Hoa 8 Tuan 2 (Tiet 3, 4)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Ngày soạn: 26/08/ 2018

Tiết 03
CHẤT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp.
- Học sinh phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp: chất không có lẫn chất khác
(chất tinh khiết) mới có tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không.
- Học sinh biết được nước tự nhiên là hỗn hợp và nước cất là nước tinh khiết.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng của bài:
+ Phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp
+ Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí (tách muối
ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát).
+ So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ:
đường, muối ăn, tinh bột.
- Kỹ năng sống: biết trình bày mạch lạc, rõ ràng ý tưởng của mình, làm việc tập
thể.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tự giác, tính cẩn thận, lòng yêu thích môn học.
4. Tư duy
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận logic.
- Rèn các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa.
5. Năng lực cần đạt
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực quan sát, tìm đọc hiện tượng qua hình vẽ.
- Năng lực phân tích,tổng hợp kiến thức.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.
* Giáo dục đạo đức: HS thấy được vai trò và tầm quan trọng của hóa học trong
việc tìm ra các chất cải tạo môi trường sống con người, từ đó có trách nhiệm,
biết chung tay góp sức, hợp tác cùng cộng đồng bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- SGK, SGV, chuẩn KT – KN, máy chiếu.
- Dụng cụ, hóa chất: đèn cồn, kiềng sắt, cốc thủy tinh, kẹp gỗ, tấm kính, ống
hút, muối ăn, nước cất, nước tự nhiên.
2. Học sinh:
- Muối ăn, nước tự nhiên, chai nước khoáng.
- Nghiên cứu trước nội dung bài.
III. Phương pháp
- Hợp tác nhóm, trực quan thí nghiệm.
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề
IV. Tiến trình dạy học – giáo dục
1. Ổn định tổ chức (1’):
Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng
8A
8B
8C
2. Kiểm tra bài cũ (5’):
? Kể tên 3 vật thể được làm bằng chất dẻo, nhôm, xenlulozơ?
Làm BT 2.4- SBT/3,4
3. Tiến trình các hoạt động
a) Khởi động (2’)
Ở buổi trước, chúng ta đã tìm hiểu chất có ở đâu. Vậy chất có những tính chất
gì, làm thế nào để phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp thì bài hôm nay
chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
b) Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hỗn hợp
- Mục tiêu: HS biết được khái niệm hỗn hợp.
- Thời gian: 10’
- Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm
- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở, thí nghiệm
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm
vụ, kĩ thuật chia nhóm
Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
G: Chia lớp thành 4 nhóm, kiểm tra sự III. Chất tinh khiết.
chuẩn bị của HS. 1. Hỗn hợp.
HS quan sát chai nước khoáng, ống nước
cất và nước tự nhiên.
H: Quan sát, nhận biết.
G: Hướng dẫn HS làm TN:
+ Dùng công tơ hút và nhỏ lên 3 tấm
kính.
Tấm 1: 1-2 giọt nước cất.
Tấm 2: 1-2 giọt nước tự nhiên.
Tấm 3: 1-2 giọt nước khoáng.
+ Đặt các tấm kính lên ngọn lửa đèn cồn
cho nước bốc hơi hết. Quan sát các tấm
kính và ghi lại.
H: Tiến hành TN dưới sự hướng dẫn của
GV
G: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả - Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn
TN. lẫn vào nhau.
Từ kết quả trên em có nhận xét gì về VD: Nước biển, nước khoáng...
thành phần của nước cất, nước khoáng
và nước tự nhiên?
Thông báo: Nước cất là chất tinh khiết;
nước tự nhiên, nước khoáng là hỗn hợp.
+ Hãy cho biết chất tinh khiết và hỗn
hợp có thành phần khác nhau như thế
nào?
+ Lấy ví dụ về hỗn hợp.
+ Giải thích tại sao nước biển có vị
mặn ?
=>Tính chất của hỗn hợp thay đổi tuỳ
theo thành phần các chất trong hỗn hợp.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về chất tinh khiết


- Mục tiêu: HS biết được khái niệm chất tinh khiết, phân biệt được chất tinh
khiết và hỗn hợp.
- Thời gian: 10’
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm
vụ

Giới thiệu TN chưng cất nước tự nhiên 2. Chất tinh khiết


như H1.4a và nước cất sôi H1.4. - Nước cất là chất tinh khiết.
+ Làm thế nào khẳng định nước cất là => Chất tinh khiết là những chất
chất tinh khiết? (Nhiệt độ sôi, nhiệt độ không có lẫn bất kì chất nào khác.
nóng chảy, khối lượng riêng). Chỉ có chất tinh khiết mới có những
+ Theo em, chất như thế nào mới có tính chất nhất định.
những tính chất nhất định?
Nêu một số tính chất để thấy chất nguyên
chất khác với hỗn hợp?
+ Yêu cầu HS làm BT 2.6 SBT/4
Kim loại thiếc có tonc = 232oC. Thiếc hàn
nóng chảy ở khoảng 180oC. Cho biết
thiếc hàn là chất tinh khiết hay có trộn
lẫn chất khác. Giải thích?
H: Đọc và giải thích.
HS khác nhận xét, GV chốt kiến thức

Hoạt động 3: Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp (10’)


- Mục tiêu: HS biết được cách tách chất ra khỏi hỗn hợp
- Thời gian: 10’
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở, thí nghiệm
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm
vụ
Nêu vấn đề: Trong thành phần của nước biển 3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
có chứa 3-5% muối ăn. Muốn tách muối ăn
ra khỏi nước biển ta làm thế nào?
H: Đun nước biển để nước bốc hơi hết ta thì - Dựa vào tính chất vật lí khác
muối sẽ kết tinh trở lại. nhau ta có thể tách riêng từng
G: tiến hành thí nghiệm cô cạn nước muối. chất ra khỏi hỗn hợp.
? Ta đã dựa vào tính chất nào của muối để
tách được muối ra khỏi hỗn hợp muối và
nước?
H: Dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi:
nhiệt độ sôi của nước là 1000C, nhiệt độ sôi
của muối ăn là 14500C.
Thông báo: Như vậy, dựa vào nhiệt độ sôi
khác nhau, ta tách riêng được muối ra khỏi
hỗn hợp bằng cách cô cạn.
Ngoài ra, dựa vào tính chất vật lí khác nhau
ta có thể tách riêng từng chất ra khỏi hỗn
hợp.
+ Em hãy tìm các phương pháp tách chất ra
khỏi hỗp hợp ngoài phương pháp trên?
G: Chốt kiến thức.
4. Củng cố : (5’)
+ Làm bài tập 2.8 SBT/4
+ Hãy chọn câu trả lời đúng?
Dùng phương pháp nào có thể tách xăng ra khỏi nước?
A. Gạn lọc B. Chưng cất C. Chiết tách
5. Hướng dẫn về nhà: (2’ )
- Học bài, làm bài tập SGK, SBT.
- Chuẩn bị cát, muối ăn giờ sau thực hành.
- Chuẩn bị mẫu bài thu hoạch chuẩn bị thực hành.
BẢNG TƯỜNG TRÌNH
Bài……………………….......
Họ và tên:……..............
Lớp: ……………..........
ST Tên thí nghiệm Dụng cụ-Hoá Tiến hành Hiện tượng Giải thích
T chất – Kết luận

V. Rút kinh nghiệm


Ngày soạn: 26/08/ 2018
Tiết 4
BÀI THỰC HÀNH 1

I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Biết được:
- Nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học ; cách sử
dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
- Mục đích, các bước tiến hành và kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ
thể: làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng của bài: Sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện một số
thí nghiệm đơn giản nêu ở trên; kỹ năng thí nghiệm và quan sát thí nghiệm; kỹ
năng viết tường trình thí nghiệm.
- Kỹ năng sống: rèn luyện tính tự giác, làm việc tập thể.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tự giác, tính cẩn thận.
4. Tư duy
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận logic.
- Rèn khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu ý tưởng
của người khác.
- Rèn các thao tác tư duy : so sánh, tương tự, khái quát hóa.
5. Năng lực cần đạt
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực hợp tác nhóm.
* Giáo dục đạo đức: HS báo cáo trung thực kết quả thí nghiệm, tôn trọng ý
kiến của các bạn cùng nhóm, hợp tác với các bạn cùng nhóm trong quá trình
thí nghiệm. Sau khi thực hành, có trách nhiệm vệ sinh dụng cụ, hóa chất tránh
đổ hóa chất bừa bãi gây hại môi trường và tác động xấu đến sức khỏe con
người, ô nhiễm môi trường xung quanh.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
+ Dụng cụ: Bộ dụng cụ, giá ống nghiệm, ống nghiệm, cốc thủy tinh 250 ml,
kẹp gỗ, đũa thủy tinh, đèn cồn, phễu thủy tinh, giấy lọc.
+ Tranh vẽ: Một số dụng cụ thí nghiệm.
+ Một số quy tắc an toàn trong PTN.
2. Học sinh:
+ Muối ăn, cát
III. Phương pháp
- Phương pháp thực hành, trực quan, phân tích và kết luận.
IV. Tiến trình dạy học – giáo dục
1. Ổn định tổ chức (1’):
Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng
8A
8B
8C
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Tiến trình các hoạt động
a) Khởi động(2’)
G: Giới thiệu công việc trong tiết thực hành:
1. GV hướng dẫn cách tiến hành TN
2. HS làm TN
3. HS báo cáo kết quả TN và bản tường trình
4. HS vệ sinh phòng TN
b) Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn 1 số quy tắc an toàn và cách sử dụng hóa chất, dụng cụ
thí nghiệm
- Mục tiêu: HS biết được 1 số quy tắc an toàn và cách sử dụng hóa chất, dụng
cụ TN
- Thời gian: 15’
- Hình thức tổ chức: Cá nhân.
- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não
Hoạt động của GV và HS Ghi bảng
G: Treo bảng quy tắc an toàn trong PTN. Yêu
cầu 1 HS đọc quy tắc an toàn trong PTN. *Một số quy tắc an toàn trong
HS: Nghe và ghi nhớ. PTN
G: Treo nội dung cách sử dụng hóa chất. Giới (SGK/154)
thiệu một số kí hiệu nhãn đặc biệt ghi trên các
lọ hóa chất: độc, dễ nổ, dễ cháy. *Cách sử dụng hóa chất
Hãy rút ra các điểm cần lưu ý khi sử dụng (SGK/154)
hóa chất?
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi.
G: Giới thiệu cho HS một số thao tác cơ bản:
- Lấy hóa chất từ lọ vào ống nghiệm.
- Châm và tắt đèn cồn.
- Cách ngửi hóa chất: Dùng tay phẩy nhẹ
trên miệng ống nghiệm. Đặc biệt, không nếm
hóa chất vì nếu là hóa chất độc hại có thể gây tử
vong.
- Cách kẹp ống nghiệm: Dùng kẹp, kẹp
khoảng 1/3 ống nghiệm từ miệng xuống.
- Hơ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn: Hơ
đều ống nghiệm, sau đó đun tập trung ở đáy,
vừa đun vừa lắc nhẹ. Miệng ống nghiệm hướng
về phía không có người ->Tại sao? (khỏi bắn
hoá chất vào người).
- Cách gấp giấy lọc: Gấp đôi tờ giấy lọc, rồi
gấp tư, sau đó mở ra, đặt giấy lọc vào phễu,
điều chỉnh sao cho giấy lọc khít với thành phễu
thì tốc độ lọc mới nhanh.
Chú ý: Khi cần lấy kết tủa thì gấp giấy lọc
phẳng, còn khi cần lấy nước lọc thì dùng giấy
lọc gấp.
HS: Lắng nghe.
G: Giới thiệu tranh vẽ một số dụng cụ TN.
HS: Quan sát
G: Hãy nhận biết các dụng cụ đó dựa vào tranh
vẽ đã quan sát.
G: Yêu cầu HS lên bảng nhận biết từng dụng
cụ?
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm
- Mục tiêu: HS biết tiến hành thí nghiệm làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối
ăn và cát.
- Thời gian: 12’
- Hình thức tổ chức: nhóm
- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, thí nghiệm, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia nhóm

G: Yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm 1. Thí nghiệm: Tách riêng
Các nhóm chuẩn bị dụng cụ để tiến hành thí chất từ hỗn hợp muối và cát
nghiệm. - Cách tiến hành: SGK /13
H: Tiến hành thí nghiệm
H: Quan sát, nhận xét hiện tượng?
- Chất lỏng chảy xuống ống nghiệm là dung
dịch trong suốt.
- Cát được giữ lại trên mặt giấy lọc.
- Khi đun nóng phần nước lọc trên ngọn lửa
đèn cồn thì nước bốc hơi thu đựơc chất rắn màu - Hiện tượng: Nước bốc hơi
trắng. hết thu được chất rắn màu
+ So sánh chất rắn thu được với hỗn hợp chất trắng, là muối ăn.
ban đầu? So sánh chất giữ lại trên giấy lọc với
hỗn hợp chất ban đầu?
+ Kết quả TN? Mục đích của TN là gì?
H: Mục đích là tách riêng muối ăn ra khỏi hỗn
hợp cát. - Kết quả: Tách riêng được
Trong khi HS làm TN, GV theo dõi, hướng dẫn, muối ăn và cát.
kiểm tra uốn nắn cách thao tác của HS.

Hoạt động 3. Viết tường trình (8’)


G: Hướng dẫn HS làm tường trình theo mẫu đã chuẩn bị sẵn ở nhà
ST Tên thí nghiệm Dụng cụ-Hoá Tiến hành Hiện tượng Giải thích
T chất – Kết luận

4. Củng cố : (5’)
- GV: Nhận xét giờ thực hành, thu bản tường trình của HS
- HS: Thu dọn, vệ sinh dụng cụ TN
5. Hướng dẫn về nhà :(2’)
- Đọc nghiên cứu bài : Nguyên tử; Xem lại sơ lược cấu tạo nguyên tử - Vật lý 7.
V. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

You might also like