Thuc Pham Nuoc Suc Khoe - Chap11

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 33

THỰC PHẨM, NƯỚC

VÀ SỨC KHỎE
Giảng viên: TS. Trần Thị Việt Hà

Tháng 10, 2023 1


Chương 11
An toàn thực phẩm hữu cơ
Lịch sử và triết lý của nông nghiệp hữu cơ
Nhu cầu về thực phẩm hữu cơ
Các phương pháp canh tác hữu cơ
Luật về nông nghiệp hữu cơ
Phân bón hữu cơ
Kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại trong nông nghiệp hữu cơ

2
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

Q: Hợp chất hữu cơ có ở đâu?


→ Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta,
trong cơ thể sinh vật và trong hầu hết các loại
thực phẩm (gạo, thịt, rau, quả…), trong các loại
đồ dung (chai lọ, quần áo, giấy, mực v.v…)
Q: Hợp chất hữu cơ là gì? Phân loại?
→ Là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2,
H2CO3 và muối cacbonat, cacbua kim loại như
CaC2…)
→ Phân loại:
- Hidrocacbon: phân tử chỉ gồm 2 nguyên tố C
và H
- Dẫn xuất của hidrocabon: ngoài C và H, trong
phân tử còn chứa các nguyên tố khác như O, N,
Cl…

3
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

1. Lịch sử và triết lý của nông nghiệp hữu cơ


- Canh tác hữu cơ bắt đầu từ những năm 1930 dưới sự lãnh đạo của Sir Albert Howard – một
nhà khoa học nông nghiệp của Anh
- 1940 Howard đã xuất bản cuốn sách “An Agriculture Testament”, vạch ra các nguyên tắc cơ
bản của canh tác hữu cơ, và hầu hết các nguyên tắc này vẫn được tuân thủ đến ngày nay.
- Canh tác hữu cơ trở nên thịnh hành trong những năm 80 và 90, và tiếp tục thu hút sự quan
tâm của người tiêu dùng đến tận ngày nay.

4
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không
sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, diệt cỏ; nông nghiệp hữu
cơ giúp giữ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô
nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho con người và vật nuôi.
-Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO)-

- Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất để duy trì sức khỏe của
đất, hệ sinh thái và con người. Nó dựa vào quá trình sinh thái, đa dạng sinh
học và chu kỳ thích nghi với điều kiện địa phương chứ không phải là việc sử
dụng các yếu tố đầu vào ngu hại với các hiệu ứng bất lợi.
- Liên đoàn Quốc tế các Phong trào nông nghiệp hữu cơ IFOAM-

Thực phẩm hữu cơ (organic food) là những thực phẩm có được từ


“nông nghiệp hữu cơ” (organic farming).
5
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

1. Lịch sử và triết lý của nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ không chỉ bao gồm việc không sử dụng hóa
chất tổng hợp mà còn là một hệ thống dựa trên: đa dạng sinh
học, cải tạo dinh dưỡng đất, phát triển bền vững và hạn chế
việc sử dụng các vật tư nông nghiệp đầu vào có nguồn gốc
tổng hợp.
6
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

1. Lịch sử và triết lý của nông nghiệp hữu cơ

Nguyên tắc chung của sản xuất nông nghiệp hữu cơ


•Phải có đầu vào sạch gồm đất, nước, không khí, các loại con/cây giống phải thuần; không
được sử dụng giống biến đổi gen (GMO); các chất sử dụng trong sản xuất phải hoàn toàn
hữu cơ và được cho phép; phân bón và thuốc trừ sâu phải là chế phẩm sinh học hữu cơ;
cuối cùng là sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng. Các loại hóa chất độc hại đều bị
cấm trong canh tác hữu cơ.
•Hàm lượng các loại độc tố và kim loại nặng trong đất, nước phải ở mức cực nhỏ từ vài
đơn vị đến dưới 100 ppm (mật độ) tùy loại theo danh mục quy định. Với những tỉ lệ nhỏ
như vậy, hàm lượng các loại chất độc này gần như không đáng kể trong sản xuất hữu cơ.
•Các quy tắc và những quy định về sản xuất, xử lý; ghi nhãn, quản lý các sản phẩm theo
chứng nhận hữu cơ của USDA. Vì vậy, đối với những ai muốn đạt chứng nhận hữu cơ
thành công cần đặc biệt chú ý đến những điều này. Theo đó, những nguyên tắc của nông
nghiệp hữu cơ này rất quan trọng, cần thiết và có ảnh hưởng nhiều đối với các nhà nông
khi làm chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam. 7
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

2. Nhu cầu về nông nghiệp hữu cơ

Diện tích sản xuất NNHC của Việt Nam (1000 ha)

Growth of World Organic Agriculture

Q: Nhiều người nghĩ rằng thực phẩm hữu cơ an toàn hơn, lành mạnh hơn và ngon hơn thực phẩm
thông thường. Tuy nhiên, những người khác cho rằng những loại thực phẩm hữu cơ chỉ tốt hơn cho
động vật cũng như môi trường. Ý kiến của bạn? 8
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

2. Nhu cầu về nông nghiệp hữu cơ


Hiện nay, thực phẩm hữu cơ đang ngày càng được sử
dụng rộng rãi và đang dần phổ biến hơn. Sử dụng những
thực phẩm hữu cơ thực sự rất tốt cho sức khoẻ và môi
trường.

Nhiều dinh Không chứa


Phòng bệnh
dưỡng hơn gen biến đổi

Tăng khả
Hương vị tự Tốt cho môi
năng sinh sản
nhiên trường
của động vật

....

9
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

2. Nhu cầu về nông nghiệp hữu cơ

Q: Thực phẩm hữu cơ và thực phẩm “sạch” nhà trồng có giống nhau không?

Q: Tất cả các sản phẩm được dán nhãn hữu cơ đều tốt cho sức khỏe?

10
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

2. Nhu cầu về nông nghiệp hữu cơ


Để được chứng nhận hữu cơ, các sản phẩm phải được trồng và sản xuất theo
cách tuân thủ các tiêu chuẩn tại quốc gia mà thực phẩm hữu cơ đó được tiêu thụ.

Trong canh tác hữu cơ hiện nay, 3 tiêu chuẩn


chứng nhận hữu cơ phổ biến rộng rãi trên thế
giới và tại Việt Nam là:
Chứng nhận hữu cơ USDA của Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ;
Chứng nhận hữu cơ EU Organic Farming
của Liên minh Châu Âu;
Chứng nhận hữu cơ JAS của Nhật.

11
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

2. Nhu cầu về nông nghiệp hữu cơ


Đăng ký chứng
nhận Quy trình chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam

Chọn đơn vị tư vấn

Gửi mẫu kiểm


nghiệm

Kiểm nghiệm sau


thu hoạch

Khắc phục

Cấp chứng nhận


hữu cơ tại Việt Nam 12
(Mẫu lô gô theo TCVN 12134:2017)
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

3. Các phương pháp canh tác hữu cơ


Liên đoàn Quốc tế về NNHC (International Federation of Organic Agriculture Movements - IFOAM) đưa ra mục tiêu
và nguyên tắc của NNHC như sau:
- Mục tiêu: đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, an toàn với người sử
dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Đó là phương pháp nuôi, trồng rau quả,
thực phẩm mà không sử dụng bất cứ một loại hoá chất độc hại nào như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc diệt cỏ hoá chất cũng như các loại phân hoá học. Sản xuất hữu cơ chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái tự
nhiên.
- Nguyên tắc:
+ Tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết sự tăng trưởng
của cây trồng và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc;
+ Dựa tối đa vào việc quay vòng mùa vụ, các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật và việc canh tác cơ giới để
duy trì năng suất đất, cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, kiểm soát cỏ, côn trùng và các loại sâu bệnh
khác;
+ Tối đa hóa sức khỏe và năng suất của đất đai, cây trồng, vật nuôi và đời sống con người;

13
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

3. Các phương pháp canh tác hữu cơ

14
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

3. Các phương pháp canh tác hữu cơ


Đa dạng trồng trọt

Quản lý đất đai

Quản lý cỏ dại

Kiểm soát các sinh vật khác

Chăn nuôi

Từi chối biến đổi gen

Dụng cụ

Phân bón

15
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

4. Luật về nông nghiệp hữu cơ


- Hầu hết các quốc gia trồng thực phẩm hữu cơ đều có chính quyền hoặc
tổ chức đặt ra các quy tắc cho việc trồng cây hữu cơ và thường công
nhận nông dân và đất đai của họ để sản xuất hữu cơ.
- Ở VN:
+ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP của Chính phủ : Nông nghiệp hữu cơ
+ Luật Trồng trọt (điều là 68 và 69 về canh tác nông nghiệp hữu cơ).
+ Năm 2019, Bộ NN-PTNT ban hành Thông tư số 16 về hướng dẫn một số điều của Nghị định 109
và đến tháng 6/2020 Bộ NN-PTNT tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển
nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 tại quyết định 885, gọi là Đề án 885.
+ Năm 2017, 2018, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với Bộ KHCN xây dựng và ban hành bộ 8 tiêu chuẩn
quốc gia về nông nghiệp hữu cơ. Bao gồm tiêu chuẩn về trồng trọt, tiêu chuẩn chăn nuôi, 4 tiêu
chuẩn sản phẩm gồm có: gạo, chè, tôm, sữa và 2 tiêu chuẩn về tổ chức chứng nhận và tem nhãn.
Như vậy, chúng ta đã có hệ thống pháp lý để phát triển nông nghiệp hữu cơ.

16
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

5. Phân bón hữu cơ

Q: Phân hữu cơ là gì? Công dụng của phân hữu cơ?

Phân bón hữu cơ (Phân bón Organic) có


thành phần bao gồm những yếu tố tự
nhiên. Từ các loại phân động vật, chất
khoáng đến than bùn, lá cây. Phân hữu cơ
không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây
trồng mà còn duy trì đất được màu mỡ.

17
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

5. Phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính:


•Phân bón hữu cơ truyên thống như phân chuồng, phân xanh,
phân rác,….
•Phân bón hữu cơ công nghiệp như phân bón hữu cơ sinh học,
phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và
phân bón hưu cơ khoáng.

18
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

5. Phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ truyền thống


a.Phân chuồng
Phân chuồng được có nguồn gốc từ phân, nước tiểu động vật (phân gia
cầm, gia súc, phân bắc). Được chế biến bằng các kỹ thuật, phương pháp ủ
phân truyền thống.
Ưu điểm:
Phân chuồng gồm có các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi
lượng cung cấp cho cây trồng, cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ
phì nhiêu, tơi xốp và ổn định kết cấu đất tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển,
hạn chế xói mòn, hạn hán.
Nhược điểm:
•Có hàm lượng các dưỡng chất thấp cần bón với khối lượng lớn, chi phí
vận chuyên cao, tốn nhiều nhân công.
•Nếu không chế biến kỹ hoặc sử dụng phân chuồng tươi sẽ mang nhiều
mầm bệnh cho cây trồng như các bào tử nấm bệnh, vi khuẩn, virut, hạt
giống cỏ dại, nhộng kén côn trùng… hoặc trứng giun sản, vi khuẩn thổ
tả,.…gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. 19
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

5. Phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ truyền thống

b.Phân xanh
Phân xanh được gọi chung các cây hay lá cây tươi được chế
biến bằng các ủ hoặc vùi xuống trong đất để bón cho cây trồng và
đất.
Ưu điểm:
Phân xanh có tác dụng bảo vệ, cải tạo đất đai, hạn chế xói mòn.
Nhược điểm:
Phân xanh khi vùi xuống đất, xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ
(phân hủy cây phân xanh) thường phát sinh các chất độc hại với cây
trồng như CH4, H2S,…gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ. Phân
xanh có tác dụng chậm và chỉ có công dụng để bón lót.

20
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

5. Phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ truyền thống

c.Phân rác
Là những loại phân chế biến bằng biện pháp ủ truyền thống từ rơm rạ,
thân cây, lá cây từ sản xuất nông nghiệp,…
Ưu điểm:
Phân rác giúp tăng độ tơi xốp, ổn định kết cấu đất, hạn chế xói mòn và
chống hạn cho cây trồng.
Nhược điểm:
Phân rác có hàm lượng dinh dưỡng thấp, cách chế biến phức tạp và mất
thời gian dài. Và có thể mang những mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại sẵn có
trong nguồn nguyên liệu (tàn dư cây trồng lấy để ủ làm phân rác).

21
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

5. Phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ chế biến theo quy trình công nghiệp

Phân hữu cơ công nghiệp là một loại phân được chế biến từ các
nguồn hữu cơ khác nhau để tạo thành phân bón tốt hơn so với
bón nguyên liệu thô ban đầu.
Hiện nay có thể chia ra 5 loại phân hữu cơ công nghiệp, đó là:
phân hữu cơ, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ sinh học, phân
vi sinh, phân hữu cơ vi sinh.

22
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

5. Phân bón hữu cơ


Phân bón hữu cơ chế biến theo quy trình công nghiệp
a. Phân bón vi sinh
Phân bón vi sinh là phân bón có chứa một hoặc nhiều vi sinh vật phân giải dinh dưỡng cho cây như: vi sinh vật
phân giải hữu cơ, vi sinh vật phân hủy xenlulo, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật ký sinh,…..
Ưu điểm:
Bổ sung vi sinh vật phân giải cho đất, thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật trong đất. Những vi sinh vật được
cung cấp sẽ khống chế những vi sinh vật gây bệnh, phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dạng dễ hấp
thu cho cây trồng sau đó tổng hợp một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cây cho cây trồng chủ yếu là đạm (N),
nâng cao hiệu quả sử dung hấp thu phân bón.
Nhược điểm:
Phân bón vi sinh không đủ khả năng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng hoặc chỉ cung cấp một lượng vừa
phải các chất dinh dưỡng nhờ các vi sinh phân giải hộ (từ những vi sinh vật cố đinh đạm, vi sinh vật phân giải
lân,..) cho cây trồng.
Vì chứa các vi sinh vật sống nên nó có hạn sử dụng và mỗi loại đều phụ thuộc nhiều vào các nhóm cây trồng. Ví
dụ phân vi sinh cố đinh đạm thích hợp nhất và bền nhất khi bón cho cây trồng họ đậu,….
Vi sinh vật phải có chất hữu cơ làm nguồn thức ăn, vậy nên để phát triển nên cần bón bổ sung thêm phân bón hữu
cơ để làm thức ăn cho vi sinh vật, nên sẽ tốn thêm một phần chi phí cho phân hữu cơ. 23
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

5. Phân bón hữu cơ


Phân bón hữu cơ chế biến theo quy trình công nghiệp
b. Phân hữu cơ sinh học
Phân bón hữu cơ sinh học là tổng hợp nhiều nguồn hữu cơ và nhiều vi sinh vật khác nhau (nấm, vi khuẩn,
virus). Các chất hữu cơ được phân hủy và chế biến bằng những biện pháp sinh học để thành sản phẩm
cuối cùng.
Ưu điểm:
Những phân này đã được chế biến nên có thể dùng bón được tất cả các giai đoạn của cây trồng : bón lót, bón
thúc, … Và khi bón, cây có thể hấp thụ ngay mà không cần đợi phân hủy.
Phân chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng trong từng giai đoạn, giúp cây trồng
phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao.
Nhược điểm:
Phân bón hữu cơ có giá thành khá cao, vì chi phí sản xuất khá cao. Nguyên liệu sản xuất được bào chế rất khó,
quá trình sản xuất cũng rất kỹ và nghiêm ngặt.

24
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

5. Phân bón hữu cơ


Phân bón hữu cơ chế biến theo quy trình công nghiệp
c. Phân hữu cơ vi sinh
Là sản phẩm phân bón chế biến theo quy mô lớn với quy trình công nghiệp từ nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ
khác nhau, được xử lý lên men với từ một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có lợi.
Ưu điểm:
Cung cấp đẩy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tăng tơi xốp cho đất. Phân hữu
cơ vi sinh có chứa một lượng vi sinh vật phân giải, giúp phân giải các chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu. Một
số vi sinh vật đối kháng, ký sinh,…còn giúp ức chế, kìm hãm sự phát triển các mầm bệnh trong đất, nâng cao sức
đề kháng của cây trồng mà vẫn không gây ô nhiễm môi trường, không làm đất ngộ độc, không độc hại với con
người và sinh vật có ích.
Nhược điểm:
Thường hàm lượng thành phần các chất hữu cơ ít hơn phân bón hữu cơ sinh học và có giá thành cũng cao hơn
phân hữu cơ truyền thống. Tuy nhiên hiệu quả sẽ cao hơn phân truyền thống.

25
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

5. Phân bón hữu cơ


Phân bón hữu cơ chế biến theo quy trình công nghiệp
d. Phân hữu cơ khoáng
Là sản phẩm phân bón phân hữu cơ nhưng được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N,P,K. Trong đó
chứa phân hữu cơ và các sinh vật phân giải là chủ yếu còn lại từ 8 -18% tổng số các chất vô cơ (hóa học, N+P+K).
Ưu điểm:
Có hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng cao, vừa có ở dạng hữu cơ và ở dạng vô cơ, các dinh dưỡng dễ hấp
thụ và đem lại năng xuất cao.
Nhược điểm:
Bón nhiều và bón lâu dài sẽ không tốt cho cây trồng và sức khỏe người tiêu dùng, vì trong phân vẫn có số ít thành
phần vô cơ.

26
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

6. Kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại nông nghiệp hữu cơ

Trong canh tác hữu cơ, hầu như không có cách kiểm soát trực tiếp
sâu bệnh hại cho cây trồng. Vì thế, đảm bảo cho các sinh vật gây hại
không trở thành vấn đề chính là thách thức lớn – PHÒNG NGỪA là
biện pháp chủ đạo và có một chiến lược QUẢN LÝ sẽ tốt hơn là khống
chế..

27
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

6. Kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại nông nghiệp hữu cơ

❖Sức khỏe cây trồng


- Trong điều kiện thuận lợi, cây trồng tự có các cơ chế bảo vệ đấu
tranh với sự lây nhiễm sâu bệnh hại. Đây là lý do vì sao một hệ sinh
thái được quản lý tốt có thể là một cách làm giảm mức độ sâu hoặc
bệnh hại hiệu quả.
- Một số giống cây trồng nhất định có các cơ chế bảo vệ hiệu quả
hơn so với một số khác và vì vậy chúng có nguy cơ nhiễm sâu bệnh
hại thấp hơn .
- Một trong nhữngđiểm quan trọng nhất đối với nông dân hữu cơ là
trồng cây khỏe. Trồng cây khỏe sẽ tránhđược nhiều vấn đề về sâu
bệnh hại
28
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

6. Kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại nông nghiệp hữu cơ

❖Khuyến khích thiên địch

- Nhện nhỏ bắt mồi Amblyseius sp ăn nhện nhỏ.


- Bọ cánh cứng ngắn Oligota sp. ăn nhện nhỏ.
- Bọ rùa đen nhỏ Stethorus sp. ăn nhện nhỏ.
- Bọ trĩ bắt mồi 6 chấm Scolothrips sp. ăn nhện nhỏ.
- ....

29
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

6. Kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại nông nghiệp hữu cơ

❖ Biện pháp cơ học


- Xới đất làm hạt cỏ dại bị vùi chôn, ngăn cản ánh sáng mặt trời, từ đó ngăn
cản sự nảy mầm của hạt cỏ. Biện pháp này có thể kết hợp với vùi bón phân để
tiết kiệm công sức, đồng thời cũng phá bỏ lớp váng đất mặt giúp đất thông
thoáng và cây trồng hút chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Đối với một số loại cỏ “cứng đầu” như cỏ tranh, cỏ cú,… chủ yếu áp dụng
biện pháp làm cỏ bằng tay, loại bỏ thân ngầm. Tuy nhiên biện pháp này rất tốn
công lao động mà lại chưa chắc đạt được hiệu quả như mong đợi.
- Sử dụng máy cắt chủ yếu để điều chỉnh độ cao cỏ, đối với vườn cây ăn trái
có thể sử dụng cỏ làm lớp phủ. Phương pháp này không trừ tận gốc cỏ nhưng
có thể cung cấp cho đất một phần hữu cơ, tiết kiệm thời gian, có thể kết hợp
bón phân.
30
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

6. Kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại nông nghiệp hữu cơ


❖ Thuốc trừ sâu tự nhiên
Sử dụng dung dịch rượu, tỏi, ớt, gừng
Thuốc trừ sâu làm từ cây hành tăm trị nấm cũng như tiêu diệt và xua đuổi
côn trùng gây hại như rệp, ruồi
Thuốc trừ sâu từ lá cây cà chua có tác dụng diệt và đuổi các loại sâu, bọ,
bướm đêm,...
Sử dụng vỏ trứng làm thuốc trừ sâu sinh học xua đuổi các loại sâu hại, côn
trùng và cả ốc sên gây hại
Thuốc trừ sâu sinh học từ lá quế
Thuốc trừ sâu làm từ cây thuốc lá diệt trừ sâu, rầy, rệp và côn trùng gây hại
Thuốc trừ sâu sinh học làm từ cây xoan (sầu đâu) trị các loại sâu ăn lá, sâu
ba gang ở trên các loại cây ăn quả và rau xanh
Thuốc trừ sâu làm từ lá đu đủgiúp phòng trừ sâu bọ như rệp vừng, sâu
bướm, sâu ngài đêm... 31
CHƯƠNG 11. AN TOÀN THỰC PHẨM HỮU CƠ

Các vấn đề cần thảo luận thêm…

Thực phẩm hữu cơ có thực sự tốt?

Con người Môi trường

32
33

You might also like