Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

PHIẾU HỌC TẬP BÀI VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

PHIẾU SỐ 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(1)Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay
là Thành phố Hồ Chí Minh).
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian truân: bị mù, công danh dang
dở, sống trong những ngày tăm tối của quê hương đất nước...
(2) Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông là bài học lớn về nghị lực sống,
sống để cống hiến cho đời. Bị mù đôi mắt, nhưng Nguyễn Đình Chiểu không chịu
đầu hàng số phận, vẫn sống và làm nhiều việc có ích: dạy học, làm thuốc, sáng tác
thơ văn. Là một thầy giáo, ông đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ, được nhiều
thế hệ học trò kính yêu. Là thầy thuốc, ông xem trọng y đức, lấy việc cứu người
làm trọng. Là nhà thơ, Cụ Đồ Chiểu quan tâm đến việc dùng văn chương để
hướng con người đến cái thiện, đến một lối sống cao đẹp, đúng đạo lí làm người.
Khi quê hương bị thực dân Pháp xâm lược, Đồ Chiểu dùng thơ văn để khích lệ
tinh thần chiến đấu của nhân dân.
(3)Nguyễn Đình Chiểu còn là tấm gương sáng ngời lòng yêu nước và tinh thần
bất khuất chống ngoại xâm. Ngay từ những ngày đầu giặc Pháp xâm lược Nam
Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao lập trường kháng chiến, cùng các lãnh tụ
nghĩa quân bàn bạc việc chống giặc và sáng tác thơ văn để khích lệ tinh thần
chiến đấu của các nghĩa sĩ. Khi triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, bất lực đến
phải dâng cả Nam Kì lục tỉnh cho giặc Pháp, Đồ Chiểu đã nêu cao khí tiết, giữ gìn
lối sống trong sạch, cao cả, từ chối mọi cám dỗ của thực dân, không chịu hợp tác
với kẻ thù.
( Theo Đỗ Kim Hảo)
1/ Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào?
2/ Tìm câu chủ đề trong đoạn văn (2),(3).
3/ Xác định thao tác lập luận trong đoạn văn (2),(3).
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ bài học lớn về nghị lực
sống, sống để cống hiến cho đời từ tấm gương Nguyễn Đình Chiểu
PHIẾU SỐ 2:
1. Suy nghĩ về nhận định của XD “Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến
họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu”
Hãy viết 1 đoạn văn giải thích ý kiến trên
2. Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, em cảm
nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này? Hãy
trình bày ý kiến?
PHIẾU SỐ 3:
Bài học: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Phần II Tác phẩm
1. Câu 1: Giọng điệu chung của một bài văn tế là gì?
A. Giọng trầm hùng.
B. Giọng lâm li, thống thiết.
C. Giọng bi tráng.
D. Giọng uỷ mị, đau thương.
Câu 2: Phần nào trong bài văn tế là phần hồi tưởng về cuộc đời của người đã
khuất?
A. Lung khởi
B. Thích thực
C. Ai vãn
D. Kết
Câu 3: Tác giả đã chủ yếu sử dụng bút pháp miêu tả nào khi xây dựng hình tượng
người nghĩa sĩ – nông dân?
A. Bút pháp hoành tráng mang cảm hứng sử thi.
B. Bút pháp tả thực.
C. Bút pháp trữ tình thấm đượm.
D. Cả A, B và C.
Câu 4: Để làm nổi bật những phẩm chất cao đẹp của người nghĩa binh nông dân,
nhà thơ đã chủ yếu dùng thủ pháp nghệ thuật này?
A. Thủ pháp so sánh.
B. Thủ pháp đặc tả.
C. Thủ pháp đối lập.
D. Thủ pháp điệp ngữ.
Câu 5: Tại sao nói tiếng khóc của Nguyễn Đình Chiểu trong bài văn tế lại mang
tầm vóc sử thi, tầm vóc thời đại?
A. Vì sự hi sinh của nghĩa quân là vô cùng cao cả trong hoàn cảnh đó.
B. Vì nó là sự mất mát, hi sinh quá lớn đối với dân tộc.
C. Vì tác giả nhân danh đất nước, nhân danh lịch sử mà khóc.
D. Vì nó được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật của thể loại sử thi.
2. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm
đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng
như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như
chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè
trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ.
( Trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu)
1/ Nêu nội dung chính của văn bản trên.
2/ Văn bản trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật biện
pháp nghệ thuật đó.
3/ Tác giả nêu phẩm chất và bày tỏ tình cảm như thế nào với người nghĩa sĩ trong
văn bản trên?

Phiếu 1:
1/ Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào?
- Văn bản trên có 3 ý chính
1. Giới thiệu sơ lược về Nguyễn Đình Chiểu (năm sinh, mất, quê quán, sơ lược về
cuộc đời)
2. Nói về nghị lực sống của Nguyễn Đình Chiểu, vượt qua khó khăn, nỗi đau để
cống hiến cho đời
3. Nói lên tấm gương sáng ngời của Nguyễn Đình Chiếu trong công cuộc bảo vệ
đất nước
2/ Tìm câu chủ đề trong đoạn văn (2),(3).
- Đoạn (2): Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông là bài học lớn về nghị lực
sống, sống để cống hiến cho đời.
- Đoạn (3): Nguyễn Đình Chiểu còn là tấm gương sáng ngời lòng yêu nước và
tinh thần bất khuất chống ngoại xâm.
3/ Xác định thao tác lập luận trong đoạn văn (2),(3).
- Đoạn (2): Thao tác lập luận phân tích
- Đoạn (3): Thao tác lập luận chúng minh
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ bài học lớn về nghị lực
sống, sống để cống hiến cho đời từ tấm gương Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng ngời về nghị lực sống, sống để cống
hiến cho đời. Ý chí nghị lực là thứ đưa con người đến thành công, vươn xa hơn
trong cuộc sống. Có như vậy thì khi đương đầu với những khó khăn, thử thách ta
sẽ không dễ dàng bỏ cuộc mà biết đứng lên chiến đấu, rút ra những bài học, kinh
nghiệm cho chính bản thân. Không những vậy, sống còn phải biết cống hiến cho
đời, cố gắng hết mình để góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn vì chính vì điều đó
không chỉ giúp cho đất nước mà còn giúp ta ngày càng phát triển.
Phiếu 2:
1. Nhận định của Xuân Diệu cho ta thấy được tình cảm cũng như tấm lòng của
Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân, đối với đất nước. Vì yêu nước,
thương dân mà ông đã cống hiến hết mình, dành điều tốt nhất cho nhân dân.
Tình yêu của ông bình dị, mộc mạc và đơn sơ nhưng lại chất chứa sự nồng
nhiệt, cháy bỏng.
2. - Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi đều có những điểm rất chung về tư
tưởng nhân nghĩa, đó là tất cả vì nhân dân.
- Tuy vậy, đến Nguyền Đình Chiểu thì tư tưởng nhân nghĩa mới thực sự gần
gũi hơn với nhân dân. Với ông, Nhân chính là lòng yêu thương con người,
sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn còn Nghĩa là những mối
quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội.
Phiếu 3:
1. B
2. B
3. B
4. B
5. B

2.
1/ Nêu nội dung chính của văn bản trên.
- Miêu tả vẻ đẹp mộc mạc, chân chất, độc đáo, hình tượng người anh hùng
nghĩa binh nông dân được khắc nổi trên nền một trận công đồn náo nhiệt,
đầy khí thế tiến công
2/ Văn bản trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật biện
pháp nghệ thuật đó.
- Biện pháp nghệ thuật: phép đối: “rơm con cúi”, “lưỡi dao phay” với “tàu
sắt”, “tàu đồng”, “súng nổ”
- Tô đậm khí phách của người nghĩa sĩ, sự anh dũng của nhân dân chống giặc.
- Nhấn mạnh vẻ đẹp mộc mạc, chân chất, độc đáo, hình tượng người anh hùng
nghĩa binh nông dân được khắc nổi trên nền một trận công đồn náo nhiệt,
đầy khí thế tiến công
3/ Tác giả nêu phẩm chất và bày tỏ tình cảm như thế nào với người nghĩa sĩ trong
văn bản trên?
- Nguyễn Đình Chiểu bộc lộ cái nhìn rất chân thực và tinh tế về người nông
dân, nghĩa sĩ. Họ anh hùng, dũng cảm nhưng vẫn còn nôn nóng. Đây cũng
chính là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của những người nghĩa sĩ ở Cần
Giuộc.

- Nguyễn Đình Chiểu viết về người nghĩa sĩ – nông dân với một niềm tự hào
sâu sắc. Người nghĩa sĩ sống một cuộc sống anh hùng, chết một cái chết vinh
quang. Những nghĩa sĩ vô danh hi sinh, thắp sáng hình ảnh của họ.

You might also like