NH Đ Ng.

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

PHÂN TÍCH ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT BÀI THƠ “NHỚ

ĐỒNG”-TỐ HỮU
I. Sơ lược về nhà thơ Tố Hữu
-Tên thật: Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế.
- Phong cách sáng tác: thơ ông là tiếng nói trữ tình nhiệt huyết về những vấn đề lớn của
dân tộc và cách mạng.
II. Xuất xứ của bài thơ
- Nhớ đồng được viết vào tháng 7/1939 khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao
Thừa Phủ (Thừa Thiên Huế ) . Sau ngày cách mạng thành công, bài thơ được đưa
phần Xiềng xích của tập thơ “Từ ấy”.
III. Một số các giá trị nghệ thuật của tác phẩm:
a) Cảm xúc chủ đạo:
-Nhan đề “Nhớ đồng” đã bộc tả rõ nét toàn bộ cảm xúc tác giả thể hiện qua bài thơ. Đó
là cảm giác “nhớ”.
- Từ “đồng” ở đây có thể hiểu theo 2 nghĩa:
+ “đồng” trong “cánh đồng” => biểu hiện cho nỗi nhớ quê hương, nhớ quê nhà, nhớ
những ngày tháng còn được gắn bó cùng cuộc sống và tận hưởng những nét đẹp
bình dị mà thân thương của quê hương.
+ “đồng” còn có thể hiểu là “đồng bào” => Đó là nỗi nhớ cho những người nông dân
hồn hậu, chất phát hay còn đại diện cho đồng chí - những anh hùng nông dân đã hy
sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là những con người dũng cảm, quả cảm
và hiền hậu.
=> Cảm hứng chủ đạo là nỗi nhớ quê hương da diết, tha thiết,trong trẻo của nhà thơ trẻ
hướng về quê hương , về những con người thân thương và về những kỉ niệm của
một thời hoạt động cách mạng sôi nổi.
b) Chủ thể trữ tình:
-Chủ thể trữ tình chính là tác giả, tác giả đang hồi tưởng lại những kỉ niệm về quê hương
dấu yêu của mình. Và trong những miền kí ức cũ ấy, ta bắt gặp được những hình
ảnh làng quê quen thuộc, bình dị, những con người thân thương và cả hình ảnh của
tác giả lúc còn đang tự do, đi tìm lẽ sống cuộc đời. Từ đó, câu thơ không chỉ là nỗi
niềm nhung nhớ mà còn là sự lạc quan, khát khao cháy bỗng muốn cống hiến cho
Tổ quốc của người thanh niên yêu nước.

c) Tứ thơ:
- Tứ thơ của tác phẩm “Nhớ đồng” là nỗi nhớ và tình yêu chân thành và sâu đậm của Tố
Hữu dành cho quê hương của mình cũng như những con người thân quen.
- Đây là loại tứ thơ thiên về suy nghĩ, liên tưởng:
+ 9 đoạn thơ đầu: nhớ về những cảnh vật, những con người bình dị, thân thương.
+ 2 đoạn thơ sau: nỗi nhớ về sự tự do, sự hồn nhiên của chính mình trước khi bị
giam cầm .
+ Còn lại: trở lại hoàn cảnh thực tại với nỗi nhớ triền miên, day dứt cho quê hương,
đồng bào, đồng chí và khao khát cháy bỗng được tự do.
d) Cấu tứ:
-Tố Hữu đã xây dựng bài thơ theo dòng hoài niệm về quê hương, về con người. Đầu tiên
là cảm xúc bâng khuâng về những cảnh vật đặc trưng của làng quê như: gió cồn
thơm, ruồng tre, ô mạ xanh,… Tiếp đến những người dân quê hiền lành, chất phác,
người đồng chí trong đó còn có sự tự do, bay bỗng từng có của bản thân. Và cuối
cùng là chính 4 bức tường giam cầm đã kéo tác giả về thực tại, đó là ông đang bị
giam cầm, không thể tận mắt nhìn thấy quê hương thân yêu, người dân quê, người
cộng sản mà chỉ có thể tượng tượng bằng trí óc và cảm nhận bằng trái tim của mình
=> thể hiện rõ tâm sự của một người thanh niên yêu nước giàu nhiệt huyết, khao
khát tự do, nôn nóng muốn trở về để kề vai sát cánh cùng các đồng chí, đồng bào,
tiếp tục con đường cách mạng.
=> Tài năng của tác giả Tố Hữu khi xây dựng các hình ảnh khác nhau theo dòng hồi
tưởng của mình, tác giả dẫn dắt người đọc đi từ hồi tưởng này sang hồi tưởng khác,
nỗi nhớ từ phạm vi rộng cho đến hẹp, bao quát đến cụ thể (quê hương - con người -
bản thân ) => giúp người đọc hiểu rõ được những nét đẹp giản dị trên quê hương xứ
Huế của tác giả, từ đó ta hiểu thêm được tâm trạng của tác giả lúc bấy giờ : buồn,
ngổn ngang, cô đơn,… và cũng khắc họa rõ tình cảm chân thành mà Tố Hữu đối với
quê hương của mình.
e) Hình ảnh thơ:
- Hình ảnh thơ trong tác phẩm có thể kể đến như: gió cồn thơm, ruồng tre, ô mạ xanh,…
đây đều là những hình ảnh đặc trưng của làng quê lúc bấy giờ, tuy chỉ được thể
hiện qua tâm trí của tác giả, nhưng lại vô cùng sống động và chân thật. Tuy trong
nỗi nhớ có hiện lên những hình ảnh quen thuộc của đồng ruộng, xóm làng, nhưng
mở rộng ra đó lại chính là nỗi nhớ quê hương, nhớ người thân, nhớ những ngày
được sống trong tình cảm yêu thương, nồng ấm.
-Hình ảnh đặc biệt có thể kể đến là “ruộng đồng” trong câu “Ôi ruộng đồng quê thương
nhớ ơi”. Ruộng đồng không chỉ là hình ảnh mang tính hình tượng nói về cánh đồng
xanh bất tận, về hạnh phúc của những người dân khi mùa màng bội thu mà còn nói
những người đồng chí, đó là những người đang ngày đêm chiến đấu vì Tổ Quốc để
giành lại cơm ăn áo mặc, giành lại sự sống dân tộc.
- Hình ảnh “hồn thân” cũng là một hình ảnh tượng trưng được tác giả khai thác rất tài
tình trong tác phẩm thơ ca của mình. Đó là những người nông dân hiền hậu, hay ở
đây còn có thể hiểu là những người anh hùng nông dân đã ngã xuống vì nền độc lập
dân tộc. Dù người đã ra đi nhưng “hồn” của họ vẫn còn mãi, sâu trong tâm khảm
của những người ở lại, trong đó có tác giả. => Sự khéo léo của Tố Hữu khi dùng từ
ngữ “ hồn thân ” để khắc họa lên hình ảnh của những người lính dũng cảm như một
cách gọi thân thương để giảm tránh sự đau buồn, ám ảnh.
- Hình ảnh so sánh: “Như cánh chim buồn nhớ gió mây” đã thể hiện thần tình nỗi nhớ
đồng, thực chất là nỗi nhớ quê hương, đồng bào, đồng chí, đồng thời là khao khát tự
do mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng đang chịu cảnh tù đày.
f) Ngôn ngữ thơ, vần, nhịp, giọng điệu
-Ngôn ngữ thơ:.
+ Từ ngữ mang tính hàm súc và đa nghĩa: nhan đề Nhớ đồng khắc họa rõ hai nỗi nhớ
lớn nhất – Nhớ quê, nhớ người; sử dụng từ ngữ “hồn thân” để chỉ người dân quê và
người anh hùng dân tộc,…
+ Từ ngữ thơ mang tính hình tượng: bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của
quê nhà thơ, một làng nhỏ với những cồn bãi mướt xanh cây trái => gợi ra cho
người đọc những cảnh vật thật đẹp và ấm áp biết bao.
+ Ngôn ngữ thơ mang tính biểu cảm: một mạch cảm xúc được khơi nguồn từ nỗi nhớ,
từ đó câu thơ mang tính thi vị, chứa đầy những nổi niềm cảm xúc. Đoạn đầu nói về
tâm trạng buồn nhớ, sang đoạn tiếp theo chuyển sang cảm xúc tươi vui, phấn chấn
khi bản thân tác giả tìm thấy cho mình được lẽ sống cao quý.
- Cách gieo vần:
+Vần chân: mùi-vui, đời-hơi, cày-ngây- ấy, đồng-sông, rồi-xôi, xưa-mưa, đời-rời, đây-
ngày.
-Ngắt nhịp: 4-3 , 3-4
-Nét đặc sắc trong việc sử dụng từ ngữ thơ:
+ Điệp cấu trúc "gì sâu bằng những trưa thương nhớ”, “gì sâu bằng những trưa hiu
quạnh” => sử dụng quy luật đan xen sự lặp lại giữa các câu 1 với 7 và 4 với 13 tạo
nên một kết cấu vòng lặp -> Câu thơ mở đầu mỗi khổ thơ được lặp lại nhiều lần
nhấn mạnh mức độ mãnh liệt của nỗi nhớ thương. Gì sâu bằng là cấu trúc có ý
khẳng định không gì sâu xa hơn, mạnh mẽ hơn. Từ nghi vấn “Gì” kết hợp với tính
từ “sâu” khiến câu thơ như một câu hỏi nhức nhối tâm can.
+Sử dụng “tiếng hò” làm cảm hứng chủ đạo: là giai điệu quen thuộc của quê hương của
tác giả - Xứ Huế, khơi gợi lên cho người người sĩ những khung cảnh miền quê. Từ
đó, tiếng hò còn là tiếng lòng và nỗi nhớ quê của tác giả khi một tiếng hò cất lên là
biết bao kí ức trở về. Tiếng hò đơn độc giữa trưa còn thể hiện sự hiu quạnh, lẻ loi
của nhân vật trữ tình.
+ Điệp từ nghi vấn “đâu” xuất hiện 10 lần kết hợp với một loạt từ ảm thán trong bài =>
tạo ra tính nhạc điệu tha thiết cho bài thơ, làm tăng giá trị biểu cảm của tác phẩm,
nhấn mạnh sự xáo rỗng, sự vô định của người thanh niên yêu nước đang nhung nhớ,
đang tìm lại những hình ảnh bình dị của quê hương. Đồng thời còn là sự trăn trở về
tương lai, về con đường cách mạng sau này => Người đọc cảm nhận rất rõ tâm
trạng cô đơn, đau khổ của người tù lúc này.
+ Đan xen những câu hỏi, câu cảm thán một cách tài tình như: Đâu những khoai
sắn ngọt bùi?, Vãi giống tung trời những sớm mai?, Hiu quạnh bên trong một tiếng
hò!, Ôi ruộng dòng quê hương thương nhớ ơi !… Bởi đó còn là những câu thể hiện
rõ cảm xúc đang dâng trào của tác giả, là sự thể hiện nỗi nhớ đã lên tới đỉnh điểm
của một thanh niên với tấm lòng yêu nước đang sôi sục.
- Giọng điệu bài thơ: Giọng điệu thơ da diết, thổn thức, tha thiết, sâu lắng, thể hiện nỗi
nhớ khôn nguôi đang cuộn xoáy, trào dâng trong lòng thi sĩ, cảm xúc dâng trào thốt
lên thành lời thơ chân thành, xúc động:

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh,


Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

=> Thơ của Tố Hữu mang đậm tính chất trữ tình và đạm đà tính dân tộc.
=> Những hình ảnh trong tác phẩm được tác giả miêu tả chi tiết và đặc sắc, đó là từng
ngóc ngánh, đặc điêm của quê hương con người nơi đây được tác giả đem vào bài
thơ một cách rất thi vị, khéo léo => Tố Hữu là một tài năng thơ ca thuộc về nhân
dân và dân tộc, là người cộng sản kiên trung và là nhà thơ lớn của Cách mạng.
g) Giá trị của tác phẩm:
- Giá trị nội dung:
+ Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, sự say mê cuộc sống tự do và cách mạng.
+ Thể hiện tình yêu nước, yêu đồng bào, yêu cuộc sống của chính mình
-Giá trị nghệ thuật:
+ Sử dụng thành công các biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.
+ Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.
+ Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị, mộc mạc, đời thương
h) Thông điệp của tác phẩm:
Phải luôn nhớ về cội nguồn dân tộc, quê hương của mình. Biết trân trân, theo đuổi sự tự
do, lý tưởng sống cao đẹp.

You might also like