Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 53

Danh mục viết tắt

TVS Food Traditional Vietnam Symbol food Co.Ltd

Công ty TNHH Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

BMI Body Mass Index


GMP Good Manufacturing Practices

HACCP Hazard Analysis and Critical Control Points

ERC Investment Registration Certificate

IFS International food standard

FSMS Food safety Management System

PGS-TS Phó giáo sư - Tiến sĩ

CEO Chief Executive Officer

DN Doanh nghiệp

CMCN Cách mạng công nghiệp

VNĐ Việt Nam Đồng

I. Tóm tắt điều hành

❖ Mô tả ngắn gọn dự án khởi nghiệp


- Dự án khởi nghiệp Công ty TNHH Thực phẩm truyền thống Việt, tên quốc tế
là Traditional Vietnam Symbol food Co.Ltd (a.k.a: TVS food) với sản phẩm đồ chua
củ cải trắng và cà rốt ngâm giấm xuất phát từ mong muốn gìn giữ và phát triển sản
phẩm truyền thống dân tộc. Cùng với đặc trưng của văn hóa và khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm đã hình thành thói quen ưa ăn những món ăn chua mát, giải nhiệt để chống ngán
trong mỗi bữa ăn. Đồng thời, thị trường của ngành thực phẩm chế biến sẵn nói chung
là rau, củ quả đóng hộp nói riêng đang tăng trưởng bền vững theo từng năm vì vậy
đây là cơ hội để phát triển công nghiệp hóa đồ chua truyền thống.

- Kế hoạch dự án: doanh nghiệp sẽ chế biến, sản xuất, cung cấp sản phẩm đồ
chua được làm từ những củ cải trắng cùng với cà rốt và được ngâm với giấm mang
đậm bản sắc văn hóa truyền thống ẩm thực. Mang lại cho khách hàng một sản phẩm
tiện lợi, ăn liền đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như hương vị thơm ngon
giúp những bữa cơm thêm phần thú vị bằng việc áp dụng công nghệ sản xuất sản
phẩm tiên tiến và hệ thống bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong từng khâu trong
quá trình sản xuất sản phẩm. Đối tượng khách hàng được dự án nhắm tới là hộ gia
đình và vợ chồng son, họ là những người có nhu cầu đi mua sắm tại các siêu thị và họ
yêu cầu sự tiện lợi trong mỗi sản phẩm họ lựa chọn.

- Lợi nhuận cuối cùng trên mỗi sản phẩm bán ra của sản phẩm đồ chua TVS
Food sẽ là 20% trên mỗi sản phẩm và dự kiến sẽ hòa vốn đầu tư vào khoảng quý 2
năm thứ 3, sau 3 năm công ty sẽ dự kiến sẽ thu về được hơn 87 tỷ đồng nhờ việc bán
sản phẩm đồ chua TVS Food. Sau khi đạt được những mục tiêu trên, doanh nghiệp sẽ
tiếp tục mở rộng quy mô, thâm nhập được hết tất cả 6 thị trường mục tiêu ở Việt Nam
và tiếp theo là thị trường quốc tế.

❖ Đóng góp cho nền kinh tế khu vực


Dự án mang đến cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên có ước mơ, mong
muốn khởi nghiệp, cũng như tăng thêm kinh nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, dự án giúp
gìn giữ và phát triển nền văn hóa ẩm thực Việt, là người tiên phong truyền tải ngọn
lửa về tình yêu về món ăn kèm truyền thống là đồ chua đến với bạn bè thế giới, nâng
cao giá trị nông sản Việt và đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển

II. XÁC ĐỊNH CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG và SÁNG TẠO Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP

2.1. Bối cảnh thị trường


Các yếu tố môi trường vĩ mô

a. Kinh tế

Theo dự báo của Statista, thị trường thực phẩm của Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt
mức 96.47 tỉ USD, tăng 9% so với năm 2022, và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng
năm trong giai đoạn từ 2023 – 2027 đạt khoảng 8.22%/năm.
Dự Báo Ngành Thực Phẩm VN – Phân Khúc Thực Phẩm Tiện Lợi

Doanh thu từ phân khúc Thực phẩm tiện lợi tại Việt Nam ước tính đạt khoảng 5.676 tỉ
USD vào năm 2023, cao hơn 7.1% so với năm 2022, và dự báo tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm khoảng 7.19% trong giai đoạn từ 2023 – 2027.
Dự báo doanh thu từ phân khúc thị trường Thực phẩm tiện lợi tại Việt Nam năm 2023
(Nguồn: Statista, 03/2023)

Ngoài ra, thực phẩm ăn liền theo dự báo vẫn sẽ là phân khúc chiếm tỉ trọng cao nhất
trong năm 2023, với mức doanh thu ước tính khoảng 5.65 tỉ USD, gần như tương
đương 100% doanh thu của toàn phân khúc Thực phẩm tiện lợi.

Theo dự báo của BMI (công ty hàng đầu chuyên cung cấp các thông tin, dịch vụ tài
chính như các báo cáo phân tích về quốc gia, ngành kinh tế), ngành công nghiệp thực
phẩm chế biến sẵn sẽ tăng 24,2% về lượng và 48,7% về giá trị doanh số bán hàng
hằng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do dân số trẻ với cuộc sống bận rộn cùng lối sống
hiện đại ở các thành phố lớn dẫn đến nhu cầu về các loại thực phẩm chế biến sẵn ngày
càng gia tăng.

Theo báo cáo giữa năm 2019 của Datamoniter, thị trường thực phẩm chế biến sẵn tại
Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng tích cực trong những năm gần đây. Thịt hộp các
loại chiếm 50,5% thị phần, tiếp theo là cá hộp chiếm 28% và rau, củ, quả đóng hộp
chiếm khoảng 20%. Đến năm 2025, dự kiến sản phẩm chế biến sẵn chiếm một phần
hai lượng thịt trong bữa ăn hàng ngày của người tiêu dùng Việt Nam. Tương đương
nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng gấp 5 lần so với hiện tại lên mức 2,5 triệu tấn sản phẩm thịt
chế biến mỗi năm.

Việt Nam có gần 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thực
phẩm chế biến sẵn. Nhưng chủ lực trên thị trường chỉ chừng vài chục nhãn hiệu được
người tiêu dùng biết đến như: Vissan, CJ Cầu Tre, Hạ Long Canfoco, Seaspimex,
Tuyền Ký, Tân Tân, KTCFood, Thực Phẩm Nhanh, Saigon Food…, phần còn lại là
các doanh nghiệp nhỏ, chuyên gia công sản phẩm cho những thương hiệu lớn hơn
hoặc là những nhãn hàng riêng cho các kênh bán lẻ như Saigon Co.op, Adayroi…

Thị trường thực phẩm chế biến sẵn, sơ chế của Việt Nam vài năm gần đây đang có tốc
độ phát triển từ 20 - 40% mỗi năm. Trong những năm tới, cùng với quá trình đô thị
hóa, thu nhập của người dân tăng cao, ý thức về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
tốt hơn thì xu hướng mua hàng tại các loại hình siêu thị, cửa hàng chuyên doanh sẽ
tăng cao, dự kiến trên 150%/năm. Tiếp đến là các loại hình truyền thống như cửa hàng
của các hợp tác xã, các hộ kinh doanh độc lập tăng khoảng trên 30%/năm. Phải khẳng
định rằng chính xu hướng tiêu dùng tại các siêu thị, cửa hàng tự chọn đã tạo nên sự sôi
động và mức tăng trưởng nhanh chóng của thị trường thực phẩm chế biến sẵn Việt
Nam hiện nay.

b. Nhân khẩu học

Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.708.694 người (Nguồn:https://danso.org/viet-


nam/), chiếm 1,24% dân số thế giới. Cơ cấu dân số trẻ, chủ yếu nằm trong độ tuổi lao
động (69,3% dân số từ 15-64 tuổi). Đây là những người bận rộn nên họ có nhu cầu lớn
với các sản phẩm tiện lợi nhanh chóng.

c. Chính trị - xã hội


Ở nước ta chính trị tương đối ổn định nên các chính sách về bảo vệ quyền lợi của
khách hàng,của người tiêu dùng tương đối tốt. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho
ngành công nghiệp thực phẩm tiếp cận xu hướng mới của thị trường thực phẩm toàn
cầu, cùng với đó phát huy vai trò cầu nối cho cộng đồng doanh nghiệp chuyển giao
công nghệ, đổi mới công nghệ bảo quản, chế biến thực phẩm phục vụ cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh.

Và đây là ngành nghề có liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng và sự an
toàn của cộng đồng nên các cơ sở kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện an toàn để
được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

d. Văn hóa

Những yếu tố địa lý và văn hóa là xứ nhiệt đới nóng ẩm, đã tạo nên nền ẩm thực đặc
trưng của cộng đồng người Việt trên đất nước Việt Nam ưa thích những món ăn chua,
mát ít nhiều có tác dụng giải nhiệt, trong đó có những món như dưa muối hay canh
chua.

Trong bữa ăn, ngoài cơm và thức ăn là món chính người ta còn có thói quen ăn món
ăn kèm như cải chua, đồ chua… giúp chống ngán, kích thích vị giác khi ăn các thức
ăn nhiều tinh bột và gia vị như các món chiên xào, nướng, kho,...

Có hàng trăm kiểu loại dưa muối chua, tùy thuộc nguyên liệu chính và cách chế biến,
nhưng xét về phương thức muối, dưa muối thường được làm theo hai dạng chính là
dưa muối xổi (dưa góp) thời gian ngắn, tương đối ít chua thậm chí vẫn còn cay, hăng,
thường được sử dụng ngay trong ngày; và loại dưa muối mặn (dưa ghém hay dưa
muối nén) có thời gian muối lâu hơn và sử dụng dài hạn hơn.

e. Công nghệ

Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động lớn tới quá trình chuẩn bị sản xuất, vật tư, công
nghệ và trang thiết bị sản xuất bảo quản sản phẩm đồ chua. Công nghiệp 4.0 ngày
càng rõ nét trong sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm vươn ra thị thế giới.
Đây cũng sẽ là yếu tố chính thúc đẩy việc mở rộng thị trường của các nhà sản xuất và
phân phối trong thời gian tới.

Công nghệ bảo quản thực phẩm được sử dụng giúp bảo quản thực phẩm, các quá trình
giữ thực phẩm trong nhiều ngày mà không làm mất chất dinh dưỡng cũng như độ tươi
của nó. Hệ thống tự động hóa quá trình chế biến và bảo quản được thiết kế phù hợp,
nhờ đó có thể tự động đưa ra quy trình chế biến tối ưu dựa trên các thông số đầu vào
và điều khiển quy trình chế biến nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Mặt khác, hệ
thống còn có thể lưu trữ, tra cứu, in ấn báo cáo các thông số của từng giai đoạn hoặc
cả quá trình chế biến theo mẫu quy định.

2.2. Khởi nguồn ý tưởng

Sản xuất và tiêu thụ rau quả ngâm dấm có lịch sử lâu đời trên toàn thế giới, được dùng
khá phổ biến bao gồm các nhóm dân cư từ các nền văn hóa khác nhau, chẳng hạn như
người châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh, và gần đây là người Bắc Mỹ và châu Âu do
các thuộc tính cảm quan mong muốn và giá trị dinh dưỡng cao, cũng như thời hạn sử
dụng kéo dài.

Ở Việt Nam, rau quả ngâm dấm có thể được coi là sản phẩm truyền thống của dân
tộc.Với đặc trưng của văn hóa và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đã hình thành thói quen
ưa ăn những món ăn chua mát, giải nhiệt để chống ngán trong mỗi bữa ăn.

Từ giữa thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19 nhân dân ta đã tiếp thu kinh nghiệm của người
Hoa làm ra dưa ngâm từ các loại rau, củ, quả. Với mong muốn gìn giữ và phát triển
sản phẩm truyền thống dân tộc. Đồng thời, thị trường của ngành thực phẩm chế biến
sẵn nói chung là rau, củ quả đóng hộp nói riêng đang tăng trưởng bền vững theo từng
năm. Đó là khởi nguồn của ý tưởng công nghiệp hóa sản phẩm đồ chua truyền thống.

2.3 Ý tưởng khởi nghiệp

Với kinh nghiệm hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cải trắng và cà rốt
ngâm giấm hay còn được người dân Việt Nam gọi là “đồ chua”. Cùng với sự phát
triển của công nghệ và nhu cầu của người dân ngày càng tìm về những thực phẩm
quen thuộc có lợi cho sức khỏe. Đồng thời với ước muốn đưa “đồ chua” trở thành một
món ăn kèm truyền thống đặc trưng mang đậm nét văn hóa ẩm thực Việt đến với bạn
bè quốc tế. Để thực hiện hóa ước mơ to lớn đó. Ý tưởng sẽ tạo ra một doanh nghiệp
chuyên kinh doanh các sản phẩm thực phẩm truyền thống đặc trưng của Việt Nam. Và
mở đầu là sản phẩm đồ chua.

Như vậy, nhóm sẽ quyết định thành lập Công ty TNHH Thực phẩm truyền thống Việt,
tên quốc tế là Traditional Vietnam Symbol food Co.Ltd (a.k.a: TVS food)
Logo của thương hiệu Traditional Vietnam Symbol food có 4 ý chính được thể hiện

- Tranditional Vietnam Symbol food hay đc biết đến là TVSfood sẽ là chủ thể
của logo
- Thứ 2 đó chính là vòng lá xung quanh TVS food thì đây là một mầm lá non bao
phủ xung quanh TVS food thể hiện cho việc TVS là một doanh nghiệp non trẻ
và còn nhiều cơ hội phát triển trên thị trường, ngoài ra lá xanh còn ẩn ý rằng tất
cả các nguyên liệu làm ra sản phẩm đều là sản phẩm xanh sạch hữu cơ đảm bảo
an toàn thực phẩm.
- Thứ 3, cánh đồng đằng sau TVS food thể hiện biểu tượng văn hóa đặc trưng
của Việt Nam đó là nông nghiệp thông qua đó thể hiện được một tình yêu to
lớn với truyền thống của Việt Nam
- Thứ 4 là mặt trời lấp ló phía trên TVS food thể hiện đường lối và là niềm tin
của TVS cho việc phát triển những sản phẩm thực phẩm truyền thống Việt
Nam.

III. PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN

3.1. Khả thi sản phẩm

● Mong muốn sản phẩm:


Chế biến, sản xuất, cung cấp sản phẩm đồ chua được làm từ những củ cải trắng
cùng với cà rốt và được ngâm với giấm mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống ẩm
thực. Đồng thời sản phẩm đồ chua là một sản phẩm tăng hương vị cũng như giảm bớt
hiện tượng “ngán” xảy ra trong bữa cơm.

Song song đó việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là mục tiêu đầu tiên và
quan trọng nhất đối với ngành thực phẩm chế biến sẵn. Khi đã làm tốt được vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm đồ chua sẽ dần tiếp cận đến khách hàng.

Với mong muốn gìn giữ và phát triển nền văn hóa ẩm thực Việt đến thị trường
quốc tế, dự án sản xuất và cung cấp sản phẩm đồ chua sẽ được chế biến và đóng gói
đảm bảo về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn GMP, HACCP, BRC, IFS
và ISO 22000.

- Lợi ích: mang lại một sản phẩm tiện lợi, ăn liền đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm cũng như hương vị thơm ngon giúp những bữa cơm thêm phần thú vị.
- Công nghệ: Sử dụng những công nghệ sản xuất sản phẩm tiên tiến và hệ
thống bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong từng khâu trong quá trình sản xuất sản
phẩm
- Tính năng đặc biệt của sản phẩm không có ở sản phẩm khác: Phát triển vi
khuẩn Probiotic trong sản phẩm đồ chua của dự án giúp sản phẩm trở nên thân thiện
và giảm thiểu tác hại trước đây khi sử dụng nhiều rau quả lên men tự nhiên. Sản phẩm
có nhiên liệu được chế biến sẵn, tiện lợi sử dụng ngay lập tức và dễ dàng mang theo.
● SWOT sản phẩm

Bảng 3.1. Phân tích SWOT sản phẩm

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

- Nguyên vật liệu sạch, an toàn vệ - Nguồn nguyên liệu chưa ổn định
sinh thực phẩm. - Chi phí cho nguyên liệu chiếm
- Sản phẩm có lợi cho sức khỏe giá thành cao
- Sản phẩm bảo quản thời gian lâu, - Chi phí đầu tư thiết bị sản xuất
ổn định về chất lượng cao
- Là sản phẩm mang đậm hương vị
truyền thống

CƠ HỘI THÁCH THỨC

- Xu hướng tăng sản lượng tiêu thụ - Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng
của các sản phẩm được chế biến sản phẩm đồ chế biến sẵn có thời hạn
sẵn
- Là một ngành hàng đang phân gần với ngày sản xuất của sản phẩm
tán và có cơ hội phát triển rất cao

Bảng 3.2. Phân tích tính khả thi của sản phẩm

Yếu (-1) Trung bình (0) Mạnh (+1)

Lợi ích Mạnh

Công nghệ Kết hợp thủ công


và dây chuyền sản
xuất sản phẩm

Thị trường mục Xác định được


tiêu

Tính năng đặc biệt Trung bình

Nhu cầu sản phẩm Cao

3.2. Khả thi ngành/thị trường

● Sức hấp dẫn của ngành


Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, nhịp sống tăng nhanh làm cho những bữa
cơm gia đình trở nên ngày càng giảm. Những bữa cơm gia đình Việt thường sẽ khá
đơn giản và điều đó đôi phần sẽ dẫn tới việc “ngán” cơm của các thế hệ trẻ. Bên cạnh
đó, việc nhịp sống hối hả làm cho những bữa cơm diễn ra khá nhanh chóng và người
tiêu dùng càng ngày càng mong muốn về những sản phẩm tiện lợi, dễ chế biến.

Là một sản phẩm đồ chua được chế biến thủ công từ rất lâu nhưng số lượng sản
xuất còn khá hạn chế và chủ yếu sản phẩm này được bán tại các kênh truyền thống.
Việc startup ở ngành sản phẩm đồ chua chế biến sẵn sẽ tạo nên sự tò mò cho người
tiêu dùng với khả năng mà nhà sản xuất đưa vào sản phẩm. Đây sẽ là một dự án triển
vọng khi nó có một số khác biệt với các sản phẩm thủ công thông thường về sự tiện
lợi, khả năng bảo quản cũng như thành phần cải tiến vi khuẩn probiotic của sản phẩm.
Tuy nhiên để có thể tiếp cận người tiêu dùng cần phải có các phương pháp và kế
hoạch marketing rõ ràng, đi đúng hướng.
Đối tượng khách hàng được dự án nhắm tới là hộ gia đình và vợ chồng son, họ
là những người có nhu cầu đi mua sắm tại các siêu thị và họ yêu cầu sự tiện lợi trong
mỗi sản phẩm họ lựa chọn. Các sản phẩm ăn kèm khó có thể mang đi với một lượng
vừa đủ cho bữa ăn do quy cách đóng gói thường là dạng túi thực phẩm và hộp nhựa.
Việc tạo ra sản phẩm đồ chua chế biến sẵn tạo điều kiện cho đối tượng khách hàng
của dự án startup tăng hương vị bữa cơm cũng như sự thuận lợi trong việc dễ dàng
mang đi.

● Sức hấp dẫn của thị trường


Lĩnh vực thực phẩm ngâm giấm chế biến sẵn tuy không quá xa lạ với người
tiêu dùng nhưng các sản phẩm này thường chỉ được bán tại chợ truyền thống. Dự án
startup dự kiến sẽ phân bố trải dài đất nước, tăng trải nghiệm ẩm thực truyền thống và
thỏa mãn mong muốn mua sản phẩm tại tất cả vùng miền. Thị trường mục tiêu của dự
án chủ yếu là các hộ gia đình tại Việt Nam. Với đối tượng khách hàng này, họ là
nhóm có khả năng chi trả cho các thực phẩm ăn uống hằng ngày, tăng khả năng ra
quyết định mua sản phẩm của dự án. Theo kết quả tổng điều tra về dân số của Việt
Nam trong cuối năm 2019, hiện tại có đến 26.870.079 hộ gia đình được ghi nhận tại
Việt Nam. Đây sẽ là một thị trường rất lớn và cực kỳ tiềm năng, vì thế dự án startup
khởi điểm với mục tiêu chiếm 3% tổng số hộ gia đình Việt, bắt đầu từ khu vực miền
Nam và dần mở rộng quy mô ở các khu vực khác (khu vực chi tiết được thiết kế ở
phần phân phối)

Bảng 3.3. Phân tích tính khả thi của ngành/thị trường mục tiêu

Yếu (-1) Trung bình (0) Mạnh (+1)

Sức hấp dẫn của Cực kỳ tiềm năng


ngành (Người tiên phong
trong ngành)

Sức hấp dẫn của thị Cực kỳ hấp dẫn


trường

3.3. Khả thi của tổ chức

3.3.1. Năng lực quản lý

Ý tưởng về việc khởi nghiệp kinh doanh về các thực phẩm mang hương vị
truyền thống nói chung và sản phẩm đồ chua nói riêng. Đây là một ước mơ to lớn của
người sáng lập với mục tiêu là đưa sản phẩm đồ chua trở thành nét văn hóa ẩm thực
đặc trưng của người Việt Nam. Vì thế đây chính là động lực lớn nhất để hiện thực hóa
ước mơ và là người tiên phong trong ngành. Người sáng lập hiện đang là cử nhân
chuyên ngành Quản Trị Marketing, được đào tạo bài bản về tư duy cũng như những
kỹ năng quan trọng tại Trường Đại Học Tài Chính - Marketing. Bên cạnh đó, với sự
ủng hộ mạnh mẽ và nhiệt huyết của gia đình và sự giúp đỡ của những người có kinh
nghiệm lâu năm trong ngành (được trình bày chi tiết ở phần nguồn lực quản lý). Vì thế
việc năng lực để quản lý về tổ chức là hoàn toàn khả thi.

3.3.2. Nguồn lực quản lý

- Có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành thực phẩm chế biến sẵn
- Kết hợp với đội ngũ kỹ sư công nghệ thực phẩm được dẫn dắt bởi PGS - TS
Trịnh Khánh Sơn
- Kết hợp với đội ngũ kỹ sư cơ điện tử được dẫn dắt bởi PGS - TS Nguyễn
Trường Thịnh
- Kết hợp với đội ngũ IT có kinh nghiệm và chuyên môn cao trong các dự án
quốc tế tại Nhật Bản
- Đội ngũ Marketing đến từ trường Đại học Tài Chính Marketing
- Cố vấn từ chuyên gia tài chính Dương Thị Phương Thảo là Giám đốc tài chính
của Công ty TNHH Kim Trường Phúc
- Kết hợp với thương hiệu bánh chưng Trần Gia là một trong những thương hiệu
lớn về ngành hàng bánh chưng

3.4. Khả thi tài chính

CEO Lê Nguyễn Hoàng Khang sẽ đóng góp 60% vốn đầu tư vào dự án khởi nghiệp
TVS Food. Bên cạnh sự nhiệt huyết cũng như hoài bão to lớn của người sáng lập thì
cũng cần những góc nhìn ở các khía cạnh khác của những người đã có thâm niên trong
nghề. Đồng hành cùng dự án TVS Food sẽ sự hậu thuẫn về mặt tài chính của bà
Dương Thị Phương Thảo. Bà Thảo hiện đang là Giám đốc Tài Chính của Công ty
TNHH Kim Trường Phúc. Và bà Thảo sẽ đóng góp 20% vốn đầu tư cho dự án. Bên
cạnh đó, dự án cũng kêu gọi được sự hỗ trợ của doanh nghiệp trong ngành chế biến
sẵn là Trần Gia với sản phẩm bánh trưng. Trần Gia là doanh nghiệp tư nhân đã có
nhiều kinh nghiệm cũng như mối quan hệ trong ngành thực phẩm chế biến sẵn. Nên
sự hỗ trợ của Trần Gia cũng là một sự may mắn đối với dự án. Trần Gia sẽ đóng góp
20% vào vốn đầu tư của dự án.

IV. XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH KINH DOANH

Đối tác Hoạt động Giá trị đề Mối quan hệ Phân khúc
chính chính (Key xuất (Value khách hàng khách hàng
(Key activities) Propositions) (Customer (Customer
partners) Relationship) Segments)

● Saigon ● Hoạt ● Gìn giữ và ● Xây dựng cộng ● Những người


Co.op động phát triển đồng yêu thích trẻ
● Các hộ nhập liệu nền ẩm thực hương vị truyền ● Những người
gia đình nguyên truyền thống của Việt đã có gia
nông liệu trực thống Nam đình
dân tiếp từ ● Gia tăng ● Phản ánh chất ● Những người
● TECS nông trại hương vị lượng sản phẩm lớn tuổi
● Hoạt trong bữa quá 45 ngày sản
động chế cơm gia xuất
biến, sản đình
xuất ● Vệ sinh an
● Hoạt toàn thực
động phẩm
phân phối ● Đảm bảo
● Hoạt chất lượng
động tốt nhất.
truyền ● Thuận tiện
thông vận chuyển
và tiện lợi
trong sử
Nguồn lực Các kênh phân
dụng
chính (Key phối (Channels)
Resources)

● 30 năm ● Phân phối thông


kinh qua các kênh
nghiệm bán hàng hiện
trong đại (siêu thị,
ngành cửa hàng tiện
thực lợi)
phẩm chế ● Phân phối trực
biến sẵn tiếp
● Đầu tư ● Phân phối trên
của Bánh sàn thương mại
chưng điện tử
Trần Gia.
● Nhóm
sinh viên
nhiệt
huyết với
dự án.
● Sự hướng
dẫn của
các
chuyên
gia trong
cùng lĩnh
vực.
● Cố vấn từ
chuyên
gia tài
chính.

Cấu trúc chi phí (Cost Structure) Dòng doanh thu (Revenue
Streams)

● Nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm ● Doanh thu từ hoạt động ký gửi
● Chi phí máy móc, thiết bị bán hàng cho đối tác phân phối
● Chi phí hoạt động Marketing ● Doanh thu từ việc bán sản phẩm
● Chi phí nhân sự nhân sự cho đối tác
● Chi phí thuê xưởng sản xuất ● Doanh thu từ việc bán hàng trên
nền tảng Internet

4.1. Phân khúc khách hàng

● Là những khách hàng có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm ăn kèm trong bữa cơm để
tăng hương vị trong bữa cơm
● Là những khách hàng có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm ăn kèm trong bữa cơm để
không xảy ra hiện tượng “ngán”
● Là những khách hàng có nhu cầu tìm những sản phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và
sản phẩm sạch
● Hầu hết là cá nhân hoặc hộ gia đình
● Có thể là nam hoặc nữ
● Đa số là nhóm người là nữ đã có gia đình

Bảng: Mô tả phân khúc khách hàng

Độ tuổi 18-25 26-45 46-65

Giới Nam hoặc Nữ Nam hoặc Nữ Nam hoặc Nữ


tính
(Chủ yếu là Nữ) (Chủ yếu là Nữ)

Tìm - Tiêu dùng phóng - Đa số đã có gia - Nhu cầu sử dụng


kiếm khoáng đình. những thực phẩm
mềm, dễ tiêu
- Thích trải nghiệm - Tính toán trong hoá.
sản phẩm mới. chi tiêu cho phù
hợp với điều kiện - Tiêu dùng theo
- Dễ bị ảnh hưởng kinh tế của gia thói quen Chú
bởi xu hướng đình. trọng thực phẩm
Hành vi tiêu dùng bảo vệ và tăng
mới của họ thường - Chú trọng nhiều cường sức khoẻ.
tác động ảnh hơn tới tính thực
hưởng rất lớn tới dụng và giá cả của - Yêu cầu hàng
người xung quanh sản phẩm, hình hoá phải có lợi
và tạo ra xu hướng thức đẹp. ích thực tế.
tiêu dùng trên thị
trường. - Chú trọng sự tiện - Nhu cầu phục vụ
lợi của hàng hoá, theo yêu cầu:
- Xu hướng nhanh - họ rất thích thực thuận tiện, thích
gọn - tiện phẩm ăn liền, chế hợp.
biến sẵn

4.2. Giá trị cung cấp cho khách hàng

● Mang đến cho khách hàng sản phẩm ăn kèm hoặc nguyên liệu chế biến thành
những món ăn ngon, gia tăng hương vị trong bữa ăn hằng ngày
● Đem lại giải pháp thực phẩm an toàn, sạch và đảm bảo chất lượng
● Mang lại một tinh thần truyền thống dân tộc khi sử dụng sản phẩm hương vị
truyền thống của người Việt Nam
4.3. Kênh phân phối

Với mục tiêu là phát triển sản phẩm truyền thống đồ chua trở thành nét văn hóa
ẩm thực đặc trưng của Việt Nam thì việc thúc đẩy mở rộng quy mô thị trường là một
điều cần thiết. Vì thế, ngoài việc xây dựng nhà máy hay đầu tư kết hợp trồng nguyên
liệu sạch. Thì việc tiến hành mở ra những đại lý chủ chốt cho từng vùng giúp cho việc
hàng hóa dễ dàng lưu thông và đảm bảo được việc sản phẩm luôn đầy đủ đáp ứng cho
khách hàng. Ngoài ra việc mở ra từng đại lý quản lý từng khu vực cũng làm cho dòng
chảy hàng hóa không bị chồng chéo với nhau.

Đối với người tiêu dùng thì họ sẽ tìm thấy sản phẩm đồ chua của TVS thông
qua các kênh trung gian bán lẻ như siêu thị và các cửa hàng tiện lợi. Giúp người tiêu
dùng dễ dàng mua được sản phẩm ở mọi nơi, vừa dễ dàng vừa tiện lợi. Không chỉ bán
ở những nơi như siêu thị hay cửa hàng tiện lợi, mà TVS còn mở bán ở các sàn thương
mại điện tử như Shopee, Lazada,... và ở trên trang web chính chủ của TVS để cho một
số khách hàng không có đủ thời gian đi chợ nhưng vẫn có thể mua được các sản phẩm
chính hãng của TVS.

Đối với các khách hàng doanh nghiệp, TVS sẽ luôn hỗ trợ, cung cấp những sản
phẩm sản xuất trong ngày để các doanh nghiệp này có thể chế biến với nguồn nguyên
liệu và chất lượng tốt nhất.

4.4. Quan hệ khách hàng

- Xây dựng một cộng đồng những người yêu thích đồ chua và trao đổi các công
thức món ăn có thể chế biến hoặc ăn kèm với đồ chua, là cầu nối giữa doanh
nghiệp và khách hàng.
- Các sản phẩm thường sẽ được thu hồi sau 45 ngày sản xuất và sẽ không thực
hiện khuyến mại cận date. Thế nên khi đi siêu thị nếu khách hàng nhìn thấy các
sản phẩm quá 45 ngày kể từ ngày sản xuất, khách hàng có thể liên hệ tới số
hotline hoặc gửi mail có trên bao bì sản phẩm kèm hình ảnh và địa chỉ trưng
bày sản phẩm nhằm phản ánh về chất lượng.

4.5. Dòng doanh thu

● Các sản phẩm của TVS Food được ký gửi, bán hàng cho đối tác phân phối
chính là Sài Gòn Co.op và đây cũng là nguồn doanh thu chính mà TVS Food
thu được để có thể tiếp tục triển khai thêm nhiều món ăn truyền thống và đưa
đến tay người tiêu dùng.
● Doanh thu từ việc bán sản phẩm cho các đối tác như nhà hàng, khách sạn để
các đối tác này có thể chế biến những món ăn đi kèm với sản phẩm của TVS
Food, mặc dù không thu được nhiều như Sài Gòn Co.op nhưng các đối tác này
có thể mang các sản phẩm của công ty đến với các khách hàng từ nước ngoài.
● Doanh thu từ việc bán hàng trên nền tảng Internet có thể giúp công ty tiếp cận
nhiều hơn đến nhiều đối tượng khách hàng khác hoặc tạo cơ hội cho những
khách hàng khó khăn trong việc đi lại nhưng vẫn có thể mua được các sản
phẩm của TVS Food.
4.6. Nguồn lực chính

Nguồn lực là điểm tựa vững chắc để TVS Food tin tưởng và quyết tâm thực
hiện dự án:

- Với kinh nghiệm 30 năm trong ngành thực phẩm chế biến sẵn, cụ thể là đồ
chưa thì dự án này khá tiềm năng phát triển thành dây chuyền sản xuất.
Cũng như chi phí tài chính nhận được đầu tư từ Bánh chưng Trần Gia.
- Nhóm sinh viên có mong muốn khởi nghiệp với hi vọng mang nền ẩm thực
văn hóa Việt phát triển thành nét truyền thống ẩm thực và vươn tầm quốc tế.
- Đội ngũ nhân viên là những bạn trẻ năng động có kinh nghiệm, nhiệt huyết
với nghề và nhận được sự hướng dẫn của các chuyên gia trong cùng lĩnh
vực.
- Các thành viên trong dự án là người trực tiếp tham gia hoạt động kinh
doanh, quản lý từ khâu vận chuyển đến khâu marketing giúp tiết kiệm và tối
ưu chi phí. Bên cạnh đó, TVS Food nhận được sự cố vấn từ chuyên gia tài
chính để có thể tối ưu hóa được doanh thu cũng như chi phí hoạt động.

4.7. Các hoạt động chính

· Hoạt động nhập liệu nguyên liệu

Để đảm bảo chất lượng các sản phẩm được xuất ra thị trường thì đầu vào các
nguyên liệu là vấn đề tiên quyết cần chú trọng. TVS Food lựa chọn đầu tư vào một số
nhà nông lớn tại Đà Lạt để đảm bảo được số lượng nguồn cung phù hợp, tránh trường
hợp thiếu hụt nguồn cung ứng.

· Hoạt động chế biến, sản xuất

Với sứ mệnh mà công ty hướng đến thì hoạt động chế biến và sản xuất được
công ty chú trọng nhất. Vì là một doanh nghiệp mới ra đời, để có thể đánh bại các đối
thủ nặng kí thì công ty muốn thay đổi suy nghĩ của những khách hàng rằng đồ chua
chính là nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt Nam không chỉ vào mỗi dịp Tết
mà còn vào những bữa ăn hằng ngày của người Việt.

· Hoạt động phân phối

Khách hàng cũng luôn muốn tìm kiếm các sản phẩm có thể dễ dàng mua ở mọi
nơi như siêu thị hay cửa hàng tiện lợi thì TVS Food quyết định Sài Gòn Co.op chính
là nhà phân phối chính cho công ty.

· Hoạt động truyền thông

Sau đợt dịch COVID – 19, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các sản phẩm
tiêu dùng nhanh, tiện lợi và được phân phối rộng khắp trên các sàn thương mại. Điều
này giúp TVS Food nhận thấy tiềm năng của các hệ thống siêu thị và sàn thương mại
điện tử, TVS Food sẽ lựa chọn hoạt động activation tại điểm bán khi cho ra mắt sản
phẩm trên thị trường. Đặc biệt sẽ tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi vào những
ngày đầu ra mắt cũng như lễ tết để thu hút khách hàng. Để có thể tiếp cận người tiêu
dùng trong quá trình ra mắt sản phẩm, TVS Food lựa chọn thực hiện chiến dịch quảng
bá thông qua các Billboard ngoài trời cũng như outlet tại các trung tâm thương mại.

Bên cạnh đó, xây dựng một cộng đồng những người yêu thích đồ chua và trao
đổi các công thức món ăn có thể chế biến hoặc ăn kèm với đồ chua, là cầu nối giữa
doanh nghiệp và khách hàng.

4.8. Đối tác chính

● Nhà phân phối

Liên hiệp HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) được thành lập
vào ngày 12/5/1989, lĩnh vực hoạt động chính là phân phối bán lẻ với siêu thị
Co.opmart đầu tiên được khai trương vào năm 1992. Với hệ thống các thương hiệu
bán lẻ phát triển rộng rãi và ngày càng phủ sóng toàn quốc, bao gồm:
Hình: Các thương hiệu bán lẻ thuộc Saigon Co.op

Thương hiệu Co.opmart là thương hiệu bán lẻ ra đời đầu tiên và gắn liền với
Sài Gòn Co.op. Từ khởi đầu khiêm tốn với diện tích kinh doanh chỉ khoảng 500 m2
tại Co.opmart Cống Quỳnh, Co.opmart đã không ngừng lớn mạnh, vươn đến mọi
miền đất nước, đạt con số 113 siêu thị tính đến tháng 4/2019.

⇒ Hệ thống Co.opmart hiện là hệ thống siêu thị lâu đời và phủ rộng khắp các miền
trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam cũng như hiện tại công ty TNHH TVS Food có mối
quan hệ mật thiết với Sài Gòn Co.op nên TVS Food quyết định lựa chọn Sài Gòn
Co.op là nhà phân phối chính của công ty.
● Nhà cung cấp nguyên liệu

Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng quần hệ
thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát
quanh năm. Đà Lạt còn là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học, một thành
phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện...
một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa.

⇒ Vì lí do địa lí và khí hậu phù hợp cho các hoạt động trồng trọt, TVS Food lựa chọn
hợp tác với các hộ gia đình nông dân tại Đà Lạt với dày dặn kinh nghiệm trồng cây để
thu được nguồn nguyên liệu như mong muốn để có các nguồn nguyên liệu đầu vào
luôn tươi tốt và chất lượng.

● Đối tác vận chuyển

TECS - là một đơn vị đại lý giao nhận hàng hóa cấp 1, thực hiện các dịch vụ
vận chuyển, giao nhận hàng hóa cho các khách hàng đến các địa điểm trong và ngoài
nước.
Với vị trí tiếp giáp khu vực sân đậu máy bay thuộc khu vực Cảng hàng không
Quốc tế Sân bay Tân Sơn Nhất, đường giao thông thuận tiện, chất lượng dịch vụ phục
vụ tốt, đến nay đã có nhiều đơn vị thuê văn phòng kho bãi hoạt động tại TECS như:
DHL, FedEx, UPS, Seabornes, Thăng long, Liên minh, bầu trời,.. phần lớn là các đơn
vị lớn hoạt động trong lĩnh vực khai thác hàng hóa hàng không và đại diện của các
hãng hàng không quốc tế tại Việt Nam.

⇒ Và để vận chuyển đến các sản phẩm đến các nhà phân phối một cách nhanh chóng
nhất có thể và vì hiện tại TVS Food có mối quan hệ mặt thiết với TECS thì công ty
lựa chọn tập đoàn TECS để vận chuyển sản phẩm.

4.9. Cơ cấu chi phí

- Nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm: TVS Food sẽ đầu tư phát triển công nghệ
trồng cây sạch với những hộ nông dân truyền thống trồng nguyên liệu cải trắng
và cà rốt.
- Chi phí xây dựng xưởng sản xuất
- Chi phí máy móc, thiết bị: TVS Food đầu tư các trang thiết bị sản xuất phục vụ
cho việc sản xuất
- Chi phí hoạt động Marketing
- Chi phí nhân sự nhân sự

V. Phân tích đối thủ cạnh tranh

5.1. Phân tích ngành

Dựa vào Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Bảng 5.1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Mối đe dọa đối với lợi nhuận của ngành

Thấp Trung bình Cao

Mối đe dọa của người X


thay thế
Sự cạnh tranh giữa X
công ty hiện có
Sức mạnh thương X
lượng của nhà cung
cấp
Sức mạnh thương X
lượng của người mua

● Mối đe dọa của người thay thế

Áp lực của các sản phẩm thay thế khá cao khi mà hiện nay, các sản phẩm làm từ kim
chi rất được ưa chuộng, nhất là giới trẻ. Theo một cuộc thăm dò do Bộ Nông nghiệp,
Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc công bố ngày 7/1/2021, người tiêu dùng trên toàn
cầu đã chọn kim chi là món ăn Hàn Quốc ưa thích nhất trong bối cảnh ẩm thực truyền
thống nước này ngày càng được ưa chuộng, trong sự bùng nổ của văn hóa Kpop trên
khắp thế giới. Kết quả thăm dò cho thấy gần 34% người nước ngoài thích ăn kim chi,
tiếp đó là món cơm trộn Bibimbap (27,8%) và gà rán kiểu Hàn Quốc (27%).Vẫn theo
cuộc thăm dò trên, người dân ở các nước Đông Nam Á chọn kim chi là món ăn Hàn
Quốc ưa chuộng nhất.

Thương hiệu Bibigo hiện nay là thương hiệu được yêu thích nhất tại Việt Nam. Theo
thông tin nội bộ của công ty CJ CheilJedang đưa vào ngày 8, tổng doanh thu bán hàng
thực phẩm của công ty này tại Việt Nam đạt 95 tỷ won vào năm 2018. Con số này đã
tăng 23 lần so với 4 tỷ won năm 2016, khi công ty này bắt đầu đầu tiên đầu tư vào thị
trường Việt Nam.
Hình: Doanh thu qua từng năm của CJ Food sau khi mua lại CJ Cầu Tre của Việt
Nam

Gần một nửa doanh thu của CJ trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm đến từ nước
ngoài vào năm 2020, tăng mạnh từ mức chỉ 14% trong năm 2018. Kể từ năm 2020,
Schwan's đã vận hành cái gọi là “Điểm đến Châu Á” - các khu vực bên trong các nhà
bán lẻ Hoa Kỳ trưng bày thực phẩm đông lạnh Châu Á, bao gồm cả các sản phẩm như
thương hiệu Bibigo của công ty.

CJ CheilJedang không chỉ rất thành công tại Việt Nam mà còn chiếm vị trí áp đảo, đi
đầu trong thị trường Hàn Quốc. Trước tiên, đây là doanh nghiệp đi đầu trong ngành
kinh doanh thực phẩm bảo quản đông lạnh. Thông qua các kênh đầu tư liên tục, công
ty tiếp tục nghiên cứu và chế biến các sản phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường như các
sản phẩm chức năng, nước sốt, đồ ăn nhẹ và đặt được bước phát triển mạnh mẽ.

Để đạt được điều này, công ty đã mạnh dạn đầu tư 70 tỷ won để thành lập cơ sở sản
xuất thực phẩm tích hợp của Việt Nam. Dự kiến sau khi cơ sở sản xuất được hoàn
thành, công ty sẽ đẩy mạnh chiến lược 'Two-Track' kết hợp văn hóa ẩm thực của Hàn
Quốc và ẩm thực Việt Nam để chế biến ra sản phẩm bánh bao toàn cầu mang thương
hiệu 'bibigo' mới.

Hàng loạt thương vụ M&A tại Việt Nam


Có mặt tại Việt Nam khoảng gần 20 năm, công ty Trách nhiệm hữu hạn CJ Vina Agri
(đây chính là Công ty được thành lập bởi tập đoàn CJ vào năm 1999) hiện chính là
một trong những doanh nghiệp được sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn tại thị trường Việt
Nam với 3 nhà máy lớn ở các tỉnh Long An, Vĩnh Long và Hưng Yên và một trang
trại nuôi heo giống tại tỉnh Bình Dương

Từ khi tập đoàn chính thức gia nhập vào thị trường Việt Nam công ty TNHH CJ foods
Việt Nam, tập đoàn này đã liên tục thực hiện hàng loạt thương vụ M&A để có thể mở
rộng thị phần tại mảng thực phẩm.

Vào đầu năm 2016, sau khoảng thời gian đàm phán công ty TNHH CJ foods Việt
Nam được kéo dài, tập đoàn này đã mua lại được thương hiệu kim chi của Ông Kim
và từ đó từng bước thâm nhập vào hệ thống bán lẻ với các loại sản phẩm truyền thống
có thể kể đến như kim chi hay nước sốt BBQ và rong biển..

Để có thể phục vụ cho hoạt động sản xuất tập đoàn CJ Việt Nam kim chi doanh
nghiệp công ty TNHH CJ foods Việt Nam này đã quyết định chi khoảng 2,1 triệu
USD để kết hợp với các nông dân tỉnh Ninh Thuận trồng khoảng 10ha ớt. Ông Chang
Bok Sang chính là Tổng giám đốc tập đoàn CJ Việt Nam đã từng tiết lộ dự định sẽ xây
dựng nhà máy sản xuất bột ớt ở ngay tại đây nhằm có thể bao tiêu sản phẩm, thực hiện
chế biến và xuất khẩu công ty TNHH CJ foods Việt Nam cho thị trường tập đoàn CJ
Việt Nam tại Hàn Quốc công ty cổ phần thực phẩm CJ Cầu Tre.

Trong đợt IPO của Vissan công ty cũng đã chi ra hơn 300 tỷ đồng để có thể mua hơn
4% cổ phần của công ty này.

Sau khi đã “thất bại” trong cuộc đua để trở thành nhà đầu tư chiến lược của Vissan,
công ty TNHH CJ foods Việt Nam lại thấy công ty CJ bắt tay hợp tác với công ty
SATRA để có thể mở rộng lĩnh vực kinh doanh trong ngành thực phẩm và trái cây tại
thị trường của Việt Nam.

Đặc biệt, tập đoàn CJ đã thâu tóm thành công đực Công ty cổ phần Thực phẩm Cầu
Tre và đã đổi tên thành công ty CJ Cầu Tre, đồng thời đã điều chỉnh công ty TNHH
CJ foods Việt Nam và bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh tập đoàn CJ Việt
Nam có thể kể đến như chế biến rau quả hay sản xuất các loại bánh từ bột và những
loại thức ăn chế biến sẵn,...

Chưa dừng lại ở đó vào tháng 3 của năm nay, tập đoàn này còn thực hiện thêm nhiều
thương vụ để có thể thâu tóm được cổ phần của các doanh nghiệp thực phẩm ở trong
nước. Nổi bật ở trong số này chính là việc đã mua lại 64,9% cổ phần (tương đương
với hơn 300 tỷ đồng) của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm Minh Đạt, đây
được coi chính là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất tại nước Việt Nam tập đoàn
CJ Việt Nam ở trong lĩnh vực chế biến những loại thực phẩm đông lạnh dạng viên.
Được biết, nhờ thông qua thương vụ này công ty TNHH CJ foods Việt Nam, Tập
đoàn CJ CheilJedang đã dự định tập đoàn CJ Việt Nam sẽ có thể bán các sản phẩm
thịt viên hay đồ đông lạnh qua hệ thống của công ty Minh Đạt tập đoàn CJ Việt Nam
tại các quốc gia ở Đông Nam Á.
Các sản phẩm chính của công ty bao gồm kim chi, chả giò bánh tráng, chả giò bột mì,
Mandu, sốt Hàn Quốc, cơm ăn liền, cháo, chả lụa. Trong tương lai, công ty có kế
hoạch mở rộng thêm các loại thực phẩm chế biến từ gạo góp phần vào sự phát triển
nông nghiệp của Việt Nam (snack gạo, các sản phẩm rong biển, bún phở,…).

Rào cản và cơ hội của ngành

Rào cản:

Các DN nước ngoài sẽ tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và nguồn nhân công giá rẻ
để đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Các DN trong nước sẽ đối
mặt với sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng sản phẩm, giá cả, thương hiệu... với các
DN nước ngoài chính trên “sân nhà”.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực TP.HCM cho biết trong thời gian qua,
mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách tốt hỗ trợ DN ngành chế biến lương thực
thực phẩm phát triển, nhưng đến nay vẫn còn một số cơ quan, bộ ngành còn tình trạng
chây ì, trên nóng dưới lạnh, nhũng nhiễu, gây rất nhiều khó khăn cho DN, làm giảm
khả năng cạnh tranh của DN. Song song với đó, năng lực của phần đông các DN trong
ngành còn khá hạn chế về công nghệ, về quản lý, nhất là trong bối cảnh CMCN 4.0 và
thông tin đa chiều như hiện nay.

Một thực tế khác là mặc dù Việt Nam có nguồn nguyên liệu rất dồi dào, sản lượng
xuất khẩu lớn nhưng nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước không ổn định về chất
lượng và số lượng, tình trạng nguyên liệu khi dôi thừa, khi thiếu vẫn còn thường
xuyên diễn ra. Nguyên nhân xuất phát từ việc chưa thiết lập được quy hoạch vùng
nguyên liệu vùng cụ thể; Nhất là cần có sự liên kết rõ ràng với các tỉnh về quy hoạch
sản xuất, ổn định và cân đối nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến lương thực, thực
phẩm theo đúng nhu cầu và định hướng phát triển. Vì vậy, nhiều DN chế biến lương
thực thực phẩm phải nhập nguyên liệu thường xuyên như ngành chế biến sữa phải
nhập đến 60% nguyên liệu hay trên 90% nguyên liệu của ngành chế biến dầu ăn là
ngoại nhập.

Bên cạnh đó, thị phần tiêu thụ của các DN trong nước ngày càng bị thu hẹp do thị
trường bán lẻ hiện đang dần bị thâu tóm bởi các DN ngoại. Điều này cho phép các DN
ngoại chủ động trong việc thu mua, buôn bán theo chuỗi, tận dụng lợi thế chuỗi để
giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh. Do vậy, cơ hội bán hàng của DN trong nước vào
chuỗi bán lẻ này sẽ rất khó.

Cơ hội:

Ngành thực phẩm chế biến của Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn, chiếm
khoảng hơn 20% doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh các ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo hàng năm.

Theo đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, giá trị sản xuất của Ngành sản xuất chế biến
thực phẩm chiếm tỷ trọng 19,1% trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của
Việt Nam. Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo, thể hiện tầm quan trọng của Ngành trong việc đảm bảo nhu cầu lương
thực của người dân cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Ngoài ra, tỷ trọng giá trị sản
xuất cao cho thấy ngành sản xuất, chế biến thực phẩm có nhiều thế mạnh với nhiều
thương hiệu lớn, có uy tín, thị trường ổn định và có khả năng cạnh tranh cao so với
các doanh nghiệp nước ngoài và còn nhiều dư địa cho sự phát triển.

Đặc biệt, sau khi các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết đi vào hiệu lực,
ngành sản xuất chế biến thực phẩm sẽ được mở ra một thị trường tiêu dùng và đầu tư
rộng lớn hơn. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất chế biến thực
phẩm không nhiều (chiếm gần 01% tổng số doanh nghiệp cả nước) nhưng đây lại là
một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt
Nam, chiếm khoảng hơn 20% doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh các ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo hàng năm. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
chế biến và sản xuất rau củ quả chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu doanh nghiệp ngành
sản xuất chế biến thực phẩm.

5.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh

5.2.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Bảng: Phân tích các đối thủ trực tiếp của TVS Food

Nội dung Dh Foods Sông Hương


Sản phẩm - Dh Foods được biết đến - Sông Hương Foods có đa
nhiều hơn là những sản phẩm dạng các sản phẩm từ đồ chay
về gia vị, nhưng hiện nay, Dh đến đồ mặn, những loại bột
Foods đã phát triển thêm nhiều làm bánh huế, bánh nậm, các
món ăn dân dã thường có trong loại mắm hay cả các loại sản
ngày Tết như tôm Chua, Rau phẩm ngâm.
Củ Chua Ngọt và Ngâm Giấm
khiến món ăn dầu mỡ trở nên
bớt ngán và dễ dàng thưởng
thức hơn.
Giá - Giá của từng gia vị của Dh - Giá dao động của các sản
Foods có nhiều mức giá, có phẩm mắm và các đồ ngâm thì
mức giá cao và cũng có mức từ 9.000 VNĐ - 131.000 VNĐ
giá thấp tuỳ vào từng gia vị, tuỳ vào từng loại và từng dung
thể tích, giá của sản phẩm dao tích.
động từ 10.000 VNĐ - 110.000 - Còn đối với các loại bột làm
VNĐ bánh thì mức dao động chỉ từ
- Còn với các sản phẩm ngâm 40.000 VNĐ - 55.000 VNĐ
có mức giá dao động từ 27.000
VNĐ - 70.000 VNĐ tuỳ từng
thực phẩm
Phân phối - Hiện tại, sản phẩm của Dh - Nền tảng các mạng lưới phân
Foods đã hiện diện ở hầu hết phối rộng khắp, thông qua hệ
các siêu thị tại Việt Nam và thống kênh siêu thị (Co-op
xuất khẩu đi các thị trường khó mart, Big C, Aeon, Metro,
tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Lotte Mart, Citimart,
Hà Lan, Úc, Mỹ, Anh, Đức, KingFood); hệ thống các cửa
Nga… Đặc biệt thị trường hàng tiện lợi (Bách Hoá Xanh,
Nhật và Hà Lan tăng trưởng Vin Mart,..),
30-50%/năm. chợ truyền thống,
- Khách hàng có thể tìm kiếm cùng hệ thống các đại lý &
các sản phẩm của Dh Foods từ nhà cung cấp thực phẩm trải
các chuỗi siêu thị lớn: Aeon, dài 62 tỉnh thành Việt Nam.
Coopmart, VinMart, MM - Từ cuối tháng 9, hôm
Mega Market, GO!/BigC,... 12/12/2022,Sông Hương
đến các cửa hàng tiện lợi như Foods lô hàng mắm 3 miền
Circle K, GS25, 7-Eleven, (mắm cà pháo, mắm tôm Bắc,
Co.op Food,... mắm ruốc Huế miền trung,
mắm ba khía, mắm như cá
linh, mắm cá sặc…) xuất khẩu
đến Mỹ. Bên thu mua là
CTWS Group, nhà phân phối
có mạng lưới tại 32 bang, hơn
200 chuỗi chợ và chợ châu Á,
hơn 30 nhà bán buôn lớn.
Truyền thông/ - Ngày 17.09.2022, Dh Foods - Với tư duy của người trẻ,
cùng các đối tác đồng hành ngoài hoàn thiện sản phẩm,
Marketing
FPT Telecom, Elise, Bảo Ngọc CEO của Sông Hương Foods,
đã có chuyến ghé thăm Làng Nguyễn Lê Quốc Tuấn “chơi
Trẻ Em SOS tại Cà Mau thông lớn” với khâu tiếp thị. Anh
qua chương trình “Mang Yêu thuê nghệ sĩ, hoa hậu và một
Thương Cho Em”. Tại đây, Dh loạt người có ảnh hưởng trên
Foods cùng các bé có những mạng xã hội để quảng bá cho
phút giây sum vầy ấm áp và các món cà pháo do mình sản
vui vẻ. những phần tài trợ vật xuất.
phẩm cho các hoạt động hằng - Năm 2021, khi TP.HCM
ngày, đại diện các đơn vị có thực hiện giãn cách xã hội,
gửi đến các bé những phần quà Tuấn dùng cà pháo làm sản
như áo Elise, bánh kẹo Bảo phẩm thiện nguyện vì thuận
Ngọc, các phần quà cho các dì, tiện và dễ ăn. Sau những đợt
các mẹ từ FPT Telecom, các đó, món cà pháo của Công ty
thùng sữa từ mạnh thường càng được lan rộng và được
quân… Tuy không phải là nhiều người tìm mua. Năm
những phần quà giá trị cao, 2022, doanh thu từ cà pháo
nhưng chất chứa nhiều tấm các loại tăng 20% so với năm
lòng của các nhà hảo tâm, mỗi trước đó.
thứ một ít, mong rằng các bé sẽ
phần nào đó đủ đầy hơn.
- Vào ngày 5/9 hằng năm, khi
vào năm học mới bắt đầu với
nhiều khó khăn và bỡ ngỡ.
Nhằm san sẻ cùng nhà trường
và các em, chương trình ”Cùng
em đến trường” được tổ chức
với các đơn vị tài trợ: FPT
Telecom, Dh Foods, Bảo
Ngọc, Thời trang Elise. Dh trao
tặng trực tiếp cho trường, mà
hơn 350 đầu sách chính là tâm
huyết của tập thể nhân viên
công ty tỉ mỉ chọn lựa và đóng
góp. Tủ sách “Gia vị học
đường” gồm những “gia vị” rất
đa dạng, giống như độ tuổi
“học đường” của các em. Từ
văn học Việt Nam, văn học
nước ngoài, khoa học thường
thức đến sách chiêm tinh, sách
lịch sử,...

⇒ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp không chỉ là những thương hiệu trên mà thương hiệu
phải cạnh tranh với những sản phẩm đồ chua, ngâm tại các siêu thị lớn như GO!, Sài
Gòn Co.op, Emart,... hoặc lại tại các chợ truyền thống, nơi chuyên bán đồ chua tại gia.

5.2.2 Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những sản phẩm như kim chi có thương hiệu lớn
như Bibigo, Mely Foods, Oppa,... Đây là những sản phẩm mà hầu hết giới trẻ
khá thích ăn và có nguồn gốc tại Hàn. Khi sản phẩm của Bibigo vào Việt Nam
đã được rất nhiều bạn trẻ săn đón, được bày bán tại các đại siêu thị, cửa hàng
tiện lợi với mức giá phù hợp với thu nhập của người Việt Nam.

VI. LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

6.1. Thành lập doanh nghiệp

6.1.1 Thành lập và quản lý tài chính doanh nghiệp

(Phụ lục 1)

6.1.2. Đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp

(Phụ lục 2)
6.1.3. Xác định phong cách lãnh đạo doanh nghiệp - Triết lý kinh doanh

Phong cách lãnh đạo doanh nghiệp:

Lãnh đạo theo phong cách huấn luyện (Coaching leadership), doanh nghiệp sẽ tập
trung vào việc xác định và nuôi dưỡng những điểm mạnh của từng thành viên trong
nhóm. Đồng thời phát triển các chiến lược để thúc đẩy sự hợp tác, khuyến khích các
thành viên học hỏi và xây dựng mối quan hệ bền chặt.

Nhà lãnh đạo đóng vai trò như một huấn luyện viên, hỗ trợ và giúp đỡ nhân viên phát
triển kỹ năng và năng lực của họ, sử dụng các kỹ thuật huấn luyện để giúp nhân viên
hoàn thiện và nâng cao kỹ năng, tăng cường sự tự tin và động lực trong công việc.

Ưu điểm:

● Phong cách lãnh đạo huấn luyện viên thúc đẩy mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo
và các thành viên trong nhóm khi họ được hỗ trợ và giúp đỡ để phát triển kỹ
năng và năng lực của mình, đồng thời tạo dựng một môi trường làm việc gắn
bó chặt chẽ.
● Khuyến khích các thành viên trong nhóm xây dựng sự tự tin, phát triển các kỹ
năng để gia tăng hiệu suất công việc.

Thách thức:

● Đòi hỏi sự đầu tư vào từng thành viên trong nhóm, việc này gây tốn nhiều thời
gian hơn.
● Có thể không phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu trong môi trường làm việc
có các mục tiêu và thời hạn linh hoạt.

Triết lý kinh doanh: TVS Food mong muốn trở thành sản phẩm lan tỏa được ẩm
thực truyền thống của Việt Nam, được yêu thích ở mọi lãnh thổ, khu vực. Vì thế,
chúng tôi xem khách hàng là trung tâm và cam kết chất lượng sẽ đáp ứng mọi nhu cầu
của khách hàng

6.1.4. Tuyên bố Sứ mệnh - Tầm nhìn

● Sứ mệnh: Vì đây là ước mơ cũng như mong muốn của người sáng lập rằng sẽ
đưa và phát triển món đồ chua trở thành nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam.
● Mục tiêu của TV: là xây dựng thương hiệu đồ chua TVS food không chỉ phát
triển ở Việt Nam mà còn vươn ra Châu Á
● Tầm nhìn của doanh nghiệp : Người tiên phong cũng như dẫn đầu trong ngành
đồ chua trong lĩnh vực chế biến sẵn

6.1.5. Đánh giá doanh nghiệp

Bảng: Đánh giá SWOT doanh nghiệp

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU


- Được dẫn dắt bởi các chuyên gia có - Doanh nghiệp còn non trẻ chưa có
kinh nghiệm nhiều năm trong ngành. kinh nghiệm trong việc vận hành, quản
lý và đào tạo nhân viên.
- Được đầu tư công nghệ, trang thiết bị
hiện đại bảo đảm chất lượng sản phẩm. - Doanh nghiệp chưa có mức độ nhận
biết trên thị trường.
- Đội ngũ nhân viên chủ lực lên ý tưởng
và thực hiện ý tưởng là những người có
chuyên ngành về Marketing.

CƠ HỘI THÁCH THỨC

- Là người tiên phong trong lĩnh - Cần có dấu ấn tốt trên thị trường để
vực sản phẩm ăn kèm truyền khách hàng có thể nhớ tới doanh nghiệp.
thống.
- Nhu cầu sử dụng sản phẩm cao. - Thay đổi hành vi nhận thức của người
tiêu dùng về sản phẩm.

6.2. Kế hoạch Marketing

6.2.1. Kế hoạch S-T-P

6.2.1.1. Phân khúc khách hàng mục tiêu

Nhân khẩu Độ tuổi: 18-25 Độ tuổi: 26-45 Độ tuổi: 46-65


Giới tính: Nam Giới tính: Nam hoặc Giới tính: Nam hoặc
hoặc Nữ Nữ (Chủ yếu là Nữ) Nữ (Chủ yếu là Nữ)
Sở thích: Thích Sở thích: Thích các sản Sở thích: Thích các
chạy theo xu phẩm lâu bền, thích sản phẩm tốt cho
hướng, thích đổi nhận khuyến mại sức khỏe, thích sản
mới, khám phá Nghề nghiệp: Nhân phẩm công nghệ hỗ
Nghề nghiệp: Sinh viên văn phòng, nội trợ hoạt động hằng
viên, nhân viên văn trợ,... ngày
phòng, giáo viên,... Nghề nghiệp: Nhân
viên văn phòng, nội
trợ,...
Tâm lí ● Có tính độc lập ● Yêu cầu thực dụng: ● Phần lớn người ở
cao trong tiêu chủ động chọn sản độ tuổi này đã có
dùng: có năng phẩm hót nhưng gia đình, vì thế họ
lực độc lập mua phải thực dụng hợp không chỉ mua
hàng tiêu dùng với môi trường hoạt cho bản thân mà
sản phẩm. động và công việc còn cho cả gia
● Thích thể hiện của họ. đình.
cái “Tôi”: đòi ● Dễ xúc động trong ● Chú trọng những
hỏi được độc tiêu dùng: tư tưởng, sản phẩm thực
lập, tự chủ, mọi tình cảm, thị hiếu, dụng, giá rẻ, hình
việc làm đều tính cách, khí chất thức đẹp: lúc này,
muốn biểu hiện đều chưa ổn định. họ luôn tính toán
cho cái tôi. Trong tiêu dùng họ chi tiêu cho hợp
Trong tiêu dùng, thường dễ xúc động, lý, phù hợp với
họ ưa thích dễ thay đổi. thường điều kiện kinh tế
những hàng hóa xuất hiện mâu thuẫn của gia đình.
thể hiện cá tính, giữa lý trí và tình ● Chú trọng sự tiện
sự độc đáo. cảm, khi lựa chọn lợi của hàng hóa:
sản phẩm thường có quỹ thời gian bị
phần nghiêng về tình hạn chế vì vậy
cảm. người tiêu dùng
trong độ tuổi này
rất ủng hộ những
sản phẩm sử dụng
tiện lợi (sản phẩm
ăn liền, tốn ít thời
gian chế biến, sử
dụng giúp họ
giảm thời gian
hoạt động)
● Mua hàng theo lý
trí: họ vừa phải lo
toan đời sống gia
đình, vừa phải lo
cho gia đình nội –
ngoại. do đó họ
thường suy nghĩ
cân nhắc hết sức
kỹ lưỡng trước
khi mua hàng.
Hành vi ● Chi tiêu phóng khoáng ● Chú ý nhiều trong
● Xu hướng mua trả góp chi tiêu
● Yêu thích đồ dùng Secondhand ● Mua sản phẩm trả
một lần
● Thích mua những
sản phẩm mới lâu
bền và ít hư hỏng
hơn.
Thói quen ● Ưa chuộng dịch vụ Take away hay giao đồ
tiêu dùng ăn tận nơi.
● Ưa chuộng việc mua sắm trực tuyến. Một
số khác vẫn thích lui tới các trung tâm
thương mại để mua sắm.
● Gu thời trang biến hóa từng ngày
● nhiều người lựa chọn thư giãn bằng cách
xem phim truyền hình, nghe nhạc ngay
trong nhà mình.
● Trong các chuyến đi của mình, đối tượng
ở độ tuổi này lựa chọn các dịch vụ tiết
kiệm chi phí nhưng được tiếp xúc gần gũi
nhất với nền văn hóa của địa phương.
Văn hóa ● Ngày càng tiêu dùng thông minh hơn, chi tiêu có tính toán
● Khi internet phát triển, người tiêu dùng có điều kiện tiếp xúc với
nhiều nguồn thông tin khác nhau về cùng một sản phẩm. Và
trong thời đại mua sắm trực tuyến bùng nổ như hiện nay, người
tiêu dùng thường so sánh trước khi ra quyết định mua hàng hoặc
sử dụng dịch vụ vì có rất nhiều lựa chọn.
● Mọi người tìm hiểu kỹ về các thông tin dinh dưỡng trên bao bì,
nhãn mác mà mình chuẩn bị mua.
● Thường xuyên kết nối với internet.
● Có thu nhập cao và sẵn sàng chi tiêu.
● Có khả năng chi tiêu thoải mái và sẵn sàng
mua sắm khi họ cảm thấy thích.
Tìm kiếm ● Có xu hướng ● Đa số đã có gia đình, ● Do có thay đổi về
tiêu dùng phóng họ mua hàng không sinh lý, hệ thần
khoáng, thích chỉ cho bản thân mà kinh, các giác
trải nghiệm sản còn cho cả gia đình quan thính giác,
phẩm mới. ● Tính toán trong chi thị giác, khứu
● Bị thu hút bởi tiêu cho phù hợp với giác và hệ thống
những món ăn điều kiện kinh tế của tiêu hoá bị suy
đẹp, lạ mắt. gia đình. Chú trọng thoái dần (không
● Dễ bị ảnh hưởng nhiều hơn tới tính nhận thấy mùi
bởi xu hướng, họ thực dụng và giá cả thơm, màu sắc
là những người của sản phẩm, hình của thức ăn), răng
tìm tòi, thưởng thức đẹp. rụng gây ra khó
thức và phổ biến ● Chú trọng sự tiện lợi khăn cho họ trong
sản phẩm mới. của hàng hoá, họ rất việc ăn uống. Vì
Hành vi tiêu thích thực phẩm ăn thế, họ có nhu
dùng mới của họ liền, chế biến sẵn, cầu sử dụng
thường tác động giúp họ giảm lao những thực phẩm
ảnh hưởng rất động nội trợ và thời mềm, dễ tiêu hoá,
lớn tới người gian khi sử dụng. bổ dưỡng cho sức
khác xung quanh ● Mua hàng theo lý trí. khỏe.
tạo ra xu hướng ● Tiêu dùng theo
tiêu dùng trên thị thói quen: Người
trường. cao tuổi thường
● Xu hướng ăn tiêu dùng theo
uống của giới trẻ thói quen, khi
hiện nay là quen với một loại
nhanh - gọn - sản phẩm nào đó
tiện thì rất khó thay
đổi.
● Họ chú trọng
thực phẩm bảo vệ
và tăng cường
sức khỏe. Một
khi thực phẩm và
sản phẩm bảo vệ
sức khỏe có lợi
cho họ, thì giá cả
được đặt xuống
hàng thứ yếu.
● Họ không thích
những hàng hoá
hào nhoáng bề
ngoài, họ yêu cầu
hàng hoá phải có
lợi ích thực tế.
Rất khó tạo ra thị
hiếu và hứng thú
mới đối với
người cao tuổi.
● Nhu cầu phục vụ
theo yêu cầu:
thuận tiện, thích
hợp. Các hình
thức mua qua
điện thoại, đưa
hàng tận nhà, bán
hàng qua mạng,
dịch vụ thăm
khám sức khỏe
tại nhà… được họ
hết sức ủng hộ.
6.2.1.2. Thị trường mục tiêu

Với mục tiêu dài hạn là trở thành người đứng đầu của ngành rau củ ngâm cũng như
biến “đồ chua” trở thành món ăn kèm đại diện ẩm thực truyền thống dân tộc. Chính vì
lẽ đó TVS food cần phải mở rộng quy mô và nhắm đến thị trường toàn quốc. TVS
food sẽ chia thị trường toàn quốc thành 6 khu vực cũng là 6 thị trường chính mà công
ty nhắm tới:

- Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh


- Khu vực Đông Nam Bộ
- Khu vực Tây Nguyên
- Khu vực Tây Nam Bộ
- Khu vực miền Trung
- Khu vực miền Bắc

⇒ Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là khu vực đầu tiên mà TVS food nhắm tới
sau đó mở rộng quy mô ra từng khu vực, thị trường khác.

6.2.1.3. Định vị

Hình: Định vị đặc tính thương hiệu TVS Food trên thị trường

Dựa trên hình định vị đặc tính thương hiệu, TVS Food muốn định vị mình là doanh
nghiệp mang lại sản phẩm an toàn, hợp vệ sinh. Và luôn đặc biệt quan tâm đến chất
lượng, hương vị của sản phẩm. Đồng thời, TVS Food mong muốn đưa sản phẩm của
mình tiếp cận được với mọi đối tượng để quảng bá hương vị truyền thống Việt. Vì thế
mực giá dự kiến của sản phẩm đồ chua TVS Food sẽ phù hợp với mọi người và giá trị
mang lại xứng đáng với số tiền người tiêu dùng bỏ ra. Đồng thời sản phẩm đồ chua
TVS Food mang trong mình một ước mơ,. một khát khao cháy bỏng để biến đồ chua
trở thành món ăn kèm truyền thống mang đậm nét văn hóa Việt. Từ đó truyền cảm
hứng và tình yêu sâu sắc cho nền ẩm thực Việt Nam.

6.2.2. Mục tiêu kế hoạch

TVS Food mong muốn lập ra một kế hoạch về hoạt động phát triển cũng như thâm
nhập sản phẩm đồ chua vào các thị trường mục tiêu trong 3 năm đầu tiên khởi nghiệp.
Mục đích làm cho khách hàng biết đến thương hiệu, biết đến sản phẩm thương hiệu
cũng như trải nghiệm hương vị truyền thống mà sản phẩm đồ chua mang lại. Từ đó
cho khách hàng thấy được hương vị ngon truyền thống và mang đến những thông điệp
về giá trị tình cảm gia đình và niềm tự hào khi ăn nếm hương vị truyền thống Việt
Nam.

6.2.3 Chiến lược Marketing Mix

6.2.3.1. Product

Thiết kế quy trình sản xuất sản phẩm


Hình: Quy trình sản xuất sản phẩm đồ chua
Để sản xuất và đưa ra sản phẩm với chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng.
Doanh nghiệp X sẽ kết hợp việc chế biến thủ công cùng với dây chuyền sản xuất hiện
đại.
Quy trình sản xuất sản phẩm:
- Các nguyên liệu như cải trắng và cà rốt sẽ được vận chuyển tới nhà máy chế
biến
- Công nhân sẽ tiến hành lựa chọn và phân loại nguyên liệu và chỉ những nguyên
liệu không bị vấn đề hư hỏng mới được đưa vào bước tiếp theo
- Công nhân tiến hành gọt vỏ nguyên liệu cải trắng và cốt thủ công để đưa
nguyên liệu đã được bỏ vỏ tiến vào bước làm sạch và chế biến
- Nguyên liệu đã được gọt vỏ sẽ được đưa vào dây chuyền dẫn đến máy rửa làm
sạch rau củ. Máy rửa rau củ sẽ có nhiệm vụ tẩy sạch các bụi bẩn và một số
những tạp chất trong việc trồng nguyên liệu
- Các nguyên liệu được làm sạch kỹ càng sẽ được đưa đến máy cắt, thái theo quy
định của sản phẩm
- Công nhân sẽ đem các nguyên liệu đã được cắt, thái để trộn với nhau theo tỷ lệ
3:1 (3 cải trắng:1 carot)
- Sau khi nguyên liệu đã được trộn theo tỷ lệ, nguyên liệu sẽ được đưa vào nước
đá lạnh để giữ trắng cải trắng. Ngoài ra ngâm nước đá lạnh sẽ làm giòn cải
trắng và cà rốt
- Sau một khoảng thời gian ngâm, các sản phẩm sẽ được lấy ra để ráo trong một
thời gian ngắn
- Nước giấm ngâm sẽ được nấu và pha chế theo công thức gia truyền nhưng
được kiểm định kỹ càng thông qua các kỹ sư công nghệ thực phẩm để đạt được
hiệu quả tốt nhất
- Nước giấm sẽ được làm nguội và tiến hành đưa vào đóng hộp sản phẩm
- Các hộp đựng và nắp hộp sẽ được rửa sạch và thanh trùng
- Sau khi trải qua các bước, tiến hành đóng hộp sản phẩm. Các hộp sẽ được xếp
và cố định bằng những thiết bị trên băng chuyên.
- Băng chuyền hộp sẽ chạy qua 1 máy đong khối lượng và 1 máy chiết
- Máy đong khối lượng sẽ đong nguyên liệu đã được để ráo theo khối lượng thiết
lập sẵn và thả vào trong hộp
- Hộp đã có nguyên liệu sẽ được chạy đến máy chiết nước giấm vào hộp
- Hộp đã có nguyên liệu và nước giấm sẽ được đưa đến máy bài khí. Việc này sẽ
hạn chế khả năng oxy hóa các dinh dưỡng. Đồng thời, hạn chế sự phát triển của
các vi sinh vật hiếu khí
- Sau khi bài khí, hộp sẽ được thanh trùng lập tức. Nhằm tiêu diệt các vi sinh vật
gây hại và đảm bảo độ an toàn cho sản phẩm
- Các sản phẩm sau khi thanh trùng sẽ được làm nguội ngay lập tức. Việc này để
không làm chín nguyên liệu trong quá trình thành trùng
- Sau khi qua các bước bảo đảm như bài khí, thanh trùng. Hộp nguyên liệu sẽ
được đóng nắp lập tức và di chuyển đến máy niêm phong nắp và dán bao bì sản
phẩm để xuất ra những sản phẩm hoàn thiện
- Công nhân sẽ sắp xếp các hộp đồ chua hoàn thiện vào các thùng để đưa vào
kho và tiến hành vào hoạt động phân phối
Nguồn lực sản xuất sản phẩm
Thủ công (40%) Dây chuyền công nghệ sản xuất (60%)
- Các công nhân trong khâu lựa - Công nghệ máy rửa chuyên sâu
chọn, phân loại nguyên liệu đầu (loại bỏ bụi bẩn, tạp chất,...)
vào - Máy thái rau củ công nghiệp
- Các công nhân trong quá trình gọt - Máy ngâm và hệ thống làm lạnh
vỏ sản phẩm - Máy đun sôi và hệ thống khí đốt
- Các công nhân trong quá trình - Máy pha chế, máy trộn
vận chuyển nguyên liệu đã được - Máy đong
cắt thái để trộn với nhau theo tỷ lệ - Máy chiết
- Các công nhân trong quá trình - Máy bài khí
sắp xếp thành phẩm vào thủng để - Hệ thống thanh trùng
tiến hành vào hoạt động phân - Máy niêm phong nắp hộp
phối - Máy dán bao bì sản phẩm
- Hệ thống băng chuyền

6.2.3.3. Price

Sản phẩm đồ chua nhà TVS Foods dự định sẽ có giá bán niêm yết trên thị trường là
25.000đ / 1 hũ 500g. Giá bán của 1 sản phẩm đồ chua được cấu thành dựa trên hình
sau:

Hình: Những yếu tố cấu thành nên giá bán của 1 sản phẩm đồ chua TVS Food

TVS Food sẽ luôn tìm mọi cách để giữ mức giá các nguyên liệu, nguyên vật liệu phục
vụ cho việc sản xuất sản phẩm ở mức dưới hoặc bằng 40% giá bán của mỗi sản phẩm.
Việc này nhằm khiến cho việc không đẩy giá thành sản phẩm lên cao ảnh hưởng đến
định vị và những chiến lược khác của doanh nghiệp. Với chi phí sản xuất sản phẩm,
TVS Food ước lượng chi phí cho hoạt động này là 20% giá bán trên mỗi sản phẩm. Và
các chi phí khác liên quan như phí vận chuyển, phí lên kệ, phí thu hồi sản phẩm sẽ
được gộp vào các loại chi phí khác và luôn giữ ở mức 20% giá trị trên mỗi sản phẩm.
Cuối cùng, lợi nhuận trên mỗi sản phẩm bán ra của sản phẩm đồ chua TVS Food dự
kiến sẽ là 20% trên mỗi sản phẩm.

6.2.3.4. Place

Với việc định vị sản phẩm là một sản phẩm tốt cho sức khỏe với nguyên liệu chọn lọc
cũng như công nghệ tiên tiến và bảo quản theo tiêu chuẩn ISO. Nhằm đảm bảo hương
vị thân thuộc và ngon miệng nhất khi sản phẩm đến với người tiêu dùng. TVS food
buộc phân phối tại kênh hiện đại hoặc kênh thương mại điện tử.

TVS food sẽ đóng vai trò là nhà sản xuất chính trong chuỗi cung ứng sản phẩm đến
với các điểm bán lẻ. Vì thế, TVS food sẽ thiết kế kênh một cấp cho hệ thống phân
phối. Tuy nhiên với mục tiêu là thị trường toàn quốc, TVS food cần thiết kế hệ thống
đại lý tại từng khu vực để dễ dàng kiểm soát cũng như tránh sự chồng chéo về hệ
thống phân phối trong kênh.
Hình: Cấu trúc kênh phân phối của TVS food

Dựa trên 6 khu vực/thị trường chính của TVS food, trong mục tiêu 3 năm đầu tiên,
TVS food sẽ dự định mở quy mô phân phối tại 3 khu vực. Đó là khu vực Thành phố
Hồ Chí Minh, khu vực Đông Nam Bộ, khu vực Tây Nam Bộ. Nhờ mối quan hệ sâu
sắc đối với đối tác là Sài Gòn Co.op. TVS food sẽ đặt mục tiêu trong 3 năm tất cả các
hệ thống Co.op Mart tại 3 khu vực trên đều sẽ có sản phẩm “đồ chua” của TVS food.
Đồng thời TVS sẽ phát triển và đưa sản phẩm của mình vào tất cả các cửa hàng của hệ
thống Co.op Food trong thời gian sớm nhất.

Hình: Mục tiêu và thời gian TVS food đưa sản phẩm đến các điểm bán lẻ trong 3 khu
vực trong thời gian 3 năm

Dựa vào mục tiêu và thời gian TVS food đưa sản phẩm của mình vào từng thị trường.
Bắt đầu từ thị trường khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, TVS sẽ xây dựng một đại lý
lớn duy nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm có thể kiểm soát thị trường cũng như
vận chuyển hàng hóa theo thỏa thuận với các nhà bán lẻ tại khu vực Thành phố Hồ
Chí Minh. Bước sang năm thứ 2, TVS food dự định sẽ mở rộng thị trường tại 2 khu
vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đây sẽ là những khó khăn và trở ngại, bởi đây là
2 khu vực lớn bao gồm nhiều tỉnh thành. Vì thế việc mở rộng 2 thị trường này sẽ tốn
thêm một số chi phí quản lý về mặt bằng, nhân sự và vận chuyển của từng đại lý. Với
thị trường Đông Nam Bộ, vì nhà máy sản xuất của TVS food đặt tại Biên Hòa vì thế
tỉnh Bình Dương và khu vực Đồng Nai sẽ được quản lý bởi nhà máy. Vì vậy, sẽ mở
thêm 1 đại lý tại Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm quản lý và vận chuyển hàng hóa tại
tỉnh Bà Rịa và tỉnh Bình Phước. Với khu vực Tây Nam Bộ, TVS food dự định sẽ mở
thêm 2 đại lý tại Tp. Cần Thơ và tỉnh Tiền Giang để quản lý hàng hóa tại khu vực Tây
Nam Bộ. Đến năm thứ 3, TVS food dự định sẽ mở thêm 2 đại lý mới ở khu vực Tây
Nam Bộ để có thể dễ dàng quản lý toàn bộ khu vực này.

6.2.3.5. Promotion

Để giúp cho việc tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách tốt nhất thì các chiến dịch
quảng cáo, Marketing cũng vô cùng quan trọng. Công ty cũng đã lên kế hoạch triển
khai các chiến dịch khi ra mắt sản phẩm.

- Khi sản phẩm của TVS Food bắt đầu được tung ra thị trường, để khách hàng
mục tiêu cũng như các khách hàng tiềm năng có thể biết đến thương hiệu thì
công ty sẽ triển khai các hoạt động giảm giá là mua 1 tặng 1. Sử dụng các
Booth quảng cáo để khách hàng có thể dùng thử sản phẩm và dẫn đến quyết
định mua hàng. Các quầy Booth này sẽ được đặt tại các siêu thị lớn như Lotte,
Aeon, Co.opmart, GO!... Tại các siêu thị này sẽ luôn có khu vực ăn uống dành
cho khách hàng, và công ty quyết định dựng tại khu vực ăn uống để có thể dễ
dàng tiếp cận hơn.
- Tiếp theo, công ty sẽ bắt đầu quảng bá sản phẩm, những chương trình khuyến
mãi hiện đang diễn ra tại các siêu thị trên các trang mạng xã hội như Facebook,
Zalo, TikTok... để cho những khách hàng hiện nay vẫn chưa đi siêu thị vẫn có
thể biết đến sản phẩm, nhận biết được thương hiệu. Link website chính thức
của công ty sẽ được gắn vào trong từng bài viết để khách hàng có thể truy cập
trực tiếp và cũng sẽ dễ dàng thao tác đặt mua hàng thông qua website. Công ty
cũng sử dụng chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để khi khách hàng
tìm kiếm từ khóa “sản phẩm đồ chua” thì website công ty luôn được xuất hiện.
- Vì là sản phẩm truyền thống của người Việt nên công ty cũng mong muốn
khách hàng của mình sẽ ủng hộ cũng như sử dụng nó như món ăn kèm hằng
ngày như là kim chi của Hàn Quốc, công ty sẽ triển khai xây dựng cộng đồng
yêu thích đồ chua, kết nối họ với nhau và có thể chia sẻ những điểm bán, công
thức làm cho bữa ăn thêm phần ngon miệng.
- Hiện nay, rất nhiều người trẻ hay cả những người cao tuổi cũng sẽ thường
xuyên sử dụng chúng để giải trí, vậy nên công ty sẽ sử dụng Influence là
TikToker KIM KHÁNH NÈ sử dụng sản phẩm của công ty để giới thiệu trong
những clip mà tiktoker này ăn và những món ăn của Kim Khánh đều có thể ăn
kèm với đồ chua của TVS, lạ miệng nhưng k kém phần ngon.
6.3. Kế hoạch tổ chức và quản lý

6.3.1. Cấu trúc tổ chức

Hình: Sơ đồ tổ chức của TVS Food

❖ Ban lãnh đạo


Lê Nguyễn Hoàng Khang - Tổng Giám đốc: ra chiến lược phát triển doanh nghiệp
trong dài hạn, quản lý các phòng ban chính.

❖ Các phòng ban


Tả Lê Ngọc Linh - Trưởng phòng Marketing: phát triển, thiết kế, chỉnh sửa, lên quy
trình hoạt động các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

Trần Phát - \Trưởng phòng Công nghệ thực phẩm: thực hiện các công tác kiểm tra,
đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến, phát triển sản phẩm mới. Đồng
thời thiết kế, lắp đặt, tổ chức quản lý và vận hành dây chuyền sản xuất

Nguyễn Đức Bảo Phúc - Trưởng phòng Kỹ thuật: thiết kế, lập trình, vận hành, bảo trì
các phần cứng, phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự
động, giám sát kỹ thuật tại TVS Food

Châu Nhật Trường - Trưởng phòng Công nghệ thông tin: quản lý về các thông tin của
doanh nghiệp trên các nền tảng internet, xây dựng kênh bán hàng thương mại điện tử
và đưa thông tin chính xác nhất của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng.

Trưởng phòng Kế toán: theo dõi doanh thu và chi phí trong khi đảm bảo tuân thủ tất
cả các yêu cầu pháp luật, cung cấp thông tin tài chính định lượng cho ban quản lý,
người cho vay, nhà đầu tư và các bên liên quan khác.

6.3.2. Xây dựng kế hoạch phân công công việc (theo phòng ban)
STT Phòng ban Nghiệm vụ chính Công việc cụ thể Khu vực được
giao phụ trách
1 Phòng - Nghiên cứu thị Đăng bài về các Văn phòng
Marketing trường, hành vi người sản phẩm lên các Marketing
tiêu dùng, định hướng trang mạng xã
phát triển cho dịch vụ hội, tương tác với
của công ty. khách hàng.

- Lập kế hoạch chiến Xây dựng các kế


lược marketing nhằm hoạch truyền
định hướng hoạt động thông cho những
cho công ty dịp đặc biệt.

- Đảm bảo chất lượng Làm việc với các


dịch vụ mang đến cho bên đối tác nếu
khách hàng trải nguyên liệu có
nghiệm tốt nhất khi trục trặc.
sử dụng dịch vụ của
công ty.
2 Phòng Công - Nghiên cứu nâng - Đảm bảo được Văn phòng
nghệ thực cao chất lượng, cải các sản phẩm của công nghệ thực
phẩm thiện kỹ thuật chế công ty trước khi phẩm
biến thực phẩm bán ra đều đạt
- Kiểm tra và đánh chất lượng tốt
giá chất lượng chế nhất
biến và chất lượng - Loại bỏ các sản
thực phẩm. phẩm bị hư hại cả
- Vận hành dây lân bên trong hay
chuyền sản xuất thực bao bì
phẩm – bảo quản, tạo - Đảm bảo an
ra các sản phẩm theo toàn thực phẩm,
yêu cầu của công ty về sinh tại khu
vực chế biến
- Sử dụng máy
móc một cách
thành thạo, tránh
gây tai nạn hay
làm trì trệ thời
gian sản xuất
3 Phòng Kỹ - Thiết kế, lập trình, - Kiểm tra khối Văn phòng kỹ
thuật vận hành, bảo trì các lượng, chất thuật
phần cứng, phần mềm lượng, quy cách
điều khiển máy móc, vật tư và xác định
thiết bị tự động, hệ mức hao phí phù
thống sản xuất tự hợp với cơ sở
động định mức kinh tế
- Quản lý chuyên vận kỹ thuật được
hành bảo trì các hệ duyệt.
thống điện tử công - Xây dựng
nghiệp, các thiết bị phương án phòng
máy công nghiệp chống cháy nổ,
trong các dây chuyền an toàn lao động
sản xuất tự động và vệ sinh môi
trường tại công
ty.
- Xây dựng
phương án thi
công, phương án
kỹ thuật, xác định
các loại phương
tiện, máy móc,
thiết bị thi công
và các nguồn lực
cần thiết khác
cho việc thực
hiện sản xuất
4 Phòng Công - Phát triển phần - Quản lý toàn bộ Văn phòng IT
nghệ thông tin mềm, thiết kế hệ thống mạng
website. máy tính và
- Tư vấn thiết kế các trang thiết bị
giải pháp mạng cho CNTT của công
doanh nghiệp. ty
- Xây dựng các nền - Thiết kế
tảng xã hội, cung cấp Website cho công
thông tin chính xác về ty bắt mắt, giao
doanh nghiệp cho diện dễ thực hiện
khách hàng. - Đảm bảo an
ninh hệ thống đối
với các thiết bị,
phần mềm và các
thiết bị khác có
liên quan.
- Tiếp nhận yêu
cầu và xử lý các
sự cố trong quá
trình sử dụng
phần mềm, vận
hành máy móc
thiết bị
- Chủ động trong
phát hiện và xử
lý lỗi về hệ thống
phần mềm và
thiết bị phần
cứng
5 Phòng Kế toán - Theo dõi doanh thu - Lưu giữ hồ sơ Văn phòng kế
và chi phí trong khi về hàng hóa và toán
đảm bảo tuân thủ tất dịch vụ mà công
cả các yêu cầu pháp ty thanh toán.
luật. Đồng thời, đảm
- Cung cấp thông tin bảo rằng tất cả
tài chính định lượng các chi phí kinh
cho ban quản lý, doanh của công
người cho vay, nhà ty được thanh
đầu tư và các bên liên toán đúng hạn.
quan khác. - Theo dõi tất cả
các khoản thanh
toán theo lịch
trình trong tổ
chức. Chẳng hạn
như hàng tồn
kho, bảng lương
và các chi phí
liên quan đến
kinh doanh khác.
- Đảm bảo rằng
thu nhập của
nhân viên được
cập nhật, cũng
ước tính tiền
lương hoặc tiền
thưởng còn lại
sau khi các khoản
khấu trừ thích
hợp đã được thực
hiện.

6.3.3 Xây dựng hệ thống kiểm tra và đánh giá


Hệ thống kiểm tra và đánh giá
● Trong hoạt động kinh doanh thường trực: Tổ chức các buổi họp 2 lần 1 tháng
(2 tuần 1 lần) đánh giá các chỉ số kinh doanh tại các điểm phân phối dựa số
lượng nhập hàng tại điểm bán và lượng sản phẩm thu hồi về.
● Trong các chiến dịch truyền thông, khuyến mại: Tổ chức các buổi họp tùy vào
thời lượng chiến dịch diễn ra. Trong thời gian diễn ra chiến dịch họp ít nhất 2
lần cho chiến dịch ngắn hạn và ít nhất 3 lần cho chương trình khuyến mại, dựa
trên các chỉ số tại điểm bán, lượt người tiêu dùng tiếp cận mua hàng và tham
gia vào cộng đồng trên facebook để đưa ra các đánh giá kiểm tra chất lượng
chiến dịch.
Đối tượng tham gia:
- Đối tượng chủ trì buổi họp: Chủ tịch
- Đối tượng thực hiện kiểm tra: Nhân viên các phòng ban Kinh doanh, Marketing
- Đối tượng đưa ra đánh giá: Các cổ đông và trường phòng ban khác.

6.4 Kế hoạch tài chính

6.4.1 Chi phí cố định

6.4.1.1. Đất và chi phí xây dựng nhà máy


Đất xây dựng nhà máy tọa lạc tại khu công nghiệp Thành phố Biên Hòa được sở hữu
bởi doanh nghiệp bánh chưng Trần Gia (là một cổ đông lớn của dự án TVS food).
Khu đất được định giá 2.000.000.000 VNĐ được doanh nghiệp Trần Gia góp vào vốn
điều lệ của TVS food và được quy đổi thành 20% cổ phần của dự án.
Cần thực hiện việc xây dựng nhà máy và kho trên khu đất công nghiệp với hệ thống
điện nước và các khu vực cần thiết trong quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí dự kiến
cho việc xây dựng nhà máy sẽ là 1.000.000.000 VNĐ

6.4.1.2 Chi phí trang thiết bị sản xuất


Bảng: Chi phí trang thiết bị cho hoạt động sản xuất
Tên loại máy Thống kê chi tiết
Công nghệ máy rửa Máy rửa củ cải 1200 -Sở hữu động cơ có công
chuyên sâu (loại bỏ bụi suất 2.2kW
bẩn, tạp chất,...) -Năng suất ước tính của
máy đạt 50kg/mẻ và đến
600-800kg/giờ
-Giá bán: 205.000.000đ
Máy đong -Giá bán: 50.000.000đ
Máy thái rau củ công Máy thái rau củ -Sở hữu động cơ có công
nghiệp suất 1,5kW
- Năng suất thái 50-
1000kg/giờ
- Giá bán: 100.000.000đ
Máy pha chế, máy trộn Máy trộn rau củ - Dung tích trộn: 300L
- Công suất điện tiêu thụ
3.65kW
- Công suất: >120kg
- Thời gian trộn: 1 mẻ/
15giây
- 100.000.000đ
Máy chiết -Giá bán: 110.000.000đ
Chiết rót chai bán tự động
4 vòi vamc c350

Máy ngâm và hệ thống Máy làm lạnh nước Orion -Công suất lạnh: 27.3Kw
làm lạnh RKE7500B-V -Công suất tiêu thụ:
10.1Kw
-Kích thước: 1700 x 854 x
870 mm
- Giá bán: 90.000.000đ
Máy đun sôi và hệ thống -Giá bán: 205.000.000đ
khí đốt
Máy bài khí Máy bài khí chân không -Năng suất làm việc:
3000L/H
- Làm việc chân không:
0.064-0.087 Mpa
- Tổng công suất: 7.3kw
-Giá bán: 300.000.000đ
Hệ thống thanh trùng Hệ thống thanh trùng tự - Giá bán: 500.000.000đ
động titanium
Máy niêm phong nắp hộp Máy dán niêm phong - Tốc độ dán: 50 hộp/phút
6425
- Nguồn điện: 110V AC
- Giá bá: 100.000.000đ

Máy dán bao bì sản phẩm - Tốc độ dán nhãn tối đa:
Máy dán nhãn bao bì
30-60 Cái/phút
- Giá bán: 50.000.000đ
Hệ thống băng chuyền Hệ thống băng chuyền tự -Động cơ giảm tốc công
động xuất từ 25W đến 2.2KW

-Bộ điều khiển: Biến tần,


sensor, timer, cảm biến,
PLC,...

-Giá bán: 350.000.000đ

Dụng cụ các loại Giá bán: 50.000.000đ

Total: 2.210.800.000đ

6.4.1.3. Chi phí đầu tư hợp tác trang trại cung cấp nguyên liệu

Nhằm giải quyết những vấn đề về nguồn nguyên liệu như việc bị thiếu hụt cũng như
những nguyên liệu đầu vào không đạt chuẩn. Và giá thành nguyên liệu bị quá cao khi
có biến động từ thị trường. TVS food quyết định hợp tác đầu tư với các hộ dân có
truyền thống trồng các nguyên liệu cho việc sản xuất đồ chua là cải trắng và cà rốt tại
tỉnh Lâm Đồng. TVS food mong muốn hợp tác với các hộ dân để nguồn nguyên liệu
sử dụng trong sản xuất là những nguồn nguyên liệu tốt nhất nhằm tạo ra sản phẩm tốt
nhất khi đến tay người tiêu dùng

Bảng: Chi phí đầu tư trang trại cho mỗi hộ dân

Kích thước, số lượng Thành tiền


Hệ thống nhà màng nhà 1000m2 Khoảng 230.000.000đ-
lưới 260.000.000đ tùy theo
khẩu độ và chiều cao của
nhà.
Quạt đối lưu làm mát 8 chiếc 24.000.000đ
Hệ thống tưới nhỏ giọt x 60-65.000.000đ
Hệ thống bơm, bể chứa x 21 .000.000đ
Giá thể, vật tư phụ kiện x 55 .000.000đ
Hạt giống 300g 4.500.000đ
Phân bón K,, N, P, Ca, 1 bao/10kg 50.000.000đ
Mg, S
Dự phòng chi phí phát x 20.000.000đ
sinh
Total: 495.000.000đ

Để nguồn nguyên liệu luôn được ổn định TVS food sẽ đầu tư cho 4 hộ gia đình
⇒ Như vậy, tổng chi phí đầu tư hợp tác trang trại cung cấp nguyên liệu là
1.980.000.000 VNĐ

6.4.2. Chi phí biến đổi

6.4.2.1. Chi phí thuê nhân sự


Nhân công nhà mày sản xuất
Mức lương
Các công nhân trong khâu lựa chọn, -Yêu cầu công nhân phải nhanh tay, tập
phân loại nguyên liệu đầu vào trung, tuổi từ 18 trở lên
- Mức lương: 7.000.000 đ
Các công nhân trong quá trình gọt vỏ sản
phẩm
Các công nhân trong quá trình vận -Mức lương: 7.000.000đ
chuyển nguyên liệu đã được cắt thái để - Yêu cầu nhanh tay, hiểu cách thức hoạt
trộn với nhau theo tỷ lệ động máy móc.

Các công nhân trong quá trình sắp xếp -Mức lương: 7.000.000đ
thành phẩm vào thùng để tiến hành vào - Yêu cầu từ 3 người, chân tay nhanh
hoạt động phân phối nhẹn.

(*) Nhân công sẽ được thưởng lương tháng 13 vào dịp Tết Nguyên Đán
Nhân sự các phòng ban
Phòng ban Mức lương
Phòng Marketing - 1 trưởng phòng Marketing:
15.000.000 VNĐ
- 3 nhân viên executive:
10.000.000VNĐ/người
Phòng Công nghệ thực phẩm - 1 trưởng phòng: 20.000.000 VNĐ
- 2 nhân viên nghiên cứu:
15.000.000 VNĐ/người
Phòng Kỹ thuật - 1 trưởng phòng: 20.000.000 VNĐ
- 2 nhân viên kỹ thuật: 10.000.000
VNĐ/người
Phòng Công nghệ thông tin - 1 trưởng phòng: 30.000.000 VNĐ
- 2 nhân viên executive: 10.000.000
VNĐ
Phòng Kế toán - 1 trưởng phòng: 20.000.000VNĐ
- 1 nhân viên: 10.000.000 VNĐ
Tổng Giám Đốc (CEO) - 1 Tổng Giám Đốc: 40.000.000
VNĐ

(*) Nhân sự phòng ban sẽ được deal lương tối đa 2 lần trong 1 năm nếu đạt được
những KPI quan trọng hoặc mang về những giá trị to lớn trong tập thể. Mỗi lần deal
lương nhân viên phòng ban sẽ được tăng tối đa 10% lương. Ngoài ra nhân sự phòng
ban vẫn sẽ được thưởng lương tháng 13 vào Tết Nguyên Đán.
6.4.2.2. Chi phí mở đại lý
Đại lý có vai trò quản lý cung ứng và kho vận trữ hàng hóa. Vì thế TVS Food quyết
định thuê lại những kho bãi để mở thành đại lý của doanh nghiệp. Chí phí thuê và vận
hành của đại lý là 50.000.000 VNĐ cho 1 đại lý.
6.4.3. Tổng quan dòng doanh thu
6.4.3.1. Doanh thu năm 1
TVS Food dự định sản lượng bán ra trong năm đầu (25k/1 sản phẩm)
TVS food sẽ phân phối số lượng sản phẩm đồ chua đến các siêu thị đặc biệt là Coop
mart. Đồng thời TVS cũng sẽ xâm nhập 1 số các cửa hàng bán thực phẩm tiện lợi như
Coopfood để tăng độ bao phủ khiến khách hàng có thể dễ dàng nhận biết được sản
phẩm hơn.
TVS sẽ liên tục cung cấp sản phẩm hàng tuần đến tới siêu thị và các nhà bán lẻ.
Mục tiêu phân phối số lượng sản phẩm tại 1 điểm bán trong 1 tuần:
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Số lượng 50 sản phẩm/ 100 sản phẩm/ 100 sản phẩm/ 150 sản phẩm/
phân phối tại tại 1 điểm bán tại 1 điểm bán tại 1 điểm bán tại 1 điểm bán
1 siêu thị
Số lượng 20 sản phẩm / 30 sản phẩm / 50 sản phẩm / 50 sản phẩm /
phân phối tại tại 1 điểm bán tại 1 điểm bán tại 1 điểm bán tại 1 điểm bán
các cửa hàng
thực phẩm

Doanh thu trong từng quý tại các kênh bán lẻ ( dựa trên mục tiêu phân phối
6.2.3.5. Place)
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Doanh thu 645.000.000 1.290.000.000 1.290.000.000 1.935.000.000
tại 43 siêu VNĐ VNĐ VNĐ VNĐ
thị
Doanh thu 180.000.000 270.000.000 450.000.000 450.000.000
tại 30 cửa VNĐ VNĐ VNĐ VNĐ
hàng thực
phẩm bán lẻ
Total 6.510.000.000 VNĐ

6.4.3.2. Doanh thu năm 2


TVS food đẩy mạnh phân phối số lượng sản phẩm đồ chua đến các siêu thị Co.opmart
tại thị trường Đông Nam bộ và thị trường Tây Nam Bộ
Mục tiêu phân phối số lượng sản phẩm tại 1 điểm bán trong 1 tuần tại thị trường
Đông Nam bộ và thị trường Tây Nam Bộ
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Số lượng 150 sản phẩm / 200 sản phẩm / 200 sản phẩm / 250 sản phẩm /
phân phối tại tại 1 điểm bán tại 1 điểm bán tại 1 điểm bán tại 1 điểm bán
1 siêu thị
Số lượng 50 sản phẩm / 50 sản phẩm / 100 sản phẩm / 100 sản phẩm /
phân phối tại tại 1 điểm bán tại 1 điểm bán tại 1 điểm bán tại 1 điểm bán
Co.opFood

Doanh thu trong từng quý tại các kênh bán lẻ (dựa trên mục tiêu phân phối 6.2.3.5.
Place)
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Doanh thu tại 3.375.000.000 4.500.000.000 4.500.000.000 5.625.000.000
75 siêu thị VNĐ VNĐ VNĐ VNĐ
Doanh thu tại 750.000.000 750.000.000 1.500.000.000 1.500.000.000
50 cửa hàng VNĐ VNĐ VNĐ VNĐ
thực phẩm
bán lẻ
Total 22.500.000.000 VNĐ

6.4.3.3. Doanh thu năm 3


TVS food vẫn sẽ đẩy mạnh phân phối số lượng sản phẩm đồ chua đến các siêu thị đặc
biệt là tất cả siêu thị Co.opmart và mở rộng thêm thị trường Tây Nam Bộ
Mục tiêu phân phối số lượng sản phẩm tại 1 điểm bán trong 1 tuần:
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Số lượng 250 sản phẩm / 250 sản phẩm / 250 sản phẩm / 300 sản phẩm /
phân phối tại tại 1 điểm bán tại 1 điểm bán tại 1 điểm bán tại 1 điểm bán
1 siêu thị Tây
Nam bộ
Số lượng 100 sản phẩm / 100 sản phẩm / 100 sản phẩm / 100 sản phẩm /
phân phối tại tại 1 điểm bán tại 1 điểm bán tại 1 điểm bán tại 1 điểm bán
1 Co.opFood
Doanh thu trong từng quý tại các kênh bán lẻ ( dựa trên mục tiêu phân phối
6.2.3.5. Place)
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Doanh thu tại 6.750.000.000 6.750.000.000 6.750.000.000 8.100.000.000
90 siêu thị VNĐ VNĐ VNĐ VNĐ
Doanh thu tại 7.500.000.000 7.500.000.000 7.500.000.000 7.500.000.000
250 cửa hàng VNĐ VNĐ VNĐ VNĐ
Co.opfood
Total 58.350.000.000 VNĐ

6.4.3. Dòng doanh thu


Bảng: Dòng doanh thu chi tiết của TVS Food trong 3 năm
(Chi phí thể hiện không tính khấu hao)
Năm 1 Năm 2 Năm 3

Dư đầu kỳ 10.000.000.000 1.047.200.000 3.716.000.000


VNĐ VNĐ VNĐ

Doanh thu 6.510.000.000 22.500.000.000 58.350.000.000


VNĐ VNĐ VNĐ
Chi phí cố Chi phí đất 2.000.000.000 0 VNĐ 0 VNĐ
định xây dựng nhà VNĐ
máy
Chi phí xây 1.000.000.000
dựng nhà máy VNĐ
Chi phí đầu tư 2.210.800.000
trang thiết bị VNĐ
sản xuất
Chí phí đầu tư 1.980.000.000
vùng trồng VNĐ
nguyên liệu (4
hộ gia đình)
Tổng 7.190.800.000 0 VNĐ 0 VNĐ
VNĐ
Chi phí 2.604.000.000 9.000.000.000 23.340.000.000
Chi phí nguyên vật VNĐ VNĐ VNĐ
biến đổi liệu (40%
doanh thu)
Chi phí công (12 người) (12 người) (20 người)
nhân 1.092.000.000 1.092.000.000 1.820.000.000
VNĐ VNĐ VNĐ
Chi phí nhân 3.060.000.000 3.672.000.000 4.406.400.000
sự các phòng VNĐ VNĐ VNĐ
ban
Chi phí mở (1 Đại lý) (4 Đại lý) (6 Đại lý)
đại lý 600.000.000 2.400.000.000 3.600.000.000
VNĐ VNĐ VNĐ
Chi phí khác 1.000.000.000 3.000.000.000 6.000.000.000
(chi phí thực VNĐ VNĐ VNĐ
thi Marketing,
chi phí lên kệ,
chi phí vận
chuyển)
Tổng 8.272.000.000 19.164.000.000 35.566.400.000
VNĐ VNĐ VNĐ
Lợi nhuận trước thuế (8.952.800.000 3.336.000.000 22.783.600.000
VNĐ) VNĐ VNĐ
Lợi nhuận sau thuế (thuế (8.952.800.000 2.668.800.000 18.226.280.000
20%) VNĐ) VNĐ VNĐ
Số dư cuối kỳ 1.047.200.000 3.716.000.000 21.942.280.000
VNĐ VNĐ VNĐ

Như vậy dựa trên bảng dòng doanh thu chi tiết ta có thể tính được các chỉ số quan
trọng để xem xét sức mạnh của doanh nghiệp TVS Food
Chỉ số ROS (Return on Sale)
Với TVS Food sau khi hoạt động 3 năm trong ngành doanh thu vào cuối năm 3 sẽ đạt
được 58.350.000.000 VNĐ và lợi nhận sau thuế đạt 18.226.280.000 VNĐ. Như vậy
chỉ số ROS của TVS Food đạt xấp xỉ 31,24% đồng nghĩa với việc lợi nhuận thật sự
của TVS Food đạt xấp xỉ 31,24%.
Chỉ số ROI (Return on Investment)
Với TVS Food sau khi hoạt động 3 năm trong ngành, số tiền cuối còn dư vào cuối
năm 3 đạt được là 21.942.280.000 VNĐ. Trong khi đó, số tiền đầu tư vào nhà máy,
máy móc, thiết bị và các khoản khác được dự tính đầu tư ban đầu khởi nghiệp là
10.000.000.000VNĐ. Như vậy chỉ số ROI của TVS đạt được xấp xỉ 219,42%.
⇒ Kết luận, TVS Food là một dự án cực kỳ tiềm năng khi lợi nhuận thật sự sau 3
năm đạt xấp xỉ tới 37,93%. Đồng thời, dự kiến sau 3 năm hoạt động TVS Food
phát triển 119,42% so với mức đầu tư ban đầu.
6.4.4. Điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn của doanh nghiệp TVS Food sẽ được thể hiện trong hình sau:

Hình: Biểu đồ mô tả doanh thu, sản lượng và điểm hòa vốn của doanh nghiệp TVS
Food trong 3 năm
Dựa vào hình trên ta nhận thấy được trong 3 năm kinh doanh của TVS Food, công ty
sẽ dự kiến sẽ thu về được hơn 87 tỷ đồng nhờ việc bán sản phẩm đồ chua TVS Food.
Và sản lượng sản xuất trong 3 năm của doanh nghiệp là hơn 1750 nghìn tấn cải trắng
và cà rốt. Điểm hòa vốn được xác định khi công ty đạt sản lượng 1150 nghìn tấn
nguyên liệu sản xuất.
Để biết được thời gian mà doanh nghiệp khởi nghiệp TVS Food hòa vốn thì ta sẽ nhìn
vào hình sau:
Hình: Biểu đồ mô tả thời gian và sản lượng của Công ty TNHH TVS Food
TVS Food sẽ hòa vốn khi sản lượng sản xuất của doanh nghiệp đạt mức 1150 nghìn
tấn
⇒ Kết luận, Dựa vào sơ đồ mô tả điểm hòa vốn, doanh nghiệp TVS Food với mức
đầu tư ban đầu là 10 tỷ và sẽ hòa vốn vào khoảng quý 2 năm thứ 3 nếu như đúng
với dự kiến của doanh nghiệp
VII. MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
7.1 Xác định mục tiêu tăng trưởng trong 7 năm
Với hành trình 7 năm hoạt động sau khi ra mắt sản phẩm đồ chua thương hiệu TVS
Food trên thị trường. TVS Food mong muốn rằng sản phẩm của mình thâm nhập được
hết tất cả 6 thị trường mục tiêu hay nói cách khác là thị trường toàn quốc. Đồng thời,
mở thêm 1 hoặc 2 nhà máy chế biến tại các khu vực miền Trung và khu vực Miền Bắc
nhằm giảm tối đa chi phí vận chuyển cũng như giảm thiểu khả năng không cung ứng
được số lượng hàng hóa phù hợp ở các thị trường mục tiêu.
7.2 Xác định mục tiêu tăng trưởng trong 10 năm
Với niềm khao khát mãnh liệt về sứ mệnh đưa món ăn đồ chua trở thành món ăn kèm
truyền thống đặc trưng cho văn hóa ẩm thực Việt. Trong hành trình 10 năm TVS Food
mong muốn có thể đem lại những giá trị về hương vị về niềm tự hào từ đó có xây
dựng lên tình yêu của mọi người về món ăn đồ chua. Đây là một trong những mục tiêu
cực kỳ khó khăn, bởi không chỉ cá nhân hay doanh nghiệp muốn có thể làm được. Mà
thực hiện hóa ước mơ cần phải có sự ủng hộ sự yêu thương của khách hàng, của người
Việt. Và TVS Food sẽ là người tiên phong truyền tải ngọn lửa về tình yêu về món ăn
kèm truyền thống là đồ chua đến với bạn bè thế giới. Việt Nam có những món ăn kèm
truyền thống văn hóa đặc trưng với hương vị ngon sánh ngang với các nước trên thế
giới.
Phụ lục
Phụ lục 1: Thành lập và quản lý tài chính doanh nghiệp

Doanh nghiệp TVS Food trước khi khởi nghiệp với những dự án thực hiện trong
tương lai đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành thực phẩm chế biến, cụ thể là
sản phẩm đồ chua.

Đầu tiên là Tổng giám đốc (CEO) người thành lập nên công ty là ông Lê Nguyễn
Hoàng Khang, nắm giữ 60% cổ phần của công ty và bà Dương Thị Thu Thảo, hiện
nay đang là Giám đốc tài chính của Công ty TNHH Kim Trường Phúc, cũng là một
trong những cổ đông lớn trong công ty, nắm giữ 20% cổ phần của công ty và bà cũng
là cố vấn tài chính cho TVS Food. Cuối cùng là Bánh chưng Trần Gia là doanh nghiệp
cung cấp đất xây dựng nhà máy cho công ty, nắm giữ 20% cổ phần còn lại.

Tiếp theo, để có thể thực hiện các công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm
trong quá trình chế biến, phát triển sản phẩm mới… Đồng thời thiết kế, lắp đặt, tổ
chức quản lý và vận hành dây chuyền sản xuất…một cách chính xác và hoàn thiện
nhất thì đội ngũ kỹ sư công nghệ thực phẩm đã được Tiến sĩ Trịnh Khánh Sơn dẫn dắt,
trưởng ban kỹ sư công nghệ thực phẩm là ông Trần Phát.

Trong khi sản xuất những sản phẩm đồ chua thì không thể thiếu những thiết bị máy
móc, công nghệ tiên tiến và để có thể đảm bảo được những máy móc này không bị hư
tổn trong khi làm việc hay phát hiện những vấn đề hư hỏng của máy móc thì không
thể thiếu đội ngũ kỹ sư cơ điện tử, họ sẽ thiết kế, lập trình, vận hành, bảo trì các phần
cứng, phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động,
giám sát kỹ thuật tại TVS Food,... và đội ngũ này đã được dẫn dắt bởi Tiến sĩ Nguyễn
Trường Thịnh và trưởng ban của đội ngũ này là ông Nguyễn Đức Bảo Phúc.

Đội ngũ công nghệ thông tin sẽ là nhóm quản lý về các thông tin của doanh nghiệp
trên các nền tảng internet. Đồng thời, đội ngũ công nghệ thông tin cũng sẽ là nhân tố
xây dựng kênh bán hàng thương mại điện tử và đưa thông tin chính xác nhất của
doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Trưởng phòng công nghệ thông tin sẽ do ông
Châu Nhật Trường quản lý.

Trong một doanh nghiệp, để quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng thì đội ngũ
Marketing sẽ là người giúp TVS Food thực hiện điều đó. Hiện nay, phòng Marketing
đã có 4 nhân viên, trưởng phòng Marketing là bà Tả Lê Ngọc Linh cùng với 3 nhân
nhân viên còn lại là Lý Hồng Phẩm, Bùi Như Quỳnh, Nguyễn Thuỵ Tuyết Vân. Đội
ngũ nhân viên hiện nay đều đến từ trường Đại học Tài Chính - Marketing.

Phụ lục 2: Đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp


Khi thành lập TVS Food, doanh nghiệp cần đăng ký giấy phép kinh doanh để có
thể hoạt động một cách hợp pháp, đảm bảo mọi quyền lợi kinh doanh đồng thời được
sự bảo vệ của pháp luật. Vì thế, trước khi đi vào hoạt động TVS Food sẽ phải đăng ký
kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Đầu tiên, TVS Food sẽ trải qua các bước đăng ký giấy phép thành lập:
Bước 1: Dự thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thông tin
cần thiết.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng
ký thuộc tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính.

Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.

Bước 4: Nhận kết quả – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Khắc dấu tròn doanh nghiệp, công bố mẫu dấu lên cổng thông tin doanh
nghiệp quốc gia.

Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng cho cơ quan
đăng ký kinh doanh.

Bước 7: Mua chữ ký số, đăng ký khai thuế – nộp thuế điện tử với cơ quan thuế
và xác nhận đăng ký nộp thuế điện tử tại ngân hàng.

Bước 8: Khai lệ phí môn bài – đóng lệ phí môn bài sử dụng chữ ký điện tử.

Bước 9: Khai thuế ban đầu, đề nghị sử dụng hóa đơn điện tử.

Bước 10: Báo cáo thuế theo quy định của nhà nước theo định kỳ tới cơ quan
quản lý thuế tại địa phương nơi công ty đặt trụ sở.

Sau khi đã hoàn thành xong các thủ tục làm giấy phép thành lập thì TVS Food
sẽ tiến hành đến quy trình thành lập doanh nghiệp. Với quy trình xin giấy phép có
nhiều thủ tục rườm rà phải thực hiện thì qua quy trình thành lập doanh nghiệp quy
trình đơn giản hơn:

Bước 1- Lập dự thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Bước 2- Nộp hồ sơ

Bước 3- Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh

Bước 4- Nhận kết quả

Bước 5- Khắc dấu:

Bước 6- Mở tài khoản ngân hàng

You might also like