bài luận nhập môn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬN


KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2022-2023

MÔN THI: NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ

Sinh viên thực hiện


Họ và tên: Võ Tấn Nhàn
MSSV: 22DH701726; Lớp: QH2209

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022


TIỂU LUẬN NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ - HK1 – NH2223

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................1
NỘI DUNG.....................................................................................................................................2
1. Tổng quan:

1.1.Ngoại giao đa phương.....................................................................................................2

1.2.Quan hệ công chúng........................................................................................................3

1.3.Truyền thông quốc tế......................................................................................................5

2. Các tố chất và kỹ năng cơ bản của sinh viên học ngành Quan hệ quốc tế.......................6

3. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Quan hệ quốc tế.........................................7

4. Điều kiện tốt nghiệp của sinh viên học ngành Quan hệ quốc tế tại HUFLIT..................8

KẾT LUẬN....................................................................................................................................9
Kế hoạch học tập của bản thân cho từng năm học
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ - HK1 – NH2223

MỞ ĐẦU

Trong 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam
đã có được các mối quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, phát triển bền vững, như
giữa Việt Nam và liên minh châu Âu (EU), hay năm 2020 – năm của quan hệ đỉnh cao, đánh
dấu sự hợp tác của Việt Nam với các đối tác lớn, đặc biệt với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ngoài
ra, quan hệ song phương Việt Nam với Nga, mối quan hệ của tình hữu nghị chung thủy, son
sắt đã trải qua chiều dài lịch sử 70 năm, cũng ngày càng được thắt chặt.

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 trong số 193 quốc gia
thành viên, thiết lập quan hệ chiến lược và toàn diện với hơn 30 nước, có quan hệ thương
mại với hơn 50 đối tác. Và trong những năm qua, Việt Nam đã thể hiện được vị thế của
mình trong công cuộc hội nhập quốc tế, cụ thể từ khi Việt Nam là nước chủ nhà APEC 2017,
Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực HĐBA Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-
2021.

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay, không chỉ hợp tác, trao đổi về các vấn
đề chính trị mang tính toàn cầu, mà Việt Nam còn tham gia vào các hoạt động kinh tế như
đưa ra được tuyên bố quan trọng về thúc đẩy hợp tác trong APEC, thúc đẩy tự do hóa
thương mại khu vực, thúc đẩy những trật tự dựa trên luật lệ trong kinh tế, thương mại. Và
việc hội nhập này làm cho nhu cầu thương mại quốc tế ngày càng tăng cùng với xuất hiện
các vấn đề toàn cầu ngày càng nhiều, điều này dẫn đến việc mỗi quốc gia mong muốn mở
rộng hợp tác, trao đổi với các quốc gia khác, các tổ chức phi chính phủ hay các tập đoàn đa
quốc gia. Để làm được việc đó, chính phủ hay các nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ cần đến lực
lượng nhân viên ngoại giao, đối ngoại và truyền thông. Và đây chính là thời điểm được ví là
quý như “ vàng ” cho các sinh viên, cử nhân ngành Quan hệ quốc tế.

Hiện nay, nhiều trường đại học đang là các lò luyện ra những cử nhân xuất sắc. Và
không kể chi xa, HUFLIT hiện đang đào tạo ngành Quan hệ quốc tế với các chuyên ngành
vô cùng hấp dẫn, đó là: “ Ngoại giao đa phương”, “Quan hệ công chúng” và “Truyền thông
quốc tế ”. Và bài tiểu luận Nhập môn Quan hệ quốc tế này của em được viết với mục đích

1
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ - HK1 – NH2223

trình bày rõ nét về bản chất, nội dung của từng chuyên ngành cũng như công việc của ngành
Quan hệ quốc tế.

NỘI DUNG

1. Tổng quan:
1.1.Ngoại giao đa phương:
o Khái quát về ngoại giao:

Ngoại giao là quá trình các thực thể chính trị, đặc biệt là quốc gia, thiết lập và duy trì
các mối quan hệ với nhau nhằm thực hiện các lợi ích và chính sách của mình có liên quan
đến môi trường quốc tế.

- Bản chất của ngoại giao hướng tới chính trị quốc gia.

- Mục đích của ngoại giao hướng tới hợp tác, phát triển bền vững giữa các quốc gia.

- Đối tượng của ngoại giao hướng tới việc mở rộng trao đổi các chính sách đối ngoại
của nước mình với nước khác, hướng tới văn hóa và công chúng.

o Các thuật ngữ trong ngoại giao:

Ngoại giao song phương Ngoại giao đa phương

Ngoại giao pháo hạm Ngoại giao bí mật

Ngoại giao công khai Ngoại giao thượng đỉnh

Ngoại giao nhân dân Ngoại giao số

Ngoại giao kinh tế Ngoại giao văn hóa

Ngoại giao vắc-xin Ngoại giao xin lỗi

Ngoại giao ODA Ngoại giao bóng bàn

o Ngoại giao đa phương là gì ?

2
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ - HK1 – NH2223

Ngoại giao đa phương là một hình thức hoạt động ngoại giao, trong đó có sự tham gia
của ba chủ thể trở lên vào quá trình đàm phán, thương lượng, ra quyết sách trong cùng một
thời điểm và đáp ứng nhiều đòi hỏi khác nhau trước một vấn đề cụ thể.

Ngoại giao đa phương trở nên phổ biến từ thế kỷ 19, nó đã phát triển mạnh mẽ và
được xem là vũ khí sắc bén thời hội nhập, bởi vì nó đáp ứng được những lợi ích của các chủ
thể quan hệ quốc tế, nên được xem là đặc điểm của ngoại giao hiện đại ngày nay. Và trong
quá trình ngoại giao đa phương, lợi ích luôn là yếu tố quy định hành vi của chủ thể. Cùng
với mỗi thời điểm, hoàn cảnh khác nhau, các quốc gia có nhu cầu lợi ích khác nhau, dẫn tới
hình thành động cơ thúc đẩy sự tham gia của các chủ thể.

Chuyên ngành này xuất hiện nhằm giải quyết các vấn đề vượt khỏi quy mô của ngoại
giao song phương. Lấy ví dụ là các vấn đề toàn cầu như ô nhiễm nguồn nước, biến đổi khí
hậu,... thì điều này nếu sử dụng hình thức ngoại giao song phương thì chắc chắn sẽ không
thể nào giải quyết được. Khi đó, ta sẽ cần đến một cuộc họp với sự góp mặt của nhiều quốc
gia, để đưa ra kế sách hợp lý.

Đối với Việt Nam, ngoại giao đa phương được giáo sư Carl Thayer – vị chuyên gia
làm việc trong học việc quốc phòng Australia đánh giá cao, nó đã đem lại những lợi ích kinh
tế rõ ràng, nâng cao uy tín cho Việt Nam trong mắt quốc tế và là phòng tuyến đầu giúp Việt
Nam bảo vệ độc lập chủ quyền.

1.2.Quan hệ công chúng:


o Khái quát về quan hệ công chúng:

Quan hệ công chúng (Public Relations – PR) là một công cụ marketing quan trọng.
Các công ty không những phải có quan hệ tốt với khách hàng, nhà cung ứng, với đại lý mà
còn phải có quan hệ với đông đảo quần chúng có quan tâm. Vì thế, PR là một công việc đề
cập đến các hoạt động truyền thông và giao tiếp, hướng đến đối tượng là công chúng chẳng
hạn như người tiêu dùng, thông qua chủ yếu là báo chí.

Công chúng có thể tạo thuận lợi hay gây trở ngại cho khả năng đạt được những mục
tiêu của công ty, hay có thể nói công chúng là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại

3
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ - HK1 – NH2223

của công ty. Một doanh nghiệp, tổ chức khôn ngoan phải có những biện pháp cụ thể để xử lý
tốt các quan hệ với công chúng. Vì thế, mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều có bộ phận quan hệ
công chúng để giải quyết , lập kế hoạch và tổ chức triển khai về những quan hệ này. Phòng
PR sẽ theo dõi thái độ của công chúng thuộc các tổ chức, phân phối thông tin để tạo dựng uy
tín.

Vì vậy, theo như tên gọi là quan hệ công chúng, mục tiêu chính của chuyên ngành
này là tạo ra, duy trì và ngày càng tăng cường mối quan hệ gắn bó của doanh nghiệp với
khách hàng và người quyết định mua hàng, cùng với đó là xây dựng, bảo vệ hình ảnh thương
hiệu, doanh nghiệp trong mắt công chúng.

o Các thuật ngữ trong quan hệ công chúng:

Chỉ số đánh giá thực hiện


Campaign Chiến dịch quy mô lớn KPI
công việc
Project Dự án nhỏ/ngắn Copyright Bản quyền
Proposal Bảng đề xuất chi tiết OOH Quảng cáo ngoài trời
Bảng mô tả vắn tắt nhu Vật dụng hỗ trợ bán hàng tại
Brief POSM
cầu nơi bán
Media list Danh sách báo chí Positioning Định vị
Press release Thông cáo báo chí Promotion Khuyến mãi/Chiêu thị
Event Sự kiện Target audience Khách hàng mục tiêu
Customer Insights Sự thật ngầm hiểu
Goal Mục đích
Objectives Mục tiêu
Slogan Thông điệp truyền thông
Strategy Chiến lược
Risk Rủi ro

o Vai trò của quan hệ công chúng:

Thực tế cho thấy, thông qua các hoạt động PR, sản phẩm được người tiêu dụng quan
tâm chú ý đến nhiều hơn, đồng thời cũng tiêu thụ mạnh hơn. Vì thế, hoạt động PR có vai trò
to lớn trong việc quảng bá thương hiệu với các chương trình được thiết kế và hoạch định tỉ
mỉ, cẩn thận nhằm gặt hái được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến họ những hoạt
động cũng như mục tiêu của doanh nghiệp.

4
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ - HK1 – NH2223

Vai trò của PR tác động đến bên ngoài và cả bên trong doanh nghiệp:

- Đối nội: PR góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp, giúp kết nối các bộ
phận thành một thể thống nhất.

- Đối ngoại: PR giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp đến khách hàng và
những nhóm công chúng quan trọng như các kênh báo chí, truyền hình,... và PR giúp
sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ
liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu, dịch vụ nào đó.

1.3.Truyền thông quốc tế

o Khái niệm truyền thông quan hệ quốc tế:

- Truyền thông - “Communication” là truyền tải thông tin đến mọi người.

- Quốc tế - “International”, có ý nghĩa là gắn kết, kết nối xuyên quốc gia.

Vì thế, tên gọi truyền thông quốc tế (International Communication) được hiểu là sự
truyền tải các thông tin xuyên quốc gia, hoặc đến với các đối tượng ngoài phạm vi lãnh thổ
và từ hai quốc gia trở lên bằng các phương tiện truyền thông đại chúng.

Đối với doanh nghiệp, truyền thông quốc tế là các hoạt động xúc tiến, quảng bá
thương hiệu ra thị trường quốc tế để nâng cao độ nhận biết thương hiệu, quảng bá sản phẩm
dịch vụ đến khách hàng mục tiêu, tìm kiếm đối tác kinh doanh, thu hút đầu tư ở thị trường
nước ngoài thông qua các kênh truyền hình quốc tế, báo, tạp chí, digital, tài trợ sự kiện quốc
tế,...

Truyền thông quốc tế đòi hỏi các bạn sinh viên phải có một khối kiến thức đa dạng về
các khía cạnh như văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế và mọi thứ liên quan đến môi trường
mục tiêu. Khi đã có một nền kiến thức vững chắc, bạn sẽ truyền đạt được thông tin mong
muốn một cách phù hợp và hiệu quả nhất.

o Các loại phương tiện truyền thông:

5
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ - HK1 – NH2223

Truyền thông quốc tế có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đây là một số
loại phương tiện truyền thông:

- Print media: Các sản phẩm in ấn như băng rôn, standee,...

- Publishing: Các sản phẩm dạng xuất bản như báo, cẩm nang nghề nghiệp,...

- Photography: Các sản phẩm hình ảnh.

- Cinema: Phim, video,..

- Broadcasting: Các kênh truyền hình, radio,..

- Digital Marketing: Các kênh mạng xã hội

- Advertising: Các kênh quảng cáo

- News media: Tin nhắn, teencode,...

o Các loại hình truyền thông, báo chí quốc tế:

Truyền thông kỹ thuật số. Truyền thông điện tử.

Truyền thông đại chúng. Truyền thông đa phương tiện.

Truyền thông mạng xã hội.

2. Các tố chất và kỹ năng cơ bản của sinh viên học ngành Quan hệ quốc tế:

Hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay ảnh hưởng khá nhiều đến Việt Nam, nó giúp đất
nước ta mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài,... vì thế mà
lực lượng cử nhân Quan hệ quốc tế đang rất được các nhà tuyển dụng săn đón. Vậy là một
sinh viên khoa Quan hệ quốc tế, chúng ta cần phải rèn luyện các kỹ năng dưới đây để có đủ
khả năng đảm nhận các vị trí công việc:

- Kỹ năng giao tiếp, trình bày và đàm phán tốt: Đàm phán thuyết phục là kỹ năng
rất quan trọng để giúp công ty có thêm các mối quan hệ kinh tế, đồng thời phát triển quan hệ
tốt đối với các đối tác trong khu vực, và đặc biệt khi ta có một phong thái tự tin, bình tĩnh,

6
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ - HK1 – NH2223

xử lý tốt vấn đề thì nó cũng giúp việc thu hút, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng hay các
nhà đầu tư trở nên dễ dàng.

- Kỹ năng ngoại ngữ tốt: Ngoại ngữ là một yếu tố không thể thiếu khi ta muốn tiếp
cận với các cơ hội làm việc trong nước và ngoài nước, và chắc chắn nếu bạn thành thạo từ
hai ngôn ngữ trở lên, bạn sẽ lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng lao động hiện nay.

- Kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập: Hai kỹ năng này bổ trợ cho nhau để
hoàn thành tốt công việc với tinh thần hợp tác và chủ động.

- Có sự kiên trì, nhẫn nại, khả năng chịu được áp lực cao: Ngành học này đầy rẫy
thử thách, nên sự kiên trì, chịu được áp lực cùng với tinh thần trách nhiệm là tố chất sinh
viên nên trang bị cho mình, và phải “mài dũa”, phấn đấu từng ngày.

- Kiến thức xã hội sâu rộng: Sinh viên khoa Quan hệ quốc tế bắt buộc phải có một
kiến thức sâu rộng về lĩnh vực đời sống xã hội, vì vậy bạn phải luôn tìm tòi, học hỏi, đọc
sách mỗi ngày để mở mang kiến thức.

Và đó là những tố chất, kỹ năng quan trọng sinh viên nên có, tuy nhiên bên cạnh đó,
để gặt hái được nhiều thành công hơn, bạn còn phải là một người năng động, phát huy tối đa
năng lực của bản thân, có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề,....

3. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Quan hệ quốc tế:

Đặc trưng của mỗi cá nhân theo học ngành Quan hệ quốc tế chính là sự năng động,
vốn hiểu biết sâu rộng các lĩnh vực kinh tế - xã hội, năng lực sử dụng tiếng Anh tốt và có
khả năng làm việc thực tế, chính vì các lý do đó mà sinh viên khoa Quan hệ quốc tế luôn
được chào đón sau khi tốt nghiệp, và có cơ hội việc làm rộng mở.

- Cử nhân ngành Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Ngoại giao đa phương sẽ có cơ
hội làm việc tại Đại sứ quán, Lãnh sự quán các nước, các tổ chức phi chính phủ, sở ngoại vụ,
các cơ quan từ trung ương đến địa phương, hay các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp quốc
tế trong nước và ngoài nước,... với vai trò là một nhà ngoại giao, nhà tư vấn chính trị,
chuyên viên đại sứ quán, lãnh sự quán, hay điều phối viên dự án tại tổ chức quốc tế,...

7
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ - HK1 – NH2223

- Cử nhân ngành Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ công chúng sẽ có cơ
hội làm việc tại các bộ phận đối ngoại và truyền thông ở các doanh nghiệp trong nước và
ngoài nước, các cơ quan thông tấn báo chí, đài truyền hình, hay các công ty truyền thông,
giải trí, tổ chức sự kiện,.... với công việc là một chuyên viên đối ngoại, nghiên cứu viên,
quản lý báo chí, nhân viên tổ chức sự kiện, designer, giám đốc sáng tạo nội dung,..

- Cử nhân ngành Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Truyền thông quốc tế sẽ có cơ
hội làm việc tại các phòng ban truyền thông, các tổ chức quốc tế, các cơ quan báo đài trong
nước và ngoài nước, hay các đài truyền hình,... với vai trò là một phóng viên, nhà báo quốc
tế, biên tập bản tiên, làm phóng sự, đạo diễn phim truyền hình,....

Và không chỉ dừng lại ở đó, với sự “đa năng” của mình, nhiều sinh viên có thể làm ở
nhiều lĩnh vực khác như: marketing, KOLS,... và hàng ngàn cơ hội làm việc hấp dẫn khác.

4. Điều kiện tốt nghiệp của sinh viên học ngành Quan hệ quốc tế tại HUFLIT:

Nếu bạn muốn tốt nghiệp đúng hạn cùng với tấm bằng cử nhân Quan hệ quốc tế trên
tay, thì hãy chuẩn bị tinh thần thật ổn định để hoàn thành tất cả những điều kiện sau đây:

- Hoàn tất đủ số tín chỉ trong chương trình đào tạo:

+ Chuyên ngành Ngoại giao: 140 tín chỉ.

+ Chuyên ngành Quan hệ công chúng: 140 tín chỉ.

+ Chuyên ngành Truyền thông quốc tế: 140 tín chỉ.

- Hoàn tất các môn học điều kiện bắt buộc:


+ Giáo dục quốc phòng: 165 tiết.
+ Giáo dục thể chất: 150 tiết.
- Hoàn tất các Hoạt động quan hệ cộng đồng (4/4/8):
+ Sinh viên tự tổ chức 4 hoạt động thực tế/ sự kiện.
+ Sinh viên tham gia 4 hoạt động, chương trình do các đơn vị khác tổ chức.
+ Sinh viên tham dự 8 hội thảo.
- Hoàn tất thực tập thực tế:
8
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ - HK1 – NH2223

+ Cuối năm 4, sinh viên bắt buộc đi thực tập tại các tổ chức, công ty toàn thời
gian trong 3 tháng (12 tuần).
- Đạt chuẩn ngoại ngữ (tiếng Anh):
+ Nộp chứng chỉ quốc tế: TOEIC 550, hoặc TOEFL 500 BPT/173 CBT/61 Ibt,
hoặc IELTS 5.5.
- Đạt chuẩn tin học:
+ Chứng chỉ tin học MOS.
KẾT LUẬN
Kế hoạch học tập cụ thể cho từng năm học của bản thân:
Hiện tại, bản thân em vẫn còn khá phân vân ở việc lựa chọn chuyên ngành, giữa Quan
hệ công chúng và Truyền thông quốc tế. Nhưng em đã đặt ra thời gian lựa chọn là vào cuối
HK2 năm nhất. Và dưới đây là bảng kế hoạch học tập của em:
Năm
Học kỳ Kế hoạch Deadline Mục tiêu muốn đạt được
học
HK1 Tập trung học các môn đại cương 13/1/2023 GPA trên 3.0
Có bằng MOS
Tập trung học các môn đại cương GPA trên 3.0
trước tháng
Học MOS Có bằng MOS
HK2 4/2023
Năm Học TOIEC TOIEC 700+
Có TOIEC trước
1 Có học bổng
tháng 10/2023
Hoàn thành khóa quân
Đi quân sự
Trước HK1 năm sự.
HK hè Kiếm việc làm thêm partime
2 Kiếm được việc làm, đủ
Tham dự mùa hè xanh
chi tiêu

Chọn được chuyên ngành


GPA trên 3.0
Học các khóa design + content Hoàn thành các
Thành thạo các ứng
HK1 (free) khóa học trước
dụng design, viết được
Tham gia CLB Truyền thông & tháng 2/2024
Năm content
Quốc tế
2 GPA không dưới 3.0
Học IELTS, làm cộng tác viên Có bằng Ielts
HK2 Làm cộng tác viên ở
cho các hoạt động, sự kiện trước năm 4
Multimedia
HK hè Học vượt môn năm 3 Không bị rớt môn

Năm HK1 Tạo CV, intern ở Mutlimedia, Trước tháng GPA không dưới 3.0
3 hoặc công ty giải trí, hoặc một 11/2025 Intern thành công
9
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ - HK1 – NH2223

kênh báo
Trước tháng
HK2 Thi IELTS Mục tiêu IELTS 7.0
4/2026
HK hè Học vượt môn năm 4 Không bị rớt môn

Thực tập ở nơi tốt, hoàn


Năm HK1 Đi thực tập
thành tốt
4
HK2 Hoàn thành học phần, tốt nghiệp đúng hạn

10

You might also like