Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

HỆ THỐNG BÁN VÉ TẠI NHÀ GA LÁNG

Sau khi đường sắt trên cao đi vào hoạt động được một thời gian dài, người dân đã
nhận thấy sự tiện lợi, ổn định, không bị ảnh hưởng tắc đường thì đã có rất đông số
người chọn phương tiện di chuyển đi học, đi làm bằng tàu điện trên cao. Nhà ga
cũng rất quan tâm đến sự hài lòng của hành khách bằng cách cũng tập trung đến
các khâu phục vụ tại nhà ga. Cũng vì vậy nên hôm nay chúng em xin trình bày về
hệ thống bán vé nhà ga Láng với mục tiêu tối ưu chi phí phục vụ bán vé.
CÁC YẾU TỐ
Hệ thống Phần tử Thuộc tính Hoạt động Sự kiện Biến trạng
thái
Bán vé nhà Máy bán vé Vé tháng, vé Đang bán vé Vé đã được Số khách
ga Láng tự động, ngày; trình bán xong chờ
nhân viên độ, thái độ
phục vụ của nhân
viên

MỤC TIÊU: Tối ưu hoá chi phí phục vụ bán vé


ĐẦU VÀO: Số lượng nhân viên phục vụ, số khách hàng đến mua vé
ĐẦU RA: số vé được bán
PHÂN LOẠI HỆ THỐNG
 Theo khả năng xác định của hệ thống: hệ thống vật chất( có thể đo được
trạng thái vật lý của nó, cụ thể là các yếu tố đầu vào và đầu ra đều có thể định
lượng được bằng các đại lượng hiện hữu) vì có thể đo được số lượng hành
khách, số lượng nhân viên phục vụ

 Theo nguồn gốc xác định: hệ thống nhân tạo vì đây là hệ thống do con người
làm ra nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách

 Theo mức độ quan hệ với môi trường: hệ thống mở( là hệ thống chịu tác
động mạnh mẽ của môi trường) vì phụ thuộc vào số lượng hành khách trong
từng thời điểm
 Theo mức độ đa dạng của hệ thống: hệ thống phức tạp: (là gồm số lượng lớn
phần tử cấu thành, có cấu trúc chặt chẽ, không thể chia thành các phân hệ đơn
giản hơn) vì hệ thống bán vé còn phải phụ thuộc vào các hệ thống khác của nhà
ga như hệ thống quản lí lịch trình chạy tàu, hệ thống soát vé và bị ảnh hưởng
bởi số lượng hành khách.

 Theo mức độ phù thuộc vào thời gian của hệ thống: hệ thống động( là hệ
thống có cấu trúc và trạng thái thay đổi theo thời gian) vì số lượng hành khách
đến ga tàu là khác nhau

 Theo mức độ biểu hiện của hệ thống: hệ thống cấu trúc hiện( là những hệ
thống có cấu trúc xác định trực tiếp, cấu trúc và liên kết của các phần tử trong
hệ thống hoàn toàn có thể xác định được bằng trực giác) vì hệ thống bán vé có
thể nhìn thấy số lượng các phần tử trong hệ thống như nhân viên phục vụ, máy
bán vé

 Theo tính chất thay đổi trạng thái của hệ thống: hệ thống ngẫu nhiên vì số
lượng hành khách đi là ngẫu nhiên

 Các cách phân loại khác: hệ thống điều khiển được( là hệ thống mà con người
có thể tác động để định hướng thay đổi nhằm hướng tới mong muốn) vì có thể
điều khiển được số lượng nhân viên phục vụ bán vé.

YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG CỦA HỆ THỐNG:


Môi trường của hệ thống có thể hiểu là tập hợp các phần tử hoặc hệ thống nằm bên
ngoài và có quan hệ tương tác với hệ thống đang xét.
+ công nghệ bán vé
+ hệ thống đào tạo nhân viên phục vụ
+ hệ thống phương tiện công cộng khác: trung chuyển khách hàng đến nhà ga. Nhà
ga cần đòi hỏi sự phối hợp với với các phương tiện vận tải công cộng khác. Dưới
chân nhà ga có điểm dừng xe buýt….
+ yếu tố văn hoá: vì vào những ngày như tết nguyên đán thì người dân về quê
nhiều vì vậy ảnh hưởng đến số lượng hành khách đi tàu. Hay như dịp lễ mùng 2/9
thì người dân các tỉnh về Hà Nội tham quan rất nhiều nên lượt hành khách di
chuyển bằng tàu điện cũng tăng lên

MỐI LIÊN KẾT GIỮA CÁC THỰC THỂ


 Theo nội dung liên kết: liên kết thông tin( đây là loại liên kết rất phổ biến
trong các hệ thống kinh tế xã hội và cực kì quan trọng trong công tác quản lí
hệ thống) vì thông tin lượng hành khách đến mua vé trong từng thời điểm sẽ
được phản hồi để nhà ga thiết kế số lượng nhân viên phục vụ phù hợp

 Theo mức độ biến đổi của liên kết: liên kết mềm dẻo( liên kết giữa các
phần tử có sự biến đổi trong quá trình hoạt động của hệ thống theo mục tiêu,
trạng thái của hệ thống, sự thay đổi này không làm thay đổi hệ thống) ví dụ
trong xếp hàng thì người đến trước có thể nhường cho người đến sau mua
trước, có các cây bán vé thì hành khách có thể mua ở máy này hoặc máy
khác, hay nhân viên này hướng dẫn hành khách hoặc nhân viên kia hướng
dẫn đều không có ảnh hưởng.

 TRÌNH BÀY KHÓ KHĂN KHI NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THỰC


- Những khó khăn khi nghiên cứu hệ thống:

+ Thời gian nghiên cứu dài vì hệ thống bán vé này là hệ thống ngẫu nhiên
+ Công việc nghiên cứu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kiểu ví dụ đang có 2
máy bán vé nhưng chỉ để sử dụng 1 cái để xem với 1 cái máy thì thời gian chờ đợi
của hành khách có bị bỏ lỡ chuyến tàu không
Mô hình đề xuất là mô hình giải tích
Khi một vấn đề trở nên phức tạp và có nhiều ràng buộc cần xem xét, mô hình giải
tích có thể giúp phân tích và tối ưu hóa một cách toàn diện. Trong trường hợp này,
công việc quản lý và tối ưu hóa chi phí bán vé tại nhà ga Láng có thể liên quan đến
nhiều ràng buộc như số lượng nhân viên, thời gian làm việc của nhân viên,…..
Hàm mục tiêu: chi phí phục vụ bán vé-> min
Ràng buộc của mô hình:
+ số lượng nhân viên phục vụ
+ số lượng máy bán vé
+ số lượng hành khách: số lượng hành khách tối đa mà nhà ga có thể phục vụ trong
1 khoảng thời gian cụ thể
+ thời gian: thời gian mở và đóng nhà ga, thời gian làm việc của nhân viên, thời
gian hành khách có thể mua vé

Nhiệm vụ 4:
Nguyên tắc khi xây dựng mô hình:
- Nguyên tắc về độ chính xác:
+ Chính xác trong thu thập dữ liệu: Cần thu thập chính xác số lượng hành khách,
nhu cầu của hành khách trong 2 tuần liên tiếp để có độ chính xác lượng hành khách
cố định di chuyển bằng tàu điện từ nhà ga Láng tới 95% trong từng khung giờ.

Đặc tính của mô hình:


1. Tính mục tiêu
Tối ưu hoá chi phí phục vụ bán vé
2. Độ phức tạp:
- khi mô hình hoá hệ thống bằng mô hình giải tích thì độ phức tạp của mô
hình được thể hiện qua các ràng buộc về số lượng nhân viên, về số lượng hành
khách…
3. Tính thích nghi
Tính thích nghi có thể thích ứng với những sự thay đổi của môi trường tác động lên
hệ thống: số lượng hành khách đi từ ga Láng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách
quan và chủ quan như địa điểm mà hành khách muốn đi đến, tình hình thời tiết,
giao thông đường bộ, thời gian tàu đến đón khách phù hợp thời gian của hành
khách… để dự báo chính xác lượng hành khách mua vé để bố trí nhân viên phục
vụ phù hợp
4. Khả năng phát triển của mô hình
Khả năng phát triển của mô hình thể hiện ở chỗ, mô hình có khả năng mở rộng
thêm lập trình ngôn ngữ khác ở máy bán vé, có hướng dẫn mua vé cụ thể tự động
được thiết lập tại máy bán vé để giúp tối ưu hoá chi phí phục vụ. Mô hình này có
khả năng phát triển ở các nhà ga khác như nhà ga Cát Linh, nhà ga Đê La Thành,
nhà ga vành đai 3….
6. Độ tin cậy, độ chính xác:
Kết quả của mô hình phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và kinh nghiệm của người
xây dựng mô hình, bởi vì đây là một mô hình động, các số liệu là ngẫu nhiên,
người nghiên cứu cần phải tìm hiểu rất kĩ về các khung giờ cao điểm từng ngày
trong tuần, nhu cầu của hành khách, mong muốn của khách hàng. Mô hình sẽ phản
ánh được chính xác chi phí cần bỏ ra để phục vụ cho số lượng khách hàng nhấ định
trong ngày

You might also like