Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

Đề cương Lí thuyết Galois

Dương Tấn Đạt - Lớp K70A2


Nguyễn Trung Trông - Lớp K70A7
Vũ Hải Sơn - Lớp K71CLC
Nguyễn Thu Trang - Lớp K70A7

Ngày 26 tháng 4 năm 2023

Lưu ý hướng dẫn sử dụng trước khi dùng:

1. Tài liệu này không thể một mình giúp các bạn lấy gốc, mà chỉ mang tính hỗ trợ, dùng
kèm với SGT và SBT. Dưới đây mình chỉ nên tóm tắt các nội dung cần học với cách
truyền tải mới, vậy nên nếu có đề cập đến các kết quả hay định lí thì các bạn nên đọc
SGT để biết rõ hơn.

2. Dự định đưa GIF vào để minh họa rõ hơn (phần nhóm Galois)

1 Các khái niệm cơ bản


1.1 Nhóm
1.1.1 Nhóm và nhóm con
Định nghĩa 1. (G, +) được gọi là một nhóm nếu nó thoả mãn các tiên đề sau:

(G1) (x + y) + z = x + (y + z) với mọi x, y, z ∈ G (tính chất kết hợp);

(G2) Tồn tại phần tử trung hoà e ∈ G thoả mãn x + e = e + x = x;

(G3) Với mọi x ∈ G tồn tại phần tử đối xứng x′ , tức là x + x′ = x′ + x = e. Ký hiệu phần tử
trung hoà của x là −x.

Nếu phép toán + có thêm tính chất giao hoán, ta gọi G là một nhóm abel. Cấp của nhóm G,
ký hiệu là |G|, bằng số phần tử của G nếu G là tập hữu hạn, và bằng ∞ nếu G vô hạn.

Ví dụ.

1. (Z, +) là một nhóm, phần tử trung hoà của nhóm này là 0, phần tử đối xứng của x là
−x (số đối của số nguyên x).

2. (Z, ·) không là nhóm. Ta có thể tìm được phần tử trung hoà của nhóm này là 1, nhưng
các phần tử khác ±1 thì không có phần tử đối xứng.

Chú ý.

1. Phần tử trung hoà của một nhóm và phần tử đối xứng của một phần tử x là duy nhất.

1
2. Nếu ký hiệu phép toán trên G theo lối nhân thì các tiên đề (G1),(G2) và (G3) có thể
được viết lại như sau:

(G1’) (x · y) · z = x · (y · z) với mọi x, y, z ∈ G;


(G2’) Tồn tại phần tử trung hoà e ∈ G thoả mãn x · e = e · x = x;
(G3’) Với mọi x ∈ G tồn tại phần tử đối xứng x′ , tức là x · x′ = x′ · x = e. Ký hiệu phần
tử trung hoà của x là x−1 .

3. Hầu hết các phép toán thông thường đều có tính chất kết hợp (+, ·, ◦, ∩, ∪, . . .), cho nên
khi kiểm tra một tập hợp G cùng với một phép toán là một nhóm thường ta chỉ cần kiểm
tra xem

(a) G có phần tử trung hoà hay không? Nếu có thì nó là phần tử nào?
(b) Có phải mọi phần tử của G đều có phần tử đối xứng hay không?

Định nghĩa 2. Cho (G, +) là một nhóm. Tập hợp H được gọi là một nhóm con của G nếu
H ⊂ G và (H, +) là một nhóm.

Ví dụ. Tập 2Z = {2m | m ∈ Z} với phép toán + theo nghĩa thông thường là một nhóm con
của Z.

Theo định nghĩa trên, khi kiểm tra một tập con của G là một nhóm ta cần kiểm tra đủ các
tiên đề (G1),(G2),(G3). Tuy nhiên, nếu G đã là một nhóm, thì các tiên đề trên tự động thoả
mãn ("thừa kế" từ G). Do đó ta chỉ cần kiểm tra xem

1. Với mỗi x ∈ H, phần tử trung hoà của x (tất nhiên tồn tại vì G là một nhóm) có nằm
trong H hay không?

2. (Tính đóng kín của tập hợp H đối với phép toán +) Với mỗi x, y ∈ H thì x + y ∈ H.

Cụ thể hơn, ta có mệnh đề sau:

Mệnh đề 3. Cho G là một nhóm. Tập con H của G là một nhóm con của G nếu và chỉ nếu
với mọi a, b ∈ H thì a − b ∈ H (Hoặc ab−1 ∈ H nếu viết phép toán theo lối nhân).

1.1.2 Phần tử sinh của một nhóm. Nhóm cyclic


Trong mục này, ta ký hiệu (G, +) là một nhóm, và với a ∈ G, n ∈ Z,

a + a + . . . + a
 (n lần a) nếu n > 0;
na = 0 nếu n = 0;

−a + (−a) + . . . + (−a) (n lần −a) nếu n < 0.

Mệnh đề 4. Cho a là một phần tử bất kì thuộc G. Khi đó tập S = {na | n ∈ Z} là một nhóm
con của G.

Định nghĩa 5. Nhóm G được gọi là nhóm cyclic nếu tồn tại một phần tử a ∈ G để G = {na |
n ∈ Z}. Khi đó ta gọi a là phần tử sinh của nhóm G, và ký hiệu G = ⟨a⟩.

Ví dụ.

2
1.1.3 Đồng cấu nhóm
Trong mục này, ta quan tâm đến các ánh xạ giữa các nhóm. Cụ thể hơn, ta quan tâm đến một
lớp các ánh xạ đặc biệt giữa hai nhóm, mà các ánh xạ trong lớp đó có tính chất bảo toàn phép
toán trên các nhóm.
Định nghĩa 6. Cho (G1 , +(1) ) và (G2 , +(2) ) là hai nhóm. Một ánh xạ f : G1 → G2 được gọi là
một đồng cấu nhóm nếu với mọi x, y ∈ G1 ta có f (x +(1) y) = f (x) +(2) f (y).

Định nghĩa 7. Đồng cấu nhóm f : G1 → G2 được gọi là


1. Đơn cấu nêu f là đơn ánh;
2. Toàn cấu nếu f là toàn ánh;
3. Đẳng cấu nếu f là song ánh.
Định nghĩa 8. Cho f : G1 → G2 là một đồng cấu nhóm. Khi đó
1. Kerf = {x ∈ G1 | f (x) = 0} được gọi là hạch, hay hạt nhân của f .
2. Imf = {y ∈ G2 | ∃x ∈ G1 : y = f (x)} được gọi là ảnh của G1 qua f .
Mệnh đề 9. Nếu f : G1 → G2 và g : G2 → G3 là các đồng cấu nhóm thì g ◦ f cũng là một
đồng cấu nhóm. Đặc biệt nếu f và g là các đơn cấu (tương ứng toàn cấu, đẳng cấu) thì ánh xạ
hợp g ◦ f cũng là đơn cấu (tương ứng toàn cấu, đẳng cấu).
Mệnh đề 10. Cho f : G1 → G2 là một đồng cấu nhóm. Khi đó
1. Nếu Imf = G2 thì f là một toàn cấu.
2. Nếu Kerf = {0} thì f là một đơn cấu.

1.1.4 Định lý Lagrange. Nhóm con chuẩn tắc và nhóm thương


Cho (G, ·) là một nhóm và H là một nhóm con của G. Khi đó với x ∈ G, tập xH = {xa | a ∈ H}
được gọi là một lớp ghép trái của H trong G có đại diện là x. Ta cũng định nghĩa tương tự đối
với lớp ghép phải, và mọi tính chất trình bày trong mục này cũng đúng đối với lớp ghép phải.
Dễ thấy rằng, từ luật giản ước, số phần tử của một lớp ghép trái của H lại đúng bằng cấp của
H nếu H hữu hạn.
Mệnh đề 11. Hai lớp ghép trái của H trong G hoặc trùng nhau, hoặc rời nhau.
Từ Mệnh đề 11, ta có thể định nghĩa được quan hệ tương đương ∼ trên G như sau: với mọi
x, y ∈ G, x ∼ y khi và chỉ khi x và y thuộc cùng một lớp ghép trái của H trong G. Ký hiệu
tập thương của quan hệ tương đương này là G/H thay vì G/ ∼. Từ định nghĩa của ∼, ta thấy
rằng mỗi lớp ghép trái của H chính là một lớp tương đương của quan hệ tương đương ∼. Do
đó G/H là tập các lớp ghép trái của H:

G/H = {xH | x ∈ G}.

Ta lại thấy rằng nếu G hữu hạn thì G có |G/H| lớp ghép trái, mỗi lớp ghép trái có đúng
|H| phần tử. Do đó ta có

|G| = |G/H| · |H|.

Từ đó ta có định lý Lagrange:

3
Định lý 12 (Lagrange). Cho G là một nhóm hữu hạn. Khi đó với mọi nhóm con H của G thì
|G| là bội của |H|.
Một câu hỏi tự nhiên khác được đặt ra là khi nào G/H là một nhóm. Trên tập G/H, ta
định nghĩa một tương ứng

· : G/H × G/H → G/H


(xH, yH) 7→ xyH.

Để tương ứng này là một ánh xạ (và khi đó · trở thành một phép toán), ta cần một điều kiện
rằng ảnh của · không phụ thuộc vào việc chọn đại diện x và y. Trước hết ta có định nghĩa sau.
Định nghĩa 13. Cho H là nhóm con của G. Khi đó H được gọi là nhóm con chuẩn tắc của G
nếu xax−1 ∈ H với mọi x ∈ G và a ∈ H.
Với điều kiện H là nhóm con chuẩn tắc, ta có thể chứng minh được rằng tương ứng · xác
định ở trên là một ánh xạ, và do đó · là một phép toán trên G/H.
Mệnh đề 14. Cho H là một nhóm con của G. Khi đó các khẳng định sau là tương đương:
1. H là nhóm con chuẩn tắc của G;

2. Tương ứng · là một phép toán;

3. (G/H, ·) là một nhóm.

1.1.5 Định lý phân tích đồng cấu


Để phát biểu định lý chính trong mục này, trước hết ta cần mệnh đề nhỏ sau:
Mệnh đề 15. Cho f : G1 → G2 là một đồng cấu nhóm. Khi đó Kerf là nhóm con chuẩn tắc
của G1 .
Trong mục trên, nếu lấy H = Kerf , ta thu được kết quả dưới đây, thường được gọi là định
lý phân tích đồng cấu:
Định lý 16. Cho f : G → G′ là một đồng cấu nhóm, p : G → G/Kerf là toàn cấu chiếu chính
tắc, nghĩa là p(x) = x ∈ G/Kerf . Khi đó
(i) Tồn tại duy nhất một đơn cấu

f : G/Kerf → G′
x 7→ f (x)

sao cho f ◦ p = f .

(ii) Imf = Imf .

Kết quả chính thường được sử dụng của Định lý 16 là G/Kerf đẳng cấu với Imf . Ý nghĩa
chính của kết quả này là: Cho một đồng cấu f giữa hai nhóm G1 và G2 . Thông thường để biết
được toàn bộ tính chất của f ta cần quan tâm đến tất cả các phần tử của G1 và ảnh của chúng
qua f . Tuy nhiên, nhờ định lý này, ta có thể "gom" các phần tử của G1 mà có ảnh giống nhau
qua f (tức sai khác nhau một phần tử của Kerf ) thành các tập con của G1 (Chính là các lớp
tương đương trong tập thương G1 /Kerf ), sau đó làm việc với nhóm này. Cách làm này vừa giữ
nguyên được đa số các tính chất của nhóm G1 ban đầu, mà vừa cho ta một tương ứng 1 − 1
giữa hai nhóm G1 /Kerf và Imf .

4
1.2 Trường
1.2.1 Trường và trường con
Định nghĩa 17. Cho K là một tập hợp. Trên K định nghĩa hai phép toán + và ·. Ta nói K
cùng với hai phép toán nói trên là một trường nếu nó thỏa mãn các tiên đề sau:
(K1) (K, +) và (K \ {0}, ·) là các nhóm abel;

(K2) Phép nhân và phép cộng có tính chất phân phối, nghĩa là với mọi a, b, c ∈ K, ta có

a · (b + c) = a · b + a · c;

Ví dụ. 1. (R, +, ·) với +, · theo nghĩa thông thường là một trường.

2. Zp với hai phép toán cộng và nhân theo modulo p là một trường.

3. GLn (R) với hai phép toán cộng và nhân thông thường không là một trường, do (GLn (R), ·)
không là nhóm abel.
Định nghĩa 18. Cho K là một trường. Ta nói F là trường con của trường K nếu F ⊂ K và
F là một trường.

Ở đây, cũng giống như nhóm con, để kiểm tra trường con ta chỉ cần kiểm tra tính đóng kín
của các phép toán.
Mệnh đề 19. Cho K là một trường. Tập con F ⊂ K là trường con của K nếu và chỉ nếu
(i) Với mọi a, b ∈ F thì a − b ∈ F ;

(ii) Với mọi a, b ∈ F , b ̸= 0 thì ab−1 ∈ F .

1.3 Số phức
1.3.1 Định nghĩa
Xét C = R × R. Trên C ta xét hai phép toán sau
(i) z1 + z2 = (a1 , b1 ) + (a2 , b2 ) = (a1 + b1 , a2 + b2 );

(ii) z1 · z2 = (a1 , b1 ) · (a2 , b2 ) = (a1 a2 − b1 b2 , a1 b2 + b1 a2 ).


Khi đó có thể kiểm tra được rằng (C, +, ·) là một trường, và được gọi là trường số phức,
đồng thời các phần tử của C được gọi là các số phức. Ta có thể đồng nhất x ∈ R với (x, 0) ∈ C,
nên có thể xem như R ⊂ C.
Đặt i = (0, 1), khi đó i2 = (−1, 0). Sau này, thay vì viết z = (a, b) ∈ C, ta ký hiệu các phần
tử của C dưới dạng z = a + bi. Khi đó phép cộng và phép nhân có thể thực hiện theo quy tắc
thông thường, sau đó thay i2 = −1 vào kết quả.
Định nghĩa 20. Cho số phức z = a + bi. Khi đó
1. Số phức z = a − bi được gọi là số phức liên hợp của z;

2. a được gọi là phần thực của z, ký hiệu Rez;

3. b được gọi là phần ảo của z, ký hiệu Imz.

5
1.3.2 Dạng lượng giác và biểu diễn hình học của số phức
Xét số phức z = a + bi. Ta có thể biểu diễn z bằng điểm M có toạ độ (a, b) trên mặt phẳng toạ
−−→
độ Oxy. Khi đó điểm M hoàn toàn được xác định bởi độ dài vector OM và góc θ giữa vector
−−→ √
OM và trục Ox. Cụ thể hơn, đặt r = a2 + b2 , ta có
a = r cos θ
b = r sin θ.

√ đó z = r(cos θ + i sin θ). Đây được gọi là dạng lượng giác của số phức z. Số thực
Khi
r = a2 + b2 được gọi là module và góc θ được gọi là argument của số phức z.

1.3.3 Căn bậc n của đơn vị


Trước hết ta nói tới một tính chất đặc biệt thú vị liên quan đến module và argument của tích
hai số phức.
Mệnh đề 21 (Moivre). Cho hai số phức z1 = r1 (cos θ1 + i sin θ1 ), z2 = r2 (cos θ2 + i sin θ2 ). Khi
đó
z1 · z2 = r1 r2 (cos(θ1 + θ2 ) + i sin(θ1 + θ2 )).
Nếu z1 = z2 , sử dụng Mệnh đề 21 liên tiếp, ta có hệ quả sau:
Hệ quả 22. Nếu z = r(cos θ + i sin θ) thì
z n = rn (cos nθ + i sin nθ).
Sau khi có được mệnh đề trên, ta đến với nội dung chính của mục này. Bây giờ ta muốn
tìm nghiệm của phương trình
xn − 1 = 0,
ở đó n là số nguyên không âm. Các nghiệm của phương trình trên được gọi là các căn bậc n
của đơn vị. Theo định lý cơ bản của đại số, phương trình trên có n nghiệm phức, thành thử có
n căn bậc n của đơn vị. Giả sử ω là một trong các căn bậc n của đơn vị. Viết ω = cos θ + i sin θ.
Khi đó
1 = cos k2π + i sin k2π = ω n
= (cos θ + i sin θ)n
= cos nθ + i sin nθ.
k2π k2π
Từ đó suy ra θ = , ở đó k ∈ Z. Do đó tất cả các căn bậc n của đơn vị là ωk = cos +
n n
k2π
i sin , với n = 0, 1, 2, . . . , n − 1. Ta thấy rằng hai căn bậc n của đơn vị thì sai khác nhau
n

một bội của , và do đó chúng chia đường tròn đơn vị thành n phần bằng nhau.
n
Đặt Ωn là tập các căn bậc n của đơn vị.
Mệnh đề 23. (Ω, ·) là một nhóm cyclic.
Một phần tử sinh của nhóm Ωn được gọi là một căn nguyên thuỷ bậc n của đơn vị. Theo
trên, ta có thể dễ dàng chỉ ra một căn nguyên thuỷ của đơn vị là Ωn là ω1 . Câu hỏi đặt ra là
có bao nhiêu căn nguyên thuỷ bậc n của đơn vị? Ta có mệnh đề sau:
Mệnh đề 24. ωk là một căn nguyên thuỷ của đơn vị khi và chỉ khi (k, n) = 1.
Từ mệnh đề trên ta suy ra, số các căn nguyên thuỷ bậc n của đơn vị là φ(n), ở đó φ là hàm
Euler.

6
1.4 Đặc số của trường
Định nghĩa 25. Đặc số của trường F là số nguyên dương n nhỏ nhất sao cho
n.1 = |1 + ·{z
· · + 1} = 0
n lần

Nếu không tồn tại số nào như vậy thì trường có đặc số là 0. Kí hiệu: Char(F).
Ví dụ. • Trường Z5 có đặc số 5 do 5.1 = 5 = 0 và không có số nguyên dương nào nhỏ hơn có tính
chất này. Tổng quát: Trường Zp có đặc số p (với p nguyên tố).

• Các trường quen thuộc như Q, R, C đều có đặc số 0 do trong các trường này ta đều có
n.1 ̸= 0 ∀n ∈ N∗ .
Chú ý. Một trường chỉ có đặc số nguyên tố hoặc đặc số 0 (xem phần chứng minh trong SGT).

1.5 Mở rộng trường và bậc của mở rộng trường


Định nghĩa 26. Cho F và K là các trường. F được gọi là một mở rộng trường của trường K
nếu K đẳng cấu với một trường con của F .
Ví dụ. 1. R là mở rộng trường của Q; C là mở rộng trường của R.
2. Do đa thức x2 − 2 bất khả quy trên Q nên tập thương F = Q[x]/(x2 − 2) là một trường.
Xét tập K = {c | c ∈ Q} các lớp tương đương trong F có đại diện là các đa thức hằng.
Dễ thầy K là trường con của F và K ∼= Q. Do đó F là mở rộng trường của Q. Do vậy khi
nói F là mở rộng trường của K, không nhất thiết phải có K ⊂ F , mà như định nghĩa,
K chỉ cần đẳng cấu với một trường con của F là đủ.
Định nghĩa 27. Giả sử F là một mở rộng trường của K. Khi đó F có thể được coi là một
K − kgvt và số chiều của kgvt này được gọi là bậc của mở rộng của F trên K, kí hiệu :
[F : K] = dimK F.
Ví dụ. C là một R − kgvt với cơ sở {1; i} do C = {a + bi | a, b ∈ R}. Số chiều của kgvt này là
số phần tử của cơ sở {1; i} nên [F : K] = 2.
Định lý 28. Nếu ta có tháp các trường K ⊂ E ⊂ F thì
[F : K] = [F : E][E : K]
√ √ √
Ví dụ. Xét tháp trường Q ⊂ Q( 2) ⊂ Q( 2, 3). Ta thấy rằng:
√ √ √
• Mở rộng Q( 2) trên Q có cơ sở {1, 2}, do đó [Q( 2) : Q] = 2.
√ √ √ √ √ √ √
• Mở rộng Q( 2, 3) trên Q( 2) có cơ sở {1, 3}, do đó [Q( 2, 3) : Q( 2)] = 2.
√ √ √ √ √ √
Theo tính chất ở trên, ta có [Q( 2, 3) : Q] = [Q( 2, 3) : Q( 2)][Q( 2) : Q] = 2.2 = 4.
Chú ý. Một cách để kiểm tra xem ta đã viết cơ sở đúng chưa là dựa vào bậc mở rộng: bậc
mở rộng phải bằng với số phần tử của cơ sở. Ngoài ra trong cơ sở cần có 1. Làm như vậy sẽ
giúp tránh bỏ sót các phần tử trong cơ sở.
Ví dụ.

• Q( 3 2) là mở rộng bậc √3 của
√ Q, tức là cơ sở của nó trên
√ Q cũng phải có đúng 3 phần tử.
Do đó cơ sở này là {1, 3 2, 3 4}, tránh nhầm với {1, 3 2}.
√ √ √ √
• Tương tự, mở rộng
√ Q(

4
2) trên Q√có bậc 4, nên cơ sở của nó trên Q phải là {1, 4 2, 2, 4 8},
không phải {1, 4 2, 2} hay {1, 4 2}.

7
1.6 Đa thức bất khả quy (BKQ) và tiêu chuẩn Eisenstein
1.6.1 Đa thức bất khả quy (BKQ)
Định nghĩa 29. Một đa thức bậc dương f (x) ∈ K[x] được gọi là BKQ trên K[x] nếu f (x)
không thể phân tích thành tích hai đa thức thuộc K[x] có bậc lớn hơn hoặc bằng 1. Nếu ngược
lại thì f (x) gọi là khả quy trên K[x].

Chú ý. Một đa thức bậc 2 trở lên mà có nghiệm trên F thì chắc chắn khả quy trên F, nhưng
đa thức không có nghiệm thì chưa chắc đã BKQ. Ví dụ như đa thức (x2 + 1)2 rõ ràng không
có nghiệm trên Q nhưng vẫn khả quy trên Q.
Thường khi chứng minh một đa thức là BKQ trên F hay không người ta có 3 cách:

• Xét nghiệm của đa thức xem nó có thuộc vào trường F hay không. Cách này áp dụng với
đa thức bậc 2 hoặc 3, do khi đó nếu khả quy thì ta luôn có nhân tử bậc 1 có hệ số thuộc
vào trường F, tức là phương trình sẽ có nghiệm thuộc vào F.

• Với đa thức bậc cao hơn hoặc phức tạp hơn, ta có thể giả sử nó khả quy, viết ra dạng
của nó, sau đó đồng nhất hệ số để tìm cụ thể (cách này phức tạp và ít dùng hơn).

• Sử dụng các tiêu chuẩn, ở phần này sẽ chủ yếu là tiêu chuẩn Eisenstein.

1.6.2 Tiêu chuẩn Eisenstein


Cho đa thức f (x) = an xn + an−1 xn−1 + · · · + a1 x + a0 ∈ Z[x]. Khi đó, nếu tồn tại số nguyên tố
p sao cho:

• an không chia hết cho p

• an−1 , . . . , a0 chia hết cho p

• a0 không chia hết cho p2

thì khi đó đa thức f (x) là BKQ trên Q.

Ví dụ.

• Đa thức x2 − 2 BKQ trên Q theo tiêu chuẩn với p = 2.

• Tổng quát hơn, các đa thức có dạng xn − p với n ∈ N∗ và p nguyên tố đều BKQ theo tiêu
chuẩn với p nguyên tố.

Lưu ý rằng trong một số trường hợp, nếu biến đổi khéo léo vẫn có thể áp dụng tiêu chuẩn
này gián tiếp (sẽ được minh họa ở phần 3.7).

2 Các mở rộng trường cơ bản ở chương 2


2.1 Mở rộng đơn
Định nghĩa 30. Giả sử trường F là một mở rộng của trường K. Khi đó ta nói rằng F được
gọi là một mở rộng đơn của K nếu tồn tại phần tử u ∈ F sao cho F = K(u), còn u được gọi
là phần tử nguyên thủy của F.

Ví dụ.

8
√ √ √ √ √ √
• Q( 3, 5) là một mở√rộng đơn √ √của Q vì:√Q( 3, 5)
√ √ = Q( 3 + 5)
Chứng minh: Ta có: 3 ∈ Q( 3, 5) và 5 ∈ Q( 3, 5)
√ √ √ √
Nên: √3 + √5 ∈ Q( √ 3, √ 5)
⇒ Q( 3 √ + 5)√⊂ Q( 3, 5) (1)
Đặt α =√ 3 +√ 5 Chứng minh 2 chiều:
⇔ α − √3 = 5 + con ‘
2
⇔ (α − 3) √ =5
‘ con +
⇔ α2 − 2α 3 − 2 = 0
√ 2
α −2
⇔ 3= ∈ Q(α)
√ 2α√
⇒ 5 =√α − √ 3 ∈ Q(α)√ √
Nên Q( 3, 5) ⊂ Q( √ 3 + √ 5) (2) √ √
Từ (1) và (2) ta có: Q( 3, 5) = Q( 3 + 5)

• Q(i, −i) là mở rộng đơn của Q vì Q(i, −i) = Q(i).



√ −1 + i 3 √ √
• Q(ω, 2) với ω =
3
là một mở rộng đơn của Q vì: Q(ω, 3 2) = Q(ω + 3 2)
2 √
−1 + i 3
Chứng minh: Ta có: ω = là nghiệm của đa thức x2 + x + 1
√ √ 2 √
Q(ω, 3 2) và√ 3 2 ∈ Q(ω, 3 2)
Lại có: ω ∈ √
Do đó: ω + 3√2 ∈ Q(ω, 3 √2)
Nên: Q(ω + 3√2) ⊂ Q(ω, 3 2) (1)
Đặt u = ω +√ 3 2
⇔u−ω = 32
⇔ u3 − 3u2 ω + 3uω 2 − 1 = 2 vì (ω 3 = 1)
⇔ u3 − 3 = 3ω − 3u(−ω − 1) (vì ω 2 = −ω − 1)
u3 − 3u − 3
⇔ω= ∈ Q(u)
√ 3u2 + 3u
⇒ 3 2 ∈ Q(u)
√ √
Nên: Q(ω, 3 2) ⊂ Q(ω + 3√2) (2) √
Từ (1) và (2) ta có: Q(ω, 3 2) = Q(ω + 3 2)

Định nghĩa 31. Giả sử F là một mở rộng của trường K và u ∈ F . Phần tử u được gọi là đại
số trên K nếu tồn tại một đa thức bậc dương f (x) ∈ K[x] sao cho f (u) = 0. Trong trường
hợp u không là nghiệm của bất kì một đa thức bậc dương nào trên K, thì u được gọi là phần
tử siêu việt trên K.

Ví dụ.
√ √
• Phần tử 3 ∈ R là đại số trên Q vì 3 là nghiệm của đa thức x2 − 3 ∈ Q[x].

• 1 + 3 2 ∈ R là phần tử đại số
√ trên Q vì:
Chứng minh: Đặt α = 1 + 3 2

⇔α−1= 32
⇔ α3 − 3α2 + 3α − 1 = 2
⇔ α3 − 3α2 + 3α − 3 = 0
Vậy α nhận
√ đa thức f (x) = x3 − 3x2 + 3x − 3 ∈ Q[x] làm nghiệm.
⇒ 1 + 3 2 là phần tử đại số trên Q.

• π, e là những phần tử siêu việt trên Q nhưng lại là phần tử đại số trên R, C.

9
Định lý 32. Cho F là một mở rộng của trường K và u ∈ F là đại số trên K. Khi đó tồn tại
một đa thức p(x) ∈ K[x] bất khả quy nhận u làm nghiệm. Hơn nữa, nếu u là một nghiệm của
đa thức f (x) ∈ K[x] thì f (x) chia hết cho p(x). Đa thức p(x) được gọi là một đa thức tối tiểu
của u trên K. Các đa thức tối tiểu của u thì liên kết với nhau. Ta kí hiệu: irr(u, K, x) = p(x).
Hiểu đơn giản: irr(u, K, x) = p(x) bất khả quy trên K và p(u) = 0 hoặc irr(u, K, x) = p(x)
có bậc bé nhất mà p(u) = 0.
Ví dụ.
• irr(i, R, x) = x2 + 1 ∼ 2(x2 + 1) nên cả 2 đa thức trên đều là ĐTTT của vì chúng là các
đa thức bậc thuộc R[x] bé nhất nhận i làm nghiệm

• irr(1 + 3 2, Q, x) = x3 − 3x2 + 3x − 3 vì đa thức x3 − 3x2 + √
3x − 3 ∈ Q[x] bkq trên Q theo
tiêu chuẩn Eisenstein với số nguyên tố p = 3 và nhận 1 + 3 2 làm nghiệm
Chú ý. Kí hiệu irr(. . . ) có thể chỉ nhiều đa thức BKQ liên kết với nhau (tức là chỉ sai khác một
hệ số khác không), và SGT không quy định cụ thể về điều này. Tuy nhiên trong một số sách
nước ngoài, irr(. . . ) được quy định chính xác là đa thức có hệ số bậc cao nhất là 1 để tránh
nhầm lẫn.
Định lý 33. Cho F là một mở rộng của trường K và u ∈ F là phần tử đại số trên K. Khi đó
với p(x) là ĐTTT của u trên K, deg(p(x)) = n, ta có :
(i) K[u] = K(u) ∼
= K[x]/(p(x)).
(ii) {1, u, u2 , ..., un−1 } là một cơ sở của K(u).

(iii) [K(u) : K] = n = deg(p(x)).



Ví dụ. Ta có: irr( 3, Q, x) = x2 − 3. Nên:

• Q( 3) ∼= Q[x]/(x2 − 3).
√ √
• {1, 3} là một cơ sở của Q( 3) trên Q.

• [Q( 3) : Q] = deg(x2 − 3) = 2.

2.2 Mở rộng hữu hạn sinh (MRHHS), mở rộng đại số (MRĐS) và


mối liên hệ với MRBHH
Định nghĩa 34. Cho F là một trường và X ⊂ F. Khi đó giao của tất cả các trường con
của F chứa X được gọi là trường con của F sinh bởi tập X. Nếu F là một mở rộng của K và
X ⊂ F thì trường con sinh bởi X ⊂ K được gọi là trường con sinh bởi X trên K và kí hiệu
là K(X). Trong trường hợp X là một tập hữu hạn gồm n phần tử u1 , u2 , . . . , un thì ta viết
K(X) = K(u1 , u2 , . . . , un ). Trường K(u1 , u2 , . . . , un ) được gọi là một mở rộng hữu hạn sinh
của K.
√ √ √
Ví dụ. Q( 2), Q( 2, 3), Q(π), . . . đều là các MRHHS trên Q.
Định nghĩa 35. Giả sử trường F là một mở rộng của trường K. Trường F được gọi là một
mở rộng đại số của K nếu mọi phần tử của F đều đại số trên K.
Ví dụ.
√ √
• Q( 2)√ là MRĐS của Q vì theo định nghĩa, mọi phần tử của Q( 2) đều có dạng u =
a + b 2, là nghiệm của đa thức x2 − 2ax + a2 − 2b2 ∈ Q[x].

10
• C là MRĐS của R vì cũng theo định nghĩa, mọi phần tử z = a + bi ∈ C đều là nghiệm
của đa thức x2 − 2ax + a2 + b2 ∈ R.
• Tuy nhiên C và R lại không là MRĐS của Q do chúng chứa những phần tử siêu việt trên
Q như π và e.
Định lý 36. Nếu F là một MRBHH của trường K thì F là một MRĐS của K.
Giả sử [F : K] = n. Lấy u ∈ F.Khi đó hệ gồm n + 1 phần tử {1, u, u2 , . . . , un } ∈ F là
phụ thuộc tuyến tính trên K. Như vậy tồn tại các phần tử a0 , a1 , . . . , an ∈ K không đồng
thời bằng 0 sao cho a0 + a1 u + · · · + an un = 0, nghĩa là u là nghiệm của đa thức khác 0:
a0 + a1 x + · · · + an xn = 0 ∈ K[x]. Do đó u là đại số trên K. Điều này suy ra F là MRĐS trên K.

Ví dụ. Q( 2) là MRĐS của Q do nó là mở rộng của Q với bậc mở rộng là 2. Tương tự, C
cũng là MRĐS của R. Cách giải thích này nhanh hơn sử dụng định nghĩa trực tiếp như ở trên.
Định lý 37. Nếu F là một MRBHH của trường K thì F là một MRHHS của K.
Do F là MRBHH của K nên ta có thể gọi {u1 , u2 , . . . , un } là một cơ sở của K − kgvt F. Khi
đó mọi phần tử thuộc F đều là tổ hợp tuyến tính của các ui với hệ số trong K nên đều thuộc
K(u1 , u2 , . . . , un ), tức là F ⊂ K(u1 , u2 , . . . , un ). Hiển nhiên ta cũng có K(u1 , u2 , . . . , un ) ⊂ F.
Như vậy F = K(u1 , u2 , . . . , un ).
Định lý 38. Giả sử F = K(u1 , u2 , . . . , un ) là một MRHHS của K và các phần tử u1 , u2 , . . . , un
đều là đại số trên K. Khi đó F là một MRĐS BHH của K.
Xét tháp các trường:
K ⊂ K(u1 ) ⊂ K(u1 , u2 ) ⊂ · · · ⊂ K(u1 , u2 , . . . , un−1 ) ⊂ K(u1 , u2 , . . . , un ) = F.
Vì K(u1 , u2 , . . . , ui ) = K(u1 , u2 , . . . , ui−1 )(ui ), nên K(u1 , u2 , . . . , ui ) là một MRĐ của K(u1 , u2 , . . . , ui−1 ),
∀i = 1, . . . , n.
Vì ui là đại số trên K, nên nó cũng là đại số trên K(u1 , u2 , . . . , ui ), ∀i = 1, . . . , n. Như vậy
K(u1 , u2 , . . . , ui ) là một MRBHH của K(u1 , u2 , . . . , ui−1 ), ∀i = 1, . . . , n. Theo tính bắc cầu của
tháp các trường ta suy ra F là MRBHH của K. Vậy F là MRĐS của K.
Hiểu đơn giản: ta ghép lần lượt từng phần tử ui vào K để dần tạo thành F. Do ui là đại số
nên mỗi bước ghép như vậy đều là MRBHH, từ đó dẫn đến F là MRBHH của K, dẫn đến F là
MRĐS của K.
Từ ba định lý trên, ta rút ra hệ quả rất quan trọng sau:

F là MRHHS của K
Hệ quả 39. F là MRBHH của K ⇔
F là MRĐS của K
Nhận xét. Như vậy từ hệ quả này ta thấy rằng phải đảm bảo cả hai điều kiện riêng biệt là
MRHHS và MRĐS thì ta mới có MRBHH. Thiếu một trong hai điều kiện này, ta sẽ chỉ thu
được mở rộng bậc vô hạn.
Ví dụ.
• (Đề thi K69K) Tìm một MRHHS nhưng không phải là MRĐS.
Dựa vào kết quả trên, ta lập tức nghĩ đến phần tử sinh là siêu việt. Từ đó ta tìm được
câu trả lời: Q(π) trên Q, Q(e) trên Q,. . .
• (Đề thi K64) Trường E = {u ∈ C | u là phần tử đại số trên Q}: trường các số đại số trên
Q là một MRĐS, bậc vô hạn trên Q. Điều này là do E được sinh bởi vô hạn các phần tử
đại số trên Q.
Ta √cũng
√ có√ thể tạo ra các MRĐS √ bậc
√ vô
√ hạn theo cách tương tự, chẳng hạn như
3 4
Q( 2, 3, 5, . . . ) trên Q, hay Q( 2, 2, 2, . . . ) trên Q,. . .

11
2.3 Trường phân rã (TPR)
Định nghĩa 40. Giả sử trường F là một mở rộng của trường K và f (x) ∈ K[x] là đa thức bậc
n ≥ 1. Đa thức f (x) được gọi là chẻ ra trên F nếu nó phân tích được thành tích những đa
thức bậc nhất trong F[x], nghĩa là:

f (x) = a(x − u1 )(x − u2 ) . . . (x − un ),

trong đó a ∈ K và u1 , u2 , . . . , un ∈ F không nhất thiết khác nhau.

Hiểu đơn giản: f (x) chẻ ra trên F (x) ⇔ Tất cả các nghiệm của f (x) đều thuộc vào F (x).
Chú ý.

• Đa thức x2 + 1 chẻ ra trên C nhưng không chẻ ra trên R do 2 nghiệm của đa thức là i và
−i thuộc vào C nhưng không thuộc vào R.

• Đa thức√x2 − 2x − 1 chẻ
√ ra trên Q( 3) nhưng
√ không chẻ ra trên Q. Hai nghiệm của đa
thức là 3 + 1 và 1 − 3 đều thuộc vào Q( 3) nhưng không thuộc vào Q.

Định nghĩa 41. Giả sử trường F là một mở rộng của trường K và f (x) ∈ K[x]. Trường F
được gọi là một trường phân rã (hay trường nghiệm) của đa thức f (x) trên K nếu hai
điều kiện sau được thỏa mãn:

(i) f (x) chẻ ra trên K, nghĩa là

f (x) = a(x − u1 )(x − u2 ) . . . (x − un )

ở đó a ∈ K, u1 , u2 , . . . , un ∈ F .

(ii) F = K(u1 , u2 , . . . , un )

Hiểu đơn giản: TPR của f (x) trên K chính là trường tạo bởi trường K ghép với tất cả
các nghiệm của f (x).

Ví dụ.
√ √ √
• Q(√2) là√TPR của√đa thức x2 − 2 trên Q vì đa thức x2 − 2 có hai nghiệm 2, − 2 và
Q( 2, − 2) = Q( 2).

• Đa thức x2 + 1 có 2 nghiệm là i, −i. TPR của đa thức này trên

– Q: Q(i, −i) = Q(i)


– R: R(i, −i) = R(i) = C
√ √ √
– Q( 2): Q( 2)(i, −i) = Q( 2, i)

2.4 Mở rộng chuẩn tắc (MRCT)


Định nghĩa 42 (Theo SGT). Cho F là một mở rộng đại số của trường K. Khi đó ta nói rằng
F được gọi là một mở rộng chuẩn tắc của K (hoặc chuẩn tắc trên K) nếu mọi đa thức bất
khả quy trong K[x] có một nghiệm trong F thì nó sẽ chẻ ra trên F.

Điều này tương đương với việc ĐTTT của mỗi u ∈ F đều chẻ ra trên F (tức là mọi nghiệm
còn lại của nó cũng thuộc vào F.

Ví dụ.

12
√ √ √
• Xét MR Q( 2) của Q. Với mọi u = a + b 2 ∈ Q( 2), a, b ∈ Q thì u đều là nghiệm của
đa thức
f (x) = x2 − 2ax + a2 − 2b2 .
√ √ √
Nghiệm còn lại của f (x) là u′ = a − b 2 ∈ Q( 2), do đó Q( 2) là MRCT của Q.
√ √
• Xét MR Q( 3 2) của Q. ĐTTT của 3 √ 2 là f (x) = x3 − 2. Hai nghiệm còn lại của f (x) là
√ √ √ −1 + i 3 √
3
2ω, 3 2ω 2 ∈
/ Q( 3 2) với ω = là căn nguyên thủy bậc 3 của 1. Do đó Q( 3 2)
2
không là MRCT của Q.

• Q: trường tất cả các phần tử đại số trên Q là một MRCT của Q do mọi đa thức trên
Q[x] đều chẻ ra trên Q (hiểu nhiên!).

Định lý 43. Giả sử F là một mở rộng của trường K. Khi đó F là trường phân rã của một
đa thức nào đó trên K nếu và chỉ nếu F là một mở rộng bậc hữu hạn và chuẩn tắc của K.

Nhận xét. Đây là công cụ chính để chứng minh một mở rộng là MRCT: chứng minh
nó là TPR. Đương nhiên chiều ngược lại không được sử dụng nhiều.

Ví dụ.
√ √
• Q( 2) là MRCT của Q do Q( 2) là TPR của đa thức x2 − 2 trên Q.

• Q( 3 2) không là MRCT của Q, do đó nó cũng không là TPR của đa thức nào trên Q.

• Tuy nhiên Q( 3 2, ω) lại là MRCT của√ Q√do nó√ là TPR của đa thức x3 − 2 trên Q. Thật
vậy, đa
√ thức
√ x3√− 2 có 3 nghiệm
√ là 3 2, 3 2ω, 3 2ω 2 . TPR của
√ đa thức này trên Q do đó
3 3 3 2 3 3
là Q( 2, 2ω, 2ω ) = Q( 2, ω). Theo định lý ở trên, Q( 2, ω) là MRCT và MRBHH
của Q.

Nhận xét. Ở trên ta đã tìm hiểu về định nghĩa của MRCT. Định nghĩa này hợp lý về mặt kỹ
thuật hay dùng để chứng minh, tuy nhiên không cung cấp một cách hiểu hay tư duy dễ dàng,
dẫn đến khó hiểu và khó nhớ. Dưới đây chúng mình sẽ đưa ra một góc nhìn cùng định nghĩa
mới, nằm ngoài SGT, giúp các bạn hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa TPR và MRCT. Phần này sẽ
chỉ dùng để đọc thêm và không được dùng vào bài thi, nên nếu bạn nào không hiểu hay
không có hứng thú thì hoàn toàn có thể bỏ qua.

Như định lý đã trình bày ở trên, F là TPR của một đa thức f (x) ∈ K trên K khi và chỉ khi
F là MRCT và MRBHH của K. Theo một cách nào đấy, ta có thể hiểu MRCT chính là TPR
của một đa thức f (x) với bậc có thể hữu hạn hoặc vô hạn. Từ đây ta đi đến định nghĩa mới:

Định nghĩa 44 (Ngoài SGT). Giả sử trường F là một mở rộng của trường K. Khi đó ta nói
rằng F được gọi là một mở rộng chuẩn tắc của K nếu F là trường phân rã của một họ
các đa thức trên K[x].

Định nghĩa này cho ta thấy MRCT là khái niệm tổng quát cho TPR với bậc vô hạn. Ta hãy
xét các ví dụ trước theo định nghĩa này.

Ví dụ.
√ √
• Q( 2) là TPR của f (x) = x2 − 2 trên Q, do đó Q( 2) là MRCT của Q.

• Q là TPR của tất cả các đa thức trong Q, do đó Q là MRCT của Q.

13
Định lý 45. Giả sử E là một mở rộng bậc hữu hạn của trường K. Khi đó tồn tại một mở rộng
F của E sao cho:

i F là một mở rộng chuẩn tắc bậc hữu hạn của K.

ii Nếu có một tháp các trường K ⊂ E ⊂ L ⊂ F và L là một mở rộng chuẩn tắc của K thì
L = F.

Trường F khi đó được gọi là bao đóng chuẩn tắc của E trên K, tức là nó là một mở rộng
chuẩn tắc của K chứa E và nhỏ nhất.
√ √
Ví dụ. Q( 3 2, ω) là bao đóng chuẩn tắc của Q( 3 2) trên Q.

Cách tìm bao đóng chuẩn tắc của mở rộng E trên K:

1. Tìm các phần tử sinh của E từ K: Do F là MRBHH của E nên ta luôn tìm được hữu hạn
các phần tử đại số u1 , u2 , . . . , un sao cho F = E(u1 , u2 , . . . , un ).

2. Tìm các ĐTTT pi (x) của từng phần tử sinh ui .


n
Q
3. Tìm TPR của đa thức tích P (x) = pi (x) trên trường E. Đây chính là bao đóng chuẩn
i=1
tắc cần tìm.

Ví dụ.

• Tìm bao đóng chuẩn tắc của Q( 3 2) trên Q:

1. Phần tử sinh: 3 2.

2. ĐTTT của 3 2 là x3 − 2

3. TPR của đa thức x3 − 2 trên Q là Q( 3 2, ω). Đây là bao đóng chuẩn tắc cần tìm.
√ √
• (Bài kiểm tra của lớp cô Hà sáng T6) Tìm bao đóng chuẩn tắc của Q(i, 5, 3 15):
√ √
1. Phần tử sinh: i, 5, 3 15.
2. ĐTTT của:
– p1 (x) = irr(i, Q, x) = x2 + 1

– p2 (x) = irr( 5, Q, x) = x2 − 5

– p3 (x) = irr( 3 15, Q, x) = x3 − 15
3. Tìm TPR của P (x) = p1 (x)p2 (x)p3 (x) = (x2 + 1)(x2 − 5)(x3 − 15) trên Q:
√ √ √ √ √ √ √
Q(i, −i, 5, − 5, 15, 15ω, 15ω 2 ) = Q(i, 5, 15, ω)
3 3 3 3

Đây là bao đóng chuẩn √tắc cần


√ tìm vì néu có tồn tại một trường nhỏ hơn là mở rộng
chuẩn tắc lại chứa i, 5 và 3 15 thì phải chứa tất cả các nghiệm của đa thức tối
tiểu.

√ √ √ −1 + i 3 √ √
Chú ý. Ta cũng có thể viết Q(i, 5, 3 15, 3) do với ω = thì Q(i, 5, 3 15, ω) =
√ √ √ 2
Q(i, 5, 3 15, 3).

14
2.5 Trường đóng đại số
Định nghĩa 46. Trường F được gọi là một trường đóng đại số nếu mọi đa thức bậc dương
trong F [x] đều chẻ ra trên F .
Mệnh đề 47. Cho F là một trường. Khi đó các điều kiện sau là tương đương:
1. F là một trường đóng đại số.

2. Mọi đa thức bất khả quy trong F [x] đều là đa thức bậc nhất.

3. Không có mở rộng bậc hữu hạn nào của F ngoài F .

4. Không có mở rộng đại số nào của F ngoài F .

5. Mọi đa thức bậc dương trong F [x] đều có nghiệm trong F .


Định lý 48. Cho K là một trường. Khi đó tồn tại một trường F là một mở rộng đại số của
K sao cho F là một trường đóng đại số.
Định nghĩa 49. Trường F được gọi là một bao đóng đại số của K nếu F là một mở rộng đại
số của K và đồng thời F là một trường đóng đại số.
Ví dụ. Trường C là một bao đóng đại số của R vì C là một mở rộng đại số của R.

2.6 Mở rộng tách được (MRTĐ)


Kiến thức cơ bản: Cho K là một trường. Cho f (x) ∈ K[x] và u ∈ K. Khi đó, u được gọi là
một nghiệm bội m với m ∈ N∗ của f (x) nếu:
(x − u)m | f (x) và (x − u)m+1 ̸ |f (x)
Đặc biệt: m ≥ 2 thì u được gọi là nghiệm bội của f (x).
m = 2 thì u được gọi là nghiệm kép của f (x).
m = 1 thì u được gọi là nghiệm đơn của f (x).
Định nghĩa 50. Giả sử K là một trường. Một đa thức f (x) ∈ K[x] bậc n được gọi là tách
được nếu f (x) có n nghiệm phân biệt trong một trường phân rã của nó.
Ví dụ.
√ √
(i) Đa thức x2 − 2 ∈ Q[x] tách được vì nó có 2 nghiệm phân biệt ± 2 ∈ Q( 2).

(ii) (x2 − 3x + 2)(x2 − 5x + 4) ∈ Q[x] không tách được vì nó có nghiệm kép x = 1.

(iii) x2 − 1 ∈ Z2 [x] không tách được vì x2 − 1 = (x − 1)2 .


2kπ 2kπ
(iv) x2022 − 1 ∈ Q[x] tách được vì nó có các nghiệm ωk = cos + i sin , k = 0, 2021.
2022 2022
Định nghĩa 51. Giả sử f (x) = a0 + a1 x + a2 x2 + ... + an xn là một đa thức trên trường K. Đa
thức f ′ (x) = a1 + 2a2 x + ... + nan xn−1 được gọi là đạo hàm hình thức của f (x).
Tính chất: (f ± g) = f ′ ± g ′
(f g)′ = f ′ g + f g ′
Định lý 52. Cho f (x) ∈ K[x] và u ∈ K, u là một nghiệm bội của f (x) ∈ K[x] nếu và chỉ nếu
u là một nghiệm chung của f (x) và f ′ (x).
Hệ quả 53. Cho K là một trường. Đa thức f (x) ∈ K[x] là tách được nếu và chỉ nếu f (x) và
f ′ (x) nguyên tố cùng nhau.

15
Ví dụ. Cho f (x) = x2022 − x − 1 ∈ Q[x]. Ta có f ′ (x) = 2022x2021 − 1 nguyên tố cùng nhau với
f (x), do đó f (x) tách được.
Định lý 54. Giả sử p(x) là đa thức BKQ trên trường K. Khi đó:
(i) Nếu char(K) = 0 thì p(x) tách được.

(ii) Nếu char(K) = p với p là số nguyên tố thì p(x) không tách được nếu và chỉ nếu nó
có dạng: p(x) = a0 + a1 xp + a2 x2p + ... + an xnp
Định nghĩa 55. Giả sử F là một mở rộng đại số của trường K. Một phần tử u ∈ F được gọi
là tách được trên K nếu đa thức tối tiểu của u trên K là đa thức tách được. Trường F được
gọi là mở rộng tách được của K nếu mọi phần tử của F đều tách được trên K.
Ví dụ.
(i) Mọi mở rộng đại số K mà charK = 0 đều là mở rộng tách được vì mọi đa thức BKQ tách
được.
√ √
(ii) Trường Q( 2) ⊃ Q là mở rộng tách được vì: Q( 2) là mở rộng đại số của Q mà
charQ = 0.

(iii) C ⊃ Q không là mở rộng tách được vì C không phải là mở rộng đại số của Q.

(iv) Z2 (t) ⊃ Z2 (t2 ) là mở rộng đại số nhưng không là mở rộng tách được vì t ∈ / Z2 (t2 ) nên
irr(t, Z2 (t ), x) = x − t = (x − t) . ⇒ t không là phần tử tách được trên Z2 (t2 ).
2 2 2 2

Định lý 56. Cho tháp các trường K ⊂ E ⊂ F . Khi đó nếu F là một mở rộng tách được của
K thì F là một mở rộng tách được của E và E là một mở rộng tách được của K.
Định lý 57 (Định lý về phần tử nguyên thủy). Giả sử F là một mở rộng hữu hạn sinh
và tách được của K. Khi đó F là một mở rộng đơn của K.
√ √
Ví dụ. Hãy chứng minh: Q( 2, 3) là một mở rộng đơn của Q. Hãy chỉ ra phần tử nguyên
thủy. √ √
Ta √có: Q( 2, 3) là mở rộng hữu hạn sinh và: √
irr(√2, Q, x) = x2 − 2 có 2 nghiệm phân biệt là: ±√2
irr( 3,
√Q,√ x) = x2 − 3 có 2 nghiệm phân biệt là: ± 3
⇒ Q( 2, 3) là mở rộng tách được của Q √ √
Do đó theo định lý về phần tử nguyên thủy thì Q( 2, 3) là mở rộng đơn của Q.
Chọn c ∈ R√sao cho:

2− 2
c ̸= √ √ =0
3± √
√ 3 √
− 2− 2 2
c ̸= √ √ = −√ .
3+ 3 3 √ √ √ √ √ √
Vậy chọn c = 1 ta có phần tử nguyên thủy cần tìm là: 2 + 3 hay Q( 2, 3) = Q( 2 + 3).
Kết luận: Để chứng minh mở rộng đơn chúng ta có 2 cách:
Cách 1: Chứng minh trực tiếp như ở bài mở rộng đơn.
Cách 2: Sử dụng định lý về phần tử nguyên thửy: Điều kiện sử dụng là: mở rộng hữu hạn sinh
và mở rộng tách được (mở rộng đại số trên trường có đặc số 0).
Tóm lại: Sơ đồ hình dung
Mở rộng tách được (tách được trên K) gồm: mở rộng đại số và ∀u ∈ F tách được trên K ⇔
p(x) = irr(u, K, x) tách được ⇔ p(x) có các nghiệm phân biệt ⇔ p(x) và p′ (x) nguyên tố cùng
nhau.

16
3 Nhóm Galois và mở rộng Galois
3.1 Nhóm Galois
Định nghĩa 58. Cho F là một mở rộng của trường K. Khi đó tập tất cả các tự đẳng cấu của
F giữ nguyên các phần tử của K lập thành một nhóm với phép nhân ánh xạ. Nhóm này được
gọi là nhóm Galois của F trên K và kí hiệu là Gal(F, K). Trong trường hợp F là một trường
phân rã của đa thức f (x) ∈ K[x] thì nhóm Gal(F, K) được gọi là nhóm Galois của f (x) hay
của phương trình f (x) = 0.
Định lý 59. Giả sử F là một trường phân rã của đa thức f (x) trên trường K và u, v ∈ F . Khi
đó u, v có cùng đa thức tối tiểu trên K khi và chỉ khi tồn tại σ ∈ Gal(F, K) sao cho σ(u) = v.
Nhận xét. Nếu F là một mở rộng đại số của K và u ∈ F thì tập {σ(u)|σ ∈ Gal(F, K)} được
chứa trong tập nghiệm của đa thức tối tiểu của u trên K, tức là nó hữu hạn.
Định lý 60. Cho F = K(u1 , u2 , ..., un ) là một mở rộng đại số của K. Khi đó nếu σ, τ ∈
Gal(F, K) và σ(ui ) = τ (ui ), ∀i = 1, n thì σ = τ . Hay nói cách khác, một tự đẳng cấu σ ∈
Gal(F, K) hoàn toàn được xác định bởi tác động của nó vào phần tử u1 , u2 , ..., un .
√ √
Ví dụ. Tìm nhóm Galois G = Gal(F, K) với F = Q( 2, 3)
Bước 1: Tìm bậc mở rộng [F √ : Q] √ √
Xét tháp các
√ trường: Q ⊂ Q( 2) ⊂ Q( 2, 3) = F
2
Ta có: irr(
√ 2, Q, x) = x − 2 (Theo tiêu chuẩn Eisenstein với p = 2)
2
Nên [Q( 2) : Q] = deg(x√ − 2) = 2 √
Và một √ cơ sở của√Q( 2) trên√Q là:√ {1, 2}
2
Lại có: 3 ∈ / Q(√ 2) nên irr(2 3, Q( 2), x) = x − 3 (Theo tiêu chuẩn Eisenstein với p = 3)
Do đó: [F : Q( 2)] = deg(x √− 3) = 2 √
Và một cơ sở của F trên Q( 2) là: {1, 3}
√ √
Áp dụng định lý tháp các trường ta có:
√ √ √ [F : Q] = [F : Q( 2)].[Q( 2) : Q] = 2.2 = 4
và một cơ sở của F trên Q là: {1, 2, 3, 6}
Bước 2: Xác định các tự đẳng cấu
Ta có F là mở rộng Galois của Q vì F là trường phân rã của đa thức (x2 − 2)(x2 − 3) trên
trường √có đặc số 0. √
2
Ta có:√ 2 là nghiệm
√ của đa thức tối tiểu x − 2 nên σ( 2) cũng là nghiệm của đa thức x2 − 2.
⇒ σ( 2) = ± 2 √ √
Tương tự ta cũng có: σ( 3) = ± 3
Mặt khác: |Gal(F, Q)| = [F, Q] = 4. √ √
Nên nhóm Galois G = Gal(F, Q) có 4 phần tử tương ứng với các tác động trên tập { 2, 3}
như sau:
Bước 3:√Viết các√tác động (nhóm √ con) của √ nhóm Galois.
id : √2 7→ √2 α : √2 7→ − √ 2
√ 3 7→ √ 3 3 7→
√ 3√
β : √2 7→ √2 αβ : √2 7→ −√2
3 7→ − 3 3 7→ − 3
Bước 4: Kết luận
Vậy G = Gal(F, K) = {id, α, β, αβ}

3.2 Trường bất động


Định nghĩa 61. Cho F là một mở rộng của trường K và H là một nhóm con của nhóm Galois
Gal(F, K). Khi đó:

17
EH = {a ∈ F | σ(a) = a, ∀σ ∈ H}
là một trường trung gian của mở rộng F trên K.
Hoặc: Trường EH còn được gọi là trường bất động của nhóm con H.

Cách tìm trường trung gian, trường bất động:

1. Cách 1: Sử dụng định nghĩa:


√ √
Ví dụ. Xét nhóm con H√= {id, β}
√ √ của Gal(Q(
√ 2, 3), Q) = {id, α, β, αβ}
được√xác định: 2 7→√ 2; 3√7→ − √3.
Ta có β √
∀u ∈ Q( 2, 3) √ thì u =√a + b √2 + c 3 + d 6; a, b, c, d ∈ Q.
Và: β(u) = a + b 2 − c 3 − d 6.
∀u ∈ EH ⇔ β(u) = √u √ √ √ √ √
⇔a+b 2+c 3+d 6=a+b 2−c 3−d 6
⇔ c = d√= 0
Khi đó: u = a√+ b 2.
Vậy EH = Q( 2).

2. Cách 2: Sử dụng bậc mở rộng:

Ví dụ.
√ Cũng√ví dụ trên ta có:
Vì β( 2) = 2 nên Q ⊂ EH √ √ √
Do đó, ta xét tháp
√ √các trường:√ Q( 2) √ ⊂ E√
H ⊂ Q( 2, 3) √
Ta có: 2 = [Q( 2, 3) : Q( 2)] = [Q( 2, 3) √ : EH ].[EH : Q( 2)]
Do 2 là số nguyên
√ tố nên ta suy ra:
√ √ H [E : Q( 2)] = 1 hoặc
√ 2. √
Nếu [EH√: Q( 2)] = 2 √ thì [Q( √2, 3) : EH ] = 1 hay Q( 2, 3) = EH .
Nhưng 3 ∈ /√EH vì β( 3) = − 3 √ nên điều này không xảy ra.
Nên [EH : Q( √2)] = 1 ⇒ EH = Q( 2)
Vậy EH = Q( 2).

Ví dụ.

• Ta có: Gal(C, R) = {idC , σ} với σ(z) = z, ∀z ∈ C.


Trường bất động của nhóm con < id > là C
Trường bất động của nhóm con Gal(C, R) là R

• Xét G = Gal( 3 2, Q) √ √ √
Để xác định G ta chỉ cần xác định√ảnh của 3 2 trong Q( 3 2). Vì 3 2 là nghiệm của đa
thức tối tiểu x3 − 2 trên Q nên σ( 3 2) cũng nghiệm của đa thức tối tiểu x3 − 2 trên Q,
∀σ ∈ G. √ √
Mặt khác, x3 − 2 chỉ có nghiệm 3 2 ∈ Q( 3 2), các nghiệm còn lại là nghiệm phức không
thực . √ √
Khi đó σ(√3 2) = 3 2 hay σ = id
Vậy Gal( 3 2, Q) =< id > √ √
⇒ Trường bất động của Gal( 3 2, Q) là Q( 3 2).

Định lý 62. Cho F là một mở rộng bậc hữu hạn của trường K. Khi đó nếu H là một nhóm
con của nhóm Galoi Gal(F, K) và E là trường bất động của nhóm con H thì F là một mở rộng
đơn, chuẩn tắc và tách được của E.

18
3.3 Mở rộng Galois (MR Galois)
Định nghĩa 63. Cho F là một mở rộng của trường K. Trường F được gọi là một mở rộng
Galois của trường K (hoặc Galois trên K) nếu nó là môt mở rộng bậc hữu hạn, chuẩn tắc và
tách được của K.
Ví dụ.
• C là MR Galois của R

• C không phải MR Galois của Q vì C không phải MRBHH của Q



• Q( 2) là MR Galois của Q
√ √
• Q( 3 2) không phải MR Galois của Q do Q( 3 2) không phải MRCT của Q
√ √
• Q( 2, 3) MR Galois của Q
Ta có thể nhận thấy nếu K có đặc số là 0, F là mở rộng Galois của K ⇔ F là trường phân
rã của một đa  thức nào đó trên K
 M RBHH 
TPR
Giải thích: M RCT ⇒ ⇒ T P R (Do TPR là MRĐS và MRĐS trên trường
MRTĐ
MRTĐ

có đặc số 0 là MRTĐ)
Trường hợp này được suy ra từ Định lý 2.9 SGT, cụ thể:
Định lý 64. Trường F là một mở rộng Galois của trường K khi và chỉ khi F là một trường
phân rã của một đa thức nào đó tách được trên K
Dễ thấy trong trường hợp Char(K) = 0 thì mọi đa thức bkq đều tách được
Ví dụ.
• C là MR Galois của R vì Char(R) = 0 và C là TPR của x2 + 1 trên R
√ √
• Q( 2) là MR Galois của Q vì Char(Q) = 0 và Q( 2) là TPR của x2 − 2 trên Q
√ √ √ √
• Q( 2, 3) MR Galois của Q vì Char(Q) = 0 và Q( 2, 3) là TPR của (x2 − 2)(x2 − 3)
trên Q
Định lý 65. ( Định lý 2.2 SGT) Giả sử F là một mở rộng bậc hữu hạn của của trường K.
Khi đó nếu H là một nhóm con của nhóm Gal(F, K) và E là trường bất động của nhóm con
H thì F là một mở rộng Galois của E. Hơn nữa, H = Gal(F, E) và |H| = [F : E]
Hệ quả 66. (Hệ quả 2.4 SGT) F là mở rộng Galois của K ⇒ [F : K] = |Gal(F, K)|
Định lý 67. (Định lí 2.6 SGT): Giả sử F là một mở rộng Galois của trường K. Khi đó:
(i) Có một song ánh từ tập tất cả các trường trung gian của mở rộng F trên K lên tập các
nhóm con của Gal(F, K) bằng cách cho tương ứng mỗi trường trung gian E của mở rộng
này với một nhóm con Gal(F, E) của Gal(F, K). Hơn nữa

[F : E] = |Gal(F, E)| và [E : K] = [Gal(F, K) : Gal(F, E)]

(ii) Trường trung gian E là mở rộng chuẩn tắc của K nếu và chỉ nếu Gal(F, E) là một nhóm
con chuẩn tắc của Gal(F, K). Trong trường hợp này, ta có một đẳng cấu:

Gal(F, K)/Gal(F, E) ∼
= Gal(E, K)

19
Nói một cách dễ hiểu hơn: Mỗi nhóm con H của nhóm Gal(F,K) đều tương ứng với một
trường trung gian EH chính là trường bất động của H
⋆ Các bước tìm trường trung gian của mở rộng F trên K

(i) Tìm nhóm Galois Gal(F, K)

(ii) Tìm tất cả nhóm con H của Gal(F, K)

(iii) Với mỗi nhóm con H, tìm trường bất động EH tương ứng, đó chính là các trường trung
gian cần tìm
Ví dụ.
√ √
• Tìm các trường trung gian của Q( 2, 3) trên Q
√ √
(i) : Tìm nhóm Gal(Q( 2, 3), Q) = {id, α, β, αβ} (đã tìm ở trên)
√ √ √ √
id : √2 7→ √2 α : √2 7→ − √ 2
√ 3 7→ √ 3 3 7→
√ 3√
β : √2 7→ 2
√ αβ : √ 2 →
7 − √2
3 7→ − 3 3 7→ − 3
√ √
(ii) + (iii): Tìm các nhóm con H của nhóm Gal(Q( 2, 3), Q) và trường bất động EH
tương ứng
√ √
Áp dụng định lý Lagrange ta có |H| là ước của |Gal(Q 2, 3), Q)| = 4
√ √
(i) |H| = 1 khi đó H = {id} ⇒ EH = Q( 2, 3)
√ √
(ii) |H| = 4 khi đó H = Gal(Q( 2, 3), Q) ⇒ EH = Q
(iii) |H| = 2, ta có 3 trường hợp:

– H = {id, α} ⇒ EH = Q( 3) (đã tính ở trên)
– H = {id,
√ β} √
Ta có: 2 ∈ EH ⇒ Q( √ 2) ⊂ EH . √ √
Xét tháp√trường:
√ Q( √2) ⊂ EH ⊂ Q( 2, 3)
Có: Q( 2, 3) : Q( 2) = 2.
 √ √ 
Mà theo định lý ta có: Q( 2, 3) : EH = |H| = 2
 √  √
⇒ EH : Q( 2) = 1 ⇒ EH = Q( 2)
– H = {id,
√ αβ} √ √
Ta có: 6 ∈ EH ⇒ Q( 6) ⊂ EH . Tương tự ta có: EH = Q( 6)
√ √
Tương ứng Galois của Q( 2, 3) trên Q
√ √
Q( 2, 3) < id >
2 2 2 2
2 2
√  √  √ 
Q 3 Q 2 Q 6 <α> <β> < αβ >
2
2 2 2
2 2
√ √
Q Gal(Q( 2, 3), Q)

• Tìm các trường trung gian của Q( 3 2, ω)

(i) Tìm nhóm Gal(Q( 3 2, ω), Q).Ta có:

20
√ √ √ √
– 3 2 có ĐTTT trên Q là x3 − 2 có 3 nghiệm là 3 2, 3 2ω, 3 2ω 2
– ω có ĐTTT trên Q là x2 + x + 1 có 2 nghiệm là ω, ω 2

Khi đó ta có nhóm Gal(Q( 3 2, ω), Q) có tối đa 6 phần tử được xác định bởi:
id α α2 β αβ α2 β
√ √ √ √ √ √ √
σ( 3 2) 3
2 3
2ω 3
2ω 2 3
2 3
2ω 3
2ω 2

σ(ω) ω ω ω2
ω ω2 ω2

Mà theo hệ quả 2.4SGT với Q( 3 2, ω) là mở rộng Galois của Q nên ta có:
 √  √
Q( 3 2, ω) : Q = |Gal(Q( 3 2, ω), Q)| = 6

⇒ Gal(Q( 3 2, ω), Q) gồm đúng 6 phần tử đã liệt kê ở trên

Theo bài tập 3.1.6 ý b SGT, ta có Gal(Q( 3 2, ω), Q) ∼
= S3
√ √ √
Một cách trực quan hơn nếu ta đánh số: 2 là 1, 2ω là 2, 3 2ω 2 là 3 khi đó ta xét:
3 3

√3
√3
√ 2 →
7 √ 2 1 7→ 1
– id : √3 2ω 7→ √3 2ω −→ 2 7→ 2 (id)S3
3
2ω 2 7→ 3 2ω 2 3 7→ 3
– α. Ta có:
√ √
∗ α( 3 2) = 3 2ω
√ √ √ √
∗ α( 3 2ω) = α( 3 2).α(ω) = 3 2ω.ω = 3 2ω 2
√ √ √ √ √
∗ α( 3 2ω 2 ) = α( 3 2).α(ω 2 ) = 3 2ω.ω 2 = 3 2.ω 3 = 3 2
Khi đó√ta có: √
3 3
√ 2 →
7 √ 2ω 1 7→ 2
α : √3 2ω 7→ 3√ 2ω 2 −→ 2 7→ 3 (123)
3
2ω 2 7→ 3
2 3 7→ 1
– α2 Ta có:
√ √
∗ α2 ( 3 2) = 3 2ω 2
√ √ √ √ √
∗ α2 ( 3 2ω) = α2 ( 3 2).α2 (ω) = 3 2ω 2 .ω = 3 2ω 3 = 3 2
√ √ √ √ √
∗ α2 ( 3 2ω 2 ) = α2 ( 3 2).α2 (ω 2 ) = 3 2ω 2 .ω 2 = 3 2.ω 4 = 3 2ω
Khi đó ta
√ có: √

3
2 7 → 3
√ 2ω 2 1 →
7 3
α2 : √3 2ω → 7 √
3
2 −→ 2 → 7 1 (132)
3 2
2ω 7→ 3
2ω 3 → 7 2
– β Ta có:
√ √
∗ β( 3 2) = 3 2
√ √ √
∗ β( 3 2ω) = β( 3 2).β(ω) = 3 2ω 2
√ √ √ √ √
∗ β( 3 2ω 2 ) = β( 3 2).β(ω 2 ) = 3 2(β(ω))2 = 3 2.ω 4 = 3 2ω
Khi đó√ta có: √
3 3
√ 2 →
7 √ 2 1 →
7 1
β : √3 2ω 7→ √ 3
2ω 2 −→ 2 → 7 3 (23)
3
2ω 2 7→ 3 2ω 3 → 7 2
– αβ Ta có:
√ √
∗ αβ( 3 2) = 3 2ω
√ √ √ √ √
∗ αβ( 3 2ω) = αβ( 3 2).αβ(ω) = 3 2ω.ω 2 = 3 2ω 3 = 3 2
√ √ √ √ √ √
∗ αβ( 3 2ω 2 ) = αβ( 3 2).αβ(ω 2 ) = 3 2ω.(αβ(ω))2 = 3 2.ω.ω 4 = 3 2ω 5 = 3 2ω 2

21
Khi đó ta
√ có: √
3 3
√ 2 7 → √ 2ω 1 →
7 2
αβ : √3 2ω → 7 √
3
2 −→ 2 → 7 1 (12)
3 2
2ω 7→ 3
2ω 2 3 → 7 3
– α2 β Ta có:
√ √
∗ α2 β( 3 2) = 3 2ω 2
√ √ √ √ √
∗ α2 β( 3 2ω) = α2 β( 3 2).α2 β(ω) = 3 2ω 2 .ω 2 = 3 2ω 4 = 3 2ω
√ √ √ √ √
∗ α√
2
β( 3
2ω 2
) = α 2
β( 3
2).α 2
β(ω 2
) = 3
2ω 2
.(α 2
β(ω))2
= 3
2.ω 2 4
.ω = 3
2ω 6 =
3
2
Khi đó ta√có: √

3
2 →
7 √
3
2ω 2 1 7→ 3
2 3 3
α β : √ 2ω 7→ √2ω −→ 2 7→ 2 (13)
3
2ω 2 7→ 3
2 3 7→ 1
Vậy ta có đẳng cấu bằng cáchcho tương ứng:

φ : Gal(Q( 3 2, ω), Q) −→ S3
id 7−→ id
α 7−→(123)
α2 7−→
(132)
β 7−→
(23)
αβ 7−→
(12)
2
α β 7−→
(13)
√ √
(ii) Tìm các nhóm con H của nhóm Gal(Q( 3 2, ω), Q). Do |Gal(Q( 3 2, ω), Q)| nên ta có
– |H| = 1 ⇒ H = {id}

– |H| = 6 ⇒ H = Gal(Q( 3 2, ω), Q)
– |H| = 2
∗ H = {id, β} = ⟨β⟩ tương ứng ⟨(23)⟩ trong S3
∗ H = {id, αβ} = ⟨αβ⟩ tương ứng ⟨(12)⟩ trong S3
∗ H = {id, α2 β} = ⟨α2 β⟩ tương ứng ⟨(13)⟩ trong S3
– |H| = 3 ⇒ H = {id, α, α2 } tương ứng A3 = ⟨(123)⟩ = ⟨(132)⟩ trong S3
(iii) Tìm trường bất động tương ứng

– H = {id} ⇒ EH = Q( 3 2, ω)

– H = Gal(Q( 3 2, ω), Q) ⇒ EH = Q
– H = {id, β}. Do
√ H sinh bởi β nên√ ta xét
√ sự bất√ động
√ dưới ánh xạ β
3 3 3 3 3
Cơ sở của Q( 2, √ω) trên Q là {1; 2; √4; ω, √2ω; 4ω}. √ √
Khi đó ∀u ∈ Q( 3 2, ω) ta có: u = a + b 3 2 + c 3 4 + dω + e 3 2ω + f 3 4ω
Ta có: √ √ √ √
β(u) = β(a +√b 3 2 + c 3√ 4 + dω + e 3 2ω + f√3 4ω) √
= β(a) +
√ β(b 3 √2) + β(c 3 4) +
√ β(dω) +√β(e 3 2ω) + β(f 3 4ω)
= a + b 3 2 + c 3 4 + dω 2 + e 3 2ω 2 + f 3 4ω 2
Mà ω 2 + ω +√1 = 0 ⇔ √ ω 2 = −1 − ω. √ Thay vào √ ta có:√ √
3 3 3 3
β(u) = a + b 2 + c√ 4 − d − dω√− e 2 − e √ 2ω − f 3√ 4 − f 3 4ω
= (a − d) + (b − e) 3 2 + (c − f ) 3 4 − dω − e 3 2ω − f 3 4ω

22


 a−d=a

b−e=b





c − d = c
Khi đó để β(u) = u thì ⇔d=e=f =0


 −d = d
−e = e





−f = f

√ √ √
3
Suy ra EH = {a + b 2 + c 3 4|a, b, c ∈ Q} = Q( 3 2)
Để ý lại phần tìm trường bất động, ta còn một cách khác là dựa vào trường mở
rộng, và phần tử được để ý ở đây√ là phần tử được giữ bất động qua ánh xạ. Dựa
vào phần chứng minh Gal(Q( 3 2, ω)) ∼ = S√3 bên trên, ta có β tương ứng với (23)
3
và phần tử bất động ở đây là 1, ứng với 2 theo cách đánh số
Từ đó√ ta có cách số 2: √ √
Do: 3 2 được giữ bất động qua √ β nên 3 2 ∈ EH . Khi đó ta có: Q( 3 2) ⊂ EH
Xét tháp√ các trường: Q ⊂ Q( 3 2) ⊂ EH  √ 
Có: Q( 2, ω) là MRBHH của Q nên ta có Q( 3 2, ω) : EH = |H| = 2
3

3
Xéttháp√ trường: Q ⊂ E H ⊂ Q( 2, ω)
Từ Q( 3 2, ω) : EH = 2 ⇒ [EH : Q]
 √ 
Và Q( 3 2) : Q = 3
 √  √
Dựa vào tháp trường đầu tiên ta có: EH : Q( 3 2 = 1 ⇔ EH = Q( 3 2)
Tương tự ta có

– H = {id, αβ} có αβ tương ứng với (12) trong S3 giữ bất √ động 3 ứng với 3 2ω 2
theo cách đánh số nên theo cách tương tự ta có EH = Q( 3 2ω 2 )
– H
√ = {id, α2 β} có α2 β tương ứng với (13) trong
√ S3 giữ bất động điểm 2 ứng với
3 3
2ω theo cách đánh số nên ta có EH = Q( 2ω)
– H = {id, α, α2 } ở đây nếu nhìn tương ứng bên S3 thì ta có 2 phần tử là (123)
và (132) không giữ bất kì điểm nào theo cách ta đánh số. Tuy nhiên nếu nhìn
trực tiếp ở bảng trên ta nhận thấy id, α, α2 đều giữ bất động ω
Ta xét√tháp trường: Q ⊂ Q(ω) ⊂ EH  √ 
Do Q( 3 2, ω) là MRBHH của Q nên ta có: Q( 3 2, ω) : EH = |H| = 3
⇒ [EH : Q] = 2
Mà: [Q(ω) : Q] = 2
Theo tháp trường ta có: [EH : Q(ω)] = 1 ⇔ EH = Q(ω)
Lưu ý: Ở đây, nhận thấy phần tử bất động chỉ giúp phán đoán EH , không hỗ
trợ trong việc lập luận

Tương ứng Galois của Q( 3 2, ω) trên Q

Q( 3 2, ω)

3 2 2 2
  √  √  √ 
Q ω Q 3 2ω 2 Q 32 Q 3 2ω
2 3 3 3

23
id

3 2 2 2
<α> < αβ > <β> < α2 β >
2 3 3 3


Gal(Q( 3 2, ω)

3.4 Trường chia đường tròn


Định nghĩa 68. Cho K là một trường và n là một số nguyên dương.

• Các nghiệm của đa thức xn − 1 ∈ K[x] trong một bao đóng đại số của K được gọi là các
căn bậc n của đơn vị trên K.

• Phần tử ω được gọi là một căn nguyên thuỷ bậc n của đơn vị nếu ω là một căn bậc n
của đơn vị và là phần tử sinh của nhóm nhân các căn bậc n của đơn vị.

• Trường phân rã F của xn − 1 trên K được gọi là trường chia đường tròn bậc n của K.

Chú ý. Ở phần này ta chủ yếu xét trường chia đường tròn trên K = Q.

Ví dụ.

• Các căn bậc 2 của 1 chính là nghiệm của đa thức x2 − 1, tức là {1, −1}. Căn nguyên thủy
bậc 2 của 1 là −1. Trường chia đường tròn bậc 2 của Q là Q(1, −1) = Q.

• Các căn 3 2
√ bậc 3 của 1 chính là nghiệm của đa thức x − 1, tức là {1, ω, ω }, với ω =
−1 + i 3
. Căn nguyên thủy bậc 3 của 1 là ω và ω 2 . Trường chia đường tròn bậc 3 của
2
Q là Q(1, ω, ω 2 ) = Q(ω).

• Các căn bậc 4 của 1 chính là nghiệm của đa thức x4 − 1, tức là {1, −1, i, −i}. Căn nguyên
thủy bậc 4 của 1 là i và −i. Trường chia đường tròn bậc 4 của 1 là Q(1, −1, i, −i) = Q(i).

• Xét trường có đặc số khác 0, chẳng hạn như Z2 . Ta có:

x6 − 1 = (x3 − 1)2

do trong trường đặc số p thì ap + bp = (a + b)p ∀a, b. Như vậy TPR của đa thức x6 − 1 và
TPR của đa thức x3 − 1 trên Z2 là như nhau, hay trường chia đường tròn bậc 6 và bậc 3
trên Z2 là như nhau.

Định nghĩa 69. Cho n là số nguyên dương không chia hết cho char(K) và F là trường chia
đường tròn bậc n của K. Đa thức chia đường tròn bậc n trên K được định nghĩa bởi

Φn (x) = (x − ω1 )(x − ω2 ) . . . (x − ωφ(n) ),

ở đó ω1 , ω2 , . . . , ωφ(n) ∈ F là các căn nguyên thủy bậc n của đơn vị.

Ví dụ. Trên Q ta có:

• Φ1 (x) = x − 1.

24
• Φ2 (x) = x − (−1) = x + 1.

x3 − 1
 
−1 + i 3
• Φ3 (x) = (x − ω)(x − ω 2 ) = x2 + x + 1 = , với ω = .
x−1 2
• Φ4 (x) = (x − i)(x + i) = x2 + 1.

Thường ta sẽ không tính Φn (x) bằng định nghĩa mà ta sẽ sử dụng hệ quả sau:

Mệnh đề 70. Cho n là số nguyên dương không chia hết cho char(K) và Φn (x) là đa thức chia
đường tròn bậc n trên K. Khi đó:

(i) xn − 1 = Φd (x).
Q
d|n

(ii) Các hệ tử của Φn (x) thuộc vào vành con Z∗ = {m.1 | m ∈ Z} của K, ở đó 1 là đơn vị của
K.

Chú ý. Với K = Q thì các hệ tử của Φn (x) luôn là số nguyên. Đặc biệt, chúng chỉ nhận các giá
trị −1, 0, 1 với n < 105.

Hệ quả 71.
xn − 1
Φn (x) = Q .
Φd (x)
d|n,d̸=n

Nếu p là số nguyên tố thì


xp − 1 xp − 1
Φp (x) = = = xp−1 + · · · + x + 1.
Φ1 (x) x−1

Ví dụ.
x2 − 1 x2 − 1
• Φ2 (x) = = = x + 1.
Φ1 (x) x−1
x3 − 1
• Φ3 (x) = = x2 + x + 1.
x−1
x4 − 1 x4 − 1
• Φ4 (x) = = 2 = x2 + 1
Φ1 (x)Φ2 (x) x −1
x5 − 1
• Φ5 (x) = = x4 + x3 + x2 + x + 1.
x−1
x6 − 1
• Φ6 (x) =
Φ1 (x)Φ2 (x)Φ3 (x)
Ở đây ta có thể tính trực tiếp Φ2 (x) = x + 1 và Φ3 (x) = x2 + x + 1, tuy nhiên sử dụng
tính chất sẽ đơn giản hơn:

x6 − 1 x6 − 1 x3 + 1
Φ6 (x) = = = = x2 − x + 1
x3 − 1 Φ2 (x)(x3 − 1) x+1
Φ1 (x)Φ2 (x)
x−1

25
• Tương tự,

x12 − 1
Φ12 (x) =
Φ1 (x)Φ2 (x)Φ3 (x)Φ4 (x)Φ6 (x)
x12 − 1
=
x6 − 1
Φ1 (x)Φ2 (x)Φ3 (x)Φ4 (x)
Φ1 (x)Φ2 (x)Φ3 (x)
12 6
x x +1
= 6
= 2 = x4 − x2 + 1.
Φ4 (x)(x − 1) x +1

Trước khi đến với các kết quả quan trọng, ta hãy cùng nhắc lại hàm số học φ(n).

Nhắc lại. φ(n) là số các số tự nhiên k sao cho 1 ≤ k ≤ n và (k, n) = 1, tức là số các số nguyên
dương không vượt quá n và nguyên tố cùng nhau với n.
Tính chất.

• φ(p) = p − 1, φ(pk ) = (p − 1).pk−1 với p nguyên tố.

• φ(mn) = φ(m)φ(n) với (m, n) = 1.

Từ đây ta có cách tính φ(n) như sau:

• Phân tích tiêu chuẩn: n = pα1 1 .pα2 2 . . . pαk k .

• Tính φ(pαi i ) = (pi − 1).piαi −1 .

• Từ đó tính được φ(n) = φ(pα1 1 )φ(pα2 2 ) . . . φ(pαk k ).


k
Y 1
Hoặc có thể sử dụng công thức sau: φ(n) = n. (1 − ).
i=1
pi

Ví dụ. Tính φ(2023).


Ta có 2023 = 7.172 , φ(7) = 6, φ(172 ) = 16.17 ⇒ φ(2023) = φ(7).φ(172 ) = 1632.

Hệ quả 72. Giả sử F là trường chia đường tròn bậc n của Q và Φn (x) là đa thức trường chia
đường tròn bậc n trên Q. Khi đó:

(i) F = Q(ω), với ω là một căn nguyên thuỷ bậc n của đơn vị.

(ii) Φn (x) BKQ trên Q.

(iii) [F : Q] = degΦn (x) = φ(n).

(iv) F MR Galois của K và Gal(F, K) ∼ = Un . Hơn nữa, Gal(F, K) là nhóm Abel. Nếu n là số
nguyên tố thì Gal(F, K) là một nhóm cyclic.

Nhận xét. Ta có thể giải thích một cách đơn giản 4 hệ quả này như sau:

(i) Các nghiệm của đa thức xn − 1 là {1, ω, ω 2 , . . . , ω n−1 }, tức là chúng đều được sinh ra bởi
ω. Do đó trường chia đường tròn bậc n là một mở rộng đơn với phần tử nguyên thủy
là ω. Nhận xét này cho phép ta suy ra những hệ quả sau.

(ii) Hệ quả từ Gauss (được thừa nhận ở đây). Chú ý rằng Φn (x) nhận ω làm nghiệm nên nó
chính là ĐTTT của ω.

26
(iii) Suy ra từ (i) và (ii).

(iv) Mọi tự đẳng cấu σ ∈ Gal(F, Q) sẽ biến ω thành một căn nguyên thủy bậc n nào đó (vì
đều là nghiệm của Φn (x)), do đó σ(ω) = ω i , với (i, n) = 1. Như vậy sẽ có φ(n) tự đẳng
cấu và Gal(F, Q) ∼
= Un .
Ví dụ. Tìm các tương ứng Galois của trường chia đường tròn bậc 5 trên Q.
2π 2π
1. Với ω = cos + i sin , ĐTTT của ω trên Q là
5 5
x5 − 1
Φ5 (x) = = x4 + x3 + x2 + x + 1.
Φ1 (x)

Với σ ∈ Gal(F, Q), ta xét các trường hợp của σ(ω):

id α β γ
σ(ω) ω ω2 ω3 ω4
 2
 α (ω) = α(ω 2 ) = (ω 2 )2 = ω 4 = γ(ω)
Nhận thấy α3 (ω) = α(ω 4 ) = (ω 4 )2 = ω 8 = ω 3 = β(ω)
 4
α (ω) = α(ω 3 ) = (ω 3 )2 = ω 6 = ω = id(ω)
⇒ α là phần tử sinh của G = Gal(F, Q) ⇒ G = ⟨α⟩ = {id, α, α2 , α3 }

2. Do |G| = 4 nên các nhóm con H của G sẽ có cấp 1, 2 và 4.

• H = 1 ⇒ H = {id}
• H=4⇒H=G
• H = 2 ⇒ H = ⟨α2 ⟩ = {id, α2 }

3. Tìm trường bất động của H = ⟨α2 ⟩: do α2 là phần tử sinh của nhóm H nên ta chỉ cần
xét sự bất động dưới α2 .
Do F là trường chia đường tròn bậc 5 trên Q nên ta có F = Q(ω) và [F, Q] = φ(5) = 4.
⇒ {1, ω, ω 2 , ω 3 } là cơ sở của F trên Q Xét u ∈ F, u = a + bω + cω 2 + dω 3 với a, b, c, d ∈ Q

⇒ α2 (u) = a + bω 4 + cω 8 + dω 1 2
= a + dω 2 + cω 3 + bω 4
= (a − b) − bω + (d − b)ω 2 + (c − b)ω 3 .

α2 (u) = u ⇔ b = 0, c = d ⇒ u = a + c(ω 2 + ω 3 ) = a + c(ω 2 + ω −2 ).


Như vậy trường bất động của H là EH = {a + c(ω 2 + ω −2 ) | a, c ∈ Q} = Q(ω 2 + ω −2 ).

Chú ý. Ta có thể chứng minh Q(ω 2 + ω −2 ) = Q(ω + ω −1 ). Thật vậy:

• Ta có (ω 2 +ω −2 )2 = ω 4 +2+ω −4 = ω +ω −1 +2 ⇒ ω +ω −1 ∈ Q(ω 2 +ω −2 ) ⇒ Q(ω +ω −1 ) ⊂


Q(ω 2 + ω −2 ).

• Mặt khác ta cũng có (ω+ω −1 )2 = ω 2 +ω −2 +2 ⇒ ω 2 +ω −2 ∈ Q(ω+ω −1 ) ⇒ Q(ω 2 +ω −2 ) ⊂


Q(ω + ω −1 )

Từ hai điều trên ta suy ra Q(ω 2 + ω −2 ) = Q(ω + ω −1 ).

27
3.5 Vấn đề giải được bằng căn thức
Định nghĩa 73. Cho K là một trường và f (x) ∈ K[x]. Phương trình f (x) = 0 được gọi là giải
được bằng căn thức nếu nó được quy về giải một dãy hữu hạn các phương trình xn1 = a1 , xn2 =
a2 , ..xnd = ad . Trong đó phương trình xn1 = a1 được xét trên K với K1 là trường phân rã của
nó, phương trình xn2 = a2 được xét trên K1 và sinh ra trường phân rã K2 của K1 ,.. cuối cùng
phương trình xnd = ad được xét trên trường Kd−1 và sinh ra trường phân rã Kd và f (x) chẻ ra
trên Kd

Nhận xét. Phương trình f (x) = 0 trên một trường K giải được bằng căn thức nếu tồn tại
một tháp trường:

K = K0 ⊂ K1 ⊂ K2 ⊂ · · · ⊂ Kd

trong đó:
K1 là TPR của đa thức xn1 − a1 ∈ K[x]
K2 là TPR của đa thức xn2 − a2 ∈ K1 [x]
...
Kd là TPR của đa thức xnd − ad ∈ Kd−1 [x]

Ví dụ.

• f (x) = x2 − 3 = 0 ⇔ x = ± 3
√ √
⇒ Ta xét trường phân rã Q( 3) của f (x) trên Q, f (x) chẻ ra trên Q( 3)
√ √
Có: Q ⊂ Q( 3) và Q( 3) là trường phân rã của x2 − 3 trên Q
Suy ra: f (x) giải được bằng căn thức
 √
x =± 2
• f (x) = (x − 2)(x + 1) = 0 ⇔
2 2
x = ±i

⇒ Ta xét trường phân rã Q( 2, i)
√ √
Có : Q ⊂ Q( 2) ⊂ Q( 2, i). Trong đó:

- Q( 2) là trường phân rã của x2 − 2 trên Q
√ √
- Q( 2, i) là trường phân rã của x2 + 1 trên Q( 2)

- f (x) chẻ ra trên Q( 2, i)

Suy ra: f (x) giải được

Định lý 74. Đa thức f (x) giải được ⇒ Nhóm Galois của f (x) giải được.
Nhóm G giải được khi tồn tại một tháp Abel :

{e} = G0 ⊂ G1 ⊂ G2 ⊂ · · · ⊂ Gn = G (1)

Tức là

(i) Gi là nhóm con chuẩn tắc của Gi+1

(ii) Gi /Gi−1 Abel

Ngoài ra:

- Nếu chỉ có điều kiện (i) thì dãy (1) được gọi là một tháp chuẩn tắc

28
- Nếu có (i) và có thêm Gi /Gi−1 cyclic thì dãy (1) được gọi là tháp cyclic

Ví dụ. S3 nhóm các phép thế bậc 3 là một nhóm giải được vì tồn tại một tháp Abel:

{id} ⊂ A3 = ⟨(123)⟩ = ⟨(132)⟩ ⊂ S3

Định lý 75. Cho K là một trường có đắc số không và f (x) là một đa thức bậc dương bất
khả quy trên K. Gọi E là một trường phân ra của đa thức này trên K. Khi đó, phương trình
f (x) = 0 giải được bằng căn thức ⇔ nhóm Galois Gal(E, K) giải được

3.6 Các phương trình đại số bậc nguyên tố bất khả quy
Định lý 76. Giả sử f (x) ∈ K[x] ⊂ R[x] là một đa thức bậc nguyên tố p bất khả quy. Khi đó
nếu f (x) có đúng hai nghiệm phức không thực thì nhóm Galois của f (x) là Sp .

Hệ quả 77. Giả sử f (x) ∈ K[x] ⊂ R[x] là một đa thức bậc nguyên tố p ≥ 5 bất khả quy và có
đúng hai nghiệm phức không thực . Khi đó phương trình f (x) = 0 không giải được bằng căn
thức.

Ví dụ. Đề kiểm tra cuối kì hè năm học 2021 − 2022:


Chứng minh rằng đa thức p(x) = x5 − 80x + 5 không giải được bằng căn thức.
Chứng minh: Ta có deg(p(x)) = deg(x5 − 80x + 5) = 5 là số nguyên tố
f (x) bất khả quy trên Q theo tiêu chuẩn Eisentein với số nguyên tố p = 5.
Do f (x) bất khả quy trên Q ⇒ f (x) tách được trên Q.
⇒ f (x) có 5 nghiệm phân biệt trên C.
Ta sẽ chỉ ra trong 5 nghiệm của f (x) có 3 nghiệm thực và 2 nghiệm thuộc tập C \ R.
Xét hàm số f (x) = x5 − 80x + 5
Đạo hàm f ′ (x) = 5x4 − 80
f ′ (x) = 0 ⇔ x = ±2
Bảng biến thiên:

x −∞ −2 2 +∞
f ′ (x) + 0 − 0 +
133 +∞
f (x)
−∞ −123

Do fCT .fCĐ < 0 ⇒ Đồ thị hàm số y = f (x) cắt trục hoành tại 3 điểm phân biệt.
⇒ f (x) = 0 hay p(x) = 0 có 3 nghiệm thực và 2 nghiệm thuộc tập C \ R.
Do đó phương trình f (x) = 0 không giải được bằng căn thức hay đa thức p(x) = x5 − 80x + 5
không giải được bằng căn thức.

3.7 Vấn đề dựng hình bằng thước kẻ và compa


Quy định: Nếu không cho trước bất kì một số phức nào được coi là dựng được, thì chỉ được
coi các số hữu tỉ là các số đã dựng được

Hệ quả 78. Số α dựng được ⇒ Tồn tại F ∋ α sao cho [F : Q] = 2n (n ∈ N) hay nói cách khác
α là nghiệm của một đa thức bất khả quy bậc 2n trên Q[x].

Định lý 79. Ba bài toán không dựng được:

29
(i) Gấp đôi hình lập phương

(ii) Chia ba một góc

(iii) Cầu phương hình tròn

Dưới đây là chứng minh cho bài toán "Không thể chia ba một góc". Hai bài toán còn lại
các bạn có thể tự chứng minh dựa theo lời giải của bài toán này.
Để chứng minh bài toán này, ta chỉ cần dùng phản chứng và chỉ ra một góc cụ thể không thể
chia ba được.
π
Giả sử ta có thể chia ba một góc đã dựng được bằng thước kẻ và compa. Xét góc α = , ta có
3
1
cos α = ∈ Q ⇒ α dựng được
2
α π
⇒ Góc β = = cũng dựng được ⇒ cos β dựng được.
3 9
1
Có cos α = cos 3β = 4 cos3 β − 3 cos β ⇒ 8 cos3 β − 6 cos β − 1 = 0 (do cos α = ).
2
⇒ cos β là nghiệm của đa thức f (x) = 8x3 − 6x − 1. Ta xét f (x − 1):

f (x − 1) = 8(x − 1)3 − 6(x − 1) − 1


= 8(x3 − 3x2 + 3x − 1) − 6(x − 1) − 1
= 8x3 − 24x2 + 18x − 3.

Như vậy f (x − 1) BKQ trên Q theo tiêu chuẩn Eisenstein với p = 3. Do đó f (x) cũng BKQ
trên Q. Do degf (x) = 3 không phải là lũy thừa bậc 2 nên cos β không dựng được.
⇒ β không dựng được (mâu thuẫn) ⇒ Không thể chia ba một góc bằng thước kẻ và compa.

Hệ quả 80. Đa giác đều n cạnh dựng được bằng thước và compa khi và chỉ khi

φ(n) = 2r (r ∈ N) ⇔ n = 2s p1 p2 . . . pm

với pi là số nguyên tố Fermat (có dạng 2m + 1) đôi một khác nhau.

4 Tóm tắt và mối liên hệ giữa các khái niệm


4.1 Tóm tắt mối liên hệ

MRHHS
• MRBHH ⇔
MRĐS

MRCT
• TPR ⇔
MRBHH


 Không có nghiệm bội

 Đặc số 0
 Đa thức BKQ = ====⇒ Đa thức tách được

• Tách được: Đặc số 0


 MRĐS =====⇒ MRTĐ


 Định lý phần tử nguyên thủy: MRHHS + MRTĐ ⇒ MRĐ

 MRBHH 
TPR Đặc số 0
• MR Galois ⇔ MRCT ⇔ ⇔ TPR của đa thức tách được ⇐===== TPR
MRTĐ
MRTĐ

30
4.2 Tính chất bắc cầu của mở rộng trên tháp các trường
Ta bắt đầu với một mở rộng đơn giản: MRBHH. Như ta đã biết, nếu ta có một tháp các trường
E ⊂ K ⊂ F thì ta có hai tính chất bắc cầu như sau:

• Nếu E là MRBHH của K và F là MRBHH của E thì F là MRBHH của K.

• Nếu F là MRBHH của K thì E là MRBHH của K và F là MRBHH của E.

Nếu đã đọc kĩ giáo trình, ta sẽ thấy motif này rất quen thuộc:
Tính chất. Giả sử ta có tháp các trường E ⊂ K ⊂ F.

(i) Nếu E là . . . của K và F là . . . của E thì F là . . . của K.

(ii) Nếu F là . . . của K thì E là . . . của K và F là . . . của E.

Tính chất này đúng với hầu hết các mở rộng đặc biệt đã được học, bao gồm: MRHHS,
MRĐS, MRBHH, MRTĐ. Trường hợp duy nhất mà tính chất này không đúng là MRCT.
Đương nhiên ở đây có cả TPR và MR Galois nhưng chúng đều bao hàm trong MRCT. Dưới
đây là phần giải thích cho MRCT:

• Nếu E là MRCT của K và F là MRCT của E thì F chưa chắc là MRCT của K.
√ √
Ví dụ. Xét tháp các trường: Q ⊂ Q( 2) ⊂ Q( 4 2). Ta có:

– Q( 2) là MRCT của Q do nó là TPR của đa thức x2 − 2 trên Q.
√ √ √ √
– Q( 4 2) là MRCT của Q( 2) do nó là TPR của đa thức x2 − 2 trên Q( 2).
√ √
Tuy nhiên Q( 4 2) lại không
√ là MRCT
√ của
√ Q do phần tử 4
2 có ĐTTT là x4 − 2, và đa
4 4 4
thức này có các nghiệm 2i, − 2i ∈ / Q( 2).

• Nếu F là MRCT của K thì E chưa chắc là MRCT của K.




3

3 −1 + i 3
Ví dụ. Xét tháp các trường: Q ⊂ Q( 2) ⊂ Q( 2, ω) với ω = . Ta cũng dễ
√ 2
thấy
√ Q( 3 2, ω) là MRCT của Q do nó là TPR của đa thức x3 − 2 trên Q. Tuy nhiên
3
Q( 2) lại không là MRCT của Q.

• Nếu F là MRCT và BHH của K thì F là MRCT và BHH của E. Đây là tính chất duy
nhất ở trên mà MRCT có, và phải kèm theo điều kiện BHH. F là MRCT và BHH của
K đồng nghĩa với F là TPR của đa thức f (x) nào đó trên K[x]. Do f (x) ∈ K[x] ⊂ E[x],
F cũng là TPR của f (x) trên E. Từ đó suy ra F cũng là MRCT của E.

Nhận xét. Thực tế nếu đọc ngoài khuôn khổ của học phần này ta sẽ thấy ở đây không
cần đến điều kiện BHH. Sử dụng định nghĩa ngoài SGT của MRCT đã nêu ở trên, ta
cũng có thể thấy điều này.

Chú ý. Mặc dù tính chất (ii) cũng đúng đối với MRHHS và MRTĐ, chúng không được đề cập
trong giáo trình do chứng minh dài và phức tạp. Cần cẩn thận khi sử dụng hai tính chất này.

31
4.3 Một số bài tập tự luyện
1. Ta đều biết một phần tử u được gọi là đại số trên K nếu nó là nghiệm của một đa thức
bậc dương f (x) ∈ K[x], hay nói cách khác, tồn tại các phần tử a1 , a2 , . . . , an ∈ K sao cho
u là nghiệm của đa thức
f (x) = an xn + · · · + a1 x + a0 .
Hỏi nếu tổng quát hơn, ta thay "a1 , a2 , . . . , an ∈ K" bằng "a1 , a2 , . . . , an là đại số trên K"
thì u còn là đại số trên K không? Giải thích.

2. Gọi Fn là trường chia đường tròn bậc n trên Q. Chứng minh F6 = F3 . Hãy tổng quát hóa
bài toán này.

3. Hãy tính đa thức chia đường tròn bậc n, với n có từ 2 đến 3 ước nguyên tố (ví dụ với
n = 15 hoặc n = 30.

4. Gọi Q là trường các số đại số trên Q. Chứng minh rằng Q là một MRĐS, bậc vô hạn,
MRCT và MRTĐ của Q.

32

You might also like