Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 1- SINH HỌC 11

Câu 1:Quá trình tiếp nhận các chất từ môi trường của động vật diễn ra như thế nào?

- Hệ tiêu hóa ( chất dinh dưỡng lấy từ môi trường ) ,Hệ hô hấp – Hệ tuần hoàn ( Oxygen lấy từ môi trường ).
Câu 2: vai trò của sinh vật tự dưỡng , dị dưỡng đối với sinh giới?

_ Tự dưỡng: chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học , tổng hợp chất vô cơ thành chất hữu cơ
nuôi sống cho cả cơ thể và các sinh vật khác , điều hòa khí quyển .( oxygen , glucose ,…)

- Dị dưỡng : Tiêu thụ nguồn chất hữu cơ được sinh vật tự dưỡng tổng hợp , phân hủy chất hữu cơ …
Câu 3: Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ?
- Cơ hấp thụ nước : Bị động , thụ động , thẩm thấu ( duy trì nồng độ tế bào cao hơn nồng độ môi trường )
- Cơ chế hấp thụ khoáng : CHỦ ĐỘNG CẦN NĂNG LƯỢNG , BỊ ĐỘNG KHÔNG CẦN NĂNG LƯỢNG
Câu 4: trong đất chuyển hoá NH4, NO3- là do nhóm vi sinh vật nào?

 Chuyển hóa NH4 : Vi khuẩn Amôn hóa


 Chuyển hóa NO3 : Vi khuẩn nitrate hóa

Câu 5: Dựa trên kiến thức đã học và bảng thể hiện sự tác động của độ ẩm
đến cường độ thoát hơi nước của cây nha đam sau 9 ngày xử lí hạn,

Trong giới hạn cho phép, độ ẩm trong đất cao thì cường độ thoát
hơi nước tăng; độ ẩm đất giảm thì cường độ thoát hơi nước cũng
giảm theo.

Nếu vượt qua giới hạn đó , rễ cây bị ngập úng , dẫn đến cây không hấp thụ được O2 -> không thể hô hấp -> không
tạo ATP -> Không duy trì được nồng độ -> Không hút nước được ( không quang hợp được dẫn đến cây héo , thối
rễ )

Câu 6: Dựa trên kiến thức đã học và bảng thể hiện ảnh hưởng của ánh sáng đến
tốc độ thoát hơi nước ở cây xô thơm, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

Cường độ ánh sáng càng tang , tốc độ hơi nước càng tang , nhưng nếu vượt
qua điểm bão hòa ánh sáng , lượng nước mất đi nhiều , cây héo -> đồ thị đi
xuống

Câu 7: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về việc bón quá ít hoặc quá nhiều
phân bón với cây trồng?
-Việc bón phân với lượng quá ít sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây, triệu chứng thiếu
khoáng sẽ xuất hiện, cây còi cọc và chậm lớn dẫn đến giảm năng suất cây trồng.

- Nếu bón quá nhiều phân sẽ dẫn đến dư thừa và gây ngộ độc cho cây, tồn dư trong mô thực vật gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe của người và vật nuôi khi sử dụng thực vật làm thức ăn. Còn đối với đất, dư thừa
phân bón có thể tiêu diệt các vi sinh vật có lợi trong đất (vi sinh vật cố định đạm, phân giải chất hữu cơ,…),
làm ô nhiễm đất và nước ngầm.

Câu 8. Sắc tố quang hợp ?

Sắc tố chính ( diệp lục -chlorophyll a b c d) ; Sắc tố phụ (carotenoid: carotene , xanthophyll)

Cả 2 sắc tố đều có khả năng hấp thụ ánh sáng nhưng sau đó sắc tố phụ chuyển sang cho sắc tố chính vì chỉ có STC
( a700 và a680) mới tham gia vào phản ứng quang hóa .

Câu 9: Sản phẩm được tạo ra trong pha sáng, pha tối quang hợp là
Pha sáng : ATP , NADPH , Oxygen . Pha tối : Glucose

Câu 10: Thực vật C3,C4,CAM ?

C3 : Tế bào thịt lá gồm 1 chu trình cố định CO2 diễn ra vào ban
ngày

VD : lúa , khoai , sắn ,đậu , đa số loài than gỗ

C4 : có 2 quá trình cố định CO2 diễn ra ở tế bào thịt lá và tế bào bao


bó mạch , diễn ra vào ban ngày
VD : mía, rau dền, ngô, cao lương, kê, Cỏ gấu
CAM : giống C4 chỉ khác thời điểm diễn ra quá trình cố định
VD : xương rồng , Dứa , thanh long, thuốc bỏng

Câu 11: Trong quang hợp ở thực vật, biểu đồ (hình) thể hiện sự ảnh
hưởng nhiệt độ đến quang hợp ở thực vật C3 và C4

Nhiệt độ tác động đến quang hợp thông qua hoạt động của hệ
enzyme, tùy theo từng loài mà nhiệt độ có ảnh hưởng khác nhau
đến cường độ quang hợp , song nhiệt độ quá thấp( bất hoạt) hoặc
quá cao ( biến tính ) đều ức chế quá trình quang hợp
- Trong điều kiện thuận lợi, khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp ở thực vật C3 tăng dần và đạt mức cực đại
ở nhiệt độ tối ưu (khoảng 25 – 30oC); nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, cường độ quang hợp giảm.
- Các loài thực vật C4 sống ở sa mạc có cường độ quang hợp đạt cực đại ở nhiệt độ cao hơn 40oC.

Câu 12: Xét về bản chất hóa học, hô hấp là quá trình:
- Oxy hóa các chất hữu cơ thành năng lượng
Câu 13: Quá trình hô hấp ở thực vật có ý nghĩa gì?

Hô hấp tạo ra nguyên liệu và năng lượng để diễn ra quá trình quang hợp , quá trình quang hợp tạo ra hợp chất
hữu cơ glucose để tự nuôi dưỡng bản thân và cung cấp hchc và O2 cho sinh giới , góp phần điều hòa khí quyển .

Câu 14: Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở tế bào thực vật, sản phẩm cuối cùng là gì?

ATP , CO2 , H2O

Câu 15: Dựa vào sơ đồ tóm tắt mối liên quan giữa quang hợp và hô hấp?
-Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của quá trình hô hấp và ngược lại
Câu 16: Các biện pháp bảo quản nông sản?
( Phơi khô , bảo quản lạnh , bảo quản trong môi trường ít O2 , nhiều CO2)
Câu 17: Tiêu hóa cơ học, hóa học diễn ra ở đâu?

Tiêu hóa cơ hoc : Miệng , Thực quản ,dạ dày , ruột già

Tiêu hóa hóa học : Miệng , dạ dày , ruột non .

Câu 18: Dạ dày thú ăn thịt, thú ăn thực vật ( trâu, bò) thuộc loại nào?

Thú ăn thực vật (Trâu bò) thuộc động vật nhai lại thuộc loại dạ dày kép gồm 4 ngăn : Dạ cỏ , Dạ tổ ong , Dạ lá
sách , Dạ múi khế .

Thú ăn thịt : thuộc loại dạ dày đơn


Câu 19: Lông ruột, nếp gấp ở ruột non có tác dụng gì ?

Tăng bề mặt hấp thụ dinh dưỡng

Câu 20: Trong mề gà thường có các hạt sạn và sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng gì?
Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn , khi thức ăn vào mề gà , thức ăn cùng sạn được dạ dày co bóp làm cho sạn và thức
ăn va chạm –> xay ,nhuyễn thưc ăn .

Câu 21: Manh tràng phát triển ở dạ dày đơn có ý nghĩa gì?
Có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiêu hóa cellulose giống dạ dày kép , giúp hấp thụ chất dinh dưỡng đơn giản

Câu 22 :Sự biến đổi thức ăn ở động vật ăn thực vật gồm những giai đoạn nào?
3 GIAI ĐOẠN :CƠ HỌC ,HÓA HỌC, SINH HỌC
Câu 23: Bộ phận của hệ tiêu hóa thông qua hình ảnh?

Câu 23: Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý?


Ăn uống hợp lý , đầy đủ chất dinh dưỡng

Câu 24: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về cách phòng tránh bệnh tật?
Lối sống lành mạnh ,Ăn uống hợp lý , tập thể dục , ngủ đủ giấc , sức khỏe tâm thần .

Câu 25: Một học sinh khi tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày có bao nhiêu phát biểu đúng?

Là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn
thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên
dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra.

Hai nguyên nhân chính gây loét dạ dày-tá tràng là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP) ,Sự xâm
nhập của vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) vào trong cơ thể, sau đó, chúng sẽ tấn công lớp niêm mạc khiến chức
năng chống axit của lớp niêm mạc này bị mất đi, dẫn tới sự mất cân bằng trong môi trường tại dạ dày, khiến tính
axit tăng lên, gây ra sự viêm loét.

Câu 26: Một học sinh khi tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày đã đưa ra các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi...) trào ngược lên thực
quản gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,..

Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nằm ngoài hai cơ chế: Sự suy yếu của cơ thắt thực
quản dưới và sự dư thừa axit hay sự quá tải bên trong dạ dày. Hiểu một cách đơn giản, ta ví dạ dày như cái thùng,
cơ thắt thực quản đóng vai trò như nắp thùng. Trào ngược dạ dày xảy ra khi có hiện tượng “ thùng đầy nắp yếu”.
Câu 27: Hô hấp ở cá xương?

Cá là động vật hô hấp hiệu quả nhất dưới nước

+ Cá thở vào: miệng cá mở ra, thềm miệng hạ thấp, nắp mang đóng từ đó khiến thể tích khoang miệng tăng lên,
dẫn đến giảm áp suất trong khoang miệng, từ đó làm nước tràn vào khoang miệng.

+ Cá thở ra: miệng cá đóng lại, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở ra khiến cho thể tích khoang miệng giảm, áp
suất trong khoang miệng tăng lên đẩy nước từ khoang miệng đi qua mang. Cùng lúc đó, cửa miệng cá lại mở ra,
miệng lại hạ xuống làm cho nước lại tràn vào khoang miệng tiếp tục chu trình hô hấp mới.

- Các mao mạch trong mang được sắp xếp song song, máu chảy ngược chiều so với chiều dòng nước chảy qua mao
mạch giúp cho quá trình trao đổi khí diễn ra hiệu quả hơn.

Câu 28: Những tác dụng của luyện tập thể dục thể thao đối với hô hấp?

Câu 29: Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khi hiệu quả nhất? CHIM LÀ ĐỘNG VẬT TRÊN
CẠN HÔ HẤP HIỆU QUẢ NHẤT

Câu 30: Bệnh viêm mũi, viêm phế quản, ung thư khí quản là các bệnh có thể xảy ra ở đường dẫn khí hay phổi? Cả 2

Câu 31: Luyện tập thể dục và thể thao thường xuyên có tác dụng gì đối với cơ hô hấp?

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng thể tích O2 khuếch tán vào máu , tăng sử dụng O2 , phân giải glycogen ở cơ ,
tăng tốc độ vận động , sự dẻo dai của các cơ hô hấp do đó giúp hệ hô hấp khỏe mạnh

Câu 32: Qua quá trình hô hấp ở động vật và hình minh họa?

Khi nói về quá trình hô hấp ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Tất cả các loài động vật sống trên cạn đều có hình thức hô hấp bằng phổi. ( sai )

(2) Hô hấp là quá trình cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài để oxi hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho
các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài môi trường.( đúng )

(3) Khi lên cạn, cá sẽ ngừng hô hấp do các khe mang bị khô, các phiến mang dính lại với nhau làm giảm diện tích bề mặt
trao đổi khí.( đúng )
(4) Phổi của tất cả các loài chim đều có hệ thống phế nang phát triển, do đó, thích nghi với đời sống bay lượn. ( chim
không có phế nang )

(5) Tất cả các loài cá đều hô hấp bằng mang.( sai )


(6) Không khí đi vào mũi, qua họng xuống khí quản, phế quản đến phổi và diễn ra quá trình trao đổi khí tại các phế nang.

A. 2. B. 1. C. 3. (2) , (3) ,(6) D. 4.


Câu 33: Một học sinh khi tìm hiểu về bệnh “Viêm phế quản cấp” đã đưa ra các nguyên nhân gây bệnh?
Thường do vi- rút, bệnh còn có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích
phổi, ví dụ như khói thuốc, bụi, ô nhiễm không khí.

Câu 34: Trong nuôi tôm cá với mật độ cao người ta thường dùng máy sục khí vào nước nuôi.Vì sao?

Duy trì nồng độ Oxygen hòa tan trong nước , đảm bảo sự hô hấp của tôm cá

Câu 35: Qua quá trình hô hấp ở động vật và hình minh họa dưới đây, có bao nhiêu phát hiểu sau đây đúng?

“HÍT VÀO”:
Không khí đi vào qua đường hô hấp.
Các mũi tên xanh dương biểu diễn dòng không khí đi vào phổi.
Phổi được biểu diễn bằng màu đỏ và xanh, với các dải có màu sáng để chỉ rõ sự giãn nở khi không khí đi vào.

“THỞ RA”:
Không khí được đẩy ra ngoài từ phổi.
Các mũi tên vàng biểu diễn dòng không khí ra ngoài.
Phổi co lại, như được minh hoạ bằng các dải có màu sậm.
Trong cả hai giai đoạn, cơ hoành đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát luồng không khí.

Câu 36: Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận nào?
-Tim , hệ mạch , dịch tuần hoàn
Bonus : Hệ tuần hoàn gồm Hệ tuần hoàn hở (đa số đv thân mềm và chân khớp) và hệ tuần hoàn kín : có Hệ tuần
hoàn đơn (cá) và hệ tuần hoàn kép ( đv có phổi , lưỡng cư , bò sát , chim và thú ).

Câu 37: Ở lớp cá tim có cấu tạo mấy ngăn?


-2 Ngăn: tâm nhĩ và tâm thất, nối với các vạch tạo thành một vòng tuần hoàn kín

Câu 38: Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm nào sau đây?


- Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể , Ở đây máu trộn lẫn với dịch mô tạo
thành hỗn hợp máu – dịch mô , máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào , sau đó trở về tim .
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp , tốc độ máu chảy chậm

Bonus ( Hệ tuần hoàn kín : Máu được tim bơm đi liên thông liên tục trong mạch kín , từ động mạch qua mao
mạch , tĩnh mạch và sau đó về tim , máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch. Máu chảy dưới áp lực
cao hoặc trung bình , tốc độ máu chảy nhanh )
Câu 39: Máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn kín qua tim theo một chiều nhất định nhờ vào thành phần cấu tạo nào sau
đây?

Do van tim và van trong thành mạch đảm bảo máu chỉ theo 1 chiều nhất định

Câu 40: Hệ dẫn truyền tim bao gồm những thành phần nào ?

-Nút xoang nhĩ , nút nhĩ thất , bó His , sợi Purkinje.

Câu 41: Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do:

- Tim có tính tự động nhờ có hệ dẫn truyền tim , trong hệ dẫn truyền có nút xoang nhĩ tự phát xung điện

Câu 42: Dựa trên hình mô tả hệ dẫn truyền tim và kiến thức đã học, có bao nhiêu nhận định sai?

Câu 43: Dựa trên hình và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn kép của Thú.

+ Vòng tuần hoàn phổi: Máu nghèo O2 từ tâm nhĩ phải của tim → Tâm thất phải của tim → Động mạch phổi →
Mao mạch phổi (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu O2) → Tĩnh mạch
phổi → Tâm nhĩ trái của tim.

+ Vòng tuần hoàn hệ thống: Máu giàu O2 từ tâm nhĩ trái của tim → Tâm thất
trái của tim → Động mạch chủ → Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí
và chất dinh dưỡng thành máu nghèo O2) → Tĩnh mạch chủ → Tâm nhĩ phải
của tim.

Câu 44: Hình biểu thị chu kì hoạt động của tim người trưởng thành và bình thường?

Chu kỳ tim gồm 3 pha ( 0,8s )

Pha tâm nhĩ co: 0,1 s -> nghỉ được 0,7s

Pha tâm thất co : 0,3 s-> nghỉ được 0,5 s

Pha dãn chung : 0,4s

Câu 45: Một học sinh đưa ra giải thích câu nói “tác động của rượu, bia rất xấu đối với hoạt động thần kinh, quan trọng
phải xử phạt nặng người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông”. Có bao nhiêu giải thích sau đúng?

Rượu bia ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ

Rượu là một chất ức chế, nó làm đình trệ và gây rối loạn các hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Rượu tác
động vào hệ thần kinh trung ương khiến cho người ta không làm chủ được suy nghĩ và hành vi của bản thân. Dẫn
đến những hậu quả khôn lường như liều lĩnh, không kiềm chế gây tai nạn giao thông hay đánh đập, chém giết
nhau,...

Với những người thường xuyên uống rượu say, lạm dụng rượu hay nghiện rượu sẽ dẫn tới tình trạng suy giảm và
rối loạn các chức năng hoạt động của não bộ, gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc,.
Câu 46: Một học sinh khi làm thí nghiệm về đo huyết áp ở người ?

Nguyên lý đo huyết áp là bơm căng một băng tay bằng cao su, làm mất mạch đập của một động mạch rồi sau đó
xả hơi dần dần và ghi lại những phản ứng của động mạch. Các trị số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
giúp bác sĩ đánh giá được bệnh nhân có bị cao huyết áp hay không:

Huyết áp tâm thu: tương đương thời điểm máu bắt đầu đi qua trong khi sức ép ở băng cao su giảm.

Huyết áp tâm trương: tương ứng với thời điểm máu hoàn toàn tự do lưu thông trong động mạch khi không còn
sức ép của băng cao su.

Câu 47: Một học sinh khi tìm hiểu về bệnh “suy tim” đã đưa ra các nguyên nhân gây bệnh này?
Tăng huyết áp , Nhồi máu cơ tim , Van tim , Cơ tim , Bẩm sinh

Câu 48: Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm những loại nào?

Gồm : Hàng rào bề mặt cơ thể ( da , niêm mạc , lông , dịch nhày , chất tiết của cơ thể , hàng rào hóa học ( dạ
dày ,..)

Hàng rào bên trong cơ thể

Câu 49: Kháng nguyên; kháng thể, miễn dịch?

Kháng nguyên là những chất khi xâm nhập vào cơ thể con người thì sẽ được hệ thống miễn dịch nhận biết nhanh
chóng và sinh ra các kháng thể tương ứng để kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên ấy

Khi sinh vật xâm nhập vào cơ thể con người thì cơ thể sẽ nhận biết được sự xâm nhập này và sản xuất ra những
chất gọi là kháng thể (antibody). Kháng thể này tiêu diệt vi khuẩn có hại, và bảo vệ cơ thể.

Miễn dịch là Miễn dịch là tập hợp tất cả các cơ chế sinh học giúp cho một cơ thể đa bào giữ được sự liên kết giữa
các tế bào và các mô, đảm bảo sự toàn vẹn của cơ thể bằng cách loại bỏ những thành phần bị hư hỏng cũng như
các chất và sinh vật xâm hại.

Câu 50: Hiện tượng cơ thể phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định là dị ứng

You might also like