also like