Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

3.

Thực trạng phân phối thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021

3.1. Phân phối thu nhập theo Thành thị - Nông thôn

Trong giai đoạn 2016 – 2021 về thực trạng phân phối thu nhập ở Việt nam,

được thông qua số liệu Bảng 3.1 thì hệ số Gini cho thấy bất bình đẳng thu nhập biến

động không nhiều, nằm trong khoảng 0,431 đến 0,374; và nằm trong ngưỡng an toàn,

hiệu quả, phù hợp cho mục tiêu tăng trưởng cao. Tại khu vực thành thị, người dân

bình đẳng và dễ dàng hơn trong tiếp cận các cơ hội phát triển về trình độ học vấn, kỹ

năng làm việc thông qua giáo dục nên bất bình đẳng về thu nhập luôn thấp hơn khu

vực nông thôn. Năm 2016 hệ số Gini ở khu vực thành thị là 0,391 giảm còn 0,335

năm 2021, chỉ số này tương ứng ở khu vực nông thôn là 0,408 và 0,374.

Điều đáng quan tâm ở đây là tốc độ gia tăng chênh lệch ở khu vực nông thôn lại cao

hơn so với khu vực thành thị. Giá đất đai tăng mạnh trong thời gian qua cùng với tình

trạng mất đất của người nông dân đã làm cho tình trạng chênh lệch thu nhập gia tăng

mạnh hơn ở khu vực này. Mặt khác, gia tăng chênh lệch ở khu vực nông thôn cũng có

thể do hiện tượng di cư tìm việc làm của lao động từ nông thôn ra thành thị. Điều này

đã góp phần làm tăng thu nhập và chi tiêu của những hộ nông thôn có người di cư ra

thành thị so với những hộ không có người di cư.

Bảng 3.1. Bất bình đẳng thu nhập thông qua hệ số GINI tại Việt Nam giai đoạn
2016-2021
2016 2018 2019 2020 2021
Cả nước 0.431 0,425 0.423 0,373 0,374
Thành thị - Nông thôn
Thành thị 0,391 0,373 0.373 0,325 0,335
Nông thôn 0,408 0,408 0.415 0,373 0,374
Nguồn: Tổng cục thống kê
3.2. Phân phối thu nhập của các vùng kinh tế

Tại các vùng miền do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, trình độ văn hóa,

trình độ sản xuất, kết cấu hạ tầng và trình độ dân trí, lợi thế so sánh…, những đặc

điểm đó làm cho sự phát triển của các vùng miền có sự khác biệt làm cho sự chênh

lệch về thu nhập cũng như bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư tại các vùng miền

khác nhau rõ rệt. Bảng 3.2 cho thấy, hệ số Gini ở tất cả các vùng kinh tế có những

biến động tăng giảm ở các năm khác nhau, nhưng đều có xu hướng giảm dần, khoảng

cách bất bình đẳng ngày càng được thu hẹp. So với các khu vực khác, Đông Nam Bộ

là khu vực kinh tế phát triển có tốc độ phát triển cao so với các khu vực còn lại, hệ số

Gini có tốc độ giảm mạnh so với các khu vực khác, khoảng cách về bất bình đẳng thu

nhập ở khu này ngày càng được thu hẹp. Hai vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao là Trung du

miền núi phía Bắc và Tây Nguyên cũng là hai vùng có hệ số Gini cao nhất so với cá

khu vực kinh tế khác.

Bảng 3.2. Hệ số GINI của các vùng kinh tế giai đoạn 2016 -2021

2016 2018 2019 2020 2021


6 vùng kinh tế - xã hội:
Đồng bằng sông Hồng 0,401 0,390 0.38 0,317 0,327
7
Trung du và miền núi phía Bắc 0,433 0,444 0.43 0,420 0,428
8
Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 0,393 0,383 0.38 0,354 0,347
9
Tây Nguyên 0,439 0,440 0.44 0,406 0.418
3
Đông Nam Bộ 0,387 0,375 0.37 0,291 0,322
5
Đồng bằng sông Cửu Long 0,405 0,400 0.39 0,372 0,352
5
Nguồn: Tổng cục thống kê

3.3. Phân phối thu nhập theo thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng theo thành
thị - nông thôn
Theo số liệu Điều tra về mức sống vào năm 2021 của Tổng cục Thống kê, thu

nhập bình quân đầu người hàng tháng tại Việt Nam là 4.2 triệu đồng. So với năm

2020, mức thu nhập bình quân đầu người đã giảm đi 1% so với năm 2021, tương

đương 42.000 đồng VNĐ mỗi tháng.

Cụ thể năm 2021, mức thu nhập bình quân đầu người dành cho các cư dân ở khu vực

thành thị nằm ở mức gần 5.4 triệu đồng. Tuy nhiên, đối với các cư dân ở khu vực

nông thôn chỉ đạt mức 3.5 triệu đồng. Có thể thấy được mức thu nhập bình quân đầu

người ở khu vực thành thị hiện nay đang cao hơn khoảng 1,5 lần so với khu vực nông

thôn. Trước khi đại dịch COVID xảy ra năm 2019, mức thu nhập bình quân đầu người

hằng năm luôn ghi nhận chỉ số tăng qua từng năm. Nhưng trước những tác động tiêu

cực do đại dịch COVID gây ra, thu nhập đã giảm thiểu hơn và có xu hướng giảm

nhiều hơn đáng kể ở thành thị so với nông thôn. Cụ thể, mức thu nhập bình quân đầu

người dành cho các cư dân ở khu vực thành thị giảm hẳn 3.6%. Trong khi đó, mức thu

nhập bình quân đầu người dành cho các cư dân ở khu vực nông thôn không có sự thay

đổi đáng kể.

Biểu đồ 3.1. Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo thành thị, nông thôn
giai đoạn 2010 - 2021
Nguồn: Điều tra về mức sống vào năm 2021 của Tổng cục Thống kê

3.4. Phân phối thu nhập theo bình quân đầu người của các nhóm thu nhập

Theo bảng 3.3 thì cho dù thu nhập của nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân

số giàu nhất – nhóm 5) năm 2020 có sự sụt giảm so với năm 2018, nhưng vẫn đang có

một khoảng cách rất lớn giữa nhóm thu nhập này với nhóm 1 (nhóm gồm 20% dân số

nghèo), cụ thể với mức thu nhập 9,108 triệu đồng/ người/ tháng năm 2020 thì thu nhập

của nhóm 5 vẫn cao gấp hơn 8 lần so với mức 1,139 triệu đồng/tháng/ người của

nhóm 1.

Bảng 3.3. Thu nhập bình quân đầu người của các khu vực theo các nhóm thu nhập

trong giai đoạn 2016 – 2020

TNBQ/ người/tháng So sánh nhóm 5/ nhóm 1 (lần)

(nghìn đồng)

Nhóm 1 Nhóm 5
Chung

2016 771 7547 9.8

2018 931 9175 10.2

2020 1139 9108 8.0

Thành thị

2016 1489 11276 7.6

2018 1843 13195 7.2

2020 2108 11192 5.3

Nông thôn

2016 676 5669 8.4

2018 827 7898 9.6

2020 932 7440 8.0

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2020

Đồng thời khi xem xét về thu nhập của các nhóm tại các khu vực cũng có sự phân hóa

rất rõ rệt. Tại khu vực thành thị sự phân hóa giàu nghèo giữa nhóm thu nhập thấp nhất

(nhóm 1) và thu nhập cao nhất (nhóm 5) giảm từ 7,6 lần năm 2016 xuống 7,2 lần năm

2018 và chỉ còn 5,3 lần năm 2020. Trong khi ở khu vực nông thôn khoảng cách giữa 2

nhóm đối tượng này là từ tăng từ 8,4 lần năm 2016 lên 9,6 lần năm 2018. Điều này
cho thấy đang có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt của khu vực nông thôn so với khu vực

thành thị.

Từ đây có thể khẳng định trong những năm qua, thu nhập của các đối tượng dân

cư đã không ngừng tăng lên, tuy nhiên khoảng cách thu nhập giữa các nhóm ngày

càng xa, chênh lệch giàu nghèo cao đang là một thách thức lớn trong việc thực hiện

mục tiêu phát triển theo hướng đảm bảo công bằng thu nhập mà Việt Nam đã đặt ra.

Như vậy, thực trạng phân phối thu nhập của Việt Nam có sự bất bình đẳng thu nhập

gia tăng mức gia tăng không đáng kể, trong quá trình phát triển kinh tế là điều khó

tránh khỏi. Hơn nữa, Việt Nam nước nghèo bắt đầu bước vào công nghiệp hóa nên

cũng cần có chênh lệch để tạo động lực cho phát triển. Tuy vậy, việc xác định tỷ lệ

kiểm soát yêu cầu quan trọng không làm gia tăng bất bình đẳng xã hội đẩy lùi động

lực phát triển. Do cần phải xây dựng quan hệ phân phối thu nhập phù hợp để vừa đảm

bảo thúc đẩy tăng trưởng, vừa đảm bảo công xã hội.

3.5. So sánh phân phối thu nhập của Việt Nam với một số nước trong khu vực và

trên thế giới

Biểu đồ 3.2. Chỉ số GINI của Việt Nam so với một nước Asean và trên thế giới
Xét hệ số GINI của Việt Nam so với 1 số nước trong khu vực Asean:

Nếu so sánh về bất bình đẳng thu nhập năm 2018 thì Malaysia có chỉ số Gini là 41 trở

thành quốc gia có bất bình đẳng thu nhập cao nhất trong khu vực Asean; Philippines

đứng thứ hai với 40,1. Việt Nam là một trong số các quốc gia ít bất bình đẳng về thu

nhập, chỉ số GINI ở mức 35,3, thấp nhất so với một số quốc gia trong khu vực Asean.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế tăng nhanh trong thời gian qua nhưng bất bình đẳng về thu

nhập không thay đổi, qua đó cho thấy cơ hội hưởng lợi ích từ tăng trưởng vẫn được

giữ vững trong một thời gian dài. Đây là một thành tựu quan trọng trong cải thiện bất

bình đẳng mà không phải quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp nào cũng đạt

được.

Xét hệ số GINI của Việt Nam so với 1 số nước trên thế giới khác:

So với các nước trên thế giới khác, thì tại Việt Nam, hệ số Gini dựa trên thu nhập bình

quân đầu người năm 2018 khá ổn định, ở mức vừa phải là 35,3% nằm trong mức độ
bất bình đẳng thu nhập thấp (<40%). Điều này cho thấy một mô hình tăng trưởng kinh

tế tương đối công bằng ở Việt Nam trong giai đoạn này. Tuy nhiên, hệ số Gini của

Việt Nam vẫn cao hơn của Hàn Quốc trong các nước đang xét trên thế giới.

Như vậy, căn cứ vào chỉ số so sánh trên về tình trạng bất bình đẳng ở Việt Nam so với

các nước trong khu vực và trên thế giới, mọi người đều có cảm giác yên tâm về thực

trạng phân phối trong xã hội vẫn được duy trì ở mức tương đối công bằng. Như thế,

tình trạng bất bình đẳng ở Việt Nam là chấp nhận được và chưa đáng lo ngại. Tuy

nhiên, điều đáng lo ngại là bất bình đẳng có khuynh hướng tăng lên và có thể đạt đến

mức báo động trong thời gian tới nếu không có nỗ lực ngăn chặn từ bây giờ.

You might also like