Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1 THEO SGK (CTST) MÔN VẬT LÝ 10

NĂM HỌC 2023-2024

- NẮM VỮNG CÁC NỘI DUNG TRONG CÁC PHẦN TÓM TẮT KIẾN THỨC, THẢO LUẬN,
CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ VẬN DỤNG KIẾN THỨC THEO SGK CTST
- KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH TỰ HỌC, THAM KHẢO THÊM TRONG SBT

CHƯƠNG 1
Bài tập 2 trang 11; Bài tập 1 trang 14; Bài tập 2 trang 23.

CHƯƠNG 2
Bài tập 1,2 trang 31; Ví dụ 1,2 trang 34; Bài tập 1,2 trang 35.

CHƯƠNG 3
Ví dụ trang 44; Ví dụ 1 trang 45; Ví dụ 2 trang 46; Bài tập 1,2,3,4,5 trang 47; Bài tập 1,2
trang 53.

CÁC BÀI TẬP BỔ SUNG

Câu 1 (VDC): Nêu 4 quy tắc an toàn dành cho học sinh khi thực hành trong phòng thí
nghiệm vật lý của trường THPT.
Câu 2: (VD): Người ta đo ba lần khối lượng của một vật bằng cân điện tử. Ba lần cân cho
kết quả lần lượt là: 12,67 g; 12,69 g; 12,68 g. Sai số của cân là 0,01 g. Hãy:
a) Tính giá trị trung bình của phép cân và của sai số tuyệt đối trung bình của 3 lần đo.
b) Tính sai số của phép đo và trình bày kết quả đo khối lượng M của vật với sai số ở dạng
sai số tuyệt đối.
Câu 3: (VD): Một xe ô tô đi quãng đường thứ nhất dài 12 km mất 1,5 giờ, đi quãng đường
thứ hai dài 30 km mất 45 phút. Tính tốc độ trung bình của xe ô tô trên cả hai quãng đường.
Câu 4: Lúc 7 giờ, một người đi xe máy khởi hành từ A đến B với vận tốc 45 km/h. Cùng
lúc đó, một người đi xe máy khác đi từ B về A với vận tốc 65 km/h. Quãng đường AB dài
170 km.
a) (VD) Hai xe sẽ gặp nhau lúc mấy giờ?
b) (VD) Vị trí gặp nhau cách B một khoảng bao nhiêu km?
Câu 5 (VDC): Từ đồ thị liên hệ giữa tọa độ x và thời điểm t của một chất điểm chuyển
động.
Hãy cho biết loại chuyển động của chất điểm trong
khoảng thời gian từ t0 đến t1 và trong khoảng thời
gian từ t1 đến t2.
Câu 6 (VDC): Một ca nô chạy ngược dòng nước từ
bến A đến bến B cách nhau 3 km. Tốc độ của nước là
0,5 m/s và tốc độ của ca nô so với dòng nước là 5 m/s.
Hỏi ca nô đi từ bến A đến bến B mất thời gian bao
lâu?
Câu 7 (VD): Một xe buýt đang chạy với tốc độ 40
km/h. Khi sắp đến trạm, tài xế hãm phanh, xe chạy
chậm dần đều. Sau 10 giây, xe dừng tại trạm.
a) (VD) Tính gia tốc của xe buýt.
b) (VDC) Tính quãng đường xe buýt đi được từ lúc hãm phanh cho đến khi xe dừng tại
trạm.
ĐÁP ÁN
Câu 1: Nêu 4 quy tắc an toàn dành cho học sinh khi thực hành trong phòng thí nghiệm vật
lý của trường THPT.
Đáp án: Các quy tắc an toàn dành cho học sinh khi thực hành trong phòng thí nghiệm vật
lý của trường THPT
- Tuân thủ nội quy phòng thí nghiệm
- Tuân thủ yêu cầu, quy định của giáo viên
- Tuân thủ các quy tắc an toàn về lửa, điện
- Không được tự ý khởi động điện tại cầu dao tổng (CB – Circuit Breaker) và cầu dao tại
bàn thí nghiệm
- Luôn giữ khu vực thí nghiệm ngăn nắp và sạch sẽ
- Không mang đồ ăn, thức uống vào phòng thí nghiệm
- Sử dụng dụng cụ và thiết bị theo đúng hướng dẫn, đúng quy trình

Câu 2 (VD): Người ta đo ba lần khối lượng của một vật bằng cân điện tử. Ba lần cân cho
kết quả lần lượt là: 12,67 g; 12,69 g; 12,68 g. Sai số của cân là 0,01 g. Hãy:
a) Tính giá trị trung bình của phép cân và của sai số tuyệt đối trung bình của 3 lần đo.
b) Tính sai số của phép đo và trình bày kết quả đo khối lượng M của vật với sai số ở dạng
sai số tuyệt đối.
Đáp án
a) = (12,67 +12,68+12,69)/3 = 12,68 g;
∆ = (|12,67 – 12,68| + |12,68 – 12,68|+|12,69 – 12,68|)/3 = 0,007
b) ΔM = ∆ + ΔMdụng cụ = 0,017 ≈ 0,02
M = 12,68 ± 0,02 g

Câu 3: Một xe ô tô đi quãng đường thứ nhất dài 12 km mất 1,5 giờ, đi quãng đường thứ hai
dài 30 km mất 45 phút. Tính tốc độ trung bình của xe ô tô trên cả hai quãng đường.
Đáp án
Tốc độ trung bình của xe ô tô trên cả hai quãng đường.
= = 18,67( )
,

Câu 4: Lúc 7 giờ, một người đi xe máy khởi hành từ A đến B với vận tốc 45 km/h. Cùng
lúc đó, một người đi xe máy khác đi từ B về A với vận tốc 65 km/h. Quãng đường AB dài
170 km.
a) Hai xe sẽ gặp nhau lúc mấy giờ?
b) Vị trí gặp nhau cách B một khoảng bao nhiêu km?
Đáp án
Chọn gốc tọa độ tại A, gốc thời gian t0 = 0 lúc 7 giờ, chiều dương từ A đến B
a) Phương trình chuyển động của từng xe:
x1 = 0 + 45t
x2 = 170 - 65t
Khi hai xe gặp nhau: x1 = x2
Suy ra: t = 1,55 h
Hai xe gặp nhau lúc 8 giờ 33 phút
b) Vị trí gặp nhau cách B: 100,25 km

Câu 5: Từ đồ thị liên hệ giữa tọa độ x và thời điểm t của một chất điểm chuyển động.

Hãy cho biết loại chuyển động của chất điểm trong khoảng thời gian từ t0 đến t1 và trong
khoảng thời gian từ t1 đến t2.
Đáp án
Trong khoảng thời gian từ t0 đến t1, chất điểm đứng yên tại vị trí tọa độ x0
Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2, chất điểm chuyển động thẳng đều theo chiều dương
(chiều dương trùng với chiều chuyển động của chất điểm)

Câu 6 (VDc): Một ca nô chạy ngược dòng nước từ bến A đến bến B cách nhau 3 km. Tốc
độ của nước là 0,5 m/s và tốc độ của ca nô so với dòng nước là 5 m/s.
Hỏi ca nô đi từ bến A đến bến B mất thời gian bao lâu?
Đáp án
Chọn chiều dương theo chiều chuyển động của ca nô.
/⃗ = /⃗ + /⃗
Chiếu theo chiều dương đã chọn:
/ = / − /
Thế số tìm được tốc độ của ca nô so với bờ: / = 5 − 0,5 = 4,5 /
Thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B:
3000
Δ = = = 667 ( )
/ 4,5
Câu 7(VDC): Một xe buýt đang chạy với tốc độ 40 km/h. Khi sắp đến trạm, tài xế hãm
phanh. Sau 10 giây, xe dừng tại trạm.
a) Tính gia tốc của xe buýt.
b) Tính quãng đường xe buýt đi được từ lúc hãm phanh cho đến khi xe dừng tại trạm.
Đáp án
a) Gia tốc của xe buýt:
=
,
= = -1,11 (m/s2)
b) = +
= 11,11.10 + . (−1,11). 10 = 55,6 ( )

You might also like