Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

KHOA DƯỢC HỌC


******

BÁO CÁO THỰC TẬP


TỐT NGHIỆP

Sinh viên: Đinh Thị Huyền


Lớp: Dược K7A
MSV 1852010045

HẢI PHÒNG, năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
KHOA DƯỢC HỌC
******

BÁO CÁO THỰC TẬP


TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập: Nhà máy Công ty Cổ phần Anvy
Địa chỉ: xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Thời gian thực tập: 08/05/2023 – 19/05/2013

Sinh viên: Đinh Thị Huyền


Lớp: Dược K7A
MSV 1852010045

HẢI PHÒNG, năm 2023


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Dược học – Trường đại
học Y dược Hải Phòng đã tạo điều kiện để em có cơ hội đi thực tế tại cơ sở sản
xuất.
Em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới các cô chú, anh chị tại nhà máy sản
xuất của Công ty cổ phần Anvy đã tạo điều kiện và thời gian để em có cơ hội
được thực tập tại nhà máy sản xuất cũng như giúp đỡ nhiệt tình, chỉ bảo nhiều
điều và cung cấp thông tin để em có thể hoàn thiện bài báo cáo này.
Qua 2 tuần thực tập tại nhà máy sản xuất, bản thân em đã có cơ hội củng cố
kiến thức, tiếp cận với thực tế nhiều hơn cũng như mở rộng hiểu biết, có thêm trải
nghiệm thực tế cho riêng mình.
Bước đầu đi vào thực tế, do đó bài báo cáo của em khó tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý quý báu của thầy cô để góp phần cho
kiến thức của chúng em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 25 tháng 05 năm 2023
Sinh viên thực hiện:

Đinh Thị Huyền


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Ảnh chụp giấy đăng kí kinh doanh 2

Hình 1.2: Hình ảnh Nhà máy công ty Cổ phần Anvy nhìn từ 4
trên cao
Hình 1.3: Sơ đồ nhà máy 4
Hình 1.4: Bộ phận nạp liệu 5
Hình 1.5: Hệ thống chiết xuất 5
Hình 1.6: Hệ thống bay hơi dung môi 5
Hình 1.7: Bộ phận làm giàu hoạt chất 5
Hình 1.8: Bộ phận sấy chân không 5
Hình 1.9: Hệ thống kiểm nghiệm (HPLC) 5
Hình 1.11: Một số chứng chỉ đạt chuẩn của nhà máy 8
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên thị trường rất đa dạng và phong
phú. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống
hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con
người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên nếu sử dụng sản phẩm không đảm bảo
chất lượng sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng. Do đó
Bộ Y tế đã xây dựng và triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn về sản xuất,
kiểm soát chất lượng, bảo quản và kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhằm
đảm bảo an toàn, chất lượng tốt nhất khi đến tay người sử dụng.
Với sự phát triển của xã hội cũng như nhu cầu về nguồn lực có tay nghề cao
và kinh nghiệm ngày càng nhiều, yêu cầu đối với sinh viên khi ra trường sẽ ngày
càng cao hơn. Để hoàn thiện hơn các kiến thức được học, em đã có thời gian thực
tế tại nhà máy sản xuất của Công ty Cổ phần Anvy và có cơ hội được quan sát,
tiếp cận với những công việc của người Dược sĩ tại nhà máy cũng như mở rộng
hiểu biết, có thêm trải nghiệm thực tế cho riêng mình. Sau 2 tuần thực tập, em xin
được viết “Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại nhà máy Công ty Cổ phần Anvy” với 3
mục tiêu chính sau đây:
1. Giới thiệu chung về bộ phận sơ chế và chiết xuất của nhà máy sản xuất
Công ty Cổ phần Anvy.
2. Một số vị trí việc làm của dược sĩ tại bộ phận chiết xuất.
3. Hoạt động chuyên môn dược tại bộ phận chiết xuất.

3
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ
1.1. Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Anvy
- Địa chỉ văn phòng: xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
- Người đại diện theo pháp luật: Tổng giám đốc Dược sĩ Tô Hồng Thái.
- Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp số 0101651777 đăng kí lần đầu
ngày 16/01/2007, đăng kí thay đổi lần thứ 7 ngày 09/07/2019 do Phòng đăng kí
kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp.

Hình 1.1: Ảnh chụp giấy đăng kí kinh doanh

4
- Quá trình hình thành và phát triển: Công ty cổ phần Anvy được thành lập
từ năm 2005, tới năm 2010 công ty chính thức kinh doanh một số mặt hàng thực
phẩm chức năng. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và thực trạng của việc sản xuất
các sản phẩm thực phẩm chức năng trên thị trường, năm 2017 công ty Anvy quyết
định xây dựng nhà máy sản xuất tại địa điểm xã Tân Tiến, Huyện Văn Giang, tỉnh
Hưng Yên với tổng diện tích lên tới 4 hecta, tổng vốn đầu tư nhà máy lên tới trên
500 tỷ đồng, đạt tiêu chuẩn GMP, với hệ thống dây chuyền hiện đại tiên tiến nhập
khẩu từ Châu Âu. Sau quá trình nghiên cứu và sản xuất, năm 2019 công ty chính
thức phân phối ra thị trường một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe.
- Anvy Group hoạt động dựa trên kim chỉ nam: ‘LIÊN KẾT HỆ THỐNG GIÁ
TRỊ BỀN VỮNG CHO CUỘC SỐNG”. SLOGAN khẩu hiệu của Công ty:
Connect science with nature – Nối kết khoa học với thiên nhiên. Với kiến thức
khoa học luôn trau đồi, bồi dưỡng; bằng tâm đức cùng sự nghiên cứu nghiêm túc,
khắt khe để tạo nên những sản phẩm thảo dược tốt nhất giúp cộng đồng khỏe mạnh
tận hưởng cuộc sống.
- Thương hiệu Anvy Group đại diện cho tổ chức quản trị các công ty thành
viên thuộc Chuỗi giá trị Anvy gồm: Công ty ANVY MEDI – HERBS, công ty
ANVY EXTRACT, Công ty ANVY FOOD. Nằm trong Chuỗi giá trị Anvy nên các
thành viên ANVY Group luôn gắn bó mật thiết trong hoạt động xây dựng và phát
triển. Tuy nhiên, mỗi công ty thành viên có chức năng, nhiệm vụ và đường hướng
phát triển riêng biệt.
- Cơ cấu tổ chức quản lý và bộ máy của Công ty Cổ phần Anvy như sơ đồ
sau:

5
1.2. Tên cơ sở: Nhà máy sản xuất thuốc đông dược và thực phẩm chức
năng đạt tiêu chuẩn GMP – WHO
- Địa điểm cơ sở: thôn Bá Khê, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng
Yên. Phía Bắc giáp với Merap Group; Phía Nam giáp với khu đất trống của cụm
công nghiệp; Phía Đông giáp với đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên (đường
379); Phía Tây giáp với đường nội bộ của cụm công nghiệp .

Hình 1.2: Hình ảnh Nhà máy công ty Cổ phần Anvy nhìn từ trên cao
- Sơ đồ nhà máy:

6
Hình 1.3: Sơ đồ nhà máy
- Nhà máy có hệ thống dây chuyền công nghệ EECV được sản xuất, nhập
khẩu và chuyển giao kỹ thuật từ tập đoàn DEVEX (Cộng hòa liên bang Đức), đạt
tiêu chuẩn GPM – WHO, GLP và GSP.

Hình 1.4: Bộ phận nạp liệu Hình 1.5: Hệ thống chiết xuất

7
Hình 1.6: Hệ thống bay hơi dung môi Hình 1.7: Bộ phận làm giàu hoạt chất

Hình 1.8: Bộ phận sấy chân không Hình 1.9: Hệ thống kiểm nghiệm
(HPLC)

- Dây chuyền này chiết được rất đa dạng dung môi khác nhau so với các nhà
máy khác ở Việt Nam. Để ra được các hoạt chất thì nhà máy hầu như phải chiết
bằng dung môi cồn. Dây chuyền cho phép chiết được ra lượng hoạt chất cao nhất,
công ty tự tin khẳng định mỗi sản phẩm đều có định lượng hoạt chất riêng. Chiết
theo phương pháp truyền thống với nước chỉ ra được 5%-7% hoạt chất, chiết với
cồn có thể ra đến trên 90%. Ưu điểm tiếp theo của dây chuyền là tính an toàn rất
cao có thể phòng chống cháy nổ vì có thể chiết cồn so vs các công ty khác không
dám chiết cồn vì không đảm bảo an toàn cháy nổ. Ưu điểm thứ 3 bảo toàn được
hoạt tính sinh học, toàn bộ quá trình chiết đều kiểm soát được nhiệt độ chiết, lưu
lượng chiết, áp xuất chiết, kiểm soát được dung môi sang hệ thống bay hơi, cô đặc,

8
sấy đều được thực hiện ở điều kiện chân không. Với điều kiện chân không nhiệt độ
bay hơi giảm xuống, rất dễ xôi, có thể bay hơi được dung môi đi và thu lại hoạt
chất ở dạng đặc hơn, nhiệt độ tiếp xúc thấp nên hoạt chất được bảo toàn, tốc độ bay
hơn nhanh trong thời gian ngắn cũng giúp bảo toàn hoạt chất.
- Hệ thống chiết xuất có 4 nồi chiết, có bảng điều khiển triết có thể cài đặt
nhiệt độ, áp suất, tốc độ chiết, nồi chiết xong ra các bã có nắp mở ra lấy bã
ra ngoài. Dịch chiết ở trong các đường ống rút qua hệ thống lọc sang hệ
thống bay hơi là các nồi kín.
- Hệ thống bay hơi dung môi có 3 cột, có bảng điều khiển để thao tác trực
tiếp điều khiển. Tháp sinh hàn có hệ thống hút chân không ra nhiệt dịch,
dịch đi qua đường ông sẽ bay hơi, vì ở điều kiện chân không nên nhiệt độ
bay hơi thấp. Sau khi bay hơi dịch chiết được bơm vào các cột 1 2 3 xoay
vòng để dung môi bay đi hoàn toàn còn lại chất rắn tạo được cao lỏng
40%.
- Hệ thống cô đặc dung môi: có tháp sinh hàn có hệ thống hút chân không,
có bảng điều kiển trực tiếp, giúp cô đặc đến hàm ẩm khoảng 20-30%. Cao
sau khi cô đặc sẽ được đưa vào tank IPC dạng cao đặc rồi sau đó chuyển
vào tank chứa để chuyển sang hệ thống sấy

- Hệ thống sấy chân không: có hầm sấy được điều khiển bằng 1 máy tính
trung tâm. Bên dưới tầng một có một tank nạp liệu, cao đặc từ tank cô đặc
sẽ được nạp vào tank nạp liệu, sau đó tank nạp liệu sẽ chạy tuần hoàn cao
đặc, sẽ có bộ phần chiết cao đặc đưa qua hầm sấy, hầm sấy sẽ được hút
chân không đến điều kiện chân không ở khoảng 20m 3, ở điều kiện này
nước sẽ bay hơi ở 25-30°C nên toàn bộ quá trình sấy ở hầm sấy nhiệt độ
tiếp xúc với cao rất thấp giúp bảo toàn được hoạt chất. Sau khi sấy thì cao
đặc sẽ chuyển thành cao khô, cao khô sẽ được thu xuống hệ thống ống bên
dưới trong thời gian sấy dưới 1 tiếng. Cao khô sẽ được chiết ra ở bộ phận
trong khu dưới tầng một. Quá trình này chạy liên tục cho đến khi hết cao.

9
- Trong các hệ thống sấy, cô đặc, bay hơi, chiết xuất… đều tự động. Ngoài
ra nhà máy còn có bộ phận thu hồi dung môi cồn để có thể tái sử dụng lại
dung môi giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí và hệ thống tiệt trùng
nâng nhiệt độ của dịch lên 140°C trong khoảng 3 giây rồi sẽ đưa về nhiệt
độ thường vi sinh vật sẽ tiếp xúc với nhiệt độ cao gây ra sốc nhiệt lên rất
nhanh và hạ rất nhanh giúp tiêu diệt được vi sinh vật. Bộ phận này sẽ xử lí
được các vấn đề của cao lỏng nếu có vi sinh vật. Tuy nhiên hệ thống các
bộ phận máy móc của công ty đã rất kín nên rất hạn chế phải dung bộ phận
tiệt trùng

- Một số giấy chứng nhận của nhà máy:

Giấy chứng nhận đạt chuẩn GMP

10
Đạt chuẩn ISO 22000 Đạt chuẩn HACCP Đạt chuẩn FDA

Hình 1.11: Một số chứng chỉ đạt chuẩn của nhà máy

11
Hình 1.12: Một số chứng chỉ đạt chuẩn của nhà máy

12
PHẦN 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP – THỰC TẾ
2.1. Giới thiệu chung về bộ phận sơ chế và chiết xuất của nhà máy sản xuất
Công ty Cổ phần Anvy.
Trước khi đi vào các quy trình sản xuất chính, dược liệu đầu vào sẽ được đưa
vào quá trình sơ chế hay chiết xuất tùy vào yêu cầu của mỗi quy trình sản xuất của
từng sản phẩm. Toàn bộ nguyên vật liệu đầu vào để thực hiện sản xuất của nhà
máy đều được qua công đoạn kiểm tra, phân loại thông qua các bộ phận kiểm tra
chất lượng. Đối với những mặt hàng không đạt yêu cầu được gửi trả nhà cung cấp,
không lưu trữ tại nhà máy. Đối với những nguyên vật liệu đạt yêu cầu đưa vào
kho chờ sản xuất.
2.1.1. Quy trình sơ chế dược liệu.

Hình 2.1: Quy trình sơ chế dược liệu

13
- Công đoạn phân loại:
+ Dược liệu đầu vào được nhập từ các nhà cung cấp về cơ bản đã được phân
loại, làm khô, đạt độ sạch nhất định, được đóng trong các thùng caton, tuy thế
trước khi đi vào sơ chế sẽ vẫn phải phân loại đánh giá, công đoạn này chủ yếu sử
dụng con người nhằm loại những nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất:
+ Biện pháp xử lý chất thải: Nếu dược liệu kém chất lượng nguyên nhân do
nhà cung cấp và tỷ lệ > 5% thì sẽ được đóng gói và trả lại hay đổi lại.
Vỏ Thùng caton còn tốt được tận dụng lại
Nếu dược liệu hỏng với số lượng ít, cùng với vỏ thùng caton hỏng sẽ làm
nhiên liệu đốt lò hơi
- Công đoạn rửa:
Dụng cụ, thiết bị phục vụ giai đoạn rửa:
+ Bàn chải (lông, tre, đồng), khăn sạch.
+ Giần, sàng, nong , nia, rổ.
+ Máy rửa dược liệu, máy rửa sục thổi khí: máy được chế tạo bằng inox 304,
công suất rửa 500 -800 kg/mẻ, tiêu thụ nước 1 m3/ mẻ.
Kỹ thuật: Nếu không có chú ý đặc biệt với nguyên liệu đầu vào, tiến hành
rửa dược liệu bằng nước sạch đến khi loại hết tạp cơ học như cát, đất (nước rửa
trong). Sau khi rửa không chất đống dược liệu lên thành đống, khiến dược liệu dễ
bị lên mốc.
Với dược liệu chứa tinh dầu, dược liệu có cấu trúc mỏng manh cần rửa
nhanh.
+ Biện pháp xử lý chất thải.
Chất thải của công đoạn này gồm: Nước rửa kèm theo đất cát, được để lắng
đất, cát qua 2 bể trong khu vực rửa và ngoài tòa nhà sau đó được đưa về hệ thống
xử lý nước thải trung tâm.
- Công đoạn làm khô:
Dụng cụ, thiết bị:

14
+ Máy thổi khô
+ Máy sấy dược liệu: công suất sấy 5 tấn/mẻ 4-6 giờ, gia nhiệt sấy bằng hơi,
thông qua hệ thống quạt tuần hoàn sẽ giúp đồng đều về nhiệt độ và giảm thời gian
sấy.
+ Khay sấy bằng inox 304,…
Kỹ thuật: Làm khô ráo dược liệu bằng phương pháp thổi khí hoặc sấy tĩnh
tùy theo đặc điểm của từng dược liệu.
+ Trường hợp dùng phương pháp sấy tĩnh, dàn đều dược liệu vào khay, sấy
bằng tủ sấy ở nhiệt độ dưới 600C. Với dược liệu chứa tinh dầu, khống chế nhiệt
độ sấy khoảng 50 0C, thời gian sấy khoảng 4h – 6h. Quá trình sấy sử dụng hơi
nóng, hơi được cấp từ lò hơi của nhà máy. Nhiên liệu sử dụng của lò hơi là than
đá, mùn cưa, trấu ép và bã dược liệu.
+ Đối với dược liệu đã thái phiến thì yêu cầu nhiệt độ sấy và độ ẩm dược liệu
đầu ra theo yêu cầu của từng vị dược liệu.
+ Biện pháp xử lý chất thải
Có thể phát sinh nhiệt hoặc mùi: do sấy ở nhiệt độ thấp, tuần hoàn, thời gian kéo
dài nên lượng nhiệt và mùi thải ra không đáng kể.
- Công đoạn cắt/ thái:
Dụng cụ/ thiết bị: Máy cắt thái dược liệu. Công suất 500-600 kg/ giờ, sẽ giúp
làm nhỏ dược liệu đạt các quy cách phù hợp cho từng sản phẩm.
Kỹ thuật: Tùy theo thể chất và tính chất dược liệu, thành phần hóa học của
dược liệu có thể tiến hành ngâm, ủ cho dược liệu mềm. Dùng các thiết bị cắt/ thái
để thái dược liệu thành phiến, đoạn. Tùy theo từng dược liệu, có thể tiến hành thái
phiến chéo, vát, hoặc vuông góc với dược liệu.
+ Biện pháp xử lý chất thải
Tiếng ồn các máy cắt thái đều sử dụng công nghệ hiện đại có độ ồn <
70deciben, bụi thường là các mảnh vỡ nhỏ của dược liệu do được đặt trong phòng

15
kín nên sẽ được thu hồi để đem vào sản xuất các công đoạn tiếp theo, chất thải rắn
khác không có.
- Công đoạn phức chế:
Dụng cụ/ thiết bị:
+ Máy sao: Máy được gia nhiệt bằng trở để sao vàng dược liệu công suất
200-250 kg/mẻ.
+ Nồi nấu thục sử dụng bằng hơi. Công suất 100 kg/ mẻ
+ Tank chứa, dụng cụ chứa.
Kỹ thuật: Tùy theo đặc điểm dược liệu để lựa chọn phương án phức chế
thích hợp hoặc không phức chế như sau:
+ Phương pháp chế biến dùng nhiệt: Phương pháp sao trực tiếp không có phụ
liệu (sao qua, sao vàng, sao cháy cạnh,…), sao trực tiếp có phụ liệu (sao với rượu,
sao với nước muối,…), sao gián tiếp (sao cách cám, sao cách gạo,…).
+ Phương pháp tẩm: Tẩm rượu, tẩm nước muối, tẩm giấm,…
+ Phương pháp ủ: Dùng nước thấm ướt đều dược liệu, ủ vài giờ đến vài ngày
tùy yêu cầu.
+ Phương pháp ngâm: Dùng một chất khác (nước, nước muối, rượu…) ngâm
với vị thuốc muốn dùng để làm cho thuốc mềm hơn, giảm trừ bớt độc tính của
thuốc hoặc tăng tác dụng khác cho vị thuốc.
Lượng nước sử dụng trong công đoạn này là 0,5 m3 /ngày và lượng nước
này không thải bỏ.
Công đoạn này không phát sinh chất thải rắn chỉ phát sinh nước vệ sinh thiết
bị sau khi sản xuất, Nước vệ sinh được đưa về hệ thống xử lý nước thải.
- Công đoạn kiểm tra:
Trước khi đóng gói, sản phẩm được kiểm tra về cảm quan, độ ẩm, tạp chất,
định tính, định lượng….. Các phép kiểm tra được thực hiện bằng các thiết bị kiểm
nghiệm.

16
Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn tùy vào mức độ thì sẽ mang đi tái chế hay
thu gom theo CTR, sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng được chuyển qua công đoạn
đóng gói và chuyển vào kho chờ xuất hàng.
- Công đoạn đóng gói:
Sản phẩm hoàn thiện sẽ được đưa vào quá trình đóng gói. Bao bì, nhãn mác
được nhập từ các nhà cung ứng. Sau đó được chuyển vào kho chờ xuất hàng vào
các mục đích sau:
+ Cung cấp cho dây chuyền chiết suất để sản xuất cao.
+ Bán hàng.
2.1.2. Quy trình chiết xuất dược liệu.

Hình 2.2: Quy trình chiết xuất dược liệu


Dược liệu đầu vào: Là một hoặc hỗn hợp các dược liệu đã qua công đoạn sơ chế.
Dung môi chiết sử dụng như: Nước, cồn.
- Công đoạn chiết xuất:
17
Thiết bị chiết xuất:
+ Bộ phận nạp liệu bằng khí nén: sử dụng khí nén để vận chuyển dược liệu
khô, làm nhỏ vào các nồi chiết
+ Bộ phận nạp dung môi: là các bồn chứa Inox 316, dung môi cồn được bơm
hút chân không 20m3 /giờ để cấp vào các nồi chiết.
+ Bộ phận thiết bị chiết xuất 4 nồi: 4 m3 / nồi được chế tạo bằng inox 316
đạt các tiêu chuẩn của châu âu về cháy nổ, các nồi chiết được gia nhiệt bằng hơi
cung cấp bởi lò hơi của nhà máy, không sử dụng điện để gia nhiệt.

Hình 2.3: Khu vực chiết xuất


Dược liệu được nạp vào 4 nồi chiết thông qua bộ phận nạp liệu bằng khí nén,
dung môi được nạp vào nồi chiết thông qua bộ phận nạp dung môi.
Thông số chiết trên 4 nồi tùy thuộc vào đặc điểm dược liệu.
Dịch chiết có thể chảy lần lượt từ nồi 1 => nồi chiết 2 => nồi chiết 3 => nồi
chiết 4 để nồng độ hoạt chất đạt cao nhất.
- Công đoạn rút dịch chiết:

18
Sau khi đủ thời gian chiết, dịch chiết của mỗi lần chiết trên 4 nồi sẽ được rút
ra khỏi nồi chiết thông qua bộ xả dịch chiết, bộ chân không và hệ thống lọc của bộ
phận chiết 4 nồi.
Dịch chiết được chuyển vào hệ thống tank chứa để loại tạp.
- Công đoạn loại tạp chất:
Thiết bị:
 Tank chứa
 Hệ thống lọc
Kỹ thuật: Tùy theo đặc điểm tạp chất của mỗi sản phẩm khác nhau mà có các
phương pháp loại tạp khác nhau. Các phương pháp loại tạp chất thường được áp
dụng trong sản xuất công nghiệp như sau:
+ Lắng: Là quá trình tách hạt rắn trong huyền phù dưới tác động của trọng
lực.
+ Lọc: Lọc qua hệ thống lọc bằng phương pháp lọc áp lực (tạo bởi bơm)
hoặc lọc chân không (tạo bởi hút chân không).
- Công đoạn cô đặc/sấy khô:
Thiết bị:
 Thiết bị chưng bay hơi 3 cột, công suất bay hơi 5000 lít /giờ, giúp
chuyển dịch chiết với 5% chất rắn thành 40% chất rắn, 3 cột tuần hoàn, sử dụng
nhiệt của hơi để gia nhiệt.
 Thiết bị cô đặc: công suất bay hơi 250 lít/ giờ, đưa cao lỏng 40%
chất rắn thành cao đặc 60% chất rắn, sử dụng nhiệt của hơi để gia nhiệt.
 Thiết bị sấy khô băng tải, áp suất giảm:đây là thiết bị để sản xuất cao
khô với hàm ẩm< 3%, công suất sấy 100 kg cao khô/giờ, hệ thống sử dụng hệ
bơm hút chân không để tạo ra áp suất giảm trong buồng sấy, băng tải được ra
nhiệt bằng nước nóng hoặc bằng hơi giúp làm khô lớp cao trên bề mặt.
- Công đoạn thu hồi hóa chất:

19
Dịch chiết sau khi loại tạp được chuyển vào tank cân bằng của bộ phận thiết
bị bay hơi. Gia nhiệt và hút chân không các cột theo thông số phù hợp với từng
sản phẩm để bay hơi dung môi. Dung môi bay hơi được ngưng tụ và thu hồi thông
qua bộ ngưng tụ (hơi nước nóng bay lên đối lưu với dòng nước lạnh, hơi gặp lạnh
ngưng tụ chuyển sang dạng lỏng), sau đó được đẩy đến khu bồn chứa để tái sử
dụng cho các lần sản xuất sau.
Dịch chiết sau khi cô bay hơi dung môi được chuyển đến bộ phận thiết bị cô
đặc và tiến hành cô đặc. Hơi từ nồi cô đặc được ngưng tụ và thu hồi bằng bộ
ngưng tụ sau đó được đẩy đến khu bồn chứa để tái sử dụng cho các lần sản xuất
sau. Nhiệt độ cô không quá 700C, thời gian 3h – 5h.
Dịch cô đặc được chuyển sang thiết bị sấy, nhiệt độ sấy không quá 700C,
thời gian sấy khoảng 4h-6h.
Quá trình sấy sử dụng hơi nóng, hơi được cấp từ lò hơi của nhà máy. Nhiên
liệu sử dụng cho lò hơi là than đá, mùn cưa, trấu ép và bã dược liệu.
- Công đoạn tiệt trùng (nếu cần):
Thiết bị: Bộ phận tiệt trùng sâu.
Kỹ thuật: Dịch chiết sau khi cô được được chuyển qua hệ thống tiệt trùng sâu nếu
dịch chiết có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Dịch chiết được gia nhiệt (có thể lên đến
1430C) bằng hơi nước để tiệt trùng trong khoảng 2 – 4s.
- Công đoạn kiểm tra:
Trước khi đóng gói, sản phẩm được kiểm tra về cảm quan, độ ẩm, tạp chất,
định tính, giới hạn vi sinh….. Các phép kiểm tra được thực hiện bằng các thiết bị
kiểm nghiệm.
Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn tùy vào mức độ sẽ mang đi tái chế hay thu
gom theo CTR, sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng sẽ được chuyển sang đóng gói
và chuyển vào kho chờ xuất hàng.
- Đóng gói – Nhập kho:

20
Đóng gói sản phẩm của quá trình chiết xuất đúng theo quy cách yêu cầu của
từng loại sản phẩm.
Quá trình chiết suất dược liệu: đầu vào là dược liệu chưa chiết suất, đầu ra là
cao lỏng hoặc cao khô để tiếp tục làm ra các sản phẩm ở các xưởng khác hoặc
đóng gói nhập kho, bán hàng.
Quá trình này sử dụng dung môi là cồn từ 50 độ -70 độ, Toàn bộ cồn sau khi
đã tách ra khỏi cao dược liệu được chuyển sang hệ thống thu hồi dung môi để tái
xử dụng cho lần sản xuất sau.
Chất thải rắn của quá trình này chủ yếu là bã dược liệu (là thân, cành, rễ,
lá…chủ yếu là Celluloza) được làm khô, tập kết về khu vực nhà lò hơi để làm
nhiên liệu đốt lò hơi.
Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn tùy vào mức độ sẽ mang đi tái chế hay thu
gom theo CTR.
Nhiệt và mùi: dây chuyền được chế tạo tuần hoàn, liên tục và kín, được bọc
bảo ôn toàn bộ nên mùi và nhiệt thoát ra ngoài môi trường không đáng kể.
Dây chuyền đầu tư hệ thông vệ sinh tự động CIP, tuần hoàn nên nước để vệ
sinh cần ít.
2.2. Một số vị trí việc làm của dược sĩ tại bộ phận chiết xuất.
Vị trí việc làm của dược sĩ tại bộ phận chiết xuất đòi hỏi kiến thức về chuyên
môn và các kỹ năng để thực hiện các hoạt động liên quan đến quy trình chiết xuất
hoạt chất từ nguyên liệu dược liệu.
2.2.1. Lựa chọn và kiểm tra nguyên liệu
Dược sĩ tham gia vào quá trình lựa chọn nguyên liệu dược liệu phù hợp để sử
dụng trong quá trình chiết xuất cần phân tích và đánh giá tính chất của nguyên
liệu bao gồm thành phần, tình trạng và độ tinh khiết để đảm bảo chất lượng và
hiệu quả của quá trình chiết xuất cần có những kiến thức và kỹ năng như:
2.2.1.1. Kiến thức về nguyên liệu dược liệu

21
Người lựa chọn và kiểm tra nguyên liệu cần hiểu về tính chất, thành phần
hóa học, quy trình thu hoạch và chế biến của các nguyên liệu dược liệu khác nhau.
Họ cần nắm vững về các loại cây, thảo dược và thành phần tự nhiên khác được sử
dụng trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
2.2.1.2. Kiến thức về phân tích và kiểm soát chất lượng
Người lựa chọn và kiểm tra nguyên liệu cần có kiến thức về các phương
pháp phân tích và kiểm soát chất lượng. Họ phải biết sử dụng các thiết bị và
phương pháp phân tích để đánh giá tính chất hóa học, độ tinh khiết và chất lượng
của nguyên liệu.
2.2.1.3. Kiến thức về quy định và tiêu chuẩn
Người lựa chọn và kiểm tra nguyên liệu cần nắm vững các quy định về tiêu
chuẩn liên quan đến ngành dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Họ phải
tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng trong quá trình
lựa chọn và kiểm tra nguyên liệu.
2.2.1.4. Kỹ năng quản lý dữ liệu
Người lựa chọn và kiểm tra nguyên liệu cần có kỹ năng quản lý dữ liệu và
thông tin. Họ phải có khả năng thu thập, đánh giá và lưu trữ thông tin về nguyên
liệu dược liệu bao gồm các thông số kỹ thuật, kết quả kiểm tra và nguồn gốc cung
cấp. Kỹ năng quản lý dữ liệu giúp đảm bảo tính chính xác và khả năng truy xuất
nguồn gốc của nguyên liệu.
2.2.1.5. Kỹ năng quan sát và đánh giá
Người lựa chọn và kiểm tra nguyên liệu cần có khả năng quan sát tỉ mỉ và
đánh giá chính xác. Họ phải nhận biết được đặc điểm ngoại hình, mùi hương, màu
sắc và chất lượng của nguyên liệu để đánh giá tính chất và đột tinh khiết.
2.2.2. Thực hiện quy trình chiết xuất
Dược sĩ thực hiện quy trình chiết xuất trong nhà máy sản xuất thực phẩm bảo
vệ sức khỏe cần có những kiến thức và kỹ năng sau:
2.2.2.1. Kiến thức về quy trình chiết xuất

22
Người thực hiện quy trình chiết xuất cần hiểu các phương pháp chiết xuất
khác nhau bao gồm chiết xuất dung dịch, chiết xuất đồng pha rắn, chiết xuất siêu
âm, chiết xuất bằng dung môi. Họ cần nắm vững các nguyên tắc hoạt động, ưu
điểm và hạn chế của từng phương pháp chiết xuất.
2.2.2.2. Kiến thức về nguyên liệu và hoạt chất
Người thực hiện quy trình chiết xuất cần hiểu về tính chất, thành phần hóa
học và đặc điểm của nguyên liệu và hoạt chất được sử dụng trong sản phẩm. Họ
phải nắm vững các thông tin về nguồn gốc, độ tinh khiết và quy trình thu hoạch
của nguyên liệu.
2.2.2.3. Kiến thức về thiết bị và công cụ
Người thực hiện quy trình chiết xuất cần có kiến thức về thiết bị và công cụ
sử dụng trong quy trình bao gồm máy chiết, hệ thống tách rời, thiết bị đo lường và
kiểm tra. Họ phải biết cách vận hành, điều chỉnh và bảo trì các thiết bị để đảm bảo
hiệu suất và an toàn trong quy trình.
2.2.2.4. Kỹ năng thực hiện quy trình
Người thực hiện quy trình chiết xuất cần có ký năng thực hiện các bước
trong quy trình một cách chính xác và hiệu quả. Họ phải biết cách chuẩn bị
nguyên liệu, điều chỉnh thông số kỹ thuật, quản lý thời gian và quản lý quy trình
để đạt được kết quả tốt nhất.
2.2.2.5. Kỹ năng quản lý chất lượng
Người thực hiện quy trình chiết xuất cần có kỹ năng quản lý chất lượng để
đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của quy trình. Họ phải biết cách kiểm soát
chất lượng nguyên liệu, giám sát quy trình chiết xuất và thực hiện các phương
pháp kiểm tra và đánh giá chất lượng.
2.2.2.6. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Người thực hiện quy trình chiết xuất cần có kỹ năng giải quyết vấn để để xử
lý các trục trặc hoặc khó khăn trong quy trình. Họ phải biết cách phân tích vấn đề,

23
tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp thích hợp để đảm bảo quy trình diễn ra
suôn sẻ.
2.2.3. Kiểm soát chất lượng
2.2.3.1. Kiến thức về quy định và tiêu chuẩn
Người kiểm soát chất lượng cần hiểu về các quy định, quy chuẩn và tiêu
chuẩn liên quan đến sản xuất thực phảm bảo vệ sức khỏe, bao gồm quy định của
cơ quan quản lý, hướng dẫn sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm.
Họ cần nắm vững các yêu cầu và quy trình kiểm tra chất lượng để đảm bảo tuân
thủ quy định và tiêu chuẩn.
2.2.3.2. Kiến thức về phân tích và kiểm soát chất lượng
Người kiểm soát chất lượng cần hiểu về các phương pháp phân tích và kiểm
soát chất lượng sản phẩm bao gồm kiến thức về phương pháp phân tích hóa học,
vi sinh, vật lý và sinh họ để xác định thành phần, độ tinh khiết và tính chất của sản
phẩm. Họ cần biết cách thực hiện các phép đo và kiểm tra, đánh giá kết quả và
giám sát sự tuân thủ quy trình kiểm soát chất lượng.
2.2.3.3. Kỹ năng quản lý dữ liệu và ghi chép
Người kiểm soát chất lượng cần có kỹ năng quản lý dữ liệu và ghi chép
chính xác. Họ phải biết cách thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin liên quan đến quá
trình kiểm soát chất lượng và kết quả phân tích. Kỹ năng này rất quan trọng để
đảm bảo tính toàn vẹn và tra cứu dữ liệu khi cần thiết.
2.2.3.4. Kỹ năng quan sát và đánh giá
Người kiểm soát chất lượng cần có kỹ năng quan sát chi tiết và đánh giá các
yếu tố quan trọng trong quy trình sản xuất và sản phẩm. Họ phải có khả năng
nhận biết các sai sót, lỗi và rủi ro có thể ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn của
sản phẩm. Kỹ năng này bao gồm khả năng kiểm tra, đánh giá và theo dõi sự tuân
thủ quy trình và tiêu chuẩn chất lượng.
2.2.3.5. Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm

24
Người kiểm soát chất lượng cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả và làm việc
nhóm. Họ phải có khả năng truyền đạt thông tin về chất lượng và an toàn sản
phẩm cho các bộ phận khác trong công ty và tương tác với các bộ phận liên quan
như sản xuất, nghiên cứu và phát triển, và bộ phận kỹ thuật. Kỹ năng giao tiếp và
làm viêc nhóm giúp họ thực hiện công việc một cách hiệu quả và đảm bảo sự
đồng thuận và hợp tác trong quá trình kiểm soát chất lượng.
2.2.4. Nghiên cứu và phát triển
2.2.4.1. Kiến thức về sản phẩm
Người trong bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm cần hiểu rõ về lĩnh
vực thực phẩm bảo vệ sức khỏe bao gồm các thành phần, công dụng, tác động và
cơ chế hoạt động của các thành phần trong sản phẩm. Họ cần nắm vững kiến thức
về dinh dưỡng, sinh học, y học và các nguyên tắc cơ bản liên quan đến sức khỏe
con người.
2.2.4.2. Kiến thức về phương pháp chiết xuất
Người nghiên cứu và phát triển sản phẩm bảo vệ sức khỏe cần hiểu về
phương pháp chiết xuất dược liệu bao gồm chiết xuất dung dịch, chiết xuất đồng
pha rắn, chiết xuất siêu âm, chiết xuất bằng dung môi,... Họ cần nắm vững các
nguyên tắc hoạt động, ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp chiết xuất để lựa
chọn phương pháp chiết xuất phù hợp và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
2.2.4.3. Kiến thức về quy trình nghiên cứu và phát triển
Dược sĩ trong bộ phận nghiên cứu và phát triển cần am hiểu các phương
pháp và quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe,
bao gồm các kiến thức về thiết kế thí nghiệm, thu thập dữ liệu, phân tích kết quả,
đánh giá hiệu quả và an toàn của sản phẩm. Họ cần biết cách áp dụng các nguyên
tắc và quy trình để đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của nghiên cứu và phát triển.
2.2.4.4. Kỹ năng nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả
Người nghiên cứu và phát triển cần có kỹ năng về nghiên cứu khoa học,
phân tích dữ liệu và đánh giá kết quả chiết xuất. Họ cần biết cách đánh giá hiệu

25
suất, chất lượng sản phẩm và tính ổn định của dược liệu chiết xuất, thu thập và xử
lý dữ liệu, đưa ra những kết luận và đánh giá dựa trên dữ liệu thu thập được. Kỹ
năng này giúp họ đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu và
phát triển sản phẩm cũng như đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình chiết
xuất.
2.2.4.5. Kỹ năng sáng tạo và đổi mới
Người nghiên cứu và phát triển cần có khả năng sáng tạo và đổi mới để tạo
ra những ý tưởng mới và cải tiến trong lĩnh vực sản xuất thực phảm bảo vệ sức
khỏe. Họ cần có khả năng tư duy sáng tạo, nắm bắt xu hướng mới và đưa ra các
giải pháp sáng tạo để nâng cao hiệu quả và giá trị của sản phẩm.
2.2.4.6. Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
Người nghiên cứu và phát triển cần có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
hiệu quả. Họ cần có khả năng truyền đạt thông tin về nghiên cứu và phát triển cho
đồng nghiệp, quản lý và các bộ phận liên quan khác. Kỹ năng giao tiếp và làm
việc nhóm giúp họ tương tác và hợp tác với các thành viên khác trong tổ chức để
đạt được mục tiêu nghiên cứu và phát triển.
2.3. Hoạt động chuyên môn dược tại bộ phận chiết xuất.
2.3.1. Hoạt động chuyên môn dược tại cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức
khỏe theo quy định/ tiêu chí của pháp luật.
2.3.1.1. Căn cứ theo quy định tại điểm a, c khoản 3 Điều 15 Luật Dược 2016:
Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và người phụ
trách về đảm bảo chất lượng của cơ sở sản xuất dược liệu được quy định như sau:
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về đảm bảo
chất lượng của cơ sở sản xuất dược liệu phải có văn bằng chuyên môn quy định
tại điểm a hoặc điểm c khoản 1 điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành
chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản
này.

26
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược có thể đồng thời là người phụ
trách về đảm bảo chất lượng của cơ sở sản xuất dược liệu.
2.3.1.2. Thông tư số: 35/2018/TT-BYT, Quy định về thực hành tốt sản
xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Tất cả nhân viên đều phải nắm rõ các nguyên tắc GMP liên quan đến công
việc và phải được đào tạo ban đầu cũng như đào tạo liên tục các nội dung liên
quan đến công việc, kể cả về các hướng dẫn vệ sinh. Tất cả nhân viên đều phải
được khuyến khích việc xây dựng và duy trì các tiêu chuẩn chất lượng cao.
- Nhân sự chủ chốt chịu trách nhiệm giám sát bộ phận sản xuất và bộ phận
chất lượng phải có trình độ chuyên môn khoa học và kinh nghiệm đạt yêu cầu
theo quy định. Chuyên ngành đào tạo của họ nên bao gồm nhành học kết hợp
giữa:
+ Hóa học (hóa phân tích hoặc hóa hữu cơ) hoặc hóa sinh;
+ Kỹ thuật hóa học;
+ Vi sinh;
+ Khoa học và công nghệ về dược;
+ Dược lý và độc chất học;
+ Sinh lý học;
+ Thực vật học;
+ Y học cổ truyền;
+ Các khoa học khác có liên quan.
Nhân sự chủ chốt phải có đủ kinh nghiệm thực tế trong sản xuất và dảm bảo chất
lượng dược phẩm. Các nhân sự này phải có giai đoạn chuẩn bị thực hiện chức
năng, nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn chuyên môn của chuyên gia. Trình độ chuyên
môn và kinh nghiệm thực tế của chuyên gia phải đảm bảo thực hiện đánh giá
chuyên môn độc lập, dựa trên việc áp dụng các nguyên tắc khoa học và sự hiểu
biết về csc vấn đề thực tế xảy ra trong sản xuất và kiểm tra chất lượng.

27
- Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận chất lượng phải chia sẻ, phối
hợp một số nhiệm vụ, trách nhiệm liên quan đến chất lượng. Bao gồm:
a) Phê chuẩn các quy trình và các tài liệu khác, bao gồm cả việc sửa đổi chúng;
b) Theo dõi và kiểm soát điều kiện môi trường sản xuất;
c) Vệ sinh nhà máy;
d) Thẩm định quy trình và hiệu chuẩn các thiết bị phân tích;
e) Đào tạo, bao gồm việc áp dụng các nguyên tắc của QA;
f) Phê duyệt và theo dõi các nhà cung cấp nguyên liệu;
g) Phê duyệt và theo dõi các nhà sản xuất theo hợp đồng;
h) Thiết lập và theo dõi điều kiện bảo quản các nguyên liệu và thành phẩm;
i) Thực hiện và đánh giá việc liểm tra trong quá trình;
j) Lưu trữ hồ sơ;
k) Theo dõi sự tuân thủ các yêu cầu của GMP;
l) Thanh tra, điều tra và lấy mẫu để theo dõi các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm.
- Trưởng bộ phận sản xuất có những trách nhiệm sau:
a) Đảm bảo sản phẩm được sản xuất và bảo quản theo đúng hồ sơ tài liệu để có
được chất lượng đạt yêu cầu;
b) Phê duyệt hướng dẫn liên quan đến các thao tác sản xuất, kể cả các kiểm tra
trong quá trình sản xuát, và đảm bảo được thực hiện một cách nghiêm ngặt;
c) Đảm bảo hồ sơ sản xuất được đánh giá và ký bởi người được giao nhiệm vụ
này;
d) Kiểm tra việc bảo trì cơ sở, nhà xưởng và máy móc thiết bị liên quan đến sản
xuất;
e) Đảm bảo việc thẩm định quy trình sản xuất, hiệu chuẩn các thiết bị kiểm soát
đã được thực hiện, nghi chép lại trong hồ sơ và có báo cáo;
f) Đảm bảo thực hiện việc đào tạo được điều chỉnh phù hợp với như cầu.
- Trưởng bộ phận chất lượng có trách nhiệm sau:

28
a) Chấp nhận hoặc loại bỏ các nguyên liệu ban đầu, nguyên liệu bao bì, sản phẩm
trung gian, bán thành phẩm, thành phẩm so với tiêu chuẩn chất lượng của
chúng;
b) Đánh giá hồ sơ lô sản xuất;
c) Đảm bảo tát cả các thử nghiệm cần thiết được thực hiện;
d) Phê duyệt các hướng dẫn lấy mẫu, tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp thử và
các quy trình kiểm tra chất lượng khác;
e) Phê duyệt và theo dõi viêc thực hiện các thử nghiệm theo hợp đồng;
f) Kiểm tra việc bảo dưỡng cơ sở, nhà xưởng, trang thiết bị;
g) Đảm bảo việc thẩm định phù hợp, bao gồm cả thẩm định các quy trình phân
tích, và hiệu chuẩn các thiết bị phân tích được thực hiện;
h) Đảm bảo việc đào tạo ban đầu và đạo tạo liên tục các nhân viên bộ phận chất
lượng được thực hiện và đáp ứng với yêu cầu công việc;
i) Xây dựng, thực hiện và duy trì hệ thống chất lượng;
j) Giám sát việc đánh giá nội bộ hoặc tự thanh tra;
k) Tham gia đánh giá bên ngoài (đánh giá nhà cung cấp);
l) Tham gia các chương trình thẩm định.
2.3.1.3. Điều 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đáp ứng được điều kiện chung
về đảm bảo an toàn thực phẩm và quy định sau:
- Đủ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc được giao
và được huấn luyện đào tạo kiến thức cơ bản về GMP, về an toàn thực phẩm và
kiến thức chuyên môn liên quan. Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận kiểm
soát chất lượng phải là nhân sự chính thức, làm việc toàn thời gian cho cơ sở và độc
lập với nhau. Người phụ trách chuyên môn của cơ sở phải có trình độ từ đại học trở
lên thuộc một trong các chuyên ngành Y, Dược, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm,

29
Công nghệ thực phẩm và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại lĩnh vực
chuyên ngành liên quan.
2.3.2. Hoạt động chuyên môn dược tại bộ phận chiết xuất
- Lựa chọn và kiểm tra nguyên liệu đầu vào.
- Thực hiện quy trình chiết xuất: điều khiển bảng hệ thống các thiết bị
- Kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm trong qua trình chiết xuất
- Nghiên cứu và phát triển giúp cải tiến quy trình, chất lượng, hiệu quả của
quá trình chiết xuất.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


3.1. Kết luận
Trong quá trình thực tập tại Nhà máy Công ty Cổ phần Anvy, em đã có cơ hội
được tiếp xúc với những kiến thức ngoài thực tế, cọ sát với môi trường làm việc tại
nhà máy và có thêm lựa chọn cho cơ hội việc làm sau khi ra trường. Sau 2 tuần
thực tập tại nhà máy em đã rút ra một số kết luận như sau:
- Nhà máy sản xuất của công ty Cổ phần Anvy đầu tư hệ thống dây chuyền
nhập khẩu từ Cộng hòa liên bang Đức và đạt chuẩn các tiêu chuẩn về
“Thực hành tốt sản xuất” GMP, GLP, GSP ngoài ra còn đạt tiêu chuẩn
FDA của Hoa Kỳ và đạt các tiêu chuẩn ISO 13485:2016 của Hệ thống
quản lý chất lượng.
- Nhà máy có đội ngũ nhân viên kinh nghệm và có kỹ năng chuyên môn cần
thiết, phù hợp với công việc.
- Biết được một số công việc của người dược sỹ trong nhà máy sản xuất nói
chung và bộ phận chiết xuất nói riêng.
- Một số yêu cầu về chuyên môn dược để đáp ứng được yêu cầu công việc.

30
3.2. Kiến nghị
Chúng em hy vọng Nhà trường và phía Công ty có thể tạo điều kiện cho
chúng em tham gia học tập tại nhà máy với thời gian dài hơn để chúng em có cơ
hội tiếp xúc với các công việc của người dược sĩ tại cơ sở sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Luật dược 2016.
2. Thông tư số: 35/2018/TT-BYT, Quy định về thực hành tốt sản xuất thuốc,
nguyên liệu làm thuốc.
3. Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật an toàn thực phẩm.
4. Giới thiệu Anvy - Công ty cổ phần Anvy

31

You might also like