Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

TÂM LÝ HỌC TRUYỀN THÔNG

Giảng viên: ThS Nguyễn Phương Thảo

NỘI QUY LỚP HỌC


➤ Tắt âm thanh trên điện thoại/máy tính.
➤ Nghỉ học: xin phép qua email trước 24h.
➤ Giờ học ca 1:
• Buổi học bắt đầu lúc 7h20. Sinh viên đi muộn được vào lớp cho đến 7h40.
Nếu đi muộn, không gây ồn khi vào lớp.
• Sau 7h40, sinh viên không được phép vào lớp.
Sinh viên có thể vào lớp từ ca 2.
➤ Giờ học ca 2:
• Sau 9h40, sinh viên không được phép vào lớp.
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
➤ Hoạt động học tập trên lớp
• Bài giảng lý thuyết (nghe và ghi chép thông tin)
• Thảo luận, bài tập nhóm
• Thuyết trình nhóm

➤ Hoạt động tự học


• Làm bài tập nhỏ trên Teams (bắt buộc)
• Tìm đọc tài liệu tham khảo, tự đào sâu tìm hiểu về các lý thuyết đã học
• Tra cứu thuật ngữ, tài liệu bằng tiếng Anh (khuyến khích)

LỊCH TRÌNH
Thứ 5 - 16/11 Buổi 1 Lý thuyết

Thứ 5 - 23/11 Buổi 2 Lý thuyết


Thứ 5 - 30/11 NGHỈ
Thứ 5 - 7/12 Buổi 3 Lý thuyết

Thứ 5 - 14/12 Buổi 4 Lý thuyết


Thứ 5 - 21/12 & Thứ 7 - 23/12 Buổi 5 - Buổi 6 Lý thuyết

Thứ 5 - 28/12 & Thứ 7 - 30/12 Buổi 7 - Buổi 8 Hoạt động nhóm
Thứ 5 - 4/1 & Thứ 7 - 6/1 Buổi 9 - Buổi 10 Thuyết trình
MỘT SỐ KHÁI NIỆM (1) : TRUYỀN THÔNG
➤ Truyền thông là gì?
• « một quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập
các mối liên hệ giữa con người với con người » (Trần Hữu Quang, 2006, tr.3)
• truyền thông bằng lời nói (verbal) / truyền thông phi ngôn ngữ (non-verbal)
• truyền thông liên cá nhân / truyền thông tập thể / truyền thông đại chúng

MỘT SỐ KHÁI NIỆM (2) : TÂM LÝ HỌC


➤ Tâm lý học là gì?
• Tâm lý học đời sống ≠ Tâm lý học như một ngành khoa học
• Nghiên cứu tâm lý học
• trải nghiệm chủ quan
nghiên cứu khoa học về trải nghiệm đó
LƯU Ý: Các nghiên cứu thường
- thích/không thích
• tập trung vào bối cảnh phương Tây
- tốt/xấu
• tập trung vào một số nhóm khách thể
vì sao? để làm gì? như thế nào? nghiên cứu (Mỹ và châu Âu)
MỘT SỐ KHÁI NIỆM (2) : TÂM LÝ HỌC
➤ Tâm lý học xã hội
• Một nhánh tâm lý học nghiên cứu ảnh hưởng của xã hội đến tâm lý cá nhân
« cách mà những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi cá nhân chịu tác động của sự
hiện diện có thực, tưởng tượng hoặc gián tiếp của người khác »
(Allport, 1954)
• sự tương tác xã hội
• giao thoa với xã hội học

➤ Tâm lý học về truyền thông xã hội


• sự tương tác xã hội diễn ra thông qua các phương tiện truyền thông số

MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN (1)


➤ Cung cấp những khái niệm, lý thuyết và kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực
tâm lý học truyền thông, với trọng tâm là các khía cạnh tâm lý học của
việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội (social media).

➤ Người học tham khảo, áp dụng lý thuyết để :


• Liên hệ và làm sáng tỏ các hành vi, trải nghiệm cá nhân
• Phân tích các hiện tượng, hành vi truyền thông xã hội
• Hình thành tư duy phản biện trước các hiện tượng, công cụ
truyền thông xã hội trong đời sống và thực hành nghề nghiệp
MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN (2) : CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
➤ Các hiện tượng tâm lý cá nhân
• Sự hình thành danh tính (identity)
• Sự thể hiện danh tính trên truyền thông xã hội
➤ Các hiện tượng tâm lý xã hội
• Sự hình thành mối quan hệ, các loại mối quan hệ, vốn xã hội
• Hiệu ứng xã hội của giao tiếp trực tuyến
➤ Các hành vi sử dụng truyền thông xã hội
• Tâm lý chia sẻ nội dung văn bản
• Tâm lý chia sẻ nội dung hình ảnh

Tâm lý học nói gì về truyền thông xã hội, Ciarán Mc Mahon


(Trịnh Thu Hằng dịch), NXB Thế Giới, 2020.
BUỔI 1: CÁC LÝ THUYẾT VỀ DANH TÍNH
1. CÁC LÝ THUYẾT
VỀ DANH TÍNH

DANH TÍNH LÀ GÌ? (1)


➤ Những đặc điểm giúp nhận dạng
« ta là ai » như một cá thể
• Danh tính cá nhân
• Danh tính xã hội
• Danh tính văn hóa

➤ Thuật ngữ khác: căn tính,


căn cước, bản dạng/bản sắc
DANH TÍNH LÀ GÌ? (2)
➤ Những đặc điểm giúp nhận dạng
« ta là ai » như một cá thể
• Danh tính cá nhân
Danh tính
• Danh tính xã hội
ngoại tuyến
• Danh tính văn hóa
• Danh tính số
- thông tin có chủ đích
- thông tin không chủ đích

Danh tính
trực tuyến

DANH TÍNH ĐƯỢC HÌNH THÀNH THẾ NÀO ?


➤ Quan điểm của trường phái tương tác biểu tượng (symbolic interactionism)
• Danh tính được hình thành trong sự tương tác/giao tiếp với người khác
• Danh tính liên tục thay đổi, tùy theo hoàn cảnh và đối tác giao tiếp
• Danh tính không có một bản chất cố định

➤ 3 lý thuyết về sự hình thành danh tính


• Thuyết cái tôi trong gương của Charles Cooley
• Thuyết kịch hóa của Erving Go man
• Thuyết xử lý ấn tượng của Erving Go man
1. THUYẾT CÁI TÔI TRONG GƯƠNG (THE LOOKING-GLASS SELF)
➤ Nhà xã hội học người Mỹ C. Cooley, Human Nature and the Social Order, 1902
➤ Cái tôi là kết quả của 3 nhân tố :
• Hình dung về hình ảnh của ta
khi xuất hiện trước người khác
• Hình dung về đánh giá của
người khác đối với hình ảnh ấy
• Định hình cái tôi dựa trên
điều mà ta cho là suy nghĩ
của người khác.
« nhập vai người khác »
2. THUYẾT KỊCH HÓA (DRAMATURGY) - ẨN DỤ VỀ SÂN KHẤU
➤ Nhà xã hội học người Canada E. Go man, The Presentation of Self in Everyday Life, 1959

➤ Cá nhân thay đổi hành vi (‘trình diễn’) tùy theo người đối thoại (‘khán giả’)
➤ ở tiền cảnh (front stage): cái tôi công cộng
• trình diễn theo vai trò định sẵn
• cư xử đúng mực với hoàn cảnh
• đưa ra hình ảnh lý tưởng về mình
➤ ở hậu cảnh (back stage): cái tôi riêng tư

➤ Danh tính thay đổi khi ta bước vào và rời khỏi


những bối cảnh khác nhau, đóng các vai khác nhau
3. THUYẾT XỬ LÝ ẤN TƯỢNG (IMPRESSION MANAGEMENT)
➤ Một phần của lý thuyết kịch hóa của Go man
➤ Những chiến lược, có chủ đích hoặc vô thức, mà chúng ta sử dụng nhằm
kiểm soát cách người khác nhìn nhận về mình.
➤ Lựa chọn và truyền đi những dấu hiệu (ngoại hình, cử chỉ, lời nói…)
• tạo ra hình ảnh tích cực trong mắt người khác
• dựa trên tưởng tượng của mình về cách người khác sẽ tiếp nhận
(thuyết cái tôi trong gương)

“ Với mỗi lý thuyết về danh tính:



THẢO LUẬN

Tìm ví dụ từ trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống


• Liên hệ với sự thể hiện bản thân trên mạng
(các lý thuyết trên có thể giúp ta hiểu hoặc giải thích
thói quen, hành vi nào)
2. DANH TÍNH VÀ
TRUYỀN THÔNG
XÃ HỘI

MẠNG XÃ HỘI (SOCIAL NETWORK)

Khái niệm xã hội học Dịch vụ công nghệ


KHÁI NIỆM TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI (1)
➤ Mạng xã hội (social network)
• khái niệm xã hội học tồn tại trước Internet
• nhóm người quen biết/liên quan đến nhau
• 2 yếu tố: các tác nhân + các mối liên kết

Mô hình mạng lưới xã hội


bao gồm các tác nhân
(người, nhóm, tổ chức) và
các mối liên kết giữa họ

KHÁI NIỆM TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI (2)


➤ Mạng xã hội trực tuyến (social networking site)
• trang web kết nối con người dựa trên điểm tương đồng
• phản ánh mạng xã hội đã có + thiết lập mối quan hệ mới

➡ Từ góc độ tâm lý học, mạng xã hội 3 đặc điểm (boyd & Ellison, 2007)
[trực tuyến] là một không gian số
• Khả năng thể hiện bản thân
cho phép người dùng quản lý đồng thời
• Khả năng xây dựng mạng lưới xã hội
mạng lưới xã hội và danh tính xã hội.
• Khả năng hiển thị và truy cập vào
mạng lưới xã hội của người khác
KHÁI NIỆM TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI (3)
➤ Truyền thông xã hội (social media)
• trang web chuyên chia sẻ nội dung truyền thông số
• tiền thân: nhật ký → riêng tư
• công nghệ phục vụ bản thân
« phương tiện truyền thông xã hội là
• sắp đặt trật tự cho cuộc sống
những dịch vụ trực tuyến khuyến khích
• truyền thông xã hội → công khai người dùng số hoá và chia sẻ công khai
• phương thức truyền tin đại chúng những thông tin vốn dĩ là riêng tư. »

• khuyến khích tiết lộ bản thân (Mc Mahon, 2020)

DANH TÍNH & TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI (1)


Thuyết Cái tôi trong gương
• Xây dựng danh tính trực tiếp qua
hồ sơ cá nhân
• Xây dựng danh tính gián tiếp qua
tương tác với các nội dung
➡ Dựa trên hình dung của mình
về đánh giá của người khác
DANH TÍNH & TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI (1)
Thuyết Cái tôi trong gương
Tương tác trực tuyến:
tín hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ
➡ thiếu tín hiệu để điều chỉnh
➡ tưởng tượng hình ảnh của mình
trong tâm trí đối phương
➡ bù đắp/suy đoán bằng các tín hiệu khác

DANH TÍNH & TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI (2)


Thuyết Kịch hóa
• Các dịch vụ,
tính năng khác
nhau cho các
mối quan hệ
khác nhau
DANH TÍNH & TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI (2)
Thuyết Kịch hóa
« phương tiện truyền thông xã hội là những
dịch vụ trực tuyến khuyến khích người dùng
số hoá và chia sẻ công khai những thông tin
vốn dĩ là riêng tư. »
• xóa mờ ranh giới giữa tiền cảnh
và hậu trường
• câu hỏi về tính chân thực

DANH TÍNH & TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI (3)


Thuyết Xử lý ấn tượng
• Truyền thông xã hội cho phép
• lựa chọn, kiểm soát các yếu tố thể hiện danh tính
• thay đổi danh tính, tạo ra danh tính mới

• Nhưng người khác có thể tạo ra hình ảnh không mong muốn về ta
(gắn thẻ, bình luận) và làm đảo lộn sự thể hiện danh tính.
DANH TÍNH & TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI (3)
Thuyết Xử lý ấn tượng

TÀI LIỆU THAM KHẢO


• Allport, Gordon (1954) The nature of prejudice.
• boyd, d. m., & Ellison, N. B. (2007). Social network sites: De nition, history, and
scholarship. Journal of Computer-Mediated Communication, 13(1), 210–230.
https://doi.org/10.1111/j.1083-6101.2007.00393.x
• Cooley, Charles Horton (1902). Human Nature and the Social Order.
• Go man, Erving (1959). The presentation of self in everyday life.
• Mc Mahon, Ciarán (Trịnh Thu Hằng dịch) (2020). Tâm lý học nói gì về truyền thông xã hội,
NXB Thế Giới.
• Trần Hữu Quang (2006). Xã Hội Học Về Truyền Thông Đại Chúng, NXB Đại Học Mở.
ff

You might also like