Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI:

Chính sách xã hội là lĩnh vực có phạm vi rất rồng. Chính sách xã hội bao gồm tất
cả những gì mà cộng động làm mang tính tập thể để bảo vệ các nhóm yếu thế nhất, và
chính sách xã hội cũng là để đáp ứng các nhu cầu xã hội của tất cả mọi người.
Dưới một góc nhìn cụ thể, chính sách xã hội được định nghĩa: “ là tập hập các
biện pháp nhằm ngăn ngừa sự xuất hiên các rủi ro xã hội, điều tiết, bảo vệ và cài thiện
mức thu hập, mức trợ cấp và mức sống của cá nhân và cộng động trông xã hội”.
Trong khi đó, Lê Ngọc Hùng cho rằng chính sách xã hội được hiểu theo nhiều
nghĩa khác nhau, nhưng có ba cách định nghĩa cơ bản:
1. “ Chính sách xã hội là một lính vực nghiên cứu khoa học và đào tạo về chính sách
xã hội.”
2. “ Chính sách xã hội là hệ thống các dịch vụ xã hội đảm bảo phúc lợi xã hội, bảo
trợ xã hội, phát triển xã hội, phát triển con người ”
3. “ Chính sách xã hội là quá trình xã hội trong đó chính sách được xây dựng và thực
thi nhằm đạt được các mục tiêu xác định như nang cao phúc lợi xã hội, bảo trợ xã
hội, phát triển con người và phát triển xã hội bền vững ”
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI:
Trong Điều 22 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền năm 1948 có nhắc đến về an
sinh xã hội như sau:
“Với tư cách là một thành viên của xã hội, ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội,
cũng như có quyền đòi được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho
nhân phẩm và sự tự do phát huy cá tính của mình, nhờ những nỗ lực quốc gia, sự hợp tác
quốc tế, và theo cách tổ chức cùng tài nguyên của quốc gia.”
Chính sách an sinh xã hội: là hệ thống xã chính sách can thiệp của Nhà nước
(BHXH/trợ giúp xã hội) và tư nhân ( các chế độ không theo luật định hoặc của tư nhận )
nhắm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân
và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, đảm bảo ổn định, phát
triển và công bằng xã hội.
CÁC MÔ HÌNH AN SINH XÃ HỘI:
1. Bảo hiểm xã hội:
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội:
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao
động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
Bảo hiểm xã hội gồm 2 loại:
 Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Hình thức bảo hiểm mà người lao động và người sử
dụng lao động bắt buộc phải tham gia
- Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc:
+ Ốm đau
+ Thai sản
+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+ Hưu trí
+ Tử tuất
 Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Hình thức bảo hiểm mà người dân tự nguyện đóng để
có thể hưởng hưu trí và tử tuất
- Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện:
+ Hưu trí
+ Tử tuất
2. Dịch vụ công về an sinh xã hội:
Dịch vụ công (Dịch vụ công cộng) là những dịch vụ được nhà nước cung cấp cho tất
cả công dân trên lãnh thổ Việt Nam.
Dịch vụ công tại Việt Nam được chia làm 3 loại chính:
 Trong lĩnh vực sự nghiệp: là các hoạt động phục vụ nhu cầu cấp thiết của xã hội
như giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao,...
 Trong lĩnh vực công ích: các hoạt động về vệ sinh môi trường, rác thải, vận tải,
thiên tai, nước sạch,...
 Trong lĩnh vực hành chính (hay dịch vụ hành chính công): là những dịch vụ gắn
với chức năng quản lý của nhà nước như công chứng, đăng ký, cấp phép,... các
loại giấy tờ

You might also like