Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NHẬT, ĐHQGHN

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI LIÊN NGÀNH


CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN NHẬT BẢN HỌC
-----------------------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

ĐỀ TÀI

VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ NGƯỜI ĐÀN ÔNG

TRONG GIA ĐÌNH TẠI NHẬT BẢN HIỆN NAY

Tên tác giả tiểu luận: Nguyễn Bảo Hà

Học phần: So sánh xã hội Nhật Bản và xã hội Việt Nam

Khóa học: BJS K3

Mã số sinh viên: 22110033

Hà Nội, năm 2023


1
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:.....................................................................................................3
II. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ:
1. Phân tích vai trò và vị trí của người đàn ông trong gia đình tại Nhật Bản hiện
nay:..................................................................................................................3
2. So sánh vai trò và vị trí của người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình tại
Nhật Bản hiện nay:..........................................................................................7
3. Những giải pháp của chính phủ nhằm giảm áp lực cho nam giới và góp phần
xóa bỏ bất bình đẳng giới tại Nhật Bản:...........................................................8
4. Liên hệ với thế giới và Việt Nam :...................................................................9
III. KẾT LUẬN:.....................................................................................................10
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:..........................................................................11

2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiện nay, vấn đề bất bình đẳng là căn bệnh trầm kha gây nhiều nhức nhối
trong lòng xã hội Nhật Bản đương đại. Đây được xem là một trong các vấn đề gây
nên tình trạng kết hôn muộn gia tăng và giảm tỷ lệ sinh, kéo theo nguồn lao động
giảm, dân số già gia tăng tại Nhật Bản. Trong vấn đề bất bình đẳng giới, sẽ thật khập
khiễng nếu chỉ quan tâm đến phụ nữ mà bỏ qua đàn ông. Nam giới cũng có những
áp lực và gánh nặng riêng cần được lắng nghe và thấu hiểu trong xã hội hiện đại.
Dựa theo góc nhìn trên, bài viết này nhằm phân tích vai trò và vị trí của người đàn
ông trong gia đình tại Nhật Bản hiện nay để làm rõ hơn vấn đề bất bình đẳng giới,
những gánh nặng của người đàn ông khi phải gồng gánh nhiều trách nhiệm và đưa
ra những giải pháp mà chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nhằm khắc phục vấn đề trên.

II. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ:


1. Phân tích vai trò và vị trí của người đàn ông trong gia đình tại Nhật Bản
hiện nay:
Do ảnh hưởng tư tưởng gia trưởng Nho giáo, mối quan hệ gia đình tại Nhật
Bản được phản ánh thông qua bức tranh: người chồng là trụ cột trong gia đình, là
người kế thừa cha-con theo nguyên lý phụ hệ1 (chế độ gia trưởng phụ hệ- ảnh hưởng
từ tàn dư chế độ “IE”2), là người duy nhất phải kiếm tiền nuôi gia đình, còn người

1
Người thừa kế của hoàng gia Nhật Bản luôn là nam giới.
2
“IE” được định nghĩa là chế độ gia đình duy trì qua nhiều thế hệ vợ chồng, với tính “kế thừa” đặc trưng dựa
trên trục liên kết chính là sự kế thừa cha-con theo nguyên lý phụ hệ. “IE” mở rộng bao gồm tổ tiên đã mất và trẻ
em chưa sinh ra theo dòng nam. “IE” liên quan chặt chẽ đến “chế độ gia trưởng phụ hệ” - chế độ gia đình mà
trong đó người nam với quyền gia trưởng chi phối, thống trị và quản lý các thành viên trong gia đình”
Theo Nguyễn Thị Hoài Châu, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 5(2):1044-1055
3
vợ là người nội trợ. Suy nghĩ này không chỉ tước đi quyền tự do của người vợ mà
còn mặc nhiên đeo lên cổ người chồng cái gông vô hình phải có trách nhiệm kiếm
tiền nuôi gia đình. Điều này gây nên một gánh nặng tài chính lớn đối với nam giới
khi họ buộc phải thành đạt. Nếu thất bại là gần như mất đi tất cả. Theo dữ liệu của
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản năm 2022, số vụ tự tử ở nam giới Nhật Bản
tăng lên mức 14.746 vụ.3Cựu lãnh đạo đường dây nóng chống tự tử Denwa – ông
Yukio Saito nhận định sau đại dịch COVID-29: “Nhật Bản vẫn là xã hội bảo thủ và
nhiều nam giới đột ngột mất việc làm hoặc không kiếm đủ tiền mặc dù đã rất cố
gắng chăm chỉ khiến họ có cảm giác phải chịu trách nhiệm về thất bại này”.4
Chẳng biết từ khi nào, người đàn ông luôn gắn với sự mạnh mẽ, thành công
là có địa vị và giàu có. Ít ai biết chính người đàn ông cũng luôn phải đối diện với cô
đơn, áp lực và cần một bờ vai dựa vào. Đối với người chuyển giới, đồng tính nam
thì vấn đề hôn nhân đồng giới vẫn chưa được xã hội Nhật Bản chấp nhận, bởi nam
giới có nghĩa vụ kết hôn với phụ nữ để sinh con nối dõi. Nhật Bản hiện là quốc gia
duy nhất thuộc nhóm G7 không có sự bảo vệ pháp lý cho các cặp đồng giới.5
Vào thập niên 60,70 của thế kỷ XX, tác động của văn hóa lao động với thời
gian làm việc nhiều giờ đã dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Nhật Bản.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực trong đời sống tinh thần của
các gia đình Nhật Bản. Do căng thẳng và áp lực công việc, người đàn ông buộc phải
làm việc đến khuya, sau giờ làm họ đi uống rượu và giải trí với bạn bè hoặc đồng
nghiệp để thư giãn và củng cố các mối quan hệ. Như một vòng lặp mỗi ngày sau 9,

3
Theo Trí Văn (06/05/2023), “Thanh niên Nhật Bản và vấn nạn muốn tự tử”.
4 Theo Hà Linh, (26/11/2020), “Tỷ lệ nam giới Nhật Bản tự tử tăng mạnh trong dịch COVID-19”.
5
Theo Trọng Hà (08/06/2023), “Nhật Bản "bật đèn xanh" cho hôn nhân đồng giới”.
4
10 giờ tối, họ mệt mỏi trở về, tắm, ăn tối rồi đi ngủ, không còn thời gian để trò
chuyện với vợ hay dạy dỗ con cái. Đối với nam giới Nhật Bản ưu tiên hàng đầu là
sự nghiệp chứ không phải gia đình do xuất phát từ bối cảnh khủng hoảng kinh tế
Nhật Bản những năm 1990 và sau đại dịch COVID-19. Sức ép cạnh tranh nơi làm
việc càng lớn, đòi hỏi nam giới nếu muốn thăng tiến thì phải đầu tư nhiều công sức,
thời gian vào công việc.6Thậm chí, nhiều đàn ông Nhật Bản sau khi thất nghiệp vẫn
giả vờ đi làm ( có người mặc vest đi chơi pachinko, ngồi cafe, công viên ...) bởi nam
giới có lòng tự trọng cao, họ xấu hổ với gia đình và xã hội.
Theo Bộ Y tế Nhật Bản năm 2018, chỉ có 6,16% đàn ông xin nghỉ việc để
chăm sóc con mới sinh. Năm 2020, bộ trưởng Shinjiro Koizumi đã nghỉ phép để
thực hiện trách nhiệm của người cha sau khi con đầu lòng chào đời.7Đây là động
thái hiếm hoi nhằm làm gương cho các ông bố đang đi làm ở nước này, nơi hầu hết
đàn ông không nghỉ phép với lý do đó vì áp lực công việc.
Năm 2004, Thiên hoàng Naruhito đã bảo vệ vợ mình khi phản đối lối sống
ngột ngạt của hoàng thất. Đây là một tư tưởng tiến bộ - người chồng đã có vai trò
đứng lên bảo vệ vợ mình khỏi định kiến mặc dù sự hà khắc của Luật Hoàng gia đối
với nữ giới vẫn chưa thay đổi, hoàng hậu Masako - người vợ 26 năm của Thiên
hoàng đã không được tham dự lễ đăng quang của chồng8.
Trong xã hội ngày nay, nam giới đã đần thay đổi, họ có ý thức tôn trọng phụ
nữ, có trách nhiệm tự chăm sóc gia đình và con cái kể cả khi thiếu vắng bóng dáng
của người vợ. Qua thời gian làm thêm tại một nhà hàng Nhật Bản9, tại đây có những

6
Theo Vũ Thị Phương Hoa, (20/02/2023), “Bất bình đẳng giới trong gia đình Nhật Bản”.
7
Theo Ngọc Ly, (17/01/2020), “Bộ trưởng Nhật Bản nghỉ thai sản chăm con”.
8 Theo Tùng Anh (02/05/2019), “Tân hoàng hậu Nhật Bản trầm cảm gần 20 năm vì áp lực”.
9
Trải nghiệm thự tế của chính tác giả tiểu luận tại phố Kim Mã, Hà Nội tại Việt Nam vào năm 2022
5
khách hàng nam giới người Nhật chia sẻ đang nuôi con một mình, hy sinh tìm những
công việc làm tại nhà để có thêm thời gian chăm sóc con khi người vợ bỏ đi ngoại
tình. Một trường hợp khác, một nam giới Nhật Bản thành đạt, trẻ tuổi sẵn sàng lấy
vợ lớn tuổi hơn, chăm sóc, chu cấp đầy đủ cho con riêng của vợ đi học đến đại học.
Những trường hợp trên tuy còn ít ỏi, nhưng cho thấy nam giới Nhật Bản đang ngày
càng có xu hướng phá bỏ định kiến để có trách nhiệm hơn không chỉ trong công việc
bên ngoài mà còn là thực tâm muốn vun đắp cho hạnh phúc gia đình.

2. So sánh vai trò và vị trí của người đàn ông và người phụ nữ trong xã hội
Nhật Bản hiện đại:
Theo luật cơ bản về xã hội bình đẳng giới của Nhật Bản: “bất bình đẳng
giới10là phân biệt đối xử, không tôn trọng quyền lợi và nghĩa vụ như nhau giữa nam
và nữ trong xã hội; không bảo đảm quyền tận hưởng các lợi ích chính trị, kinh tế, xã
hội và văn hóa như nhau giữa nam và nữ”.Theo Hiến pháp Nhật Bản (1946)11: “Hôn
nhân được dựa trên sự đồng ý của cả hai giới và phải được duy trì dựa trên sự hợp
tác qua lại mang tính bình đẳng về quyền lợi của vợ và chồng...” Tuy nhiên, vẫn còn
tồn tại nhiều bất bình đẳng giữa hai giới trong xã hội Nhật Bản.
Thời Minh Trị, với bộ luật dân sự năm 1898, những cuộc hôn nhân được xem
là phù hợp với pháp luật được “IE”mà đại diện cho nó là người đứng đầu của hai
bên gia đình đồng ý. Do vậy, người đứng đầu của hai gia đình quan trọng hơn là cô
dâu và chú rể.12Điều này đã gây nên những bất công cho hạnh phúc hôn nhân của cả

10
Nguyên văn tiếng Nhật ジェンダー不平等 (jiendaa fubyoudou)
11 Theo Điều 24 chương III Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 về Quyền và nghĩa vụ của công dân
12
Theo Trần Mạnh Cát, “Gia đình Nhật Bản”, Viện khoa học xã hội Việt Nam – Viện nghiên cứu Đông Bắc Á,
6
hai giới. Thế nhưng, vào năm 1959, Cựu Hoàng Akihito đã khiến dư luận xôn xao
khi phá vỡ truyền thống Hoàng gia để tự mình lựa chọn bạn đời.13 Có thể nói, ngay
trong lòng Hoàng gia đã có những tư tưởng thay đổi định kiến và bày tỏ sự trân trọng
hơn với người phụ nữ - với tư cách một người bạn đời bình đẳng với nam giới.

Trong tiếng Nhật, “vợ” là “家内” (gia nội), có nghĩa “trong nhà”. Còn từ

“chồng” là “主人” (chủ nhân), nghĩa là “người chủ” trong gia đình. Chính quan niệm

phân chia nghĩa vụ “đàn ông thì công việc, phụ nữ thì gia đình” đã khiến người dân
Nhật Bản có cái nhìn định kiến về năng lực và vai trò của phụ nữ. Ý nghĩa của các
công việc gia đình bị đánh giá thấp đã khiến nam giới thiếu động lực trong việc chia
sẻ công việc gia đình. Ngày nay, nam giới đã vượt qua định kiến công việc nội trợ
chỉ dành cho phụ nữ và sẽ bị mỉa mai là “nam giới phải thấy xấu hổ khi ở trong
bếp”14. Thực tế, nam giới đã tự ý thức được trách nhiệm của mình và phụ nữ Nhật
Bản đang ngày càng từ chối kết hôn với người không biết làm việc nhà. Nếu muốn
kết hôn, nam giới buộc phải học cách sẻ chia công việc với nữ giới trong gia đình.
Trong nhiều thế hệ, vai trò giới rất nghiêm ngặt. Nam giới thậm chí đến thời
điểm về hưu vẫn chưa từng cầm dao hay rửa bát và cả khi họ muốn phụ giúp việc
nhà cũng không biết làm.15Theo tờ Washington Post, mẹ của ông Yoshida phụ trách
mọi bữa ăn. Sau khi kết hôn, vợ là người đảm nhiệm vai trò này. Khi ông nghỉ hưu,
vợ ông đã đề nghị cùng chia sẻ việc nấu nướng và ông đã đồng ý học lớp nấu ăn.
Ngày càng có nhiều nam giới Nhật Bản cũng hành động như ông Yoshida.

NXB Khoa học xã hội, 2004, tr10-11.


13 Theo Cersei (22/11/2021), “Thái tử Nhật đầu tiên phá quy tắc lấy vợ thường dân và cái kết đẹp sau 60 năm”.

14 Nguyên văn tiếng Nhật 男子厨房に入らず- Danshi-chubo-ni-hairazu

15 Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam, báo Tuổi trẻ

7
Theo “Sách Trắng về bình đẳng giới năm 2022”, tỷ lệ kết hôn ở Nhật Bản đã
ở mức thấp nhất kể từ sau Thế chiến thứ Hai. Quan điểm về hôn nhân đã thay đổi:
25,7% nam giới và 16,4% nữ giới chọn sống độc thân. Trong nhóm độc thân 30-40
tuổi, trong cả nam và nữ có 25% không dự định kết hôn. Với nữ giới, độc lập tài
chính giúp học tự nuôi mình và không còn mặn mà với hôn nhân. Với nam giới, chế
độ việc làm suốt đời khiến họ “nghẹt thở”, kết thúc có nghĩa không còn khả năng
đảm bảo cuộc sống cơm áo gạo tiền nên họ thận trọng với việc lập gia đình, chi phí
viện dưỡng lão cũng là một bài toán trong bối cảnh kinh tế khó khăn16. Điều này
cũng gây nên chứng khủng hoảng tuổi trung niên rối loạn căng thẳng lo âu. Qua trải
nghiệm thực tế, nhiều người bày tỏ chỉ cần một người bạn sống cùng, không muốn
ràng buộc hôn nhân để tránh các vấn đề tranh chấp nếu ly hôn và áp lực nuôi con,
hoặc chỉ muốn đến các khu giải trí về đêm để thỏa mãn nhu cầu sinh lý chứ không
tha thiết chuyện lập gia đình.17Trước đây, cấu trúc xã hội của Nhật Bản là đàn ông
ra ngoài kiếm tiền nuôi gia đình, phụ nữ ở nhà chăm chồng con. Nhưng hiện nay do
áp lực cuộc sống, sau khi kết hôn người vợ cũng phải đi làm để giảm bớt gánh nặng.18

3. Những giải pháp của chính phủ nhằm giảm áp lực công việc cho nam giới
và góp phần xóa bỏ bất bình đẳng giới tại Nhật Bản:
Từ năm 2017, Chính phủ Nhật Bản đã khởi động chiến dịch cân bằng giữa
công việc và cuộc sống cho người lao động - “Premium Friday”19. Kế hoạch này

16
Nhật Bản là nơi có viện dưỡng lão phát triển, chi phí có thể lên đến 3.000 USD mỗi tháng, song người dân
chỉ phải trả 10-30%, còn lại có bảo hiểm chi trả. Để được như vậy, từ năm 40 tuổi người dân Nhật Bản đã tham
gia bảo hiểm chăm sóc. – Theo Phan Dương, báo vnexpress.
17 Trải nghiệm thực tế của tác giả tiểu luận
18 Theo Thu Thủy (18/09/2022), “Vì sao nhiều người Nhật lựa chọn sống độc thân?”.
19 Tạm dịch là “Phần thưởng ngày thứ sáu”. Theo đó, chủ doanh nghiệp được yêu cầu cho nhân viên tan sở vào

8
giúp người lao động được nghỉ nhiều hơn để có thời gian cho bản thân và gia đình.20
Sự bất bình đẳng thu nhập giữa nữ giới và nam giới tại Nhật Bản chủ yếu
được cho là do sự trì trệ trong việc cải thiện môi trường làm việc cho phụ nữ. Một
sắc lệnh đươc đưa ra vào năm 2022 về thúc đẩy sự tham gia và tiến bộ của phụ nữ
tại nơi làm việc đã được thông qua.21Từ năm 2023, các công ty có trên 300 nhân
viên phải công khai sự khác biệt thu nhập giữa nam và nữ để các công ty nhận thức
và hướng tới sự công bằng giới. Chính phủ cũng công bố ngân sách 7,7 tỷ USD trong
5 năm để đầu tư vào con người, tập trung đào tạo kỹ năng thay đổi văn hóa làm việc
truyền thống nhằm tạo ra môi trường tốt hơn cho lao động nữ. Đặc biệt, năm 2023
Nhật Bản đã cải tổ nội các với 5 nữ bộ trưởng, nhấn mạnh hơn sự bình đẳng trên
chính trường và trao quyền cho phụ nữ. 22

4. Liên hệ với thế giới và Việt Nam:


“Nếu không sống vì gia đình thì đừng lấy vợ và có con nữa"- một người đàn
ông Italy 70 tuổi chia sẻ. Đàn ông phương Tây ga lăng và biết chăm sóc phụ nữ
không phải để lấy lòng, từ nhỏ họ đã được dạy phải tôn trọng phụ nữ.23Nhiều nam
giới Nhật Bản đang học hỏi điểm này từ phương Tây với mong muốn tìm được bạn
đời. Nếu Nhật Bản tăng cường giáo dục cho các bé trai từ nhỏ biết chia sẻ công việc
nhà, tôn trọng phụ nữ thì có lẽ trong những thập niên tới vấn đề bất bình đẳng giới
sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.

khoảng 15 giờ ngày thứ sáu cuối cùng mỗi tháng.


20 Theo Vân Khánh, (18/06/2018), “Nhật Bản ngăn chặn “làm việc quá mức””.
21 Theo Long Nguyễn (09/03/2023), “Bất bình đẳng thu nhập giữa nữ và nam tại Nhật Bản”.
22 Theo Linh Chi (13/09/2023), “Nội các mới của Nhật Bản có số lượng nữ bộ trưởng cao kỷ lục”.
23 Theo Vương Linh (8/03/2017), “Vì sao đàn ông Tây không tặng quà 8/3”.

9
Tại Việt Nam, 17,51% nam giới thành thị thấy cô đơn lạc lõng, ở nông thôn
là 13,09%; về cảm giác chán nản thất vọng, 19,01% nam giới thành thị và 14,55% ở
nông thôn gặp phải.24Điều này cho thấy ở Việt Nam hay Nhật Bản, nam giới cũng
đều đối mặt với các áp lực phải “chuẩn men”, phải gồng gánh gia đình, gồng gánh
những cái gông mà xã hội đeo lên họ. Hơn hết, nam giới cũng cần được lắng nghe,
thấu hiểu và yêu thương như phụ nữ.

III. KẾT LUẬN:


Như vậy, không chỉ nữ giới phải đối mặt với sự đối xử bất bình đẳng mà điều
này còn xảy ra đối với nam giới bởi định kiến xã hội Nhật Bản vẫn còn cho rằng
nam giới thì ra ngoài làm việc còn phụ nữ thì chỉ nội trợ trong gia đình. Tuy nhiên,
vẫn còn một bộ phận những người đàn ông thuộc thế hệ mới có những tư tưởng sẻ
chia và gánh vác, luôn phiên vai trò chăm sóc gia đình và kiếm tiền đối với người
phụ nữ để góp phần gìn giữ hạnh phúc gia đình. Đây là một điều tốt đẹp đáng được
trân trọng và nên được chính phủ Nhật Bản khuyến khích hơn. Ở bất cứ đâu, bất
công luôn tồn tại, tuy nhiên nếu hiểu rõ chính mình và ngược lại biết đặt mình vào
hoành cảnh đối phương để tìm ra cách giải quyết xung đột vai trò xã hội thì khoảng
cách bất bình đẳng giới sẽ dần được thu hẹp. Trên cơ sở đó góp phần khắc phục các
vấn đề như già hóa dân số, tỷ lệ kết hôn muộn gia tăng và tỷ lệ sinh giảm.

24 Theo kết quả của nghiên cứu "Nam giới và nam tính tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa", được Viện
Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) công bố năm 2020.
10
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trần Mạnh Cát, “Gia đình Nhật Bản”, Viện khoa học xã hội Việt Nam – Viện
nghiên cứu Đông Bắc Á, NXB Khoa học xã hội, 2004, tr10-11.
2. Hà Linh (26/11/2020), “Tỷ lệ nam giới Nhật Bản tự tử tăng mạnh trong dịch
COVID-19”.
https://truyenhinhlongan.com.vn/ty-le-nam-gioi-nhat-ban-tu-tu-tang-manh-
trong-dich-covid-19-49197.html
3. Trí Văn (06/05/2023), “Thanh niên Nhật Bản và vấn nạn muốn tự tử”.
https://baocantho.com.vn/thanh-nien-nhat-ban-va-van-nan-muon-tu-tu-
a159341.html

4. Vân Khán, (18/06/2018), “Nhật Bản ngăn chặn “làm việc quá mức”.
https://nhandan.vn/nhat-ban-ngan-chan-lam-viec-qua-muc-post607141.html
5. Long Nguyễn (09/03/2023), “Bất bình đẳng thu nhập giữa nữ và nam tại Nhật
Bản”.
https://vtv.vn/kinh-te/bat-binh-dang-thu-nhap-giua-nu-va-nam-tai-nhat-ban-
20230309103541032.htm
6. Thông tấn xã Việt Nam, (30/11/2022), “Xu hướng đàn ông Nhật Bản học làm
công việc nội trợ”.
https://tuoitre.vn/xu-huong-dan-ong-nhat-ban-hoc-lam-cong-viec-noi-tro-
20221130144448005.htm
7. Vũ Thị Phương Hoa, (20/02/2023), “Bất bình đẳng giới trong gia đình Nhật
Bản”. Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10, 2021.
https://www.inas.gov.vn/1275-bat-binh-dang-gioi-trong-gia-dinh-nhat-ban.html
8. Vương Linh (8/03/2017), “Vì sao đàn ông Tây không tặng quà 8/3”.
https://kiemsat.vn/vi-sao-dan-ong-tay-khong-tang-qua-8-3-47407.html
9. Linh Chi (13/09/2023), “Nội các mới của Nhật Bản có số lượng nữ bộ trưởng
cao kỷ lục”.
https://cand.com.vn/the-gioi-24h/noi-cac-moi-cua-nhat-ban-co-so-luong-nu-bo-
11
truong-cao-ky-luc-i706938/
10.Tùng Anh (02/05/2019), “Tân hoàng hậu Nhật Bản trầm cảm gần 20 năm vì áp
lực”.
https://ngoisao.vnexpress.net/tan-hoang-hau-nhat-ban-tram-cam-gan-20-nam-
vi-ap-luc-3917209.html
11.Thu Thủy (18/09/2022), “Vì sao nhiều người Nhật lựa chọn sống độc thân?”.
https://tienphong.vn/vi-sao-nhieu-nguoi-nhat-lua-chon-song-doc-than-
post1470532.tpo
12.Trọng Nhân (04/10/2020), “Đàn ông Việt đang bị áp lực vì 'chuẩn men'”.
https://tuoitre.vn/dan-ong-viet-dang-bi-ap-luc-vi-chuan-men-
20201003212021073.htm
13.Trọng Hà (08/06/2023), “Nhật Bản "bật đèn xanh" cho hôn nhân đồng giới”.
https://danviet.vn/nhat-ban-bat-den-xanh-cho-hon-nhan-dong-gioi-
20230608151157606.htm
14.Phan Dương (11/5/2023), “Nặng gánh chi phí viện dưỡng lão”.
https://vnexpress.net/nang-ganh-chi-phi-vien-duong-lao-4602848.html
15.Nguyễn Thị Hoài Châu (23/06/2021), “Sự thay đổi của gia đình truyền thống “IE”
Nhật Bản ngày nay - Thông qua sự thay đổi của mộ gia đình “IE haka”, Tạp chí
Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 5(2):1044-
1055
16.Theo Cersei (22/11/2021), “Thái tử Nhật đầu tiên phá quy tắc lấy vợ thường dân
và cái kết đẹp sau 60 năm”.
https://vtc.vn/thai-tu-nhat-dau-tien-pha-quy-tac-lay-vo-thuong-dan-va-cai-ket-
dep-sau-60-nam-ar647812.html

12

You might also like