65KDNC KTVXHPT Nhóm1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 54

GVHD

NGUYỄN CAO LÃNH


SINH VIÊN THỰC HIỆN

HOÀNG
THANH NAM

2018665
LÊ NGỌC
TIẾN
T hiên nhiên là cố vấn

FUTURE IN YOUR HANDS


thiết kế và chúng ta có thể
phát triển các giải pháp bền
vững và hiệu quả cho các
vấn đề của con người bằng 2025765
cách nghiên cứu các hệ BÙI THỊ
thống và quy trình tự nhiên.
HOÀI

2010265
NGUYỄN
ANH DŨNG

4001865
TẠ TUẤN
VIỆT

2208065
TẠ LONG
NHẬT

2018665
KIẾN TRÚC PHỎNG SINH HỌC
MÔN HỌC: XU HƯỚNG KIẾN TRÚC & PHÁT TRIỂN
GVHD : NGUYỄN CAO LÃNH
SVTH : TẠ TUẤN VIỆT 65KDNC
BÙI THỊ HOÀI 65KDNC
NGUYỄN ANH DŨNG 65KDNC
LÊ NGỌC TIẾN 65KDNC
HOÀNG THANH NAM 65KDNC
TẠ LONG NHẬT 65KDNC

HaNoi,06/11/2023
MỤC LỤC

Lời mở đầu......................................................................1
01. Bối cảnh..................................................... 3
02. Lịch sử phát triển....................................... 7
03. Đặc trưng.................................................. 19
Hình thái...........................................................................21
Triết lý..............................................................................21
Hình thức.........................................................................22
Công năng......................................................................22
Vật liệu, công nghệ.........................................................23
Phạm vi ảnh hưởng........................................................25
04. Tình phát triển ở Việt Nam....................... 27
Xu hướng thời đại.........................................................28
Thực trạng ở Việt Nam..................................................28
Nguyên nhân của vấn đề..............................................31
Điểm sáng của sự phát triển..........................................32
05. Dự báo tương lai tổng quan.....................33
Lý do cho sự phát triển của kiến trúc phỏng sinh học. 34
Dự báo kiến trúc phỏng sinh học đối với thế gới...........35
Dự báo kiến trúc phỏng sinh học đối với Việt Nam........37

Mục lục ảnh..........................................................................39


Mục lục tham khảo................................................................41
0
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, việc ứng dụng đổi mới công nghệ thông qua cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đã giúp nâng cao tư duy, sáng

0
0
của con người. Quan trọng nhất là điều này đã nâng cao nhận thức của con
người trước những nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai.
Trong đó ngành xây dựng cũng đóng vai trò rất lớn trong việc tạo nên một xã
hội và cuộc sống bền vững. Đối với những sinh viên kiến trúc, việc trau dồi thêm
những kiến thức và đón đầu xu hướng kiến trúc của thời đại là đặc biệt cần
thiết. Thiên nhiên rộng lớn, phong phú và đa dạng các loài động thực vật là nền
tảng, đồng thời là nguồn cảm hứng vô tận cho sự phát triển tư duy sáng tạo và
cách tân bền vững thuộc tất cả các lĩnh vực khoa học nói chung và trong lĩnh
vực kiến trúc nói riêng. Nền tảng sáng tạo đó ngày nay tạo điều kiện cho sự ra
đời của một lĩnh vực khoa học mũi nhọn mang tên là Thiết kế phỏng sinh học
(Biomimetic Design). Đó cũng chính là đề tài mà nhóm đã lựa chọn để tìm hiểu
và phân tích chuyên

của xu hướng thiết kế phỏng sinh học, qua đó dự đoán tình hình phát triển trong
tương lai của xu hướng trên thế giới và tại Việt Nam

sâu. Mục đích của bài luận này nhằm làm rõ bối cảnh, lịch sử, đặc trưng riêng biệt

0
1
0
1 BỐI CẢNH

2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

3 ĐẶC TRƯNG

4 TÌNH HÌNH PHÁT


TRIỂN Ở VIỆT NAM

5 DỰ BÁO TƯƠNG LAI


TỔNG QUAN
2
01 BỐI CẢNH
02
3
ừ lâu kiến trúc đã lấy thiên nhiên làm
T cảm hứng trong thiết kế, người Hy
lạp
và La Mã cổ đại đã kết hợp các họa tiết
tự nhiên vào thiết kế ví dụ như các cột
lấy cảm hứng từ cây cối. Những đường
gân theo phong cách Ả Rập thời Hậu Cổ
và Byzantine là phiên bản cách điệu của
cây acanthus.

HÌnh 1.2 : Bản vẽ chuồng chim của Varro

Hình 1.3 : Một phần phía trong nhà thờ Sagrada Familia.
Hình 1.1 : Thức cột cổ điển Corinthian Hy Lạp

Hình 1.4 : Nhà thờ chính tòa Florence( archdaily)

4
Hình 1.5 : Otto Schmitt ( Muench Family Association) Hình 1.6 : Sân vận động mô phỏng cấu trúc tổ chim, Bắc Ki

Cuối thế kỷ 20 đánh dấu sự phát triển trở


thành xu hướng của kiến trúc phỏng sinh học.
Trình độ dân trí và đời sống vật chất, tinh thần
của người dân được cải thiện. Từ đó, nhu cầu
về nhà ở tiện nghi gia tăng, điều này thúc đẩy
việc xây dựng ở các quốc gia có nền kinh tế
đã và đang phát triển.
Con người luôn tìm kiếm những sự mới mẻ
trong mọi thứ, và các kiến trúc sư cũng liên
tục đổi mới và sáng tạo, tạo ra những công
trình ấn tượng, và hơn vậy là tạo ra những
phong cách, chủ nghĩa và xu hướng kiến trúc
mới. Xu hướng toàn cầu hóa văn hóa, thông
tin và giao lưu quốc tế đã giúp cho kiến trúc
phỏng sinh học dễ dàng đi vào cuộc sống và
hòa nhập vào nền kiến trúc của các quốc gia
và các nền văn hóa mới. Những người đầu
tiên đặt viên gạch mở đường cho kiến trúc
phỏng sinh học là những người có sức ảnh
hưởng trong ngành sinh học, kỹ thuật, thiết kế
và kiến trúc. Trong quá trình phát triển, việc
các kiến trúc sư nổi tiếng như Antoni Gaudi,
Norman Foster đưa triết lý thiết kế phỏng sinh
học vào công trình của họ đã khiến phương
pháp này được biết đến rộng rãi hơn.

Hình 1.8 : Công trình Gherkin Atrium của kts Nor-


man Foster ( Rethinking The Future)

5
nh, Trung Quốc ( Tạp chí văn hóa nghệ thuật ) Hình 1.7 : Đền Hoa Sen mô phỏng bông hoa sen tại Delhi, Ấn Độ
( Wikipedia )

Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang trải qua nhiều biến động với sự vượt lên của các quốc
gia như Trung Quốc, Ấn Độ cùng sự xuất hiện nhiều tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, IMF,
World Bank,... Từ giữa thế kỷ 20, thế giới đã trải qua giai đoạn gia tăng dân số chưa từng
có. Dân số thế giới đã tăng hơn gấp ba lần, trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2020. Tốc
độ tăng trưởng dân số thế giới đạt mức cao nhất trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến
năm 1970, với mức tăng trung bình 2,1%/ năm. Trong giai đoạn này môi trường đã chịu
nhiều ảnh hưởng tiêu cực do gia tăng dân số, việc gia tăng dân số nhanh chóng đã gây ra
việc tiêu thụ quá mức, khai thác quá mức, ô nhiễm và phá rừng. Những điều này đã tạo ra
sự nóng lên toàn cầu và mất đa dạng sinh học.
Với mong muốn bảo vệ môi trường, nhiều phong trào bảo vệ môi trường và các cuộc biểu
tình đã xuất hiện, khiến một bộ phận không nhỏ các kiến trúc sư phải nhìn nhận lại những
phương pháp xây dựng truyền thống. Các yếu tố đó đã thúc đẩy kiến trúc phỏng sinh học
phát triển trở thành một xu hướng kiến trúc đi đầu cho tới tận ngày nay.
Có thể thấy việc thi công, vận hành cho tới khi phá hủy của một công trình xây dựng theo
phương thức truyền thống thường gây ra lãng phí rất nhiều năng lượng, gây ảnh hưởng lớn
tới môi trường. Với kiến trúc phỏng sinh học, điều này đã và đang dần được cải thiện. Các
thiết kế kiến trúc phỏng sinh học được tạo ra với mong muốn mang lại hiệu quả tối ưu nhờ
việc học hỏi từ thiên nhiên, chuyển đổi từ cách sử dụng tài nguyên một cách lãng phí, gây
ô nhiễm sang mô hình vòng tròn khép kín, tiết kiệm năng lượng sử dụng và tận dụng tối đa
nguồn năng lượng tái tạo.

6
01
0
LỊCH SỬ
PHÁT TRIỂN
Khái niệm phỏng sinh học được tồn tại
trong nhiều thế kỷ, với Leonardo da Vinci
là một trong những người đề xuất sớm
nhất. Vào thế kỷ 20, ý tưởng này đã trở
nên nổi bật hơn nhờ công trình của các
nhà khoa học và nhà thiết kế như Janine
Benyus, người đã phổ biến thuật ngữ
phỏng sinh học trong cuốn sách của mình,
Phỏng sinh học: Đổi mới lấy cảm hứng từ
thiên nhiên. Benyus lập luận rằng thiên
nhiên là cố vấn thiết kế và chúng ta có thể
phát triển các giải pháp bền vững và hiệu
quả cho các vấn đề của con người bằng
cách nghiên cứu các hệ thống và quy trình
tự nhiên.
03
7
Bảng tóm tắt lịch
Thời gian Sự kiện
3000 năm TCN Tơ lụa là một trong những ví dụ đầu tiên về
mô phỏng sinh học mà chúng ta thấy trong
lịch sử loài người
2470 năm TCN Kim tự tháp được thiết kế theo hình dáng
của những ngọn núi
1505 - 1506 Leonardo da Vinci viết Codex về chuyến bay
của các loài chim phác thảo về cơ chế bay
và bản chất của không khí
1851 Tại Luân Đôn, nhà thiết kế cảnh quan Jo-
seph Paxton đã xây dựng cung điện pha lê
lấy cảm hứng từ hoa súng
1903 Trong mô hình máy bay này của 2 anh em
nhà Wright, đặc biệt là cơ chế điều khiển
cánh đã được lấy cảm hứng từ loài chim
1934 Schmitt đã phát minh ra một mạch điện
được mô phỏng theo hệ thống xung thần
kinh của loài mực
1955 Georges de Mestral (người Thụy Sĩ) qua
việc quan sát cây ngưu bàng đã nghiên cứu
và chế tạo loại khóa dán Velcro và NASA sử
dụng nó trong các tàu con thoi để ngăn thực
phẩm và thiết bị trôi đi trong tình trạng không
trọng lực.

1969 Nhà sinh lý học người Mỹ Otto Schmitt lần


đầu tiên sử dụng thuật ngữ ‘’ mô phỏng sinh
học ‘’
1989 NASA và 3M thử nghiệm công nghệ giống
với các rãnh trên da cá mập. Những vết lõm
nhỏ gọi là gân được gắn vào vỏ ngoài của
máy bay để giảm lực cản trong không khí và
có tính khí động học cao hơn
1990 Người kỹ sư Nhật Bản đã thiết kế lại phần
đầu tàu để có hình dạng giống đầu chim bói
cá, dẫn đến việc đoàn tàu cắt gió thay vì
nhốt nó vào trong đường hầm, khắc phục
âm thanh ầm ĩ.
1995 KTS Michael Wiford đã thiết kế nên một khu
phức hợp Esplanade lấy cảm hứng từ cây
sầu riêng
1996 Trung tâm Eastgate thiết kế với ý tưởng về
những ngọn đồi mối, giúp nó không cần phải
được sưởi ấm hoặc làm mát theo cách
thông thường.
1997 Nhà khoa học và nhà văn Janine Benyus đã
xuất bản cuốn sách ‘’ Phỏng sinh học : sự
đổi mới lấy cảm hứng từ thiên nhiên.

8
2001 Văn phòng kiến trúc Grimshaw Architects
thiết kế một khu nhà kính được lấy cảm
hứng từ hình dạng bong bóng xà phòng

2006 Richard Bonser đã công bố một nghiên cứu


trên tạp chí kỹ thuật Bionic cho thấy sự ứng
dụng phỏng sinh học tăng đột biến.

2008 KTS thùy sĩ Herzog và De Meuron đã thiết


kế sân vận động quốc gia Bắc Kinh dựa trên
ý tưởng từ chiếc tổ chim

2010 Janine Benyus đồng sáng lập Biomimicry


3.8. Họ là tư vấn, đào tạo các công ty khác
về cách kết hợp sự đổi mới lấy cảm hứng từ
sinh học.

2011 Deckard Sorensen và Miguel Galvez và


những người sáng lập công nghệ nano
NBD, ý tưởng cho chai nước lấy cảm hứng
từ một loại bọ sa mạc có tên Namib

1/2014 Các nhà khoa học và kỹ sư hàng đầu của


Harvard giới thiệu một loại pin mới không
chứa kim loại, hoạt động dựa trên các phân
tử có nguồn gốc cacbon tự nhiên.

7/2014 Tập đoàn Lavasa của Ấn Độ lên ý tưởng để


có thể phát triển thành phố đầu tiên trên đất
nước dựa trên các nguyên tắc của phỏng
sinh học

Tơ lụa 3000 năm trước công nguyên


- Tơ lụa là một trong những ví dụ đầu tiên về mô phỏng sinh học mà chúng ta thấy trong lịch
sử loài người. Việc sử dụng chất liệu này đã có từ năm 4000 trước Công nguyên, khiến nó
trở thành một trong những loại vải đầu tiên được con người phát minh ra.

- Người ta thường biết rằng tơ tằm có nguồn gốc từ con tằm và người Trung Quốc là nền
văn minh đầu tiên học được từ con tằm rực rỡ. Phát minh này là lý do khiến Con đường tơ
lụa có tên như vậy. Tơ lụa có thể được trao đổi theo trọng lượng của nó bằng vàng trong
thời kỳ mà chỉ có người Trung Quốc mới thành thạo chiến lược dệt vải. 6.000 năm sau
chúng ta vẫn đang sử dụng lụa trên toàn thế giới.

9
Hình 2.1: Tơ lụa

Kim tự tháp: 2470 năm TCN


Trong khi có hàng trăm giả thuyết về ai hoặc cái gì thực sự đã xây dựng nên các kim tự tháp
Ai Cập, cho đến khi một lực lượng ngoài Trái đất được chứng minh là có vai trò, người ta sẽ
cho rằng chúng là do con người tạo ra. Và một giả thuyết hợp lý là chúng được thiết kế theo

Hình 2.2: Minh họa kim tự tháp

10
Tiêu biểu nhất, nếu chúng ta nghiên cứu về phỏng sinh học thì có lẽ cái tên Leonardo Da
Vinci là cái tên tiêu biểu nhất trong vấn đề nghiên cứu này, ông là một trong những nhân vật
được kính trọng và nhiều nghiên cứu nhất thời Phục Hưng Ý, là một người đi trước thời đại,
đến nay đã có hang nghìn bản phác thảo của ông vẫn đang được tìm kiếm và nghiên cứu
cho đến tận ngày nay. Một phần công việc của ông là liên quan đến mô phỏng sinh học là
nghiên cứu về các loại chim. Ông đã bị mê hoặc bởi chuyến bay và đã vẽ ra sơ đồ cho
nhiều máy bay dưới mô phỏng dựa theo cấu trúc xương của chim và dơi

1505- 1506
Leonardo da Vinci viết Codex về
chuyến bay của các loài chim , trong
đó suy đoán rằng việc di chuyển bằng
đường hàng không của con người có
thể được mô hình hóa dựa trên cơ
chế bay của loài chim. Trong suốt
cuộc đời của mình, da Vinci đã tạo ra
một số tác phẩm và hơn 500 bản phác
thảo về cơ chế bay và bản chất của
không khí.

Hình 2.3: Bìa sách của cuốn Codex

Với sự tuân thủ chặt chẽ và sử dụng


thiên nhiên làm nền tảng cho nhiều ý
tưởng của mình

Vào thế kỷ 14, người đàn ông


Vitruvius được Leonardo Da Vinci vẽ
dựa trên các tác phẩm của kiến trúc
sư La Mã, Vitruvius. Người Vitruvian là
nghiên cứu về tỷ lệ lý tưởng của hình
dạng con người. Ý tưởng về tỷ lệ của
người đàn ông Vitruvian đã được Da
Vinci và An- drea Palladio thực hiện
trong các thiết kế.

Hình 2.4: Hình ảnh phác thảo máy bay dựa trên bộ phận khu-
ng xương của dơi

11
Năm 1851
Tại Luân Đôn, nhà thiết kế cảnh quan Joseph Paxton đã xây dựng cung điện pha lê rộng
9900.000 foot vuông cho Triển lãm lớn, triển lãm quốc tế đầu tiên về các sản phẩm được
sản xuất. Kiến trúc độc đáo của cung điện, sử dụng các dầm sắt đan chéo để đỡ gần
300.000 tấm kính trên một không gian rộng mở, được lấy cảm hứng từ hoa súng: Các gân
nối liền giúp cây chịu được trong lượng đáng kể trong nước

Hình 2.5: Bên ngoài của cung điện pha lê

Năm
1903
Trong chuyến bay thành công đầu tiên,
chiếc máy bay của 2 anh em bay trên
không chỉ chưa đầy 1 phút ở Kitty
Hawk bắc Carolina

Trong mô hình máy bay này của 2 anh


em nhà Wright, đặc biệt là cơ chế điều
khiển cánh đã được lấy cảm hứng từ
loài chim sử dụng dòng không khí để
tăng lực nâng và tạo điều kiện cho việc
thay đổi hướng

Chỉ hơn một thập kỷ sau, chuyến bay


thương mại đầu tiên trên thế giới đi từ
St. Petersburg, Florida đến Tampa
Hình 2.6: Hình ảnh chiếc máy bay đầu tiêm của 2 anh em
Orville và Wright.
12
Năm 1934
Hình 2.8: Sơ đồ đo điện thế nghỉ trên tế bào thần kinh
mực ống

Schmitt đã phát minh ra một


mạch điện được mô phỏng
theo hệ thống xung thần
kinh của loài mực

Năm 1955

Kỹ Sư người Thụy Điển George de Mes-


tral cấp bằng sáng chế Velcro. Tuy nhiên,
ý tưởng của ông đã được ấp ủ từ nhiều
năm trước khi trong một chuyến bay đi
săn ở dãy Alps, con chó của ông đã bị bao
phủ bởi những chiếc mũi. Lấy cảm hứng
từ những chiếc móc nhỏ xíu của hạt gai,
De Mestral đã hình dung ra một sản
phẩm: hai mảnh vải, một mảnh có móc,
mảnh kia có vòng. Velcro được biết đến
rộng rãi vào những năm 1960, khi NASA
sử dụng nó trong các tàu con thoi để ngăn
thực phẩm và thiết bị cùng những vật
Hình 2.9: Cây ngưu bàng
dụng khác trôi đi trong tình trạng không
trọng lực

Năm 1969 Năm 1986


Nhà sinh lý học người Mỹ Otto Schmitt lần NASA và 3M thử nghiệm công nghệ giống với
đầu tiên sử dụng thuật ngữ ‘’ mô phỏng các rãnh trên da cá mập. Những vết lõm nhỏ
sinh học ‘’ trong một bài báo ông trình bày gọi là gân được gắn vào vỏ ngoài của máy bay
ở Đại Hội Vật Lý sinh học quốc tế ở bằng chất kết dính để giảm lực cản trong không
Boston. khí và làm cho máy bay có tính khí động học
cao hơn. Sau đó, Lufthansa đang phát triển
công nghệ ‘’ sơn ‘’ những đường rãnh này trực
tiếp lên bề mặt ngoài máy bay thương mại để
giảm mức tiêu thụ nguyên liệu khoảng 1%
( nghe thì có vẻ không nhiều, nhưng khoản tiết
kiệm được có thể mang lại lợi ích đáng kể cho
môi trường. Chỉ riêng hoa kỳ hàng năm đã tiêu
thụ khoảng 20 tỷ gallon nhiên liệu hang không).

13
Năm 1990
Vào cuối những năm 1990, Nhật Bản đã
triển khai mô phỏng sinh học dưới dạng
xe lửa. Những chuyến tàu cao tốc mà
họ sử dụng đang gây ra vấn đề cho tất
cả cư dân gần đó. Khi đoàn tàu lao qua
đường hầm, không khí sẽ bị nén xung
quanh phía trước đoàn tàu trước khi
phát ra tiếng ồn khủng khiếp khi đoàn
tàu ra khỏi đường hầm. Kỹ sư trưởng đã
có thể giải quyết vấn đề này bằng cách
tìm đến một trong những sở thích của
mình: xem chim. Chim bói cá là một loài
chim nhỏ có mỏ dài, lặn xuống nước để
săn mồi. Người kỹ sư đã thiết kế lại
phần đầu tàu để có hình dạng giống đầu
chim bói cá, dẫn đến việc đoàn tàu cắt Hình 2.10: Chim bói cá
gió thay vì nhốt nó vào trong đường
hầm, khắc phục âm thanh ầm ĩ.

Năm 1995
Khu phức hợp Esplanade được thiết kế bởi kiến trúc sư Michel Wilford xây dựng tại Singapore
được lấy cảm hứng từ cây sầu riêng

Mặt tiền của công trình có hệ thống che nắng linh hoạt bằng khung cong và các lam nhôm
hình tam giác có thể điều chỉnh theo góc và vị trí của mặt trời trong ngày

Năm 1996
Trung tâm Eastgate tọa lạc tại Harare,
Zimbabwe và đóng vai trò là trung tâm
mua sắm và không gian văn phòng. Tuy
nhiên nó không phải là trung tâm mua
sắm thông thường. Được thiết kế với ý
tưởng về những ngọn đồi mối, Trung
tâm Eastgate không cần phải được sưởi
ấm hoặc làm mát theo cách thông
thường. Mối giữ cho tổ của chúng ở
nhiệt độ ổn định bằng cách đóng và mở
các lỗ dọc theo lớp vỏ bên ngoài của tổ,
giúp không khí thông thoáng và cân
bằng nhiệt độ bên trong. Trung tâm
Eastgate hoạt động theo cách tương tự Hình 2.11: Một góc ở trung tâm Eastgate
ngoại trừ sử dụng ống dẫn và quạt thay
vì mối mọt. Nó sử dụng 10% năng lượng
của một tòa nhà thông thường có cùng
kích thước.

14
Năm 1997
Nhà khoa học và nhà văn Janine Benyus đã
xuất bản cuốn sách ‘’ Phỏng sinh học : sự đổi
mới lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Benyus, hiện
được coi là người truyền bá chính trong lĩnh vực
này, đưa ra khái niệm mô phỏng sinh học xoay
quanh mục tiêu cấp bách là chấm dứt sự tàn
phá của môi

Benyus đã nói với National Geographic nhiều


năm sau: ‘’ chúng tôi có thể áp dụng tư duy mới
vào sản xuất truyền thống để khắc phục những
sai lầm tiêu tốn nhiều năng lượng và độc hại
trong quá khứ, tôi ước gì chúng ta đã ngồi vào
bàn thiết kế trong cuộc cách mạng công nghiệp
‘’

Hình 2.12: Cuốn sách phỏng sinh học do nhà văn


Janine Benyus xuất bản

Năm 2006
Năm 2001
Văn phòng kiến trúc Grimshaw Architects đã
thiết kế dự án Eden ( là nhà kính lớn nhất thời 15
bấy giờ
), các mô - đun hình bán nguyệt khổng lồ được
lấy cảm hứng từ hình dạng của những bong
bong xà phòng. Hệ thống cấu trúc hiệu quả bao
gồm các hình dạng lục giác và ngũ giác được
tạo ra sau khi nghiên cứu các hạt phấn hóa, các
hạt phóng xạ và các phân tử cacbon

Năm 2008
Kiến trúc sư người Thụy Sĩ Herzog và De
Meuron đã thiết kế sân vận động quốc gia Bắc
Kinh nó thể hiện mô phỏng sinh học thiết kế
thông qua lớp vỏ bề ngoài có lớp vẻ thép phức
tạp, có hình dạng giống như một tổ chim.
Richard Bonser, khi đó thuộc trung tâm phỏng
sinh học của đại học Reading, đã công bố một
nghiên cứu trên tạp chí kỹ thuật Bionic nhằm
đánh giá sự phát triển của đổi mới phỏng sinh
học. Bonser nhận thấy rằng từ năm 1985 đến
năm 2005, số lượng bằng sáng chế trên toàn
thế giới có chứa từ ‘’ mô phỏng sinh học ‘’
hoặc ‘’ lấy cảm hứng từ sinh học ‘’ đã tăng
lên gấp 93 lần ( Hệ số tăng trưởng đối với các
bằng sáng chế không mô phỏng sinh học là
2,7 )

Hình 2.13: Sân vận động trung quốc


Năm 2010
Janine Benyus đồng sáng lập Biomimicry
3.8. Công ty có tên liên quan đến có ng-
hiên cứu về hoạt động, đời sống tự nhiên.
Nhiệm vụ của họ là tư vấn, đào tạo và
hướng dẫn các công ty khác về cách kết
hợp sự đổi mới lấy cảm hứng từ sinh học
và hoạt động của họ
( Biomimicry 3.8 là công ty tư vấn lấy cảm
hứng từ sinh học hàng đầu thế giới cung
cấp tư vấn về trí tuệ sinh học, đào tạo
chuyên môn và diễn thuyết truyền cảm
hứng). Hình 2.14: Trang web cảu Biomimicry

Ngày nay, nó đã làm việc với hơn 250 khách hang, bao gồm Shell, Boeing và General Electric.

Một nhược điểm lớn của các tuabin gió là


khi đặt quá gần nhau, nhiễu loạn sẽ làm
gián đoạn và làm giảm hiệu suất của các
tuabin gió trục ngang (loại truyền thống).
Khi nghiên cứu cách các đàn cá bơi trong
nước rất gần nhau, người ta nhận thấy
rằng cách bơi của các loài cá này bổ
sung cho nhau và không con nào bỏ lỡ
nhịp nào. Điều này đã giúp giải quyết lỗ
hổng tuabin gió này. Khi họ quay trục sao
cho nó hướng thẳng đứng, các tuabin có
thể được đặt gần nhau hơn nhiều mà
không làm gián đoạn các tua-bin khác.
Tăng hiệu quả lên tới 10 lần trục hoành

Năm 2012 Hình 2.15: Cách dàn cá di chuyển trong môi trường nước

Deckard Sorensen và Miguel Galvez và


những người sáng lập công nghệ nano
NBD, đã tạo ra một bằng chứng về ý
tưởng cho một chai nước lấy cảm hứng
từ một loại bọ sa mạc có tên Namib.
Giống như loại côn trùng hút nước từ
không khí bằng cách thu thập hơi nước
ngưng tụ trên các vết sương cực nhỏ trên
lưng, cái chai sẽ thu được độ ẩm trong
không khí và cả nhóm ước tính rằng thiết
bị này có thể thu lưu trữ tới 3l nước uống
mỗi giờ.
Hình 2.16: Bọ sa mạc Namib

Galvez nói với đài BBC rằng : nếu chúng tôi tạo ra vài lít nước mỗi ngày theo cách tiết kiệm
chi phí thì bạn có thể mang sản phẩm này đến với người dân ở Châu Phi cận Sahara và các
khu vực khô cằn khác trên thế giới.

16
Cũng vào năm này các kỹ sư, sinh
viên và Umass đã nghiên cứu miếng
đệm chân của tắc kè và phát hiện ra
rằng lý do loài bò sát này có thể bò
trên các bề mặt thẳng đứng và lộn
ngược là do bàn chân của chúng
được bao phủ bởi hàng trăm sợi lông
tơ, hoặc những sợi lông cực nhỏ.
Những sợi này cho phép tắc kè bám
vào một bề mặt nhưng cũng dễ dàng
tự bong ra khỏi bề mặt. Kết quả của
nghiên cứu này là một chất kết dính
được sử dụng, như bạn có thể đoán,
để dán các vật thể vào tường và bề
mặt một cách hiệu quả hơn. Hình 2.17: Bò sát

Tháng 1- 2014 Tháng 7- 2014


Các nhà khoa học và kỹ sư hàng đầu Tập đoàn Lavasa của Ấn Độ đã nộp hồ sơ chào
của Harvard xuất bản một bài báo trên bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, nỗ lực thứ hai
tạp chí Nature để giới thiệu một loại trong bốn năm nhằm để huy động 7,5 tỷ rupee
pin mới không chứa kim loại, hoạt ( khoảng hơn 100 triệu USD ) để có thể phát triển
động dựa trên các phân tử có nguồn thành phố đầu tiên trên đất nước dựa trên các
gốc carbon dồi dào tự nhiên, loại pin nguyên tắc của phỏng sinh học. Công ty đã hợp
này được gọi là quinone – tương tự tác chặt chẽ với các nhà sinh vật học để phát triển
như các phân tử lưu trữ năng lượng ở được quy hoạch tổng thể của toàn thành phố,
động vật và thực vật. Các nhà khoa trong đó kết hợp các nỗ lực tái trồng rừng, thu
học đã nghiên cứu ra rằng loại pin này hoạch nước mưa và các biệt pháp xây dựng xanh.
rẻ hơn đáng kể so với kim loại thường
được dùng trong các loại pin bình
thường và hơn thế nữa thì công nghệ
này có thể cải thiện hiệu quả năng
lượng tái tạo trong cả một hệ thống
lưới điện lớn.

17
18
02
0
ĐẶC TRƯNG
Kiến trúc phỏng sinh học (hay Biomimic-
ry architecture/ Biomimetic architecture)
là phương pháp tiếp cận khoa học đa lĩnh
vực để thiết kế bền vững, vượt ra ngoài
việc sử dụng thiên nhiên làm nguồn cảm
hứng cho thẩm mỹ mà nghiên cứu sâu
hơn và áp dụng các nguyên tắc xây dựng
có trong môi trường tự nhiên và các loài
sinh vật. Đặc trưng lớn nhất của xu hướng
này là sự mô phỏng, bắt chước tự nhiên
nhằm mục đích giải quyết vấn đề kiến
trúc. Đây là cơ sở để phân biệt Kiến trúc
phỏng sinh học với các xu hướng kiến
trúc khác có nét tương đồng, ví dụ như
Biophilic architec- ture

19
0
K iến trúc phỏng sinh học (hay Biomimicry architecture/ Biomimetic architecture) là phương
pháp tiếp cận khoa học đa lĩnh vực để thiết kế bền vững, vượt ra ngoài việc sử dụng thiên
nhiên làm nguồn cảm hứng cho thẩm mỹ mà nghiên cứu sâu hơn và áp dụng các nguyên
tắc xây dựng có trong môi trường tự nhiên và các loài sinh vật. Đặc trưng lớn nhất của xu
hướng này là sự mô phỏng, bắt chước tự nhiên nhằm mục đích giải quyết vấn đề kiến trúc.
Đây là cơ sở để phân biệt Kiến trúc phỏng sinh học với các xu hướng kiến trúc khác có nét

ví dụ như Biophilic architecture.


tương đồng,

- Kiến trúc ưa tự nhiên, hay Biophilic architecture là một phương pháp tiếp cận kiến trúc
hướng đến sự gắn kết giữa con người với môi trường tự nhiên.

- Đặc trưng của xu hướng này là sự tích hợp các yếu tố tự nhiên như ánh sáng tự nhiên,
nước và thực vật,… trong công trình kiến trúc, nhằm mục đích cải thiện sức khỏe, chất
lượng cuộc sống con người.

Như vậy, có thể khẳng định rằng yếu tố lớn nhất phân biệt kiến trúc phỏng sinh học với các
xu hướng kiến trúc khác nằm ở việc kiến trúc phỏng sinh học sử dụng những công nghệ
học hỏi từ các hình mẫu có trong tự nhiên. Đi sâu hơn vào định nghĩa Kiến trúc phỏng sinh
học nói riêng và phương pháp Thiết kế phỏng sinh học nói chung, ta cần xét đến 6 khía
cạnh sau:

Hình thái Triết lý

Hình thức Công năng

Vật liệu, Phạm vi ảnh


công nghệ hưởng
20
1.Hình thái
C ác công trình thiết kế theo
phương pháp này có đặc điểm
chung là
mô phỏng lại các hình thái xuất hiện
trong tự nhiên. Điều đó có nghĩa
chúng thường có những dạng hình
học và vật liệu độc đáo, phản ánh
giải pháp công nghệ sử dụng trong
chính công trình đó. Tuy nhiên, nét
tương đồng này đa phần là kết quả
của việc tìm kiếm cách tối ưu hiệu
suất công trình, thay vì là một ý đồ
chủ đích của kiến trúc sư và kỹ sư.
Một ví dụ là tòa nhà The Gherkin ở
London, Anh. Thiết kế của tòa nhà
này mô phỏng cơ chế dẫn nước
xuyên cơ thể của loài hải quỳ và bọt
biển, từ đó đạt hiệu quả thông gió
cao gấp nhiều lần so với các công
trình cùng quy mô.

Hình 3.1: The Gherkin mô phỏng cấu tạo của hải quỳ và bọt biển

2. Triết lý
Peter Niewiarowski, nhà sinh vật học tại Đại học Akron, nói rằng: “Các giải pháp do con
người thiết kế thường thô sơ và lãng phí, dựa dẫm quá nhiều vào việc tăng sử dụng vật liệu
hoặc năng lượng để giải quyết vấn đề. Trong khi đó, các giải pháp từ thiên nhiên lại độc đáo
và tối ưu.”
Jamie Dwyer của công ty tư vấn phỏng sinh học, Biomimicry 3.8, cho biết: “3,8 tỷ năm. Sự
sống đã trải qua từng đó thời gian tự nghiên cứu và phát triển.”
Trong tình hình biến đổi khí hậu, nguồn tài nguyên trái đất đang cạn kiệt, yêu cầu về tính
bền vững đang ngày càng được chú trọng trong thiết kế kiến trúc. Các loài động thực vật đã
qua một thời gian tồn tại lâu dài trên trái đất, và phát triển muôn vàn chiến lược khác nhau
để sinh tồn. Đây là nguồn cảm hứng vô tận để đi đến lời giải tối ưu nhất cho thiết kế bền
vững.

Có thể tóm gọn lại triết lý của kiến trúc phỏng sinh học qua ba khía cạnh sau:

Lấy thiên nhiên làm hình Lấy thiên nhiên làm thước Coi thiên nhiên như người
mẫu: Biomimicry là ngành đo: Biomimicry sử dụng cố vấn: Biomimicry là một
khoa học mới, nghiên cứu tiêu chuẩn sinh thái để cách mới để nhìn nhận và
các hình mẫu tự nhiên và đánh giá tính bền vững đánh giá tự nhiên.
sau đó mô phỏng hình của các đổi mới. Sau 3,8 tỷ
thức, quy trình, hệ thống năm tiến hóa, tự nhiên đã
và chiến lược này để giải chắt lọc được những giải
quyết các vấn đề của con pháp tối ưu nhất.
người một cách bền vững.
21
3.Hình thức
Các hình dạng, chi tiết sử dụng trong các
công trình phỏng sinh học thường rất đa
dạng. Tuy vậy, đa phần chúng đều có nét
tương đồng với các hình mẫu xuất hiện trong
tự nhiên. Vật liệu sử dụng thì vô cùng đa
dạng, từ vật liệu bản địa như rơm, đất đến
vật liệu sinh học mới như gạch từ vi khuẩn,
nấm,…

4. Công năng Hình 3.2: Hình thức của Eden Project, Anh giống với
bong bóng xà phòng

Trong kiến trúc, thiết kế phỏng sinh học


được thấy rõ nhất trong các công trình quy
mô tương đối lớn, có yêu cầu cao về sử
dụng năng lượng và kĩ thuật xây dựng.

- Một số loại hình công trình tiêu biểu có thể


kể đến: Trung tâm thương mại, trung tâm
văn hóa, sân bay, sân vận động,…

- Trong tương lai, kiến trúc phỏng sinh học


có tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều
loại hình công trình với quy mô đa dạng.
Hình 3.3: Trung tâm Vận tải WTC, Mỹ

Hình 3.4: Trung tâm thể thao dưới nước, Trung Quốc Hình 3.5: Sân vận động Tổ chim, Trung Quốc

Ngoài kiến trúc, phương pháp phỏng sinh học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực thiết kế
khác như

- Thiết kế tàu siêu tốc: Tàu siêu tốc shinkansen ở Nhật Bản có tốc độ tối đa lên tới 320km/h,
được thiết kế mô phỏng hình dạng mỏ của chim bói cá.

- Thiết kế tuabin gió: Các mẫu thiết kế cánh quạt của tuabin gió đang được thử nghiệm để
mô phỏng vây của loài cá voi lưng gù, tạo ra những tuabin tối ưu hiệu suất.

- Đồ bơi: Mô phỏng cấu tạo lớp da cá mập, các nhà nghiên cứu đã tạo ra những bộ đồ bơi
giảm lực cản của nước, qua đó tăng tốc độ cho các vận động viên.
22
Hình 3.6: Tàu siêu tốc mô phỏng hình dáng mỏ chim bói cá

Hình 3.7: Bộ đồ bơi mô phỏng da cá mập Hình 3.8: Cánh tuabin gió mô phỏng vây cá voi lưng gù

5. Vật liệu, công nghệ


Một số loại vật liệu được nghiên cứu và thiết kế theo phương pháp phỏng sinh học có thể kể
đến:
- Gạch bioMASON được phát triển dựa trên nghiên cứu cách các vi sinh vật tạo ra san hô,
giảm phát thải cacbon với giá thành tương đương gạch xây thông thường.

23
- vKính Ornilux, mô phỏng khả năng phản xạ tia UV của tơ nhện, giúp các loài chim có thể
nhìn thấy các tấm kính này từ xa, tránh việc chúng đâm vào các tòa nhà cao tầng.

Hình 3.9: Kính Ornilux

Các công nghệ trong kiến trúc phỏng sinh học rất đa dạng, từ công nghệ hệ thống hạ tầng kỹ
thuật, công nghệ kết cấu đến công nghệ năng lượng tái tạo:

- Điều hòa vi khí hậu: Học hỏi cơ


chế làm mát của tổ mối, Eastgate
Center, một khu mua sắm và văn
phòng cho thuê tại Zimbabwe luôn
duy trì nhiệt độ thoải mái mà không
cần sử dụng điều hòa nhiệt độ.

- Kỹ thuật kết cấu: Dự án Abalone


House của văn phòng Exploration
Architecture đề xuất giải pháp kết
cấu mái cong bắt chước lớp vỏ của
loài nhuyễn thể, tiết kiệm tối đa vật
liệu sử dụng
Hình 3.10: Eastgate Center

Khai thác năng lượng tái tạo: Ng-


hiên cứu cấu tạo cánh loài bướm
cánh đen vùng Đông Nam Á, các
nhà khoa học có thể chế tạo các
tấm pin năng lượng mặt trời đạt
hiệu suất gấp đôi.

Hình 3.11: Pin năng lượng mặt trời học hỏi


Hình 3.12: Kết cấu mái cong hữu cơ lấy cảm hứng từ các loài
cấu tạo cánh bướm
nhuyễn thể

24
6. Phạm vi ảnh hưởng

Hiện nay, thiết kế phỏng sinh học đang dần trở thành một xu hướng toàn cầu. Việc chú trọng
vào tính bền vững đang buộc các nhà thiết kế, nghiên cứu phải tìm nguồn cảm hứng và học
hỏi từ muôn vàn các hệ thống trong tự nhiên.
Tương lai của kiến trúc phỏng sinh học sẽ nằm ở việc phát triển và phối hợp chặt chẽ đa
ngành, đa lĩnh vực. Sự cộng tác giữa các kiến trúc sư, các nhà sinh học, các kỹ sư và nhà
phát minh sẽ là mấu chốt cho việc giải quyết bài toán bền vững.
Ngoài nghiên cứu và ứng dụng thiết kế phỏng sinh học, việc phối hợp nhịp nhàng xu hướng
này với các xu hướng thiết kế bền vững khác cũng cần được chú trọng. Một số ví dụ tiêu
biểu có thể kể đến Biophilic design, Organic design,… Điều này tạo ra những công trình,
rộng hơn là những thành phố, đô thị không chỉ tối ưu hiệu quả sử dụng tài nguyên và nguồn
lực, mà còn thúc đẩy mối quan hệ gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên, cải thiện
sức khỏe, tinh thần của cộng đồng và xã hội.

Hình 3.13: Thành phố của tương lai sẽ là tổng hòa giữa kiến trúc, công nghệ và môi trường tự nhiên

25
26
03
0 TÌNH HÌNH
PHÁT TRIỂN
Ở VIỆT NAM

27
0 1. Xu hướng thời đại

Các công trình kiến trúc xây dựng trên thế giới đang đi theo một xu hướng phỏng sinh học
nhằm tạo ra những công trình thân thiện môi trường và tối ưu hóa các tính năng về năng
lượng cũng như bảo vệ môi trường. Những công trình kiến trúc phỏng sinh học được đánh
giá là tương lai của ngành kiến trúc trong những thế kỉ tới, tiến một bước gần với một "Trái
Đất Tự Nhiên".

Với sự tính toán về mặt toán học và tự nhiên một cách cực kì phức tạp, các kĩ sư nổi tiếng
đã xây dựng nên những công trình đáng kinh ngạc. Và Việt Nam đứng trước cơ hội và thách
thức rất lớn để bắt kịp xu hướng tất yếu "thiết kế phỏng sinh học"

2. Thực trạng ở Việt Nam


- “Mắt mèo” - an toàn giao thông: Percy
Shaw quan sát thấy Mèo có đôi mắt to, khi
trời tối, con ngươi mở rộng, sau võng mạc
lại có lớp phản chiếu, nên ban đêm mắt
mèo phản xạ ánh sáng rất mạnh. Từ đó,
ông đã sáng chế ra loại đèn “mắt mèo”, mô
phỏng theo cấu tạo đôi mắt loài vật này,
gồm hai gương phản xạ nhỏ đặt trong một
núm cao su, để ở những đoạn đường
cong, không có đèn đường, nhằm báo hiệu
khúc quanh. Hiện nay, “mắt mèo” được
dùng khá phổ biến cho các mục đích giao
thông.

Hình4.1: Mắt mèo

Hình4.2: Phản quang giao thông

28
- Khóa Velcro – đột phá trong ngành may mặc: thỉnh thoảng, bạn bắt gặp trái ngưu bàng
bám vào quần áo hoặc lông con vật cưng của bạn. Khi phóng to dưới kính hiển vi, người ta
nhìn thấy những chiếc móc nhỏ li ti trên trái ngưu bàng. Những chiếc móc này móc vào sợi
lông thú hoặc sợi vải và có thể dễ dàng gỡ ra do chúng rất mềm mại. Georges de Mestral
(người Thụy Sĩ) đã chế tạo loại khóa dán Velcro. Đó là một dải vải bao phủ bởi vô số chiếc
móc mềm (như trái ngưu bàng) và một dải vải (như lông thú, hay sợi vải). Chỉ cần ép nhẹ
hai dải vải lại, chúng sẽ dính vào nhau, khi muốn tách ra chỉ cần kéo nhẹ.

Hình 4.3: Cây ngưu bàng Hình 4.4: Khóa Velcro

- Riêng trong lĩnh vực kiến trúc, Việt Nam đang trong quá trình nghiên cứu và sau nhiều năm
nghiên cứu và ứng dụng, phỏng sinh học đã bắt đầu gặt hái những thành quả đầu tiên đầy
hứa hẹn.

+ Hiện nay kết cấu giàn không gian không còn xa lạ đối với chúng ta - những sinh viên kiến
trúc. Dàn không gian (tiếng Anh là Space Frame Structure) là hệ kết cấu giàn mà các phần
tử kết cấu của nó chịu lực theo nhiều chiều trong không gian. Nó được thiết kế mô phỏng
theo mô hình kết cấu phân tử sinh học của Cacbon, Natri,... Nó chính là phát minh có xúc
tiến lớn cho kiến trúc hữu cơ. Và hiện nay ở Việt Nam phát minh đó được ứng dụng nhiều
vào trong thiết kế nhà công nghiệp, các công trình vượt nhịp lớn. Ngay trong khuôn viên
trường Đại học Xây Dựng Hà Nội có một ví dụ điển hình cho giàn không gian.

Hình 4.5: Sân bay quốc tế Nội Bài

29
+ Công trình kiến trúc khách sạn Hốc Cây và lâu đài Mạng Nhện của nữ kiến trúc sư Đặng
Việt Nga, mô phỏng cấu trúc tổ trên cây và mạng nhện thu hút sự chú ý của công chúng. Bắt
nguồn từ ý tưởng đưa con người trở lại gần gũi, yêu mến với thiên nhiên và không nên tàn
phá thiên nhiên một cách vô tội vạ.

Hình 4.6: Khách sạn gốc cây


+ Vào năm 2011, đề tài “Nghiên cứu chế tạo pin mặt trời hữu cơ” do GS.TS. Nguyễn Đức
Nghĩa làm chủ nhiệm. Đây là đề tài cấp Viện KHCNVN thuộc hướng Khoa học vật liệu được
thực hiện trong vòng 2 năm do Viện Hoá học chủ trì. Sau thời gian 2 năm thực hiện đề tài,
các nhà khoa học Viện Hoá học đã thành công trong thử nghiệm bước đầu chế tạo Pin mặt
trời DSSC mô phỏng sinh học bằng việc sử dụng mầu diệp lục – Chloropill – trong lá cây rau
muống, làm chất mầu nhạy sáng, tạo Pin mặt trời có hiệu suất chuyển hoá năng lượng tốt
và thời gian sống dài.

Hình 4.7: Pin năng lượng hữu cơ

30
Qua đó cho thấy, tình hình phát triển của thiết kế mô phỏng ở Việt Nam bây giờ đang trong giai
đoạn manh nha ứng dụng và nghiên cứu. Trong kiến trúc thì được ứng dụng đơn thuần theo đúng
nghĩa đen là mô phỏng bên ngoài của sinh học, đem lại xúc cảm thẩm mỹ chứ chưa ứng dụng
khoa học hay cấu trúc hữu ích mà sinh vật thích nghi vào môi trường tự nhiên để ứng dụng vào
thiết kế kiến trúc. Từ đó đưa ra nhiều thách thức yêu cầu thời đại mới cho ngành thiết kế nói
chung và thiết kế kiến trúc nói riêng.

3. Nguyên nhân của vấn đề

Tuy trong thời đại công nghệ tiên tiến và thông minh nhưng chủ yếu còn được giữ bảo mật
thông tin tại các nước phát triển trong một khoảng thời gian còn nước đang phát triển (trong
đó có Việt Nam) thì trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật không đáp ứng để tự nghiên cứu và ứng
dụng. Riêng trong ngành kiến trúc, hiện nay chưa đáp ứng được hết những yêu cầu về kết
cấu, vật liệu, hình thái kiến trúc của xu hướng thiết kế phỏng sinh học.

Hình 4.8: Thành phố Newyork Hình 4.9: Thành phố Hồ Chí Minh

Việt Nam là một nước xuất phát từ nền nông nghiệp, tư duy về khoa học công nghệ thấp,
kiến trúc theo thiên hướng truyền thống, dựa vào kinh nghiệm gìn giữ bao đời nên khó thay
đổi. Nên các công trình kiến trúc trong nước hầu như ít đi theo xu hướng kiến trúc phỏng
sinh học.

Hình 4.10: Việt Nam - nước nông nghiệp Hình 4.11: Kiến trúc nhà ở truyền thống Nam Bộ

Kiến trúc mô phỏng sinh học ngoài những ưu điểm bền vững và đa dạng thì nó còn đồng
ng- hĩa với việc tính toán kết cấu cũng như vật liệu sao cho phù hợp để có một kết cấu bền
vững và gần thực tế nhất. Vì vậy ngoài những yêu cầu về công nghệ còn có yêu cầu về trình
độ thiết kế và thi công.
31
4. Điểm sáng của sự phát triển
Với thời đại công nghệ 4.0 và toàn
cầu hóa thì việc nghiên cứu hay
ứng dụng những thành tựu mà các
quốc gia trên thế giới đạt được đã
không còn khó khăn. Những năm
gần đây, việc ứng dụng công nghệ
tiên tiến vào kiến trúc trong đó có
kiến trúc phỏng sinh học đã không
còn mấy xa lạ, và được mọi người
quan tâm và tìm hiểu mạnh mẽ và
được đưa vào các mô hình giảng
dạy cho sinh viên. Từ đó mà việc
tiếp cận "thiết kế phỏng sinh học"
trở nên dễ dàng hơn, thúc đẩy
sáng tạo và ham học hỏi cho sinh
viên. Công nghệ phỏng sinh học ra
đời với nhiều ưu điểm, hứa hẹn sẽ
phát triển vượt bậc trong tương lai.
Hình 4.12: Công nghệ trong kiến trúc tại Việt Nam

Hình 4.13: Sinh viên HUCE tham gia hưởng ứng BIM

32
04
0 DỰ BÁO
TƯƠNG LAI
TỔNG QUAN

Kiến trúc phỏng sinh học là một xu hướng kiến trúc bắt
nguồn từ việc học hỏi và ứng dụng các nguyên lý, cấu
trúc và vật liệu từ tự nhiên vào thiết kế kiến trúc. Xu
hướng này đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những
năm gần đây, và được dự đoán sẽ tiếp tục là xu hướng
chủ đạo trong tương lai.

33
Có nhiều lý do giải thích cho sự phát triển của kiến trúc phỏng sinh học.

- Thứ nhất, tự nhiên là một nguồn tài -Thứ hai, kiến trúc phỏng sinh học có thể
nguyên vô tận về những giải pháp sáng giúp giảm thiểu tác động của con người
tạo và hiệu quả. Các sinh vật sống đã đến môi trường. Các công trình kiến trúc
phát triển qua hàng triệu năm để thích phỏng sinh học thường sử dụng các vật
nghi với môi trường xung quanh, và liệu tự nhiên và tái tạo, có khả năng hấp
chúng đã tìm ra những giải pháp vượt trội thụ carbon dioxide và phát thải oxy, giúp
về mặt công năng, thẩm mỹ và bền vững. cải

Hình 5.1: Cầu rễ cây, vô cùng vững chắc và phải Hình 5.2: Cấu trúc này được tạo ra từ việc sử dụng
mất khoảng 10 năm để nó phát triển đạt yêu cầu thân và rễ cây ngô bỏ đi mô phỏng theo cấu trúc
đối với một cây cầu. của cây nấm.
-Thứ ba, kiến trúc phỏng sinh học có thể tạo ra những không gian sống thoải mái và lành
mạnh hơn cho con người. Các công trình kiến trúc phỏng sinh học thường được thiết kế để
tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, gió tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác,
giúp tạo ra môi trường sống trong lành và thư giãn cho con người.

Hình 5.3: Trung tâm Eastgate (The Eastgate Centre) tại Harare học từ tập tính loài mối để làm mát.

34
Dự báo kiến trúc phỏng sinh học trong tương lai với thế giới

Về vật liệu

Các vật liệu sinh học sẽ trở nên phổ biến


hơn, được sử dụng để xây dựng các
tòa nhà bền vững và thân thiện với môi
trường. Các vật liệu sinh học có thể được
trồng hoặc thu hoạch nhanh chóng, giúp
giảm thiểu tác động đến môi trường. Một
số vật liệu sinh học phổ biến trong kiến
trúc phỏng sinh học bao gồm gỗ, tre, rơm
rạ, tảo,...

Hình 5.4: Tòa nhà bằng gỗ cao nhất thế giới sắp được xây
dựng ở Australia
Các vật liệu mới sẽ được phát triển dựa
trên các nguyên lý sinh học. Các vật liệu
này có thể có các tính chất vượt trội hơn
các vật liệu truyền thống, chẳng hạn như
khả năng tự phục hồi, tự điều chỉnh,...

Hình 5.5: Bê tông tự phục hồi theo thời gian

Về công nghệ

Công nghệ in 3D sẽ được sử dụng rộng


rãi trong kiến trúc phỏng sinh học. Công
nghệ này có thể được sử dụng để tạo ra
các cấu trúc phức tạp và tinh xảo, khó có
thể tạo ra bằng các phương pháp xây
dựng truyền thống.

Các công nghệ tự động hóa sẽ được ứng


dụng để giảm thiểu chi phí và thời gian
xây dựng. Các công nghệ này cũng có
thể được sử dụng để tạo ra các tòa nhà
kiến trúc phỏng sinh học với độ chính xác
cao và hiệu quả hơn. Hình 5.6: Cầu thép in 3d tại Amsterdam

35
Kiến trúc phỏng sinh học sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai: Với sự phát triển
của công nghệ và nhận thức về môi trường, kiến trúc phỏng sinh học sẽ trở thành xu hướng
chủ đạo trong tương lai.

Các tòa nhà kiến trúc phỏng sinh học sẽ không chỉ đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn mang lại
những lợi ích thiết thực về mặt công năng, môi trường và sức khỏe cho con người.

Kiến trúc phỏng sinh học sẽ được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau: Kiến trúc
phỏng sinh học có tiềm năng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau, bao
gồm xây dựng, thiết kế sản phẩm, y học, công nghệ thông tin,...

Kiến trúc phỏng sinh học sẽ tạo ra các tòa nhà bền vững và thân thiện với môi trường: Kiến
trúc phỏng sinh học có thể được sử dụng để tạo ra các tòa nhà bền vững và thân thiện với
môi trường. Các tòa nhà này có thể được xây dựng từ các vật liệu sinh học và tái tạo, giúp
giảm thiểu tác động đến môi trường.

Kiến trúc phỏng sinh học sẽ tạo ra các tòa nhà thông minh và tự điều chỉnh: Kiến trúc
phỏng sinh học có thể được sử dụng để tạo ra các tòa nhà thông minh và tự điều chỉnh.
Các tòa nhà này có thể được thiết kế để tự điều chỉnh theo môi trường xung quanh, giúp
cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và tạo ra môi trường sống thoải mái và lành mạnh
cho con người.

Hình 5.7: thành phố Paris thông minh 2050

36
Dự báo kiến trúc phỏng sinh học trong tương lai đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, kiến trúc phỏng sinh học cũng có thể là một xu hướng chủ đạo trong
tương lai. Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiều điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho việc phát triển kiến trúc phỏng sinh học.

Dưới đây là một số dự báo về kiến trúc phỏng sinh học ở Việt Nam trong tương lai:

Các vật liệu sinh học sẽ được sử


dụng rộng rãi hơn: Các vật liệu sinh
học, chẳng hạn như gỗ, tre, rơm
rạ,... có sẵn trong tự nhiên và có thể
được trồng hoặc thu hoạch nhanh
chóng, giúp giảm thiểu tác động đến
môi trường.

Công nghệ in 3D sẽ được ứng dụng


rộng rãi hơn: Công nghệ in 3D có thể
được sử dụng để tạo ra các cấu trúc
phức tạp và tinh xảo, khó có thể tạo
ra bằng các phương pháp xây dựng
truyền thống, điều này hứa hẹn sẽ
mang đến những kiến trúc độc đáo, Hình 5.8: Nhà sử dụng kết cấu tre kết hợp mái rạ
mang một luồng gió mới đến Việt
Nam.
Các tòa nhà kiến trúc phỏng sinh học sẽ được thiết kế để thích ứng với khí hậu nhiệt đới gió
mùa: Các tòa nhà này sẽ được thiết kế để tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
chẳng hạn như ánh sáng mặt trời, gió, nước,... và để thích ứng với các điều kiện thời tiết
khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Một số ví dụ cụ thể về các ứng dụng của kiến trúc phỏng sinh học ở Việt Nam trong
tương lai:

Tòa nhà năng lượng mặt trời: Các tòa nhà này sẽ được thiết kế để tận dụng tối đa ánh sáng
mặt trời để tạo ra năng lượng điện, giúp giảm thiểu phụ thuộc vào các nguồn năng lượng
hóa thạch.

Tòa nhà sinh thái: Các tòa nhà này sẽ được xây dựng từ các vật liệu sinh học và tái tạo,
giúp giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tòa nhà thông minh: Các tòa nhà này sẽ được trang bị các hệ thống thông minh để kiểm
soát các hoạt động của tòa nhà, chẳng hạn như hệ thống chiếu sáng, hệ thống sưởi ấm và
hệ thống điều hòa không khí. Điều này có thể giúp cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng
và tạo ra môi trường sống thoải mái và tiện nghi cho con người.

Với những dự báo và ứng dụng tiềm năng này, kiến trúc phỏng sinh học chắc chắn sẽ
trở
thành một xu hướng chủ đạo trong tương lai ở Việt Nam, góp phần tạo ra một môi trường
sống bền vững và thân thiện với môi trường hơn.

37
38
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 : Thức cột cổ điển Corinthian Hy Lạp 7
Hình 1.4 : Nhà thờ chính tòa Florence( archdaily) 7
HÌnh 1.2 : Bản vẽ chuồng chim của Varro 7
Hình 1.3 : Một phần phía trong nhà thờ Sagrada Familia. 7
Hình 1.5 : Otto Schmitt ( Muench Family Association) 8
Hình 1.6 : Sân vận động mô phỏng cấu trúc tổ chim, Bắc Kinh, Trung Quốc 8
Hình 1.8 : Công trình Gherkin Atrium của kts Norman Foster 9
Hình 1.7 : Đền Hoa Sen mô phỏng bông hoa sen tại Delhi, Ấn Độ 9
Hình 1.9 : Hình tượng hoa dây thời Mạc đình Tây Đằng ( Kiến trúc và đời sống) 9
Hình 2.1: Tơ lụa 13
Hình 2.2: Minh họa kim tự tháp 13
Hình 2.3: Bìa sách của cuốn Codex 14
Hình 2.4: Hình ảnh phác thảo máy bay dựa trên bộ phận khung xương của dơi 14
Hình 2.5: Bên ngoài của cung điện pha lê 15
Hình 2.6: Hình ảnh chiếc máy bay đầu tiêm của 2 anh em Orville và Wright. 15
Hình 2.8: Sơ đồ đo điện thế nghỉ trên tế bào thần kinh mực ống 16
Hình 2.9: Cây ngưu bàng 16
Hình 2.10: Chim bói cá 17
Hình 2.11: Một góc ở trung tâm Eastgate 17
Hình 2.12: Cuốn sách phỏng sinh học do nhà văn Janine Benyus xuất bản 18
Hình 2.13: Sân vận động trung quốc 18
Hình 2.14: Trang web cảu Biomimicry 19
Hình 2.15: Cách dàn cá di chuyển trong môi trường nước 19
Hình 2.16: Bọ sa mạc Namib 19
Hình 2.17: Bò sát 20
Hình 3.1: The Gherkin mô phỏng cấu tạo của hải quỳ và bọt biển 24
Hình 3.4: Trung tâm thể thao dưới nước, Trung Quốc 25
Hình 3.2: Hình thức của Eden Project, Anh giống với bong bóng xà phòng 25
Hình 3.3: Trung tâm Vận tải WTC, Mỹ 25
Hình 3.5: Sân vận động Tổ chim, Trung Quốc 25
Hình 3.7: Bộ đồ bơi mô phỏng da cá mập 26
Hình 3.6: Tàu siêu tốc mô phỏng hình dáng mỏ chim bói cá 26
Hình 3.8: Cánh tuabin gió mô phỏng vây cá voi lưng gù 26
Hình 3.9: Kính Ornilux 27
Hình 3.11: Pin năng lượng mặt trời học hỏi cấu tạo cánh bướm 27
Hình 3.10: Eastgate Center 27
Hình 3.12: Kết cấu mái cong hữu cơ lấy cảm hứng từ các loài nhuyễn thể 27
Hình 3.13: Thành phố của tương lai sẽ là tổng hòa giữa kiến trúc, công nghệ và môi trường
tự nhiên 28
Hình4.2: Phản quang giao thông 31
Hình4.1: Mắt mèo 31
Hình 4.3: Cây ngưu bàng 32
Hình 4.5: Sân bay quốc tế Nội Bài 32
Hình 4.4: Khóa Velcro 32
Hình 4.6: Khách sạn gốc cây 33
Hình 4.7: Pin năng lượng hữu cơ 33
Hình 4.8: Thành phố Newyork 34
Hình 4.10: Việt Nam - nước nông nghiệp 34
Hình 4.9: Thành phố Hồ Chí Minh 34
Hình 4.11: Kiến trúc nhà ở truyền thống Nam Bộ 34

39
Hình 4.13: Sinh viên HUCE tham gia hưởng ứng BIM 35
Hình 4.12: Công nghệ trong kiến trúc tại Việt Nam 35
Hình 5.1: Cầu rễ cây, vô cùng vững chắc và phải mất khoảng 10 năm để nó phát triển đạt yêu cầu đối với một
cây cầu. 37
Hình 5.3: Trung tâm Eastgate (The Eastgate Centre) tại Harare học từ tập tính loài mối để làm mát. 37
Hình 5.2: Cấu trúc này được tạo ra từ việc sử dụng thân và rễ cây ngô bỏ đi mô phỏng theo cấu trúc của cây
nấm. 37
Hình 5.4: Tòa nhà bằng gỗ cao nhất thế giới sắp được xây dựng ở Australia 38
Hình 5.5: Bê tông tự phục hồi theo thời gian 38
Hình 5.6: Cầu thép in 3d tại Amsterdam 38
Hình 5.7: thành phố Paris thông minh 2050 39
Hình 5.8: Nhà sử dụng kết cấu tre kết hợp mái rạ 40

40
MỤC LỤC THAM KHẢO
1. Bối cảnh
https://en.wikipedia.org/wiki/Biomimetic_architecture
https://cand.com.vn/khoa-hoc-van-minh/dan-so-the-gioi-dong-luc-va-thach-thuc-
i702314/#:~:text=T%E1%BB%AB%20gi%E1%BB%AFa%20th%E1%BA%BF%20k%E1%B-
B%B7%2020,b%C3%ACnh%202%2C1%25%2F%20n%C4%83m

https://archihacks.com/archistyle-of-the-month-biomimetic-architecture/

https://www.re-thinkingthefuture.com/rtf-fresh-perspectives/a1284-the-history-of-biomimic-
ry-and-architecture/#google_vignette

2. Lịch sử phát triển


https://foreignpolicy.com/2014/12/01/biomimetics-a-short-history/
https://www.re-thinkingthefuture.com/rtf-fresh-perspectives/a1284-the-history-of-biomimic-
ry-and-architecture/

https://ehistory.osu.edu/exhibitions/biomimicry-a-history#:~:text=1950s%3A%20The%20
term%20%E2%80%9Cbiomimetics%E2%80%9D,designers%20all%20over%20the%20
world

https://www.vam.ac.uk/articles/building-the-museum#slideshow=31131014&slide=11

https://biomimicry.net/

https://www.novatr.com/blog/biomimetic-design-in-architecture

3. Đặc trưng
https://www.archdaily.com/954004/what-is-biomimetic-architecture

https://kienviet.net/2021/2/21/kien-truc-phong-sinh-hoc-la-gi-chung-ta-da-len-y-tuong-
kien- truc-tu-sinh-hoc-ra-sao

https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/phat-trien-ben-vung/thiet-ke-sinh-hoc-trong-
kien-truc-chinh-la-du-doan-cho-cong-nghe-nam-2017.html
https://www.domusweb.it/en/sustainable-cities/2022/12/06/what-is-biophilic-architecture-and-
how-it-works.html

https://www.autodesk.com/design-make/articles/biomimicry-in-architecture

https://www.archdaily.com/805416/biomimicry-with-steel-sheets-designing-dna-into-materi-
als-can-create-architecture-that-constructs-itself

https://www.integratesustainability.com.au/2018/01/11/biomimicry-part-2-the-japanese-bul-
let-train/

https://www.treehugger.com/amazing-examples-of-biomimicry-4869336

41
https://www.archdaily.com/805416/biomimicry-with-steel-sheets-designing-dna-into-mate-
rials-can-create-architecture-that-constructs-itself?ad_medium=widget&ad_name=relat-
ed-tags-article-show

https://kdtqt.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/33/6394/kien-truc-ben-vung-
%E2%80%93- hay-hoc-hoi-tu-tu-nhien

https://carnegiemnh.org/biomimicry-is-real-world-inspiration/#:~:text=Here%20are%20a%20
few%20more,flying%20south%20for%20the%20winter.

4. Tình hình phát triển ở Việt Nam


https://issuu.com/vinhduc/docs/xong?fbclid=IwAR31jUg_u0pTHCjYc00vrCJHLhF9dC0YkX-
0DAc4xck7Ckt-D2p_lbw3zxDI

https://mythuatms.com/hoc-ve--d1432.html?fbclid=IwAR30sYjosT8kU85kBHWxT-
Ta2RMKSCcEsAwp2_jOWE_TGjkuYmCOb_zgz8YI

https://kdtqt.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/33/6394/kien-truc-ben-vung-
%E2%80%93- hay-hoc-hoi-tu-tu-nhien?
fbclid=IwAR31jUg_u0pTHCjYc00vrCJHLhF9dC0YkX0DAc4xck- 7Ckt-D2p_lbw3zxDI

https://avnuc.n/phong-sinh-hoc-nganh-khoa-hoc-con-khuyet-thieu-o-viet-

nam/ https://cafef.vn/ngoi-nha-truyen-thong-nam-bo-dep-me-man-tren-bao-
tay-20191116103830875.chn

https://text.123docz.net/document/5312840-xu-huong-phat-trien-kien-truc.htm?fbclid=I-
wAR2TwWIcE7z8y9XyXjHy7MBKubQSvc7gofX4E-GoxnNCwlIjILaz9dj3304

https://kienviet.net/2021/2/21/kien-truc-phong-sinh-hoc-la-gi-chung-ta-da-len-y-tuong-
kien- truc-tu-sinh-hoc-ra-sao?fbclid=IwAR1L0wfscsSINWe9WyAgoIqz5PPHSJ89wrngwx-
YF-
NzneeHkUH590rfFMTE

https://congtrinhthep.vn/cau-truc-va-lich-su-gian-khong-gian/

5. Dự báo tương lai


https://baoxaydung.com.vn/cay-cau-in-3d-bang-thep-dau-tien-tren-the-gioi-311764.html

https://bds.tinnhanhchungkhoan.vn/phong-thuy/tre-trong-kien-truc-viet-179186.html

https://kienviet.net/2021/2/21/kien-truc-phong-sinh-hoc-la-gi-chung-ta-da-len-y-tuong-
kien- truc-tu-sinh-hoc-ra-sao

https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/phat-trien-ben-vung/thiet-ke-sinh-hoc-trong-
kien-truc-chinh-la-du-doan-cho-cong-nghe-nam-2017.html#lg=1&slide=1

42
KIẾN TRÚC PHỎNG SINH HỌC

You might also like